1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

66 5 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

Chủ tịch Hội đồng xét duyệt

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 3

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 5

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 5

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 5

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

Chương 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 7

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 7

2.1.1 Cấu trúc vốn 7

2.1.2 Chi phí khốn khó tài chính (financial distress costs) 8

2.1.3 Lá chắn thuế 8

2.1.4 Thông tin bất đối xứng 9

CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DN 10

2.2.1 Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn 10

2.2.1.1 Lý thuyết M&M 10

2.2.1.2 Lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn (Trade - off Theory) 10

2.2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Order Theory) 11

2.2.1.4 Lý thuyết định thời điểm thị trường (Market Timing Theory) 11

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN 11

2.2.2.1 Tỷ suất sinh lời 11

2.2.2.2 Quy mô DN 12

2.2.2.3 Tài sản hữu hình 12

2.2.2.4 Tốc độ tăng trưởng 12

Trang 4

SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 18

2.4.1 Khái niệm phát triển bền vững 18

2.4.2 Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp 20

Chương 3PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT 22

3.1.1 Khả năng sinh lời 22

3.1.2 Quy mô doanh nghiệp 22

3.1.3 Tài sản cố định 23

3.1.4 Tốc độ tăng trưởng 23

3.1.5 Tính thanh khoản của tài sản 23

3.1.6 Giá thị trường trên giá trị sổ sách 24

3.1.7 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 24

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 24

3.2.1 Điều kiện của dữ liệu thu thập và biến lựa chọn trong mô hình nghiên cứu 24

3.2.2 Xây dựng mô hình 25

3.2.2.1 Mô hình nghiên cứu tổng quát 25

3.2.2.2 Phương trình nghiên cứu cụ thể 26

3.2.3 Dữ liệu nghiên cứu 26

3.2.4 Phương pháp nghiên cứu và các kiểm định mô hình 27

3.2.4.1 Phương pháp hồi quy Pooled OLS 27

3.2.4.2 Phương pháp hồi quy theo mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) 28

3.2.4.3 Phương pháp hồi quy theo mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) 293.2.5 Lựa chọn mô hình 30

3.2.6 Phương sai và tự tương quan của mô hình 31

3.2.7 Phương pháp ước lượng FGLS 31

Trang 5

Chương 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỰC PHẨM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2018 33

4.1.1 Đặc điểm các doanh nghiệp thực phẩm giai đoạn 2012 - 2018 33

4.1.1.1 Thực trạng cấu trúc vốn của các DN thực phẩm trong giai đoạn 2012 – 2018 ……… 33

4.1.1.2 Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) của các DN niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2018 34

4.1.1.3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các DN thực phẩm trong giai đoạn 2012 – 2018 35

THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC MẪU NGHIÊN CỨU 36

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VÀ CÁC KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 37

4.3.1 MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 37

4.3.1.1 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 37

4.3.1.2 Kiểm định đa cộng tuyến 38

4.3.2 Kết quả ước lượng mô hình hồi quy 39

4.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình 40

4.3.4 Kiểm định phương sai sai số thuần nhất và tự tương quan 41

4.3.5 Mô hình hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật 41

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

4.4.1 Khả năng sinh lời của doanh nghiệp thực phẩm 43

4.4.2 Quy mô của doanh nghiệp thực phẩm 44

4.4.3 Tài sản cố định của doanh nghiệp thực phẩm 44

4.4.4 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thực phẩm 45

4.4.5 Tính thanh khoản của doanh nghiệp thực phẩm 45

4.4.6 Giá trị thị trường trên giá trị số sách của doanh nghiệp thực phẩm 454.4.7 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 45

Chương 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47

KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DNVN 47

Trang 6

ĐỀ XUẤT 485.2.1 Đối với các Doanh nghiệp thực phẩm 485.2.2 Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý 50HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

LTLEV Long term Leverage – Đòn bẩy tài chính dài hạn STLEV Short term Leverage – Đòn bẩy tài chính ngắn hạn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn DN theo quan điểm

của các lý thuyết cơ cấu vốn 14

Bảng 2-2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của DN 17

Bảng 3-1 Tổng hợp các biến nghiên cứu thực nghiệm trong phương 25

Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến 36

Bảng 4-2 Ma trận tương quan các biến số trong mô hình 38

Bảng 4-3 Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai 39

Bảng 4-4 Kết quả hồi quy 3 mô hình (Pooled OLS, FEM,REM) với biến LEV là biến phụ thuộc 40

Bảng 4-5 Kết quả kiểm định phương sai và tự tương quan 41

Bảng 4-6 Kết quả hồi quy mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật 42

Trang 9

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Hình 4-1 Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018 33 Hình 4-2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các DN Việt Nam giai đoạn 2012-2018 34 Hình 4-3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2018 35

Trang 10

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện nhằm mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm, từ đó, đề xuất kiến nghị cho các nhà quản trị doanh nghiệp thực phẩm nhằm xây dựng cấu trúc vốn hiệu quả Đầu tiên, đề tài đã hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn và thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan trong và ngoài nước Sau đó, đề tài đã giới thiệu mô hình nghiên cứu và phương pháp ước lượng gồm Pooled OLS, FEM, REM và FGLS liên quan đến dữ liệu bảng cũng như các kiểm định để lựa chọn mô hình Sau khi phân tích thống kê mô tả một số các yếu tố vĩ mô và vi mô liên quan đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp thực phẩm, đề tài đã thực hiện hồi quy mô hình để xác định nhân tố vi mô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp thực phẩm Mô hình hồi quy sử dụng để phân tích đảm bảo tính vững, không chệch và hiệu quả là mô hình hồi quy theo phương pháp FGLS Kết quả cho thấy kết quả hồi quy cho thấy khả năng sinh lời, giá trị thị trường/giá sổ sách có ảnh hưởng nghịch chiều đến cấu trúc vốn Ngược lại, quy mô và tài sản cố định là hai nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp thực phẩm Khác với một số nghiên cứu trước đây, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và tính thanh khoản không ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm

Trang 11

Chương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ĐẶT VẤN ĐỀ

Cấu trúc vốn là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mà DN sử dụng Việc xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của DN Bởi lẽ, khi ta điều chỉnh được các nhân tố đó sẽ góp phần quản trị cấu trúc vốn DN để tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân (WACC), và thông qua đó sẽ tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông DN Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây cho thấy cấu trúc vốn còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà chính DN có thể sẽ gặp phải (Frank và Goyal, 2009) Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là một quyết định quan trọng trong quản trị tài chính DN

Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng thường tập trung vào các đặc điểm như sau: tình hình của từng DN, lĩnh vực mà DN hoạt động cũng như các ảnh hưởng từ sự biến động vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo và hành vi quản trị của nhà quản trị, … Các nhà nghiên cứu về tài chính học thường quan tâm đến việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay – hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của DN Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của DN là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho DN

Kinh tế Việt Nam từ năm 2012 đến 2018 đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau Nếu năm 2012 là một dấu mốc đánh dấu cho sự phục hồi của khủng hoảng thế giới đến kinh tế Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2014) Từ năm 2013 đến năm 2018, nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu rất đáng ấn tượng, đặc biệt là thành tựu của năm 2018 với những con số thống kê chính thức như sau: so với năm 2018, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tăng 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2012 trở lại đây; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện ước đạt 17,5 ti đô la Mỹ, tăng 10,8%, gấp hơn hai lần so với mặt bằng chung toàn cầu; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khoảng 213,8 tỉ đô la Mỹ, tăng tới 21,1%, là mức cực kỳ ấn tượng so với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 4% của thương mại

Trang 12

toàn cầu (Tổng cục thống kê, 2019) Nguồn gốc của những thành tích trên thì ngành thực phẩm chiếm tỉ trọng 20% tổng vốn hóa của toàn thị trường chứng khoán Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2019) Điều này dẫn đến câu hỏi cấu trúc vốn của DN thực phẩm như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN thực phẩm?

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Những năm gần đây, ngành thực phẩm ở Việt Nam tăng trưởng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, do nhu cầu mua sắm tiêu dùng của người dân ở các đô thị lớn ngày càng đa dạng Từ đó khiến cho thị trường này ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm nhiều công ăn việc làm… Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành thực phẩm vẫn luôn phải đối mặt với những thách thức (Huỳnh Thái Bảo, 2020) Chẳng hạn: nguồn nguyên liệu trong nước cho ngành chế biến thực phẩm và đồ uống còn thiếu và không ổn định, yêu cầu khắt khe từ các thị trường nhập khẩu khi các hiệp định đối tác thương mại đã được thông qua, làn sóng mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp nội của khối ngoại đang diễn ra khá mạnh…

Huỳnh Thái Bảo (2020) chỉ ra rằng các DN trong ngành thực phẩm bên cạnh việc chú ý đến các hoạt động như: cơ cấu lại bộ máy quản lý, xây dựng lại kênh phân phối hàng, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất hiện đại…; còn rất quan tâm đến việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động và gia tăng giá trị DN

Về mặt lý thuyết, nhiều tác giả nghiên cứu về cấu trúc vốn của DN, trong đó nổi bật hơn cả là các Lý thuyết của Modigliani và Miller, lý thuyết cân bằng – Trade off theory, lý thuyết trật tự phân hạng, và lý thuyết chi phí trung gian Mặc dù tồn tại những quan điểm khác nhau về thứ tự ưu tiên tài trợ vốn của DN, các lý thuyết trên đều được xây dựng mang tính kế thừa: lý thuyết sau được xây dựng trên nền tảng những giả định từ lý thuyết trước đó

Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, trên thế giới đã có rất nhiều các học giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn tại các quốc gia phát triển như Huang và Song (2006), Chen (2003), Margaritis và Psillaki (2007), Irfan Ali (2011), Obeid Gharaibeh (2015) Trong đó, Irfan Ali (2011) đã sử dụng bộ dữ liệu từ 436 công ty phi tài chính giao dịch trên thị trường chứng khoán Pakistan giai đoạn 2003 – 2008 để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN Kết quả nghiên cứu của

Trang 13

Irfan Ali (2011) cho thấy quy mô, tài sản cố định, cơ hội tăng trưởng, cổ tức và lạm phát có quan hệ đống biến với đòn bẩy tài chính, trong khi đó lợi nhuận lại có quan hệ nghịch biến Nghiên cứu của Obeid Gharaibeh (2015) với mẫu dữ liệu thu thập từ 49 DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Kuwait với nhiều ngành nghề trong giai đoạn 2009 – 2013 Bằng phương pháp Pooled OLS, nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm ngành, độ tuổi, quy mô DN, cơ hội tăng trưởng, tính thanh khoản và lợi nhuận có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là tổng nợ/tổng tài sản, trong đó, lợi nhuận có quan hệ nghịch chiều còn các biến khác thuận chiều

Tại Việt Nam, nghiên cứu quan tâm đến vấn đề cấu trúc vốn tối ưu của các DN Lê Ngọc Trâm (2010), Lê Đạt Chí (2013), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), Lê Trung Thành và Đỗ Mai Hương (2018) Với mẫu nghiên cứu, thời gian nghiên cứu khác nhau các kết quả nghiên cứu thường không giống nhau hoàn toàn Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) cho thấy tại 178 DN phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010, thuế, hành vi quản trị, đòn bẩy ngành có tác động cùng chiều với cấu trúc vốn, trong khi đó, lạm phát, tăng trưởng, tỷ suất sinh lời có tác động ngược chiều Võ Xuân Vinh (2014), sử dụng bộ dữ liệu bảng không cần bằng được thu thập từ 104 DN phi tài chính trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, đã kết luận cơ cấu sở hữu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN DN có sở hữu tập trung càng cao thì đòn bẩy tài chính càng cao và DN có sở hữu nước ngoài thì đòn bẩy tài chính thấp Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2014) còn cho thấy chưa có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và đòn bẩy tài chính Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), sử dụng số liệu từ 180 DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM giai đoạn 2010 – 2013, đã chỉ ra tỷ suất sinh lợi, thuế và quy mô DN có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN, trong đó, tỷ suất sinh lời và thuế có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn Lê Trung Thành và Đỗ Mai Hương (2018) sử dụng mẫu nghiên cứu từ 288 DN niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010 – 2014 đã cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa tính thanh khoản, khả năng sinh lời với hệ số nợ; trong khi đó, quy mô, cơ hội tăng trưởng, tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ

Như vậy có thể thấy, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có kết quả không hoàn toàn giống nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN Ngoài ra, đặc điểm ngành nghề, chính sách phát triển của các doanh nghiệp là khác nhau… là

Trang 14

những tồn tại hạn chế của các nghiên cứu trước đây Bằng những lập luận đó, nhóm tác giả đề xuất chỉ tập trung vào 1 nhóm ngành cụ thể ngành thực phẩm để nghiên cứu vì đây là nhóm ngày chiếm tỷ trọng trên 20% tổng vốn hóa của toàn thị trường chứng

khoán Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2019) Vì vậy, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các

DN thực phẩm tại Việt Nam, đánh giá mức độ ảnh hưởng, chỉ ra những bất cập và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của ngành thực phẩm

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Đưa ra kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp thực phẩm trong thời gian tới

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Lược khảo các nghiên cứu trước từ đó rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc

vốn các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết tại Việt Nam

Phân tích chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp thực phẩm

Tìm ra những vấn đề còn tồn tại của các doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam khi sử dụng đòn bẩy tài chính

Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tài chính cho các doanh nghiệp thực phẩm

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Một cách tổng quát, các vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong đề tài này có thể khái quát qua ba câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?

2 Chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào?

3 Những vấn đề còn tồn tại trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Trang 15

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 55 Doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE Tổng cộng có 385 quan sát từ năm 2012 đến 2018

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng định lượng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của

doanh nghiệp thực phẩm

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày cụ thể như sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, thể hiện khái quát đề tài bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu trình bày đề tài

Chương 2: Khái quát hóa cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, trình bày hệ thống các nghiên cứu trước đây và tóm lược các nghiên cứu trước

Chương 3: Trình bày lựa chọn mô hình và giải thích các biến được sử dụng trong mô hình, đưa ra giả thiết và cách thức kiểm định các giả thiết nghiên cứu

Chương 4: Nhóm tác giả đi sâu phân tích kết quả nghiên cứu thể hiện sự tác động của các biến đến cấu trúc vốn Đây là cơ sở để đưa ra các gợi ý chính sách giúp Doanh nghiệp thực phẩm quản trị tốt đến cấu trúc vốn của mình

Chương 5: dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được, tác giả đưa ra những gợi ý chính sách cho các nhà quản trị Doanh nghiệp thực phẩm

Kết luận chương 1

Chương 1 đã giới thiệu được những nội dung cơ bản trong đề tài, bao gồm trình bày được tính cấp thiết của đề tài, xác định rõ mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể Các câu hỏi nghiên cứu đã được trình bày cụ thể dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã xác định Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày khái quát về phương pháp nghiên cứu được sử dụng, các đóng góp của đề tài cũng như kết cấu dự kiến của đề tài

Trang 16

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH

- Nợ (nợ phải trả): là các khoản tín dụng mà DN phải cam kết thanh toán nợ gốc

và các chi phí sử dụng vốn cho các chủ nợ theo thời hạn xác định Các khoản nợ này được phân loại theo thời gian bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Nợ ngắn hạn là những khoản vay nợ của DN có thời hạn từ 1 năm trở xuống, thường được dùng để đầu tư vào nhóm tài sản ngắn hạn Đặc điểm của nợ ngắn hạn là chi phí sử dụng vốn thấp nhưng lại tạo áp lực thanh toán cao đối với DN Nợ ngắn hạn của DN thường bao gồm vay ngắn hạn, các khoản phải trả ngắn hạn, các khoản phải trả khác… Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời hạn lớn hơn một năm, thường được dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn thường xuyên, tài sản dài hạn DN có thể huy động nợ dài hạn thông qua phát hành

Trang 17

trái phiếu doanh nghiệp hoặc vay nợ trung dài hạn tại các tổ chức tín dụng Thông thường nợ dài hạn của DN là những khoản phải trả dài hạn, vay dài hạn…

- Vốn chủ sở hữu: là loại vốn mà người chủ DN bỏ ra để được sở hữu một phần

hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, do đó, nguồn vốn này không có cam kết thanh toán như nguồn nợ phải trả Lợi ích mà chủ sở hữu nhận được phụ thuộc lớn vào hiệu quả hoạt động của DN Vốn chủ sở hữu của DN thường bao gồm vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản dự trữ…

Để đo lường cấu trúc vốn của DN, chỉ tiêu thường được sử dụng là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được sử dụng trong nghiên cứu của Antwi và các cộng sự (2012), Mohammad và các cộng sự (2013), Phạm Tiến Minh và Nguyễn Tiến Dũng (2015), Phan Thanh Hiệp (2016), Võ Minh Long (2018) Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của DN Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của DN

2.1.2 Chi phí khốn khó tài chính (financial distress costs)

Khi tỷ số nợ gia tăng sẽ làm phát sinh ra một loại chi phí được gọi là chi phí khốn khó tài chính Chi phí khốn khó tài chính, theo Nguyễn Minh Kiều (2010), là một khái niệm mang tính lý thuyết, rất khó quan sát và xác định được, bao gồm chi phí khốn khó tài chính trực tiếp và chi phí khốn khó tài chính gián tiếp Trong đó, chi phí khốn khó tài chính trực tiếp là những chi phí có thể xác định được như chi phí trả cho luật sư giải quyết phá sản, chi phí trả cho nhân viên trong thời gian chờ phá sản (Nguyễn Minh Kiều, 2010) Ngoài những chi phí khốn khó tài chính trực tiếp, công ty trong quá trình phá sản phải chịu nhiều chi phí khốn khó tài chính gián tiếp khó xác định như mất đi khách hàng, nhân viên giỏi…Như vậy, khi tỷ số nợ gia tăng đến một điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ vượt qua lợi ích của lá chắn thuế, làm cho giá trị công ty sử dụng nợ vay giảm dần

2.1.3 Lá chắn thuế

Liên quan đến cấu trúc vốn của DN còn có khái niệm về lá chắn thuế Trong cấu trúc vốn của DN được chia thành 2 nguồn là nợ và vốn chủ sở hữu Nếu phát hành cổ phiếu thì phần cổ tức trả cho cổ đông được lấy từ lợi nhuận ròng sau thuế nên cổ tức không được xem là một chi phí để được khấu trừ thuế Trong khi đó, nếu DN sử dụng nợ thông qua vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoặc phát hành trái phiếu sẽ phải trả lãi

Trang 18

vay Chi phí lãi vay được tính vào chi phí trong quá trình hoạt động, làm giảm đi thu nhập phải chịu thuế của DN Nói cách khác, việc gia tăng tỷ lệ nợ sẽ giúp DN được hưởng lợi từ lá chắn thuế hay là phần lợi thuế do doanh nghiệp sử dụng nợ vay.Đây là điều mà khi sử dụng vốn chủ sở hữu các DN không có được Vì vậy, lá chắn thuế cũng là một yếu tố mà DN cân nhắc khi lựa chọn cấu trúc vốn của DN Giá trị của lá chắn thuế đối với DN phụ thuộc vào thuế suất thuế thu nhập DN và kết quả kinh doanh của DN

2.1.4 Thông tin bất đối xứng

Tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra trong thị trường không hoàn hảo Khái niệm về thông tin bất cân xứng lần đầu được đưa ra trong nghiên cứu của Akerlof George A vào năm 1970 Theo Akerlof (1970), người bán sẽ là người nắm nhiều nhất thông tin về tài sản của mình nên không sẵn sàng bán tài sản đó cho bên mua thiếu thông tin Trong khi đó, người mua lại nghĩ rằng nếu người bán sẵn lòng bán ngày tài sản của họ với giá mà người mua đưa ra thì có nghĩa giá mua cao hơn giá trị của tài sản Điều đó đồng nghĩa với tài sản được mua bán là tài sản có chất lượng xấu Như vậy, vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người mua và người bán đã làm cho giá cả của tài sản trên thị trường bị đánh giá thấp Liên quan đến cấu trúc vốn của DN, thông tin bất cân xứng ảnh hưởng đến việc phát hành cổ phiếu cũng như cân nhắc các nguồn vốn huy động của DN Cụ thể, theo lý thuyết về thông tin bất cân xứng, nhà quản lý DN sẽ có nhiều thông tin về hoạt động, rủi ro, triển vọng phát triển hơn so với các nhà đầu tư bên ngoài Chính vì thiếu thông tin nên các nhà đầu tư thường sẽ định giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực tế của DN Vì vậy, khi DN phát hành nhiều cổ phiếu sẽ có xu hướng làm giảm giá trị của các cổ phiếu đang lưu hành bởi sự chuyển giao giá trị giữa cổ đông mới và cổ đông cũ Điều này làm cho các nhà quản lý DNcó xu hướng tránh phát hành thêm cổ phiếu mới khi cần tăng vốn, thay vào đó ưu tiên sử dụng lợi nhuận giữ lại hoặc vay vốn từ bên ngoài Trong nghiên cứu của Ross Stephen A (1977) đã cho thấy các DN “tốt” sẽ hoạt động đầu tư phần lớn dựa vào nợ vay khi có nhu cầu tăng vốn Hay trong nghiên cứu của mình, Myers và Majluf (1984) cho rằng DN chỉ phát hành thêm cổ phiếu khi và chỉ khi làm tăng giá trị cho các cổ đông hiện hữu sau khi đã tính các lợi ích cho cổ đông mới

Trang 19

CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DN 2.2.1 Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn

2.2.1.1 Lý thuyết M&M

Đây là nghiên cứu khởi đầu cho các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại do Modiglani & Miller đưa ra năm 1958, tập trung xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị DN trong hai môi trường có thuế và không thuế Trong môi trường không có thuế, giá trị DN vay nợ và DN không vay nợ là như nhau Còn trong môi trường có thuế, giá trị DN có vay nợ cao hơn giá trị DN không vay nợ do được hưởng lợi ích từ lá chắn thuế Theo lý thuyết M&M, DN được khuyến khích sử dụng nợ vay để tiết kiệm chi phí thuế Tuy nhiên, lý thuyết này được xây dựng dựa trên các giả định không thực tế về thị trường hoàn hảo, mà ở đó không có chi phí kiệt quệ tài chính, không có chi phí giao dịch, nên đã hạn chế khả năng ứng dụng của lý thuyết M&M trong thực tế Các nghiên cứu sau này đã tập trung nới lỏng các giả định của lý thuyết M&M để phát triển lý thuyết về cơ cấu vốn mang tính thực tế hơn

2.2.1.2 Lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn (Trade - off Theory)

Lý thuyết đánh đổi về cơ cấu vốn được phát triển bởi Kraus & Litzenberger (1973) và sau đó được tiếp tục nghiên cứu bởi Myers (1984) đã giải thích được mặt hạn chế của lý thuyết M&M về chi phí kiệt quệ tài chính của DN khi vay nợ Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, DN sử dụng nợ sẽ được lợi ích tăng thêm từ lá chắn thuế của lãi vay, nhưng đánh đổi với lợi ích này là sự gia tăng chi phí kiệt quệ tài chính Nhà quản trị DN có thể xác định được một cấu trúc vốn tối ưu nhằm tối đa hóa giá trị DN, mà ở đó lợi ích biên tăng thêm từ lá chắn thuế được cân bằng với chi phí biên tăng thêm của tình trạng khốn khó tài chính khi huy động thêm nợ

Cũng theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, những DN có quy mô lớn thường tăng trưởng cao, có rủi ro và chi phí phá sản thấp nên dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn so với những DN có quy mô vừa và nhỏ Vì vậy, những DN có quy mô lớn thường sử dụng nợ vay nhiều hơn để hưởng lợi ích từ lá chắn thuế Ngoài ra, lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn đã giải thích được sự khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành có mức độ sử dụng tài sản cố định hữu hình khác nhau Những DN có tỉ trọng tài sản hữu hình là chủ yếu và có khả năng sinh lời cao thường sử dụng nhiều nợ hơn so với những DN có tài sản chủ yếu là tài sản vô hình và có khả năng sinh lời thấp

Trang 20

Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn chưa giải thích được tại sao một số DN kết quả hoạt động kinh doanh tốt nhưng sử dụng đòn bẩy tài chính thấp Vì vậy, sự xuất hiện của lý thuyết trật tự phân hạng là cần thiết để giải thích vấn đề này

2.2.1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking Order Theory)

Lý thuyết trật tự phân hạng được đề xuất lần đầu tiên bởi Donaldson (1961) và được phát triển bởi Stewart C Myers và Nicolas Majluf (1984) Lý thuyết trật tự phân hạng lý giải các quyết định tài trợ của DN dựa trên cơ sở thông tin bất cân xứng

Nhà quản trị DN có nhiều thông tin về tiềm năng tăng trưởng cũng như hiểu rõ được khả năng sinh lợi của các dự án trong tương lai hơn những nhà đầu tư bên ngoài Do đó, nếu dự án có triển vọng tăng trưởng, đem lại lợi nhuận cao thì nhà quản trị sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên trong sẵn có từ lợi nhuận giữ lại, tiếp đến là phát hành nợ vay và cuối cùng là phát hành thêm cổ phần thường Vì vậy, quyền kiểm soát cho các chủ sở hữu hiện tại được đảm bảo, không phải chia sẻ lợi nhuận với các cổ đông mới, giảm chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu mới và tránh được những phản ứng tiêu cực của thị trường nếu phát hành cổ phiếu mới

2.2.1.4 Lý thuyết định thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Định thời điểm thị trường là việc nhà quản trị DN xác định thời điểm thuận lợi của thị trường để đưa ra quyết định phát hành cổ phiếu Lý thuyết định thời điểm thị trường xuất phát từ nghiên cứu của Baker và Wurgler (2002), cho rằng DN sẽ phát hành cổ phiếu mới khi giá thị trường của cổ phiếu cao và ngược lại, sẽ vay nợ nếu giá thị trường

của cổ phiếu thấp

Lý thuyết định thời điểm thị trường bổ sung và đưa ra những lý luận, giả thuyết mới, và dự báo chiều hướng đối lập với lý thuyết đánh đổi cơ cấu vốn Lý thuyết này cho rằng sự biến động về thị giá của cổ phiếu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc vốn của DN chứ không phải do chi phí kiệt quệ tài chính, lá chắn thuế hay sự bất cân xứng thông tin DN nhìn chung không quan tâm đến việc sử dụng nợ hay vốn cổ phần, nhà quản trị chỉ lựa chọn hình thức tài trợ nào mang lại giá trị lớn hơn tại thời điểm đó

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN

2.2.2.1 Tỷ suất sinh lời

Theo lý thuyết đánh đổi, DN có tỷ suất sinh lời càng cao thì xác suất công ty chịu rủi ro phá sản càng thấp; kết hợp với lợi ích lá chắn thuế từ vay nợ, sẽ khuyến khích các DN đi vay nhiều hơn

Trang 21

Ngược lại với lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng những DN có tỷ suất sinh lời càng cao sẽ có khuynh hướng sử dụng nợ vay ít hơn Bởi sự bất cân xứng thông tin, các nhà quản lý ưu tiên tài trợ cho các dự án bằng nguồn vốn bên trong của DN, sau đó mới đến nguồn vốn bên ngoài Những DN làm ăn hiệu quả sẽ có nguồn lợi nhuận giữ lại nhiều hơn các DN có tỉ suất sinh lời thấp; do vậy họ sẽ ít vay nợ hơn (Titman và Wessel, 1988)

2.2.2.2 Quy mô DN

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, quy mô DN có tác động thuận chiều đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính DN có quy mô lớn có lợi thế về kinh tế, ít bị tổn thương hơn trước những biến động như khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, có dòng tiền ổn định nên xác suất phá sản là nhỏ đối với các công ty có quy mô lớn Ngoài ra DN lớn công khai thông tin đến các nhà đầu tư bên ngoài minh bạch hơn, khả năng thương lượng với các chủ nợ tốt hơn so với các DN nhỏ, chi phí trung gian liên quan đến các khoản nợ cũng thấp hơn Do vậy các công ty lớn được kỳ vọng dễ dàng tiếp cận thị trường nợ với chi phí thấp hơn (Fama và Jensen, 1983)

Tuy nhiên, theo quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng, quy mô DN có tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính Quy mô càng lớn thì lợi nhuận càng cao, DN dễ dàng sử dụng nguồn có sẵn từ lợi nhuận giữ lại thay cho các khoản vay Do đó, đòn bẩy tài chính ở các DN có quy mô lớn sẽ thấp hơn (Rajan và Zingales, 1995)

2.2.2.3 Tài sản hữu hình

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, những DN có tỉ trọng tài sản hữu hình cao thường sử dụng nhiều nợ hơn so với những DN có tài sản chủ yếu là tài sản vô hình Bởi vì những DN này dễ dàng tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp do có nhiều tài sản hữu hình để thế chấp, khả năng đảm bảo nợ vay tốt Mặt khác, chi phí phá sản những DN này cũng thấp hơn do giá trị thanh lý của tài sản cố định cao hơn của tài sản vô hình (Fama và French, 2002)

2.2.2.4 Tốc độ tăng trưởng

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng những DN có tốc độ tăng trưởng cao thì có khuynh hướng gia tăng đòn bẩy tài chính và ngược lại Bởi DN có tốc độ tăng trưởng cao dễ dàng tiếp cận đến nguồn vốn vay, ngoài ra những DN này có thể sẽ tăng lượng vốn vay để duy trì cơ hội tăng trưởng cao trong tương lai (Chen, 2003)

Trang 22

Tuy nhiên, theo lý thuyết trật tự phân hạng, khi DN được dự báo có tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai thì tỉ lệ vay nợ có xu hướng giảm xuống Cổ đông có xu hướng muốn tận dụng triệt để lợi ích của những cơ hội này và không muốn san sẻ lợi nhuận cho những đối tượng khác Chính vì thế, họ sẽ ưu tiên sử dụng nguồn từ lợi nhuận giữ lại trước khi phát hành vay nợ

2.2.2.5 Tính thanh khoản của tài sản

Tính thanh khoản của tài sản được đo lường bằng tỉ trọng tài sản ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các DN có tính thanh khoản cao sẽ ít sử dụng nợ hơn Bởi các DN ưa thích sử dụng nguồn từ lợi nhuận giữ lại hơn là huy động từ các nguồn bên ngoài Việc giữ lại lợi nhuận giúp tạo dự trữ thanh khoản cho DN Nếu DN có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, thì họ sẽ ưu tiên sử dụng những tài sản này để tài trợ cho các hoạt động của mình, nếu thiếu hụt mới vay nợ Do đó, thanh khoản có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính (Sbeiti, 2010)

2.2.2.6 Giá thị trường/Giá sổ sách (P/B)

Theo lý thuyết định thời điểm thị trường, giá cổ phiếu trên thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của DN DN sẽ phát hành cổ phiếu khi giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá sổ sách và giá thị trường của cổ phiếu đó trong quá khứ; ngược lại, sẽ vay nợ nếu giá thị trường của cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá sổ sách và giá cổ phiếu đó trong quá khứ Vì vậy P/B có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính

của DN (Baker và Wurgler, 2002)

2.2.2.7 Thuế suất

Lý thuyết M&M và lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng thuế suất ảnh hưởng thuận chiều đến cấu trúc vốn của DN Mức thuế suất DN phải chịu càng cao, DN sẽ có xu hướng vay nợ nhiều hơn để tận dụng lợi ích của lá chắn thuế

Trang 23

Bảng 2-1 Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn DN theo quan điểm của các lý thuyết cơ cấu vốn

Nghiên cứu điển hình về cấu trúc vốn là nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), phân tích dữ liệu từ 8.000 DN ở các nước G7 (Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh và Cananda) trong giai đoạn 1987-1991 Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của hầu hết các nước G-7 đều giống nhau Các bằng chứng thực nghiệm chỉ ra

Nhân tố LT M&M LT đánh đổi LT trật tự phân hạng

LT định thời điểm thị trường

Trang 24

mối quan hệ nghịch chiều giữa cơ hội tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, tỉ lệ giá thị trường so với giá trị sổ sách đến đòn bẩy tài chính của DN và mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô DN, tỉ lệ tài sản hữu hình đến cấu trúc vốn của DN Nghiên cứu này ủng hộ lý thuyết trật tự phân hàng và lý thuyết định thời điểm thị trường trong việc giải thích các nhân tố quyết định cấu trúc vốn của DN

Nghiên cứu của Chen (2003) được thực hiện trên 77 công ty lớn niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của DN Nghiên cứu cho thấy lý thuyết trật tự phân hạng giải thích kết quả nghiên cứu tốt hơn so với lý thuyết đánh đổi Cụ thể: tỷ suất sinh lợi và quy mô DN có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn, còn tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ tài sản cố định hữu hình, thuế và tấm lá chắn thuế lại có tác động cùng chiều với cơ cấu vốn Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy các công ty Trung Quốc thường ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn

Bổ sung thêm cho các nghiên cứu, Huang và Song (2006) đã đồng thời xem xét các nhân tố quyết định cấu trúc vốn dựa trên nền tảng các lí thuyết truyền thống và lý thuyết tài chính hành vi của 1.200 DN niêm yết ở Trung Quốc trong giai đoạn 1994-2003 Kết quả cho thấy giới tính CEO có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nợ của DN Các nhân tố khả năng sinh lợi, thuế và cơ hội tăng trưởng có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn; ngược lại, tỉ trọng tài sản hữu hình có tác động thuận chiều đến cấu trúc vốn của DN Nghiên cứu của Frank và Goyal (2009) xem xét các nhân tố đáng tin cậy nhất quyết định cơ cấu vốn của các công ty thương mại Mỹ giai đoạn 1950 – 2003 Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tương thích với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn Nghiên cứu chỉ ra cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, tỉ lệ giá thị trường so với giá trị sổ sách tỷ lệ nghịch với cơ cấu vốn; trong khi đó, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, quy mô DN, lạm phát kỳ vọng tỷ lệ thuận với cơ cấu vốn Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các DN chia cổ tức thường có xu hướng sử dụng đòn bẩy thấp hơn các DN không chia cổ tức hoặc không chi trả cổ tức thường xuyên

Sbeiti (2010) nghiên cứu tác động của các nhân tố đến lựa chọn cấu trúc vốn của 142 DN tại ba nước Kuwait, Saudi Arabia và Oman trong giai đoạn 1998-2005 Nghiên cứu chỉ ra tính thanh khoản, lợi nhuận và cơ cấu tài sản có tác động ngược chiều đến mức độ sử dụng nợ của DN Biến quy mô có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính của DN

Trang 25

2.3.2 Trong nước

Tại Việt Nam, Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) đã phân tích những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của 558 DN vừa và nhỏ trong giai đoạn 1998-2001 Nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô DN, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ vốn góp nhà nước, rủi ro kinh doanh với cấu trúc vốn của DN Ngược lại với các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc tài sản có tác động ngược chiều với đòn bẩy của DN; khả năng sinh lời không có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy các DN vừa và nhỏ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn là chủ yếu Trần Hùng Sơn (2008) đã phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của DN, thực hiện trên dữ liệu của 45 công ty phi tài chính đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM Kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tính thanh khoản, lợi nhuận, thuế TNDN thực tế đến tỉ lệ nợ của DN Trong khi đó, quy mô DN, tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tỷ lệ thuận với tỉ lệ nợ vay Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ dài hạn Điều này cũng phù hợp về thời hạn vay và tính chất của tài sản Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) được thực hiện nhằm kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch địch cấu trúc vốn của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán VN trong giai đoạn 2007-2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của các DN không có tương quan đáng kể với lý thuyết đánh đổi nhưng lại có tương quan mạnh với lý thuyết trật tự phân hạng Trong đó, thuế, tỉ lệ tài sản hữu hình và hành vi nhà quản trị có mối quan hệ thuận chiều đến đòn bẩy tài chính của DN Tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn của DN là nhân tố lạm phát, tỷ số giá trị thị trường trên giá sổ sách, tỉ suất sinh lời

Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) xem xét tác động của 10 nhân tố đến cấu trúc vốn của các DN niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2010-2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến cơ cấu vốn của DN là tỉ suất sinh lời, quy mô DN và thuế suất thuế TNDN Tỉ suất sinh lời và thuế suất có tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính của DN, trong khi quy mô DN có tác động cùng chiều Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy các DN ở Việt Nam chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn do thị trường trái phiếu chưa phát triển

Trang 26

Bảng 2-2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn

của DN

Tỉ suất sinh lời

phân hạng

Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995),

Chen (2003), Huang và Song (2006), Frank và Goyal (2009), Lê Đạt Chí

(2013), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến

(2014)

Quy mô DN

Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995),

Frank và Goyal (2009), Trần Đình Khôi Nguyên và

Ramachandran (2006), Trần Hùng Sơn (2008), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014),

Sbeiti (2010)

Tài sản hữu hình

Titman và Wessels (1988), Rajan và Zingales (1995),

Chen (2003), Huang và Song (2006), Frank và Goyal (2009), Lê Đạt Chí

(2013) -

Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006),

Sbeiti (2010)

Tốc độ tăng trưởng

Chen (2003), Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006)

phân hạng

Huang và Song (2006), Frank và Goyal (2009)

Tính thanh khoản

LT trật tự phân hạng

Trần Hùng Sơn (2008), Sbeiti (2010)

Giá thị trường/

Giá sổ sách (P/B) -

LT định thời điểm thị trường

Rajan và Zingales (1995), Frank và Goyal (2009),

Trang 27

Lê Đạt Chí (2013)

Thuế suất thuế TNDN

+ LT M&M, LT đánh đổi

Chen (2003), Lê Đạt Chí (2013) -

Huang và Song (2006), Trần Hùng Sơn (2008), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trên thế giới và trong nước đã có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến việc hoạch định cấu trúc vốn của DN, tuy nhiên, các nghiên cứu có những kết luận chưa thống nhất với nhau Ngoài ra, chưa có nghiên cứu đi sâu vào cấu trúc vốn của DN ngành thực phẩm tại Việt Nam Vì vậy, cần có thêm nghiên cứu trong lĩnh vực này nhằm bổ sung nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra nhân tố nào là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của DN ngành này

SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Nhóm nghiên cứu quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp hướng đến sự phát triển bền vững Do vậy, những quyết định liên quan đến cấu trúc vốn đều cần được cân nhắc trên nền tảng của định hướng này của doanh nghiệp

2.4.1 Khái niệm phát triển bền vững

Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm:

- Phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế),

- Phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm)

- Bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)

Trang 28

Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; Thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống Đây là một bài toán khó không chỉ đối với các nước kém phát triển mà cả đối với các nước phát triển và đang phát triển

Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong đường lối, chính sách của Đảng (Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước) và các văn bản pháp luật của Nhà nước (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt bởi Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ) Khái niệm phát triển bền vững đã được quy định tại khoản 4, Điều 3, Luật BVMT năm 2014 Theo đó, phát triển bền vững được hiểu “là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

Như vậy, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường

Thứ nhất, bền vững kinh tế Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau:

- Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện PTBV về kinh tế

- Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu PTBV

- Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững

Trang 29

- Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá

Thứ hai, bền vững về xã hội Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc gia được đánh giá bằng các tiêu chí, như hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao quá và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn

Thứ ba, bền vững về môi trường Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế

2.4.2 Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu hiện nay và doanh nghiệp chỉ có thể thành công bền vững khi xây dựng được mô hình kinh doanh mang lại giá trị lâu bền cho cộng đồng Phát triển bền vững không còn là khái niệm xa lạ với doanh nghiệp, không ít doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này và đưa vào chiến lược dài hạn Thực tế, phát triển bền vững giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả tài nguyên, sử dụng năng lượng hợp lý, hướng đến nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, hạn chế những yếu tố mang tính hệ thống của vấn đề bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề xã hội tác động đến doanh nghiệp Một doanh nghiệp tiêu tốn ít năng lượng, nhiên liệu như điện, than và thân thiện môi trường, ít phát thải sẽ được giang rộng vòng tay chào đón hơn

Tuy nhiên, con đường dài hạn cho phát triển bền vững doanh nghiệp vẫn còn phải nghiên cứu phát triển bền vững theo ngành nghề tác động đến đối tượng nào, ảnh hưởng về sức khỏe, cộng đồng giới trẻ, chương trình song hành để cân bằng lại Nhất là các doanh nghiệp thực phẩm, với các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Hiện nay

Trang 30

đã có các doanh nghiệp ngành thực phẩm lựa chọn phát triển bền vững bằng cách đưa ra các sản phẩm có nguồn từ tự nhiên, hay hạn chế các rác thải nhựa khó tiêu hủy… Để hướng tới phát triển bền vững đối với doanh nghiệp trong quản trị chiến lược cần đổi mới hệ thống quản trị theo những mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sáng tạo đổi mới công nghệ, nhằm tăng năng xuất lao động, chú trọng sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường Để thực hiện được điều này, nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp cần chú ý các yếu tố như quy trình sản xuất và kinh doanh cần được chuẩn hóa, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao và không ngừng thay đổi công nghệ

Nhìn chung, quyết định liên quan đến cơ cấu vốn hay tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn không thể không xét đến bối cảnh của sự phát triển bền vững của các DN hiện nay Bởi nếu không có định hướng phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể làm mất giá trị của doanh nghiệp trong tương lai, tuy nhiên, vốn đầu tư cho phát triển bền vững là không hề nhỏ, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc cấu trúc vốn phù hợp, từ đó các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn cũng có mức tác động thay đổi nhất định

Kết luận chương 2

Chương 2 đã nêu các cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu về cấu trúc vốn, các lý thuyết về cấu trúc vốn gồm lý thuyết M&M, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết chi phí đại diện cũng như nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN Chương 2 cũng đã lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN

Trang 31

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT

Dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn được trình bày trong chương 2 đề tài xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của DN thực phẩm mang tính kế thừa

Đại diện về cấu trúc vốn thể hiện thông qua các chỉ tiêu báo cáo tài chính là Tổng nợ/Tổng tài sản, chi tiết cho chỉ tiêu Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản, Nợ dài hạn/Tổng tài sản Tuy nhiên để xây dựng mô hình trong phương pháp định lượng, đề tài sẽ lấy chỉ tiêu LEV = Tổng nợ/ Tổng tài sản, cấu trúc vốn có sử dụng nợ vay để do lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp thực phẩm

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các biến độc lập của mô hình chỉ tập trung vào các nhân tố từ nội tại của DN ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, không xét đến các yếu tố vĩ mô Dựa trên các lý thuyết về cấu trúc vốn cũng như khảo lược các kết quả nghiên cứu trước, đề tài sẽ trình bày cách tính toán các biến cũng như giả thuyết nghiên cứu có liên quan Cụ thể:

3.1.1 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời được phản ánh qua tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ROA của doanh nghiệp thực phẩm Trong đó, ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản của DN Khả năng sinh lời vừa có tác động cùng chiều khi phân tích theo lý thuyết đánh đổi vừa có tác động ngược hiều nếu phân tích theo lý thuyết phân hạng Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho nhiều kết quả khác nhau, tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu cho thấy ROA có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ của DN

Giả thuyết H1: Khả năng sinh lời của doanh nghiệp thực phẩm có mối quan hệ ngược

chiều với tỷ lệ nợ của DN

3.1.2 Quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp thực phẩm được đo lường bằng giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp thực phẩm Tuy nhiên, vì giá trị tổng tài sản lớn nên đề tài chuyển đổi logarit tự nhiên tổng tài sản để làm giảm cách biệt giá trị giữa các biến Biến quy mô DN, cũng tương tự như khả năng sinh lời, trong mối quan hệ với tỷ lệ nợ có thể là quan hệ ngược chiều (lý thuyết trật tự phân hạng) cũng có thể quan hệ thuận chiều (lý thuyết đánh đổi) Mặc dù vậy, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trong thời gian gần đây như Wahab và Ramli (2014), Obeid Gharaibeh (2015), Đặng Thị Quỳnh Anh

Trang 32

(2014), Phan Thanh Hiệp (2016) đều cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô DN và tỷ lệ nợ

Giả thuyết H2: Quy mô doanh nghiệp thực phẩm có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ

nợ của DN

3.1.3 Tài sản cố định

Tài sản cố định là biến phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp thực phẩm, được xác định bằng tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản của DN Dựa trên lý thuyết về chi phí đại diện, chi phí đánh đổi, việc sở hữu nhiều tài sản cố định có thể giúp DN vay vốn dễ dàng hơn do có tài sản bảo đảm Đồng thời, vì khoản vay có bảo đảm được đánh giá an toàn hơn nên chi phí sử dụng vốn vay lúc này cũng thấp hơn là động lực làm cho DN đi vay nhiều hơn Mối quan hệ thuận chiều này được nghiên cứu thực nghiệm của Huang và Song (2006), Harc (2015), Alghusin (2015), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) ủng hộ

Giả thuyết H3: Tài sản cố định của doanh nghiệp thực phẩm có mối quan hệ thuận

chiều với tỷ lệ nợ

3.1.4 Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thực phẩm được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp thực phẩm Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy chênh lệch doanh thu thuần giữa năm sau và năm trước chia cho doanh thu thuần năm trước Các nghiên cứu trong nước đều cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng của DN với tỷ lệ nợ như Trương Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014), Phan Thanh Hiệp (2016)

Giả thuyết H4: Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp thực phẩm có mối quan hệ cùng

chiều với tỷ lệ nợ

3.1.5 Tính thanh khoản của tài sản

Tính thanh khoản của tài sản của doanh nghiệp thực phẩm được đo lường bằng tỉ trọng tài sản ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các DN có tính thanh khoản cao sẽ ít sử dụng nợ hơn Bởi các DN ưa thích sử dụng nguồn từ lợi nhuận giữ lại hơn là huy động từ các nguồn bên ngoài Việc giữ lại lợi nhuận giúp tạo dự trữ thanh khoản cho DN Nếu DN có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao, thì họ sẽ ưu tiên sử dụng những tài sản này để tài trợ cho các hoạt động của mình, nếu thiếu hụt mới vay nợ Do đó, thanh khoản có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính (Sbeiti, 2010)

Trang 33

Giả thuyết H5: Tính thanh khoản của doanh nghiệp thực phẩm có mối quan hệ ngược

chiều với tỷ lệ nợ

3.1.6 Giá thị trường trên giá trị sổ sách

Theo lý thuyết định thời điểm thị trường, giá cổ phiếu trên thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn của DN DN sẽ phát hành cổ phiếu khi giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá sổ sách và giá thị trường của cổ phiếu đó trong quá khứ; ngược lại, sẽ vay nợ nếu giá thị trường của cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá sổ sách và giá cổ phiếu đó trong quá khứ Vì vậy P/B có mối quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính của DN (Baker và Wurgler, 2002)

Giả thuyết H6: Giá thị trường trên giá trị sổ sách thanh khoản của doanh nghiệp thực

phẩm có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ

3.1.7 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ giữa thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp chia cho lợi nhuận trước thuế Mặc dù lý thuyết M&M ủng hộ mối quan hệ thuận chiều giữa thuế suất thu nhập DN và tỷ lệ nợ như nghiên cứu Jan Bartholdy và Cesario Mateus (2008), Phan Thị Bích Nguyệt (2011) Tuy nhiên, những năm gần đây, các nghiên cứu tại Việt Nam như nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh & Quách Hải Yến (2014), Phan Thanh Hiệp (2016) lại cho thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa thuế suất thuế thu nhập và việc sử dụng nợ vay của các DN Do đó, đề tài kỳ vọng mối quan hệ giữa thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và tỷ lệ nợ có mối quan hệ nghịch chiều với nhau

Giả thuyết H7: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp thực phẩm có

mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1 Điều kiện của dữ liệu thu thập và biến lựa chọn trong mô hình nghiên cứu

Việc lựa chọn các biến và dữ liệu sử dụng trong mô hình phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Thứ nhất, số liệu được lựa chọn là số liệu từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh được doanh nghiệp nộp theo yêu cầu của chi cục thuế, cục thống kê hàng năm

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2-1 Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn DN theo quan điểm  của các lý thuyết cơ cấu vốn - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2 1 Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố tới cấu trúc vốn DN theo quan điểm của các lý thuyết cơ cấu vốn (Trang 23)
Bảng 2-2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn  của DN - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 2 2 Tổng hợp kết quả thực nghiệm tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của DN (Trang 26)
Bảng 3-1 Tổng hợp các biến nghiên cứu thực nghiệm trong phương trình - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 3 1 Tổng hợp các biến nghiên cứu thực nghiệm trong phương trình (Trang 34)
Hình 4-1 Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 -  2018 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 4 1 Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2012 - 2018 (Trang 42)
Hình 4-2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các DN Việt Nam giai đoạn  2012-2018 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 4 2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các DN Việt Nam giai đoạn 2012-2018 (Trang 43)
Hình 4-3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2018  Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các DN niêm yết Việt Nam - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 4 3 Tốc độ tăng trưởng doanh thu các doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2018 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các DN niêm yết Việt Nam (Trang 44)
Bảng 4-1 Thống kê mô tả các biến - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4 1 Thống kê mô tả các biến (Trang 45)
Bảng 4-2 Ma trận tương quan các biến số trong mô hình - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4 2 Ma trận tương quan các biến số trong mô hình (Trang 47)
Bảng 4-3 Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4 3 Kiểm định nhân tử phóng đại phương sai (Trang 48)
Bảng 4-4 Kết quả hồi quy 3 mô hình (Pooled OLS, FEM,REM) với biến LEV là biến  phụ thuộc - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4 4 Kết quả hồi quy 3 mô hình (Pooled OLS, FEM,REM) với biến LEV là biến phụ thuộc (Trang 49)
Bảng 4-5 Kết quả kiểm định phương sai và tự tương quan - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4 5 Kết quả kiểm định phương sai và tự tương quan (Trang 50)
Bảng 4-6 Kết quả hồi quy mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Bảng 4 6 Kết quả hồi quy mô hình FGLS để khắc phục khuyết tật (Trang 51)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w