TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA TOAN KINH TE
CHUYEN DE THUC TAP
CHUYEN NGANH: TOÁN TÀI CHÍNH Đề tài:
CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN CÁU TRÚC VON CUA
CAC NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM DANG NIEM YET
TREN THI TRUONG CHUNG KHOAN
Ho va tén : Hoang Thi MaiMã sinh viên : 11193267
Lớp : Toán kinh tế 61
Hà Nội, 2022
Trang 2Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Hoàng Thị Mai, sinh viên lớp toán kinh tế 61, mã sinh viên là 11193267, xin cam đoan chuyên đề này được viết bởi tôi đưới sự hướng dẫn của giảng viên là thầy ThS Nguyễn Thị Liên Tất cả các nghiên cứu đạt được, thê hiện trong khóa luận là kết quả quá trình nghiên cứu, tham khảo được thực hiện bởi bản
thân tôi.
Trong nội dung của khóa luận, tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng,
chính quy và đã được trích dẫn đầy đủ Nếu có sai sót tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm theo quy định của trường Đại học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Sinh viên
11193267 — Hoàng Thị Mai
Trang 3Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIET TAT DANH MỤC BIEU HÌNH
DANH MỤC BANG
MỞ DAU 5< <4 7E.E714 0703377141944 0704492941 9941 0994prrke 1 1 ng o6: 8n 1
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU d << <6 9 9 599 9.999.989 99.9998 4.0.9805098098996.8 2
3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -e-s- se ssssessessesssessessersesse 2
4 Phương pháp nghién CỨU d o5 5 9 9 9 99.900.000 06906 00 2
5 Két cau CHUYEN c5 ẽ ẽ 2 CHƯƠNG 1: CO SỞ LY THUYET u ssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssnssssssseesssssseees 4
1.1 Cơ cau vốn của ngân hàng thương miại 2s sssessessesssesee 4
1.1.1 Ngan hang thương mai và hoạt động của ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Cơ cau vốn của ngân hàng thương mặại - 2-2 52+ £+£E+£E+zEezEszrxrred 5 1.2 Các lý thuyết có liên Quan << s£ << se se se Esessessessesses 6
1.2.1 Các lý thuyết về cơ cấu vỐn -¿ 2 2 ©+++E2EE2EESEEEEE2EE2EEEEEEEeEkerrrred 6
1.2.2 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn 10 1.2.3 Lý thuyết về các nhân tố tác động đến cơ cấu VON 2s: 12
1.3 Phương pháp phân tích dif lIỆU << 5< s5 94595596 5589655 15
1.3.1 Số liệu mang và mô hình số liệu mảng 2 2 22 2+£+££+£xz£se+: 15 1.3.2 Mô hình số liệu gộp POIL⁄S -2- 5£ ©225£+2++EE+£E+2EE£EEtrxzrrzrxerxerxee 16 1.3.3 Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Mode]) -cscsccsssscxee 17
1.3.4 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model) 18
1.3.5 Các kiểm định trong dữ liệu mảng 2- 52 ©5222s+£++£xczEzEerxerxeee 18
CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG CẤU TRÚC VON CUA CÁC NGÂN HANG
THƯƠNG MẠI ĐANG NIÊM YET TREN SO GIAO DỊCH CHUNG
KHOAN TPHCM - 2£ e£ se EESEE£ESSEESeEEsEEEEseEstrsersserssersee 20
2.1 Tình hình về cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại 20 2.2 Thực trạng môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM 26
2.3 Thực trạng hiệu quả kinh doanh ngân hàng Thương mại 29
11193267 — Hoàng Thị Mai
Trang 4Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
2.4 Đánh giá thực trạng về cấu trúc vốn của NHTM . -ss se 31
CHƯƠNG 3: PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN CƠ CAU
VON CUA CAC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI ĐANG NIEM YET TREN
SO GIAO DICH CHUNG KHOAN HCM 2< -scs<©cssecssee 35
3.1 Nguồn dữ LGU cccscescessesssssssessessescessessssssssssessecsessessssssssssessucsecsesseesessseneeees 35
3.2 Mô hình và ý tưởng nghiÊn CỨU d G5 5 5< 9155.599 5594 5589689 353.2.1 M6 bith CO 35
3.2.2 Các biến đưa vào mô Minh ccceeccsscsececsssesecseseseceesvsucecsvsvcecscsvsucevsveucecavaveee 36 3.3 Kết quả đỉnh lượng trong mô hình: .5 s- <2 s2 se =se=sesses 40 3.3.1 Thống kê mô tả các biẾn ¿- 2 2© E+SE£EE£EEEEE2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEerree 40 3.3.2 Kết quả kiểm định và các mô hình -2- 2 2 2 £+£+E££x+Ex+zx+rx+rszxez 41
CHƯƠNG 4: KHUYEN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP s- 5s: 50 4000900075 — ,ôÔỎ 53 TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 5£ ©s££ss se sseEssessevsserssessee 54
11193267 — Hoàng Thị Mai
Trang 5Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
DANH MỤC TỪ VIET TAT
NHTM : Ngân hang thương mai
ROAA : Suất sinh lời
ROEA : Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu
SGDCKTP HCM : Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
11193267 — Hoàng Thị Mai
Trang 6Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
DANH MỤC BIÊU HÌNH
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ đòn bay tài chính từ giai đoạn 2007 -2021 - 20
Biểu đồ 2.2 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2007 -9T 2022 26
Biểu đồ 2.3: Tình hình lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2018-2021 30
Hình 3.1 Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp OLS 42
Hình 3.2 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 43
Hình 3.4 Kết quả kiểm định sự tự tương quan 2 25 x+zx+cs£szz+zxzee 44 Hình 3.5 Kết quả ước lượng mô hình FEM 2- ¿2 ©z+c+++zxz>sxzex 44 Hình 3.6 Kết quả ước lượng mô hình REM -2- ¿2 ©5++cx++zxz>seee- 45 Hình 3.7 Kết quả kiểm định LM- Breusch and Pagan multiplier 45 Hình 3.8 Kết quả kiểm định Hausman 2- 2 2 22 £+E£+E££EeEEeEEeEerszrxee 46 Hình 3.9 Kết quả mô hình GLS 2-2-5 ©5£ £+SE£EE£+E££EE£EEtEEtEEzErrxerxeee 41 Hình 3.10 Kết quả mô hình GLS sau khi bỏ biến 2-2 2©522522<2£52£š 47
11193267 — Hoang Thi Mai
Trang 7Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
DANH MỤC BANG
Bảng 2.1 Lãi suất của các ngân hang tháng 6 năm 2022 . :-z-: 22
Bảng 2.2 Lãi suất của các ngân hang nhà nước tháng 6 /2022 22
Bang 2.3 Qui mô năng lực tài chính của các NHTM tại TPHCM năm 201 27
Bang 3.1 Các nhân té tác động đến cơ cấu vốn ¿- 2 2+x+x+rzrserseee 36 Bảng 3.2 Thống kê mô tả của đòn bay tài chính (LEV) .: -:-55 : 36
Bảng 3.3 Thống kê mô tả biến ROA -2-2¿2+¿©5£+2++2£E2E+tEE+erxezrxerreees 37 Bang 3.4 Thống kê mô tả biến Size - -22- 2 2 SE‡EE£2E2EEEEEEEEEEEEEErrkerkeee 37 Bang 3.5 Thống kê mô tả biến INF ¿2£ 2 E+SE+EE+EE2EE£E££EeEEeEEerkrrsrreee 38 Bảng 3.6 Thống kê mô tả biến tăng trưởng GDP 2 522252555: 38 Bảng 3.7 Thống kê mô tả biến tăng trưởng tài sản (GASSET) 39
Bang 3.8 Thống kê mô tả biến rủi ro trong kinh doanh (RISK) 39
Bảng 3.9 Thống kê mô tả biến tăng trưởng tài sản theo doanh thu(GROW) 40
Bang 3.10 Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình :-: 41
Bang 3.11 Sự tương quan giữa các biến trong mô hình - 2-2-2 5z+: 41
11193267 — Hoang Thi Mai
Trang 8Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tích cực hưởng ứng xu thé toàn cầu và xu thế hóa hội nhập quốc tế Việt Nam
đã và đang trên đà phát triển không ngừng, nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và hợp tác quốc tế, các doanh nghiệp của Việt Nam có điều kiện được học hỏi và tiếp cận các công nghệ hiện đại của các nước
bạn, Bên cạnh những cơ hội được mở ra thì hội nhập quốc tế cũng đặt ra những
thách thức không nhỏ: cạnh tranh ngày càng gay gắt, chịu tác động trực tiếp từ
những biến động kinh tế thế giới và trong nước khiến nhiều doanh nghiệp phải
đối đầu với nguy cơ phá sản cao Nhiều hơn nữa những gánh nặng, sức ép được đặt lên vai các ngân hàng Việt Nam nhất là khi đa số các ngân hàng Việt Nam có
quy mô nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản lý và trình độ công nghệ còn hạn
chế so với các ngân hàng nước ngoài Trong thời kì diễn biến phức tạp của nền kinh tế có không ít ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như nợ xấu cao, khó khăn về thanh khoản Vì thế, dé tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay, buộc các ngân hàng phải tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như phát huy tối đa sức mạnh nội tại của mình Vì vậy, bai toán quan trong nhat
đặt ra lúc này là xây dựng cấu trúc vốn hop lý.
Ngân hàng thương mại (NHTM) mang trong mình những chức năng rất quan trọng trong các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia trên thé
giới, được xem như kênh dẫn vốn linh hoạt và hiệu quả Tuy nhiên, ngân hàng là
một doanh nghiệp có những đặc trưng riêng biệt so với các ngành nghé khác, nguồn vốn trong tổng tài sản chủ yêu là nợ, nợ thường chiếm đến hơn 90% tổng tài sản Vậy nên, hoạt động huy động vốn là một trong những nghiệp vụ cơ bản và có vai
trò rất quan trọng đối với các ngân hàng va được xem là nguồn tài trợ chính cho các hoạt động kinhh doanh Là doanh nghiệp năm giữ vai trò quan trọng trong các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước nên được sự giảm sát và quản lí chặt
chẽ từ Nhà nước tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của Ngân hàng được pháp
luật Việt Nam và quốc tế quy định Do nguồn tiền huy động chính từ tiết kiệm của khách hàng nên các nhà kinh tế không thé dự báo được việc khách hàng rút tiền bat cứ lúc nào Do đó, NHTM tao ra đòn bẩy tài chính và dé ra các phương án dé sử dụng một cách hiệu qua (Hoque & Pour, 2018) Sự biến động về tỷ lệ đòn bay
tài chính là khá nhỏ giữa các ngân hàng do có sự quản lí chặt chẽ từ Nhà nước
Nhưng trên thực tế có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ biến động về tỷ lệ đòn bay tài chính của các ngân hàng nên dé cải thiện ty lệ đòn bay tài chính thi
chúng ta nên ưu tiên xem xét các yêu tô ảnh hưởng thay vì việc căn cứ vào quy
11193267 — Hoàng Thị Mai 1
Trang 9Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
định của ngành ngân hàng Đòn bây tài chính của các ngân hàng Ở Việt Nam chỉ có 1 số it các công trình nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn của các ngân hàng như nghiên cứu “Các nhân tô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại hệ thống NHTM tại Việt Nam” Võ Lê Hoài Giang (2013) hay nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn
(2016) “Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh tại các NHTM tại Việt
Nam”, trong khi nó là kênh lưu chủ yếu cho mọi hoạt động tiền tệ.
Trong những năm qua, trải qua nhiều dịch bệnh đã đề lại những hậu quả hết sức đáng ngại như: nhiều t6 chức tài chính, doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải nhờ đến sự can thiệp và hỗ trợ từ Chính phủ nhằm tái cấu trúc vốn, với tình hình hiện tại buộc chung ta xem xét va nhìn nhận lại cau trúc vốn nhắm nâng cao hiệu quae kinh doanh và kiểm soát được rủi ro Dé làm tốt được điều đó các ngân hàng phải xác định được đúng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mức độ tác động của từng yêu tô đến cau trúc vốn của các ngân hàng.
Như vậy, từ các lý do đã nêu trên cho ta thấy được tính cấp thiết của việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cau trúc vốn của ngân hàng, đặc biệt là cấu
trúc vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam Xuất phát từ tinh cấp thiết trên, em
đã lựa chon và quyết định thực hiện nghiên cứu dé tài: “Các nhân tô ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đang niêm yết trên
thị trường chứng khoán".
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tô ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Phân tích các mô hình và đưa ra giải pháp dé xây dựng cấu trúc vốn của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào các ngân hàng thương mại niêm yết Việt Nam đang được niêm yết trên sàn HOSE, dựa trên cơ sở thu thập các báo cáo tài chính của các ngân hàng, các báo cáo của cục thống kê Việt Nam giai đoạn
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng mô hình phương pháp số liệu mảng, phương pháp thống kê, so sánh thu nhập dữ liệu qua đó phân tích các tác động ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Sử dụng chương trình stata 16 và Microsoft Excel đề hỗ trợ tính toán và xử lý số liệu.
5 Kết cau chuyên đề Bài viết gồm 4 chương:
11193267 — Hoàng Thị Mai 2
Trang 10Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng cấu trúc vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt
Chương 3: Phân tích các nhân tổ tác động đến cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại đang niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM
Chương 4: Khuyến nghị và giải pháp
11193267 — Hoàng Thị Mai 3
Trang 11Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET
1.1 Cơ cau vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm tiền gửi và tiền cho vay, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác (Miskin, 2001) Luật các tổ chức tín dụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (2010), quy định: Ngân hàng là loại hình tổ chức tin dụng có thé được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Hoạt động
ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Ngân hàng thương mại được ví như “bà đỡ” về vốn cho nền kinh tế Với hoạt động chính là đi vay dé cho vay Có rất nhiều quan điểm về ngân hàng thương mại.
Theo Luật Các tô chức tín dụng Việt Nam, các ngân hàng được định nghĩa dựa trên hoạt động chủ yếu: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền nay dé cấp tín dung và cung ứng các dich vụ thanh toán” Do đặc trưng của NHTM là trung gian dẫn vốn trong nền kinh tế, bởi vậy có quan điểm cho rằng: “Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính, chuyên nhận tiền gửi và cho vay.
Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận" hoặc “Ngân hàng thương mại là một doanh
nghiệp, kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt Đó là tiền tệ, tín dụng và thanh toán".
Dù đứng trên góc độ hay quan điểm nào thì mục đích hoạt động của NHTM vẫn
là lợi nhuận Theo giáo trình “Lý thuyết tiền tệ đại học Kinh tế Quốc Dân 2016 "thì ngân hàng thương mại sẽ có 3 hoạt động cơ bản: Hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động cung cấp dịch vụ Tuy nhiên do đặc thù về ngành nên ngân hàng cần tuân thủ tuyệt đối theo các Luật của ngân hàng và tổ chức tin
dụng Bỡi lẽ nó có yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung và
gây ra hệ lụy rất lớn đối với nền kinh tế khi có bat ki sự thay đồi tiêu cực nào.
Ngày 13 tháng 9 năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Thông tư số 26/2012/TT-NHNN hướng dẫn thủ tục chấp thuận của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đối với việc niêm yết cô phiếu trên thị trường chứng khoán trong
nước và nước ngoài của tô chức tín dụng cổ phần Theo thông tư này, điều kiện để tổ chức tin dụng cô phần được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận niêm yết trên thị
trường chứng khoán được quy định như sau:
“1 Có thời gian hoạt động tối thiểu là 02 (hai) năm tính đến thời điểm dé
11193267 — Hoàng Thị Mai 4
Trang 12Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
2 Giá trị thực của vốn điều lệ đến thời điểm dé nghị không thấp hon mức vốn pháp định theo quy định hiện hành Hoạt động kinh doanh có lãi trên cơ sở báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán và báo cáo tài chính riêng lẻ có kiểm toán trong 02 (hai) năm liền kê trước năm dé nghị.
4 Tuân thủ các hạn chế để bảo dam an toàn trong hoạt động của tô chức tín dụng quy định tại Điều 129 và Khoản 1 Diéu 130 Luật Các tổ chức tin dụng và
các hướng dan của Ngân hàng Nhà nước đối với các quy định này liên tục trong
trong thời gian 06 (sáu) tháng liên kê trước thời điểm dé nghị.
5 Ty lệ nợ xấu dưới 3% so với tổng dự nợ tại thời điểm cuối quỷ trong thời gian 02 (hai) quy liền kê trước quý dé nghị.
6 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối quỷ liên kê trước quý dé nghị .
7 Trong thời gian 12 (mười hai) tháng liền kê trước thời điểm dé nghị, tổ chức tín dụng cổ phan không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiên tệ và ngân hàng dưới hình thức phạt tiền với tổng mức phạt từ 30 (ba mươi) triệu
dong trở lên.
8 Tại thời điểm dé nghị, Hội dong quản trị, Ban kiểm soát cua tổ chức tin dụng cổ phan có số lượng và cơ cấu đảm bảo quy định của pháp luật hiện hành.
9 Tại thời điểm đề nghị, tổ chức tín dụng cổ phân có bộ phận kiểm toán nội
bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ bảo đảm tuân thủ Diéu 40, Diéu 41 Luật Các tổ
chức tín dụng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành ”
1.1.2 Cơ cấu vốn của ngân hàng thương mai
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là sự kết hợp của nợ và vốn
cô phan trong tông nguồn vốn dai han mà doanh nghiệp có thể huy động được dé đầu tư cho các hoạt động kinh doanh Về cơ bản, tài trợ băng nợ sẽ có xu hướng làm gia tăng thu nhập trên một cô phiếu Tài trợ bằng vốn vay tạo ra "lá chắn thuế”
cho doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phan tiền lãi vay ra khỏi
thu nhập chịu thuế, và do đó làm gia tăng thu nhập sau thuế cũng như thu nhập trên một cô phiếu của doanh nghiệp Tuy nhiên, ở một góc độ khác, vay nợ cũng
sẽ tạo ra gánh nặng với doanh nghiệp Một khi giá trị các khoản nợ của doanh
nghiệp là quá lớn sẽ gây áp lực lớn việc trả nợ của doanh nghiệp cũng như làm
tăng nguy cơ pha sản doanh nghiệp Tài trợ bằng vốn góp cô phần nhìn chung
không tạo ra tâm lý trả nợ cho doanh nghiệp, nhưng lại gây áp lực cho doanh
nghiệp về mục tiêu đạt lợi nhuận do lợi tức kỳ vọng của vốn chủ sở hữu thường
lớn hơn vốn vay (vốn vay do được khấu trừ thuế nên sử có lợi thấp hơn tương đối
so với vôn chủ Khi xây dựng được câu trúc vôn phù hợp bên cạnh việc lợi ích của
11193267 — Hoàng Thị Mai 5
Trang 13Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
cá nhân, tổ chức được tối đa hóa thì nó còn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể thấy quy mô của ngân hàng rất lớn cả về góc độ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lớn ở đây chủ yếu là nợ Theo thống kê thi VCSH của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là nghìn ty đồng còn các ngân hàng thé giới đến vài ty đô la Các ngân hàng đều có rất nhiều chi nhánh và trải rộng khắp
trên cả nước, mạng lưới giầy đặc khiến cho sức cạnh tranh giữa các ngân hàng
ngày càng lớn Tỷ trọng đòn bẩy tài chính là điểm tạo ra sự khác biệt lớn nhất của ngân hàng thương mại về cấu trúc tài sản so với các doanh nghiệp khác Tài sản
tài chính là nhóm tài sản chính của ngân hàng thương mại mang những đặc trưng
trừu tượng mang hình thai vật chất đơn giản có thé là giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử được lưu trữ Với nhu cầu của khách hàng ngày càng cao nên các ngân hàng thương mại luôn có xu hướng phát triển các công cụ và sản phẩm mới.
Cấu trúc vốn tối ưu được hiểu là tỷ lệ nợ trên TTS đạt giá trị tốt nhất khi đó
chi phí sử dụng bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp được tạo ra là lớn nhất.
Giá trị được lý tưởng hóa khi hỗn hợp nợ dài hạn, cô phần ưu đãi và vốn cổ phần thường sẽ cho phép tối thiểu hóa chi phí cho việc sử dụng vốn bình quân của doanh
nghiệp khi cau trúc vốn tối ưu Vậy nên, cấu trúc chi phí vốn đạt giá trị tối thiểu và
giá trị của doanh nghiệp dat giá trị tối đa hóa thì cau trúc vốn là tối ưu 1.2 Các lý thuyết có liên quan
1.2.1 Các lý thuyết về cơ cau vốn
1.2.1.1 Theo quan điểm truyền thống (Lý thuyết cỗ dién)
Theo quan điểm cấu trúc vốn truyền thống thì các doanh nghiệp đi vay mượn cũng có nhiều thuận lợi khi đó chi phí nợ được giảm xuống và xhi phí bình quân gia quyền cũng giảm khi nợ tăng lên.
Khi tỷ lệ giữa VCSH và nợ vay tăng lên khiến cho tỷ lệ nợ vay so với tông vốn buộc chi phi VCSH tăng lên Ở mức tỷ lệ vốn nợ va VCSH cao khi đó chi phí nợ tăng dẫn đến nguy cơ phá sản cao hơn bởi khả năng doanh nghiệp không trả được nợ là rat lớn Vấn đề chính của quan điểm truyền thống là không có lý thuyết cơ sở thé hiện được chi phí VCSH tăng lên bao nhiêu do tỷ lệ giữa vốn nợ và
VCSH hay chi phí nợ nên tăng bao nhiêu do nguy cơ vỡ nợ.
1.2.1.2 Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM)
Trái ngược với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) nghiên cứu xem sự thay đổi của chi phí vốn sẽ như thé nào khi nợ của một doanh nghiệp thay
Đề chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra
11193267 — Hoàng Thị Mai 6
Trang 14Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
một quyết định đơn giản hóa rất phô biến trong tính chất về tài chính: họ giả định là thi trường vốn không hoàn hảo do đó không có chi phí giao dich, ty lệ vay và tỷ lệ cho vay là như nhau, việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính bằng luồng tiền không ổn định.
Nếu giả định thị trường vốn là hoàn hảo thì MM có thê đưa ra giả thuyết về
tong giá trị giống nhau, cơ hội kinh doanh là như nhau bat ké cấu trúc vốn như nào
vi giá tri của doanh nghiệp phụ thuộc vào giá tri hiện tại của nó không phải dựa
trên cách thức cấp vốn Vì vậy chúng ta có thê rút ra kết luận về tiền lời và giá trị doanh nghiệp sẽ giống nhau, giá trị WACC sẽ giống nhau ở mọi tỷ lệ nợ và VCSH Trên thực tế thì giả thuyết về thị trường vốn hoàn hảo là không có thật, nhưng có 2 giả thuyết cần nhân mạnh và nó có ảnh hưởng đến kết quả:
1 Giả định về việc các DN không cần nộp thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi.
2 Nguy cơ trong lý thuyết của MM đề cập được tính toán hoàn toàn dựa trên
tính biến đổi của luồng tiền mà bỏ qua trường hợp luồng tiền có thế dừng lại do vỡ
nợ và xảy ra một vấn đề khác nếu nợ cao.
Dua ra giả thuyết này có nghĩa là nợ và rủi ro sẽ ít hon cho nhà dau tư và bat lợi là chi phí VCSH tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn.
Modigliani va Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tong vốn Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết của MM
Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của
doanh nghiệp không sử dụng nợ.
Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp Theo MM, với thuế thu nhập doanh
nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp Vì chi phí lãi vay là
chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyên được chuyền cho các nhà đầu tư theo phương trình: Vg = Vu + T.D: giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử
dụng nợ Trong đó, D là tổng sỐ nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp, T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ.
Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn có liên quan đến giá
11193267 — Hoàng Thị Mai 7
Trang 15Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
trị của doanh nghiệp Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và
gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ 1.2.1.3 Mô hình cấu trúc vốn tối ưu (Lý thuyết cân bằng)
Trong thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng
minh răng cấu trúc vốn là không phù hợp Tuy nhiên, cũng theo mô hình MM (1963), việc thuế suất cao hơn vào lợi nhuận của doanh nghiệp cho thấy vay nợ nhiều hơn Còn DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng VIỆC trỢ cấp thuế cao hơn cho thấy vay nợ ít hơn.
Mô hình MM giả định tiền lãi thu được mong đợi từ việc đầu tư trong hàng năm là không đôi nên dẫn đến giá trị của doanh nghiệp là như nhau cho dù cấu trúc vốn như thế nào đi nữa Nếu trong thực tế tiền lãi dự đoán đang ở xu hướng giảm xuống thì sử dụng nhiều nợ vay sẽ có tác động tiêu cực và có thé dẫn doanh nghiệp đến chỗ kiệt qué và phá sản Trong quá trình phá san sẽ phát sinh các khoản chi
phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của doanh
nghiệp phải gánh chịu từ phá sản làm cho các nha quản tri bỏ qua các các cơ hội
đầu tư vào các dự án có khả năng sinh lời (Myers, 1977) Các chi phí đó gọi là chi
phí kiệt qué tài chính Khi các chi phí kiệt qué tài chính cao cho thấy tỷ lệ vốn chủ
sở hữu cao hơn nợ trong cấu trúc vốn.
Thuyết chi phí trung gian thì cho thay các van đề trung gian có thé là nguyên nhân cho nhiều hay ít nợ hơn Quá nhiều vốn cổ phan có thé dẫn đến dòng tiền mặt tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các chủ sở hữu và các nhà quản lý (Jensen,
1986) Vay nợ quá nhiều có thể dẫn đến việc thế chấp nhiều tài sản của doanh
nghiệp và mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ nợ và các nhà quản lý (Fama và Miller,
1972; Jensen và Meckling, 1976) Đối với mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và nhà quản trị, mâu thuẫn phát sinh khi người quản trị không sở hữu toàn bộ vốn chủ sở hữu.
Khi đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải
gánh chịu toàn bộ chỉ phí từ hoạt động đầu tư đó Vì vậy, đã phát sinh các chỉ phí trung gian dé giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không như mong muốn Đối với mâu thuẫn giữa chủ nợ và nhà quản lý phát sinh khi các chủ nợ lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thé thu hồi khi kết quả đầu tư không tốt do trách nhiệm hữu han của các khoản dau tư Vi vậy, phát sinh các khoản chi phí trung gian của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay.
Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của
doanh nghiệp Thuyết cân bằng xác định cấu trúc vốn tối ưu bằng cách thêm vào
mô hình Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao gồm
11193267 — Hoàng Thị Mai 8
Trang 16Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
thuế, chi phí kiệt qué tài chính và chi phí trung gian, song vẫn không mất đi các
giả định tính hiệu quả của thị trường và thông tin hoàn hảo Như vậy, tác động
tong hợp 3 yếu tố: thuế, chi phí kiệt qué tài chính và chi phí trung gian khi sử dung nợ vay với những tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cau trúc tài chính tối ưu.
Nhìn chung, việc đưa chi phí kiệt qué tài chính và chi phí trung gian vào mô
hình Modilligani Miler (1968) và mô hình Modilligani và Miler (1958) đã dẫn đến lý thuyết cân bằng về cau trúc vốn Những mô hình này cũng đều thừa nhận một cau trúc vôn tối ưu.
1.2.1.4 Thuyết trật tự phân hạng (Thông tin bat cân xứng).
Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) dự đoán không có một cấu trúc nợ trên vốn cô phần mục tiêu rõ ràng Giả thuyết được đặt ra là ban quản trị dự đoán về hoạt động tương lai của doanh nghiệp chính xác hơn các nhà đầu tư bên ngoài có thể thu thập được (thông tin không cân xứng) và việc đưa ra quyết định đầu tư có lẽ cho biết mức độ kiến
thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lượng tiền mặt tương lai.
Khi ban quản trị có sự tin tưởng cô phiếu được đỉnh giá cao hơn là định giá thấp, họ có thê phát hành chứng khoán (dé huy động nguồn vốn bên ngoài) Vì thé, khi doanh nghiệp có xu hướng hướng đến thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp nhận cô phiếu được định giá cao hơn là định giá thấp, và vì vậy, hoạt động này sẽ truyền tải những thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi vào các thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngoài) Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cô phiếu của họ được đánh giá thấp và
sẽ sinh ra vốn cô phần nếu như họ cho răng cô phiếu của họ được đánh giá cao.
Vì vậy, phát hành cổ phan từ việc bán cô phiếu sẽ có thé sẽ truyền tải nhiều thông tin không thuận lợi hơn là tìm kiếm từ nguồn đi vay Điều này khiến các nhà quản trị có xu hướng quan tâm nguồn tài trợ từ cho vay hơn là vốn cô phan từ việc phát hành cổ phiếu Những quyết định về cau trúc vốn doanh nghiệp sẽ không dựa
vào tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà được quyết định từ việc phân hạng các thị trường.
Đầu tiên, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn vốn nội bộ tự có, tiếp theo có thê tiến hành vay nợ, và cuối cùng là phát hành vốn cô phần
Trọng tâm của thuyết này là không tập trung vào cấu trúc vốn tối ưu như những học thuyết trước nhưng lại tập trung vào quyết định tài chính trong tương
Ty lệ No/Tai sản = f {hoạt động kinh doanh, nhu cầu đầu tư}
11193267 — Hoàng Thị Mai 9
Trang 17Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cau trúc vốn tối ưu với
các doanh nghiệp.
1.2.1.5 Thuyết hệ thống quản lý
Trong thuyết cấu trúc vốn được đưa ra dựa trên các hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dé dang cho nguồn vốn cô phần, nhưng cũng chính vào lúc đó các nhà quản lý trở nên bảo
thủ Họ có thé từ chối gia tăng nợ dé tạo ra tính cân bằng cho các giai đoạn sau.
Điều này có khả năng làm điều chỉnh thị trường chứ không phải là thị trường khác biệt khi các nhà quản trị tiễn hành phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bang lại giá trị Các nhà quản trị vẫn không cé tình khai thác một cách triệt để các nhà đầu tư mới Chính xác hơn là, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện hữu từ trước đến giờ mà không có sự cân đối lại.
Các nhà nghiên cứu lý thuyết thuần túy bắt đầu nghiên cứu băng cách chứng minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng của rủi ro lên Vốn chủ sở hữu sẽ được bu đắp bằng cách gia tăng tỷ suất sinh
lời kỳ vọng, do đó đòn bay tài chính được xem như không có ảnh hưởng gì đến giá
trị doanh nghiệp Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế, không có chi phí phá sản dé chứng minh rằng quyết định cấu trúc vốn có liên quan
nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của no vay với việc gia tăng
rủi ro phá sản Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế Nhưng khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản
gia tăng và giá trị doanh nghiệp giảm.
Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự
hữu ích trong việc hiéu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cau trúc vốn 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến cơ cấu vốn
1.2.2.1 Nghiên cứu của Moniac Octavia & R Brown (2008).
Trong nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã thực hiện kiểm định thực nghiệm về cau trúc vốn của các ngân hàng thương mại ở những đất nước phát triển (Hoa Ky và Châu Âu), dé tài nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) lại có xu hướng nghiêng về kiểm định thực nghiệm các ngân hàng tại những quốc gia đang phát triển Trong các nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian là từ năm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005 Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm được các tác giả thu thập từ 56 ngân hàng thương mại niêm yết đến từ 10 quốc gia dang phát triển (Cộng hòa Liên bang Brazil, An Độ, Jordan, Hàn Quốc,
Malaysia, Mexico, Pakistan, Thai Lan, Thổ Nhĩ Ky, va Zimbabwe) trong khoảng
11193267 — Hoang Thi Mai 10
Trang 18Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
thời gian 9 năm từ 1996 đến 2005 Về mô hình kiểm định, các tác giả đã tiễn hành kiểm định năm nhân tố: Quy mô (Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường
so với giá trị số sách (MTB), Tài sản thé chấp (Coll), và Cổ tức (Div) Hai tác gia cũng tim ra rằng kết quả thực nghiệm của các yếu tố tác động đến cau trúc vốn của các ngân hàng thương mại dường như có khác biệt giữa giá trị số sách và giá trị thị trường tác động đến biến đòn bẩy tài chính Hơn nữa, nghiên cứu này cũng đưa
ra kết luận rằng ở đâu đó có một số bằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng
ảnh hưởng khá quan trọng của các nhân tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa thống kê) Ngoài ra, trong kết quả kiểm định thực nghiệm này, Octavia và Brown (2008) còn chỉ ra rằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát trién dường như đóng một vai trò quan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tô đến việc lựa chọn cơ cấu vốn so với các quốc gia phát triển Qua kết quả nghiên cứu Octavia và Brown (2008) đã tìm thấy chứng cứ cho thấy biến Quy mô (Size) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sỐ sách) Trái ngược lại, biến Lợi nhuận (Prof) có tác động nghịch biến đến đòn
bay tài chính (theo giá trị số sách) Kết quả này khá tương đồng với chứng cứ thực
nghiệm của Gropp và Heider (2009).
1.2.2.2 Nghiên cứu của Cebry Calayan (2010)
Công trình nghiên cứu của Cebry Calayan (2010) đã tiến hành kiểm định về cau trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng các nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương tự nhau giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng có băng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt Câu hỏi được đặt ra và công trình nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ Trong phan giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệ thống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến đòn bây tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory), và ba là Lý thuyết về chi phi đại điện (The Agency Theory) Về thời gian nghiên cứu của
mau dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân chia ra hai giai đoạn thời gian khác
nhau đề khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân
hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính (1992 — 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cu trúc nền kinh tế (2001 — 2007).
Trang 19Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Kết quả cuối cùng, công trình nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng thuyết phục về các biến Quy mô (SIZE) và Tỷ số giá trị thị trường trên số sách (Market to book — MTB) có mối quan hệ đồng biến với biến Don bay tài chính (Book Leverage — BL) Và trái ngược lại, hai biến Tài sản cố định (Tangibility - TANG) và Loi nhuận (Profitability - PROF) có mối quan hệ nghịch biến với biến Don bay tài
chính ở riêng mỗi giai đoạn khảo cứu (giai đoạn một là 1992-2000 và giai đoạn
hai là 2001-2007) Bên cạnh đó, kết qua cũng có bang chứng tương tự khi kiểm
định chung cho cả hai giai đoạn (1992-2007).
1.2.3 Lý thuyết về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn
Don bay tai chinh (LEV): Vé mat thong kê, cấu trúc vốn được đặc trưng bang đòn bay tài chính của doanh nghiệp Don bay tài chính được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nợ mà các công ty sử dụng để có thêm tài sản Theo nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995), họ đã gợi ý cho Tạp chí Tài chính & Kế toán Châu A bốn định nghĩa thay thé cho đòn bay tài chính, đó là: ty lệ tong nợ trên tổng tài san, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng nợ trên tài sản ròng, và tỷ lệ EBIT trên chi phí lãi vay Trong số các định nghĩa này, tỷ lệ tổng nợ phải trả trên tổng tài sản được coi là định nghĩa rộng nhất, nó có thé được xem như một đại diện tốt hon cho những gi còn lại cho các cô đông trong trường hợp thanh lý Ngoài ra, định nghĩa
này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Ali et al (2011) Vì những lý do này, ta sẽ sử
dụng tỷ lệ tông nợ phải trả trên tổng tài sản làm chỉ số cho đòn bẩy tài chính và là biến phụ thuộc chính của nghiên cứu.
LEV=1— vốn chủ số hữu
Tổng tài sản
Khả năng sinh lời (ROA): được phản ánh qua tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp (ROA) Các kết luận về mối quan hệ của khả năng sinh lời và đòn bay là trái ngược nhau Dựa trên lý thuyết chi phí đại diện, Jensen (1986) và Williamson (1988) đã phát biểu rằng các công ty có lợi nhuận thường có dòng tiền tự do cao hơn, điều này khuyến khích các nhà quản lý đầu tư tùy ý Dé hạn chế vấn đề này, nợ được lựa chọn như một công cụ hữu hiệu dé các nhà quản lý có kỷ luật hơn trong việc tiếp tục sinh lời để phục vụ nợ Do đó, chúng ta có thé nói
rang các công ty có lợi nhuận cao đang hap thụ nhiều nợ hơn, khiến chúng có quan
hệ thuận chiều nhau Ngược lại, Aremu et al (2013) đã sử dung lý thuyết lệnh
Pecking dé giai thich rang các công ty có lợi nhuận thích tai trợ nội bộ hơn Do đó, các công ty có lợi nhuận có xu hướng giữ lại nhiều lợi nhuận hơn dé mở rộng thay
vì trả các khoản nợ, điều này làm cho mối quan hệ có liên quan tiêu cực Đối với
bài báo này, chúng ta sẽ dựa trên quan điểm của lý thuyết lệnh Pecking và sẽ giả
11193267 — Hoàng Thị Mai 12
Trang 20Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
định rằng lợi nhuận và nợ có mối quan hệ nghịch đảo.
ROA= Loi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
Gia thuyết H1: Khả năng sinh lời ROA có quan hệ nghịch chiều với cơ cấu vốn của NHTM
Qui mô ngân hang (SIZE): Theo Calayan & Sack (2009) và M.Gropp &
Heider (2009) quy mô của ngân hàng được đo lường bằng logarit của tổng tài sản
như sau:
Size = In (Tổng tài sản)
Theo lý thuyết trật tự phân hạng (Myers & Majluf, 1984; Myers, 1984), các
doanh nghiệp sẽ tài trợ theo thứ tự nguồn nội bộ, đi vay, phát hành cô phan Khi
các ngân hàng tăng trưởng cao, việc tự tài trợ thường không đủ, do vay, xu hướng
sử dụng nguồn bên ngoài sẽ tăng lên, dẫn đến vay nợ nhiều hơn và mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và cấu trúc vốn của ngân hàng là cùng chiều (Sibindi,
2018; Shah và cộng sự, 2019; Sakunasingha và cộng sự, 2018; Ngô Hoàng Vũ,
2020) Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết tiếp theo:
Giả thuyết H2: Qui mô ngân hàng và cấu trúc vốn của NHTM có mỗi quan hệ cùng chiêu.
Lạm phát (INF): Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng mức giá chung
một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá tri của một
loại tiền tệ nào đó Khi mức gia chung tăng cao, một đơn vi tiền tệ sẽ mua được ít
hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm
sức mua trên một đơn vị tiền tệ Các nghiên cứu chỉ ra lạm phát và cau trúc vốn có
mối quan hệ ngược chiều như các nghiên cứu của Frank va Goyal (2009), Joeveer
(2013) và Tongkong (2012) Khi lạm phát tăng, chi phí huy động vốn và chi phí phá sản sẽ tăng tương ứng Tuy nhiên, khi lam phát tăng, các NHTM có thé tăng
lãi suất tiền gửi, thu hút tiền gửi nhiều hơn làm tăng đòn bẩy tài chính của ngân
hàng (Sakunasingha và cộng sự, 2018) Do đó, nhóm tác giả tiếp tục đề xuất giả
Giả thuyết H3: Lạm phát có ảnh hưởng thuận chiều đến cấu trúc vốn của
Tăng trưởng GDP: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tong sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định Khi kinh tế tăng trưởng cao sẽ làm tăng đầu tư và tiêu dùng, làm cho cầu tín dụng tăng lên (de Jong và cộng sự, 2008).
Đề có thé đáp ứng nhu cầu này, các NHTM cần tăng cường huy động vốn, dẫn đến đòn bẩy tài chính tăng lên Vì vậy, giả thuyết được đặt ra:
Trang 21Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Giả thuyết H4: Tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến cầu trúc von
của NHTM
Thời gian hoạt động trên sàn: Các ngân hàng có thời gian hoạt động lâu dài
sẽ nhận được uy tín cao từ người gửi tiền Kết qua là ngân hàng sẽ có đòn bay tài chính cao hơn, phù hợp với lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976) Vì vậy,
nhóm tác giả đặt ra giả thuyết:
Giả thuyết H5: Thời gian hoạt động và cấu trúc vốn có mối quan hệ cùng
Tăng trưởng tài sản (GASSET): Theo lý thuyết trật tự phân hạng (Myers & Majluf, 1984; Myers, 1984), các doanh nghiệp sẽ tài trợ theo thứ tự nguồn nội
bộ, đi vay, phát hành cô phan Khi các ngân hang tăng trưởng cao, việc tự tài trợ
thường không đủ, do vậy, xu hướng sử dụng nguồn bên ngoài sẽ tăng lên, dẫn đến vay nợ nhiều hon và mỗi quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và cau trúc vốn của ngân hàng là cùng chiều (Sibindi, 2018; Shah và cộng sự, 2019; Sakunasingha và cộng sự, 2018; Ngô Hoàng Vũ, 2020) Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết
tiếp theo:
Giả thuyết H6: Tăng trưởng tài sản và cầu trúc vốn của NHTM có mỗi quan
hệ cùng chiêu
Rui ro kinh doanh (RISK): là khả năng không đạt được lợi nhuận hoặc thậm
chí thua lỗ do những bắt ôn của thị trường như thay đôi sở thích của khách hàng, nhân viên đình công, gia tăng cạnh tranh, lỗi thời và thậm chí thay đồi chính sách của chính phủ, điều này ảnh hưởng ngay đến thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) Ảnh hưởng của rủi ro đối với đòn bây được giải thích bởi lý thuyết chi phí phá sản Một nghiên cứu trước đó của Titman và Wessels (1988) đã giải thích rằng các công
ty có thu nhập kém ồn định hon phải chịu chi phí phá sản cao hon; do đó, họ tt chối thêm nợ Hon nữa, lý thuyết chi phí đại lý khang định rằng khi đối mặt với rủi ro phá sản, các van dé của công ty liên quan đến nợ sẽ tồi tệ hơn (Aremu và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, theo Vatavu (2012), trái ngược với hầu hết các nghiên cứu khác, ông cho rằng các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng nợ ngay cả khi họ phải đối mặt với rủi ro kinh doanh cao, vì họ cố găng tối đa hóa lợi ích từ đòn bay tài chính Đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ dựa trên quan điểm của lý thuyết chi phí phá sản và sẽ giả định rằng rủi ro kinh doanh có ảnh hưởng tiêu cực đến
việc gánh thêm nợ.
Giả thuyết H7: Rủi ro trong kinh doanh và cầu trúc vốn của NHTM có mối
quan hệ ngược chiêu
Tốc độ tăng trướng theo doanh thu (GROW): đo lường tiềm năng mở rộng
11193267 — Hoàng Thị Mai 14
Trang 22Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai hoặc các cơ hội đầu tư mà doanh nghiệp có thể thấy trước Trong bài viết này, tốc độ tăng trưởng được đo lường băng tốc độ tăng trưởng của tổng doanh thu của từng ngân hàng Dựa trên giải thích của Chen và Zhao (2006) sử dụng lý thuyết Pecking order, họ gợi ý rằng khi các công ty nhìn thay cơ hội tốt trong tương lai, họ đòi hỏi nhiều vốn hơn dé đầu tư và các công ty thích nợ hơn việc phát hành cô phiếu; do đó, làm cho mối quan hệ giữa tăng trưởng và đòn bay trở nên tích cực Tuy nhiên, Barclay et al (2006) va Pandey (2001) đều giải thích thông qua lý thuyết chi phi đại diện rang khi các công ty có triển vọng tích cực trong tương lai, họ không muốn các chủ nợ gây áp lực lên các quyết định của công ty như các điều kiện đối với khoản tiền được cho vay, đó là ly do tại sao họ giảm mức nợ Các nghiên cứu trong nước đều cho thay có mỗi quan hệ thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nên ta sẽ giả định rằng tốc độ tăng trưởng và đòn bay tài chính có mối quan hệ cùng chiều.
Giả thuyết H8: Tăng trưởng theo doanh thu và cấu trúc vốn của NHTM có moi quan hệ cùng chiều
Ngân hang nhà nước (GOV): là một biến giả trong mô hình Nếu ngân hàng
được xét là NHNN thì biến giả bằng 1; ngược lại, nếu ngân hàng đó không thuộc sở hữu của nhà nước thì biến giả bằng 0 P.T.Le (2017) cho rằng sở hữu nhà nước
chi phối tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam bên
cạnh việc sở hữu nhà nước có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của NHTM do lợi thế là các NHTM này được hỗ trợ các chính sách từ phía Chính phủ như khung pháp lý, thuế và tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn Nhiều nghiên cứu
cũng cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa sở hữu nhà nước và cấu trúc vốn
của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.
H9: Biến NHNN (GOV) và cấu trúc vốn có quan hệ cùng chiêu
1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
1.3.1 Số liệu mảng và mô hình số liệu mảng
- Số liệu mảng là tập hợp số liệu trên cùng một tập hợp cá thé doc theo thời gian tại các mốc thời điểm cách đều nhau Hay nói cách khác, số liệu mảng là sự
mở rộng dir liệu chéo (cross section) theo thời gian (time series); dữ liệu chéo theo
chuỗi thời gian (cross sectional time - series data).
- Ban chất số liệu mang là sự thay đổi theo thời gian của các đơn vi chéo - Số liệu mảng là số liệu có 2 chiều: chiều không gian và chiều thời gian Mô hình số liệu mảng với yêu tô không quan sát được có dạng như sau:
Vit= Bo + Br * Xit + Bo * Xit Ho + * Xie + Ci + tụ
Dang ma tran:
11193267 — Hoang Thi Mai 15
Trang 23Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Vie = Bo + Br * X + c¡ + tự
Trong đó:
ila chỉ số đối tượng / cá thể, i= 1,2, N t chỉ số thời gian t =1,2,3 N
¡giá trị của y cho đối tượng i ở thời điểm
XX, giá trị của x, ,x„ của đổi tượng i tại thời điểm
c¡ thể hiện yếu tố không quan sát được không đổi theo thời gian
u;; sai số ngẫu nhiên thông thường va được đánh giá là thỏa man
1.3.2 Mô hình số liệu gộp POLS
Sử dụng mô hình POLS khi c, không tồn tại hay khi mô hình không thiếu biến không quan sát được.
Mô hình của phương pháp ước lượng OLS gộp có dạng như sau:
Yie = Bo + Br * Xic Fo + Be * ẤXpụy + Vit
Uj: là sai số ngẫu nhiên
Giả sử đi ước lượng mô hình trên
- Đây là mô hình hồi quy số liệu gộp nghĩa là gặp rất nhiều quan sát đưa vào hồi quy mô hình.
- Mô hình được giả định các hệ số (bao gồm các hệ số chặn) là giống nhau với tất cả các cá nhân.
- Giả sử mỗi cá nhân có hằng số thời gian tác động duy nhất lên biến phụ
thuộc từ mô hình hồi quy gộp bỏ qua tính không đồng nhất giữa các biến và giả
định hệ số giống nhau với tất cả các cá thể, những tác động duy nhất với mỗi cá
nhân là gộp tat cả các sai sỐ Ej
Nếu trong trường hợp này, biến giải thích sẽ không tương quan với sai số ngẫu nhiên Sau đó, ước lượng từ mô hình hồi quy OLS gộp sẽ không khách quan
và không phù hợp.
Giả thiết đối với mô hình số liệu gộp
Giả thiết 1: Sai số ngẫu nhiên ở thời điểm này không tương quan với sai số ngẫu nhiên tại bất kỳ thời điểm nào khác.
11193267 — Hoàng Thị Mai 16
Trang 24Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Giả thiết 2: Kì vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giải thích tại mọi thời điểm băng 0
E(„|X) = 0
Giả thiết 3: Phương sai sai số có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giải thích tại mọi thời điểm bằng hằng số
Var(u¿|X;¿) = 07 với moi it
Gia thiết 4: Không có hiện tượng đa cộng tuyến hoàn hảo giữa các biến độc
lập trong mô hình.
1.3.3 Mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model)
- Mô hình tác động cô định được sử dụng khi mô hình thiếu biển quan trọng không quan sát được yếu tổ c;, trong quan với các biến giải thích trong mô hình.
- Sử dụng tác động cô định khi người phân tích quan tâm đến việc phân tích các tác động của các biến thay đổi theo thời gian Tác động có định giải thích mối quan hệ giữa dự báo và các biến kết qua trong một cá thé (quốc gia, con người, doanh nghiệp ) Mỗi đơn vị có những đặc điểm đặc trưng cho cho từng cá thé hoặc có thể hoặc không ảnh hưởng đến các biến dự báo Một giả thuyết quan trọng
của mô hình tác động cố định là những hằng số thời gian đặc trưng là duy nhất với
từng cá nhân và không tương quan với các cá nhân khác Mỗi cá nhân là khác nhau
và có sai số riêng, không tương quan với cá nhân khác.
- Mô hình tác động có định coi ci như một biến giải thích thông thương trong
mô hình nhưng không quan sát được, mô hình có dạng như sau:
Biz: hệ số của biến độc lập
ujt: là sai số ngẫu nhiên
c¡:yếu tố không quan sát được khó đổi theo thời gian
Các giả thuyết cần thỏa mãn với mô hình tác động cố định:
Giả thuyết 1: Sai số ngẫu nhiên tại thời điểm này không tự tương quan với sai số ngẫu nhiên ở thời điểm khác nhau, có thê khác nhau.
Giả thiết 2: Kì vọng có điều kiện của sai số ngẫu nhiên theo biến giải thích
và hăng số c; = 0
E(,|X¡;, c¡) = 0
Giả thiêt 3: Phương sai có điêu kiện của sai sô ngau nhiên theo biên giải
11193267 — Hoàng Thị Mai 17
Trang 25Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
thích và hăng số C;, là không đổi theo thời gian và bang a2
Var (ue |Xit, c¡) = đệ va cov (uj, u;) = 0 tới moi ¡ # j
1.3.4 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)
Mô hình tác động ngẫu nhiên được sử dụng khi mô hình có vấn đề thiếu biến không quan sát được c, và yêu tô c, không tương quan với các biển giải thích trong
mô hình Phương trình mô hình tác động ngẫu nhiên có dạng:
Yie = Bri + BoXaie + BšXz¡c + Vie
tu: là sai số giữa các cá thể
c¡: là sai số trong mỗi cá thé
Tác động ngẫu nhiên giả thuyết rằng sai số của thực thé không tương quan
với dự báo cho phép đối với các biến các biến đổi theo thời gian đóng vai trò như biến giải thích.
Trong tác động ngẫu nhiên cần xác định các đặc điểm riêng biệt có thể có
hoặc không ảnh hưởng đến các biến dự báo Vấn đề ở đây là một số các biến không có san dẫn đến biến xu thé bị bỏ qua trong mô hình.
Mô hình tác động ngẫu nhiên cho phép khái quát những kết luận ngoài mẫu
được sử dụng trong mô hình.
Giả thiết 1: Sai số ngẫu nhiên không tự tương quan
Giả thiết 2: Kì vọng có điều kiện của hằng số theo theo biên giải thích bằng kì vọng của sai số ngẫu nhiên theo biến giải thích và bằng 0
E(e¡|X) = E(u|X) = 0
Gia thiết 3: Phương sai có điều kiện của hằng số c; theo biến độc lập bang hăng số bằng o2 , phương sai của sai số ngẫu nhiên bằng hằng số bằng ø¿ và hệ
số tương quan giữa hăng số c;, và sai số ngẫu nhiên bằng 0.
1.3.5 Các kiểm định trong dữ liệu mảng 1.3.5.1 Kiểm định Breusch — Pagan
Trang 26Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính Cặp giả thuyết
Ho: Var (c;) =0 (không tồn tại hệ số đặc trưng cá thé trong mô hình hỏi quy) Họ: H,: Var (c,) # 0 (tồn tại hệ số đặc trưng trong mô hình hồi quy)
Miền bác bỏ:W„ = {X?: x? > xa"? hoặc x? < xi DỤ
2 2
Với độ tin cậy 95% hay mức ý nghĩa a = 5%:
- Nếu p_value < 0.05, đủ điều kiện bác bỏ Ho, chấp nhận giả thuyết H,.Nghia
là trong mô hình có tác động đặc trưng từng cá thé hay mô hình tác động ngẫu
nhiên RE là đúng
- Nếu p_value > 0.05, chưa đủ điều kiện bác bỏ Ho hay mô hình không có
đặc trưng từng cá thể, nên mô hình POLS là đúng
1.3.5.2 Kiểm định Hausman
Việc quyết định lựa chọn 2 mô hình tác động ngẫu nhiên REà tác động cố
định FE, có thê sử dụng kiểm định Hausman với giả thuyết mô hình hợp là mô
hình tác động ngẫu nhiên RE Cặp giả thuyết
Hạ: a; RE = a; FE Sai lệch không mang tính hệ thống H,: a; RE # a; FE Sai lệch mang tính hệ thống
Với mức ý nghĩa a =5%, nếu p_value < 0.05 đủ điều kiện bác bỏ Ho, chấp
nhận giả thuyết H Nghia là sai lệch mang tính hệ thống hay mô hình tác động cố
định là đúng Nếu p value > 0.05 chưa đủ điều kiện bác bỏ Họ, hay sai lệch không
mang tính hệ thống, mô hình tác động ngẫu nhiên là đúng.
Nếu mô hình có ít nhất một biến giải thích là biến nội sinh thì mô hình đó
xuât hiện vân đê nội sinh.
11193267 — Hoàng Thị Mai 19
Trang 27Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG CAU TRÚC VON CUA CÁC NGAN
HANG THUONG MAI DANG NIEM YET TREN SO GIAO DICH CHUNG KHOAN TPHCM
2.1 Tinh hình về cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mai
Đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại tại Việt Nam được thể hiện qua mô tả thống kê và đồ thị diễn biến trong khoảng thời gian (2007 -2021) có bình quân là 91,496% Trong đó, tỷ lệ cao nhất là 92.85% và thấp nhất là 89,66%.
Don bẩy tài chính
Biểu đồ 2.1: Biéu dé đòn bẩy tài chính từ giai đoạn 2007 -2021
(Nguồn: Số liệu người nghiên cứu thu thập) Theo biểu đồ thống kê bình quân giá trị chỉ số đòn bay tài chính được thé hiện hình 2.1 ta có thể thấy trong giai đoạn (2007 -2021) trung bình qua các năm của ngân hàng thương mại có sự biến động rõ rệt Nợ của các ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trên 90% trong tổng nguồn vốn, tương ứng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu chỉ chiếm dưới 10%, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của các ngân hàng thấp, rủi ro thanh khoản cao do tài sản chủ yếu được tài trợ bằng nợ Don bay tài chính có xu hướng tăng trong những năm về trước, có sự tăng lên rõ rệt nhất là năm 2008 - 2010 nhưng lại có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây giai đoạn từ 2017 - 2021.Có thé thấy rằng, sự biến động đáng kê trong giai đoạn 2008 -2010 là thời kì vực dậy của nền kinh tế sau sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng,các ngân hàng đều cần những lượng vốn lớn dé
duy trì hoạt động và đứng lên sau khủng hoảng dẫn đến nợ phải trả trong giai đoạn
này có sự gia tăng lên đáng ké dé đưa nền kinh tế dần trở về trạng thái cân bang và ồn định Vì vậy trên biểu đồ có thé thấy giá tri đòn bay tài chính những năm gan
day từ 2017 (92,33%) giảm xuống còn 90,64% trong năm 2021 , xu hướng giảm
thể hiện tín hiệu tích cực từ các ngân hàng thương mại về nợ phải trả đã giảm dần
11193267 — Hoàng Thị Mai 20
Trang 28Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
trong khi tông tài sản tăng cho thấy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng đang
trên đà tăng trưởng.
Khi nhìn vào số liệu về tổng nợ phải trả trong những năm gần đây, có vẻ như các ngân hàng Việt Nam có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn hạn Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng đường như lát bánh nợ
ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong
tong nguồn huy động nợ từ bên ngoài Phan nợ ngắn hạn chủ yếu là từ việc tăng lãi suất dé huy động vốn tiết kiệm từ khách hàng Có lẽ là vì lo sợ rủi ro, vì dan đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến động, v.v mà họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến có khôn lường không mong muốn sẽ xảy ra Nói chung, dù vì lí do gì đi chăng nữa thì đây cũng chính là sở thích gửi tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng
là thực trạng điển hình khi duy trì tỷ trong đòn bay tài chính ngắn hạn tương đối
cao hơn so với dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những thời
điểm nóng sốt như hiện nay.
Không thể phủ nhận rằng, kỳ hạn dài thật sự hấp dẫn đối với các ngân hàng Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải gặp rủi ro thanh khoản nhiều hơn, nhất là trong điều kiện tỷ trọng vốn ngắn hạn vẫn chiếm
trọng yêu trong cơ cau nguồn vốn huy động Dé thúc đây việc tăng vốn nợ dài hạn
thì ngân hàng có những biện pháp ưu đãi về tăng lãi suất huy động vốn khá hấp dẫn cho khách hàng đề tăng lượng tiền tiết kiệm dài hạn.
Trang 29Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Bảng 2.1 Lãi suất của các ngân hàng tháng 6 năm 2022
Lãi suất cao nhất Điều kiện
Bước sang tháng 7/2022, lãi suất tiết kiệm dao động từ 3,5% - 7,3%, tuỳ từng
kỳ hạn gửi tiền Còn ACB là một trong những ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết
kiệm mạnh nhất, với mức tăng thêm từ 0,6 - 0,9%/năm Cụ thé, tang thém 0,6%
cho kỳ 3 và 12 thang; tăng 0,8% đối với ky 6 tháng: tăng 0,9% đối với ky hạn 9
Hiện nay, SCB vẫn là ngân hàng có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất thị trường khi lãi suất huy động kỳ hạn 12, 15, 18, 24, 36 tháng ở mức 7,3%/nam Lai suất Ngân hàng Sacombank cao nhất là 6,3%, ở kỳ hạn gửi tiền 36 thang; lãi suất
tiền gửi thấp nhất tại Sacombank là 3,5%, ở kỳ han 1 tháng Dang chú ý, 4 ngân
hàng thương mại nhà nước (gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) sau
thời gian dài giữ nguyên lãi suất thì đến tháng 6 và tháng 7 đã có động thái tăng
lãi suât.
Bảng 2.2 Lãi suất của các ngân hàng nhà nước tháng 6 /2022
Ngân hàng Lãi suất cao nhất Điều kiện
Agribank 5.6% 12 dén 24 thang BIDV 5.6% 12 dén 36 thang
Vietinbank 5.6% 12 tháng trở lênVietcombank 5.5% 12 thang
Đầu tiên là ngân hàng BIDV hồi thang 6/2022 đã có động thái tăng lãi suất Với kỳ hạn gửi từ 1 tháng đến 36 tháng, lãi suất tiết kiệm trong khoảng từ
3,1%/năm đến 5,6%/năm Mức lãi suất cao nhất tại BIDV là 5,6%/năm khi đăng ký mở tiết kiệm với kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng Đến tháng 7 này, mức lãi suất tiết kiệm vẫn giữ ôn định.
Đáng nói, ngân hàng có lãi suất tiết kiệm thấp nhất hiện nay chính là Vietcombank, với khung lãi suất đang áp dụng từ 3%/năm đến 5,5%/năm cho kỳ
11193267 — Hoàng Thị Mai 22
Trang 30Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
hạn từ 1 tháng đến 60 tháng, không đôi so với tháng trước Mức lãi suất cao nhất mà ngân hàng này đang trién khai là 5,5%/năm, áp dung cho tiền gửi tại kỳ hạn 12
Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động niêm yết bình quân tại các NHTM đã bat dau tăng trở lại từ quý I⁄2022 Với những nhu cầu tín tăng cao, VCBS dự báo lãi suất huy động tại các ngân hàng sẽ
tiếp tục tăng tới cuối năm, tuy nhiên một số ngân hàng thu hút được lượng khách
hàng déi dào sẽ chịu ít áp lực hơn.
Theo Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong tháng 8, các Ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất huy động từ 0,1-0,3 điểm %, cuộc dua tăng lãi suất dé huy động tiền gửi có thêm sự tham gia của nhóm NHTM Cé phần Quốc doanh Mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng huy động vốn van lệch pha khá xa so với tăng trưởng tín dụng, tính đến cuối tháng 6/2022, tăng trưởng huy động vốn chỉ đạt 4,8% so với đầu năm Tăng trưởng cung tiền cũng rất
khiêm tốn, chỉ tăng 3,8% so với đầu năm.
Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân
trong các năm gần đây có xu hướng giảm khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển đó là những tín hiệu “vui” cho sự phát triển kinh tế của Việt
Nam nói chung cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại nói
riêng Tổng kết lại, ta có thê nói rằng: Sau thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường như đang trở lại về chiều hướng cau trúc vốn thâm dung nợ cao (và cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp phi
tài chính.)
Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, dưới sức ép cạnh tranh, hội nhập và yêu cầu nâng cao năng lực tài chính từ cơ quan quản lý nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng theo tiêu chuẩn Basel, tat cả NHTMVN đều tích cực day mạnh lộ trình tăng vốn Số liệu thống kê cho thay các NHTMVN có quy
mô vốn chủ sở hữu không ngừng tăng qua các năm Mức tăng VCSH bình quân
qua các năm như sau: năm 2009 tăng 26%, năm 2010 va 2011 cùng tăng 30%, sau
đó mức tăng VCSH giảm dần đến năm 2015 chỉ còn 6%, từ năm 2016 đã tăng trở
lại và đạt 19% vào năm 2019, 17% vào năm 2020.
Bảng 2.3 Qui mô năng lực tài chính của các NHTM tại TPHCM năm
Ngân hàng Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu
Năm So với 2017 Năm So với 2017 Tỷ trọng so
11193267 — Hoàng Thị Mai 23