1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

173 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TS NGUYỄN VĂN THỤY (CHỦ BIÊN) TS NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG

Trang 3

-Lời mở đầu

Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới Năng lực cạnh tranh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối sự tồn tại của các ngân hàng Nó giúp ngân hàng thương mại xác định và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Một ngân hàng thương mại năng lực cạnh tranh mạnh và bền vững không những có được bản sắc riêng, khác biệt trong lòng khách hàng mà đó còn là rào cản để các đối thủ khó lòng bắt chước, từ đó gia tăng hơn lợi thế cạnh tranh, giúp ngân hàng đứng vững trên thị trường hiện đang cạnh tranh vô cùng gay gắt Cuốn sách này sẽ giới thiệu và phân tích các vấn đề có liên quan trong quản lý chiến lược và năng lực cạnh tranh Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh theo quan điểm dựa trên năng lực và tác động của nó đến kết quả kinh doanh nhằm phác hoạ nên bức tranh về năng lực cạnh tranh dựa trên năng lực của ngân hàng thương mại trong bối cảnh bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đối với hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh bằng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ; đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn trong tương lai Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng

Hoàn thành cuốn sách này, nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ giúp đỡ của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Ngân hàng, các nhà khoa học, lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại tại TP Hồ Chí Minh trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tài liệu này Cuốn sách cũng không tránh khỏi những tranh luận và quan điểm, góc nhìn khác nhau của các nhà nghiên cứu bởi trong lĩnh vực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn Rất mong nhận được những ý kiến góp ý đến nhóm tác giả để có thể hoàn thiện hơn trong kho tàng tri thức đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trân trọng!

Trang 4

Page for blank

MỤC LỤC

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục Hình, Bảng và Biểu đồ

Lời mở đầu i

CHƯƠNG 1 1

CẠNH TRANH TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1

1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 và những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 1

1.1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0 1

1.1.2 Những xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 2

1.1.3 Những thách thức và cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với doanh nghiệp Việt Nam 9

1.2 Xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại trong cuộc cách mạng 4.0 13

CHƯƠNG 2 19

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ XU HƯỚNG TIẾP CẬN 19

2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 19

2.1.1 Cạnh tranh 19

2.1.2 Lợi thế cạnh tranh 20

2.1.3 Năng lực cạnh tranh 22

2.2 Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp 25

2.2.1 Tiếp cận năng lực cạnh tranh theo trường phái kinh tế học tổ chức 25

1.2.2 Tiếp cận từ nguồn gốc chuỗi giá trị của doanh nghiệp 27

2.2.3 Tiếp cận dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp 34

Trang 5

2.2.4 Tiếp cận dựa trên năng lực của doanh nghiệp 39

2.3 Lý thuyết năng lực cạnh tranh tiếp cận từ thị trường 49

2.3.1 Tiếp cận dựa trên định hướng thị trường 49

2.3.2 Tiếp cận dựa trên giá trị cảm nhận chất lượng dịch vụ của khách hàng 54

CHƯƠNG 3 64

CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 64

3.1 Các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 64

3.1.1 Khả năng quản trị - điều hành (Manangement capability - MC) 64

3.1.2 Khả năng marketing (Marketing Capability – MAC) 67

3.1.3 Khả năng tài chính (Financial Capapbility – FC) 69

3.1.4 Khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ (Innovation Products-Services Capability - IPSC) 71

3.1.5 Khả năng tổ chức phục vụ (Organization Service Capability – OSC) 72

3.1.6 Khả năng quản trị rủi ro ( Risk Management Capability – RMC) 74

3.2 Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 76

3.2.1 Định nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh 76

3.3.2 Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM 77

CHƯƠNG 4 85

ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 85 4.1 Tổng quan về nghiên cứu 85

4.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 85

4.2.2 Khái quát các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh 88

Trang 6

4.2 Phát triển thang đo và mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân

hàng thương mại 93

4.2.1 Phát triển thang đo các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh 93

4.2.2 Phát triển thang đo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 100

4.3 Thiết kế nghiên cứu 101

4.3.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 101

4.3.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 105

4.4 Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 109

4.4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 109

4.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 111

4.4.3 Kết quả nghiên cứu chính thức 117

4.4.4 Kết quả kiểm định mô hình năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP Hồ Chí Minh 123

5.1 Các giải pháp dựa trên năng lực của ngân hàng thương mại 135

5.1.1 Nâng cao khả năng lãnh đạo và quản trị con người 135

5.1.2 Nâng cao khả năng marketing 139

5.1.3 Nâng cao khả năng tài chính 141

5.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 143

4.1.5 Nâng cao khả năng quản trị rủi ro 147

Trang 7

5.1.6 Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ của NHTM trong CMCN 4.0 149

5.2 Các giải pháp vĩ mô 152

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

VRIN Value, Rare, Inimitable, Non-substitutable

Trang 9

DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Hình 1.1 Nhận thức của doanh nghiệp về CMCN 4.0 10

Hình 2.1: Chuỗi giá trị đầu tư nguồn lực và khả năng 29

Hình 2.2: Chuỗi giá trị đầu tư các nguồn lực và khả năng của công ty 30

Hình 2.3: Chuỗi giá trị của ngân hàng thương mại 31

Hình 2.4: Mối quan hệ giữa nguồn lực của doanh nghiệp và duy trì lợi thế cạnh tranh 37

Hình 2.5 Các thực thể cơ bản trong quan điểm năng lực 40

Hình 2.6: Mối quan hệ giữa nguồn lực, khả năng và năng lực 43

Hình 2.7 Quan điểm hệ thống mở của công ty 44

Hình 2.8 Sự phát triển của nghiên cứu cạnh tranh dựa trên nguồn lực và năng lực 47

Hình 3.1: Xu hướng nghiên cứu quản lý và đo lường kết quả hoạt động kinh doanh 78

Hình 4.1 Kết quả CFA thang đo năng lực cạnh tranh (chuẩn hoá) 117

Hình 4.2 Kết quả CFA thang đo kết quả kinh doanh của NHTM (chuẩn hoá) 120

Hình 4.3 Kết quả CFA mô hình tới hạn (chuẩn hoá) 121

Hình 4.4 Kết quả SEM mô hình lý thuyết (chuẩn hoá) 124

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trên mối quan hệ giữa định hướng thị trường (MO) và Kết quả hoạt động kinh doanh (BP) 53

Bảng 2.2: Tổng hợp một số nghiên cứu chất lượng dịch vụ 56

Bảng 4.1: Thang đo khả năng quản trị 94

Bảng 4.2: Thang đo khả năng marketing 96

Bảng 4.3: Thang đo khả năng tài chính của NHTM 98

Bảng 4.4: Thang đo khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ 98

Bảng 4.5: Thang đo khả năng tổ chức phục vụ của NHTM 99

Bảng 4.6: Thang đo khả năng quản trị rủi ro của NHTM 100

Bảng 4.7: Thang đo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại 101

Bảng 4.8 Đặc điểm mẫu điều tra 111

Bảng 4.9: Kết quả phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s Alpha 111

Bảng 4.10: Kết quả EFA khái niệm khả năng quản trị 112

Bảng 4.11: Kết quả EFA Khái niệm năng lực Marketing 114

Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các thang đo đơn hướng 115

Bảng 4.13: Kết quả EFA thang đo kết quả kinh doanh 116

Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt thang đo khái niệm nghiên cứu 118

Bảng 4.15 Hệ số tin cậy tổng hợp các thang đo năng lực cạnh tranh 119

Bảng4.16 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các nhân tố trong mô hình tới hạn 122

Bảng 4.17 Hệ số tin cậy tổng hợp các nhân tố trong mô hình tới hạn 123

Bảng 4.18: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết (chưa chuẩn hoá) 125

Bảng 4.19 Hệ số hồi quy chuẩn hoá của mô hình lý thuyết 126

Trang 10

khẳng định: “Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp

làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua” Nội dung của CMCN 4.0 là sự phát triển hệ thống liên

kết thế giới thực và ảo trên cơ sở vạn vật kết nối Internet và các hệ thống kết nối internet Đặc trưng nổi bật của cuộc CMCN 4.0 chính là khả năng kết nối

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện

“không có tiền lệ lịch sử” Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước

đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị

Chia sẻ tại hội thảo quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiệng hệ thống pháp luật Việt Nam” được tổ chức ngày 24.6.2019 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 có sức ảnh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mối quan hệ

Trang 11

trong nền kinh tế toàn cầu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Đó là việc thay lao động bằng tự động hóa, thay vốn bằng trí thức, dữ liệu, thay đổi toàn bộ mối quan hệ giữa chính quyền với người dân, chủ thể trong nền kinh tế thông qua việc xóa bỏ cơ chế trung gian, kết nối trực tiếp…, đặc biệt là thay đổi thói quen tiêu dùng, hành vi ứng xử của toàn xã hội

Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Hiện nay, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học Nó tạo điều kiện cho các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” và tiến tới “thành phố thông minh” Tại đây, các hệ thống vật lý không gin ảo sẽ giám sát các hoạt động và vận hành Với Internet kết nối vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và qua Internet kết nối dịch vụ thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này

1.1.2 Những xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Tất cả các cuộc cách mạng đều được dẫn dắt bởi khoa học công nghệ Các cuộc cách mạng trước đây đều là hệ quả của tiến bộ khoa học công nghệ Biểu tượng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là robot có thể có trí tuệ toàn cầu, lấy kiến thức của tất cả các robot để ứng xử với con người, vượt xa năng lực con người Thực ra, về bản chất đây là cụm từ đề cập đến những công nghệ đang phát triển hiện nay như: IOT (Internet of things - Vạn vật kết nối), AI (Artifical Intelligence - Trí tuệ nhân tạo), cloud computing (Điện toán đám mây), AR/VR (Thực tế ảo), Big Data (Dữ liệu lớn),… và nhiều công nghệ khác, chưa có tiêu chuẩn xếp loại, được gán ghép vào nội dung của Cách mạng Công nghiệp 4.0

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên ba lĩnh vực chính gồm Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý Cả ba lĩnh vực đều liên quan chặt chẽ với nhau và

Trang 12

với công nghệ khách để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm

- Về công nghệ sinh học: Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên

cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu Những đổi mới trong lĩnh vực sinh học và di truyền thật sự vượt bậc Hiện nay, các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học đã đưa ra 5 xu hướng công nghệ sinh học được quan tâm nhất: điện sinh học - giúp tế bào có thêm phản ứng miễn dịch bẩm sinh, chống lại nhiễm trùng và thương tích; y học tái tạo - sử dụng các liệu pháp tế bào gốc, kỹ thuật mô và các cơ quan nhân tạo để hồi phục, sửa chữa hoặc thay thế các cơ quan hoặc mô bị hỏng; miễn dịch điều trị ung thư - giúp hệ thống miễn dịch của con người nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư; chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 - bắt chước cách mà vi khuẩn tự bảo vệ chúng khỏi virus; sắp xếp trình tự RNA đơn bào để tìm ra nhiều loại tế bào mới, chưa từng được biết đến trước đây

- Về kỹ thuật số với những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số sẽ là: Trí tuệ nhân

tạo, Vạn vật kết nối, Dữ liệu lớn, điện toán dam mây,…

+ Trí tuệ nhân tạo (AI): AI đang thay đổi thế giới và sự thay đổi này diễn ra

với tốc độ rất nhanh Thế giới đang lo ngại về viễn cảnh máy tính trở nên thông minh đến mức có thể làm tất cả mọi việc tốt hơn và rẻ hơn con người Các chuyên gia dự đoán, chỉ mất khoảng 1 thập kỷ tới, AI sẽ làm tốt hơn con người trong một số việc như dịch ngôn ngữ (đến năm 2024), viết các bài tập làm văn (đến năm 2026) và lái xe (đến năm 2027) Một số công việc khác AI sẽ còn mất rất nhiều thời gian để cạnh tranh với con người như trong lĩnh vực bán lẻ (đến năm 2031), viết ra một quyển sách bán chạy nhất (đến năm 2049) và bác sĩ phẫu thuật (đến năm 2053) Những dự đoán này có thể không tuyệt đối chính xác về mốc thời gian nhưng cũng không phải không có cơ sở

+ Dữ liệu lớn: Công nghệ dữ liệu lớn liên quan tới việc xử lý khối lượng

thông tin khổng lồ để từ đó trích xuất ra được dữ liệu phù hợp nhằm tăng cường khả năng đưa ra quyết dịnh Phần lớn dữ liệu mới xuất hiện từ bây giờ cho tới năm 2020 sẽ được tạo bởi máy tính chứ không phải con người trong quá trình chúng tương tác

Trang 13

với nhau Một trong những thách thức lớn nhất của dữ liệu là dung lượng của nó Theo ước tính, trong năm 2016 và 2017, lượng dữ liệu được tạo ra đã vượt quá lượng dữ liệu được con người tạo ra trong hơn 5.000 năm trước đó Thực tế cho thấy là với dung lượng dữ liệu, tri thức được sản sinh với tốc độ và qui mô chóng mặt như hiện nay, kho tri thức, thông tin của nhân loại được tăng gấp đôi sau khoảng 1.5 - 2 năm Do đó, nhu cầu phân tích dữ liệu một cách hiệu quả là rất lớn Trong 1-2 năm trở lại đây, công việc phân tích dữ liệu (data analyst) là ngành nóng hổi nhất và có mức lương đãi ngộ cao nhất tại Mỹ Một số doanh nghiệp lớn trong ngành CNTT chỉ tập trung vào cung cấp các dịch vụ liên quan tới việc xử lý và truyền tải dữ liệu Đến tháng 4/2019, các công ty công nghệ đứng đầu trong danh sách những công ty có có vốn hóa lớn nhất thế giới như Microsoft (904,86 tỷ USD), Apple (895,67 tỷ USD), Amazon (874,71 tỷ USD), Google (818,16 tỉ USD) và Facebook (475,73 tỷ USD) đều nắm trong tay bộ dữ liệu về thông tin cá nhân và hành vi người dùng trên khắp thế giới thông qua các dịch vụ “miễn phí” của họ như email, mạng xã hội, clip trực tuyến… Những dữ liệu này vô cùng hữu ích cho Google và Facebook khi họ sử dụng các phần mềm phân tích dữ liệu lớn, phát hiện hành vi và sở thích của người dùng để từ đó định hướng các quảng cáo liên quan trực tiếp tới mỗi người Không phải ngẫu nhiên mà 2 tập đoàn công nghệ này thay đổi toàn bộ thị trường quảng cáo trên thế giới, chi phối toàn bộ ngành công nghiệp nội dung số hiện nay gây khó khăn cực lớn cho những tập đoàn truyền thông, báo chí, xuất bản cũng như các kênh truyền hình nói chung, truyền hình cáp nói riêng

+ Điện toán đám mây: Các ngành công nghiệp hiện nay đang chuyển dịch

sang giải pháp dựa trên các đám mây và xu thế này vẫn tiếp tục Đây là công nghệ nền tảng hỗ trợ các loại dịch vụ từ xa, đánh giá hiệu năng và nhiều lĩnh vực kinh doanh khác Công nghệ này tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn tới do ngày càng nhiều dữ liệu lưu trữ và chức năng tính toán trên máy sẽ chọn giải pháp đám mây thay vì các hệ thống tính toán riêng lẻ Tính đến tháng 3/2019, giám đốc điều hành và là nhà sáng lập của Amazon, Jeff Bezos, trở thành người đầu tiên trên thế giới có số tài sản vượt ngưỡng 13 tỉ USD, qua đó vượt Bill Gates của Microsoft (96,5),

Mark Zuckerberg của Facebook (62,3 tỉ USD) trở thành người giàu nhất thế giới Điều đáng nói, công ty Amazon khởi đầu với việc buôn bán sách online nhưng hiện

Trang 14

tại công ty này chiếm tới gần 30% thị phần cung cấp dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu (theo sau là Microsoft với khoảng 10% thị phần);

+ Internet vạn vật: Đây là công nghệ quan trọng nhất trong các giải pháp thúc

đẩy CMCN 4.0 IoT là hệ thống các thiết bị tính toán, máy cơ khí và số hóa, đối tượng và con người có quan hệ liên kết với nhau Mỗi thực thể sẽ được cấp một định danh (ID – identifier) duy nhất và có năng lực truyền tải dữ liệu trên mạng mà không cần tương tác với con người Ví dụ, loại đồng hồ thông minh (iWatch của Apple) mới xuất hiện trên thị trường đã biến cổ tay của chúng ta thành nơi treo giữ điện thoại thông minh với khả năng nhắn tin, nhận cuộc gọi… Các thiết bị này cũng tạo ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực sức khỏe

Theo báo cáo của BI Intelligence, Internet of Things sẽ là thị trường thiết bị lớn nhất trên thế giới và ước tính đến năm 2019, thị trường này sẽ gấp đôi quy mô thị trường smartphone, PC, tablet, xe hơi kết nối và thị trường các thiết bị đeo bên người cộng lại IoT sẽ mang lại 1,7 nghìn tỷ USD giá trị gia tăng cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2019, bao gồm phần cứng, phần mềm, chi phí lắp đặt, dịch vụ quản lý, và giá trị kinh tế tạo ra từ hiệu quả của IoT Thị trường thiết bị IoT được ước tính và dự đoán có khoảng 15,4 tỉ thiết bị vào năm 2015 và sẽ đạt 30,7 và 75,4 tỉ thiết bị lần lượt vào các năm 2020 và 2025 Tổng giá trị thị trường này sẽ đạt khoảng 267 tỉ USD vào năm 2020 Lý do đầu tiên dẫn đến sự tăng trưởng ấn tượng về số lượng và quy mô thị trường IoT là sự xuất hiện của giao thức truyền thông trên mạng Internet mới thế hệ kế tiếp với định dạng địa chỉ IPv6 cho phép một số lượng không giới hạn các thiết bị có thể kết nối với mạng Internet Theo lý thuyết, với dung lượng địa chỉ có được từ IPv6 chia trung bình cho toàn diện tích địa cầu, mỗi cm2 trên trái đất có thể được dùng để chứa hàng trăm tỉ địa chỉ khác nhau cho thiết bị kết nối Internet Trong khi với IPv4, mạng Internet hiện nay chỉ hỗ trợ tối đa 4 tỉ thiết bị trên toàn thế giới Lý do thứ hai được khởi nguồn từ việc bốn nhà cung cấp dịch vụ và thiết bị mạng lớn nhất là Cisco, IBM, GE và Amazon đều quyết định ủng hộ công nghệ IoT bằng cách thay đổi cấu trúc mạng phù hợp, đơn giản hóa việc nối mạng một cách mạnh mẽ và giảm giá thành thiết bị hạ tầng mạng Lý do cuối cùng nằm ở tiềm năng mà “Công nghiệp Internet” có thể đem lại cho tổng GDP toàn cầu được dự

Trang 15

đoán ở mức 10 tới 15 nghìn tỉ USD Cisco cũng đưa ra dự đoán giá trị kinh tế toàn cầu được gia tăng do nền tảng “Internet kết nối vạn vật” lên tới 19 nghìn tỉ USD và là sự gia tăng giá trị lớn nhất do một công nghệ đem lại trong lịch sử loài người;

+ An ninh mạng trở thành một yêu cầu tối quan trọng khi con người chuyển

từ các hệ thống đóng sang các hệ thống dựa trên công nghệ kết nối như IoT và điện toán đám mây An toàn bảo mật thông tin và độ tin cậy của hệ thống đảm bảo sự thành công của một qui trình sản xuất hiện đại được số hóa, tận dụng tất cả tính ưu việt của môi trường kết nối

- Về vật lý phát triển với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions,…) và công nghệ nano

+ Robot tự hành được dùng trong việc tự động hóa sản xuất trên nhiều lĩnh

vực khác nhau và dựa trên tính kết nối do IoT mang lại IoT cho phép các thiết bị công nghiệp và máy tính nói chuyện được với nhau Vật liệu có thể được vận chuyển trên toàn bộ mặt sàn nhà máy bởi các robot tự hành khi chúng tự tránh vật cản, phối hợp theo từng tổ vận chuyển và xác định vị trí bốc dỡ hàng hóa theo thời gian thực Thông qua máy chủ trung tâm, các robot có thể được điều phối một cách thông minh và tự động hóa công việc với cấp độ chưa từng có trong lịch sử Một trong những ví dụ về robot tự hành là máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle - UAV) UAV là loại máy bay có thể được vận hành mà không cần đến phi công ngồi trong khoang lái UAV được sử dụng trong các nhiệm vụ có khả năng gây nguy hiểm lớn cho con người Gần đây UAV đã được khai thác cho các ứng dụng trong lĩnh vực thương mại, khoa học, giải trí, nông nghiệp… UAV được phát triển và dùng nhiều cho các mục đích dân sự Dự án về xe hơi tự hành của công ty Tesla gần đây cũng có những tiến bộ đáng kể Xe tự hành Tesla được phát triển có tám chiếc camera đặt quanh thân xe cho phép quan sát được 360 độ với tầm nhìn khoảng 250m Ngoài ra, Tesla còn trang bị một cảm biến sóng radar, 12 cảm biến siêu âm và bộ xử lý đồ họa Titan của hãng Nvidia cho hệ thống tính toán của xe nhằm tăng cường khả năng xử lý thông tin Nước Nga cũng không nằm ngoài cuộc đua về công nghệ robot tự hành với việc triển khai các dự án nghiên cứu và phát triển chiến binh robot Mục đích tạo ra chiến binh robot là nhằm thay thế quân đội trên chiến trường hay triển khai trong

Trang 16

các tình huống khẩn cấp có nguy cơ gây nổ, chất phóng xạ hay các điều kiện mà quân đội khó tác chiến Trong cuộc chạy đua vũ trang về chiến binh robot, ngoài Nga còn có thể kể đến hai siêu cường nữa là Trung Quốc và Mỹ;

+ Mô phỏng: Công nghệ mô phỏng các hệ thống cho phép đánh giá nhiều

kịch bản khác nhau Qua đó các giải pháp với chi phí hợp lý được phát triển, kiểm tra và thực thi một cách nhanh chóng để giảm chi phí và thời gian đưa sản phẩm vào thị trường CMCN 4.0 đặt ra bài toán phát triển và vận hành các hệ thống thông minh Trong các hệ thống này, các cấu phần sẽ được cải tiến và tối ưu hóa bởi các cấu phần và dịch vụ sẵn có Việc phát triển các sản phẩm này được thực hiện bằng các chuỗi cung ứng ảo cùng với kỹ thuật kết nối mạng và hệ thống sản xuất Khả năng thúc đẩy hệ thống, để có được sự tích hợp số hóa một cách thuận lợi, chính là chìa khóa cho việc thiết kế, sản xuất và vận hành sản phẩm thông minh Do đó, sử dụng các kỹ thuật mô phỏng rất cần thiết để hỗ trợ tăng vòng đời của hệ thống Nhiều khả năng trong tương lai gần, phần lớn các hệ thống mô phỏng sẽ được thực hiện và vận hành ngay trên mạng Internet Một trong những ứng dụng của mô phỏng có thể kể đến Hệ thống mô phỏng trái đất ES (Earth Simulator) được chính phủ Nhật Bản tiến hành phát triển và sử dụng Hệ thống này được vận hành dựa trên một hệ thống các siêu máy tính cùng chạy song song để mô phỏng các mô hình khí hậu toàn cầu nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề khác trong lĩnh vự vật lý địa cầu Hệ thống máy tính sử dụng cho ES từng là siêu máy tính có tốc độ nhanh nhất thế giới trong khoảng thời gian 2002 - 2004 Gần đây, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Zurich đã xây dựng và phát triển một chương trình mô phỏng về vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay để tìm ra lời giải cho các vấn đề liên quan tới vật chất tối (là loại vật chất cơ bản tạo nên mọi vật chất khác trong vũ trụ) Vũ trụ được mô phỏng chứa tới 25 tỉ thiên hà ảo Chương trình mô phỏng được bắt đầu với 2 nghìn tỉ hạt vật chất tối và cách thức chúng kết hợp với nhau trong vũ trụ giả lập Mô hình vũ trụ giả lập này sẽ được sử dụng cho tàu vũ trụ Euclid, sẽ được phóng vào năm 2020 để chụp ảnh hàng tỉ thiên hà và đo độ lệch của ánh sáng gây ra bởi lực hấp dẫn của chất tối Chương trình mô phỏng giúp phác thảo nên các thông tin có thể được Euclid thu thập được, giúp các nhà khoa học có hình dung và chuẩn bị trước cho các sự kiện sẽ diễn ra;

Trang 17

+ Thực tại tăng cường: Đây là công nghệ cho phép con người tích hợp và

tương tác với các hệ thống một cách hiệu quả thông qua thông tin thời gian thực Ví dụ, công nhân trong nhà máy có thể được đào tạo với công nghệ mô phỏng và cận cảnh 3D về trang thiết bị, cơ sở vật chất của nhà máy Tháng 4 năm 2013, Google đã trình làng một sản phẩm trông giống như kính mắt nhưng có khả năng hiển thị thông tin như một chiếc điện thoại di động Người dùng không cần dùng tay mà có thể giao tiếp, đưa ra lệnh điều khiển tới thiết bị được gọi là Google Glass này bằng giọng nói Google Glass được tích hợp chức năng chụp ảnh và quay video có độ phân giải cao Một sản phẩm thực tại tăng cường khác được Microsoft phát triển là kính thực tế ảo HoloLens HoloLens cho phép người dùng nhìn thấy, đặt các hình ảnh ảo lên không gian và tương tác trực tiếp với chúng nhằm tăng cường trải nghiệm sử dụng Thiết bị này còn cho phép trình chiếu các vật thể ba chiều lên bức tường hay đồ đạc Tính năng này đang được phát triển để có thể áp dụng cho điện thoại thông minh hay máy tính HoloLens hoạt động dựa trên những cơ chế đặc biệt nhằm định hình môi trường xung quanh và chuyển động của cơ thể Kính thực tế ảo này có một loạt các cảm biến để nhận dạng cử chỉ ngón tay và sử dụng thông tin này để tạo ra những hình ảnh mà người dùng quan sát được Camera cũng đóng vai trò xác định vị trí của vật thể để vi xử lý thực hiện chức năng “ghi đè” hình ảnh ảo lên thế giới thực và hiển thị lên màn hình của kính Chức năng này cho phép người dùng tương tác trực tiếp với hình ảnh quan sát được;

+ Tích hợp hệ thống: Hầu hết các hệ thống hiện nay đang tự động hóa một

cách riêng biệt và gặp khó khăn trong tương tác với nhau Các tiêu chuẩn kỹ thuật và kiến trúc mở hỗ trợ sự thuận lợi trong trao đổi thông tin tới cả tổ chức và cá nhân Các ngôn ngữ tiêu chuẩn chung phục vụ quá trình tương tác, trao đổi dữ liệu… cần được xây dựng hỗ trợ quá trình tích hợp hệ thống;

+ Công nghệ in 3D: tiếp tục có vai trò quan trọng cho những ứng dụng lô nhỏ

hoặc sản phẩm tùy biến theo sở thích từng cá nhân Kỹ thuật này được dùng trực tiếp với khách hàng và nhà cung cấp để cải tiến thiết kế, tăng hiệu quả, độ linh hoạt và giá thành

Trang 18

Có thể nói rằng CMCN 4.0 là sự hội tụ của các công nghệ số mang tính đột phá, làm thay đổi lĩnh vực sản xuất ngoài sức tưởng tượng, thúc đẩy bởi dung lượng dữ liệu khổng lồ, sự tích hợp và tính kết nối giữa các hệ thống, sự xuất hiện của những kỹ thuật phân tích dữ liệu và năng lực xử lý bí quyết/tình báo doanh nghiệp tiên tiến, các phương pháp học máy, sự cải tiến truyền tải mệnh lệnh dưới dạng số vào thế giới thực

1.1.3 Những thách thức và cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với doanh nghiệp Việt Nam

1.1.3.1 Những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Theo nhận định của Công ty ReedTradex (Thái Lan), việc áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp của Việt Nam giảm 3,6% chi phí hoạt động và tăng hiệu suất 4,1% trong một năm Quan trọng hơn, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng phát triển dựa trên nền tảng số hóa và kết nối, có quy mô tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, làm thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất trong tương lai, có thể giúp Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên, Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với không ít rào cản, cụ thể:

Một là, rào cản trong xây dựng chính sách Hoạch định chính sách trước

những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là thách thức phổ biến với hầu hết các quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam Hai yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này là internet và công nghệ số cho phép tạo ra những giá trị số hóa, phương thức giao dịch chưa từng có trong lịch sử (chẳng hạn như quản lý như thế nào đối với tiền điện tử Bitcoin, dịch vụ vận chuyển Grap, Uber, …)

Thực tế này cho thấy, chính sách và pháp luật đã không theo kịp với sự phát triển của công nghệ Những tài sản “mới” xuất hiện giờ đây không thể được quản lý theo phương thức truyền thống mà cần có những chính sách và hành lang pháp lý mới Nếu các khuôn khổ pháp lý không hoàn thiện và không thể bắt kịp với sự phát triển nhanh của công nghệ số nói riêng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nói chung, thì sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo và phát triển của cộng đồng DN

Trang 19

Hai là, nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng DN về cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0 còn hạn chế Một khảo sát mới đây được thực hiện với 2.000 DN thuộc Hiệp hội DNVVV Hà Nội cho thấy, có đến 79% DN trong số này trả lời chưa chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; 55% DN cho biết đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% DN đã xây dựng kế hoạch, và chỉ có 12% DN đang triển khai các biện pháp ứng phó Đối với các DN không quan tâm đến cuộc cách mạng 4.0, 67% DN cho biết, họ không thấy liên quan và ảnh hưởng nhiều đến DN; 56% cho rằng lĩnh vực hoạt động của DN không bị tác động nhiều; 76% DN cho rằng chưa hiểu rõ bản chất cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Hình 1.1 Nhận thức của doanh nghiệp về CMCN 4.0

Trong khi đó, có đến 54% khẳng định “chưa có nhu cầu quan tâm” Kết quả này phần nào khẳng định, nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng DN vẫn còn hạn chế Thực tế khảo sát, thăm dò của tác giả cũng cho thấy, nhiều DN vẫn chưa hiểu cuộc cách mạng này sẽ tác động như thế nào đến họ

Ba là, rào cản về đầu tư hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin Trong

những năm qua, dù cộng đồng DN đã nỗ lực đầu tư hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh, song thực tế vẫn chưa được như kỳ vọng Khảo sát năm 2016 của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại các DN xuất nhập khẩu cho thấy, mới chỉ có 32% DN đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website (Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2017, Bộ Công Thương)

Trang 20

Về mặt hạ tầng công nghệ, hiện chỉ có các ngân hàng có tiềm lực tài chính và tiên phong trong đầu tư cơ sở hạ tầng và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin Trong khi đó, phần lớn các DN có quy mô vừa và nhỏ nên chưa thực sự quan tâm

1.1.3.2 Cơ hội của doanh nghiệp trong thời đại CMCN 4.0

Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để thực hiện khát vọng xây dựng quốc gia thịnh vượng, hùng cường nếu có thể ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ lõi của CMCN 4.0 như Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối, điện toán đám mây… nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội Những công nghệ tiên tiến cùng với chất lượng nguồn nhân lực, năng lực thể chế sẽ quyết định tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để giúp Việt Nam phát triển đột phá, vượt qua được bẫy thu nhập trung bình Đứng trước cơ hội này, thời gian qua Việt Nam đã có một số thành công đáng khích lệ Theo đó, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam liên tục tăng, dẫn đầu nhóm quốc gia tăng trưởng trung bình Việt Nam còn nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ dân số dùng Internet cao trên thế giới Tỷ lệ người dân dùng Internet tại Việt Nam là 66%, trong khi đó ở Châu Á, tỷ lệ này mới chỉ đạt 48% Việt Nam cũng đứng thứ 4 ASEAN về tốc độ Internet, chỉ sau Thái Lan, Singapore và Malaysia, đứng thứ 3 ASEAN về tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh, đứng thứ 2 ASEAN về tốc độ tăng trưởng về thanh toán qua điện thoại di động Những cơ hội này đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị đón nhận xu hướng của thời đại và sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thuận tiện hơn, đồng thời giảm thiểu chi phí hậu cần và giao dịch.

- Đối với ngành bán lẻ Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp

(CMCN) 4.0 mở ra muôn vàn cơ hội cho các nhà bán lẻ Việt Nam trong việc mở rộng quy mô thị trường, giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà bán

lẻ nước ngoài Chia sẻ tại Hội thảo “Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong

sản xuất và lưu thông hàng hóa trước tác động cuộc CMCN 4.0” ngày 29/11/2018 tại Hà Nội, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, ngành bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi lưu thông hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của xã hội Trước sự phát triển của CMCN 4.0 đã mang lại

Trang 21

nhiều cơ hội cho ngành bán lẻ của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng thông qua áp dụng những công nghệ mới, tích hợp kênh bán lẻ trực tuyến và cửa hàng, mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị và độc đáo cho người tiêu dùng Một trong những thành tựu nổi bật của CMCN 4.0 là sự phát triển của thương mại điện tử, hứa hẹn triển vọng tích cực mở ra cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam Bởi thương mại điện tử là yếu tố quan trọng để hình thành mô hình bán hàng đa kênh – một mô hình kết hợp giữa bán hàng trực tuyến và trực tiếp tại cửa hàng để thu hút khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh

- Đối với lĩnh vực thương mại, cuộc CMCN 4.0 này trước hết giúp giảm đáng

kể chi phí giao dịch, vận chuyển Đối với lĩnh vực đầu tư, với bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ là mảng đầu tư trở nên hấp dẫn và đầy tiềm năng nhất của các nhà đầu tư trong thời gian tới, đặc biệt là công nghệ số và Internet Song cuộc cách mạng này cũng có thể tạo ra sự bất công lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do sự dịch chuyển của nguồn lực lao động Người lao động tại các nhà máy trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống như hiện nay

- Đối với thị trường tài chính, CMCN 4.0 có thể tạo ra lợi thế và cơ hội tiếp

thu và ứng dụng kết quả công nghệ vào vận hành, quản lý và phát triển thị trường tài chính Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), CMCN 4.0 hiện nay mới chỉ trong giai đoạn sơ khai và nếu biết tận dụng, nắm bắt cơ hội, Việt Nam không “bị hẫng” trong quá trình tiếp cận và nhập cuộc với xu thế mới này Nó cũng góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính Theo đó, một khi các nội dung công việc không cần đến sự tham gia của con người mà thay vào đó được thực hiện nhờ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các kỹ thuật phân tích mới sẽ giúp nâng cao tính minh

Trang 22

bạch, quy chuẩn hóa và tự động hóa việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài chính và phi tài chính (EY, 2017)

1.2 Xu hướng phát triển của ngân hàng thương mại trong cuộc cách mạng 4.0

Sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0, các ngân hàng có nhiều cơ hội tiếp cận và mở rộng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp đến những người dân hiện chưa có tài khoản ở vùng sâu, vùng xa với chi phí hợp lý Trước bối cảnh CMCN 4.0, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: Điện toán đám mây, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng, giải pháp như xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện chương trình ứng dụng (open API)… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng trải nghiệm khách hàng Đặc biệt tác động trên hai góc độ chính đó là mô hình tổ chức, quản trị tại các ngân hàng thông qua sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo và tác động kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống

Thứ nhất, mô hình ngân hàng số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ

thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính qua môi trường mạng Internet trên thực tế đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những bước tiến mới trong thay đổi cách giao tiếp và xử lý nghiệp vụ thông qua tương tác và giao tiếp điện tử

Trí thông minh nhân tạo đang là trọng tâm phát triển của rất nhiều công ty công nghệ lớn trên thế giới, trong đó có Google Trong tương lai gần, AI sẽ dần trở nên hoàn thiện; thậm chí về một số mặt nào đó có thể thông minh và chính xác hơn con người Các ngân hàng có thể ứng dụng AI trong việc quản lý danh mục rủi ro, quản lý khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu Với khả năng tự học hỏi và thích nghi, tiềm năng của AI là không giới hạn trong các ứng dụng, vì vậy, yêu cầu đặt ra với ngành Ngân hàng trong tương lai là nắm bắt được xu hướng, ứng dụng cách làm việc và kiểm soát AI để đảm bảo hoạt động ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả

Trang 23

Với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, các cuộc đàm thoại đang có xu hướng thành các cuộc gọi hình ảnh (video-call) với mức độ ổn định và chất lượng ngày càng tăng Do đó, công việc chăm sóc khách hàng tại các ngân hàng cũng có thể sẽ đòi hỏi thêm những kỹ năng làm việc từ xa qua video-call Trong tương lai xa, công nghệ thực tế ảo (virtual-reality) và hình ảnh 3 chiều (holography) sẽ có thể thay thế hoàn toàn cách giao tiếp của con người Các cuộc gọi 3D như trong các bộ phim viễn tưởng có thể sẽ không còn xa vời nữa

Thứ hai, CMCN 4.0 có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối và các

sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống Hiện nay, điện thoại thông minh đã thay đổi cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng Các dịch vụ ngân hàng qua Internet, Mobile, mạng xã hội, phát triển ngân hàng số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh Trải nghiệm khách hàng sẽ là xu hướng vượt trội, ở một số nước phát triển, kể cả các nước đang phát triển đã xuất hiện ngày càng nhiều “ngân hàng không giấy” Trước kia, quá trình thẩm định khách hàng được thực hiện một cách thủ công, qua nhiều bước và tốn kém thời gian Các hồ sơ vay vốn hoặc khoản thanh toán từ khi đệ trình tới khi được phê duyệt có thể phải trải qua nhiều cuộc họp kéo dài trong nhiều ngày Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của công nghệ lưu trữ và phân tích dữ liệu, ngân hàng có thể nhanh chóng so sánh, đánh giá tín dụng đối với khách hàng Việc áp dụng công nghệ Big Data và AI giúp một số ngân hàng giảm thời gian thẩm định khách hàng từ nhiều ngày xuống chỉ còn vài phút Mạng lưới dữ liệu liên kết và công nghệ nhận diện danh tích khách hàng thông qua các trang mạng xã hội thậm chí còn có thể giúp ngân hàng xác định được khách hàng đang ở đâu, làm gì và có các mối quan hệ nào Điều này giúp quá trình quản lý sau giải ngân trở nên hiệu quả hơn Các ngân hàng cũng áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn để lựa chọn vị trí thuận lợi nhất khi mở chi nhánh mới

Nhờ ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng Việc áp dụng các nguyên tắc của CMCN 4.0, các vấn đề như giao diện lập trình ứng dụng (API), phân phối liền mạch hay phân tích thông minh sẽ là xu hướng ứng

Trang 24

dụng phổ biến trong hoạt động phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao của các ngân hàng Ngoài ra, dữ liệu lớn và phân tích hành vi khách hàng cũng đang trở thành xu hướng tương lai trong thời đại công nghệ số, nhờ vào việc công nghệ hỗ trợ có thể thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài thông qua tổ chức phân tích hành vi khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng, góp phần tiết giảm chi phí và hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định

Ngân hàng hợp kênh mang lại sự đồng bộ và liền mạch trên tất cả các kênh giao dịch, dẫn đến hành trình giao dịch của khách hàng luôn được xuyên suốt và đồng nhất Ví dụ cho điều này là khi bạn đang thực hiện một giao dịch trên điện thoại nhưng bị gián đoạn, bạn vẫn có thể thực hiện tiếp tục giao dịch đó trên máy tính hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch mà không cần phải làm lại từ đầu Ví dụ như

Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) với ngân hàng tự động LiveBank, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) với ứng dụng ngân hàng số Timo, Ngân hàng Phương Đông Việt Nam (OCB) với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số Omni-channel, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với không gian ngân hàng số Digital Lab, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) với ứng dụng trở lý ảo ChatBot phục vụ 24x7 trên mạng xã hội…Nhờ sự đồng bộ hóa, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm, thực hiện giao dịch bất kỳ thời điểm nào, trên bất kỳ kênh nào mà họ cảm thấy phù hợp nhất Hệ thống “siêu” kết nối trên các kênh kỹ thuật số, mạng xã hội giúp các ngân hàng có được các số liệu quý giá về sở thích, nhu cầu qua tương tác đa kênh của khách hàng Từ đó, dễ dàng có được bức tranh tổng quan về những điều mà họ quan tâm để cung cấp sản phẩm và dịch vụ đúng như mong đợi từ khách hàng Công nghệ phát triển kéo theo những vấn đề liên quan đến bảo mật cho nên ứng dụng nào càng bảo mật sẽ càng được khách hàng tin dùng Chính vì vậy, nền tảng hợp kênh hay Omni-Channel đã trở thành nền tảng phát triển chiến lược của ngân hàng trên thế giới và được khách hàng tin dùng vì nó thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng và đáp ứng được những kì vọng mà họ mong muốn

Trang 25

Hiện nay, các ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang cố tìm kiếm sự khác biệt từ các sản phẩm đa kênh cũng như các gói sản phẩm dịch vụ khác nhau Việc tạo hướng đi riêng cũng như tiếp thu xu hướng thế giới là điều cần thiết đồng thời nhu cầu của khách hàng đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về cái “ngân hàng chưa có”, tức là họ muốn trải nghiệm đồng nhất và liền mạch các giao dịch, muốn vấn đề bảo mật tốt hơn và đặc biệt muốn được cung cấp những sản phẩm liên quan đến nhu cầu cá nhân thông qua hành vi thường ngày Cho nên, bắt buộc các ngân hàng cần phải chuyển mình để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất

Thứ ba là sự tiến hóa của tiền tệ, Bitcoin là cú shock làm thay đổi hoàn toàn

khái niệm về tiền tệ và đe dọa sự tồn tại của các ngân hàng trung ương Mặc dù hiện tại giá Bitcoin cũng như các loại tiền mật mã khác đang sụt giảm mạnh so với mức đỉnh tạo lập được hồi đầu năm 2018, nhưng ý tưởng về Bitcoin đã giúp hiện thực hóa lý thuyết về một hệ thống tiền tệ phi tập trung mà nhà kinh tế học nổi tiếng Hayek từng đề xuất trong thế kỷ trước Tuy nhiên, với ý tưởng về Bitcoin, chúng ta đang ở một bước ngoặt lịch sử phát triển tiền tệ Các đồng tiền phi tập trung được kiểm soát bởi chính những người tham gia giao dịch mà không thông qua trung gian Quy mô nguồn cung tiền cũng tự động tăng lên theo quy mô các giao dịch trong nền kinh tế Khi đó, các ngân hàng trung ương, thậm chí là các ngân hàng thương mại với vai trò trung gian thanh toán bù trừ sẽ không còn cần thiết Đó là quan ngại của bà Christine Lagarde, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, trong Hội nghị về Fintech tổ chức tại Singapore hồi giữa tháng 11/2018

Thư tư là xu hướng ứng dụng Blockchain trong giao dịch ngân hàng

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ Trong trường hợp này, blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số Blockchain sở hữu tính năng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin Blockchain sẽ giúp tăng tốc độ, giảm tính phức tạp và hạ chi phí cho khâu thanh toán

Trang 26

Hệ thống blockchain tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin” Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động Các nhà phân tích cũng nhấn mạnh rằng, các ngân hàng trên toàn thế giới sẽ tiết kiệm được 20 tỷ USD vào năm 2022 nhờ áp dụng công nghệ blockchain Một số nhà phân tích tài chính tin rằng, trong tương lai không xa, blockchain sẽ thay thế các hệ thống chuyển khoản ngân hàng hiện tại

Một ứng dụng nữa mà blockchain mang đến cho các ngân hàng đó là hệ thống nhận diện khách hàng dựa trên sổ cái phân tán Điều này thực sự hiệu quả vì tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều phải có quy trình xác thực KYC (Know Your Customer) Blockchain cho phép người dùng xác minh danh tính chỉ bằng một bước đơn giản và thông tin này được lưu trữ và được cấp quyền cho các ngân hàng khác trong hệ thống Các hoạt động tài chính và ngân hàng có liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm tiền gửi và cho vay Nhưng tại một số ngân hàng lớn hiện nay trên thế giới, việc đảm bảo vẫn chưa chắc chắn

Như vậy, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ đang làm thay đổi sâu sắc ngành tài chính nói chung cũng như các ngân hàng thương mại nói riêng Trước yêu cầu cấp bách, một số ngân hàng đã chấp nhận thay đổi và tìm kiếm cách thức phù hợp để theo kịp xu hướng Những ngân hàng tin rằng các bản chất cổ điển của ngân hàng vẫn chưa bị tác động rất có thể phải chịu hậu quả chưa thể lường trước được trong tương lai gần

Trang 27

Tài liệu tham khảo

Bùi Quang Tiên, (2017) Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh toán www.sbv.gov.vn

Đặng Xuân Tâm, (2017) Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến nền kinh tế thế giới, cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Phó trưởng phòng đám phán, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập kinh tế quốc tế

CMC Corperation, (2017) Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Đề xuất hợp tác với Viện/Trường đại học www.cmc.com.vn

Cấn Văn Lực, (2019) Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (2019) Banking Việt Nam 2019 – Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt

Nghiêm Xuân Thành, (2019) Ngân hàng với những thách thức CMCN 4.0 Tạp chí ngân hàng Số 2-3/2019

Nghiêm Xuân Thành, (2017) Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân hàng Việt Nam Tạp chí tài chính Số 2.2017

Nguyễn Trường Thắng, Hà Thị Hồng Vân, Nguyễn Thế Hoàng Anh, Trần Mạnh Đông, (2017) Các công nghệ nền tảng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần

thứ 4 và đối sách của các nước trên thế giới Viện công nghệ thông tin Viện hàn lâm

Khoa học và công nghệ Việt Nam

Nguyễn Trường Thắng, Trần Mạnh Đông, Nguyễn Thế Hoàng Anh, (2017) Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức trong lĩnh vực tự động hóa

Viện công nghệ thông tin Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam

Viện nghiên cứu kinh tế trung ương, Trung tâm thông tin-Tư liệu (2018), Tác

động cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam Chuyên

đề số 10/2018

Trần Minh Tâm, (2017) Tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Tạp

chí Khoa học đại học Văn Lang (6) 34-40.

Trang 28

CHƯƠNG 2

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ XU HƯỚNG TIẾP CẬN

2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2.1.1 Cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia điều này chỉ khác nhau ở mục tiêu được đặt ra theo quy mô doanh nghiệp hay quốc gia mà thôi Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân

Theo Từ điển Tiếng Việt (1997, tr.108) cạnh tranh được định nghĩa “Cố gắng

giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2014): “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là

hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”

Theo Porter (1985, 1998), cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả là giá cả có thể giảm đi

Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa

Trang 29

ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ

2.1.2 Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội” và kinh doanh có lãi Nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có so với các đối thủ cạnh tranh của họ Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia) Lợi thế cạnh tranh bền vững là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được

Quan điểm của Porter (1980, 1998), cạnh tranh là vấn đề cơ bản quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp… Chiến lược cạnh tranh là sự tìm kiếm vị thế cạnh tranh thuận lợi trong ngành, đấu trường chính của cạnh tranh, nhằm mục đích tạo lập một vị thế cạnh tranh thuận lợi và bền vững trước những sức ép quyết định sự cạnh tranh trong ngành

Có hai vấn đề trọng tâm làm nền tảng cho việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh Thứ nhất là mức độ hấp dẫn của ngành để có thể mang lại lợi nhuận lâu dài và các yếu tố quyết định điều này … Thứ hai là vị thế tương đối của doanh nghiệp trong ngành Định vị doanh nghiệp sẽ xác định khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn hay thấp hơn mức trung bình của ngành Một doanh nghiệp có khả năng định vị tốt sẽ có thể thu lợi nhuận nhiều hơn ngay cả khi cấu trúc ngành bất lợi và do đó khả năng sinh lợi của ngành cũng khá khiêm tốn (Porter,1980, 1998)

Nền tảng cơ bản để doanh nghiệp hoạt động đạt được mức lợi nhuận trên trung bình trong dài hạn là lợi thế cạnh tranh bền vững Cho dù doanh nghiệp có nhiều điểm mạnh và điểm yếu trước các đối thủ khác, nhưng tựu chung lại có hai loại lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể sở hữu: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa Điều quan trọng của bất cứ thế mạnh hay nhược điểm nào của doanh nghiệp cuối cùng vẫn là việc ảnh hưởng từ những ưu/ khuyết điểm đó đến chi phí và sự khác

Trang 30

biệt hóa Hai loại lợi thế cạnh tranh cơ bản này kết hợp với phạm vi hoạt động của một doanh nghiệp đang theo đuổi sẽ cho phép tạo ra ba chiến lược cạnh tranh tổng quát để đạt được hiệu quả trên mức trung bình của ngành, đó là chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược tập trung (Porter, 1985, 1998)

Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp Do vậy, các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh nhưng nó thường rất dễ bị xói mòn bởi những hành động bắt chước của đối thủ

Ngoài ra, trên góc độ giá trị khách hàng, nghiên cứu của Slater và Narver (1990), Christensen (2010) cho rằng một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp khác khi khách hàng có thể nhận thấy được giá trị dành cho họ là cao nhất Trong đó, giá trị dành cho khách hàng là phần chênh lệch giữa tổng giá trị và tổng chi phí của khách hàng

Slater và Narver (1994, tr.22) định nghĩa lợi thế cạnh tranh như sau: “Để đạt được hiệu suất cao, một doanh nghiệp phải phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh đã từng được sử dụng dựa trên đặc điểm cấu trúc ngành như sức mạnh thị trường, tính kinh tế theo quy mô, hoặc một dòng sản phẩm rộng, thì hiện nay đã chuyển sang nhấn mạnh tới năng lực cho phép một doanh nghiệp luôn cung cấp giá trị vượt trội cho khách hàng của mình Điều này, sau tất cả, là ý nghĩa của lợi thế cạnh tranh”

Christensen (2010, tr.21) thì cho rằng “Lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà một doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối thủ tiềm năng và hiện tại”

Như vậy, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thành công thường được giải thích thông qua chất lượng dịch vụ góp phần vào giá trị của

Trang 31

khách hàng, kết quả là gia tăng sự hài lòng và định hướng tiêu dùng, thậm chí tạo ra lòng trung thành của khách hàng từ đó nâng cao khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp

2.1.3 Năng lực cạnh tranh

Có khá nhiều định nghĩa về năng lực cạnh tranh và trong luận án này xin trích dẫn một số khái niệm chủ yếu đề cập dưới góc độ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm làm rõ hơn về vấn đề này

Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng thị

phần và đạt lợi nhuận cao của doanh nghiệp Đây là quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp (Porter 1985, 1998);

Hai là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức

hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Porter (1990) cho rằng, năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và sứ mạng của doanh nghiệp;

Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh

tranh Theo Porter (1985,1998, tr.10) thì năng lực cạnh tranh là “để có thể cạnh tranh thành công các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế canh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu quả hơn”

Quan niệm của Porter (1985, 1998) không chỉ đề cập đến vấn đề năng lực

cạnh tranh mà còn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh

tranh của mình Nói cách khác, doanh nghiệp phải liên tục duy trì mức lợi nhuận

Trang 32

trên cơ sở bám sát với nhịp độ phát triển của thị trường Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh theo quan niệm mang tính dài hạn này của Porter cũng như đại đa số các nhà nghiên cứu khác không bao gồm việc hạ thấp giá thành bằng những biện pháp có tính tiêu cực như cắt giảm lương nhân viên, cắt giảm

chí phí bảo hộ lao động, cắt giảm chi phí phúc lợi, chi phí môi trường, Năng lực

cạnh tranh phải gắn liền với khái niệm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội

Một số tác giả trong nước dựa trên quan điểm của Porter (1985,1998) để đưa ra định nghĩa trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của mình như: Nguyễn Minh Tuấn (2010) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Theo Lê Công Hoa và Lê Chí Công (2006) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn

Bốn là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả năng kết hợp các

nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh Theo Sanchez và Heene (1996), Sanchez (2004), năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Nó trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp

Tóm lại, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất Trong nghiên cứu này năng lực cạnh tranh được hiểu là:

“khả năng sử dụng và kết hợp các nguồn lực, khả năng của doanh nghiệp nhằm duy

Trang 33

trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao hơn so với đối thủ và thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh” Định

nghĩa này không chỉ đề cập tới các yếu tố nội lực của mỗi doanh nghiệp được tính bằng các nguồn lực về tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị, thông tin thị trường,… một cách riêng biệt mà còn thể hiện sự tổ chức, phối hợp sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh và đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách bền vững trong môi trường động

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có nhiều những khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại, trong tài liệu này trích dẫn một số khái niệm như sau:

Dựa trên nghiên cứu của mình, Nguyễn Thanh Phong (2010) đã định nghĩa:

“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng mà do chính ngân hàng tạo ra trên cơ

sở duy trì và phát triển những lợi thế vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh” Theo quan định nghĩa này, năng lực cạnh tranh của NHTM

được đánh giá qua các yếu tố: năng lực tài chính; năng lực công nghệ; nguồn nhân lực; năng lực quản trị điều hành; mạng lưới hoạt động; mức độ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; …trong đó, năng lực tài chính và năng lực quản trị được xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM

Theo Nguyễn Thị Quy (2008), “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là

khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng, đồng thời đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”

Với khái niệm này thì Quy (2008) đã đề cập đến năng lực nội tại của một NHTM và mối quan hệ của nó với sự phát triển của ngành ngân hàng trên cơ sở tận dụng được lợi thế của mình nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn Mặt khác, khái niệm trên cũng thể hiện sự linh hoạt trong chiến lược cạnh tranh của NHTM khi thích nghi và tận dụng những sự thay đổi của môi trường kinh doanh

Trang 34

Như vậy, năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm sự phối hợp các yếu tố nội tại và ngoại sinh của ngân hàng tác động đến chiến lược cạnh tranh của ngân hàng Từ đó, có thể tận dụng các cơ hội trên cơ sở phát huy lợi thế của mình, đồng thời cũng khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng hiệu quả các lợi thế so sánh để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với NHTM khác Đây là một yếu tố năng động mà luôn được đặt trong sự phát triển liên tục Các lợi thế so sánh (hiện có và được tạo ra) chỉ là những yếu tố tiềm năng, điều quan trọng là các lợi thế này phải được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, đồng thời phải luôn đầu tư nhằm duy trì và tăng cường thêm năng lực một cách bền vững Ngoài ra, cạnh tranh là một hoạt động có chủ đích, do vậy năng lực cạnh tranh thường gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh, tức là mức độ đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đặt ra

Trong tài liệu này, năng lực cạnh tranh của NHTM được định nghĩa như sau:

“Năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng sử dụng, phối hợp các nguồn lực, khả

năng nhằm duy trì và tạo ra lợi thế của mình so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu đề ra trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi”

2.2 Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp

Tiếp cận năng lực cạnh tranh từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp có 4 hướng nghiên cứu nhỏ Đó là: trường phái kinh tế học tổ chức; lý thuyết về nguồn lực, lý thuyết về năng lực và hướng tiếp cận phối hợp dựa trên chuỗi giá trị

2.2.1 Tiếp cận năng lực cạnh tranh theo trường phái kinh tế học tổ chức

Mô hình kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) được Proter (1980) khái quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hành hay chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure -> Conduct -> Performance) Điểm then chốt của mô hình này là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh

Trang 35

tranh với nhau Cơ cấu ngành quyết định hành vi – chiến lược kinh doanh – của doanh nghiệp và điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngành (Barney, 1991; Porter, 1980) Về cơ bản, phát triển một chiến lược cạnh tranh là phát triển một công thức cơ bản về cách doanh nghiệp cạnh tranh, mục tiêu nên có và những chính sách cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó Lý thuyết kinh tế học tổ chức đã trình bày một khung phân tích nhằm giúp một doanh nghiệp phân tích toàn bộ ngành kinh doanh, dự báo sự vận động tương lai của ngành, hiểu được các đối thủ cạnh tranh và vị trí của bản thân doanh nghiệp từ đó biến những phân tích này thành một chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp cụ thể (Porter, 1985, 1998) Mô hình SCP – được củng cố bởi lý thuyết cạnh tranh nhóm rất hữu ích trong việc hình thành chiến lược và đánh giá bản chất cạnh tranh trong ngành Mô hình này cũng giúp chúng ta phân tích hiệu quả kinh doanh của ngành (các doanh nghiệp trong ngành) và nhận diện tiềm năng của từng ngành kinh doanh (các ngành khác nhau có hiệu quả kinh doanh cũng khác nhau)

Mặt khác, đơn vị phân tích trong lý thuyết IO nguyên thủy là ngành, vì vậy nó không có hữu ích nhiều khi phân tích và so sánh hiệu quả kinh doanh của các danh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành Những phát triển tiếp theo của IO đã chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành (Porter, 1985) Porter (1980, 1998) đã ứng dụng trong mô hình viên kim cương và mô hình năm áp lực cạnh tranh (cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; áp lực của khách hàng; áp lực của nhà cung cấp; áp lực của sản phẩm thay thế và áp lực của các doanh nghiệp tiềm năng xâm nhập thị trường), trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh

Cạnh tranh độc quyền (Chamberlin, 1933) tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ Mô hình cạnh tranh kinh tế học tổ chức và mô hình cạnh tranh độc quyền đều chú trọng đến việc giải thích chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh trong cạnh tranh Kinh tế học Chamberlin bắt đầu thông qua việc tập trung vào năng lực đặc biệt của doanh nghiệp và tiếp theo là theo dõi tác động của sự khác biệt này vào chiến lược và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi

Trang 36

Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác biệt của các doanh nghiệp và đây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong mô hình cạnh tranh Chamberlin, doanh nghiệp vẫn tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc xác định doanh thu biên tế bằng với chi phí biên tế (Marginal Revenue = Marginal Cost) như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo Tuy nhiên, nếu thành công trong sự khác biệt sẽ đem lại lợi nhuận vượt trội Vì vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của doanh nghiệp Mặt khác, mô hình cạnh tranh trong kinh tế học tổ chức và Chamberlin không đối kháng nhau mà chúng bổ sung lẫn nhau Cơ cấu ngành ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tận dụng lợi thế khác biệt của doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược cạnh tranh Kinh tế học tổ chức cũng thừa nhận lợi thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi Những lợi thế khác biệt này của doanh nghiệp chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Wernefelt, 1984, 1995; Barney, 1991, 2001)

Như vậy, kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích cạnh tranh trong điều kiện mất cân bằng của thị trường và nền kinh tế độc quyền với giả định doanh nghiệp có lợi thế tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực Do vậy, trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, đã không còn là lợi thế của doanh nghiệp Mặt khác, đối tượng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh độc quyền đều hướng tới các ngành kinh doanh với giả định là các doanh nghiệp trong cùng ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất Đây là hạn chế lớn nhất trong việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay

1.2.2 Tiếp cận từ nguồn gốc chuỗi giá trị của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị là một tập hợp các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện để tạo ra giá trị cho khách hàng của mình Chuỗi giá trị giải thích cách thức công ty tạo ra giá trị và tìm cách để gia tăng giá trị là những yếu tố quan trọng trong việc phát triển một chiến lược cạnh tranh Porter (1985, 1998) đề xuất chuỗi giá trị chung mà các

Trang 37

doanh nghiệp có thể sử dụng để kiểm tra tất cả các hoạt động của mình và xem cách chúng phối hợp với nhau Cách thức mà các hoạt động của chuỗi giá trị được thực hiện ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận Vì vậy, công cụ này có thể giúp chúng ta hiểu được nguồn gốc giá trị của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị tổng quát của Porter (1985, 1998) là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đại diện cho hoạt động của một công ty và các quy trình kinh doanh Trong thực tế, Porter (1985,1998) giả định rằng trong chuỗi giá trị các nguồn lực của một doanh nghiệp là phụ thuộc vào hoạt động của nó - và vì thế hình thức chuỗi giá trị của một công ty (các nguồn lực và khả năng nó sử dụng) phụ thuộc vào cơ cấu ngành công nghiệp, các hoạt động chức năng mà doanh nghiệp tập trung vào, các chuỗi giá trị của khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và liệu doanh nghiệp có một chi phí hoặc sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Những nhận định này cũng khá tương đồng với giả định trong quan điểm dựa vào nguồn lực và năng lực cho rằng, lợi thế cạnh tranh phụ thuộc vào nguồn lực và khả năng của một công ty (Wernerfelt, 1984; Barney, 1991; Sanchez, 1996, 2004)

Hubbard và cộng sự (2008) dựa trên quan điểm nguồn lực, trường phái khả năng động và lý thuyết năng lực phát triển một mô hình chuỗi giá trị để đánh giá và quản lý nguồn lực và khả năng Khác với một chuỗi giá trị dựa trên các hành động, phương pháp tiếp cận này giúp làm rõ mối tương quan giữa tài sản và khả năng khác nhau của doanh nghiệp Do đó, nó có thể giúp các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý phân tích sự thành công của doanh nghiệp xuất phát từ tập hợp các nguồn lực, khả năng và thúc đẩy chiến lược của công ty phát triển hơn nữa Hubbard và cộng sự (2008) cho rằng chuỗi giá trị nguồn lực và khả năng sẽ hữu ích nhất khi xác định cách các quy trình kinh doanh của một công ty nên được đầu tư cho những nguồn lực và khả năng cần tạo ra chúng, hoặc làm thế nào những quyết định này có thể ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty

Những năng lực của doanh nghiệp được đầu tư bởi nhiều loại nguồn lực và khả năng tương tác với nhau để xác định chiến lược của doanh nghiệp (Hình 2.1) Freiling và cộng sự (2008) cho rằng đầu tư năng lực được yêu cầu nhằm đáp ứng

Trang 38

mục tiêu hoặc chiến lược cụ thể, hệ thống mối quan hệ của các nguồn lực và khả năng trong một doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng các nguồn lực và khả năng khác có thể phải được phát triển hoặc điều chỉnh để sử dụng nguồn lực và năng lực mới hiệu quả nhất Theo Hubbard và cộng sự (2008), bằng cách kết hợp và tái kết hợp các nguồn lực của công ty và khả năng trong nhiều cách khác nhau, các nhà quản lý cố gắng để đảm bảo rằng các nguồn lực và khả năng phù hợp với mục tiêu chiến lược cụ thể của doanh nghiệp Hoặc bằng cách thay đổi các nguồn lực và khả năng của một công ty, nhà quản trị có thể thay đổi năng lực của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải mua lại nguồn lực, khả năng mới để đáp ứng nhu cầu của phát triển thị trường Khi môi trường thay đổi, các nhà quản trị có thể từ bỏ các nguồn lực nhất định trong khi tích lũy các nguồn lực khác Sau đó, họ sẽ xây dựng các khả năng mới trên tập hợp các nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp

Theo Hubbard và cộng sự (2008), chuỗi giá trị nguồn lực phải đại diện cho các giai đoạn khác nhau trong đời sống của doanh nghiệp, trong đó các nguồn lực và khả năng khác nhau được sử dụng trong từng giai đoạn Cách thức đầu tư nguồn lực

Năng lực tổ chức (Oragnizational competences)

Khả năng động (Dynamic capability)

Khả năng tích hợp (Integrative capabilities)

Khả năng vận hành (Operational capabilities)

Mua bán Phát triển Kết hợp Tái kết hợp Phát triển

(Aquire)(Develop)(Combine)(Recombine) hơn nữa hoặc từ bỏ

(Develop Further or Divest)

Chiến lược nguồn lực

Cốt lõi và không cốt lõi Hoạt động kinh doanh

Hình 2.1: Chuỗi giá trị đầu tư nguồn lực và khả năng

(The resources and capabilities investment value chain)

(Nguồn : Hubbard và cộng sự, 2008)

Ngày càng phụ thuộc

thời gian

Phân phối giá

trị cho các nhà

cung cấp nguồn lực của

doanh nghiệp

Trang 39

và khả năng thể hiện các chuỗi giá trị trong các giai đoạn phát triển của một công ty đó là: (1) phát triển sản phẩm, dịch vụ và thị trường của công ty mới; (2) phát triển sản phẩm và dịch vụ mới và cải thiện quy trình; (3) phát triển khả năng sử dụng tri thức hiệu quả của công ty; (4) phát triển mạng lưới và liên minh để mở rộng nghiên cứu thị trường của công ty; (5) phát triển năng lực để phản ứng tích cực với thay đổi lớn của thị trường; (6) mua lại hoặc sáp nhập với các công ty khác để duy trì tăng trưởng bền vững

Chẳng hạn, khi công ty đang ở giai đoạn 6 – mua lại hoặc sáp nhập với công ty khác để duy trì tăng trưởng bền vững - của quá trình phát triển ổn định và mở rộng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là một đối thủ lớn trên thị trường và sở hữu các nguồn lực và khả năng cụ thể mà nó hiểu có liên quan trực tiếp đến thị trường thành công của nó Trong giai đoạn này (Hình 2.2), năng lực cạnh tranh có thể phát triển thông qua sáp nhập và mua lại nguồn lực để đạt được sức mạnh tổng hợp bằng cách kết hợp các nguồn lực và khả năng cụ thể của công ty với các nguồn lực công ty có thể thuê, mua trên thị trường nguồn lực Để tạo điều kiện tăng trưởng trong giai đoạn này, công ty sẽ đầu tư phát triển hoặc mua lại các nguồn lực và khả năng hữu ích trong quá trình sáp nhập và mua lại Điều này khá phù hợp với các

Năng lực xác định rõ ràng (Clearly identified competences)

Khả năng tích hợp (Integrative capabilities)

Khả năng động (Dynamic capabilities)

Phân phối giá

trị cho các nhà

cung cấp nguồn lực của

doanh nghiệp

Hình 2.2: Chuỗi giá trị đầu tư các nguồn lực và khả năng của công ty

(Phase 6: Acquiring or Merging with Other Firms to sustain Firm Growth)

Khả năng Marketing (Marketing capabilities)

Nguồn lực chức năng (Funtional resources)

Nguồn lực kiến trúc (Architectural

resources)

Nguồn lực mạng lưới (Network resources)

Nguồn lực mua lại (Acquisition

resources)

Trang 40

NHTM Việt Nam trong giai đoạn tái cấu trúc với các hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng

Đầu tư nguồn lực và khả năng càng quan trọng, bởi vì nguồn lực và khả năng của một công ty sẽ cần phải được đổi mới và tái phát triển khi một công ty phát triển qua các giai đoạn khác nhau, quy mô đầu tư nguồn lực và khả năng của công ty có thể sẽ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau, nhưng nó tăng đáng kể từ khi thành lập đến khi sáp nhập và mua lại Một công ty mới thành lập ở dạng đơn giản nhất có thể được tạo ra bằng cách đầu tư một doanh nhân hoặc kỹ năng quản trị, kỹ thuật và tiếp thị và tài sản cá nhân trong một doanh nghiệp mới Ở giai đoạn cuối, thành lập côn ty lớn, đa quốc gia có thể được tạo thành từ một mạng lưới phức tạp của sự đầu tư nhiều nguồn lực và khả năng riêng biệt, bao gồm (1) chức năng, kiến trúc, mạng lưới và mua lại trực tiếp tài sản, (2) khả năng vận hành, (3) khả năng tích hợp, và (4) khả năng năng động, để tạo ra (5) năng lực xác định rõ ràng công ty (Hubbard và cộng sự, 2008)

Bên cạnh nghiên cứu của Porter (1985) và Hubbard và cộng sự (2008), nghiên cứu của Lamarque (2005) đã đi tìm kiếm nguồn gốc của sức mạnh cạnh tranh trong

Cơ sở hạ tầng của ngân hàng Quản trị rủi ro

Nghiên cứu và phát triển

Nguồn nhân lực

Logictics đầu vào Tăng vốn (Fund raising)

Quan niệm về sản phẩm/dịch vụ đối với thị trường mục tiêu

Marketing – Bán hàng Chọn lựa phương pháp

phân phối, quảng cáo và thị trường mục tiêu

Kết hợp các dịch vụ cho sản phẩm và

dịch vụ sau bán hàng:

dịch vụ khách hàng

Lợi nhuận

biên

Hình 2.3: Chuỗi giá trị của ngân hàng thương mại (The commercial bank value chain)

(Nguồn: Lamarque E, 2005)

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w