1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ lịch sử design đề tài phong cách pop art pop design

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phong cách Pop Art – Pop Design
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Phúc
Người hướng dẫn Phạm Ngọc Thư
Trường học Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Mỹ thuật Công nghiệp
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 9,41 MB

Nội dung

Bằng cách sử dụng những hình ảnh đơn giản xuất hiện trong đời sống hàng ngày, kết hợp với màu sắc nổi bật, Pop Art đã phá bỏ sự phân chia cấp bậc của nghệ thuật, thách thức các giá trị m

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO CUỐI KỲ

LỊCH SỬ DESIGN

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2021

Trang 2

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Lớp: 21010201- Thiết Kế Công Nghiệp K25 Nhóm: 13

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích báo cáo 5

PHẦN NỘI DUNG 1 Giới thiệu chung 6

1.1 Bối cảnh lịch sử (1958-1972) và sự ra đời của phong cách 6

1.2 Sơ lược về Pop Art - Pop Design 7

2 Tìm hiểu chi tiết về Pop Art – Pop Design 7

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phong cách 7

2.2 Những đặc điểm nổi bật của Pop Art 10

2.3 Pop Design và những ảnh hưởng từ Pop Art 13

3 Ảnh hưởng của phong cách đến nền mỹ thuật và lĩnh vực thiết kế 14

3.1 Giá trị nghệ thuật nổi bật 14

3.3 Các nhà thiết kế và những thành tựu tiêu biểu 16

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang 4

Từ thời xa xưa, con người luôn vì bình đẳng mà nỗ lực, đấu tranh không ngừng Xã hội hiện đại ngày nay vẫn đang phấn đấu và xem bình đẳng như là một giá trị cốt lõi Nghệ thuật cũng không ngoại lệ

Sau thế chiến thứ II, tình hình xã hội của các nước ngày càng căn thẳng Những vấn

đề chính trị và sự bất công trong xã hội đã khiến cho người dân lâm vào cảnh khó khăn,

bế tắc, phẫn nộ, đặc biệt là trong giới trẻ Họ luôn mong cầu quyền bình đẳng, muốn được đối xử như nhau về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, không phân biệt thành phần và địa vị xã hội và cơ bản nhất là bình đẳng trước pháp luật Cùng với sự phát tiểncủa khoa học công nghệ và truyền thông, những phong cách mới trong giới trẻ phương Tây dần hình thành Giới trẻ xem nghệ thuật là tiếng nói của họ và coi đó như một lời đấu tranh giành lại sự bình đẳng Từ đấy, các trào lưu nghệ thuật phá cách, nổi loạn, vô chính phủ ra đời và tiêu biểu nhất chính là Pop Art

Pop Art như một làn gió mới vô cùng sôi động, là dấu chấm đột phá, tạo ra năng lượng rất tích cực và mới mẻ Bằng cách sử dụng những hình ảnh đơn giản xuất hiện trong đời sống hàng ngày, kết hợp với màu sắc nổi bật, Pop Art đã phá bỏ sự phân chia cấp bậc của nghệ thuật, thách thức các giá trị mỹ thuật truyền thống

Với cương vị là một người đề cao sự bình đẳng, yêu nghệ thuật, thích khám phá những thứ phá cách, độc lạ và là sinh viên ngành Thiết Kế Công Nghiệp, em rất ấn tượng với phong cách Pop Art bởi nó đã có những tác động nhất định đến sự hình thànhcủa Pop Design, cùng với nhiều thành tựu to lớn mà phong cách ấy mang lại cho lĩnh vực thiết kế nói riêng, giới nghệ thuật nói chung Và “Phong cách nghệ thuật Pop Art – Pop Design” cũng chính là chủ đề của bài báo cáo lần này Đây là một chủ đề rất thú vị,khơi dậy cho các sinh viên nhóm ngành mỹ thuật tinh thần ham học hỏi, khám phá cũngnhư mở rộng vốn hiểu biết về phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc biệt này

2 Mục đích báo cáo

Nhằm đề cao giá trị của phong cách Pop Art – Pop Design, cũng như ca ngợi các tác phẩm của các nhà thiết kế lừng danh trong phong cách này thông qua việc nghiên cứu

Trang 5

và tìm hiểu Từ đó có thể giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức bổ ích vào quátrình học tập, sáng tác và làm việc sau này

PHẦN NỘI DUNG

1 Giới thiệu chung

Trang 6

1.1 Bối cảnh lịch sử và xã hội gia đoạn 1958 – 1972

Giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, Một số nước lâm vào tình hình khó khăn, khủng hoảng Đời sống của người dân cơ cực và bắt đầu xuất hiện những bất công trong

xã hội như phân biệt giàu – nghèo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính,… Liên tiếp xảy ra những cuộc khủng bố Tất cả đã làm cho người dân thêm phần hoang mang, thất vọng, bế tắc, ức chế tâm lý

Kinh tế xã hội có những biến chuyển nhất định Xuất hiện nhiều công ty, tập đoàn lớn, thị trường mở rộng ra nhiều nước dẫn đến mức sống của người dân ngày càng tăng cao vàlàm nảy sinh chủ nghĩa thực dụng, từ đầu thập niên 50 ở Mỹ rồi sau đó lan sang Châu Âu Văn hoá xã hội cũng có những thay đổi vượt bật Khoa học công nghệ phát triển kéo theo truyền thông từng bước đi lên và trở thành công cụ quảng bá đắc lực, chiếm nhiều

ưu thế trong lĩnh vực giải trí, tác động đến văn hoá và đời sống tinh thần của người dân Những trào lưu nghệ thuật mang tinh thần nổi loạn, vô chính phủ bắt đầu xuất hiện như: trào lưu Hippie, phong trào văn hoá Dada,…

Hình 1 1: Trào lưu Hippie Nguồn: TLTK 8

1.2 Sơ lược về Pop Art – Pop Design

Phong cách Pop Art là tên gọi tắt của Popular Art, được hiểu là nghệ thuật đại chúng phổ biến cho mọi đối tượng, tầng lớp, nghĩa khác của từ “Pop” là một cú đấm Cụm từ

Trang 7

“Pop Art” được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà phê bình người Anh Lawrence Alloway trong một ấn bản vào năm 1958 của tạp chí Architectural Digest để chỉ những bức vẽ đánh dấu sự phát triển của xã hội tiêu dùng thời hậu chiến Pop Art là hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực trong cuộc sống hàng ngày của công chúng mà bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chính là xã hội Mỹ Nó ra đời vào giữa thập niên 1950 và gắn liền với các thị trường lớn, đặc biệt như truyền hình, điện ảnh, quảng cáo, truyện tranh, Phong cách

ấy đã bùng nổ ở Mỹ vào cuối thập niên này Nhưng phải đến thập kỷ 60 và đầu thập kỷ

70, trào lưu đó mới thật sự đi vào giai đoạn hưng thịnh

Pop Art chứa đựng những hình ảnh quen thuộc trong cuộc hằng ngày, nhiều đường nétđậm, đơn giản, kết hợp với từng khối màu sống động, điều này đã đem đến cảm giác mới

lạ, hiện đại Các màu sắc được sử dụng thường bị ảnh hưởng bởi những nền văn hóa của từng quốc gia Pop Art tự tin phá vỡ mọi ranh giới, thu hẹp được khoảng cách giữa nghệ thuật thương mại với mỹ thuật thuần tuý Hơn hết, phong cách Pop Art đã có những tác động to lớn đến Pop Design – một phong trào thiết kế của Anh, Ý trong những năm 1960.Điểm nổi bật cua nó nằm ở cách sử dụng màu sắc tươi sáng, hình dáng ấn tượng, vật liệu tổng hợp và đồ vật bỏ đi

2 Tìm hiểu chi tiết về Pop Art – Pop Design

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của phong cách:

Pop Culture hay còn gọi là văn hóa đại chúng, được khởi xướng như một phản ứng vớivăn hóa chính thức, vì 2 bên đại diện cho các thành phần xã hội khác nhau Trong thời kì

mà người dân mưu cầu bình đẳng như lúc bấy giờ, văn hoá đại chúng nổi lên như muốn biểu thị cho sự tình của số đông về một vấn đề phổ biến nào đó nhưng không tuân theo bất cứ quy chuẩn nào trong một nền văn hóa nhất định mà không bị cá nhân hoá Ta có thể hiểu, Văn hóa đại chúng hay văn hóa nghệ thuật quần chúng là các ý tưởng, quan điểm, thái độ, hành vi dễ lan truyền, âm nhạc và một số hiện tượng xã hội khác được số đông hưởng ứng nhưng lại bất quy tắt Văn hoá này có một vai trò chủ đạo xác định, đặc biệt là trong văn hóa phương Tây thời kỳ đầu đến giữa thế kỷ 20 rồi lan rộng ra toàn cầu

Trang 8

vào cuối thế kỷ 20 đến thế kỷ 21 và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các phương tiện truyền thông đại chúng

Từ năm 1950, nhạc Pop bắt đầu thịnh hành Đây là một thể loại của nhạc đương đại, thường rất phổ biến trong làng nhạc đại chúng và có nguồn gốc từ dòng nhạc Rock And Roll Nhạc Pop có một số đặc điểm nổi bật về phong cách nghệ thuật Dòng nhạc này thường nói đến những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống với những ca từ, giai điệu đơn giản, dễ nghe và có một số đoạn thường lặp đi, lặp lại Văn hóa quần chúng của những năm 1960 điển hình là âm nhạc Pop đã phản ánh sự khước từ tính truyền thống và Pop Art cũng không ngoại lệ Phong cách nghệ thuật này đã tuyên chiến với những tiêu chuẩnthẩm mỹ của nghệ thuật thuần tuý

Cùng thời điểm ấy, các phong trào mới cũng lần lượt nổ ra Nổi bật trong số đó là Hippie Nó nổi lên như một hiện tượng mới của giới trẻ Mỹ Đây là một văn hóa có ảnh hưởng đến lối sống của các thanh niên, được phát sinh từ một phong trào tại Mỹ khoảng giữa những năm 1960 rồi lan rộng sang các nước khác Đặc trưng của phong trào này chính là niềm tin xoay quanh giá trị hoà bình và tình yêu, thường gắn liền với các hình ảnh của nhóm người biểu tình chống chính phủ, gây ấn tượng xấu bởi việc sử dụng các chất kích thích Ngoài ra, phong trào Dada cũng tác động đến Pop Art khá nhiều Phong trào này đi vào tiêu cực dẫn đến việc phá hoại các giá trị cổ điển, bôi nhọ các giá trị truyền thống và đổ lỗi tất cả là do thế chiến thứ I Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến một số nghệ sĩ của xu hướng Pop Art

Nói đến triết lý chủ đạo của Pop Art, hay phong trào Dada, chúng ta thấy nổi bật làtính thực dụng trong các tác phẩm Đặc điểm này có thể thấy rất rõ là vì nó đã chịu ảnhhưởng từ những tư tưởng của học thuyết “Chủ Nghĩa Thực Dụng” do hai triết gia người

Mỹ Charles Peirce và William James, đồng sáng lập vào cuối thế kỷ 19 Với bối cảnh xãhội không đánh giá đúng bản chất, vị thế của văn hóa Bởi ảnh hưởng từ những tư tưởngcủa học thuyết này, các tác phẩm của xu hướng Pop Art luôn bắt đầu từ những hình ảnhmang tính đại chúng và thực dụng cao trong xã hội Chính sự hiện diện của những yếu tố

Trang 9

thực sự hữu ích và là biểu tượng của xã hội đương thời đó đã làm cho nghệ thuật xích lạigần công chúng hơn, dễ dàng truyển tải thông điệp của nghệ sỹ

Thời kì đó, các nghệ sĩ nhạc Pop cũng dần chiếm được ưu thế trên thị trường âm nhạc

Mỹ và tầm ảnh hưởng của họ bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới, nổi bật nhất phải kể đến ông hoàng nhạc Pop - Michael Jackson Nước Anh cũng không phải là trường hợp ngoại

lệ Nhạc Pop ở đây đang ngày một phát triển, điển hình là nhóm nhạc The Beatles, cùng

với đó là phong trào Hippie được hưởng ứng khắp nơi đã tạo ra một ngôn ngữ hình thể mới gọi là “Flower Power”, luôn gắn bó mật thiết với Pop Art, thời trang và một số lĩnh vực khác ví dụ như trong trang trí nội thất Các nghệ sĩ nói chung cũng như các nhà thiết

kế nói riêng đã đi theo con đường mới và phá

bỏ các lối mòn xưa cũ Tại Ý, Pop Art được biết đến với nhiều hình thức khác nhau bởi các nghệ sĩ như Franco Angeli, Tano Festa,

… Tại Nhật, Pop Art được biết đến bởi Tadanori Yokoo – nhà thiết kế đồ họa tài ba thời bấy giờ Nga là quốc gia tiếp cận phong cách Pop Art khá chậm và những tác phẩm nghệ thuật theo phong cách này chỉ nổi lên khoảng đầu những năm 70

Các yếu tố ấy đã giúp cho phong cách Pop Art ngày một lớn mạnh Từ đó tạo ra nhữngtác động nhất định lên lĩnh vực thiết kế, dẫn tới việc phong cách Pop Design được hình thành và dần trở nên thịnh hành từ năm 1950

Bắt đầu từ năm 1960, Pop Art từ Mỹ lan sang Châu Âu và biển đổi thành nhóm

“Tượng Hình Mới”, “Hiện Thực Mới” Pop Art luôn coi trọng và gắn liền với nền văn hóa Pop Đây là thứ văn hóa khá phổ biến lúc bấy giờ, được xem như một nguồn cảm hứng bất tận Ta có thể bắt gặp phong cách này trên các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày,

Hình 2.1: Ban nhạc The Beatles Nguồn: TLTK 9

Trang 10

truyền thông quảng cáo, phim ảnh, hoạt họa, biểu tượng,… Sự sáng tạo của người nghệ sĩ

và đặc biệt là sự giao thoa văn hóa ngày càng được đề cao

2.2 Những đặc điểm nổi bật của Pop Art:

Andy Warhol – một nhân vật tiêu biểu của nghệ thuật Pop Art đã nói rằng “Vạn vật đều có vẻ đẹp và Pop Art là tất cả những thứ đó” Bằng các hình ảnh đơn giản xuất hiện trong đời sống hàng ngày, kết hợp với màu sắc nổi bật, Pop Art đã phá vỡ sự phân chia cấp bậc của nghệ thuật, thách thức các giá trị mỹ thuật thuần tuý Những đặc điểm chính của phong cách nghệ thuật Pop Art đó chính là có đối tượng dễ nhận biết, chịu ảnh hưởngcủa tranh ảnh báo chí hoặc các phương tiện truyền thông đại chúng, dạng hình ảnh phẳng hay phân chia theo mảng; ngôn ngữ hình ảnh khá trẻ trung và có cách thể hiện táo bạo, màu sắc rất rực rỡ, tương phản mạnh, thường gặp là vàng, đỏ và xanh dương

Pop Art còn nói

lên đúng bản chất của chính sự vật ấy” và đó là tư tưởng chủ đạo của nghệ thuật Pop Art

ở Mỹ Họ sử dụng những hình ảnh người nổi tiếng, truyện tranh,… để cho người xem dễ nhận biết đối tượng và đi ngược lại với việc nhấn mạnh vào cảm xúc của chủ nghĩa cá nhân Pop Art cũng mang trong mình sự ngẫu hứng và đã tạo nên những điều đặc biệt, đến từ nhiều họa tiết Comic hoặc Graffiti Đây là sự ảnh hưởng của phong trào truyện tranh Comic rầm rộ và nghệ thuật Underground của Mỹ Điển hình là phong cách của Roy Lichtenstein cũng lấy cảm hứng từ truyện tranh, thể hiện những quan điểm về nghệ

Hình 2.2: Tác phẩm “Whaam!” – Roic Lichtenstein Nguồn: TLTK 10

Trang 11

thuật của mình thông qua các ô lời thoại trong những tác phẩm sau này vẽ lấy cảm hứng

từ truyện tranh siêu anh hùng của Roy Lichtenstein – một trong những gương mặt đại diện cho nghệ thuật Pop Art thời kì đầu – đã trở thành biểu tượng trong nền văn hóa Mỹ ngày nay

Pop Art đã phá bỏ đi rào cản của nghệ thuật khi hướng nó tới gần hơn với đại chúng bằng cách lựa chọn khai thác những chủ đề đời thường như lon súp, chai Coca Cola, Đây là cách mà người nghệ sĩ đem nghệ thuật hoà nhập với văn hoá đại chúng, hướng đến phạm vi người xem rộng hơn, đưa những tác phẩm đường phố vào phòng tranh, Keith Haring cùng với những nghệ sĩ như Jean-Michel Basquiat đã thu hẹp khoảng cách giữa thế giới nghệ thuật hàn lâm và nghệ thuật đường phố Họ đã ảnh hưởng đến cả một thế hệ, bao gồm cả các nghệ sĩ theo trường phái Pop Graffiti nổi tiếng như Banksy và Shepard Fairey

Trang 12

Điểm đầu tiên khiến người xem ấn tượng với các tác phẩm Pop Art là cách sử dụng màusắc cực kì nổi bật Nhờ những mảng màu cơ bản được phối cùng những gam màu neon

mà Pop Art mang tới luồng sinh khí đầy lạc quan và sống động Bảng màu của phongcách Pop Art rất phong phú và sôi động Tất cả các màu sắc đều rất năng động Đó có thể

nhiều màu sắc cũng được

sử dụng tô điểm cho gian

phòng Bảng màu của

phong cách Pop Art rất

phong phú và sôi động Đó có thể là màu đỏ thẫm, đỏ tươi, vàng, tím, xanh dương vàxanh lá cây Ví dụ điển hình chính là mẫu thiết kế nổi tiếng trên toàn thế giới - lon CocaCola Ấn phẩm này được hình thành từ những dạng hình ảnh phẳng hay phân chia theomảng, màu sắc rất rực rỡ, tương phản mạnh Mục tiêu cơ bản đằng sau nghệ thuật PopArt là tạo ra một hình thức nghệ thuật với ý nghĩa ngay lập tức Điều này trái ngược vớicác tác phẩm sơn dầu, được thẩm định và ngưỡng mộ bởi các chuyên gia về nghệ thuật

Để đạt mục đích ngay lập tức đó , các nghệ sĩ Pop Art phải thử nghiệm với nhữngphương pháp mới, như tranh acrylic, cắt dán trên vải bằng cách sử dụng vật liệu thôngthường, in lụa, Bên cạnh đó Pop Art tích cực sử dụng sự tương phản màu trong các vậtdụng, các bức tranh trang trí Các đèn neon nhiều màu sắc cũng được sử dụng tô điểmcho gian phòng Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế nhất định Vì là những gam màubậc một, chói nên khó sử dụng trong nội thất, phải kết hợp với các gam màu khác đểdung hoà, ít sử dụng cho ngoại thất do ánh nắng tác động, màu mau phai, khó sử dụng

cho đối tượng là người trung niên và người già

Hình 2.3: Tác phẩm “Coca-cola” - Andy Warhol Nguồn: TLTK 11

Trang 13

Người ta thường ví von Pop Art như là một loại ngôn ngữ riêng hay nói cách khác đây chính là tiếng nói mới của nghệ thuật

Không giống như phong trào Dada tiêu

cực, với mục đích phá hoại các giá trị cổ

điển và đổ lỗi cho thế chiến thứ I, Pop Art

tìm kiếm sự phản ánh của các giá trị xã hội

và môi trường nơi nó sinh ra Vì thế các

nghệ sĩ tập trung vào các mối quan tâm

thường ngày như: tình yêu, tiền tài và tâm

trạng, hay đôi khi là sự châm biếm, phê

bình Nói đúng hơn Pop Art chính là chiếc

gương phản chiếu xã hội lúc bấy giờ

Thường thì để đạt điều này họ cần phải

dùng các hình ảnh phổ biến hoặc châm

biếm, có tác động thị giác mạnh mẽ Nhưng

đôi khi nó chỉ đơn giản như là một lời tâm sự, than trách hay biểu thị cho trạng thái cảm xúc của con người

2.3 Pop Design và những ảnh hưởng từ Pop Art

Khi Pop Art chính tuyên chiến với nghệ thuật truyền thống, ở đâu cũng có một cuộc

đua làm nghệ thuật bao gồm nội thất, truyện tranh, quảng cáo, Những thứ ấy vốn dĩ không cao siêu về mặt thẩm mỹ, nhưng khi nội dung tầm thường ấy được đưa vào tranh thì lại rất kích thích như tranh của Roy Lichtenstein, Tom Wesselmann hay Andy Warhol và được dùng làm khẩu hiệu tuyên truyền cho xã hội Thứ thẩm mỹ đó đã tác động vào lĩnh

Hình 2.4: Tác phẩm Thinking of him – Roy

Lichtenstein Nguồn: TLTK 12

Ngày đăng: 07/05/2024, 16:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w