1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo cuối kỳ thực trạng khai thác quần thể di tích cố đô huế phục vụ phát triển du lịch

55 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Khai Thác Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế Phục Vụ Phát Triển Du Lịch
Tác giả Nông Thị Thu Hiền, Lương Thị Mỹ Dung, Đặng Thị Thu Hồng, Nguyễn Thị Thùy Linh, Lê Hoàng Ni, Hoàng Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Ngọc Quỳnh Nhi, Huỳnh Long Nhựt, Lê Thị Thão Vy, Lưu Ngọc Phương Vy
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thúy Nguyệt
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn Hóa Du Lịch
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 8,56 MB

Nội dung

Một số công trình kiến trúc nổi bật trong Quần thể di 琀ch cố đô Huế...10II.. Nhận thấy những điều đó, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài “Thực trạng khai thác Quần thể di 琀ch cố đô Hu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO CUỐI KỲ

THỰC TRẠNG KHAI THÁC QUẦN THỂ

DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Giảng viên hướng dẫn :TS Phạm Thị Thúy Nguyệt

Môn học: Văn hóa du lịch

Lớp: K11 Nhóm thực hiện: Nhóm 3

lOMoARcPSD|38896048

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích thực hiện đề tài 6

I Quần thể di 琀ch Cố đô Huế - nền tảng cho phát triển du lịch di sản 8

1 Khái quát về Quần thể di 琀ch cố đô Huế 8

2 Một số công trình kiến trúc nổi bật trong Quần thể di 琀ch cố đô Huế 10

II Giá trị của Quần thể di 琀ch cố đô Huế 22

1 Giá trị lịch sử 22

2 Giá trị văn hoá – nghệ thuật, thẩm mỹ, kiến trúc 26

3 Giá trị khoa học 28

III Thực trạng khai thác Quần thể di 琀ch Cố đô Huế phục vụ phát triển du lịch 29

1 Khai thác Quần thể di 琀ch cố đô Huế phục vụ phát triển du lịch 29

2 Thực trạng phát triển du lịch của Quần thể di 琀ch cố đô Huế 32

3 Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác Quần thể di 琀ch cố đô Huế phục vụ du lịch 35

lOMoARcPSD|38896048

Trang 4

IV Giải pháp bảo tồn và phát triển Quần thể di 琀ch cố đô Huế phục vụ phát triển du lịch 37

V Kết luận 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC

Trang 5

Ngọ môn Huế

lOMoARcPSD|38896048

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những thập kỷ gần đây du lịch phát triển mạnh mẽ bởi sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống, áp lực công việc, con người 琀m đến du lịch để thư giãn, đồng thời 琀m hiểu các vùng đất mới, học hỏi những kinh nghiệm cũng như thiết lập các mối quan hệ Du lịch là nhu cầu bậc cao của con người, do đó, trong điều kiện kinh tế và xã hội phát triển như ngày nay, du lịch đang ngày càng được ưa chuộng Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình

du lịch cũng được đa dạng hóa từng ngày, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách cũng như phát triển thế mạnh của quốc gia mình Mục 琀椀êu chung của du lịch thế giới là phát triển du lịch bền vững Muốn thế, tổ chức hoạt động du lịch phải gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn tài nguyên và gắn liền với giá trị con người, xã hội

Nằm ở Bắc Trung Bộ, khúc ruột miền Trung của Tổ quốc, Huế không chỉ nổi 琀椀ếng với sông Hương – núi Ngự thơ mộng, trữ 琀nh mà còn là nơi có nhiều di 琀ch lịch sử cách mạng, di sản văn hóa trường tồn mãi mãi với thời gian Trải qua gần 400 năm biến động của lịch sử (1558- 1945) Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng mình những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam Những 琀椀nh hoa của biết bao thế hệ chắt lọc hội tụ về đây kết 琀椀nh thành một nền văn hóa đậm đà bản sắc

Huế được mệnh danh là xứ sở của di sản khi có đến 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau được UNESCO công nhận, đó là: Quần thể di 琀ch cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn và Châu bản triều Nguyễn Trong

đó 琀椀êu biểu nhất là Quần thể di 琀ch cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đầu 琀椀ên của Việt Nam được UNESCO công nhận So với các cố đô khác trong cả nước, Huế là nơi còn giữ

Trang 7

được khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa quán…độc đáo và đặc sắc Ngày nay, các công trình kiến trúc đã được đưa vào khai thác và trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch không chỉ trong mà còn ngoài nước Tuy nhiện trong quá trình khai thác di sản phục vụ phát triển du lịch bên cạnh các thế mạnh và những cơ hội lớn thì vẫn còn tồn tại những bất lợi và thách thức cho người làm du lịch cũng như các đơn vị bảo vệ di 琀ch Nhận thấy những điều đó, nhóm đã quyết định thực hiện đề tài “Thực trạng khai thác Quần thể di 琀ch cố đô Huế phục vụ phát triển du lịch” với hy vọng rằng việc 琀m hiểu, phân 琀ch thực trạng khai thác thông qua những

số liệu cụ thể sẽ giúp các doanh nghiệp kinh doanh có cái nhìn sâu sắc hơn, đề ra các chiến lược và chính sách để khai thác tốt hơn các giá trị văn hóa của quần thể, song song với việc bảo vệ và tôn tạo di 琀ch

2 Mục đích thực hiện đề tài

Thông qua việc 琀m hiểu, phân 琀ch và đánh giá thực trạng khai thác Quần thể di 琀ch

cố đô Huế phục vụ du lịch, đề tài khẳng định những ưu thế và giá trị nhân văn to lớn của di sản đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung Đồng thời qua quá trình 琀m hiểu, chỉ ra được những hạn chế, thách thức Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo Quần thể di 琀ch và phát triển du lịch

lOMoARcPSD|38896048

Trang 8

Sơ đồ vị trí 14 hạng mục Di sản trong Quần thể di 琀ch Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 9

I Quần thể di 琀ch Cố đô Huế - nền tảng cho phát triển du lịch di sản

1 Khái quát về Quần thể di 琀ch cố đô Huế

Quần thể di 琀ch cố đô Huế bao gồm những di 琀ch lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn –triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷXIX đến nửa đầu thế kỷ XX trên địa bàn kinh đô Huế xưa, nay thuộc phạm vi thành phố Huế

và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di

sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, Quần thể di 琀ch Cố đô Huế được ghi vàodanh mục Di sản văn hóa thế giới vì đã đạt 2 琀椀êu chí nổi bật toàn cầu về văn hóa theo Côngước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972 là :

Tiêu chí (iii) : thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất

mà đỉnh cao của nó vào đầu thế kỷ XIX

Tiêu chí (iv) : là một ví dụ nổi bật về một thủ đô phong kiến phương Đông

Trong tác phẩm “Huế - triều Nguyễn, một cái nhìn” của Trần Đức Anh Sơn, Quần thể di 琀ch

1 Nhóm di 琀ch thành quách, công thự mang đặc điểm kiến trúc truyền thống kết hợp với khuôn mẫu Trung Hoa và kỹ thuật xây dựng quân sự của phương Tây Đây là cơ sở

để hình thành diện mạo cơ bản của kiến trúc kinh đô Huế Tiêu biểu cho hạng mục công

trình chính trong Kinh thành Huế là Hoàng Thành, thường được gọi là Đại Nội, được xây

dựng năm 1804 và hoàn thành vào năm 1833 với toàn bộ hệ thống cung điện vào

khoảng 147 công trình

2 Nhóm di 琀ch lăng tẩm là sự vận dụng phong cách cung đình vào lối kiến trúc nhà vườn

xứ Huế Tiêu biểu cho nhóm di 琀ch này là Lăng Tự Đức hay còn gọi là Khiêm Lăng Đây là

lăng của vua Tự Đức – vị vua uyên thâm và lãng tử nhất triều Nguyễn Khiêm Lăng được xây dựng vào năm 1864 hoàn tất năm 1867, được xem là một trong những công trình

lOMoARcPSD|38896048

Trang 10

đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.

3 Nhóm các công trình kiến trúc tôn giáo và 琀n ngưỡng: Nổi bật trong nhóm di 琀ch này

là công trình kiến trúc chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hoàng chính thức cho xây dựng vào năm 1601 Kể từ đó, các chúa Nguyễn rồi các vua Nguyễn đều xem đây là một quốc tự và luôn chú trọng chăm lo, tu bổ cho chùa Đây là ngôi chùa cổ nhất và nổi 琀椀ếng nhất ở miền Trung và miền Nam Việt Nam

Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế,

Tử cấm thành Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc Hệ thống thành quách ở đây là một sự kết hợp tài 琀nh giữa 琀椀nh hoa kiến trúc Đông và Tây Hoàng Thành nằm ở khoảng giữa kinh thành là nơi đặt các cơ quan cao nhất của chế độ quân chủ và là nơi thờ tự các vua chúa đã quá cố Tử Cấm Thành là vòng thành nằm trong Hoàng Thành ngay sau lưng Điện Thái Hoà Tử Cấm Thành dành riêng cho vua và gia đình vua Kinh thành Huế là vòng ngoài cùng, bao bọc lấy Tử Cấm thành và Hoàng thành; tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm 琀椀ền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Giã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô

Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương là lăng tẩm của các vua Nguyễn, được xem là nơi linh thiêng cũng là nơi hội tụ những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa Mỗi lăng tẩm có một tổng thể kiến trúc độc đáo riêng, phản ánh được cuộc đời và 琀nh cách của các vị quân chủ đang yên nghỉ

Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn lưu giữ nhiều công

Trang 11

chãi bảo vệ bốn mặt chính là Trấn Bình Thành án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh vật hóa độc đáo ấy còn có đàn Nam Giao - nơi vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu - nơi thờ các danh tướng

cổ đại và dựng bia khắc tên Tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na Hơn 140 năm là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch, điển hình nhất đại cổ tự Thiên Mụ

Những công trình kiến trúc trong Quần thể di 琀ch Cố đô Huế 琀椀êu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc 琀椀êu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và 琀n ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử Nơi này được đánh giá như một “kiệt tác đô thị, một điển hình nổi bật của một Kinh đô phong kiến Phương Đông”

2 Một số công trình kiến trúc nổi bật trong Quần thể di 琀ch cố đô Huế

* Hoàng Thành

Hoàng thành (hay còn gọi Đại Nội, Hoàng cung) giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn Hoàng thành nằm giữa trục chính của Kinh thành Huế, bao gồm các khu vực chính như sau:

lOMoARcPSD|38896048

Trang 12

- Khu vực phòng vệ gồm: hệ thống hồ Kim thủy (hào), tường bao bọc và 10 cây cầu

- Khu vực cử hành đại lễ: được 琀nh từ Ngọ môn đến điện Thái Hòa, là nơi cử hànhcác nghi lễ Nguyên đán, Vạn thọ, Hưng quốc Khánh niệm, Ban sóc, Duyệt binh, Truyền lô, Đăng quang, Tứ tuần, Ngũ tuần Đại khánh 琀椀ết của các Vua nhà Nguyễn

- Khu vực các miếu thờ của vua chúa Nguyễn gồm: Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu, điện Phụng 琀椀ên

- Khu vực sinh hoạt của Hoàng thái hậu và Thái Hoàng thái hậu gồm: cung Diên Thọ

và cung Trường Sanh (Sinh)

- Khu vực phủ Nội vụ gồm: nhà kho lưu giữ đồ quý, xưởng thủ công mỹ nghệ chế tạo

Trang 13

Sơ đồ các công trình trong Đại Nội Huế:

1 Ngọ Môn; 2 Hồ Thái Dịch; 3 Cầu Trung Đạo; 4 Sân Đại Triều; 5 Điện Thái Hoà; 6 Đại Cung môn; 7 Tả vu, Hữu vu; 8 Điện Cần Chánh; 8a Điện Võ Hiển; 8b Điện Văn Minh; 9a Điện Trinh Minh; 9b Điện Quang Minh; 10 Điện Càn Thành; 11 Điện Khôn Thái; 11a Viện Thuận Huy; 11b Viện Dưỡng Tâm; 12 Lầu Kiến Trung; 13 Thái Bình Lâu; 14 Vườn Ngự Uyển; 15 Vườn Cơ Hạ; 16 Phủ Nội vụ; 17 Triệu Miếu; 18 Thái Miếu; 19 Cung Trường Sanh; 20 Cung Diên Thọ; 21 Điện Phụng Tiên;

22 Hưng Miếu; 23 Thế Miếu; 24 Cửu Đỉnh 25 Hiển Lâm các; 26 Cửa Hiển Nhơn; 27 Cửa Hoà Bình; 28 Cửa Chương Đức;

29 Ngự Tiền Văn phòng; 30 Lục viện 31 Điện Minh Thận

Trong đó, thuộc phạm vi Tử Cấm thành gồm các công trình ký hiệu: 6,7,8,9,10,11,12,13,14, 29,30.

* Ngọ Môn:

Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế Ngọ Môn - có nghĩa là "cổng

tý ngọ" - hướng về phía nam, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế Chỉ dành riêng cho vua đi lại hoặc dùng khi 琀椀ếp đón các sứ thần

lOMoARcPSD|38896048

Trang 14

Theo Kinh Dịch, vua luôn ngồi quay mặt về hướng nam, hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ

và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt Chính vì vậy, toàn bộ Kinh thành, Hoàng thành được

xây dựng đều tuân theo nguyên tắc “tọa càn hướng tốn” (tây bắc - đông nam) Ngọ Môn không chỉ là cửa chính của Hoành thành mà còn là một lễ đài hướng về quảng trường rộng lớn phía trước từ lớp tường Hoàng thành tới lớp tường Kinh thành - nơi thẳng trục có kiến trúc quan trọng khác là Kỳ đài nằm ngay trong tường của Kinh thành Lễ đài và quảng

trường này là nơi cử hành các cuộc lễ lớn của triều đình như lễ Truyền lô (xướng danh các sĩ

tử thi đỗ Tiến sĩ), lễ Ban sóc (Phát lịch), lễ Duyệt binh Ngọ Môn cũng là địa điểm gắn với sựkiện lễ thoái vị của vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam vào ngày 30-8-1945

Kiến trúc của Ngọ Môn được chia ra làm hai phần chính là đài – cổng và lầu Ngũ Phụng Hai phần này được thiết kế đặc biệt, riêng lẻ nhưng chúng lại hài hòa với nhau như một thể thống nhất Hệ thống nền đài được xây bằng gạch vồ và đá Thanh, kết hợp kim loại (đồng)

Ở phần giữa nền đài có ba cửa đi song song nhau: Ngọ Môn ở giữa dành cho vua đi, hai bên

là các cửa tả Giáp Môn và hữu Giáp Môn dành cho các quan văn võ trong đoàn ngự đạo, được xây dựng bằng đá Ở trong lòng cánh chữ U mỗi bên có một cửa chạy xuyên qua lòng đài như đường hầm, lối ra - vào bên ngoài vuông góc với đường dũng đạo (trục chính) Hai lối này gọi là tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn, dành cho quân lính và voi ngựa theo hầu Các cổng tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn được xây kết cấu theo lối cuốn vòm và đỉnh cổng có hình cung, còn ba cổng ở giữa lại được thiết kế và xây dựng vuông - thẳng Phía trong Ngọ Môn (phía Hoàng thành) có hệ thống thang lộ thiên ở hai bên để đi lên trên nền đài Xung quanh mặt trên nền đài được bao bởi hệ thống lan can trang trí bằng gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc

Trang 15

Ngọ Môn (Nguồn ảnh: Toan Le SPQN)

* Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi:

Kiến trúc của Điện Thái Hòa được xây dựng theo kiểu nhà kép “trùng thiềm điệp ốc” hay “trùng thiềm trùng lương” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau) Diện 琀ch mặt bằng ngôi điện là 1.360 m2 Nền điện cao hơn tầng sân chầu thứ nhất 1m và cao hơn mặt đất 2,35

m Ngôi nhà chính ở phía sau là chính điện (hay chính doanh) có 5 gian hai chái, ngôi nhà phía trước gọi là 琀椀ền điện (hay 琀椀ền doanh) có bảy gian hai chái Hai nhà trước và sau được nối lại với nhau bằng một mái thừa lưu hay còn gọi là mái vỏ cua Toàn bộ sườn nhà được làm bằng gỗ lim, 80 hàng cột đều sơn vẽ rồng thếp vàng uốn quanh Giữa 琀椀ền điện, gần trênmái treo tấm biển sơn son thếp vàng với ba chữ “Thái Hòa Điện” rất lớn, bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm xây dựng đầu 琀椀ên (1805), năm làm lại (1883) và năm đại tu (1923) Phía trong cùng, ở gian giữa chính điện đặt ngai vua ba tầng bệ gỗ, bên trên treo bửu tán bằng pháp lam ngũ sắc trang trí chín con rồng Các tuồng gỗ ở nhà trước được soi chỉ, chạm khắc

và sơn thếp rất đẹp Trên trần gỗ mỗi căn đều treo lồng đèn trang trí thơ văn và hình ảnh

lOMoARcPSD|38896048

Trang 16

cách điệu chạm trổ theo lối “nhất thi nhất họa” Mái điện trước đây được lợp ngói hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng) được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau gọi là mái chồng diêm hoặc trùng thiềm Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt tòa nhà, được chia ra từng ô, hộc trang trí hình vẽ và thơ văn trên những miếng đồng tráng men nhiều màu (pháp lam) theo lối nhất thi nhất họa Trên nóc điện, bờ mái đều chắp hình rồng theo kiểu lưỡng long triều nguyệt và hồi long Giữa nóc 琀椀ền điện trang trí bầu rượu bằng pháp lam Điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế Điện Thái Hòa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Sân Đại Triều Nghi hay còn gọi là Sân Chầu được xây dựng cùng thời điểm với Điện Thái Hòa,

là khoảng sân rộng trước Điện Thái Hòa nơi các quan đứng chầu trong các buổi đại thiết triều của triều đình nhà Nguyễn Đây là nơi diễn ra các dịp lễ quan trọng như lễ Đăng Quang,sinh nhật vua, những buổi đón 琀椀ếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức hai lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng Sân Đại Triều Nghi có vai trò đặc biệt về mặt lịch sử, chứng kiến sự hưng thịnh và suy vong của 13 đời vua triều Nguyễn Ngày nay, sân là sân khấu ngoài trời để biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế, là nơi diễn ra các hoạt độngvăn hóa của kinh thành Huế

Trang 17

Cầu Trung Đạo và Điện Thái Hòa

(Nguồn ảnh: Trung tâm bảo tồn di 琀ch cố đô Huế)

lOMoARcPSD|38896048

Trang 18

Hình ảnh văn võ bá quan trên sân Đại Triều Nghi

(Nguồn ảnh: lendang.vn)

* Hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn:

- Lăng Gia Long (Thiên Thọ lăng): Quần thể các hạng mục trong khu lăng Gia Long

nằm trong khu vực có 42 ngọn núi, đồi lớn nhỏ bao gồm nhiều lăng tẩm trong hoàngquyến với trọng địa là khu lăng mộ của vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoànghậu Trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất làm 琀椀ền án, phía sau có 7 ngọn núilàm hậu án, trái phải mỗi bên có 14 ngọn núi tượng trưng cho “tả thanh long” và

“hữu bạch hổ” Quần thể được đặt trong không gian mở, các hạng mục đều đơn giản

về kiến trúc, kết cấu, trang trí; không có nhà lầu, đình tạ, tường thành kiên cố nhưcác lăng tẩm sau này Quần thể nằm trong núi rừng bạt ngàn nên mang cảm giácthanh thản nhưng vẫn giữ nét uy nghi của vị đế vương triều Nguyễn đời đầu Lăng dochính vua Gia Long đích thân giám sát thực hiện

Trang 19

Thiên Thọ Lăng (Nguồn ảnh: Hidicar.com, Redsvn.com)

- Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng): Quần thể lăng Minh Mạng có khoảng 40 hạng mục nằm ở khu vực núi Cẩm Khê, ban đầu lăng do chính vua Minh Mạng tự giám sát, tuy nhiên sau một năm thi công thì vua qua đời, vua Thiệu Trị nối ngôi và 琀椀ếp tục cho xây dựng theo đúng thiết kế cũ Lăng Minh Mạng toát lên 琀nh đăng đối, uy nghi, bề thế, xây dựng theo thuyết Âm Dương – Ngũ Hành và phong thủy của phương Đông Đặc biệt nơi đây còn lưu trữ hàng chục bài thơ chọn lọc của Việt Nam đầu thế kỉ 19

Hiếu lăng (Nguồn ảnh: Trung tâm bảo tồn di 琀ch cố đô Huế)

- Lăng Tự Đức (Khiêm lăng): Lăng được xây dựng trong một thung lũng hẹp ở làng Dương Xuân Thượng, có gần 50 công trình kiến trúc Lăng Tự Đức như một Kinh thành Huế thu nhỏ, vì có đầy đủ các công trình như sân chầu, cung điện để làm việc,

lOMoARcPSD|38896048

Trang 20

nghỉ ngơi, thư giãn và vui chơi dành cho vua, các phi tần, các quan văn võ theo hầu sau này qua đời Lăng Tự Đức được xem là lăng tẩm đẹp nhất trong số các lăng Kiến trúc không mang 琀nh đối xứng, hay theo phong thủy phương Đông mà mang đậm phong cách phóng khoáng, lãng mạn, nên thơ của một nhà vua thi sĩ.

Khiêm lăng (Nguồn ảnh:Bazaarvietnam.vn, dulichkhampha24.com)

* Chùa Thiên Mụ: Được xây dựng vào năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn; chùa Thiên

Mụ là ngôi chùa cổ nhất xứ Huế hiện nay Vẻ đẹp của ngôi chùa cổ kính này được tạonên từ sự hòa quyện giữa những giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo Chùa Thiên Mụ là công trình tôn giáo mang nhiều nét kiến trúc đặc sắc của

cố đô Huế

Trang 21

Chùa Thiên Mụ (Nguồn ảnh: Hidicar.com)

* So sánh Kinh thành Huế và Cố cung Bắc Kinh:

Kinh thành Huế Việt Nam được xây dựng dựa trên nguồn cảm hứng từ Cố cung của Trung Quốc vì thế cả hai công trình đều có những đặc trưng giống nhau, nhưng vẫn có sự thay đổi trong quá trình du nhập và giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Cả hai công trình đều mang đậm đặc trưng của kiến trúc phương Đông với nguyên liệu xây dựng chủ yếu là gỗ, đá cẩm thạch và mái ngói… được sơn son thiếp vàng Cách bố trí phòng ốc được sắp xếp kiểu bàn cờ theo nguyên tắc phong thủy của phương Đông, thuyết Âm Dương – Ngũ Hành, Hà

đồ, Lạc thư, con số 9, số 5 trong Kinh Dịch, “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ, tả trước hữu sau”… Thành quay mặt theo hướng chính – phía nam trên phương diện Dịch học Theo Kinh Dịch, vua luôn ngồi quay mặt về hướng nam để trị thiên hạ Kinh thành Huế không xây dựng theo hướng chính nam mà theo nguyên tắc “tọa càn hướng tốn” (tây bắc – đông nam), tuy nhiên trong Kinh Dịch hướng nam được hiểu rộng là từ đông nam đến tây nam vì thế cũng

lOMoARcPSD|38896048

Trang 22

được coi như hướng bắc – nam Tên gọi của một số cung điện, cổng thành cũng có sự giống nhau như: Ngọ Môn – cổng nằm ở phía nam so với vị trí trung tâm là ngai vàng ở điện Thái Hòa, căn cứ trên la bàn của địa lý phong thủy Đông phương, thì phía nam thuộc hướng

“ngọ”, mang ý nghĩa về không gian, phương hướng; chứ không phải nghĩa về thời gian; điện Thái Hòa – nơi mà tổ chức các buổi lễ long trọng nhất của quốc gia; Tử Cấm Thành – nhà củaNgọc Hoàng Thượng Đế trên mặt đất Hệ thống phòng thủ là các tường thành cao được xây bằng đá, bao xung quanh là các hào nước rộng hơn 50m, trên mặt tường thành được xây các pháo đài, đồn canh

Sơ đồ kinh thành Huế

Trang 23

Tuy nhiên mỗi kiến trúc lại mang nét riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc như một số điểm sau đây Đầu 琀椀ên về quy mô thì quần thể cung điện của Trung Quốc lúc xưa có khoảng

9999 phòng lớn hơn, xa hoa hơn so với Việt Nam Thứ hai về cách phân chia địa phận hành chính cũng có sự khác biệt Ở Trung Quốc các cơ quan hành chính được đặt ở phía ngoài của

Tử Cấm Thành, tách riêng biệt với nơi ở của Vua, còn tại Việt Nam, các cơ quan hành chính như Tam Pháp Ty hay Quốc Tử Giám được đặt trong khu vực Hoàng Thành, ngoài ra nơi đây cũng có xây dựng phòng học, cư xá, thư viện cho các quan và học sinh, điều này chứng tỏ các vua quan nhà Nguyễn có sự quan tâm đối với nhân tài đất nước nhiều hơn, vì đã để các thần tử ở gần mình Thứ ba, trong Kinh thành Huế có Hiển Lâm Các và nhà Tả Vu, Hữu Vu được xây dựng dưới thời vua Gia Long để ghi nhận các công lao, chiến 琀ch của các đại thần – điều mà Cố Cung Bắc Kinh không có Ngoài ra Tử Cấm Thành Trung Quốc cũng không có nơi để các quan ngồi chờ trước khi lâm triều như ở Việt Nam Có thể thấy các vua Trung Quốc ít có sự ưu đãi với các đại thần trong triều hơn nhà nước Việt Nam Thứ tư về sự trangnghiêm thì ở Trung Quốc được đề cao hơn, các quảng trường, cung điện quan trọng không được trồng cây để làm tăng sự uy nghi của hoàng thất, những cung điện có cây cối thì chủ yếu là các cây lớn, cao và thẳng Còn ở Việt Nam phong cảnh có sự hài hòa, nhẹ nhàng hơn, cây cối được trồng ở khắp mọi nơi, có nhiều loài cây thấp lùn, các ao hồ thì đều được trồng sen và các hành lang không có các lan can chắn Sự hài hòa ấy cũng thể hiện ở việc nơi trang nghiêm như Điện Thái Hòa được điêu khắc 197 bài thơ theo lối nhất thi nhất họa, điều đó

đã làm giảm sự cứng nhắc ngoài những họa 琀椀ết dữ tợn như rồng thì giúp tăng thêm sự trang nhã Thể hiện rõ nét hơn nữa là mặc dù Kinh Thành Huế vẫn có sự xa hoa khi sơn son thiếp vàng nhưng nhiều nơi vẫn giữ bản chất mộc mạc, để rồi lộ dấu ấn, hơi thở của thời gian Ví dụ 琀椀êu biểu là chân cổng thành Ngọ môn vẫn giữ nguyên màu sắc của đá, tạo cảm

lOMoARcPSD|38896048

Trang 24

giác cổ kính, mộc mạc, khác hẳn việc sơn đỏ cả chân Ngọ Môn của Tử Cấm Thành Trung Quốc Thứ năm, cách bố trí nơi ở cho hoàng hậu, phi tần và con cái của Vua cũng có sự khác biệt Ở Tử Cấm Thành Trung Quốc thì mỗi bên đông tây của Hậu Tam Cung ở Nội Đình là sáucung điện nhỏ hơn, gọi là Đông Lục Cung và Tây Lục Cung Còn ở Kinh Thành Việt Nam thì cung điện của các phi tần, con cái của Vua chỉ ở phía Tây, còn phía Đông chủ yếu là các công trình làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách, giải trí của Vua Thứ sáu, do thời 琀椀ết và kiến trúc cổ truyền Việt Nam nên các cung điện không thể xây cao như của Trung Quốc, nhưng

có cách xây mái đặc biệt là hệ thống trần vòm mai cua dưới máng nước nối của hai mái nhà (thuật ngữ kiến trúc gọi là máng thừa lưu) và lối kiến trúc trùng thiềm điệp ốc – mái chồng nhà nối Thứ bảy, trong Kinh Thành Huế có một bảo tàng do Vua xây dựng để lưu trữ những bảo vật của văn hóa Chàm; áo mũ, đồ ngự dụng hàng ngày của các đời vua quan, hoàng gia, triều đình, những tác phẩm nghệ thuật trang trí trong các cung điện thời nhà Nguyễn Nơi đây cũng được chạm khắc hàng chục bài văn, bài thơ, bài châm của các vua quan triều Nguyễn, một nét độc đáo, nhã hứng rất riêng của Kinh thành Huế mà Trung Quốc không có được

II Giá trị của Quần thể di 琀ch cố đô Huế

Quần thể Di 琀ch Cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới đầu 琀椀ên của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 1993 Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, khẳng định giá trị mang 琀nh toàn cầu của quần thể di 琀ch Cố đô Huế

1 Giá trị lịch sử

Trong gần 400 năm (1558-1945), Cố đô Huế là chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng Nơi đây đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của

Trang 25

với dòng sông Hương thơ mộng, Cố đô Huế vẫn giữ trong mình những nét riêng theo phong cách cung đình Đây là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Việt Nam dưới vương triều Nguyễn trong suốt 143 năm Thời gian trôi qua cùng với biết bao thayđổi trong lịch sử, Huế vẫn là một kinh đô, “một kiệt tác thơ về kiến trúc đô thị”.

Sơ đồ Kinh thành Huế trong sách Đại Nam nhất thống chí

Cố đô Huế với những công trình kiến trúc là nhân chứng sống cho một thời kì lịch sử hào hùng Các vị vua chúa đã có công trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam, đặt kinh đô tại Huế, cho xây dựng nên các công trình, nó như một minh chứng rõ ràng về một quốc gia độc lập Chúng ta có chủ quyền, có nền chính trị riêng và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Chúng ta cócương vực rõ ràng với các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Lào và Cam- pu-chia Dân cư bao năm đã sinh sống, họ có những phong tục, tập quán riêng trên mảnh đất đó, là không gian sinh tồn và phát triển của bao thế hệ dân cư Cũng chính vì thế đâu đó trên những di 琀ch của cố đô chúng ta vẫn 琀m thấy những dấu ấn quen thuộc của người dân xứ Huế hay

lOMoARcPSD|38896048

Trang 26

nói cách khác chính đời sống văn hóa của họ đã tạo nên bản sắc văn hóa Huế độc đáo và cũng là những giá trị 琀椀nh thần cho quần thể này, như thế mà tạo nên được một giá trị nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông Đến với cố đô Huế nhìn ngắm các lặng tẩm, cung điện rồi tưởng nhớ đến các vị anh hùng, các vị vua chúa, cuộc sống cung đình thời xưa như hiện ra trước mắt những ai đặt chân tới đây.

Không chỉ có các lăng tẩm, ngôi mộ hay các cung điện mà cả những di vật trong Quần thể di 琀ch Cố đô Huế cũng chứa đựng và phản ánh cả một bề dày lịch sử của dân tộc Đó là những vật dụng quen thuộc, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của vua chúa, người dân như các bình gốm, các loại chén sứ…nhưng nó mang những ý nghĩa rất riêng biệt Tại cố đô Huế còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng, trong đó có 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 4 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng Những chiếc vạc đồng là một chứng 琀ch lịch sử,

là vật gắn bó, chứng kiến toàn bộ những gì đã xảy ra trong quá trình “Bình Di phá trịnh của các chúa Nguyễn Mỗi khi đem quân đi chiến đấu với quân Trịnh từ phía Bắc đánh xuống haytrực 琀椀ếp cầm quân đi chinh phạt, bình định Man Di trở về thắng lợi, các chúa Nguyễn đều cho đúc những chiếc vạc đồng để biểu dương cho Võ công Chính vì thế những chiếc vạc này

có thể xem như là vật may mắn, tượng trưng cho chiến thắng Trên những chiếc vạc là hình ảnh về thiên nhiên, đất nước và dân tộc Việt Nam được các nghệ nhân khắc ghi trên đó Chúng được ví như các cuốn “sách đồng”, những quyển bách khoa toàn thư về lịch sử bởi chúng khắc ghi những gì hiện tại chúng ta không còn được thấy Ngoài vạc đồng, Cửu đỉnh cũng là một trong những di vật thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng Cửu đỉnh được khởi đúc từ năm 1835 dưới triều vua Minh Mạng, chúng được mệnh danh là một báu vật đểthể hiện cho sinh mệnh Tổ quốc Trên Cửu đỉnh là 162 hình ảnh thể hiện nét đẹp của đất nước được quy tụ, qua đó ta thấy cách nhìn của vua Minh Mạng rất phóng khoáng, cởi mở,

Trang 27

cái nhìn bao trùm giang sơn chứ không thu hẹp lại trong một vẻ đẹp thanh tao vương giả vớinhững biểu tượng cung đình cứng nhắc

Việc đúc các hình ảnh trên Cửu đỉnh được ghi chép trong Châu bản triều Nguyễn

Ảnh: Trung tâm Lưu trữ Quôc gia

Ảnh tư liệu về Cửu đỉnh

lOMoARcPSD|38896048

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thị Ngọc Lan và Đỗ Thế Cường, Kiến trúc cổ Trung Quốc, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cổ Trung Quốc, NXB Tổng hợp
Nhà XB: NXB Tổng hợp "TP. Hồ Chí Minh
3. Phan Thuận An, Huế xưa và nay – di 琀ch và danh thắng, NXB Văn hóa – Thông 琀椀n, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huế xưa và nay – di 琀ch và danh thắng, NXB Văn hóa – Thông 琀椀n
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông 琀椀n
4. Trần Đức Anh Sơn, Những di 琀ch lịch sử - văn hóa ở Huế và phụ cận, NXB Văn hóa – thông 琀椀n, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những di 琀ch lịch sử - văn hóa ở Huế và phụ cận, NXB Văn hóa
Nhà XB: NXB Văn hóa "– thông 琀椀n
5. Phan Thuận An, Kiến trúc cố đô Huế, Nxb. Đà Nẵng, 2009 6. Công cuộc bảo tồn di sản thế giới ở Thừa Thiên Huế, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc cố đô Huế, Nxb. Đà Nẵng, 2009
Nhà XB: Nxb. Đà Nẵng
9. Trần Thị Ngọc Liên, Quần thể di 琀ch cố đô Huế trong phát triển du lịch: Cơ hội và thách thức, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần thể di 琀ch cố đô Huế trong phát triển du lịch: Cơ hội và
10. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Lê Tuấn Anh chủ biên, Di sản thế giới ở Việt Nam, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di sản thế giới ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn Hóa Thông Tin
11. Pham Thuận An, Việt Nam – Di sản thế giới: Quần thể di 琀ch Huế, NXB Trẻ, 2005 12. UNESCO, Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam – Di sản thế giới: Quần thể di 琀ch Huế, NXB Trẻ, 2005
Nhà XB: NXB Trẻ
13. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, Tập 129, Số 5C, 2020 14. Luật Di sản văn hóa 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w