1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam

67 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Đo Lường Giá Trị Hợp Lý Của Các Ngân Hàng Thương Mại Niêm Yết Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Sơn
Người hướng dẫn PGS. Tiến Sĩ Trần Quốc Thịnh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,54 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (13)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 6. Các đóng góp của luận văn (16)
  • 7. Cấu trúc luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN VẮN ĐỀ NGHIÊN cứu VÈ CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ (0)
    • 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về đo lường giá trị hợp lý (0)
    • 1.2 Các nghiên cứu trong nước về đo lường giá trị hợp lý (23)
    • 1.3 Nhận xét tổng quan và khe hổng nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 2 Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ (30)
    • 2.1 Tổng quan về đo lường giá trị hợp lý (30)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển giá trị hợp lý (30)
      • 2.1.2 Định nghĩa về giá trị hợp lý (31)
      • 2.1.3 Kỹ thuật định giá (32)
      • 2.1.4 Hệ thống phân cấp các yếu tố đầu (33)
    • 2.2 Các lý thuyết nền tảng (34)
      • 2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) (34)
      • 2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory) (35)
      • 2.2.3 Lý thuyết tín hiệu (signalling theory) (35)
    • 2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu (36)
      • 2.3.1 Giả thuyết nghiên cứu (36)
      • 2.3.2 Mô hình nghiên cứu (39)
  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư (41)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (41)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (42)
    • 3.3 Mau nghiên cứu (0)
    • 3.4 Đo lường các biến trong mô hình (43)
      • 3.4.1 Biến phụ thuộc (43)
      • 3.4.2 Biến độc lập (0)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YỂT TẠI VIỆT NAM (0)
    • 4.1 Kiểm định mô hình hồi quy (47)
      • 4.1.1 Thống kê mô tả (0)
      • 4.1.2 Phân tích ma trận tương quan (49)
      • 4.1.3 Phân tích hồi quy đa biến (0)
      • 4.1.4 Kiểm định các khuyết tật của mô hình (0)
    • 4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH GÓP PHẨN TĂNG CƯỜNG ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (0)
    • 5.1 Kết luận (57)
    • 5.2 Các gợi ý chính sách (0)
    • 5.3 Hạn chế luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai (59)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến FVM của LCB Việt Nam Qua đó, luận văn gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường FVM đối vói LCBViệt Nam.

- Xác định mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến FVM của LCBViệt Nam.

- Gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm tăng cường FVM của LCB Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Với các mục tiêu cụ thể đãnêu ở trên, để đạt được luận văn cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố như thế nào đến FVMcủa LCB Việt Nam?

- Nhữngchính sách nào phù hợpnhằmtăng cường FVM của LCB Việt Nam?

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố đến FVM đối với LCBViệt Nam.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Luận văn sử dụng phần mềm EVIEWS 10 để phân tích phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).

Các đóng góp của luận văn

về mặt lý luận: Hệ thống một số lý thuyết liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến FVM đã được trình bày trong luận văn Ngoài ra, luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnhhưởng đến FVM. về mặt thực tiễn: Luận văn đã gợi ý một số hàm ý chính sách cho LCB Việt Nam nhằm tăng cườngviệcápdụng FVM.

Cấu trúc luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm năm chưong như sau:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến FVM Trong chương này, luận văn tổng quan một số nghiên cứu về FVM trên thế giới và ở Việt Nam Trên cơ sở lược khảo đó, luận văn trình bày những hạn chế và xác định vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về FVM Nội dung chương 2, luận văn tổng quan lý thuyết về FVM và lý thuyết nền liên quan như lý thuyết đại diện (Agency theory), lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory), lý thuyết tín hiệu (signalling theory) đến áp dụng FVM Tiếp đó, luận văn cũng đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hìnhnghiên cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Luận văn thiết lập quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu trong chương này Đồngthời luận văn mô tả cách thức đo lường các biến trong mô hình gồm biến phụthuộc và các biến độc lập.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu vàbàn luận về các nhân tố ảnh hưởng đến FVM củaLCB tại Việt Nam Trong chương 4 này, luận văn đã tiến hành kiểm định các mô hình, đo lường sự tác động của từng nhân tố đến FVM Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận văn bàn luận kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách góp phần tăng cường FVM của LCB tại Việt Nam Phần này, luận văn đưa ra kết luận và các gợi ý chính sách góp phần tăng cường FVM của LCBtại Việt Nam Mặt khác, luận văn cũng đưa ranhững hạn chếvà hướng nghiên cứu cho tương lai.

CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN cứu VỀ CÁC NHẲN

TỔ ÁNH HƯỞNG ĐÉN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ.

1.1 Tổng quancác nghiên cứu trên thế giói về đo lường giá trị hợp lý

Xu hướng áp dụng IFRS được các quốc gia trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều

Hệ thống IFRS bao gồm nhiều chuẩn mực, trong đó IFRS 13 - GTHL có ý nghĩa thiết yếu vì liên quan đến việc đo lường, đánh giá các khoản mục liên quan đến BCTC Nghiên cứu FVM đã được một số tác giả quan tâm Trong các mảng nghiên cứu liên quan đến FVM có những đối tượng được xem xét làngân hàng hoặc doanh nghiệp. Đối vói nhóm tậptrung vào đối tượng là các ngân hàng, điển hình, Yao và các cộng sự (2014) nghiên cứu các nhân tố tác động đến lựa chọn của các ngân hàng trong việc sử dụng đầu vào cấp độ 3 để FVM Tác giả đã sử dụng mẫu gồm 146 quan sát của 50 ngân hàng lớn nhất từ 18 quốc gia trên thế giới đã áp dụng IFRS trong giai đoạn 2009-2012 Với phưong pháp phân tích hồi quy đa biến, gồm năm biến cấp độ công ty là quy mô ngân hàng (BSIZE); hiệu quả hoạt động (NI); đòn bẩy tài chính(LEV); tỷ lệ an toàn vốn (CAR); tổ chức kiểm toán (AC) và năm biến quốc gia gồm GDP bình quân đầu người; quốc giathông luật; thực thi pháp lý; quyền của các nhà đầu tư bên ngoài; bảo mật Kết quả nghiên cứu cho thấy cácbiến ở cấp công ty như BSIZE và LEV có tác động tích cực đến quyết định sử dụng đầu vào cấp độ 3 đểFVM, còn các biến NI, CAR vàAC có tác động tiêu cực đến tỷ lệ đầu vào định giá cấp độ 3 Ở cấp độ quốc gia cả bốn biến đều có tác động ngược chiều với việc sử dụng đầu vào cấp độ 3 là GDP bình quân đầu người; quốc gia thông luật; thực thi pháp lý; quyền củacác nhà đầu tư bên ngoài và có một biến tác động cùng chiều là bảo mật Bên cạnh đó, Olaoye và Ibukun (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của kế toánGTHL tới chất lượng thu nhập của tiền gửi ngằn hàng ởNigeria Dữ liệu đượctrích xuất từ BCTC hàng năm của 10 ngằn hàng trong thời hạn 5 năm (2012-2016) và kích cỡ mẫu thu được là 50 Biến phụ thuộc là chất lượng thu nhập trong khi các biến độc lập là giá trị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác, quy mô tài sản và đòn bẩy tài chính Kết quả phân tích hồi quy và tương quan cho thấy tất cả các biến độc lập đều cómối quan hệnghịch với biến phụ thuộc.

Riêng đối với các đối tượng là doanh nghiệp có một số tác giả nhìn nhận ở một số quốc gia trong việc áp dụng FVM Đối với quốc gia Indonensia, Yennisa và các cộng sự (2020) đã thu thập dữ liệu với tổng số 276 mẫu của 69 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) Indonesia từ năm 2014-2017 để xác định mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố đến áp dụng GTHL của bất động sản đầu tư Nghiên cứu này là nghiên cứu định lượng gồm các biến đòn bẩy tài chính (LEV), quy mô doanhnghiệp, thôngtin bất cân xứng, thặng dư đánh giá lại theo GTHL và quyền sở hữu cổ phần Kết quả nghiên cứu cho thấy LEV, thặng dư đánh giá lại theo GTHL, quyền sở hữu cổ phần không ảnh hưởng còn quy mô doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng ảnh hưởng tích cực đến FVM của bất động sản đầu tư Ngoài ra, để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp giá trị hợp lý cho bất động sản đầu tư, Setijaningsih và các cộng sự (2020) đãthu thập dữ liệu của các công ty niêm yết trên TTCK Indonesia Tiêu chí chọn mẫu là các công ty có bất động sản đầu tư trong năm 2016-2018 Vì vậy số lượng côngty niêm yếtđượcchọn là 53 và số lượng quan sát là 159 Phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích hồi quy Nghiên cứu có 4 biến là đòn bẩy tài chính (LEV), khả năng sinh lời, thông tin bấtcân xứng, lãi chênh lệch GTHL Kết quả chothấy LEV, khảnăng sinh lời và thông tin bất cân xứng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng FVM cho bất động sản đầu tư trong khi đó lãi chênh lệch GTHL lại có ảnh hưởngcùng chiều.

Xem xét về áp dụng FVM, quốc gia mới nổi như Trung Quốc cũng quan tâm về vấn đề này, Wang và các cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc về ảnh hưởng của FVM đối với việc nắm giữ cổ phần của các cổ đông lớn có sự tự tin Nguồn thu thập dữ liệu là BCTC của các công ty niêm yết phi tài chính từ năm 2015-2017 vàcỡ mẫu thu đượclà 9091 Các biến gồm sự tin tưởng của cổ đông lớn, đo lường giá trị hợp lý, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ tăng của tổng tài sản, bản chất của chủ sở hữu tài sản, tài sản hữu hình, tỷ lệ sở hữu cổ phần, kiêm nhiệm vị trí chủ tịch và tổng giám đốc, đòn bẩy tài chính (LEV) Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp, LEV có tác động ngược chiều so vói tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông lớn, và FVM sẽ làm tăng khả năng nắm giữ cổ phần và tăng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông lớn.

Một số quốc gia như Malaysia và Amman cũng đã đánh giá về việc áp dụng FVM Theo đó, Mashoka (2022) nghiên cứu ảnh hưởng của giátrị thích hợp của thông tin đến kế toán giá trị hợp lý trên bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh Giá trị thích hợp của thông tin thể hiện giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thu nhập thuần sau thuế củabáo cáo kết quả kinh doanh. Mau của nghiên cứu bao gồm tất cả các công ty niêm yết trên sỏ giao dịch chứng khoán Amman (ASE) từ 2002 đến 2017 Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ phần trăm tài sản tài chínhcàng cao, côngty càng phụ thuộc vào kế toán giátrị hợp lý Đối với Kadri và các cộng sự (2023) đã thực hiện nghiên cứu để kiểm tra sự liên quan giá trị của tài sản sinh học và thay đổi giá trị hợp lý của chúng ở Malaysia Mau cho nghiên cứu này được thực hiện từ các côngty liên quan đến nông nghiệp có cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng ở Malaysia từ năm 2018 đến năm 2020 Các biến nghiên cứu là giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu; tổng tài sản sinh học; lợi nhuận sau thuế; thay đổi giátrị hợp lý của tài sản sinh học Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá liệu tài sản sinh học và nhữngthay đổi về giá trị hợp lý của chúng có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thị trường hay không Kết quả nghiên cứu cho thấytài sản sinh học và sự thay đổi giá trị hợp lý đều là những yếu tố chính đóngvai trò trong quá trình xác định giátrị thị trường và việcáp dụng đo lường giá trị hợp lý dẫn đến cải thiện chất lượng báo cáo tài chính về tài sản sinh học ỏ Malaysia.

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới s

Mầu nghiên cứu Kết quả

1 Yao và các cộng sự (2014)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến lựa chọn của các ngân hàng trong việc sử dụng đầu vào cấp độ 3 để FVM

Phương pháp phân tích hồi quy đabiến

146 quan sát của 50 ngân hàng lớn nhất từ 18 quốc gia trên thế giới đãáp dụng IFRS trong giai đoạn 2009-2012

Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến ở cấp công ty như BSIZE và LEVcótác động tích cực đến quyết định sử dụng đầu vào cấp độ 3 để FVM, còn các biến

NI, CARvà AC có tác động tiêu cực đến tỷ lệ đầu vào định giá cấp độ3 Ở cấp độ quốc gia cảbốn biến đều có tác động ngược chiều với việcsử dụng đầu vào cấp độ 3 là GDP bình quân đầu người; quốc giathông luật; thực thi pháp lý; quyền của các nhà đầu tư bên ngoài và cómột biến tác động cùng chiều làbảo mật.

2 Yennisa và các cộng sự (2020)

Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng GTHL của bất động sản đầu tư

69 công ty niêm yếttrên thị trường chứng khoán Indonesia từ năm 2014- 2017

Kết quả nghiên cứu cho thấy LEV,thặng dư đánh giá lại theo GTHL,quyền sở hữu cố phần không ảnh hưởngcòn quy mô doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng ảnh hưởng tích cực đến FVM của bất động sản đầu tư.

3 Setijaningsih và các cộng sự

(2020) Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương pháp giá trị hợp lý cho bất động sản đầu tư

Phương pháp phân tích hồi quy đabiến

Cáccông ty niêm yếttrên TTCK Indonesia có bấtđộng sản đầu tư trong năm 2016- 2018

Kết quả cho thấy LEV, khả năng sinh lời vàthông tin bất cân xứng không ảnh hưởng đến việc lựa chọn áp dụng FVM cho bất động sản đầu tư trong khi đó lãi chênh lệch GTHL lại có ảnh hưởng cùng chiều.

Kiểm định ảnh hưởng của kế toán GTHL tới chất lượngthu nhập của tiền gửi ngân hàng ở Nigeria

Phương pháp phằn tích hồi quy đabiến

BCTC hàng năm của 10 ngân hàng trong thời hạn

Tất cả các biến độc lậplà giátrị hợp lý thông qua thu nhập toàn diện khác, quy mô tài sản và đòn bẩytài chính đều có mối quan hệnghịch với biến phụ thuộc.

Kiểm tra ảnh hưởng của FVM đối với việc nắm giữ cổ phần của các cổ đông lớn có sựtự tin

Phương pháp phân tích hồi quy đabiến

BCTC của các công ty niêm yết phi tàichính từ năm 2015-

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô doanhnghiệp, LEVcó tác động ngược chiều so với tỷ lệ nắm giữcổ phần của cổ đông lớn, và FVM sẽ làm tăng khả năng nắm giữ cổ phần và tăng tỷlệ nắm giữ của các cố đông lớn.

Kết quả chỉ rarằng tỷ lệ phần trăm tài sản tài chính càng

TỎNG QUAN VẮN ĐỀ NGHIÊN cứu VÈ CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Các nghiên cứu trong nước về đo lường giá trị hợp lý

Mặc dù Việt Nam chưa áp dụng IFRS, nhưng FVM đã được quy định trong một số chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cũng như chế độ kế toán liên quan của doanh nghiệp, ngân hàng Do đó, FVM luôn là chủ đề được một số tác giả quan tằm Các nghiên cứu chỉ tập trung các doanh nghiệp, riêng lĩnh vực ngân hàng chưa được nghiên cứu đầy đủ bởi những đặc điểm kinh doanhcủa ngành đặc thù.

Một số nghiên cứu tập trung các đối tượng là các công ty niêm yết Tiêu biểu, Nguyễn Kim Chung và Trần Văn Tùng (2016) đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy và chọn 186 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam để đo lường sự tác động củacác nhằn tố đến việc vận dụng FVM ở Việt Nam Ban đầu tác giả đề xuất

5 nhóm gồm chính sách, môi trường kế toán; phương pháp định giá; môi trường kinh doanh; tâm lý người kế toán, nhà quản lý (NQL) và đối tượng sử dụng; lợi ích kinh tế Để khẳng định được các nhân tố phù hợp và kiểm định thang đo tác giả dùng hệ số Cronbach Alpha để đánh giá Kết quả thu được gồm 7 nhóm biến, các nhóm biến có ảnh hưởng đến FVM là nhóm về tâm lý người làm nghề kế toán, NQL và các đối tượng sử dụng, lợi ích kinh tế và chính sách Đối với Trần Văn Tùng (2017) nghiên cứu vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) Thông qua lấyý kiến chuyên giađể tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 biến là môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh; môi trường văn hóa; trình độ nhân viên kế toán; vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp Sau đó khảo sát bằng cách gửi danh sách 21 câu hỏi tới các công ty niêm yết trên HOSE Tác giảthu thập được200 mẫu hợp lệ để đưa vào phân tích hồi quy Ket quả cho thấycác biến đều có ảnh hưởng tíchcực đến áp dụng GTHL Hơn nữa, Ngoe (2020) thực hiện nghiên cứu với mục đích nhằm đánh giá và đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng FVM ở Việt Nam Tácgiả đã thu thập dữ liệu thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi được gửi cho kế toán và giám đốc của các doanh nghiệp niêm yết, cỡ mẫu thu được là 127 Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng Đầu tiên, tham vấn ý kiến của các chuyên gia để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng FVM Sau đó, phân tích hồi quy để kiểm định 8 biến độc lập là lợi ích, khó khăn, nhân sự, luật, thị trường, lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động, quy mô doanh nghiệp Kết quả cho thấy nhân sự, lợi ích, quy mô doanhnghiệp, số năm niêm yết có tác động tích cực và các nhân tốcòn lại cótác động tiêu cực đến áp dụng FVM.

Nhìn nhận về định hướng ápdụng GTHL, Lê VũNgọc Thanh (2018) đã thực hiện 2 vấn đề để làm rõ định hướng áp dụng GTHL trong kế toán Việt Nam Thứ nhất, tác giả sử dụng phương pháp định tính để xác định các đặc điểm của FVM và phương pháp định lượng đo lường các đối tượng kế toán trước và sau khi áp dụng FVM để thấy được mức độ hòa hợp giữa VAS và các quy định của Việt Nam với IFRS. Nghiên cứu gồm 27 biến là các chuẩn mực kế toán và các đối tượng kế toán Dữ liệu thu thập để nghiên cứu là IFRS, VAS, các thông tư còn hiệu lực, BCTC riêng và BCTC hợp nhất của các công ty niêm yết Nghiên cứu định lượng bằng khảo sát thu được 360 mẫu vàxử lý trên phần mềm R để đo lường sự tác động của các biến. Nghiên cứu gồm 8 biến là tính thích hợp, tính đáng tin cậy, khả năng so sánh, chi phí đo lường, tính sẵn sàng, quy mô công ty, cơ cấu vốn, loại hình doanh nghiệp. Kếtquả nghiên cứu chothấy có 2 nhân tố tác động cùng chiều với áp dụng FVM là tính thích hợp và tính đáng tin cậy, các nhân tố còn tại không ảnh hưởng.

Nghiên cứu về đặc trưng riêng của các công ty chứng khoán Việt Nam, Nguyễn Tuấn Duy (2021) đã thu thập 92 BCTC của 23 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong 4 năm, từ năm 2016-2019 làm dữ liệu cho nghiên cứu về áp dụng GTHL trong công tác kế toán Để xây dựng mô hình nghiên cứu, ban đầu tác giả đề xuất4 nhóm nhân tố là nhóm nhân tốliên quan tới quản trị doanh nghiệp; cấu trúc sở hữu; đặc điểm doanh nghiệp Trong đó chiathành 15 nhân tố chi tiết Thông qua nghiên cứu định tính bằng thảo luận với các chuyên gia, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng còn 13 biến là tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) không phải nhà quản trị, chủ tịch HĐQT không kiêm nhiệm tổng giám đốc, số lượng thành viên HĐQT, số lượng thành viên ban kiểm soát, quy môdoanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, tổ chức kiểm toán Tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội để loại bỏ các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với nhau Cuối cùng 4 biến phù hợp để đưa vào mô hình là quy mô công ty, số năm niêm yết, số lượng công ty con, tình trạng niêm yết Kết quảnghiên cứu cho thấy cả 4 biến đều có tác động cùng chiều và quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực mạnh nhất đến việc áp dụng FVM. Đe xem xét về các doanhn ghiệp áp dụng GTHL, Nguyen và Tran (2023) nghiên cứu giá trị hợp lý và các nhằn tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng trong doanh nghiệp ViệtNam Thông qua phương pháp định tính bằng hình thức phỏng vấn và thảo luận để xác định các nhân tố ảnh hưởng đó là văn hóa doanh nghiệp; trình độ nhân viên kế toán; người sử dụng thông tin kế toán; đặc điểm của doanh nghiệp; môi trường kinh doanh Sau đó tác giả đã phát 350 bảng câu hỏi để thu thập ý kiến phản hồi, và kết quả thu được 312 ý kiến phản hồi hợp lệ trong quá trình nghiên cứu ứng dụng phần mềm SPSS 24.0 để kiểm định mô hình nghiên cứu, mô hình lý thuyết và kiểm định giả thuyết bằng phương pháp EFA Các biến đều có mối quan hệ thuận chiều với khả năng áp dụng GTHL nhưng có 3 nhân tố là văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân viên kế toán và đối tượng sử dụng thông tin kế toán có tác động đáng kể hơn Gần đây, Thanh và các cộng sự (2023) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng áp dụng kế toán giátrị hợp lý của các Công ty xây dựng ở Việt Nam Nghiên cứu này kết hợp các phương pháp định tính và định lượng để xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng áp dụng kế toán giá trị hợp lý của các nhân sự có liên quan trongdoanh nghiệp bao gồm chủ doanh nghiệp, người quản lý, kế toán viên và kiểm toán viên nội bộ Đồngthời phân tích mối quan hệ giữa nhận thức áp dụng và khả năng áp dụng kế toán giá trị hợp lý Kết quảnghiên cứu cho thấy nhận thức áp dụng có ảnh hưởng đáng kể đến khảnăng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các doanh nghiệpxây dựng ở Việt Nam Bên cạnh đó, tám yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nhận thức áp dụng kế toán giátrị hợp lý gồm vấn đề pháp lý; áp lực thuế; tính hữu ích; độ tin cậy; mối quan hệ chi phí - lợi ích; quy mô doanh nghiệp; trình độ của kế toán và kiểm toán độc lập Dựa trên kết quả thu thập được từ 350 doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi sử dụng Google biểu mẫu và gửi email cho người trả lời Kết quảnghiên cứu cho thấy sáu yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhận thức áp dụng bao gồm tính hữu ích, độ tin cậy, mối quan hệ chi phí - lợi ích, quy mô doanhnghiệp, trình độ của kế toán và kiểmtoán độc lập Ngược lại, hai yếu tố là vấn đề pháp lý và áp lực thuế lại ảnh hưởng tiêu cực đến nhậnthức áp dụng giá trị hợp lý.

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam s

Mầu nghiên cứu Kết quả

Kiểm tra sự tác động của các nhân tố đến việc vận đụng FVMỞ Việt Nam

Phương pháp phân tích hồi quy

186 công ty niêm yếttrên TTCKViệt Nam

Cácnhóm biến có ảnh hưởng đến FVM lànhóm về tâm lý người làm nghề kế toán, NQL và các đối tượng sử dụng, lợi ích kinh tế và chính sách.

Xem xét việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tại các công tyniêm yếttrên

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE)

Phương pháp định tính và định lượng

Gửi danh sách 21 câu hỏi tới các công ty niêm yết trên HOSE Tác giảthu thập được 200 mẫu hợp lệ

Kết quả cho thấy các biến là môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh; môi trường văn hóa; trình độ nhân viên kếtoán; vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp đều có ảnh hưởng tích cực đến áp dụng GTHL.

Thanh (2018) Đánh giá khả năng áp dụng GTHL trong kế toán Việt Nam

Phương phápđịnh tính và định lượng

Dữ liệu thu thập để nghiên cứu là IFRS, VAS, các thông tư còn hiệu lực, BCTC riêng vàBCTChợp nhất của các công ty niêm yết Và khảo sát thu được

Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 nhân tố tác động cùng chiều với áp dụng FVM là tính thích hợp và tính đáng tin cậy, các nhân tốcòn tại không ảnh hưởng.

4 Ngoe (2020) Kiểm tra Phương Mau thu được Kết quả cho thấy tác động của các yếu tố đến kế toán giá trị hợp lý pháp định tính và định lượng là 127 bảng câu trảlời hợp lệ nhân sự, lợi ích, quy mô doanh nghiệp, số năm niêm yết có tác động tích cực và các nhân tốcòn lại cótác động tiêu cực đến áp dụng FVM.

Duy (2021) Đánh giá việc áp đụng GTHL trong công tác kế toán ở các công ty chứng khoán Việt Nam

Phưong phápđịnh tính và định lượng

23 công ty niêm yếttrên thị trường chứng khoán trong 4 năm, từ năm 2016- 2019

Ket quả nghiên cứu cho thấycả4 biến là quy mô công ty, số năm niêm yết, sốlượng công tycon, tình trạng niêm yếtđều cótác độngcùng chiều đến việc áp dụng FVM.

Kiểm định giá trị hợp lý và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp đụng trong doanh nghiệp Việt Nam

Phưong pháp định tính và định lượng

312 ý kiến phản hồi họp lệ

Các biến là văn hóa doanh nghiệp; trình độnhân viên kế toán; người sử dụng thông tin kế toán; đặc điểm của doanh nghiệp; môi trường kinh doanh đều có mối quan hệthuận chiều vói khảnăng áp dụng GTHL

7 Thanh và các cộng sự (2023)

Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và khả năng áp dụng kếtoán

Phưong phápđịnh tính và định lượng

350 doanh nghiệp xây dựng tại Thành phố

Kết quả nghiên cứu cho thấy sáu yếu tố ảnh hưởng tích cực đến nhận thức áp dụng bao gồm tính hữu ích, độ tin cậy, mối quan hệ chi phí - lợi ích, quy mô

Nguôn: Tônghợp của tác giả (2023) giá trị hợplý của các Công ty xây dựng ở Việt Nam doanh nghiệp,trình độ của kế toán và kiểm toán độc lập Ngượclại, hai yếu tố làvấn đề pháp lý vàáp lực thuế lại ảnh hưởng tiêu cực đến nhậnthức áp dụng giátrị hợp ly-

Nhận xét tổng quan và khe hổng nghiên cứu

Trên thế giới và trong nước đãcó một số nghiên cứu liên quan đến FVM, các biến đa dạng và phong phú Đặc biệt có các nghiên cứu ỏnhững quốc gia khác nhau trên thế giới đã nghiên cứu về FVM đối với các LCB Tuy nhiên, tại Việt Nam trong những gần đây, mặc dù cũng đã có một số nghiên cứu về FVM nhưng đa số là các nghiên cứu định tính và chưa có nghiên cứu định lượng xem xét tổng thể đến FVM của các LCB Trong khi đó, LCB có khối lượng tài sản và nợ phải trả rất lớn Để nhìn nhận rõ nét hon FVM, luận văn chọn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến FVM của LCB Việt Nam Điều này cho thấy tầm quan trọng của FVM đối với các quốc gia áp dụng IFRS và đặc biệtđối vói Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong chương này, luận văn đã tổng quan một số nghiên cứu về FVM trên thế giới và ở Việt Nam Các nghiên cứu cung cấp một số bằng chứng thực nghiệm FVM phần lớn trong các doanh nghiệpnhưng đối với lĩnh vực ngân hàng còn khiêm tốn.Trên cơ sở lược khảo, luận văn nhận thấy các nghiên cứu nước ngoài chưa đề cậpFVM tại Việt Nam, trong khi các nghiên cứu trước của Việt Nam chưa đề cập đến vấn đề này tại LCB Việt Nam trong thời gian gần đây Do đó, luận văn đãxác định được vấn đề nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến FVM của LCB Việt Nam.

Cơ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Tổng quan về đo lường giá trị hợp lý

2.1.1 Lịch sử hình thành vàphát triển giátrị hợplỷ

Cuối những năm 1990, GTHL đã được Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đề cập đến thông quacác chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) như tài sản, nhà cửa và thiết bị (IAS 16); Thuê tài sản (IAS 17); Bất động sản đầu tư (IAS 40); Tại thời điểm này, GTHL được coi là một cơ sở để tính giá trong kế toán Tháng 9 năm 2005, dự án về FVM được bổ sung vào chương trình làm việc của IASB, với mục đích mở rộng khía cạnh công bố thông tin bằng cách triển khai dự án xây dựng và ban hành IFRS thay thế cho hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) hiện hành Tháng 8 năm 2009, IASB đã côngbố bản dự thảo về FVM và đến đầu tháng 5/2011 chính thức phát hành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý, có hiệu lực từ 01/01/2013 Việc ban hành của IFRS 13 đánh dấu sự phát triển và là nền tảng của GTHL Chuẩn mực này giúp tăng cường tính nhất quán và khả năng so sánh trong cách thức đo lường, trình bày thuyết minh về GTHL Những vấn đề chính IFRS 13 đềxuất đó là khái niệm, các kỹ thuậtđịnh giá, hệ thống phân cấp các yếu tố đầu vào được sử dụng trongcác kỹ thuật định giá (IFRS Foundation,2013).

Tại Việt Nam, mô hình giá gốc vẫn là thước đo ghi nhận chủ đạo trong nguyên tắc kế toán, các quy định về FVM hay kỹ thuật xác định giá trị còn khá mới mẻ và chủ yếu áp dụng GTHL trong đo lường ban đầu Năm2002, lần đầu tiên GTHL được đề cậptrong Chuẩn mực kế toán (VAS) số 14 - Doanh thu và thu nhập (Bộ Tài chính,2012) Năm 2015, Quốc hội đãthông quaLuậtKe toán (sửa đổi) số 88/2015/QH13,Luậtnày đã quy định về GTHL trong Điều 3 của Chương 1 (Quốc hội, 2015) về phương pháp FVM, VAS 4 - Tài sản cố định vô hình quy định GTHL được xác định có thể là giá củacác tài sản vô hình tương tự đang được mua bán tại thịtrường hoạt động GTHL dù đã được Việt Nam quan tâm và đề cập cách đây nhiều năm,song các quy định và văn bản hướng dẫn chưa đề xuất hướng dẫn cụ thể về cách thức đo lường và các mô hình định giá (Nguyễn Kim Chung và Trần Văn Tùng,

2016) Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng các doanh nghiệp áp dụng FVM còn khá khiêm tốn, chủ yếu cácdoanh nghiệp niêm yết ápdụng dựa vào hướng dẫn theo Thông tư 210/2014/TT-BTC, song mức độ chưa cao Nguyên nhân là thiếu các bằng chứng thực nghiệm để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và nằng cao áp dụng FVM của các doanh nghiệp Việt Nam (Nguyễn Tuấn Duy, 2021).

IFRS 13 quy định GTHLlà giá sẽ nhận được nếu mộttài sản được bán hoặc phải trả nếu một khoản nợ phải trả được chuyển giao trong một giao dịch có trật tự giữa những người tham giathị trường vào ngày đo lường (IFRS Foundation, 2013).

Theo quy định của Việt Nam, GTHL là giátrị tài sản hay giátrị một khoản nợ được thanh toán bởi các đối tượng có sự hiểu biết và tự nguyện trao đổi ngang giá (Bộ Tài chính, 2012) GTHL là giátrị tại một thời điểm xác định phù hợp với thịtrường mà người bán có thể nhận được khi chuyển nhượng tài sản hay khoản nợ phải trả (Quốc hội, 2015). Đặc điểm của đo lường giá trịhợp lý:

GTHT có một số đặc điểm gắn liền với chất lượng thông tin để đảm bảo thông tin được thích hợp, trung thực, kịp thời và có khảnăng so sánh (Yao và cộng sự, 2014,

Lê Vũ Ngọc Thanh,2018; IFRS Foundation, 2013), cụ thể như:

- Tính thích hợp: Các đối tượng kế toán được đo lường theo giá trị hợp lý sẽ phải ánh thông tin thích hợp và hữu ích cho người sử dụng.

- Tính trung thực: Áp dụng FVM giúpcác thông tin phản ánh trung thực, đẩy đủ và khách quan Bởi các yếu tố cung cấp giá đầu vào được sử dụng theo giá thị trường, các kỹ thuật định vàphương pháp định giá cũng được giải thích rõ khi thực hiện.

- Tính kịp thời: Giáđầu vào để đo lườngtheo giátrị hợp lý của các đối tượng kế toán được lấy tại ngày đo lường, vì vậy thông tin được phản ánh kịp thời hơn các phương pháp đo lường khác.

- Tính so sánh: Các tài sản và nợ phải trả giống nhau, sẽ được đo lường giống nhau Vì vậy giúp so sánh được các tài sản và nợ phải trả khi đo lường theo GTHL mà không phụ thuộc vào thời điểm muahay phát sinh.

Kỹ thuật định giá của IFRS 13, doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với hoàn cảnh và có đủ dữ liệu để FVM, ưu tiên sử dụng các yếu tố đầu vào có thể quan sát được và giảm thiểu việc sử dụng các yếu tố đầu vào không thể quan sát được Mục tiêu của việc sử dụng kỹ thuật định giá là ước tính mức giá mà tại đó một giao dịch có trật tự để bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ sẽ diễn ra giữa những người tham gia thị trường vào ngày đo lường trong điều kiện thị trường hiện tại Dưới đây là ba kỹ thuật định giá được hướng dẫn trong chuẩn mực gồm (IASB, 2022):

Phươngpháp tiếp cận thị trường', theo phương pháp này, đơn vị báo cáo dựa vào các giao dịch có sẵn của thị trường hoạt động (active market) để thu thập giá cả và các thông tin liên quan đến tài sản, nợ phải trả giống hệt hoặc có thể so sánh được (tương tự) Neu thị trường không có thông tin hay giá cảcho các tài sản/nợ phải trả riêngbiệt đơn vị có thể thay thế bằng cách sử dụng thông tin của mộtnhóm tài sản và nợ phải trả để làm căn cứFVM.

Phươngpháp tiếp cận chỉphí: phương pháp này sẽ phản ánh số tiền sẽ được yêu cầu tại thời điểm hiện tại để thay thế khảnăng phục vụ của một tài sản (chi phí thay thế hiện tại).

Phươngpháp tiếp cận thu nhập: theo phương pháp này, việc chuyển đổi số tiền trong tương lai (dòng tiền hoặc thu nhập) thành một số tiền hiện tại (chiết khấu), phản ánh kỳ vọng hiện tạicủathị trường về cáckhoản tiền đó trongtương lai.

2.1.4 Hệ thốngphân cấp các yếutố đầu

Thông qua mô tả trong IFRS 13, có thể hiểu hệ thống phân cấp các yếu tố đầu vào được sử dụng trongcác kỹ thuật định giá thành ba cấp độ, cụ thể (IASB, 2022): Đầu vào cap 1: Đầu vào cấp 1 là giá niêm yết trên thị trường đang hoạt động (active market) cho các tài sản hoặc nợ giống nhau mà đon vị có thể tiếp cận tại ngày đo lường Giá thị trường được niêm yết trong một thị trường đang hoạt động cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất về GTHL và được sử dụng mà không cần điều chỉnh để FVM. Đầu vào cấp 2: Đầu vào cấp 2 không phải là giá niêm yết trên thị trường có thể quan sát trực tiếp được đối với tài sản hoặc nợ phải trả giống như đầu vào cấp 1. Đầu vào cấp 2 bao gồm giá niêm yết cho các tài sản hoặc nợ phải trả tưong tự trên các thị trường đang hoạt động, hoặc nếu khối lượng giao dịch cho các tài sản hoặc nợ phải trả giống hệt hoặc tưong tự trên các thị trường không đủ lớn thì doanh nghiệp cần phải điều chỉnh mức giá cho phù hợp Như vậy, giá đầu vào cấp 2 là giá niêm yếtquan sátgián tiếp từ thị trường hoạt động, hoặclà giá điều chỉnh từ giá đầu vào cấp 1. Đầu vào cấp 3: Đầu vào cấp 3 là giá đầu vào không thể quan sát trực tiếp hay gián tiếp thông qua thị trường hoạt động, mà doanh nghiệp cần phải xác định thông qua các mô hình định giá và kỹ thuật định giá khác.

Các lý thuyết nền tảng

2.2.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)

Lý thuyết đại diện là một trong những lý thuyết nền tảng quan trọng được Jensen với Meckling pháttriển và công bố vào năm 1976 Lý thuyếtnàynghiên cứu về mối quan hệ giữachủ doanh nghiệp và nhà quản lý (NQL) Chủ doanh nghiệp có thể là một cá nhân hoặc nhiều cá nhân được gọi là bên ủy nhiệm và NQL đượcgọi là bên được ủy nhiệm, hai bên sẽ ký kết với nhau một hợp đồng (gọi là hợp đồng ủy nhiệm) Hợp đồng ủy nhiệm quy định các phạm vi công việc màNQL sẽ thực hiện thay cho chủ doanh nghiệp, bên cạnh đó chủ doanh nghiệp sẽ trao các quyền choNQL để quản lý, ra quyết định và điều hành doanh nghiệp thaycho mình, đồng thời hợp đồng cũng nêu rõ các thù lao, lợi ích và trách nhiệm của NQL (Jensen và Meckling, 1976) Tuy nhiên, với lợithế vềthông tin và chuyên môn, NQL có thể sử dụng các thủ thuật để gia tăng lợi ích của mình và hạn chế các rủi ro Nhằm giảm thiểu cáchành vi thiếu khách quan và trung thực của NQL, cũng như hạn chếxung đột về lợi ích của hai bên, chủ doanh nghiệp sẽ chịu thêm các khoản chi phí để giám sát hoạt động của NQL như chi phí cho Ban kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập (Yao và các cộng sự, 2014; Yennisa và các cộng sự, 2020).Đối với nghiên cứu này, lý thuyết đại diện giải thích NQL sẽ lựa chọn áp dụngFVM cóthể điều chỉnh hoặc làm thay đổi các yếu tố của BCTC trong các ngân hàng gồm quy mô tài sản, đòn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ an toàn vốn Điều này có thể tạo mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ doanh nghiệpvà NQL khi thực hiện cácchính sách kế toán đối với FVM.

2.2.2Lý thuyết các bên liên quan (stakeholder theory)

Lý thuyết các bên liên quan được Freeman giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 Lý thuyết này cho thấy trong doanh nghiệp tồn tại rấtnhiều mối quan hệ, bao gồm các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các đối tượng trong doanh nghiệp với bên ngoài Đó là mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với nhà quản lý, mối quan hệ giữa NQL vói các cổ đông; các chủ nợ; khách hàng; nhà cung cấp; các co quan chức năng nhà nước; nhân viên (Freeman, 1984) Lợi ích của các đối tượng này có liên quan đến lợi ích củadoanh nghiệp Ví dụ như cổ đông thì mong muốn được chia cổ tức vói tỷ lệcao, chủ nợ mongmuốn nhận lãi và gốc đúng hạn, nhân viên mong muốn được nhận lưong đúng ngày, được tăng lưong đúng kỳ hạn, được thưởng cao và có cơ hội phát triển bản thân cũng như môi trường làm việc tốt Bởi những điều này nhà quản lý luôn phải cân nhắc khi ra quyết định nhằm hài hòa lợi ích của cácbên liên quan, đảm bảo lợi ích cũng như sự phát triển bền vững củadoanh nghiệp (Olaoye và Ibukun, 2020) Lý thuyết này giải thích cho việc thực hiện FVM có thể làmthay đổi bởi cácchính sách kế toán có liên quan đến GTHL như quy mô tài sản, đòn bẩytài chính, hiệu quả hoạt động, tỷ lệ an toàn vốn Điều nàycó thể ảnh hưởng lợi ích giữa các bên liên quan.

2.2.3Lý thuyết tín hiệu (signallingtheory)

Spence (1973) đã đề xuất lý thuyết tín hiệu sau khi thực hiện nghiên cứu về thị trường lao động Trong nghiên cứu này, Spenceđã đề cập đến sự cung cấp thông tin (tín hiệu) của người lao động cho nhà tuyển dụng Trong hành trình tìm việc làm người lao động sẽ đề xuất cáctín hiệu tốt về cánhằn mình và che dấu các thông tin bất lợi Đối với doanh nghiệp cũng vậy, NQL luôn mong muốn cung cấp các tín hiệu có lợi cho doanh nghiệp của mình để tạo khác biệtvà thu hút với các nhà đầu tư và các bên liên quan (Connelly vàcác cộng sự, 2011) NQL là người nắm rõ các thông tin củadoanh nghiệp trong khi các đối tượng có liên quan không có được lợi thế về thông tin (Yennisa và các cộng sự, 2020) Vì vậy, NQL sẽ chọn áp dụng các chính sách kế toán mà qua đó ngân hàng sẽ có được những thông tin có lợi nhất Lý thuyết tínhiệu giải thích ngân hàng lựa chọn FVM để có thể cung cấp tín hiệu tốt về ngân hàng Những tín hiệu này cóthể thực hiện thông qua các chỉ tiêu liên quan đến thông tin BCTC Hơn nữa, việc các ngân hàng lựa chọn tổ chức kiểm toán BCTC cũng làmột trong những tín hiệu về độ tin cậy của thôngtin cho nhà đầu tư.

Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

2.3 ỉ ỉ Quy mô ngân hàng (BSIZE)

Quy mô của đơn vị là cơsở để so sánh giữa các đơn vị về tổng tài sản, tổng doanh thu, vốn hóa thị trường, số lượng nhân viên cho biết quy mô doanh nghiệp Đơn vị lớn sẽ có tổng tài sản, doanh thu và vốn hóa thị trường lớn hơn các đơn vị nhỏ (Setiyono và Amanah, 2016) Các đơn vị lớn hay nhỏ có thể thay đổi từ tổng số nhân viên, tổng tài sản, tổng doanh số bán hàng, tổng số cổ phần hiện có trong một khoảng thời gian (Santioso và Chandra, 2012).

Trong các chỉ tiêu như tổng tài sản, doanh số bán hàng, số lượng nhân sự thì tổng tài sản thường được chọn làm chuẩn cho quy mô doanh nghiệp bởi tính ổn định Nghiên cứu này, luận văn chọn chỉ tiêu tổng tài sản để đánh giá quy mô doanh nghiệp Một số nghiên cứu chothấy quy mô có tác động tích cực đến FVM (Yao và các cộng sự, 2014; Ngoe, 2020; Yennisavà các cộng sự, 2020; Nguyễn Tuấn Duy, 2021; Thanh và các cộng sự, 2023) Trong khi đó, Olaoye và Ibukun (2020)lại cho rằng quy mô có tác động tiêu cực đến FVM Hầu hết các nghiên cứu trước đều cho rằngquy mô cótác động tích cực đến FVM nên luận văn đề xuất giả thuyết rằng:

Hỉ: Quy mô ngân hàng cố ảnh hưởng tích cực đen FVM của LCB Việt Nam.

2.3 1.2 Đòn bẩy tài chính (LEV) Đòn bẩy tài chính là hệ số giữatổng nợ trên tổng tài sản vào cuối năm (Farahmita và Siregar, 2014) Đòn bẩy tài chính tăng hay giảm được quyết định bởi tổng số nợ trong tổng tài sản Các ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt vốn Đồng thời với mong muốn lợi nhuận được tạo ra sẽ bù đắp cho lãi vay của các khoản nợ, điều này sẽ nâng cao chỉ số E/P (lợi nhuận trên một cổ phần), và đó cũng là một trong những sức hút đối với các nhà đầu tư Nhiều NQL doanh nghiệp gia tăng các khoản nợ để mỏ rộng quy mô, tuy nhiên đòn bẩy tài chính chỉ nên được sử dụng ở một giới hạn nhất định nếu doanh nghiệp không muốn rơi vào tình trạng vỡ nợ Vì vậy đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng đến áp dụng FVM (Christensen và Nikolaev, 2013).

Nghiên cứu của Yao và cáccộng sự (2014) nhận định LEV có tác động thuận chiều với FVM Nhưng nhận định khác của Olaoyevà Ibukun (2020)lại cho thấy LEV có tác động ngược chiều với FVM Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng LEV không có ảnh hưởng đến FVM (Setijaningsih và các cộng sự, 2020; Yennisa và các cộng sự, 2020) Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam thì LEV có thể ảnh hưởng cùng chiều đến FVM Vì vậy, luận văn đềxuất giảthuyết rằng:

H2: Đòn bẩy tàichỉnh có ảnhhưởng cùngchiềuđến FVM củaLCB Việt Nam. 2.3.ỉ 3Hiệu quảhoạtđộng của ngân hàng (NI)

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng lợi nhuận sau thuế (Net income after tax) (Yao vàcác cộng sự, 2014) Các NQL ngân hàng có thể thao túng thu nhập thông qua việc ghi nhận lãi hoặc lỗ chưa thực hiện từ các công cụ tài chính Trong nghiên cứu của Song (2008) chothấycác ngân hàng báo cáo thu nhập cao hơn mục tiêu bằng cách lựa chọn áp dụng giá trị hợp lý, và cũng theo Song (2008) chọn áp dụng giá trị hợp lý (theo FAS 159) được sử dụng để xóa lỗ lũy kế trên chứng khoán đầu tư Các bằng chứng trong nghiên cứu Yao và các cộng sự (2014) chỉ ra rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ tỷ lệ nghịch với việc áp dụng FVM Nghiên cứu của Setijaningsih vàcác cộng sự (2020) cũng cho thấy NI có tác động tiêu cực đến áp dụng FVM Từ kết quả trên, có thể dự báo rằng các ngân hàng có thu nhập cao sẽ tỷ lệ nghịch với áp dụngFVM, do đó, giả thuyết của luận văn là:

H3: Hiệu quảhoạtđộngcủa ngân hàng có tác động ngược chiều với FVM củaLCBViệt Nam.

2.3.ỉ 4 Tỷỉệ an toàn vốn (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn CAR là tỷ lệ phần trăm của vốn tự có (C) trên tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) Mức độ an toàn vốn là thước đo chính cho thấy sức mạnh tài chính và khả năng tồn tại lâu dài của một ngân hàng (Kumar Aspal và Nazneen,2014) Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự thất bại của các tổ chức tài chính, quản lý an toàn vốn là mộttrong những nhiệm vụ cốt lõi của quản lý ngân hàng Việc duy trì và nâng cao tỷ lệ an toàn von (CAR) không những giúp cho các ngân hàng duytrì được hoạt động kinh doanh mà còn mở rộng và phát tiển tốt hơn, hạn chế và phòng ngừa rủi ro, giảm tối đa các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai (Abusharba và cáccộng sự 2013).

Vì vậy, để đảm bảo hệ số CAR nhà quản lý của các ngân hàng có thể gia tăng vốn tự có bằng cách tăng thu nhập thông qua việc đo lường tài sản theo GTHL, việc đo lường sẽ cho phép NQL ghi nhận các lợi nhuận chưathực hiện, giúp cho vốn tự có cao hơn và tỷ lệ an toàn vốn cao hơn Nghiên cứu của Huizingga và Laeven (2009) đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng các ngân hàng quản lý tỷ lệ vốn bằng cách tăng các thành phần thu nhập Yao và các cộng sự (2014) cũng cho thấy hệ số CAR có tác động ngược chiều đến FVM Từ nhữnglập luận nàydẫn đến giả thuyết của luận văn là:

H4: Tỷ ỉệ an toànvon ngânhàngcó tiên quan nghịch với FVM của LCB Việt Nam. 2.3.T 5 Tổ chứckiểm toán (AC) Độ tin cậy của thông tin trên báo cáo tài chính của các ngân hàng phụ thuộc vào ý kiến của tổ chức kiểm toán, đặc biệt mức độ tin cậy được thể hiện quauy tín, quy mô và bề dày kinh nghiệm của các tổ chức kiểm toán Có thể nhận thấy, tổ chức kiểm toán độc lập đóng một vai trò quan trọngtrong việc hạn chếhành vi cơ hội của nhà quản lý Việc đo lường tài sản và nợ phải trả theo GTHLcó ba cấp độ, trong khi đó đầu vào theo cấp độ bakhông thể quan sátvà so sánh được, điều này có thểdẫn đến sai lệch đo lường không chủ ý hoặc thậm chí sai lệch có chủ ý từ nhà quản lý nhằm làm tăng hoặc giảm thu nhập (Martin vàcác cộng sự, 2006) Yao vàcác cộng sự (2014) cho thấy tính độc lập của tổ chức kiểm toán có ảnh hưởng đến FVM Nguyễn Tuấn Duy (2021) và Thanh và các cộng sự (2023) cũng cho rằng tổ chức kiểm toán có ảnh hưởng đến FVM Vì vậy, giảthuyết được đềxuấtlà:

H5: Tổ chức kiểm toán có tácđộng cùng chiều với FVMcủaLCB Việt Nam.

Luận văn kế thừa có chọn lọc từ nghiên cứu của Yao vàcác cộng sự (2014) với các biến liên quan đến hoạt động kinh doanh của LCB phù hợp với điều kiện kinh tế của ViệtNam Riêng biến giả cho các quốc gia không được sử dụng bởi luận văn chỉ nghiên cứu tại Việt Nam Mục đích của nghiên cứu nhằm kiểm định lại các biến của mô hình được chọn lựa của LCB Việt Nam trong thời gian gần đây Mô hình của nghiên cứu gồm năm biến bao gồm quy mô ngằn hàng; đòn bẩy tài chính; hiệu quả hoạt động của ngân hàng; tỷ lệ an toàn vốn; tổ chức kiểm toán đểxác định mức độ của cáccác nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng FVM của LCBViệt Nam.

Mô hìnhnghiên cứu, cụ thể:

FVM= po + pi*BSIZE+ P2*LEV + p3*NI + p4*CAR + p5*AC + s

Trong đó: p: hệ số hồi quy

FVM: Đo lường giátrị hợp lý(FVM).

LEV: Đòn bẩy tài chính;

NI: Hiệu quả hoạt động của ngân hàng;

CAR: Tỷ lệ an toàn vốn;

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2023)

Trong chương 2, luận văn đã tổng quan lý thuyếtvề FVM, cáckỹ thuật đo lường và hệ thống phân cấp các yếu tố đầu vào sử dụng trong kỹ thuật định giá tài sản và nợ phải trả Đồng thời, chương này cũng trình bày các lý thuyết nền liên quan đến áp dụng FVM đó là lý thuyết đại diện, các bên liên quan và tín hiệu Ngoài ra luận văn cũng đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Năm giả thuyết trong nghiên cứu tương ứng với các biến của mô hình gồm quy mô ngằn hàng(BSIZE); đòn bẩy tài chính (LEV); hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NI); tỷ lệ an toàn vốn (CAR); tổchức kiểm toán (AC).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cúư

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn gồm sáu bước, cụ thể:

Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu.

Bước 2: Xác định mục tiêu nghiên cứu.

Bước3: Hệ thống một số lý thuyết liên quan đến FVM và thiết lậpmô hìnhnghiên cứu.

Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu bằng Excel của 27 LCBViệt Nam từ năm 2018-

2022 Sau đó phân tích và kiểm định giảthuyếtthông qua phần mềm Eview 10. Bước5: Bàn luận ve các nhân tố ảnh hưởng đến FVM của LCB Việt Nam dựa vào kết quả bước 4.

Bước6: Kết luận và các gợi ý chính sách góp phần tăng cườngFVM của LCBViệt Nam.

Nguồn: Tổnghợp của tác giả (2023)

Phương pháp nghiên cứu

Đe đo lường sự ảnh hưởng củacác nhân tố đến FVM của LCB Việt Nam luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Luận văn sử dụng dữ liệu bảng theo chuỗi thời gian của LCB từ năm 2018 đến năm 2022.

MicrosoftExcel được dùng để tập hợp và xử lý dữ liệu Phần mềm Eview 10 được dùng để phân tích và kiểm định mô hình thông qua phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), môhình tác độngcố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), cụ thể (Nguyễn Quang Dong vàNguyễn Thị Minh, 2013):

Phương pháp bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS): Mô hình Pooled OLS (ordinary least squares - OLS) được sử dụng để ước lượng các tham số trong phương trình hồi quy sao cho tổng bình phương sai số của mô hình lànhỏ nhất.

Mô hình tác động co định (FEM): Với giả định các biến độc lập có thể bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm riêng của mỗi đơn vị FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến độc lập đểước lượng những ảnhhưởng của biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Mô hình tảc động ngẫu nhiên (REM) Điểm khác biệt giữa REM và FEM được thể hiện ở sự biến độnggiữacác đơn vị Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến độc lập Do đó, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM Trong đó, phần dư của mỗi thựcthể (không tương quan với biến độc lập) đượcxem là một biến độc lập mới.

Mau nghiên cứu được thu thập từ BCTC năm của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được kiểm toán và công bố thông tin theo quy định Giai đoạn lấy dữ liệu BCTC của LCB từ năm 2018 đến năm 2022 Truy cập hai trang website là WWW.finance.vietstock.vn và www.cafef.vn để tải các BCTC đã được kiểm toán và thu thập dữ liệu.

Hiện nay, có 27 LCB đang niêm yết tại Việt Nam, số liệu được lấy là 5 năm từ năm

2018 - 2022 Vì vậy số lượng mẫu của luận văn tư ong ứng là mộttrăm ba mưoi lăm (135) mẫu Theo Hair vàcác cộng sự (2010) kích thước mẫu dựa trên số lượng mẫu tối thiếu (số lượng mẫu tối thiểu là 50) và số lượng biến trong mô hình Như vậy, nghiên cứu này có 5 biến, số lượng mẫu tối thiểu là 100 Tabachnick và Fidell (1996) đã đề xuất công thức để tính kích cỡ mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy đa biến là hằng số 50 cộng với 8 lần của số lượng biến độc lập trong mô hình.Như vậy theo công thức này thì số lượng mẫu tối thiểu cần đạt được là 90 Nghiên cứu đãthu thập dữ liệu từ 135 BCTC củaLCB, đây là cỡ mẫu thích hợp cho phân tích hồi quy (Phụ lục 1).

3.4Đo lường các biến trong mô hình

Biến phụ thuộc trong mô hình đượckế thừa từ nghiên cứu của Yao và các cộng sự (2014) được đo lường là tỷ lệ phần trăm của tài sản tài chính được đo lườngtheo giá trị hợp lý chia cho tổng tài sản số liệu được sử dụng là số cuối năm trên BCTC đã được kiểm toán của LCB Biến này được đo lường bằng tài sản có giá trị hợp lý (FVA) chia cho tổngtài sản (TA).

3.4.2 ỉ Quy mô ngân hàng (BSIZE)

Trong nghiên cứu này, đại diện cho quy mô ngân hàng là tổng tài sản Quymô ngân hàng được đobằng logarit của tổng tài sản Tổngtài sản được lấy tại thời điểm cuối năm từbảng cân đối kế toán trong BCTC năm của LCB.

3.4.2.2Đòn bẩytài chính (LEV) Đòn bẩy tài chính được đolường bằng tỷ lệtổng các khoản nợ chia cho tổng tài sản của LCB Các khoản nợvà tổng tài sản được lấy vào thời điểm cuối năm của LCB.

3.4.2.3Hiệu quả hoạt độngcủangân hàng (NI)

Hiệu quảhoạt động của ngân hàng được đo lườngbằng lợi nhuận sau thuế (Net income after tax) Dữ liệu được thu thập dựa trên báo cáokết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của LCB đã được kiểm toán Hiệu quả hoạt độngcủa LCB là logarit lợi nhuận sau thuế.

3.4.2.4 Tỷỉệ an toàn vổn (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) làtỷ lệ phần trăm của vốn tự có (C)trên tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) Tỷ lệ an toàn vốn đượctính theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàngnhànước Việt Nam.

3.4.2.5 Tổ chứckiểm toán (AC) Đây là một biến giả, việc đo lường cho kết quả là 1 nếu BCTC của LCB Việt Nam được tổ chức kiểm toán bởi Big 4, và kết quả là 0 nếu được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán khác.

Bảng 3.1- Môtả và đo lường các biến

Nguôn: Tông hợp của tác giả (2023)

Các biến Đo lường Nghiêncứuliênquan Biến phụ thuộc Đo lường giá trị hợp lý

Tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý chia cho tổng tài sản.

Yao và các cộng sự (2014)

Logarit tổng tài sản của LCB Yao và các cộng sự (2014);

Bùi Thị Ngọc (2020); Yennisa và các cộng sự (2020); Olaoye và Ibukun (2020); Nguyễn Tuấn Duy (2021); Thanh và các cộng sự, 2023) Đòn bẩy tài chính (LEV) Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản.

Yao và các cộng sự (2014);

Lê Vũ Ngọc Thanh (2018); Setijaningsih và các cộng sự (2020); Yennisa và các cộng sự (2020); Olaoye và Ibukun (2020)

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NI)

Logarit lợi nhuận sau thuế Yao và các cộng sự (2014);

Setijaningsih và các cộng sự (2020)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Vốn tự có (C) trên tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA)

Yao và các cộng sự (2014)

Tổ chức kiểm toán (AC) Biến giả, kết quả là 1 nếu

BCTC của LCB Việt Nam được kiểm toán bởi Big 4, và kết quả là 0 nếu được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán khác.

Yao và các cộng sự (2014); Nguyễn Tuấn Duy (2021); Thanh và các cộng sự, 2023

Trong chương 3 luận văn thiết lập quy trình nghiên cứu gồm sáu bước Phương pháp nghiên cứu Pooled OLS, FEM, REM được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu Đồng thời luận văn đãxác định mẫu nghiên cứu gồm 27 LCB và mô tả cách thức đo lường sáu biến trong mô hình gồm một biến phụ thuộc FVM và năm biến độc lậpgồm BSIZE, LEV, NI, CAR, AC.

Đo lường các biến trong mô hình

Biến phụ thuộc trong mô hình đượckế thừa từ nghiên cứu của Yao và các cộng sự (2014) được đo lường là tỷ lệ phần trăm của tài sản tài chính được đo lườngtheo giá trị hợp lý chia cho tổng tài sản số liệu được sử dụng là số cuối năm trên BCTC đã được kiểm toán của LCB Biến này được đo lường bằng tài sản có giá trị hợp lý (FVA) chia cho tổngtài sản (TA).

3.4.2 ỉ Quy mô ngân hàng (BSIZE)

Trong nghiên cứu này, đại diện cho quy mô ngân hàng là tổng tài sản Quymô ngân hàng được đobằng logarit của tổng tài sản Tổngtài sản được lấy tại thời điểm cuối năm từbảng cân đối kế toán trong BCTC năm của LCB.

3.4.2.2Đòn bẩytài chính (LEV) Đòn bẩy tài chính được đolường bằng tỷ lệtổng các khoản nợ chia cho tổng tài sản của LCB Các khoản nợvà tổng tài sản được lấy vào thời điểm cuối năm của LCB.

3.4.2.3Hiệu quả hoạt độngcủangân hàng (NI)

Hiệu quảhoạt động của ngân hàng được đo lườngbằng lợi nhuận sau thuế (Net income after tax) Dữ liệu được thu thập dựa trên báo cáokết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của LCB đã được kiểm toán Hiệu quả hoạt độngcủa LCB là logarit lợi nhuận sau thuế.

3.4.2.4 Tỷỉệ an toàn vổn (CAR)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) làtỷ lệ phần trăm của vốn tự có (C)trên tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) Tỷ lệ an toàn vốn đượctính theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2016/TT-NHNN của Ngân hàngnhànước Việt Nam.

3.4.2.5 Tổ chứckiểm toán (AC) Đây là một biến giả, việc đo lường cho kết quả là 1 nếu BCTC của LCB Việt Nam được tổ chức kiểm toán bởi Big 4, và kết quả là 0 nếu được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán khác.

Bảng 3.1- Môtả và đo lường các biến

Nguôn: Tông hợp của tác giả (2023)

Các biến Đo lường Nghiêncứuliênquan Biến phụ thuộc Đo lường giá trị hợp lý

Tài sản được đo lường theo giá trị hợp lý chia cho tổng tài sản.

Yao và các cộng sự (2014)

Logarit tổng tài sản của LCB Yao và các cộng sự (2014);

Bùi Thị Ngọc (2020); Yennisa và các cộng sự (2020); Olaoye và Ibukun (2020); Nguyễn Tuấn Duy (2021); Thanh và các cộng sự, 2023) Đòn bẩy tài chính (LEV) Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản.

Yao và các cộng sự (2014);

Lê Vũ Ngọc Thanh (2018); Setijaningsih và các cộng sự (2020); Yennisa và các cộng sự (2020); Olaoye và Ibukun (2020)

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng (NI)

Logarit lợi nhuận sau thuế Yao và các cộng sự (2014);

Setijaningsih và các cộng sự (2020)

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Vốn tự có (C) trên tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA)

Yao và các cộng sự (2014)

Tổ chức kiểm toán (AC) Biến giả, kết quả là 1 nếu

BCTC của LCB Việt Nam được kiểm toán bởi Big 4, và kết quả là 0 nếu được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán khác.

Yao và các cộng sự (2014); Nguyễn Tuấn Duy (2021); Thanh và các cộng sự, 2023

Trong chương 3 luận văn thiết lập quy trình nghiên cứu gồm sáu bước Phương pháp nghiên cứu Pooled OLS, FEM, REM được thực hiện để kiểm định mô hình nghiên cứu Đồng thời luận văn đãxác định mẫu nghiên cứu gồm 27 LCB và mô tả cách thức đo lường sáu biến trong mô hình gồm một biến phụ thuộc FVM và năm biến độc lậpgồm BSIZE, LEV, NI, CAR, AC.

KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ VÀ BÀN LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YỂT TẠI VIỆT NAM

Kiểm định mô hình hồi quy

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát

Nguồn: Dữ ỉiệu từ phầnmềm Eview 10

FVM BSIZE LEV NI CAR

Giátrị cao nhất 0.444335 9.245931 0.959382 7.809594 0.240849 Giátrị thấp nhất 0.000000 7.309067 0.830268 3.083503 0.063768 Độlệch chuẩn 0.04545 8 0.464714 0.029734 0.816533 0.030992

Kếtquảthống kê mô tả tại Bảng 4.1 cho thấy FVM trungbình là 0,022705, với giá trị cao nhất FVM là 0,444335, và giátrị thấp nhất là 0,0000 Điều nàythể hiện tỷ lệ trung bình của FVM ở mứcthấp và như vậy vẫn còn một số LCBViệt Nam chưaáp dụng FVM Độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc là 0,04545 8, gấp đôi giá trị trung bình nên giữa các LCB Việt Nam có sự khác biệt đáng kể về FVM Đối vói biến độc lập BSIZE với mức trung bình của biến này là 8,252832, trong đó giá trị cao nhất 9,245931, giá trị thấp nhất 7,309067 Như vậy giữa các ngân hàng có sự khác biệt khá lớn về quy mô Độ lệch chuẩn của biến BSIZE là 0,464714 nên sự chênh lệch không đáng kể giữa cácLCB Việt Nam.

Xem xét biến LEV nhận thấy LCB ViệtNam có tỷ lệ đòn bẩy tài chính khá cao,điều này được thể hiện qua giá trị trung bình là 0,918197, giá trị cao nhất là 0,959382, giá trị thấp nhất là 0,830268 LEV như hiện tại là do các ngân hàng đã mở rộng quy mô bằng việc huy động vốn vay Tuy nhiên độ lệch chuẩn về LEV giữa các LCB khá thấp, chỉ có 0,029734 nên giữa các ngân hàng có sự chênh lệch thấp Tiếp theo là biến độc lập NI, giá trị trung bình là 6,096715, giá trị cao nhất là 7,809594, giá trị thấp nhất là 3,083 503, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có sự chênh lệch khá cao Độ lệch chuẩn là 0,816533 so với giá trị trung bình thì độ lệch chuẩn không đáng kể, như vậy sự phân tán về NI giữa các ngân hàng là không đángkể.

Bảng 4.2 Tổng hợp về tổchức kiểm toán (AC)

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Tên biến Số quan sát

Có Big4 Không Big4 Có Big4 Không

Tổ chức kiểm toán Big4 (AC): Biến giảnhận giátrị là 1 và 0, nên đượctính bằng 1 nếu có big4 đượctính bằng 0 nếu không có Big4 Như vậy, kết quả cho thấy có 107(79%) công ty có Big4, có 28 (21%) công ty không có Big4 (Bảng 4.2) Như vậy, trongcác LCBViệt Nam có một số ngân hàng không được kiểm toán bởi Big 4.

Bảng 4.3 Ma trận hệ số tươngquan

FVM BSIZE LEV NI CAR AC

Nguồn: Dữỉiệu từ phần mềmEview ỈO

Từ kết quảma trận tương quan ở Bảng 4.3, cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0,8 Điều này có ý nghĩa rằng trong mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến Hệ số tương quan của BSIZE, NI và CAR có mối quan hệ ngược chiều với FVM Hai biến có quan hệ cùng chiều với FVM là LEV vàAC Bên cạnh đó các biến độc lập gồm BSIZE, LEV, NI, CAR, AC đều có sự tương quan với nhau.

4.1.3 Phântích hổi quy đa biến

4.ỉ.3 ỉPhân tíchkết quả hồiquyvới mô hình OLS

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Biến số Hệ số Sai số chuẩn Thống kê t

Mức xác suất P- value của cặp giả thiết c 0.063718 0.241295 0.264065 0.7922

Hệ số R2 (R-squared) 0.135252 Trung bình biến phụ thuộc 0.022705

(Adjusted R-squared) 0.101735 Độlệch chuẩn mẫu có hiệu chỉnhcủa biến phụ thuộc

Mức xác suất P-value của cặp giả thiết kiểm định sự phù hợpcủa hàm hồi quy (Prob)

Kết quả hồi quy trên cho thấy, có 2 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là BSIZE và

AC BSIZE có tác động ngược chiều với FVM còn AC có tác động cùng chiều với FVM Các biến độc lập còn lại là LEV, NI vàCAR không có ý nghĩathống kê Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,1017 cho thấy tỷ lệ thay đổi của FVM được giải thích bỏi biến độc lập củamô hình Mức xác suất P-value trong kiểm định sự phù hợp của hồi quy là 0,001955 nhỏ hon 0,05 Mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu thu thập được Từ đó, môhình hồi quy như sau:

4.1.3.2 Phân tíchkếtquả hồi quy vớimô hình FEM

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy FEM

Biến số Hệ số Saisố chuẩn Thống kê t Mức xác suất P- value của cặp giả thiết c 0.617641 0.557143 1.108586 0.2702

Hệ số R2 (R-squared) 0.391188 Trung bìnhbiến phụ thuộc 0.022705

(Adjusted R-squared) 0.207953 Độlệch chuẩn mẫu có hiệu chỉnhcủa biến phụ thuộc

Mứcxác suất P-value của cặpgiả thiết kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Dựavào kết quả hồi quy với mô hình FEM ở trên, kết quả cho thấy tất cả các biến độc lập đều khôngcó ý nghĩathống kê.

4.1.3.3Kiểm định F-test Để so sánhgiữa hai mô hình là Pooled OLS và mô hình FEM, ta dùng kiểm định F- test, với giả thuyếtlà:

Ho: Môhình không có hiệu ứng cố định

Hf Mô hìnhcó hiệu ứng cố định

Bảng 4.6 Kêt quả kiêm định F-test

Kiểm định tác động Thống kê Bậc tựdo Xác xuất

Dữ liệu chéo Chi bình phương 47.375380 26 0.0064

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Từ kết quả kiểm định F-test ở Bảng 4.6, mứcý nghĩa là 0,0377 vànhỏ hơn 0,05. Với mứcý nghĩanày, bác bỏ giả thuyết Ho Như vậy mô hình phù hợp với dữ liệu thực tếlà mô hình FEM.

4.ỉ 3.4Phân tíchkếtquảhồi quy vớimô hình REM

Bảng 4.7 Kết quả hồi quy REM

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Biến số Hệsố Saisố chuẩn Thống kê t

Mức xácsuất P- value của cặp giả thiết c 0.054038 0.262833 0.205598 0.8374

Hệ sốR2 (R-squared) 0.090041 Trung bìnhbiến phụ thuộc 0.016535

(Adjusted R-squared) 0.054772 Độ lệch chuẩn mẫu có hiệu chỉnhcủa biến phụ thuộc

Mức xác suất P-value của cặp giả thiết kiểm định sự phù hợpcủa hàm hồi quy

Kếtquả phân tích mô hình hồi quy REM chothấy, chỉ có 1 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là AC và có tác động cùng chiều với FVM Các biến còn lại là BSIZE, LEV, NI, và CAR đều không có ý nghĩathống kê Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,0548 đã giải thích sự ảnh hưởng biến độc lập của mô hình đến FVM Giá trị xác suất của thống kê F tương ứng là 0,030757 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình có ý nghĩa Mô hình hồi quynhư sau:

Luận văn dùng kiểm định Hausman test để xác định giữa hai mô hình FEM và mô hình REM, mô hình nào phù hợp, với giả thuyết là:

Ho: Môhìnhcó hiệu ứng ngẫu nhiên tốt hơn hiệu ứng cố định

Hp Môhìnhcó hiệu ứng cố định tốt hơn hiệu ứng ngẫu nhiên

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman test

Kiễm địnhtác động Thống kê Bậc tự do Xác xuất

Dữ liệu chéo ngẫu nhiên 3.249508 5 0.6616

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Kết quả kiểm địnhtrên Bảng 4.8 cho thấy mứcý nghĩa là 0,6616 và lớn hơn 0,05 Với mứcý nghĩa 5% và dựa trên kết quả kiểm định này, chấpnhận giảthuyết Ho nên giữa hai môhình FEM và REM thì môhình phù hợp là môhình REM.

4 ỉ 4 Kiểm định cấckhuyếttật của mô hình

Hình 4.1 Biểu đồ của phần dư

Nguồn: Dữ liệu từphần mềm EviewsỈO

Ket quả Hình 4.1 cho thấy, phần dư ít phân tán, tập trungvà trong giớihạn nhất định nên kết quả của dữ liệuthống kê đượcbảo đảm Vì vậy, mỗ hình không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi.

4.2 Bàn luận kết quả nghỉêncứu

Ket quả hồi quy Pooled OLS trên cho thấy, có 2 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là BSIZE là AC, trong đó BSIZE có tác động ngược chiềuvới FVM, AC có tác động cùng chiều với FVM Các biến độc lập còn lại là LEV, NI và CAR không có ý nghĩa thống kê Với mỗ hình FEM tất cả các biến độc lập đều không có ý nghĩa thốngkê Ket quả phân tích mô hình hồi quy REM chỉ có 1 biến độc lập có ý nghĩa thống kê là AC và có tác động cùng chiều với FVM Các biến còn lại là BSIZE, LEV, NI, và CAR đều không có ý nghĩa thống kê Thông qua kiểm định F-test và

Hausman, kết quả kiểm định cho thấy mô hình REM là phù hợp trong lựachọn mô hìnhnghiên cứu.

Từ kết quảnghiên cứu luận văn đã xác định được nhân tố tổ chức kiểm toán (AC) có tác động đến FVM của các LCB Việt Nam Kết quảnày phù hợp với lý thuyết tín hiệu trong việc lựa chọn công ty kiểm toán để đảm bảo thông tin thích hợp và đáng tin cậy về FVM Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Tuấn Duy (2021) và Thanh và các cộng sự (2023) Kết quảnghiên cứu có thể được giải thích rằng do điều kiện hiện tại nên hầu hết các LCB Việt Nam vẫn đang sử dụng VAS, chưa triển khai thực hiện theo IFRS Mặt khác, khái niệm về GTHL còn khá mới mẻ, chưa có các quy định pháp lý rõ ràng trong hướng dẫn thực hiện cũng như cách thức và kỹ thuật đo lường Điều này khiến các LCB Việt Nam khó thực hiện FVM Vì vậy, việc áp dụng FVM bị ảnh hưởng bởi AC Điều này cũng đảm bảo lý thuyết tín hiệu khi các thông tin được công bo về FVM làm cơ sở cho niềm tin của người sử dụng thôngtin về mức độ thích hợp của thông tin.

Dưới đây làbảng tổng hợp sau khi luận văn tiến hành hồi quy ba mô hình theo thứ tự gồm mô hình Pooled OLS, mô hình FEM, mô hình REM thì mô hình REM là phù hợp nhất Bảng thống kê về kết quả phân tích hồi quycủa ba mô hình về mứcý nghĩa thống kê của các biến và chiều tác động của các biến được thể hiện trongBảng 4.9.

Bảng 4.9 Kết quả phân tích hồi quy của 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Nguồn: Dữ liệu từ phầnmềm Eview 10

Trong chương4 này, luận văn đã tiến hành kiểm định các mô hình, đo lường được sựtác động của từng nhân tố đến FVM Kết quả nghiên cứu chothấy mô hình REM là mô hình phù hợp và xác định được nhân tố tổ chức kiểm toán (AC) ảnh hưởng tích cực đến FVM.

Ngày đăng: 06/05/2024, 17:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.2  Bảng  tổng  hợp các nghiên cứu tại Việt Nam - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
ng 1.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam (Trang 27)
Là 127  bảng  câu  trả lời hợp lệ - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
127 bảng câu trả lời hợp lệ (Trang 28)
Hình 2.1 -Mô  hình nghiên  cứu - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu (Trang 40)
Hình 3.1 Quy trình  nghiên cứu - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.1-  Mô tả và đo lường  các  biến - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Bảng 3.1 Mô tả và đo lường các biến (Trang 45)
Bảng 4.1 Thống  kê  mô  tả  các biến quan sát - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát (Trang 47)
Bảng  4.2  Tổng  hợp về  tổ chức  kiểm  toán (AC) - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
ng 4.2 Tổng hợp về tổ chức kiểm toán (AC) (Trang 48)
Bảng 4.3  Ma  trận  hệ  số  tương quan - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan (Trang 49)
Bảng  4.4 Kết  quả hồi quy Pooled  OLS - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
ng 4.4 Kết quả hồi quy Pooled OLS (Trang 50)
Bảng  4.5 Kết  quả  hồi  quy FEM - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
ng 4.5 Kết quả hồi quy FEM (Trang 51)
Bảng  4.6 Kêt  quả  kiêm định  F-test - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
ng 4.6 Kêt quả kiêm định F-test (Trang 52)
Bảng 4.8  Kết  quả  kiểm định  Hausman  test - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman test (Trang 53)
Hình 4.1 Biểu đồ  của  phần  dư - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
Hình 4.1 Biểu đồ của phần dư (Trang 54)
Bảng  4.9. Kết  quả  phân  tích hồi quy của 3 mô hình Pooled  OLS, FEM  và REM - các nhân tố ảnh hưởng đến đo lường giá trị hợp lý của các ngân hàng thương mại niêm yết tại việt nam
ng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy của 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w