1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại năm 2005 của việt nam

88 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 17,28 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC MO HA NOI

LUAN VAN THAC SY

TRACH NHIEM DO VI PHAM HOP DONG THEO LUAT THUONG MẠI NĂM 2005 CUA VIET NAMN

NGUYEN MINH TIEN

NGANH: LUAT KINH TE MA SO: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI NGỌC CƯỜNG

HA NOI - 2021

Trang 2

MUC LUC

LOI NOI DAU

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VE TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP DONG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VE TRACH NHIEM DO VI PHAM

HỢP ĐÒNG THUONG MAI " 1.1 Khái quát về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mai 1.1.1 Hợp đồng thương mại - hình thức pháp lý chủ yếu của các quan kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đông thường mại

1.1.3 Đặc điểm của trách nhiệm do vi ¡ phạm hợp đồng thương m

1.2 Ý nghĩa của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại 1.3 Khái quát pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mai

1:3 1 Ngủ n pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại 16 1.3.2 Những yếu tô ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy định pháp luật về nde nhiệm dỡ vi Pham hop đồng Thường mai

oie mại ở Việt Nam

KET LUAN CHUONG 1 CHUONG 2

THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE TRACH NHIEM DO VI PHAM HOP DONG THUONG MAI O VIET 2.1 Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại 2.1.1 Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại 2.1.2 Yếu tô lỗi của bên vi phạm hợp đồng thương mạ 2.1.3 Các căn cứ khác 2.2 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mạ 2.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp dong 2.2.2 Phat vi pham

2.2.3 Bồi thường thiệt hi

3.2.4 Tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đông, hủy bỏ hợp đồng

2.2.5 Các hình thức khác do các bên thỏa thuận

Trang 3

2.3 Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại 50

2.3.1 Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận 2.3.2 Trường hợp xảy ra sự kiện bắt khả kháng kia điểm giao kết hợp đông KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3

ĐÒNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về trách

nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam

3.1.1 Phù hợp với đường lỗi xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường

ở Việt Nam 2a 72

3.1.2 Dam bảo sự thông nhất của các văn bản pháp l

3.1.3 Đảm bảo sự bình đẳng của các bên trong quan hệ hợp đồng 3.1.4 Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam

3.2.1 Bồ sung quy định về vi phạm hợp đông trước thỏ

3.2.2 Hoàn thiện quy định về quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện dung

hợp đồng và các hình thức chế tài khác

3.2.3 Hoàn thiện quy định về chế tài phạt vi phạm

Trang 4

1

LOI NOI DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Qua nhiều giai đoạn lịch sử, tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Cộng sản Việt Nam đã khởi đầu cho công cuộc Đổi mới ở nước ta hiện nay

Chúng ta đã xác định, xây dựng những quan niệm mới, tư duy mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế

thị trường, nhiều thành phần, định hướng Xã hội Chủ nghĩa

Nền tảng pháp lý xây dựng kinh tế thị trường là những đạo luật về kinh

doanh thương mại Đây là những đạo luật điều chỉnh hoạt động gia nhập thị trường, sản xuất, kinh doanh của các thương nhân trên thị trường Khi tham gia

vào các giao dịch thương mại, các bên đều bị điều chỉnh bởi các quy định của

pháp luật, trước hết là luật về Hợp đồng — vấn đề cơ bản nhất đề cấu thành hoạt

động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Khi các bên ký kết hợp đồng, điều họ mong muốn là hợp đồng được thực hiện, đem lại các giá trị lợi ích về thương mại cho cả hai bên Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng không thé

tránh khỏi các mâu thuẫn phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một trong

các bên Do đó, trong nội dung của Luật Thương mại, ngoài các quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên cũng như thực hiện hợp đồng, còn có các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Từ khi được ban hành, và có hiệu lực, các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại 2005 còn nhiều hạn chế

Quy định về hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng, mức phạt tối đa trong hình thức phạt hợp đồng hay chứng minh yếu tố lỗi khi có hành vi vi phạm còn thiếu

thống nhất, có sự khác biệt với các quy định của Bộ luật Dân sự cũng như các luật chuyên ngành như Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh Bat động sản Đặc

biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, việc đề xuất các giải pháp nhằm hoàn chỉnh chế định

Trang 5

2

nhằm bảo vệ quyén, lợi ích của các nhà kinh doanh, mà còn đảm bảo thu hút đầu

tư nước ngoài, giúp phát triển kinh tế

Vi vậy, tác giả lựa chọn đề tài "ách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo luật thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Van đề về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, chế tài thương mại đã có các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác

nhau Có thể ké đến một vài công trình như sau:

- Sách chuyên khảo “Chế tai phạt vì phạm và bôi thường thiệt hại” của tác giả Lê Văn Tranh, NXB Tư pháp xuất bản năm 2017

- Luận văn thạc sĩ Luật học "Chế đài do vi phạm hợp động trong lĩnh vực

thương mại từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân đân tỉnh Quảng Ninh" của tác giả

Nguyễn Bảo Linh thực hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020

- Tac gia Ta Thi Thanh Hằng thực hiện luận văn thạc si "Thuc trang phdp

luật về chế tài do vi phạm hợp dong trong lĩnh vực thương mại" tại trường Dai học Luật Hà Nội năm 2019

- Luận văn thạc sĩ Luật học với đề tài "Pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại — Thực trạng và giải pháp hoàn thiện", của tác giả Hướng

Thị Hà Thu thực hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội năm 2019

~ Bài báo "Thực trạng pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế tài phạt vi phạm, boi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong thuong mai

và mối quan hệ giữa hai chế tài", của tác giả Đình Văn Cường đăng trên Tạp chí

Khoa học kiểm sát, số 03/2020

- Bài báo "Một số ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong

thương mại theo quy định của Luật Thương mại", của giảng viên - Thạc sĩ

Nguyễn Thị Khế đăng trên tạp chí Tạp chí Luật học, số 01/2008

Các công trình nghiên cứu đã có đều đề cập tới các hình thức chế tài cụ

thể, với các phân tích về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn thi hành Nhìn

Trang 6

3

Vì vậy, việc nghiên cứu toàn diện, đầy đủ về chế định trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng theo Luật Thương mại là cần thiết và độc lập với các công trình

đã nghiên cứu về các nội dung có liên quan 3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những học thuyết pháp lý cơ bản về hợp đồng có liên quan tới trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Những học thuyết này là nền tảng lý luận để từ đó, luận văn

triển khai nghiên cứu cụ thể các quy định của Luật Thương mại 2005 về trách

nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

Với đề tài trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại,

tác giả xác định đây là những hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng

phải gánh chịu do các biện pháp chế tài cụ thể Vì vậy, trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là đối tượng của luận văn nghiên cứu có nội hàm đồng nghĩa với khái niệm chế tài

Với đề tài đặt ra, luận văn giải quyết những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong luật thương mại 2005, xây dựng hệ thống lý thuyết về vấn đề này

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật Sử dụng các quan điểm của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa

Ngoài ra, để giải quyết cụ thể các vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu luật học, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp trong từng chương cụ thể của luận văn

Chương 1 luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý thuyết nghiên cứu

Trang 7

4

Chương 3 luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp đề đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 5.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, tổng hợp lý luận pháp luật,

khái quát hóa lý luận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại, từ đó

đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại

5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của trách nhiệm, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại - Phân tích thực trạng cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về trách nhiệm, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam

- Dé xuất giải pháp về việc hoàn thiện pháp luật về chế tài do vi phạm hợp

đồng thương mại theo Luật Thương mại 2005

6 Cơ cấu của luận văn

Luận văn được kết cấu theo 3 chương, cụ thể::

Chương 1: lý luận chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đông theo luật

thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về trách

nhiệm do vi phạm hợp dong theo luật thương mại ở Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vì phạm hợp đồng

Trang 8

5

CHUONG 1

LY LUAN CHUNG VE TRACH NHIEM DO VI PHAM HOP DONG THUONG MAI VA PHAP LUAT VE TRACH NHIEM DO VI PHAM

HOP DONG THUONG MAI

1.1 Khái quát về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

1.1.1 Hợp đồng thương mại - hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Trong mọi hoạt động của xã hội, cũng như hoạt động kinh tế, hình thức

ghi nhận của các giao dịch về tài sản nói chung, giao dịch về thương mại nói

riêng chính là hợp đồng "Hợp đồng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các

chủ thể nhằm xác lập xác lập, thay déi, cham dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trên cơ sở tự do và bình đăng"! Nhưng không phải thỏa thuận nào cũng được

coi là hợp đồng, và được Nhà nước đảm bảo cơ chế thực thi Những thỏa thuận

này phải bảo đảm các nguyên tắc về giao kết, mục đích và hình thức xác lập

thỏa thuận đây cũng là các quy định về hợp đồng Một hợp đồng hợp pháp

phải đáp ứng được các yêu cầu đó

Hệ thống các văn bản pháp luật chứa đựng các quy phạm về hợp đồng nói chung và hợp đồng trong kinh doanh thương mại nói riêng rất đa dạng, bao gồm từ các quy định cơ bản về quyền tự do kinh doanh được ghi nhận trong Hiến pháp, đến các văn bản luật chuyên ngành và văn bản hướng dẫn thi hành Đây là công cụ chủ yêu để thông qua đó, các thương nhân thực hiện hoạt động kinh

doanh thương mại, tìm kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố

khác nhau như lịch sử, tư duy lập pháp quy định về hợp đồng có sự khác nhau ở các quốc gia trên thế giới

Các nước theo hệ thống pháp luật Civil Law, đại diện bởi Pháp, Đức đưa

Trang 9

6

doanh thương mại, sử dụng chung cho cả các giao dịch thương mại và các giao

dich dân sự Tuy nhiên, căn cứ vào hành vi thương mại, các hợp đồng được xác lập từ nhóm hành vi này được điều chỉnh bởi Bộ luật Thương mại, các nội dung

khác được điều chỉnh chung bởi Bộ luật Dân sự” Các quốc gia theo hệ thống

luật thành văn sử dụng tiêu chí về chủ thể thực hiện giao dịch, nội dung của

hành vi (khách thé) đề xác định hành vi thương mại, từ đó làm căn cứ để xác

định loại hợp đồng được giao kết Mục 1 Chương I Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định: “Bộ /uật Dân sự là bộ luật điều chỉnh những quan hệ trong đời sống xã hội nói chung, còn Bộ luật Thương mại thì điều chỉnh các quan hệ trong

đời sống của một doanh nghiệp Tuy nhiên, một số vấn đề thuộc về doanh

nghiệp vẫn được quy định từng phân trong Bộ luật Dân sự Như vậy, Bộ luật Dân sự là một đạo luật chung, còn Bộ luật Thương mại là một đạo luật chuyên

ngành" Trong từng lĩnh vực thương mại cụ thể như kinh doanh bảo hiểm, tài chính ngân hàng, hàng hải, xây dựng có luật riêng, chuyên ngành điều chỉnh

Trong mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành, luật pháp thừa nhận

luật chuyên ngành có thể có những quy định không đồng nhất với luật chung,

nhưng những quy định này phải đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống

pháp luật, không chồng chéo và gây khó khăn khi áp dụng Nguyên tắc luật chung - luật chuyên ngành không chỉ giải quyết vấn đề xác định các văn bản nào chứa đựng quy phạm điều chỉnh quan hệ đó mà còn đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật

Các nước theo truyền thống pháp luật Common Law, đại điện bởi Anh, Mỹ, và một số nước châu Âu không phân biệt giữa hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự Các quy định chung về hợp đồng được áp dụng cho các quan hệ hợp đồng dân sự đến hợp đồng kinh doanh, thương mại, hợp đồng lao động Hệ thống pháp luật của Anh Quốc cho rằng hợp đồng là những cam kết mà các

bên phải thực hiện, bên nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hay chế tài Còn

? Vũ Thị Lan Anh (2008), "Hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng thương mại của

Trang 10

7

theo Hoa Kỳ, hợp đồng là một hay nhiều cam kết, đây là những nghĩa vụ của các bên trong cam kết và khi có bên vi phạm các cam kết này thì bên kia có quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm, chế tài theo quy định

Trước đây, tại Việt Nam, Điều 388 Bộ luật Dân 2005 quy định: "2p dong dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm

ditt quyên, nghĩa vụ dân sự" Quy định này được hiểu rằng các quy định về hợp đồng dân sự được áp dụng chung cho các loại hợp đồng như lao động, thương

mại tuy nhiên, trên thực tế, gây nhiều nhằm lẫn, khó hiểu vì thuật ngữ “hợp

đồng dân sự” Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 385 không còn

sử dụng thuật ngữ hợp đồng dân sự mà chỉ quy định “Hợp đông là sự thỏa

thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ dân

sự” Trong luận văn này, tác giả sử dụng thuật ngữ hợp đồng thương mại trong quá trình thực hiện

Theo đó, hợp đồng thương mại là một loại hình hợp đồng nói chung, được phân biệt với hợp đồng trong các lĩnh vực khác dựa vào các đặc điểm riêng, khác biệt Hợp đồng dân sự là cái chung, hợp đồng thương mại là cái riêng Các

quy định chung về hợp đồng trong bộ luật Dân sự cũng được áp dụng cho hợp

đồng trong lĩnh vực thương mại, tuy nhiên trong lĩnh vực thương mại có những quy định chuyên ngành, chỉ áp dụng cho loại hợp đồng này

Với cách hiểu như vậy, những yếu tố cơ bản của một hợp đồng như vấn đề về giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, giải quyết hợp đồng vô hiệu

được quy định chung trong Bộ luật Dân sự và áp dụng chung cho mọi quan hệ

hợp đồng Những nội dung riêng, chuyên ngành của hợp đồng thương mại như

vấn đề về chủ thẻ, hình thức hợp đồng, nghĩa vụ đặc thù của thương nhân

được quy định ở Luật Thương mại, là việc phát triển các nguyên tắc chung của

dân sự, áp dụng trong kinh doanh, thương mại

Trong tiến trình lịch sử cũng như pháp luật ở Việt Nam, khi mới giành được độc lập, hậu quả sau chiến tranh rất nặng nề, cả nước chủ trương khắc

Trang 11

8

huy sức mạnh tap thé va tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam Năm 1989

chúng ta đã ban hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế Theo đó, Hợp đồng Kinh tế

được nhận diện bởi các yếu tố như sau: Chủ thể là pháp nhân, cá nhân; mục đích nhằm thực hiện sản xuất, trao đổi hàng hóa, nghiên cứu khoa học ; dưới hình

thức văn bản Theo nguyên tắc luật chung, luật riêng, Hợp đồng trong kinh doanh, thương mại là một dạng của hợp đồng dân sự, được nhận biết giữa theo các yếu tố sau:

Thứ nhất, về chủ thể Chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh,

thương mại bao gồm hai bên, chủ yếu giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với cá nhân

Các quốc gia khác nhau có cách xác định chủ thể của hợp đồng thương mại khác nhau Tại nước Đức, một trong các bên của hợp đồng là thương nhân, có phát sinh các hành vi thương mại thì có thể sử dụng luật thương mại đề áp dụng trong quan hệ hợp đồng này Nhưng ở Pháp, tùy thuộc vào chủ thể là thương nhân hay không phải thương nhân mà phân chia thành hợp đồng thương mại, hợp đồng hỗn hợp Trong trường hợp hai bên ký kết đều là thương nhân

mới có thể coi đây là hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đối với hợp đồng hỗn

hợp, bên ký kết không phải thương nhân có quyền lựa chọn luật áp dụng là luật

thương mại hoặc dân sự thuần túy

Theo nguyên tắc áp dụng của Luật Thương mại 2005, chủ thể tham gia ký kết, thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu là thương nhân

Theo đó, có những quan hệ hợp đồng thương mại được ký kết giữa một bên là

thương nhân, một bên là cá nhân không phải thương nhân tùy thuộc vào bản chất của quan hệ thương mại diễn ra giữa các bên

Thứ hai, về hình thức Tôn trọng quyền tự do kinh doanh, pháp luật không

quy định hình thức cụ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Do sự lựa chọn của các bên, hình thức này có thể là văn bản, lời nói, hoặc hành vi Chỉ

trong một sé quan hệ hợp đồng đặc biệt, có đối tượng đặc biệt, cần rõ rang, bảo

Trang 12

9

bản hoặc tương đương văn bản Tương tự như nguyên tắc trên, Luật Thương mại 2005 cũng tôn trọng tối đa sự lựa chọn của các bên tham gia hợp đồng, ngoài ra cũng có quy định về các hình thức tương đương văn bản như telex, điện báo,

fax, thông điệp dữ liệu

Thứ ba, mục đích của các bên trong hợp đồng thương mại Như bản chất

của thương nhân, các thương nhân tham gia thị trường kinh doanh nhằm tìm

kiếm lợi nhuận, đo đó mục đích lợi nhuận gắn chặt với các giao kết kinh doanh,

thương mại của thương nhân Đây là mục đích suy đoán, các bên khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại đều phục vụ hoạt động thương mại, tìm kiếm lợi nhuận trong phạm vi hoạt động kinh doanh của mình Vì mang tính suy đoán nên mục đích lợi nhuận này gắn liền với tư cách thương nhân của các bên trong

hợp đồng Nếu một bên hợp đồng không phải thương nhân, ví dụ như hợp đồng

giao kết giữa thương nhân và người tiêu dùng thì về nguyên tắc, việc áp dụng Luật Thương mại hay Bộ Luật Dân sự là do bên không có mục đích lợi nhuận

lựa chọn

Thứ tư, yêu cầu về thương nhân tham gia quan hệ hợp đồng Pháp luật một số quốc gia yêu cầu những nghĩa vụ cẩn trọng, trung thực đối với thương nhân khi giao kết hợp đồng Ngoài ra là những nguyên tắc hợp lý, tận tâm Đối với Luật Thương mại 2005, những nguyên tắc này được quy định trong các điều luật của Luật Thương mại về những quyền cũng như nghĩa vụ trung thực, cần trọng cũng như tôn trọng lợi ích các bên khi giao kết hợp đồng

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại Hợp đồng được hình thành dựa trên cơ sở tự do thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên nhưng trong quá trình thực hiện, không phải lúc nào các bên trong quan hệ hợp đồng cũng thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách phù hợp

và đúng đắn theo hợp đồng

Trước khi tìm hiểu khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, cần phải tìm hiểu khái niệm trách nhiệm Trách nhiệm là một

Trang 13

10

nếu vi phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả nhất định đó là những biện pháp

tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh Trach nhiệm là điều kiện đảm bảo cần thiết cho pháp luật được thực hiện

nghiêm minh

Trách nhiệm là điều kiện đảm bảo cần thiết cho những quy định của Nhà

nước được thực hiện chính xác, triệt để Do vậy, các biện pháp trong trách nhiệm

là những biện pháp cưỡng chế, vì vậy còn gọi là chế tài áp dụng đối với chủ thể vi

phạm pháp luật

Các hình thức trách nhiệm đa dạng, đó là biện pháp cưỡng chế Nhà nước mang tính trừng phạt, có liên quan tới trách nhiệm pháp lý, bao gồm: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự; cũng có thể là những biện pháp chỉ

gây cho chủ thể những hậu quả bất lợi như đình chỉ, bãi bỏ các văn bản sai trái

của cơ quan cấp dưới, tuyên bố hợp đồng vô hiệu và các biện pháp khác Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là một hình thức trách

nhiệm, tuy nhiên, pháp luật các nước đều không đưa ra định nghĩa cụ thé thé nao

là trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại mà thường gọi cụ thẻ là chế tài

Theo truyền thống common law, hành vi của một bên không thực hiện

đúng nghĩa vụ trong hợp đồng được coi là vi phạm hợp đồng Điều kiện là những thỏa thuận được các bên thông nhất, áo dụng trong hợp đồng Những thỏa

thuận này có thể được xác định từ thông lệ, tập quán pháp luật khi các bên

không ghi nhận Từ đó các khác biệt so với những thỏa thuận, điều kiện trong

hợp đồng được coi là vi phạm hợp đồng Từ cách hiểu đó, các hành vi như

không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận, thực hiện không đúng nghĩa vụ, điều

kiện của hợp đồng được coi là hành vi vi phạm hợp đồng

Tại Hoa Kỳ, pháp luật không phân định rõ chế tài trong hợp đồng thương

mại, chỉ quy định các hình thức trách nhiệm áp dụng cho vi phạm hợp đồng như:

đền bù thiệt hại, hủy bỏ hợp đồng, yêu cầu thực hiện hợp đồng chế tài do Tòa

Trang 14

11

Ở Việt Nam, theo Khoản 12 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định

"Vi phạm hợp đông là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đây đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên" Chế tài

trong thương mại bao gồm: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc

bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp

đồng; Hủy bỏ hợp đồng; và các biện pháp khác do các bên thỏa thuận

Các hình thức chế tài được liệt kê nêu trên là các loại chế tài áp dụng đối

với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại Do đó, đây là các trách nhiệm pháp lý do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại, bên có hành vi vi phạm gánh chịu

các hậu quả pháp lý bất lợi từ hành vi của mình

Như vậy, có thể định nghĩa rách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

là hình thức chế tài áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng,

theo đó bên có hành vi vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do hành vỉ của mình gây ra

1.1.3 Đặc điểm của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, đặc điểm về căn cứ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

thương mại

Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng thương mại phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại Không giống như các chế tài được pháp luật

quy định cho tất cả các hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp xử lý do vi

phạm hợp đồng thương mại sẽ được áp dụng khi các bên đã thỏa thuận Khi hợp

đồng phát sinh hiệu lực thì nó sẽ ràng buộc các bên thực hiện các nghĩa vụ đã

cam kết, mọi hành vi vi phạm sẽ gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi Bên có

hành vi vi phạm đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, vì vậy sẽ chịu các

hình thức trách nhiệm pháp lý bắt lợi do hành vi không đúng của mình gây ra Thứ hai, đặc điểm về tính chất của trách nhiệm do vì phạm hợp đồng

Trang 15

12

Có thể thây rõ yếu tó tài sản, vat chat trong các hình thức trách nhiệm do

vi phạm hợp đồng Yếu tố tài sản thể hiện ở việc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả tài sản bất lợi do mình gây ra

Ví dụ như trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm, đây là

những khoản tiền cụ thể mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm, căn cứ vào

mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm gây ra Trong quá trình giao kết hợp đồng,

các bên cần thỏa thuận chính xác, cụ thể, đúng quy định pháp luật về mức tiền

phat hợp đồng nếu có hành vi vi phạm Cũng như yêu cầu bổi thường thiệt hại, bên yêu cầu phải chứng minh chính xác, rõ ràng số tiền cần bồi thường đối với bên vi phạm hợp đồng

Thứ ba, đặc điểm vẻ tính linh hoạt trong việc áp dụng trách nhiệm do vi

phạm hợp đồng thương mại

Trong quan hệ hợp đồng, nguyên tắc tự do luôn được Nhà nước bảo đảm, do đó, khi có hành vi vi phạm của một bên, bên bị vi phạm có toàn quyền đối

với việc áp dụng hay không áp dụng các hình thức trách nhiệm Ngoài ra, khi

quyết định áp dụng, thì mức “hình phạt” đối với bên có hành vi vi phạm, trong

nhiều trường hợp, do các bên thỏa thuận Quyền lực nhà nước chỉ xuất hiện, khi

có bên yêu cầu can thiệp khi quyền và nghĩa vụ của họ không được đảm bảo,

bên có hành vi vi phạm không thực hiện các trách nhiệm do hành vi vi phạm của

mình gây ra Đây là một đặc điểm quan trọng của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng so với các hình thức trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hình sự, hành chính

Thứ tư, đặc điểm về tính đa dạng và được áp dụng trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại

Bên vi phạm hợp đồng sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm đối với bên bị vi

phạm, không phụ thuộc vào việc vi phạm này do tổ chức, cá nhân nào gay ra va

được thể hiện ở các yếu tố như bên vi phạm phải dùng tài sản của mình để khắc

Trang 16

13

hợp đồng; bồi thường thiệt hại hợp đồng; tạm dừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng

thương mại Ngoài ra là các hình thức chế tài khác do các bên thỏa thuận

Khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, tùy từng căn cứ, mức độ hậu quả của hành vi mà bên bị vi phạm có quyền lựa chọn áp dụng các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm

Thứ năm, đặc điểm về mục đích của việc xây dựng và áp dụng trách

nhiệm do vi phạm hợp dong thương mai

Những hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nhằm mục dich rin đe, phòng ngừa cũng như khắc phục các hậu quả do hành vi vi phạm hợp đồng

gây ra Hợp đồng là luật của các bên, do đó việc thực hiện hợp đồng rất quan

trọng, tuy nhiên các bên vì nhiều lý do, thoái thác thực hiện hợp đồng, xâm hại

quyền và lợi ích hợp pháp của đối tác Do đó, các hình thức trách nhiệm hợp

đồng giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên khi giao kết hợp đồng, hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng phải bị trừng phạt đẻ bảo vệ lợi ích của các bên tham gia hợp đồng

1.2 Ý nghĩa của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại Trong bối cảnh kinh tế phát triển, các quan hệ hợp đồng diễn ra với mật

độ cao, đem lại cho các bên những lợi ích kinh tế lớn Nếu pháp luật không đảm

bảo việc thực hiện hợp đồng trong thương mại sẽ gây ảnh hưởng tới không chỉ

lợi ích của thương nhân, nhà kinh doanh mà còn ảnh hưởng lợi ích kinh tế của

cả xã Vì vậy, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại có ý nghĩa ở

một sô khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại

Khi ký kết hợp đồng thương mại, mỗi bên có các mục đích khác nhau

Thương nhân tìm kiếm lợi nhuận, người tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của

Trang 17

14

Do đó, một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng sẽ gây ảnh hưởng

tới những mục đích này, như thương nhân không đạt được lợi nhuận mong

muốn, người tiêu dùng không mua được hàng hóa, dịch vụ mà mình mong muốn Dù là lợi ích của thương nhân hay người tiêu dùng thì đều là những

quyền lợi hợp pháp của họ, pháp luật cần phải bảo vệ

Ngoài ra, đối với bên có hành vi vi phạm, trong nhiều trường hợp, đây là những hành vi không mong muốn, tuy nhiên với các quy định rõ ràng của pháp luật, họ chỉ phải chịu trách nhiệm với những hậu quả mình gây ra, chứ không

phải mọi trách nhiệm mà bên đối tác yêu cầu

Thứ hai, nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đông, nâng cao ý thức

trách nhiệm của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng

Pháp luật thương mại hiện hành áp dụng nguyên tắc suy đoán đối với lỗi

Do đó, khi bị vi phạm, bên bị vi phạm không có nghĩa vụ chứng minh yếu tố lỗi của bên có hành vi vi phạm mà chỉ cần chứng minh thiệt hại mình phải chịu do hành vi vi phạm của bên kia gây ra Điều này có ý nghĩa lớn trong việc áp dụng trách nhiệm đối với bên có hành vi vi phạm, họ chỉ có thể chứng minh việc không có lỗi trong một số trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định Những quy định này có tác dụng nâng cao ý thức thực hiện hợp đồng, cẩn trọng, tránh các

trường hợp mà từ đó có thể gây ra hành vi vi phạm hợp đồng

Thứ ba, nhằm góp phần đảm bảo trật tự vận hành của nên kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do quyết định

lựa chọn các hoạt động kinh doanh của mình Đây là các nguyên tắc của ngành

luật “tư”, tuy nhiên, các học thuyết kinh tế đã chứng minh các tác động xấu, các

thất bại của thị trường nếu không có sự quản lý của nhà nước Tuy nhiên, nếu

Nhà nước quản lý quá sâu, can thiệp thô bạo vào thị trường sẽ khiến các quan hệ kinh doanh thương mại méo mó, không đúng bản chất của thị trường

Ở Việt Nam, trải qua các thời kỳ áp dụng các biện pháp quản lý kinh tế

Trang 18

15

trường Sau khi giành được độc lập ở miền Bắc, chúng ta tiến hành khôi phục

nền kinh tế, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với phương hướng phát triển nền kinh tế có kế hoạch và phát huy sức mạnh tập thể Quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thời kỳ này thực chất không phải là một hình thức chế tài phát sinh trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, mà mang đặc điểm của chế tài hành chính, thể hiện sự cưỡng chế của Nhà

nước với bên vi phạm hợp đồng, nhằm giáo dục bên vi phạm và không liên quan đến bên bị vi phạm hợp đồng Điều này thể hiện là phạt hợp đồng có thể được áp

dụng ngay cả khi chưa có hợp đồng, khi các bên từ chối, trì hoãn ký kết hợp

đồng Do trong cơ chế tập trung bao cấp, việc từ chơi, trì hỗn ký kết hợp đồng

cũng chính là từ chối, trì hoãn thực hiện kế hoạch Nhà nước nên phải nộp phạt hợp đồng Tuy nhiên, mức phạt hợp đồng được quy định rất thấp, chỉ mang tính hình thức và tiền phạt hợp đồng được nộp vào ngân sách Nhà nước Mặt khác, căn cứ để tính tiền phạt hợp đồng là giá trị hợp đồng kinh tế, như vậy yếu tố ảnh

hưởng đến mức tiền phạt là giá trị hợp đồng, là chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước

chứ không phải mức độ vi phạm của các bên Trong cơ chế tập trung bao cấp,

với vai trò là công cụ đề thực hiện kế hoạch của Nhà nước, chế tài do vi phạm

hợp đồng kinh tế tất yêu mang những đặc điểm trên Cho dù các hình thức chế tài mang nặng dấu ấn hành chính nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc củng có kỷ luật hợp đồng và thực hiện các kế hoạch của Nhà nước

Hiện nay, Nhà nước cần phối hợp, đảm bảo cho các bên thực hiện quyền

tự do kinh doanh trên thị trường, trong đó có quyền tự do kinh doanh Khi hợp

đồng có hiệu lực, các bên phải tôn trọng và thực hiện hợp đồng, việc các bên tôn

trọng, thực hiện hợp đồng chính là đảm bảo trật tự vận hành của nền kinh tế thị

trường, có sự quản lý của Nhà nước Nếu không có các hình thức trách nhiệm do

vi phạm hợp đồng, dẫn đến sự thiếu tôn trọng các bên, đảo lộn các quan hệ kinh

Trang 19

16 1.3 Khái quát pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại 1.3.1 Nguồn pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

Quá trình hình thành và phát triển của ngành luật tư tại Việt Nam được

đánh dấu bởi việc Quốc hội ban hành Bộ luật Dân sự năm 1995, sau đó là Luật

Thuong mại 1997 Tại hai bộ luật này, các quan hệ tư — dân sự được điều chỉnh,

tuy chưa đầy đủ nhưng rõ ràng, áp dụng với sự thay đổi của quản lý kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa

Bộ luật Dân sự năm 1995 được áp dụng đề ký kết, thực hiện và giải quyết

tranh chấp hợp đồng dân sự bao gồm mọi hoạt động chứa đựng sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên và không bị giới hạn bởi mục đích sinh hoạt tiêu dùng như trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991

Bên cạnh đó, Luật thương mại năm 1997 được áp dụng để ký kết, thực

hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong thương mại khi những hợp đồng này được ký kết giữa các thương nhân với nhau trong quá trình thực hiện các hành vi thương mại Trong một số trường hợp, luật Thương mại cho phép ký kết

hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi và một trong hai bên ký kết hợp đồng

không phải là thương nhân

Tuy pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại thời kỳ này còn thiếu tính hệ thống và nằm trong nhiều văn bản khác nhau dẫn đến những chồng chéo và mâu thuẫn nhưng đã có nhiều điểm mới, những thay đổi rõ rệt so với thời

kỳ trước nhằm đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại thời kỳ này không còn mang

tính chất hành chính mà đã có sự thay đồi về chất, mang tính tài sản rõ nét

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 đã được ban hành, thay thế các quy định trên Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Trang 20

17

Cấu trúc của pháp luật về chế tài trong thương mại bao gồm hai bộ phận: Cấu trúc về hình thức hay còn gọi là nguồn và cầu trúc về nội dung

* Về hình thức (nguồn) của pháp luật chế tài trong thương mại bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật trong đó BLDS 2015 là quan trọng nhất, áp dụng chung cho mọi quan hệ hợp đồng BLDS 2015 quy định:

- Quy định về bồi thường thiệt hại (Điều 13);

~ Trách nhiệm dân sự khi một bên vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định

tại Chương XV, Mục 4 Quy định chung về nghĩa vụ và hợp đồng, thiệt hại nào

được bồi thường do vi phạm hợp đồng (Điều 419);

~ Thỏa thuận phạt vi phạm (Điều 418);

- Hủy bỏ hợp đồng (Điều 423), các trường hợp hủy bỏ hợp đồng (Điều

424, Điều 425, Điều 426); hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng (Điều 427)

LTM 2005 với tính chất là luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thương mại tại Chương VII, Mục 1 Chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại quy định cụ thể các vấn đề như các loại chế tài trong thương mại (Điều 292); việc áp dụng chế tài tạm ngưng thực hiện hợp đồng,

đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng do vi phạm không cơ bản

(Điều 293); các trường hợp miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm (Điều 294);

quan hệ giữa các loại chế tài, các quy định chỉ tiết về từng loại chế tài (căn cứ

phát sinh, mức phạt vi phạm, nghĩa vụ chứng minh .)

Ngoài các quy định chung mang tính chất nguyên tắc về các loại chế tài được quy định trong BLDS 2015, LTM 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật về các chế tài do vi phạm HĐTM còn có thể được thay trong các luật chuyên ngành quy định về hoạt động thương mại trong từng lĩnh

vực cụ thể:

Luật Xây dựng 2014 quy định trách nhiệm về bồi thường thiệt hại do vi

phạm hợp đồng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (Chương IV), vi phạm hợp

Trang 21

18

hợp đồng với mức phạt không qua 12 % giá trị phần hợp đồng vi phạm do công

trình sử dụng vốn nhà nước)

Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 điều chỉnh các hoạt động hàng hải, trong

đó có vận chuyền hàng hóa bằng đường biển Vì vậy các hành vi vi phạm trong

lĩnh vực này như liên quan tới thuê tầu, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng

đường biển được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luật này

Ngoài ra, là các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia có điều chỉnh về

các quan hệ hợp đồng Nếu các bên tham gia hợp đồng trong lĩnh vực thương

mại có thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng là các Điều ước này, thì phạm vi điều chỉnh có liên quan cả tới các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Cụ thể

như:

Công ước Vienna về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG), trong công ước điều chỉnh các quy định chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong đó có các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Công ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 (Các quy tắc Hamburg) quy định về trách nhiệm bản thường thiệt hại của người

chuyên chở (Phan II, phần VỊ)

Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế quy định về các quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong trường hợp một bên không thực hiện hợp đồng Mục 2.3.4 Chương 7

Nếu hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh một vấn đề thì nguyên tắc áp

dụng luật chung và luật chuyên ngành (lex generals và les specialis) được xem là một nguyên tắc áp dụng pháp luật cơ bản

Trong từng lĩnh vực thương mại cụ thể như kinh doanh bảo hiểm, tài chính ngân hàng hàng hải, xây dựng, có các văn bản chuyên ngành điều

chỉnh Do quan hệ hợp đồng, luật chung là BLDS 2015, còn luật chuyên ngành

là Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải Việt Nam,

Trang 22

19

Việc xác định luật chung và luật chuyên ngành còn phụ thuộc vào từng

quan hệ hợp đồng Trong một số trường hợp, LTM là luật chuyên ngành trong mối quan hệ với BLDS Trong một số trường hợp, LTM lại là luật chung trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành khác

Điều 4 LTM 2005 cũng ghi nhận nguyên tắc điều chỉnh các hoạt động

thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, do thương nhân Việt Nam hoặc

thương nhân nước ngoài thực hiện tại Việt Nam

Tom lai, quan hé hop đồng trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam được

điều chỉnh theo nguyên tắc áp dụng luật riêng, luật chuyên ngành tới luật chung Ví dụ hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng, đầu tiên áp dụng các quy định cụ thể của Luật Xây dựng cho quan hệ đó, nếu các quy định của Luật Xây dựng không điều chỉnh cụ thể, thì áp dụng các quy định chung của Luật Thương mại về hợp đồng thương mại Nếu các quy định của Luật Thương mại cũng không đảm bảo có thể điều chỉnh hết quan hệ trên thì áp dụng tới các nguyên tắc chung của Bộ

luật Dân sự Thực tiễn pháp luật hiện nay cho thấy, các quy định của luật chuyên

ngành không đồng nhất với quy định của luật chung nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật, không trái các nguyên tắc chung và không chồng chéo, gây khó khăn trong quá trình áp dụng Nguyên tắc luật chung - luật chuyên ngành không chỉ giải quyết vấn đề xác định các văn bản nào chứa đựng quy phạm điều chỉnh quan hệ đó mà còn đưa ra nguyên tắc áp dụng pháp luật Ngoài ra khoản 1 Điều 5 LTM 2005 quy định về việc ưu tiên áp dụng các

điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Theo đó , bên cạnh việc áp dụng

nguyên tắc luật chung - luật chuyên ngành, việc áp dụng pháp luật của tuân theo nguyên tắc ưu tiên Điều ước quốc tế

* Về nội dung của pháp luật chế tài trong thương mại

Mặc dù pháp luật về chế tài trong thương mại được quy định ở nhiều văn bản pháp luật như đã nêu ở trên, song giữa chúng đều có mối liên hệ mật thiết và

tạo thành chỉnh thể thống nhất nhằm xác định cấu trúc bên trong của pháp luật

Trang 23

20

Nội dung của pháp luật về chế tài trong thương mại bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, quy định về căn cứ áp dụng chế tài Đó chính là những dấu hiệu bắt buộc đề dựa vào đó đề áp dụng chế tài đối với bên vi phạm

Thứ hai, quy định về các hình thức của chế tài ( quy định cụ thể tại Điều 292, Luật Thương mại 2005) Trong đó quy định cụ thể về điều kiện, cách thức áp dụng từng loại chế tài cũng như quyền, nghĩa vụ của các bên khi áp dụng hình thức chế tài đó và môi quan hệ giữa các hình thức chế tài

Thứ: ba, quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi

phạm

Những nội dung này sẽ được phân tích cụ thê ở chương 2 của luận văn 1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các quy định pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

Xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là quá trình nhận thức các quy luật khách quan từ đó xác định đúng các mối quan hệ xã hội để điều chỉnh pháp luật cho phù hợp Trong quá trình nhận thức đó

luôn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định Vì vậy, cần xác định được những

yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật nói chung, xây dựng

pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại nói riêng Chế định

pháp luật này chịu ảnh hưởng của những yếu tô cơ bản sau:

Thứ: nhất, việc xây dựng các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp

đồng thương mại phụ thuộc vào những lợi ích mà pháp luật cân bảo vệ

Pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội Vào từng giai đoạn

khác nhau, từng hình thái kinh tế xã hội mà pháp luật bảo vệ những lợi ích khác

nhau Ở Việt Nam, khi mới giành được độc lập, hậu quả sau chiến tranh rất nặng nể, cả nước chủ trương khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện nền kinh tế tập

trung có kế hoạch để phát huy sức mạnh tập thể và tiếp tục đấu tranh giải phóng

Trang 24

21

kế hoạch kinh tế của Nhà nước, các quan hệ kinh tế tư nhân không phát triển,

các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế mang tính chất hành

chính như một hình thức xử lý kỷ luật nhằm đảm bảo trật tự của nền kinh tế tập

trung có kế hoạch Các quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại giai đoạn này mang tính chất tài sản giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước khi các bên có yêu cầu Chuyển

sang thời kỳ Đổi mới, Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa Lợi ích pháp luật bảo vệ thời kỳ này không còn là quy hoạch, kế

hoạch sản xuất được đặt ra trong từng giai đoạn mà là vận hành nền kinh tế thị

trường, đảm bảo các chủ thể được tự do kinh doanh có điều tiết của Nhà nước

Các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại giai đoạn này mang tính chất tài sản giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước khi các bên có yêu cầu

Thứ: hai, việc xây dựng các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đằng

thương mại phụ thuộc vào tính chất của hành vi vì phạm

Căn cứ quan trọng nhất đề áp dụng các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là vi phạm các quy định đã được thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực pháp luật Khi một hợp đồng thương mại được thiết lập, nghĩa vụ hợp đồng

phát sinh và bắt buộc thực hiện đối với các bên, trừ khi các bên thỏa thuận thay

đổi, đình chỉ hay hủy bỏ chúng Nếu các bên luôn tôn trọng và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận này thì không có việc gì phát sinh, tuy nhiên kể cả khi thực hiện

tất cả các cam kết, vẫn có thể phát sinh các vấn để khi các bên không thỏa thuận

đầy đủ trong hợp đồng Đối với trường hợp này, pháp luật có vai trò định hướng,

dự liệu trước các trường hợp xảy ra và là cơ sở để xác định tính trái pháp luật

Trang 25

22

thương mại cũng cần đảm bảo nguyên tắc mức bồi thường không vượt quá mức

thiệt hại thực tế, trực tiếp của các bên trong hợp đồng và đảm bảo tính ngăn ngừa,

trừng phạt hành vi vi phạm nhưng vẫn tạo điều kiện đề các bên có thể được giải

thoát khỏi hợp đồng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế khác cao hơn, thúc đây nền kinh tế phát triển

Thứ ba, xây dựng các quy định về trách nhiệm do vì phạm hợp đồng thương mại còn phụ thuộc vào các yếu tô chủ yếu và khách quan khác như: điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng lập pháp hay ảnh hưởng của tư tưởng pháp luật cũ và hệ thống pháp luật khác Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến không chỉ việc xây dựng các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại mà còn ảnh hưởng đến việc xây dựng và hoàn thiện cả hệ thống pháp luật nói

chung Vào mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn của lịch sử cùng với sự phát triển kinh tế

- xã hội là một trình độ và tư duy pháp lý tương ứng, nó vừa mang tính khách quan lại vừa mang tính chủ quan Do đó, cần nghiên cứu sự điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ xã hội cùng loại của các nước khác trên thế giới từ đó chọn ra giải pháp xây dựng các quy định phù hợp

1.3.3 Lịch sử phát triển của pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp

đồng thương mại ở Việt Nam (0 Thời kỳ tập trung bao cấp

Sau khi giành được độc lập ở miền Bắc, chúng ta tiến hành khôi phục nền kinh tế, miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội với phương

hướng phát triển nền kinh tế có kế hoạch và phát huy sức mạnh tập thẻ Nền kinh tế bao gồm thành phần kinh tế quốc doanh gồm các xí nghiệp quốc doanh, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, ngư trường quốc doanh Thời kỳ này không thừa nhận các quy luật của thị trường, không có các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường Tắt cả các hợp đồng liên quan tới hoạt động kinh tế đều được gọi là hợp đồng kinh tế t

Trang 26

23

độ hợp đồng kinh tế, Nghị định số 54/CP ngày 10/ 03/ 1975 của Chính phủ về Điều lệ chế độ hợp đồng kinh tế

Yếu tố cơ bản của các quy định pháp luật của thời kỳ này về hợp đồng

kinh tế là các chủ thẻ tham gia là các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa; ký kết hợp

đồng để thực hiện chỉ tiêu cũng như các kế hoạch của Nhà nước Nguyên tắc

giao kết, ký kết hợp đồng là bắt buộc, mệnh lệnh, tuân theo các kế hoạch được Nhà nước định ra; khi hợp đồng kinh tế bị vi phạm thì Trọng tài kinh tế là cơ

quan có thâm quyền giải quyết

Theo các quy định của thời kỳ này, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

được áp dụng với hợp đồng kinh tế bao gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt

hại hợp đồng

Thời kỳ này, chế tài phạt hợp đồng mang đặc điểm của chế tài hành chính,

thể hiện sự cưỡng chế của Nhà nước đối với bên vi phạm hợp đồng, nhằm giáo dục bên vi phạm và không liên quan đến bên bị vi phạm hợp đồng Điều này thé

hiện là phạt hợp đồng có thể được áp dụng ngay cả khi chưa có hợp đồng, khi

các bên từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng Do trong cơ chế tập trung bao cấp,

việc từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng cũng chính là từ chối, trì hoãn thực hiện

kế hoạch Nhà nước nên phải nộp phạt hợp đồng Tuy nhiên, mức phạt hợp đồng được quy định rất thấp, chỉ mang tính hình thức và tiền phạt hợp đồng được nộp

vào ngân sách Nhà nước Mặt khác, căn cứ đề tính tiền phạt hợp đồng là giá trị

hợp đồng kinh tế, như vậy yếu tô ảnh hưởng đến mức tiền phạt là giá trị hợp

đồng, là chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước chứ không phải mức độ vi phạm của

các bên Cơ quan áp dụng các hình thức chế tài hợp đồng là cơ quan hành chính

Đối với chế tài bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên

bị vi phạm, nhưng nếu không chứng minh được thì Trọng tài kinh tế có quyền quyết định, điều này khiến cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế mang nặng tính

chất hành chính

Trong cơ chế tập trung bao cấp, với vai trò là công cụ đề thực hiện kế

Trang 27

24

những đặc điểm trên Cho dù các hình thức trách nhiệm mang nặng dấu ấn hành chính nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố kỷ luật hợp đồng và

thực hiện các kế hoạch của Nhà nước

(ii) Thời kỳ ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm

1989 đến năm 2006

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đặc biệt là về kinh tế, nhằm mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Do đó, pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

thương mại thời kỳ này cũng cần có sự thay đổi toàn diện

Quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhiều quan hệ kinh tế mới, các chủ thể tham gia đa dạng hơn và các tranh chấp trong kinh doanh cũng phức tạp hơn và có nhiều thay đổi Như Tòa án thay thé trong tài kinh tế, trở thành cơ quan giải quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế Quốc hội ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh doanh thương mại

Tuy đã ban hành nhiều văn bản nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn nhưng do trong giai đoạn đầu đổi mới kinh tế đất nước, kinh nghiệm lập pháp của chúng ta còn hạn chế nên các văn bản pháp luật về hợp đồng thời kỳ này vẫn

còn thiếu tính hệ thống, nhiều chồng chéo, trùng lặp và mâu thuẫn với nhau Cho đến khi Bộ luật Dân sự 1995 và Luật Thương mại 1997 được ban hành thì

nguyên tắc áp dụng luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, trong đó có trách nhiệm đo vi phạm hợp đồng thương mại mới được thống nhất Theo đó:

- Bộ luật Dân sự năm 1995 được áp dụng đề ký kết, thực hiện và giải

quyết tranh chấp hợp đồng dân sự bao gồm mọi hoạt động chứa đựng sự thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên và không bị giới hạn bởi mục đích sinh hoạt tiêu dùng như trong

Pháp lệnh Hợp đồng dan su nam 1991

Bên cạnh đó, Luật thương mại năm 1997 được áp dụng đề ký kết, thực

Trang 28

này được ký kết giữa các thương nhân với nhau trong quá trình thực hiện các hành vi thương mại Trong một số trường hợp, luật Thương mại cho phép ký kết

hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng hành vi và một trong hai bên ký kết hợp đồng

không phải là thương nhân

Tuy pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại thời kỳ

này còn thiếu tính hệ thống và nằm trong nhiều văn bản khác nhau dẫn đến

những chồng chéo và mâu thuẫn nhưng đã có nhiều điểm mới, những thay đổi rõ

rệt so với thời kỳ trước nhằm đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại

thời kỳ này không còn mang tính chất hành chính mà đã có sự thay đổi về chất,

mang tính tài sản rõ nét Các hình thức trách nhiệm thời kỳ này phát sinh trong,

lĩnh vực ký kết hợp đồng, chỉ phát sinh trên cơ sở hợp đồng có hiệu lực pháp

luật và khi có hành vi vi phạm hợp đồng, các hình thức trách nhiệm được áp dụng trực tiếp giữa các bên trong quan hệ hợp đồng

Trong khi đó, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 cho phép áp dụng đồng thời hai chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại theo yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, còn Luật Thương mại năm 1997 chỉ cho phép áp dụng

đồng thời hai chế tài này khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng Đối với chế tài hủy hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng, theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh

tế Tòa án chỉ xem xét việc hủy hợp đồng hay đình chỉ hợp đồng của các bên có đúng pháp luật hay không, để trên cơ sở đó quyết định nghĩa vụ nộp phạt, bồi

thường của bên vi phạm Luật Thương mại 1997 khắc phục được tình trạng trên,

quy định cụ thể các hình thức chế tài cũng như các căn cứ, phối hợp áp dụng khi

có hành vi vi phạm hợp đồng

Pháp luật về hợp đồng trong thời kỳ này cũng đã có những quy định về miễn, giảm trách nhiệm đối với bên vi phạm, tuy nhiên các quy định của Pháp

lệnh Hợp đồng kinh tế chưa quy định cụ thể trường hợp nào được miễn, trường

Trang 29

26

về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm trong mua bán hàng hóa và dịch vụ

mua bán hàng hóa, các trường hợp khác cũng chưa có quy định cụ thẻ

Nhìn chung pháp luật về chế tài do vi phạm hợp đồng thương mai trong giai đoạn này tuy còn những điểm không thống nhất khi quy định về cùng một vấn đề nhưng cũng đã có nhiều tiến bộ và thay đổi phù hợp góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ kinh tế trong giai đoạn đầu xây

dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(ii) Thời kỳ từ khi Luật Thương mại năm 2005 có hiệu lực đến nay

Trong quá trình từ khi bắt đầu đổi mới, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp

luật được ban hành, tuy nhiên còn nhiều hạn chế và áp dụng không đạt kết quả mong muốn Nhiều vân đề do các quy định pháp luật này ban hành đã không

còn phù hợp với thời kỳ phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, Việt Nam cũng bắt

đầu tiến trình đàm phán để gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và toàn

cầu, do đó năm 2005 chúng ta đã ban hành nhiều luật có liên quan, điều chỉnh

nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Các luật quan

trọng thể hiện tư duy quản lý kinh tế, tôn trọng quy luật thị trường như Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và Luật Thương mại 2005

Các văn bản pháp luật mới này đã đánh dấu một sự thay đồi căn bản trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh doanh nói chung và quan hệ hợp đồng trong kinh doanh nói riêng Không còn có sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp

đồng dân sự, khái niệm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương

mại năm 2005 rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi

Do đó, phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại cũng được mở rộng

Luật Thương mại năm 2005 với nhiều sửa đổi, bổ sung so với Luật

thương mại năm 1997 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã khắc phục

Trang 30

27

thương mại trong đó có trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh

thương mại Theo đó, quy định tại Luật thương mại 2005, các hình thức trách nhiệm được mở rộng hơn, quy định cụ thể hơn và đề cập đến cả mối quan hệ

giữa các hình thức này Tuy nhiên, thực tiễn các quan hệ thương mại luôn vận

động và có nhiều thay đổi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO,

tham gia vào sân chơi quốc tế, các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại 2005 đã bộc lộ những bắt cập cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung cho phù hợp

Nội dung cơ bản của pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương

mại bao gồm:

- Quy định về căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương

mại: đây chính là những dấu hiệu cần và đủ dé áp dụng trách nhiệm hợp đồng

đối với bên vi phạm hợp đồng;

- Quy định về các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương

mại: trong đó quy định cụ thể về điều kiện, cách thức áp dụng từng loại trách

nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên khi áp dụng hình thức trách

nhiệm đó và mối quan hệ giữa các hình thức trách nhiệm này;

- Quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm

Pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như sự

vận hành và phát triển có định hướng của nền kinh tế thị trường do đó luôn được

Trang 31

28

KET LUAN CHUONG 1

Trong chương 1, luận văn đã nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Hợp đồng thương

mại là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền

nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các hoạt động thương mại

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại có hiệu lực pháp luật Chế định này giúp răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm

hợp đồng, cũng như khắc phục các hậu quả pháp lý, bù đắp lại những thiệt hại

vật chất cho bên bị vi phạm

Chương 1 của luận văn đã nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận về

trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại cũng như pháp luật về vấn đề này Điều này có ý nghĩa quan trọng, đây là cơ sở để nghiên cứu thực trạng pháp luật

một cách logic, có hệ thống và đầy đủ, đó cũng là điều kiện để vận dụng một

Trang 32

29 CHUONG 2

THUC TRANG PHAP LUAT VA THUC TIEN THI HANH PHAP LUAT VE TRACH NHIEM DO VI PHAM HOP DONG THUONG MAI O VIET NAM

2.1 Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại 2.1.1 Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Trach nhiệm hợp đồng chỉ có thẻ đặt ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng,

như không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, thực hiện không đúng, chậm trễ trong việc thực heinej nghĩa vụ Tuy nhiên không phải người vi phạm nghĩa vụ luôn phải chịu trách nhiệm cho việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mà hành vi đó phải trái pháp luật hay thỏa thuận của các bên và không thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm do bat khả kháng, do lỗi hoàn toàn của người có quyền Hợp đồng trên nguyên tắc cơ bản khi mà được tạo ra một cách hợp pháp thì nó được coi là có hiệu lực như luật đối với các bên giao kết Những ràng buộc của nghĩa vụ

trong hợp đồng được pháp luật bảo vệ, người có nghĩa vụ phải thi hành nghiêm

chỉnh nghĩa vụ đã cam kết Những xử sự không phù hợp với thỏa thuận của các

bên, trái với pháp luật, tập quán sẽ là bất hợp pháp và là cơ sở của trách nhiệm

hợp đồng

Trong thực tiễn, để xác định việc có hay không hành vi vi phạm hợp

đồng, bên bị vi phạm cần chứng minh hai vấn đề:

Thứ: nhất, có hợp dong có hiệu lực pháp luật giữa các bên Hợp đồng hợp pháp là cơ sở phát sinh nghĩa vụ giữa các bên và là căn cứ quan trọng để xác định hành vi vi phạm Khi hợp đồng chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng bị vơ hiệu tồn bộ thì không làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau và vì vậy, không có hành vi vi phạm hợp đồng

Thứ: hai, có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đông Đề làm rõ điều này cần đối chiếu giữa thực tế thực hiện hợp đồng với các cam kết trong hợp đồng hoặc với các quy định của pháp luật Hành vi không thực hiện hoặc thực hiện

Trang 33

30

vi phạm hợp đồng Ngoài việc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng, có trường hợp có những điều khoản tuy các bên không thỏa thuận nhưng pháp luật có quy định, như vậy nếu các bên không tuân thủ thì cũng coi như có hành vi vi phạm hợp đồng Trong trường hợp đó, cần dựa vào các quy định của pháp luật

để xác định hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Mặt khác, khi xem xét hành vi vi phạm hợp đồng thương mại với tư cách là căn cứ đề áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại cần phải có sự đánh giá, phân tích vấn đề: vi phạm cơ bản hay vi phạm không cơ bản

Trước hết, đối với vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản, đây là vấn

đề mới được đưa vào Luật Thương mại năm 2005 Điều 293 quy định: "7z

trường hợp có thỏa thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp dong, đình chỉ thực hiện hợp dong hoặc hủy bỏ hop dong

đối với vi phạm không cơ bản” Các nhà làm luật đã có sự tham khảo pháp luật các nước cũng như Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Việc có sự phân biệt thế nào là vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản là điều

cần thiết bởi vì hậu quả pháp lý của chúng sẽ hoàn toàn khác nhau và nhằm đảm bảo được sự công bằng trong hoạt động kinh doanh, thương mại, tránh trường hợp một trong các bên lấy cớ vi phạm hợp đồng đề yêu cầu hủy hợp đồng trong

trường hợp sự vi phạm là không đáng kể

Bộ luật Dân sự năm 2005 không có quy định về vi phạm cơ bản và vi

phạm không cơ bản, còn Luật thương mại năm 2005 đưa ra khái niệm: " Vi phạm

cơ bản là sự vi phạm hợp dong của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức

làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đông" (Khoản

13 Điều 3) Đây là một khái niệm phức tạp và đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích rõ nội hàm của khái niệm này Nhiều vấn đề được đặt ra như: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là

Trang 34

31

đồng được coi là cơ bản, nếu vi phạm đó gây ra cho bên bị vi phạm một sự tổn thất, một khoản lợi đáng kể mà họ phải có được trên cơ sở hợp đồng, ngoại trừ

trường hợp, nếu bên vi phạm không nhìn thấy trước hậu quả đó và những người bình thường trong những hoàn cảnh, tình huống tương tự cũng không thể nhìn

thấy trước được Quy định này đưa ra căn cứ khá rõ ràng để xác định một hành

vi vi phạm hợp đồng là vi phạm cơ bản Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc xác

định một hành vi vi phạm là vi phạm cơ bản không hề đơn giản Đề tránh những

khó khăn và tranh chấp về vấn đề này, trong hợp đồng các bên có thể thỏa thuận trước loại vi phạm nào có thể cho phép tạm ngừng, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng

Một vấn đề khác được pháp luật nhiều nước quan tâm là vi phạm hợp đồng trước thời hạn hay vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ Loại vi phạm này không được quy định trực tiếp trong pháp luật Việt Nam hiện hành Vi phạm hợp đồng trước thời hạn thể hiện như sau: trước khi

đến hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo thỏa thuận, nếu bên có quyền biết

được rằng nghĩa vụ sẽ không thẻ thực hiện, thì có thể thực hiện ngay các quyền hoặc một số quyền mà thông thường chỉ dành cho các trường hợp nghĩa vụ đã

không được thực hiện trên thực tế Vấn đề này, pháp luật Việt Nam đã có một số

quy định tương tự: Điều 415 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định là trong trường hợp nếu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trước có căn cứ cho rằng, bên kia không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình thì có quyền hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi phía bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Tuy nhiên, quy định của Bộ luật

Dân sự chỉ dừng lại ở đó thì bản chất của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bởi

vì nếu chờ đến khi bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì có thể thiệt hại sẽ

lớn hơn rất nhiều và sẽ vi phạm nghĩa vụ hạn chế tổn thất

Những người phản đối học thuyết về vi phạm hợp đồng trước thời hạn thì

lập luận rằng: về mặt logic không thé có vi phạm nghĩa vụ trước thời điểm khi

Trang 35

32

thực hiện một nghĩa vụ nào đó khi có xuất hiện một sự kiện hay một thời hạn

nhất định, trong mọi trường hợp không thẻ vi phạm nghĩa vụ của mình trước

thời điểm sự kiện đó được xuất hiện hay đến thời hạn nhất định đó Quan điểm

này cũng được thẻ hiện rõ trong pháp luật của một số nước, như Điều 1186 Bộ

luật dân sự của Pháp quy định, không thể yêu cầu thực hiện một nghĩa vụ có kỳ

hạn, trước khi đến kỳ hạn đó

Hiện nay vi phạm hợp đồng trước thời hạn được quy định trong pháp luật của nhiều nước Bộ luật Thương mại chung của Hoa kỳ (UCC) quy định nếu người mua có cơ sở để chứng minh người bán không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì người mua có quyền yêu cầu người bán bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ khi chưa nhận được sự trả lời của người bán về sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình

Trong thời hạn 30 ngày sau khi nhận được yêu cầu có cơ sở của người mua mà người bán không đưa ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, người

mua có quyền hủy hợp đồng trước thời hạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo Điều 71 Công ước Viên 1980, một trong các bên có thé ngừng việc thực hiện nghĩa vụ của mình nếu như sau khi hợp đồng được ký kết có cơ sở đề

cho rằng bên kia sẽ không thực hiện phần lớn nghĩa vụ của mình do: một sự

khiếm khuyết nghiêm trọng trong khả năng tài chính hoặc hành vi của phía bên

kia trong việc chuẩn bị thực hiện hay trong khi thực hiện hợp đồng

Nếu có nghỉ ngờ về khả năng thực hiện hợp đồng của bên kia, bên nghỉ

ngờ phải thông báo và tiêp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên kia trả lời sẽ

thực hiện nghĩa vụ Khi xác minh vi phạm hợp đồng trước khi đến hạn, chỉ cần

dựa trên các hoàn cảnh cũng như hành vi của bên kia, không cần thiết phải có tuyên bố không thực hiện hợp đồng của bên đó

Quy định trên của Cơng ước viên 1980 hồn toàn phù hợp với thực tiễn

hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và hoạt động thương mại nói

Trang 36

33

không sử dụng quy định về vi phạm hợp đồng trước thời hạn, vì vậy, thiệt hại có

thể lớn hơn Trong trường hợp này, tòa án có thể viện dẫn đến việc bên bị thiệt hại đã không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại

2.1.2 Yếu tô lỗi của bên vi phạm hợp đồng thương mại

Lỗi là một vấn đề pháp lý được đánh giá là tiến bộ, là cơ sở quan trọng dé

một người phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của

mình Bởi vậy người bị vi phạm chỉ cần quan tâm tới việc nghĩa vụ của bên kia

có được thực hiện, day đủ hay không để yêu cầu các biện pháp chế tai dé bao vệ

quyền lợi của mình Người vi phạm muốn không phải chịu trách nhiệm thì buộc phải chứng minh là do hoàn cảnh bất khả kháng làm cho mình không thé thực hiện đúng nghĩa vụ, hoặc đã nỗ lực hết sức trong phạm vi năng lực của mình

nhưng cũng không thể ngăn chặn được việc nghĩa vụ không được thực hiện

đúng, việc khơng thực hiện được hồn toàn do lỗi của bên có quyền Theo các luật gia La Mã, lỗi cũng bao gồm hai loại là có ý và vô ý nhưng họ dùng tiêu chí

một con người bình thường giả tưởng trung thực, cần mẫn, thận trọng trong

những hoàn cảnh nhất định phải hành động hợp lý làm thước đo để đánh giá

việc có lỗi hay không của người thực hiện hành vi đó

Như đã phân tích, yếu tố lỗi chỉ đặt ra đối với cá nhân con người cụ thé,

nhưng trong hợp đồng thương mại, các bên thông thường là thương nhân tô

chức Do đó, có cách giải thích khi xác định yếu tổ lỗi trong vi phạm hợp đồng

thương mại là xác định lỗi của người đại diện cho thương nhân khi giao kết, khi thực hiện hợp đồng Bên bị vi phạm cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết không cần chứng minh yếu tổ lỗi của bên vi phạm

Trong trách nhiệm hợp đồng nói chung thì yếu tố lỗi được suy đoán Những cam kết, nghĩa vụ đặt ra trong hợp đồng là cái mà pháp luật buộc các bên

phải thực hiện đúng do vậy khi không thực hiện đương nhiên bị coi là có lỗi,

không cần biết đó là hình thức lỗi gì, trừ trường hợp chứng minh rằng không thể

Trang 37

34

đồng tại Điều 294 và Điều 303 Một bên không thực hiện được nghĩa vụ của

mình đã cam kết trong hợp đồng và không thuộc trường hợp miễn trách nhiệm thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm hợp đồng Đây là trường hợp trách nhiệm khách quan, dựa trên lỗi mặc nhiên Khác với pháp luật của Việt Nam, lỗi của

bên vi phạm được pháp luật các nước châu Âu lục địa xác định dựa trên yếu tố

khách quan Thông thường, lỗi được xác định bằng cách so sánh hành vi cụ thể

của bên vi phạm với hành vi mà pháp luật coi là hành vi mẫu, ví dụ, hành vi của

người chủ khôn khéo, người chủ chu đáo, mà không phải dựa trên yếu tố tâm lý

như pháp luật của Việt Nam"Š

Trong khi đó pháp luật Anh - Mỹ không có quy định về lỗi cho việc vi

phạm hợp đồng mà lỗi chỉ có tác dụng trong việc xác định trách nhiệm ngoài hợp đồng, vì nguyên tắc cơ bản của pháp luật Anh là hợp đồng phải được thực hiện trong mọi trường hợp và không phụ thuộc vào lỗi của người vi phạm Nếu một người nào đã nhận lấy nghĩa vụ theo hợp đồng thì không thể từ chối thực

hiện nó Nguyên tắc này được gọi là trách nhiệm tuyệt đối Trách nhiệm tuyệt

đối về mặt lôgic xuất phát từ nội dung và bản chất của hợp đồng trong luật pháp

Anh Pháp luật các nước Common Law không đưa ra khái niệm lỗi cho vị vi

phạm hợp đồng Pháp luật các nước Civil Law đưa ra khái niệm lỗi nhưng

không phải dựa trên thái độ tâm lý đối với hành vi mà sử dụng một tiêu chuẩn

con người bình thường được giả định Dưới góc độ pháp lý, hồn tồn khơng cần biết vi phạm nghĩa vụ thực hiện cố ý hay vô ý Pháp luật Anh, Hoa Kỳ công nhận nguyên tắc trách nhiệm tuyệt đối hay còn gọi là trách nhiệm khách quan do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Pháp luật thương mại quốc tế áp dụng nguyên tắc "trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi" Nguyên tắc này hoàn toàn có cơ sở và thể hiện được tính

khách quan khi xác định trách nhiệm Ví dụ, người bán theo thỏa thuận, gửi

hàng đúng thời hạn, nhưng vì một lý do nào đó (có thể do lỗi của người vận 3 Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh - Khoa Kinh tế, Giáo /rình luật thương mại quốc tế, Nxb

Trang 38

35

chuyền), hàng đến địa chỉ của người mua bị chậm so với quy định của hợp đồng Trong trường hợp này, rõ ràng người bán không có lỗi, tuy nhiên, họ vẫn phải

chịu trách nhiệm, nếu không chứng minh được rằng, hàng hóa bị chậm trễ do

trường hợp bat kha kháng

Khi xem xét yếu tố lỗi cũng cần phải xem xét trong mối liên hệ với thời

hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện Pháp luật thương mại Việt Nam không có

quy định về mối liên hệ này Theo quy định của pháp luật Việt Nam hay một số

nước châu Âu lục địa, mức độ lỗi hoàn toàn không ảnh hưởng đến mức độ của

trách nhiệm, hay nói chính xác hơn là mức đền bù, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại nói chung Tuy nhiên, pháp luật cần có sự điều chỉnh đặc biệt với hành vi vi phạm hợp đồng với lỗi có ý để đảm bảo nguyên tắc thiện chí, trung thực trong thực hiện hợp đồng

Khác với pháp luật Việt Nam, pháp luật thương mại quốc tế, cụ thể là Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tuy không coi

lỗi là căn cứ để xác định trách nhiệm nhưng lại có sự điều chỉnh rõ ràng mối

quan hệ giữa mức độ lỗi và thời hạn khởi kiện Công ước Viên không quy định thời hạn khiếu nại mà chỉ quy định thời hiệu khởi kiện Theo nguyên tắc, bên bị

vi phạm mất quyền khởi kiện nếu không tuân thủ thời hạn khởi kiện do thỏa

thuận hay do luật định Tuy nhiên, để đảm bảo sự công bằng cho các bên trong

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước còn quy định thêm rằng, thời hạn khởi kiện nói trên không áp dụng cho những trường hợp vi phạm hợp đồng

do có ý Điều này có nghĩa là, bên bị thiệt hại không mất quyền khởi kiện ngay cả khi thời hiệu khởi kiện đã hết nếu sự vi phạm hợp đồng là có ý Điều 39.2

Công ước Viên 1980 quy định, trong mọi trường hợp, người mua mắt quyền

khởi kiện do hàng hóa không phù hợp với điều kiện của hợp đồng nếu không thông báo cho người bán trong thời hạn hai năm, kể từ ngày giao hàng thực tế Tuy nhiên, Điều 40 lại quy định rằng, nếu người bán đã biết hay không thể

không biết hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhưng không thông báo cho

Trang 39

36

thời hạn khởi kiện Quy định của Công ước Viên 1980 như vậy là phù hợp và đảm bảo cho việc duy trì thương mại công bằng

2.1.3 Các căn cứ khác

Bên cạnh hai căn cứ chung là hành vi vi phạm và yếu tổ lỗi suy đoán, tùy

thuộc vào từng hình thức chế tài cụ thể còn có các căn cứ áp dụng khác bao

gồm:

Thứ: nhất, có sự thỏa thuận của các bên Đây là căn cứ áp dụng bắt buộc

đối với chế tài phạt vi phạm hợp đồng Ngoài ra, các bên cũng có thẻ thỏa thuận về các trường hợp xảy ra hành vi vi phạm là điều kiện để tạm ngừng hay đình

chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng Phạt vi phạm hay tạm ngừng,

đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là những hình thức chế tài

mang tinh chất cứng rắn với mục đích trừng phạt và thể hiện thái độ của bên bị

vi phạm đối với bên vi phạm Việc pháp luật quy định căn cứ "sự thỏa thuận của các bên" đối với các hình thức chế tài này thể hiện sự tôn trọng quyền tự do hợp đồng, tự do định đoạt và cũng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng

Thứ hai, có thiệt hại thực tế xảy ra

Có thiệt hại vật chất đối với bên bị vi phạm mà thiệt hại có thể là những

tốn thất về tài sản, giảm sút uy tín, những chỉ phí hợp lý mà bên bị vi phạm phải

bỏ ra để ngăn chặn thiệt hại, khoản lợi nhuận bị mắt Đối với biện pháp bồi

thường thiệt hại thì mục đích là nhằm đặt nguyên đơn vào vị trí mà họ có thể được hưởng nếu khi không có sự vi phạm hợp đồng hoặc ít ra cũng là khôi phục lại tình trang ban đầu nếu mà nguyên đơn không giao kết hợp đồng do tin vào

lời hứa của bị đơn

Luật Thương mại 2005 không nhắc tới những thiệt hại về tỉnh thần do vi

phạm hợp đồng gây ra có được bồi thường Trong một vụ việc thực tế mà trọng tài đã giải quyết, tổn thất về uy tín cũng được bồi thường Trong vụ tranh chấp

hợp đồng mua bán giầy nữ, trọng tài cho rằng: “Uy tín thương mại của một

Trang 40

37

hàng đã ký với khách hàng và xem xét những suy giảm về lợi nhuận và những số liệu kinh doanh với các khách hàng đã từng có đơn đặt hàng với nguyên đơn trong thời gian bị vi phạm so với trước đó”

Trong khoa học pháp lý, thiệt hại thực tế bao gồm thiệt hại trực tiếp và

thiệt hại gián tiếp Trái ngược với thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp không

gây ra những mắt mát về vật chất, tài sản ngay bởi hành vi vi phạm, mà là những

hậu quả phải được chứng minh trên cơ sở khoa học, logic Do đó, thiệt hại gián

tiếp có thể là nguồn thu nhập bị giảm đi do ảnh hưởng của hành vi vi phạm,

những hợp đồng không được ký kết do hậu quả của hành vi vi phạm

Thứ ba, hành vi vì phạm hợp đằng là nguyên nhân trực tiếp gáy ra thiệt hại Đây là một trong những căn cứ áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại ngoài

yếu tố vi phạm và có thiệt hại xảy ra Đây không chỉ là mối quan hệ nhân — quả,

một cặp phạm trù triết học, mà còn là mối quan hệ của tự nhiên Tuy nhiên một mối quan hệ nhân quả không thể đi quá xa vời một cách không hợp ly dé bat người vi phạm phải bồi thường hay nói cách khác những hành vi vi phạm nghĩa vụ và hậu quả (thiệt hại) chỉ có thể dự đoán được trước một bởi một người bình

thường, minh mẫn, can trọng thì người bị vi phạm mới phải bồi thường Trong

nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra bắt nguồn từ nhiều hành vi khác nhau bởi vậy

để có thể xác định chính xác trách nhiệm của bên có nghĩa vụ thì nhất thiết phải

xem xét một cách thận trọng những gì là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả thiệt hại xảy ra Có thẻ thấy, trong thực tế, nhiều trường hợp có thể xảy ra từ một hành vi vi phạm Do đó, đây là một trong những yêu cầu quan trọng, mà việc chứng minh chính xác sẽ giúp các bên bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp

của mình, không chỉ đối với bên bị vi phạm mà còn đối với bên có hành vi vi

phạm hợp đồng

2.2 Các hình thức trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại 2.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 LTM2005)

Buộc thực hiện đúng hợp dong là việc bên bị vi phạm yêu cẩu bên vi

Ngày đăng: 12/08/2022, 13:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w