Sự cần thiết của đề tài
Bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đặt các trường đại học vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ nhằm thu hút học sinh có năng lực vào học tập và nghiên cứu Điều này đòi hỏi các trường phải chủ động, sáng tạo trong công tác tuyển sinh; nâng cao chất lượng, uy tín trong công tác giảng dạy và nghiên cứu đồng thời thực hiện việc công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng nhằm tạo sự yên tâm cho phụ huynh, học sinh (HS), sinh viên (SV) và các nhà tuyển dụng
Kể từ năm 2015, Bộ giáo dục và đào tạo (BGDĐT) đã thực hiện đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng và cho phép các trường được tự chủ trong xây dựng phương án tuyển sinh Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là các trường đại học đứng trước rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh Một là, sự gia tăng ồ ạt của số lượng các trường đại học cũng như quy mô tuyển sinh cùng với sự sụt giảm của số lượng HS THPT có nhu cầu học đại học trong nước do những lựa chọn khác sau khi tốt nghiệp phổ thông tạo ra áp lực tuyển sinh ở các trường đại học là rất lớn Theo thống kê của BGDĐT năm 2019 1 , toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu với số lượng sinh viên nhập học là 411.603, đạt 77,7% Tuy nhiên, một thực trạng là chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 70%; 66,2% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 50% Hai là, các trường đại học luôn mong muốn thu hút các thí sinh đủ năng lực, yêu thích ngành nghề đã lựa chọn, trong khi nhiều HS lại thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc chọn trường phù hợp với khả năng và hoàn cảnh Ba là, hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu chưa đạt được yêu cầu mà các trường đại học đề ra Muốn giải quyết những khó khăn này, các trường đại học cần xây dựng và thực hiện công tác tuyển sinh thật sự hiệu quả, phù hợp với điều kiện và lợi thế cạnh tranh của mình Để làm được điều đó, một trong những vấn đề quan trọng là tìm hiểu xem đối tượng nào là “khách hàng tiềm năng”, họ mong muốn gì ở trường đại học của mình? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học?
Việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học có ý nghĩa quan trọng đối với các trường trong việc tìm ra và điều chỉnh các giải pháp phù hợp để tăng sức cạnh tranh trong công tác tuyển sinh
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (ĐHNH) là một trong những trường đại học có uy tín trong khối ngành kinh tế và nhận được sự tin tưởng lựa chọn của đông đảo các bậc phụ
1 http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid87476#:~:text=Theo%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA%20c%E1%BB%A7a%20B%E1%BB%99,411.603%20%C4%91%E1%BA%A1t%2077%2C70%25 viii huynh và thí sinh trong cả nước ở các kì thi tuyển sinh Bên cạnh chất lượng giáo dục đào tạo, nhiều ý kiến cho rằng một trong những lí do khiến SV chọn trường ĐHNH để học là vì mức học phí thấp do đặc thù của một trường công lập với sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, tự chủ tài chính là một xu thế tất yếu và khi chuyển sang tự chủ tài chính, lợi thế cạnh tranh về học phí có thể giảm xuống Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cần phải xác định các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn trường ĐHNH của thí sinh nhằm tìm ra các biện pháp thu hút nhân tài trong cả nước vào học ĐHNH Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các tác giả, hiện chưa có một nghiên cứu chính thức về chủ đề nhận diện các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của SV ĐHNH Thực tế đó đặt ra nhu cầu phải có một nghiên cứu về đề tài này và từ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên Đại học Ngân hàng TP HCM” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của mình.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên, đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố Từ đó, nghiên cứu sẽ đưa ra những hàm ý từ kết quả phân tích, góp phần làm sáng tỏ vấn đề và cung cấp thông tin hữu ích cho các trường đại học trong việc xây dựng chiến lược tuyển sinh hiệu quả.
Từ mục tiêu đó, chúng tôi cụ thể hoá bằng các câu hỏi nghiên cứu:
Nhân tố nào tác động đến quyết định lựa chọn trường ĐHNH?
Đối với những nhân tố có tác động đến quyết định lựa chọn trường ĐHNH, mức độ ảnh hưởng của chúng như thế nào?
Có sự khác biệt về cảm nhận của các SV khi chọn trường ĐHNH giữa các nhóm SV khác nhau về hệ đào tạo và hộ khẩu thường trú hay không?
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra những hàm ý và đề xuất gì để nhà trường nâng cao khả năng cạnh tranh trong công tác tuyển sinh so với các trường đại học khác?
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát để thu thập dữ liệu Ngoài ra, chúng tôi cũng dùng phương pháp nghiên cứu định tính về tình hình tuyển sinh trong cả nước và ĐHNH những năm gần đây thông qua các thông tin thứ cấp đã được công bố
Đối tượng khảo sát: Tân SV và các SV năm 2, năm 3 năm học 2020 – 2021 gồm ba hệ đào tạo: Chính qui, Chính qui Chất lượng cao, Chính qui Quốc tế song bằng ở các chuyên ngành đào tạo
Kích thước của mẫu khảo sát:
Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu tuyển sinh tại ĐHNH năm học 2020 – 2021 là 3250, căn cứ vào yêu cầu của phương pháp phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) và một số nghiên cứu của các tác giả về cỡ mẫu như Hair và cộng sự (1998), Tabachnick và Fidell (1996), chúng tôi thực hiện khảo sát 3000 SV trong đó chủ yếu là tân SV năm học
2020 - 2021 Đối tượng khảo sát đảm bảo sự đa dạng về hệ đào tạo, ngành đào tạo của trường
Các tân SV được khảo sát trực tiếp trong buổi họp mặt và sinh hoạt đầu năm diễn ra vào đầu năm học 2020 – 2021 SV năm 2, năm 3 được khảo sát trực tiếp qua các buổi học
Phiếu khảo sát của SV bao gồm các thông tin cá nhân như giới tính, hộ khẩu, ngành học, nguyện vọng, các nhân tố được phân tích thể hiện qua nhiều biến quan sát, mỗi biến x quan sát là một câu hỏi khảo sát Các biến quan sát được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý) trong đó bảo đảm rằng số biến quan sát của mỗi nhân tố lớn hơn 3 (Stevens, 2002) nhằm thoả mãn điều kiện để có thể sử dụng được phương pháp EFA.
Ý nghĩa khoa học và lợi ích của đề tài
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của Maringe (2006) cho rằng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường sẽ giúp các trường đại học có thể hoàn thiện các giải pháp nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu lựa chọn trường tốt nhất để học tập, nghiên cứu của học sinh.
SV, mặt khác giúp các trường phát triển việc định vị thương hiệu trong tương lai
Kết quả nghiên cứu của đề tài là bằng chứng thực nghiệm rõ ràng, chân thực về tâm tư, nguyện vọng của SV khi bước chân vào ĐHNH Đề tài sẽ giúp nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, từ đó không những giúp Nhà trường thực hiện tốt hơn công tác tuyển sinh nhằm thu hút HS cả về số lượng và chất lượng, giành được lợi thế cạnh tranh giữa các trường đại học mà còn giúp có cái nhìn tổng quan về việc nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng nhu cầu người học và xã hội Đề tài sẽ là kênh tham khảo tốt không những cho các cấp quản lí, cho các giảng viên trực tiếp đào tạo mà còn cho các bậc phụ huynh và HS về sự lựa chọn của mình Dự báo đề tài cũng mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới liên quan đến công tác đào tạo và phát triển thương hiệu tại ĐHNH.
Điểm mới của đề tài
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện chưa có một nghiên cứu chính thức về chủ đề tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐHNH Đề tài này bổ sung một bằng chứng thực nghiệm vào các nghiên cứu thực hiện tại các trường đại học khác Khác với nhiều nghiên cứu thực hiện phân tích trên toàn bộ SV, chúng tôi còn kiểm tra sự khác biệt theo nhóm giữa các đối tượng SV khi cảm nhận về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trường.
Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các bảng, hình, đề tài bao gồm các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lí thuyết
1.1.1 Giáo dục đại học và khách hàng của giáo dục đại học
Theo Barnett (1992), có bốn khái niệm phổ biến nhất về giáo dục đại học (GDĐH):
GDĐH là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nhân lực đạt chuẩn Với quan điểm này, GDĐH là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng ra thị trường lao động Như vậy, GDĐH trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp
GDĐH là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu Với quan điểm này, GDĐH là thời gian chuẩn bị để hình thành nên những nhà khoa học và nghiên cứu thực sự
Quản lý giáo dục đại học (GDĐH) đóng vai trò thiết yếu trong việc tổ chức và triển khai quá trình giảng dạy hiệu quả Hoạt động giảng dạy chính là cốt lõi của bất kỳ trường đại học nào, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Bằng cách áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý GDĐH, các trường đại học có thể tối ưu hóa hiệu suất giảng dạy, đảm bảo sinh viên tiếp cận được nền giáo dục toàn diện và đạt được kết quả học tập như mong đợi.
Giáo dục đại học (GDĐH) mở ra nhiều cơ hội cho người học, giúp họ nâng cao nhận thức về bản thân, tiếp tục phát triển và hoàn thiện bản thân GDĐH đóng vai trò như một nền tảng quan trọng, tạo điều kiện cho các cá nhân trau dồi kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để gặt hái thành công trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống.
Như vậy, GDĐH là một quá trình quản lí và tổ chức việc dạy học ở bậc đại học nhằm tạo ra nguồn nhân lực có thể nghiên cứu và lao động trong xã hội
Theo quan niệm hiện đại, các trường đại học có thể trở thành các tổ chức cung ứng dịch vụ giáo dục đại học Vậy ai là khách hàng của các trường đại học? Nhiều người hiểu đơn giản rằng khách hàng của các trường đại học là SV Tuy nhiên, chúng tôi hướng theo quan điểm của Freeman (1984) khi tác giả này cho rằng khái niệm khách hàng (stakeholders) tổng quát hơn nhiều, khách hàng là “bất kì tổ chức hoặc cá nhân nào có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi thành quả hoạt động của mục tiêu tổ chức” Fillip (2000) gọi những người này là các bên liên quan bao gồm SV (đang theo học, đã tốt nghiệp), phụ huynh và gia đình, các tổ chức cộng đồng địa phương, xã hội, chính phủ, các cơ quan chủ quản, nhân viên, giới chức địa phương, nhà tuyển dụng hiện tại và tiềm năng Hill (1995) cho rằng, SV (bao gồm cả SV tiềm năng) là khách hàng chính, đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ GDĐH Rõ ràng là, để cung cấp dịch vụ GDĐH tốt nhất, các trường đại học cần tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của họ Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của SV ĐHNH
1.1.2 Lí thuyết về quyết định lựa chọn trường đại học
1.1.2.1 Lí thuyết lựa chọn Đây là một lý thuyết tổng quát được Glasser (1998) đề cập về việc lựa chọn của mỗi cá nhân Lý thuyết này cho rằng hành vi của mỗi cá nhân đều có sự lựa chọn và kiểm soát dựa trên chính cảm xúc của họ Tuy nhiên, mỗi cá nhân chỉ có quyền kiểm soát bản thân và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình nhưng chỉ có quyền hạn chế trong việc kiểm soát hành vi của người khác
Trong từng lĩnh vực kinh tế, xã hội, tâm lí, giáo dục, lý thuyết lựa chọn có những biểu hiện khác nhau
Ở góc độ kinh tế: Hành vi lựa chọn của con người bị ảnh hưởng bởi động cơ đồng tiền” (Crossman, 2010) tức là họ đưa ra các quyết định để tối ưu hoá lợi nhuận dựa trên sự so sánh giữa chi phí và lợi nhuận Nếu quan niệm GDĐH là một dịch vụ, mỗi SV là một khách hàng hay một nhà đầu tư thì họ lựa chọn việc học đại học với kì vọng nhận được lợi ích nhiều hơn so với các lựa chọn khác sau khi tốt nghiệp phổ thông như nghỉ học đi làm, du học, v.v và so sánh giữa lợi ích kì vọng và chi phí học tập bậc đại học (Baker và cộng sự, 2018)
Ở góc độ xã hội: Thay vì so sánh giữa lợi ích và chi phí, Friedman và Hechter (1988) cho rằng hành vi lựa chọn của một cá nhân phụ thuộc vào sự cân nhắc giữa chi phí và “thưởng” Nếu cá nhân được khen thưởng, ủng hộ thì họ có xu hướng lựa chọn nhiều hơn
Bourdieu (1986) cho rằng mỗi cá nhân có một “vốn văn hoá” khác nhau bao gồm kiến thức, hành vi và nhân cách được di truyền từ bố mẹ hoặc từ học hỏi, giao tiếp với xã hội, từ đó hình thành nên đặc điểm riêng của mỗi người Điều này cho thấy quyết định lựa chọn của mỗi cá nhân phụ thuộc vào các tác nhân xung quanh hoặc đặc điểm riêng của cá nhân Theo đó, quyết định lựa chọn trường đại học của SV dựa trên những nhận thức riêng của họ, bao gồm đặc điểm riêng như giới tính, sở thích, khả năng, hoàn cảnh gia đình, v.v và những ảnh hưởng từ những người xung quanh như tư vấn của người thân trong gia đình, cựu SV, cán bộ tuyển sinh của trường, v.v
Ở góc độ tâm lý: Những nhà tâm lý quan niệm rằng con người có những nhu cầu giống nhau nhưng do nhận thức, kinh nghiệm và hoàn cảnh sống nên họ có những cách khác nhau để thoả mãn nhu cầu rất phong phú, đa dạng của mình Dựa vào những nhận thức, kinh nghiệm và hoàn cảnh sống của riêng bản thân mà mỗi cá nhân sẽ có những lựa chọn phù hợp để thoả mãn những nhu cầu của mình
Ở góc độ giáo dục: Glasser (1998) khẳng định tất cả các hành vi của con người được điều khiển bằng khát khao thoả mãn năm nhu cầu cơ bản của con người bao gồm:
Nhu cầu được giao lưu và yêu thương: là nhu cầu được hoà nhập trong một nhóm cộng đồng, được giao lưu kết nối với bạn bè thân thiết và kết nối xã hội
Nhu cầu có quyền lực (power): là nhu cầu được công nhận những thành quả của mình, được động viên khen thưởng, quý trọng
Nhu cầu được tự do: là nhu cầu được tự quyết định công việc của mình
Nhu cầu vui vẻ: là nhu cầu được sống trong bầu không khí vui vẻ, tích cực khi học tập và làm việc
Nhu cầu sinh tồn: là nhu cầu cơ bản của con người gồm ăn uống, ở, đi lại, an toàn, v.v
Như vậy, theo lí thuyết này, hành vi chọn lựa trường đại học của SV là để thoả mãn những nhu cầu của họ như nhu cầu được giao lưu, tham gia các hoạt động học tập và ngoại khoá; được khen thưởng và động viên bằng các chính sách học bổng và hỗ trợ học phí; được sống trong môi trường vui vẻ, thân thiện
1.1.2.2 Lí thuyết hành vi hợp lí (TRA)
Lý thuyết này được đề cập trong nghiên cứu Fishbein và Ajzen (1975) Các tác giả cho rằng hành vi của khách hàng có được sau khi họ có ý định về việc thực hiện hành vi đó và ý định này được quyết định bởi thái độ và chuẩn mực chủ quan Các thành phần của mô hình TRA được hiểu như sau:
Hành vi: là hành động quan sát được của khách hàng
Ý định về việc thực hiện hành vi: đo lường khả năng khách hàng sẽ thực hiện hành vi của mình
Tổng quan nghiên cứu
Chapman và Jackson (1987) cho rằng việc lựa chọn trường đại học gồm ba giai đoạn: (1) giai đoạn nhận thức (nhận thức của phụ huynh và HS về đặc điểm của trường đại học…); (2) giai đoạn đánh giá (HS phát triển ý thức về giá trị của trường và bắt đầu có sự yêu thích một trường so với các trường khác); (3) giai đoạn lựa chọn (HS lựa chọn trong số các trường yêu thích dựa trên nhận thức về trường học, chi phí học tập và các chính sách hỗ trợ tài chính) Cũng cho rằng quá trình lựa chọn trường đại học gồm ba giai đoạn, Hossler và Gallagher (1987), Cabrera và La Nasa (2000) đề cập ba giai đoạn của tiến trình chọn lựa trường đại học: (1) giai đoạn định hướng gồm các yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội, thái độ tích cực về giáo dục, thành tích học tập, thái độ của bố mẹ; (2) giai đoạn tìm kiếm gồm các yếu tố như thông tin của các trường đại học, tình trạng học vấn của bố mẹ; (3) giai đoạn chọn lựa bao gồm đặc điểm và chất lượng của trường đại học Trong khi đó, Jackson (1982) cho rằng việc lựa chọn trường gồm 3 giai đoạn: tuỳ chọn, loại trừ và đánh giá trong đó giai đoạn tuỳ chọn có xu hướng thiên về khía cạnh xã hội nhưng giai đoạn loại trừ và đánh giá lại chú ý đến chi phí học đại học và những đặc điểm của trường đại học
Các nghiên cứu về quyết định lựa chọn trường đại học nhìn chung được thực hiện theo bốn hướng tiếp cận:
Hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm kinh tế:
Các tác giả đi theo hướng nghiên cứu này cho rằng quyết định lựa chọn trường đại học là dựa trên việc so sánh giữa lợi ích và chi phí của việc học một trường đại học Beker (1993) cho rằng quyết định học đại học được xem như một sự đầu tư kinh tế, trong đó, HS,
SV so sánh giữa lợi ích kì vọng và chi phí kì vọng Họ tính toán các loại chi phí của việc học đại học như học phí, chi phí sinh hoạt để cân nhắc lựa chọn một trường đại học Một số tác giả như Hossler và Gallagher (1987) tìm ra kết quả rằng những gia đình có thu nhập cao thì
5 việc thanh toán học phí đối với họ ít quan trọng, ngược lại những hộ gia đình có thu nhập thấp thì việc thanh toán học phí trở thành áp lực, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học
Khi quyết định lựa chọn trường đại học, sinh viên không chỉ quan tâm học phí mà còn xem xét đến các cơ hội sau khi ra trường, như triển vọng việc làm và mức thu nhập Theo nghiên cứu của DesJardins và Toutkoushian (2005), mục đích chính của việc chọn trường là để tối đa hóa lợi ích của sinh viên.
Hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm xã hội học:
Thay vì tập trung vào những lợi ích kinh tế, các nhà xã hội học nhấn mạnh vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, môi trường gia đình và vai trò của gia đình cùng những người xung quanh trong quá trình ra quyết định lựa chọn trường đại học.
Hướng nghiên cứu kết hợp hai quan điểm kinh tế - xã hội:
Cả hai hướng nghiên cứu trên đều có ưu điểm, nhược điểm riêng Tiếp cận theo quan điểm kinh tế, các nhà nghiên cứu sẽ làm rõ được khía cạnh liên quan đến tiền nhưng không làm rõ được những vấn đề xã hội liên quan đến năng lực của bản thân khách hàng và vai trò tư vấn của các thành viên khác đến quyết định lựa chọn trường đại học Vì vậy, một hướng nghiên cứu kết hợp giữa quan điểm kinh tế và quan điểm xã hội học trong đó tận dụng được các ưu điểm và khắc phục các khuyết điểm của mỗi hướng nghiên cứu tỏ ra phù hợp hơn và được một số nhà nghiên cứu sử dụng Một số nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến là Perna (2006), Serna (2015) Thật ra, nghiên cứu của Perna (2006) tập trung vào hướng tiếp cận kinh tế trong đó quyết định lựa chọn trường đại học dựa trên việc so sánh giữa lợi ích kì vọng và chi phí kì vọng Lợi ích kì vọng bao gồm cả lợi ích tính bằng tiền như thu nhập sau khi ra trường và lợi ích không tính bằng tiền như cơ hội thăng tiến, khả năng kiếm việc làm…Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận kinh tế thông thường, Perna còn chú ý đến những yếu tố mang tính xã hội như: (1) đặc điểm của cá nhân; (2) hoàn cảnh của trường học và cộng đồng xã hội; (3) hoàn cảnh của GDĐH; (4) hoàn cảnh của môi trường xã hội, kinh tế và chính sách
Hướng nghiên cứu dựa trên quan điểm marketing:
Hướng nghiên cứu này dựa trên hành vi lựa chọn của người tiêu dùng, gồm những yếu tố bên trong như văn hoá, xã hội, năng lực cá nhân, tâm lý…, những yếu tố bên ngoài như sản phẩm, giá cả…và những nỗ lực truyền thông của người cung cấp (Kotler và Amstrong, 2008) Như vậy, có thể nói, việc chọn trường đại học còn chịu ảnh hưởng bởi
6 chính những vấn đề liên quan đến trường đại học như công tác tư vấn tuyển sinh, việc tăng danh tiếng, thương hiệu, v.v (Bergerson, 2009)
Về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trường đại học, nhìn chung các tác giả tập trung vào các nhóm nhân tố: đặc điểm của trường đại học, hoàn cảnh bản thân, sự ảnh hưởng của những người xung quanh và những nỗ lực trong tư vấn tuyển sinh Chapman (1981) cho rằng quyết định lựa chọn trường đại học chịu tác động của các yếu tố đặc điểm cá nhân kết hợp cùng với những nhân tố bên ngoài Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân bao gồm: hoàn cảnh kinh tế xã hội, năng lực, mức độ giáo dục mong đợi và kết quả học tập ở THPT
Sự ảnh hưởng bên ngoài bao gồm ba nhóm: (1) sự tác động của những người quan trọng; (2) những đặc điểm cố định của trường đại học; (3) những nỗ lực truyền thông của trường đại học đến SV tiềm năng Dựa trên mô hình được đề xuất bởi Chapman, Perna (2006), Serna (2015), một số nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã sử dụng và phát triển các mô hình nghiên cứu của mình Chẳng hạn, Hanson và Litten (1982) phát triển mô hình nghiên cứu của Chapman (1981) bằng cách bổ sung các yếu tố hoàn cảnh gia đình của SV, những thuộc tính cá nhân như giới tính, môi trường, chính sách cộng đồng, hoạt động của trường đại học, phương tiện truyền thông phục vụ việc giảng dạy Nghiên cứu của Sia (2013) sử dụng mô hình gồm hai nhóm nhân tố chính là đặc điểm của trường và nỗ lực giao tiếp với HS Đối với các nghiên cứu trong nước, chúng tôi tìm ra các nghiên cứu của Trần Văn Quý và Cao Hào Thi (2010), Trần Ngọc Mai và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Kim Chi (2018),
Lê Quang Hùng và cộng sự (2019), tập trung vào các nhân tố:
Nhóm tham khảo là những cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn trường đại học của học sinh Họ bao gồm người thân như cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè, sinh viên hiện đang theo học, cựu sinh viên và giáo viên phổ thông Nhóm tham khảo có thể cung cấp thông tin, lời khuyên, hỗ trợ và động viên học sinh trong quá trình ra quyết định này Họ ảnh hưởng đến lựa chọn trường đại học của học sinh thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, văn hóa trường và môi trường học tập.
Sự phù hợp của sở thích, năng lực, giới tính của người học với trường đại học, ngành học; khả năng đậu vào trường xét theo điểm tuyển sinh, v.v
Danh tiếng, thương hiệu của trường đại học: thể hiện qua sự đánh giá của các tổ chức kiểm định, nhà tuyển dụng, cựu SV, những người khác về chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, v.v
Lợi ích khi học tập tại trường: là những gì người học nhận được khi học tại trường gồm trải nghiệm học tập, tham gia hoạt động ngoại khoá (Perna, 2006); địa điểm của trường đại học, môi trường học tập và cơ sở vật chất của trường (Chapman, 1981)
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp: được đề cập trong nghiên cứu của Perna (2006), Trần Văn Quý và cộng sự (2009) Cơ hội việc làm thể hiện qua nhiều mức độ như dễ tìm được việc làm theo đúng chuyên môn, việc làm có thu nhập và địa vị xã hội cao
Học phí: được tìm thấy trong hầu hết các nghiên cứu như Perna (2006), Trần Văn Quý và cộng sự (2009) Học phí này bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt trong quá trình học tập
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu chung
Chúng tôi tiếp cận vấn đề dưới góc độ kết hợp cả quan điểm kinh tế, xã hội và marketing Chúng tôi sử dụng mô hình TRA với quan điểm rằng việc lựa chọn ĐHNH dựa trên cơ sở xem xét mức độ quan trọng đối với từng yếu tố liên quan đến đặc điểm của trường học từ đó hình thành thái độ của từng cá nhân trên cơ sở tham khảo ý kiến của những người liên quan có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học
2.1.1 Phát triển mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tham khảo các yếu tố đã được đề cập trong các nghiên cứu trước và đặc điểm của ĐHNH, chúng tôi tiến hành phân tích tác động của 8 nhân tố bao gồm:
Cảm nhận về chi phí: được đo lường bằng 4 biến quan sát
Cảm nhận về chương trình học: được đo lường bằng 4 biến quan sát
Cảm nhận về danh tiếng, thương hiệu: được đo lường bằng 4 biến quan sát
Cảm nhận về cơ sở vật chất và nguồn lực: được đo lường bằng 6 biến quan sát
Nỗ lực của nhà trường trong việc đưa thông tin đến HS THPT: được đo lường bằng 5 biến quan sát
Sự tham khảo, tư vấn từ người khác: được đo lường bằng 8 biến quan sát
Đặc điểm của HS: được đo lường bằng 6 biến quan sát
Cơ hội thành công trong tương lai: được đo lường bằng 3 biến quan sát
Các biến quan sát trong mỗi nhân tố được mã hoá và đo bằng thang đo Likert 5 mức độ: 1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý
Biến phụ thuộc (QĐ) là thứ tự của nguyện vọng đăng kí xét tuyển vào ĐHNH Chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng 8 nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến quyết định của SV khi lựa chọn ĐHNH
Mô hình nghiên cứu được tóm tắt trong Hình 2.1
Hình 2 1:Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả 2.1.2 Phương pháp chọn mẫu và điều tra khảo sát
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với
SV Để đảm bảo sự đa dạng của đối tượng khảo sát và phản ánh toàn diện vấn đề nghiên cứu, mẫu bao gồm SV thuộc 3 hệ đào tạo, 7 chuyên ngành đang học Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 2653 nhưng số phiếu hợp lệ và được đưa vào phân tích số liệu là 2607 Một số phiếu bị loại do SV không điền đủ ít nhất một nửa các câu hỏi khảo sát
Theo yêu cầu của phương pháp phân tích nhân tố EFA và một số nghiên cứu của các tác giả về cỡ mẫu như Tabachnick và Fidell (1996), Hair và cộng sự (1998), số quan sát của mẫu phải đạt được ít nhất gấp 5 lần số biến quan sát nghĩa là ở nghiên cứu này, với 40 biến quan sát, số quan sát cần đạt mức tối thiểu là 200 Ngoài ra, số lượng SV các hệ tại ĐHNH năm học 2020 – 2021 là trên 10.000 SV đòi hỏi mẫu quan sát đạt ít nhất 5% tổng số SV Do
(CP) Cảm nhận về chi phí
- (CP2) Hỗ trợ tài chính
- (CP4) Chế độ thu linh hoạt
(CT) Cảm nhận về chương trình đào tạo
- (CT1) Cấu trúc và nội dung rõ ràng
- (CT2) Chương trình học hiện đại
- (CT3) SV được học song ngành
- (CT4) Nhiều hệ, chuyên ngành ĐT
(DT) Cảm nhận về thương hiệu
- (DT1) Bề dày truyền thống
- (DT2) “Top đầu” trong khối kinh tế
- (DT3) CTĐT được kiểm định
- (DT4) GV, SV thân thiện
- (CT4) Nhiều hệ, chuyên ngành đào tạo
(CSVC) Cảm nhận về cơ sở vật chất và nguồn lực
- (CSVC1) Vị trí giao thông thuận lợi
- (CSVC2) Trang thiết bị hiện đại
- (CSVC3) Kí túc xá hiện đại, giá phù hợp
- (CSVC6) Hoạt động ngoại khoá tốt
- (CT4) Nhiều hệ, chuyên ngành đào tạo
(THONGTIN) Tư vấn truyền thông
- (THONGTIN1) Trên báo, tạp chí, tivi
- (THONGTIN2) Qua website, Internet, Facebook
- (THONGTIN3) Qua Tài liệu hướng dẫn tuyển sinh đại học
- (THONGTIN4) HS tham quan trường
- (THONGTIN5) Tư vấn tuyển sinh tại trường THPT
(TUVAN) Tham khảo, tư vấn từ người liên quan
- (TUVAN8) Cán bộ tư vấn tuyển sinh
(DACDIEM) Đặc điểm của HS
- (DACDIEM1) Phù hợp năng khiếu
- (DACDIEM2) Phù hợp năng lực học
- (DACDIEM3) Phù hợp sở thích
- (DACDIEM4) Phù hợp giới tính
- (DACDIEM5) Phù hợp hoàn cảnh kinh tế gia đình
- (DACDIEM6) Nguyện vọng học chương trình liên kết và sau đại học
(COHOI) Cơ hội thành công
- (COHOI3) Cơ hội việc làm
11 đó, việc sử dụng mẫu quan sát với 2607 phiếu hợp lệ của 2607 SV trong đó có 2002 SV Chính qui (chiếm 76,8%) và 584 SV Chất lượng cao (chiếm 22,4%), 21 SV hệ Quốc tế song bằng (0,8%) là phù hợp với phương pháp EFA và tổng thể nghiên cứu, thể hiện sự cân đối với tỉ lệ SV ở các hệ đào tạo
Số lượng SV trong mẫu theo từng chuyên ngành ở 3 hệ đào tạo được thể hiện trong Bảng 2.1
Bảng 2 1:Thống kê sinh viên được khảo sát theo các hệ đào tạo và các chuyên ngành
Số sinh viên khảo sát Chính quy Ngành Tài chính - Ngân hàng
Hệ thống thông tin quản lí 174
Chính quy Chất lượng cao Tài chính ngân hàng 278
Hệ Chính qui quốc tế song bằng 21
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả
Thống kê SV theo các hình thức xét tuyển và nguyện vọng ở các hệ đào tạo và từng chuyên ngành được trình bày ở Bảng 2.2
Bảng 2 2: Thống kê sinh viên theo các nguyện vọng
Hệ thống thông tin quản lí
Chính qui quốc tế song bằng
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm SPSS
Bảng 2 3: Thống kê sinh viên theo hình thức xét tuyển
Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo qui chế tuyển sinh của BGDĐT
Xét tuyển theo kết quả kì thi THPT
Uu tiên xét tuyển và xét học bạ theo qui chế xét tuyển của Trường
Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực
Hệ thống thông tin quản lí
Chính quy Chất lượng cao
Kế toán – Kiểm toán Quản trị kinh doanh
Hệ Chính qui quốc tế song bằng
Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm SPSS
Phương pháp phân tích dữ liệu
Dựa trên phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy tuyến tính và phân tích đa nhóm, dữ liệu khảo sát được SPSS xử lý và phân tích thành các thông tin có ý nghĩa.
Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Bước 1: Kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại bỏ biến quan sát trước khi tiến hành phân tích nhân tố
Thang đo đạt độ tin cậy khi hệ số alpha Cronbach của các biến quan sát trong mỗi nhân tố lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện này, ta loại bỏ biến quan sát cho đến khi thang đo đạt độ tin cậy.
Để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp trích Principal Components cùng phép quay vuông góc Varimax được áp dụng cho từng thành phần của thang đo Điều kiện cần đáp ứng bao gồm:
Kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig Barlett‘s test < 0,05): Điều kiện cần để áp dụng phương pháp EFA là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau, điều này giúp các biến quan sát cùng tính chất hội tụ về cùng một nhân tố Kiểm định Barlett có sig < 0,05 sẽ chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong một nhân tố
Hệ số KMO thoả 0,5KMO1: Đây là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phương pháp phân tích nhân tố Nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu được quan sát
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn hoặc bằng 0,3:
Với kích thước mẫu của nghiên cứu này lớn hơn 350, hệ số tải nhân tố cần đảm bảo lớn hơn 0,3 Ngoài ra, trong trường hợp xuất hiện một biến quan sát có ở nhiều nhân tố, chúng tôi tiếp tục xem xét hai trường hợp nhỏ:
Chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát ở các nhân tố nhỏ hơn 0,3, ta cần loại bỏ biến quan sát đó (Nguyễn Đình Thọ, 2019)
Chênh lệch hệ số tải nhân tố của biến quan sát ở các nhân tố lớn hơn 0,3 Nếu hệ số tải của biến quan sát nằm trong nhóm nhân tố có hệ số tải cao hơn thì biến quan sát được giữ lại.
Trị số Eigen Value lớn hơn hoặc bằng 1: Trị số này là một tiêu chí phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ những nhân tố có trị số Eigen Value lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) lớn hơn hoặc bằng 50%: Trị số này thể hiện các biến quan sát giải thích bao nhiêu phần trăm cho từng nhân tố
Ngoài ra, theo Stevens (2002), một nhân tố được gọi là tin cậy nếu nhân tố này có từ 3 biến đo lường trở lên Trong trường hợp một hoặc nhiều biến quan sát không thoả mãn các điều kiện ở trên, chúng tôi sẽ tiến hành loại biến và chạy lại EFA cho đến khi tất cả các điều kiện được thoả mãn
Bước 3: Đặt tên và diễn giải ý nghĩa của các nhân tố
Các biến quan sát thuộc cùng một nhân tố sẽ được kết hợp lại và đặt tên theo ý nghĩa của nhân tố đó
Bước 4: Kiểm tra tác động của từng biến quan sát đến từng nhân tố
Bước kiểm tra tác động kiểm tra xem từng biến quan sát có tác động đến từng nhân tố hay không và tác động đó là cùng chiều hay ngược chiều.
Sau khi sử dụng phương pháp EFA, các nhân tố sẽ được rút ra để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo
Phân tích biệt số là một kĩ thuật phân tích dữ liệu nhằm phân tích sự khác biệt giữa các nhóm Trong mô hình phân tích biệt số, ta cần kiểm định giả thuyết rằng trong tổng thể, các trung bình của các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm là bằng nhau Kiểm định này được thực hiện dựa trên tiêu chuẩn Wilk Nếu mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0,05 thì giả thuyết không bị bác bỏ, tức là sự phân biệt có ý nghĩa thống kê Tầm quan trọng của các biến được thể hiện qua ý độ lớn tuyệt đối của hệ số chuẩn hoá của hàm phân biệt
Chúng tôi sẽ phân tích tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn ĐHNH thông qua kiểm tra hệ số tương quan giữa chúng và ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi qui theo phương pháp hồi qui tuyến tính Hiện tượng phương sai sai số thay đổi và đa cộng tuyến cũng được kiểm tra để đảm bảo độ tin cậy của kết quả ước lượng và kiểm định
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về xu hướng lựa chọn đại học của học sinh tốt nghiệp THPT
3.1.1 Xu hướng lựa chọn theo loại hình trường công lập và ngoài công lập
Số lượng các trường đại học liên tục tăng qua các năm Theo thống kê của BGDĐT, số lượng các trường ngoài công lập tăng mạnh, từ 5 trường vào năm 1994 thành 65 trường vào năm 2019 2
Bảng 3 1:Thống kê số lượng các trường đại học trong giai đoạn 2015 – 2019
Tổng số trường công lập 163 170 171 172 172
Tổng số trường ngoài công lập 60 65 65 65 65
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo
Bảng 3 2: Thống kê số lượng sinh viên đại học qua các năm
Tổng Đại học công lập Đại học tư thục 2015–2016 1.767.879 1.523.904 243.975 20161–2017 1.707.025 1.439.495 267.530 20171–2018 1526.111 1.261.529 264.582 2018–2019 1.526.111 1.261.529 264.582 2019–2020 1.672.881 1.359.402 313.479
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo Ở giai đoạn 2015 – 2020, trong khi số lượng SV các trường đại học công lập giảm thì số lượng SV các trường đại học ngoài công lập nhìn chung tăng Tỉ lệ SV đại học ngoài công lập trong số tổng SV liên tục tăng, từ 10,58% vào năm học 2013 – 2014 sang 18,74% vào năm học 2019 – 2020 Tuy nhiên, mặc dù qui mô của các trường ngoài công lập tăng lên nhưng thực tế, số lượng SV đăng kí xét tuyển vào các trường đại học ngoài công lập chỉ chiếm khoảng 20 – 30% chỉ tiêu tuyển sinh 3 Điều này cho thấy các trường đại học ngoài công lập chưa thực sự hút được SV và đây là cơ hội cho những đại học công lập trong đó có ĐHNH Các tác giả và những nhà giáo dục học phân tích một số nguyên nhân Thứ nhất, so với các trường ngoài công lập, các trường công lập có bề dày lịch sử, tạo được uy tín, thương hiệu lâu đời và được Nhà nước hỗ trợ nhiều nguồn lực như đất đai, tài chính, cơ sở vật chất
2 Thống kê giáo dục đại học, truy cập tại https://moet.gov.vn/thong-ke
3 http://cand.com.vn/giao-duc/Gap-ghenh-dai-hoc-ngoai-cong-lap-435767/
17 nên học phí thấp Thứ hai, rõ ràng có sự chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa trường công lập và trường ngoài công lập nên các sinh viện có xu hướng chọn các trường công lập Thứ ba, về mặt tâm lí, các nhà tuyển dụng vẫn không tránh khỏi sự phân biệt về bằng cấp giữa trường công lập và ngoài công lập Như vậy, ĐHNH cần tận dụng những cơ hội này để thu hút SV vào trường (Nguyễn Thị Kim Chi, 2018)
3.1.2 Xu hướng lựa chọn trường đại học theo kết quả điểm
Hình 3 1: Thống kê phổ điểm xét tuyển các môn học
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo (2020)
Bảng 3 3: Thống kê điểm chuẩn trung bình các môn năm 2020
Tổng điểm có nhiều thí sinh đạt nhất 19
Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo (2020)
Từ năm 2015-2016, các học sinh THPT được xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Điều này mang đến cho học sinh quyền lựa chọn trường đại học phù hợp với điểm thi của mình.
18 quả điểm hình thành các nhóm trường đại học có mức điểm chuẩn xét tuyển gần giống nhau Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học trong cùng một nhóm và sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm Những trường thuộc top trên dễ dàng thu hút thí sinh trong khi các trường top dưới rất khó khăn trong tuyển sinh đại học Theo thống kê, điểm chuẩn trung bình của các thí sinh trong kì thi tuyển sinh năm học 2020 tập trung nhiều vào 7-8 điểm một môn (đối với tổ hợp xét tuyển Toán, Vật lí, Hoá học) hoặc 6-7 điểm một môn (đối với tổ hợp xét tuyển Toán, Ngữ văn, tiếng Anh) Như vậy, điểm chuẩn tuyển sinh của trường ĐHNH thuộc “top khá” và có sự cạnh tranh gay gắt với các trường trong cùng nhóm
3.1.3 Xu hướng lựa chọn trường đại học theo sở thích
Hình 3 2: Thống kê số lượng thí sinh đăng kí theo các ngành qua các năm
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Chi (2018)
Khối ngành kinh tế là một trong những khối ngành yêu thích của HS khi quyết định chọn trường Theo một báo cáo của BGDĐT tháng 8/2017 4 , phần lớn SV tập trung theo học các ngành thuộc khối ngành: Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật, kĩ thuật, sản xuất chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm và thuỷ sản, thú y và khối ngành kinh doanh quản lý, pháp luật
4https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-hoc- viet-nam-389870.html
Hình 3 3: Thống kê tỉ lệ thí sinh chọn trường theo khối ngành của các loại hình trường đại học
Nguồn: Nguyễn Thị Kim Chi (2018)
Nguyên nhân chủ yếu HS chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng thường có xu hướng lựa chọn khối ngành kinh tế theo chúng tôi là do chuyên ngành này có chương trình đào tạo đa dạng, phong phú Ngành kinh tế bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau: Quản trị kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán,… Các trường đại học, cao đẳng chủ yếu tập trung đào tạo và nghiên cứu sâu một số lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Ví dụ như: Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Marketing, Nghiệp vụ Ngân hàng, Thương mại điện tử, Kế toán doanh nghiệp,… Thậm chí trong một trường đại học, cao đẳng còn được chia ra rất nhiều khoa chuyên ngành khác nhau Mỗi khoa đảm nhiệm giảng dạy một nội dung chuyên sâu của lĩnh vực kinh tế, đảm bảo cung cấp kiến thức và kĩ năng hành nghề cho người học Ngoài ra, theo học ngành Kinh tế, SV sau khi ra trường có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều cơ quan khác nhau, từ cơ quan Nhà nước đến doanh nghiệp vì đa phần kiến thức kinh tế cần thiết cho hầu hết các ngành nghề hiện nay Điều quan trọng là SV cần trang bị đầy đủ kiến thức ngành và biết nắm bắt cơ hội việc làm cho mình trong tương lai Trong thời kỳ hội nhập, Kinh tế là một trong những ngành tạo cho SV nhiều cơ hội việc làm cũng như phát triển, hoàn thiện bản thân vào quá trình làm việc Sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia giúp gia tăng việc trao đổi kinh nghiệm làm việc cũng như hoàn thiện những kiến thức khoa học kỹ thuật mà lực lượng lao động của các bên còn thiếu Vì tất cả những lí do đó, các trường đại học khối ngành Kinh tế trong đó có ĐHNH trở thành một trong những trường có lợi thế để thu hút HS nhưng cũng đứng trước sự cạnh tranh rất lớn từ các trường trong cùng khối
Các trường có ngành kinh tế ở Hà Nội bao gồm 42 trường, ở TP HCM bao gồm 28 trường Hà Nội, TP HCM chỉ là 2 địa phương tiêu biểu tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành kinh tế Ngoài ra, các địa phương khác như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,… cũng có một số trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành kinh tế
3.1.4 Xu hướng lựa chọn trường đại học theo cơ hội việc làm trong tương lai
Thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, ba lĩnh vực "khát" nhân lực có chuyên môn nhất hiện nay là Công nghệ thông tin, Sức khỏe và Du lịch 5 Những thông tin liên quan đến ngành học thời thượng, đầu ra ổn định được rất nhiều thí sinh chú ý Các trường đại học mở ra nhiều ngành mới nhằm thu hút nhu cầu của thí sinh ĐHNH tuyển sinh ngành khoa học dữ liệu trong kinh doanh vào năm học
Năm 2021 - 2022, các trường đại học cũng bắt kịp xu hướng phát triển bằng cách mở ra nhiều ngành đào tạo Công nghệ mới Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) đã mở ba chương trình đào tạo mới gồm Khoa học dữ liệu trong kinh tế - kinh doanh; Kinh doanh số - Trí tuệ nhân tạo và Kinh tế quốc tế Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng bổ sung ngành Hệ thống nhúng - Trí tuệ nhân tạo Ngành Robot - Trí tuệ nhân tạo tiếp tục được tuyển sinh với số lượng lớn hơn so với năm trước.
Cùng với Công nghệ, nhóm ngành kinh tế hiện vẫn được thí sinh ưu tiên chọn lựa do đầu ra tốt, thu nhập cao và môi trường làm việc hiện đại Trong đó, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đang là đối thủ "nặng kí" của nhiều ngành thời thượng Ðiều này không có gì ngạc nhiên khi Logistics là một trong những ngành được dự đoán có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong vài năm tới Hiện tại, Việt Nam đã có hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics và con số này có thể tăng nhanh, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho SV theo học ngành này trong tương lai gần Tăng tốc vượt bậc vẫn là những ngành mang yếu tố "quốc tế" như Kinh doanh quốc tế, Thương mại quốc tế
Như vậy, nhìn lại xu hướng lựa chọn đại học của HS, chúng tôi nhận thấy HS THPT có xu hướng chọn trường theo sở thích, cơ hội việc làm trong tương lai và khả năng của mình Điều này gợi ý cho chúng tôi trong việc lựa chọn các yếu tố để nghiên cứu về khả năng ảnh hưởng đến quyết định chọn ĐHNH
5https://nhandan.com.vn/tin-chung1/nhieu-nganh-hoc-len-ngoi-581331
Công tác tuyển sinh đại học trong cả nước và tại trường Đại học Ngân hàng TP HCM
3.2.1 Công tác tuyển sinh đại học trong cả nước Đến năm 2020, cả nước có 460 trường ĐH và CĐ, tổng qui mô đào tạo ĐH, CĐ đạt khoảng 2,2 triệu SV Để chọn SV cho các trường đại học, kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng được tổ chức định kì hằng năm Kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ và việc xét tuyển ĐH, CĐ diễn ra theo các giai đoạn:
Kể từ năm 2002, kì thi này được thực hiện theo hình thức 3 chung: chung đợt, chung đề và dùng chung kết quả để xét tuyển dựa trên trụ cột là chung đề thi Thí sinh sau khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp, nếu được công nhận tốt nghiệp THPT thì được tham dự kỳ thi đại học (chia làm 2 đợt) diễn ra đầu tháng 7 hàng năm
Bắt đầu từ năm 2015, kì thi 3 chung được kết hợp thành thi tốt nghiệp THPT và dùng điểm thi để vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển ĐH, CĐ; việc ra đề thi vẫn do BGDĐT chủ trì Điều này tạo thuận lợi vì thí sinh biết được điểm thi trước khi đăng kí xét tuyển và chủ động khi lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT
Qui chế tuyển sinh năm 2016 đã được điều chỉnh với hai thay đổi cơ bản: thí sinh không được thay đổi hồ sơ sau khi nộp hồ sơ và được quyền nộp hồ sơ vào tối đa 2 trường, mỗi trường được chọn tối đa 2 ngành
Bắt đầu từ năm 2020, HS cả nước tham gia kỳ thi THPT với mục đích để xét tốt nghiệp Trường đại học được tự chủ tuyển sinh, thí sinh đăng ký vào trường nào thì tham dự kỳ thi của trường đó Kỳ thi lúc này gần giống với những năm 1990 đến 2001, nhưng chỉ khác là trường ĐH được tuyển sinh làm nhiều đợt trong năm Hiện nay có 4 hình thức xét tuyển ĐH, CĐ:
Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo qui chế tuyển sinh của BGDĐT
Xét tuyển theo kết quả kì thi THPT
Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo qui chế xét tuyển của trường
Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực
3.2.2 Công tác tuyển sinh tại trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Theo công bố tháng 9 năm 2019 của BGDĐT, hiện có 237 trường đại học, học viện (bao gồm 172 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài) Cũng theo thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo, cả nước đã có 121/237 cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, trong đó có 6 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định
22 quốc tế (HCERES, AUN-QA) Về kiểm định chương trình đào tạo, có 16 chương trình đào tạo của 7 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 128 chương trình đào tạo của 24 trường đại học, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế 6 ĐHNH là trường công lập, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với lịch sử 45 năm hình thành và phát triển Năm 2019, Trường đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của hiệp hội các Trường Đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network Quality Assurance - AUN QA) đối với 02 chương trình đào tạo ĐHNH là một trong sáu trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES, AUN-QA) Kết quả này vừa ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của toàn bộ cán bộ viên chức, giảng viên của Nhà trường vừa góp phần định vị thương hiệu, tạo uy tín đối với xã hội Trường cũng nằm trong top 50 trường đại học Việt Nam và là 1 trong 2 trường thuộc khối kinh tế có công bố khoa học quốc tế tốt nhất năm 2019 Sau đây chúng tôi điểm lại về cách thức tuyển sinh năm 2020
Năm 2020, Trường áp dụng phương thức xét tuyển và xét học bạ ưu tiên cho 420 chỉ tiêu đại học chính quy chất lượng cao và 90 chỉ tiêu đại học chính quy quốc tế cấp song bằng Phương thức này tạo điều kiện cho thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT) và kết quả học tập tốt ở bậc THPT có cơ hội trúng tuyển cao Đồng thời, Trường dành 150 chỉ tiêu đại học chính quy chuẩn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phương thức 1) áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo
Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (Phương thức 2) được áp dụng cho các chương trình đào tạo đại học chính quy (ĐHCQ) tại trường Trong đó, 2250 chỉ tiêu dành cho Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà), 280 chỉ tiêu dành cho Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 60 chỉ tiêu dành cho Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng.
Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường (Phương thức 3) áp dụng cho 420 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 90 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng
6https://giaoduc.net.vn/du-hoc/272.gd
Phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực (Phương thức 4) áp dụng cho 150 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà)
Bảng 3 4: Chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh áp dụng cho các ngành và chương trình đào tạo năm 2020
Nguồn: Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (2020)
Sang năm 2021, trường dự kiến tuyển sinh 3280 chỉ tiêu với 3 hệ đào tạo:
Chương trình ĐHCQ chất lượng cao: 950 chỉ tiêu
Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng: 165 chỉ tiêu
Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà): 2165 chỉ tiêu
Bảng 3 5: Chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh áp dụng cho các ngành và chương trình đào tạo năm 2021
Nguồn: Trường Đại học Ngân hàng TP HCM (2021)
Một điểm mới của kì thi tuyển sinh năm 2021 là nếu như năm 2020 có 4 phương thức xét tuyển thì sang năm 2021 có 5 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của BGDĐT Áp dụng đối với tất cả các chương trình đào tạo
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2021 Áp dụng cho 1925 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà), 570 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao, 80 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng
Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh của Trường Áp dụng cho 290 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao và 85 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ Quốc tế song bằng
Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực Áp dụng cho 240 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chuẩn (Chương trình đại trà); 90 chỉ tiêu Chương trình ĐHCQ chất lượng cao
Phương thức 5: Xét tuyển học bạ THPT và phỏng vấn Áp dụng cho 235 chỉ tiêu Chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng.
Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Ngân hàng TP HCM
3.3 Kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Ngân hàng TP HCM
3.3.1 Kết quả thống kê mô tả
Mẫu quan sát bao gồm 2002 SV hệ Chính qui (chiếm 76,8%), 584 SV hệ Chính qui Chất lượng cao (chiếm 22,4%), 21 SV hệ Chính qui Quốc tế song bằng (chiếm 0,8%) Về giới tính, mẫu có 581 SV nam (chiếm 22,3%), 2023 SV nữ (chiếm 77,7%) tức là tỉ lệ SV nữ gấp hơn 3 lần tỉ lệ SV nam Chúng tôi cho rằng HS nữ có xu hướng chọn các trường thuộc khối ngành sư phạm hoặc kinh tế như trường ĐHNH Về học lực, 98,8% HS tốt nghiệp loại khá giỏi, điều này một mặt phản ánh chất lượng đầu vào rất tốt của ĐHNH mặt khác cho thấy ĐHNH là trường ĐHNH có thương hiệu tốt và thu hút được nhiều HS giỏi đăng kí lựa chọn trường Về hình thức xét tuyển vào trường ĐHNH, chủ yếu SV đăng kí xét tuyển theo kết quả kì thi THPT (chiếm 86,7%) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phần lớn HS suy nghĩ nghiêm túc về việc chọn trường từ khi học lớp 12 (2243 SV, chiếm 86%) – đây là thời điểm HS bắt đầu có sự trưởng thành trong nhận thức và nghiêm túc với các quyết định của mình Trong mẫu được quan sát, các SV học THPT chủ yếu ở các tỉnh thành khác ngoài TP HCM
Hình 3 4: Thống kê mẫu quan sát
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Cũng theo thống kê từ các SV được khảo sát, lí do để SV chọn một trường đại học được lựa chọn nhiều nhất theo thứ tự giảm dần là:
Trường có ngành đào tạo phù hợp với sở thích
Trường có ngành đào tạo phù hợp với khả năng
Trường có danh tiếng tốt
Khả năng trúng tuyển của HS cao
HS cảm nhận trường có chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên tốt
Trường có ngành học “hot”.
Mục đích học đại học nhận được sự đồng tình của nhiều HS được thống kê trong Bảng 3.6
Bảng 3 6: Thống kê từ mẫu quan sát về mục đích học đại học của sinh viên
Mục đích Điểm trung bình
Nâng cao kĩ năng và mở rộng tầm nhìn 4,49
Tìm được việc làm tốt, thu nhập cao sau khi học 4,25
Trải nghiệm cuộc đời SV 3,7 Được sống xa nhà, tự lập 2,92
Ra “oai” với bạn bè 1,85
Không có mục đích rõ ràng, học đại học chỉ đơn giản là việc phải làm sau khi tốt nghiệp THPT
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Tổng hợp từ kết quả khảo sát ở mỗi câu hỏi cho thấy, nhìn chung phần lớn SV đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐHNH được nêu ra trong bảng kết quả khảo sát ở mức độ “Bình thường” đến “Đồng ý”, “Rất đồng ý” (điểm trung bình theo thang đo Likert là từ 3 trở lên) Điều này cho thấy các nhân tố có thể ảnh hưởng quyết định chọn trường được nêu trong phiếu khảo sát khá phù hợp với quan điểm của SV Những nhân tố nhận được sự đồng tình cao của SV là “Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm”, “Trường ĐHNH có bề dày truyền thống”, “Điểm chuẩn của Trường và tỉ lệ chọi tuyển sinh phù hợp với năng lực học tập của HS”
Bảng 3 7: Đánh giá của sinh viên về nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ĐHNH
Chỉ tiêu đánh giá Trung bình Đội ngũ GV có trình độ cao, giàu kinh nghiệm tận tậm 4,2
Trường ĐHNH có bề dày truyền thống 4,17
Trường ĐHNH thuộc “top” đầu trong các trường đại học khối ngành kinh tế 4,16 Chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng, được kiểm định bởi tổ chức uy tín 4,16 Điểm chuẩn và tỉ lệ chọi tuyển sinh phù hợp với năng lực học tập của HS 4,15
Thông tin trường và tuyển sinh trên website, mạng Internet, Facebook đầy đủ 4,09
Cơ hội tìm kiếm việc làm cao sau khi tốt nghiệp 4,08
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
3.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo của tất cả các biến quan sát trong từng nhóm nhân tố được tổng hợp trong Hình 3.5
Hình 3 5: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của tất cả các biến quan sát
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn ở mỗi nhân tố là hệ số Cronbach’s alpha Giá trị trong ngoặc đơn ở mỗi biến quan sát là hệ số tương quan biến tổng
Hệ số Cronbach’s alpha của các nhân tố đều lớn hơn 0,8; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đủ điều kiện để thực hiện rút trích nhân tố Kết quả rút trích nhân tố của các biến quan sát có ở Bảng 3.8
Bảng 3 8: Kết quả rút trích nhân tố lần 1
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Sau khi rút trích nhân tố lần 1, kết quả cho thấy có một số biến quan sát xuất hiện ở hai nhân tố Chúng tôi thống kê những biến này trong Bảng 3.9
Bảng 3 9: Thống kê các biến quan sát xuất hiện ở nhiều nhân tố
Biến quan sát Nhân tố/ Hệ số tải nhân tố Quyết định
Giữ lại biến ở nhân tố F1
Giữ lại biến ở nhân tố F3
Giữ lại biến ở nhân tố F3
Giữ lại biến ở nhân tố F4
Giữ lại biến ở nhân tố F6
Giữ lại biến ở nhân tố F7
Giữ lại biến ở nhân tố F7
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả
Sau khi loại các biến THONGTIN1, DACDIEM4, DACDIEM6, chúng tôi thực hiện rút trích nhân tố lần 2 và thu được kết quả ở Bảng 3.10
Bảng 3 10: Kết quả rút trích nhân tố lần 2
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Tất cả các biến quan sát trong Bảng 3.10 đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3, nhưng một số biến xuất hiện ở nhiều nhân tố Bảng 3.11 liệt kê các biến này cùng quyết định giữ hoặc loại chúng khỏi phân tích.
Bảng 3 11: Thống kê các biến quan sát xuất hiện ở nhiều nhân tố
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả
Sau khi loại biến CSVC4, THONGTIN2, các biến quan sát trong từng nhân tố còn lại đều thoả mãn điều kiện về hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng nên chúng tôi tiếp tục xoay nhân tố lần 3 và thu được kết quả trong Bảng 3.12
Biến quan sát Nhân tố/ Hệ số tải nhân tố Quyết định
Giữ lại biến ở nhân tố F3
Giữ lại biến ở nhân tố F3
Giữ lại biến ở nhân tố F5
Giữ lại biến ở nhân tố F5
Giữ lại biến ở nhân tố F6
Giữ lại biến ở nhân tố F7
Giữ lại biến ở nhân tố F7
Bảng 3 12: Kết quả rút trích nhân tố lần 3
F3-Cảm nhận về chi phí (0,872)
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Ghi chú: Giá trị ở cột 1 trong mỗi nhân tố là hệ số tải nhân tố Giá trị ở cột 2 trong mỗi nhân tố là hệ số tương quan biến tổng Giá trịở mỗi nhân tố là hệ số Cronbach’s alpha
Tất cả các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,3 Hệ số KMO là 0,90 thoả mãn 0,5 < KMO
< 1 Kiểm định Barlett có sig = 0,000 < 0,5 chứng tỏ các biến quan sát trong từng nhân tố có quan hệ chặt chẽ Eigenvalue là 66,117% và phương sai trích là 1,15 Hệ số Cronbach’s alpha của các biến quan sát trong từng nhân tố đều lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều
34 lớn hơn 0,3 cũng cho thấy thang đo là đáng tin cậy Như vậy, việc sử dụng phương pháp EFA là phù hợp
Sau khi sử dụng phương pháp EFA, có 7 nhân tố được rút ra, kí hiệu là F1, F2, F3, F4,
F5, F6, F7 và được diễn giải ý nghĩa như trong Bảng 3.12 Bảy nhân tố này đủ điều kiện để được sử dụng trong các phân tích kế tiếp
Theo kết quả ma trận thành tố, chúng tôi tìm được:
F DT DT DT DT CSVC CSVC
F TUVAN TUVAN TUVAN TUVAN TUVAN TUVAN TUVAN TUVAN
Tất cả các hệ số đều lớn hơn 0 chứng tỏ các biến tác động cùng chiều đối với từng nhân tố Vì vậy, một sự tác động tích cực làm tăng một biến quan sát trong từng nhân tố đều làm tăng giá trị của từng nhân tố
Bảng 3 13: Ma trận tương quan giữa các nhân tố
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Hệ số tương quan giữa các biến F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7 đều dương và nhìn chung không cao, biến động trong khoảng 0,1 đến 0,5 cho thấy mối tương quan khá thấp giữa các nhân tố Những nhân tố này là các biến độc lập trong mô hình hồi qui, do đó chúng tôi dự đoán rằng không tìm thấy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình sẽ được phân tích
3.3.3 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo nhóm
Bảng 3 14: Kiểm định sự khác biệt theo nhóm
Hệ đào tạo Địa điểm trường THPT
Hệ số hồi qui chuẩn hoá của hàm phân biệt
Hệ số hồi qui chuẩn hoá của hàm phân biệt
Nguồn: Tổng hợp của các tác giả từ phần mềm SPSS
Mức ý nghĩa quan sát dựa trên tiêu chuẩn Wilks’ Lambda ở các kiểm định sự khác biệt về hệ đào tạo và địa điểm trường THPT của SV đều là 0,000 và nhỏ hơn 5% Như vậy, đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết rằng các trung bình của các hàm phân biệt trong tất cả các nhóm là bằng nhau Điều này nghĩa là có sự khác biệt về cảm nhận của SV đối với các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ĐHNH giữa các nhóm SV khác nhau về hệ đào tạo cũng như giữa
SV học THPT tại TPHCM và các tỉnh khác
Dựa vào mức ý nghĩa của tỉ số F đơn biến (giá trị Sig của Wilks' Lambda nêu trong Bảng 3.14) ta thấy khi các biến dự đoán được xem xét một cách riêng biệt thì việc đánh giá của SV các hệ đào tạo đối với các nhân tố F1 – “Đặc điểm tạo nên thương hiệu của trường ĐHNH”, F2 – “Tư vấn của những người liên quan”, F3 – “Cảm nhận về chi phí”, F4 – “Đặc điểm của HS”, F6 – “Cơ sở vật chất”, F7 – “Cơ hội trong tương lai” có sự khác nhau Trong các nhân tố đó, mức độ đóng góp của các biến vào sự khác biệt trong cách đánh giá giữa SV các hệ đào tạo theo thứ tự giảm dần là F7, F1, F6, F2, F4, F3 Theo chúng tôi, dường như những