1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC NHẦN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TAI CHÍNH QUÀN TRỊ KINH DOANH

10 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tác giả Dương Thị Trang
Trường học Trường Đại học Tài chính Quản trị Kinh doanh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Bài nghiên cứu
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Quản trị kinh doanh NGHIÊN CỨU CÁC NHẰN Tố ẢNH HƯỞNG ĐÉN QUYÉT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TAI CHÍNH QUÀN TRỊ KINH DOANH Dương Thị Trang Thạc sĩ, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Email: trang.duongthi.thgmail.com Ngày nhận bài: 20012022 Ngày nhận bài sửa: 11042022 Ngày duyệt đăng: 15052022 Tóm tắt: Cạnh tranh trong giáo dục đại học đang diễn ra ngày càng gay gắt hơn, do sự gia tăng của các trường đại học, trong khi nhu cầu học đại học của học sình THPT lại giảm sút. Vì vậy, các trường đại học đều nỗ lực để có thể thu hút được người học. Đế tìm hiểu những nhản tố tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên khóa 8 trường Đại học Tài chỉnh Quản trị kinh doanh, tác giả đã thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tỉnh với cỡ mẫu là 180, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả cho thay cho 3 nhân tố tác động đến quyết định chọn Trường của sinh viên khóa 8 được xếp theo thứ tự giảm dần là: Thương hiệu, Đặc điếm cá nhân, Lời khuyên. Từ khóa: Học sinh THPT, quyết định chọn trường, tân sinh viên đại học Tài chính Quản trị kinh doanh RESEARCH ON FACTORS AFFECTING SCHOOL SELECTION OF STUDENTS AT UNIVERSITY OF FINANCE AND BUSINESS ADMINISTRATION Abstract: Competition in higher education is becoming more and more intense, it’s due to the increase in number of universities, whereas the demand for higher education by high school students has decreased. Therefore, all universities make every efforts to attract learners. To find out what factors affecting the course 8th students chose the University of Finance and Business Administration, the author carried out a research using linear regression method with a sample size of 180 students, together with being supported by SPSS software. The results showed that the 3 factors affecting the decision to choose a university for course 8th students are (ranked in descending order): Brand, personal characteristics, and advice. Keywords: High school students, deciding to choose a school, students at University ofFinance and Business Administration 1. Đặt vấn đề Để đưa ra một quyết định nào đó, con người thường trải qua quá trình diễn biến từ việc ý thức vấn đề, tìm kiếm các thông tin, đánh giá các phương án lựa chọn, để đi đến quyết định. Điều này đúng với hầu hết các tình huống, đặc biệt là với những lựa chọn mang tính bước ngoặt quan trọng như: lựa chọn trường học, nghề nghiệp tương lai. Câu hỏi được đặt ra là: “Những nhân tố nào tác động đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên?” được nhiều người quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm phân tích và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học ở từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tại Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Số 26 tháng 6 năm 2022 22 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh Những năm gần đây, vấn đề tuyển sinh ở Trường Đại học Tài chính và Quản trị kinh doanh gặp không ít khó khăn. Cạnh tranh giữa các trường đại học diễn ra ngày càng gay gắt hơn, học sinh trung học phổ thông có xu hướng lựa chọn việc du học, học nghề thay cho việc đi học đại học. Nhà trường đã và đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm thu hút người học lựa chọn Trường đại học Tài chính Quản trị kinh doanh. Việc hiểu rõ lý do nào, nhân tố nào có ảnh hưởng tác động đến việc chọn Trường của sinh viên sẽ giúp Trường có được thông tin cụ thê, chính xác. Từ đó, có những giải pháp phù hợp cho công tác tuyển sinh của Nhà trường đạt hiệu quả cao hơn Xuất phát từ lý do nói trên, tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường của sinh viên, áp dụng với khóa 8 (K8) nhằm tìm hiểu và khám phá nhân tố tác động đến quyết định chọn Trường của sinh viên 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Quyết định chọn trường đại học được định nghĩa là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn trong đó một cá nhân phát triển những nguyện vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học trung học phổ thông, tiếp tục sau đó là một quyết định theo học một trường đại học cụ thể, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến (Hossler, Braxton Coopersmith, 1989) CÓ nhiều nghiên cứu về quyết định chọn trường đại học của học sinh phổ thông, sinh viên ở nước ngoài và trong nước. Có thể đến những nghiên cứu nổi bật nhất: - Mô hình nghiên cứu của Dana D. Clayton (2013) D.Clayton nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến lựa chọn trường đại học của học sinh THPT năm cuối cấp có thành thích học tập cao” với hai nhóm yếu tố là: Mức độ ảnh hưởng của người khác khi xem xét quyết định lựa chọn trường đại học và Những yếu tố thuộc về danh tiếng của trường đại học Tác giả kế thừa nghiên cứu của mô hình này, và áp dụng thực tế tại Việt Nam. Mức độ ảnh hưởng của người khác chính là yếu tố lời khuyên của người có ảnh hưởng; những yếu tố thuộc về danh tiếng trường đại học được xem xét dưới góc độ thương hiệu một trường đại học xây dựng được. - Mô hình của David w Chapman (1981) Mô hình của Chapman thể hiện việc lựa chọn trường đại học của học sinh THPT là do ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố: Yếu tố đặc thù của cá nhân và Các yếu tố bên ngoài. Tác giả phân tích và triển khai cụ thể hơn các yếu tố ảnh hưởng từ 2 nhóm nhân tố này. Nhóm các yếu tố đặc thù cá nhân bao gồm: đặc điểm của cá nhân đó. Nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm: vị trí địa lý của một trường đại học, cơ sở vật chất của trường đại học đó, truyền thông từ trường đại học và lời khuyên của những người có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường. - Mô hình của Lê Quang Hùng và nhóm cộng sự (2018) Với việc khảo sát 500 sinh viên đến từ 5 trường đại học ngoài công lập tại TP. Hồ Chí Minh gồm: Đại học Công nghệ TP.HỒ Chí Minh, đại học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh, đại học Văn Lang, đại học Hồng Bàng, đại học Nguyễn Tất Thành. Nhóm tác giả đã tim ra có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh khối trường ngoài công lập tại TP.HÔ Chí Minh gôm: vị trí địa lý. học phí và chính sách, truyền thông, danh tiếng trường đại học, sự hấp dẫn của ngành học, đặc điểm cá nhân. Tác giả kế thừa và cho rằng yếu tố vị trí địa lý cùng với yếu tố học phí là yếu tố có tác động cùng chiều với với quyết định của sinh viên. Đồng thời với đó là yếu tố đặc điểm cá nhân và truyền thông của trường đại học cũng có quan hệ dương với quyết định chọn trường. Yếu tố danh tiếng trường đại học, theo tác giả, thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể hơn chính là thương hiệu một trường đại học xây dựng được. Một trường đại học xây dựng được thương hiệu tốt thì càng có thêm sự thu hút đối với người học. - Mô hình của Nguyễn Thị Kim Chi (2018) Số 26 tháng 6 năm 2022 23 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh Với bằng chứng khảo sát là học sinh phổ thông trên địa bàn Hà Nội, mô hình chi ra 7 yếu tố: cảm nhận về chi phí, cảm nhận về chương trinh học, cảm nhận về cơ sở vật chất và nguồn lực, danh tiếng trường đại học, thông tin học sinh nhận được từ trường đại học, lời khuyên của người khác, chuẩn mực chủ quan. Từ mô hình này, tác giả tiếp tục phát triển yếu tố lời khuyên của người khác chính là nhân tố có tác động tích cực đến quyết định chọn trường của sinh viên; Yếu tố cơ sở vật chất của một trường đại học càng hiện đại, tiện nghi thì càng có tác động tích cực đển quyết định lựa chọn của người học. Do vậy, yếu tố cơ sở vật chất và lời khuyên được tác giả tiếp tục đưa vào để xây dựng mô hình nghiên cứu; - Mô hình của Nguyễn Phương Mai (2015) Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai tại Trường đại học Tài chính - Marketing đã chỉ ra. Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên, bao gồm: danh tiếng trường đại học, học phí hợp lý, chuân chủ quan, điều kiện học tập cố định và truyền thông. Yếu tố học phí, danh tiếng trường đại học tiếp tục được củng cố và nhắc đến ở mô hình nghiên cứu này. Yếu tố chuẩn chủ quan, điều kiện học tập và truyền thông được tác giả kế thừa dưới góc độ: đặc điểm cá nhân, cơ sở vật chất và truyền thông của trường đại học. Các yếu tố này đều có tác động thuận chiều đến quyết định chọn trường của người học Từ những phân tích trên, tác giả hình thành các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dự kiến như sau: Giả thuyêt nghiên cứu: Hl: Yếu tố vị trí địa lý có quan hệ thuận chiều với quyết định chọn trường của sinh viên H2: Cơ sở vật chất của Nhà trường có tác động tích cực đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên H3: Học phí có quan hệ dương với quyết định chọn trường của sinh viên H4: Thương hiệu nhà trường có quan hệ thuận chiều với quyết định chọn trường H5: Truyền thông của nhà trường có tác động tích cực đến quyết định chọn trường H6: Lời khuyên của người khác có quan hệ dương với quyết định chọn trường H7: Đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường của sinh viên Trong đó, nhân tố Vị trí địa lý được chỉ dẫn bởi 6 quan sát (VTDL1—>VTDL6); Học phí gồm 3 quan sát (HP1—>HP3); Cơ sở vật chất gồm 4 quan sát (CSVC1—>CSCV4); Thương hiệu chỉ dẫn bởi 3 quan sát (THI—>TH3), Số 26 tháng 6 năm 2022 24 Tạp chí Tài chính - Quăn trị kinh doanh Truyền thông gồm 4 quan sát (TT1—>TT4); Lời khuyên được chỉ dẫn bởi 4 (LK1—»LK4), Đặc điểm cá nhân 3 quan sát (DDCN1—>DDCN3); Quyêt định được chỉ dân bới 3 quan sát (QD1—>QD3) Phạm vi nghiên cứu: - về mặt không gian: Sinh viên năm khóa 8, trường đại học Tài chinh - Quản trị kinh doanh - về mặt thời gian: Tháng 32021 2.2 . Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: - Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính nhằm tiến hành khám phá các nhân tố, điều chỉnh bố sung các biến quan sát nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia, kết hợp với việc nghiên cứu sơ bộ ban đầu thông qua bảng hỏi với mẫu là 25. Nghiên cứu định tính được thực hiện và kết quả thu được là phát hiện bổ sung thêm các quan sát vào nhân tố thương hiệu và học phí. Mồi nhân tố bổ sung thêm 1 quan sát từ việc phân tích kết quả phỏng vấn sinh viên. Thang đo học phí bổ sung thêm Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha Nhân tố Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’ s Alpha nếu biến bị loại VTDL VT1 .353 .717 VT2 .604 .628 VT3 .559 .636 VT4 .380 .693 VT5 .390 .690 VT6 .440 .677 a =.713 Học phí HP2 .673 .586 HP3 .630 .621 HP4 .472 .804 a =.756 Cơ sở vật chất CSVCI .626 .629 CSVC2 .461 .725 quan sát HP4, Thang đó thương hiệu bổ sung thêm quan sát TH4. Mô hình dự kiến được giữ nguyên và không có sự thay đổi ở các nhân tố; - Nghiên cứu định lượng: Khảo sát để thu thập số liệu thông qua bảng hỏi với cỡ mẫu 180; Sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS để xử lý sô liệu bàng các phương pháp: Kiểm định sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); Kiểm định mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy tuyến tính Tác giả xây dựng bảng khảo sát dựa vào thang đo Likert 5 với các giá trị đo “Rất không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Mỗi nhân tố ảnh hưởng được phát biểu từ 3 - 6 quan sát. Tiến hành thu thập, phân tích và xử lý số liệu để có được kết quả nghiên cứu 3. Kết quả nghiên cửu 3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha Lần lượt kiểm định thang đo với Crobach’s Alpha với các biến của mô hình, nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ biến xấu (HP1 và LK1) thu được kết quả theo bảng sau: CSVC3 .563 .663 CSVC4 .493 .702 a =.740 Thương hiệu THI .549 .779 TH2 .606 .745 TH3 .690 .700 TH4 .598 .750 a =.795 Truyền thông TT1 .349 .668 TT2 .512 .560 TT3 .431 .616 TT4 .518 .559 a =.669 Lời khuyên LK2 .526 .496 LK3 .500 .533 LK4 .401 .664 a =.663 DDCN1 .400 .706 Số 26 tháng 6 năm 2022 25 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh Kêt quả cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê vì hệ sổ Cronbach’s Alpha sau khi loại biến rác đều lớn hơn 0,6, tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Đặc điểm cá nhân DDCN2 .576 .483 DDCN3 .530 .549 a =.685 Quyết định chọn trường QD1 .624 .620 QD2 .652 .587 QD3 .480 .779 a =.753 3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến trong mô hình Phân tích EFA với các biến độc lập Loại bỏ các biến rác, để tiến hành kiểm định EFA lần thứ nhất có các biến: VT4, CSVC2 ,TT1, DDCN1 bị loại do hệ số tải < 0.5 Kiểm định EFA lần 2 cho kết quả: - Hệ số KMO = 0.805 >0.5 Phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu - Kiểm định Bartlett''''s: Sig = .000. Các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể Bảng 2: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett của nhóm biến độc lập Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square Bartlett''''s Test of Sphericity Df Sig. .805 1450.713 253 .000 - Nhân tố vị trí địa lý gồm 6 quan sát được phân tách thành 2 nhóm (VT1,VT3) và (VT5,VT2,VT6). Biến quan sát LK4 hội tụ vào nhân tố Truyền thông. Từ các nhân tố ban đầu, trị Initial Eigenvalues đều lớn hơn 1. Giá trị tổng phương sai trích = 70,47. Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát là rất cao (đều > 0.5) phân tích EFA rút trích thành 8 nhân tô có giá Bảng 3: Bảng kết quả chạy EFA Component 1 2 3 4 5 6 7 8 TH3 .785 TH1 .742 TH4 .719 TH2 .684 HP2 .801 HP3 .800 HP4 .689 VT5 .830 VT6 .752 VT2 .643 CSVC3 .810 CSVCI .780 CSVC4 .594 VT1 .905 VT3 .851 Số 26 tháng 6 năm 2022 26 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh TT3 TT2 LK4 TT4 LK3 LK2 DDCN2 DDCN3 .876 .564 .548 .522 .799 .796 .829 .785 Kết quả chạy kiểm định thang với các nhóm nhân tố sau EFA đều đạt yêu cầu với hệ số biến tong Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6, tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc Biến Quyết định chọn trường với 3 quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Ket quả như sau: Băng 4: Kết quả phân tích KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .653 Approx. Chi-Square 138.013 Bartlett''''s Test of Sphericity Df 3 Sig. .000 Hệ số KMO = 0.653 nằm trong khoảng 0.5; 1, đạt điều kiện để phân tích nhân tố. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test = 0.000 < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố. Phương sai trích = 66.8,nhân tố được trích với giá trị Eigenvalue > 1 Kiểm tra tính hội tụ của các nhân tố được trích Ma trận xoay thể hiện sự hội tụ của các yếu tố, thể hiện hệ số tải của các biến quan sát. các biến quan sát có hệ số tải khá cao (> 0.7) Bảng 5 Kết quả kiểm tra tính hội tụ củ...

Trang 1

NGHIÊN CỨU CÁC NHẰN Tố ẢNH HƯỞNG ĐÉN

QUYÉT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TAI CHÍNH QUÀN TRỊ KINH DOANH

Dương Thị Trang *

*Thạc sĩ, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Email: trang.duongthi.th@gmail.com

Ngày nhận bài: 20/01/2022

Ngày nhận bài sửa: 11/04/2022

Ngày duyệt đăng: 15/05/2022

Tóm tắt: Cạnh tranh trong giáo dục đại học đang diễn ra ngày càng gay gắt hơn, do sự gia tăng của các trường đại học, trong khi nhu cầu học đại học của học sình THPT lại giảm sút Vì vậy, các trường đại học đều nỗ lực để có thể thu hút được người học Đế tìm hiểu những nhản tố tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên khóa 8 trường Đại học Tài chỉnh Quản trị kinh doanh, tác giả đã thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy tuyến tỉnh với cỡ mẫu là 180, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Kết quả cho thay cho 3 nhân tố tác động đến quyết định chọn Trường của sinh viên khóa 8 được xếp theo thứ tự giảm dần là: Thương hiệu, Đặc điếm cá nhân, Lời khuyên.

Từ khóa: Học sinh THPT, quyết định chọn trường, tân sinh viên đại học Tài chính Quản trị kinh doanh

RESEARCH ON FACTORS AFFECTING SCHOOL SELECTION OF STUDENTS AT

UNIVERSITY OF FINANCE AND BUSINESS ADMINISTRATION

Abstract: Competition in higher education is becoming more and more intense, it’s due to the increase in number of universities, whereas the demand for higher education by high school students has decreased Therefore, all universities make every efforts to attract learners To find out what factors affecting the course 8th students chose the University of Finance and Business Administration, the author carried out a research using linear regression method with a sample size of 180 students, together with being supported by SPSS software The results showed that the

3 factors affecting the decision to choose a university for course 8th students are (ranked in descending order): Brand, personal characteristics, and advice.

Keywords: High school students, deciding to choose a school, students at University of Finance and Business Administration

1 Đặt vấn đề

Để đưa ra một quyết định nào đó, con

người thường trải qua quá trình diễn biến từ

việc ý thức vấn đề, tìm kiếm các thông tin,

đánh giá các phương án lựa chọn, để đi đến

quyết định Điều này đúng với hầu hết các

tình huống, đặc biệt là với những lựa chọn

mang tính bước ngoặt quan trọng như: lựa

chọn trường học, nghề nghiệp tương lai Câu

hỏi được đặt ra là: “Những nhân tố nào tác động đến quyết định chọn trường đại học của sinh viên?” được nhiều người quan tâm Đã

có nhiều nghiên cứu nhằm phân tích và tìm

ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học ở từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, tại Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh chưa có nghiên cứu nào

về vấn đề này

Trang 2

Những năm gần đây, vấn đề tuyển sinh ở

Trường Đại học Tài chính và Quản trị kinh

doanh gặp không ít khó khăn Cạnh tranh giữa

các trường đại học diễn ra ngày càng gay gắt

hơn, học sinh trung học phổ thông có xu hướng

lựa chọn việc du học, học nghề thay cho việc đi

học đại học Nhà trường đã và đang nỗ lực tìm

kiếm các giải pháp nhằm thu hút người học lựa

chọn Trường đại học Tài chính Quản trị kinh

doanh Việc hiểu rõ lý do nào, nhân tố nào có

ảnh hưởng tác động đến việc chọn Trường của

sinh viên sẽ giúp Trường có được thông tin cụ

thê, chính xác Từ đó, có những giải pháp phù

hợp cho công tác tuyển sinh của Nhà trường đạt

hiệu quả cao hơn

Xuất phát từ lý do nói trên, tác giả tiến hành

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định chọn Trường của sinh viên, áp dụng với

khóa 8 (K8) nhằm tìm hiểu và khám phá nhân

tố tác động đến quyết định chọn Trường của

sinh viên

2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên

cứu

2.1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý

thuyết

Quyết định chọn trường đại học được định

nghĩa là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn

trong đó một cá nhân phát triển những nguyện

vọng để tiếp tục giáo dục chính quy sau khi học

trung học phổ thông, tiếp tục sau đó là một

quyết định theo học một trường đại học cụ thể,

cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức

hướng nghiệp tiên tiến (Hossler, Braxton&

Coopersmith, 1989)

CÓ nhiều nghiên cứu về quyết định chọn

trường đại học của học sinh phổ thông, sinh

viên ở nước ngoài và trong nước Có thể đến

những nghiên cứu nổi bật nhất:

- Mô hình nghiên cứu của Dana D Clayton

(2013)

D.Clayton nghiên cứu “Các yếu tố tác động

đến lựa chọn trường đại học của học sinh THPT

năm cuối cấp có thành thích học tập cao” với

hai nhóm yếu tố là: Mức độ ảnh hưởng của

người khác khi xem xét quyết định lựa chọn

trường đại học và Những yếu tố thuộc về danh

tiếng của trường đại học

Tác giả kế thừa nghiên cứu của mô hình này,

và áp dụng thực tế tại Việt Nam Mức độ ảnh hưởng của người khác chính là yếu tố lời khuyên của người có ảnh hưởng; những yếu tố thuộc về danh tiếng trường đại học được xem xét dưới góc độ thương hiệu một trường đại học xây dựng được

- Mô hình của David w Chapman (1981)

Mô hình của Chapman thể hiện việc lựa chọn trường đại học của học sinh THPT là do ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố: Yếu tố đặc thù của cá nhân và Các yếu tố bên ngoài

Tác giả phân tích và triển khai cụ thể hơn các yếu tố ảnh hưởng từ 2 nhóm nhân tố này Nhóm các yếu tố đặc thù cá nhân bao gồm: đặc điểm của cá nhân đó Nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm: vị trí địa lý của một trường đại học, cơ sở vật chất của trường đại học đó, truyền thông từ trường đại học và lời khuyên của những người

có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường

- Mô hình của Lê Quang Hùng và nhóm cộng

sự (2018)

Với việc khảo sát 500 sinh viên đến từ 5 trường đại học ngoài công lập tại TP Hồ Chí Minh gồm: Đại học Công nghệ TP.HỒ Chí Minh, đại học Ngoại ngữ Tin học TP Hồ Chí Minh, đại học Văn Lang, đại học Hồng Bàng, đại học Nguyễn Tất Thành Nhóm tác giả đã tim

ra có 6 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh khối trường ngoài công lập tại TP.HÔ Chí Minh gôm: vị trí địa lý học phí và chính sách, truyền thông, danh tiếng trường đại học, sự hấp dẫn của ngành học, đặc điểm cá nhân

Tác giả kế thừa và cho rằng yếu tố vị trí địa

lý cùng với yếu tố học phí là yếu tố có tác động cùng chiều với với quyết định của sinh viên Đồng thời với đó là yếu tố đặc điểm cá nhân và truyền thông của trường đại học cũng có quan

hệ dương với quyết định chọn trường Yếu tố danh tiếng trường đại học, theo tác giả, thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể hơn chính là thương hiệu một trường đại học xây dựng được Một trường đại học xây dựng được thương hiệu tốt thì càng có thêm sự thu hút đối với người học

- Mô hình của Nguyễn Thị Kim Chi (2018)

Số 26 tháng 6 năm 2022 23 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh

Trang 3

Với bằng chứng khảo sát là học sinh phổ

thông trên địa bàn Hà Nội, mô hình chi ra 7 yếu

tố: cảm nhận về chi phí, cảm nhận về chương

trinh học, cảm nhận về cơ sở vật chất và nguồn

lực, danh tiếng trường đại học, thông tin học

sinh nhận được từ trường đại học, lời khuyên

của người khác, chuẩn mực chủ quan

Từ mô hình này, tác giả tiếp tục phát triển

yếu tố lời khuyên của người khác chính là nhân

tố có tác động tích cực đến quyết định chọn

trường của sinh viên; Yếu tố cơ sở vật chất của

một trường đại học càng hiện đại, tiện nghi thì

càng có tác động tích cực đển quyết định lựa

chọn của người học Do vậy, yếu tố cơ sở vật

chất và lời khuyên được tác giả tiếp tục đưa vào

để xây dựng mô hình nghiên cứu;

- Mô hình của Nguyễn Phương Mai (2015)

Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai tại Trường đại học Tài chính - Marketing đã chỉ

ra Có 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của sinh viên, bao gồm: danh tiếng trường đại học, học phí hợp lý, chuân chủ quan, điều kiện học tập cố định và truyền thông Yếu tố học phí, danh tiếng trường đại học tiếp tục được củng cố và nhắc đến ở mô hình nghiên cứu này Yếu tố chuẩn chủ quan, điều kiện học tập và truyền thông được tác giả kế thừa dưới góc độ: đặc điểm cá nhân, cơ sở vật chất và truyền thông của trường đại học Các yếu tố này đều có tác động thuận chiều đến quyết định chọn trường của người học

Từ những phân tích trên, tác giả hình thành các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:

Giả thuyêt nghiên cứu:

Hl: Yếu tố vị trí địa lý có quan hệ thuận

chiều với quyết định chọn trường của sinh viên

H2: Cơ sở vật chất của Nhà trường có tác

động tích cực đến quyết định chọn trường đại

học của sinh viên

H3: Học phí có quan hệ dương với quyết định

chọn trường của sinh viên

H4: Thương hiệu nhà trường có quan hệ thuận

chiều với quyết định chọn trường

H5: Truyền thông của nhà trường có tác động tích cực đến quyết định chọn trường H6: Lời khuyên của người khác có quan hệ dương với quyết định chọn trường

H7: Đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường của sinh viên Trong đó, nhân tố Vị trí địa lý được chỉ dẫn bởi 6 quan sát (VTDL1—>VTDL6); Học phí gồm 3 quan sát (HP1—>HP3); Cơ sở vật chất gồm quan sát (CSVC1—>CSCV4); Thương hiệu chỉ dẫn bởi 3 quan sát (THI—>TH3),

Trang 4

Truyền thông gồm 4 quan sát (TT1—>TT4); Lời

khuyên được chỉ dẫn bởi 4 (LK1—»LK4), Đặc

điểm cá nhân 3 quan sát (DDCN1—>DDCN3);

Quyêt định được chỉ dân bới 3 quan sát

(QD1—>QD3)

Phạm vi nghiên cứu:

- về mặt không gian: Sinh viên năm khóa 8,

trường đại học Tài chinh - Quản trị kinh doanh

- về mặt thời gian: Tháng 3/2021

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên

cứu định tính và định lượng:

- Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính

nhằm tiến hành khám phá các nhân tố, điều

chỉnh bố sung các biến quan sát nhằm đo lường

các khái niệm nghiên cứu thông qua việc phỏng

vấn điều tra, tham khảo ý kiến chuyên gia, kết

hợp với việc nghiên cứu sơ bộ ban đầu thông

qua bảng hỏi với mẫu là 25 Nghiên cứu định

tính được thực hiện và kết quả thu được là phát

hiện bổ sung thêm các quan sát vào nhân tố

thương hiệu và học phí Mồi nhân tố bổ sung

thêm 1 quan sát từ việc phân tích kết quả phỏng

vấn sinh viên Thang đo học phí bổ sung thêm

Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ

số Crobach’s Alpha

Nhân tố Biến

quan sát

Tương quan biến tổng

Cronbach’

s Alpha nếu biến bị loại

VTDL

VT1 .353 717 VT2 .604 628 VT3 .559 636 VT4 .380 693 VT5 .390 690 VT6 .440 677

a =.713

Học phí

HP2 .673 586 HP3 .630 621 HP4 .472 804

a =.756

Cơ sở vật

chất

CSVCI .626 629 CSVC2 .461 725

quan sát HP4, Thang đó thương hiệu bổ sung thêm quan sát TH4 Mô hình dự kiến được giữ nguyên và không có sự thay đổi ở các nhân tố;

- Nghiên cứu định lượng: Khảo sát để thu thập số liệu thông qua bảng hỏi với cỡ mẫu 180;

Sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS để

xử lý sô liệu bàng các phương pháp: Kiểm định

sơ bộ thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA); Kiểm định

mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy tuyến tính

Tác giả xây dựng bảng khảo sát dựa vào thang đo Likert 5 với các giá trị đo “Rất không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” Mỗi nhân tố ảnh hưởng được phát biểu từ 3 - 6 quan sát Tiến hành thu thập, phân tích và xử lý số liệu

để có được kết quả nghiên cứu

3 Kết quả nghiên cửu 3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha

Lần lượt kiểm định thang đo với Crobach’s Alpha với các biến của mô hình, nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ biến xấu (HP1 và LK1) thu được kết quả theo bảng sau:

CSVC3 .563 663 CSVC4 .493 702

a =.740

Thương hiệu

THI .549 779 TH2 .606 745 TH3 .690 700

a =.795

Truyền thông

TT1 .349 668 TT2 .512 560 TT3 .431 616 TT4 .518 559

a =.669

Lời khuyên

LK2 .526 496 LK3 .500 533 LK4 .401 664

a =.663

DDCN1 .400 706

Số 26 tháng 6 năm 2022 25 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh

Trang 5

Kêt quả cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa

thống kê vì hệ sổ Cronbach’s Alpha sau khi loại

biến rác đều lớn hơn 0,6, tương quan biến tổng

của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3

Đặc điểm

cá nhân

DDCN2 .576 483 DDCN3 .530 549

a =.685

Quyết

định chọn

trường

QD1 .624 620

QD3 .480 779

a =.753

3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến trong mô hình

*Phân tích EFA với các biến độc lập

Loại bỏ các biến rác, để tiến hành kiểm định EFA lần thứ nhất có các biến: VT4, CSVC2 ,TT1, DDCN1 bị loại do hệ số tải < 0.5

Kiểm định EFA lần 2 cho kết quả:

- Hệ số KMO = 0.805 >0.5 Phân tích nhân

tố là cần thiết cho dữ liệu

- Kiểm định Bartlett's: Sig = 000 Các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể

Bảng 2: Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett của nhóm biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

Approx Chi-Square Bartlett's Test of Sphericity Df

Sig

.805 1450.713 253 000

- Nhân tố vị trí địa lý gồm 6 quan sát được

phân tách thành 2 nhóm (VT1,VT3) và

(VT5,VT2,VT6) Biến quan sát LK4 hội tụ vào

nhân tố Truyền thông Từ các nhân tố ban đầu,

trị Initial Eigenvalues đều lớn hơn 1 Giá trị tổng phương sai trích = 70,47% Khác biệt về

hệ số tải nhân tố của các biến quan sát là rất cao (đều > 0.5)

phân tích EFA rút trích thành 8 nhân tô có giá

Bảng 3: Bảng kết quả chạy EFA

Component

TH3 785

TH1 742

TH4 719

TH2 684

HP2 801

Trang 6

TT2

LK4

TT4

LK3

LK2

DDCN2

DDCN3

.876 564 548 522

.799 796

.829 785

Kết quả chạy kiểm định thang với các nhóm

nhân tố sau EFA đều đạt yêu cầu với hệ số biến

tong Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6, tương

quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn

hơn 0.3

*Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc

Biến Quyết định chọn trường với 3 quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Ket quả như sau:

Băng 4: Kết quả phân tích KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .653

Approx Chi-Square 138.013 Bartlett's Test of Sphericity Df 3

Hệ số KMO = 0.653 nằm trong khoảng [0.5;

1], đạt điều kiện để phân tích nhân tố Kiểm

định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s

Test = 0.000 < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát

có tương quan với nhau trong nhân tố Phương

sai trích = 66.8%,nhân tố được trích với giá trị

Eigenvalue > 1

Kiểm tra tính hội tụ của các nhân tố được

trích

Ma trận xoay thể hiện sự hội tụ của các yếu

tố, thể hiện hệ số tải của các biến quan sát các

biến quan sát có hệ số tải khá cao (> 0.7)

Bảng 5 Kết quả kiểm tra tính hội tụ của

biến phụ thuộc

3.3 Phân tích hồi quy

Component 1

QD2

QD1

QD3

Cumulative %

.864 850 732 66.812

Sau phân tích nhân tố khám phá EFA Nhân

tố vị trí địa lý chia làm 2 nhóm:

- Nhóm 1 gồm các quan sát VT5 (Tôi chọn trường này vì gần Thủ đô); VT6 (Tôi chọn trường này vì có thể đến trung tâm vui chơi, mua sắm giải trí thuận tiện); VT2 (Tôi chọn trường này vì học ở trường, tôi có thể đi học thêm, kiếm việc làm thêm dễ dàng)

- Nhóm 2 gồm các quan sát VT1 (Tôi chọn trường này vì gần nhà tôi) và VT3 (Tôi chọn trường vì đi lại thuận tiện và di chuyển dễ dàng) Nhận thấy, với nhân tố vị trí, theo các quan sát VT5,VT6,VT2 là các quan sát thể hiện cho yếu tố vị trí địa lý chung, cơ bản ở một trường đại học mà người học mong muốn Và hầu như các trường đại học tại Hà Nội hoặc những vùng xung quanh đáp ứng được tiêu chí này Quan sát VT1,VT3 thể hiện cho yếu tố vị trí địa phương của một số trường đại học đóng tại các tỉnh Ngoại trừ các sinh viên sinh sống tại thủ

đô, thì yếu tố chọn trường đại học vì gần nhà thường được xem xét đối với các trường đại học tại các địa phương.Vì vậy, với nhân tố vị trí địa

lý được tách ra làm 2 nhân tố mới, là vị trí cơ

Số 26 tháng 6 năm 2022 27 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh

Trang 7

bản (VT5,VT6,VT2) và vị trí địa phương

(VT1,ỴT3) Tác giả tiến hành đặt tên thành 2

nhân tố mới: Vị trí cơ bản, Vị trí địa phương

Sau khi đặt lại tên nhân tố mới và tiến hành

phân tích hồi quy Kết quả thu được như sau:

Mức độ giải thích của mô hình

Theo kết quả nghiên cứu thì R bình phương

hiệu chỉnh = 0.442 R bình phương hiệu chỉnh

Bảng 6: Bảng chỉ tiêu đánh giá mức độ giải thích của mô hình

nhỏ hơn R binh phương chứng tỏ mô hình không bị thổi phồng quá mức; 44,2% sự biến thiên của quyết định chọn trường được giải thích bởi các biến độc lập được đưa vào trong

mô hình

Hệ số Durbin - Watson = 1.820 < 2 Không

có hiện tượng tự tương quan

Model Summary0

Model R R Square Adjusted R

Square

Std Error oí the Estimate

Durbin- Watson

1 •683a 467 442 57144 1.820

Ý nghĩa của các hệ số tương quan

Bảng 7 Bảng chỉ tiêu đo mức độ phù hợp của mô hình ANOVAa

Model Sum

Squares

ol Df Mean Square F Sig.

Regression 48.849 8 6.106 18.699 ,000b

1 Residual 55.840 171 327

Total 104.689 179

Với giả thuyết Giá trị Sig = 0.000 < 0.005, giả thuyết Ho bị Ho: P1= p2= p3= p4= p5= p6= p7= p8= 0 (tất cả bác bỏ; HI được chấp nhận.Điều đó có nghĩa là

hê số hoi quỹ = 0) sự kết hợp của các biến độc lập có trong mô

TT 1 1A UÀ: _1 x„ A hình có thể giải thích được sự biến thiên của H1: CÓ ít nhât một hệ sô hôi quy khác 0 "ị " ° " “ “ „

biên phụ thuộc Mô hình tuyên tinh được xây dựng là phù họp với dữ liệu thu thập được

Bảng 8: Kết quả hồi quy

Coefficients11

Model Unstandardized

Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig Collinearity

Statistics

B Std Error Beta Tolerance VIF (Constant) 059 325 182 856

Hoc phi 088 078 073 1.127 261 753 1.328

1 Vi tri co ban -.020 070 -.019 -.294 769 730 1.371

Co so vat chat 157 080 132 1.959 052 684 1.462

Vi tri dia phuong -.041 044 -.056 -.947 345 891 1.122 Truyen thong 020 076 018 267 790 687 1.456

Trang 8

Loi khuyên 201 059 220 3.399 001 742 1.347 Dac diem ca

Hệ số VIF của các biến đều < 2 Nên không

có hiện tượng đa cộng tuyến

Theo kết quả bảng trên, cột mức ý nghĩa sig

cho thấy: Các biến Vị trí địa lý cơ bản, vị tri địa

phương, học phí, cơ sở vật chất có mức ý nghĩa

sig > 0.05 nên các biến này tương quan không

có ý nghĩa với biến phụ thuộc quyết định chọn

trường ở mức ý nghĩa 95%

Biến Thương hiệu, Lời khuyên, Đặc điểm cá

nhân có mức ý nghĩa sig < 0.05, nên các biến

này tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc

với độ tin cậy lớn hơn 95%

Phương trình hồi quy được viết là:

QD = 0.59 + 0.426 * TH + 0.212 * DDCN +

0.201

*

4 Bình luận kết quả nghiên cứu và

khuyến nghị

4.1 Bình luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy: có 3

nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường

của sinh viên khóa 8 trường Đại học Tài chính

Quản trị kinh doanh được sắp xếp theo thứ tự

giảm dần là: Yếu tố thương hiệu ảnh hưởng

mạnh nhất (P = 0.322); Yếu tố đặc điểm cá nhân

xếp thứ hai (P = 0.248); Yếu tố lời khuyên xếp

thứ ba (P = 0.22) ở mức ý nghĩa <0.05 Các

nhân tố còn lại có ảnh hưởng đến quyết định

chọn trường của sinh viên, nhưng không có ý

nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0.05

Giả thuyết thứ Hl: Yeu tố vị trí địa lý có

quan hệ thuận chiều với quyết định chọn trường

của tân sinh viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố vị trí địa

lý có tác động ngược chiều đến quyết định chọn

Trường của tân sinh viên Tuy nhiên, hệ số ước

lượng không có ý nghĩa thống kê Điều này

cũng khá hợp lý, bởi: Đối tượng tiến hành

nghiên cứu và khảo sát là sinh viên khóa 8 (tại

thời điểm khảo sát cá em là tân sinh viên) tức

các em đã chọn vào trường thì yếu tố vị trí địa

lý dường như không còn là yếu tố được các em

coi trọng nữa Hơn nữa, chủ yếu các em sinh

viên K8 vào trường sau khi các nguyện vọng 1,2,3 không đạt, nên lúc này việc chọn một trường đại học với điều kiện đầu vào phù hợp

và chất lượng cũng như uy tín tốt được cân nhắc

và coi trọng hơn cả Nhận định này logic với kết quả khi thương hiệu là yếu tố tác động mạnh nhất đến quyết định vào trường của các em

Giả thuyết H2: Cơ sở vật chất của Nhà

trường có tác động tích cực đến quyết định chọn trường đại học của tân sinh viên

Phân tích hồi quy cho thấy, yếu tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường của tân sinh viên, với mức ý nghĩa sig = 0.052 Thông thường, cơ sở vật chất tốt sẽ là điều kiện thu hút và tác động tích cực đến quyết định chọn trường của sinh viên Việc cải tạo lại cơ

sở vật chất của Nhà trường trong thời gian qua

ở cả 2 cơ sở đã đem lại hiệu ứng tích cực cho sinh viên đang theo học và các em tân sinh viên Tuy nhiên, để yếu tố cơ sở vật chất trở thành động lực cho việc lựa chọn trường đại học của các em thì cơ sở vật chất của Nhà trường vẫn chưa thực sự hấp dẫn

Giả thuyết H3\ Học phí có quan hệ dương với quyết định chọn trường của sinh viên

Có thể nói rằng, các em sinh viên K8 đã xem nhẹ yếu tố này khi lựa chọn vào Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh Điều này có thế được giải thích như sau:

Thứ nhất, với sự phát triển kinh tế như hiện nay, vấn đề học phí không còn được xem là gánh nặng quá lớn để “nuôi” con học đại học như những thập kỷ trước đây Hơn nữa, xu hướng xem xét mối tương xứng giữa học phí và chất lượng đi kèm cũng cho thấy sinh viên và phụ huynh sẵn sàng chấp nhận mức học phí

“không rẻ” để có môi trường học tập tốt Bằng chứng là, một số trường đại học như Kinh tế quốc dân, Thương mại tăng mức học phí rất cao so với mặt bằng chung để đổi lại cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, vẫn không suy giảm số lượng sinh viên nhập học

Số 26 tháng 6 năm 2022 29 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh

Trang 9

Thứ hai, với truyền thống và việc sinh viên

vẫn được bố mẹ, gia đình “nuôi ăn học” trong

suốt thời gian học đại học, nên việc quan tâm

đến học phí ở phụ huynh nhiều hơn là các em

sinh viên Gia đình, bố mẹ luôn nỗ lực chấp

nhận mức chi trả học phí để con em mình được

học tập tại ngôi trường mong muốn

Giả thuyết H4: Thương hiệu nhà trường có

quan hệ thuận chiều với quyết định chọn trường

Thương hiệu là yếu tố tác động mạnh nhất

đến quyết định chọn trường của các em sinh

viên (P = 0.32) Điều này phù hợp với thực tiễn

của Trường đại học Tài chính Quản trị kinh

doanh Trường với bề dày truyền thong 55 năm

đào tạo trong các lĩnh vực: kế toán, kiểm toán,

tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, thẩm

định giá., đã tạo được thương hiệu và uy tín lớn

trong khối ngành kinh tế Việc sinh viên đánh

giá cao ở điểm Trường có đội ngũ giáo viên

chất lượng, giàu kinh nghiệm cho thấy yếu tố

giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu của Nhà

trường đã được nhìn nhận và đánh giá đúng

Giả thuyết H5 Truyền thông của nhà trường

có tác động tích cực đến quyết định chọn trường

Những nỗ lực truyền thông từ phía Nhà

trường dường như chưa đem lại hiệu quả tích

cực từ phía tân sinh viên Khi kết quả hồi quy

cho thấy H5 không có ý nghĩa thông kê Phải

chăng nhà Trường nên đánh giá lại hiệu quả của

hoạt động truyền thông và có những giải pháp

thiết thực hon, nhằm tiếp cận được các em học

sinh phổ thông, sinh viên tốt hơn?

Giả thuyết H6: Lời khuyên của người khác

có quan hệ dương với quyết định chọn trường

Lời khuyên là yếu tố ảnh hưởng xếp thứ 3

đến quyết định chọn Trường của tân sinh viên

(P = 0.23) Mặc dù mức đánh giá về yếu tố lời

khuyên của tân sinh viên chỉ xếp thứ 6 Điều

này cho thấy: yếu tố lời khuyên từ người khác

có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của

các em, nhưng sự phản ảnh của yếu tố này còn

chưa được thể hiện rõ nét đối với sinh viên K8

Điều này có thể được lý giải, khi các lựa chọn

nguyện vọng 1,2,3 không đạt thì các em đã bớt

“tự tin” vào bản thân hơn và có xu hướng nghe

theo lời khuyên của những người có ảnh hưởng

đến bản thân như bố mẹ, thầy cô, bạn bè, anh chị

Giả thuyết H7 Đặc điểm cá nhân có ảnh

hưởng tích cực đến quyết định chọn trường của tân sinh viên

Yếu tố đặc điểm cá nhân tác động lớn đến quyết định chọn trường của các em sinh viên K8 (P = 0.25) Có thể thấy rằng, yếu tố chính là

sự phù hợp của năng lực bản thân với các điều kiện xét tuyển đang là yếu tố tác động mạnh đến việc lựa chọn Trường của sinh viên K8 Đây là yếu tố tiên quyết đầu tiên khi các em cân nhắc việc lựa chọn vào trường đại học nào đó Với việc xét tuyển đầu vào không quá khó của Trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh như hiện nay, thì việc có ngành học phù hợp với

sở thích và nguyện vọng nghề nghiệp của mỗi sinh viên lại trở thành động cơ chính

Hạn chế của nghiên cứu độ phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu còn chưa cao (44,5%), nên vẫn còn nhân tố chưa được phát hiện và đưa vào mô hình nghiên cứu hoặc

do câu trả lời của sinh viên không thật lòng

4.2 Kiến nghị các giải pháp nhằm thu hút ngưòi học đối vói Nhà trường

> Phát huy thế mạnh, xây dựng và phát triển thương hiệu Trường đại học Tài chính Quản trị kinh doanh

Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường.Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên là yếu tố mang lại giá trị cốt lõi cho việc xây dựng và phát triển uy tín, danh tiếng và thương hiệu cho trường đại học Giảng viên là lực lượng nòng cốt, quyết định đến chất lượng “đầu ra” cho dịch vụ đào tạo của Nhà trường Vì vậy, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng cao là điều kiện tiên quyết để gìn giữ và phát triển danh tiếng, thương hiệu trường đại học

Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và tạo dựng thương hiệu sinh viên Tài chính Quản trị kinh doanh Việc áp dụng Marketing dịch vụ giáo dục cho các trường đại học không còn là vấn đề quá mới hiện nay Người học là “trung tâm”, là “khách hàng” của sản phẩm giáo dục của trường đại học Vì vậy,

để công tác tuyển sinh hiệu quả, thì Trường cần

Trang 10

phân đoạn và lựa chọn thị trường khách hàng

mục tiêu phù họp, từ đó tiến hành định vị sản

phẩm “đầu ra” của mình

Phát huy hon nữa mối quan hệ hợp tác toàn

diện với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội

nghề nghiệp Mối quan hệ họp tác giữa Nhà

trường và Doanh nghiệp là sự hợp tác bền vững,

đôi bên cùng có lợi Doanh nghiệp và Nhà

trường cùng hợp tác, phân phối, chia sẻ kinh

nghiệm và hỗ trợ nhau về chuyên môn trong

công việc đào tạo, nghiên cứu khoa học Đồng

thời khai thác năng lực, tận dụng hiệu quả cơ sở

vật chất, con người, chuyên môn và phát huy

thế mạnh của mỗi bên, tạo điều kiện cho sinh

viên được tham gia thực hiện, lao động thực tế

tại doanh nghiệp

> Nâng cao chat lượng và hiệu quả công

tác truyền thông

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của

công tác truyền thông từ phía Nhà Trường bằng

cách: Khai thác và sử dụng truyền thông mạng

xã hội một cách tối ưu Với sự bùng nổ của công

nghệ thông tin như hiện nay thì mạng xã hội trở

thành một phần không thể thiếu của giới trẻ

Các nền tảng mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam

hiện nay là: Facebook, Zalo, Instagram,TikTok

Những thông tin được cập nhật trên các ứng

dụng này có sức tan tỏa và ảnh hưởng rất lớn

Vì vậy cần thiết khai thác tối ưu các ứng dụng này vào công tác truyền thông.Nhà trường cũng cần quan tâm và làm tốt hơn nữa công tác truyền thông nội bộ

> Gia tăng sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa Nhà trường và các bên liên quan Đặc biệt là những người có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường của sinh viên

Bên cạnh việc tham gia các chương trình ngày hội tuyển sinh do Báo Tuổi Trẻ tổ chức,

có thể chủ động xây dựng các chương trình riêng nhằm thu hút học sinh THPT trên địa bàn

Tổ chức các ngày hội HSSV, hội thao - hội thi

mở rộng để tăng cường khả năng tiếp xúc và hiểu biết của học sinh THPT về Nhà trường Kết hợp với Đoàn thanh niên, có thể mời học sinh THPT ở một số trường tham gia các hoạt động truyền thống, giao lưu

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất của Nhà trường Thời gian vừa qua, Trường đã tu sửa cải thiện được cơ sở vật chất khá tốt ở cả 2 cơ sở Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế ở yếu tố này: hệ thống trang thiết bị giảng dạy vẫn chưa có sự đổi mới, thư viện vẫn chưa được đầu tư để trở thành nơi lý tưởng để sinh viên tự học và nghiên cứu tài liệu

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng việt

1 Nguyễn Phương Mai (2015), “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính Marketing của sinh viên”, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính — Marketing

2 Lê Quang Hùng và cộng sự (2019) ‘ Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của tân sinh viên quản trị kinh doanh’, Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

3 Nguyễn Thị Kim Chi (2018), ‘ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh phổ thông trung học - Trường họp Hà Nội’, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Tài liệu nước ngoài

1 Chapman, D.W (1981), ‘A model of student college choice’, The Journal of Higher Education;

2 Chapman, R.G (1986), ‘Toward a theory of college selection: A model of college search and choice behavior Advances in Consumer Research;

3 Cabrera and La Nasa (2000), ‘Understanding the College-Choice Process’, New Directions for Institutional Research Fall

So 26 tháng 6 năm 2022 31 Tạp chí Tài chính - Quản trị kinh doanh

Ngày đăng: 22/04/2024, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w