1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Hải
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Đề tài cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Tuy nhiên, phương pháp này lại không thành công trong việc đưa ra được các bằng chứng trực tiếp về tính phụ thuộc không gian của năng suất doanh nghiệp.. Nhìn chung, phần lớn các nghiên

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

HIỆU ỨNG LAN TỎA CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂNG SUẤT

DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022

Trang 2

Mục lục

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 6

6 Bố cục của đề tài 7

CHƯƠNG 1 8

TỒNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH HỒI QUY KHÔNG GIAN 8

1.1 Mô hình hồi quy không gian 8

1.2 Phương pháp ước lượng 9

1.3 Mở rộng mô hình không gian cho dữ liệu mảng 10

1.4 Quy trình chọn lựa mô hình 12

CHƯƠNG 2 16

TỒNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LAN TỎA CÔNG NGHỆ 16

2.1 Tổng quan tài liệu 16

2.2 Khung phân tích 20

CHƯƠNG 3 24

PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 24

3.1 Mô hình ảnh hưởng cố định không gian 24

3.2 Mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên 24

3.3 Mô tả dữ liệu và biến số 25

3.4 Mô hình thực nghiệm 28

CHƯƠNG 4 30

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 30

4.1 Kết quả thực nghiệm 30

4.2 Thực nghiệm mở rộng 32

CHƯƠNG 5 37

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 37

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tăng trưởng kinh tế dựa vào năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) luôn là một trong những hướng nghiên cứu gây nhiều tranh luận cả khía cạnh vi mô lẫn vĩ mô Theo Syverson (2011), ở khía cạnh vi mô, TFP phụ thuộc vào thị trường nước ngoài (Clerides, Lach, & Tybout, 1998); đổi mới cấp độ doanh nghiệp (Griffith, Redding,

& Van, 2004); cơ cấu vốn sở hữu (Aitken & Harrison, 1999); các điều kiện thị trường bên ngoài, đặc biệt nhấn mạnh quá trình hội tụ năng suất Quan điểm về hội

tụ năng suất được xem là nền tảng cho biết mức độ tăng trưởng công nghiệp và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (Henderson, 2003) Kể từ đó, lý thuyết NEG (Behrens, Duranton, & Robert-Nicoud, 2014; Duranton & Pugar, 2004; Krugman 1991) được phát triển dựa trên nền tảng vi mô trong các nền kinh tế hội tụ

Mặc dù có nhiều thực nghiệm rất thành công trong việc xác định các cơ chế riêng lẻ về tính hiệu quả kinh tế, hầu hết các nghiên cứu đó vẫn mặc nhiên xem tính kết khối như một hàng hóa bán công cộng mà bỏ qua các tương tác không gian giữa các doanh nghiệp Tiên phong trong việc khẳng định hội tụ năng suất có lan tỏa theo không gian bằng dữ liệu vi mô của Rosenthal & Strange (2003) đã truyền cảm hứng cho hàng loạt các thực nghiệm tiếp sau Kể từ đó, hiệu ứng lan tỏa trong và ngoài đường phạm vi biên giới tỉnh được xem là một trong những hiệu ứng phổ biến khi nghiên cứu về kinh tế vùng/địa phương Ở cấp độ doanh nghiệp, hiệu ứng lan tỏa không gian thường được xác định dựa trên cách ước tính lợi ích của sự hội tụ theo các khoảng cách khác nhau (Arzaghi & Henderson, 2008; Rosenthal & Strange, 2008) Một số nghiên cứu khác cũng đã ước tính hiệu ứng lan tỏa không gian theo cách thực hiện hồi quy năng suất doanh nghiệp theo các đặc trưng: R&D, FDI,… của các doanh nghiệp lân cận (Keller & Yeaple, 2009; Wei & Liu, 2006; Awadhesh, 2016) Tuy nhiên, phương pháp này lại không thành công trong việc đưa ra được các bằng chứng trực tiếp về tính phụ thuộc không gian của năng suất doanh nghiệp

Ở trong nước, hướng nghiên cứu này được thực hiện trong những năm gần đây

và chủ yếu kiểm định hiệu ứng lan tỏa từ hoạt động FDI Kể đến, Lê Thanh Thúy (2005) thiết lập các kênh lan tỏa từ FDI tại Việt Nam Kết quả ước lượng cho thấy

Trang 5

phương pháp ước lượng dữ liệu bảng khắc phục khả năng thiên lệch của phương pháp truyền thống Tuy nhiên, việc sử dụng hồi quy dữ liệu bảng cho cỡ mẫu khá nhỏ có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả Tương tự, Truong, Juthathip, & Eric (2015) cũng vận dụng phương pháp ước lượng dữ liệu bảng nhưng có đóng góp mới khi kiểm định hiệu ứng lan tỏa tác động từ chính sách bảo hộ thương mai

và đặc trưng FDI Kết quả ước lượng cho thấy hạn chế của chính sách nhập khẩu làm giảm năng suất và khả năng hấp thụ từ hoạt động FDI của doanh nghiệp trong nước Nguyễn Khắc Minh & ctg (2012) thực hiện kiểm chứng các kênh lan tỏa theo

“chiều dọc” và “chiều ngang” cho 31.509 doanh nghiệp chế biến chế tạo trong

nước, giai đoạn 2000–2010 Khẳng định hoạt động FDI có ảnh hưởng tích cực đến năng suất doanh nghiệp nội địa Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ bằng

chứng nào liên quan đến hiệu ứng lan tỏa theo “chiều dọc” và “chiều ngang” Nhìn

chung, phần lớn các nghiên cứu trong nước tập trung vào kiểm định hiệu ứng lan tỏa công nghệ từ FDI đến năng suất doanh nghiệp nhiều hơn là kiểm định sự ảnh hưởng từ những yếu tố khác như: R&D, hoạt động xuất khẩu (EX) và bỏ qua yếu tố tương tác không gian của năng suất doanh nghiệp giữa các vùng nhằm mục đích tuyến tính hóa các tham số trong mô hình phân tích nên dẫn đến những nhận định trái ngược (Nguyễn Trọng Hoài & Phạm Thế Anh, 2016) Do vậy, việc đánh giá lại hiệu ứng lan tỏa từ kênh lan truyền là rất cần thiết Đây là lý do tại sao nghiên cứu được đề xuất, tác giả sẽ cố gắng giải thích những phát hiện có liên quan mật thiết đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong nước

So với các nghiên cứu trước thì nghiên cứu này có một số điểm khác biệt Trước tiên, phân tích sâu mức độ phụ thuộc không gian của năng suất doanh nghiệp

và cung cấp bằng chứng trực tiếp về sự lan tỏa hội tụ Thứ hai, trong đặc tả mô hình thực nghiệm cho phép tính toán được các tác động lan tỏa riêng lẻ từ các loại hình doanh nghiệp ở trong và ngoài khu vực Cuối cùng, nghiên cứu xét xem liệu ảnh hưởng lan tỏa công nghệ có liên quan đến yếu tố địa lý hay không

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tồng quát

Trang 6

Trên cơ sở phân tích hiệu ứng lan tỏa không gian của công nghệ đến năng suất doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam đề tài đề xuất kiến nghị các biện pháp nhằm khuếch đại hiệu ứng lan tỏa tích cực đến năng suất doanh nghiệp thông qua việc thúc đẩy sự liên kết các doanh nghiệp có mức độ vốn hóa cao và quy mô lớn

2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu tổng quát, đề tài có những mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, mô hình hóa các kênh lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh

nghiệp Đồng thời lựa chọn mô hình đánh giá tác động của hiệu ứng lan tỏa không gian đến năng suất doanh nghiệp trong nước

Thứ hai, trình bày cơ sở phương pháp luận về mô hình đánh giá hiệu ứng lan

tỏa không gian Ước lượng các tác động lan tỏa đến năng suất doanh nghiệp

Thứ ba, đề xuất kiến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực từ hiệu ứng lan

tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa không gian của công nghệ và các nhân tố quyết định đến năng suất doanh nghiệp trong nước

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi nội dụng và không gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện cho các doanh nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam bằng ước lượng mô hình Cobb-Douglas theo hồi quy không gian

Bằng việc mở rộng mô hình Cobb-Douglas nghiên cứu tìm kiếm các nhân tố

có ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp và kiểm chứng mức độ lan tỏa theo khoảng cách từ các nhân tố này

3.2.2 Phạm vi thời gian

Nghiên cứu về hiệu ứng lan tỏa công nghệ sử dụng dữ liệu cấp doanh nghiệp của ngành chế biến chế tạo của Việt Nam từ năm 2010-2019 và kiến nghị đến 2025 Việc nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa từ 2010 trở đi có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá lại hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong nước kể từ sau cuộc khủng

Trang 7

hoảng tài chính toàn cầu 2008

3.2.3 Câu hỏi nghiên cứu

Nhẳm đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:

(1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp theo lý thuyết? Theo những kênh truyền dẫn nào?

(2) Doanh nghiệp trong nước học tập gì từ các kinh nghiệm quốc tế về hoạt động lan tỏa công nghệ để áp dụng cho hoạt động sản xuất trong nước?

(3) Thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa công nghệ đã thực hiện như thế nào? Sử dụng phương pháp gì? Kết quả ra sao? Mô hình được chọn lựa phù hợp cho nghiên cứu ?

(4) Định hướng nhằm khuếch đại hiệu ứng lan tỏa công nghệ tích cực là gì? Chính phủ cần làm gì để thúc đầy hiệu ứng lan tỏa tích cực?

Nghiên cứu kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Mô hình hóa các kênh lan truyền các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp trong nước

- Vận dụng phương pháp toán học để mở rộng mô hình Cobb-Duglas

- Vận dụng phương pháp bán tham số để ước lượng năng suất TFP

- Áp dụng phương pháp hồi quy không gian để để ước lượng sự phụ thuộc không gian của TFP doanh nghiệp

5 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài với tên gọi “ Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước” đạt một số kết quả quan trọng Cụ thể, như sau:

- Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy không gian để ước lượng sự phụ thuộc không gian của TFP cấp doanh nghiệp Qua đó, cung cấp bằng chứng bằng chứng trực tiếp về sự lan tỏa hội tụ

- Thông qua đặc tính mô hình hồi quy không gian cho thấy sức mạnh hiệu ứng lan tỏa phu thuộc vào các những yếu tố nào

- Tính toán được tác động riêng lẻ của các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

Trang 8

- Xem xét mức độ ảnh hưởng lan tỏa công nghệ trong và ngoài tỉnh có phản ứng với các yếu tố địa lý hay không

6 Bố cục của đề tài

Bố cục của đề tài được chia thành 5 chương

Chương 1 Tổng quan lý thuyết về mô hình hồi quy không gian

Chương 2 Tổng quan cơ sở lý thuyết về lan tỏa công nghệ

Chương 3 Phương pháp thực nghiệm

Chương 4 Kết quả thực nghiệm

Chương 5 Kết luận, khuyến nghị chính sách

Trang 9

CHƯƠNG 1

TỒNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH HỒI QUY KHÔNG GIAN

Phương pháp hồi quy không gian là một kỹ thuật cho phép chúng ta tính toán được sự phụ thuộc giữa các quan sát giữa khu vực/vùng gần nhau về mặt địa lý Được phát triển từ mô hình hồi quy tuyến tính, các phương pháp hồi quy

không gian xác định các nhóm “láng giềng gần nhất” và cho phép sự phụ thuộc

giữa các vùng/ quan sát1 này (Anselin, 1988; LeSage, 2005) Phương pháp hồi quy không gian có thể áp dụng cho những tình huống này bằng cách dựa vào

phép loại suy cho một nhóm gồm “ m-láng giềng gần nhất” có thể được hiểu là

một nhóm gồm m thể chế gần giống nhau nhất Đây là sự khái quát hóa các láng giềng dựa trên khoảng cách có thể được sử dụng để cấu trúc sự phụ thuộc trong

hành vi, dẫn đến một mô hình chính thức tương tự với “ láng giềng gần nhất” xét

trên góc độ địa lý Nói một cách khác, khác với hồi quy tuyến tính thì phương pháp mô hình hồi quy không gian cho phép chúng ta tính toán được sự phụ thuộc giữa các quan sát khi các quan sát được thu thập tại các tỉnh/vùng trong cùng khu vực tài phán Cụ thể, dạng thức của một mô hình hồi quy không gian cho phép

đo lường mức độ tương tác của ba loại tác động: tác động tương tác nội sinh của biến phụ thuộc; tác động tương tác ngoại sinh giữa các biến giải thích và tác động tương tác giữa các thành phần ngẫu nhiên

1.1 Mô hình hồi quy không gian

1.1.1 Mô hình hồi quy không gian

1 Các mô hình hồi quy cổ điển thường được sử dụng trong phân tích dữ liệu mặt cắt (Cross-section) và dữ liệu bảng (Data Panel) luôn được giả định là các quan sát giữa các vùng/khu vực là độc lập với nhau Lưu ý rằng ngay cả với các đơn vị quan sát như các công ty hoạt động trên các thị trường thế giới nơi khái niệm về

sự gần gũi về không gian là không phù hợp, chúng ta vẫn có thể thấy sự phụ thuộc trong hành vi của các thể chế gần giống nhau nhất

Trang 10

Dạng tổng quát của mô hình kinh tế không gian đo mức độ tương tác của ba loại tác động được biểu diễn dưới dạng:

2 1

- W.Y - tương tác nội sinh của biến phụ thuộc;

- W.X – tương tác ngoại sinh giữa các biến độc lập;

- W.u - tương tác giữa thành phần nhiễu của các quan sát khác nhau;

-  - là hệ số tự hồi quy không gian;

- là hệ số tự tương quan không gian

1.1.2 Phân loại

Theo Elhorst (2008) tùy theo sự thay đổi của các tham số ở mô hình tổng quát

(1) ta sẽ thu được các dạng mô hình không gian tương ứng:

Hình 1 Phân loại mô hình hồi quy không gian

Nguồn: Tác giả tổng từ Elhorst (2008)

1.2 Phương pháp ước lượng

Trang 11

Có khá nhiều phương pháp được sử dụng để ước lượng mô hình kinh tế lượng không gian Kể đến, một số phương pháp thường gặp như: phương pháp hợp lý tối đa (ML- Cliff & Ord, 1973); phương pháp biến công cụ (IV- Anselin, 1988); phương pháp mô men tổng quát (GMM- Kelejian & Prucha, 1998) Trong phạm vì đề tài này tác giả chỉ đề cập đến phương pháp hợp lý tối đa (LM-Cliff & Ord, 1973), với các phương pháp còn lại2 tác giả chỉ trình bày ưu, nhược điểm để làm cơ sở so sánh

Ưu điểm của phương pháp IV/GMM là không yêu cầu sai số ngẫu nhiên (ε) phải tuân theo quy luật phân phối chuẩn mà chỉ cần giả định các εi

là độc lập có phân bố xác định có E(εi) = 0 và Var(εi) =σ2 Tu y nhiên, nhược điểm của các phương pháp IV/GMM là các hệ số ước lượng δ, λ trong mô hình SAR và SEM nằm ngoài khoảng (1/ rmin ;1) trong khi các hệ

số ước lượng còn lại nằm trong giới hạn này

Ngoài ra, hạn chế của phương pháp IV/GMM cần phải tính toán khối lượng phép toán tương đối lớn khi kích thước của ma trận NxN rất lớn Vì vậy, để hạn chế việc tính toán phức tạp trong trường hợp mẫu lớn LeSage & Pace (2009) sử dụng phương pháp ước lượng LM Tuy nhiên, trong khi phương pháp IV/GMM lại rất hữu ích khi mô hình không gian có nhiều biến giải thích nội sinh (Fingleton & Le Gallo, 2008; Drukker & ctg, 2013), thì phương pháp ML phù hợp hơn cho việc ước lượng lớp mô hình kinh tế lượng không gian có trễ và nhiều biến nội sinh Ngoài ra, với mô hình bao gồm trễ không gian và thêm các biến nội sinh cũng có thể được ước lượng trực tiếp từ phương pháp bình phương hai giai đoạn (2SLS) hoặc phương pháp ước lượng hỗn hợp 2SLS/GMM theo đề xuất Fingleton & Le Gallo (2008)

1.3 Mở rộng mô hình không gian cho dữ liệu mảng

Phương pháp hồi quy không gian áp dụng cho dữ liệu mảng ngày càng được quan tâm Bởi vì, với dữ liệu mảng không gian chứa các quan sát theo

2 Bạn đọc có thể tham khảo thêm ở các tài liệu liên quan

Trang 12

 

chuỗi thời gian của một số đơn vị không gian như: tỉnh/khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ…gắn liền với các đơn vị hành chính theo vị trí địa lý cho nên kết quả ước lượng mô hình từ dữ liệu mảng sẽ cho kết quả tốt hơn so với dữ liệu chéo Theo LeSage (2008), mô hình (1) có thể mở rộng cho dữ liệu mảng gồm N quan sát và t thời kỳ như sau:

Trong đó, các ký hiệu được giải thích như sau:

- μ = (μ1,…,μN) - tác động cố định trong mô hình FE hoặc RE;

- μi ,t - là các BNN có phân phối xác định có E(μi) = 0 và Var(μi) =σ2

1.3.1 Mô hình sai số không gian (SEM- Spartial error Model)

Mô hình SEM là mô hình hồi quy không gian có sai số tự hồi quy Nghĩa là, sai số tại địa phương này sẽ tương quan với sai số tại địa phương khác Dạng tổng quát của mô hình SEM như sau:

Trong đó, ký hiệu có ý nghĩa như sau:

- Yt – véctơ chứa biến PT theo thời gian t;

- Xt – ma trận của các biến độc lập theo thời gian t;

- ꞵ - hệ số HQ của các biến ĐL;

- M – ma trận trọng số không gian;

- λ – hệ số tự HQ không gian;

- 𝜀- sai số ngẫu nhiên có kỳ vọng 0, phương sai không đổi

Để ý, Nếu E(μ) =0 thì mô hình SEM trở thành MH tác động ngẫu nhiện (REM) Nếu E (𝜇) ≠ 0 thì mô hình SEM trở thành MH tác động cố định (FEM)

1.3.2 Mô hình SAR (SAR- Spartial lag model)

Mô hinh SAR là mô hình mà biến PT tại mỗi địa phương này sẽ tương quan

Trang 13

với biến PT tại các địa phương khác Dạng tổng quát của mô hình SAR như sau:

y   W yX     

Ngoài các ký hiệu đã giải thích ở 1.4.1:

- 𝜌- tham số tự hồi quy không gian, 1 ≥ ρ ≥ -1;

- W- ma trận trọng số không gian chuẩn hóa theo hàng;

- Wyt – trễ của biến PT theo không gian

1.3.3 Mô hình SDM (Spartial Durlin Model)

Mô hình SDM xem xét đồng thời mức độ tương tác không gian của cả biến PT

và các biến ĐL Mô hình SDM có dạng tổng quát như sau:

1.3.4 Mô hình SAC (Spartial Autocorrelation Model)

Dạng tổng quát của mô hình SAC như sau:

Khi λ= 0 thì mô hình SAC trở thành mô hình SAR;

Khi ρ = 0 thì mô hình SAC trở thành mô hình SEM;

Có thể nói mô hình SAC là mô hình tích hợp giữa mô hình SAR và SEM

1.4 Quy trình chọn lựa mô hình

Quy trình xác định mô hình phụ thuộc không gian được thực hiện theo các

bước sau:

Bước 1 Xem xét bản chất của sự phụ thuộc không gian Tức là, cần xem xét sự tương tác giữa các vùng/khu vực có xảy ra trên toàn mẫu hay chỉ xảy ra trong nhóm nhỏ

Bước 2 Kiểm định và lựa chọn dạng của mô hình không gian: SAC, SEM, SDM,

Trang 14

H0: λ = 0 – Không tồn tại sự phụ thuộc của sai số trễ không gian

H1: λ ≠ 0- Tồn tại sự phụ thuộc của sai số trễ không gian

Nếu bác bỏ giả thuyết H0 tức là có hiện tượng sai số trễ không gian, khi đó mô hình

có thể là SAC hoặc SEM Có 4 kiểm định để phát hiện sai số tương quan theo không gian trong mô hình SEM, SAC:

1) Kiểm định I- Moran thống kê: I = (e’.e)-1e’.W.e

e-sai số hồi quy theo OLS, W – ma trận trọng số không gian Nếu hệ số Moran > 0 thì có hội tụ không gian

I-2) Kiểm định nhân tử Lagrange đòi hỏi sai số có phân phối chuẩn:

H0: ρ = 0 – Không tồn tại sự phụ thuộc trễ không gian

H1: ρ ≠ 0 - Tồn tại sự phụ thuộc trễ không gian

Bác bỏ H0 tức là mô hình có trễ không gian Chọn một trong 3 mô hình:

Trang 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 trình bày tóm tắt kiến thức cơ bản về lớp mô hình hồi quy không gian cho dữ liệu mảng để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu Có thể nói mô hình hồi quy không gian là mô hình cho phép khai thác thông tin sâu hơn các thông tin của dữ liêu nghiên cứu mà lớp mô hình hồi quy truyến thống không thể làm được ở những đặc tính sau:

Thứ nhất, mô hình hồi quy không gian cho thấy mối liên hệ tương tác giữa

các biến PT và các biến ĐL trong không gian Qua đó, cho thấy cơ chế xảy ra tương tác đó

Thứ hai, có thể tính toán được các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của mỗi

biến độc lập đến biến phụ thuộc theo từng khu vực/địa phương

Thứ ba, xác định được mức độ ảnh hưởng của các cú sốc ngẫu nhiên tại một

khu vực lan tỏa sang khu vực khác trong dữ liệu nghiên cứu Tác động lan tỏa sẽ giảm dần theo khoảng cách địa lý

Trang 17

CHƯƠNG 2

TỒNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LAN TỎA CÔNG NGHỆ

2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Hoạt động R&D và lan tỏa công nghệ

Theo Shell (1966), hoạt động nghiên cứu & phát triển (R&D) được xem là một trong những hoạt động quan trọng trong việc tạo tri thức và cải tiến năng suất Hoạt động R&D gồm: hỗ trợ nghiên cứu khoa học cơ bản, và khuyến khích các doanh nghiệp tự nghiên cứu phát triển các hoạt động mới Theo Braconier & ctg

(1998), hoạt động R&D không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất doanh nghiệp

thực hiện R&D mà còn có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa làm tăng năng suất các doanh nghiệp khác Braconier & Sjoholm (1998), cho rằng với quyền sở hữu trí tuệ không hoàn hảo cộng với chi phí biên của việc tái tạo kết quả từ R&D thấp nên hoạt động phát triển R&D tại một doanh nghiệp này có thể lan tỏa sang các hoạt động phát triển R&D của doanh nghiệp khác thông qua việc bắt chước, thiết kế ngược hoặc công tác nhân sự Lan tỏa từ hoạt động R&D không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế Trên phạm vi quốc tế, các công ty đa quốc gia (MNEs) đóng một vai trò quan trọng trong việc tiến hành các hoạt động R&D trên thế giới và sở hữu phần lớn công nghệ tiên tiến Theo Mansfield & Romeo (1980), công nghệ được chuyển giao từ các công ty mẹ sang công ty con bao giờ cũng lạc hậu hơn so với các công nghệ được bán ra bên ngoài thông qua các thỏa thuận cấp phép Kiến thức công nghệ thường hay bị rò rỉ sang các công ty địa phương trong quá trình chuyển giao cho các công ty con Do vậy, lan tỏa công nghệ từ hoạt động R&D thường làm tăng năng suất của các doanh nghiệp địa phương

Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của doanh nghiệp tự nghiên cứu và phát triển R&D đến năng suất doanh nghiệp thực hiện Bất chấp sự khác biệt về dữ liệu, phương pháp luận và phương pháp đo lường đối với R&D được sử dụng, phần lớn các kết quả nghiên cứu đều cho thấy sự đóng góp tích cực của lan tỏa năng suất từ R&D (Griliches, 1992) Nghiên cứu về sự lan tỏa R&D quốc tế thường được thực hiện ở cấp vĩ mô nhiều hơn thực hiện ở cấp độ vi mô, vì dựa trên niềm tin rằng các

Trang 18

quốc gia tuân theo giai đoạn phát triển, độ mở và nguồn cung và cường độ của R&D Chẳng hạn, nghiên cứu Bernstein (2000) phát hiện ra rằng nhân tố chính ảnh hưởng đến TFP trong ngành sản xuất của Canada giai đoạn 1966-1991 là do tác động tràn từ Mỹ Một nghiên cứu khác, Feinberg & ctg., (2001) chỉ ra rằng mức độ lan tỏa tích cực từ hoạt động R&D của ngành dược phẩm Ấn Độ trong giai đoạn 1980-1994 chỉ xảy ra giữa các nhóm MNEs Sự lan tỏa từ các MNEs sang các công

ty Ấn Độ diễn ra không hoàn toàn Bằng chứng trái chiều này cho thấy hiệu quả của

sự lan tỏa năng suất từ hoạt động R&D quốc tế phần lớn phụ thuộc vào môi trường, chính sách của nước sở tại (Feinbergand & ctg, 2001) và khả năng tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp địa phương (Cantwell, 1993)

2.1.2 Hoạt động xuất khẩu và lan tỏa công nghệ

Nâng cao năng lực xuất khẩu bằng cách tạo ra nhiều lợi ích khác nhau, chẳng hạn như sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, năng lực sản xuất lớn hơn và thu được hiệu ứng quy mô liên quan đến các thị trường quốc tế rộng lớn (Bhagwati, 1978; Krueger, 1978; Obsfeld & Rogoff, 1996) Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng, thương mại quốc tế là một kênh quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, chuyển giao và phổ biến công nghệ Việc tham gia vào thị trường xuất khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp xúc với thông lệ quốc tế, học tập nâng cao năng suất Hoạt động xuất khẩu cũng có thể làm tăng năng suất bằng biện pháp thúc đẩy phát triển công nghệ mới (Hejazi & Safarian, 1999)

Lan tỏa công nghệ thông qua các hoạt động xuất khẩu Blomstrom & Kokko (1998) cho rằng các MNEs có kinh nghiệm về tiếp thị quốc tế, các mạng lưới phân phối quốc tế đã được thiết lập và sức mạnh trong vận động hành lang tại các thị trường của họ Điều này cho phép MNEs sở hữu những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới Theo Gorg & ctg, (2004), các MNEs có lợi thế về kinh nghiệm tiếp thị quốc tế nên thường khai thác chúng để xuất khẩu từ nước sở tại mới Với kết quả của các hoạt động xuất khẩu của họ, các MNEs mở đường cho các doanh nghiệp bản địa ở nước sở tại thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu, tương

Trang 19

tự, bởi vì họ tạo ra cơ sở hạ tầng giao thông hoặc phổ biến thông tin về thị trường nước ngoài mà các doanh nghiệp bản địa này có thể sử dụng

2.1.3 FDI và sự lan tỏa công nghệ

Lý do quan trọng nhất tại sao các quốc gia cố gắng thu hút FDI có lẽ là họ kỳ vọng có được công nghệ hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm: sản phẩm, quy trình phân phối, công nghệ, cũng như các kỹ năng quản lý và tiếp thị (Blomstrom và Kokko, 1998) FDI là một gói bao gồm vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý, và được xem coi là một nguồn quan trọng của cả đầu vào vốn trực tiếp và công nghệ Balasubramanyam & ctg, (1996) cho rằng các nước đang phát triển có thể hưởng lợi đáng kể từ hoạt động FDI bởi vì nó không chỉ chuyển giao bí quyết sản xuất và năng lực quản lý mà còn tạo ra ngoại tác, hoặc tác động tràn

Nghiên cứu của Blomstrim & Kokko (1998) đã tóm tắt những phương thức sau đây mà thông qua đó công nghệ lan truyền tới các doanh nghiệp nội địa thông qua hoạt động từ FDI Hoạt động FDI đóng góp vào hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bằng cách phá vỡ các nút thắt bằng cách đưa bí quyết công nghệ mới và đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong các công ty địa phương, phá vỡ thế độc quyền và kích thích cạnh tranh cũng như việc chuyển giao công nghệ cho các nhà cung cấp địa phương và ép buộc các doanh nghiệp địa phương tăng cường năng lực quản lý của họ Tuy nhiên, có thể có những tác động ngoại tác tiêu cực từ hoạt động FDI Aitken và Harrison (1999) đã lưu ý, sự gia nhập của các công ty nước ngoài theo định hướng thị trường địa phương có thể thu hút nhu cầu từ các công ty địa phương, khiến họ phải cắt giảm sản lượng Do đó, năng suất của các doanh nghiệp địa phương sẽ giảm khi họ quay ngược trở lại đường cong chi phí bình quân của họ Kết quả là, năng suất ròng của địa phương có thể giảm xuống

Một số nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về những hiệu ứng lan tỏa tích cực

từ hoạt động FDI, chẳng hạn như Kokko & ctg, (1996) cho lĩnh vực sản xuất của Uruguay; Wei và Liu (2001) đối với Trung Quốc Trong khi đó, nghiên cứu của Ruane & Ugur (2005) cho thấy bằng chứng yếu về sự lan tỏa tích cực của hoạt động FDI ở Ireland, và bằng chứng này cũng nhạy cảm với định nghĩa và cách đo lường

về sự hiện diện của hoạt động FDI Kết quả nghiên cứu hỗn hợp cũng được báo cáo

Trang 20

trong Aitken & Harrison (1999) cho ngành công nghiệp Venezuela và Buckley & ctg, (2002), Hu & Jefferson (2002) và Huang (2004) cho Trung Quốc Nguyên nhân các nhận định trái chiều, hỗn hợp có thể phát sinh từ các phương pháp ước lượng khác nhau Như được chỉ ra bởi Gorg & Greenaway (2004), chỉ 22 trong số 40

nghiên cứu được lựa chọn về tác động lan tỏa năng suất theo “chiều ngang” (tính

đến năm 2002) cho kết quả tích cực và có ý nghĩa thống kê rõ ràng Tuy nhiên, trong số 22 nghiên cứu này, 16 nghiên cứu sử dụng dữ liệu chéo và do đó kết quả của có thể còn nghi ngờ, bởi vì sử dụng thông tin từ dữ liệu bảng cấp doanh nghiệp

sẽ cho kết quả ước lượng phù hợp nhất (Gorg và Strobl, 2001; Gorg và Greenaway, 2004) Các nghiên cứu gần đây nhất ở Việt Nam về tác động lan tỏa năng suất từ FDI (ví dụ, Nguyen Khắc Minh & Nguyễn Việt Hùng, 2012; Nguyễn Trọng Hoài & Phạm Thế Anh, 2016; Bulent & ctg, 2015) cũng tiếp cận phương pháp dữ liệu bảng

ở cấp doanh nghiệp, và phần lớn trong số đó đều chung nhận định có dấu hiệu tích cực

2.1.4 Lan tỏa công nghệ giữa các vùng, giữa các ngành

Lan tỏa công nghệ trước hết sẽ tác động đến các doanh nghiệp ở gần sau mới lan dần đến các doanh nghiệp ở xa hơn Nếu tác động lan tỏa chỉ được tiếp nhận bởi các doanh nghiệp ở gần thì tác động lan tỏa có quy mô “cục bộ” Nếu lợi ích lan tỏa đến các khu vực ở các khác nước thì tác động lan tỏa có quy mô “quốc gia” Theo Aitken & ctg, (1999), yếu tố địa lý là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng có liên quan đến kỹ thuật đo lường mức độ ảnh hưởng từ hoạt động FDI ở tất cả các khu vực

Ngoài sự khác biệt giữa lan tỏa địa phương và quốc gia và yếu tố địa lý, còn

có sự khác biệt giữa lan tỏa năng suất nội ngành và liên ngành Nếu các lợi ích công nghệ được các doanh nghiệp trong cùng ngành nhận được thì gọi đó là sự lan tỏa theo chiều ngang Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp ở khác ngành nhận được lợi ích

về công nghệ thì sự lan tỏa đó gọi là lan tỏa theo chiều dọc Javorcik (2004) cho rằng, mặc dù mỗi doanh nghiệp đều thực thi chính sách bảo mật thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trước đối thủ cạnh tranh, nhưng không có khả năng

Trang 21

ngăn chặn sự phát tán công nghệ đến các ngành nên “lan tỏa theo chiều dọc” thường mạnh hơn “lan tỏa theo chiều ngang” Do đó, về bản chất thì tác động lan tỏa theo chiều dọc có nhiều khả năng mạnh hơn là lan tỏa theo chiều ngang

2.1.5 Quyền sở hữu và lan tỏa công nghệ

Hiệu quả hấp thụ sự lan tỏa công nghệ phần lớn phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp nội địa (Sinani và Meyer, 2004) Ở Việt Nam, có hai nhóm nhà đầu tư nước ngoài chính: các nhà đầu tư đến từ quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và các nhà đầu tư đến từ khu vực ASEAN Người ta thừa nhận rằng các công ty Đông Bắc Á vượt trội hơn các công ty ASEAN về sản phẩm, đổi mới và phát triển công nghệ (Le

& ctg, 2011) Năng suất lao động bình quân và hiệu quả kỹ thuật ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của khu vực Đông Bắc Á cao hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư ở ASEAN (Nguyen Trọng Hoài & Phạm Thế Anh, 2016) Do đó, cường

độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước từ các doanh nghiệp đến từ khu vực Đông Bắc Á lớn hơn so với các doanh nghiệp đến từ ASEAN (Nguyen Trọng Hoài

& Phạm Thế Anh, 2016)

Trong phần tổng quan tài liệu, tác giả trình bày ngắn gọn về ba nguồn tạo ra sự lan tỏa năng suất: R&D, xuất khẩu và sự hiện diện của FDI Về mặt lý thuyết, tất cả các nguồn ngoại ứng này đều góp phần vào việc cải thiện năng suất ở Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại có xu hướng chỉ tập trung vào một trong những nguồn này Trong nghiên cứu này, trước tiên, tác giả cố gắng nắm bắt sự lan tỏa năng suất từ tất cả các nguồn quan trọng của R&D, xuất khẩu và sự hiện diện của nước ngoài trong cùng một khung phân tích Với những đặc điểm này, nghiên cứu hiện tại hy vọng sẽ đóng góp quan trọng vào tài liệu thực nghiệm về lan tỏa năng suất

2.2 Khung phân tích

Theo các nghiên cứu trước đây, ví dụ Wei & Li (2006); Ming, Yan & Ron (2017), tăng trưởng năng suất doanh nghiệp phụ thuộc vào các thước đo phổ biến: mức tăng trưởng sản lượng (GDP), vốn vật chất (K) và lao động (L) Vì vậy, nghiên cứu sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP (G_GDP) đại diện cho tăng trưởng sản lượng, tốc độ tăng trưởng lao động (G_L) đại diện cho lực lượng lao động (L) và tỷ lệ đầu

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Phân loại mô hình hồi quy không gian - Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Hình 1. Phân loại mô hình hồi quy không gian (Trang 10)
Hình 2. Khung phân tích năng suất doanh nghiệp - Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Hình 2. Khung phân tích năng suất doanh nghiệp (Trang 23)
Bảng 3.  Ký hiệu và thước đo các biến trong mô hình phân tích - Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Bảng 3. Ký hiệu và thước đo các biến trong mô hình phân tích (Trang 28)
Bảng 4. Mô tả thống kê - Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Bảng 4. Mô tả thống kê (Trang 29)
Bảng 4 trình bày tóm tắt kết quả ước lượng của mô hình thực nghiệm (7) lần  lượt theo các phương pháp khác nhau: OLS, 2SLS, GMM, 2SLS tương ứng là cột 1  - cột 4 - Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Bảng 4 trình bày tóm tắt kết quả ước lượng của mô hình thực nghiệm (7) lần lượt theo các phương pháp khác nhau: OLS, 2SLS, GMM, 2SLS tương ứng là cột 1 - cột 4 (Trang 31)
Bảng 5. Thực nghiệm mở rộng mô hình với các yếu tố địa lý đến lan tỏa công nghệ  Biến phụ thuộc:  TFP - Đề tài nghiên cứu khoa học: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ đến năng suất doanh nghiệp trong nước
Bảng 5. Thực nghiệm mở rộng mô hình với các yếu tố địa lý đến lan tỏa công nghệ Biến phụ thuộc: TFP (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN