1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết sáng kiến cấp cơ sở: Một số phương pháp nâng cao tính hiệu quả trong đào tạo chương trình tiếng anh tăng cường hệ liên kết đào tạo đại học

102 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số phương pháp nâng cao tính hiệu quả trong đào tạo chương trình tiếng Anh tăng cường hệ liên kết đào tạo đại học
Tác giả Lương Thị Thu Thủy, Trương Thái Khánh Thư, Lê Trung Nhân, Lê Minh Đảo, Đỗ Dương Thanh Mỹ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn An Bình, Trần Quí Trọng, Trần Nhật Đan Thanh, Trần Văn Trung, Đoàn Châu Giang
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Chuyên ngành Ngoại ngữ
Thể loại Báo cáo tổng kết sáng kiến cấp cơ sở
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 5,04 MB

Nội dung

4 TÓM TẮT KẾT QUẢ SÁNG KIẾN Sáng kiến trình bày các vấn đề có liên quan đến việc đào tạo ngoại ngữ sử dụng phương pháp blended learning học tập kết hợp nhằm hỗ trợ khả năng tiếp thu của

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG

HỆ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Mã số:

Chủ nhiệm sáng kiến: Lương Thị Thu Thủy

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Lương Thị Thu Thủy

Danh sách các thành viên tham gia:

Trương Thái Khánh Thư Lê Trung Nhân

Lê Minh Đảo Đỗ Dương Thanh Mỹ

Nguyễn Ngọc Minh Nguyễn An Bình

Trần Quí Trọng Trần Nhật Đan Thanh

Trần Văn Trung Đoàn Châu Giang

TP Hồ Chí Minh, Năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái niệm Blended Learning (học tập kết hợp) 11

2 Thực trạng đào tạo chương trình tiếng Anh tăng cường hệ liên

3 Phân tích ưu và nhược điểm của một số nền tảng LMS 17 CHƯƠNG III ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIDGE

LEARNING MANAGEMENT SYSTEM (CLMS) VÀO TRONG GIẢNG

DẠY VÀ ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Trang 4

2

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

HUB Hochiminh City University of Banking

Viện ĐTQT Viện Đào tạo Quốc tế

LMS Learning Management System

CLMS Cambridge Learning Management System

IE Intensive English – Anh văn tăng cường

Trang 6

4

TÓM TẮT KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

Sáng kiến trình bày các vấn đề có liên quan đến việc đào tạo ngoại ngữ sử dụng phương pháp blended learning (học tập kết hợp) nhằm hỗ trợ khả năng tiếp thu của người học và ứng phó với thời gian đại dịch Covid-19 Trên cơ sở

so sánh, đánh giá ưu và nhược điểm của các phương pháp và cách ứng dụng, nhóm đã triển khai và ứng dụng phần mềm, giáo trình và hệ thống học liệu của Nhà xuất bản Cambridge đảm bảo tính thống nhất, tiện lợi, tức thời và hiệu quả trong việc đánh giá, nâng cao trải nghiệm của người học… đặc biệt là việc quản

lý quá trình học tập và quản lý người học với số lượng rất lớn mà không tốn chi phí Ngoài ra, hệ thống CMLS còn cho phép tương tác hai chiều giữa người học, người dạy, trợ giảng và người quản trị một cách linh động và tùy biến

Việc ứng dụng sáng kiến đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, sự hài lòng của người học trong việc giảng dạy, học tập ngoại ngữ tại Viện Đào tạo quốc tế và giúp nâng cao hình ảnh Nhà trường, qua đó tạo ra sự trung thành của người học

Ngoài tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung sáng kiến bao gồm:

Chương 1: Tổng quan về sáng kiến

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Kết quả thực hiện

Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Trang 7

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ SÁNG KIẾN

1 Lý do thực hiện sáng kiến

Hiện tại, căn cứ Quyết định 2528/ QĐ - BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Cử nhân Tài chính- Ngân hàng - Bảo hiểm giữa Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB - Việt Nam) và Trường Đại học Toulon (Cộng Hòa Pháp) và căn cứ Quyết định 2529/QĐ - BGDĐT Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng

Cử nhân Quản trị kinh doanh giữa Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Trường Đại học Bolton (Vương Quốc Anh), Viện Đào tạo quốc tế (Viện ĐTQT) cần triển khai chương trình Tiếng Anh Tăng cường trong Giai đoạn 1 (9 tháng) dành cho sinh viên các chương trình trên, với mục tiêu giúp sinh viên đạt chứng chỉ IELTS tối thiểu 5.5 hoặc tương đương

Qua thời gian đầu triển khai, bộ phận quản lý chương trình Tiếng Anh tăng cường nhận thấy chương trình hiện gặp các vấn đề liên quan đến:

- Qua quá trình học và tương tác trên lớp, người học đã được tiếp cận với các dạng bài tập luyện thi chứng chỉ IELTS được người dạy soạn

và hướng dẫn thực hiện Tuy nhiên, vẫn còn thiếu nguồn học liệu bổ trợ chất lượng, bám sát với chương trình luyện thi chứng chỉ IELTS, cũng như đảm bảo được chất lượng bài tập đồng đều, tương ứng với mỗi thang điểm IELTS

- Hệ thống HUB – LMS (Learning Management System: hệ thống quản

lý học tập) hiện tại tuy có thể quản lý thông tin người dạy, người học

Trang 8

6

Việc áp dụng công cụ này vào quá trình dạy và học có thể giúp tiết kiện công sức của người dạy, trợ giảng; đa dạng hóa nguồn học liệu cho sinh viên; cũng như giúp bộ phận quản lý chương trình có thêm tiêu chí đánh giá, ghi nhận đúng hơn quá trình học của sinh viên

Qua quá trình tìm hiểu và xem xét các ứng dụng hỗ trợ hệ thống đi kèm với ưu và nhược điểm, Viện ĐTQT đã chính thức sử dụng giáo trình Mindset for IELTS, đi cùng là ứng dụng CLMS (Cambridge Learning Management System), với mục đích mang đến cho sinh viên nguồn tài liệu học tập quốc tế bám sát chương trình luyện thi IELTS (từ Nhà xuất bản Đại học Cambridge); nâng cao năng lực ngoại ngữ và khả năng hội nhập quốc tế của sinh viên; giúp sinh viên đạt đủ trình độ tiếng Anh để bước vào giai đoạn 2 trực tiếp học tập và

sử dụng các giáo trình, tài liệu bằng tiếng Anh

Với những lý do đó, sáng kiến MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG HỆ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC này được thực hiện để nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo ngoại ngữ và thích ứng nhanh chóng với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có dấu hiệu kéo dài và ảnh hưởng đến tiến

Mục tiêu đào tạo:

 Nâng cao năng lực ngoại ngữ (cải thiện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) và khả năng hội nhập quốc tế của người học;

 Giúp người học đạt đủ trình độ tiếng Anh để bước vào giai đoạn học các môn chuyên ngành do người dạy trong nước và quốc tế

Trang 9

giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh và sử dụng các giáo trình, tài liệu bằng tiếng Anh trong quá trình học tập;

 Giúp người học đạt chuẩn đầu vào tiếng Anh giai đoạn 2 theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đạt yêu cầu tiếng Anh của các trường đối tác trong trường hợp sinh viên tham gia chương trình chuyển đổi chứng chỉ quốc tế

Mục tiêu cụ thể: Hệ thống LMS cần đảm bảo:

 Cải thiện học tập:

LMS giúp giải quyết những rắc rối trong việc quản lý lớp học hàng ngày, có nghĩa là dành nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy và cải thiện kết quả học tập cho người học

Ngoài ra hệ thống LMS còn cần có các tính năng sau:

 Tạo khóa học

Có vẻ như tính năng này có sẵn trong tất cả các phần mềm LMS hiện có, nhưng

Trang 10

8

 Theo dõi kỹ năng / chứng chỉ

Đây có lẽ là một trong những kỹ năng mà nhiều người dùng quan tâm nhất trong số các tính năng của LMS Tính năng này đặc biệt hữu ích trong quá trình đào tạo nhân viên, nhưng sẽ không có cơ sở để đo lường hiệu suất và sự cải thiện nếu không theo dõi sự phát triển kỹ năng và chứng chỉ, hoặc ít nhất là hoàn thành khóa học

 Học trên thiết bị di động

Trong trường hợp không có máy tính ở nhà, thì học trên thiết bị di động là hướng giải quyết tốt nhất Khi LMS có các tính năng dành cho thiết bị di động, người học có thể tham gia đào tạo từ bất kỳ vị trí nào bằng bất kỳ thiết bị nào họ

sở hữu Điều này đặc biệt hữu ích cho các chứng nhận yêu cầu học tập ngoài giờ làm việc

 Học tập không đồng bộ

Một trong những tính năng tốt nhất để cải thiện mức độ tương tác và lưu giữ kiến thức là học không đồng bộ, nghĩa là khả năng người học hoàn thành khóa học theo tiến độ của riêng họ Điều này có nghĩa là họ không cần phải có mặt vào một thời gian nhất định cho một bài giảng hoặc nói chuyện với người hướng dẫn

Kết hợp video, bài đọc trực tuyến, tin nhắn và diễn đàn câu hỏi / trả lời, nơi học viên có thể lựa chọn tài liệu theo tốc độ của riêng họ và theo lịch trình của riêng

họ, việc này sẽ giúp thúc đẩy lượt mua và cải thiện lợi nhuận

Trang 11

nhưng hội nghị trực tuyến cho phép bạn có những cuộc trò chuyện mang tính nghiêm túc

 Bảng tin (message board)

Học tập là một hoạt động xã hội và LMS được chọn nên bao gồm các tính năng giúp người học có thể học hỏi lẫn nhau Điều này không chỉ nâng cao quá trình học tập mà còn là một cách để giảm bớt căng thẳng cho người hướng dẫn / giáo viên

Bằng cách thêm bảng tin và các tính năng học tập trên mạng xã hội, sinh viên của bạn có thể hỏi và trả lời các câu hỏi trong cài đặt diễn đàn Cách tốt nhất để thể hiện sự hiểu biết của về một chủ đề là giảng lại nó cho một người khác, vì vậy hãy để người học có thể học hỏi lẫn nhau

(https://netviethuman.com/lms-la-gi/)

3 Phương pháp thực hiện

Sáng kiến thực hiện dựa trên phương pháp định tính, tổng hợp các so sánh của nhiều tài liệu trước đó, các nội dung giới thiệu về các hệ thống LMS, mô tả tình hình sử dụng, phân tích và đối chiếu so sánh các loại LMS với nhau để nhìn ra các ưu và nhược điểm của mỗi ứng dụng Ngoài ra, từ việc tìm hiểu thực tế từ người dạy và người học đang học tại trường, nhóm giới thiệu hệ thống học liệu Cambridge Learning Management System (CLMS) để áp dụng rộng rãi và hiệu quả

4 Phạm vi sáng kiến

Đối tượng của ứng dụng là:

Người dùng: người dạy, trợ giảng và người học đang giảng dạy, trợ giảng và

học chương trình anh văn tăng cường (IE) hệ liên kết đào tạo đại học…

Trang 13

và quốc tế Đề tài trước tiên xem xét định nghĩa của việc học kết hợp và các câu chuyện khác nhau của khái niệm này, sau đó xem xét các nghiên cứu về các phương thức học tập kết hợp khác nhau và ứng dụng của nó trong giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam và các nước khác Đề tài kết thúc bằng cách chỉ ra một số lỗ hổng nghiên cứu có thể có, có thể thúc đẩy tiềm năng nghiên cứu trong tương lai về học tập kết hợp tại địa phương

và toàn cầu

 Định nghĩa về học tập kết hợp

Trang 14

và lớp học ảo E-learning được coi là bất kỳ hình thức học tập nào sử dụng máy tính hoặc mạng công nghệ để phân phối, tương tác hoặc hỗ trợ (Carry & Willis, 2001) Học tập kết hợp sẽ phát huy tối đa tác dụng tích cực của nó khi giao tiếp bằng miệng trực tiếp và giao tiếp bằng văn bản trực tuyến được tích hợp tối ưu để các điểm mạnh của mỗi nền tảng được kết hợp tốt để tạo thành một trải nghiệm học tập độc đáo, phù hợp với bối cảnh học tập và mục đích giáo dục mục đích (Garrison & Vaughn, 2008) Theo Balci và Soran (2009), học tập kết hợp không phải là vấn đề kết hợp các hệ thống giáo dục khác nhau để hình thành một phương pháp giáo dục mới Thay vào đó, cần kết hợp hài hòa và cân đối hai phương pháp tiếp cận nhằm nâng cao trình độ chất lượng giáo dục Học tập kết hợp là một cơ chế làm cầu nối giữa

Trang 15

cái cũ và cái mới bằng cách tác động đến các sáng kiến chiến lược và chính sách trong giáo dục đại học ở hầu hết các cấp học (Moskal và

cộng sự, 2013)

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định học tập kết hợp theo những cách khác nhau; tuy nhiên, do sự đa dạng của các định nghĩa học tập kết hợp, sẽ là một công việc khó khăn để tìm ra bất kỳ hệ thống học tập nào không được kết hợp (Masie và cộng sự, 2004) Trên thực tế,

có một số điểm tương đồng giữa các định nghĩa hiện có về học tập kết hợp Theo Graham (2006), học tập kết hợp có thể được phân loại thành ba loại: học tập kết hợp là sự kết hợp của các phương thức giảng dạy hoặc phương tiện truyền tải; học tập kết hợp như một sự kết hợp của các phương pháp giảng dạy; học kết hợp là sự kết hợp của hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp Có thể kết luận rằng học tập kết hợp tích hợp các mô hình học tập truyền thống, học tập từ xa và nhiều hình thức công nghệ (Akbarov và cộng sự, 2018) Nói cách khác, đó là sự kết hợp giữa môi trường học tập vật lý và ảo được hỗ trợ bởi các cơ sở vật chất của các khóa học trực tuyến và sự hiện diện của giao tiếp mặt đối mặt

2 Thực trạng đào tạo chương trình tiếng anh tăng cường hệ liên kết quốc tế tại HUB:

Tên chương trình đào tạo:

Tên tiếng Việt: TIẾNG ANH TĂNG CƯỜNG

Tên tiếng Anh: INTENSIVE ENGLISH

Cơ sở pháp lý y dựng chương trình đào tạo

Trang 16

14

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 2528/QĐ-BGDĐT ngày 03/09/2020 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Cử nhân Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm giữa Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Đại học Toulon (Cộng hòa Pháp);

Căn cứ Quyết định số 2529/QĐ-BGDĐT ngày 03/09/2020 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh giữa Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Đại học Bolton (Vương quốc Anh);

Cơ sở thực tế

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong nước Tuy nhiên, thống kê của Bộ Lao động cho thấy khoảng 183.000 sinh viên ra trường thất nghiệp Gần 80% sinh viên mới tốt nghiệp bị nhà tuyển dụng từ chối vì thiếu kĩ năng giao tiếp và

sử dụng tiếng Anh thành thạo VietnamWorks đã khảo sát các kỹ năng quan trọng nhất trong tìm kiếm và phát triển nghề nghiệp hiện nay Nghiên cứu phản ánh rằng 89% người được khảo sát đánh giá kỹ năng ngoại ngữ quan trọng nhất Chính vì vậy, với môi trường học tập và nghiên cứu hoàn toàn bằng tiếng Anh, sinh viên có lợi thế cạnh tranh khi xin việc làm cũng như xin học bổng khi học lên cao

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên

Trang 17

thế giới về mọi mặt Điều đó đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với nhiều lĩnh vực nói chung và ngành giáo dục nói riêng Việc giao lưu hợp tác quốc tế đòi hỏi cần có sự giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các quốc gia, mà rào cản ngôn ngữ là một trong những khó khăn hàng đầu, đặt ra vấn đề quan trọng cần thiết phải thông thạo ngoại ngữ, đối với mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học ngoại ngữ lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết

Việc thông thạo ngoại ngữ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận với nguồn tri thức nhân loại, các nền văn hóa đa dạng và những tiến bộ trên thế giới Học ngoại ngữ giúp sinh viên tiếp nhận, tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân, tạo tinh thần năng động và tự tin hơn trong giao tiếp, cải thiện tầm nhìn và bắt kịp xu hướng của thời đại

Nguồn, đối tượng tuyển sinh

Đối tượng: Là sinh viên trúng tuyển vào chương trình Cử nhân Quốc

tế (bao gồm 2 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Bảo hiểm - Tài chính - Ngân hàng) và Đại học chính quy Quốc tế song bằng (bao gồm

2 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Bảo hiểm- Tài chính - Ngân hàng);

Hình thức, thời gian và mô hình đào tạo

Chương trình đào tạo được thiết kế kéo dài trong 9 tháng (1 năm học) với tổng thời lượng là 270 giờ trên lớp bao gồm 3 cấp độ:

- Cấp độ I (Beginner 1 và 2) từ chưa có cơ bản đến IELTS 3.0 (tối đa

Trang 18

16

chắc cho những bước tiếp theo trong quá trình học IELTS

- Cấp độ II (Foundation) từ IELTS 3.0 đến IELTS 4.5 (tối đa 3 tháng) giúp người học luyện nói những câu đơn dễ hiểu với từ vựng mới, kèm với hướng dẫn chỉnh sức cách phát âm và tông giọng tự nhiên chuẩn bản xứ, nhận dạng lỗi sai cơ bản trong kỹ năng Nghe và Nói để cải thiện điểm, được giáo viên trực tiếp hướng dẫn những kĩ năng ghi chú (take note) hiệu quả, suy nghĩ logic trong kỹ năng Đọc,

- Cấp độ III (Intermediate) từ IELTS 4.5 đến IELTS 5.5 (tối đa 3 tháng) giúp người học luyện tập viết các đoạn văn ngắn, áp dụng những từ nối để ghép câu và cách học từ vựng phù hợp với từng ngữ cảnh, phân tích câu dựa vào nhóm từ đồng nghĩa và luyện tập từng dạng bài tập của kỹ năng Đọc IELTS, học phương pháp ghi chú (take note) hiệu quả để bắt kịp tốc độ nói của máy trong phần thi nghe

Mỗi cấp độ (Beginner, Foundation, Intermediate) bao gồm 90 giờ học trực tiếp tại lớp, mỗi tuần học 4 buổi, mỗi buổi 2,5 giờ (10 giờ/ tuần) kéo dài 9 tuần (2,5 tháng/ cấp độ) Tất cả các giờ học đều có 01 người dạy chính (IELTS 7.5 trở lên) và 01 trợ giảng (IELTS 7.0 trở lên) kèm thêm các kỹ năng còn yếu cho người học

Trước khóa học, người học sẽ được kiểm tra đầu vào để xếp lớp theo cấp độ phù hợp Sau mỗi cấp độ, người học sẽ được kiểm tra theo dạng thức IELTS, nếu không đạt yêu cầu về đầu ra:

 Người học sẽ được học lại cấp độ đó miễn phí (không quá 02 lần học cho cùng 01 cấp độ) nếu như tuân thủ đầy đủ nội quy của lớp học

 Trường hợp người học không tuân thủ đầy đủ nội quy của lớp học, người học phải học lại và đóng tiền học lại cấp độ đó

Trang 19

3 Ph n tích ƣu và nhƣợc điểm của một số nền tảng LMS:

Trang 20

18

dễ sử dụng với người dung

Khuyết điểm: Do mỗi lớp học được tổ chức độc lập, do đó người quản trị chương trình sẽ không trực tiếp theo dõi được tiến độ làm bài tập của người học Google Lớp học cũng không có chức năng theo dõi, tổng hợp quá trình làm bài và chấm bài (người dạy phải tự chấm)

My School Books is a teacher-focused platform

Moodle: the go-to free LMS for educators

3.2 Moodle

Một Hệ thống học liệu mạnh mẽ và có mã nguồn mở Bởi vì nó miễn phí và mã nguồn mở, mọi người đã làm được những điều đáng kinh ngạc với Moodle trên nhiều ngành Nếu bạn muốn thiết kế một nền

Trang 21

tảng học tập trực tuyến hoàn chỉnh từ đầu, Moodle có thể làm được điều đó Đây là hệ thống được tin dùng bởi rất nhiều các tổ chức giáo dục trên thế giới và trong nước

Ưu điểm: Khác với Google Lớp học, Moodle là hệ thống được đánh giá cao nhờ tính năng tích hợp thông tin người học, thông tin khóa học

và học liệu trên hệ thống được dùng chung Ngoài ra, Moodle còn tích hợp các chức năng hỗ trợ người dạy, như kiểm tra đạo văn, gửi phản hồi cho học viên

Khuyết điểm: Hệ thống Moodle khá phức tạp trong việc thiết lập riêng dành cho những môn học/ chương trình có quy định về điểm số/ cách vận hành khác với chương trình chung Ứng dụng này cũng không có chức năng chấm điểm tự động, do đó chỉ thích hợp với các dạng bài tập được người dạy giao thêm

3.3 Canvas

Canvas, ban đầu có tên là Instruction, lần đầu tiên được giới thiệu tại một số trường cao đẳng và đại học ở Utah, để thay thế Blackboard Mặc dù bản thân Canvas là mã nguồn mở, công ty mẹ của nó vẫn giữ tên Instruction và cung cấp nhiều dịch vụ quản lý học tập và phát triển

Trang 22

Ưu điểm: Tương tự với Moodle, hệ thống được đánh giá cao nhờ tính năng tích hợp thông tin người học, thông tin khóa học và học liệu trên

hệ thống được dùng chung

Khuyết điểm: Ứng dụng này cũng không có chức năng chấm điểm tự động, do đó chỉ thích hợp với các dạng bài tập được người dạy giao thêm

Trang 23

CHƯƠNG III ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIDGE LEARNING

MANAGEMENT SYSTEM (CLMS) VÀO TRONG GIẢNG DẠY VÀ

ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - SAIGONISB

1 Giới thiệu về phần mềm Cambridge Learning Management System (CMLS)

CLMS (Cambridge Learning Management System) là hệ thống quản lý học tập được xây dựng bởi Đại học Cambridge Đây là hệ thống thân thiện, giúp cho người dạy, người học và các trung tâm quản lý chất lượng đào tạo và học tập chặt chẽ và khoa học

Mỗi giáo trình giảng dạy tiếng Anh được Nhà xuất bản (NXB) Đại học Cambridge phát hành sẽ đi cùng với một hệ thống quản lý học tập được xây dựng tương ứng trên hệ thống CLMS Hệ thống phân chia quyền quản lý trên các lớp học tương ứng với trình độ của mỗi lớp

Viện ĐTQT sử dụng giáo trình Mindset for IELTS cho các cấp độ Beginner (Mindset for IELTS – Foundation), Foundation (Mindset for IELTS – Level 1), Intermediate (Mindset for IELTS – Level 2) vì mức độ bám sát của giáo trình với các dạng bài tập tương ứng của đề thi IELTS cũng như mức độ khó của bài tập tương ứng với các mức điểm của IELTS Giáo trình Mindset for IELTS – Level 2 hướng người học đến việc đạt IELTS 5.5, đây cũng chính là mục tiêu đào tạo và điều kiện sinh viên Giai đoạn 1 – Tiếng Anh cần đạt được trước khi bước vào giai đoạn chuyên ngành

Làm việc với đại diện NXB Đại học Cambridge tại Việt Nam, Viện ĐTQT được cấp mã trường riêng (school code) – là mã khi nhập vào sẽ được tiếp cận với hệ thống quản lý học tập của trường Đối với mỗi cấp

độ beginner/ foundation/ intermediate, Viện ĐTQT chia sinh viên làm các lớp học nhỏ với số lượng 10-15 sinh viên/ lớp Ở mỗi lớp, người dạy và người học tạo tài khoản và truy cập vào lớp thông qua mã lớp được hệ

Trang 24

22

bài của người học trên hệ thống

2 Các chức năng chính của phần mềm

2.1 Cung cấp hệ thống bài tập, bài thi theo chuẩn quốc tế

Hệ thống CLMS cung cấp bài tập bổ sung tương ứng với mỗi Unit trong giáo trình Các bài tập chú trọng phát triển đầy đủ 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết của người học

Được xây dựng trên hệ thống trực tuyến của Đại học Cambridge, các

đề bài đảm bảo tính chính xác, cũng như các dạng bài tập, ngôn ngữ được xây dựng với bài thi IELTS và theo chuẩn quốc tế

Đồng thời, hệ thống cũng cung cấp dữ liệu bài thi với cấu trúc tương

tự với một bài thi IELTS Đây là một trong những phương án hỗ trợ chất lượng cho các kỳ thi kết thúc cấp độ tại Viện ĐTQT, đặc biệt tại các thời điểm cao trào của dịch COVID-19, khi không thể tổ chức thi tập trung – bên cạnh việc sử dụng hệ thống LMS

2.2 Giám sát chặt chẽ quá trình làm bài

Với các quyền được phân công chi tiết và rõ ràng, người dạy có thể giao bài tập, mở - khoá bài tập khi đã hết hạn bài tập được giao

Hệ thống CLMS sẽ ghi nhận chính xác quá trình làm bài của người học, bao gồm quá trình làm bài, tỷ lệ % tiến độ hoàn thành

Do vậy, việc làm bài trên hệ thống CLMS được Viện ĐTQT sử dụng như một thước đo quan trọng, một tiêu chí nằm trong bảng điểm thành phần giúp Viện đánh giá được quá trình học tập của người học

Đồng thời, việc tự theo dõi quá trình làm bài cũng giúp người học nâng cao tính tự giác trong học tập Việc thấy được phần trăm bài tập cần đạt được sẽ giúp người học biết được lượng bài tập chưa hoàn thành và hoàn thành đủ theo yêu cầu của lớp học

Trang 25

2.3 Tự chấm điểm hoàn thành của người học

Một ưu điểm nổi bật của hệ thống CLMS so với việc làm bài tập trên lớp, đó là hệ thống có chức năng chấm điểm tự động Chức năng này

sẽ giúp người dạy tiết kiệm thời gian chấm bài tập trên CLMS, thay vào đó sẽ tập trung chấm các bài tập khác – ngoài hệ thống CLMS cho người học

Việc này giúp các người học được tiếp cận với nhiều dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ toàn diện, bổ sung và đẩy nhanh việc lấy chứng chỉ IELTS nhanh hơn

Bên cạnh đó, việc được chấm điểm bài làm ngay sau khi hoàn thành bài tập sẽ giúp người học nhận ra được lỗi sai trong thời gian sớm nhất, giúp việc ghi nhớ và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài được hiệu quả hơn

3 Ứng dụng phần mềm CLMS vào chương trình học tại Viện ĐTQT

Nắm bắt được tính đa năng của phần mềm cùng lượng bài tập chất lượng cao, theo chuẩn quốc tế, Viện ĐTQT đã chính thức áp dụng phần mềm CLMS vào tháng 07/2021, đồng thời thu được lợi ích đáng kể khi áp dụng phần mềm vào thực tế Bên dưới là những hình ảnh thực tế của CLMS khi đưa vào sử dụng tại Viện SaigonISB

3.1 Mã trường

Khi đăng ký thông tin trường, mỗi trường sẽ được cấp một mã code Dựa vào đó, các giáo viên và trợ giảng có thể sử dụng mã này để tiếp cận hệ thống CLMS của trường Tên trường: ISB-BUH, mã code: DPR632

Trang 26

24

3.2 Các lớp đƣợc quản lý theo đợt học (Term)

Mỗi đợt học sẽ bao gồm các lớp phân theo các cấp độ (B-F-I) Từ đợt I/2020 (tháng 12/2020) đến hiện tại đợt II/2021 (tháng 12/2021), đã có

5 đợt học đƣợc tổ chức (có thể tạo các lớp bổ sung vào kỳ học đã tạo)

Đợt 1 năm học 2020-2021 (Tháng 12/2020)

Trang 28

26

Đợt 2 năm học 2020-2021 (Tháng 2/2021)

Trang 29

Đợt 3 năm học 2020-2021 (Tháng 6/2021)

Trang 30

28

Đợt 1 năm học 2021-2022 (Tháng 9/2021)

Trang 31

Đợt 2 năm học 2021-2022 (Tháng 12/2021)

3.3 Giao diện thông tin thể hiện của mỗi lớp

3.3.1 Giao diện bài tập

Khi người học làm đủ bài tập, giao diện sẽ thể hiện điểm quá trình

(tiến độ làm bài tập của người học so với tổng lượng bài tập) Phần bài

tập sẽ được chia thành: bài tập Reading & Writing, Listening &

Speaking, Grammar & Vocabulary, Language Builder Điểm quá trình

sẽ được tính trên tỷ lệ % của mỗi phần bài tập

Trang 32

30

Trang 33

3.3.2 Giao diện lịch/ hoạt động

Người dạy có thể thiết đặt lịch học của lớp thông qua các hoạt động hỗ

trợ theo hình bên dưới

3.3.3 Quản lý người dạy

Trang 34

32

3.3.4 Quản lý người học

Người học sẽ được gửi 1 class code như hình bên dưới để đăng nhập

vào mỗi lớp học Người học sử dụng đúng mã code sẽ được tiếp cận

vào các thông tin chung của lớp trên CLMS, tuy nhiên chỉ khi người

học sử dụng sách có bản quyền và có mã code sách hợp lệ, mới chính

thức được tiếp cận vào các phần bài tập của giáo trình (thể hiện

“enrolled” theo bảng bên dưới)

4 Kết quả và tồn tại

4.1 Kết quả đạt được

Đối với người học:

- Có thêm nguồn tài liệu chất lượng, chính thống (NXB Đại học

Cambridge), đa dạng và phát triển đầy đủ các kỹ năng (được xây dựng nhằm phát triển các kỹ năng theo chuẩn chứng chỉ IELTS)

- Giúp quá trình học tập của người học hiệu quả hơn với các công cụ

Trang 35

đo lường về tiến độ làm bài và đo lường kết quả làm bài, giúp người học nhanh chóng phát hiện lỗi sai và rút kinh nghiệm làm bài trong quá trình học

- Làm các dạng bài tập bám sát với chương trình học, tăng hiệu quả kết hợp giữa việc học trên lớp và học tại nhà

Đối với người dạy:

- Có thêm công cụ hỗ trợ hữu ích trong quá trình giảng dạy, vừa cung cấp lượng bài tập theo đúng chuẩn chương trình quốc tế, vừa

hỗ trợ quản lý và đánh giá quá trình làm bài tập của người học

- Rút ngắn thời gian chuẩn bị và chấm bài tập, có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị các dạng bài tập đa dạng hơn, phát triển kỹ năng toàn diện cho người học

- Tham khảo cách quản lý người học từ hệ thống trực tuyến, cơ sở

dữ liệu điện tử để có đa dạng hơn cách tiếp cận, giảng dạy hiệu quả cho người học, nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân

Đối với Viện ĐTQT:

- Có thêm công cụ hỗ trợ việc đánh giá quá trình học tập của người học, bên cạnh các tiêu chí điểm quá trình và bài tập về nhà, giúp việc đánh giá quá trình học của người học đa chiều và chính xác hơn

- Cung cấp cho người học hướng tiếp cận đến nguồn tài liệu học và thi theo chuẩn quốc tế

- Quản lý quá trình học tập của người học trên nền tảng trực tuyến,

dữ liệu có thể được truy xuất và lưu lại khi cần thiết

- Có lượng đề thi nhằm cung cấp người học trong trường hợp thi trực tiếp không thể diễn ra và không đủ thời gian chuẩn bị cho kỳ thi trực tuyến trên hệ thống LMS – với sự hỗ trợ của các phòng, ban khác tại trường

Trang 36

34

- Tuy hệ thống có thể quản lý được quá trình học tập của người học, tuy nhiên chỉ quản lý được với bài tập của riêng CLMS (bài tập dành riêng cho giáo trình của NXB Đại học Cambridge), do vậy Viện ĐTQT chỉ có thể sử dụng hệ thống như 1 tiêu chí đánh giá trong bảng điểm tổng quá trình học của người học, chứ không thể chủ động thêm vào các tiêu chí đánh giá khác như điểm danh, bài tập về nhà, thi kết thúc cấp độ

- Từ đó, việc quản lý các tiêu chí đánh giá khác vẫn đang được quản

lý thủ công bằng file excel ở thời điểm hiện tại Tuy nhiên, trong tương lai, khi số lượng người học ngày càng nhiều, việc quản lý thông tin sinh viên và quá trình học tập của người học cần được quản lý bởi hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo thông tin được ghi nhận đầy đủ, chính xác Việc tra cứu người học cũng nhờ vậy mà nhanh chóng, đầy đủ và thuận tiện hơn

Đối với người học:

- Người học có thể biết được mức độ hoàn thành bài tập và điểm số bài làm ngay sau khi làm bài – với các bài tập được giao trên hệ thống LMS Tuy nhiên, với các dạng bài tập khác được giáo viên giao riêng, người học vẫn có thời gian chờ để người dạy chấm và trả kết quả, vì vậy hiệu quả giữa các hệ thống là chưa đồng đều

- Việc quản lý lịch học cùng thông tin người dạy cũng không được đưa lên CLMS một cách đầy đủ, do vậy khi Viện ĐTQT muốn thông tin đến người học đều phải qua hệ thống email Các sinh viên năm nhất chưa quen với việc sử dụng email, dẫn đến việc chậm/ bỏ sót việc tiếp cận với các thông tin quan trọng

Trang 37

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN

1 Kiến nghị, giải pháp:

Quản lý lớp học kết hợp CLMS và các ứng dụng trực tuyến phổ biến

- Hiện tại, bên cạnh CLMS, người dạy tận dụng các ứng dụng trực tuyến phổ biến như: Google Lớp học/ Microsoft Team để giao và chấm bài tập cho người học Các ứng dụng này được sử dụng rộng rãi

và đã chứng minh hiệu quả với lượng người dùng rộng rãi trên toàn thế giới

- Tuy nhiên, mỗi người dạy sẽ quen thuộc với một ứng dụng khác nhau Việc mỗi người dạy sử dụng 1 ứng dụng sẽ không đồng nhất, đồng thời gây trở ngại cho người học vào đầu khoá học khi phải làm quen với các ứng dụng khác

- Việc sử dụng ứng dụng trực tuyến như Google Lớp học hay Microsoft Team chỉ giải quyết việc giao bài tập qua ứng dụng trực tuyến, nhưng không giải quyết được vấn đề về truyền tải thông tin chung từ Trường HUB/ Viện ĐTQT đến người dạy/ người học như lịch học hoặc các thông báo quan trọng

Trang 38

36

điểm thi, các thông tin về điểm số, ghi nhận trong quá trình học tập của người học cũng đồng thời được lưu lại trên hệ thống, tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc xuất bảng điểm theo học kỳ/ các giai đoạn học theo yêu cầu Đồng thời, việc đưa các cấp độ tiếng Anh tăng cường lên hệ thống LMS của HUB cũng đồng thời giúp tự động lưu trữ thông tin về quá trình, điểm số của người học một cách chính xác

Bộ phận quản lý đào tạo cũng tiết kiệm thời gian, không phải nhập và lưu thông tin thủ công, tránh các sai sót không cần thiết

2 Kết luận:

- Do mỗi cấp độ học của chương trình Tiếng Anh tăng cường bao gồm

120 giờ, chia đều cho 48 buổi, gần 10 tuần, đồng thời có nhiều đợt học diễn ra xen kẽ Do đó vẫn còn nhược điểm là khoảng cách giữa các đợt học có thời gian khá ngắn, dẫn đến việc vẫn cần liên tục cập nhật thông tin mỗi đợt học lên hai hệ thống HUB-LMS và CLMS

- Tuy nhiên, sau khi phân tích các giải pháp đưa ra ở trên, có thể thấy được giải pháp kết hợp sử dụng hệ thống HUB-LMS và hệ thống CLMS của NXB Đại học Cambridge là tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất ở thời điểm hiện tại

- Giải pháp cũng đồng thời khắc phục được các nhược điểm về lưu trữ quá trình, điểm số của người học trên hệ thống chính thức của trường, giúp việc lưu trữ thông tin được an toàn và chính xác hơn

Trang 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Đình Thọ (2011) Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh:

Thiết kế và thực hiện Nhà xuất bản Lao động Xã hội

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) Phương pháp nghiên cứu

khoa học trong kinh doanh Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội

Trần Văn Quí, Cao Hào Thi (2009), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn

trường đại học của học sinh phổ thông trung học, Tạp chí Phát triển

Khoa học và Công nghệ, 12(15), 87- 102

II Tài liệu tiếng Anh

Absher, K., & Crawford, G (1996) Marketing the community college starts

with understanding students' perspectives Community College Review, 23(4), 59-68

Ali, M., & Ahmed, M (2018) Determinants of students’ loyalty to university: A

service-based approach (No 84352) University Library of Munich,

Germany

Aminuddin Yusof, J J., & Shah, P M (2017) Customer’s expectation,

perception and satisfaction with service quality of a fitness center in

Malaysia International Journal of Physical Education, Sports and

Health, 4(1), 146-150

Bin Yusof, M., binti Ahmad, S N B., bin Mohamed Tajudin, M., & Ravindran,

R (2008) A study of factors influencing the selection of a higher

education institution UNITAR e-journal, 4(2), 27-40

Burns, M J (2006) Factors influencing the college choice of agrican-american

students addmitted to the college of agriculture, food and natural resources A thesis presented to the Faculty of the Graduate School

Trang 40

38

Farahmandian, S., Minavand, H., & Afshardost, M (2013) Perceived service

quality and student satisfaction in higher education Journal of Business

and Management, 12(4), 65-74

Ford, J B, Joseph, M & Joseph, B (1999) Importance-performance analysis as

a strategic tool for service marketers: The case of service quality perceptions of business students in New Zealand and the USA The Journal of Services Marketing, 13(2), 171-186

Hassan, S., Shamsudin, M F., Hasim, M A., Mustapha, I., Jaafar, J., Adruthdin,

K F., & Ahmad, R (2019) Mediating effect of corporate image and students’ satisfaction on the relationship between service quality and students’ loyalty in TVET HLIs Asian Academy of Management Journal, 24(1), 93-105

Hossler, D., & Gallagher, K S (1987), Studying student college choice:

A three-phase model and the implications for policy makers, College and university, 62 (3), 207–222

Ibrahim, M Z., Ab Rahman, M N., & Yasin, R M (2014) Determining

Factors of Students' Satisfaction with Malaysian Skills Training

Institutes International Education Studies, 7(6), 9-24

Keling, S B A (2006) Institutional factors attracting students to Malaysian

institutions of higher learning International Review of Business Research Papers, 2(1), 46-64

Keling, S B A Krishnan, A Nurtjahja, O (2007) Evaluative criteria for

selection of private universities and colleges in Malaysia Journal of International Management Studies, 2(1), 1-11

Khalifa, B., & Mahmoud, A B (2016) What forms university image? An

integrated model from Syria Business: Theory and Practice, 17(1),

46-55

Mesta, H A (2019, April) The Impact of Satisfaction on Loyalty in Higher

Education: The Mediating Role of University’s Brand Image In 2nd

Padang International Conference on Education, Economics, Business and Accounting (PICEEBA-2 2018) (pp 279-284) Atlantis Press

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w