Phương pháp nâng cao tính hiệu quả trong đào tạo chương trình tiếng Anh tăng cường hệ liên kết đào tạo đại học sử dụng phần mềm quản lý học tập Cambridge (CMLS)

MỤC LỤC

Phạm vi sáng kiến

Người dùng: người dạy, trợ giảng và người học đang giảng dạy, trợ giảng và học chương trình anh văn tăng cường (IE) hệ liên kết đào tạo đại học….

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm học tập kết hợp (blended learning)

Vào cuối những năm 1990, học tập kết hợp đƣợc coi là một phương pháp giảng dạy mới cho đào tạo từ xa bằng cách sử dụng công nghệ và Internet để kích thích hứng thú học tập và tiếp thêm năng lượng cho giáo viên áp dụng các phương pháp giáo dục hiện đại, do đó chuyển việc học sang mô hình lấy học sinh làm trung tâm hơn. Theo Macdonald (2008), học tập kết hợp gắn liền với việc đưa phương tiện truyền thông trực tuyến vào một khóa học và / hoặc một chương trình, đồng thời công nhận rằng có giá trị trong việc duy trì giao tiếp mặt đối mặt và các phương pháp tiếp cận truyền thống khác để hỗ trợ học tập của học sinh. Học tập kết hợp sẽ phát huy tối đa tác dụng tích cực của nó khi giao tiếp bằng miệng trực tiếp và giao tiếp bằng văn bản trực tuyến đƣợc tích hợp tối ƣu để các điểm mạnh của mỗi nền tảng đƣợc kết hợp tốt để tạo thành một trải nghiệm học tập độc đáo, phù hợp với bối cảnh học tập và mục đích giáo dục mục đích (Garrison & Vaughn, 2008).

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng xác định học tập kết hợp theo những cách khác nhau; tuy nhiên, do sự đa dạng của các định nghĩa học tập kết hợp, sẽ là một công việc khó khăn để tìm ra bất kỳ hệ thống học tập nào không đƣợc kết hợp (Masie và cộng sự, 2004). Theo Graham (2006), học tập kết hợp có thể đƣợc phân loại thành ba loại: học tập kết hợp là sự kết hợp của các phương thức giảng dạy hoặc phương tiện truyền tải; học tập kết hợp như một sự kết hợp của các phương pháp giảng dạy; học kết hợp là sự kết hợp của hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp.

Thực trạng đào tạo chương trình tiếng anh tăng cường hệ liên kết quốc tế tại HUB

Căn cứ Quyết định số 2528/QĐ-BGDĐT ngày 03/09/2020 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt Chương trình liên kết đào tạo cấp bằng Cử nhân Tài chính - Ngân hàng – Bảo hiểm giữa Trường Đại học Ngân hàng Tp. Việc giao lưu hợp tác quốc tế đòi hỏi cần có sự giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các quốc gia, mà rào cản ngôn ngữ là một trong những khó khăn hàng đầu, đặt ra vấn đề quan trọng cần thiết phải thông thạo ngoại ngữ, đối với mỗi người dân Việt Nam và đặc biệt là sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, việc học ngoại ngữ lại càng trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Đối tượng: Là sinh viên trúng tuyển vào chương trình Cử nhân Quốc tế (bao gồm 2 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Bảo hiểm - Tài chính - Ngân hàng) và Đại học chính quy Quốc tế song bằng (bao gồm 2 chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Bảo hiểm- Tài chính - Ngân hàng);.

- Cấp độ II (Foundation) từ IELTS 3.0 đến IELTS 4.5 (tối đa 3 tháng) giúp người học luyện nói những câu đơn dễ hiểu với từ vựng mới, kèm với hướng dẫn chỉnh sức cách phát âm và tông giọng tự nhiên chuẩn bản xứ, nhận dạng lỗi sai cơ bản trong kỹ năng Nghe và Nói để cải thiện điểm, được giáo viên trực tiếp hướng dẫn những kĩ năng ghi chú (take note) hiệu quả, suy nghĩ logic trong kỹ năng Đọc,. - Cấp độ III (Intermediate) từ IELTS 4.5 đến IELTS 5.5 (tối đa 3 tháng) giúp người học luyện tập viết các đoạn văn ngắn, áp dụng những từ nối để ghép câu và cách học từ vựng phù hợp với từng ngữ cảnh, phân tích câu dựa vào nhóm từ đồng nghĩa và luyện tập từng dạng bài tập của kỹ năng Đọc IELTS, học phương pháp ghi chú (take note) hiệu quả để bắt kịp tốc độ nói của máy trong phần thi nghe.

Ph n tích ƣu và nhƣợc điểm của một số nền tảng LMS

    Khuyết điểm: Do mỗi lớp học được tổ chức độc lập, do đó người quản trị chương trỡnh sẽ khụng trực tiếp theo dừi được tiến độ làm bài tập của người học. Ƣu điểm: Khác với Google Lớp học, Moodle là hệ thống đƣợc đánh giá cao nhờ tính năng tích hợp thông tin người học, thông tin khóa học và học liệu trên hệ thống đƣợc dùng chung. Khuyết điểm: Hệ thống Moodle khá phức tạp trong việc thiết lập riêng dành cho những môn học/ chương trình có quy định về điểm số/ cách vận hành khác với chương trình chung.

    Giao tiếp trong ứng dụng giữa sinh viên và giáo viên cũng rất vững chắc, cùng với sổ điểm đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng và hệ thống quản lý điểm tổng thể. Ưu điểm: Tương tự với Moodle, hệ thống được đánh giá cao nhờ tính năng tích hợp thông tin người học, thông tin khóa học và học liệu trên hệ thống đƣợc dùng chung.

    Giới thiệu về phần mềm Cambridge Learning Management System (CMLS)

    ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CAMBRIDGE LEARNING MANAGEMENT SYSTEM (CLMS) VÀO TRONG GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ TẠI VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - SAIGONISB.

    Các chức năng chính của phần mềm

      Một ƣu điểm nổi bật của hệ thống CLMS so với việc làm bài tập trên lớp, đó là hệ thống có chức năng chấm điểm tự động. Chức năng này sẽ giúp người dạy tiết kiệm thời gian chấm bài tập trên CLMS, thay vào đó sẽ tập trung chấm các bài tập khác – ngoài hệ thống CLMS cho người học. Việc này giúp các người học được tiếp cận với nhiều dạng bài tập, rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ toàn diện, bổ sung và đẩy nhanh việc lấy chứng chỉ IELTS nhanh hơn.

      Bên cạnh đó, việc đƣợc chấm điểm bài làm ngay sau khi hoàn thành bài tập sẽ giúp người học nhận ra được lỗi sai trong thời gian sớm nhất, giúp việc ghi nhớ và rút kinh nghiệm trong quá trình làm bài đƣợc hiệu quả hơn.

      Ứng dụng phần mềm CLMS vào chương trình học tại Viện ĐTQT Nắm bắt đƣợc tính đa năng của phần mềm cùng lƣợng bài tập chất lƣợng

        Khi người học làm đủ bài tập, giao diện sẽ thể hiện điểm quá trình (tiến độ làm bài tập của người học so với tổng lượng bài tập). Người dạy có thể thiết đặt lịch học của lớp thông qua các hoạt động hỗ trợ theo hình bên dưới. Người học sẽ được gửi 1 class code như hình bên dưới để đăng nhập vào mỗi lớp học.

        Người học sử dụng đúng mã code sẽ được tiếp cận vào các thông tin chung của lớp trên CLMS, tuy nhiên chỉ khi người học sử dụng sách có bản quyền và có mã code sách hợp lệ, mới chính thức đƣợc tiếp cận vào các phần bài tập của giáo trình (thể hiện. “enrolled” theo bảng bên dưới).

        Kết quả và tồn tại

        - Có thêm công cụ hỗ trợ hữu ích trong quá trình giảng dạy, vừa cung cấp lượng bài tập theo đúng chuẩn chương trình quốc tế, vừa hỗ trợ quản lý và đánh giá quá trình làm bài tập của người học. - Rút ngắn thời gian chuẩn bị và chấm bài tập, có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị các dạng bài tập đa dạng hơn, phát triển kỹ năng toàn diện cho người học. - Tham khảo cách quản lý người học từ hệ thống trực tuyến, cơ sở dữ liệu điện tử để có đa dạng hơn cách tiếp cận, giảng dạy hiệu quả cho người học, nâng cao năng lực giảng dạy của bản thân.

        - Có thêm công cụ hỗ trợ việc đánh giá quá trình học tập của người học, bên cạnh các tiêu chí điểm quá trình và bài tập về nhà, giúp việc đánh giá quá trình học của người học đa chiều và chính xác hơn. - Quản lý quá trình học tập của người học trên nền tảng trực tuyến, dữ liệu có thể được truy xuất và lưu lại khi cần thiết. - Có lượng đề thi nhằm cung cấp người học trong trường hợp thi trực tiếp không thể diễn ra và không đủ thời gian chuẩn bị cho kỳ thi trực tuyến trên hệ thống LMS – với sự hỗ trợ của các phòng, ban khác tại trường.

        - Từ đó, việc quản lý các tiêu chí đánh giá khác vẫn đang đƣợc quản lý thủ công bằng file excel ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trong tương lai, khi số lượng người học ngày càng nhiều, việc quản lý thông tin sinh viên và quá trình học tập của người học cần được quản lý bởi hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo thông tin được ghi nhận đầy đủ, chính xác. - Người học có thể biết được mức độ hoàn thành bài tập và điểm số bài làm ngay sau khi làm bài – với các bài tập đƣợc giao trên hệ thống LMS.

        Tuy nhiên, với các dạng bài tập khác đƣợc giáo viên giao riêng, người học vẫn có thời gian chờ để người dạy chấm và trả kết quả, vì vậy hiệu quả giữa các hệ thống là chƣa đồng đều. - Việc quản lý lịch học cùng thông tin người dạy cũng không được đƣa lên CLMS một cách đầy đủ, do vậy khi Viện ĐTQT muốn thông tin đến người học đều phải qua hệ thống email. Các sinh viên năm nhất chƣa quen với việc sử dụng email, dẫn đến việc chậm/ bỏ sót việc tiếp cận với các thông tin quan trọng.