GIỚI THIỆU
LÝ DO LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU
Kế hoạch thuế 1 (KHT), là tập hợp các hoạt động được hoạch định theo hướng khai thác hợp pháp đối với các chính sách, cơ chế nhằm tạo ra các lợi ích về thuế, và từ đó kỳ vọng mang lại giá trị tăng thêm cho công ty Mục tiêu của KHT là tối ưu hóa khoản thuế phải nộp thông qua cơ hội giảm, giãn, miễn và hoãn thuế Theo đó, KHT có thể đem lại sự gia tăng lợi ích, ảnh hưởng tích cực đến giá trị thị trường của công ty, đồng thời gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu
Trong quản trị tài chính, KHT là một trong những thành phần của kế hoạch tài chính quan trọng và không thể thiếu của doanh nghiệp, bởi lẽ các quyết định tài chính công ty cần phải được xem xét trong môi trường thuế (Van Horne, & Wachowicz, 2008) Trước hết, KHT có liên quan đến tất cả các loại thuế; kết quả thiết lập và triển khai KHT ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền vào hoặc ra của doanh nghiệp khi thực hiện thu hộ Nhà nước các loại thuế gián thu hoặc làm tăng hoặc giảm doanh thu tính thuế, chi phí được trừ thuế, cuối cùng ảnh hưởng đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Tuy nhiên các công ty thường tập trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp, đó là loại thuế trực thu gắn với kết quả hoạt động và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích ròng dành cho cổ đông
Theo quan điểm của lý thuyết nhà quản lý, phòng tài chính sẽ luôn nỗ lực tìm kiếm các cơ hội tiết kiệm tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, qua đó tạo tác động tăng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
2 thuế và dòng tiền hoạt động kinh doanh, và cuối cùng tạo sự gia tăng giá trị doanh nghiệp (GTDN) Do đó, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN cung cấp minh chứng thực nghiệm cho nhà quản lý và các bên có liên quan để có quyết sách phù hợp
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu không thống nhất, bao gồm: (1) KHT ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN, (2) KHT ảnh hưởng ngược chiều đến GTDN, và (3) KHT không ảnh hưởng đến GTDN Sự không nhất quán này có thể do KHT của các doanh nghiệp được triển khai trong những môi trường thuế khác nhau tại các quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể, hoặc KHT tất yếu phải gắn kết chặt chẽ với các quyết định tài chính cụ thể cũng như những đặc điểm riêng của các công ty Desai & Dharmapala (2009) đề xuất hướng nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm quản trị công ty, đại diện là sở hữu của nhà đầu tư tổ chức lên mối quan hệ giữa tránh thuế và GTDN Tuy nhiên, Desai & Dharmapala (2009) chỉ dựa trên lý thuyết đại diện truyền thống, thảo luận vấn đề mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu và nhà quản trị, để giải thích sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN; các tác giả chưa đề cập đến vấn đề xung đột giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ, hoặc mâu thuẫn giữa các cổ đông thuộc các thành phần khác nhau dẫn đến quyết định lựa chọn sự đánh đổi giữa mục đích thu thuế và mục đích gia tăng giá trị cổ phiếu Vu & Le (2021) đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN, trong đó đã chỉ ra sở hữu nhà nước là một yếu tố quan trọng tác động lên sự ảnh hưởng của KHT đến GTDN Tuy nhiên, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nhiều doanh nghiệp niêm yết, Nhà nước là cổ đông, đồng thời là người ban hành chính sách thuế và thu thuế Nguyen & Phan (2017) cho biết trong giai đoạn 2009-
2015 ở Việt Nam mức sở hữu Nhà nước bình quân 27,83% và tỷ lệ sở hữu Nhà nước càng cao mức né tránh thuế càng thấp
Lý thuyết M&M của Modigliani & Miller (1958, 1963) về cơ cấu vốn trong môi trường thuế cho rằng GTDN tăng lên khi sử dụng nợ so với không sử dụng nợ, đó là nhờ khoản tiết kiệm thuế từ lãi vay Như vậy, các công ty vay nợ, hay tổng quát hơn là tiếp cận các nguồn tài trợ sẽ phải cân nhắc đến KHT để khai thác
Hoạch định dòng tiền đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Theo Arnold (2013) và Ehrhardt & Brigham (2011), yếu tố thuế đóng vai trò quan trọng trong hoạch định dòng tiền Do đó, hoạch định dòng tiền phải gắn liền với các quyết định đầu tư dài hạn, đặc biệt là đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp.
Saragih và cộng sự (2021) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô công ty với tránh thuế, theo đó nhóm tác giả cho rằng quy mô công ty càng lớn thì công ty càng có khuynh hướng tránh thuế nhiều hơn Giulia và Mengistu (2019) khẳng định rằng, mặc dù thuế suất theo quy định là như nhau, các doanh nghiệp quy mô nhỏ phải đối mặt với gánh nặng thuế thể hiện qua thuế suất hiệu dụng cao hơn so với doanh nghiệp quy mô lớn, trong khi các doanh nghiệp quy mô trung bình có thuế suất hiệu dụng thấp nhất Như vậy, mức độ hiệu quả tài chính của kế hoạch thuế sẽ có sự khác biệt giữa các công ty khác nhau về quy mô, các công ty quy mô lớn thường có lợi thế hơn và dễ dàng lập kế hoạch thuế với mục tiêu gia tăng giá trị công ty
Những phân tích trên chỉ ra rằng mối quan hệ tác động của KHT đến GTDN sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, đặc biệt là các yếu tố thuộc về đặc điểm công ty, tuy nhiên các nghiên cứu thực nghiệm thường chỉ tiếp cận đơn lẻ và chưa đánh giá đồng thời trên nhiều khía cạnh đặc điểm khác nhau của các công ty Vì vậy, đề tài nghiên cứu về “ Ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp:
Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam ”, theo đó nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng hướng tiếp cận thông qua đánh giá vai trò điều tiết của các yếu tố đặc điểm công ty đối với ảnh hưởng của kế hoạch thuế đến giá trị doanh nghiệp, chúng tôi kỳ vọng đề tài vừa đảm bảo ý nghĩa và đóng góp mới về giá trị khoa học và thực tiễn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất chính sách kế toán thuế (KHT) phù hợp dựa trên đánh giá tác động của KHT đến giá trị doanh nghiệp (GTDN), trong bối cảnh các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến GTDN đối với các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.
Căn cứ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nói trên, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN đối với trường hợp các công ty phi tài chính niêm yết ở Việt Nam
- Đánh giá vai trò điều tiết của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đối với tác động của KHT đến GTDN tại các công ty phi tài chính niêm yết ở Việt Nam
- Đề xuất, khuyến nghị KHT phù hợp với các đặc điểm doanh nghiệp nhằm mục tiêu tăng GTDN cho các công ty phi tài chính niêm yết ở Việt Nam.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài nghiên cứu của đề tài sẽ lần lược trả lời các câu hỏi như sau:
Thứ nhất , với trường hợp các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam,
KHT có ảnh hưởng đến GTDN hay không? Nếu có, KHT ảnh hưởng đến GTDN như thế nào?
Thứ hai , các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp có điều tiết ảnh hưởng của KHT đến GTDN cho trường hợp các công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam hay không? Nếu có, quan hệ điều tiết này như thế nào?
Thứ ba, Các công ty có thể triển khai KHT gắn kết với các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp như thế nào để phù hợp với mục tiêu gia tăng GTDN?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của KHT đến GTDN có sự điều tiết của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp cho trường hợp các công ty phi tài chính
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện với dữ liệu thời gian 7 năm, tính từ năm
2015 đến năm 2021 Sự lựa chọn nghiên cứu bắt đầu từ năm 2015 nhằm đảm bảo tính nhất quán của hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo Thông tư
200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp trước đó
Về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện với 478 công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức tại Việt Nam, không bao gồm các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm; mẫu nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp tài chính bởi đặc trưng hoạt động và hệ thống báo cáo tài chính rất khác biệt với công ty phi tài chính
Với sự giới hạn về nguồn lực, nhóm nghiên cứu không thể xem xét tất cả các yếu tố đặc điểm công ty, theo đó đề tài tiếp cận bao gồm sở hữu Nhà nước, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và mức độ đầu tư tài sản cố định.
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Dữ liệu Đề tài chủ yếu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán hàng năm của các doanh nghiệp và dữ liệu thống kê về sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp thông qua hệ thống dữ liệu FiinPro được cung cấp bởi Công ty Cổ phần FiinGroup
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định tính bổ trợ cho phương pháp định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện mục tiêu nghiên cứu, trong đó:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng như sau: (1) Tổng hợp, phân tích và đúc kết để xây dựng khung lý thuyết cũng như xác định khoảng trống nghiên cứu (2) Lập luận để thiết kế mô hình nghiên cứu (3) Thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết vấn đề nghiên cứu, phát hiện điểm mới và đưa các gợi ý, khuyến nghị có liên quan
Nghiên cứu định lượng sử dụng các phương pháp kỹ thuật chuyên biệt để xác định kết quả nghiên cứu Nổi bật trong số đó là thống kê mô tả, giúp nhận dạng các đặc điểm và đánh giá sơ bộ giá trị biến số trong mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, phân tích tương quan (Correlation Analysis) được áp dụng nhằm khám phá mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình.
Ý NGHĨA KHOA HỌC, ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
analysis) để đo lường mối tương quan thống kê giữa các biến và Phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression) để định lượng hóa và tiên lượng ảnh hưởng các mối quan hệ theo câu hỏi nghiên cứu
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Đóng góp chính của đề tài là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc giải thích vai trò điều tiết của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đối với ảnh hưởng của KHT đến GTDN, góp phần khẳng định cơ sở lý thuyết liên quan Ngoài ra, đề tài sẽ cung cấp minh chứng làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của lập KHT gắn với các quyết định tài chính nhằm tối đa hóa GTDN Bên cạnh đó, với các bằng chứng thực nghiệm đã được khẳng định, đây cũng là cơ sở hình thành và phát triển khung lý thuyết trực tiếp về vai trò điều tiết của các yếu tố đặc điểm doanh nghiệp đối với ảnh hưởng của KHT đến GTDN
Nhóm tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu đề tài không chỉ cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học khối kinh tế, tài chính – ngân hàng, mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định hợp lý về việc lập KHT phù hợp Ngoài ra, việc thực hiện đề tài sẽ góp phần củng cố và phát triển khả năng nghiên cứu và năng lực chuyên môn cho các thành viên tham gia, liên kết hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các đề tài khác.
KẾT CẤU TỔNG QUÁT CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung, bao gồm:
Mục tiêu chương 1 là giới thiệu tổng quát về đề tài Theo đó, Chương 1 sẽ trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu tương ứng, trình bày phạm vi và đối tượng nghiên cứu; ngoài ra, chương này cũng trình bày khái quát dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp thực tiễn của đề tài, và cuối chương này sẽ trình bày kết cấu khái quát các chương của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH THUẾ VÀ GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP 10 1 Kế hoạch thuế
2.1.1.1 Khái niệm kế hoạch thuế
Hoffman (1961) định nghĩa KHT 2 là khả năng thu xếp các hoạt động tài chính theo hướng tối thiểu hóa chi phí thuế, tức là vận dụng hợp pháp các quy định của pháp luật để đạt được mục tiêu cuối cùng của một KHT hiệu quả là tránh thuế (tax avoidance) Rego (2003) làm rõ KHT đem lại lợi cho nhà đầu tư vì giảm chi phí thuế làm tăng thu nhập sau thuế, còn Singhania & Singhania (2019) khẳng định các hoạt động KHT làm giảm chi phí thuế trong khuôn khổ pháp luật, còn gọi là tránh thuế
Theo Scholes & Wofson (1992), kế hoạch thuế hiệu quả (KHT) là những hành động ứng dụng kỹ năng và kiến thức nhằm giảm gánh nặng thuế song song với việc tăng thu nhập sau thuế, hay còn gọi là tối ưu hóa thuế Karayan & Swenson (2007) định nghĩa KHT là các biện pháp liên quan đến thuế được tiến hành theo chiến lược (S) hài hòa với chiến lược chung của công ty, khả năng dự báo (A), đàm phán giữa các bên liên quan (N) và khả năng chuyển đổi giao dịch (T) nhằm tạo ra giá trị gia tăng (VA).
Các định nghĩa trên đây về KHT có thể đồng nhất giữa KHT và tránh thuế (Hoffman, 1961; Rego, 2003; Singhania & Singhania, 2019) hoặc nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng của KHT là tối ưu hóa thuế (Scholes & Wolfson, 1992), hoặc tính chiến lược, khả năng dự báo cũng như làm gia tăng giá trị của KHT (Krayan, 2007) Trong đề tài này nhóm nghiên cứu xác định tiếp cận khái niệm về KHT là
2 Tax planning: Lập kế hoạch thuế/ kế hoạch thuế
11 tập hợp các hoạt động được hoạch định theo hướng khai thác hợp pháp các chính sách, cơ chế nhằm tạo ra các lợi ích về thuế, và từ đó kỳ vọng tạo ra giá trị tăng thêm cho công ty
Như vậy, KHT không theo nghĩa đơn thuần của 1 bản kế hoạch (A plan)
Kế hoạch thuế KHT mang ý nghĩa chiến lược, nhằm tối ưu tổng số thuế phải nộp trong khuôn khổ pháp luật Tuy nhiên, tối ưu không đơn thuần chỉ là giảm chi phí thuế Vì khi doanh nghiệp hướng đến mục đích tối thiểu hóa thuế nộp thì hệ quả có thể làm phát sinh một số chi phí khác hoặc làm giảm doanh thu.
Vì vậy, khi xác định KHT là một phần chiến lược chung của công ty, KHT phải tuân thủ chính sách thuế và luật pháp nói chung, tránh tổn thất cho công ty để duy trì sự phát triển bền vững Ngoài ra, KHT khác với tránh thuế (tax avoidance) hoặc trốn thuế (tax evasion) Trong đó, tránh thuế phản ánh kết quả của các hoạt động thuế hợp pháp nhằm giảm số thuế phải nộp, còn trốn thuế là hoạt động không hợp pháp (Rego, 2003; Singhania & Singhania, 2019) Thuật ngữ “KHT” phù hợp hơn cho rất nhiều các nghiên cứu vì phản ánh được khái niệm về các cố gắng chủ định để tạo ra lợi ích thuế hoặc đầu tư vào các hoạt động thuế một cách thận trọng, trong khi khái niệm tránh thuế chỉ là một phần hay kết quả của KHT Do đó việc sử dụng khái niệm “KHT” có thể tạo ra nhiều hướng nghiên cứu, trong khi thuật ngữ “Tránh thuế” chỉ có thể phản ảnh kết quả của KHT
2.1.1.2 Đo lường kế hoạch thuế
Bảng 2.1 thống kê các chỉ tiêu đo lường KHT theo hai hướng: (1) Đánh giá tổng hợp KHT (2) Đánh giá chi tiết theo từng thành phần KHT Các thước đo được sử dụng linh hoạt trong mỗi nghiên cứu, trong đó chỉ tiêu Thuế suất hiệu dụng kế toán (GAAP ETR) thường được sử dụng rộng rãi để đánh giá khái quát về KHT Ngoài ra, dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này cũng dễ thu thập từ các báo cáo tài chính công khai của các doanh nghiệp
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường KHT
Ký hiệu Đo lường Ý nghĩa Nghiên cứu thực nghiệm
Thuế suất hiệu dụng kế toán = Tổng chi phí thuế/Lợi nhuận kế toán trước thuế
Phản ánh kết quả chung của KHT: Tỷ lệ thuế phải nộp theo ghi nhận kế toán
Tang (2017), Badertscher & cộng sự (2019), Chen & cộng sự (2019), Kubick
Thuế suất hiệu dụng hiện hành = Chi phí thuế hiện hành/Lợi nhuận kế toán trước thuế
Phản ánh phần thuế thực hiện trong năm so với lợi nhuận trước thuế
Thuế suất hiệu dụng bằng tiền =
Số thuế bằng tiền/Thu nhập tính thuế
Phản ánh số thuế ước tính phải nộp bằng tiền so với lợi nhuận tính thuế
Dyreng & cộng sự (2008), Hanlon & Shevlin (2009), Kubick & cộng sự
Chênh lệch thu nhập kế toán và thu nhập tính thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thu nhập tính thuế
Sự khác biệt giữa thu nhập ghi nhận theo kế toán và thu nhập theo thuế
Wahab & cộng sự (2010, 2012), Ling & cộng sự (2018), Plesko (2003), Manzon
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường KHT (tiếp theo)
KHTD/BVE Chênh lệch vĩnh viễn/Giá trị vốn cổ phần
Theo Wahab và cộng sự (2010, 2012), sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế xuất phát từ sự ghi nhận khác biệt về doanh thu và chi phí giữa quy định thuế và kế toán, ảnh hưởng đến giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp.
TTD/BVE Chênh lệch tạm thời/Giá trị vốn cổ phần
Sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ sự khác biệt về thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí giữa quy định thuế và kế toán Những khoản chênh lệch này ảnh hưởng đến giá trị vốn cổ phần của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường KHT (tiếp theo)
TLOSS/BVE Lỗ được trừ thuế/Giá trị vốn cổ phần
Lỗ được trừ khỏi thu nhập chịu thuế so với giá trị vốn cổ phần
Thu nhập do chênh lệch thuế suất nước ngoài/Giá trị vốn cổ phần
Thu nhập do chênh lệch thuế suất nước ngoài so với giá trị vốnc cổ phần
TUNC/BVE Các khoản khác/Giá trị vốn cổ phần
Các khoản chênh lệch khác so với giá trị vốn cổ phần
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp từ các nghiên cứu trước
2.1.1.3 Khung lý thuyết trong lập kế hoạch thuế
Khung lý thuyết trong lập KHT thường được đề cập trong các nghiên cứu trước gồm có khung lý thuyết theo quan điểm của Scholes & Wofson (1992) và Karayan & Swenson (2007)
Quan điểm của Scholes và Wolfson (1992)
KHT cần tuân thủ 3 nguyên tắc là: (1) Đề cập đến tất cả các biên liên quan (cả khách hàng, người lao động, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh) (2) Phản ánh tất cả các loại thuế (kể cả khoản thuế hiện 3 - “explicit taxes” và các khoản thuế ẩn 4 - “implicit taxes”) (3) Phản ánh tất cả các loại chi phí (bao gồm cả chi phí thuế - “tax cost” và chi phí không phải thuế - “nontax cost”)
Scholes & Wolfson (1992) tập trung vào chiến lược thuế đối với lương thưởng, kế hoạch hưu trí của người lao động, KHT đa quốc gia, KHT khi thành lập, hoạt động, lựa chọn cấu trúc vốn và thanh lý doanh nghiệp, mua bán sáp nhập, bất động sản và quà tặng, cụ thể: (1) Chuyển từ loại thu nhập này sang loại thu nhập khác (2) Chuyển thu nhập từ chủ thể này sang chủ thể khác (3) chuyển thu nhập từ thời điểm này sang thời điểm khác
Shackelford & Shevlin (2001) đã thừa nhận cách tiếp cận tích cực của khung xây dựng kế hoạch thuế của Scholes & Wolfson (1992) trong đánh giá vai trò của các loại thuế đối với các tổ chức Ngoài ra, Ling & cộng sự (2018), Wahab & Holland (2012) cũng dựa vào khung xây dựng kế hoạch thuế của Scholes
&Wolfson (1992) để phát triển các nghiên cứu về KHT
Quan điểm của Karayan & Swenson (2007)
Karayan & Swenson (2007) cho rằng giảm nghĩa vụ thuế phải nộp của doanh nghiệp có thể đạt được thông qua một trong bốn phương thức: tạo mới (creation), chuyển đổi (conversion), thời điểm (timing) và chia tách (splitting) Trong đó:
3 Thuế hiện (explicit taxes) là khoản thuế người chịu thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước
4 Thuế ẩn (implicit tax) là khoản thuế không phải nộp do lựa chọn hình thức đầu tư thay thế có ưu đãi thuế
- Tạo mới: lập thêm chi nhánh hoặc công ty mới tại nơi có thuế suất thấp
- Chuyển đổi: việc thay đổi cơ chế hoạt động, thay đổi bản chất giao dịch để tài sản và thu nhập được tạo ra chịu mức thuế suất thấp hơn
- Thời gian: việc dịch chuyển giá trị chịu thuế sang kỳ tính thuế có lợi hơn
- Chia tách là việc chia giá trị chịu thuế cho hai hay nhiều đối tượng chịu thuế để làm giảm tổng thuế phải nộp của tất cả đối tượng chịu thuế
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1 trình bày quy trình nghiên để đánh giá ảnh hưởng của KHT đến GTDN của các công ty phi tài chính niêm yết ở Việt Nam cụ thể như sau:
Bước 1: Đề tài tiếp cận tổng quan về KHT và GTDN, xây dựng khung lý thuyết để luận giải ảnh hưởng của KHT đến GTDN, đồng thời khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm để xác định khoảng trống nghiên cứu
Bước 2: Đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu, phương trình hồi quy và đưa ra các giả thiết nghiên cứu Ngoài ra, đề tài chọn mẫu nghiên cứu và mô tả tiếp cận dữ liệu nghiên cứu
Bước 3: Đề tài thu thập và xử lý dữ liệu theo mô hình nghiên cứu và đối với các mẫu nghiên cứu đã được xác định trong Bước 2
Bước 4: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và hồi quy dữ liệu bảng để xác định kết quả nghiên cứu
Bước 5: Tiến hành kiểm định giả thuyết bằng kiểm định F hoặc kiểm định T tại mức ý nghĩa 1%, 5% hoặc 10% để xác định biến giải thích có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích biến phụ thuộc Đồng thời, thực hiện các kiểm định để lựa chọn giữa mô hình hồi quy OLS gộp dữ liệu, mô hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.
Bước 6: Tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình: hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi Trong trường hợp không có các khuyết tật, đề tài kết hợp với bước 5 để thực hiện bước 7; khắc phục bằng mô hình ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh (PCSE) để tìm ra kết quả hồi quy
43 cuối cùng kèm theo kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tại bước 5 và chuyển sang bước 7
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Bước 7: Từ kết quả hồi quy, đề tài tiến hành thảo luận, kết luận và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu Ngoài nội dung thảo luận dựa vào kết quả phân tích hồi quy, đề tài sử dụng phân tích thống kê mô tả và phân tích tương quan bằng hệ số tương quan nhằm đảm bảo sự vững chắc hơn cho việc
1 Khảo lược cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm
5b Kiểm định lựa chọn kết quả hồi quy
5a Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
2 Thiết kế mô hình & mẫu nghiên cứu
4 Lựa chọn phương pháp và xác định kết quả nghiên cứu
7 Thảo luận, kết luận và gợi ý, khuyến nghị
3 Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu
6 Kiểm định các vi phạm cơ bản của mô hình
44 trả lời các câu hỏi nghiên cứu, để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, qua đó kỳ vọng các gợi ý, khuyến nghị sẽ đảm bảo tính khoa học và thực tiễn.
GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong quản trị tài chính, KHT là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sau thuế thông qua các hoạt động thuế có chủ định của nhà quản trị Lý thuyết đại diện cho rằng các quyết định quản trị không đồng nhất với lợi ích của cổ đông không đem lại giá trị tăng thêm khi thực hiện KHT, thậm chí doanh nghiệp càng khai thác KHT càng làm giảm GTDN (Desai và cộng sự, 2009; Wahab, 2012; Khaoula và cộng sự, 2019…) Tuy nhiên, khi cổ đông chi phối đồng thời là nhà quản trị, các cố gắng giảm nghĩa vụ thuế có chủ định được thực hiện sẽ góp phần nâng cao GTDN Điều này phù hợp với lý thuyết nhà quản lý khi luận giải ảnh hưởng thuận chiều của KHT đến GTDN Do đó, đề tài đồng thuận với kết quả của các nghiên cứu của Ji và cộng sự (2018), Tang (2017), Bryant-Kutcher và công sự (2012) … trong giả thuyết H 1 dưới đây:
H 1 : KHT ảnh hưởng thuận chiều đến GTDN, nghĩa là KHT đo lường bằng thuế suất hiệu dụng (ETR) ảnh hưởng ngược chiều lên GTDN
Desai & Dharpamala (2009) chỉ ra mức độ sở hữu của nhà đầu tư tổ chức là đặc điểm quản trị quan trọng có ảnh hưởng đến GTDN cũng như mối quan hệ giữa KHT và GTDN Trong bối cảnh của một nền kinh tế sau 37 năm đổi mới, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa đáng kể tại nhiều công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, tùy thuộc vào mức độ sở hữu của Nhà nước tại các doanh nghiệp này Theo lý thuyết đại diện, cổ đông sở hữu cổ phần ở mức chi phối và đồng thời là nhà quản trị sẽ hóa giải được xung đột lợi ích giữa nhà quản trị và chủ sở hữu, góp phần khai thác các quyết định thuế theo hướng tối đa hóa giá trị cổ đông, gia tăng GTDN và làm mạnh thêm mối quan hệ giữa KHT và GTDN Lý thuyết nhà quản lý và lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” ủng hộ cho luận điểm này Ngược lại, khi sở hữu của cổ đông Nhà nước ở mức thấp hoặc không kiểm soát, theo lý thuyết “can thiệp có động cơ”, sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp có thể tạo thêm chi phí do Nhà nước ưu tiên mục tiêu tăng thu ngân sách từ thuế hoặc chịu nhiều chi phí về
45 thủ tục liên quan đến thực hiện KHT Nghiên cứu của Desai & Dharmapala (2009) và Santana & Rezende (2016) đều cho kết luận về mức độ sở hữu làm mạnh thêm mối quan hệ ngược chiều giữa né tránh thuế và GTDN
Theo Le và cộng sự (2022), tác động điều tiết của sở hữu nhà nước tới mối quan hệ giữa KHT và GTDN phụ thuộc vào sở hữu nhà nước ở mức kiểm soát hay không Sở hữu nhà nước không kiểm soát (nhà nước sở hữu ≤ 50% số cổ phần) làm suy yếu mối quan hệ KHT và GTDN Ngược lại, sở hữu nhà nước kiểm soát (nhà nước sở hữu ≥ 50% số cổ phần) sẽ làm mạnh thêm mối quan hệ này.
H 2a : Nhìn chung, sở hữu nhà ảnh hưởng ngược chiều lên mối quan hệ giữa KHT và GTDN, nghĩa là sở hữu Nhà nước làm suy yếu mối quan hệ giữa KHT và giá trị doanh nghiệp
Khả năng đạt được hiệu quả của kế hoạch thuế sẽ khác nhau ở các công ty khác biệt về quy mô, theo đó các công ty có quy mô lớn thường dễ dàng tham gia vào các hoạt động tránh thuế, hay tìm kiếm những cơ hội giảm hợp pháp các nghĩa vụ thuế; trong khi đó các công ty quy mô nhỏ sẽ ngược lại (Saragih & cộng sự, 2021; Giulia & Mengistu, 2019; Duan & cộng sự, 2018) Theo đó, Le Hoàng Vinh và Vũ Thị Anh Thư (2022) tìm thấy kết quả tương tự khi cho rằng các công ty có quy mô lớn khai thác KHT tốt hơn so với các công ty quy mô nhỏ Điều này phù hợp với luận điểm của lý thuyết quyền lực chính trị Vì vậy trong nghiên cứu này, nhóm tác giả kỳ vọng tồn tại sự khác biệt đáng kể về ảnh hưởng của KHT đến GTDN giữa các nhóm công ty theo quy mô, cụ thể rằng các công ty quy mô lớn sẽ có lợi thế hơn trong việc triển khai kế hoạch thuế và gia tăng giá trị công ty, và ngược lại Do đó, giả thuyết tiếp theo của đề tài được phát biểu như sau:
H 2b : Quy mô công ty điều tiết tăng ảnh hưởng của KHT đến GTDN
Theo lý thuyết đánh đổi, GTDN tăng lên khi khi công ty gia tăng hợp lý mức vốn vay trong cơ cấu vốn, điều này được giải thích tập trung vào lợi ích nhờ khoản
46 tiết kiệm thuế từ lãi vay (Van Horne & Wachowicz, 2008; Arnold, 2013) De Mooij (2011) cho rằng các doanh nghiệp có xu hướng vay nợ nhiều để gia tăng lợi ích về thuế, do lãi vay là khoản chi phí được trừ khi tính thuế Fauzan & cộng sự (2019), Maula & cộng sự (2019) đều đúc kết rằng các công ty sẽ tăng cường quản trị thuế khi gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính, qua đó gia tăng lợi nhờ giảm thuế Với những phân tích này, nhóm nghiên cứu đề xuất giả thuyết nghiên cứu tiếp theo:
H 2c : Đòn bẩy tài chính điều tiết tăng ảnh hưởng của KHT đến GTDN
Tài sản cố định là khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là nền tảng để doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, và theo đó chi phí đầu tư tài sản cố định sẽ được phân bổ vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo định kỳ nhằm mục đích báo cáo tài chính và mục đích tính thuế (Ngô Kim Phượng
Khấu hao tài sản cố định giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp (ETR) Mối quan hệ này cho thấy mức độ đầu tư vào tài sản cố định ảnh hưởng ngược chiều lên ETR Nghiên cứu thực nghiệm của Gupta & Newberry (1997), Richardson & Lanis (2007), Xing và cộng sự (2021) đã xác nhận mối quan hệ này.
& Shujun (2007), Elena & Antonio (2014), Ioannis & cộng sự (2019) đều khẳng định ảnh hưởng ngược chiều từ mức độ đầu tư tài sản cố định đến ETR tại các doanh nghiệp Dharma & Noviari (2017) cho rằng hiệu quả hoạt động của công ty sẽ tăng lên do giảm gánh nặng thuế và sẽ đạt được mức đền bù hiệu quả hoạt động mong muốn của người quản lý Tuy nhiên, việc gia tăng đầu tư tài sản cố định sẽ dẫn đến đòn bẩy hoạt động cao hơn, nếu doanh thu không đủ lớn sẽ dẫn đến rủi ro kinh doanh cao và tác động tiêu cực đến hiệu quả doanh nghiệp (Van Horne & Wachowicz, 2008; Arnold, 2013; Ngô Kim Phượng & cộng sự, 2021), khi đó các công ty cần tập trung nguồn lực để kiểm soát rủi ro kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả tài chính của các cơ hội đầu tư hơn là lợi ích thuế từ khấu hao Vì vậy, mức độ đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định sẽ đóng vai trò thay thế đối với mối quan hệ giữa KHT với GTDN, và nhóm nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng:
H 2d : Đầu tư tài sản cố định điều tiết giảm ảnh hưởng của KHT đến GTDN
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.1 Khái quát mô hình nghiên cứu
Căn cứ lược khảo và xác định khoảng trống nghiên cứu tại chương 2, kết hợp với các giả thuyết tại mục 3.2, nhóm nghiên cứu xác định 2 mô hình nghiên cứu của đề tài như sau:
(1) TOBINQ i,t = ρ + α 1 TAX i,t + α 2 SOWN i,t + α 3 LEV i,t + α 4 TANG i,t
(2) TOBINQ i,t = σ + β 1 TAX i,t + β 2 SOWN i,t + β 3 LEV i,t + β 4 TANG i,t
+ β 5 SIZE i,t + β 6 (TAX.SOWN) i,t + β 7 (TAX.SIZE) i,t + β 8 (TAX.LEV) i,t + β 9 (TAX.TANG) i,t + ε i,t
- TOBINQ là biến phụ thuộc, thể hiện giá trị doanh nghiệp
- TAX là biến độc lập, thể hiện kế hoạch thuế
- SOWN là biến kiểm soát, thể hiện tỷ lệ sở hữu Nhà nước
- TANG là biến kiểm soát, thể hiện mức độ đầu tư tài sản cố định
- LEV là biến kiểm soát, thể hiện đòn bẩy tài chính
- SIZE là biến kiểm soát, thể hiện quy mô doanh nghiệp
- TAX.SOWN là biến tương tác giữa SOWN với TAX, theo đó đề tài xác định vai trò điều tiết của sở hữu Nhà nước đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN
- TAX.SIZE là biến tương tác giữa SIZE với TAX, theo đó đề tài xác định vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN
- TAX.LEV là biến tương tác giữa LEV với TAX, theo đó đề tài xác định vai trò điều tiết của đòn bẩy tài chính đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN
- TAX.TANG là biến tương tác giữa TANG với TAX, theo đó đề tài xác định vai trò điều tiết của mức độ đầu tư tài sản cố định đến ảnh hưởng của KHT đến GTDN
- α, β lần lượt là hệ số hồi quy của các biến giải thích (biến độc lập, biến tương tác và biến kiểm soát)
- i và t tương ứng với từng doanh nghiệp và theo từng năm
- μ, là sai số ngẫu nhiên
Theo nghiên cứu của Desai & Dharmapal (2009), nhóm nghiên cứu đã sử dụng chỉ số Tobin's Q để đo lường GTDN cho doanh nghiệp i tại thời điểm t Tuy nhiên, việc xác định chính xác chỉ số này là không khả thi, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam Do đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất tính toán Tobin's Q gần đúng theo phương pháp của Chung & Pruitt (1994), đã được áp dụng trong nhiều nghiên cứu khác (Bryant-Kutcher và cộng sự, 2012; Santana & Rezende, 2016; Tang, 2017) Công thức tính Tobin's Q điều chỉnh cụ thể như sau:
Tổng giá trị sổ sách của nợ + Tổng giá thị trường của cổ phiếu Tổng giá trị tài sản theo sổ sách Căn cứ vào chỉ số Tobin’s Q, sự so sánh giữa giá trị của công ty so với chi phí thay thế tổng tài sản sẽ quyết định hành vi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của công ty (Tobin, 1969) Chỉ số Tobin’s Q có thể bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1 Theo đó, Tobin’s Q lớn hơn 1 có nghĩa là thị trường định giá cao giá trị công ty và nhà đầu tư cũng kỳ vọng về tương lai tốt đẹp của doanh nghiệp Ngược lại, Tobin’s nhỏ hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp bị thị trường định giá thấp và nhà đầu tư đang bi quan về triển vọng của doanh nghiệp Với cách lập luận này Tobin (1969) nhìn nhận giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ hội tăng trưởng của nó
Ngoài ra, để xem xét tính vững của mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu còn lựa chọn đo lường GTDN dựa vào tỷ số giữa giá trị thị trường với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (PBV), tương tự tiếp cận thực nghiệm của Witjaksono (2020), Jihadi & cộng sự (2021), Fitriani & cộng sự (2021)
Tổng giá thị trường của vốn chủ sở hữu Tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Kế hoạch thuế Đề tài xác định đo lường biến TP bằng thuế suất hiệu dụng kế toán (viết gọn là ETR), được đo lường như sau:
ETR = Tổng chi phí thuế thu nhập (hiện hành và hoãn lại)
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Thuế suất hiệu dụng kế toán phản ánh gánh nặng thuế của doanh nghiệp so với thu nhập tạo ra trong kỳ ETR thấp hơn thuế suất theo luật định (Statutory tax rate
- STR) thể hiện doanh nghiệp đã có quyết định mang lại những lợi ích về thuế và ngược lại ETR càng nhỏ có nghĩa là các doanh nghiệp tận dụng tốt KHT hoặc KHT có kết quả tích cực Dưới góc độ quản lý tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm ETR, góp phần gia tăng lợi nhuận và tiến đến gia tăng giá trị tài sản của công ty cũng như của cổ đông
Trong điều kiện của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu đồng thuận với khá nhiều nghiên cứu cho rằng KHT tác động thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp (Bryant-Kutcher & cộng sự, 2012; Khaoula & cộng sự, 2015; Tang & cộng sự, 2017) Nói cách khác khi doanh nghiệp càng tối giảm chi phí thuế, giá trị doanh nghiệp càng tăng
Nghiên cứu của Desai & Dharmapala (2009) đã chỉ ra rằng sở hữu của nhà đầu tư tổ chức tác động cùng chiều đến giá trị doanh nghiệp Cơ cấu sở hữu nói chung và sở hữu của cổ đông chi phối nói riêng là một yếu tố quan trọng chi phối hiệu quả quản trị doanh nghiệp, phản ảnh qua GTDN Trong bối cảnh sau chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam, Nhà nước đóng vai trò quan trọng Biến sở hữu Nhà nước làm biến kiểm soát được đo lường như sau:
Tỷ lệ sở hữu của Nhà nước= Giá trị cổ phần của Nhà nước
Tổng giá trị cổ phần của công ty Chỉ số này cho thấy tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong giá trị thị trường của công ty càng lớn chứng tỏ khả năng ảnh hưởng đến doanh nghiệp càng cao Trong bối cảnh của Việt Nam, theo lý thuyết “bàn tay hỗ trợ” sở hữu Nhà nước góp phần hỗ trợ doanh nghiệp (helping hand) và doanh nghiệp tận dụng được lợi thế về quy
50 mô Ngoài ra, Nhà nước - cổ đông lớn trong doanh nghiệp là có thể giảm chi phí đại diện do dễ dàng thống nhất mục tiêu giữa nhà quản trị và cổ đông Sở hữu Nhà nước đem lại ưu thế chính trị cho doanh nghiệp trong việc giảm gánh nặng thuế, từ đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp
Mức đầu tư tài sản cố định
Trong quản trị tài chính, các nhà đầu tư cần cân nhắc quyết định đầu tư trong bối cảnh thuế ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp Mức độ đầu tư vốn thông qua chỉ số Tangible Assets over Gross Assets (TANG) phản ánh đặc điểm chung của công ty về hiệu quả đầu tư vào tài sản cố định Chỉ số TANG này được đo lường bằng tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản = Tài sản cố định
MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hồ Chí Minh và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu có mục đích và xác định được mẫu nghiên cứu gồm
478 doanh nghiệp trong giai đoạn 2015-2021 (danh sách chi tiết tại Phụ lục 1) Cụ thể mẫu nghiên cứu lựa chọn các doanh nghiệp khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:
Doanh nghiệp ngoài ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) có đặc thù riêng trong các quyết định tài chính và báo cáo tài chính, do đó không được áp dụng theo các quy định về công bố thông tin đối với ngành tài chính.
(ii) Cổ phiếu của doanh nghiệp vẫn còn niêm yết trên thị trường tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2021
(iii) Có đầy đủ báo cáo tài chính từ năm 2015 đến năm 2021
(iv) Tất cả báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo kiểm toán cho ý kiến chấp nhận tính hợp lý và trung thực theo nguyên tắc trọng yếu
(v) Các doanh nghiệp có đầy đủ số liệu về số thuế phải nộp, thu nhập trước thuế và giá trị của các biến kiểm soát khác
3.4.2 Dữ liệu nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và các tài liệu khác có liên quan từ năm 2015 đến năm 2021 của công ty phi tài chính niêm yết tại Việt Nam Như vậy, đề tài nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu bảng (panel data), với sự hỗ trợ xử lý dữ liệu của Excel và Eviews 12.0 Thời gian lấy dữ liệu là giai đoạn 2015-2021, đảm bảo về thời gian, tính thống nhất của chế độ kế toán và kế thừa và lấp đầy khoảng trống của nghiên cứu trước có liên quan, cụ thể:
(i) Giai đoạn dài: ít nhất là 5 năm
(ii) Thời điểm năm 2015 là thời điểm quy định mới về kế toán đối với các công ty phi tài chính được áp dụng, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Điểm mới của Thông tư 200 có nhiều nội dung thay đổi
Những quy định trong Thông tư 57 chủ yếu bao hàm các chế độ kế toán thuế về phương pháp ghi nhận doanh thu tính thuế, chi phí được trừ, thuế thu nhập hoãn lại hoặc bỏ quy định bắt buộc công khai về “Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước” trong báo cáo tài chính.
Dữ liệu của đề tài nghiên cứu được trích từ báo cáo tài chính và dữ liệu thống kê được cung cấp bởi Công ty Cổ phần FiinGroup Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được trình bày chi tiết tại Phụ lục 2.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
TÍNH DỪNG CỦA DỮ LIỆU VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kiểm định Levin, Lin & Chu (2002) để kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng, theo đó các kết quả lần lượt được tổng hợp tại Bảng 4.1 P-value của tất cả trường hợp kiểm định đối với các biến TOBINQ, TAX, SOWN, SIZE, LEV và TANG đều ở mức nhỏ hơn 0,05, vì vậy kết luận rằng chuỗi dữ liệu của các biến trong mô hình đều dừng
Bảng 4.1 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
Biến Kiểm định Levin, Lin & Chu
Nguồn: Xử lý của nhóm nghiên cứu từ Eviews 12
4.1.2 Phân tích thống kê mô tả các biến
Tiếp theo, kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình theo giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn và số quan sát được tổng hợp tại Bảng 4.2 Theo đó, tất cả các biến đều có 3.346 quan sát từ 478 công ty trong giai đoạn 7 năm (2015-2021), cho thấy dữ liệu thuộc dạng bảng cân bằng
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến
Giá trị nhỏ nhất Độ lệch chuẩn
TOBINQ 1,1335 86,834 0,0813 1,6079 3.346 TAX 0,1982 10,4014 0,0000 0,2659 3.346 SOWN 0,2627 0,9672 0,0000 0,2643 3.346 SIZE 5,8017 8,2832 1,7099 0,7382 3.346 LEV 0,4728 0,9693 0,0041 0,2229 3.346 TANG 0,2151 0,9559 0,0000 0,2061 3.346
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Bảng 4.2 phản ánh chỉ số TOBINQ trung bình là 1,1335, cho thấy giá trị thị trường của các công ty cao hơn giá trị sổ sách Kết quả này thể hiện mục tiêu tài chính của các công ty và sự gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông Về kế hoạch thuế, chỉ số TAX trung bình là 19,82%, thấp hơn thuế suất phổ thông quy định bởi Nhà nước, cho thấy các công ty đã giảm được gánh nặng thuế hiệu quả Sở hữu Nhà nước tại các công ty niêm yết vẫn ở mức đáng kể, phản ánh từ chỉ số SOWN trung bình là 26,27%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cao, cho phép Nhà nước kiểm soát và ảnh hưởng đến các chính sách, quyết định tài chính của doanh nghiệp niêm yết Các công ty niêm yết có tỷ lệ đòn bẩy (LEV) trung bình thấp, cho thấy chúng ưu tiên vốn chủ sở hữu hơn nợ để tài trợ cho hoạt động, đảm bảo tính ổn định về tài chính Quy mô các công ty niêm yết đa dạng, ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của doanh nghiệp theo lý thuyết đại diện.
Biến TANG có giá trị trung bình là 21,51% và cao nhất là 95,59% Đây là khoản đầu tư dài hạn với chi phí đầu tư lớn, ảnh hưởng đáng kể đến năng lực sản xuất kinh doanh và rủi ro kinh doanh Vì vậy các công ty cần phải cân nhắc đánh giá hiệu quả tài chính dựa trên dòng tiền tăng thêm sau thuế kết hợp suất chiết khấu thích hợp theo lý thuyết hoạch định vốn đầu tư trong quản trị tài chính
4.2 MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN VÀ HỆ SỐ PHÓNG ĐẠI PHƯƠNG SAI
Nhóm nghiên cứu đã xác định ma trận hệ số tương quan giữa các biến và hệ số phóng đại phương sai (VIF), những kết quả này được tổng hợp trình bày tại Bảng 4.3
7 Khoản 2, Khoản 4 Điều 148 Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2020
Bảng 4.3 Ma trận hệ số tương quan và VIF
TOBINQ TAX SOWN SIZE LEV TANG
* , ** , *** lần lượt là mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% ns không ý nghĩa thống kê
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Thứ nhất , hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc TOBINQ với các biến giải thích (TAX, SOWN, SIZE, LEV, TANG)
Căn cứ Bảng 4.3, các biến TAX, SOWN và SIZE lần lượt tương quan âm, dương và dương với biến TOBINQ, tuy nhiên những mối quan hệ này không đảm bảo được mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10% Trong khi đó, biến LEV tương quan âm với biến TOBINQ với mức ý nghĩa thống kê 1%, chỉ ra rằng biến động giá trị công ty trái chiều với biến động mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Ngoài ra, biến TOBINQ còn tương quan dương với biến TANG theo mức ý nghĩa thống kê 10%, có nghĩa là đầu tư nhiều (hoặc ít) hơn vào tài sản cố định biến động cùng chiều với giá trị công ty
Thứ hai , hệ số tương quan giữa các biến giải thích (TAX, SOWN, SIZE, LEV,
TANG) với nhau và VIF
Xem xét hệ số tương quan giữa các biến TAX, SOWN, SIZE, LEV, TANG với nhau, các trường hợp âm dao động từ -0,0245 (TAX với TANG) đến -0,0490 (LEV với TANG), và các trường hợp dương dao động từ 0,0368 (TAX với SOWN) đến 0,3661 (SIZE với LEV) Với những kết quả này, theo Hair & cộng sự (2006) và Gujarati (2008), nhóm nghiên cứu khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu không phải là vấn đề nghiêm trọng Sự khẳng định này trở nên vững chắc hơn khi nhóm nghiên cứu xem xét các VIF, tất cả các trường hợp đều ở mức nhỏ hơn 10, cho khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến không nghiêm trọng (Hair & cộng sự, 2006; Gujarati, 2008).
KẾT QUẢ HỒI QUY
4.3.1 Kết quả hồi quy mô hình thứ nhất
Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu thứ nhất theo phương pháp bình phương tối thiểu bình thường (POLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được trình bày trong Bảng 4.4 Các kiểm định thống kê đã được thực hiện để xác định mô hình hồi quy phù hợp nhất cho dữ liệu.
Trên cơ sở kết quả ước lượng theo POLS, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Breusch-Pagan với P-value xác định được là 0,0000, nhỏ hơn 5% cho khẳng định kết quả ước lượng theo REM phù hợp hơn POLS Tiếp tục với kết quả ước lượng theo FEM, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Redundant Fixed Effects với P-value xác định được là 0,0000, nhỏ hơn 5% cho khẳng định kết quả ước lượng theo FEM phù hợp hơn POLS Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman trên kết quả ước lượng theo REM, P-value của kiểm định này là 0,0379, nhỏ hơn 0,05 nên khẳng định kết quả ước lượng theo FEM phù hợp hơn REM Như vậy, tổng hợp 3 kiểm định cho kết quả lựa chọn FEM là phù hợp hơn REM và POLS
Với sự lựa chọn là FEM như vừa đề cập trên, nhóm nghiên cứu kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan, bởi vì FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mô hình nên không có hiện tượng tự tương quan (Susmel, 2015; Hair & cộng sự, 2006)
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo POLS, FEM và REM cho mô hình 1
Biến và Kiểm định POLS FEM REM
* , ** , *** lần lượt là mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% ns không ý nghĩa thống kê
[ ] là sai số chuẩn, và ( ) là P-value của các kiểm định
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Ngoài ra, dựa trên kết quả ước lượng theo FEM đã lựa chọn, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald để xem xét hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kết quả P-value của kiểm định này tại Bảng 4.4 là 0,0000, chỉ ra rằng mô hình có sự
67 tồn tại của phương sai sai số thay đổi, theo đó nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh (PCSE) để khắc phục vấn đề này Kết quả ước lượng theo PCSE được trình bày tại Bảng 4.5 với cột biến phụ thuộc TOBINQ Ngoài ra, như đã đề cập tại chương 3, nhóm nghiên cứu còn sử dụng PCSE với biến phụ thuộc được đại diện bởi PBV để xem xét tính ổn định của mô hình, kết quả ước lượng cũng được trình bày tại Bảng 4.5
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo PCSE cho mô hình 1
Biến độc lập Biến phụ thuộc
* , *** lần lượt là mức ý nghĩa thống kê 10% và 1%
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình thứ hai
Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu thứ hai theo POLS, FEM và REM, kèm theo là các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp, được nhóm nghiên cứu trình bày tại Bảng 4.6
Với kết quả ước lượng theo POLS cho mô hình thứ hai, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Breusch-Pagan với P-value xác định được là 0,0000, nhỏ hơn 5% cho khẳng định kết quả ước lượng theo REM phù hợp hơn POLS Tiếp tục với kết quả ước lượng theo FEM, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Redundant Fixed Effects với P-value xác định được là 0,0000, nhỏ hơn 5% cho khẳng định kết quả ước lượng theo FEM phù hợp hơn POLS Cuối cùng, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman trên kết quả ước lượng theo REM, P-value của kiểm định này là 0,1468, lớn hơn 0,05 nên khẳng định kết quả ước lượng theo REM phù hợp hơn FEM Như vậy, tổng hợp 3 kiểm định cho kết quả lựa chọn REM là phù hợp hơn FEM và POLS
Dựa trên kết quả ước lượng cho mô hình thứ hai theo REM đã lựa chọn, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Panel Cross-section Heteroskedasticity LR để xem xét hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kết quả P-value của kiểm định này tại Bảng 4.6 là 0,0000, nhỏ hơn 5% nên chỉ ra rằng mô hình có sự tồn tại của phương sai sai số thay đổi
Ngoài ra, để đánh giá vấn đề tự tương quan, nhóm nghiên cứu sử dụng kiểm định Wooldridge Trên phần mềm Eviews 12.0, dựa vào kết quả ước lượng cho mô hình thứ hai đã lựa chọn trên, nhóm nghiên cứu thực hiện lấy phần dư, và sau đó hồi quy phần dư theo độ trễ là 1 được trình bày tại Bảng 4.7 Hệ số ước lượng xác định được là 0,1135 (xem Bảng 4.7), dẫn đến bác bỏ giả thuyết H 0 là không có tự tương quan (hệ số tự tương quan là -0,5) Bên cạnh đó, kiểm định Wald trên cơ sở kết quả hồi quy phần dư trình bày tại Bảng 4.8 cho khẳng định một cách vững chắc về việc bác bỏ giả thuyết H 0 (không có tự tương quan trong mô hình)
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo POLS, FEM và REM cho mô hình 2
Biến và Kiểm định POLS FEM REM
* , ** , *** lần lượt là mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% ns không ý nghĩa thống kê
[ ] là sai số chuẩn, và ( ) là P-value của các kiểm định
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy phần dư
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Bảng 4.8 Kiểm định Wald từ hồi quy phần dư
Test Statistic Value df Probability t-statistic 33,0256 2866 0,0000
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Như vậy, REM được lựa chọn phù hợp hơn POLS và FEM, nhưng mô hình trong trường hợp này có tồn tại 2 vấn đề là tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Theo đó nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh (PCSE) để khắc phục những vấn đề này
Kết quả ước lượng theo phương pháp PCSE được thể hiện ở Bảng 4.9 với biến phụ thuộc là TOBINQ Ngoài ra, như đã trình bày ở Chương 3, nhóm nghiên cứu còn sử dụng PCSE với biến phụ thuộc là PBV để kiểm tra tính ổn định của mô hình, kết quả ước lượng cũng được trình bày ở Bảng 4.9.
Với trường hợp giá trị công ty được đại diện bởi TOBINQ, kết quả ước lượng tại Bảng 4.9 chỉ ra rằng:
Thứ nhất , Biến TAX có hệ số hồi quy là -0,4756 với mức ý nghĩa thống kê
Các biến thuế đều có hệ số hồi quy đáng kể về mặt thống kê, cho thấy tác động đa chiều của các biến thuế đến giá trị công ty Cụ thể, thuế suất hiệu dụng có ảnh hưởng tiêu cực, sở hữu nhà nước đóng vai trò điều hòa, quy mô công ty có tác động tích cực, trong khi mức độ biến động của lợi nhuận có ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị công ty.
Việc đầu tư tài sản cố định (71%) có tác động giảm nhẹ đến ảnh hưởng của kế hoạch thuế đối với giá trị công ty Tuy nhiên, hệ số hồi quy của biến TAX.LEV (0,0637) không đạt mức ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 1%, 5% hoặc 10% Do đó, không thể kết luận rằng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính có vai trò quan trọng trong việc điều tiết tác động của kế hoạch thuế đến giá trị công ty.
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo PCSE cho mô hình 2
Biến độc lập Biến phụ thuộc
* , ** , *** lần lượt là mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% ns không ý nghĩa thống kê
Nguồn: Xử lý của nhóm tác giả từ Eviews 12
Thứ hai, với mức ý nghĩa thống kê 1%, các biến SOWN, SIZE, LEV và TANG đều tác động ngược chiều đến biến TOBINQ Theo đó, các công ty gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần bởi Nhà nước sẽ tác động giảm giá trị công ty, và ngược lại Ngoài ra, giá trị công ty sẽ tăng (giảm) nếu công ty giảm (tăng) quy mô, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và mức độ đầu tư tài sản cố định.