1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính

172 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Tài Chính
Tác giả Ts. Trần Tuấn Vinh, Ts. Lưu Thu Quang, Ts. Vương Thị Hương Giang, Ths. Phạm Thị Mỹ Châu
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đầu Tư Tài Chính
Thể loại Tài Liệu Tham Khảo
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 17,99 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: Tổng quan đầu tư tài chính (11)
    • 1.1. Khái niệm đầu tư tài chính (11)
    • 1.2. Các loại hình đầu tư tài chính phổ biến (12)
    • 1.3. Quy trình đầu tư tài chính (15)
    • 1.4. Các phương pháp phân tích đầu tư tài chính (24)
    • 1.5. Các chiến lược đầu tư tài chính (26)
  • Chương 2: Đầu tư cổ phiếu (30)
    • 2.1. Các mô hình phân tích cổ phiếu (30)
      • 2.1.1. Mô hình phân tích từ trên xuống (Top-Down) (30)
      • 2.1.2. Mô hình phân tích từ dưới lên (Bottom-Up) (30)
    • 2.2. Phân tích vĩ mô (31)
      • 2.2.1. Mục tiêu phân tích vĩ mô (31)
      • 2.2.2. Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô chủ yếu (32)
    • 2.3. Phân tích ngành (34)
      • 2.3.1. Khái niệm và vai trò phân tích ngành (34)
      • 2.3.2. Mục tiêu của phân tích ngành (35)
      • 2.3.3. Phân ngành (35)
      • 2.3.4. Mô hình phân tích ngành năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter (37)
    • 2.4. Phân tích công ty (44)
      • 2.4.1. Khảo lược các phương pháp lựa chọn công ty tốt của các nhà đầu tư bậc thầy (44)
      • 2.4.2. Phân tích phi tài chính (54)
      • 2.4.3. Phân tích tài chính (59)
    • 2.5. Định giá cổ phiếu (61)
      • 2.5.1. Những vấn đề cơ bản về định giá cổ phiếu (61)
      • 2.5.2. Các phương pháp định giá cổ phiếu (62)
  • Chương 3: Đầu tư trái phiếu (90)
    • 3.1. Phân tích trái phiếu (90)
      • 3.1.1. Các loại rủi ro khi đầu tư trái phiếu (92)
      • 3.1.2. Phương pháp đo lường lợi suất (93)
      • 3.1.3. Đo lường rủi ro lãi suất trái phiếu (95)
    • 3.2. Định giá trái phiếu (101)
      • 3.2.1. Quy trình định giá (101)
      • 3.2.2. Định giá một số trái phiếu phổ biến (102)
  • Chương 4: Chứng khoán phái sinh và các loại hình đầu tư khác (110)
    • 4.1. Giới thiệu hợp đồng quyền chọn (110)
    • 4.2. Phân biệt giữa hợp đồng quyền chọn và chứng quyền có bảo đảm (116)
    • 4.3. Giới thiệu hợp đồng tương lai (117)
    • 4.4. Các loại hình đầu tư tài chính khác (118)
  • Chương 5: Phân tích kỹ thuật (129)
    • 5.1. Triết lý và các khái niệm cơ bản của phân tích kỹ thuật (129)
    • 5.2. Lý thuyết Dow (135)
    • 5.3. Các dạng đồ thị (142)
    • 5.4. Các mẫu hình giá và dãy số Fibonacci (144)
    • 5.5. Các chỉ báo phân tích kỹ thuật (155)
    • 5.6. Áp dụng phân tích kỹ thuật trong đầu tư (166)
  • Tài liệu tham khảo (1)
    • 12. Bạn đang tham gia một chương trình trò chơi truyền hình và có thể chọn một trong các cách sau. Bạn sẽ lấy chọn phương án nào?  Lấy 1.000 USD tiền mặt 1 (0)

Nội dung

Tổng quan đầu tư tài chính

Khái niệm đầu tư tài chính

Đầu tư là quá trình sử dụng tiền nhàn rỗi vào các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối hoặc bất động sản với mục đích gia tăng thu nhập Đặc biệt, một số hình thức đầu tư phổ biến không đòi hỏi nhà đầu tư trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh hay lao động mà vẫn tạo ra thu nhập thụ động Ngoài ra, một số hình thức đầu tư dài hạn cho phép nhà đầu tư kỳ vọng thu được lợi nhuận cao trong tương lai.

Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa có giá trị khác về đầu tư như sau: Đầu tư là một phương pháp mua tài sản để kiếm lợi nhuận dưới hình thức thu nhập có thể dự đoán một cách hợp lý (như cổ tức, trái tức hoặc lợi tức cho thuê) và/hoặc giá trị đầu tư sẽ tăng lên sau một thời gian dài 1 Đầu tư là việc chấp nhận sử dụng tiền hoặc các nguồn lực khác ở hiện tại với kỳ vọng thu về các lợi ích trong tương lai 2 Đầu tư là một hoạt động dựa trên sự phân tích cẩn thận, hứa hẹn sự an toàn hợp lý và mang về một khoản lợi nhuận thoả đáng 3

Quá trình đầu tư gần giống như chờ sơn khô hoặc cỏ mọc Nếu bạn thấy cần cảm giác phấn khích, hãy cầm 800 đô la Mỹ mà đến Las Vegas 4

Tổng hợp các quan điểm đầu tư được nêu, đầu tư tài chính là một kế hoạch được thực hiện trong dài hạn, nhà đầu tư sẽ sử dụng nguồn vốn không dùng đến để đầu tư vào những công cụ tài chính phù hợp Việc lựa chọn dựa trên quá trình phân tích kỹ lưỡng, mức độ rủi ro chấp nhận được và mục tiêu tài chính cụ thể, nhằm mục đích thu về khoản lợi nhuận đáng kể.

Theo Graham: “Cách tốt nhất để đo sự thành công đầu tư của bản thân không phải xem bạn có thắng thị trường hay không, mà bạn đã thực hiện được một kế hoạch tài chính và kỷ luật hành vi có thể đưa bạn đến nơi bạn cần đến” 5

Ngược với với đầu tư, chúng ta có khái niệm đầu cơ Rất nhiều người tham gia trên thị thường tài chính sử dụng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này; vì vậy, việc phân biệt chúng là điều cần thiết Đầu cơ là hoạt động hướng đến rủi ro cao thường thông qua việc tận dụng các đợt biến động giá cả của các công cụ tài chính để đạt được kỳ vọng lợi nhuận cao

1 Malkiel, B G (2007) A random walk down Wall Street New York: W4W

2 Bodie, Kane & Alan (2013) Investment, edit 10 McGraw Hill

3 Graham, B., & Dodd, D L (1934) Security analysis McGraw-Hill company

4 Theo Paul Samuelson (đăng tại Forbes Việt Nam, tháng 7/2015)

5Graham, B., (2003) The intelligent investor New York, USA: Harper Business Essentials

Theo Graham (2003), “Khác biệt cơ bản giữa nhà đầu tư và nhà đầu cơ là ở thái độ của họ với các biến động của thị trường Mối quan tâm chủ yếu của nhà đầu cơ là dự đoán và thu lợi từ những biến động của thị trường Mối quan tâm của nhà đầu tư là mua giữ những chứng khoán tốt với mức giá phù hợp Các dao động của thị trường có ý nghĩa với anh ta khi chúng luân phiên tạo ra các mức giá thấp mà anh ta có thể mua một cách thông minh và các mức giá cao mà anh ta nên ngừng mua và có thể bán đi một cách thông minh” Đầu cơ không phải là hoạt động vi phạm pháp luật hoặc đạo đức; ở một góc nhìn tích cực, đầu cơ giúp nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, làm cho việc mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư trở nên dễ dàng hơn Tuy nhiên, chúng ta cần tránh các trạng thái đầu cơ sau đây có thể mang lại thua lỗ lớn: 1 Bản chất là đầu cơ nhưng lại tự “ám thị” mình là đầu tư; 2 Coi bản thân là nhà đầu cơ, nhưng không trang bị những kiến thức và kỹ năng đầu cơ cần thiết; và 3 Đầu cơ nhiều tiền hơn khả năng chịu đựng của bản thân khi xảy ra rủi ro 6

Lý do hiện nay đầu tư tài chính thu hút sự chú ý của nhiều người vì:

Thứ nhất, đây là công cụ có thể phòng ngừa sự mất giá của đồng tiền do lạm phát Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với lạm phát cao, diễn ra trong thời gian dài nhất định sẽ khiến đồng tiền bị mất giá theo thời gian Tất nhiên, một khi đồng tiền bị mất giá mà nhà đầu tư không gia tăng được tài sản của mình thì có nghĩa là tài sản sẽ bị bào mòn bởi lạm phát

Lý do thứ hai hỗ trợ lý do ban đầu, đầu tư tạo ra cơ hội sinh lời Dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết và kiến thức của nhà đầu tư trong một lĩnh vực nào đó mà họ có thể tự tin mang tiền đầu tư vào lĩnh vực này nhằm mang lại lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất

Lý do thứ ba, đầu tư còn là hình thức tạo ra thu nhập thụ động Điều đó có nghĩa nhà đầu tư dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng hoạt động đầu tư, sau đó, sẽ quyết định giải ngân vốn; quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng về sau, khi nhà đầu tư đã quen và thực hiện đúng hướng thì dòng tiền sẽ tự vận hành theo quy trình đã được thiết lập và tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho nhà đầu tư Lúc này nhà đầu tư chỉ cần giám sát khoản đầu tư đó định kỳ

Lý do thứ tư, đầu tư tài chính là công cụ để hỗ trợ cá nhân đạt được các mục tiêu tài chính (ví dụ tự do tài chính) bằng cách tận dụng lợi thế của lợi nhuận kép hàng năm (compound interest) Albert Einstein từng nói: “Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 trong thế giới này Những ai hiểu nó, vận dụng nó sẽ chẳng phải trả gì cho nó cả” Điểm mấu chốt của lãi suất kép là thời gian và lãi suất, qua vài năm đầu có thể sẽ không thấy gì khác biệt nhưng sau khoảng 20, 30 năm, số tiền sản sinh ra sẽ thực sự lớn Ví dụ: Năm nay bạn 22 tuổi, mỗi tháng bạn để dành được 5 triệu VND tiền nhàn rỗi Bạn đầu tư số tiền đó liên tục vào cổ phiếu và đạt tỷ suất lợi nhuận 15%/năm Bạn duy trì việc tiết kiệm hàng tháng và đều đặn đầu tư như vậy trong suốt 20 năm, cho tới khi 42 tuổi Sau 20 năm bạn sẽ có 7,128.607,201 VND Còn nếu bạn tiếp tục đầu tư tiếp đến khi bạn 52 tuổi bạn sẽ có 30,057,415,100 VND, nếu tiếp tục đầu tư đến năm 62 tuổi số tiền sẽ là 122,817,231,268 VND

Cuối cùng, thông qua đầu tư tài chính nguồn vốn trong xã hội sẽ được sử dụng tối ưu, các doanh nghiệp thiếu vốn có thể huy động vốn để đầu tư vào các dự án tạo thêm giá trị gia tăng cho xã hội, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP.

Các loại hình đầu tư tài chính phổ biến

Thị trường tài chính thế giới đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nên tồn tại rất nhiều loại hình đầu tư, bao gồm:

6Graham, B., (2003) The intelligent investor New York, USA: Harper Business Essentials

 Các công cụ trên thị trường tiền tệ hoặc tương đương tiền như chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, thương phiếu, hối phiếu, ngoại hối, vàng …

 Các chứng khoán có thu nhập cố định (fixed income) như các loại trái phiếu;

 Chứng khoán vốn như cổ phiếu, vốn đầu tư tư nhân (private equity), đầu tư vào các quỹ đầu tư (mutual funds) …

 Chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai …

 Ngoài ra, còn có một số loại hình đầu tư tài chính khác như: quỹ tín thác bất động sản (real estate investment trust, REIT), quỹ phòng hộ (hegde fund), các hợp đồng hàng hóa (commodities), các loại tiền mã hoá phi pháp định (cryptocurrency), các sản phẩm tái cấu trúc (CDO, CDS…) …

Bên cạnh những hình thức đầu tư tài chính như chứng khoán, trái phiếu, huy động vốn, chúng ta có thể tham gia vào các hoạt động đầu tư phi tài chính như bất động sản, vàng vật chất, tác phẩm nghệ thuật, tài sản kỹ thuật số hay cổ vật Những hình thức đầu tư này mang lại tiềm năng sinh lời hấp dẫn và giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

Trong những năm gần đây thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và nhiều sản phẩm đầu tư được triển khai Điều này khiến nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn để đầu tư và xây dựng tài sản cho bản thân Chúng ta có thể điểm qua những hình thức đầu tư tài chính phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam bao gồm:

Gửi tiết kiệm được coi là kênh đầu tư truyền thống tại Việt Nam vì có lợi nhuận ổn định, không xảy ra thua lỗ, mức sinh lời không hề cao nhưng tồn tại rủi ro tiền bị mất giá do lạm phát Nhìn chung, đây là kênh đầu tư an toàn nhất và thanh khoản cao nhất; vì vậy, kênh này được đa phần người dân lựa chọn Tuy nhiên, trong một xu thế lãi suất giảm dần thì hình thức này không còn duy trì được tính hấp dẫn của nó nữa

1.2.2 Đầu tư cổ phiếu Đây là kênh đầu tư tuy không yêu cầu vốn lớn nhưng lại đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, mức độ chấp nhận rủi ro tương đối cao, và kênh đầu tư này có tính thanh khoản tương đối cao Đa phần nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường cổ phiếu bằng cách mua cổ phiếu tại giá thấp, và sau đó bán lại giá cao hơn hoặc nắm giữ để hưởng cổ tức từ cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ thu được thành quả là khối tài sản gia tăng về giá trị Đây là hình thức đầu tư tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi giá cổ phiếu liên tục biến động khiến nhà đầu tư bị thiệt hại về giá trị nhưng đi kèm với đó là tỷ suất lợi nhuận cũng tương đối lớn

Trái phiếu đã xuất hiện ở Việt Nam từ khi chính quyền thực dân Pháp đô hộ dưới hình thức phát hành công trái Qua các thời kỳ, Nhà nước phát hành nhiều đợt công trái với các tên gọi như: công phiếu kháng chiến, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu công trình…

Hiện nay, đối với nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, đầu tư trái phiếu không phổ biến bằng các loại hình đầu tư khác như cổ phiếu, bất động sản hay vàng Nguyên nhân vì thị trường trái phiếu Việt Nam chưa thực sự phát triển, doanh nghiệp ít phát hành trái phiếu ra công chúng mà chủ yếu phát hành riêng lẻ cho tổ chức Ngoài ra, rất ít trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết, chủ yếu là trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp hoặc một số trái phiếu của các công ty bất động sản với rủi ro cao Đối với nhà đầu tư cá nhân, đa phần họ sẽ giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn và nhận trái tức cố định hàng năm thay vì mua đi bán lại để hưởng chênh lệch giá Về cơ bản đầu tư trái phiếu được coi là loại hình đầu tư có rủi ro thấp tuy nhiên cũng đòi hỏi nhà đầu tư cần phải đánh giá mức độ tín nhiệm và khả năng trả nợ của đơn vị phát hành cũng như dự báo được lãi suất thị trường trong tương lai

1.2.4 Đầu tư vàng Đầu tư vàng cũng được coi là kênh đầu tư truyền thống của người Việt Nam vì có tính an toàn cao, và dễ dàng quy đổi thành tiền mặt, tuy nhiên, khi đầu tư vàng nhà đầu tư cần phải lưu ý đến các vấn đề như cất giữ vàng nơi an toàn Thông thường vàng sẽ là nơi lưu giữ giá trị tốt nhất mỗi khi xảy ra khủng hoảng kinh tế và lạm phát cao Với hình thức này nhà đầu tư có

2 lựa chọn: hoặc mua vàng vật chất hoặc mua vàng qua sàn giao dịch (hiện nay đã bị cấm) và nắm giữ chờ giá lên Tuy nhiên, ở Việt Nam thông thường giá vàng trong nước có mức chênh lệch tương đối lớn so với giá vàng quốc tế; nên khi tham gia, nhà đầu tư cũng phải chấp nhận những rủi ro này Bên cạnh đó, với bối cảnh giá vàng trong nước cũng bị tác động bởi giá vàng thế giới như hiện nay, thì đầu tư vàng cũng đòi hỏi nhà đầu tư phải tự trang bị khả năng dự báo và kiến thức chuyên môn cao Ngoài ra, khi đầu tư vào vàng vật chất, nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro bị mất cắp lớn trong trường hợp tự cất giữ, còn nếu muốn lưu giữ vàng tại ngân hàng nhà đầu tư phải chấp nhận mất phí hàng năm

1.2.5 Đầu tư thị trường ngoại hối (Forex)

Hoạt động đầu tư này bao gồm: mua và nắm giữ ngoại tệ mặt, và mua bán liên tục ngoại tệ trên các sàn giao dịch ngoại tệ (trading forex)

Trading forex là kênh đầu tư không đòi hỏi vốn lớn, và sử dụng đòn bẩy tài chính cao Khi lợi nhuận lớn thì cũng đi kèm với rủi ro rất cao, nhà đầu tư có thể kiếm tiền ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm miễn là họ dự báo đúng hướng đi của giá Đặc trưng của kênh đầu tư này là tính thanh khoản cao, thời gian giao dịch linh hoạt, mức độ chấp nhận rủi ro cao và phải có kiến thức vững để thành công Nhà đầu tư có thể kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường hoặc mua bán các đồng tiền khác nhau để kiếm lợi nhuận Đây là hình thức đầu tư chưa được sự cho phép thực hiện tự do ở Việt Nam

1.2.6 Đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán

Hình thức đầu tư này đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thị trường chứng khoán hoạt động Mô hình đầu tiên xuất hiện là dạng quỹ đóng Hình thức đầu tư này phù hợp với nhiều người không có thời gian tìm hiểu chứng khoán hoặc không có kiến thức chuyên môn trong phân tích lựa chọn cổ phiếu, đây cũng là hình thức đầu tư tương đối an toàn hơn so với tự đầu tư chứng khoán do những người quản lý quỹ đều là những đội ngũ chuyên gia, và danh mục đầu tư cũng dàn trải, phân tán được rủi ro phi hệ thống Nhà đầu tư khi bỏ tiền vào quỹ được khuyến khích nắm giữ chứng chỉ quỹ trong thời gian dài hơn là mua bán chứng chỉ quỹ hàng ngày

1.2.7 Đầu tư các công cụ phái sinh Đầu tư sản phẩm phái sinh là một trong những hình thức đầu tư mới xuất hiện trong những năm gần đây tại Việt Nam Hình thức đầu tư này tương đối rủi ro nhưng đi kèm với lợi nhuận lớn vì có thể sử dụng đòn bẩy cao nên hấp dẫn các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong tương lai Tại Việt Nam, sản phẩm phái sinh đầu tiên được giới thiệu chính là hợp đồng tương lai của chỉ số VN30, quyền chọn đảm bảo (covered warrant) và hợp đồng tương lai của một số loại hàng hóa như cao su, thép, cafe Hợp đồng phái sinh là loại hợp đồng được ký tại thời điểm hiện tại giữa hai bên mua và bán nhưng thực hiện các điều khoản, giao hàng, thanh toán trong tương lai do hai bên xác định Đặc điểm đầu tiên của công cụ phái sinh là nó được giao dịch độc lập khỏi tài sản gốc vì vậy nó cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận dựa trên các trạng thái (positions) chứ không nhất thiết phải nắm giữ các tài sản vật chất Do đó, các nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiết kiệm các chi phí liên quan đến giao dịch như thuê kho lưu trữ hay vận chuyển hàng hóa trực tiếp Đặc điểm thứ hai chính là mức độ hấp dẫn của loại hình đầu tư này Sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao đem lại khoản lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư Bên cạnh đó, các công cụ phái sinh cũng

5 có tính thanh khoản cao, được giao dịch dễ dàng thông qua sàn niêm yết tập trung Nhưng lợi nhuận cao luôn đi kèm theo rủi ro cao, trong trường hợp nhà đầu tư chọn sai vị thế họ sẽ bị thua lỗ lớn nên hình thức đầu tư này không phù hợp với đa số nhà đầu tư cá nhân mà chỉ phù hợp với những nhà đầu tư tổ chức/chuyên nghiệp có kiến thức và mức độ chấp nhận rủi ro cao Đặc tính thứ ba đó là các công cụ phái sinh có thể được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro hiệu quả khi giá một hàng hóa hoặc nguyên liệu đầu vào biến động quá mức ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thì người mua hoặc người bán có thể hạn chế rủi ro thông qua những hợp đồng tương lai hoặc quyền chọn

1.2.8 Đầu tư tiền mã hoá phi pháp định

Tiền mã hoá phi pháp định (cryptocurrency) trong những năm gần đây nổi lên là một kênh đầu tư thu hút các nhà đầu tư tại Việt Nam Tuy nhiên, về mặt pháp lý, hình thức đầu tư này chưa được pháp luật công nhận là tiền tệ tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới Pháp luật tại Việt Nam hiện nay chỉ công nhận các hình thức tiền tệ lưu thông như như tiền mặt, Séc, thẻ ATM, thẻ tín dụng, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, và các phương tiện thanh toán khác được ngân hàng nhà nước quy định

Quy trình đầu tư tài chính

Khi thực hiện đầu tư tài chính, chúng ta nê thực hiện theo quy trình như sau:

Hình 1.1 Quy trình đầu tư tài chính

1.3.1 Xác định mục tiêu đầu tư

Trọng tâm xác định mục tiêu đầu tư là xác định mức độ rủi ro chấp nhận được và kỳ vọng lợi nhuận tương ứng Đây là bước khởi đầu thiết yếu của quá trình đầu tư tài chính, tạo tiền đề cho việc phân bổ tài sản phù hợp Để xác định mục tiêu, nhà đầu tư có thể trả lời bảng câu hỏi khảo sát, đánh giá khả năng chấp nhận rủi ro và mức lợi nhuận kỳ vọng phù hợp với mình.

Xác định mục tiêu đầu tư

Xây dựng chiến lược phân bổ tài sản

Tìm kiếm và phân tích cơ hội đầu tư

Tìm hiểu luật đầu tư

Lựa chọn thời điểm và giải ngân

Theo dõi các khoản đầu tư và chốt lời hoặc cắt lỗ

Bảng 1.1 Khảo sát mục tiêu, lợi nhuận và mức độ chấp nhận rủi ro của một nhà đầu tư

1 Điều nào sau đây mô tả tốt nhất mục tiêu đầu tư của bạn?

 Bảo toàn tiền gốc và kiếm được một khoản thu nhập vãng lai vừa phải 1

 Tạo ra một lượng thu nhập hiện tại cao 2

 Tạo ra một số thu nhập hiện tại và tăng tài sản của tôi 3

 Gia tăng đáng kể tài sản của tôi 4

2 Năm năm sau kể từ bây giờ, bạn mong đợi mức sống của mình sẽ thế nào?

 Có giống như bây giờ không? 1

 Tốt hơn một chút so với hiện tại? 2

 Tốt hơn đáng kể so với hiện tại? 3

3 Mười năm nữa, bạn kỳ vọng giá trị danh mục đầu tư của mình là bao nhiêu?

 Giống hoặc hơn một chút so với ngày nay? 1

 Lớn hơn vừa phải so với ngày nay? 2

 Lớn hơn đáng kể so với ngày nay? 3

4 Yêu cầu rút tiền mặt hiện tại của bạn từ danh mục đầu tư này như thế nào?

5 Bạn muốn làm gì với thu nhập do danh mục đầu tư của bạn tạo ra?

 Nhận tất cả thu nhập thông qua rút tiền mặt 1

 Rút một số tiền mặt và tái đầu tư trở lại danh mục đầu tư 2

 Tái đầu tư tất cả thu nhập trở lại vào danh mục đầu tư 3

6 Bạn có thể đầu tư vào danh mục này trong bao lâu?

MỨC ĐỘ CHẤP NHẬN RỦI RO

8 Bạn vừa nhận được một khoản tiền đáng kể Bạn sẽ đầu tư nó như thế nào?

 Tôi sẽ đầu tư thứ gì đó mang lại thu nhập hiện tại vừa phải và rất an toàn 1

 Tôi sẽ đầu tư thứ gì đó mang lại thu nhập hiện tại cao với lượng rủi ro vừa phải 2

 Tôi sẽ đầu tư thứ gì đó mang lại tổng lợi nhuận cao (thu nhập hiện tại cộng với sự tăng giá vốn) với mức độ

 Tôi sẽ đầu tư thứ gì đó mang lại giá trị vốn đáng kể mặc dù nó có một lượng rủi ro cao 4 9 Câu nào sau đây mô tả chính xác nhất phản ứng của bạn nếu giá trị danh mục đầu tư của bạn đột ngột giảm 15%?  Tôi sẽ rất lo lắng vì tôi không thể chấp nhận sự biến động của giá trị trong danh mục đầu tư của tôi 1  Nếu số thu nhập tôi nhận được không bị ảnh hưởng, tôi sẽ không bị ảnh hưởng 2  Tôi đầu tư cho tăng trưởng dài hạn nhưng sẽ lo ngại về sự suy giảm tạm thời 3

 Tôi đầu tư để tăng trưởng dài hạn và chấp nhận những thay đổi tạm thời do biến động thị trường 4 10 Bạn cảm thấy thoải mái nhất khi sở hữu tài sản nào sau đây?  Giấy chứng nhận tiền gửi [CD ngân hàng] 1  Chứng khoán chính phủ 2  Cổ phiếu của các công ty đã thành lập lâu đời 3  Cổ phiếu của các công ty mới đang phát triển 4 11 Bạn lạc quan đến mức nào về triển vọng dài hạn của nền kinh tế?  Bi quan 1  Không chắc chắn 2  Hơi lạc quan 3

12 Bạn đang tham gia một chương trình trò chơi truyền hình và có thể chọn một trong các cách sau Bạn sẽ lấy chọn phương án nào?  Lấy 1.000 USD tiền mặt 1

 50% cơ hội chiến thắng 5.000 USD 2

 25% cơ hội chiến thắng 10.000 USD 3

 100% cơ hội chiến thắng 100.000 USD 4 TỔNG SỐ ĐIỂM:

12-24 điểm tương ứng với nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro thấp

24-36 điểm tương ứng với nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro vừa phải

>36 điểm tương ứng với nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro cao

1.3.2 Xây dựng chiến lược phân bổ tài sản

Chiến lược phân bổ tài sản đóng vai trò quan trọng trong đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu tài chính và quản lý rủi ro Quá trình này bao gồm việc phân bổ tài sản giữa các loại tài sản khác nhau, như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, để đạt được mức độ lợi nhuận và rủi ro mong muốn Chiến lược phân bổ tài sản phải được điều chỉnh theo thời gian để phản ánh những thay đổi về mục tiêu đầu tư và hoàn cảnh.

- Phân bổ tài sản chiến lược (Strategic asset allocation)

Chiến lược này thường gắn liền với một nguyên tắc lập danh mục cơ bản (base policy mix) Cách thức thực hiện là chúng ta sẽ phân bổ tài sản dựa trên tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng đem về của từng loại tài sản Ví dụ, cổ phiếu có tỷ suất lợi nhuận 10%/năm và trái phiếu tỷ suất lợi nhuận là 5%/năm thì một danh mục kết hợp gồm 50% cổ phiếu và 50% trái phiếu sẽ có lợi suất kì vọng là 7.5%/năm

- Phân bổ tài sản tỉ trọng cố định (Constant-Weighting asset allocation)

Phân bổ tài sản tỉ trọng cố định thực chất là chiến lược mua/bán tài sản và liên tục tái cân bằng danh mục khi giá trị tài sản thay đổi khiến cho danh mục đầu tư chệch khỏi các nguyên tắc cơ sở được thiết lập ban đầu Chiến lược phân bổ tài sản tỉ trọng cố định khiến nhà đầu tư bận rộn, mất nhiều thời gian để liên tục tái cân bằng danh mục đầu tư của mình Ví dụ, khi một tài sản nào đó trong danh mục giảm giá trị, nhà đầu tư sẽ phải mua thêm tài sản ấy vào danh mục để tăng tỷ trọng về mức ban đầu và ngược lại khi một tài sản nào đó tăng lên nhà đầu tư cũng phải bán bớt tài sản đó ra Chúng ta không có một quy tắc chung để xác định thời điểm cho việc tái cân đối danh mục đầu tư trong cả phương pháp phân bổ tài sản chiến lược và tỉ trọng cố định Thông thường các quỹ đầu tư trong thực tế sẽ lựa chọn tái cân bằng danh mục khi mà tỷ lệ ban đầu của một tài sản nào đó thay đổi vượt quá 5%

- Phân bổ tài sản chiến thuật (Tactical asset allocation)

Trong dài hạn, phương pháp phân bổ tài sản chiến lược đôi khi quá cứng nhắc Vì vậy trong thực tế nhà đầu tư cần linh động thay đổi tỉ lệ danh mục đầu tư trong ngắn hạn nhằm tận dụng những cơ hội đầu tư đặc biệt Với phương pháp phân bổ tài sản chiến thuật linh hoạt nhà đầu tư có thể tận dụng những dự đoán về xu hướng thị trường để tập trung nguồn vốn cho nhóm tài sản hưởng lợi trong điều kiện thị trường hiện hữu Chiến lược này có thể được coi là một hình thức đầu tư với sự chủ động vừa phải vì trong ngắn hạn nhà đầu tư có thể linh hoạt theo tình hình thị trường nhưng về dài hạn nhà đầu tư vẫn sẽ quay trở lại với danh mục đầu tư chiến lược khi đã thu được lợi nhuận ngắn hạn Đây là phương pháp đòi hỏi các kỹ năng phân tích, nhận diện cơ hội bởi vì nhà đầu tư phải biết cách nhận ra khi nào cơ hội trong ngắn hạn xuất hiện hoặc đã đi qua để tái cân đối danh mục đầu tư về tỉ lệ ban đầu

- Phân bổ tài sản năng động (Dynamic asset allocation)

Phân bổ tài sản năng động là chiến lược liên tục điều chỉnh danh mục đầu tư dựa trên biến động thị trường Nhà đầu tư theo chiến lược này bán tài sản giảm giá và mua tài sản tăng giá, trái ngược với phân bổ tài sản theo tỷ trọng cố định Khi thị trường chứng khoán đi xuống, nhà đầu tư bán cổ phiếu vì kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm, và ngược lại, khi thị trường tăng giá, họ mua cổ phiếu vì kỳ vọng giá sẽ tăng trong tương lai.

- Phân bổ tài sản được bảo hiểm (Inssured asset allocation) Đây là chiến lược mà nhà đầu tư sẽ đặt ra một giá trị cơ sở tối thiểu cho danh mục Ví dụ, khi tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư cao hơn mức tỷ suất lợi nhuận cơ sở, nhà đầu tư sẽ theo đuổi phương pháp quản lí danh mục chủ động nhằm gia tăng giá trị của danh mục lên cao nhất có thể Nhưng, khi tỷ suất lợi nhuận của danh mục rơi xuống dưới mức tỷ suất lợi nhuận cơ sở, nhà đầu tư sẽ mua vào các tài sản phi rủi ro nhằm mục đích cố định giá trị cơ sở của danh mục đầu tư Ngoài ra nhà đầu tư theo đuổi chiến lược bảo hiểm danh mục đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng các quyền chọn bán hoặc/và hợp đồng tương lai để bảo đảm lượng vốn cơ sở Cả 2 cách tiếp cận trên đều là một dạng của chiến lược quản lí danh mục đầu tư chủ động Tuy nhiên khi giá trị cơ sở được đảm bảo, lúc này nhà đầu tư sẽ chuyển sang phương thức quản lí bị động Chiến lược phân bổ tài sản được bảo hiểm thường thích hợp với các nhà đầu tư sợ rủi ro và thường chỉ yêu cầu mức độ chủ động nhất định trong quản lí nhưng đề cao tầm quan trọng của việc thiết lập giá trị sàn cho danh mục đầu tư Cụ thể, chiến lược phân bổ tài sản được đảm bảo sẽ rất phù hợp với những nhà đầu tư đã lớn tuổi, có mục đích rõ ràng, muốn đạt được một mức sống tối thiểu hoặc có dòng tiền ổn định khi đến tuổi nghỉ hưu

- Phân bổ tài sản tích hợp (Integrated asset allocation)

Với chiến lược phân bổ tài sản tích hợp, khi nhà đầu tư thiết lập danh mục tài sản, họ sẽ cân nhắc cả kì vọng về kinh tế và rủi ro trong tương lai Hầu hết các chiến lược được kể ở trên đều có yếu tố kì vọng về tỷ suất lợi nhuận trong tương lai của thị trường, nhưng không phải tất cả đều chú trọng tới mức độ chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư Tuy nhiên chiến lược phân bổ tài sản tích hợp bao hàm được tất cả yếu tố của những chiến lược kể trên, nghĩa là chiến lược này tính đến cả những kì vọng và cả những thay đổi thực tế trên thị trường cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư Chiến lược phân bổ tích hợp được coi là chiến lược bao quát rộng hơn so với các chiến lược khác, mặc dù chiến lược này chỉ sử dụng một trong hai cách: hoặc phân bổ năng động hoặc phân bổ theo tỉ trọng cố định Việc phân bổ tài sản có thể tích hợp linh hoạt chủ động ở nhiều cấp độ khác nhau hoặc có thể là bị động hoàn toàn, và việc phân bổ này cũng phụ thuộc vào các yếu tố nhân khẩu học như: tuổi tác, tình trạng hôn nhân, hoặc phụ thuộc vào đặc tính mỗi nhà đầu tư như mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro Chính những yếu tố này sẽ quyết định việc nhà đầu tư sẽ chọn một chiến lược phân bổ tài sản hay là kết hợp các chiến lược khác nhau

1.3.3 Tìm kiếm và phân tích cơ hội đầu tư

Mục đích của bước nghiên cứu này là xác định một cách nhanh chóng, nhưng ít tốn kém các cơ hội đầu tư Có hàng trăm cơ hội đầu tư ở xung quanh chúng ta và những cơ hội này có thể xuất hiện bất chợt dựa trên những thay đổi của môi trường kinh doanh hay chính sách pháp luật Khi chúng ta bắt đầu có ý định hay kế hoạch đầu tư, việc đầu tiên là chúng ta bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư mà chúng ta dự định nhắm đến thật kỹ càng Nếu trì hoãn việc tìm hiểu chỉ vì lo sợ rủi ro và không đủ tiền vốn thì chúng ta sẽ làm mất cơ hội đầu tư

Các quỹ đầu tư xuyên quốc gia có nhiều lựa chọn đầu tư ở các thị trường khác nhau Một số quỹ tập trung vào các thị trường mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc, trong khi những quỹ khác chỉ đầu tư vào các thị trường đã phát triển.

Cơ hội đầu tư xuất hiện cũng tùy theo đặc thù của mỗi thị trường Ví dụ: Trung Quốc được coi là một thị trường lớn bởi quy mô lớn về dân số và có tiềm năng tạo ra nhiều kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ nên những quỹ đầu tư mạo hiểm coi Trung Quốc là thị trường bắt buộc phải đến Trong khi Việt Nam được coi là thị trường mới nổi, tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, chi phí tiền lương còn tương đối thấp, có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn nên cơ hội đầu tư xuất hiện nhiều trong các ngành nghề như bán lẻ, thực phẩm, bất động sản, hậu cần, logistic, xây dựng

Các thay đổi trong chính sách hay môi trường kinh doanh cũng tạo ra những cơ hội đầu tư lớn Đại dịch Covid hoành hành gây bất lợi lớn đến nhiều ngành nghề kinh doanh nhưng cũng tạo ra không ít cơ hội cho những ngành nghề kinh doanh khác như dược phẩm, vaccine, đồ bảo hộ và dụng cụ y tế, dịch vụ hỏa táng, bất động sản nghĩa trang, công nghệ và chuyển đổi số, digital marketing, game online, truyền hình trả tiền… Khi xu hướng của các nền kinh tế trên thế giới là “xanh hóa” nhằm cắt giảm khí thải carbon đã tạo ra những cơ hội đầu tư vào những ngành nghề mới mẻ có nhiều hứa hẹn đột phá trong tương lai như năng lượng tái tạo, xe điện, xử lý môi trường, tái chế rác thải, thịt nhân tạo…Ngay cả những xung đột về lợi ích, địa chính trị giữa các quốc gia cũng có thể tạo ra các cơ hội đầu tư cho những quốc gia trung lập như cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tạo cơ hội cho nhiều ngành nghề của Việt Nam gia tăng xuất khẩu hàng hóa

Các phương pháp phân tích đầu tư tài chính

Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp được nhà đầu tư sử dụng để xác định tiềm năng của một doanh nghiệp hay giá trị nội tại của chứng khoán dựa trên cách kiểm tra những yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Những yếu tố cơ bản ở đây có thể kể đến: sản phẩm dịch vụ, đội ngũ lãnh đạo, chiến lược kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, xu hướng ngành nghề … Các nhà đầu tư đi theo trường phái phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu tất cả mọi thứ có thể ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ các yếu tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, nợ công, chính sách tài khóa tiền tệ, đến các điều kiện vi mô như báo cáo tài chính, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp Mục tiêu quan trọng nhất của phân tích cơ bản là nhà đầu tư phải xác định được giá trị nội tại của chứng khoán, và so sánh với giá trên thị trường để nhận xét xem liệu chứng khoán đó bị định giá thấp (under value) hay được định giá cao (over value) Dựa trên các kết quả định giá này nhà đầu tư sẽ quyết định nên mua vào hay bán ra cổ phiếu Phân tích cơ bản sẽ sử dụng các dữ liệu được doanh nghiệp công bố rộng rãi như: báo cáo tài chính, ước đoán tăng trưởng trong tương lai, các chỉ số tài chính và các thông tin khác để tính toán giá trị nội tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Nhà đầu tư sử dụng phân tích cơ bản cũng phải đánh giá vai trò quản lý của ban lãnh đạo công ty Bởi ban lãnh đạo được ví như linh hồn của một công ty, ban lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong định hướng phát triển và thành công của một công ty Một công ty tốt là công ty có ban lãnh đạo có tâm và tầm, minh bạch và đã được chứng minh năng lực trong quá khứ

Phân tích cơ bản cũng đánh giá tiềm lực của công ty thông qua phân tích báo cáo tài chính, và so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành nghề kinh doanh dựa trên dữ liệu từ quá khứ tới hiện tại Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định về hành động phù hợp Nếu giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại của cổ phiếu nghĩa là công ty đang bị định giá quá thấp so giá trị thực, lúc này, nhà đầu tư nên mua cổ phiếu đó Ngược lại, nếu giá trị thị trường cao hơn giá nội tại của cổ phiếu thì có nghĩa cổ phiếu này đang bị định giá quá cao; vì vậy, nhà đầu tư cần xem xét bán ra cổ phiếu đó Ví dụ: Khi chúng ta phân tích cổ phiếu Dược Hậu Giang, chúng ta cần phải phân tích mọi yếu tố liên quan tới công ty như phân tích điều kiện vĩ mô, chính sách nhà nước ảnh hưởng thế nào đến tương lai ngành dược; Phân tích cơ cấu dân số và quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành dược, phân tích cạnh tranh trong ngành, các sản phẩm đặc thù của công ty Dược Hậu Giang, lợi thế cạnh tranh của Dược Hậu Giang so với các công ty trong ngành, và phân tích khả năng nhân sự, chiến lược kinh doanh, tầm nhìn, báo cáo tài chính, định giá doanh nghiệp…

- Ưu điểm của phân tích cơ bản

Phương pháp phân tích cơ bản được sử dụng để hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư trong dài hạn Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố trên thị trường nhưng trong dài hạn giá cổ phiếu sẽ diễn biến bám theo kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp Và phân tích cơ bản thực sự giúp ích nhà đầu tư nhận diện được đâu là các công ty tốt để đầu tư và đánh giá các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai

Nhược điểm đầu tiên là khi sử dụng phương pháp phân tích cơ bản nhà đầu tư sẽ phải tiếp cận, thu thập và xử lý một khối lượng lớn thông tin về kinh tế và tài chính Và đôi khi, những dữ liệu này không hoàn toàn chính xác Mức độ chính xác của phân tích cơ bản phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin mà nhà đầu tư sử dụng

Ngoài ra, sử dụng phân tích cơ bản sẽ có rất nhiều biến số khó ước lượng nhưng vẫn phải tính đến, đôi khi những giá trị của các biến này bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan từ những nhà phân tích

Phân tích kỹ thuật dựa trên giả định rằng giá cả và khối lượng giao dịch trong quá khứ và hiện tại có thể phản ánh xu hướng giá trong tương lai Các nhà đầu tư thực hiện phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu giá và khối lượng giao dịch được thu thập qua các phần mềm chuyên dụng, tin rằng những dữ liệu này chứa các mẫu hình có thể dự đoán hành vi giá trong tương lai.

Một là giá phản ánh tất cả Cụ thể, những nhà phân tích kỹ thuật cho rằng: “Nếu giá phản ánh tất cả các thông tin từ kinh tế, chính trị, xã hội … thì phân tích hành động của giá là tất cả những gì chúng ta thực sự cần để giao dịch một cổ phiếu”

Hai là giá luôn chuyển dịch theo một xu hướng nhất định; có ba xu hướng mà nhà đầu tư cần quan tâm: tăng giá (xu hướng con bò, bullish), xu hướng giảm giá (xu hướng con gấu, bearish) và xu hướng đi ngang (sideway, đây chỉ là xu hướng tạm thời); một khi xu hướng tăng hoặc giảm hình thành rõ ràng sẽ tiếp diễn trong thời gian dài với nhiều tháng hoặc nhiều năm

Và ba là lịch sử có xu hướng lặp lại Đối với nhà phân tích kỹ thuật thị trường được hình thành bởi rất nhiều nhà đầu tư, và nhà đầu tư có thói quen lặp lại, không thay đổi theo thời gian vì vậy thị trường cũng sẽ lặp lại những thói quen trong lịch sử Cụ thể, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng: “Mọi thứ lặp lại từ các vùng hỗ trợ kháng cự, mô hình giá, các mô hình nến đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng, mô hình Harmonic, các ngưỡng điều chỉnh hoặc mở rộng Fibonacci, các hình thái Sóng Elliott, chu kỳ thời gian của các nhịp tăng giảm Ví dụ nếu tại 1 vùng hỗ trợ hoặc kháng cự được hình thành trong quá khứ, mỗi khi giá giảm hoặc tăng đến vùng đó thì giá thường sẽ tăng hoặc giảm ngược trở lại một cách mạnh mẽ Trong trường hợp này nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ quan sát và lựa chọn thời điểm giao dịch quanh các vùng giá này Bên cạnh đó, nhà đầu tư giao dịch dựa trên trường phái phân tích kỹ thuật sẽ cố gắng nhận diện/vẽ các mô hình giá được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ với mức độ tin cậy cao Sau đó, họ sẽ chờ đợi các mô hình đó hình thành trong tương lai để chọn thời điểm giao dịch thích hợp Những dữ liệu về xu hướng và các mô hình giá trong quá khứ đã được kiểm định hiệu quả sẽ hỗ trợ nhà phân tích kỹ thuật tìm ra những cơ hội giao dịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao Công cụ quan trọng để các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng chính là các loại biểu đồ như dạng đường thẳng (line), thanh (bar) hay nến (candlestick)… vì chúng là cách trực quan nhất để theo dõi và phân tích giá, khối lượng giao dịch trong quá khứ 1.4.3 Phân tích định lượng và trí thông minh nhân tạo

Phân tích định lượng là trường phái đầu tư dựa trên các mô hình, công thức toán kết hợp với hệ thống siêu máy tính xử lý dữ liệu để đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu Tại Việt Nam, hiện nay, xu hướng phân tích định lượng vẫn đang chỉ ở giai đoạn đầu phát triển sơ khai, nhưng trong xu thế phát triển không ngừng của khoa học công nghệ và cuộc cách mạng 4.0, xu hướng đầu tư dựa trên hệ thống máy móc tự động giao dịch (Bot) là tất yếu và ngày càng trở nên phổ biến

Các mô hình định lượng sẽ phải sử dụng khá nhiều tiêu chí như P/E, nợ trên vốn cổ phần hay tăng trưởng thu nhập hoặc sử dụng một lượng dữ liệu đầu vào rất lớn tại cùng một thời điểm Mô hình này có khả năng phân tích một bộ dữ liệu rất lớn (big data) với một thời gian cực ngắn để so sánh nhiều kịch bản khác nhau Đây là điều mà các nhà phân tích truyền thống sẽ không thể làm được Bởi vậy, những kết quả được các mô hình này đưa ra sẽ có độ tin cậy cao, qua đó hỗ trợ các nhà quản lý quỹ đưa ra các quyết định dễ dàng hơn

16 Đầu tư theo phương pháp định lượng sử dụng các mô hình toán học phức tạp để đưa ra các quyết định đầu tư trên thị trường Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất, những nhà đầu tư theo trường phái định lượng cần phải tuân thủ chính xác nguyên tắc/kỷ luật đầu tư, Việc tuân thủ nguyên tắc sẽ giúp họ khai thác được các nguồn dữ liệu trong điều kiện thị trường hiệu quả

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) được dùng để chỉ các hệ thống máy tính có khả năng tự học, tự khai phá dữ liệu và bắt chước con người trong mọi hoạt động Hệ thống đầu tư tài chính được xây dựng dựa trên AI sẽ có khả năng tự đưa ra các quyết định, dự báo trên cơ sở phân tích, xử lý và thu thập các dữ liệu trong quá khứ Có thể, thời gian đầu hệ thống này chưa hoạt động hiệu quả, nhưng theo thời gian, dữ liệu càng được thu thập nhiều và hệ thống sẽ tự học để tạo ra hiệu quả cao hơn trong hoạt động đầu tư Như vậy, chúng ta thấy

AI sẽ là một xu hướng phát triển của ngành tài chính trong tương lai và là một công cụ hoàn hảo để hỗ trợ nhà đầu tư Việc sử dụng AI để dự báo và đưa ra các quyết định đầu tư sẽ giúp hoạt động đầu tư hiệu quả hơn, lợi ích lớn nhất của AI đó là hệ thống này được giao dịch tự động và sẽ không hề bị phân tâm hay ảnh hưởng bởi cảm xúc như con người nên sẽ triệt để tuân thủ kỷ luật đầu tư.

Các chiến lược đầu tư tài chính

- Chiến lược đầu tư giá trị Đầu tư giá trị (Value Investing) là một chiến lược mà nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm các cổ phiếu bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực để mua và nắm giữ cho đến khi giá cổ phiếu quay trở lại đúng giá trị thực để bán ra thu về lợi nhuận

Những nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư giá trị tin rằng giá cổ phiếu trong ngắn hạn có thể dao động dựa trên rất nhiều yếu tố nhưng cuối cùng vẫn sẽ xoay quanh giá trị thực (giá trị nội tại) của cổ phiếu Đây là chiến lược đòi hỏi nhà đầu tư phải có khả năng phân tích, đánh giá và tính toán chính xác giá cổ phiếu thực là bao nhiêu

Có nhiều phương pháp tính giá trị thực của cổ phiếu nhưng hầu hết đều dựa vào các yếu tố như: lợi nhuận sau thuế, tài sản, doanh thu, triển vọng, độ an toàn, xếp hạng tín nhiệm… của doanh nghiệp Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần phải có đầy đủ những kiến thức kinh tế, kinh nghiệm và sự hiểu biết về ngành nghề doanh nghiệp đó đang hoạt động Trong thực tế không phải lúc nào thị trường cũng định giá chính xác một công ty Vì vậy, đây chính là các cơ hội để nhà đầu tư theo trường phái giá trị tận dụng những lúc thị trường phản ứng thái quá khi xuất hiện tin xấu hoặc tin tốt Cụ thể, khi xuất hiện các thông tin tích cực hoặc tiêu cực sẽ khiến cho giá cổ phiếu biến động không tương thích với giá trị thực của doanh nghiệp, đây chính là cơ hội để những nhà đầu tư nắm bắt lợi nhuận bằng cách mua hoặc bán cổ phiếu với giá chiết khấu trên thị trường

Chiến lược đầu tư giá trị được nhiều nhà đầu tư nổi tiếng theo đuổi và đã chứng minh hiệu quả lâu dài, đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Warren Buffett là nhà đầu tư giá trị tiêu biểu nhất hiện nay Ngoài ra, những bậc thầy đầu tư lão luyện như Benjamin Graham, Charlie Munger, Seth Klarman và Christopher Browne cũng thành công rực rỡ với chiến lược này.

- Chiến lược đầu tư tăng trưởng

Chiến lược đầu tư tăng trưởng chú trọng vào việc tìm kiếm cổ phiếu của các công ty có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao hơn bình quân ngành và tăng trưởng dài hạn

17 Đây thường là các công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với mức tăng trung bình của thị trường và những công ty này thường dành phần lớn lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc mở rộng quy mô chiếm lĩnh thị phần tăng doanh thu

Thông thường, những công ty tăng trưởng trả cổ tức rất ít hoặc không trả cổ tức, lợi nhuận của nhà đầu chủ yếu đến từ việc giá cổ phiếu tang Đa phần các nhà đầu tư cổ phiếu tăng trưởng đặt ra những kỳ vọng cao nên dẫn đến họ sẵn sàng chấp nhận trả giá cao hơn cho các cổ phiếu này khiến cho chỉ số P/E cao tương ứng

- Chiến lược đầu tư thu nhập

Chiến lược đầu tư thu nhập đặc biệt phù hợp với những nhà đầu tư bảo thủ, những nhà đầu tư mới tham gia thị trường hay có khả năng chấp nhận rủi ro thấp thì chiến lược đầu tư thu nhập được được coi là một lựa chọn tốt, bởi mức độ rủi ro vừa phải và tạo ra dòng tiền thu nhập thụ động ổn định thường xuyên

Chứng khoán thu nhập gồm trái phiếu thanh toán lãi suất cố định hoặc cổ phiếu trả cổ tức hậu hĩnh, tăng dần theo năm, mang lại nguồn tiền ổn định cho nhà đầu tư Cổ phiếu thu nhập thường đến từ doanh nghiệp có tỷ lệ giữ lại lợi nhuận thấp, không tái đầu tư mà phân bổ phần lớn lợi nhuận vào chia cổ tức Thực tế, nhiều cổ phiếu sau giai đoạn tăng trưởng dài sẽ chững lại và trở thành cổ phiếu thu nhập.

Thông thường, những cổ phiếu đem lại thu nhập thường có mức độ biến động giá thấp hơn so với chỉ số thị trường, có tỷ lệ chi trả cổ tức tăng đều hàng năm, và tỷ lệ này thường cao hơn lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn 10 năm So với các loại cổ phiếu tăng trưởng hay giá trị, cổ phiếu thu nhập được coi là có tỷ lệ rủi ro thấp, và mang lại cổ tức cao hơn dựa trên mối quan hệ tương quan với giá cổ phiếu trên thị trường Vì vậy, nhóm cổ phiếu này phù hợp với các nhà đầu tư đã về hưu, lớn tuổi, đặc biệt là những nhà đầu tư mang tâm lý tích lũy gia sản, gia tăng thu nhập dần dần qua các năm như phương pháp bù đắp lạm phát

Sau đây là một số ưu điểm tạo nên sức hút đối với cổ phiếu thu nhập: Trong môi trường lãi suất thấp, cổ phiếu thu nhập mang lại tỉ suất cổ tức cao hơn mức lãi suất của thị trường Cổ phiếu thu nhập đôi khi còn được coi là cổ phiếu phòng thủ, giúp giảm bớt nỗi lo vì sự biến động giá của cổ phiếu trên thị trường, đa phần phù hợp với những nhà đầu ngại rủi ro

Bên cạnh những ưu điểm được nêu trên, cổ phiếu thu nhập cũng có những hạn chế như: Chi phí cao, vì cổ phiếu thu nhập thông thường sẽ do các doanh nghiệp lớn với vốn hóa thị trường cao phát hành, vì vậy, giá cũng sẽ cao hơn so với các cổ phiếu khác Một nhược điểm khác là vì mức độ biến động giá cổ phiếu thấp nên mức độ tăng giá cổ phiếu cũng không cao Mức độ tăng của cổ phiếu thu nhập cũng chậm, vì đây là cổ phiếu của các công ty lớn đã trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh trong quá khứ, chiếm được thị phần vững chắc ổn định, ít giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư chính vì thế mức độ tăng trưởng vốn sẽ không cao trong tương lai Tuy nhiên trong lịch sử cũng ghi nhận nhiều trường hợp một cổ phiếu tăng trưởng chuyển thành cổ phiếu thu nhập, sau một thời gian lại quay trở lại thành cổ phiếu tăng trưởng như Microsoft

CANSLIM là một chiến lược tập hợp các yếu tố xác định một cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao trước khi chúng tạo ra mức tăng giá lớn, chiến lược này bao gồm 7 tiêu chí và được giới thiệu bởi William J O'Neil

Chiến lược này sử dụng bảy tiêu chí để chọn cổ phiếu, và mỗi tiêu chí chính là chữ viết tắt trong tên của chiến lược (CANSLIM) CANSLIM cũng giới thiệu các quy tắc giao dịch để dành được lợi thế trước một đợt tăng giá lớn trong khi hạn chế thua lỗ 7 tiêu chí cụ thể đó là: Current earnings (C)- Thu nhập quý hiện tại tăng dần so với quý trước; Annual earnings (A) - Thu nhập hàng năm tăng dần theo thời gian; New Product (N) – Công ty đang phát triển sản phẩm mới, hoặc yếu tố mới kích thích thích tăng trưởng trong tương lai; Supply and demand (S) - Cung và cầu cổ phiếu trên thị trường; Leader (L) – Vị thế dẫn đầu của công ty hay tụt hậu; Institution (I) – Công ty thu hút sự chú ý của tổ chức và các nhà đầu tư lớn; Market (M) – Xu hướng thị trường

Dogs of the Dow hay được dịch là “Những cổ phiếu trong nhóm chỉ số Dow Jones” Đây là chiến lược đầu tư tương đối phổ biến ở Hoa Kỳ Phương pháp đầu tư này tương đối đơn giản, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào danh mục 10 cổ phiếu có tỷ suất cổ tức (cổ tức chia cho giá cổ phiếu) cao nhất trong 30 mã của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones Và hàng năm, nhà đầu tư sẽ phải cơ cấu lại danh mục đầu tư đầu mỗi năm dương lịch khi tỷ lệ cổ tức của 30 công ty trong Dow Jones thay đổi

Đầu tư cổ phiếu

Các mô hình phân tích cổ phiếu

2.1.1 Mô hình phân tích từ trên xuống (Top-Down) Đây là mô hình chú trọng đi từ cái chung đến cái cụ thể; theo đó, nhà phân tích sẽ thực hiện từ trên xuống theo trình tự (xem hình 2.1): phân tích nền kinh tế để xem xét trong bối cảnh hiện tại nên đầu tư vào quốc gia nào, loại hàng hóa nào và ngành nào với tỷ trọng cụ thể ra sao; tiếp theo, sẽ phân tích ngành để chọn ra các ngành cụ thể có triển vọng dài hạn phù hợp với tình hình vĩ mô và nắm rõ được đặc trưng của các ngành này; và cuối cùng là phân tích doanh nghiệp nhằm chọn ra các doanh nghiệp tốt, được định giá thấp để đầu tư Vì vậy, mô hình này còn được gọi là mô hình phân tích ba bước (three-step approach)

Mô hình này thường áp dụng khi người phân tích hoặc nhà đầu tư chú trọng yếu tố nền kinh tế và ngành; họ sẽ dựa vào sự mở rộng và thu hẹp theo chu kỳ của nền kinh tế và ngành để quyết định hoạt động đầu tư cổ phiếu của mình; bởi vì họ tin rằng nền kinh tế và ngành có sự ảnh hưởng quan trọng đến lợi nhuận của công ty, cũng như biến động tỷ suất sinh lời của cổ phiếu

Hình 2.1: Mô hình phân tích Top - Down

Nguồn: tác giả 2.1.2 Mô hình phân tích từ dưới lên (Bottom-Up) Đây là mô hình chú trọng đi từ cái cụ thể đến cái chung; theo đó, nhà phân tích sẽ thực hiện từ dưới lên trên theo trình tự (xem hình 2.2): bắt đầu bằng việc phân tích các thông tin cơ bản của công ty để lựa chọn ra các công ty tốt và đang định giá thấp, sau đó, sẽ xem xét ảnh hưởng của ngành và nền kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty

Mô hình này được áp dụng khi nhà phân tích hoặc nhà đầu tư chú trọng ưu tiên đến việc tìm kiếm các cổ phiếu tốt và dưới giá trị hơn là biến động chu kỳ của ngành và nền kinh tế; bởi vì họ tin rằng các cổ phiếu tốt và dưới giá trị về lâu dài sẽ tăng trưởng tốt vượt qua được các biến động của ngành và chu kỳ để đạt được tỷ suất sinh lợi vượt trội

Trong quá trình này, danh mục đầu tư được xây dựng từ các chứng khoán có vẻ như được định giá hấp dẫn mà không cần quan tâm nhiều đến việc phân bổ tài sản kết quả Một kỹ thuật như vậy có thể dẫn đến việc đặt cược ngoài ý muốn vào một hoặc một lĩnh vực khác của nền kinh tế Ví dụ, có thể danh mục đầu tư kết thúc với sự đại diện rất lớn của các công ty trong một ngành, từ một khu vực của đất nước Tuy nhiên, chiến lược từ dưới lên tập trung danh mục đầu tư vào những tài sản có vẻ mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn nhất

Hình 2.2: Mô hình phân tích Bottom - Up

Phân tích vĩ mô

Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề và các công ty hoạt động trong các ngành nghề này Vì vậy, muốn dự báo tốt triển vọng kinh doanh của một doanh nghiệp, việc phân tích và dự báo triển vọng của kinh tế vĩ mô là một việc quan trọng cần làm Đối với một số các tổ chức đầu tư toàn cầu, không chỉ phân tích tình hình vĩ mô của một quốc mà họ còn phải phân tích tình hình kinh tế toàn cầu và vĩ mô của nhiều quốc gia để ra quyết định đầu tư

2.2.1 Mục tiêu phân tích vĩ mô

Mục tiêu đầu tiên (và cũng là mục tiêu quan trọng nhất) của phân tích vĩ mô là giúp cho nhà đầu tư có thể ra quyết định phân bổ tài sản giữa các quốc gia; và trong mỗi quốc gia này nên phân bổ tỷ trọng giữa các lớp tài sản như thế nào cho phù hợp Các hoạt động này được thực hiện thông qua việc nhận diện yếu tố rủi ro của kinh tế vĩ mô ở từng quốc gia

Mục tiêu thứ hai là thông qua việc hiểu biết rõ ràng về thực trạng của nền kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư sẽ có thể dự đoán được các ngành kinh tế nào được hưởng lợi và ngành kinh tế nào sẽ gặp bất lợi trong bối cảnh vĩ mô hiện tại thông qua các biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế vĩ mô Từ đó, hỗ trợ tốt cho hoạt động lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư

Mục tiêu thứ ba là thông qua việc hiểu biết rõ ràng về thực trạng của nền kinh tế vĩ mô, nhà đầu tư sẽ có thể dự đoán được sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động của thị trường chứng khoán thông qua nhân tố chính là dòng tiền vào thị trường

2.2.2 Phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô chủ yếu

Khi phân tích kinh tế vĩ mô, chúng ta xem xét phân tích 4 yếu tố chủ yếu sau:

2.2.2.1 Các chỉ số vĩ mô

Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng cung cấp cái nhìn sâu sắc về tình trạng của một quốc gia, hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc đưa ra các quyết định sáng suốt Những chỉ số chính này bao gồm GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất và mức độ thâm hụt ngân sách Bằng cách phân tích nhóm chỉ số này, các nhà đầu tư có thể đánh giá sức mạnh của nền kinh tế, rủi ro lạm phát, sự ổn định tài chính và triển vọng tương lai của đất nước.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Khi phân tích GDP, nhà đầu tư thường chú trọng đến tốc độ tăng trưởng của GDP Một sự tăng trưởng tốt, vượt kỳ vọng của GDP sẽ ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán

Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung cho hàng hóa và dịch vụ theo thời gian Lạm phát cao có tác động tiêu cực đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Sự biến động của thị trường chứng khoán rất nhạy cảm với chỉ số này.

Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và liên tục, sẽ phản ảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái

Tỷ giá hối đoái: là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền này với một đồng tiền khác Thông thường nhà đầu tư hay quan tâm đến tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ với đồng USD Thông thường khi tỷ giá biến động trong một biên độ hợp lý và nằm trong dự đoán của NHTW thì sẽ không gây ra ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư; tuy nhiên, nếu tỷ giá biến động bất thường dù tăng cao hay giảm mạnh đều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư

Lãi suất: là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một đơn vị thời gian (thường theo tháng hoặc năm); đây là phần trăm trên vốn vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong một khoảng thời gian Lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất sinh lời kỳ vọng của hoạt động đầu tư và qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai

Vì vậy, khi lãi suất tăng cao, giá trị của dòng tiền này sẽ giảm và ngược lại Có thể nói lãi suất là chỉ số vĩ mô quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Nợ công hay còn gọi là nợ quốc gia (Public Debt, National Debt): là các khoản nợ mà Chính phủ và các chính quyền địa phương vay hoặc thực hiện bảo lãnh Nợ công thường được xác định thông qua sự so sánh với GDP, gọi là tỷ lệ nợ công Thông thường nợ công nằm trong vòng kiểm soát của Chính phủ sẽ không gây ra ảnh hưởng đến nền kinh tế Tuy nhiên, nếu nợ công quá cao, vượt quá dự tính của Chính phủ sẽ có thể dẫn tới tình trạng vỡ nợ quốc gia, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất hiệu lực của chính sách tài khóa Điều này, đương nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán

Nợ xấu của hệ thống ngân hàng: là các khoản nợ khó đòi khi người vay không có khả năng thanh toán nợ (bao gồm lãi và gốc) đúng thời hạn như đã cam kết trong hợp đồng Khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận, thanh khoản và khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng sẽ giảm; điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng của nền kinh tế và thị trường chứng khoán

Hệ số hiệu quả sử dụng vốn (Incremental Capital - Output Ratio, ICOR): chỉ tiêu kinh tế phản ánh cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện để gia tăng 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn Nếu hệ số ICOR thấp, chứng tỏ đầu tư có hiệu quả cao và ngược lại Đầu tư: chỉ tiêu đầu tư mà nhà đầu tư xem xét khi phân tích vĩ mô sẽ bao gồm đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI), đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII), hỗ trợ phát triển chính thức của

Các khoản đầu tư nước ngoài trực tiếp (ODA) và đầu tư công sẽ tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế, mở rộng việc làm và sản xuất kinh doanh Những khoản đầu tư này chủ yếu ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn hơn là ngắn hạn Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII), có thể dễ dàng ra vào thị trường, có khả năng gây ra biến động ngắn hạn cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

Phân tích ngành

2.3.1 Khái niệm và vai trò phân tích ngành

Phân tích ngành (Industry analysis) là việc phân tích một ngành cụ thể để giúp cho nhà đầu tư hiểu rõ về đặc điểm của ngành, bao gồm: độ nhạy của ngành đối với chu kỳ kinh doanh, mức độ tương thích của các ngành đối chu kỳ kinh doanh, chu kỳ sống của ngành, các áp lực tạo ra cạnh tranh trong ngành, cũng như điểm mạnh điểm yếu cơ hội và thách thức của ngành

Vai trò của phân tích ngành:

Thứ nhất là hiểu được môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Có thể dễ dàng nhận ra rằng rất khó tìm thấy một doanh nghiệp hoạt động tốt trong một ngành đang gặp khó khăn Ở tại một thời điểm của nền kinh tế, thành quả đạt được của các ngành là khác nhau; vì vậy, tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu trong những nhóm ngành này trên thị trường chứng khoán là khác nhau Do đó, khi chọn lựa cổ phiếu thuộc nhóm ngành có môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ có cơ hội kiếm được tỷ suất sinh lợi tốt hơn

Thứ hai, giúp cho các nhà đầu tư có thể ra quyết định phân bổ danh mục hiệu quả giữa các ngành Đây là một bước quan trọng giúp cho các nhà đầu tư theo đuổi mô hình phân tích top-down đầu tư hiệu quả Các nhà đầu tư thực hiện phương pháp đầu tư từ trên xuống (top- down) sử dụng phân tích ngành để xác định kỳ vọng lợi nhuận và rủi ro của các ngành Dựa vào đó, các nhà đầu tư sẽ thay đổi tỷ trọng phân bổ giữa các cổ phiếu của các ngành khác nhau cho phù hợp (hiện tượng này được gọi là sự chuyển dịch đầu tư giữa các ngành – sector rotation)

Thứ ba là sử dụng tốc độ tăng trưởng ngành để dự báo tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Một trong những việc quan trọng cần thực hiện khi phân tích và định giá doanh nghiệp là dự báo được tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp; tốc độ tăng trưởng này thường được xem xét tương quan với tốc độ tăng trưởng của ngành

2.3.2 Mục tiêu của phân tích ngành

Việc phân tích ngành hướng đến hai mục tiêu quan trọng: một là chọn lựa những ngành tốt để đầu tư; hai là dự báo tốc độ tăng trưởng của những ngành này trong tương lai

Để xác định các ngành tốt đầu tư, các nhà đầu tư thường tuân theo hai tiêu chí: tỷ lệ hoàn vốn (Return on Investment - ROI) cao và triển vọng tăng trưởng trong tương lai Tỷ lệ hoàn vốn phản ánh sự lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể mong đợi từ các khoản đầu tư của họ, trong khi triển vọng tăng trưởng chỉ ra tiềm năng tăng giá trong tương lai Bằng cách đánh giá cả hai tiêu chí này, các nhà đầu tư có thể xác định được những ngành có khả năng mang lại lợi nhuận cao đồng thời giảm thiểu rủi ro.

 Đầu tiên là xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành so với tốc độ tăng trưởng của GDP để chọn ra các ngành có tốc độ tăng cao hơn Để thực hiện việc này sẽ tiến hành các bước: phân loại ngành thường sẽ dựa vào các hệ phân ngành uy tín trên thế giới; sau đó, sẽ tính toán tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành này trong quá khứ, để dữ liệu có độ tin cậy cao nhà đầu tư nên tính toán ít nhất 5 năm; và cuối cùng so sánh với tốc độ này với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP với cùng thời gian tương ứng

Theo tiêu chí ở bước chọn lọc ngành nghề, tiếp theo nhà đầu tư cần đánh giá mức độ tương thích của ngành nghề ấy với bối cảnh kinh tế hiện tại, xem xét chọn lọc những ngành có khả năng phát triển và thích ứng trong bối cảnh hiện tại Việc đánh giá được thực hiện thông qua các mô hình như phân tích chu kỳ kinh doanh, chu trình chuyển tiếp ngành, chu trình vòng đời ngành, PEST, Năm lực lượng của Porter, SWOT Để dự báo tốc độ tăng trưởng của những ngành nghề tiềm năng, nhà đầu tư có thể sử dụng các phương pháp như sử dụng tốc độ tăng trưởng bình quân, mô hình định lượng, kết quả khảo sát, ý kiến chuyên gia, dự đoán từ các tổ chức uy tín hoặc tổng hợp tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp đại diện ngành.

Các hệ thống phân ngành lớn được ứng dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm: ISIC (International Standard Industrial Classification of All Economic Activities) của Liên hợp quốc; NAICS (North American Industry Classification System) của Mỹ; ICB (Industry Classification Benchmark) của công ty FTSE Group và Dow Jones; GICS (Global Industry Classification Standard) của Morgan Stanley và Standard & Poor's Việt Nam có hệ phân ngành VSIC 2007 do chính phủ ban hành

Theo quy tắc chung, một công ty sẽ được phân loại vào ngành nếu doanh thu từ ngành đó chiếm đa số hoặc chủ đạo cơ cấu doanh thu của công ty Trường hợp không có ngành nào tạo ra doanh thu chủ đạo, việc phân ngành sẽ dựa vào các phân tích cụ thể để xác định bản chất kinh doanh của công ty

Giới thiệu hệ phân ngành GICS 8

GICS được xây dựng vào năm 1999 bởi tổ chức MSCI và S&P Dow Jones Indexes nhằm cung cấp một công cụ hiệu quả, chi tiết và linh hoạt để sử dụng trong quy trình đầu tư

Nó được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tài chính toàn cầu về một cách tiếp cận toàn cầu, chính xác, đầy đủ và được chấp nhận rộng rãi để xác định các ngành và phân loại chứng khoán theo ngành Hiện tại, GICS được sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, trong đó có Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

GICS được thiết kế với bốn cấp độ phân loại ngành bao gồm 11 ngành chính (xem bảng 2.1), 24 nhóm ngành, 69 ngành và 158 tiểu ngành

Bảng 2.1: Phân loại ngành của GICS

4 Consumer Discretionary/Hàng tiêu dùng

5 Consumer Staples/Hàng tiêu dùng thiết yếu

6 Health Care/Chăm sóc sức khỏe

8 Information Technology/Công nghệ thông tin

9 Communication Services/Dịch vụ viễn thông

10 Utilities/Dịch vụ tiện ích

11 Real Estate/Bất động sản

Việc đưa một công ty vào một ngành cụ thể sẽ căn cứ vào doanh thu và lợi nhuận của công ty Tuy nhiên, theo quan điểm của GICS, để cung cấp một cái nhìn chính xác, đầy đủ và dài hạn dành cho hoạt động đầu tư, doanh thu của một công ty thường phản ánh ổn định và chính xác hơn về các hoạt động của công ty đó hơn là lợi nhuận Tuy nhiên, việc định giá công ty liên quan chặt chẽ đến lợi nhuận hơn là doanh thu Do đó, thu nhập vẫn là yếu tố quan trọng được xem xét trong phân loại ngành của một công ty Ngoài doanh thu và lợi nhuận, nhận thức về thị trường mà công ty đó tham gia cũng được ghi nhận là phù hợp với mục đích phân loại

Theo nguyên tắc chung, một công ty được phân loại trong tiểu ngành có mô tả gần nhất với các hoạt động kinh doanh tạo ra hơn 60% doanh thu của công ty

Tuy nhiên, một công ty tham gia vào hai hoặc nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau về cơ bản, không có hoạt động nào trong số đó đóng góp 60% doanh thu trở lên, được phân loại

8 MSCI (2020) Global industry classification standard (gics®) methodology

27 trong ngành cung cấp phần lớn doanh thu và thu nhập của công ty

Phân tích công ty

2.4.1 Khảo lược các phương pháp lựa chọn công ty tốt của các nhà đầu tư bậc thầy 2.4.1.1 Phương pháp lựa chọn công ty tốt của Benjamin Graham

Benjamin Graham, cha đẻ trường phái đầu tư giá trị, đã thiết lập các tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn cổ phiếu giá trị trong các tác phẩm của mình, "Phân tích chứng khoán" và "Nhà đầu tư thông minh".

Các tiêu chí chọn lựa công ty chất lượng tốt

Thứ nhất là quy mô của công ty Ở đây, Graham đề cập tới doanh thu để đánh giá chỉ tiêu quy mô Theo ông, thì nhà đầu tư chỉ nên tập trung vào một số công ty có doanh thu lớn, không nên tập trung vào các công ty có doanh thu nhỏ; tại thời điểm 1973, Graham (1973) đã đề xuất mức doanh thu tối thiểu mà ông đầu tư vào đối với ngành công nghiệp là 100 triệu USD (theo tác giả, nếu tính lạm phát ở Mỹ là 5%/năm, thì số tiền này quy đổi đến thời điểm

2017 là 856 triệu USD), còn đối với ngành dịch vụ là 50 triệu USD (theo tác giá, nếu tính lạm phát ở Mỹ là 5%/năm, thì số tiền này quy đổi đến thời điểm 2017 là 528 triệu USD)

Thứ hai là tình trạng tài chính của công ty phải lành mạnh, ít rủi ro Theo Graham (1973), một công ty có tình hình tài chính lành mạnh phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau: Tài sản lưu động trên bảng cân đối kế toán phải ít nhất gấp hai lần nợ ngắn hạn; Nợ dài hạn không được vượt quá tài sản lưu động ròng; Tổng nợ cũng không được vượt quá 2 lần so với vốn chủ sở hữu.

Thứ ba, các công ty tốt cần đảm bảo lợi nhuận ổn định trong ít nhất 10 năm liên tiếp Theo nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham, các công ty vững vàng sẽ không bao giờ lỗ, kể cả trong những thời điểm khó khăn.

11 Graham, Benjamin (1973) The Intelligent Investor Harpers & Row, New York

0 1 2 3 4 5 Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Rào cản gia nhập ngành Áp lực từ phía nhà cung cấp

Khả năng ép giá của khách hàng Áp lực từ sản phẩm thay thế

Thứ tư là lịch sử trả cổ tức Graham rất xem trọng cổ tức, vì ông cho rằng đây là cách công ty thể hiện trách nhiệm của mình đối với cổ đông Để lọt vào danh sách các cổ phiếu có chất lượng tốt, theo Graham (1973), thì công ty phải có một lịch sử trả cổ tức liên tục ít nhất

Cách đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty

Graham (1973) sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của công ty Theo Graham, mức tăng của EPS trong vòng 10 năm trong quá khứ phải đạt ít nhất 33%; tính bằng cách lấy EPS trung bình của 3 năm cuối của chu kỳ so sánh với EPS trung bình của 3 trước năm bắt đầu của chu kỳ tính

Graham cho rằng việc sử dụng EPS mà không sử dụng lợi nhuận sau thuế để tính tốc độ tăng trưởng là nhằm tránh trường hợp công ty tăng vốn bằng cách huy động của cổ đông, lúc này lợi nhuận sau thuế có thể tăng nhưng EPS có thể giảm, do tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng của cổ phiếu; vì vậy thực chất, lợi nhuận dành cho một cổ phiếu đang giảm Cách xác định cổ phiếu đang bị định giá thấp

Graham (1973) sử dụng phương pháp so sánh (còn gọi là phương pháp hệ số nhân) để xác định giá trị nội tại của cổ phiếu, cụ thể là sử dụng hệ số P/E (hệ số giá thị trường trên thu nhập của cổ phiếu) và P/B (hệ số giá trị trên giá trị sổ sách của cổ phiếu)

Hệ số P/E cho thấy rằng để có được 1 đồng lợi nhuận của công ty thì nhà đầu tư phải chi trả bao nhiêu đồng giá; do đó, xét theo khía cạnh hợp lý thì nhà đầu tư luôn mong muốn hệ số này càng thấp càng tốt Graham (1973) chỉ chọn cổ phiếu để đầu tư khi hệ số này dưới

15 Tuy nhiên, cách tính hệ số này của Graham cũng khác với cách tính thông thường; đối với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) ông tính bằng cách lấy trung bình trong 3 năm gần nhất trong quá khứ, trong khi cách tính thông thường thì sẽ lấy năm gần nhất trong quá khứ, hoặc 4 quý gần nhất với hiện tại hoặc EPS dự tính của năm tiếp theo trong tương lai Giải thích cho cách tính của mình, thì Graham cho rằng cách tính này sẽ hạn chế được sự đột biến lợi nhuận của một năm, sẽ ảnh hưởng đến cách đánh giá về giá trị của cổ phiếu Ví dụ: cổ phiếu A có EPS trong 3 năm gần nhất trong quá khứ lần lượt là 1,000 VND (một nghìn đồng), 2,000 VND (hai nghìn đồng) và 6.000 VND (sáu nghìn đồng), và giá hiện tại của cổ phiếu là 60,000 VND (sáu mười nghìn đồng) Nếu tính theo cách của Graham thì P/E của cổ phiếu A là 20, còn theo cách tính thông thường chỉ là 10

Hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) phản ánh số tiền nhà đầu tư phải trả để sở hữu một đồng giá trị sổ sách của công ty Tương tự như hệ số giá trên thu nhập (P/E), nhà đầu tư thường mong muốn P/B thấp Đặc biệt, nhà đầu tư giá trị nổi tiếng Benjamin Graham cho rằng P/B lý tưởng nên thấp hơn 1,5 để đảm bảo giá cổ phiếu không bị định giá quá cao so với giá trị thực của công ty.

2.4.1.2 Phương pháp lựa chọn công ty của Philip Fisher

Philip Fisher, người cùng thời với Benjamin Graham, là một nhà đầu tư vĩ đại có ảnh hưởng sâu rộng trên toàn thế giới Ông là người tiên phong trong việc đầu tư vào các công ty chất lượng cao có tốc độ tăng trưởng nhanh, được định giá hợp lý và theo đuổi chiến lược nắm giữ lâu dài Phương pháp chọn lọc cổ phiếu của Fisher được ghi lại trong cuốn sách nổi tiếng "Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường" xuất bản lần đầu vào năm 1958.

1958 và lần tái bản gần nhất vào năm 2003 Trong tác phẩm của mình, Fisher (2003) 12 đã đưa ra các tiêu chí quan trọng để lựa chọn một cổ phiếu giá trị, hầu hết các tiêu chí này đều mang

12 Fisher, P A (2003) Common stocks and uncommon profits and other writings (2edit) John Wiley & Sons, Hoboken, New Jersey

Các tiêu chí chọn lựa công ty chất lượng tốt

Thứ nhất là quyết tâm của bộ máy quản lý trong việc tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hoặc quy trình sản xuất để gia tăng hơn nữa tổng doanh thu Theo Fisher (2003), những doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng trong một vài năm tiếp theo do nhu cầu mới về các dòng sản phẩm hiện tại nhưng không có chính sách để tiếp tục phát triển thường chỉ mang lại lợi nhuận ngắn hạn, những doanh nghiệp này không có tiềm năng để tạo ra các khoản lợi nhuận bền vững trong dài hạn Muốn đạt được sự tăng trưởng bền vững trong dài hạn các công ty cần phải đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật để tiếp tục cải tiến sản phẩm cũ và phát triển sản phẩm mới Vì vậy, một ban quản lý không thỏa mãn với những thành công nhất thời sẽ thấy rõ được rằng thực chất của tăng trưởng là phải phát triển các dòng sản phẩm hoặc cải tiến quy trình sản xuất một cách liên tục; và nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận cao từ điều này

Định giá cổ phiếu

Định giá là trọng tâm của hầu hết những gì chúng ta làm trong lĩnh vực tài chính 21 Trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, chúng ta xem xét cách tốt nhất để tăng giá trị doanh nghiệp bằng cách thay đổi các quyết định đầu tư, tài trợ và cổ tức Trong đầu tư tài chính, chúng ta sử dụng các nguồn lực để cố gắng tìm ra các công ty giao dịch với giá thấp hơn giá trị thực của chúng và sau đó, kỳ vọng tạo ra tỷ suất sinh lời khi giá cả hội tụ với giá trị trong tương lai Khi nghiên cứu xem thị trường có hiệu quả hay không, chúng ta phân tích xem giá thị trường có lệch khỏi giá trị hay không và nếu có, chúng sẽ quay trở lại nhanh như thế nào Hiểu được điều gì quyết định giá trị của một công ty và cách ước tính giá trị đó dường như là điều kiện tiên quyết để đưa ra các quyết định hợp lý

2.5.1 Những vấn đề cơ bản về định giá cổ phiếu

2.5.1.1 Khái niệm Định giá doanh nghiệp hay cổ phiếu là việc áp dụng một hoặc nhiều mô hình định giá để xác định giá trị nội tại (instrinsic value) hay giá trị thực của doanh nghiệp hay cổ phiếu để phục vụ cho các công việc sau:

 Đưa ra các quyết định đầu tư mua, bán, hay nắm giữ cổ phiếu

 Phát hành, niêm yết cổ phiếu

 Định giá giúp cho việc ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn; giá trị nội tại có được từ định giá sẽ so sánh với giá thị trường để làm cơ sở ra quyết định đầu tư; nếu giá thị trường cao hơn giá trị nội tại, nhà đầu tư nên bán cổ phiếu ra, ngược lại, nếu giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại nhà đầu tư nên xem xét mua vào hoặc tiếp tục nắm giữ

 Trong hoạt động M&A, giá trị nội tại của doanh nghiệp là một trong những cơ sở quan trọng để bên mua và bên bán thương lượng giá giao dịch

 Giá trị nội tại là cơ sở để đưa ra giá phát hành trong hoạt động cổ phần hóa hoặc phát hành thêm cổ phiếu

 Giá trị nội tại là cơ sở để đưa ra giá niêm yết lần đầu trong hoạt động tư vấn niêm yết 2.5.1.3 Nhận thức về định giá

Việc xác định giá trị thực dựa trên dữ liệu quá khứ ngắn hạn hoặc không ổn định sẽ dẫn đến kết quả thiếu chính xác Các mô hình định giá đều dựa trên dữ liệu trong quá khứ, trực tiếp hoặc gián tiếp, để xác định giá trị thực Khi dữ liệu quá khứ ngắn và không ổn định, khó có thể phản ánh được quy luật, dẫn đến những dự đoán về giá trị thực trở nên thiếu chính xác.

 Dữ liệu dài và ổn định nhưng được ngụy tạo bởi một công ty không tốt là một rủi ro rất lớn, các kết quả có được đều trở nên vô nghĩa Vì vậy, vấn đề quan trọng của định giá là trước tiên nhà đầu tư phải chọn lựa một công ty tốt, sau đó, tiến hành định giá, lúc này, giá trị nội tại sẽ có mức độ chính xác cao

21 Damodaran, A (2007) Valuation approaches and metrics: a survey of the theory and evidence Foundations and Trends® in Finance, 1(8), 693-784

 Mặc dù có rất nhiều mô hình định giá, tuy nhiên, việc xác định giá trị thực vẫn mang tính chủ quan do việc chọn lựa một số nhân tố để đưa vào mô hình định giá có sự nhìn nhận khác nhau giữa từng người; vì vậy, mức độ hiệu quả của kết quả định giá sẽ phụ thuộc vào từng người định giá

 Giá trị định giá không có tính bất biến mà phụ thuộc vào sự thay đổi của thông tin và thời gian, vì vậy, cùng một cổ phiếu do một người định giá, qua thời gian, giá trị nội tại sẽ có sự thay đổi

 Kết quả định giá không bao giờ là chắc chắn, bởi vì, định giá là việc ước tính những gì sẽ xảy ra trong tương lai mà ước tính thì không bao giờ tuyệt đối đúng Chính vì luôn tồn tại rủi ro sai số trong định giá, do đó, khi có kết quả định giá, nhà đầu tư nên chiết khấu kết quả này với một tỷ lệ hợp lý dựa trên rủi ro của công ty; đây chính là khái niệm biên độ an toàn (margin of safety) của Graham.22

Mô hình định giá trở nên phức tạp hơn khi chúng liên quan đến việc ước tính nhiều biến số Tuy nhiên, điều này không đảm bảo kết quả tốt hơn; ngược lại, nó có thể dẫn đến sai số dự tính cao do sự phức tạp khi dự tính nhiều biến số Do đó, ưu tiên sử dụng một mô hình định giá đơn giản nhưng đáng tin cậy hơn là một mô hình phức tạp nhưng ước tính kém.

 Nhà đầu tư nào định giá rồi cũng sẽ có kết quả và gần như kết quả của các nhà đầu tư khác nhau cũng sẽ khác nhau; do đó, kết quả có độ tin cậy cao là kết quả đến từ quá trình định giá nghiêm túc, cẩn thận và đúng các công đoạn Vì vậy, kết quả định giá không quan trọng bằng quá trình định giá

2.5.2 Các phương pháp định giá cổ phiếu

Các nhà phân tích sử dụng nhiều mô hình, từ đơn giản đến phức tạp để định giá cổ phiếu Các mô hình này thường đưa ra các giả định rất khác nhau về các nguyên tắc cơ bản để xác định giá trị Tuy nhiên, quy tụ lại, có bốn cách tiếp cận để định giá 23 :

 Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (discount cash flow) là phương pháp đầu tiên, liên hệ giữa giá trị của một tài sản với giá trị hiện tại của các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai trên tài sản đó

 Phương pháp thứ hai, định giá tài sản (asset valuation/liquidation and accounting valuation), được xây dựng dựa trên việc định giá các tài sản hiện có của một công ty, với các ước tính kế toán về giá trị hoặc giá trị sổ sách thường được sử dụng phổ biến

 Phương pháp thứ ba, định giá so sánh (relative valuation/multiples valuation), ước tính giá trị của một tài sản bằng cách xem xét với giá của các tài sản sử dụng để so sánh thông qua một số các chỉ số tài chính phổ biến như EPS, dòng tiền, giá trị sổ sách hoặc doanh số bán hàng…

 Phương pháp cuối cùng, định giá bằng quyền chọn (option valuation), sử dụng các mô hình định giá quyền chọn để đo lường giá trị của các tài sản có đặc điểm gần giống với quyền chọn

Đầu tư trái phiếu

Phân tích trái phiếu

Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu

Khái niệm: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành (Điều 4, Luật chứng khoán Việt Nam, 2019) Trái phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu (hay trái chủ) Người mua trái phiếu được coi là chủ nợ của tổ chức phát hành trái phiếu Tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian xác định, với một lợi tức theo quy định Đặc điểm cơ bản của trái phiếu:

+ Trái phiếu cũng là một giấy tờ có giá và có thể được chuyển nhượng tự do trên thị trường chứng khoán

+ Trái phiếu đều có kỳ hạn xác định (trừ trái phiếu vĩnh cửu) và mức lãi suất cố định Trên trái phiếu ghi rõ thời hạn của trái phiếu Đây là thời gian đi vay của người phát hành đối với trái chủ Khi đáo hạn, người phát hành trái phiếu thanh toán nghĩa vụ nợ bằng cách chi trả mệnh giá trái phiếu (face value) và lãi trái phiếu cho người sở hữu trái phiếu

+ Mệnh giá là giá danh nghĩa của trái phiếu, được ghi cụ thể trên tờ trái phiếu Mệnh giá trái phiếu thường được định chuẩn ở các số càng chẵn càng tốt Ở Mỹ mệnh giá trái phiếu phổ biến nhất là 1,000USD, ở Việt Nam là 100,000VND Đây là cơ sở để người phát hành thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của người phát hành

+ Số tiền lãi thanh toán của trái phiếu được quyết định bằng lãi suất coupon Số tiền lãi người phát hành thanh toán hàng năm bằng lãi suất coupon nhân với mệnh giá của trái phiếu Khoảng thời gian mà trái chủ nhận được tiền lãi từ tổ chức phát hành kỳ được gọi là kỳ trả lãi, trả lãi thường xác định mỗi năm một (hoặc hai) lần Đối với trái phiếu zero coupon, không có phần cuống phiếu (coupon), lãi suất in trên bề mặt của tờ trái phiếu là lãi suất danh nghĩa, được dùng làm căn cứ tính lãi

Phân loại dựa vào chủ thể phát hành trái phiếu

Trái phiếu Chính phủ: là một loại chứng khoán do Chính phủ phát hành nhằm mục đích huy động vốn trung và dài hạn cho chính phủ Trái phiếu Chính phủ được phát hành nhằm mục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước, dùng để thực hiện dự án công trình quốc gia hoặc tài trợ cho các mục đích khác của Chính phủ theo kế hoạch phân bổ ngân sách từng năm Trái phiếu Chính phủ Việt Nam có ba loại: Tín phiếu Kho bạc, Trái phiếu Kho bạc và Công trái xây dựng Tổ quốc

Trái phiếu Chính quyền địa phương: là loại trái phiếu do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát hành Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương

Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành: là loại trái phiếu do danh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính sách của Nhà nước thuộc đối tượng được qui định tại Luật quản lí nợ công phát hành và được Chính phủ bảo lãnh thanh toán

Trái phiếu doanh nghiệp: là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty hoặc các định chế tài chính (ngân hàng và các tổ chức tín dụng) có nhu cầu huy động vốn cho hoạt động kinh doanh

Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

- Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua vào trong sổ sách của người phát hành đồng thời tên của người mua không được ghi trên trái phiếu Trái chủ là người được hưởng quyền lợi

- Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua vào trong sổ sách của người phát hành song song với đó, tên của người mua được ghi trực tiếp trên trái phiếu Phân loại dựa vào lợi tức của trái phiếu

- Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá của chính trái phiếu đó

- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ không giống nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu khác

Trái phiếu lãi suất bằng 0 là một dạng trái phiếu không trả lãi định kỳ, nhưng được phát hành với mức giá thấp hơn mệnh giá Khi trái phiếu đáo hạn, người mua sẽ được nhà phát hành trả lại số tiền bằng mệnh giá, nghĩa là họ sẽ hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá đáo hạn Điều này khiến trái phiếu lãi suất bằng 0 trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư đang tìm kiếm thu nhập ổn định và an toàn, bên cạnh việc tránh biến động lãi suất có thể ảnh hưởng đến các khoản đầu tư khác.

Phân loại dựa vào mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

- Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu được đảm bảo bằng một tài sản có giá trị cho việc phát hành của tổ chức phát hành trái phiếu Trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán, trái chủ có quyền bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền tổ chức phát hành còn nợ trái chủ Trái phiếu bảo đảm bao gồm các loại chính sau:

Trái phiếu có tài sản cầm cố: Loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc tổ chức phát hành cầm cố một bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ Giá trị của tài sản cầm cố thường cao hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành nhằm đảm bảo quyền lợi cho trái chủ

Định giá trái phiếu

Mệnh giá ghi trên trái phiếu chỉ là giá danh nghĩa của trái phiếu, giá trị thực của trái phiếu có thể cao hơn, nhỏ hơn hoặc bằng với mệnh giá, điều này sẽ phụ thuộc vào mặt bằng lãi suất trên thị trường Do đó, định giá trái phiếu là tìm ra giá trị thực của trái phiếu, nhằm hỗ trợ nhà đầu tư mua bán với mức giá hợp lý hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc chọn giá phát hành

Trái phiếu được định giá dựa trên phương pháp chiết khấu dòng thu nhập Giá trị trái phiếu được định giá bằng với giá trị hiện tại (present value) của tất cả các dòng tiền nhận được trong tương lai (expected future cash flow), được chiết khấu theo một lãi suất hợp lý Trong đó lãi suất chiết khấu chính là lãi suất bình quân của thị trường hay lãi suất mong đợi của nhà đầu tư tại thời điểm định giá trái phiếu

Bởi vì các khoản hoàn trả gốc và lãi coupon của trái phiếu đều diễn ra hàng năm (hoặc nửa năm) trong tương lai Giá mà một nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả cho yêu cầu đối với các khoản thanh toán đó phụ thuộc vào giá trị của dòng tiền họ sẽ nhận được trong tương lai so với trong tiền trong tay ngày hôm nay Cách tính “giá trị hiện tại” này lần lượt phụ thuộc vào lãi suất thị trường Lãi suất phi rủi ro danh nghĩa bằng tổng của tỷ suất sinh lợi thực tế phi rủi ro và phí bảo hiểm cao hơn tỷ giá thực để bù đắp cho lạm phát dự kiến Ngoài ra, vì hầu hết các trái phiếu không có rủi ro, lãi suất chiết khấu sẽ bao gồm một khoản phí bảo hiểm bổ sung phản ánh các đặc điểm cụ thể của trái phiếu như rủi ro vỡ nợ, tính thanh khoản, thuộc tính thuế, rủi ro mua lại trước hạn

Giá trị của trái phiếu được xác định thông qua quá trình định giá, bao gồm ba bước: xác định dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền đó và đưa ra giá trị trái phiếu dựa trên giá trị hiện tại này.

Bước 1: Ước tính dòng tiền kỳ vọng trong tương lai Giả sử: F là mệnh giá trái phiếu;

CF = i*F (i là lãi suất coupon của trái phiếu); n là kỳ hạn của trái phiếu Chúng ta xem xét tổng quát dòng tiền của một trái phiếu, minh họa hình 3.5 như sau:

Hình 3.5 Dòng tiền của nhà đầu tư vào trái phiếu

Bước 2: Xác định tỷ suất hợp lý nên được sử dụng để chiết khấu dòng tiền (y)

Bước 3: Tính toán giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai ở Bước (1) sử dụng tỷ suất chiết khấu ở Bước (2)

+ Giá trị hiện tại dòng tiền năm thứ nhất của TP:

+ Giá trị hiện tại dòng tiền năm thứ hai của TP:

+ Giá trị hiện tại dòng tiền năm thứ ba của TP:

+ Giá trị hiện tại dòng tiền năm thứ n của TP:

Suy ra công thức tổng quát để định giá trái phiếu (P):

Từ công thức (3.11) Giá cả thị trường của trái phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1 Lãi suất bình quân của thị trường:

Lãi suất là yếu tố căn bản dẫn đến quyết định của bất cứ nhà đầu tư nào trên thị trường tài chính Bản chất mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều Khi lãi suất thị trường ngày càng tăng, suất chiết khấu của dòng tiền ngày càng tăng, do vậy giá trái phiếu có xu hướng giảm dần

2 Thời gian đáo hạn của trái phiếu

Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng ngắn, rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng liên quan đến trái phiếu càng nhỏ Bởi vậy, trái phiếu có thời gian đáo hạn ngắn dường như hấp dẫn các nhà đầu tư Những trái phiếu có thời gian đáo hạn càng ngắn thì càng được mua bán với giá cao hơn trái phiếu có thời gian đáo hạn dài

3 Uy tín của tổ chức phát hành

Về bản chất, trái phiếu là một công cụ của người đi vay nhằm giải quyết vấn đề vốn của họ Do đó, nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của người cung cấp trái phiếu Tổ chức phát hành càng uy tín thì khả năng trả nợ gốc và lãi càng cao, do đó rủi ro mặc định của trái phiếu càng thấp Trái phiếu do các tổ chức uy tín phát hành thường có giá cao hơn

3.2.2 Định giá một số trái phiếu phổ biến

3.2.2.1 Định giá trái phiếu zero coupon

Trái phiếu zero coupon là loại trái phiếu không được trả lợi tức định kỳ thay vào đó nhà đầu tư sẽ được mua nó với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá (trái phiếu chiết khấu) hoặc nhận cả gốc và lãi một lần vào thời điểm đáo hạn trái phiếu (trái phiếu gộp) Đối với loại trái phiếu chiết khấu, định kỳ lãi suất trái phiếu được trả sẽ bằng 0, nên tất cả các khoản lợi tức

CF cũng sẽ bằng 0 ở thời điểm trả lãi Từ công thức (3.11), giá trái phiếu chiết khấu được xác định P ( ) cũng chính là hiện giá của mệnh giá (F) khi đáo hạn

Ví dụ 3.8: Một trái phiếu zero-coupon ABC có thời gian đáo hạn 10 năm, phát hành ngày 01/01/2010, mệnh giá 100,000 VND Hãy định giá trái phiếu tại thời điểm phát hành với lãi suất chiết khấu 8%?

Trả lời: Giá trái phiếu ABC tại thời điểm phát hành PV = ,

( ) = 46,319 VND 3.2.2.2 Định giá trái phiếu coupon

* Định giá trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định theo định kỳ năm:

Khác với trái phiếu Zero coupon, trái phiếu trả lãi định kỳ hàng năm cho phép trái chủ nhận được khoản lãi đều đặn hàng năm Công thức tổng quát (3.11) định giá trái phiếu đã nêu ở phần trên cũng chính là công thức định giá của trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định theo định kỳ hàng năm Để hiểu về cách định giá trái phiếu trả lãi định kỳ hàng năm, chúng ta phân tích ví dụ sau đây

Trái phiếu LNM đáo hạn sau 10 năm, mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất 10,5%, phát hành ngày 01/01/2011 Lãi suất yêu cầu là 12%.

Trả lời: Theo công thức (3.11), giá của trái phiếu LNM sẽ là:

* Định giá trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định theo định kỳ nửa năm:

Giống như trái phiếu trả lãi định kỳ nửa năm, trái phiếu có lợi tức cố định theo định kỳ nửa năm là một loại trái phiếu cho phép trái chủ sở hữu nó được hưởng lợi tức cố định đều đặn 6 tháng một lần Khi trái phiếu là loại trả cổ tức theo định kỳ nửa năm thì một số giá trị trong công thức tổng quát định giá trái phiếu (3.11) sẽ thay đổi, cụ thể như sau:

✔ Cổ tức nhận mỗi kỳ là

✔ Lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư hằng kỳ là

Suy ra, công thức định giá trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định theo kỳ nửa năm lúc này sẽ là:

Ví dụ 3.10: Một trái phiếu STG có thời gian đáo hạn 5 năm, mệnh giá 100,000VND, lãi suất trái phiếu là 10%, trả lãi 6 tháng một lần ngày 01/01/2010 Hãy định giá trái phiếu STG tại thời điểm phát hành với lãi suất chiết khấu là 12%

Trả lời: Định giá trái phiếu STG tại thời điểm phát hành:

* Định giá trái phiếu có kỳ hạn vĩnh cửu:

Chứng khoán phái sinh và các loại hình đầu tư khác

Giới thiệu hợp đồng quyền chọn

Một trong những bước phát triển quan trọng nhất trên thị trường tài chính trong những năm gần đây là sự phát triển của thị trường hợp đồng tương lai, quyền chọn và các thị trường phái sinh liên quan Các công cụ phái sinh là các công cụ không tự sinh ra mà được sinh ra/khởi tạo từ tài sản gốc và cung cấp các khoản hoàn trả dựa trên sự tăng giảm của các hàng hóa cơ sở như vàng, trái phiếu, cổ phiếu hoặc một chỉ số thị trường (VN30, Vnindex) Các công cụ cũng được giao dịch độc lập khỏi tài sản gốc, nghĩa là nhà đầu tư có thể giữ lại tài sản gốc và bán đi công cụ phái sinh hoặc ngược lại Giá trị của công cụ phái sinh biến động theo sự biến động của giá trị tài sản gốc hay còn gọi là hàng hóa cơ sở Chương này tập trung giới thiệu về thị trường quyền chọn và các chiến lược quyền chọn phổ biến

Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận được ký kết bởi bên mua và bên bán tại thời điểm hiện tại nhằm thỏa thuận về một giao dịch hàng hóa cơ sở với giá xác định trong tương lai, cụ thể, bên mua hợp đồng quyền chọn sẽ phải trả một mức phí (premium) cho bên bán để nhận quyền có lựa chọn thực hiện giao dịch hay không trong tương lai

Ví dụ: Tại thời điểm hiện tại, ngày 1/1/2022 công ty A chấp nhận trả một mức phí để mua từ công ty B một hợp đồng quyền chọn mua 50,000 tấn quặng sắt với giá thực hiện là 2,000 USD /tấn, thời gian thực hiện là 10 tháng Trong trường hợp này:

– Công ty A là người mua quyền chọn và trả phí cho công ty B

- Công ty B là người bán quyền chọn và nhận mức phí mà công ty A trả

– Tài sản cơ sở là quặng sắt

– Giá thực hiện là 2,000 USD/tấn

– Thời gian thực hiện (thời gian đáo hạn) là 1/10/2022

Dựa trên quy định của hợp đồng trên, trong ngày thực hiện tức là ngày 1/10/2022, công ty A có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng, cụ thể công ty A có thể mua hoặc không mua 50,000 tấn quặng sắt tùy theo lựa chọn của mình Nhưng, nếu công ty A mà thực hiện hợp đồng (quyền chọn mua) thì công ty B bắt buộc có nghĩa vụ phải bán cho công ty A 50,000 tấn quặng sắt với mức giá 2,000 USD/tấn cho dù tại thời điểm đó giá của quặng sắt như thế nào đi chăng nữa Thông thường công ty A sẽ thực hiện hợp đồng khi giá quặng sắt trên thị trường thời điểm đáo hạn cao hơn giá 2,000 USD/tấn và không thực hiện khi giá quặng sắt trên thị trường thấp hơn giá thực hiện 2,000 USD/tấn

Về cơ bản, có 2 loại hợp đồng quyền chọn chính: hợp đồng quyền chọn mua và hợp đồng quyền chọn bán Hợp đồng quyền chọn mua (Call Option) cho phép người nắm giữ hợp đồng hay người mua quyền (không phải nghĩa vụ) luôn được mua hàng hóa cơ sở tại mức giá xác định vào một thời điểm trong tương lai hoặc trước thời điểm đó Để sở hữu quyền này thì người mua quyền chọn mua hay người nắm giữ quyền chọn phải trả phí (premium) cho người bán quyền chọn mua (người bán) Người bán hợp đồng quyền chọn mua luôn phải có nghĩa vụ phải bán hàng hóa cơ sở với giá thực hiện trong trường hợp người mua thực hiện quyền

Hợp đồng quyền chọn bán (Put Option) là công cụ tài chính cho phép người mua có quyền bán tài sản cơ sở với mức giá xác định trong tương lai Người mua phải trả phí (premium) cho người bán để đổi lấy quyền này Người bán quyền chọn bán phải mua tài sản cơ sở với giá thực hiện nếu người mua thực hiện quyền bán.

Bảng 4.1 Quyền nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng quyền chọn

Mua call option Bán call option Mua put option Bán put option Quyền Mua tài sản cơ sở Nhận phí premium Bán tài sàn cơ sở Nhận phí premium Nghĩa vụ Trả phí premium Bán tài sàn cơ sở Trả phí premium Mua tài sản cơ sở

Hợp đồng quyền chọn còn được phân loại theo cách thức thực hiện quyền thành hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ và hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu Hợp đồng quyền chọn kiểu

Quyền chọn kiểu Mỹ cho phép nhà đầu tư thực hiện quyền chọn bất kỳ lúc nào trước thời hạn đáo hạn, trong khi quyền chọn kiểu châu Âu chỉ cho phép thực hiện quyền chọn đúng thời hạn đáo hạn Do quyền chọn kiểu Mỹ linh hoạt hơn nên phí hợp đồng của chúng thường cao hơn so với quyền chọn kiểu châu Âu.

4.1.1 Các chiến lược đầu tư hợp đồng quyền chọn

- Chiến lược quyền chọn bán bảo vệ (Protective put strategy)

Chiến lược quyền chọn bán bảo vệ là một chiến lược quản lý rủi ro bằng cách sử dụng các hợp đồng quyền chọn mà các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ khỏi việc mất quyền sở hữu cổ phiếu hoặc tài sản Chiến lược quyền chọn bán bảo vệ liên quan đến việc nhà đầu tư mua một quyền chọn bán (Long put) với một khoản phí, được gọi là phí bảo hiểm (premium) Chiến lược này đặc biệt phù hợp với những nhà đầu tư cá nhân khi họ tin rằng cổ phiếu sau một thời gian dài tăng giá có thể đào chiều giảm nhưng lại không muốn bán đi cổ phiếu

Bản thân các lệnh mua Put này là một chiến lược đầu tư giá xuống trong đó nhà giao dịch tin rằng giá của tài sản sẽ giảm trong tương lai Tuy nhiên, quyền chọn bán bảo vệ thường được sử dụng khi một nhà đầu tư vẫn lạc quan vào một cổ phiếu nhưng muốn phòng ngừa trước những tổn thất tiềm ẩn và sự không chắc chắn

Quyền chọn bán bảo vệ có thể được áp dụng đối với cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa và chỉ số và đưa ra một số biện pháp bảo vệ đối với phần giảm giá Hợp đồng quyền chọn bán hoạt động như một chính sách bảo hiểm bằng cách cung cấp bảo vệ giảm giá trong trường hợp giá tài sản giảm Hiểu một cách đơn giản nhất chiến lược quyền chọn bán bảo vệ chính là chúng ta mua một cổ phiếu (Long stock) và mua quyền chọn bán (Long put) đồng thời của cùng một cổ phiếu, mục đích là để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra vượt quá một mức nhất định

Ví dụ: Nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu DHG tại thời điểm đầu với giá 120,000 VND/cổ phiếu Đến cuối năm giá DHG tăng mạnh, nhà đầu tư không muốn bán cổ phần DHG của họ vì cổ phiếu có thể tăng giá hơn nữa nhưng nhà đầu tư cũng lo sợ khả năng giá cổ phiếu sẽ giảm sau thời gian dài tăng giá nên thực hiện chiến lược quyền chọn bán bảo vệ bằng cách sẽ mua hợp đồng quyền chọn bán 100 cổ phiếu DHG với giá 121,000 VND/cổ phiếu Phí hợp đồng quyền chọn là 80,000 VND hợp đồng

Trong kịch bản giá cổ phiếu tăng, nhà đầu tư có thể thu về 500.000 đồng từ phần tài sản cơ sở, nhưng phải chấp nhận mất 80.000 đồng phí cho quyền chọn Do đó, tổng lợi nhuận thu được sẽ là 420.000 đồng, phản ánh sự gia tăng tài sản của nhà đầu tư trong trường hợp này.

Kịch bản 2: Giả sử trong tương lai giá cổ phiếu DHG tăng rất mạnh lên 300,000 VND/cp thì lúc này bên phần tài sản cơ sở nhà đầu tư sẽ thu lãi là 100x(300,000-120,000) 18,000,000 VND Còn bên phần hợp đồng quyền chọn nhà đầu tư vẫn sẽ chấp nhận bỏ hợp đồng và mất phí 80,000 VND Như vậy trong trường hợp này tài sản của nhà đầu tư đã tăng thêm 17,920,000 VND

Phân biệt giữa hợp đồng quyền chọn và chứng quyền có bảo đảm

Tại thị trường tài chính Việt Nam, mặc dù chưa xuất hiện hợp đồng quyền chọn nhưng tồn tại một loại hình tài sản có các đặc tính khá giống hợp đồng quyền chọn được gọi là chứng quyền có bảo đảm Cụ thể, chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo được phát hành bởi công ty chứng khoán, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện Bảng 4.2 dưới đây sẽ làm rõ sự khác biệt giữa chứng quyền và quyền chọn

Bảng 4.2 Phân biệt giữa chứng quyền và quyền chọn

Nội dung Chứng quyền (CW) Quyền chọn (Option)

Thị trường giao dịch Cash Market (giống cổ phiếu)

Thiết kế sản phẩm, điều khoản

Công ty chứng khoán Sở Giao dịch Chứng khoán phái sinh Yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ Không Có (người giữ vị thế bán) Chuyển giao tài sản Giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư

Giữa các nhà đầu tư

Giới thiệu hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai (hay Futures contract) được coi là một thỏa thuận để nhà đầu tư có thể mua hoặc bán tài sản với một mức giá xác định vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi và là công cụ cho các nhà đầu cơ Theo Khoản 17 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC có nêu rõ khái niệm hợp đồng tương lai cụ thể là: “Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán là hợp đồng tương lai dựa trên tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán” Hợp đồng tương lai được niêm yết trên sàn giao dịch tập trung để tăng tính thanh khoản, ngoài ra giao dịch tập trung sẽ cho phép các nhà đầu tư được mua và bán các hợp đồng giao dịch tương lai mà không phải xác định rõ đối tác trong một hợp đồng cụ thể Sàn giao dịch tập trung cũng giúp cho các đối tác tham gia vào hợp đồng tương lai thực hiện các nghĩa vụ của họ có hiệu quả hơn so với khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn

Giao dịch hợp đồng tương lai diễn ra tương tự như giao dịch cổ phiếu Khi nhà đầu dự kỳ vọng thị trường tăng điểm sẽ đặt lệnh mua để mở vị thế mua hợp đồng tương lai, khi thị trường tăng đúng như kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có được lợi nhuận Ngược lại, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán hợp đồng tương lai để kiếm lời khi kỳ vọng thị trường giảm điểm

Do đặc thù chỉ cần ký quỹ một phần giá trị hợp đồng, hợp đồng tương lai sẽ mang lại cho nhà đầu tư mức đòn bẩy rất cao, khiến cho số lãi nhận được có thể lớn hơn nhiều so với đầu tư vào cổ phiếu Ngược lại, đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, do vậy nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi đã nắm giữ hợp đồng tương lai

Khác với giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu sẽ phải đợi cổ phiếu về tài khoản theo nguyên tắc t+ mới có thể bán, thì ở giao dịch hợp đồng tương lai, lợi ích từ việc nhà đầu tư có thể ngay lập tức đóng vị thế vừa mở (bất kể là vị thế mua hay vị thế bán) Như vậy, nhà đầu tư có thể liên tục mở và đóng vị thế trong phiên theo sự linh hoạt của bản thân để tìm kiếm lợi nhuận trên mọi biến động của thị trường

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận hoặc giảm rủi ro khi thị trường giảm Nhà đầu tư có thể bán hợp đồng tương lai nếu dự đoán thị trường giảm, với điều kiện phải ký quỹ trước Nếu dự đoán đúng và chỉ số giảm, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận từ giao dịch này.

Bảng 4.3 Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Tên hợp đồng Hợp đồng tương lai chỉ số VN30

Tài sản cơ sở Chỉ số VN30

Quy mô hợp đồng 100.000 đồng x điểm chỉ số cơ sở

Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo

Thời gian giao dịch Phiên ATO: 8h45’ – 9h00’

Biên độ dao động giá +/- 7%

Bước giá 0,1 điểm chỉ số (tương đương 10.000 đồng) Đơn vị giao dịch 01 Hợp đồng

KLGD tối thiểu 01 Hợp đồng

Ngày GD cuối cùng Ngày Thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn

Ngày thanh toán cuối cùng

Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối cùng

Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng

Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai

Giá tham chiếu Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý

Các loại hình đầu tư tài chính khác

4.4.1 Đầu tư vào quỹ đầu tư vốn tư nhân (Private Equity) Đây được coi là một hình thức đầu tư khá kín tiếng trên thị trường, chủ yếu nhắm đến đối tượng là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, người có khả năng chấp nhận rủi ro cao và có thể bỏ vốn vào các quỹ đầu tư vốn tư nhân Quỹ đầu tư tư nhân có hoạt động đầu tư tập trung vào các công ty tư nhân (những công ty chưa phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), hoặc đôi khi là các công ty đại chúng sau đó biến chúng trở thành công ty tư nhân Các quỹ đầu tư vốn tư nhân thường đầu tư dài hạn, dao động trong khoảng từ 3-7 năm Các quỹ này sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp họ đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp chiến lược, ý tưởng, kế hoạch phát triển sản phẩm…Sau một thời gian nắm giữ khi giá trị doanh nghiệp tăng lên, quỹ đầu tư vốn tư nhân sẽ thoái vốn khỏi công ty được đầu tư để thu về lợi nhuận Mục đích đầu tư của các quỹ đầu tư vốn tư nhân hoàn toàn khác biệt với những nhà đầu tư chiến lược (strategic investor) – người đi tìm kiếm sức mạnh hợp lực với doanh nghiệp họ sở hữu và thông thường cùng ngành nghề kinh doanh hoạt động Ngoài ra các nhà đầu tư chiến lược cũng được cho là đầu tư lâu dài hơn những quỹ đầu tư vốn tư nhân

Tại Việt Nam, các quỹ đầu tư vốn tư nhân thường nhắm đến các công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh và khó khăn trong huy động vốn, hoặc các công ty gặp vấn đề về tài chính và cần hỗ trợ xây dựng quy trình quản trị Phần lớn các quỹ này vẫn đầu tư ở mức hạn chế, từ 5-50 triệu USD, chủ yếu mua cổ phần thiểu số nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, chứ không trở thành cổ đông chính nắm giữ toàn quyền quản trị.

Mục đích quan trọng nhất của các quỹ đầu tư vốn tư nhân là thúc đẩy giá trị doanh nghiệp để tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình, vì vậy đôi khi các quỹ tư nhân khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn rằng các quỹ này khiến doanh nghiệp xa rời khỏi giá trị cốt lõi từ khi mới thành lập hoặc nghi ngờ về giá trị bền vững mà các quỹ này có thể mang lại Trong thực tế đã có rất nhiều thương vụ bị đổ vỡ sau khi có các quỹ đầu tư vốn tư nhân tham gia vào, ví dụ như mối quan hệ tan vỡ giữa Ba Huân – Vinacapital hay The KAfe – Cassia Investments Khác biệt về văn hóa, mâu thuẫn lợi ích hoặc tầm nhìn là những rào cản lớn ngăn cản sự thành công trong một thương vụ đầu tư vốn tư nhân Thậm chí có nhiều người tin rằng các quỹ đầu tư vốn tư nhân đang “hút máu” hay cố gắng thôn tính sở hữu doanh nghiệp, thay vì đồng hành để xây dựng những giá trị cốt lõi trường tồn Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, bởi thực tế khách quan đã chứng minh rằng các quỹ đầu tư vốn tư nhân có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp

Dưới sự góp vốn của các quỹ đầu tư vốn tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân– thường là các doanh nghiệp nhỏ, ít khả năng tiếp cận vốn từ các kênh truyền thống, có thể nhanh chóng gia tăng tiềm lực tài chính, tuyển dụng lao động, xây dựng thêm nhà máy để mở rộng sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư vốn tư nhân còn hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ này cải tiến phương pháp quản trị, thay đổi tầm nhìn và vận hành của doanh nghiệp Điều này có được là vì hầu hết các quỹ đầu tư vốn tư nhân sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đội ngũ này có thể tư vấn cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới, hoạch định chiến lược kinh doanh, ứng dụng công nghệ quản lý, định vị xây dựng thương hiệu và đào tạo nhân sự Cùng với mối quan hệ sâu rộng, các quỹ tư nhân cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm những đối tác tiềm năng, khách hàng lớn hay nguồn nhân sự có chuyên môn cao Trong thực tế, thay vì các quỹ đầu tư vốn tư nhân đi tìm kiếm doanh nghiệp thì rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm đến các quỹ tư nhân không hẳn để huy động vốn mà chính vì những hỗ trợ kiến tạo, kinh nghiệm từ các quỹ tư nhân để đưa doanh nghiệp phát triển lên những nấc thang cao hơn Đã có rất nhiều nhà đầu tư đạt được tỷ suất sinh lời lớn khi lựa chọn quỹ Mekong Capital ở thị trường Việt Nam Cụ thể Mekong Capital đã thắng lớn với thương vụ đầu tư vào Thế giới di động Sau khi đầu tư vào Thế giới di động, Mekong Capital đã tham gia giúp công ty thay đổi cách thức quản trị và xây dựng một cửa hàng bán lẻ trở thành một đế chế như ngày hôm nay Ngược lại cũng có rất nhiều thương vụ đầu tư vốn tư nhân thất bại ở Việt Nam, có thể kể tới VinaCapital thất bại khi tham gia vào Yến Việt và Ba Huân, hay Cassia Investments thất bại khi đầu tư vào Kafe

Các quỹ đầu tư vốn tư nhân là những quỹ đầu tư chuyên nghiệp vì vậy họ thường đặt ra những điều khoản, quy định và các ràng buộc chặt chẽ đối với doanh nghiệp nhận vốn đầu tư để bảo vệ lợi ích của mình Điều đó có nghĩa là nếu một doanh nghiệp có ý định thu hút vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư vốn tư nhân họ cần phải các điểm sau:

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: đặc điểm của các công ty tư nhân Việt Nam thường có cấu trúc sở hữu phức tạp, nhiều công ty con, hoạt động chồng chéo ở nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần tái cấu trúc sở hữu một cách minh bạch, rõ ràng cho từng mảng kinh doanh, đặc biệt là các mảng kinh doanh tiềm năng hấp dẫn có thể dễ dàng kêu gọi vốn đầu tư

Bên cạnh đó năng lực quản trị doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong thu hút vốn từ các quỹ tư nhân: đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, đạo đức, chính trực, báo cáo tài chính trung thực minh bạch cũng là các yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đến quyết định đầu tư của các quỹ đầu tư vốn tư nhân

Lợi nhuận và rủi ro: những quỹ đầu tư vốn tư nhân thường yêu cầu một tỷ suất lợi nhuận cao, để bù đắp cho mức độ rủi ro cao khi tham gia góp vốn vào các công ty tư nhân Dựa trên khảo sát của Grant Thornton về hoạt động của các quỹ đầu tư vốn tư nhân tại Việt Nam trong năm 2018 cho thấy hầu hết các quỹ đầu tư yêu cầu tỷ suất lợi nhuận trên 20%, thậm chí trong một số trường hợp trên 25% bởi thực tế xác suất một công ty tư nhân có thể phát triển trong dài hạn tương đối thấp Ngược lại với các quỹ đầu tư vốn tư nhân, những nhà đầu tư chiến lược chỉ yêu cầu tỷ suất lợi nhuận dao động trong khoảng 12-18% bởi mức độ rủi ro của họ thấp hơn nhiều so với các quỹ đầu tư vốn tư nhân Như vậy chúng ta luôn thấy trong lĩnh vực đầu tư, rủi ro càng cao, mức lợi nhuận yêu cầu càng lớn, và theo đó mức định giá càng thấp

Cơ sở định giá công ty tư nhân sẽ phụ thuộc đặc điểm riêng của công ty và lĩnh vực hoạt động Nếu công ty có lợi nhuận và dòng tiền ổn định, phương pháp định giá thường dùng là dựa trên hệ số nhân EBITDA (lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ tài sản cố định) của doanh nghiệp tương đồng hoặc các giao dịch tương tự Ngược lại, đối với công ty khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp công nghệ chưa có lợi nhuận, các quỹ đầu tư thường định giá dựa trên hệ số nhân doanh thu (giá trên doanh thu) hoặc sáng tạo hơn là hệ số nhân liên quan đến yếu tố hoạt động như giá trên số lần đặt hàng, số lượng người dùng hay giá trị mức độ nhận diện thương hiệu.

Để đảm bảo lợi ích, nhiều quỹ đầu tư vốn tư nhân lựa chọn các hình thức đầu tư như đầu tư cổ phiếu kết hợp quyền bán lại tại mức tỷ suất lợi nhuận nhất định hoặc trái phiếu kèm quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc kết hợp cả hai Các hình thức này cho phép quỹ đưa vào hợp đồng những thỏa thuận chặt chẽ để bảo vệ lợi ích, như tài sản thế chấp, tỷ lệ chuyển đổi, giá chuyển đổi, điều khoản chống pha loãng Những điều khoản này cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn tiềm tàng giữa doanh nghiệp nhận vốn và quỹ đầu tư, khiến nhiều doanh nghiệp coi các quỹ là tổ chức "hút máu" doanh nghiệp.

4.4.2 Đầu tư quỹ hoán đổi danh mục (ETF)

Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange traded fund) là một quỹ đầu tư xây dựng một danh mục đầu tư dựa trên mô phỏng một bộ chỉ số, ví dụ ở Việt Nam có thể mô phỏng VN30 Hầu hết các quỹ hoán đổi danh mục đều áp dụng theo phương pháp đầu tư thụ động và mô phỏng các chỉ số giá trị vốn hóa thị trường Bởi vì mô phỏng theo một chỉ số thị trường nên các Quỹ hoán đổi danh mục cũng chỉ đem lại tỷ suất lợi nhuận tương tự tỷ suất sinh lời của chỉ số mà nó tham chiếu

Các loại quỹ hoán đổi danh mục bao gồm: Quỹ hoán đổi danh mục cổ phiếu mô phỏng một bộ cổ phiếu nào đó chẳng hạn như chỉ số VNindex, VN30 hoặc chỉ số S&P 500 Ngoài ra chúng ta cũng có Quỹ hoán đổi danh mục trái phiếu, mô phỏng các bộ chỉ số của trái phiếu

Ví dụ như trái phiếu chính phủ liên minh châu Âu, trái phiếu của 500 công ty lớn nhất thế giới, trái phiếu chính phủ Nhật, Mỹ hay các trái phiếu sinh lời cao Chúng ta cũng có Quỹ hoán đổi danh mục theo ngành nghề, sẽ mô phỏng một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào đó, chẳng hạn như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin hay kinh doanh các loại hàng hóa

- Các lợi ích khi đầu tư vào Quỹ ETF

Quỹ ETF hỗ trợ nhà đầu tư dễ dàng đa dạng hóa danh mục đầu tư với chi phi thấp hơn nhiều các loại hình quỹ đầu tư chủ động vì chi phí quản lý quỹ ETF tương đối thấp Bởi vì quỹ hoán đổi danh mục mô phỏng danh mục của cả thị trường nên nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF có nghĩa là họ đã đa dạng hóa danh mục của họ như danh mục thị trường Theo lý thuyết tài chính thì danh mục toàn thị trường có rủi ro phi hệ thống bằng không

Nhà đầu tư có thể đầu tư vào danh mục cổ phiếu thông qua chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF), thay vì phải nghiên cứu và lựa chọn từng cổ phiếu riêng lẻ ETF cung cấp một giải pháp tiết kiệm thời gian và công sức, giúp nhà đầu tư tiếp cận được với nhiều cổ phiếu trong cùng một giao dịch Việc phân tích và theo dõi một danh mục cổ phiếu trở nên dễ dàng hơn nhiều so với việc nghiên cứu từng cổ phiếu riêng biệt, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có hơn 1.000 công ty niêm yết.

Phân tích kỹ thuật

Triết lý và các khái niệm cơ bản của phân tích kỹ thuật

5.1.1 Triết lý của phân tích kỹ thuật

5.1.1.1 Giá thị trường phản ánh tất cả các thông tin

Triết lý này được xem là nền tảng của phân tích kỹ thuật Nhà phân tích kỹ thuật tin rằng tất cả các thông tin cơ bản của doanh nghiệp, các chính sách, tâm lý nhà đầu tư và những thông tin khác, đều được phản ánh trong giá thị trường Vì vậy, việc nghiên cứu các chuyển động của giá là tất cả những gì mà nhà phân tích kỹ thuật sẽ thực hiện

Phân tích kỹ thuật cho rằng các chuyển động của giá phản ánh sự thay đổi trong quan hệ cung cầu Nếu giá đang tăng, thì cầu phải vượt cung và các yếu tố cơ bản phải đang tốt lên; nếu giá giảm thì cung phải vượt cầu và các yếu tố cơ bản phải đang đi xuống Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật không trực tiếp nghiên cứu các thông tin cơ bản mà chỉ nghiên cứu các chuyển động của giá trên thị trường

Những biểu đồ giá sẽ phản ánh bản chất thị trường tăng hay thị trường giảm Bằng việc nghiên cứu các biểu đồ giá hay các chỉ báo kỹ thuật, nhà phân tích kỹ thuật đã chấp nhận để thị trường đưa ra các chỉ dẫn cho chính họ, họ không cần phải thông minh hơn thị trường Tất cả các công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng là nhằm hỗ trợ họ trong quá trình nghiên cứu về các chuyển động của thị trường

5.1.1.2 Giá chuyển động theo xu hướng

Xu hướng đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật Trên thực tế, phần lớn các công cụ được sử dụng trong phương pháp phân tích này đều phục vụ cho việc giao dịch theo xu hướng, nghĩa là mục đích của chúng là nhằm xác định và đi theo các xu hướng hiện tại cho đến khi có tín hiệu đảo chiều Việc vẽ đồ thị biến động giá là để xác định xu hướng trong giai đoạn phát triển ban đầu và giao dịch theo xu hướng đó

Triết lý trên có thể được hiểu rằng một xu hướng đang dịch chuyển sẽ tiếp tục dịch chuyển theo hướng hiện tại cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều Nhận định này đã kế thừa theo định luật quán tính của Newton: "Một vật không chịu tác động của một lực nào hoặc chịu tác động của các lực có hợp lực bằng 0 hay nói cách khác là các lực cân bằng thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động đều” Vì vậy, việc tìm kiếm các dấu hiệu đảo chiều một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời cũng là mục tiêu quan trọng của phân tích kỹ thuật Đây được xem là một cảnh báo chống lại việc thay đổi vị thế đầu tư quá sớm

Khi xu hướng chính được báo hiệu chính xác là bắt đầu, thì xác suất mà xu hướng này sẽ tiếp tục, bất chấp mọi phản ứng hoặc gián đoạn trong thời gian ngắn, là lớn nhất Nhưng khi xu hướng chính này tiếp tục, xác suất ủng hộ cho hoạt động mở rộng hơn nữa của nó sẽ ngày càng thấp Do đó, mỗi lần tái lập liên tiếp của một xu hướng thì xác suất xu hướng đó tiếp tục tái diễn sẽ tương đối thấp lại

Giải thích cho triết lý này, Kirkpatrick II & Dahlquist (2016) cho rằng phân tích kỹ thuật cũng dựa trên khái niệm cảm xúc hiện tại bị ảnh hưởng bởi cảm xúc trước đó thông qua phản hồi cảm xúc Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu ngày hôm nay và giá của nó tăng lên, nhà đầu tư này sẽ rất vui và hướng dẫn người khác mua cổ phiếu đó, hoặc những người khác thấy giá của nó tăng lên và cũng mua nó, do đó làm cho giá tăng hơn nữa, đây là lý do dẫn đến xu hướng giá hình thành và tiếp diễn Vì vậy, hành động thị trường không độc lập mà thay vào đó liên quan đến cách hành xử của chính thị trường Những hành động quá mức có thể gây ra

120 hiện tượng bong bóng khi giá tăng vượt xa so với giá trị thực và có thể gây hoảng loạn khi giá giảm mạnh Phân tích kỹ thuật giả định rằng giá sẽ mở rộng vượt quá trạng thái cân bằng vì lý do cảm xúc, cuối cùng sẽ đảo chiều và trở lại mức trung bình, sau đó mở rộng vượt ra khỏi giá trị theo hướng ngược lại; điều này diễn ra liên tục theo tâm lý của nhà đầu tư

5.1.1.3 Lịch sử có xu hướng lặp lại trong tương lai

Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng lịch sử có xu hướng tự lặp lại Triết lý này được giải thích dựa trên bản chất của con người Bởi vì thói quen của con người rất khó thay đổi, và có khuynh hướng lặp đi lặp lại từ quá khứ đến tương lai Các thói quen này biểu hiện trong mọi hoạt động của con người kể cả trong hoạt động đầu tư Vì vậy, giá thị trường cũng sẽ dịch chuyển theo thói quen và thói quen của giá cũng sẽ lặp đi lặp lại từ quá khứ đến tương lai

Con người sẽ hành xử tương tự như cách họ đã từng thực hiện trong quá khứ trước những hoàn cảnh tương tự có thể xảy ra trong tương lai, nếu cách hành động trong quá khứ của họ giải quyết được vấn đề Hành vi tương tự này có xu hướng hình thành các mẫu hình có thể dự đoán trước được Những mẫu hình này hầu như không bao giờ giống hệt nhau và nó tùy thuộc vào sự giải thích của từng nhà phân tích kỹ thuật Đây là khía cạnh gây tranh cãi nhất của phân tích kỹ thuật và nó chỉ mới được điều tra gần đây bằng các phương pháp thống kê phức tạp (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016)

Phần lớn phân tích kỹ thuật và nghiên cứu biến động thị trường liên quan đến tâm lý con người Các mô hình giá thị trường, được giới thiệu cách đây hơn 100 năm, phản ánh bản chất xu hướng thị trường và vẫn được sử dụng để dự đoán xu hướng giá, cho thấy tâm lý theo xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường Vì những mô hình này hiệu quả trong quá khứ, chúng được kỳ vọng sẽ tiếp tục hiệu quả trong tương lai.

5.1.2 Các khái niệm cơ bản của phân tích kỹ thuật

5.1.2.1 Các định nghĩa về phân tích kỹ thuật

Edwards và cộng sự (2018) định nghĩa "Phân tích kỹ thuật là khoa học về việc ghi lại (thường ở dạng đồ họa) về lịch sử giao dịch thực tế (bao gồm thay đổi giá, khối lượng giao dịch, ) của một cổ phiếu nhất định hoặc chỉ số giá chứng khoán trung bình và sau đó suy ra từ lịch sử của hình ảnh đó xu hướng có thể xảy ra trong tương lai"

Kirkpatrick & Dahlquist (2016) cho rằng "Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về giá cả ở các thị trường giao dịch tự do với mục đích đưa ra các quyết định giao dịch hoặc đầu tư có lợi nhuận"

Phân tích kỹ thuật dựa trên nguyên lý giá di chuyển theo xu hướng, hình thành từ sự thay đổi thái độ cung cầu của nhà đầu tư Nghệ thuật phân tích kỹ thuật là xác định xu hướng từ giai đoạn đầu và duy trì giao dịch cho đến khi có dấu hiệu đảo chiều xu hướng.

Murphy (1999) cho rằng "Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu biến động thị trường, chủ yếu sử dụng các biểu đồ nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai nếu các nhà phân tích có được ba loại thông tin cơ bản của sự biến động thị trường là giá, khối lượng và trạng thái mở của thị trường"

Lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow được khởi xướng bởi Charles H Dow (1851-1902) và được xem là nền tảng cơ bản của phân tích kỹ thuật (Edwards và cộng sự, 2018)

5.2.1 Nội dung cơ bản của lý thuyết Dow

5.2.1.1 Chỉ số trung bình của thị trường thẩm thấu tất cả thông tin

Chỉ số trung bình của thị trường là thước đo toàn diện phản ánh mọi hoạt động của nhà đầu tư, bao gồm cả những thông tin đã biết, dự đoán được và cả những yếu tố tác động đến cung cầu cổ phiếu trên thị trường Thậm chí, những sự kiện thiên tai bất ngờ cũng được định giá nhanh chóng và phản ánh vào chỉ số trung bình Do đó, phần lớn các loại chứng khoán đều sẽ đi theo xu hướng của chỉ số này.

Hình 5.9 Sự tương đồng về xu hướng giá của chỉ số VN-Index và cổ phiếu FPT

5.2.1.2 Xu hướng của thị trường

Thị trường trải qua 3 xu hướng: xu hướng chính (primary trend), xu hướng thứ cấp (secondary trend) và xu hướng nhỏ (minor trend) (xem hình 5.10)

Xu hướng chính: thường kéo dài từ 1 năm trở lên, được biết đến với 2 dạng: thị trường con bò (bullish) và thị trường con gấu (bearish) Thị trường con bò là thị trường tăng giá, xu hướng chính là tăng với mức đỉnh và đáy được hình thành ngày càng cao hơn mức đỉnh và đáy trước đó Ngược lại, thị trường con gấu hay còn gọi là thị trường giảm giá, là thị trường có xu hướng chính là giảm với mức đỉnh và đáy được hình thành ngày càng thấp hơn đỉnh và đáy trước đó Nhà đầu tư dài hạn thường chỉ quan tâm đến xu hướng chính và bỏ qua các xu hướng thứ cấp và nhỏ

Xu hướng thứ cấp: ngược với xu hướng chính, là sự sụt giảm đáng kể trong thị trường tăng giá hoặc một sự tăng giá đáng kể trong thị trường giảm giá Mức điều chỉnh thường từ 33% - 66% (1/3 đến 2/3) so với khoảng tăng hoặc giảm trước đó của xu hướng chính, thông thường mức điều chỉnh sẽ xoay quanh mức 50% Các xu hướng này thường kéo dài từ 3 tuần đến vài tháng và hiếm khi lâu hơn (Edwards và cộng sự, 2018) Về lý thuyết, chúng ta dễ dàng diễn tả xu hướng thứ cấp Thế nhưng, trong thực tế các nhà đầu tư rất dễ nhầm lẫn xu hướng thứ cấp với việc xu hướng chính bị đảo chiều Thông thường, các nhà đầu tư nhận diện chúng khi đã kết thúc một cách rõ ràng Vì vậy, việc nhận biết sớm và chính xác xu hướng chính và xu hướng thứ cấp là một trong những mục tiêu quan trọng của phân tích kỹ thuật

Xu hướng nhỏ (các dao động nhỏ): Đây là những chuyển động giá ngắn hạn xen kẻ trong xu hướng chính lẫn xu hướng thứ cấp Chúng hiếm khi kéo dài quá 3 tuần và thường ít hơn 6 ngày, phần lớn là nhiễu Theo lý thuyết Dow, các xu hướng này dễ bị thao túng và đầu cơ, trong khi xu hướng chính và xu hướng thứ cấp khó có thể bị thao túng Do đó, Dow cho rằng các xu hướng nhỏ là không quan trọng, nhà đầu tư có thể bỏ qua chúng

Hình 5.10 Xu hướng chính, xu hướng thứ cấp và xu hướng nhỏ của VN-Index

5.2.1.3 Xu hướng chính thường xảy ra trong ba giai đoạn riêng biệt

Market rallies or bullish trends are generally divided into three stages: regaining confidence, improving earnings, and speculative excitement (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016; Edwards et al., 2018).

3 giai đoạn này bao gồm giai đoạn tích lũy (accumulation phase), giai đoạn công chúng tham gia (public participation) và giai đoạn dư thừa (excess phase)

Giai đoạn lấy lại niềm tin (receiving confidence): xuất hiện khi thị trường kết thúc xu hướng chính giảm giá trước đó, thể hiện thông qua hành động mua tích lũy của các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, ngược lại với tâm lý hiện có của đa số nhà đầu tư trên thị trường Trong giai đoạn này, hầu hết báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đều rất tệ Tuy nhiên, bắt đầu xuất hiện một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khởi sắc trở lại Lúc này, các nhà đầu tư

Nhà đầu tư dài hạn bắt đầu mua vào, giúp giá cổ phiếu dần phục hồi và tăng nhẹ trở lại, mặc dù vẫn còn 127 công chúng rời khỏi thị trường và bán phá giá cổ phiếu.

Sau giai đoạn giá giảm, thị trường sẽ bước vào giai đoạn hồi phục lợi nhuận với đặc điểm là lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trường đều tăng Điều này tạo ra tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư, đầu tiên là sự gia nhập của các nhà đầu cơ, sau đó là nhà đầu tư công chúng tham gia khi xu hướng tăng rõ ràng Giá chứng khoán sẽ tăng mạnh trong giai đoạn này, tạo điều kiện để các nhà phân tích kỹ thuật đạt được kết quả tốt nhất.

Giai đoạn đầu cơ mạnh mẽ (speculation): thể hiện hành động mua mạnh mẽ của các nhà đầu cơ cũng như các nhà đầu tư công chúng Ở giai đoạn này, giá cổ phiếu tăng rất mạnh với khối lượng giao dịch lớn Điều này xảy ra ngay cả với những cổ phiếu không tốt và diễn ra trong một thời gian ngắn thường từ 1 đến 2 tháng, trong một số trường hợp có thể lên đến 1 năm Biểu hiện bên ngoài xã hội là hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa tin tốt về thị trường với số lượng ngày càng nhiều và thu hút ngày càng nhiều người tham gia Cuối giai đoạn này, bong bóng giá chứng khoán bắt đầu xuất hiện

Hình 5.11 Ba giai đoạn của xu hướng tăng trên đồ thị VN-Index

Thị trường giảm giá (bearish) chia thành 3 giai đoạn: mất đi hy vọng (abandonment of hopes), sụt giảm lợi nhuận (decreasing earnings) và bán căng thẳng (distress selling) (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016) (xem hình 5.12); hoặc theo Edwards và cộng sự (2018) thì

3 giai đoạn này bao gồm giai đoạn phân phối (distribution phase), giai đoạn công chúng tham gia (public participation) và giai đoạn hoảng sợ (panic phase)

Giai đoạn mất đi hy vọng (abandonment of hopes): đặc trưng của giai đoạn này là hành động bán tích lũy của các nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngược lại với tâm lý đang hưng phấn chung của cả thị trường vì họ dự đoán giá cổ phiếu sẽ không tiếp tục tăng nữa trong tương lai Giá cổ phiếu bắt đầu giảm nhẹ, xen kẽ với các đợt phục hồi nhưng đỉnh và đáy của các đợt sau thấp hơn đỉnh và đáy của các đợt trước

Giai đoạn sụt giảm lợi nhuận (decreasing earnings): trong giai đoạn này, lợi nhuận của hầu hết các công ty trên thị trường bị sụt giảm Các nhà đầu tư công chúng phản ứng với những thông tin xấu từ lợi nhuận của các công ty bằng việc bán mạnh chứng khoán Giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và xu hướng giảm đã trở nên rõ ràng

Giai đoạn bán căng thẳng (distress selling) xảy ra khi công chúng hoảng sợ và bán tháo chứng khoán bất chấp chất lượng cổ phiếu, dẫn đến thanh khoản thị trường kiệt quệ Nguyên nhân là giá cổ phiếu giảm mạnh đến mức cả người bán và người mua đều không muốn giao dịch nữa.

Hình 5.12 Ba giai đoạn của xu hướng giảm trên đồ thị VN-Index

5.2.1.4 Các chỉ số trung bình phải xác nhận lẫn nhau

Lý thuyết Dow cho rằng: "Sự chuyển động của cả hai chỉ số trung bình đường sắt và công nghiệp phải luôn luôn được xem xét cùng nhau Sự dịch chuyển của một chỉ số trung bình phải được xác nhận bởi cái kia trước khi có thể rút ra những kết luận đáng tin cậy Các kết luận dựa trên sự chuyển động của một chỉ số trung bình, chưa được xác nhận bởi chỉ số kia, được chứng minh gần như chắc chắn là sự sai lệch." (Rhea, 1932)

Khi xây dựng chỉ số chứng khoán trung bình cho thị trường Mỹ, Dow chỉ xây dựng 2 chỉ số là chỉ số trung bình công nghiệp và chỉ số trung bình đường sắt Đây cũng chính là 2 ngành quan trọng của nước Mỹ ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Do đó, Dow cho rằng để nhận biết chính xác xu hướng chung của toàn thị trường chứng khoán Mỹ thì cần cả hai chỉ số trung bình công nghiệp và đường sắt phải khẳng định chung một xu hướng

Các dạng đồ thị

Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ làm việc với đồ thị hay còn gọi là biểu đồ Đó có thể là các đồ thị hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày, hàng giờ giao dịch, hoặc có thể là đồ thị điểm và đồ thị hình nến Đồ thị có thể được xây dựng trên thang đo số học, logarit hoặc căn bậc hai, hoặc chúng có thể được thể hiện như các bộ dao động Chúng có thể là đồ thị giá, khối lượng giao dịch, biến động giá, biến động khối lượng, giao dịch lô lẻ, tỷ lệ tương quan của các mối quan hệ, (Edwards và cộng sự, 2018)

Ngày nay, có nhiều dạng đồ thị được sử dụng trong phân tích kỹ thuật như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị hình thanh (bar chart), đồ thị hình nến (candlestick chart), đồ thị điểm và hình (point and figure chart), đồ thị đám mây (cloud chart hay Ichimoku Kinko Hyo), đồ thị Kagi (Kagi chart), đồ thị Renko (Renko chart) và đồ thị ngắt dòng đảo chiều (line-break chart)

5.3.1 Giới thiệu một số dạng đồ thị cơ bản Đồ thị đường thẳng (line chart): là dạng đồ thị được vẽ bằng cách nối các mức giá đóng cửa lại với nhau (xem hình 5.18) Đồ thị đường thẳng được dùng để xem xu hướng dài hạn, ít dùng để kinh doanh ngắn hạn

Biểu đồ hình thanh là biểu đồ phổ biến ở các nước phương Tây, hiển thị bốn yếu tố giá quan trọng: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian cụ thể.

Giá được biểu diễn thành một cột thẳng đứng Độ cao của cột thể hiện khoảng biến động giá trong một đơn vị thời gian Vạch bên trái thể hiện giá mở cửa (open price), vạch bên phải là giá đóng cửa (close price) (xem hình 5.19)

Biểu đồ hình nến (Candlesticks chart) là loại biểu đồ phổ biến do các thương gia Nhật phát minh ra Biểu đồ này cung cấp thông tin trực quan và dễ hiểu hơn so với các loại biểu đồ khác Hình ảnh các nến được sử dụng để biểu diễn dữ liệu, giúp người dùng dễ dàng xác định giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian cụ thể.

Hình 5.20 Cấu trúc của một cây nến trong đồ thị hình nến

The highest price: cận trên (giá cao nhất) The lowest price: cận dưới (giá thấp nhất) Upper shadow: bóng trên

Real body: thân nến, là chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa

The opening price: giá mở cửa The closing price: giá đóng cửa

Khoảng biến động giá: chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất

Có 2 loại cây nến phổ biến (xem hình 5.21):

 Cây nến tăng (bullish): thông thường được tô màu xanh hoặc trắng, thể hiện giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa

 Cây nến giảm (bearish): thông thường được tô màu đỏ hoặc màu đen, thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa

Hình 5.21 Đồ thị hình nến (candlestick chart)

5.3.2 Ý nghĩa của các yếu tố trong đồ thị hình thanh và đồ thị hình nến

Giá mở cửa: thể hiện phản ứng của công chúng đối với các thông tin trước khi thị trường mở cửa Những nhà đầu tư chuyên nghiệp ít giao dịch tại mức giá này, bởi vì họ hành động theo quan điểm tích cực và cẩn trọng hơn đối với những gì xuất hiện trên thị trường

Giá đóng cửa: là mức giá quan trọng nhất trong một ngày Đây là mức giá dùng để đánh giá giá trị số dư trên tài khoản nhằm tính toán lãi lỗ của nhà đầu tư Nó đại diện cho đánh giá cuối cùng của cổ phiếu được thực hiện bởi thị trường trong ngày và được sử dụng làm giá tham chiếu cho phiên giao dịch liền sau Hầu hết các công cụ phân tích kỹ thuật được xây dựng dựa trên mức giá đóng cửa (Edwards và cộng sự, 2018)

Giá cận trên: là mức giá phản ánh lực cầu tối đa trong ngày Đây là mức giá cao nhất trong ngày mà người mua sẵn sàng thực hiện

Giá cận dưới: là mức giá phản ánh lực cung tối đa trong ngày Đây là mức giá thấp nhất trong ngày mà người bán sẵn sàng bán ra

Khoảng biến động giá: là mức chênh lệch giữa giá cận trên và giá cận dưới Khoảng biến động giá phản ánh mức độ nhiệt tình giao dịch của bên chi phối thị trường Trong một phiên giao dịch giảm, khoảng biến động giá càng lớn phản ánh sự gia tăng nhiệt tình của người bán và ngược lại Trong một phiên giao dịch tăng, khoảng biến động giá càng lớn phản ánh sự gia tăng nhiệt tình của người mua và ngược lại.

Các mẫu hình giá và dãy số Fibonacci

5.4.1 Các mẫu hình giá (Price Patterns)

Trong phân tích kỹ thuật, nhiều mẫu hình được sử dụng để dự đoán xu hướng giá Các mẫu phổ biến xuất hiện trên đồ thị giá bao gồm mẫu hình tam giác, chữ nhật, lá cờ, vai đầu vai, hai đỉnh/đáy và mũi lao (hay cây nêm) Mỗi mẫu hình cung cấp thông tin khác nhau về cường độ và hướng của xu hướng giá, giúp nhà giao dịch ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn.

Tam giác đỉnh bằng/tăng dần (Flat top/Ascending triangle)

Mẫu hình tam giác tăng dần với một đột phá lên được xác định bởi đường kháng cự nằm ngang phía trên và đường xu hướng tăng dần phía dưới; giá phải chạm (hoặc xấp xỉ chạm) vào mỗi đường này ít nhất là 2 lần và nói chung nên lấp đầy không gian tam giác Mô hình có thể khởi đầu từ dưới lên hoặc từ trên xuống (xem hình 5.22)

Hiện tượng đột phá (break out) đường kháng cự nằm ngang và tăng mạnh là phổ biến hơn với xác suất xảy ra là 77% Đột phá giảm dưới đường xu hướng tăng cũng có thể xảy ra nhưng với xác suất thấp (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016) Việc đột phá của mẫu hình này có thể diễn ra theo nhiều kịch bản khác nhau: giá có thể sẽ phá vỡ các đường giới hạn và chạy

Khi một mô hình tam giác tăng dần bị phá vỡ, đường giá tiếp theo cần được theo dõi chặt chẽ Việc giá chạy hoặc phá vỡ sau khi phá vỡ ban đầu và quay trở lại mô hình có thể tạo ra một bẫy lớn Trong trường hợp này, diễn biến giá sau khi phá vỡ mô hình là yếu tố quyết định hướng đi tiếp theo của giá.

Trong quá trình chuyển dịch để tạo thành mẫu hình tam giác tăng dần, khối lượng giao dịch sẽ tăng khi giá tăng và khối lượng giao dịch sẽ giảm khi giá giảm Tại phiên giao dịch mà mẫu hình bị phá vỡ, khối lượng sẽ tăng mạnh (Edwards và cộng sự, 2018)

Với mẫu hình này, sau khi bị phá vỡ, giá sẽ dịch chuyển một đoạn xấp xỉ bằng chiều cao từ đáy đầu tiên khi giá tiếp xúc với đường xu hướng tăng đến đường kháng cự Phép đo này cũng được áp dụng trong trường hợp giá đột phá xuống dưới đường xu hướng tăng (Edwards và cộng sự, 2018)

Hình 5.22 Mẫu hình tam giác tăng dần (Ascending Triangle)

Hình 5.23 Mẫu hình tam giác tăng dần/đỉnh bằng trên đồ thị REE

Mẫu hình tam giác đáy bằng/giảm dần (Flat bottom/Descending triangle)

Mẫu hình tam giác giảm dần với một đột phá xuống được xác định bởi đường hỗ trợ nằm ngang thấp hơn và đường xu hướng trên giảm dần; giá phải chạm (hoặc xấp xỉ chạm) vào mỗi đường này ít nhất 2 lần và nói chung nên lấp đầy không gian tam giác Mô hình có thể khởi đầu từ dưới lên hoặc từ trên xuống Hiện tượng đột phá (break out) đường hỗ trợ nằm ngang và giảm mạnh là phổ biến hơn với xác suất xảy ra là 64%, đột phá vượt lên đường xu hướng giảm có xác suất xảy ra thấp, nhưng nếu xảy ra thì đáng tin cậy và có tỷ suất sinh lời cao (với mức tăng trung bình sau khi đột phá là từ 16% - 47%) (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016) Việc đột phá của mẫu hình này có thể diễn ra theo nhiều kịch bản khác nhau: giá có thể sẽ phá vỡ các đường giới hạn và chạy hoặc phá vỡ, tiếp theo sẽ kéo trở lại đường giới hạn của

136 mẫu hình, sau đó sẽ chạy hoặc cũng có thể phá vỡ và sau đó, giá quay trở lại mẫu hình tạo ra một cái bẫy khá lớn Khi một tam giác giảm dần bị phá vỡ, diễn biến giá tiếp theo phải được theo dõi cẩn thận (xem hình 5.24)

Một trong những dấu hiệu quan trọng để xác nhận sự đột phá là khối lượng giao dịch Đối với hướng đột phá lên thì tại điểm phá vỡ, khối lượng giao dịch sẽ tăng rất mạnh Đối với hướng đột phá xuống, thì tại điểm phá vỡ khối lượng giao dịch sẽ không biến động nhiều; tuy nhiên, sau hai/ ba phiên giao dịch, khối lượng thường tăng tốc (Edwards và cộng sự, 2018) Hình 5.24 Mẫu hình tam giác giảm dần (Descending Triangle)

Với mẫu hình này, sau khi bị phá vỡ, giá sẽ dịch chuyển một đoạn xấp xỉ bằng chiều cao từ đỉnh đầu tiên khi giá tiếp xúc với đường xu hướng giảm đến đường hỗ trợ Phép đo này cũng được áp dụng trong trường hợp giá đột phá lên trên đường xu hướng giảm (Edwards và cộng sự, 2018)

Hình 5.25 Mẫu hình tam giác giảm dần trên đồ thị HPG

Mẫu hình tam giác cân/đối xứng (Symmetrical/Equilateral triangle)

Khi giá dịch chuyển tạo ra các mức đáy nằm trên một đường thẳng hướng lên và các đỉnh nằm trên một đường thẳng hướng xuống thì mẫu hình tam giác cân được hình thành Giá phải chạm các đường cạnh này tối thiểu 2 lần (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016) Khái niệm cân ở đây được hiểu là cân bằng giữa lực mua và lực bán khi giá dịch chuyển hình thành mẫu hình tam giác, không phải là khái niệm cân trong hình học (xem hình 5.26)

Hình 5.26 Mẫu hình tam giác cân Đối với mẫu hình tam giác cân, giá có thể vào theo hướng từ trên xuống hoặc từ dưới lên và đột phá theo hướng đi lên nếu phá vỡ đường xu hướng giảm nối liền các đỉnh hoặc cũng có thể đột phá theo hướng đi xuống nếu phá vỡ đường xu hướng tăng nối liền các đáy Điểm phá vỡ thường xảy ra ở mức 73% - 75% chiều dài của cạnh tam giác mà giá thực hiện đột phá Khối lượng giao dịch thường có xu hướng giảm trong quá trình hình thành mẫu hình và thường tăng mạnh khi mẫu hình bị phá vỡ Khi mẫu hình tam giác cân bị phá vỡ, khả năng giá bị kéo lùi lại rất cao, trước khi giá tiếp tục chuyển dịch theo hướng đột phá Mức độ dịch chuyển giá của mẫu hình này không cao bằng các mẫu hình truyền thống khác Một sự phá vỡ thành công phải đảm bảo giá vượt lên hoặc giảm xuống ít nhất 3% sau khi ra khỏi một trong hai cạnh của tam giác (Edwards và cộng sự, 2018)

Hình 5.27 Mẫu hình tam giác cân trên đồ thị cổ phiếu GAS

Theo Kirkpatrick II & Dahlquist (2016), đây là mẫu hình mà ở đó giá dịch chuyển trong giới hạn bởi hai đường kháng cự và hỗ trợ Giá sẽ tiếp xúc với mỗi đường ít nhất hai lần trước khi phá vỡ mẫu hình (xem hình 5.28)

Mẫu hình giá chữ nhật đặc trưng bởi biên độ giá dao động trong một phạm vi nhất định, có thể xu hướng tăng hoặc giảm Mẫu hình này thường tiếp diễn xu hướng hiện tại, tuy nhiên không loại trừ khả năng đảo ngược Bởi vậy, nhà đầu tư nên chờ đợi xác nhận phá vỡ khỏi phạm vi dao động của mẫu hình trước khi ra quyết định giao dịch.

Hình 5.28 Mẫu hình chữ nhật

Trong quá trình hình thành mẫu hình chữ nhật, khối lượng giao dịch không có gì nổi bật, tuy nhiên, khối lượng giao dịch thấp có xác suất cao hơn Tại điểm phá vỡ, khối lượng giao dịch cũng xảy ra theo nhiều cách khác nhau Nếu khối lượng gia tăng mạnh thì hiệu quả của mẫu hình sẽ cao hơn

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật

Các chỉ báo (indicators) là công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển gần đây, nhờ vào sự phát triển của khoa học máy tính Các chỉ báo là các hàm số toán học tích hợp vào phần mềm phân tích kỹ thuật để vẽ nên các biểu đồ kỹ thuật và được kiểm định hiệu quả đầu tư Các chỉ báo được chia làm 2 nhóm: nhóm chỉ báo xu hướng và nhóm chỉ báo dao động

Nhóm chỉ báo xu hướng (trailing indicators) bao gồm các chỉ báo có tính chất nhận biết được xu hướng và sự thay đổi xu hướng của thị trường Đặc điểm của nhóm này là phản ứng chậm với các biến động ngắn hạn của giá, như đường MA, MACD, Bollinger Band, Envelopes, Parabolic SAR,…

Nhóm chỉ báo dao động (momentum indicators) bao gồm các chỉ báo như đường RSI, Stochastic, ROC, Momentum, có đặc điểm là phản ứng nhanh với biến động giá Tuy nhiên, xác suất dự báo chính xác xu hướng thị trường của những chỉ báo này thường không cao.

5.5.1 Nhóm chỉ báo xu hướng (Trailing Indicators)

5.5.1.1 Đường trung bình giản đơn (Simple Moving Average - SMA)

Trung bình giản đơn SMA là giá trung bình của một chứng khoán tại một thời điểm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định “n” Đường SMA được xác định bằng cách nối các chỉ số trung bình tính toán tại mỗi thời điểm của một loại chứng khoán nào đó theo thời gian vận hành của thị trường

Cách tính: Cộng tất cả các giá đóng cửa của một loại chứng khoán trong “n” khoảng thời gian gần nhất rồi chia cho “n”

Ví dụ: cách tính SMA (10)

(5.1) Công dụng của đường SMA:

Thứ nhất là chỉ ra xu hướng của thị trường: Khi đường giá nằm trên đường SMA cho thấy thị trường đang trong chiều hướng tăng giá Ngược lại, khi đường giá nằm dưới đường SMA cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm giá (xem hình 5.42)

Hình 5.42 Đường SMA (50) trên đồ thị cổ phiếu VCB

Thứ hai là xác định tín hiệu mua/bán: Mua khi đường giá cắt đường SMA từ dưới lên trên Bán khi đường giá cắt đường SMA từ trên xuống dưới (xem hình 5.43)

Hình 5.43 Tín hiệu mua/bán từ đường SMA (50) trên đồ thị cổ phiếu VCB

Thứ ba là đóng vai trò kháng cự và hỗ trợ: Trong xu hướng tăng, đường trung bình đóng vai trò là một đường hỗ trợ Trong xu hướng giảm, đường trung bình đóng vai trò là một đường kháng cự (xem hình 5.44)

Hình 5.44 Vai trò kháng cự và hỗ trợ của đường SMA (50)

Kỳ hạn của đường trung bình phụ thuộc vào kỳ hạn xu hướng cần phân tích Nếu phân tích xu hướng ngắn, nhà đầu tư chọn kỳ hạn 5-13 ngày; ngắn 14-25 ngày; trung hạn yếu 26-49 ngày; trung hạn 50-100 ngày; dài hạn 100-200 ngày Kết hợp nhiều đường trung bình khác kỳ hạn giúp xác định xu hướng chính xác hơn: khi các đường trung bình ngắn nằm trên đường trung bình dài thì thị trường tăng; ngược lại, khi các đường trung bình ngắn nằm dưới đường trung bình dài thì thị trường giảm.

Hình 5.45 Sử dụng 3 đường SMA (20, 50, 100) để xác định xu hướng

5.5.1.2 Đường hội tụ và phân kỳ của trung bình động (Moving Average Convergence Divergence – MACD) Đường MACD được cấu thành từ hai đường:

Đường MACD (Fast MACD) là đường tính toán dựa trên sự chênh lệch giữa đường EMA 12 ngày và EMA 26 ngày của giá chứng khoán Đường này được xem là đường trung tâm, giúp chúng ta đánh giá được xu hướng dài hạn của thị trường.

+ Đường tín hiệu (signal line): là đường trung bình mũ của MACD với khoảng thời gian quan sát là 9 ngày

Signal line = EMA (MACD, 9) (5.3) Hình 5.46 Đồ thị MACD

Công dụng của đường MACD

Thứ nhất là chỉ ra xu hướng của giá: Nếu đường Fast MACD và đường signal đều nằm trên đường zero (đường 0) cho thấy thị trường đang tăng giá Nếu đường Fast MACD và đường signal đều nằm dưới đường zero (đường 0) cho thấy thị trường đang giảm giá (hình 5.47)

Hình 5.47 Đường MACD trên đồ thị cổ phiếu HPG

Thứ hai là chỉ ra tín hiệu mua/bán: (i) Tín hiệu mua: khi đường Fast MACD cắt đường signal từ dưới lên, điểm cắt càng xa đường 0 cho thấy thị trường sẽ tăng giá mạnh; (ii) Tín hiệu bán: khi đường Fast MACD cắt đường signal từ trên xuống, điểm cắt càng xa đường 0 cho thấy thị trường sẽ giảm giá mạnh (xem hình 5.48)

Hình 5.48 Tín hiệu mua/bán từ MACD trên đồ thị cổ phiếu FPT

Thứ ba là chỉ ra sự phân kỳ tăng giá và giảm giá: Sự phân kỳ giữa đường MACD với đường giá cho thấy xu hướng giá tăng/giảm đang yếu dần Phân kỳ tăng giá (Bullish Divergence) xuất hiện khi đồ thị giá đang hình thành những đáy thấp hơn trong khi đường MACD lại đang hình thành những điểm đáy cao hơn Điều này cho thấy xu hướng giảm giá đang yếu dần và giá sẽ đảo chiều tăng trở lại Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence) xuất hiện khi đồ thị giá đang hình thành những điểm đỉnh cao hơn trong khi đường MACD đang hình thành những điểm đỉnh thấp hơn Điều này cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần và giá sẽ sớm đảo chiều Trong các công dụng của MACD, phân kỳ rất ít xảy ra, nhưng một khi đã xảy ra thì hiệu quả và tính chính xác rất cao (xem hình 5.49)

Hình 5.49 Dấu hiệu phân kỳ từ MACD trên đồ thị VN-Index

Dải Bollinger gồm 3 đường: đường giữa (middle band) là đường trung bình giản đơn (SMA), đường trên (upper band) và đường dưới (lower band) Đường trên và đường dưới được tính bằng cách cộng/trừ độ lệch chuẩn (standard deviation) vào/ ra khỏi đường giữa.

(5.4) Đường dưới được tính tương tự như công thức trên nhưng thay vào đó là phép trừ, với

Dải Bollinger là một chỉ báo biến động được tính bằng cách thêm và trừ độ lệch chuẩn vào giá trung bình động Độ lệch chuẩn càng lớn thì dải Bollinger càng rộng, cho thấy biến động giá cao hơn Giá cổ phiếu thường dao động trong phạm vi dải Bollinger, chạm đường trên sẽ có xu hướng giảm và chạm đường dưới sẽ có xu hướng tăng Trong xu hướng tăng, giá thường nằm nửa trên của dải và ngược lại trong xu hướng giảm Sự thay đổi lớn về giá thường xảy ra khi dải Bollinger hẹp lại.

Hình 5.50 Dải Bollinger trên đồ thị VN-Index

5.5.2 Nhóm chỉ báo dao động

Nội dung này giới thiệu một số chỉ báo dao động phổ biến, bao gồm: đường RSI, MFI và Stochastic Oscillators

5.5.2.1 Chỉ số sức mạnh tương quan (Relative strength index - RSI)

Là tỷ lệ giữa trung bình số ngày tăng giá so với mức giá trung bình của những ngày giảm giá trong một giai đoạn nhất định (xem bảng 5.2)

RSI = 100 – 100 / (1 + RS) (5.5) Average Gain = Total Gains/n (5.6) Average Loss = Total Losses/n (5.7) Trong đó: n là kỳ hạn dùng để tính toán RSI; Average Gain: trung bình lời; Average Loss: trung bình lỗ; Total Gains: tổng lời trong kỳ hạn n; Total Losses là tổng lỗ trong kỳ hạn n

RS = Average Gain/Average Loss (5.8)

Bảng 5.2 Ví dụ cách tính RSI

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình phân tích Top - Down - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 2.1 Mô hình phân tích Top - Down (Trang 30)
Hình 2.2: Mô hình phân tích Bottom - Up - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 2.2 Mô hình phân tích Bottom - Up (Trang 31)
Hình 2.3: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 2.3 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Trang 38)
Bảng 4.2 Phân biệt giữa chứng quyền và quyền chọn - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Bảng 4.2 Phân biệt giữa chứng quyền và quyền chọn (Trang 116)
Hình 4.6. Phân loại REIT - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 4.6. Phân loại REIT (Trang 125)
Hình 4.7. Mô hình hoạt động của REIT - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 4.7. Mô hình hoạt động của REIT (Trang 126)
Hình 5.3. Hai tình huống xảy ra khi đường xu hướng bị phá vỡ - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.3. Hai tình huống xảy ra khi đường xu hướng bị phá vỡ (Trang 132)
Hình 5.5. Đảo vai trò giữa kháng cự và hỗ trợ của VN30-Index - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.5. Đảo vai trò giữa kháng cự và hỗ trợ của VN30-Index (Trang 133)
Hình 5.7. Phạm vi giao dịch của VN-Index - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.7. Phạm vi giao dịch của VN-Index (Trang 134)
Hình 5.11. Ba giai đoạn của xu hướng tăng trên đồ thị VN-Index - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.11. Ba giai đoạn của xu hướng tăng trên đồ thị VN-Index (Trang 137)
Hình 5.13. Sự xác nhận xu hướng của VN-Index và HNX-Index giai đoạn tháng 04/2020 –  tháng 01/2022 - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.13. Sự xác nhận xu hướng của VN-Index và HNX-Index giai đoạn tháng 04/2020 – tháng 01/2022 (Trang 138)
Hình 5.14. Quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch trong thị trường giá tăng trên đồ thị  VN-Index - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.14. Quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch trong thị trường giá tăng trên đồ thị VN-Index (Trang 139)
Hình 5.16. Xác định xu hướng tăng - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.16. Xác định xu hướng tăng (Trang 140)
Hình 5.24. Mẫu hình tam giác giảm dần (Descending Triangle) - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.24. Mẫu hình tam giác giảm dần (Descending Triangle) (Trang 146)
Hình 5.25. Mẫu hình tam giác giảm dần trên đồ thị HPG - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.25. Mẫu hình tam giác giảm dần trên đồ thị HPG (Trang 146)
Hình 5.27. Mẫu hình tam giác cân trên đồ thị cổ phiếu GAS - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.27. Mẫu hình tam giác cân trên đồ thị cổ phiếu GAS (Trang 147)
5.4.1.2. Hình chữ nhật (Rectangles) - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
5.4.1.2. Hình chữ nhật (Rectangles) (Trang 147)
Hình 5.29. Mẫu hình chữ nhật trên đồ thị cổ phiếu MWG - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.29. Mẫu hình chữ nhật trên đồ thị cổ phiếu MWG (Trang 148)
Hình 5.31. Mẫu hình lá cờ trên đồ thị cổ phiếu REE - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.31. Mẫu hình lá cờ trên đồ thị cổ phiếu REE (Trang 149)
Hình 5.30. Mẫu hình lá cờ (Flag) và cờ đuôi nheo (Pennant) - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.30. Mẫu hình lá cờ (Flag) và cờ đuôi nheo (Pennant) (Trang 149)
Hình 5.33. Mẫu hình Vai Đầu Vai - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.33. Mẫu hình Vai Đầu Vai (Trang 150)
Hình 5.36. Mẫu hình hai đỉnh/hai đáy - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.36. Mẫu hình hai đỉnh/hai đáy (Trang 151)
Hình 5.37. Mẫu hình hai đỉnh trên đồ thị cổ phiếu VNM - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.37. Mẫu hình hai đỉnh trên đồ thị cổ phiếu VNM (Trang 152)
Hình 5.38. Mẫu hình mũi lao (Wedge) - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.38. Mẫu hình mũi lao (Wedge) (Trang 152)
Hình 5.39. Mẫu hình mũi lao phóng xuống trên đồ thị VN-Index - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.39. Mẫu hình mũi lao phóng xuống trên đồ thị VN-Index (Trang 153)
Bảng 5.1. Bảng tính tỷ lệ vàng của dãy Fibonacci - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Bảng 5.1. Bảng tính tỷ lệ vàng của dãy Fibonacci (Trang 153)
Hình 5.40. Áp dụng Fibonacci Retracements để đo mức độ hồi lại của xu hướng tăng trên  đồ thị VN-Index - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.40. Áp dụng Fibonacci Retracements để đo mức độ hồi lại của xu hướng tăng trên đồ thị VN-Index (Trang 154)
Hình 5.43. Tín hiệu mua/bán từ đường SMA (50) trên đồ thị cổ phiếu VCB - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.43. Tín hiệu mua/bán từ đường SMA (50) trên đồ thị cổ phiếu VCB (Trang 156)
Hình 5.45. Sử dụng 3 đường SMA (20, 50, 100) để xác định xu hướng - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.45. Sử dụng 3 đường SMA (20, 50, 100) để xác định xu hướng (Trang 157)
Hình 5.57. Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence) trên đồ thị REE - Tài liệu tham khảo: Đầu tư tài chính
Hình 5.57. Phân kỳ giảm giá (Bearish Divergence) trên đồ thị REE (Trang 165)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w