MỤC LỤC
Việc đánh giá này được thực hiện thông qua các mô hình phân tích ngành như: mô hình phân tích chu kỳ kinh doanh (the cycles business) và chuyển tiếp ngành (sector rotation), mô hình phân tích chu kỳ sống của ngành (industry life cycles), mô hình PEST (chính trị - political, kinh tế - economic, văn hóa xã hội - socialcultural, công nghệ - technological), mô hình năm nhân tố của Micheal Porter, mô hình SWOT (điểm mạnh – strengths, điểm yếu – weaknesses, cơ hội – opportunities, thách thức – threats). Đối với mục tiêu dự báo tốc độ tăng trưởng của những ngành tốt trong tương lai. Để làm công việc này, các nhà đầu tư có thể sử dụng một số các phương pháp sau đây: i) sử dụng tốc độ tăng trưởng bình quân trong quá khứ để dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai; ii) sử dụng các mô hình định lượng; iii) sử dụng kết quả của các công ty khảo sát dữ liệu uy tín;. iv) sử dụng phương pháp chuyên gia; v) sử dụng các kết quả dự đoán của các tổ chức uy tín như chính phủ, tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề, các định chế tài chính lớn…; hoặc vi) sử dụng kết quả dự báo từ dưới lên (tổng hợp tốc độ tăng trường của các doanh nghiệp đại diện ngành). Theo ông ngày nay có rất nhiều hành vi của ban quản lý thể hiện sự trục lợi, gây phương hại đến lợi ích của các cổ đông như tự trả tiền công quá cao, lợi dụng chức vụ để bắt công ty mua hoặc thuê lại tài sản của mình với giá cao hơn thị trường, buộc các khách hàng phải mua hàng thông qua các công ty trung gian do chính ban quản lý hoặc người thân của họ lập ra để hưởng chênh lệch, tuy nhiên, cách làm gây thiệt hại nhất cho cổ đông là việc phát hành quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi cho chính mình. Nhóm chỉ số định giá, như: thu nhập trên cổ phần (earnings per share – EPS), giá trị sổ sách (book value), dòng tiền từ hoạt động trên cổ phần (cash flow per share), EBITDA trên cổ phần (EBITDA per share), cổ tức (dividends), tỷ lệ chi trả cổ tức (dividend payout ratio), hệ số giá trên EPS (P/E), hệ số giá trên giá trị sổ sách (P/B), hệ số giá trên doanh thu (P/S), hệ giá trên dòng tiền hoạt động (P/CF), hệ số giá trên lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (P/EBITDA) ….
Một là nhóm yếu tố khách quan ngoài công ty như thị trường, lạm phát, tỷ giá..; rủi ro phát sinh từ nhóm này được gọi là rủi ro hệ thống (Systematic Risk), các rủi ro này sẽ không bị triệt tiêu bằng phương thức đa dạng hóa danh mục đầu tư; trong mô hình nổi tiếng CAMP, rủi ro hệ thống còn được gọi là rủi ro thị trường, do mô hình này chỉ sử dụng một nhân tố thị trường để xác định rủi ro hệ thống; trong các mô hình định giá tài sản vốn khác như mô hình đa nhân tố (APT), ba nhân tố, bốn nhân tố hay năm nhân tố của Fama & French, các nhân tố dùng để xác định rủi ro hệ thống sẽ nhiều hơn. Trong khi đó, các khoản chi ra cho hoạt động đầu tư bao gồm chi mua sắm tài sản ngắn hạn (TSNH) (các khoản TSNH này phải loại trừ tiền mặt mà chúng ta hay gọi là TSNH phi tiền – non-cash operating working capital 35_NCOWC) và chi đầu tư vào tài sản cố định và/hoặc các khoản đầu tư góp vốn dài hạn (TSCĐ&ĐTDH) phát sinh trong kỳ (capital expenditures_CAPEX); tuy nhiên, nguồn tài trợ cho các khoản chi này thông thường sẽ được doanh nghiệp xem xét trước tiên bằng nợ; trong đó, các khoản nợ ngắn hạn sẽ tài trợ cho hoạt động mua sắm TSNH, còn nợ dài hạn sẽ tài trợ cho các khoản đầu tư TSCĐ&ĐTDH.
+ Trái phiếu trả lãi sau (còn gọi là trái phiếu gộp): khi phát hành người mua trái phiếu sẽ mua với giá bằng mệnh giá, tiền lãi có phát sinh định kỳ, trái chủ không nhận lãi định kỳ, lãi sẽ được nhập vào vốn gốc (phần mệnh giá) để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Theo Khoản 15 - Điều 2 trong Thông tư 111/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường, ngày đăng ký cuối cùng của trái phiếu được định nghĩa như sau: “Ngày đăng ký cuối cùng của trái phiếu” là ngày Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam xác định danh sách chủ sở hữu trái phiếu để thanh toán lãi, gốc trái phiếu. Lãi suất đáo hạn của trái phiếu là lãi suất chiết khấu để xác định tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong tương lai trái chủ nhận được từ việc đầu tư vào trái phiếu (tiền lãi định kỳ, mệnh giá trái phiếu) bằng với giá thị trường hiện tại của trái phiếu.
Cụ thể, chứng quyền có bảo đảm là chứng khoán có tài sản đảm bảo được phát hành bởi công ty chứng khoán, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được ấn định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện. Trong khi đó đối với các công ty mới khởi nghiệp đặc biệt các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, thời điểm đầu tư thường là từ khi chưa có lợi nhuận (đốt tiền để lấy thị phần), thông thường các quỹ đầu tư sẽ định giá dựa trên hệ số nhân của doanh thu (price to sales), hay sáng tạo hơn, dựa trên hệ số nhân gắn liền với các yếu tố hoạt động như: giá trên số lần/số lượng đơn hàng (price to orders), số lần/số lượng người dùng (price to users), giá trị mức độ nhận diện thương hiệu…. Đa số các quỹ đầu tư bất động sản ở Việt Nam hiện nay đều là các quỹ đầu tư nước ngoài như: Dragon Capital’s Vietnam Resource Investments, VinaCapital’s Vietnam Infrastructure Limited (VNI), Ireka Corporation Berhad’s Aseana Properties, VinaCapital’s VinaLandSaigon Asset Management Corporation’s Vietnam Property Holding (VPH), Vietnam Real-Estate Development Fund, Korea Investment Trust Management Co"s…Những quỹ đầu tư này cũng chỉ đầu tư dưới hình thức mua trái phiếu hỗ trợ vốn hoặc mua cổ phần của các công ty bất động sản chứ chưa thực sự có một quỹ đầu tư REIT nào hoạt động đúng với mô hình truyền thống là mua và quản lý bất động sản để tạo ra nguồn thu ổn định hàng năm.
Edwards và cộng sự (2018) định nghĩa "Phân tích kỹ thuật là khoa học về việc ghi lại (thường ở dạng đồ họa) về lịch sử giao dịch thực tế (bao gồm thay đổi giá, khối lượng giao dịch,..) của một cổ phiếu nhất định hoặc chỉ số giá chứng khoán trung bình và sau đó suy ra từ lịch sử của hình ảnh đó xu hướng có thể xảy ra trong tương lai". Ngày nay, có nhiều dạng đồ thị được sử dụng trong phân tích kỹ thuật như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị hình thanh (bar chart), đồ thị hình nến (candlestick chart), đồ thị điểm và hình (point and figure chart), đồ thị đám mây (cloud chart hay Ichimoku Kinko Hyo), đồ thị Kagi (Kagi chart), đồ thị Renko (Renko chart) và đồ thị ngắt dòng đảo chiều (line-break chart). Hiện tượng đột phá (break out) đường hỗ trợ nằm ngang và giảm mạnh là phổ biến hơn với xác suất xảy ra là 64%, đột phá vượt lên đường xu hướng giảm có xác suất xảy ra thấp, nhưng nếu xảy ra thì đáng tin cậy và có tỷ suất sinh lời cao (với mức tăng trung bình sau khi đột phá là từ 16% - 47%) (Kirkpatrick II & Dahlquist, 2016).
Có rất nhiều các định nghĩa về phân tích kỹ thuật được các nhà nghiên cứu thể hiện trong các tác phẩm nổi tiếng về phương pháp phân tích này, như "Phân tích kỹ thuật là khoa học về việc ghi lại (thường ở dạng đồ họa) về lịch sử giao dịch thực tế (bao gồm thay đổi giá, khối lượng giao dịch,..) của một cổ phiếu nhất định hoặc chỉ số giá chứng khoán trung bình và sau đó suy ra từ lịch sử của hình ảnh đó xu hướng có thể xảy ra trong tương lai" (Edwards và cộng sự, 2018). Hạn chế của lý thuyết Dow: một là lý thuyết Dow luôn nhận biết xu hướng trễ hơn diễn biến giá thực tế của thị trường; hai là lý thuyết Dow khó khăn khi ứng dụng trong thị trường giao dịch không xu hướng (sideway); ba là lý thuyết Dow không giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng thứ cấp; bốn là lý thuyết Dow không thể áp dụng cho tất cả các cổ phiếu riêng lẻ.