Chuỗi cung ứng là mạng lưới của tất cả các đơn vị/tổ chức tham gia vào việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng.. Hoạt động này bao gồm việc tìm nguồn cung cấp ng
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TS NGUYỄN VĂN THÍCH (Chủ biên)
TS Trương Đình Thái – TS Phạm Hương Diên
GIÁO TRÌNH
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trang 2QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trang 3NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
TS NGUYỄN VĂN THÍCH (Chủ biên)
TS Trương Đình Thái – TS Phạm Hương Diên
GIÁO TRÌNH
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trang 4MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG 7
DANH MỤC HÌNH 8
GIỚI THIỆU 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 12
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 12
1.1.1 Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng 12
1.1.2 Các hoạt động của chuỗi cung ứng 16
1.1.3 Quản lý lưu lượng qua chuỗi cung ứng 17
1.1.4 Hiệu ứng cái roi da (bullwhip) 18
1.1.5 Chuỗi cung ứng dịch vụ 19
1.1.6 Bản chất củaquản trị chuỗi cung ứng (scm) 20
1.1.7 Các đặc điểm của chuỗi cung ứng cạnh tranh 25
1.2 XU HƯỚNG TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 26
1.2.1 Toàn cầu hóa 27
1.2.2 Thuê ngoài 27
1.2.3 Công nghệ 28
1.2.4 Chuỗi cung ứng tinh gọn 29
1.2.5 Quản lý sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng 30
1.2.6 Chuỗi cung ứng “xanh” và bền vững 31
1.2.7 Sự đổi mới 31
1.2.8 Chuỗi cung ứng tài chính 32
1.2.9 Định hình các chuỗi cung trong tương lai: “phát triển và thay đổi” 33
CÂU HỎI THẢO LUẬN 34
CHƯƠNG 2: QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG 35
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG 35
2.1.1 Thu mua và quản lý nguồn cung trong chuỗi cung ứng 35
2.2 QUY TRÌNH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CHIẾN LƯỢC 40
Trang 52.3 ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ 49
2.3.1 Quản lý hiệu quả các nhà cung cấp chiến lược 50
2.3.2 Nguồn cung ứng đơn so với nhiều nguồn 51
2.3.3 Nguồn cung ứng trong nước và nguồn cung ứng toàn cầu 52
2.4 TÌM NGUỒN CUNG VÀ THU MUA ĐIỆN TỬ (Sourcing and E-Procurement) 53
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 58
CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ QUẢN TRỊ NHU CẦU TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 59
3.1 SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 60
3.1.1 Vai trò của hoạt động sản xuất trong quản trị chuỗi cung ứng 61
3.1.2 Chức năng của quy trình sản xuất 61
3.1.3 Sự cân bằng trong sản xuất 63
3.1.4 Thách thức của hoạt động sản xuất 64
3.1.5 Chiến lược và kế hoạch hoạt động 66
3.2 QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN SẢN XUẤT 77
3.2.1 Quy trình lắp ráp 78
3.2.2 Bố cục quy trình sản xuất 80
3.2.3 Bao bì 83
3.2.4 Chỉ số sản xuất 86
3.2.5 Kỹ thuật sản xuất 89
3.3 QUẢN TRỊ NHU CẦU 91
3.3.1 Cân bằng cung cầu 94
3.3.2 Dự báo cung cầu 95
3.3.3 Lập kế hoạch và thực hiện bán hàng 99
3.3.4 Lập kế hoạch hợp tác, dự báo và bổ sung 102
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 105
CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ HÀNG LƯU KHO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 110
4.1 QUẢN TRỊ TỒN KHO 110
4.1.1 Giới thiệu 110
4.1.2 Lý do cần thực hiện tồn kho 111
Trang 64.1.3 Các loại tồn kho 113
4.1.4 Chi phí tồn kho 114
4.2 CÁC HỆ THỐNG TỒN KHO 115
4.2.1 Hệ thống lượng đặt hàng cố định 116
4.2.2 Hệ thống giai đoạn thời gian cố định 117
4.2.3 So sánh lượng hệ thống đặt hàng cố định và giai đoạn thời gian cố định 118
4.3 CÁC MÔ HÌNH TỒN KHO 119
4.3.1 Mô hình EOQ 120
4.3.2 Số lượng sản xuất kinh tế (EPQ) 123
4.3.3 Hệ thống giai đoạn thời gian cố định 125
4.3.4 Nhu cầu độc lập so với nhu cầu phụ thuộc 126
4.3.5 Quản trị tồn kho chuỗi cung ứng 128
4.3.6 Quản lý hàng tồn kho để lại nơi cung ứng 133
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 134
CHƯƠNG 5: PHÂN PHỐI, VẬN TẢI VÀ QUẢN LÝ DÒNG LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 137
5.1 PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 138
5.1.1 Hoạt động phân phối trong quản trị chuỗi cung ứng 138
5.1.2 Lập kế hoạch và chiến lược phân phối 145
5.1.3 Thực hiện phân phối 157
5.1.4 Chỉ số phân phối 162
5.1.5 Công nghệ trong phân phối hàng hóa 166
5.2 VẬN TẢI - QUẢN LÝ DÒNG LƯU CHUYỂN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG 169
5.2.1 Vai trò của vận tải trong quản lý chuỗi cung ứng 170
5.2.2 Quy hoạch và chiến lược giao thông vận tải 186
5.2.3 Thực hiện và kiểm soát vận tải 186
5.2.4 Thực hiện và Kiểm soát Vận tải 196
5.2.5 Công nghệ giao thông vận tải 203
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 208
CHƯƠNG 6: CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ LUỒNG THÔNG TIN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 212
Trang 76.1 HIỆU ỨNG BULLWHIP 212
6.1.1 Xác định hiệu ứng Bullwhip 213
6.1.2 Tác động của thông tin tập trung đến hiệu ứng Bullwhip 215
6.1.3 Chuỗi cung ứng phối hợp 215
6.2 YÊU CẦU VỀ THÔNG TIN 217
6.3 NĂNG LỰC CỦA HỆ THỐNG 218
6.4 PHẦN MỀM QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 219
6.5 TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 222
6.6 ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHUỖI CUNG ỨNG 223
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 225
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI 227
7.1 HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG 227
7.1.1 Các quy trình trong chuỗi cung ứng 227
7.1.2 Quản lý quy trình chuỗi cung ứng 228
7.1.3 Quản lý đơn hàng trong phân phối 229
7.2 THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CHUỖI CUNG ỨNG 231
7.2.1 Cấu trúc và quản lý chuỗi cung ứng 232
7.2.2 Thiết kế cấu trúc phân đoạn 237
7.3 CÁC KỸ THUẬT TỐI ƯU HOÁ MẠNG LƯỚI 238
7.3.1.Thu thập thông tin 240
7.3.2 Mô hình và kiểm định dữ liệu 241
7.3.3 Mô hình thực nghiệm 241
7.3.4 Các mô hình mô phỏng và thuật toán tối ưu 242
7.4 HỆ THỐNG KÉO, ĐẨY VÀ KÉO-ĐẨY 243
7.4.1 Chuỗi cung ứng đẩy 243
7.4.2 Chuỗi cung ứng kéo 244
7.4.3 Chuỗi cung ứng kéo-đẩy 244
7.4.4 Xác định chiến lược chuỗi cung ứng thích hợp 244
7.5 CÁC CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 245
7.5.1 Các chiến lược định hướng theo nhu cầu 245
Trang 87.5.2 Tác động của Internet đến chiến lược chuỗi cung ứng 246
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 246
CHƯƠNG 8: ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG 249
8.1 MÔ HÌNH TƯƠNG QUAN THỊ TRƯỜNG – CHUỖI CUNG ỨNG 249
8.2 ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG 250
8.2.1 Mức phục vụ khách hàng 251
8.2.2 Hiệu quả nội bộ 253
8.2.3 Nhu cầu linh hoạt 253
8.2.4 Phát triển sản phẩm 254
8.3 KHUNG ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ 254
8.3.1 Hệ thống đo lường dịch vụ khách hàng 254
8.3.2 Hệ thống đo lường hiệu quả nội bộ 255
8.3.3 Hệ thống đo lường nhu cầu linh hoạt 256
8.3.4 Hệ thống đo lường phát triển sản phẩm 256
8.4 CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG 257
8.5 THU THẬP VÀ TRÌNH BÀY DỮ LIỆU KẾT QUẢ 258
8.5.1 Ba cấp độ chi tiết của hệ thống dữ liệu 258
8.5.2 Kho dữ liệu 259
8.5.3 Xác định rõ vấn đề và tìm cơ hội thị trường 259
8.5.4 Thị trường di chuyển từ dạng này sang dạng khác 260
8.5.5 Chia sẻ dữ liệu dọc theo chuỗi cung ứng 260
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 261
CHƯƠNG 9: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU 264
9.1 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU 264
9.1.1 Môi trường toàn cầu 264
9.1.2 Cơ hội và những thách thức 266
9.1.3 Những yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu 268
9.2 NHỮNG THÁCH THỨC CỦA THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU 269
Trang 99.2.1 Khách hàng toàn cầu 270
9.2.2 Marketing toàn cầu và marketing địa phương 270
9.2.3 Những thách thức về văn hóa 272
9.3 THIẾT LẬP CƠ SỞ HẠ TẦNG TOÀN CẦU 272
9.3.1 Những thách thức về cơ sở hạ tầng 272
9.3.2 Những yếu tố về kinh tế - chính trị 274
9.3.3 Những tác động của tỷ giá 275
9.3.4 Những thỏa thuận thương mại 275
9.3.5 Tác động của rào cản phi thuế quan 276
CÂU HỎI & BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 278
TÀI LIỆU THAM KHẢO 279
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các khía cạnh độc đáo của nguồn cung chiến lược 38
Bảng 2.2 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp 45
Bảng 2.3: Chức năng Tìm nguồn cung ứng Điện tử và Mua sắm Điện tử 54
Bảng 3.1 Bảy hoạt động thừa cần được loại bỏ trong TPS 68
Bảng 3.2 Ứng dụng công nghệ in 3D 72
Bảng 3.3 Lợi ích của MES theo thời gian 91
Bảng 3.4 Cách quản trị nhu cầu hỗ trợ chiến lược kinh doanh 93
Bảng 4.1 So sánh hệ thống tồn kho 118
Bảng 5.1 Vai trò gia tăng giá trị của hoạt động phân phối 142
Bảng 5.2 Nguyên tắc bố trí cơ sở 154
Bảng 5.3 Ví dụ về chỉ số chất lượng dịch vụ phân phối 163
Bảng 5.4 Ví dụ các chỉ số hoạt động phân phối 165
Bảng 5.5 Các chỉ số vận chuyển phổ biến 200
Bảng 9.1 Các yếu tố môi trường toàn cầu 266
Bảng 9.2: Các vấn đề cần cân nhắc khi tham gia chuỗi toàn cầu 267
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng cơ bản 13
Hình 1.2: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng 14
Hình 1.3 Mạng lưới chuỗi cung ứng 15
Hình 1.4 Hiệu ứng Bullwhip 19
Hình 1.5 Tích hợp các chức năng tổ chức của doanh nghiệp 21
Hình 1.6 Các chức năng logistics (hậu cần) 24
Hình 1.7 Tác nhân thay đổi bên ngoài 33
Hình 2.1 Chức năng tìm nguồn cung ứng 36
Hình 2.2 Thứ bậc/phân cấp thực hiện 37
Hình 2.3 Quá trình phát triển của chiến lược tìm nguồn cung ứng 39
Hình 2.4 Quản lý Quy trình Tìm nguồn cung ứng Chiến lược (MSSP) 41
Hình 2.5: Sàng lọc danh mục nhà cung cấp 44
Hình 3.1 Quy trình sản xuất 62
Hình 3.2 Hoạt động lập kế hoạch sản xuất 74
Hình 3.3 Ma trận bố cục cơ sở sản xuất 82
Hình 3.4 Quy trình lập kế hoạch hoạt động và bán hàng hàng tháng 101
Hình 4.1 Hệ thống lượng đặt hàng cố định 116
Hình 4.2 Hệ thống khoảng thời gian cố định 118
Hình 4.3 Đường cong tổng chi phí 121
Hình 4.4 Hệ thống số lượng sản xuất kinh tế 124
Hình 4.5 Một hóa đơn vật liệu đơn giản 127
Hình 4.6 Phân loại hàng tồn kho theo ABC 129
Hình 5.1 Vai trò tích lũy của Trung tâm phân phối 140
Hình 5.2 Chức năng phân loại của Trung tâm phân phối 141
Hình 5.3 Quyết định chiến lược phân phối 147
Hình 5.4 Cân bằng chi phí phân phối 150
Trang 12Hình 5.5 So sánh chi phí phân phối 152
Hình 5.6 Các quy trình của Trung tâm phân phối chính 158
Hình 5.7 Khung các hoạt động lập kế hoạch quản lý giao thông vận tải 186 Hình 6.1: Hiệu ứng Bullwhip 212
Hình 6.2: Các nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip 214
Hình 6.3: Các liên kết thông tin trong chuỗi cung ứng 219
Hình 6.4: Các hạng mục phần mềm trong chuỗi cung ứng 221
Hình 7.1: Hệ thống chuỗi cung ứng 228
Hình 7.2: Quy trình thiết kế hệ thống chuỗi cung ứng 232
Hình 7.3: Sự phát triển của lý thuyết Quản trị chuỗi cung ứng 233
Hình 7.4: Cấu trúc chuỗi cung ứng 234
Hình 7.5: Các trọng tâm của quản trị Chuỗi cung ứng 234
Hình 8.1: Mối quan hệ chi phí – mức độ đáp ứng 252
Hình 8.2: Vùng đáp ứng tối ưu đạt được Strategic Fit 253
Hình 9.1 Các yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu 268
Trang 13GIỚI THIỆU
Quản trị chuỗi cung ứng (supply chain management_SCM) là lĩnh vực
và là cốt lõi để thành công trong kinh doanh của hầu hết các công ty hàng đầu Kiến thức về SCM là cần thiết để tham gia vào quá trình phát triển kinh doanh của các ngành nghề Tuy nhiên, SCM đang gặp nhiều thách thức về phạm vi và mức độ phức tạp Thậm chí ngày nay vẫn có sự hiểu lầm về SCM Hầu hết mọi người đều cho rằng SCM là một phần của hậu cần và phân phối, mua hàng, hoặc có thể là tiếp thị Họ không hiểu sự phức tạp và phạm vi rộng lớn của lĩnh vực kinh doanh đang phát triển nhanh chóng này Cuốn sách này được biên soạn để cung cấp cho sinh viên sự hiểu biết toàn diện về SCM, các vấn đề chính liên quan và tư duy kinh doanh mới nhất Cuốn giáo trình này khác với những cuốn giáo trình Quản trị chuỗi cưng ứng khác Nó được viết
cụ thể theo một logic về quản trị chuỗi cung ứng (SCM) toàn diện cung cấp một quan điểm tích hợp bao gồm cả pham vi toàn cầu
Các xu hướng gần đây khiến việc nghiên cứu SCM trở nên đặc biệt khó khăn Môi trường kinh doanh ngày nay đã buộc các công ty phải cạnh tranh theo những cách rất khác so với chỉ vài năm trước đây Điều sau đây đúng với các tổ chức ngày nay:
- Ngoài việc cạnh tranh trên các khía cạnh truyền thống như chất lượng, thời gian, chi phí và khả năng tùy chỉnh, các công ty phải là những nhà đổi mới, cập nhật nhanh chóng Họ phải bám sát nhu cầu thay đổi nhanh chóng của khách hàng và có sẵn chuỗi cung ứng để đáp ứng sự thay đổi này
- Các Doanh nghiệp ngày nay hoạt động trong môi trường toàn cầu, đồng nghĩa với việc bị ảnh hưởng bởi thương mại toàn cầu Nhiều Doanh nghiệp phục vụ nhiều thị trường khác nhau trên pham vi toàn cầu, với các sản phẩm có nguồn gốc và được sản xuất trên nhiều lục địa Do đó, họ phải lập
kế hoạch, thiết kế và quản lý một mạng lưới chuỗi cung ứng rất phức tạp Ngày nay việc tập trung vào mục tiêu “xanh” và tính “bền vững” đã trở nên phổ biến Các vấn đề về trách nhiệm xã hội và môi trường đang trở thành yếu
tố quan trọng của SCM, bao gồm các mối quan tâm như tìm nguồn cung ứng, đóng gói, sản xuất và phân phối
Trang 14- Kinh doanh điện tử, Internet và những tiến bộ trong công nghệ thông tin (CNTT) đang cho phép việc hợp tác và điều phối chuỗi cung ứng một cách hiệu quả Thiết kế hệ thống CNTT là một yếu tố quan trọng của SCM Tuy nhiên, các tùy chọn trong hệ thống CNTT có thể sẽ tốn kém Đồng thời các vấn đề đe dọa chưa từng có đối với bảo mật đang buộc các công ty đầu tư vào các hệ thống để bảo vệ sản phẩm và thông tin trong toàn bộ các công đoạn của chuỗi cung ứng Giải quyết các vấn đề về bảo mật trong thiết kế chuỗi cung ứng là một khía cạnh quan trọng của SCM
- Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tạo ra áp lực tài chính to lớn đối với các công ty và chuỗi cung ứng của họ Các công ty đang bị buộc phải duy trì tính cạnh tranh và đổi mới trong khi cắt giảm hoặc duy trì chi phí
- Giáo trình này đề cập đến SCM trong môi trường kinh doanh toàn cầu thực tế hiện nay một cách đầy đủ và toàn diện Nó được viết theo cách dễ tiếp cận cho phép sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức trong giáo trình, sau đó mở rộng và nâng cao khả năng thảo luận trên lớp Mỗi chương kết thúc bằng một tình huống kinh doanh để củng cố các khái niệm đã học Sách này nhằm cung cấp các khái niệm nền tảng cho các lớp đại học và sau đại học về SCM, cũng như các lĩnh vực liên quan như quản trị vận hành và quản trị mua hàng Ngoài
ra, cuốn sách là một nguồn tài liệu tuyệt vời cho các cuộc hội thảo về các chủ
đề liên quan đến quản lý, vận hành chuỗi cung ứng (SCM)
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA CHƯƠNG
Sau khi hoàn thành chương này, sinh viên có thể:
- Xác định được “quản trị chuỗi cung ứng” và các hoạt động liên quan
- Xác định các dòng chảy thông qua chuỗi cung ứng và giải thích hiệu ứng bullwhip
- Mô tả sự gia tăng của quản lý chuỗi cung ứng và các tác động toàn cầu của nó
- Mô tả các đặc điểm của chuỗi cung ứng cạnh tranh
- Xác định và giải thích các xu hướng chính thúc đẩy chuỗi cung ứng ngày nay
1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.1 Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) là việc
thiết kế và quản lý các dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng tài chính trong
toàn bộ chuỗi cung ứng Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc điều phối
và quản lý tất cả các hoạt động của một chuỗi cung ứng SCM nghe có vẻ rất đơn giản; Tuy nhiên, trên thực tế SCM là một khái niệm kinh doanh phức tạp
có tầm ảnh hưởng sâu rộng về bản chất cũng như các quyết định có liên quan Khi chúng ta xem xét toàn bộ mức độ phức tạp của SCM, trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa của thuật ngữ “chuỗi cung ứng”
Chuỗi cung ứng là mạng lưới của tất cả các đơn vị/tổ chức tham gia
vào việc sản xuất và cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng cuối cùng Hoạt động này bao gồm việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu và các bộ phận, phục vụ cho quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, lưu trữ hàng hóa trong
Trang 16kho, nhập và theo dõi đơn đặt hàng, phân phối và giao hàng cho khách hàng cuối cùng
Các dòng luân chuyển trong chuỗi cung ứng bắt đầu từ các nhà cung cấp và vận chuyển nguyên liệu thô và các thành phần cho nhà sản xuất Các nhà sản xuất biến những nguyên liệu này thành thành phẩm, sau đó được vận chuyển đến các trung tâm phân phối của chính nhà sản xuất hoặc đến các nhà bán buôn Tiếp theo, các sản phẩm được chuyển đến các nhà bán lẻ, những người bán sản phẩm cho khách hàng cuối cùng
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng cơ bản
Ví dụ: Xem xét chuỗi cung ứng của caffee Trung Nguyên Ở công đoạn đầu của chuỗi cung ứng là những nông dân trồng cà phê ở nhiều địa phương khác nhau ở khu vực Tây Nguyên trồng hạt cà phê Hạt cà phê được thu hoạch, đóng gói trong túi vải bố và vận chuyển đến các nhà rang xay cà phê Sau đó, hạt cà phê đã được rang xay được gửi đến các nhà phân phối cà phê,
ở đó họ sẽ phân loại, đóng gói và chuyển hạt đến các cửa hàng bán lẻ như quán cà phê của Trung Nguyên, để người tiêu dùng mua
Một chuỗi cung ứng điển hình có thể bao gồm nhiều đối tác thương mại khác nhau, được gọi là các giai đoạn Các giai đoạn chuỗi cung ứng này có thể bao gồm:
Lưu ý rằng tất cả các chuỗi cung ứng đều khác nhau và các giai đoạn
này là đại diện chung của chuỗi cung ứng Trên thực tế, mỗi giai đoạn có thể
Trang 17có trong chuỗi cung ứng này nhưng không có trong chuỗi cung ứng khác Số lượng các giai đoạn tùy thuộc vào từng chuỗi cung ứng cụ thể, do đó việc thiết kế số lượng các giai đoạn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, vai trò của mỗi giai đoạn liên quan và giá trị mà mỗi giai đoạn đó mang lại Các chuỗi cung ứng đang chịu áp lực về tài chính ngày càng tăng Do
đó, các công đoạn không tạo thêm giá trị cho chuỗi cung ứng sẽ nhanh chóng
bị bỏ qua hoặc loại bỏ Vì lý do này, chuỗi cung ứng thường được gọi là chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi cung ứng ngày nay bắt nguồn từ khái niệm “chuỗi giá trị” được đưa ra bởi Michael Porter (Giáo sư Trường Kinh doanh Harvard) vào những năm 1980 Michael Porter giải thích rằng không thể biết được lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp thông qua việc quan sát tổng thể một doanh nghiệp Thay vào đó, lợi thế cạnh tranh của nó đến từ nhiều hoạt động riêng lẻ mà một doanh nghiệp thực hiện và mỗi hoạt động này đều có đóng góp vào tổng chi phí của công ty Khái niệm này đề cập đến mỗi hoạt động đóng góp vào tổng giá trị hiện nay đã được mở rộng cho toàn bộ chuỗi cung ứng Trên thực tế, người ta vẫn thường nói rằng không phải các công ty cạnh tranh với nhau Đúng hơn, là chính chuỗi cung ứng của họ phải cạnh tranh Khi chúng ta xem xét một chuỗi cung ứng, điều quan trọng là phải chỉ
ra một số thuật ngữ phổ biến được sử dụng để mô tả mối quan hệ trong các công đoạn của chuỗi cung ứng với nhau Mỗi công ty trong một chuỗi cung ứng đều có các nhà cung cấp và khách hàng của mình Các công đoạn của chuỗi cung ứng bao gồm hướng đầu vào đối với công ty, hoặc “công ty đầu mối” được gọi là phần “thượng nguồn” của chuỗi cung ứng
Hình 1.2: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng
Trang 18Các giai đoạn của chuỗi cung ứng không thuộc “công ty đầu mối” được gọi là “Hạ nguồn” Điều này được thể hiện trong Hình 1.2 Ví dụ: nếu công
ty đầu mối là nhà sản xuất, tất cả các nhà cung cấp đầu mối sẽ được coi là
“thượng nguồn”, trong khi các nhà phân phối/bán buôn và bán lẻ/khách hàng
sẽ bao gồm phần “hạ nguồn” của chuỗi cung ứng Việc có thể đề cập đến các thành phần của chuỗi cung ứng là “thượng nguồn” hoặc “hạ nguồn” cung cấp một điểm tham chiếu thuận tiện Tương tự, các nhà cung cấp trực tiếp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho một công ty được gọi là “nhà cung cấp cấp một” Các nhà tổ chức cung cấp cho “nhà cung cấp cấp một” của công ty được gọi là “nhà cung cấp cấp hai”, thể hiện việc di chuyển trong chuỗi Điều này cung cấp một thuật ngữ chung cho các công ty để hiểu nhà cung cấp nào đang được tham chiếu
Thuật ngữ chuỗi cung ứng ngụ ý một chuỗi liên tục của những người tham gia, từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng Một chuỗi cung ứng thực sự giống một mạng lưới phức tạp hơn, như thể hiện trong Hình 1.3 Một nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp Nhiều nhà phân phối và nhà bán buôn nhận hàng lưu kho từ nhiều nhà sản xuất, và hầu hết các nhà bán lẻ nhận hàng từ nhiều nhà phân phối khác nhau Vì lý do này, chuỗi cung ứng thường được gọi là mạng lưới chuỗi cung ứng hoặc mạng cung ứng, để mô tả chính xác hơn bản chất của các mối quan hệ này Trên thực tế, nhiều công ty là một phần của nhiều chuỗi cung ứng Một ví dụ là IBM, công ty coi mảng kinh doanh PC của mình là một phần của chuỗi cung ứng khác với máy tính lớn
Hình 1.3 Mạng lưới chuỗi cung ứng
Trang 19Mạng lưới chuỗi cung ứng thực tế có thể có nhiều hình dạng khác nhau Một số chuỗi là tuyến tính, như trong Hình 1.3 Những chuỗi khác có dạng
hub and spoke (kết nối các điểm với một “hub” trung tâm) hoặc mạng lưới
(Web) Thông thường, loại chuỗi mạng lưới có thể liên quan đến số lượng
nhà cung cấp, vị trí của họ và loại sản phẩm đang được sản xuất Ví dụ, Tập đoàn máy bay Airbus đã yêu cầu tất cả các nhà cung ứng cấp một của họ phải
ở trong bán kính 45 phút ở bất kỳ nơi nào xung quanh cơ sở sản xuất Toulouse
(Pháp), của họ Đây là một ví dụ về mạng lưới cung cấp dạng hub and spoke,
với công ty đầu mối ở trung tâm
1.1.2 Các hoạt động của chuỗi cung ứng
Như vậy chúng ta đã hiểu những gì cấu thành một chuỗi cung ứng hoặc mạng lưới cung ứng, tiếp theo có thể xem xét các vấn đề liên quan đến việc quản lý nó Lưu ý rằng SCM liên quan đến việc điều phối và quản lý tất cả các hoạt động của một chuỗi cung ứng Nó chịu trách nhiệm quản lý hệ thống dòng lưu chuyển giữa các thực thể khác nhau của chuỗi cung ứng nhằm thỏa mãn khách hàng cuối cùng và tối đa hóa tổng lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng SCM là một quá trình năng động và luôn thay đổi, đòi hỏi phải có
sự phối hợp của tất cả các hoạt động giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Các hoạt động SCM bao gồm:
- Điều phối: SCM liên quan đến việc điều phối sự luân chuyển của hàng
hóa và dịch vụ thông qua chuỗi cung ứng, từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất, đến nhà phân phối, đến khách hàng cuối cùng; nó cũng bao gồm việc luân chuyển hàng hóa trở lại nhà cung ứng vì sản phẩm có thể bị trả lại (Chuỗi cung ứng ngược) Điều phối cũng liên quan đến việc luân chuyển các nguồn vốn thông qua chuỗi cung ứng khi sản phẩm được mua và bán Điều này bao gồm các thỏa thuận tài chính và các điều khoản mua hàng khác nhau giữa người mua và nhà cung cấp
- Chia sẻ thông tin: SCM yêu cầu chia sẻ thông tin liên quan giữa các
thành viên trong chuỗi cung ứng Điều này bao gồm chia sẻ nhu cầu và dự báo lượng hàng bán ra, dữ liệu điểm bán hàng, kế hoạch thực hiện các chiến dịch khuyến mại và mức hàng tồn kho Cần lưu ý rằng nhà sản xuất phải biết liệu các nhà bán lẻ có kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo để đảm bảo rằng có đủ sản phẩm đang được sản xuất hay không Nếu không, nhà bán lẻ
có thể không có đủ lượng hàng hóa cần thiết Tương tự, các nhà cung cấp của nhà sản xuất phải biết về kế hoạch sản xuất như thế nào để cung cấp đầy đủ
Trang 20các bộ phận cấu thành Như vậy, việc chia sẻ thông tin này cho phép toàn bộ chuỗi hoạt động một cách đồng bộ và hiệu quả
- Hợp tác: SCM yêu cầu sự hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi
cung ứng để cùng nhau lập kế hoạch, vận hành và thực hiện các quyết định kinh doanh như một thực thể Điều này rất quan trọng đối với các quyết định
từ thiết kế sản phẩm và cải tiến quy trình đến việc thực hiện các sáng kiến kinh doanh hoặc tuân thủ một chiến lược kinh doanh cụ thể Ví dụ, điều này
có thể bao gồm hợp tác để tìm cách cắt giảm chi phí hoặc cải thiện tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa/dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng
1.1.3 Quản lý lưu lượng qua chuỗi cung ứng
Cần nhớ rằng mạng lưới chuỗi cung ứng luôn có nhiều dòng lưu chuyển Đầu tiên là dòng lưu chuyển của sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng, từ đầu chuỗi qua các giai đoạn sản xuất, lưu kho khác nhau, đến khách hàng cuối cùng Tuy nhiên, hàng hóa cũng lưu chuyển ngược lại trong chuỗi Đây là hình thức trả lại sản phẩm không được khách hàng chấp nhận vì nhiều lý do, chẳng hạn như hàng hóa bị hư hỏng hoặc quá cũ Đây là một lĩnh vực của SCM được gọi là logistic ngược, vì hướng của dòng sản phẩm bị đảo ngược
Sự tập trung ngày càng nhiều vào khách hàng đã dẫn đến lượng hàng trả lại của khách hàng tăng lên
Dòng lưu chuyển quan trọng thứ hai trong chuỗi cung ứng là dòng thông tin được chia sẻ giữa các thành viên của chuỗi cung ứng Nhiều chuỗi cung ứng hướng đến đơn giản hóa, xem sản phẩm luân chuyển từ nhà cung cấp đến khách hàng và thông tin lưu chuyển theo hướng ngược lại từ điểm bán hàng trở lại nhà cung cấp Trong trường hợp này, thông tin chính là nhu cầu, hoặc
dữ liệu bán hàng được sử dụng để bổ sung và làm cơ sở cho dự báo nhu cầu Trên thực tế, thông tin bán hàng được chia sẻ trên cơ sở thời gian thực, điều này dẫn đến việc giảm thiểu sự không chắc chắn và ít an toàn hơn Việc chia
sẻ thông tin kịp thời, chính xác sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Dòng lưu chuyển quan trọng thứ ba thông qua chuỗi cung ứng là nguồn vốn Trong một chuỗi cung ứng đơn giản, dòng tài chính thường được coi là một dòng lưu chuyển ngược trong chuỗi cung ứng, là khoản thanh toán cho các sản phẩm và dịch vụ nhận được Tuy nhiên, khi các sản phẩm lưu chuyển theo cả hai hướng thì việc lưu chuyển tài chính cũng vậy Thời gian chu kỳ đặt hàng ngắn hơn có đồng nghĩa khách hàng nhận được đơn đặt hàng của họ sớm hơn Có nghĩa là đơn hàng được lập hóa đơn sớm hơn và các công ty
Trang 21nhận được các khoản thanh toán sớm hơn Việc đẩy nhanh quá trình thanh toán này đã có tác động rất lớn đến lợi nhuận của một số công ty
Chìa khóa để thành công trong quản trị chuỗi cung ứng SCM là quản lý các dòng lưu chuyển này trong chuỗi SCM là một quy trình năng động và cung cấp nhiều cơ hội để giảm chi phí kinh doanh và cải thiện dịch vụ khách hàng Đồng thời, các thách thức của SCM cũng thường bị đánh giá thấp Trên thực tế, lý do thất bại của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử là do họ không thể quản lý dòng lưu chuyển trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả Nhiều công ty thực hiện chiến lược kinh doanh và chiến lược tiếp thị xuất sắc, nhưng không thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách hiệu quả về chi phí Ví dụ, Webvan, một công ty giao hàng tạp hóa trực tuyến, đã không thể đưa chi phí chọn và giao hàng tạp hóa lên mức cạnh tranh và đã ngừng kinh doanh Sự thành công của các doanh nghiệp điện tử như Amazon.com chủ yếu được thúc đẩy bởi những cải tiến trong việc quản lý hàng tồn kho và phân phối sản phẩm
1.1.4 Hiệu ứng cái roi da (bullwhip)
Một chuỗi cung ứng bao gồm nhiều công ty hoặc nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công ty lại có những mục tiêu riêng Để một chuỗi cung ứng có tính cạnh tranh cao, điều quan trọng là các thành viên của nó phải tham gia vào các hoạt động điều phối, chia sẻ thông tin và thúc đẩy Nếu không, mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng sẽ có những mục tiêu khác nhau, có thể dẫn đến mâu thuẫn với nhau, và có thể chỉ tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận của công đoạn mà công ty đó tham gia Tương tự, nếu thông tin không được chia
sẻ giữa các giai đoạn, bị trì hoãn hoặc bị bóp méo, mỗi giai đoạn có thể có nhận định sai lệch về nhu cầu của khách hàng cuối cùng Do đó, họ có thể sẽ không sản xuất đúng số lượng mặt hàng cần thiết, dẫn đến tình trạng thiếu hàng hoặc dư thừa hàng tồn kho Cả hai tình huống đều dẫn đến giảm lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng
Người ta đã quan sát thấy rằng sự biến động và sai lệch của thông tin tăng lên khi nó di chuyển trong chuỗi cung ứng, từ nhà bán lẻ, nhà sản xuất đến nhà cung cấp Đây được gọi là hiệu ứng Bullwhip (cái doi ra) vì thông tin không chính xác và bị bóp méo trong chuỗi giống như một Bullwhip đang dao động Đáp lại, mỗi giai đoạn của chuỗi mang theo lượng hàng tồn kho tăng dần để bù đắp cho việc thiếu thông tin Hiệu ứng Bullwhip đã được ghi nhận rất rõ trong nhiều ngành công nghiệp và gây tốn kém cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng
Trang 22Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về hiệu ứng Bullwhip đã được Proctor & Gamble (P&G) quan sát thấy trong chuỗi cung ứng tã giấy Pampers của mình Công ty phát hiện ra rằng ngay cả khi nhu cầu về tã giấy ổn định ở cấp độ cửa hàng bán lẻ, đơn đặt hàng tã giấy từ P&G vẫn dao động đáng kể Các đơn đặt hàng nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp cũng có sự biến động lớn hơn theo thời gian Mặc dù tiêu thụ sản phẩm cuối cùng ổn định, nhưng các đơn đặt hàng nguyên vật liệu lại biến động lớn
Hình 1.4 Hiệu ứng Bullwhip
Chuỗi cung ứng càng dài thì cơ hội cho hiệu ứng Bullwhip càng lớn, vì các nhà sản xuất và nhà cung cấp càng khác biệt lớn trong đánh giá nhu cầu của khách hàng cuối cùng Nếu không có sự phối hợp hoặc chia sẻ thông tin, các giai đoạn này sẽ không biết được chính xác nhu cầu cuối cùng của khách hàng hoặc khi nào đơn đặt hàng cần bổ sung Kết quả của sự không chắc chắn cao hơn này, dẫn đến việc dự trữ hàng nhiều hơn trong kho Cách để giảm hiệu ứng Bullwhip là chia sẻ thông tin điểm bán hàng, có sẵn từ hầu hết các thiết bị thanh toán, với tất cả các thành viên của chuỗi cung ứng Điều này cho phép tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng đưa ra quyết định bổ sung
từ cùng một nguồn thông tin Ngoài việc chia sẻ thông tin, điều phối và cộng tác sẽ cho phép các giai đoạn của chuỗi cung ứng hoạt động hướng tới cùng một mục tiêu
1.1.5 Chuỗi cung ứng dịch vụ
SCM cũng phù hợp với các công ty trong ngành dịch vụ, từ chăm sóc sức khỏe, bất động sản đến lĩnh vực ngân hàng, cũng như các công ty sản xuất
Trang 23các sản phẩm hữu hình Tuy nhiên, chuỗi cung ứng dịch vụ khác với sản xuất
ở vai trò của khách hàng và hướng đi của quá trình phân phối Không giống như chuỗi cung ứng sản xuất tập trung vào sản xuất và phân phối một sản phẩm hữu hình, chuỗi cung ứng dịch vụ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào
sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp Vì lý do này, vai trò của khách hàng thậm chí còn lớn hơn trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng dịch vụ hơn
là trong sản xuất Trong các tổ chức dịch vụ, khách hàng cũng là những nhà cung cấp đầu vào và thông tin, có thể thay đổi việc cung cấp dịch vụ Cụ thể trong môi trường pháp lý nơi mà quá trình hành động pháp lý phụ thuộc rất nhiều vào thông tin do khách hàng cung cấp cho luật sư của họ Tương tự, một sinh viên đại học có thể có lựa chọn thực hiện một nghiên cứu độc lập dưới sự giám sát của một giảng viên, thay đổi lộ trình học đã định
Chuỗi cung ứng dịch vụ có xu hướng ngắn hơn đáng kể so với chuỗi cung ứng sản xuất Nhà cung cấp thường tương tác trực tiếp với khách hàng, không có bộ đệm của các nhà bán lẻ và nhà phân phối, điều đó cho phép chia
sẻ thông tin một cách dễ dàng hơn Các chuỗi cung ứng dịch vụ cũng có xu hướng giống các trung tâm hơn là các chuỗi Một trong những nhược điểm là
họ không có bộ đệm hàng tồn kho như đã thấy trong quá trình sản xuất Điều này có nghĩa là họ cần có các cơ chế tổ chức khác giúp họ linh hoạt hơn khi
xử lý sự thay đổi của các yếu tố đầu vào và nhu cầu được khách hàng cung cấp Điều này cũng làm cho việc chia sẻ thông tin với khách hàng trở nên quan trọng hơn nhiều
Ngay cả những công ty dịch vụ cung cấp nội dung thuần túy cho khách hàng, chẳng hạn như những công ty trong ngành giải trí, cũng phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng của họ để mang lại giá trị cho khách hàng và duy trì tính cạnh tranh Điều này bao gồm các ngành như điện ảnh, trò chơi máy tính và thể thao, và bao gồm các công ty như Disney, Warner Bros và Ticketmaster Các công ty này ngày càng dựa vào việc cải tiến quy trình và công nghệ SCM để đảm bảo điều phối thông tin một cách hiệu quả và duy trì khả năng cạnh tranh
1.1.6 Bản chất củaquản trị chuỗi cung ứng (scm)
Để sắp xếp và tối ưu hóa tất cả các dòng lưu chuyển từ nguồn cung đến tiêu thụ, SCM phải có quan điểm tổng thể về hệ thống SCM phải đảm bảo rằng nhu cầu của khách hàng cuối cùng được thỏa mãn thông qua việc điều phối các nguồn nguyên liệu và thông tin mở rộng từ thị trường, thông qua công ty và các hoạt động của công ty tới tất cả các nhà cung cấp
Trang 24SCM là duy nhất vì nó thực sự mở rộng phạm vi, ranh giới Đầu tiên,
nó mở rộng và tích hợp các chức năng và quy trình trong doanh nghiệp, được gọi là phối hợp trong nội bộ tổ chức Thứ hai, nó mở rộng và tích hợp các chức năng và quy trình giữa các doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng, được gọi là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp Về bản chất, chuỗi cung ứng cần hoạt động như một doanh nghiệp mở rộng Để đạt được điều này, quản lý chuỗi cung ứng phải vượt qua phạm vi ranh giới của các doanh nghiệp riêng
lẻ và tích hợp các chức năng và quy trình kinh doanh giữa các doanh nghiệp
Phối hợp trong nội bộ doanh nghiệp
SCM đòi hỏi sự tham gia và phối hợp hoạt động giữa các chức năng khác nhau của tổ chức Mối quan hệ giữa các chức năng Marketing, hoạt động, tìm kiếm nguồn cung ứng và Logistic (hậu cần) là đặc biệt quan trọng
Để một tổ chức tích hợp hiệu quả với các thành viên khác trong chuỗi cung ứng của mình, tổ chức đó phải có sự phối hợp đồng bộ trong nội bộ Điều này
có nghĩa là các chức năng khác nhau phải chia sẻ thông tin và tiến hành các hoạt động phối hợp Mối quan hệ giữa các chức năng khác nhau được thể hiện trong Hình 1.5
Hình 1.5 Tích hợp các chức năng tổ chức của doanh nghiệp
Marketing là chức năng chịu trách nhiệm liên kết tổ chức với khách
hàng và xác định những gì khách hàng mong muốn ở các sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp Đây là chức năng giao tiếp với khách hàng
Trang 25Quản lý Hoạt động đảm bảo rằng các sản phẩm chính xác mà khách
hàng mong muốn được sản xuất một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí Đây
là chức năng mà công việc của nó là tổ chức chuyển hóa nguyên vật liệu thô thành thành phẩm
Tìm nguồn cung ứng là chức năng chịu trách nhiệm liên kết tổ chức
với các nhà cung cấp và đảm bảo việc cung cấp nguyên vật liệu được liên tục
và hiệu quả
Logistics chịu trách nhiệm di chuyển và định vị hàng tồn kho trong toàn
bộ chuỗi cung ứng, và đảm bảo rằng các sản phẩm phù hợp được giao đến đúng nơi vào đúng thời điểm SCM sẽ không thể thực hiện được nếu không
có sự hỗ trợ của các chức năng Logistics này
Để hỗ trợ SCM, mỗi chức năng riêng lẻ cũng phải được thực hiện trên quan điểm hệ thống Để thực hiện theo quan điểm này đòi hỏi sự kết hợp trong toàn bộ doanh nghiệp và cách tư duy tổ chức khác với tư duy “solo” truyền thống nơi mỗi chức năng tổ chức hoạt động một cách độc lập Tạo ra tư duy
hệ thống có thể là một thách thức thay đổi lớn đối với nhiều công ty
Có thể tìm thấy những minh họa kinh điển về tâm lý “solo” giữa chức năng Marketing và vận hành của một tổ chức Về mặt lịch sử, chức năng vận hành tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của hệ điều hành, thông qua việc lập lịch trình phù hợp, giảm thiểu thời gian thiết lập và đạt được tiêu chuẩn hóa sản phẩm Do đó, thuật ngữ của người quản lý vận hành tập trung vào các biện pháp vận hành về hiệu suất như đo lường năng suất, đơn vị sản xuất và
số lượng sản phẩm bị lỗi Trong khi đó, marketing tập trung vào việc đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua việc mở rộng thị phần, tạo cơ hội thâm nhập thị trường mới, cung cấp sản phẩm đa dạng và đáp ứng với những thay đổi của thị trường Ngược lại, thuật ngữ của Marketing lại tập trung vào doanh số bán hàng, lợi nhuận và thị phần Kết quả là, các giám đốc điều hành và tiếp thị thường không thể giao tiếp bởi họ có những mục tiêu khác nhau
Môi trường kinh doanh cạnh tranh cao ngày nay không thể chấp nhận kiểu tiếp cận phân đoạn giữa các chức năng của tổ chức Hiểu về nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho khả năng cạnh tranh và tồn tại của chuỗi cung ứng, đồng thời là trách nhiệm của hoạt động Marketing Đồng thời, khả năng cạnh tranh kinh tế đã tạo áp lực lớn đối với cạnh tranh về chi phí, cải tiến chất lượng và thời gian đáp ứng, đặt các chức năng hoạt động trong một bối cảnh chung SCM phụ thuộc vào hoạt động và tiếp thị làm việc cùng nhau, chia sẻ thông tin và đưa ra quyết định chung
Trang 26Một chức năng tổ chức khác ngày càng được đánh giá cao vì vai trò quan trọng của nó trong SCM là thu mua hoặc mua hàng, còn được gọi là tìm nguồn cung ứng Về mặt lịch sử, mua sắm liên quan đến các vấn đề mua có tính chất giao dịch chủ yếu Ngày nay, các công ty tiên tiến hàng đầu đặt trọng tâm lớn vào mặt cung ứng của chuỗi, đó chính là lĩnh vực mua hàng Không chỉ chi phí mua nguyên liệu và vật tư chiếm một phần lớn trong tổng chi phí của hầu hết các công ty, mà việc mua hàng còn tạo ra cơ hội để tích hợp khả năng của nhà cung cấp với nhà sản xuất Do đó, trong khi marketing tập trung vào phía khách hàng của tổ chức, thì hoạt động mua sắm tập trung vào phía nhà cung cấp
Cuối cùng, chức năng của Logistic là điều phối các nguồn nguyên liệu
và thông tin mở rộng từ thị trường, thông qua công ty và các hoạt động của công ty và xa hơn nữa là của các nhà cung cấp để đảm bảo rằng hàng hóa được giao đến đúng nơi, đúng địa điểm và đúng thời gian Do đó, giống như SCM, Logistics là một chức năng tích hợp về tổ chức trong toàn hệ thống, từ phía khách hàng hoặc phía thị trường, cho đến phía nhà cung cấp Nó có trách nhiệm quan trọng là đảm bảo các nhu cầu của thị trường được chuyển từ marketing đến sản xuất và sau đó được liên kết với quá trình mua hàng và phân phối
Liên kết chéo giữa các doanh nghiệp
Việc quản lý chuỗi cung ứng với tư cách là một doanh nghiệp mở rộng liên quan đến việc điều phối các luồng hàng hóa và dịch vụ, thông tin và tài chính hai chiều Sự kết hợp ở phạm vi xuyên ranh giới của một số tổ chức có nghĩa là chuỗi cung ứng phải hoạt động giống như một tổ chức trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng Trên thực tế, mục tiêu cuối cùng của chuỗi cung ứng là hoạt động như một thực thể duy nhất Công nghệ thông tin
là yếu tố then chốt hỗ trợ khả năng này, nếu không có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện được
Việc liên kết này có thể khó khăn vì các chuỗi cung ứng trong thế giới thực thường phức tạp và có nhiều người tham gia trong một chuỗi cung ứng Việc đạt được sự liên kết và điều phối các hoạt động trong chuỗi cung ứng được xác định dựa trên quản lý mối quan hệ Các khái niệm như quan hệ đối tác và liên minh đã trở thành một phần thuật ngữ sử dụng trong SCM Mối quan hệ đối đầu truyền thống với các nhà cung cấp đã nhường chỗ cho quan
hệ đối tác lâu dài Tuy nhiên, các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng cần phải kết hợp nhiều hơn những thông tin được chia sẻ và tập trung vào tổng chi phí chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng cần đạt được mức độ liên kết liên quan đến
Trang 27sự hợp tác giữa các đối tác trong việc phát triển các kế hoạch chiến lược và cùng thiết lập các mục tiêu dài hạn Một yếu tố quan trọng để đạt được mức
độ liên kết này là các công ty phải có một đội ngũ nội bộ, đa chức năng tham gia vào các nỗ lực liên tục hướng ra bên ngoài với các nhà cung cấp, nhà vận chuyển và nhà phân phối Vinfast là một ví dụ điển hình về sự hợp tác thành công với các nhà cung cấp Vinfast hợp tác với các nhà cung cấp từ những giai đoạn đầu tiên của thiết kế sản phẩm - một hệ thống được gọi là “sự tham gia sớm của nhà cung cấp” Điều này đã dẫn đến việc giảm đáng kể chi phí sản xuất ô tô của Vinfast
Ngoài việc lập kế hoạch hợp tác, để đạt được sự liên kết toàn diện giữa các doanh nghiệp đòi hỏi phải chia sẻ rủi ro và lợi ích Nếu không thực hiện chiến lược này, đồng nghĩa rằng các kết quả mà họ đạt được sẽ phải trả giá bằng sự thiệt hại của các công ty khác Phương pháp hợp tác và cộng tác của SCM được dự đoán dựa trên kết quả đôi bên cùng có lợi Mặc dù các mối quan hệ đối đầu có thể mang lại lợi ích tài chính, nhưng chiến lược đôi bên cùng có lợi đã cho thấy là chiến lược tốt nhất trong thời gian dài
Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics
Nhiều người nhầm lẫn giữa Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) với hậu
cần (Logistics) Do đó, điều quan trọng là phải làm rõ các vai trò khác nhau
của chúng trong việc phát triển lợi thế cạnh tranh SCM nói về sự hợp tác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng trong một nỗ lực chiến lược nhằm đạt được khả năng cạnh tranh vượt trội Do đó, SCM yêu cầu quản lý các khía cạnh khác nhau của quá trình phối hợp, chẳng hạn như thông tin, công nghệ, phân phối, sản phẩm, nguyên liệu thô, tài chính và trên hết là các mối quan hệ Các mối quan hệ liên quan đến SCM rất phức tạp và đòi hỏi phải phối hợp các quy trình quản lý trong các doanh nghiệp (nội bộ tổ chức) và giữa các doanh nghiệp (giữa các doanh nghiệp với nhau)
Hình 1.6 Các chức năng logistics (hậu cần)
Hậu cần (Logistics), trái ngược với SCM, bao gồm các nhiệm vụ liên
quan đến việc vận chuyển và định vị hàng tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung
ứng, như thể hiện trong Hình 1.6 Logistics là một chức năng hỗ trợ SCM
ngang bằng với marketing, hoạt động và tìm nguồn cung ứng Trong khi đó,
SCM là một khái niệm chiến lược và quản trị Chức năng của Logistics liên
Trang 28quan đến việc xử lý và theo dõi đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, vận chuyển, lưu kho, xử lý vật liệu và đóng gói Các hoạt động này cần được phối hợp và
tích hợp trong tất cả các đơn vị của chuỗi Nếu không có Logistics sẽ có hàng
tồn kho ở một số địa điểm và quá nhiều hàng tồn kho ở những địa điểm khác
Do đó, hậu cần là một chức năng hỗ trợ SCM
Lưu ý rằng SCM là về quản lý và điều phối nhiều luồng, bao gồm cả
hàng tồn kho Có thể thấy, Logistics là một phần của SCM liên quan đến việc quản lý dòng hàng tồn kho Logistics là quan trọng đối với SCM vì nó là một chức năng hỗ trợ chính Logistics phải lập kế hoạch và điều phối tất cả các
dòng vật chất từ nguồn đến người sử dụng như một hệ thống tích hợp, thay vì một chuỗi các hoạt động độc lập như đã được thực hiện trong quá khứ
Logistics là chức năng cơ bản chịu trách nhiệm liên kết thị trường với quá
trình sản xuất, hoạt động tìm nguồn cung ứng và mạng lưới phân phối nhằm
cung cấp dịch vụ khách hàng cao với chi phí thấp hơn Về bản chất, logistics
là mối liên hệ giữa thương trường và các hoạt động điều hành của doanh
nghiệp Phạm vi của logistics trải dài từ việc quản lý nguyên vật liệu thô đến
việc phân phối sản phẩm cuối cùng
1.1.7 Các đặc điểm của chuỗi cung ứng cạnh tranh
Có ba đặc điểm chính của chuỗi cung ứng cạnh tranh: khả năng đáp ứng, độ tin cậy và quản lý mối quan hệ Những điều này được trình bày tiếp theo
Khả năng đáp ứng
Khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khoảng thời gian ngắn ngày càng trở nên rất quan trọng Ngày nay, khách hàng muốn thời gian giao hàng ngắn hơn, tính linh hoạt cao hơn và sự lựa chọn sản phẩm tốt hơn Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp và các nhà sản xuất phải có khả năng đáp ứng nhu cầu chính xác của khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn hơn bao giờ hết Khả năng của chuỗi cung ứng để đạt được mức độ đáp ứng này thường được mô tả là “sự nhanh nhẹn”, tức là khả năng di chuyển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Một cách ngắn gọn, sự nhanh chóng quan trọng hơn khả năng dài hạn bởi vì không có “kỳ hạn dài” Sự nhanh nhạy sẽ đến từ các chuỗi cung ứng ngắn, hướng đến nhu cầu nhiều hơn
so với những gì khách hàng yêu cầu, khác với định hướng dự báo
Độ tin cậy
Sự không chắc chắn là một thực tế của cuộc sống đối với hầu hết các doanh nghiệp, chẳng hạn như sự không chắc chắn về nhu cầu trong tương lai,
Trang 29sự không chắc chắn về khả năng thời hạn đáp ứng của nhà cung cấp hoặc sự không chắc chắn về chất lượng của các nguyên liệu thành phần Trên thực tế,
sự không chắc chắn chính là lý do khiến các công ty dự trữ hàng lưu kho an toàn, để đề phòng sự không chắc chắn này, dẫn đến chi phí cao hơn Cách tốt nhất để giảm độ không chắc chắn là tăng độ tin cậy thông qua việc thiết kế lại các quy trình ảnh hưởng đến hiệu suất
Một yếu tố giúp cải thiện đáng kể độ tin cậy trong chuỗi cung ứng là khả năng hiển thị được cải thiện Thông thường, chuỗi cung ứng càng dài, thì khả năng “hiển thị” của các hoạt động ở “hạ nguồn” càng bị hạn chế Các tổ chức tiếp tục phát triển chuỗi thường dựa vào nhu cầu từ khách hàng trực tiếp của họ trong chuỗi để dự báo nhu cầu Sự thiếu phối hợp này đã dẫn đến hiệu ứng “Bullwhip” cổ điển Điều phối chuỗi cung ứng và chia sẻ dữ liệu, thông tin thông qua công nghệ thông tin đã cho phép kết nối tất cả các thực thể trong chuỗi Điều này dẫn đến khả năng hiển thị được cải thiện đáng kể và do đó,
độ tin cậy của chuỗi cung ứng tăng lên
Quản lý mối quan hệ
Một đặc điểm quan trọng của chuỗi cung ứng cạnh tranh là tập trung vào xây dựng mối quan hệ và hợp tác, thay vì các mối quan hệ đối đầu trong quá khứ Ví dụ, trong nhiều ngành công nghiệp, thực hiện “tìm nguồn cung ứng đơn lẻ” đang phổ biến Hiện tượng này đã được ghi nhận, cho thấy rằng những thực hiện như vậy giúp cải thiện được chất lượng, đổi mới sản phẩm
và thiết kế đồng thời giảm chi phí và cải thiện khả năng đáp ứng tổng thể Cơ bản của ý tưởng này là mối quan hệ với người mua, nhà cung cấp phải dựa trên mối quan hệ đối tác tin cậy, cam kết và công bằng Có rất nhiều lợi thế khi các mối quan hệ như vậy được xây dựng, tạo ra lợi ích lâu dài cho các bên Lợi thế cạnh tranh của các công ty như Toyota và Honda so với các đối thủ của họ trong ngành công nghiệp ô tô đến từ các mối quan hệ hợp tác mà
họ đã phát triển với các nhà cung cấp của mình Như chúng ta đã thấy cho đến nay, SCM chủ yếu xoay quanh việc quản lý các mối quan hệ trên các mạng lưới phức tạp của các công ty Các chuỗi cung ứng thành công sẽ là những chuỗi được điều hành bởi sự tìm kiếm liên tục các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau
1.2 XU HƯỚNG TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Các doanh nghiệp ngày nay phải đối mặt với một số xu hướng ảnh hưởng đến cách mà chuỗi cung ứng được thiết kế và quản lý Những xu hướng này là kết quả của một nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và kết
Trang 30nối với công nghệ, tạo ra những thách thức đặc biệt mà các công ty phải giải quyết Cụ thể những vấn đề được đề cập dưới đây
1.2.1 Toàn cầu hóa
Theo quan điểm của nhà kinh tế học Thomas Friedman, toàn cầu hóa
đã thay thế cái gọi là “chiến tranh lạnh” của thời kỳ hậu Thế chiến II và trở thành động lực chi phối của kinh tế thế giới Khái niệm “thị trường toàn cầu”
đã thay đổi ý nghĩa về cách thức và địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh, đối với tất cả các doanh nghiệp và đối với khách hàng cá nhân Những thay đổi trong công nghệ thông tin, giao thông vận tải và các chính sách của chính phủ đã làm cho khái niệm nền kinh tế toàn cầu trở thành một thực tế của cuộc sống Một số quốc gia đã tích cực theo đuổi việc mở cửa thương mại quốc tế Điều này đã giúp mở ra thị trường mới và nguồn cung ứng cho hầu hết các công ty bao gồm cả những doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ Hơn nữa, những cơ hội này đã được thực hiện thông qua công nghệ thông tin, đã giúp phá bỏ rào cản về khoảng cách địa lý Các công ty đã được hưởng lợi từ sự lựa chọn nhiều hơn về nguồn sản phẩm Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi do có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn, chất lượng cao hơn và chi phí thấp hơn Tuy nhiên, quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu có một số thách thức Yếu
tố khoảng cách có thể trở thành một rào cản đáng kể khi các chuyến hàng di chuyển hàng nghìn kilomet từ nhà cung cấp đến tay khách hàng Trong điều kiện phải giảm thời gian trong mỗi công đoạn, mức độ tin cậy cao hơn dự kiến và nhấn mạnh vào hiệu quả, yếu tố khoảng cách đặt ra những thách thức đặc biệt đối với các nhà quản lý chuỗi cung ứng
1.2.2 Thuê ngoài
Thuê ngoài là việc thuê một bên thứ ba thực hiện một số công việc với một khoản phí Các công ty đã từng thuê ngoài và thường xuyên thuê một số các hoạt động nhất định, chẳng hạn như dịch vụ vệ sinh, quản lý hồ sơ hoặc dọn dẹp Sự khác biệt ngày nay là các công ty đang thuê ngoài hầu hết các hoạt động và ở quy mô ngày càng lớn hơn nhiều Áp lực cạnh tranh gia tăng
đã buộc các công ty phải thừa nhận rằng họ cạnh tranh thông qua các năng
lực cốt lõi (đôi khi được gọi là “năng lực khác biệt”) Điều này có nghĩa là
một tổ chức tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng bằng cách quản lý năng lực cốt lõi của họ tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh Để có thể tập trung vào năng lực cốt lõi, nhiều công ty đã tiến hành thuê ngoài một số hoạt động cho những doanh nghiệp có thể làm chúng tốt hơn Thuê ngoài có thể liên quan đến việc thuê một mảng nào đó của hoạt động, chẳng hạn như vận chuyển, hoặc cũng có thể thuê ngoài toàn bộ một phần của quy trình sản xuất
Trang 31Phương thức này đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và đã giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn bằng cách tập trung vào những gì họ
có thể làm tốt nhất
Sự quy tụ của các công nghệ vào đầu thế kỷ này đã đưa khái niệm về gia công thuê ngoài lên một tầm cao mới Các khoản đầu tư lớn vào công nghệ, chẳng hạn như kết nối băng thông rộng trên toàn thế giới, tính khả dụng ngày càng tăng của máy tính với chi phí thấp hơn và sự phát triển của ứng dụng phần mềm như e-mail, công cụ tìm kiếm và phần mềm khác đã cho phép các cá nhân làm việc cùng nhau từ khắp các nơi trên thế giới Kết quả là hầu như mọi công việc đều có thể thuê ngoài được Các nhà sản xuất đã thuê ngoài việc phát triển phần mềm và thiết kế sản phẩm cho các kỹ sư ở nước khác như
Ấn Độ, Việt Nam, các công ty kế toán thuê ngoài việc khai thuế cho Ấn Độ, Việt Nam thậm chí một số bệnh viện đã thuê ngoài việc đọc kết quả trên bản MRI, CAT cho các bác sĩ ở Châu Âu, châu Á
1.2.3 Công nghệ
Một động lực quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng là công nghệ Những tiến bộ trong công nghệ đã cho phép các công ty sản xuất sản phẩm nhanh hơn, chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới Đặc biệt, những tiến bộ trong công nghệ thông tin
đã có tác động lớn nhất đến SCM Trên thực tế, công nghệ thông tin có thể được coi là một yếu tố thúc đẩy SCM vì nếu không có nó thì sự phối hợp giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ không thể thực hiện được Loại công nghệ thông tin phổ biến nhất và quen thuộc nhất với tất cả mọi người là Internet, đây là loại công nghệ có tác động lớn nhất đến cách các công ty tiến hành kinh doanh Internet đã liên kết các đối tác thương mại, khách hàng, người mua và nhà cung cấp, và đã kích hoạt thương mại điện tử và thị trường
ảo Đây là một trong những lực lượng lớn nhất đã giúp cho việc chia sẻ thông tin theo chiều dọc chuỗi cung ứng trở nên khả thi
Một ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ khác là phần mềm quản lý
doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning-ERP) Đây là những chương trình phần mềm được sử
dụng để lập kế hoạch và điều phối tất cả các nguồn lực trong toàn bộ doanh nghiệp Chúng cho phép chia sẻ dữ liệu và thông tin bên trong và ngoài công
ty, cho phép hợp tác ra quyết định
Các ví dụ khác về công nghệ thông tin đã tác động đến chuỗi cung ứng bao gồm công nghệ truyền dẫn không dây Tất cả chúng ta đều quen thuộc với điện thoại di động trong cuộc sống hàng ngày, những công nghệ này cũng
Trang 32có thể cải thiện đáng kể hoạt động kinh doanh Ví dụ, các thiết bị không dây
và máy tính bảng đang được sử dụng trong các nhà kho để nhanh chóng hướng dẫn nhân viên đi đến vị trí của hàng hóa Điều này góp phần cải thiện đáng
kể hoạt động trong kho hàng và Logistics Các công nghệ không dây, được tăng cường bởi kết nối qua vệ tinh, có thể nhanh chóng truyền thông tin từ nguồn này sang nguồn khác Ví dụ, Wal-Mart sử dụng các vệ tinh thuộc sở hữu của công ty để tự động truyền dữ liệu từ điểm bán hàng tới các máy tính tại kho của mình để bổ sung hàng hóa
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System-GPS) là một loại
công nghệ không dây khác sử dụng truyền dẫn vệ tinh để liên lạc các vị trí chính xác và đã cải thiện đáng kể việc vận chuyển hậu cần GPS có nhiều ứng dụng Logistics như trong phân phối, nơi các công ty vận tải đường bộ sử dụng công nghệ GPS để xác định vị trí chính xác phương tiện của họ
Nhận dạng tần số vô tuyến (Radio Frequency Identification-RFID) là
một công nghệ không dây khác đang thay đổi đáng kể hoạt động của chuỗi cung ứng RFID sử dụng chip nhớ được trang bị ăng-ten vô tuyến cực nhỏ có thể được gắn vào vật thể để truyền các luồng dữ liệu về vật thể đó Ví dụ: RFID
có thể được sử dụng để xác định bất kỳ chuyển động nào của sản phẩm, tiết lộ
vị trí của sản phẩm bị thiếu hoặc yêu cầu một lô hàng sản phẩm “thông báo” rằng chúng đã đến Các kệ hàng trống có thể báo hiệu rằng đã đến lúc cần bổ sung bằng RFID hoặc hàng tồn kho thấp có thể báo hiệu cho nhà cung cấp rằng
đã đến lúc cần đặt hàng thêm sản phẩm Trên thực tế, RFID có tiềm năng trở thành trụ cột của ngành Logistics vì nó có thể xác định và theo dõi hàng tỷ đối tượng riêng lẻ trên khắp thế giới trong cùng một thời gian
Những công nghệ thông tin (CNTT) này cung cấp quyền truy cập vào
dữ liệu chưa từng có trước đây Các thức truyền tải thông tin này đã thay đổi cách mua và bán sản phẩm, đồng thời thay đổi phương thức hoạt động của thị trường Người mua không còn phải đến địa điểm kinh doanh của người bán
để xem và mua sản phẩm Thay vào đó, người tiêu dùng có thể hoàn tất việc mua hàng 24/7 CNTT đã thay đổi cách người mua và người bán tương tác
trên thị trường, cả doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B) và doanh nghiệp với người tiêu dùng (Business-To-Customer-B2C)
(Business-to-business-1.2.4 Chuỗi cung ứng tinh gọn
Triết lý tinh gọn (LEAN) có tầm quan trọng rất lớn trong kinh doanh vì
nó tập trung vào việc loại bỏ sự lãng phí và đã giúp nhiều công ty trở nên cạnh tranh hơn Tầm quan trọng của tư duy tinh gọn hiện đã được mở rộng sang chuỗi cung ứng Mặc dù các công ty riêng lẻ cũng có thể tự mình trở nên
Trang 33tinh gọn, nhưng sự lãng phí ở bất kỳ công đoạn nào trong chuỗi cung ứng cũng sẽ được chuyển cho khách hàng và cuối cùng khách hàng trong chuỗi cung ứng phải chịu chi phí cho điều đó Ví dụ, hàng tồn kho cho nhà cung cấp cuối cùng được chuyển cho khách hàng dưới hình thức chi phí cao hơn
và làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng kém cạnh tranh hơn
Chuỗi cung ứng tinh gọn có thể được định nghĩa là tập hợp tất cả các doanh nghiệp được liên kết trực tiếp bởi các dòng sản phẩm, dịch vụ, tài chính
và thông tin từ “thượng nguồn” và “hạ nguồn” cùng hợp tác để giảm chi phí
và lãng phí Như vậy, một chuỗi cung ứng tinh gọn đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng phải làm việc cùng nhau Quá trình này đòi hỏi
nỗ lực phối hợp giữa các đối tác để loại bỏ lãng phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách phân tích các quy trình và xác định các lĩnh vực cần cải tiến
1.2.5 Quản lý sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng
SCM và tìm nguồn cung ứng toàn cầu đã giúp giảm chi phí đầu vào và
mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Tuy nhiên, phạm vi tiếp cận rộng này
đã làm gia tăng mức độ rủi ro của chuỗi cung ứng Nguy cơ gián đoạn dòng sản phẩm và dịch vụ ngày càng gia tăng và mức độ ảnh hưởng của sự gián đoạn này ngày càng nghiêm trọng Sự gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ là một cuộc khủng hoảng đối với doanh nghiệp và có thể gây tổn thất rất lớn Hãy tưởng tượng rằng, một nhà sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 đột nhiên không thể nhận được các thành phần chính của nó từ một nhà cung cấp trong lúc đại dịch Covid-19 đang cao điểm Hoạt động sản xuất có thể bị tạm dừng, sự tồn tại của công ty có thể bị đe dọa nghiêm trọng và lợi ích của khách hàng cũng
có thể bị đe dọa
Quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng là một thách thức vì sự gián đoạn
có thể xảy ra với nhiều lý do Những tình huống này có thể bao gồm sự chậm trễ trong giao thông vận tải, hỏa hoạn tại các nhà máy, công việc bị đình trệ hoặc ngừng hoạt động, thiên tai, chẳng hạn như động đất hoặc bão lụt và thảm họa nhân tạo Khi các công ty ngày càng tập trung vào các hoạt động tinh gọn,
họ không còn hàng lưu kho hoặc dư thừa công suất để bù đắp cho tổn thất sản xuất do sự gián đoạn đó gây ra Do đó, các công ty này rất dễ bị tổn thương ngay cả khi vấn đề về dòng lưu chuyển vật chất ngắn Một số chiến lược giảm thiểu rủi ro bao gồm tiếp cận các nhà cung cấp dự phòng, tăng cường năng lực dư thừa vào hệ thống, sàng lọc và giám sát các nhà cung cấp về rủi ro chuỗi cung ứng, yêu cầu các nhà cung cấp các mặt hàng quan trọng phát triển
kế hoạch chi tiết nếu có gián đoạn và bao gồm cả chi phí gián đoạn dự kiến trong tổng chi phí tìm nguồn cung ứng
Trang 341.2.6 Chuỗi cung ứng “xanh” và bền vững
Các mối quan tâm về môi trường, bao gồm biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên, luôn xuất hiện Có thể thấy rằng nền kinh tế của Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc
độ hai con số, và dân số thế giới tiếp tục gia tăng, tạo ra sự thiếu hụt nhiều nguồn lực mà chúng ta thường coi là đương nhiên Các tập đoàn ngày càng nhận thức được rằng họ phải thiết kế chuỗi cung ứng của mình cho bền vững Điều này có nghĩa là thiết kế các quy trình để sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm đầu ra có thể tái chế và không gây ô nhiễm môi trường
Nguồn cung cấp và sự luân chuyển hàng hóa là những yếu tố rất lớn trong việc đảm bảo tính bền vững Hãy xem xét trường hợp công ty Starbuck lựa chọn và quản lý những người trồng cà phê của họ để đảm bảo tính an toàn với môi trường Starbuck yêu cầu các hoạt động thu hoạch của những người trồng cà phê không làm tổn hại đến hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Các khía cạnh khác của chuỗi cung ứng cũng rất quan trọng đối với tính bền vững, chẳng hạn như việc đóng gói và vận chuyển để giảm tác động đến môi trường Những thay đổi như giảm số lượng bìa cứng hoặc chất độn bằng cách thiết kế “bao gói thông minh” có thể giúp công ty tiết kiệm đáng kể vầ tài chính Ngoài ra, xe tải chở càng đầy càng tốt, thay sử dụng một nửa xe tải rỗng, là một chiến lược môi trường quan trọng
Các công ty cũng nhận ra các biện pháp này không chỉ quan trọng đối với việc tuân thủ các quy định về môi trường và nhu cầu của người tiêu dùng,
mà chúng còn là những phương thức kinh doanh tối ưu Ví dụ như Starbuck nhận ra rằng bằng cách hợp tác với những người trồng cà phê để bảo vệ môi trường, họ được đảm bảo về một nguồn cung cấp ổn định và đáng tin cậy
1.2.7 Sự đổi mới
Đổi mới đang ngày càng trở thành một khả năng quan trọng đối với các công ty trên toàn cầu Điều này có thể bao gồm việc thiết kế các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thiết kế các quy trình sản xuất mới để cắt giảm chi phí hoặc đưa ra các cơ chế phân phối sản phẩm hiệu quả hơn Ví
dụ, một công ty dược phẩm đã tham gia vào việc phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 cho những đợt bùng phát Covid-19 gần đây Đổi mới liên quan đến việc xác định các thành phần vắc xin và thực hiện các thử nghiệm lâm sàng, cũng như sản xuất, đóng gói và phân phối Điều này phải được thực hiện một cách hiệu quả để đảm bảo tính bảo mật cao nhất, đồng thời thực hiện nó càng nhanh càng tốt để tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng
Trang 35Các công ty cạnh tranh thông qua đổi mới nhận ra rằng toàn bộ chuỗi cung ứng của họ phải được thiết kế cho phù hợp để hỗ trợ những nỗ lực nâng cao hiệu quả của họ Các chuỗi này thường ngắn hơn để giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường Ngoài ra, các sản phẩm sáng tạo cần được bảo vệ tốt hơn nhằm tránh khỏi sự sao chép và giả mạo, và các vấn đề bảo mật trở nên quan trọng Vai trò của các nhà cung cấp đặc biệt quan trọng trong các chuỗi cung ứng Các nhà cung cấp cần sớm tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm
để rút ngắn thời gian thiết kế Ngoài ra, các nhà cung cấp là một nguồn tuyệt vời của các ý tưởng thiết kế sản phẩm và cải tiến quy trình Khi áp lực cạnh tranh gia tăng, việc tiếp tục tìm cách quản lý chuỗi cung ứng để đổi mới sẽ vẫn là một vấn đề quan trọng Điều này có nghĩa là nảy ra những ý tưởng mới
để có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh
1.2.8 Chuỗi cung ứng tài chính
Chuỗi cung ứng tài chính gắn bó mật thiết với SCM và quản lý dòng tiền là yếu tố cần thiết cho sự thành công của nó Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, các công ty đang phải chịu một áp lực lớn về tài chính hơn bao giờ hết đối với việc cắt giảm chi phí Kết quả là thúc đẩy việc thiết kế lại toàn bộ chuỗi cung ứng và tìm kiếm các nguồn cung ứng ít tốn kém hơn Điều này bao gồm các chiến lược như tìm nguồn cung ứng toàn cầu và gia công đặt ngoài sản xuất, cố gắng đạt được lợi thế về chi phí lao động bằng cách đẩy mạnh các hoạt động ra nước ngoài và thuê ngoài các hoạt động khác Tuy nhiên, khi các công ty gửi hoạt động ra nước ngoài, có những tác động đáng
kể về mặt tài chính Chúng bao gồm các chi phí ngầm được che đậy, chẳng hạn như quản lý các nhà máy và thiết bị đắt tiền hơn ở các nước mới nổi Đẩy hàng tồn kho xuống các nhà cung cấp, có nghĩa là chi phí tồn kho cao hơn vì những nhà cung cấp này thường có chi phí vốn cao hơn Ngoài ra, các hoạt động toàn cầu có thể phá hủy chuỗi cung ứng tài chính vì chuỗi dài hơn có lượng vốn lưu động ràng buộc cao hơn
Một lĩnh vực quản lý khác được quan tâm là “chu kỳ tiền mặt”, là thời gian cần thiết để chuyển một đơn đặt hàng thành tiền mặt Mặc dù các nhà lãnh đạo từ lâu đã nhận ra tác động cạnh tranh của các chu kỳ đặt hàng ngắn hơn, nhưng gần đây họ đã nhận thấy tác động của tổng quy trình đặt hàng đối với vốn lưu động Đây là một vấn đề khác của chuỗi cung ứng tài chính mà các công ty đang cố gắng quản lý chặt chẽ
Trang 36Khi chuỗi cung ứng mang lại cơ hội cắt giảm chi phí đáng kể, xu hướng quản lý tài chính, xác định các rủi ro và thách thức của chuỗi cung ứng tài chính sẽ tiếp tục là một xu hướng quan trọng trong tương lai
1.2.9 Định hình các chuỗi cung trong tương lai: “phát triển và thay đổi”
Các động lực trong môi trường kinh doanh toàn cầu sẽ thay đổi mạnh
mẽ trong những năm tới đây Do vậy, đòi hỏi các tổ chức hoặc phải thích ứng với những thay đổi này hoặc sẽ bị diệt vong Một số công ty đã từng thành công trước đây có thể không tồn tại được trong thị trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay nếu họ không thích nghi và ít thay đổi Điều này đã xảy ra với các công ty hàng đầu như Westinghouse hay Bethlehem Steel Hiện tại, các nhà lãnh đạo thành công như IBM, General Electric, và McDonald’s đang phải vật lộn để tồn tại khi họ cố gắng thực hiện những thay đổi phù hợp trong mô hình kinh doanh của mình Một số người cho rằng để thành công trong kinh doanh cần thay đổi tư duy cũ bằng cách thể hiện một tư duy thay đổi với
những gì vẫn thường làm, nói một cách khác “hãy suy nghĩ vượt ra bên ngoài”
Hình 1.7 Tác nhân thay đổi bên ngoài
Trang 37Sáu lực lượng chính bên ngoài đang thúc đẩy tốc độ thay đổi: toàn cầu hóa, công nghệ, củng cố tổ chức, quyền lực của người tiêu dùng, tính bền vững, chính sách và quy định của chính phủ (Hình 1.4) Sự hội tụ của các yếu
tố này trong thế kỷ XXI đã làm thay đổi đáng kể bối cảnh kinh tế và tạo ra một môi trường kinh doanh và là cơ hội cho sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu và quản lý chuỗi cung ứng
Tóm tắt chương
Nh vậy SCM là thiết kế và quản lý các dòng sản phẩm, thông tin và tiền trong suốt chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là mạng lưới của tất cả các thực thể tham gia vào việc sản xuất và cung cấp thành phẩm cho khách hàng cuối cùng Các hoạt động SCM liên quan đến điều phối, chia sẻ thông tin và cộng tác Logistics, trái ngược với SCM, bao gồm các nhiệm vụ liên quan đến việc
di chuyển và định vị hàng tồn kho trong toàn bộ chuỗi cung ứng Các chuỗi cung ứng cạnh tranh là nhanh nhạy, đáng tin cậy và tham gia vào việc quản
lý mối quan hệ với các thành viên của chuỗi cung ứng
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Xác định các cách chính mà SCM đã cải thiện quy trình thực hiện đơn hàng SCM đã cung cấp những lợi ích nào khác cho doanh nghiệp?
2 Giải thích mối quan hệ giữa SCM và Logistics Xác định sự khác biệt
và giống nhau Cái này có phải là một phần của cái kia không? Làm thế nào
để một trong những hỗ trợ khác?
3 Xác định hai doanh nghiệp cạnh tranh và chuỗi cung ứng của họ (ví dụ: Máy tính Dell so với Apple; K-Mart với Wal-Mart; Toyota với GM; UPS với FedEx) Xác định các yếu tố của mỗi chuỗi từ nguồn cung ứng đến khách hàng cuối cùng và giải thích cách hai chuỗi đang đáp ứng (hoặc không đạt) các mục tiêu kinh doanh Chuỗi cung ứng nào xuất hiện lâu hơn? Cấu trúc của cái này có đơn giản hơn cái kia không?
4 Xác định các dòng chính trong chuỗi cung ứng Giải thích tại sao có dòng chảy theo cả hai hướng và cung cấp các ví dụ về mỗi hướng
5 Xác định các hoạt động chính của SCM Xác định các trình điều khiển khác không được đề cập trong văn bản
6 Xác định ít nhất ba xu hướng ảnh hưởng đến SCM Xác định các xu hướng khác không được thảo luận trong văn bản
Trang 38CHƯƠNG 2 QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP CỦA CHƯƠNG
Sau khi hoàn thành chương này, người đọc có thể:
- Hiểu được vai trò và bản chất của mua hàng, thu mua và tìm nguồn cung ứng chiến lược trong bối cảnh chuỗi cung ứng
- Xem xét tầm quan trọng của quá trình tìm nguồn cung ứng và mua sắm của các loại mặt hàng và dịch vụ được mua
- Hiểu quy trình tìm nguồn cung ứng chiến lược
- Nhận biết các nguyên tắc và phương pháp tiếp cận để quản lý hiệu quả các hoạt động mua sắm và tìm nguồn cung ứng
- Đánh giá cao tầm quan trọng của việc các công ty có mối quan hệ hiệu quả với các nhà cung cấp và việc phát triển các quy trình có ý nghĩa để đánh giá các nhà cung cấp
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG 2.1.1 Thu mua và quản lý nguồn cung trong chuỗi cung ứng
Tìm nguồn cung ứng là chức năng kinh doanh chịu trách nhiệm về tất
cả các hoạt động và quy trình cần thiết để mua hàng hóa và dịch vụ từ các nhà cung cấp Mọi tổ chức đều có khách hàng và nhà cung cấp Chức năng tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm chính đối với phía nhà cung ứng của tổ chức, trong khi hoạt động Marketing có trách nhiệm chính đối với phía khách hàng của tổ chức Cũng có thể nói rằng tìm nguồn cung ứng giải quyết phần
“thượng nguồn” của chuỗi cung ứng Hình 2.1 trình bày vị trí, chức năng của việc tìm nguồn cung ứng trong khuôn khổ tổ chức
Chức năng tìm nguồn cung ứng thường được gọi bằng một số thuật ngữ khác nhau và có một số nhầm lẫn về tên gọi của nó Những tên này bao gồm
“mua hàng”, “mua sắm”, “tìm nguồn cung ứng”, “chiến lược tìm nguồn cung ứng”, và “quản lý cung ứng” Mặc dù chúng thường được sử dụng thay thế
Trang 39cho nhau nhưng chúng không nhất thiết có nghĩa giống nhau Trong cuốn sách này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “nguồn cung ứng” để chỉ việc quản lý tổng thể cơ sở nhà cung cấp, bao gồm tất cả các điều khoản và phạm vi hoạt động, từ chiến thuật đến chiến lược Tuy nhiên, trong cuốn sách này chúng tôi sẽ làm rõ sự khác biệt trong các điều khoản này
Hình 2.1 Chức năng tìm nguồn cung ứng
“Mua hàng” là một thuật ngữ xác định quá trình mua hàng hóa và dịch
vụ Đây là một hoạt động chức năng hẹp với các nhiệm vụ bao gồm xác định
và lựa chọn nhà cung cấp, mua, đàm phán hợp đồng và đo lường hiệu quả hoạt động của nhà cung cấp Thuật ngữ “mua hàng” cũng thường được sử dụng làm tiêu đề của các chức năng kinh doanh trong tổ chức
Trong những năm qua, chức năng mua hàng đã phát triển để bao gồm nhiều trách nhiệm chiến lược và rộng hơn, được gọi là “nguồn cung ứng chiến lược” hoặc “quản lý nguồn cung” Tìm nguồn cung ứng chiến lược không chỉ tập trung vào giá cả của hàng hóa để xem xét chiến lược và định hướng tương lai của nguồn cung Nó còn xem xét các cơ hội tìm nguồn cung ứng sẽ giải quyết các vấn đề lớn hơn cho công ty mua và mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh Điều này đòi hỏi phải mở rộng vai trò của nguồn cung ứng từ việc mua đơn thuần, sang xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài hơn với các nhà cung cấp và đối tác đặc biệt được lựa chọn Do đó, điều quan trọng cần nhớ là mua hàng và tìm nguồn cung ứng chiến lược không giống nhau, như được minh họa trong Hình 2.2
Trang 40đề về thu mua, mua sắm và tìm nguồn cung ứng chiến lược là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm lớn khi các doanh nghiệp cố gắng cải thiện hiệu suất và hiệu quả tổng thể trong chuỗi cung ứng của họ Mặc dù các định nghĩa sau đây nhằm giúp hiểu một số điểm tương đồng, khác biệt và mối liên
hệ giữa thu mua và tìm nguồn cung ứng chiến lược, nhưng đôi khi các thuật ngữ này được sử dụng thay thế cho nhau không phải là hiếm
+ Mua hàng: Chức năng này chịu trách nhiệm quản lý các thủ tục và
tiêu chuẩn mua lại của một tổ chức Trong môi trường kinh doanh, đây là một hoạt động giao dịch chủ yếu bao gồm việc mua các sản phẩm và dịch vụ Điều này được thực hiện thông qua bởi việc đặt mua và xử lý đơn đặt hàng Thông thường, hoạt động này sẽ là một yếu tố rất quan trọng của quy trình tìm nguồn cung ứng chính thức
+ Quá trình mua hàng: Về cơ bản, hoạt động này đề cập đến việc quản
lý một loạt các quy trình có liên quan đến nhu cầu của một tổ chức để mua sắm hàng hóa và dịch vụ cần thiết trong toàn bộ chuỗi cung ứng và toàn bộ tổ chức Ví dụ về các hoạt động trong quá trình mua sắm bao gồm tìm nguồn cung ứng sản phẩm/dịch vụ, lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán giá, quản lý hợp đồng, quản lý giao dịch và quản lý hiệu suất của nhà cung cấp
NGUỒN CUNG CHIẾN LƯỢC