1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế

239 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 239
Dung lượng 3,55 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: KHÁI QUÁT (11)
    • 1. Đặt vấn đề (11)
    • 2. Tổng quan chung (16)
  • PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ (22)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN (181)
  • PHẦN IV: PHỤ LỤC (196)

Nội dung

KHÁI QUÁT

Đặt vấn đề

1.1 Tóm tắt báo cáo tự đánh giá

Chương trình Thạc sĩ Luật kinh tế (ThS LKT) thuộc quản lý của khoa Sau Đại học và là một trong hai chương trình đầu tiên của khoa được lựa chọn để đánh giá CTĐT theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT (năm 2021 CTĐT ThS.TC-NH của khoa đã được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA 3.0) Báo cáo tự đánh giá chương trình ThS LKT được viết dựa trên hướng dẫn của công văn số 2085/QLCL ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Cục Quản lý chất lượng về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo Báo cáo gồm 4 phần bao gồm:

- Phần 1– Giới thiệu: Tóm tắt về báo cáo tự đánh giá, Quá trình thực hiện tự đánh giá và giới thiệu về trường Đại học Ngân hàng TP HCM và khoa Sau đại học

- Phần 2 – Tự đánh giá: Tự đánh giá theo các tiêu chuẩn, tiêu chí, phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại, kế hoạch hành động, tự đánh giá

- Phần 3 – Kết luận: Tóm tắt những điểm mạnh và những điểm cần phát huy của CTĐT Tóm tắt những điểm tồn tại và những vấn đề cần cải tiến chất lượng của CTĐT Tóm tắt các kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT Tổng hợp kết quả TĐG CTĐT

- Phần 4 – Các phụ lục: Các quyết định thành lập Hội đồng TĐG, Ban Thư ký,

Kế hoạch TĐG; các bảng biểu tổng hợp, thống kê, …; Danh mục minh chứng sử dụng trong quá trình TĐG và viết báo cáo TĐG

Các nội dung về mục tiêu, chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, về bản mô tả, cấu trúc nội dung chương trình dạy học, các phương pháp tiếp cận trong dạy và học, đánh giá kết quả của người học, về đội ngũ giảng viên, nhân viên, người học và các hoạt động hỗ trợ, về cơ sở vật chất và việc nâng cao chất lượng đào tạo của Báo cáo tự đánh giá CTĐT dựa theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành bao gồm 11 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí được khái quát như sau:

Về mục tiêu, CĐR của CTĐT: CTĐT ThS LKT có mục tiêu được xác định rõ ràng, theo sứ mạng và tầm nhìn của Trường Đại học Ngân hàng TP HCM phù hợp với mục tiêu giáo dục đại học (GDĐH) quy định tại Luật GDĐH CĐR của CTĐT được xác định rõ ràng, đáp ứng yêu cầu chung và chuyên biệt mà người học cần đạt được sau khi hoàn thành CTĐT Trên cơ sở xây dựng hai định hướng, đó là nghiên cứu và ứng dụng, CĐR của CTĐT hiện tại được phát triển gọn và tích hợp kiến thức cũng như tình huống thực tiễn hơn đồng thời phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong đào tạo Nghề luật CĐR của CTĐT được định kỳ cập nhật, rà soát, điều chỉnh và công bố công khai

Về bản mô tả CTĐT: Chương trình đào tạo được mô tả với đầy đủ các thông tin và được công bố công khai, phục vụ nhu cầu tìm hiểu của người học trước khi đăng ký tham gia hoặc cho người đang học chủ động trong công tác học tập và nghiên cứu Đề cương các học phần cũng được xây dựng và công bố công khai nhằm hỗ trợ người học chuẩn bị cho từng học phần trước khi chính thức bắt đầu học tập Các bên có liên quan dễ dàng tiếp cận với CTĐT

Về cấu trúc và nội dung chương trình dạy học: Chương trình dạy học (CTDH) trình độ thạc sĩ ngành Luật kinh tế của trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo quy chế xây dựng CTĐT của nhà trường và các văn bản của

Bộ GD&ĐT đảm bảo cấu trúc hợp logic về trình tự cũng như nội dung cập nhật phù hợp với yêu cầu đào tạo trong từng giai đoạn Đặc biệt, chương trình tập trung vào hai định hướng, đó là tính ứng dụng thực tiễn đáp ứng với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế Chương trình luôn bảo đảm tính nghiên cứu (hàn lâm) và tính ứng dụng thực tiễn khoa học pháp lý, đáp ứng với các yêu cầu chặt chẽ về hình thức, mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế

Về phương pháp tiếp cận trong dạy và học: Triết lý giáo dục của trường và của khoa Sau đại học được tuyên bố rõ ràng và được phổ biến tới các BLQ; thể hiện được phương pháp dạy học và mục tiêu giảng dạy Các học phần có phương pháp giảng dạy được thiết kế phù hợp và chuyển tải được tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và triết lý giáo dục và có sự tham khảo các phương pháp giảng dạy tích cực của các trường tiên tiến trên thế giới 100% đề cương môn học mô tả đầy đủ các phương pháp, hoạt động dạy và học phù hợp, hỗ trợ học viên rèn luyện kỹ năng và nâng cao khả năng học tập suốt đời

Về đánh giá kết quả học tập của người học: Nhà trường đã xây dựng và công khai các quy định về đánh giá kết quả học tập và đảm bảo tất cả người học đều được tiếp cận với cách thức dễ dàng và công khai, minh bạch Phương pháp đánh giá được xác định khoa học, đảm bảo đánh giá được năng lực và kỹ năng của người học một cách công bằng Ngoài ra, việc thông báo kết quả đánh giá học tập cũng được thông báo nhanh chóng qua hệ thống công bố điểm HUB Portal của nhà trường và từ đó điểm sẽ đến từng mã số học viên trên hệ thống điểm của nhà trường

Về đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên của chương trình ThS LKT lựa chọn và phê duyệt định kỳ đảm bảo năng lực chuyên môn thực hiện công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác theo quy định GV được tuyển dụng theo đúng quy định và quy trình, đáp ứng các tiêu chuẩn về tuyển dụng của Nhà trường công khai Trường và các Khoa luôn động viên và khuyến khích GV tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn Việc quản lý, đánh giá kết quả thực hiện công việc của GV được thực hiện thường xuyên theo kế hoạch; cơ chế khen thưởng và công nhận giúp tạo động lực làm việc cho GV

Nhà trường chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ hỗ trợ học tập thông qua đào tạo chuyên môn, đánh giá năng lực và quản lý định kỳ Việc tinh giản số lượng nhân viên nhằm tập trung vào nâng cao chất lượng Quản lý và đánh giá kết quả công việc giúp tạo động lực và hỗ trợ hoạt động đào tạo, góp phần nâng cao hiệu quả hỗ trợ người học.

Về các hoạt động hỗ trợ: Trường Đại học Ngân hàng TP HCM xây dựng và công khai chính sách, tiêu chí tuyển sinh một cách rõ ràng, minh bạch nhằm tuyển sinh được người học phù hợp; hệ thống quản lý, giám sát quá trình học tập của người học được thiết lập một cách khoa học; hoạt động tư vấn qua nhiều kênh được tổ chức hiệu quả; các hoạt động ngoại khóa được tổ chức đa dạng, tác động tốt, hỗ trợ quá trình học tập; môi trường tâm lý, xã hội và cảnh quan được chú trọng, tạo sự thoải mái, tiện nghi cho người học trong quá trình học tập

Về cơ sở vật chất: Trường có đủ số phòng học, phòng chức năng, giảng đường lớn, phòng thực hành, thí nghiệm với nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại, phù hợp với từng chuyên ngành, phục vụ cho việc giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đào tạo và NCKH Điều này được thể hiện qua hệ thống phòng làm việc, phòng học, phòng chức năng và hệ thống tài liệu, tư liệu khoa học chuyên ngành, v.v… mà CTĐT ThS LKT đang sử dụng trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin của trường được trang bị, cập nhật, bảo trì thường xuyên đảm bảo hỗ trợ người học và giảng viên của Nhà trường

Về nâng cao chất lượng: CTĐT ThS LKT được thường xuyên định kỳ rà soát, qua đó đảm bảo tính cập nhật và đáp ứng thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập Hoạt động đảm bảo và cải tiến chất lượng chương trình luôn chú trọng đến các vấn đề sau: xây dựng CĐR, quy trình thiết kế và phát triển CTĐT, cách tiếp cận trong giảng dạy, học tập và đánh giá người học, các nguồn lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị, dịch vụ hỗ trợ, việc ứng dụng các thành quả nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu thập thông tin phản hồi từ các bên liên quan một cách hiệu quả

Tổng quan chung

2.1 Tổng quan chung về Trường

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) được thành lập theo Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tách ra độc lập từ Học viện Ngân hàng Kể từ khi được công nhận là một cơ sở đào tạo trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 1976, với nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chủ yếu cho khu vực phía Nam, tính đến nay, Trường đã có một quá trình hơn 45 năm liên tục phát triển Trong quá trình phát triển đó, kể từ năm 2019, trường được phép đào tạo trình độ thạc sĩ Luật kinh tế

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á HUB tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đào tạo, nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên ngành

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng HUB kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự

Chính trực: HUB đề cao tính chính trực và trung thực trong mọi hành động; luôn nhất quán giữa tư duy - lời nói - hành động Đoàn kết: Đoàn kết tạo nên sự thống nhất để có sức mạnh tổng hợp HUB lấy phương châm đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan để cùng nhau phát triển

Tiên phong: Tiên phong để tạo ra và dẫn dắt xu hướng HUB tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành

HUB tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình các giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm

HUB giúp người học tiếp cận kiến thức liên ngành để hiểu sâu hơn về lĩnh vực chính, liên kết các chuyên gia, tránh thiên kiến trong ra quyết định và nâng cao triển vọng nghề nghiệp.

HUB triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường

Trường duy trì các cấp đào tạo chủ yếu như hệ cao đẳng, đại học chính quy, cao học và nghiên cứu sinh Đối với hệ thạc sĩ tổ chức đào tạo 2 định hướng: ứng dụng và nghiên cứu Hệ đào tạo sau đại học, Trường hiện có các chương trình sau:

 Thạc sĩ, Tiến sĩ Tài chính – ngân hàng

 Thạc sĩ, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh

 Thạc sĩ Luật kinh tế

Tính đến 31/10/2023, Khoa SĐH đang quản lý gần 500 Học viên cao học và khoảng 50 nghiên cứu sinh Tiến sĩ

Tính tới thời điểm hiện tại, Trường có tất cả 12 CTĐT đại học và cao học đã được kiểm định chất lượng thành công:

Kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA 3.0 (06 CTĐT)

05 CTĐT đại học chính quy chuẩn: Chuyên ngành Tài chính (2019); Chuyên ngành Ngân hàng (2019); Quản trị kinh doanh (2022), Kế toán (2022), Kinh tế quốc tế (2022).

01 CTĐT cao học Tài chính - Ngân hàng (2022).

Kiểm định theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT (6 CTĐT)

03 CTĐT chính quy CLC (tiếng Anh bán phần): Quản trị kinh doanh (2023), Kế toán (2023), Tài chính - Ngân hàng (2023).

03 CTĐT đại học chính quy chuẩn: Hệ thống thông tin quản lý (2023); Luật Kinh tế (2023); Ngôn ngữ Anh (2023).

Tính đến tháng 9/2023, tổng số viên chức, người lao động của Trường là 490 người; 18 PGS, 146 tiến sĩ, 245 thạc sĩ, 46 cử nhân và 35 trình độ từ cao đẳng trở xuống;

Về cơ cấu, Trường có 329 giảng viên (bao gồm 81 giảng viên kiêm nhiệm) và 161 viên chức - người lao động khối quản lý, phục vụ.

ĐH HUB chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên môn, cơ sở vật chất hiện đại, cung cấp dịch vụ đào tạo chất lượng cao với ba cơ sở tại TP.HCM và Thủ Đức Để đáp ứng đổi mới, nhà trường xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị giai đoạn 2020-2025 và 2030, với khẩu hiệu "Nâng tầm tài năng" - "HUB - Heightening Unique Brilliance".

Hoạt động đảm bảo chất lượng:

- Hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục Trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Đảm bảo chất lượng tại Trường Đại học Bách khoa được triển khai toàn diện từ các cấp quản lý cao nhất đến từng phòng ban Ban Chất lượng Nhà trường chịu trách nhiệm đề xuất các quyết định, chính sách về mục tiêu, kế hoạch chiến lược, quản lý hệ thống đảm bảo chất lượng và báo cáo kết quả đảm bảo chất lượng lên cấp trên.

- Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng có chức năng tham mưu, giúp Ban Giám hiệu trong việc quản lý, tổng hợp đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động về đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu

- Các phòng ban chức năng, các đơn vị đào tạo có nhiệm vụ phối hợp triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng, thu thập minh chứng và báo cáo kết quả về ban chỉ đạo thông qua phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng

- Các thư ký, tổ đảm bảo chất lượng làm công tác đảm bảo chất lượng giáo dục cấp đơn vị thuộc Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng giúp Trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng giáo dục của đơn vị.

2.2 Tổng quan chung về Khoa sau đại học

Khoa Sau Đại học trực thuộc Đại học Ngân hàng TP HCM, được thành lập từ năm 1998, đảm nhiệm vai trò tham mưu cho Hiệu trưởng về chiến lược phát triển, quản lý và đào tạo sau đại học Khoa tổ chức các chương trình đào tạo sau đại học trong các chuyên ngành của Trường, bao gồm Thạc sĩ Luật kinh tế Khoa hiện sở hữu đội ngũ cán bộ gồm Trưởng khoa, 2 Phó trưởng khoa và 5 chuyên viên Không quản lý đội ngũ giảng viên riêng, Khoa tận dụng nguồn giảng viên cơ hữu của Trường, được Hiệu trưởng phê duyệt dựa trên tiêu chuẩn Bên cạnh đó, Khoa còn hợp tác với hơn 150 nhà khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên để hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu.

Hình 0 1: Sơ đồ tổ chức của Khoa Sau Đại học

Dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn của trường, Khoa xác định sứ mệnh và tầm nhìn của khoa như sau:

TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh được Bộ GD&ĐT chấp thuận cho đào tạo ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ từ năm 2019 Luật kinh tế là ngành học rất cần thiết trong giai đoạn hội nhập kinh tế và phát triển của trường đại học Ngân hàng nói riêng và cả nước nói chung Nhận thức được tầm quan trọng của ngành đào tạo, sự cần thiết đối với xã hội cũng như sự vận động phát triển của lĩnh vực pháp lý liên quan đến chuyên ngành kinh doanh, quản trị, tài chính ngân hàng Trường đã tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo với những yêu cầu về CĐR được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn của Trường và đáp ứng yêu cầu của người học

Tiêu chí 1.1: Mục tiêu của chương trình đào tạo được xác định rõ ràng, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục đại học quy định tại Luật giáo dục đại học

Từ năm 2019, Trường Đại học Ngân Hàng thành phố Hồ Chí Minh được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ [H01.01.01.02g]

Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế được xây dựng với mục tiêu đào tạo xác định rõ ràng Mục tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường giúp Học viên nắm vững lý luận, có trình độ cao về thực hành nghề luật trong thực tiễn, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế được đào tạo phù hợp với tầm nhìn sứ mệnh của Trường cũng như mục tiêu giáo dục đại học của Luật giáo dục [H01.01.01.01b] Với tầm nhìn và sứ mạng giai đoạn

Từ 2025 đến 2030, trường hướng tới trở thành đơn vị đào tạo đại học theo định hướng ứng dụng, chương trình đào tạo đề cao những tiêu chuẩn người học phải đạt được sau khi hoàn thành chương trình, bao gồm: kiến thức nền tảng pháp lý, tư duy phản biện, khả năng triển khai kiến thức pháp lý trong lĩnh vực kinh tế; kỹ năng giải quyết các công việc chuyên môn phức tạp, trái quy định pháp luật và khó dự báo; năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc phát hiện, giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực nghề luật, khả năng xác định và phát triển năng lực cá nhân, thích ứng với môi trường làm việc cạnh tranh.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, chương trình đào tạo định kỳ được rà soát định kỳ 02 năm một lần Quá trình rà soát này giúp điều chỉnh và bổ sung nội dung đào tạo cho phù hợp với thực tế và tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT.

Năm 2022, thực hiện theo Thông tư 17/2021 và 23/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã điều chỉnh chương trình đào tạo theo hai định hướng nghiên cứu và ứng dụng với khối lượng là 60 tín chỉ Việc điều chỉnh này nhằm đảm bảo mục tiêu đào tạo theo chuẩn khung chương trình đào tạo của quốc gia, cụ thể, chương trình đào tạo đã thể hiện đầy đủ các nội dung theo chuẩn khung chương trình đào tạo của quốc gia.

Chương trình Thạc sĩ ngành Luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng sẽ trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu ngành luật kinh tế và có tính chất liên ngành trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật;

- Cung cấp cho học viên các kỹ năng và kiến thức về phương pháp nghiên cứu, ứng dụng một cách khoa học, tiến tiến trong lĩnh vực pháp luật kinh tế Thông qua quá trình học tập và trải nghiệm các học phần được tích hợp kiến thức chuyên sâu tương thích với thực tiễn áp dụng, phân tích tình huống, nghiên cứu các lý thuyết nền tảng và xu hướng nghiên cứu cập nhật trong từng lĩnh vực chuyên môn của khoa học pháp lý

- Chương trình đào tạo Thạc sĩ theo hướng nghiên cứu và ứng dụng giúp người học nâng cao năng lực tư duy hệ thống, định hướng, thích nghi với năng lực nghiên cứu quy phạm pháp luật để giải quyết các tình huống pháp lý trong thực tiễn có hiệu quả

- Chương trình chú trọng đổi mới và sử dụng các công nghệ phù hợp với việc tạo tính tự tổ chức triển khai nghiên cứu, trải nghiệm độc lập, linh hoạt cao trong việc sử dụng, xử lý dữ liệu, kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức pháp luật, phân tích kết quả nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thực tiễn dịch vụ pháp lý và áp dụng kiến thức pháp luật trong hoạt động quản lý, quản trị, điều hành của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số

Năng lực hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, quản lý, đánh giá, cải tiến góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nghề luật kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập toàn cầu hóa trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Rõ ràng, việc chỉnh sửa chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế trong năm 2022 của nhà trường đã đáp ứng được các điều kiện xây dựng chương trình đào tạo của Bộ GD&ĐT và nhu cầu của thị trường lao động cũng như phù hợp tình hình thực tế về nhu cầu kiến thức của người học mà nhà trường đang tập trung đào tạo [H01.01.01.01c]

Hình 1 1: Sự tương thích giữa CĐR của CTĐT với sứ mạng, tầm nhìn của

*Cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng

*Kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự

* Định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học hàng đầu khu vực và châu lục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, pháp luật, xã hội và nhân văn

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0. 1: Sơ đồ tổ chức của Khoa Sau Đại học - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 0. 1: Sơ đồ tổ chức của Khoa Sau Đại học (Trang 20)
Bảng 3. 2: Mối liên hệ giữa kết quả học tập mong đợi và đóng góp của các môn  học - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 3. 2: Mối liên hệ giữa kết quả học tập mong đợi và đóng góp của các môn học (Trang 47)
Hình 5. 1: Sơ đồ phân bổ chuẩn đầu ra CTĐT nhằm đạt được CĐR - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 5. 1: Sơ đồ phân bổ chuẩn đầu ra CTĐT nhằm đạt được CĐR (Trang 73)
Bảng 5. 1: Hình thức công bố thông tin hoạt động đánh giá cho học viên - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 5. 1: Hình thức công bố thông tin hoạt động đánh giá cho học viên (Trang 76)
Hình thức thông tin  Tờ - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình th ức thông tin Tờ (Trang 77)
Hình 5. 3: Kết quả khảo sát học viên về công bố thông tin của giảng viên - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 5. 3: Kết quả khảo sát học viên về công bố thông tin của giảng viên (Trang 78)
Hình 5. 5: Kết quả khảo sát học viên về việc hỗ trợ, phản hồi thông tin của giảng  viên - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 5. 5: Kết quả khảo sát học viên về việc hỗ trợ, phản hồi thông tin của giảng viên (Trang 84)
Hình 5. 6: Khung thời gian trong quy trình chấm và công bố kết quả môn học - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 5. 6: Khung thời gian trong quy trình chấm và công bố kết quả môn học (Trang 84)
Bảng 6. 11: Thống kê các hoạt động NCKH của giảng viên giảng dạy Chương  trình Thạc sĩ LKT - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 6. 11: Thống kê các hoạt động NCKH của giảng viên giảng dạy Chương trình Thạc sĩ LKT (Trang 107)
Hình 7. 1: Quy trình tuyển dụng đội ngũ nhân viên - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 7. 1: Quy trình tuyển dụng đội ngũ nhân viên (Trang 112)
Bảng 7. 4: Thống kê kết quả đánh giá phân loại hàng năm của đội ngũ nhân viên - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 7. 4: Thống kê kết quả đánh giá phân loại hàng năm của đội ngũ nhân viên (Trang 118)
Bảng 7. 5: Thống kê thành tích thi đua khen thưởng của đội ngũ nhân viên  Danh  hiệu  thi  đua/Khen - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 7. 5: Thống kê thành tích thi đua khen thưởng của đội ngũ nhân viên Danh hiệu thi đua/Khen (Trang 119)
Bảng 8. 3: Tiêu chí tuyển sinh 2019-2023 của chương trình đào tạo Thạc sĩ LKT - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 8. 3: Tiêu chí tuyển sinh 2019-2023 của chương trình đào tạo Thạc sĩ LKT (Trang 124)
Hình 8. 1: Kết quả khảo sát NH đối với chất lượng hoạt động hỗ trợ của   khoa Sau đại học - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 8. 1: Kết quả khảo sát NH đối với chất lượng hoạt động hỗ trợ của khoa Sau đại học (Trang 128)
Hình 9. 1: Kết quả khảo sát sự hài lòng của NH, GV về Thư viện - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 9. 1: Kết quả khảo sát sự hài lòng của NH, GV về Thư viện (Trang 137)
Bảng 9. 4: Thống kê số lượng phòng máy tính và số lượng máy tính cho thực  hành 2019-2023 - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 9. 4: Thống kê số lượng phòng máy tính và số lượng máy tính cho thực hành 2019-2023 (Trang 139)
Hình 9. 3: Kết quả khảo sát sự hài lòng của người học về Hệ thống CNTT - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 9. 3: Kết quả khảo sát sự hài lòng của người học về Hệ thống CNTT (Trang 142)
Bảng 11. 1: Tỷ lệ học viên tốt nghiệp CTĐT Thạc sĩ LKT  Khóa đào - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 11. 1: Tỷ lệ học viên tốt nghiệp CTĐT Thạc sĩ LKT Khóa đào (Trang 163)
Hình 11. 1: Đối sánh tỷ lệ tốt nghiệp - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 1: Đối sánh tỷ lệ tốt nghiệp (Trang 164)
Hình 11. 2: Đối sánh tỷ lệ thôi học - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 2: Đối sánh tỷ lệ thôi học (Trang 164)
Bảng 11.2 cho thấy tỷ lệ HV thôi học CTĐT thạc sĩ LKT có xu hướng tăng 1,92% - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 11.2 cho thấy tỷ lệ HV thôi học CTĐT thạc sĩ LKT có xu hướng tăng 1,92% (Trang 165)
Bảng 11. 3: Thời gian tốt nghiệp trung bình của 5 khóa gần nhất - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 11. 3: Thời gian tốt nghiệp trung bình của 5 khóa gần nhất (Trang 166)
Hình 11. 3: Đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 3: Đối sánh thời gian tốt nghiệp trung bình (Trang 167)
Hình 11. 4: Đánh giá của cựu HV CTĐT thạc sĩ LKT về cơ hội phát triển nghề  nghiệp năm 2022 - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 4: Đánh giá của cựu HV CTĐT thạc sĩ LKT về cơ hội phát triển nghề nghiệp năm 2022 (Trang 170)
Bảng 11. 4: Số lượng đề tài NCKH của HV thạc sĩ LKT đã công bố từ năm 2020- 2020-2023 - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Bảng 11. 4: Số lượng đề tài NCKH của HV thạc sĩ LKT đã công bố từ năm 2020- 2020-2023 (Trang 172)
Hình 11. 5: Khảo sát HV về hoạt động giảng dạy của GV CTĐT SĐH - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 5: Khảo sát HV về hoạt động giảng dạy của GV CTĐT SĐH (Trang 175)
Hình 11. 6: Tổng hợp khảo sát người học về chất lượng quản lý và hỗ trợ đào tạo  trong 5 năm - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 6: Tổng hợp khảo sát người học về chất lượng quản lý và hỗ trợ đào tạo trong 5 năm (Trang 176)
Hình 11. 7: Nhà sử dụng lao động đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của HV  tốt nghiệp - Báo cáo tự đánh giá: Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật kinh tế
Hình 11. 7: Nhà sử dụng lao động đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của HV tốt nghiệp (Trang 178)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w