1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

186 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Lượng Carbon Tích Thụ Của Rừng Tràm (Melaleuca Cajuputi Powell) Tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Lê Hoàng Long
Người hướng dẫn TS. Viên Ngọc Nam
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản Lý Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 186
Dung lượng 7,75 MB

Nội dung

bộ phận Mim trắng với đường kính bằng dạng phương trình log W = a + blogDị › và cũng lập ra được bảng tra sinh khối cây cá thể loài Mắm trắng [16] Lê Minh Lộc 2005, nghiên cứu về phương

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRUONG ĐẠI HỌC LAM NGHIỆP.

LÊ HOÀNG LONG

NGHIÊN CỨU LƯỢNG CARBON TÍCH TU

CỦA RỪNG TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL)

TẠI VƯỜN QUOC GIA TRAM CHIM HUYỆN TAM NÔNG, TINH DONG THÁP.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2012

Trang 2

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRUONG ĐẠI HỌC LAM NGHIỆP.

LÊ HOÀNG LONG

NGHIÊN CỨU LƯỢNG CARBON TÍCH TU

CỦA RỪNG TRÀM (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL)

TẠI VƯỜN QUOC GIA TRAM CHIM HUYỆN TAM NONG, TINH DONG THAP

CHUYEN NGANH: QUAN LY BẢO VỆ TAI NGUYÊN RUNG.

MA SO: 60.62.68

LUAN VAN THAC Si KHOA HOC LAM NGHIEP

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC

TS VIEN NGQC NAM

Đông Nai, 2012

Trang 3

Gay luận van:

* DONG NAI, 3012 lOÀNG LONG * LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LAM N

(CỔ CHỮ 14)

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng Tôi Các số liệu,

kết qua nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bổ trong

bắt kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Người vit cam đoạn

Lê Hoàng Long

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện theo chương trình đảo tạo Thạc sĩ, chuyênngành Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, niên khóa 2009 - 2012 tại Cơ sở 2

trường Đại học Lâm nghiệp, huyện Tring Bom, tinh Đồng Nai.

Dé hoàn thành luận văn này, Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy - Tiến sĩ Viên Ngọc Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tinh truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện

luận văn Xin cảm ơn Ban Giám hiệ nhà trường, Ban Giám đốc Cơ sở 2 và

Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt thời gian họctập tại trường,

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc gia Tràm Chim.

đã tạo điều kiện cho Tôi tham gia khóa học này Cảm ơn các anh chị emPhòng Nghiên cứu Khoa học và Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ trong việcthu thập số liệu ngoài thực địa

a ¡ cùng, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ và những người thân

trong gia đình đã động viên, giúp đỡ Tôi trong suốt quá trình học tập và làm

luận văn tốt nghiệp.

Mặc dù ban thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn, nên kết quả nghiên cứu của dé tải không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rat

mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng

chỉnh hơn

nghiệp dé dé tài được hi

Đồng Nai, tháng 4 năm 2012

‘Tae giả luận văn

Lê Hoàng Long

Trang 6

CHUONG 1 TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu về sinh khối

33

1.1.1 Nghiên cứu về sinh khối trên thé giới 3 1.1.2 Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam ses a4

7

79

1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thy CO:

1.2.1, Một số vấn dé liên quan đến hap thy CO›

1.2.2 Một số phương pháp điều tra hap thụ CO: trong lâm nghiệp.

1.2.3 Nghiên cứu hấp thụ CO» ở Việt Nam

1.3 Thị tường carbon 13

1.4 Những nghiên cứu về rừng Tràm _ AT 1.4.1 Nguồn gốc 17

Trang 7

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, DOL TƯỢNG, PHAM VI, NỘI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU, 24

2.1 Mục tiêu nghiên cứu : : -24

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

2.3 Nội dung nghiên cứu 42.4 Phường pháp nghiên cứu 25

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 25

2.4.2.1, Kế thừa tài liệu 25

2.4.2.2, Điều tra 6 tiêu chuẩn

24.2.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

2.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ¬ esse 31 2.5.1 Ý nghĩa khoa học _ ses 31 2.5.2 ¥ nghia thye 31 CHUONG 3 DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TE - XÃ HỘI KHU VUC NGHIÊN CỨU oe 32 3.1, Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 32

3.1.1 Lịch sử hình thành 323.1.2 Diện tích _- - 32

Trang 8

CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35,

4.1, Vị tí các điểm nghiên cứu 354.2 Tương quan giữa các nhân tổ điều tra cây cá thể 354.2.1, Tương quan giữa chiều cao (Hya) vả đường kính than cây (Dị ›) 354.2.2, Tương quan giữa thể tích với các nhân tổ điều tra cây cá thể 37

4.2.2.1, Tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ (Veays) với đường kính.

và chiều cao 38

4.2.2.2 Tương quan giữa thể tích thân cây có vỏ với sinh khối

thân khô (Was) 39

4.3 Sinh khối cây cá thé : : 39

4.3.1, Kết cấu sinh khối tươi cây cá thé 40 4.3.2 Kết cấu sinh khối khô cây cá thé 41 4.3.3 So sánh kết cầu sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá thể 42

4.4, Xây dựng các phương trình tương quan của cây cá th 434.4.1, Tường quan giữa sinh khối tươi với đường kính 44

4.4.1.1 Tương quan giữa tông sinh khối tươi (W,„„„) với đường kính 44

4.4.1.2 Tương quan giữa sinh khối thân tươi (Ww) với đường kính 45 4.4.1.3 Tương quan giữa sinh khối cảnh tươi (W ) với đường kính 46

4.4.1.4, Tương quan giữa sinh khối lá tươi (Wia) với đường kính 464.4.1.5 Tương quan giữa sinh khối v6 tươi (Ws) với đường kính 474.4.2 Tường quan giữa sinh khối khô với đường kinh 48

4.4.2.1, Tương quan giữa tổng sinh khối khô (Woot) với đường kính 48

4.4.2.2, Tương quan giữa sinh khối thân khô (Wo) với đường kính 49

4.4.2.3, Tương quan giữa sinh khối cảnh khô (W ) với đường kính 49

4.4.2.4, Tương quan giữa sinh khối lá khô (Wi) với đường kính 504.4.2.5 Tương quan giữa sinh khối vỏ khô (Wy) với đường kinh 51

Trang 9

4.4.3 Tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi -.524.4.3.1, Tương quan giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi 52

4.4.3.2 Tương quan giữa sinh khối thân khô với sinh khối than tươi 53

4.43.3, Tương quan giữa sinh khối cảnh khô với sinh khối cảnh tươi 54 4.4.3.4 Tương quan giữa sinh khối lá khô với sinh khối lá tươi 55% 4.4.3.5 Tương quan giữa sinh khối vỏ khô với sinh khối vỏ tuoi 56 4.4.3.6, Tương quan giữa V„„.„ với tổng sinh khối khô -« ST

4.4.4, Kiểm tra kha năng vận dụng của các phương trình sinh khối 984.4.4.1, Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình

sinh khối tười : : „58

4.44.2 Kiểm tra khả năng vận dung của các phương trình

sinh khối khô 58

4.5, Sinh khối quần thé ¬ - 59 4.5.1 Kết cấu sinh khối khô quan thể _ 59) 4.5.2 Sinh khối quần thé theo cấp 60

4.6, Khả năng tích tụ carbon của Trằm _ 61

4.6.1 Lượng carbon tích tụ trong cây cá thể oo 6

4.6.2 Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với các nhân tổ điều tra 624.6.2.1, Tương quan giữa tổng carbon (Cross) với đường kính 634.6.2.2 Tương quan giữa carbon thân (Ca) với đường kính 684.6.2.3, Tương quan giữa carbon cảnh (C ) với đường kính 644.6.2.4, Tương quan giữa carbon lá (Cu) với đường kính 654.6.2.5, Tương quan giữa carbon vỏ (Cy.) với đường kính 66

4.6.3 Tương quan giữa lượng carbon tích tụ với sinh khối khô 67

4.6.3.1, Tương quan giữa tổng lượng carbon tích tụ với

tổng sinh khối khô 64.6.3.2 Tương quan giữa carbon thân với sinh khối thân khô 68

Trang 10

4.6.3.3 Tương quan giữa carbon cảnh với sinh khối cảnh khô 69

4.6.3.4, Tương quan giữa carbon lá với sinh khối lá khô 70

4.6.3.5, Tương quan giữa carbon v6 với sinh khối vỏ khô 7I

4.6.4, Kiểm tra khả năng vận dụng của các phương trình tích tụ carbon 72

4.6.5 Lượng carbon tích tụ của quan the TẠ 4.6.5.1 Lượng carbon tích tụ theo cấp T3 4.6.5.2 Lượng hap thụ CO; của rừng ¬ _ TA 4.6.5.3 Giá trị hap thụ CO› của rừng T6

4.6.6 Bảng tra sinh khối khô, carbon và CO; 7

CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ : 84 5.1, Kết luận

5.2 Kiến nghị _

TÀI LIỆU THAM KHẢO —- ¬ e R7

PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CAC Ki HIỆU, CÁC CHỮ VIET TAT

Chu vi ngang ngực

Carbon cành

Carbon cành của quần thé

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạchCarbon lá

‘Carbon lá của quần thé

Carbon dioxide - Cácbonic.

Lượng CO; cảnh của quần thể

Lượng CO: lá của quan thé

Lượng CO; thân của quần thé

Lượng CO; tổng của quần thể

Lượng CO; vỏ của quần thể

Trang 12

Sinh khối cảnh khô của quần thể.

Sinh khối cành tươi cây cá thé

“Thể tích thân cây có v6

Sinh khối lá khô cây cá thé

Sinh khối lá khô của quân thể Sinh khối lá tươi cây cá thể Sinh khối thân khô cây cá thể Sinh khối thân khô của quần thé Sinh khối thân tươi cây cá thể

Sinh khối tổng khô cây cá thé

Sinh khối tổng khô của quần thể.

Sinh khối tổng tươi cây cá thể Sinh khối vỏ khô cây cá thể Sinh khối vỏ khô của quản thé Sinh khối vỏ tươi cây cá thé

Sai số tương đối

Trang 13

DANH MỤC CÁC BANG

" Tên bảng Trang Bảng 2.1 _ | Dung lượng mẫu 6 do đếm theo các cấp, 28

Bảng 4.1 _ | Các phương trình tương quan giữa Hụ và Dis 36Bảng 42 Cie phương trình tương quan giữa Vey với Dis va] 3g

Bảng 4.3 _ | Các phương tình tương quan giữa Vege với Was 39

Bảng 44 Se si kết ci xinh khói khô và sinh khối tươi các bộ |_ „„

pings | Tương quan ata ca nn 8 sinh Ki Kd wi Davà | ¿,

Bảng 4.6 _ | Các phương trình tương quan giữa Wu.z với Dị› 4Bảng 4.7 _ | Các phương trình tương quan giữa Wye với Dis 45Bảng 48 _ | Các phương trình tương quan giữa Wea với Dis 46Bảng 4.9 _ | Các phương trình tương quan giữa Wig với Dis 47Bang 4.10 | Các phương trình tương quan giữa Woo: với Dị: 47

Bang 4.11 | Các phương trình tương quan giữa Wises với Dis 48

Bảng 4.12 | Các phương trình tương quan giữa Way với Dị; 49Bang 4.13 | Các phương trình tương quan giữa Weat với Dị: 50Bảng 4.14 | Các phương trình tương quan giữa Wig với Dy s0Bảng 4.15 | Các phương trình tương quan giữa Wx với Dis 51Bảng 4.16 | Các phương trình tương quan giữa Wigs: với Won | 52Bảng 4.17 | Các phương trình tương quan giữa Woy với Wow 33Bang 4.18 | Các phương trình tương quan giữa Wes với Wea 5Bảng 4.19 | Các phương trình tương quan giữa Wig với Wis 55Bảng 4.20 | Các phương trình tương quan giữa Woe với Woo 56

Bang 4.21 | Các phương trình tương quan giữa Vegev với Wuuzx Bì

Trang 14

Bảng 4.22 | Sai số tương đối của các phương trình sinh khối tươi 38

Bảng 4.23 | Sai số tương đối của các phương trình sinh khối khô | 59

Bang 4.24 | Sinh khối khô các bộ phận quan thẻ theo cấp 60

Bảng 4.25 | Các phương trình tương quan giữa Cong với Dis @Bảng 4.26 | Các phương trình tương quan giữa Cụ với Dị › 64Bảng 427 | Các phương trình tương quan giữa Ca với Dis 6Bảng 4.28 | Các phương trình tương quan giữa Cụ với Dis 65Bảng 4.29 _| Các phương trình tương quan giữa Cụ, với Dis 66Bảng 4.30 | Các phương trình tương quan giữa Cone với Winsk 67Bang 4.31 | Các phương trình tương quan giữa Cy với Wax 68Bảng 4.32 | Các phương trình tương quan giữa Co với West 69Bảng 4.33 | Các phương trình tương quan giữa Cụ với Wis 70Bang 4.34 | Các phương trình tương quan giữa Cụ, với Woox 1

Bang 4.35 | Sai số tương đối của các phương trình tích tụ carbon 72 Bang 4.36 | Lượng carbon tích tụ của các bộ phận quản thé theo cấp, 74 Bang 4.37 | Lượng hap thụ CO› của các bộ phận quan the T5 Bang 4.38 | Lượng hấp thụ CO; của quan thể rừng Tram T5 Bảng 4.39 Mã trị hấp thụ CO; của quần thể theo đơn giá thấp 16

Bảng 440 Cis ấp thụ CO; của quan thé theo đơn giá trung | 3, Bảng 4.41 | Giá tri hấp thụ CO» cia quan thé theo đơn giá cao nhất | 77

Bảng 442 | Bang ta sinh khối Khô, carbon và CO; các bộ phận| 7g

cây Tràm

Trang 15

Hình 45 Bộ đề sánh lệ sinh khối tươi và khô các bộ phận | „.

Hình 4.6 | Kết cấu carbon các bộ phận cây cả thể 62 Hình 4.7 | Đỗ thị tổng lượng carbon tích lũy của quan thé theo cấp | 74

Trang 16

ĐẶT VAN DE

Rimg là một nguồn tai nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sóng con

người, không chỉ cung cấp các lợi ích vật chất, rừng còn có vai trò trong việc

duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên hànhtỉnh của chúng ta Ngo’ các chức năng trên, rừng edn có vai trỏ quan trọng,

trong việc cung cắp gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ khác Do vậy, tai nguyên.

rừng cần được quản lý bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

ngành lâm nghiệp hiện đại, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trong không chỉ

về mặt khoa học mà còn liên quan toàn điện, lâu dài đến sự tồn tại và phát

triển của loai người

Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu là van để mang tinh

thời sự toàn cẩu, nó tiểm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và hệ sinh

thái Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lên.

các thành phần của môi trường sống như: nước bids 1g CaO, gia tăng

hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu.

hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh học và gia tăng các hiện tượng.

khí hậu cực đoan [26] Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn

cả là sự tăng lên của \g độ khí nhà kính, trong khi đó rừng và thảm thực

vật hap thụ một loại khí nha kính chính là carbonie (CO;) từ khí quyển và

chuyển hóa thành carbon Carbon được tích lũy trong thân Vy, lá cây, rễ cây,

iy chết, thảm mục va carbon hữu cơ trong đất Khi rừng bị cl 2, không.

chỉ lượng carbon này bị phóng thích trở lại khí quyển dưới dạng các khí nhà

kính, mà năng lực của rừng trong việc hấp thụ carbonic cũng bị mắt [2] Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng làm ổn định các nồng.

độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn và ngăn ngừa những hoạt

Trang 17

động có hại của con người đến khí hậu trên trái đắt là hết sức quan trọng.

Ở Việt Nam, Trim là loài cây đặc trưng trên vùng đất ngập nước, phân

bố rộng ở các đồng bằng cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở các tinh Đồng bằng sông Cửu Long Rừng Tràm trên đất ngập nước rất đa dạng với nhiều kiểu quin xã thực vật khác nhau, là môi trường sống, noi sinh sản của nhiều loài chim quý và các loài thủy sản, hai sản có giá tri kinh tế cao Nhưng ngày nay, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bị thu hẹp đáng kể, các khu rừng Tràm có diện tích lớn hiện nay chủ yếu phân bố tập trung ở các

vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu bảo vệ trong vùng [19]

'Nhận thấy rõ tầm quan trọng của rừng Tram trên đắt ngập nước, những,

năm gần đây, nước ta đã và đang có nhiều chương trình, dự án nghiên cứu nhằm bảo vệ rừng Tràm và các vùng đất ngập nước ở các địa phương Đến nay, mặc dù đã có nhiều dé tài nghiên cứu khoa học về dat ngập nước được

triển khai, nhưng việc nghiên cứu về khả năng tích tụ carbon của rừng Trảm

tại Vườn Quốc gia Tràm Chim vẫn chưa được thực hiện.

Để giải quyết vấn dé trên, chúng tôi tiền hành thực hiện dé tài “Nghiên

cứu lượng carbon tích ty cũa rừng Trim (Melaleuca cajuputi Powell) tại

Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” nhằm cung cấp thông tin về khả năng tích tụ carbon và giá trị CO; của rừng, làm cơ.

sở cho việc thục hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010

của Chính phủ (gọi tit là Nghị định 99) và Quyết định 2284/QD-TTạ ngày

13 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về phê duyệt Để án "Triển khai Nghị định 99 của Chính phủ về chính sách chỉ tra dich vụ môi trường rừng” (gọi tất

14 Để án 2284) |4; 28], nhất là trong điều kiện Vườn Quốc gia Trim Chim đã được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công.

ước Ramsar vào ngày 02 tháng 02 năm 2012

Trang 18

Chương 1

TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CỨU

1.1 Nghiên cứu về sinh khí

Sinh khối là kết quả của quá trình sinh tổng hợp vật chất hữu cơ trong.

„ bao gồm tông trọng lượng của các bộ phận thân, cảnh, lá, hoa, quả, rễ ở trên mặt đất và đưới mặt đất Sinh khối là tổng chất hữu cơ có được trên một

đơn vị di tích tại một thời điểm và được tính ự tẳn/ha theo trọng lượng khô (Viên Ngọc Nam, 2007) Vì vậy, việc nghiên cứu sinh khối trong lâm nghiệp là rất cần thiết, là căn cứ xác định lượng CO2 mà cây rừng hap thụ,

góp phần đánh giá chất lượng rừng để có biện pháp quản lý và sử dụng rừng.

một cách có hiệu quả

1.1.1 Nghiên cứu về sinh khối trên thé

‘Theo Ong J E và cộng sự (1983), trong "Cảm nang các phương pháp

nghiên cứu năng suất hệ sinh thái rừng ngập mặn” thì việc tính toán sinh khối cây rừng trên mặt dat thường được tính gián tiếp bằng cách xây dựng phương trình tương quan giữa D¡ › với sinh khối khô các bộ phận của cây (Viên Ngọc

Nam, 2003) [I6]

Christensen B (1997), đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cap của rừng Đước ở đảo Phuket trên bờ biển Tây, Thái Lan Kết quả cho thấy tổng lượng sinh khối khô trên mặt dat của rừng 15 tuổi là 159 tắn/ha Lượng tăng.

trưởng hàng năm tính cho toàn bộ thân, cảnh, lá và rễ ước tính khoảng 20

tắn/ha/năm Tổng năng suất sinh khối khô ước tính là 27 tắn/ha/năm Tác giả

cũng đã so sánh lượng vật rụng của rừng ngập mặn và rừng mưa nhiệt đới thì

thấy lượng vật rụng hàng năm của rừng ngập mặn cao hơn so với rừng mua

nhiệt đới do rừng nhỏ tuổi hơn và sinh trưởng nhanh hơn [33]

Trang 19

Lu (2006), đề cập đến ba phương pháp tiếp cận để đánh giá sinh khối là

điều tra đo đếm, sử dụng ảnh viễn thám và phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống thông tin địa lý GIS Trong đó, phương pháp điều tra đo đếm được coi

là chinh xác (Lu, 2006), nhưng rat tốn kém va mắt thời gian (De Gier, 2003) Trong cả ba phương pháp tiếp cận này, dữ liệu mặt đất là quan trọng để xác nhận Trong trường hợp sử dung ảnh viễn thám, dữ liệu mặt đắt là cần thiết để

xây dung mô hình tiên đoán Thông thường, quy trình chọn cây mẫu là ngẫu

nhiên, đo đếm các chỉ tiêu cây (chẳng hạn như đường kính thân cây ở vị trí

ngang ngực hoặc chiều cao cây) và các mẫu để đo sinh khối cây, sau đó xây

dựng phương trình sinh khối bằng cách sử dụng số liệu từ sự đo đếm và phương trình sinh khối này được sử dụng để ước tinh sinh khối cây [27; 36].

Tiêu chuẩn carbon VCS (Module VMD0001) 2010 đã đưa ra hệ số chuyển đổi sinh khối (BEF) dé tính sinh khối trên mặt đất của cây rừng tự nhiên mà không được chặt hạ cây để lấy mẫu như sau:

- Hệ số (BEF) = 1,38 cho các cây có đường kính từ 20 - 40 cm

- Hệ số (BEF) = 1,33 cho các cây có đường kính từ 40 - 80 cm

- Hệ số (BEF) = 1,25 cho các cây có đường kính từ > 80 em [39]

1.1.2 Nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam

Viên Ngọc Nam (2003) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quan thé Mam trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, Thanh phố.

Hồ Chí Minh Tác giả bố trí 4 tuyến điều tra, mỗi tuyến bố trí 5 ô éu chuẩn

có diện tích 100 m” (10 m x 10 m), mỗi 6 tiêu chuẩn chia thành 4 ô nhỏ có

diện tích 25 m? (5 m x 5 m) và đo tắt cả các cây có Dis > 3 em trong 6 Tác

giả đã chặt 28 cây có D, từ nhỏ đến lớn, phân theo các bộ phận và cân trong

lượng Kết quả nghiên cứu đã tính được tổng sinh khối, lượng tăng trưởng sinh khối, năng suất vật rung, cũng như năng suất thuần của quần thé Mắm trắng trồng tai Cin Giờ Tác giả đã mô tả mối tương quan giữa sinh khối các

Trang 20

bộ phận Mim trắng với đường kính bằng dạng phương trình log W = a + blog

Dị › và cũng lập ra được bảng tra sinh khối cây cá thể loài Mắm trắng [16]

Lê Minh Lộc (2005), nghiên cứu về phương pháp đánh giá nhanh sinh

khối và ảnh hưởng của độ ngập sâu lên sinh khối rừng Trim (Melaleuca cajuputi) tại khu vực U Minh Hạ, tinh Ca Mau Tác giả bố trí thí nghiệm trên rừng Trim tuổi 5, 8 và 11 đang sinh trưởng trên hai loại đất than bùn và đắt phén, Độ sâu ngập nước được lựa chọn là từ thấp hơn 30 cm, từ 30 - 60 cm và

xâu hơn 60 em tương ứng với thời gian ngập là 4 tháng/năm, 4 - 7 thắng/năm

và trên 7 tháng/năm Phương pháp điều tra kết hợp với phân tích so sánh đã

được sử dụng trong quá trình thực hiện Tác giả đã xây dựng phương pháp

đánh giá nhanh sinh khối rừng bằng một mô hình toán học giữa sinh khối tươi

va khô của các bộ phận trên mặt đất của cây Trim (thân, cảnh, lá) trên đất than bin và đất phèn với đường kính thân cây ở vị trí ngang ngực Tác giả cũng phân tích ảnh hưởng của chế độ ngập nước và loại đất đến sinh khối tươi.

và khô của các thành phần trên mặt đất của rừng Tràm Tổng sinh khối phần.

trên mặt đắt của rừng Trim có thé tinh toán bằng một ham số hoặc biểu sinh

khối: Tong sinh khôi = a x DBH? (a = 0,258; b = 2,352) [14].

Nguyễn Thị Hà (2007), khi nghiên cứu sinh khối loài Keo lai (Acacia cauriculiformis) tuôi 3, 5 và 7 trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh trên hai bể carbon quản thé Keo lai va san rừng, Tác giả đã lập 6 tiêu chuẩn với diện tích.

500 m* theo phương pháp 6 ngẫu nhiên tạm thời đại diện cho các tuổi và chia

ây thành 5 thành phần có chiều đài bằng nhau, để riêng các bộ phận thân, cảnh, lá để xác định sinh khối tuoi và lấy mẫu Kết quả cho thấy sinh khối

tươi cây cá thể biến động từ 5,8 - 445 kgícây, trong đó thân chiếm 79,6 %,

cành 12,2 % và lá 8,2 % Sinh khối khô cây cá thể đạt 3,12 - 245 kg/cây,

trong đó thân chiếm 78,64 %, cảnh chiếm 15,85 % và lá 5,51 % Tác giả cho rằng lượng CO; hấp thụ ting dẫn theo kích thước, sinh khối cũng như trừ

Trang 21

lượng rừng Trung bình cây có đường kính khoảng 11,76 em th tích lay được.

31,85 kg carbon trong sinh khối, tương đương 116,9 kg CO; [8]

Cao Huy Bình (2009), với 'ghiên cứu khả năng hap thụ CO; của quần

thể Da quảnh (Ceriops decandra Dong Hill) tự nhién tai Khu Dự trừ sinh

quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hỗ Chí Minh”, Tác giả đo đếm trên 6 tiêu chuẩn 100 mẺ (10 m x 10 m), điều tra giải tích 40 cây ngã để tinh sinh khối rừng Kết quả tổng sinh khối trung bình của quần thể Dà quánh là 11,45 + 3,89 tắn/ha, biến động trong khoảng 22,92 - 61,92 tắn/ha [3].

Vo Đại Hải (2010), trong nghiên cứu về ‘Kha năng hap thụ và giá trị

thương mai carbon của một số dạng rừng tring chủ yếu ở Việt Nam” đã đưa

ra kết luận về mối quan hệ giữa sinh khối của 8 loại rừng trồng (Thông vĩ ma,

Thông nhựa, Thông ba lá, Keo lá trim, Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đản

Urophylla, rừng Mỡ) với các nhân tố điều tra như đường kính, chiều cao, mat

độ cây, cấp đất là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Mỗi dạng rừng, tác giả bố trí 12 ô tiêu chuẩn (còn gọi là ô sơ cấp), diện tích 1.000 m° trên một cấp đi

và tông số 6 tiêu chuẩn cho một loài là 48 6 Tại mỗi 6 sơ cấp, lập 5 ô thứ cấp, diện tích 25 m?/ô dé điều tra cây bụi, thảm tươi va tại trung tâm mỗi ô thứ cấp.

lập một 6 dạng bản, điện tích 1 m? để điều tra vật rơi rụng Các phương trình

tương quan được tác giả lập đều có hệ số tương quan ở mức chặt đến rat chặt,

sai tiêu chuẩn của các phương trình thấp Tác giả cũng đã sử dụng các 6 tiêu

chuẩn không tham gia tính toán để kiểm tra sai số của các phương trình, kết

quả đều nhỏ hon 10 % Do đó, có thể sử dụng ic phương trình này để xá

định nhanh sinh khối của từng loại rừng trồng theo từng cấp đất hoặc chung.

cho các cấp đất dựa vào các nhân tổ điều tra để đo đếm [9].

Nhin chung, các công trình nghiên cứu về sinh khối của các tác giả trên đều đã xây dựng được các mô hình tương quan giữa sinh khối với đường kính

tại vị tí 1,3 m của cây cá thể, từ đó tính cho quần thể Trong béi cảnh hiện

Trang 22

nay, vấn để nghiên cứu kha năng tích ty carbon của rừng Tràm ở Vườn Quốc.

gia Trim Chim nhằm góp phần cung cấp thông tin, hiểu biết về sinh khối và khả năng tích tụ carbon của rừng là cần thiết, làm cơ sở cho việc thực hiện chỉ

trả dich vụ môi trường rừng theo Nghị định của Chính phủ

1.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO:

1.2.1 Một số vấn đề liên quan đến lấp thụ CO:

Các khu rừng nhiệt đổi là nơi tích trữ nhiều carbon nhất, bởi các khu

rừng này sinh sôi mạnh nhất và cây cối phát triển nhiều nhất Ở các khu rừng.

nhiệt đới, những thân cây chết nhanh chóng phân hủy và khí carbonic phát thai vào bau khí quyền thông qua quá trình hô hap của cây Ngược lại, ở

những khu rừng ôn đới Am, nhiệt độ đủ Am để giữ nhịp độ tăng trưởng tốt cho cây, nhưng phan cây chết lại phân hủy chậm hơn nhiều và những sinh khối chết chứa nhiều carbon tồn tại lâu hơn.

‘Theo MeKenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập

trung ở bến bộ phận chính là: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi

rụng, rễ cây và đất rừng [34] Theo ước tính, hoạt động trồng rừng va tái trồng.

rừng trên thé giới có ty lệ hap thy CO: ở sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất là 04 - 1,2 tắnfha/năm ở ving cực bắc, 1,5 - 4,5 tắn/ha/năm ở ving ôn đới, 4 - 8 tắn/ha/năm ở các vùng nhiệt đới (Dixon và ctv, 1994; IPCC, 2000)

127; 35]

Zech và cộng tác viên (1989), ước lượng rằng diện tích trồng rừng cần

thiết để hấp thụ CO; mà còn thừa ra và thai vào không khí hang năm là 800

triệu ha và để thay thé nhiên liệu hóa thạch thì cần diện tích rừng tương ứng

từ 1.300 - 2.000 triệu ha (Pancel, 1993) Brown và cộng tác viên (1997) đã

ước lượng, tổng lượng carbon mà hoạt động trồng rừng trên thế giới có thé hap thụ tối đa trong vòng 55 năm (1995 - 2050) là vào khoảng 60 - 87 Gt C,

với 70 % ở rừng nhiệt đới, 25 % ở rừng ôn đới và 5 % ở rừng cực bắc Tỉnh

Trang 23

tổng lại, rừng, trồng rừng có thé hip thụ được 11 - 15 % tổng lượng CO; phát

thải từ nguyên liệu hóa thạch trong thời gian tương đương [26: 32]

Theo Daniel Murdiyarso (2005), việc ước tinh carbon trong cây rừng,

lâm phần thường được tinh trên co sở dy báo khối lượng sinh khối khô của rừng trên đơn vị điện tích (tắn/ha) tại từng thời điểm trong quá trình sinh trưởng, tir đó tính tiếp lượng CO; hap thụ và tồn trữ trong vật chất hữu cơ của rừng hoặc tính khối lượng carbon (C) với bình quân là 50 % của khối lượng sinh khối khô (biomas) rồi từ carbon suy ra CO; [13] Trên thực tế, lượng CO;

hap thụ phụ thuộc vào kiểu rừng, trạng thai rừng, loài cây, tuổi lâm phần [11]

Tại hội thảo về “Cong nghệ thu giữ và lưu chứa carbon ở Việt Nam” do

Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vào tháng 01 năm

2012 tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực này đã có những đánh giá về thực trạng và đưa ra những khuyến cáo, giải pháp thiết thực cho môi trường Việt Nam Theo đánh giá của Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương), cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới, nhiệt

điện than là một trong các nguồn thải CO; chính và lớn của nước ta Năm

2010, hơn 1/2 công suất trong hệ thống điện Việt Nam thuộc về nhiệt điện Trong đó, nhiệt điện than chiếm 18,5 %, nhiệt điện khí và dầu chiếm 36,6 %

và mỗi kWh điện của Việt Nam đóng góp 0,53 kg CO; phát thải Tuy nhiên,theo đánh giá của các chuyên gia thi Việt Nam là một trong các nước có tiềm

năng năng lượng sạch rất lớn Để cải thiện môi trưởng, trong đó có vấn đề

phát thái CO; thì Việt Nam cần nghiên cứu và có cơ chế chính sách phủ hop

để ứng dụng công nghệ thu giữ và lưu chứa carbon (ba khâu chính của công,nghệ nảy là: thu carbon, vận chuyển carbon và lưu giữ carbon) cùng những

công nghệ khác vào môi trường để có thể hướng đến thực hiện được nền kinh.

tế tăng trưởng xanh và phát triển bền vững [44].

Trang 24

1.2.2, Một số phương pháp điều tra hap thy CO: trong lâm nghiệp

Quá trình biến đổi carbon trong hệ sinh thái được xác định từ cân bằng,

carbon, gồm carbon đi vào hệ thống (thông qua quang hợp và tiếp thu các hợp chất hữu cơ khác) và carbon mắt đi từ quá trình hô hắp của thực vật, động vật, lửa, khai thác, sinh vật chết cũng như những quá trình khác Phương pháp điều tra carbon và động thái biến đổi carbon trong rừng có thê được tóm tắt

thành 4 nhóm lớn (IPCC, 2000; Smith, 2004) [26], bao gồm:

~ Phương pháp dựa trên đo đếm các bề carbon,

- Phương pháp dựa trên đo đếm các dòng luân chuyển carbon

- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám

- Phương pháp mô hình hóa

Các phương pháp xác định sinh khối và hap thụ carbon trên mặt đất

được trình bay dưới đây (Brown, 1997; McKenzie va ctv; Snowdon và tv,2002) [261

- Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng

- Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thưởng

~ Phương pháp dựa trên điều tra thể tích.

- Phương pháp dựa trên các nhân tổ điều tra lâm phần.

- Phương pháp dựa trên số liệu cây cá thé

- Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác

- Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng

- Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa

lý.

E.G Kolomyts, GS Rozemberg và L S, Sharaya (2009) đã đưa ra

phương pháp sinh thái cảnh quan trong việc xác định tiên lượng về quy luật sinh học của chu trình carbon trong điều kiện khí hậu nóng lên toàn cau,

Phương pháp sinh thái cảnh quan mô hình hoá các thông số chức năng của hệ

Trang 25

sinh thái khu vực được dựa trên các khái niệm về phân bố sinh học của

“Timofeeff - Ressovsky và Tyuryukanov (1996) liên quan đến việc tổ chức

không gian của các chu trình năng lượng và các vật thé sống trong các quần

xã sinh địa như là các hệ thống cấu trúc cơ bản, rời rạc của sinh quyền Theo những phát triển về lý thuyết trong lĩnh vực này, sinh quyền được xem là một tập hợp thống kê của các quân lạc sinh địa như những đơn vị phân bé sinh học

tương tác nhẹ nhàng với nhau, nhưng chúng có một tổ chức nội bộ mang tínhtrật tự cao (do sự lựa chọn ôn định) Do đó, các mô hình dự báo của khônggian địa lý khu vực có thé bao gồm các cơ chế của "quy chế sinh học của chu

trình carbon”, là khía cạnh mới trong việc giải quyết vin đề nay [34],

'Việc kết hợp các phương pháp địa lý sinh học và hoá - địa chất sinh hoc thành một hệ thống hoạt động đơn nhất của sự dự báo sinh thái cảnh quan đôi hỏi phải tính toán các thay đổi trong các thông số của chu kỳ sinh học và sự cân bằng carbon của các quần lạc sinh địa rừng tại mọi thời điểm khí hậu kế tiếp của chúng Điều nả cho phép sự đa dạng không gian các ph ứng chức

năng của độ che phú rừng đối với các tín hiệu khí hậu được mô tả chỉ tiết hơn

và sự đa dạng tương ứng các quy luật sinh học và chu trình carbon được bộc

lộ rõ hơn Các kết quả và sự phát triển phương pháp xây dựng mô hình mô.

phỏng cũng có thể được sử dụng trong việc phát triển các mô hình thống kêthực nghiệm [34]

Để tinh carbon trong cây, Erica A H Smithwick và cộng tác viên phân

chia ef thành các bộ phận khác nhau và do đường kính của toàn bộ cây trong,

6 tiêu chuẩn Sinh khối của từng bộ phận được tinh toán thông qua các him

hồi quy sinh trưởng riêng cho từng loài Trong một số trường hợp, loài nảo đó chưa xây dựng him hồi quy sinh trưởng thi áp dung ham sinh trưởng của loài tương đối gần gũi [13]

Trang 26

Ngoài các phương pháp trên, phương pháp phân tích trong phòng thí

nghiệm cũng đang được thực hiện để phân tích lượng carbon trong cây bằng

cách lấy mẫu tươi (1 kg/mẫu) của từng bộ phận thân, cảnh, lá, vỏ của cây chặt

hạ đem sấy khô ở nhiệt độ 105°C cho đến khi trọng lượng không đổi để phân tích lượng carbon trong sinh khối khô theo phương pháp Walkey - Black [17] 1.2.3 Nghiên cứu hấp thụ CO> ở Việt Nam

Ngô Dinh Qué (2005), khí nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả

năng hấp thụ CO; của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam gồm:

Thong nhựa, Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tram và Bach din Uro ở các tuổi

khác nhau cho thấy khả năng hấp thụ CO: của các lâm phan khác nhau tùy thuộc vào năng suất lâm phan đó ở các tuôi nhất định Để tích lũy khoảng 100 tin CO;/ha, Thông nhựa phải đến 16 - 17 tuổi, Keo lai 4 - 5 tuổi, Keo tai

tượng 5 - 6 tuổi, Bạch đàn Uru 4 - 5 tuổi Tác giả đã lập phương trình tương

quan hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng CO; hắp thụ hàng năm với năng.

suất gỗ và năng suất sinh học Từ đó tính khả năng hap thụ CO của các loài

trên [23]

Pham Tuấn Anh (2007) khi nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO: của

rùng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tinh Dak Nông đã sử dụng phương pháplập 6 tiêu chuẩn có kích thước 20 m x 100 m đại diện cho các trạng thái rừng

để thu thập số liệu Tác giả đã giải tích 34 cây để xây dựng các phương trình

khả năng hap thụ CO; của cây cá thể với các nhân tổ là Dị; và W cho thấy

dang ham mũ mô phỏng tốt nhất quan hệ giữa lượng carbon tích lũy với sinh

khối khô của cây Kết quả, lượng carbon chiếm 40,1 % trọng lượng sinh khối

khô và chiếm 18,2 % trong sinh khối tươi Các trang thái rừng IIAB, HIAI và

THIA2 có lượng hấp thụ dat 1,73 - 5,18 tin CO;/ha/năm [1].

Trang 27

Bảo Huy (2009), nghiên cứu ước tính trừ lượng carbon của rừng tự

nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO; từ suy thoái và mắt rừng ở Việt Nam

Tác giả sử dụng phương pháp mô hình toán phỏng năng lực hấp thụ CO; của cây rừng và lâm phan: Áp dụng phân tích hồi quy lọc đa biến trong phan mềm Statgraphies Centurion dé thăm dò và lựa chọn ham tối wu, xác định các biến

có ảnh hưởng đến lượng CO; hắp thụ trong từng bộ phận cây rừng và lâm phần Kết quả thử nghiệm phương pháp xác định lượng CO; hắp thụ trên mặt đất rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên, tỷ lệ lượng carbon tích lũy trong.

các bộ phận cây là: thân 62 %, cành 26 %, vỏ 10 % và lá 2 % so với tổng

lượng carbon tích lũy trong cây [II]

Nguyễn Thị Bích Hường (2010), trong “Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của một số loại rừng trồng tại Hương Sơn - Hà Tinh”, tác giả đã thực.

hiện nghiên cứu trên ba loài cây là Bạch din, Keo lai, Keo tai tượng và đưa ra

kết luận như sau:

~ Lượng carbon hap thụ trung bình trong tang cây cao: Bạch đàn 13,35

kg/edy, Keo lai 16,85 kg/cây và Keo tai tượng là 11,99 kgleay

~ Lượng carbon hap thụ trung bình trong cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng: Keo tai tượng là 0,99 tắn/ha vật roi rụng và 0,84 tin/ha cây bụi thám tươi, loài Keo lai là 0,75 tắn'ha vật rơi rụng và 0,61 tắn/ha cây bụi thảm tươi,

và Keo tai tượng là 0,57 tắn/ha vật rơi rụng và 1,20 tắn/ha cây bụi thám tươi.

~ Tổng lượng carbon hắp thụ trong toàn lâm phần: lượng carbon hấp.

thụ lớn nhất là ở rừng Keo lai, đạt 33,6 tắn/ha, Bạch đàn là 26,84 tin/ha và &

rừng Keo tai tượng là 24,9 tắn/ha [10]

Viên Ngọc Nam và cộng tác viên (2011), trong *Nghiên cứu khả năng,

cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ”, tác

giả đã dựa theo phương pháp nghiên cứu trong hướng dẫn của GEF do

Pearson T R H., Brown S và Ravindranath N, H biên soạn năm 2005 vẻ

Trang 28

*Ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của GEF” do UNDP

và GEF xuất bản Phương pháp chung là tính toán và dự báo khả năng hp thụ

CO, của rừng thông qua tinh toán lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của cây Tác giả đã chặt 42 cây Dude tiêu chuẩn có các cắp đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m từ nhỏ đến lớn (3,2 - 30,3 cm), bố trí đều trên các cấp tuổi.

và cân trọng lượng theo từng bộ phận Kết quả nghiên cứu đã xây dựng các

phương trình tương quan của cây Đước như sau:

- Phương trình tương quan giữa chiều cao với Dị; cây cá thể có dạng

Hạ, = 1/(0/0220211 + 0,402231/,›).

- Phương trình quan hệ giữa thể tích với Di s và Hạ là

Vou! = 0/000074168DỊ 3150?" Hyg!!!

- Phương trình sinh khối khô các bộ phận thân, cảnh, lá, rễ trên mặt đắt

và tổng sinh khối của cây với đường kính Dị › có dang ham mũ W = aD*, hệ

số b thường lớn hơn 2, biến động từ 2,0 - 2,5 Các phương trình có tương

quan rất chặt, thể c định R? đều > 0,90.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng carbon tông của cây Đước chiếm.

48,81 % của sinh khối khô và tuôi cảng lớn thi lượng carbon tích tụ trong sinh khối càng cao do kích thước cây to Lượng carbon tích lũy trung bình là 94,4 tin C/ha hay 346 tin CO; tương đương Lượng C tăng trung bình giữa các.

tuổi là 4,41 + 021 tấn C/ha/năm [18]

'Thị trường carbon

Củng với sự ra đời của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đỏi

khí hậu toàn cầu tai Rio de Janeiro năm 1992, Braxin, thị trường carbon cũng

được hình thành va đi vao hoạt động theo cơ chế mua ban phát thải (IET), cơ chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế đồng thực hiện (JI) được xác định trong Điều 6 của Nghị định thư Kyoto Qua đó, thị trường carbon được cho là thị trường của môi trường, bởi vì đó là thị trường mua bán các chất khí gây ra

Trang 29

hiệu ứng nhà kính, vốn là các loại khí gây bại cho môi trường sống của con

người [26]

Chương trình buôn bán khí thải châu Âu (EU ETS) là chương trình mua bán khí thải đầu tiên trên thế giới Chương trình này yêu cầu các nước.

phải định mức và buôn bán phát thải trong giai đoạn kinh doanh Định mức xả

thải châu Âu (EUA) là tin dụng carbon từ hệ thống phát thải châu Âu (EU

ETS) Một EUA tương đương một tắn CO; EUA chỉ được buôn bán trong

liên minh châu Âu và không được phân phát bởi những quốc gia nào không

ký Nghị định thư Kyoto, Lên đến một giới hạn nhất định, nó cũng được phép:

nhập khẩu tin dụng carbon từ các nước thứ ba (CERs và ERUs) [13]

Ngoài ra, từ đầu năm 2012, EU chính thức áp dụng thuế carbon mới cho ngành hàng không, trong đó quy định moi hãng hang không có chuyến bay đến các nước thuộc khu vực này phải mua lại 15 % lượng khí thải CO;

của mình Hãng nào không chấp hành sẽ phải đóng phạt 100 euro cho mỗi tin

và bị cắm bay trên không phận EU, Ước tính, trong năm đầu tiên, các hãnghàng không sẽ phái nộp thuế khoảng 700 triệu euro [43]

Theo báo cáo của Ngân hàng thé giới, mặc dù suy thoái về kinh tế, nhưng thị trường carbon trên thế giới năm 2008 có tổng giá trị giao dịch tăng gấp đôi, đạt mức hon 126 ty USD Tuy nhiên, giao dich qua các dự án CDM ở.

các nước đang phát triển giảm hơn 12 %, ở mic 6,5 ty USD với giá trung

bình khoảng 16,8 USD/tan Theo số liệu thống kê, hiện nay bên "cung" chủ.

yếu của thị trường carbon là Trung Quốc (35,5 %), An Độ (24,5 %), Braxin

(6.25 %), Việt Nam (0,03 %) Các bên “edu” chủ yếu của thị trường là Anh

(28,11 %), Thụy Sỹ (20,35 %), Hà Lan (11,89 %), Nhật (11,43 %), Thụy Điển

(6,39 %), Đức (5,72 %), Các lĩnh vực tham gia thị trường chủ yếu là năng lượng (59,89 %), quản lý chất thải (18,16 %), sử dụng nhiên liệu (5,86 %),

nông nghiệp (5,13 %), công nghiệp (4,67 %) [27]

Trang 30

‘Theo bản tin CDM 81 (3/2010), giá CER cho các dự án đã được đăng.

ký là 9.5 - 10,5 Euro Tin chi carbon trong trồng rừng và tái trồng rừng khoảng từ 5 - 10 USD/tin, do vậy giá trị bằng tiền của các lâm phần do CO>

hap thụ có thé tính theo hai kịch bản là giá thấp và giá cao Trong lĩnh vực lâm nghiệp, sử dụng giá thị trường thương mại CER ở thời điểm gần nhất làm.

cơ sở cho việc tính toán giá trị bằng tiền liên quan đến khả năng hap thụ CO;

tài

Tại châu Phi, dự án carbon rừng CDM đầu tiên đã thu hút được một

mức giá 4 USD/tin cho các khoản tín dung carbon tạm thời (tCER) Ngân

hàng Thế giới sẽ mua các khoản tin dụng cho một nửa số carbon tích lũy đến năm 2017 từ một dự án lâm nghiệp tại Ethiopia và Dự án hỗ trợ tái sinh tự nhiên ở Humibo Đây là dự án rất quan trọng đối với châu Phi, một lục địa mà cho đến nay đã thu hút được rắt ít đầu tư từ dự án CDM [40].

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực có thể phát triển theo cơ

chế phát triển sạch (CDM) để in chứng chỉ giảm phát thải (CERs) với khả

năng thu lợi lớn như tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và thu hồi, tận

dụng các loại khí đồng hành từ các mỏ đầu làm khí đốt cho các nhà máy nhiệt điện bao gồm một số dự án điển hình sau;

~ Tại tinh Lâm Đồng, một số Công ty thủy điện và cung cấp nước sạch

sử dụng “dich vụ” cung cấp nước và chống xói mòn, rửa trôi gây hiện tượng bồi lắng hiện đang trả tiền cho những người dân sống ở nơi đầu nguồn nhằm.

‘dam bảo rừng không bị chặt phá và các "dịch vụ” do rừng cung c

trì (Michael Jenkins, 2010) [27].

được duy

- Tại tinh Hòa Bình, tir năm 2009 dự án trồng rừng sạch đã được triển khai thực hiện tại hai xã Xuân Phong và Bắc Phong thuộc huyện Cao Phong với 240 hộ dan tham gia Mục tiêu của dự án là phủ xanh 309 ha rừng, nhằm

đem lại lợi ích cho người dân địa phương thông qua việc bản chứng chỉ

Trang 31

carbon dưới sự hỗ trợ tích cực của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

(ICA), Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu sinh thái rừng và Môi

trường (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và sự hỗ trợ về giống, chỉ phí

chăm sóc của Công ty Honda Việt Nam Đến nay, những cây Keo tai tượng đang phát triển tốt và phủ xanh kín những quả đồi Theo tính toán của các nhà khoa học, trong thời hạn 16 năm rừng có thé hap thụ khoảng 43.000 tan khí carbon, Như vậy, dự án sẽ thu về 25,49 tỷ đồng, trong đó 22,54 tỷ đồng là từ bán lâm sản và 2,95 tỷ đồng từ bán chứng chi carbon Tuy nhiên, để đạt được.

hiệu quả như mong đợi, người dân cần phải chăm sóc, bảo vệ rừng thật tốt trong thời gian tới, vì dự án trồng rừng nảy đã được cấp chứng nhận CDM

quốc tế [41].

- Tại tinh An Giang, dự án CDM xây dựng hệ thống xử lý nước thải

thủy sản thu hồi biogas phát điện đã được khỏi công vào thing 12 năm 2010 tại Xi nghiệp chế biển thủy sản Thuận An 1, huyện Châu Phú Đây là dự án CDM đầu tiên trong lĩnh vực này ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng là dự án

CDM khởi đầu cho 21 dự án tương tự tiếp theo trên địa bản tỉnh An Giang,Theo tính toán, tổng công suất tir 21 dự án này đạt khoảng 25 MW, tương,

đương 1.177.900 tin COz/năm Giá đấu thầu mỗi tin CO; trên thị trường quốc

tế hiện nay từ 5 - 20 USD/tan tủy thời điểm Tập đoàn điện lực quốc gia Đức.

đã cam kết mua toàn bộ chứng chỉ CERs đối với các dự án này ngay sau khỉ

các nhà máy phát điện đi vào hoạt động [42]

- Cũng tại An Giang, cỏn có dự án CDM trong lĩnh vực xử lý nước thải

trang trại nuôi heo với quy mô 6.000 con tại 37 trang trại (50 con/trang trại)

và mỗi trang trại là một tiểu dự án Năng lượng tạo ra là khí biogas tử chất thải nuôi heo để làm chất đốt sẽ cung cấp miễn phí cho chủ trang trại, riêng.

lượng điện phát từ biogas sẽ bán lại cho chủ trang trại với giá rẻ hơn giá điệncủa Tập đoàn điện lực Việt Nam Ước tính toàn bộ dự án sẽ giảm phát thải

Trang 32

được 37.000 tấn COs/năm và sản lượng điện là 14.500 kWh/ngày Viện Năng,

lượng Thụy Điền tham gia dự án này và phía Thụy Điễn cam kết mua chứng

chỉ CERs từ dự án với giá khởi điểm 10 USD/tắn CO; [42]

~ Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khí gas được thu hồi từ khu chôn lấp của bãi rác Gò Cát (Bình Tân) đã được sử dụng để phát điện Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (Bình Chánh) cũng có nhà máy phát điện với công suất 12 MW dự kiến sẽ được khởi công xây dựng trong năm nay và.

đi vào hoạt động vào năm sau Đây là lĩnh vực có thé phát triển thành dự ánCDM bán chứng chỉ CERs [42]

1.4 Những nghiên cứu về rừng Tràm

1.4.1 Nguén gốc

Trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước 1993 đều

định danh khoa học cây Trim mọc tự nhiên là Melaleuca leucadendron Thực

chất thì đây là một nhóm các loài Trảm có hình thái bên ngoài giống nhau và

có quan hệ di truyền gần gũi với cây Tràm của Việt Nam Từ năm 1993, đã

được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài thuộc nhóm này [5]

Theo giám định của Lyn Craven ở phòng tiêu bản thực vật quốc gia Canberra thì loài tram mọc tự nhiên va được trồng lâu nay ở Đồng bằng sông.

Cửu Long là Melaleuca cajuputi (Symspon, 1995) Từ năm 1993, có sự hiệndiện thêm các loài khác có nguồn gốc từ Australia mi ngày nay con ngườithường gọi các loài đó là Trim Ue [19]

14.2, Phân bố

Ở nước ta, vùng phân bố tự nhiên của Trầm xa nhất về phía Bắc là phía

Nam tỉnh Thái Nguyên va tỉnh Vĩnh Phúc Tại đây Tram mọc rai rác hoặc tập

trung thành những đám nhỏ trên các bai dit tring quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đổi đất thấp Cách vùng phân bố cực Bắc về phía Nam mãi

tân Nghệ An mới lại gặp Trim mọc tự nhiên và từ đây suốt dọc miễn duyên

Trang 33

hải Trung Trung bộ kéo dai tới tận Cả Mau qua Đồng Tháp, Kiên Giang, An

Giang đều gặp cây Tràm moe rải rác hoặc hình thành những quần thụ nhỏ và trung bình trên nhiều loại đất khác nhau [8]

Tràm chịu được lửa tốt, chịu gié biên, nhưng không chịu được điều kiện ngập mặn Tràm ưa dat phèn, dim lay chua phèn (độ pH trên dưới 4), am ướt, nhưng cũng có thể chịu được đắt đồi hoang mạc, đất cát nghèo min và lớp đất mặt nông.

1.4.3 Đặc điểm sinh học

“Tràm (Melaleuca cajuputi là loài gỗ lớn, vỏ xốp gồm nhiều lớp mỏng xếp chồng lên nhau, cành nhỏ, lá có tỉnh dầu thơm, phién thon, có từ 3 - 7 gân

phụ Hoa hình gié ở đầu cành, mau tring, dai từ 3 - 7 cm trên chót gié có

chum lá nhớ; lá hoa hình giáo đài 5 - 20 mm; hoa không có cuống Tré hoa

vào tháng 5, kết trái vào tháng 11 (Phạm Hoàng Hộ 1992; Lâm Binh Lợi và

Nguyễn Văn Thôn, 1972) [19].

‘Theo Hoàng Chương (2004), thi đại đa số các loài Tram là e;

nhỏ, cây trưởng thành chỉ cao từ | - 2 m đến không quá 20 m [5] Căn cứ vào.

hình thái vỏ thân cây người ta chia các loài Tram thành nhiều nhóm, trong đó nhóm có vỏ day gồm nhiều lớp xốp xếp chồng lên nhau là quan trọng hơn cả Nhóm này có một đặc điểm sinh thái khá đặc biệt, khác với các nhóm khác,

đó là hầu hết các loài thuộc nhóm này thường gặp trên lập địa dat tốt, ẩm mọc

trong loại rừng thưa hỗn loài với các loài cây khác ma thường là với các loài Bạch đàn như: Bạch din vỏ trắng (Eucalyptus alba), Bạch đàn téré

(E.tereticornis) Chỉ ở các lập dia dim lầy nước ngập theo mùa các loàiTram này mới mọc thuần loại [19]

1.4.4 Đặc diém sinh thái

Cây Trim là một trong số ít các loài cây rừng có sự đa dang sinh thái

và hình thái lớn nhất ở nước ta Ở miền Nam, loài này được gọi với tên quen

Trang 34

thuộc là “Trim eit” do người ta trồng chủ yếu dé khai thác làm cờ.

Ngoài ra, còn có dang Tràm có thân thấp như cây bụi thuimg được cắt

lá dé chưng cất tinh dầu và được gọi là “Tram gió” Cả hai dang này đều.

thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biển chủng có cơ sỡ biến dj di truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách thức trồng thì đến nay vẫn chưa được chứng minh [5].

“Thái Văn Trùng (1998) đã đề nghị gọi tên hệ sinh thái rừng Trim là

“HG sinh thái rừng Ging phén” vì cây Trim là loài cây phổ biến của hệ sinh

thái này, đã mọc thành những quản hợp thuần loại và bởi rừng Tram không

phải là rừng "đinh cực” trong hệ sinh thái và cũng không phải là rừng nguyên

sinh [29]

1.4.5 Đặc diém sinh trưởng và công dung

Vé sinh trưởng của rừng Trim, Lâm Binh Lợi và Nguyễn Văn Thon

(1972) đã nhận xét rằng rừng Tràm trồng ở những nơi có điều kiện thoát

nước, rửa phén tốt thì tăng trưởng nhanh hơn, thân : ing dep, rừng Trim

mọc ở những nơi thấp tring, úng thi gỗ chắc (nặng) hơn Cây Tràm sinh

trưởng mạnh thành quần thụ đơn thuần, tai sinh tự nhiên mạnh va lan tràn nhanh chóng trên đất phèn có độ pH trên dưới 4 Là loài cây wa sing, tin tương đối thưa, tăng trưởng nhanh trong 10 năm đầu va kết trái vio khoảng tir

5 -7 tuổi [19]

'Về công dụng, gỗ tram dùng trong việc tạo tác nha cửa tạm thời, làm

vật dụng và nông cụ ở nông thôn, làm cừ để đóng móng tường và nền tảng nhà đô thị, làm củi hoặc đốt máy tàu thủy hay để ham than cho nghề rèn

Vo trim trộn với dau trong và bột chai, dùng làm đèn chai và để trét ghe Lá.

tram đem chưng cat sẽ có được dau tram, dầu trim thay đổi tùy theo giống và

nơi mà cây đã sinh sống [12]

Trang 35

‘Theo Phạm Thế Dũng (2008), Tràm có thể làm ván sản, gỗ tram làm

ván ghép thanh, Dim trim có thé trộn với xi măng và các vật liệu khác làm

gạch xây dựng có tích cách nhiệt và âm Vỏ trim có thể ép tạo ván có khả

năng cách nhiệt, cách âm Tác giả cũng đã nghiên cứu việc thu hồi dịch gỗ trong quá trình đốt, kết quả cho thấy: Dịch gỗ có nhiều công dụng để sát trùng, digt khuẩn trong đất và kích thích hoạt động của vi sinh vật Sử dụng dịch gỗ pha loãng từ 50 - 100 lần tưới cho đắt hoặc trộn với bột than làm phân bón lót cho cây rất hiệu quả, nhất là đối với các loại rau, củ và đảm bảo an

toàn, Nếu pha loãng 500 - 1000 lần, có thể phun lên lá như loài thuốc bảo vệ

thực vật và kích thích sinh trưởng cho cây [7]

1.4.6 Những nghiên cứu về rừng Tram

‘Theo Lê Công Khanh (1986), trong vùng Đồng Tháp Mười có rit nhiều Tram, rừng Trim 6 đây có 2 loại: loại do con người trồng và loại mọc tự nhiên Tác gid chỉ ra sự khác biệt về hình dáng giữa cây Tram tring và cây

Trim mọc tự nhiên với các đặc điểm như: Trim trồng có lá mỏng, ôm và dai,

mùi đầu địu, cây mau lớn Thân cây ngay, ít có nhánh và vỏ cây dễ tróc Trái

lại, Tram mọc tự nhiên có lá hơi tròn, day hơn, mùi dau gat và nồng hơn, cây lâu lớn, gốc to, thân nhỏ cong queo và có nhiều nhánh, gỗ chắc hơn Cũng theo tác giả, những thí nghiệm trích lượng dầu trong lá tràm trồng ở huyện

Đức Hòa, tinh Long An cho kết quả: mỗi ha hái được 3.500 kg lá, mỗi năm

hai 4 lần (tương đương 14.000 kg lá/năm), trung bình mỗi kg lá có 7 gram

dầu Như vậy, mỗi 01 ha sản xuất được 98 kg dằu/năm [12]

Theo Dương Văn Ni (2000), Tràm là cây thân gỗ, thuộc họ Sim

(Myrtaceae) có nguồn gốc từ Úc Châu và ở Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có.

một loài duy nhất được ghỉ nhận là Melaleuca cajuputi Tác giả đã nghiên cứu khả năng cải tạo chất lượng nước của rừng Tràm tại Hòa An (Hậu Giang),

‘Tram Chim (Đồng Tháp) U Minh Thượng (Kiên Giang) bằng cách chon

Trang 36

vùng trũng nhất hoặc noi đất xấu nhất (năng suất lúa thấp) trong diện tích.

canh tác để trồng Trim, Trong mô hình này, nước lũ được giữ lại trong lô

Trim và sau đó sử dụng để tưới ruộng lúa trong mùa khô Nước tiêu ra từ

ruộng lúa (nước phèn) cũng được bơm vào trong rừng Tràm Nhờ khả năng

lọc phèn của rừng Tram mà nước phèn sau khi di qua vẫn có thể sử dụng lại

để tưới cho ruộng lúa Kết quả là thời gian mưa càng dài thì lượng khí carbonic hòa tan trong nước mưa cảng nhiều và làm giảm pH của nước mưa.

Sau khi mưa, pH của nước mưa, nước mưa chảy qua tắn Trầm và nước mưa

chảy dọc qua thân cây đều tăng, trong đó, nước mưa va nước chảy qua tán lá

tram có giá trị cao nhất Nguyên nhân có thé là do sự bốc hơi của khí carbonic

hòa tan trong nước mưa và hoạt động của vi sinh vật Kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất mô hình Nông - Lâm - Ngư kết hợp, trong đó rừng Trim đóng vai trỏ là hồ chứa nước, hệ thống lọc phèn, nơi khai thác

thủy sản, nơi cung cấp thu nhập lâu dai và là nơi bảo vệ tài nguyên môitrường trong nông nghiệp [20]

Thái Thành Lượm (2004), nghiên cứu về Tràm cử lai trên đất rừng

ngập nước theo mùa ở Nam Việt Nam nhằm mục tiêu nâng cao sản lượng rừng trồng và cải thiện chất lượng thân cây Kết quả hai loại Tràm cit địa

phương (Melaleuca cajuputi) và loài Tràm cit nhập nội từ Australia

(Melaleuca leucadendra) có xuất xứ Weipa Qld có thé lai với nhau bằng

phương pháp lai nhân tạo, kiểm soát việc thụ phan trên cá thé ưu trội và tạo rađược cây lai trồng thành rừng khép tán; y lai sinh trưởng chiều cao vượt trội

hơn cây bản địa và xấp xi với loài cây nhập nội, trong 2 năm đầu mỗi năm

sinh trưởng hơn 2 m về chiều cao và Dị; vượt trội hơn cây nhập nội, sinhtrưởng bình quân hàng năm đường kính từ 1,7 cm đến 1,8 cm; đường kính tán

cây lai sinh trưởng gần bằng với cây nhập nội và cao hơn cây bản địa [15].

Trang 37

Pham Xuân Quy (2006), ứng dụng mô hình sản xuất Nông - Lâm - Ngư

kết hợp, trong đó ứng dụng mô hình Tràm - Lúa - Cá tại rừng Trầm vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An Kết quả áp dụng mô hình kết hợp này cho lãi

và thu nhập thực tế cao hơn mô hình canh tác lúa độc canh Từ kết quả của

mô hình, tác giả đã đề xuất ứng dụng mô hình sản xuất Nông - Lâm - Ngư kết hợp là Tràm - Lúa - Cá - VAC cho hộ gia đình nông dẫn vùng đắt phèn tỉnh

Long An [24]

Dương Văn Ni và Nhóm hợp tác nghiên cứu Việt - Nhật (2005), trong

nghiên cứu về “Trồng rừng Trầm trên những ving đất chua nặng ở Đồng

bằng sông Cửu Long và công dụng thương phẩm của nó” đã đưa ra kết luận:

~ Tràm thích hợp với đất chua 4m ướt, không đòi hỏi cai tạo đất, không cần nhiễu công sức và có thé trồng trên đất chua thoát nước kém Tuy nhiên,

do giá thị trường của cây Tràm giảm manh sau khi đạt đỉnh vào năm 2004 và

sé tiếp tục giảm nữa nên nhiều hộ nông dân đã chuyển tir Trầm sang các cây

trồng khác, ké cả lúa.

- Hầu hết rừng Tràm được trồng là dé làm cir móng Thông thường,

‘Tram trồng lần đầu được đốn làm cử mỏng lúc 7 năm Sau Lin trồng thứ hai, Tram được sử dụng làm cử móng chỉ sau 5 đến 6 nam trồng.

- Sản phẩm của rừng Tràm là mật ong, cỏ bàng (mọc đưới tén rừng,

dùng làm chỗi hay đồ thủ công để tăng thêm thu nhập) va dầu thơm (rat it).

- Về giá bán: Sau khi tia thưa, tùy thuộc vào phẩm chất gỗ và mật độ

bình quân 7.000 - 10.000 cây/ha, giá bán trung bình năm 2004 là 30 - 40

triệu đồng/ha, thấp nhất 15 triệu đồng/ha, cao nhất 60 triệu đồng/ha (21).

Lê Anh Tuấn (2011), trong nghiên cứu “Xây dựng biểu sinh khối vả biểu dự trữ carbon cho rừng Trim (Melaleuca cajuputi) từ 2 - 10 tuổi ở khu

vue Thạnh Hóa, tỉnh Long An”, tác giả sử dụng phương pháp rút mẫu điển

hình theo cắp tuổi để bố trí các ô tiêu chuẩn Mỗi cắp bố trí 3 ô, tổng cộng có.

Trang 38

18 ô tiêu chuẩn và kích thước mỗi 6 là 200 mÊ, Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Mật độ, đường kính, chiều cao, tiét diện ngang và trữ lượng rừng đều

có biến động lớn theo tuôi Sau 12 năm trồng, mật độ cây bị chết là 52 % do.

sự khác biệt về tiêu chuẩn cây con, mật độ cây và lập địa khác nhau.

- Giữa sinh khối tuoi và sinh khối khô của những bộ phận trên mặt đất

của cây có mỗi quan hệ rit chặt chẽ với Dụ, và H thân cây, Tác giả sử dụng

mô hình Gompertz dé dự đoán sinh khối tươi và sinh khối khô các bộ phận

theo cấp Dj và phương trình Y = a*D°*H! dé dự đoán theo 2 cấp Dy và H

~ Tổng sinh khối và sinh khối từng bộ phận thân, cảnh, lá của cây có

mối quan hệ rit chặt chẽ với đường De và H thông qua mô hình Gompertz

~ Tổng khối lượng carbon dự trữ trong những lâm phan thay đổi rõ rệt theo tuổi Trong đó, tuổi 4 là 5,84 tắnha, tuổi 8 là 35,36 tắn/ha va tuổi 12 là 45,23 tắn/ha Khối lượng carbon dự trữ trong các bộ phận thân, cảnh, lá với tỷ

lệ trung bình tương ứng là 57,9 %, 23,7 % và 18,3 %

~ Tuổi thành thục số lượng đối với tổng khối lượng carbon dự trữ ở phần trên mặt đt của rừng Trim là 8 năm [30]

Trang 39

Chương 2

MỤC TIÊU, DOL TƯỢNG, PHAM VI, NỘI DUNG

VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Định lượng carbon tích tụ trên mặt đất của cây cá thé va quần thé rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.

cứu làm

- Tinh giá trị tích tụ carbon của rừng Trim tại khu vực nghiên

cơ sở khoa học cho việc thực hiện chỉ trả dich vụ môi trường rừng

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đổi tượng nghiên cứu: Lượng carbon tích tụ trên mặt dat của quan thẻ rừng Tràm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tinh Đồng Tháp

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Dé tai chi tập trung nghiên cứu lượng carbon tích tụ trên mặt đất của.

các bộ phận thân, cảnh, lá, vỏ của quần thể rừng Trim tại các phân khu AI,

A2, A4 và AS Riêng phân khu A3 không nghiên cứu do diện tích rừng Tram

25 ha

tại khu này chỉ có

+ Không nghiên cứu về lập địa, đắt dai, khả năng tích tụ carbon của cây chết và các bộ phân khác của cây như hoa, rễ cây.

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Xác định sinh khối, carbon và COs ie bộ phận thân, cảnh, lá, vỏ của

ty cá thể trên mặt đắt, từ đó xác định lượng carbon tích tụ của từng cây.

- Xác định tổng sinh khối khô, tông lượng carbon tích tụ của quần thé

rừng Tram,

- Tính giá trị ` tụ carbon của rừng Tràm

- Lập bảng tra lượng tích tụ carbon cho khu vực nghiên cứu

Trang 40

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp luận

Cây xanh có hai quá trình trái ngược nhau, đó là quá trình quang hợp và

quá trình hô hấp Trong quang hợp, dưới tác dụng của ánh sing mặt trời, cây xanh có thé hip thu được khí CO› và thải ra khí O› Nhờ khả năng cổ định carbon ma cây xanh tạo được sinh khối và lớn lên, là nha máy tổng hợp chất hữu cơ trên trái dat Quá trình hô hip thì ngược lại, hấp thụ O›, thải khí CO;

và năng lượng Để xác định được khả năng tích tụ carbon của rừng thi người

ta thường nghiên cửu thông qua sinh khối các bộ phận của cây rừng

Trong nghiên cứu này, đề tài dựa theo phương pháp nghiên cửu trong

hướng dẫn của GEF do Pearson Timothy R H., Brown Sandra và

Ravindranath N, H biên soạn năm 2005 về "Ước tính các nguồn lợi carbon

tổng hợp vào các dự án của GEF” do UNDP và GEF xuất bản cùng với hướng.

dẫn của MacDicken, K.G (1997) [37, 38].

Phương pháp luận chung là tính toán và dự báo khả năng hấp thụ CO;

của rừng thông qua tính toán lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của

cây cá thé và quần thể dựa theo 6 tiêu chuẩn Chọn cây tiêu chuẩn để cân đo sinh khối tươi và phân tích hàm lượng carbon trong các mẫu khô Từ đó, dự

báo khối lượng sinh khi khô va carbon toàn diện tích khu vực nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.4.2.1 Kế thừa tài liệu

- KẾ thừa các tai liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến Vườn

Quốc gia Tràm Chim.

~ Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 2.4.2.2 Điễu tra 6 tiêu chuẩn.

Trước tiên, thăm dé điều tra trên 29 ô tiêu chuẩn theo các cấp, sau đó dựa vào bảng tính của Winrock dé tính số lượng ô tiêu chuẩn, đảm bảo sai số

Ngày đăng: 06/05/2024, 12:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.6.6. Bảng tra sinh khối khô, carbon và CO; 7 - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
4.6.6. Bảng tra sinh khối khô, carbon và CO; 7 (Trang 10)
Bảng 2.1 _ | Dung lượng mẫu 6 do đếm theo các cấp, 28 - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 2.1 _ | Dung lượng mẫu 6 do đếm theo các cấp, 28 (Trang 13)
Bảng 4.25 | Các phương trình tương quan giữa Cong với Dis @ Bảng 4.26 | Các phương trình tương quan giữa Cụ với Dị › 64 Bảng 427 - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.25 | Các phương trình tương quan giữa Cong với Dis @ Bảng 4.26 | Các phương trình tương quan giữa Cụ với Dị › 64 Bảng 427 (Trang 14)
Hình 4.6 | Kết cấu carbon các bộ phận cây cả thể 62 Hình 4.7 | Đỗ thị tổng lượng carbon tích lũy của quan thé theo cấp | 74 - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.6 | Kết cấu carbon các bộ phận cây cả thể 62 Hình 4.7 | Đỗ thị tổng lượng carbon tích lũy của quan thé theo cấp | 74 (Trang 15)
Hình 2.1. Bang tính dung lượng mẫu của Winrock - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 2.1. Bang tính dung lượng mẫu của Winrock (Trang 41)
Hình 2.2. Ban dé khu vực nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 2.2. Ban dé khu vực nghiên cứu (Trang 42)
Bảng 1). Vị tri 42 6 tiêu chuẩn được thể hiện tại hình 4.1 - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 1 . Vị tri 42 6 tiêu chuẩn được thể hiện tại hình 4.1 (Trang 50)
Bảng 4.1. Các phương trình tương quan giữa Hy, và Dy - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.1. Các phương trình tương quan giữa Hy, và Dy (Trang 51)
Hình 4.2. Đồ thị phương trình tương quan giữa Hy, và Dị › - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.2. Đồ thị phương trình tương quan giữa Hy, và Dị › (Trang 52)
Hình 4.3. Kết cấu sinh khối tươi các bộ phận cây cá thé 4.3.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thé - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.3. Kết cấu sinh khối tươi các bộ phận cây cá thé 4.3.2. Kết cấu sinh khối khô cây cá thé (Trang 56)
Hình 4.4. Kết cấu sinh khối khô các bộ phận cây cá thé i tươi và sinh khối khô cây cá thé - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.4. Kết cấu sinh khối khô các bộ phận cây cá thé i tươi và sinh khối khô cây cá thé (Trang 57)
Hình 4.5. Biểu dé so sánh ti lệ sinh khối tươi và khô các bộ phận cây cá thé 4.4, Xây dựng các phương trình tương quan của cây cá thể - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.5. Biểu dé so sánh ti lệ sinh khối tươi và khô các bộ phận cây cá thé 4.4, Xây dựng các phương trình tương quan của cây cá thể (Trang 58)
Bảng 4.7. Các phương trình tương quan giữa Woy với Dị › - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.7. Các phương trình tương quan giữa Woy với Dị › (Trang 60)
Bảng 4.15. Các phương trình tương quan giữa Wik với Dị - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.15. Các phương trình tương quan giữa Wik với Dị (Trang 66)
Hình 4.6. Kết cấu carbon các bộ phận cây cá thé - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.6. Kết cấu carbon các bộ phận cây cá thé (Trang 77)
Bảng 4.29. Các phương trình tương quan giữa Cụ, với Dị - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.29. Các phương trình tương quan giữa Cụ, với Dị (Trang 81)
Bảng 4.30, Các phương trình tương quan giữa Cone với Wuszx - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.30 Các phương trình tương quan giữa Cone với Wuszx (Trang 82)
Hình 4.7. Đồ thị tong lượng carbon tích lũy của quan thé theo cap 4.6.5.2. Lượng hap thụ CO: của rừng - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Hình 4.7. Đồ thị tong lượng carbon tích lũy của quan thé theo cap 4.6.5.2. Lượng hap thụ CO: của rừng (Trang 89)
Bảng 4.40. Giá trị hấp thy CO; của quản thể theo don giá trung bình. - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Bảng 4.40. Giá trị hấp thy CO; của quản thể theo don giá trung bình (Trang 91)
4.6.6. Bảng tra sinh khối khô, carbon, CO; các bộ phận cây Tram - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
4.6.6. Bảng tra sinh khối khô, carbon, CO; các bộ phận cây Tram (Trang 92)
Bang 4.42. Bảng tra sinh khôi khô, carbon, CO; các bộ phận cây Tràm - Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu lượng carbon tích thụ của rừng Tràm (Melaleuca cajuputi powell) tại vườn quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
ang 4.42. Bảng tra sinh khôi khô, carbon, CO; các bộ phận cây Tràm (Trang 93)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w