1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đánh giá tầm quan trọng của khu hệ chim vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

7 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 541,92 KB

Nội dung

Bài viết này đánh giá tầm quan trọng của khu hệ chim tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.

Trang 1

ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU HỆ CHIM VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP

Đỗ Thị Như Uyên

Trường Đại học Đồng Tháp

Tràm Chim là Vườn quốc gia (VQG) đầu tiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Toạ độ địa lý 10°40′ - 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.588 ha nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và Thị trấn Tràm Chim

Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong hệ thống các “Vùng Chim quan trọng ở Việt Nam – Khu vực bảo tồn trọng yếu”; là 1 trong 8 khu RAMSAR của nước ta đã được quốc tế công nhận Thành phần loài chim của VQG Tràm Chim khá phong phú, nhất là các loài chim nước và phụ thuộc đất ngập nước, với nhiều loài quý, loài cấm săn bắt - buôn bán, đặc biệt là các loài đã

và đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ khác nhau như Sếu đầu đỏ, Ô tác, Già đẫy lớn, Già đẫy java, Giang sen, Quắm lớn, Quắm đầu đen, Cò nhạn, Cổ rắn, Cốc đế, Ngan cánh trắng, Chàng

bè, Te vàng,… Đây là những loài có ý nghĩa bảo tồn quan trọng đối với Việt Nam, khu vực châu Á và trên thế giới, trong số đó đáng chú ý hơn cả là loài Sếu đầu đỏ hay Sếu cổ trụi thuộc

phân loài phương đông Grus antigone sharpii Blanford, 1929 Bài báo này đánh giá tầm quan

trọng của khu hệ chim tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

I PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp điều tra khảo sát

Tiến hành điều tra theo 14 tuyến đã được xác lập tại thực địa bằng cách đi chậm, có những tuyến đi bằng xuồng, quan sát chim bằng ống nhòm hoặc mắt thường về hai phía của tuyến Ghi nhận đầy đủ những thông tin cần thiết trong quá trình quan sát; sử dụng các sách định loại và sách hướng dẫn nghiên cứu chim ngoài thiên nhiên; phỏng vấn thợ săn và người dân địa phương Sơ đồ các tuyến điều tra khảo sát được trình bày ở hình 1

Hình 1: Sơ đồ VQG Tràm Chim: các tuyến khảo sát (theo mũi tên)

và vị trí phân bố chim theo các khu (vị trí cờ)

Trang 2

2 Đánh giá hiện trạng các loài có giá trị bảo tồn

Đối với các loài có tầm quan trọng trong công tác bảo tồn, hiện trạng của chúng được đánh giá như sau:

+ Theo các cấp độ trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN (Nguy cấp), VU (Sẽ nguy cấp), LR ( t nguy cấp), DD (Thiếu dẫn liệu)

+ Theo Danh lục Đỏ của IUCN (2014) và Tổ chức Bảo tồn Chim Châu Á - BirdLife (2006):

EN (Nguy cấp), VU (Sẽ nguy cấp), NT (Sắp bị đe dọa)

+ Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ: nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), nhóm IIB (Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) + Theo Nghị định 160/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo vệ

+ Theo Công ước CITES (2009): Phụ lục I (Cấm xuất khẩu cho mục đích thương mại), Phụ lục II (Cho phép xuất khẩu có kiểm soát)

3 Đánh giá tầm quan trọng về bảo tồn của khu hệ chim

Tầm quan trọng về bảo tồn của khu hệ chim ở VQG Tràm Chim được đánh giá trên cơ sở so sánh với các khu hệ khác trong khu phân bố chim Nam Bộ

Các tiêu chí để đánh giá được sử dụng theo Tordoff A W ed., 2002, gồm:

- Tiêu chí A1 Các loài bị đe doạ toàn cầu;

- Tiêu chí A2 Các loài phân bố hẹp;

- Tiêu chí A3 Các loài giới hạn trong một vùng địa sinh học:

+ Rừng á nhiệt đới Trung Quốc - Himalaya (I) + Rừng ẩm nhiệt đới Đông Dương (II)

+ Rừng khô nhiệt đới Indo – Malayxia (III) + Vùng Bình nguyên Indo - Gangetic (IV)

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Danh sách các loài chim quý hiếm ở VQG Tràm Chim

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận đượ 35 loài chim quý, hiếm ở VQG Tràm Chim, kết quả được tổng hợp ở bảng 1 như sau:

Bảng 1

Danh sách các loài chim quý, hiếm ở VQG Tràm Chim

Các loài bị đe dọa

CITES

2009

NĐ/32/

2006 NĐ-CP

NĐ/160/

2013 NĐ-CP

SĐVN

2007

IUCN

2014

BirdLife

2006

1 Ngan cánh trắng Cairina scutulata CR EN EN I IIB +

2 Vịt mồng Sarkidiornis melanotos LR

3 Le khoang cổ Nettapus coromandelianus EN

Trang 3

4 Cú lợn lưng nâu Tyto capensis II IIB

5 Ô tác Houbaropsis bengalensis CR EN EN IIB +

6 Sếu đầu đỏ Grus Antigone VU VU VU II +

7 Choi choi lưng đen Charadrius peronii NT NT

8 Ó cá Pandion haliaetus II

9 Diều mào Aviceda leuphotes II

10 Diều lửa Haliastur indus II

11 Diều đầu trắng Circus aeruginosus II

12 Diều mướp Circus melanoleucos II

13 Ưng xám Accipiter badius II

14 Đại bàng đen Aquila clanga EN VU VU II

15 Cắt lưng hung Falco tinnunculus II

16 Cắt lớn Falco peregrinus I

17 Diều hoa jerdon Aviceda jerdoni II

18 Diều trắng Elanus caeruleus II

19 Diều hâu Milvus migrans II

20 Ưng nhật bản Accipiter gularis II

21 Diều nhật bản Buteo buteo II

22 Cổ rắn Anhinga melanogaster VU NT NT +

23 Cốc đế, Bạc má Phalacrocorax carbo EN

24 Cò trắng trung quốc Egretta eulophotes VU VU VU +

25 Threskiornis melanocephalus Cò quăm đầu đen VU NT NT

26 Cò thìa Platalea minor EN EN EN IB +

Trang 4

27 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis EN VU VU +

28 Cò lạo ấn độ Mycteria leucocephala VU NT NT

29 Cò nhạn Anastomus oscitans VU

30 Cò á châu Ephippiorhynchus asiaticus DD NT NT

31 Già đẫy java Leptoptilos javanicus VU VU VU IB +

32 Già đẫy lớn Leptoptilos dubius DD EN EN

33 Chích chòe lửa Copsychus malabaricus IIB

34 Rồng rộc vàng Ploceus hypoxanthus NT NT

35 Sẻ đồng ngực vàng Emberiza aureola EN EN

Ghi chú:

- Sách Đỏ Việt Nam (2007): CR (Rất nguy cấp), EN (Nguy cấp), VU (Sẽ nguy cấp), LR (Ít nguy cấp),

DD (Thiếu dẫn liệu)

- Danh lục Đỏ IUCN (2014), BirdLife (2006): EN (Nguy cấp), VU (Sẽ nguy cấp), NT (Sắp bị đe dọa)

- Nghị định 32/2006/ NĐ-CP: Nhóm IB (Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), Nhóm IIB (Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại)

- Nghị định 160/2013/NĐ-CP: Danh lục các loài chim nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ

- C ng ước CITES (2009): Phụ lục I (Cấm xuất khẩu cho mục đích thương mại), Phụ lục II (Cho phép xuất khẩu có kiểm soát)

Từ bảng 1 cho thấy, có 35 loài chim quý hiếm ghi nhận được ở VQG Tràm Chim, trong đó:

- Có 17 loài (chiếm 7,39%) được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) gồm 2 loài ở bậc CR (rất nguy cấp), 5 loài ở bậc EN (nguy cấp), 7 loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp), 1 loài ở bậc LR (ít nguy cấp) và 2 loài ở bậc DD (thiếu dẫn liệu)

- Có 16 loài (chiếm 6,96%) được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) và Sách Đỏ Châu Á BirdLife (2006) gồm 5 loài ở bậc EN (nguy cấp), 5 loài ở bậc VU (sẽ nguy cấp) và 6 loài ở bậc

NT (sắp bị đe doạ)

- Có 6 loài (chiếm 2,61%) được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ gồm 2 loài ở nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), 4 loài ở nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại)

- Có 17 loài (chiếm 7,39%) được ghi trong Công ước về buôn bán các Loài hoang dã bị đe dọa (CITES, 2009): phụ lục I/ App I có 2 loài, đối với các loài có thể cho phép xuất khẩu có kiểm soát / App II có 15 loài

- Có 8 loài (chiếm 3,48%) nằm trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về các loài chim nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ

Trang 5

2.2 Tầm quan trọng của khu hệ chim VQG Tràm Chim

VQG Tràm Chim nằm trong hệ thống các “Vùng Chim quan trọng ở Việt Nam - Khu vực bảo tồn trọng yếu”; cho đến nay, đây là 1 trong 8 khu RAMSAR của nước ta đã được quốc tế công nhận Sự xuất hiện của Sếu đầu đỏ là cơ sở khoa học quan trọng của quá trình hình thành Khu bảo tồn Sếu và nay là VQG Tràm Chim

Tầm quan trọng của khu hệ chim ở khu vực nghiên cứu được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh nó với các vùng chim quan trọng (VCQT) trong khu vực Nam Bộ với các tiêu chí được sử dụng trong sách hướng dẫn các VCQT ở Việt Nam (Tordoff A W ed., 2002) gồm các loài thuộc phân hạng A1, A2, A3, A4 có trong VQG, cụ thể:

a Phân hạng A1 - Các loài bị đe dọa toàn cầu

Theo thống kê, VQG Tràm Chim có 16 loài chim bị đe dọa toàn cầu ở các mức độ khác nhau, được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (năm 2014) và Sách Đỏ Chim châu Á (năm 2006) Danh lục các loài chim bị đe dọa xem ở bảng 1

b Phân hạng A2 – Các loài có vùng phân bố hẹp (vùng chim đặc hữu)

Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, có 5 vùng chim đặc hữu, gồm Vùng đất thấp Trung Bộ, Cao nguyên Đà Lạt, Vùng đất thấp Nam Việt Nam, Cao nguyên Kon Tum và Vùng núi phía Đông Nam Trung Quốc Ngoài ra còn có một phần của phân vùng chim đặc hữu Fansipan và Nam Lào

Tuy nhiên, cũng như hầu hết các VCQT ở khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ, 35 loài chim quý hiếm được ghi nhận ở VQG Tràm Chim đều không có các loài chim đặc hữu thuộc các vùng kể trên

c Phân hạng A3 – Tập hợp các loài phân bố giới hạn trong một đơn vị địa lý sinh học

Bảng 2

Các loài có vùng phân bố hạn chế trong một đơn vị địa lý sinh học

Vùng địa lý sinh học rừng á nhiệt đới Trung Quốc – Himalaya

Vùng địa lý sinh học rừng ẩm nhiệt đới Đông Dương

Vùng địa lý sinh học rừng khô nhiệt đới Indo-Malayxia

Vùng địa lý sinh học Bình nguyên Indo-Gangetic

Trang 6

Các loài có phân bố giới hạn trong một đơn vị địa lý sinh học của VQG Tràm Chim được

thống kê ở bảng 2

Kết quả thống kê từ bảng 2 cho thấy VQG Tràm Chim là nơi phân bố của 4 loài có vùng phân bố hạn chế trong vùng địa lý sinh học Rừng á nhiệt đới Trung Quốc – Himalaya; 2 loài (chiếm 0,87%) có vùng phân bố hạn chế trong vùng địa sinh học Rừng ẩm nhiệt đới Đông

Dương; 8 loài (3,48%) trong vùng khô nhiệt đới Indo-Malaixia;1 loài Ô tác Houbaropsis

bengalansis trong vùng địa lý sinh học bình nguyên Indo-Gangetic

Như vậy, khu hệ chim của VQG Tràm Chim mang tính chất của vùng khô nhiệt đới Indo-Malaixia

d Phân hạng A4 – Sự tập trung cá thể

Qua điều tra, khảo sát đã ghi nhận được VQG Tràm Chim có 3 loài chim sống thành tập đoàn là: Mồng két mày trắng, Mồng két và Sếu cổ trụi

2 So sánh với các VQG và KBTTN trong khu vực Nam Bộ

So sánh số loài ở các phân hạng A1, A2 và A3 giữa VQG Tràm Chim với các VCQT trong khu vực Nam Bộ, kết quả được trình bày ở bảng 3 như sau:

Bảng 3

So sánh với các VCQT ở khu vực Nam Bộ

I II III IV V

VN006: Tràm Chim 15 0 0 4 2 8 1 3 VN003: Hà Tiên (Kiên Giang) 2 0 0 0 0 0 1 0 VN004: U Minh Thượng (Kiên Giang) 9 0 0 0 0 10 0 6 VN005: Kiên Lương (Kiên Giang) 4 0 0 0 0 0 0 1 VN007: Láng Sen (Long An) 2 0 0 0 0 0 0 0 VN008: Bạc Liêu 2 0 0 0 0 0 0 1 VN009: Trà Cú (Trà Vinh) 1 0 0 0 0 0 0 1 VN010: Chùa Hang (Trà Vinh) 1 0 0 0 0 0 0 1 VN011: Cà Mau 1 0 0 0 0 0 0 1

Ghi chú: A1 Loài bị đe doạ toàn cầu; A2 Loài phân bố hẹp; A3 Loài giới hạn trong một vùng địa sinh

học: I Vùng địa lý sinh học rừng n đới Trung Quốc - Himalaya, II Vùng địa lý sinh học rừng á nhiệt đới Trung Quốc - Himalaya, III Vùng địa lý sinh học rừng ẩm nhiệt đới Đ ng Dương, IV Vùng địa lý sinh học rừng kh Nhiệt đới Indo-Malayxia; V Vùng bình nguyên Indo-Gangetic

Từ bảng 3 cho thấy so với các VCQT trong khu vực Nam Bộ, VQG Tràm Chim có số lượng loài thuộc tiêu chí A1 nhiều nhất với 15 loài so với các VCQT khác Trong số đó ngoài VCQT

U Minh Thượng có 9 loài thuộc phân hạng A1, các VCQT khác chỉ có từ 1 đến 4 loài Đối với tiêu chí A2, các VCQT ở khu vực này không có các loài đặc hữu phân bố hẹp

Tiêu chí A4 là một trong những tiêu chí quan trọng đối với việc xác định các VCQT ở khu vực Nam Bộ: VQG Tràm Chim có 3 loài, chỉ đứng sau U Minh Thượng (6 loài) Các VCQT khác hầu như chỉ có 1 loài chim sống thành tập đoàn có số lượng vượt ngưỡng 1% quần thể tại các VCQT của Việt Nam, có 2 VCQT không có loài nào là: Hà Tiên (Kiên Giang) và Láng Sen (Long An) Như vậy, VQG Tràm Chim là một trong số các VCQT có ý nghĩa bảo tồn lớn trong hệ thống các VCQT ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam

Trang 7

III KẾT LUẬN

VQG Tràm Chim có 35 loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn, trong đó:17 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 16 loài được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2014) và Sách Đỏ Châu Á BirdLife (2006); 6 loài được ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 17 loài được ghi trong Công ước về buôn bán các Loài hoang dã bị đe dọa (CITES, 2009) và có 8 loài nằm trong Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về các loài chim nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ

Khu hệ chim ở VQG Tràm Chim mang tính chất của vùng khô nhiệt đới Indo – Malayxia VQG Tràm Chim là một trong số các VCQT có ý nghĩa bảo tồn quan trọng trong hệ thống

các VCQT ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. BirdLife International, 2006 Threatened birds of the world Lynx Edocions and BirdLife

International, Barcelona

2. Bộ khoa học và công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007 Sách Đỏ Việt

Nam (phần I Động vật) Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội

3. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006 Nghị định số

32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2013: Nghị định số 160/2013/ NĐ-CP về tiêu chí

xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh lục loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo vệ

5. CITES, 2009 List Species database UNEP-WCMC Species Database: CITES-Listed Species

6. IUCN, 2014 IUCN Red List of Threaend species, Cambridge, UK and Grand: IUCN

Downloaded on 11 March 2014

7. Tordoff A W., 2002 Sách hướng dẫn các Vùng Chim quan trọng ở Việt Nam - Các khu vực

bảo tồn trọng yếu Hà Nội: Chương trình BirdLife Quốc tế tại Đông Dương và Viện Sinh

thái và Tài nguyên sinh vật

THE IMPORTANCE OF THE BIRD FAUNA OF TRAM CHIM NATIONAL PARK,

TAM NONG DISTRICT, DONG THAP PROVINCE

Do Thi Nhu Uyen

SUMMARY Tram Chim National Park is considered as an important bird area – the essential conservation site, and is one of five RAMSAR sites in Viet Nam There are 35 rare bird species recorded in the park, including 17 species listed as rare and threatened species in Vietnam‟s Red Book (2007), 16 species listed in the IUCN Red List (2014) and the Asia‟s Red Book of Birdlife (2006), 6 species listed in the Governmental Decree No 32/2006/NĐ-CP; 17 species listed

in the CITES appendicies (2009), 8 species listed in the Governmental Decree

No 160/2013/NĐ-CP In comparison to other bird sites in the South of Vietnam, Tram Chim National Park is a site with the highest numbers of species (15) in the group of Globally threatened species (A1) in South of Viet Nam Moreover, there are 3 bird species listed in Congregations (Group A4) These data indicated that Tram Chim National Park is one of the most important bird areas and essential conservation sites in Viet Nam

Ngày đăng: 09/05/2021, 09:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w