1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Căn cứ nhiễm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYEN NGANH: LUẬT KINH TE

CAN CỨ MIEN TRÁCH NHIỆM DO VI PHAM HOP DONG TU THUC TIEN XET XU TAI TOA AN NHAN DAN THANH

PHO HAI PHONG

NGUYEN TH] THANH THUY

HA NOI - 2019

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NOI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CĂN CU MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHAM HỢP DONG TỪ THỰC TIEN XÉT XỬ TAI TOA ÁN NHÂN DÂN THÀNH

PHÓ HẢI PHÒNG NGUYÊN THỊ THANH THỦY CHUYEN NGÀNH: LUẬT KINH TE MA SO: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC TS LÊ ĐÌNH NGHỊ

HÀ NOI - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn “Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hop đồng từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hai Phong”

Xin cam đoan:

- Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả.

- Luận văn được thực hiện độc lập dưới sự hướng dẫn của TS Lê Dinh Nghị - Những thông tin, số liệu, bản án được trích dẫn trong luận văn đầy đủ, trung thực, có nguồn gốc TÕ rang.

- Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong các

luận văn khác.

Ha Nội, ngày tháng năm 2019Xác nhận của GVHD Tác giả luận văn

TS Lê Đình Nghị Nguyễn Thị Thanh Thúy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tat cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học Luật Kinh tế - Trường Đại học Mở Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này.

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Đình Nghị đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn Thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đê tài.

Tôi cũng xin gửi lời cam ơn đến các Thay, cô Khoa dao tao Sau đại học — Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các bạn học

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CĂN CỨ MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHAM HỢP DONG

1.1 Khái quát chung về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồn,

1.1.2 Đặc điêm của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ hợp.

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.1.4 Khái niệm, đặc điểm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 13 1.2 Ý nghĩa của quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam 14 1.3 Phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 15 1.4 Khái quát sự phát triển quy định pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 16

1.4.1 Giai đoạn đầu tiên

1.4.2 Giai đoạn thứ hai 1.4.3 Giai đoạn thứ ba.1.4.4 Giai đoạn thứ tư

Kết luận chương 1 21 CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐÔNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 3122 2.1 Miễn trách nhiệm trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng 22

2.1.1 Khái niệm sự kiện bat khả kháng

2.1.2 Điều kiện dé sự kiện là sự kiện bất khả khang

2.1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bat khả kháng

2.2 Miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyền 37

Trang 6

2.2.1 Quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền

2.2.2 Các trường hợp được miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyêt định của

cơ quan nhà nước có thâm quyền

2.3 Miễn trách nhiệm do bên có quyền có lỗi 2.3.1 Lỗi trong trách nhiệm dân sự

2.3.2 Các trường hợp miễn trách nhiệm do bên có quyên có lỗi 2.4 Thỏa thuận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Kết luận chương 2 49 CHƯƠNG 3: CĂN CỨ MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐÒNG TỪ THUC TIEN XÉT XỬ TẠI TOA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHO HAI PHÒNG - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SÓ KIÊN NGHỊ

3.1 Thực trạng việc miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng từ thực xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.

3.1.1 Những kết quả đạt được khi giải quyết tranh ch

trách nhiệm do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng 53

trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trên địa bàn Thành phó Hải Phòng 3.1.3 Nguyên nhân tồn tại của những hạn ché, bất cập trong việc giải quyết các vụ việc miễn trách nhiệm do vi phạm hop đồng trên địa bàn Thành phố Hải

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 61 3.2.1 Đánh giá chung về việc áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước 62 3.2.2 Nội dung kiến nghị hoàn thiện các quy định về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

3.2.3 Kiến nghị về việc tổ chức thực hiện pháp luật.

Kết luận chương 3 71 KẾT LUẬN 72

Trang 8

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường ngày một lớn mạnh và có tác động vô cùng mạnh mẽ tới các mối quan hệ của xã hội Và trong xã hội loài người thì lại luôn có những sự liên kết, ràng buộc, hỗ trợ hay hợp tác với nhau dé phat triển Và nếu như con người thực hiện các hoạt động của mình một cách đơn lẻ, không có sự hợp tác hay trợ giúp lẫn nhau có điều kiện thì sẽ không có những bản hợp đồng thỏa thuận Tuy nhiên điều đó lại không thể xảy ra vì con người luôn luôn tồn tại cùng

với xã hội loài người.

Từ khi Đảng và nhà nước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế quan liêu bao cấp cũ chuyền sang xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phan, vận hành với cơ chế

thị trường cùng sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa Và đặc biệt

là khi đất nước chuyền sang nền kinh tế thị trường kết hợp với sự gia nhập WTO thì các quan hệ kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ Ngày một nhiều hơn những phiên giao dịch, những hợp đồng nhằm ràng buộc giữa các bên ký kết hợp tác với nhau Theo đó là hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng này.

Đi sâu hơn vào lĩnh vực hợp đồng thì mối quan tâm vô cùng lớn mà các bên giao kết với nhau sẽ vô cùng quan tâm đó là vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Thế nhưng hệ thống các quy định pháp luật xoay quanh vấn đề hợp đồng nói chung hay miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều bat cập, vướng mắc Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là còn nhiều quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng còn chung chung, sơ sài và thiếu đi sự chỉ tiết Hay sự không đồng nhất giữa các văn bản pháp luật với nhau về van dé này Từ đó dẫn đến nhiều vụ tranh chấp về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kéo dai, mãi chưa giải quyết xong Trên cơ sở tìm hiểu những nguyên nhân đó, cần đưa ra những phương hướng dé khắc phục, hạn chế tình trạng nói trên diễn ra.

Chính vì thế, xuất phát từ các bất cập còn gặp phải trong quá trình thực thi pháp luật về vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, từ tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng, quá

Trang 9

trình thực hiện hợp đồng cũng như việc xử lý lỗi của các bên din đến việc vi phạm hợp đồng được hiệu quả; với mong muốn được xem xét, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật trên thực tế, góp phần làm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; tôi xin chọn đề tài: “Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian qua, các công trình nghiên cứu về các nội dung của pháp luật ét Nam được thực hiện khá nhiều Có miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ở Vi

thé kể đến một số công trình nghiên cứu về các nội dung trong miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng như sau:

“Những vấn dé về miễn trách nhiệm bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp dong theo pháp luật Việt Nam” Luận văn thạc sĩ Luật học của tác gia Khúc Thị

Trang Nhung năm 2014.

“Thoả thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng” Luận

văn của tác giả Hoàng Thu Trang năm 2016.

“Loại trừ trách nhiệm boi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hop dong theo pháp luật Việt Nam” Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Mạnh

Linh năm 2018.

“Trách nhiệm bài thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của doanh nghiệp

theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015” Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả

Nguyễn Thị Trà năm 2017.

“Trách nhiệm bi thường thiệt hại theo hợp đồng - Một số van dé lý luận và thực tiễn” bài trích từ “Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội,Số 03/2005”,

trang 44 - 47.

Theo đó cho thấy, dé tài nghiên cứu trên có ý nghĩa rất quan trọng, như một nguồn tư liệu quý giá cho tôi có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu luận văn này Tuy nhiên phần lớn đều chưa chạm tới vấn đề miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà chỉ dừng ở mức chung hơn là trách nhiệm thiệt hại hay miễn trách

Trang 10

nhiệm thiệt hại do vi phạm hợp đồng Do vậy nên việc nghiên cứu về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật hiện hành sẽ là nguồn tư liệu lớn cho tôi trong việc đánh giá các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Do đó, luận văn này vẫn được thực hiện trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu những quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật hiện hành dé rút ra những bat cập trong quá trình thi hành các quy định đó trên thực tế, đồng thời có những kiến nghị về việc thay đổi các quy định dé có tính khả thi hơn 3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu cúa đề tài

Đối tượng nghiên cứa của dé tài: là những van đề lý luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật hiện hành và thực tiễn ở thành phó Hải Phòng.

Pham vi nghiên cứu của dé tài: là các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Các ví dụ thực tiễn, một số phân tích và liên hệ với các quy định của pháp luật các nước khác đẻ từ đó có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn các quy định và thực tiễn thực hiện các quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tại Việt Nam Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005, ngoài ra còn đối chiếu và so sánh với Bộ luật Dân sự 2005, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các hợp đồng trong hoạt động thương mại và không áp dụng đối với các loại hợp đồng dan sự, lao động Bên cạnh đó, luận văn còn góp phần còn tìm hiểu một cách tổng thể sự phát triển của các quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng từ bộ cỏ luật đến nay Qua đó

pháp lu:

có thé thấy được sự phát triển hoàn thiện pháp luật dé từ đó hoàn thiện hơn pháp

luật cho tương lai.

Phương pháp nghiên cứu đề tài: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở ly luận chung của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Cùng với đó là việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp mô tả, so sánh, phân tích, tong hợp, chứng minh, thống kê, Qua đó làm sáng tỏ những van đề nghiên cứu trong đề tài.

Trang 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của dé tai là làm sáng tỏ lý luận cơ bản và thực trạng pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trên địa bàn thành phó Hải Phòng Đồng thời, dựa trên phân tích, đánh giá các quy định pháp luật cũng như thực trạng của vấn đề về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng rồi rút ra những ưu điểm, hạn chế của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Hơn nữa, tác giả còn phân tích trên thực tiễn giải quyết tranh chấp về các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, qua các vụ việc thực tế tại thành phố Hải Phòng Và dé thực hiện được mục đích

trên, luận văn sẽ đi làm những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, luận giải những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng như: khái niệm, nội dung, vai trò,

Thứ hai, phân tích và đánh giá khách quan các quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng như thực tiễn áp dụng Từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế cần được sửa đổi của pháp luật.

Thứ ba, qua việc đánh giá những quy định của pháp luật khi đi vào thực tiễn thực tế, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, nâng cao hiệu quả của các quy định đó khi áp dụng trên thực tế. 5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài này mang lại một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:

Ý nghĩa về mặt khoa học: luận văn nghiên cứu một cách toàn diện và đầy đủ về các vấn đề liên quan đến chế định miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; những quy định còn bat cập, những điểm bất hợp lý còn tồn tại trong các quy định đó đối với ệc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng, từ đó đưa ra một số kiến nghị dé sửa đồi về vấn dé này.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn: việc phân tích các quy định pháp luật hiện hành về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và thực tiễn thực hiện các quy định này có ý nghĩa góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch khi làm luật và áp dụng luật; đồng thời cũng góp phần giúp cho bản thân có những cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về thực trạng của pháp luật để có những phương án tư van cho

Trang 12

khách hàng sao cho hợp lý trong quá trình làm việc sau này.

6 Cơ cấu của luận văn

Nội dung luận văn được phân bổ theo bố cục gồm ba chương như sau: Chương 1: Một số van đề lý luận chung về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Chương 2: Các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định

của pháp luật Việt Nam.

Chương 3: Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng — Thực trạng và một số kiến nghị.

Trang 13

_ CHUONG 1 ¬ MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CĂN CU MIEN TRACH NHIEM DO VI PHAM HOP DONG 1.1 Khái quát chung về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp dong

1.1.1.1 Khai niệm trách nhiệm dan sự

Trong ngôn ngữ hàng ngày, thuật ngữ “trách nhiệm” được dùng khá phổ biến với nhiều nghĩa khác nhau theo cả hai nghĩa, tích cực và tiêu cực Nghĩa tích cực là mối quan hệ pháp luật về nghĩa vụ, nói đến điều pháp luật yêu cầu phải làm trong hiện tại hay tương lai “Trách nhiệm” theo nghĩa tiêu cực, tức là nói đến hậu quả bat

lợi phải gánh chịu do có hành vi vi phạm pháp luật.

Theo từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm có thể được hiểu theo hai nghĩa, một là “Phan việc giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phan hậu quá", hai là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo dam đúng dan, nếu sai trái thì phải gánh chịu phân hậu qua” Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì: “Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự, nhằm bù dap về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị thiệt hại ”.

BLDS Việt Nam 2015 không có một điều khoản nào định nghĩa về TNDS

mà chỉ quy định cụ thê các loại TNDS được áp dụng trong những trường hợp cụ

thể Có quan điểm cho rằng đó là một loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án hoặc chủ thể khác được phép áp dụng đối với các chủ thé vi phạm pháp luật dân sự Tuy nhiên, đâu là khái niệm và những đặc trưng cho TNDS hiện nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học pháp lý Nhưng tựu chung lại, có thể hiểu TNDS là hậu quả bắt lợi về vật chất mà bên vi phạm nghĩa vụ đân sự phải gánh chịu, là một chế tài dân sự mà căn cứ phát sinh của nó là sự vi phạm một trong hai nội dung của quan hệ pháp luật dân sự (quyền hoặc nghĩa vụ) và dù được hiểu theo nghĩa nào thì có thể thấy TNDS mang một số đặc điểm sau:

Trang 14

Thứ nhất, TNDS mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung Nó là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật, là biện pháp cưỡng chế của nhà nước áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật và được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là trong BLDS 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Việc áp dụng TNDS được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước Đó là chế tài được áp dụng đối với chủ thé có hành

vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai, căn cứ dé áp dụng TNDS là phải có hành vi vi phạm pháp luật Đó có thể là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hay vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng đã được ký kết

và có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba, khi TNDS được áp dụng bao giờ nó cũng mang lại những hậu quả

bất lợi đối với bên vi phạm, đó là những hậu quả bất lợi về mặt tài sản đối với bên

vi phạm Bởi, khi có hành vi vi phạm pháp luật, thiệt hại gây ra thường là những

thiệt hại về tài sản Ngay cả khi thiệt hại gây ra là thiệt hại về tỉnh thần thì để bù đắp cho những tốn thất tinh thần đó, cũng chỉ có thể được thực hiện bằng việc bù dip vé mặt tài sản Việc áp dụng TNDS nhằm bù dip những ton thất về mặt vật chất mà

người bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật của người có hành vivi phạm gây ra.

1.1.1.2 Khái niệm trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự và là một hình thức chế tài do Nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong một hop đồng dân sự Giống như TNDS nói chung, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng cũng xuất phát trên cơ sở có hành vi vi phạm các cam kết, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Tuy nhiên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng lại bao hàm nội dung riêng không giống với các loại TNDS khác Đó là việc khi mà

các cá nhân, pháp nhân buộc phải thực hiện TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp

đồng thì hoặc (1) các chủ thể này buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và (2) các chủ thé này buộc phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản cho các chủ thé bị vi phạm.

Trang 15

1.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng

Có thể phân tích TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng dưới các đặc điểm sau:

Thứ nhất, TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là chế tài dân sự TNDS luôn thể hiện hình thức cưỡng chế của nhà nước Nhà nước quy định trách nhiệm nhằm buộc các bên tham gia giao dịch dân sự nếu vi phạm các cam kết sẽ phải gánh chịu các chế tài theo quy định của pháp luật Tính cưỡng chế trong pháp luật dân sự được thể hiện thông qua việc cơ quan thâm quyền dựa trên cam kết và thỏa thuận của các bên trong hợp đồng Quyết định mang tính chế tài của cơ quan Nhà nước có thấm quyền sẽ buộc bên vi phạm chịu trách nhiệm đền bù thiệt hai cho bên bị vi phạm Việc đưa ra các biện pháp chế tài nhằm ồn định các quan hệ hợp đồng dân sự.

Thứ hai, TNDS do vì phạm nghĩa vụ trong hợp đồng áp dụng đối với chủ thể vi phạm hợp đồng.

Nếu như trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật thì trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng lại áp dụng đối với các chủ thể vi phạm các cam kết, thỏa thuận liên quan đến hợp đồng hay nói cách khác là vi phạm các quy định của pháp luật dân sự liên quan đến hợp đồng Theo quy định của BLDS 2015, các cam kết trong hợp đồng dân sự có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng và cá nhân hoặc pháp nhân

chịu TNDS theo quy định của pháp luật dân sự.

Nếu một chủ thể không bị coi là vi phạm pháp luật dân sự nói chung và hợp đồng nói riêng thì đương nhiên họ sẽ không phải chịu TNDS TNDS chỉ phát sinh khi có sự vi phạm hay không là một việc làm quan trong và cần thiết dé xác định một chủ thể có vi phạm pháp luật dân sự hay không và có bị áp dụng chế tài dan sự hay không TNDS là trách nhiệm của chủ thẻ vi phạm pháp luật, bị áp dụng các chế

tài do pháp luật quy định.

Thứ ba, TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng được thực hiện bởi co quan nhà nước có tham quyền trong phạm vi pháp luật cho phép.

Đây là đặc điểm mang tính hướng dẫn của pháp luật dân sự đối với các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật dân sự Sẽ chỉ có cơ quan Nhà nước có thắm quyền

Trang 16

theo quy định của pháp luật thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự cũng như đưa ra phán quyết về việc chủ thể nào sẽ phải chịu TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng Đặc điểm này có thể được hiểu là việc bắt buộc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng dân sự phải chịu TNDS và việc phán quyết sẽ do cơ quan Nhà nước có thảm quyền đảm trách.

Trong một vụ án dân sự, việc thụ lý, quy kết TNDS cho các bên tham gia vào giao dịch dân sự sẽ do Tòa án nhân dan các cấp có thâm quyền quyết định Sau khi có quyết định cuối cùng của tòa án, việc yêu cầu các bên đương sự thực hiện ding trách nhiệm dân sự của mình sẽ do cơ quan thi hành án cấp tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật Khác với các quyết định của hình sự đo cơ quan công an thực hiện hình phạt, các quyết định dân sự thường phụ thuộc nhiều vào cơ quan thi hành án và thường không mang tính cưỡng chế cao Việc quy định chỉ có cơ quan Nhà nước có thâm quyền mới có thẩm quyền phán quyết và đưa ra các biện pháp áp dụng có liên quan đối với TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng cho thấy tính chất tối cao và nghiêm khắc của các quy định pháp luật dân sự.

Thứ tư, TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mang tính chất tài sản

Về bản chất, các quan hệ pháp luật dân sự chủ yếu là các quan hệ mang tính chất tài sản và quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản Ví dụ, các quan hệ hop đồng mua bán, tặng cho Tính chất tài sản trong thể hiện ở việc khi chủ thể vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu cho người khác thì Tòa án buộc bên vi phạm phải bồi thường bằng chính tài sản của mình cho bên bị vi phạm Nguyên tắc của TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đân sự là nguyên tắc chịu trách nhiệm bằng tài sản mà không có hình thức thay thé.

Tinh chất tài sản trong TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thé hiện qua việc chủ thé, bằng tài sản của mình, bồi thường tương ứng về giá trị thiệt hại do hành vi của chủ thể đó gây ra Trách nhiệm bồi thường bằng tài sản hoặc giá trị vật chất là bắt buộc và là một đặc điểm của pháp luật dân sự Đặc điểm này bảo đảm TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng luôn luôn được giải quyết bằng tài sản và giúp phân biệt với trách nhiệm pháp lý khác mà đặc điểm thực hiện hoặc áp dụng

Trang 17

chế tài không mang tính chất tài sản.

Một đặc điểm rất quan trọng của TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về tài sản kể cả trong trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng nhưng chưa gây ra một thiệt hại nào về tài sản, nhưng đã bị áp dụng các chế tài về tài sản (phạt tiền đặt cọc) Đặc điểm này khác biệt so với trách nhiệm do có hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là trách nhiệm của chủ thé giao kết hợp đồng, nhưng lại không thực hiện đúng các cam kết hợp pháp TNDS ngoài hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, các quyền nhân thân khác Vì vậy, TNDS ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải xác định điều kiện lỗi Còn TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng yếu tố lỗi là suy đoán Tuy nhiên, cần phải khẳng định, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quyên, lợi ích hợp pháp của chủ thé giao kết hop đồng, thì chủ thé vi phạm hợp đồng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Có thể kết luận: TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Chủ thé có nghĩa vụ đã không thực hiện một nghĩa vy phát sinh từ hợp đồng Chủ thé có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết, điều này gây thiệt hại cho chủ thé có quyền trong hợp đồng thì chủ thé vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng vì hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các chủ thẻ liên quan đến tài sản trong một xã hội nhất định Đồng thời, hợp đồng cũng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là: Bên giao kết sẽ thống nhất ý chí và sẽ bị ràng buộc trong một mối quan hệ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của bên có quyền trong hợp đồng Thông qua hợp đồng dân sự các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải thực hiện trong hợp đồng Khi các bên vi phạm các thỏa thuận này sẽ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

TNDS do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng theo đó được hiểu là việc bên vi phạm hợp đồng phải chịu TNDS bởi những hành vi vi phạm những nội dung đã

Trang 18

cam kết trong hợp đồng Việc vi phạm hợp đồng dân sự sẽ làm phát sinh TNDS của một trong hai bên tham gia vào hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng Mà nghĩa vụ bị vi phạm trong trường hợp này có thể là nghĩa vụ chính hoặc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Trong đó, nghĩa vụ chính được hiểu là nghĩa vụ tương ứng với từng chủ thé trong hợp đồng.

1.1.3 Khái niệm, đặc điểm miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Miễn trách ni do vi phạm hợp đồng hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể nào đề cập chỉ tiệt về vấn đề này, tuy nhiên có thể hiểu miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một bên sẽ không phải chịu trách nhiệm về hợp đồng đã ký kết mặc dù hợp đồng không được thực hiện đến cuối cùng vì một lý do nào đó Và khi Ấy, bên không thực hiện hợp đồng sẽ được miễn, không phải bồi thường thiệt hại, không bị phạt hợp đồng, cũng như không bị các hình phạt khác ngoại trừ trách nhiệm trả lãi cho số tiền nợ cho đến lúc tìm ra lý do miễn trách nhiệm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng được xem là những biện pháp chế tài nghiêm khắc của nhà nước dùng dé áp dụng cho các chủ thể có hành vi vi phạm quyên và lợi ích của các chủ thể khác trong hợp đồng dân sự, trên nguyên tắc mọi hành vi vi phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong hợp đồng dân sự, trên nguyên tắc mọi hành vi gây thiệt hại trái luật đều bị xử lý nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay bị phạt hợp đồng cho bên còn lại Nếu trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là theo thỏa thuận giữa các chủ thé tham gia hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế tài bắt buộc mà Nhà nước đã áp dụng cho các chủ thể vi phạm Chế tài phạt hợp đồng không mang tính bắt buộc hoàn toàn như bồi thường thiệt hại mà nó có thể có hoặc không, do các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thỏa thuận Trong một số trường hợp thiệt hại phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì quyền yêu cầu bồi thường cũng có thé được các bên loại bỏ ngay từ lúc giao kết hợp đồng bằng con đường thỏa thuận về miễn TNDS và vấn đề phạt hợp đồng hay không cũng sẽ được thỏa thuận theo đó,

Trang 19

đa phần là có trừ các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Như vậy, khi xuất hiện trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thì trong một số trường hợp nhất định sẽ dẫn đến việc miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng là việc các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà theo đó bên chủ thé vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng hay các hình phạt khác cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, do thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm đó.

Có thê thấy một số đặc điểm của miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng như sau:

Thứ nhất, đây là ý chi của nhà nước thé hiện dưới dang các quy phạm pháp luật cho phép một chủ thể không bị áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong một sé trường hợp.

Thứ hai, sự vì phạm này xuất hiện trong sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt mới dẫn đến bên vi phạm được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm.

Thứ ba, việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại này không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn tư cách chủ thể chịu trách nhiệm của bên vi phạm (còn trách nhiệm khác) Khi rơi vào trường hợp miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì họ sẽ phải chứng minh vì sao mình được áp dụng quy định loại trừ này tuy nhiên trách nhiệm trả lãi cho số tiền nợ cho đến lúc tìm ra lý do miễn trách nhiệm sẽ không được miễn.

Tóm lại, miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng và các hình thức phạt khác cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì hậu quả xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm đó Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trách nhiệm dé trốn tránh TNDS.

Trang 20

Tuy nhiên, vấn dé này chưa được pháp luật dân sự quy định cụ thé và toàn diện dẫn tới việc áp dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất 1.1.4 Khái niệm, đặc điểm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1.1.4.1 Khái niệm căn cứ miễn trách nhiệm do vỉ phạm hợp đồng

“Căn cứ" là những sự việc đã xảy ra và dùng nó dé làm tiền dé, cơ sở cho việc lập luận hay đưa ra ý kiến của mình nhằm thuyết phục người khác về vấn đề

nao đó.

Căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là đưa ra những lập luận những tình tiết về sự việc đã xảy ra mà pháp luật cho phép dé rồi từ đó được hưởng miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật Hành vi phạm hợp đồng này được pháp luật “cho phép” khi phát sinh những rủi ro xuất phát từ hành vi này Theo đó, căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là việc bên chủ thé vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng và các hình thức phạt khác cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì hậu quả xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định (căn cứ) mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm đó.

1.1.4.2 Đặc điểm căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm họp đồng

Có thể thấy một số đặc điểm của căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng như sau:

Thứ nhất, phải là sự việc xảy ra trong khoảng thời gian sau khi ký kết hợp đồng đến khi có những rủi ro xảy ra phát sinh tranh chấp.

TInt hai, những căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng phải được sự thỏa thuận của các bên và được ghi nhận trong hợp đồng, trong trường hợp các bên không quy định cụ thé về vấn dé này thì sẽ áp dụng theo các quy định của pháp luật

hiện hành.

Thứ ba, bên có hành vi vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải chứng minh mình không có lỗi Nếu không chứng minh được, bên vi phạm coi như là có lỗi và phải chịu các chế tài do pháp luật quy định.

Về bản chất, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tổ lỗi của bên vi phạm Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng

Trang 21

hợp đồng Nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi và ngược lại, nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình.

1.2 Ý nghĩa của quy định pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

theo pháp luật Việt Nam

Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một chế định có ý nghĩa quan trọng Nó không chỉ bảo đảm quyên lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trách nhiệm dé trồn tránh TNDS Với tính chất là không áp dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại với các bên không có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Quy định về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mang lại nhiều ý nghĩa trên thực tiễn.

Thứ nhất, miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giúp bảo vệ quyền của bên không có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Như vậy, trong BLDS 2015 và LTM 2005 việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi Với tính chất là sự bù đắp lại những thiệt hại vật chất cho bên có quyền trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình Do đó miễn trách nhiệm bồi thường đã bảo vệ lợi ích bên có nghĩa vụ tuy không thực hiện đúng nghĩa vụ nhưng không có lỗi trong việc không thực hiện đó Với ý nghĩa trên, các bên tham gia hợp đồng sẽ yên tâm hơn khi tham gia vào quan hệ đó, bởi vì với những nguyên nhân ngoài ý thức chủ quan của bên có nghĩa vụ như sự kiện bất khả kháng hay theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyên thì việc quy định miễn trách nhiệm bồi thường có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng.

Thứ hai, có tính chất ngăn ngừa những vi phạm do hành vi của bên có quyền gây ra Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp bên có quyền cũng có nhiều hành vi cố tình cản trở, xâm phạm tới quyền, lợi ích của bên có nghĩa vụ và không tận tâm thiện chí trong việc thực hiện hợp đồng Nếu bên có nghĩa vụ không được bảo vệ quyền lợi bằng các thiết chế cần thiết khác thì rất khó trong việc thực hiện hợp đồng Chính vì vậy, chế định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, đặc biệt là quy định về miễn trách nhiệm trong trường hợp bên có quyền hoàn toàn có

Trang 22

lỗi có một ý nghĩa quan trọng như vậy Nhiều trường hợp, nghĩa vụ không được thực hiện, hoặc không thể thực hiện được là do bên có quyền cản trở, không tận tâm thiện chí trong việc thực hiện Do đó, nếu không quy định việc loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì sẽ dẫn đến quyền lợi của bên có nghĩa vụ

không được bảo đảm.

Thứ ba, có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ Nhà nước quản lý trật tự trong các giao kết dân sự và thương mại được vững chắc hơn, góp phần ồn định các quan hệ này Nếu không có quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, sẽ dẫn đến nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra nhưng không phải do lỗi của bên có nghĩa vụ mà do lỗi của bên có quyền, do trường hợp bat khả kháng, hoặc do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Chính vi vậy, rất khó có thể ồn định được quan hệ, làm cho người có nghĩa vụ tâm phục, khẩu phục trong việc bồi thường, bởi lẽ thực tế họ không có lỗi trong việc không, để xảy ra nghĩa vụ.

1.3 Phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt | Trách nhiệm bồi thường thiệt

Tiêu chí : 2hai do vi phạm hợp đông hai ngoài hợp đồngLà loại trách nhiệm dân sự mài

theo đó người đó có hành vi vi

phạm nghĩa vụ theo hợp đồng| Tính chất |gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bôi thường những tồn thất mình gây|

La loại trách nhiệm dân sự chỉđặt ra khi có thiệt hại người có

trách nhiệm bồi thường phải bồi

thường thiệt hại đó.

Do có sự vi phạm những thao| aeCo sở phát = * _ _|Do sự vi phạm pháp luật của một|

thuận đã có trong hợp dong cua} -sinh Ace lbên

Imột bên.

Cac bên thỏa thuận đặt ra các

Điều kiện phár|điều kiện phát sinh có thể bao sinh trách |gồm đầy đủ những điều kiện như nhiệm lbên vi phạm hợp đồng không có

lỗi phải bồi thường thiệt hại.

(Có thiệt hại xảy ra, có lỗi, có| hành vi trái pháp luật, có mối|

quan hệ nhân quả những hành vitrái pháp luật và hậu quả xảy ra.

Trang 23

La người có hành vi trái pháp|luật; hoặc người khác như cha,

# Là bên tham gia hợp đồng mà c5 _ Sài

Chủ thê chịu 1 "an a „„ Imẹ của người chưa thành niên,2 _ không thê áp dụng với người thứ| Số: „.Šễ # atrách nhiệm N người giám hộ đôi với người

a h

giám hộ, pháp nhân đôi vớiIngười của pháp nhan, Boi thường toàn bộ thiét hại xảy

Mức bồi thường thiệt hại chỉ có thê được giảm trong một số|

trường hợp đặc biệt như: ngườigay thiệt hại c‹

hai xảy ra quá lớn so với khả

Mire bồi |Có thé thấp hơn hoặc cao hơn

thường — |múc thiệt hại xảy ra.

lỗi vô ý và thiệt

năng kinh tế trước mắt và lâu dài

lcủa họ.

1.4 Khái quát sự phát triển quy định pháp luật Việt Nam về miễn trách nhiệm đo vi phạm hợp đồng

Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có quá trình hình thành và phát triển gan liền với quá trình và sự phát triển của hệ thống pháp luật Tuy nhiên, phải đến thời kỳ hiện đại, khi mà bộ máy nhà nước cũng như các chế định pháp luật đã hoàn thiện, đồng bộ, có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, quản lý xã hội bằng luật pháp, thì các trường hợp dé miễn trách nhiệm bồi thường, thiệt hại mới được quy định rõ ràng Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thành 03 giai đoạn chủ yếu sau:

1.4.1 Giai đoạn đầu tiên

Giai đoạn đầu tiên phải kể đến là giai đoạn của bộ Quốc triều hình luật - đây được coi là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam Bộ luật đánh dau thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê Sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông Luật Hồng Đức được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của

Trang 24

thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay, và một

trong những nội dung đó là trách nhiệm của các bên trong quan hệ pháp luật.

Chế định trách nhiéi là nét đặc sắc, độc đáo đáng quan tâm trong Luật Hồng Đức Mặc dù về tính chất, đây là Bộ luật hình sự (Quốc triều hình luật), nhưng Luật Hồng Đức chứa đựng trong đó những yếu tố khá tiến bộ trong việc điều chỉnh quan hệ phát sinh trong đời sống hàng ngày, quy định, dự liệu phong phú các trường hợp về tồn that, thiệt hại trong thực tế cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó xác định trách

nhiệm hình sự và dân sự.

Cũng chính vì vậy, có thé thấy trong các quy định của pháp luật thời phong kiến là TNDS được áp dụng mang đậm tính chất hình sự Các hành vi vi phạm dù là vi phạm hợp đồng hay vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu những hình phạt theo quy định của pháp luật Pháp luật phong kiến Việt Nam hầu như không quy định riêng về việc bôi thường thiệt hại mà cơ bản là dự liệu những chế tài hình sự để trừng phạt những kẻ đã xâm phạm tài sản hoặc nhân thân của người khác Hơn nữa,

vì mang tính hình phạt sâu sắc nên số tiền bồi thường được quy định thường rất lớn, lớn hơn nhiều lần mức thiệt hại thực tế Ví dụ, Điều 588 quốc triều hình luật (Điều

36 chương tạp luật) quy định trách nhiệm dân sự của người vay nợ phải trả nợ đúng

hạn như sau: “Mic nợ quá hạn không trả thì xử trượng, tùy nặng nhẹ, nếu con no nhất quyết không trả thì xử biém hai tư, đền gdp hai, quá niên hạn mà không đôi thi mất nợ” Đây là điểm rat khác biệt so với pháp luật của nước ta hiện nay.

Bộ luật này không chia TNDS thành TNDS trong hợp đồng và ngoài hợp đồng Các quan hệ HĐDS giữa các chủ thể được thực hiện thông qua các khế ước TNDS được quy định mang tính chất chung cho các trường hợp bat kế giữa các bên có quan hệ khế ước hay không Đặc điểm này được thể hiện rất rõ tại Điều 579 Quốc triều hình luật: “Những người nhận của ai gửi giữ súc vật và của cải mà đem dùng hay đem tiêu di thì xử phat 80 trượng và đền tiền theo như số tốn thất; nói dối là chết hay mát thì phải biém một tư và đền tiền gdp đôi; nếu mà đánh mắt thì xử phạt 80 trượng và đền theo giá tiền súc vật làm mat” Quốc triều hình luật của nhà Lê mô phỏng theo pháp luật Trung Quốc, do thời bấy giờ, pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là luật nhà

Trang 25

Đường nên có nhiều điều khoản được sao chép từ luật của nhà Đường và nhà Minh Cùng với đó là sự ảnh hưởng nặng né của tư tưởng nho giáo, các chuẩn mực về đạo đức, ứng xử trong xã hội được tôn trọng và đề cao cũng làm ảnh hưởng đến tư tưởng lập pháp thời bấy giờ Chính vì vậy TNDS thời kỳ này mang nặng tính trừng phạt chứ không mang tính bù đắp về mặt tài sản như hiện nay.

1.4.2 Giai đoạn thứ hai

Bước sang giai đoạn thứ hai, pháp luật về TNDS do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thời kỳ Pháp thuộc Ở thời kỳ này, các quan hệ pháp luật dân sự phát sinh được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau mà không phải bởi một văn bản pháp luật thống nhất trên toàn quốc Ba bộ luật tương ứng với ba miền là bộ Dân luật Giản yếu (1883) áp dụng tại Nam Kỳ; bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931) áp dụng tại miền Bắc và bộ Dân luật Trung Kỳ (1936) áp dụng tại miền Trung Tuy vậy, nhìn chung những quy định về TNDS của thời kỳ này mang đậm dau ấn của BLDS Pháp Nếu ở giai đoạn đầu, Quốc triều hình luật không có quy định nào về khế ước thì đến giai đoạn này, chế định về khế ước hay hợp đồng đã được ghi nhận trong hai bộ luật là Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung Kỳ Cùng với đó, chế định về TNDS cũng đã

được tách khỏi trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, do BLDS Pháp không phân biệt TNDS do vi phạm nghĩa vụ hợp.

đồng và TNDS ngoài hợp đồng, cho nên ở thời kỳ này TNDS được áp dụng chung cho cả các hành vi vi phạm khế ước và vi phạm pháp luật Mặc dù vậy, đây cũng được coi là điểm tién bộ của thời kỳ này so với thời phong kiến Các bộ luật thời ky này ảnh hưởng nhiều của BLDS Pháp bởi hai nguyên nhân Thứ nhất, do nước ta bị Pháp xâm lược và đô hộ, để tạm thời ôn định xã hội, thực dân Pháp đã mang pháp luật của mình áp dụng luôn vào nước ta nhằm giải quyết ngay được các yêu cầu cấp

bách của chúng Thứ hai, khi Pháp xâm lược nước ta, mục đích chính của họ là khai

thác tối đa thuộc địa phục vụ cho chính quốc chứ không có ý định nâng cao và hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta thời bấy giờ.

Trang 26

*2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thé thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bắt khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ

trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3- Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyên a

Và điểm e khoản 2 Điều 401 BLDS 1995 cũng đã quy định về trường hợp các bên có thé thỏa thuận với nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong đó có thỏa thuận về nội dung loại trừ trách nhiệm dân sự.

BLDS 1995 ra đời đã thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, góp phần làm 6n định các quan hệ xã hội Qua gần 10 năm điều chỉnh các mối quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự đã đạt được những điểm tích cực đáng chú ý, tuy nhiên bên cạnh những thành công đã đạt được, BLDS 1995 còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đôi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

1.4.4 Giai đoạn thứ tw

BLDS 2005 ra đời thay thế cho BLDS 1995 với nhiều sửa đổi, bổ sung nhất định, trong đó quy định chung về 3 trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 2 và 3 Điều 302, cụ thể:

“2 Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bắt khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường

hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3 Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền ”

Va khoản 6 Điều 402 BLDS 2005 quy định về việc 2 bên có thé thỏa thuận về nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó còn có thé hiểu là hai bên chủ thé trong hợp đồng có thé thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Đến BLDS 2015 được ban hành ngày 24/11/2015 đã có sự kế thừa từ các

quy định của BLDS 2005 và quy định theo hướng rõ ràng hơn các trường hợp được

loại trừ TNBTTH Tuy nhiên, cũng như BLDS 2005, BLDS 2015 có những điểm

Trang 27

không thống nhất với các quy định về loại trừ trách nhiệm BTTH so với Luật Thương mại 2005 Cụ thé, tại khoản 1 Điều 294 LTM 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:

“Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: 1 Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận;

2 Xay ra sự kiện bắt khả kháng

3 Hành vì vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

4 Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng ”

Có thể thay, LTM 2005 quy định 4 trường hợp được loại trừ trách nhiệm đối

với hành vi vi phạm chứ không phải 3 trường hợp như BLDS 2015.

Qua việc phân tích trên, có thể thấy sự phát triển quy định pháp luật về miễn trách nhiệm vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trải qua 3 giai đoạn phát triển chính và có sự thay đổi, hoản thiện rõ rệt Việc này cho thấy sự chú trọng của các nha làm luật qua các thời kỳ lich sử khác nhau, các quy định về van dé này luôn được quan tâm và có sự kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và những quy định về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nói riêng.

Trang 28

Kết luận chương 1

Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm đã gây ra cho bên bị vi phạm Bản chất của việc thực hiện trách nhiệm là việc bên có quyền yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ phải đền bù, khắc phục những hậu quả do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng gây ra Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bat kể trường hợp nao vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải thực hiện chịu trách nhiệm Chính vì vậy, khi tiến hành giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quan hệ hợp đồng chúng ta cần phải xem xét đến những trường hợp được miễn trách nhiệm hại do vi phạm hợp đồng Do đó, miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được hiểu là bên vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng không bị buộc phải bù đắp những thiệt hại gây ra cho bên có quyền do họ không có lỗi trong việc không thực hiện các nghĩa vụ đó.

Việc quy định về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có ý nghĩa vô cùng lớn trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh đối với các chủ thé tham gia quan hệ hợp đồng Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một trong những chế định pháp lý quan trong trong lịch sử pháp luật dân sự của các quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam, Pháp luật về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ở 2 thời kỳ cổ đại và trung đại còn mang yếu té tự phát Phải đến thời kỳ hiện đại, khi mà bộ máy nhà nước cũng như các chế định pháp luật đã hoàn thiện, đồng bộ, có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm hình sự, hành chính, quản lý xã hội bằng luật pháp, thì các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mới được quy định

Tõ rang.

Tổng kết lai, trong nội dung Chương I, tác giả đi vào phân tích dé hoàn thiện khái niệm miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của quy định này Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu để chỉ ra ý nghĩa của quy định liên quan đến vấn đề này cũng như các giai đoạn hình thành và phát triển.

Trang 29

CHƯƠNG 2

CÁC CĂN CỨ MIỄN TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP DONG QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT

VIỆT NAM

Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao gồm: trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Những căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm:

- Miễn trách nhiệm trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiệt bất khả kháng.

- Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng khi thực hiện quyết định của cơ quan nha nước có thẩm quyền.

- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

- Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận của hai bên.

Quy định của pháp luật đã quy định rõ các trường hợp như vậy, tuy nhiên

trên thực tiễn thực hiện hợp đồng vẫn gây ra nhiều tranh cãi và nhiều quan điểm trái chiều về van dé này Bởi vậy tại chương hai của luận văn, tôi xin đi sâu, phân tích các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và đưa ra một số ví dụ thực tiễn tranh chấp để dẫn đến một cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về vấn đề này.

2.1 Miễn trách nhiệm trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bat kha kháng

2.1.1 Khái niệm sự kiện bắt khả kháng

Bat khả kháng hay điều kiện bat khả kháng (từ tiếng Pháp: force majeure dé chỉ "hiệu lực/sức mạnh lớn hơn") là một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự kiện hay tình huống bắt thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất,

Trang 30

phun trào núi lửa), địch họa v.v xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của

hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng Từ định nghĩa trên có thé thấy, sự kiện này xảy ra không phải do lỗi của bat kỳ bên nào, mà hoàn toàn ngoài ý muốn và các bên không thé dự đoán trước, không thé tránh và khắc phục được dẫn đến việc không thẻ thực hiện được hay không thể thực hiện đúng, đủ, trọn vẹn nghĩa vụ của mình; từ đó mà bên chịu sự cố này có thé loại trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng hoặc khắc phục bằng cách kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Sự kiện bat khả kháng có thé do thiên tai: sóng thần, bão lụt, động dat, Yếu té thiên tai được áp dung, và coi là sự kiện bat khả kháng rat phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới Sự kiện bat khả kháng cũng có thể là những sự kiện trong xã hội: chiến tranh, bạo loan, hay những quyết định chính trị, thay đổi pháp luật Và ở Việt Nam những hiện tượng xã hội này cũng có thé coi là sự kiện bat khả kháng Tuy nhiên ở trên thế giới thì cách hiểu và thừa nhận những sự kiện xã hội là sự kiện bat khả kháng lại rất đa dang và phong phú.

Ở Australia thì pháp luật nước này quy định việc không thực hiện hợp đồng trong các trường hợp bắt khả kháng không bị coi là hành vi phạm và do đó sẽ không có việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Tại điều 353 Bộ luật Dân sự Pháp có quy định người có nghĩa vụ bị ngăn trở không thế chuyển giao vật được hoặc không, thể làm được việc phải làm hoặc phải làm việc bị cấm không được làm thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu do trường hợp bat khả kháng hoặc trường, hợp ngẫu nhiên Điều nay cho thấy việc thừa nhận và hiểu, áp dụng về sự kiện bất khả kháng ở Pháp sẽ dễ dàng hơn Tuy nhiên, đối với pháp luật Pháp thì việc một sự kiện được coi là sự kiện bat khả kháng thì cần phải chứng minh sự kiện đó thỏa mãn một số điều kiện nhất định, ví dụ: yếu tố khách quan, không thê lường trước, không Nói về sự kiện bất khả kháng, Theo quy định tại điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì: “Bên có nghĩa được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, nếu chứng mình được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tầm kiểm soát của mình, và không thé mong chờ một cách hợp lý ở

Trang 31

mình xem xét được trở ngại này vào thời điểm ký kết hợp đông, dự đoán hay vượt

qua được trở ngại hoặc dự đoán được hay vượt qua được hậu quả của trở ngại do”.

Hay điều khoản bắt khả kháng chuẩn do ICC khuyến nghị, xuất bản lần đầu tiên vào

năm 1985 “Một bên không phải chịu trách nhiệm vì không thực hiện nghĩa vụ của

mình nếu bên đó chứng mình được: việc không thực hiện nghĩa vụ là do trở ngại vượt quá khả năng kiểm soát mình; và bên đó đã không thể trù liệu được trở ngại và các tác động của nó tới khả năng thực hiện hợp dong vào thời điểm ký kết hop đồng; và bên đó không thể tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất là tác động của nó một cách hợp lý” Các điều khoản force majeure (bat khả kháng), thường được sử dụng trong thực tế, thậm chí cả ở những nước không nói tiếng Pháp, đôi khi được gọi là “điều khoản miễn trừ” hoặc “điều khoản miễn trách nhiệm” những năm 1985 Trong các văn bản pháp luật Việt Nam từ trước đến nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định được rõ ràng về khái niệm sự kiện bat khả kháng, hau hết các van bản đều nhắc tới một cách sơ sài, chưa cụ thé Tại khoản 1, điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự có nhắc tới khái niệm sự kiện bất

khả kháng: sự kiện bat khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thê lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp can thiết và khả năng cho phép ” Còn theo quy định tại điều 161 Bộ luật Dân Sự Việt Nam 2005 thì: sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thé thấy trước được và không thé khắc phục được mặc dù đã áp dung mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép Và theo quy định tại khoản 1 điều 294 Luật Thương Mại Việt Nam 2005 thì: bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi xảy ra sự kiện bat khả kháng Khái niệm sự kiện bat khả kháng ở điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 là khái niệm cho là quy định rõ hơn cả về sự kiện bat khả kháng, tuy nhiên ở đây sự kiện bất khả kháng mới chỉ dừng lại ở việc được nhắc đến, chưa được quy định cụ thể riêng rẽ và tách biệt Ở đây thậm chí nó được nhắc đến bởi quy định sự kiện bat kha kháng liên quan đến thời hiệu, là để xác định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự Luật Thương mại 2005 cũng có nhắc tới sự kiện bat khả kháng như

Trang 32

điều 294, điều 295, điều 296, tuy nhiên ở đây không đề cập tới khái niệm sự kiện bat khả kháng, mà quy định về việc chịu trách nhiệm về tình huống có sự kiện bat khả kháng theo hướng khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra, bên vi phạm hợp đồng phải có sự thông báo ngay cho bên kia về trường hợp miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong một khoảng thời gian thích hợp, nếu không thi vẫn phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại Tại thông tư số 28/2017/TT-BYT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 08/2018/TT-BYT cũng có nói tới sự kiện bất khả kháng: “Trường hợp cơ sở y tế bị thiếu thuốc đột xuất do thiên tai, thảm họa, thay đổi phác đồ điều trị hoặc các tình huống bắt khả kháng khác (sau đây gọi tắt là sự kiện đột xuất) ” Ở day, sự kiện bat khả kháng cũng chỉ được nói tới như thiên tai, thảm họa, thay đổi phác đồ điều trị, mà không có quy định cụ thẻ Sự kiện bất khả kháng được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, tuy nhiên lại chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng, cụ thể về khái niệm sự kiện bất khả kháng Mặc dù có sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn từ và cách thức diễn đạt nhưng các quy định trên đây đều dẫn đến một chung cục: bên vi phạm hợp đồng sẽ miễn trách nhiệm khi xây ra sự kiện bất khả kháng, đó là sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các bên, các bên không thê lường trước được nó hay dự đoán được nó vào lúc giao kết hợp đồng và khi nó xảy ra thì không thể nào tránh được hay khắc phục được nó.

Nói một cách chung nhất thì hiện nay các văn bản pháp luật mới chỉ dừng lại ở các định nghĩa tương đối sơ sài, chưa rõ ràng về khái niệm sự kiện bat khả kháng Mà sự kiện bất khả kháng lại là một sự kiện thường xuyên xảy ra cũng có nhiều trường hợp nảy sinh tranh chấp do nguyên nhân bất đồng quan điểm này nhất Có thể quy định khái niệm sự kiện bat khả kháng như sau: “Mot sự kiện được coi là bat khả kháng nếu đó là sự kiện khách quan, làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và cũng không thể tránh được Và người có nghĩa vụ không thể khác phục được khó khăn do sự kiện này gây ra dù đã áp dụng mọi biện pháp cân thiết mà khả năng cho phép ” Theo đó thì một sự kiện được coi là sự kiện bat khả kháng nếu day đủ các yếu tố:

- Vượt quá tầm kiểm soát của bên có nghĩa vụ.

- Bên có nghĩa vụ không biết trước và cũng không thể tránh được một cách

khách quan.

Trang 33

- Bên có nghĩa vụ không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện gây ra dù

đã áp dụng mọi biện pháp mà khả năng cho phép.

- Sự kiện xảy ra không thể đồ lỗi cho bên còn lại 2.1.2 Điều kiện để sự kiện là sự kiện bat khả kháng

Theo như những định nghĩa từ các nhà chuyên gia, theo tinh thần của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 thì một sự kiện được coi là sự kiện bat khả kháng khi đáp ứng được ít nhất các yếu tỐ:

(1) Sự kiện xảy ra một cách khách quan.

(2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng không thé lường trước được sự kiện này Xây ra.

(3) Không thể khắc phục được sự kiện này mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.

Dau tiên, yếu tô tiên quyết để xem xét tới các yêu tố sau đó là sự kiện “xảy ra một cách khách quan” Đó phải là tình huống mà các bên không thể nhìn thấy trước hoặc dự đoán trước vào thời điểm giao kết hợp đồng và phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng Nếu sự kiện khách quan gây khó khăn cho việc thực hiện hợp đồng có thể nhìn thấy trước hay dự đoán trước hoặc đã xảy ra thì phải coi là bên vi phạm nghĩa vụ đã tiếp nhận gánh chịu rủi ro về trở ngại phát sinh mà không được coi là sự kiện bat khả kháng Sự kiện này có thể là do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hỏa hoạn, sóng thần, động đất, cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến tranh, đảo chính, bạo loạn, thay đổi chính sách của Chính Phủ hay một số sự kiện khác mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng Hay điều khoản bất khả kháng của ICC trong ấn phẩm số 421 có nhắc tới một số sự kiện như:

“a) Chiến tranh, dù được tuyên bó hay không, nổi loạn và cách mạng, hành

động cướp bóc, các hành vi phá hoại;

b) Thiên tai như bão lớn, gió lóc, động đất, sóng than, lit lụt, sét đánh; ©) No, cháy, phá huỷ) máy móc, nhà xưởng hoặc bat kỳ hệ thong máy móc hoặc thiết bị nào khác;

d) Tẩy chay, đình công và các vụ đóng cửa dé gây áp lực, lăn công, chiếm giữ nhà máy và các khu nhà, và dừng sản xuất xảy ra ở nhà máy của bên muôn

được miên trách nhiệm;

Trang 34

e) Hành động của cơ quan có thẩm quyền, dù hợp pháp hay không hợp pháp, ngoài các hành vi mà bên muốn được miễn trách nhiệm cho là rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đông; và ngoài các van đề được dé cập trong đoạn 3 dưới đây ”.

Ngoài ra pháp luật vẫn tôn trọng quyết định của các bên khi thỏa thuận với nhau về các trường hợp mà các bên cho là bắt khả kháng trong trường hợp của mình

nhưng pháp luật không quy định.

Tính “khách quan” của sự kiện bất khả khả kháng hiện nay có nhiều luồng quan điểm về vấn đề này Có ý kiến cho rằng: khách quan là không phụ thuộc vào ý chi của các bên trong hợp đồng hay bên thứ ba nào, hay còn được hiểu là không phụ thuộc vào ý chí của con người Cách hiểu thứ hai lại cho rằng: khách quan phải được hiểu là không phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia ký kết hợp đồng Theo đó thì sự kiện bất khả kháng có thể là sự kiện xảy ra do tác động từ bên thứ ba Cách hiểu thứ hai có phan phù hợp với ban chat tính khách quan hơn bởi nhiều lý lẽ thuyết phục hơn Sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng không phụ thuộc vào những suy nghĩ và hành động của bat kỳ người thứ ba nào Bởi lẽ đó, mà chắc chắn rằng những suy nghĩ và hành động của bất kỳ người thứ ba nào cũng không liên quan đến ý chí của các bên giao kết hợp đồng Do đó sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra dưới sự tác động của bên thứ ba.

Giới hạn giữa khách quan và không khách quan rất mong manh và rat khó dé chứng minh hay kiểm chứng Cụ thể là việc chứng minh được rằng trở ngại khách quan đã không tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng, và cũng không hề có một cơ sở nào cho mình có thể xác định được trở ngại đó có thể xảy ra trong tương lai Nếu như không làm tốt điều này, mọi nỗ lực tiếp theo của bên vi phạm nghĩa vụ đều trở

nên vô nghĩa ví dụ như trường hợp:

“Nguyên đơn (công ty Việt Nam) ký hợp đông số 09/95 ngày 20 tháng 9 năm

1995 mua của bị đơn (công ty An Độ) 20.000 MT 4% xi măng Kumgang với giá 55

USD/MT CNF FO cảng Nha Trang, giao hàng vào tháng 12 năm 1995, thanh toán

bằng L/C không hủy ngang, L/C phải được mở trước ngày 30 tháng 9 năm 1995 Trong quá trình bàn bạc, chuẩn bị soạn thảo ký kết hợp đồng mua bán xi măng giữa nguyên đơn và bị đơn, thì vào tháng 8 năm 1995 bắt ngờ xảy ra lũ lut ở

Trang 35

nước thứ ba — nước của nhà cung cấp hàng cho bị đơn Sau khi biết tin lũ lựt xảy ra, nguyên đơn đã điện hỏi bị đơn là nếu có xi măng thì mới ký hợp đồng, nếu không có thì không ký Bị đơn trả lời rằng: đã điện hỏi nhà cung cấp (ở nước thứ ba) và nhà cung cấp đã điện lại khẳng định là mặc dù đang gặp nhiều khó khăn do lũ lụt nhưng vẫn có xi măng để giao và do đó, ngày 20 tháng 9 năm 1995 bị đơn đã ký hợp đông số 09/95 để bán xi măng cho nguyên đơn với thời hạn giao hàng vào tháng 12 năm 1995 tại cảng Nha Trang Đến ngày 19 tháng 6 năm 1996, bị đơn vẫn không giao hàng cho nguyên đơn mặc dù nguyên đơn đã nhiều lần nhắc nhớ Nguyên đơn khởi kiện yêu câu try ban trọng tài giải quyết.

Bị đơn lập luận rằng bị đơn đã ký hợp đồng mua xi măng của nhà cung cấp thuộc nước thứ ba nhưng vì nhà cung cấp gặp bắt khả kháng (nhà máy ngừng sản xuất do lũ lụt) không giao được hang cho bị đơn nên bị đơn không giao được hàng cho nguyên đơn Do đó bị đơn cũng gặp bắt khả kháng và được miễn trách nhiệm ”

Theo đó thì trọng tài đưa ra phán quyết:

Lũ lụt xảy ra ở nước người cung cấp vào tháng 8 năm 1995 là bat khả kháng đối với người cung cấp hàng cho bị đơn theo hợp đồng 02/95, vì hợp đồng này ký ngày 4/7/1995 mà lũ lụt xảy ra vào tháng 8 năm 1995 làm cho người cung cấp không giao được hàng cho bị đơn Bị đơn không trực tiếp gặp bat khả kháng vi lũ

lụt không xảy ra ở nước bi đơn Và do không tính toán kỹ, tin vào những báo cáo.

của bên thứ ba, vẫn ký hợp đồng bán lại lô hàng cho nguyên đơn vào ngày 20/9/1995 thì phải có nghĩa vụ giao hàng đúng hợp đồng Bị đơn biết lũ lụt xảy ra và hậu quả của nó trước khi ký hợp đồng thì rõ ràng sự kiện lũ lụt này không phải là sự kiện bất khả kháng, không phải là căn cứ miễn trách nhiệm cho bị đơn về việc không giao hàng Bởi vì sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không lường trước được (hay không dự kiến trước được) vào lúc ký hợp đồng và phải là sự kiện không tránh được và không thể khắc phục được Còn lập luận nhà sản xuất (bên thứ ba) đóng cửa thì: “nha sản xuất bị đóng cửa là hậu quả của lũ lụt xảy ra ở nước thứ ba — nước của nhà cung cấp, nhưng lũ lụt đó không được công nhận là sự kiện bắt kha kháng, là căn cứ miễn trách nhiệm cho bị đơn như đã phân tích ở trên Mặt khác, bị don đã biết nhà máy sản xuất đóng của trước khi ký kết hợp đồng bán hàng hóa cho

Trang 36

nguyên đơn, cho nên việc nhà máy sản xuất bị đóng cửa trong trường hợp này không được thừa nhận là sự kiện bắt khả kháng đối với bị đơn ”.

Các hiện tượng tự nhiên như: bão, động đất, lũ lụt, sóng thần, là bất khả kháng, là căn cứ miễn trách nhiệm cho đối tượng này nhưng chưa chắc đã là căn cứ đề miễn trách nhiệm cho đối tượng khác Muốn được thừa nhận là bat khả kháng và miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì cần chứng minh hiện tượng tự nhiên đó là là hiện tượng mà các bên không hề lường trước được vào lúc ký hợp đồng và bên gặp phải đã không khắc phục được Đồng thời cần chứng minh sự kiện bất khả kháng đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng Ở tình huống này, rõ ràng là có sự hiện diện của trở ngại khách quan, tuy nhiên điều quan trọng là bị đơn đã biết trước được điều đó, cho nên yếu tố không nhìn thấy trước hoặc không thể dự đoán trước của sự kiện bất khả kháng không còn nữa.

Thứ hai, sự kiện này phải là sự kiện “không thể lường trước được” tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Theo đó, tại thời điểm ký kết hợp đồng cả hai bên đều không biết, không lường trước được các sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng có thể Xảy ra sau khi giao kết hợp đồng Cũng như ở tình huống trên, sự kiện lũ lụt cần được chứng minh hiện tượng này là hiện tượng mà các bên không thể lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng và bên gặp phải đã không khắc phục được Tuy nhiên ở tình huống trên, lũ lụt xảy ra ở bên thứ ba và bị đơn đã biết có lũ lụt nhưng do tin tưởng bên thứ ba, không tính toán kỹ mà vẫn ký hợp đồng bán lô hàng cho nguyên đơn Ở vụ việc trên thì trở ngại khách quan đã xảy ra trước khi các bên giao kết hợp đồng (lũ lụt xảy ra vào tháng 8 năm 1995, các bên ký kết hợp đồng vào tháng 9 năm 1995), chi ở điểm này cũng đã đủ để cho trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bat

khả kháng.

Như vậy ta có thé thay, khi tranh chấp về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có liên quan tới yếu tố sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ cần phải chứng minh được rằng trở ngại khách quan đã không tổn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng, và cũng không hề có một cơ sở nào cho mình có thể xác định được trở ngại đó có thể xảy ra trong tương lai Nếu như không làm tốt điều này, mọi nỗ

Trang 37

lực tiếp theo của bên vi phạm nghĩa vụ đều trở nên vô nghĩa.

Thứ ba, sự việc xảy ra phải là sự kiện “không thể khắc phục”, tức là sự kiện xảy ra phải làm cho nghĩa vụ trở nên không thé thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

Hợp đồng được giao kết bởi lợi ích mà các bên hướng tới, để đảm bảo cho lợi ích đó, các bên phải tận tâm, thiện chí và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Nếu sự kiện xảy ra chỉ làm cho việc thực hiện nghĩa vụ trở nên khó khăn hơn hay đòi hỏi nhiều chỉ phí hơn thì không đủ căn cứ để miễn trách nhiệm Vì thế, những khó khăn trở ngại rất đáng kể như hoạt động quân sự làm gián đoạn việc cung cấp và chuyên chở hàng hóa, những cuộc đình công làm đình trệ sản xuắt cũng khong đương nhiên được coi là các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ Hoặc bên có nghĩa vụ khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra thì cho dù đó là sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng Yếu tố này nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện hợp đồng.

Ngoài ra, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra Và khi trường hợp miễn trách nhiệm cham dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên bia thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 295 Luật Thương mại 2005 Khoản 4 điều 79 Công ước Viên 1980, khoản 3 điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 đều quy định: bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền về sự tồn tại của trở ngại và ảnh hưởng của chúng đối với khả năng thực hiện của mình Nếu thông báo không đến tay người nhận trong khoảng thời gian hợp lý kẻ từ khi bên có nghĩa vụ biết hoặc buộc phải biết về trở ngại, bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại gây ra do không nhận được thông báo như vậy Có thể nói rằng việc quy định về nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm hợp đồng là hoàn toàn hợp lí, vì lẽ nếu bên vi phạm nghĩa vụ đã biết hoặc phải biết về những trở ngại khách quan ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của mình mà không thông báo cho bên có quyền biết, điều đó có nghĩa là bên vi phạm nghĩa vụ đã không quan tâm

Trang 38

đến những trở ngại đó, và không coi đó là sự kiện bất khả kháng Chính vì vậy, trong trường hợp này, những trở ngại khách quan không được coi là sự kiện bat khả

kháng, không là căn cứ loại trừ trách nhiệm cho bên vi phạm nghĩa vụ là hoàn toàn

xác đáng Hơn nữa trong trường hợp này còn cho phép chúng ta suy luận rằng việc bên vi phạm nghĩa vụ không thông báo cũng đồng nghĩa họ có khả năng thực hiện hợp đồng.

én bắt kha kháng

Khi xem xét về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, pháp luật của hầu 2.1.3 Các trường hợp miễn trách nhiệm do sự

hết các quốc gia trên toàn thế giới đều ghi nhận sự kiện bat khả kháng là căn cứ để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Mặc dù nội hàm của khái niệm bất khả kháng ở các hệ thông pháp luật có sự khác nhau nhất định Theo quy định tại khoản 1 điều 79 Công ước Viên 1980 thì: “M6t bên kết ước không chịu trách nhiệm về sự kiện không thực hiện bat kỳ nghĩa vụ nào của mình nếu họ chứng minh được rằng việc không thực hiện dy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lí rằng họ phải tính đến trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục được hậu quả của nó” Theo quy định tại điều 7.1.7 Bộ nguyên tắc UNIDROIT 2004 thì: “Bên có nghĩa vụ được miễn trừ hậu quả do việc không thực hiện của bên mình, néu chứng minh được rằng việc không thực hiện là do một trở ngại vượt khỏi tâm kiểm soát và không thể mong chờ một cách hợp lý ở mình xem xét được những trở ngại này vào thời điểm giao kết hợp đông, dự đoán hay vượt qua được trở ngại hoặc dự đoán hay vượt qua được hậu quả của trở ngại đó” Ö Việt Nam, BLDS 2015 cũng quy định: “Truong hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện ding nghĩa vụ do sự kiện bat khả kháng thì không

phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có

quy định khác ” tại khoản 2 điều 351

Tuy rằng đã có những quy định về sự kiện bất khả kháng nhưng việc chứng minh đó là sự kiện bất khả kháng lại vô cùng khó khăn Ngoài việc chứng minh các điều kiện nêu trên thì thực tiễn thực hiện hợp đồng còn nhiều tình huống phức tạp.

Trường hợp 1: Các hiện tượng thiên nhiên như mưa lũ, hỏa hoạn, sóng thân, bão, lốc.

Trang 39

Ví dụ: Tranh chấp về việc không giao hàng do sự kiện bắt khả kháng trong hợp đồng mua bán gỗ.

“Ngày 15 tháng 8 năm 1979, nguyên đơn (bên mua, Syri) đã ký hợp đồng mua của bị đơn (bên ban, Ghana) 5000m3 gỗ dan và 5000m3 gỗ khối theo những điều kiện như sau:

a Chuyến hàng đâu tiên gôm 3000 m3 gỗ dán và 1000 m3 gỗ khối sẽ được giao trong vòng 2 tháng kể từ ngày mở thư tín dung,

b Chuyến hàng thứ 2 gdm 2000 m3 gỗ dán và 2000 m3 gỗ khói sẽ được giao sau chuyến thứ nhất 1 tháng,

c Chuyến hang thứ 3 gồm 2000 m3 gỗ khối sẽ được giao sau chuyến thứ hai

1 tháng.

- Thanh toán bằng L/C có xác nhận và không hủy ngang;

- Dam bảo thực hiện hợp dong tri giá 5% tong giá trị hợp đồng do bị đơn cấp “ngay sau khi L/C tương ứng mở cửa ”;

- Điều khoản về phạt do giao chậm; - Điều khoản về trọng tài quốc tế ICC; - Điều khoản về bat khả kháng trong đó nêu rõ:

1 Trong trường hợp xảy ra bắt khả kháng, bên bán có trách nhiệm thông

báo với bên mua ngay sau khi sự kiện xảy ra,

2 Sự kiện biến động về bắt khả kháng.

Sau khi ký kết hợp đồng, Bảo đảm thực hiện hợp đông được bị đơn gửi tới

tệ cũng như việc tăng giá sẽ không được coi là

nguyên đơn ngày 22 tháng 11 năm 1979 Tương ứng theo đó, chuyến hàng được giao muộn nhất là ngày 22 tháng 3 năm 1980 Ngày 26 tháng 11 năm 1979, hai thee tín dụng có thời hạn đến ngày 22 tháng 2 năm 1980, một cho lô gỗ đán và một cho lô gỗ khối mà người thụ hưởng là bị đơn, đã được xác nhận Về phan mình, nguyên đơn cũng đã ký hợp đông bảo hiểm cho hàng hóa và chỉ định công ty giám định để kiểm tra chất lượng hàng hóa được giao.

Ngày 14 tháng 12 năm 197, bị đơn thông báo cho nguyên đơn bằng telex

Trang 40

rang do mua lớn nên thiếu nhiên liệu và một ly do khác mà họ không thé giao hàng theo đúng lịch định Ngày 16 tháng 12 năm 1979 chuyển hàng dau tiên chỉ có 278,671 m3 gỗ dán và 415,904 m3 gỗ khối đã rời Ghana di Syri.

Trong trường hợp này, rất dễ để xem xét vì mưa lớn là hiện tượng thiên nhiên thực tế mà các bên đều thấy tầm ảnh hưởng cũng như vùng ảnh hưởng và xác định một cách dé dàng bởi các cơ quan khí tượng Bởi vậy sau khi xem xét tác động thực tế của cơn bão và nghĩa vụ thông báo của bên bán gỗ, bên mua đã chap nhận đề nghị giao hàng chậm hơn dự định của bên bán do sự kiện bat khả kháng nêu trên.

Trường hợp 2: Các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đảo chính, đình

công, bạo động

Ví dụ: Tổng công ty Phát điện I (chủ dau tư) ký hợp đồng EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 với liên doanh nhà thầu DEC ngày 30/3/2010.

Tháng 5 năm 2014, xảy ra sự kiện mắt an ninh, trật tự tại Bình Dương (nơi thi công công trình), cụ thể như sau:

(a) Một số công nhân quá khích đã gây mắt an ninh trật tự tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1, Việt Hương và Sóng Thân 1, làm ảnh hưởng đến một số công ty Trung Quoc tại tỉnh Binh Dương trong 3 ngày 12, 13, 14 tháng 5

năm 2014.

(b) Ngày 17 tháng 5 năm 2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông báo với nội dung cu thể như sau: “Gan đây các vụ bao loạn ở miễn Nam Việt Nam xảy ra với các doanh nghiệp nước ngoài, gây thương tích cá nhân và thiệt hại về tài sản cho các doanh nghiệp, công dân Trung Quốc tại Việt Nam Môi trường đầu tu, du lịch Việt Nam đang xấu di.

Trung tâm bảo vệ lãnh sự của Bộ Ngoại giao nhắc nhở người dan Trung Quốc gan đây không được đến Việt Nam, nâng cao nhận thức về rủi ro cho công dan và các tổ chức Trung Quốc tại Việt Nam, tăng cường an ninh và tránh đi ra ngoài Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam sẽ thúc giục Chính phú phải có nhiều biện pháp để đảm bảo sự an toàn của công dân và các tổ chức Trung Quốc.

(c) Ngày 25 thang 6 năm 2014, nhà thầu đã có có thư Viện dẫn sự kiện Bình

Ngày đăng: 06/05/2024, 00:01