1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân và Gia Đình Năm 2014
Tác giả Nguyen Thi Tuyet Mai
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Hường
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 38,75 MB

Nội dung

Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 qui định cha, mẹ, người thânthích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhậ

Trang 1

NGUYEN THỊ TUYET MAI

CĂN CỨ LY HÔN THEO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

NGUYEN THỊ TUYET MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số: 60380103

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS Ngô Thị Hường

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung

trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưatừng được tác giả nào công bố trong bat kì công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 4

hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu, rèn luyện ở Trường đại học Luật

Hà Nội Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo tại Trường đạihọc Luật Hà Nội, đặc biệt là TS Ngô Thị Hường đã hết sức tận tình hướngdẫn, chỉ bảo, góp ý cũng như động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình

nghiên cứu đê tài.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là giai đoạn nghiên cứuluận văn tốt nghiệp Sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của bố mẹ là độnglực rất lớn để con cô gắng hoàn thành thật tốt luận văn này Cảm ơn nhữngbạn bè đã thường xuyên quan tâm, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên

cứu luận văn Đặc biệt, xin cảm ơn bạn Đào Thị Thanh Thùy đã luôn ở bên quan tam, chăm sóc, nhac nhở, động viên tôi hoàn thành bài luận văn nay.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Tác gia luận văn

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Trang 5

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ¿2© S2 z+E+E£E£E2E2EeEEE2E2EEzczzxe2 6

BI Tình hình nghiên cứu đề tài 5: 2S S2 2259191 12321215 1121211521211111 1121111 X6 7

3 Phạm vi nghiên cứu của để tài + 2 S2 z2s+E9EEESE9E9E 1212111212111 21711122 2X 7

4, Mục đích, nhiệm vu của việc nghiên cứu dé tài - 5-5-5 SE xe E2 xerrrveg §

§, Phương pháp nghiên cứu đề tài - ¿2-5 ¿52s SE SE SE9E9E 1212111212111 11 21711 2 2e 8

6 Cơ cấu của luận vănn So S111 118 115E5151115151511111 111 151111111E15111111 1111 8

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE LY HON VA CĂN CU LY

KHÁI NIEM LY HON csccssesseessecssssseesessnsesecsnecnecsscesecsscsuecuessussueessesneeneeeneeneesseeneees 9

Dinh nghia ly HON 2.0 cece eeceecceeeeesneeceeeeesenneeeeceeseeneeeeeeeenenseeeeensesaes 9Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin về ly hôn - 225-552 11Quyền yêu cau ly HON cesecesescscsscscscscsssececevscsecscscsvsvsesecstsvsvensaesees 12

KHÁI NIỆM CAN CU LY HON - ¿©2522 2E2EE#EE2EESEEtSEEsrxrrkrsrrrrrree l6

Định nghĩa căn cứ ly hôn - 2 313333 3225EEEEExserrsess 16 Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ - 18

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT

2.1.

2.1.1.

Dood De

HON NHÂN VA GIA ĐÌNH NĂM 2014 VA KIEN NGHỊ 30

VỢ CHÔNG THUC SỰ TU NGUYEN LY HON (AP DUNG TRONG TRUONG HỢP THUAN TINH LY HON ) 0 cccccccsescscsesesecscsessescscevsescevsvseseavsvevescarsvevevsacevees 30

Vo chồng cùng thé hiện ý chí là mong muốn ly h6n eee 30

Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng 34

Trang 6

KHONG THE KÉO DAI, MỤC DICH CUA HON NHÂN KHONG ĐẠT ĐƯỢC (AP DUNG TRONG TRUONG HỢP MOT BEN VG, CHONG YEU CAU LY

2.2.1 Vo, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng

quyên và nghĩa vụ của vợ, ChON - - - - ss + + + vvxsserreeerre

2.2.2 Hôn nhân lâm vào tình trạng tram trọng, đời sống chung không thể kéo

dai, mục đích của hôn nhân không đạt được - -s++s>:

2.3 VG, CHONG BỊ TUYEN BO MAT TÍCH (ÁP DUNG TRONG TRƯỜNG HỢP

MOT BEN VO, CHONG YEU CÂU LY HON ) c.ccccccccccccescseseececsssssesesetneneneeeees 2.4 VỢ, CHONG CÓ HANH VI BAO LUC GIA DINH LAM ANH HUONG

NGHIEM TRONG DEN TINH MANG, SUC KHOE, TINH THAN CUA BEN CHONG HOẶC VỢ BỊ BỆNH TAM THAN HOẶC MAC BỆNH KHAC MA KHONG THE NHAN THUC, LAM CHU DUGC HANH VI CUA MINH (AP DUNG TRONG TRUONG HGP CHA, ME, NGUOI THAN THICH KHAC CUA VG, CHONG YEU CÂU LY HON ) 52 2 2 2S S‡S*E+E£E£E+E+E+EeEeEexererd

KET 1.007 ôÔỎDANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5 5£ << s=seseess=ses

Trang 7

BLTTDS Bộ luật Tố tung dân sự năm 2004 (sửa đổi, bố sung

năm 2011)

HN-GD Hôn nhân và gia đình

Nghị quyết số Nghị quyết của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân02/2000/NQ-HDTP dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12

năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số qui định của

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Nxb Nhà xuất bản

Sắc lệnh số 159 Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng

hòa số 159/SL ngày 17/11/1950 qui định về van dé

ly hôn

Sắc lệnh số 47 Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước

Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Trang 8

Có hiệu lực từ ngày 01/01/2001, sau 13 năm thi hành, Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2000 (Luật HN-GĐ) đã góp phần xây dựng, hoàn thiện vàbảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí chocách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyên, lợi ích hợp phápcủa các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đứctốt đẹp của gia đình Việt Nam nhằm xây dung gia đình no ấm, bình dang, tiến

bộ, hạnh phúc, bền vững Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Luật

HN-GD năm 2000 cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định Một số qui địnhcủa Luật chưa phù hợp với cuộc sống: chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt vớinhững vấn đề của xã hội; còn cứng nhắc trong điều chỉnh các quan hệ hônnhân và gia đình; không đồng bộ, thống nhất với các văn bản luật có liênquan Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc mở rộng giao lưu vănhóa với các nước trên thé giới đã có những tác động, ảnh hưởng đến gia đìnhViệt Nam Sự du nhập và giao lưu văn hóa các nước đã mang đến những thay

đôi trong quan điểm, nhận thức của xã hội đối với vấn đề hôn nhân và gia

đình Dé phù hợp với sự thay đôi đó, đồng thời khắc phục những hạn chế, batcập của Luật HN-GD năm 2000, ngày 19/6/2014 Quốc hội khóa XIII kỳ hop

thứ 7 đã ban hành Luật HN-GD mới năm 2014 (sau đây gọi là Luật HN-GDnăm 2014) Luật HN-GD năm 2014 có hiệu lực thi hành ké từ ngày01/01/2015 Luật HN-GD năm 2014 có nhiều sửa đôi quan trọng, trong đó cóqui định về ly hôn

Theo sô liệu thông kê của Tòa án các câp trong cả nước, những năm qua, sô lượng vụ việc vê hôn nhân và gia đình liên tục tăng (chiêm khoảng

Trang 9

việc này cũng ngày càng tăng Do đó, để giải quyết đúng đắn vụ việc ly hônthì Tòa án cần phải năm rõ bản chất của ly hôn cũng như căn cứ ly hôn, qua

đó áp dụng chính xác qui định của Luật hôn nhân và gia đình về căn cứ ly hôntrong quá trình giải quyết ly hôn

Xuất phát từ những lí do trên, việc nghiên cứu dé tài “Căn cứ ly hôntheo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” sẽ góp phần làm rõ qui địnhmới của Luật HN-GD năm 2014 về căn cứ ly hôn Ngoài ra, trong chừng mựcnhất định, việc nghiên cứu đề tài cũng góp phần hoàn thiện qui định của phápluật về căn cứ ly hôn và việc áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các vụ việc

ly hôn.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi Luật HN-GD năm 2014 ra đời, có một số công trình khoahọc nghiên cứu về căn cứ ly hôn Các công trình khoa học nghiên cứu về căn

cứ ly hôn trước đây gồm có: Khóa luận tốt nghiệp năm 2012 của tác giảiNguyễn Thi Thanh Thao với dé tài “Căn cứ ly hôn trong hệ thong pháp luậtViệt Nam, Luan văn thạc sĩ cua tac giả Inthavong Souphaphone năm 2014

với đề tài “Căn cứ ly hôn — So sánh pháp luật Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Dán chủ nhân dân Lào ”, Luận văn thạc sĩ

của tác giả Nông Thi Nhung năm 2014 với đề tài “Căn cứ ly hôn — Một số van

dé li luận và thực tiễn tại tinh Lang Sơn” Có thé nói, chưa có công trìnhnghiên cứu nào về căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 2014

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đề tài nghiên cứu các căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD Việt Nam

năm 2014.

Trang 10

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ nội dung căn cứ ly hôn theo LuậtHN-GD năm 2014 và đưa ra các luận cứ dé áp dụng căn cứ ly hôn vào việcgiải quyết vụ việc ly hôn.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là phân tích căn cứ ly hôn theo Luật

HN-GD năm 2014, có sự so sánh với các qui định của hệ thống pháp luật ViệtNam về căn cứ ly hôn; đánh giá hiệu quả điều chỉnh của những căn cứ này;đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật căn cứ ly hôn

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử Đề thực hiện việc nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên

cứu, tác giả bản luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánhluật, phương pháp thống kê, phương pháp xã hội học

6 Cơ cấu của luận văn

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, bản luận văn được trình bày theo kếtcau sau đây:

Phần mở đầu

Chương 1: Một số van dé lí luận về ly hôn

Chương 2: Căn cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 2014

Chương 3: Nhận xét, đánh giá điểm mới trong qui định về căn cứ lyhôn và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của căn cứ ly hôn

Kết luận

Trang 11

1.1 KHAI NIEM LY HON

1.1.1 Dinh nghia ly hon

Từ điển Từ va ngữ Việt Nam định nghĩa: “Li hôn là vợ chong bỏ nhau”[17, tr 1057] Trong đời sống hăng ngày, ly hôn còn được gọi với những cáchkhác như: Li dị, rẫy vợ, bỏ vợ, dé vợ Những từ này đều được dùng dé chỉ

VIỆC chấm dứt quan hệ vợ chồng, VỢ chồng không còn chung sống với nhau,

không còn thực hiện những quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau

Xét về mặt xã hội, ly hôn là giải pháp dé giải quyết tình trạng mâuthuẫn tram trọng của quan hệ vợ chồng Ly hôn là mặt trái, mặt bất thườngnhưng không thé thiếu được khi những xung đột, mâu thuẫn, bé tắc trongquan hệ vợ chồng đã ở mức không thê điều hòa được, vợ chồng không thétiếp tục chung sống Những xung đột, mâu thuẫn, bế tắc đó dẫn tới sự căngthắng trong đời sống gia đình Ly hôn chính là giải pháp để giải phóng cho

vợ, chồng, các con và những thành viên khác trong gia đình ra khỏi tình trạngcăng thắng do mâu thuẫn vợ chồng gây ra Bên cạnh ý nghĩa tích cực thì lyhôn còn mang tới những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình và xã hội: sự li tán

gia đình, phân chia tài sản, trẻ em thiếu sự chăm sóc, giáo dục trực tiếp và đầy

đủ của cha mẹ Hậu quả của ly hôn để lại cho gia đình và xã hội nhiều vấn đềcần phải giải quyết [51, tr 426-427]

Vẻ mặt pháp li, ly hôn là một sự kiện pháp lí làm chấm dứt quan hệ hônnhân Từ điển Luật học định nghĩa: “L1 hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng doTòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cảhai vợ chồng” [53, tr 460] Đây là định nghĩa phản ánh quan điểm chung nhất

của Nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lí luận cho việc xác định bản chât pháp lí

Trang 12

của ly hôn Do đó, cách giải thích này được sử dụng nhiều trong công tác

nghiên cứu, giảng dạy khoa học luật và giải thích cho các đương sự có liên

quan trong thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn

Nếu như kết hôn là sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữahai bên nam nữ kết hôn và trao cho họ những quyên và nghĩa vụ pháp lí của

vợ chồng thì ly hôn chính là một trong những sự kiện pháp lí dẫn tới việcchấm dứt quan hệ đó Sau khi ly hôn, những quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa

vợ và chồng mặc nhiên cham dứt Những quyền và nghĩa vụ pháp lí đó khôngchỉ là quyền và nghĩa vụ về nhân thân mà còn bao gồm những quyền và nghĩa

vụ về tài sản giữa vợ và chồng Bên cạnh đó, ly hôn còn làm thay đổi quan hệgia đình giữa hai bên nam nữ ly hôn Về mặt pháp lí, họ không còn là thànhviên trong gia đình của nhau nữa Mặt khác, nếu nói kết hôn làm phát sinhquan hệ vợ chồng trên cơ sở sự công nhận của xã hội mà đại diện là Nhà nướcthì khi vợ chồng quyết định chấm dứt quan hệ đó cũng cần thiết phải có được

sự công nhận của Nhà nước.

Từ những lí do đó, việc ly hôn không thê được thực hiện một cách tùytiện mà cần phải có sự kiểm soát của Nhà nước dé vừa đảm bảo được lợi íchchính đáng của vợ chồng, vừa hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của việc lyhôn tới gia đình và xã hội Khoản 14 Điều 3 Luật HN-GD năm 2014 qui định:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chông theo bản án, quyết định có hiệulực pháp luật của Tòa án” Cơ quan có thâm quyền giải quyết ly hôn là Tòa

án Tòa án nhân danh Nhà nước kiểm soát việc ly hôn thông qua hoạt độnggiải quyết các yêu cầu ly hôn Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, Tòa án xem xét

thực chất tình trạng quan hệ vợ chồng Nếu xét thay quan hệ vợ chồng đã thực

sự tan vỡ, không thé hàn gắn thì Tòa án mới giải quyết cho vợ chồng ly hôn.Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặcquyết định Tuy Tòa án phải giải quyết việc ly hôn trên cơ sở thực chất mối

Trang 13

quan hệ vợ chéng nhưng việc đánh giá này trên thực tế rất khó khăn, phứctạp Các mâu thuẫn dẫn tới việc vợ chồng yêu cầu ly hôn trên thực tế rất đadạng nên dé đánh giá khách quan, chính xác quan hệ vợ chồng thì Tòa án phảiđiều tra, xác minh kỹ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, tâm tư, tình cảm,nguyện vọng của vợ chồng Khi giải quyết yêu cầu ly hôn, Thâm phán phảidựa trên cơ sở những căn cứ ly hôn do pháp luật qui định chứ không thê chỉ

dựa vào kinh nghiệm chủ quan của mình.

Từ những phân tích trên, có thé định nghĩa: Ly hôn là sự kiện pháp lílam chấm dứt các quyên và nghĩa vụ pháp lí giữa vợ và chông theo bản ánhoặc quyết định có hiệu lực của Toa an

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin về ly hôn

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân (trong đó baogồm cả ly hôn) là một hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc C.Mác

viết: “Ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này là cuộchôn nhân đã chối, Sự tôn tại cua no chỉ là bê ngoài lừa doi Đương nhiên,

không phải sự tùy tiện cua nhà lập pháp, cũng không phải sự tùy tiện cua

những ca nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc hônnhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đã biết, việc xác nhận sựkiện chết tùy thuộc vào thực chất của vấn dé, chứ không phải vào nguyệnvọng của những bên hữu quan” [13, tr 234] Ly hôn là hiện tượng xã hội tồntại khách quan, khi việc tồn tại của quan hệ hôn nhân chỉ là hình thức thì lyhôn như một điều tất yếu

Hiện tượng ly hôn là một hiện tượng xã hội mang tính giai cap sâu sắc Nhà nước van luôn có và luôn cân những qui định đê kiêm soát việc ly hôn C.Mac nói: “Nêu như hôn nhân không phải cơ sở của gia đình, thì nó cũng sẽ

không phải là đối tượng của công việc lập pháp” [13, tr 232] và rằng: “Moi

Trang 14

sự tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia dinh” [13, tr 232] Gia đình

là tế bào của xã hội, gia đình mang những chức năng xã hội hết sức quantrọng Sự tan vỡ của gia đình tiềm ấn những nguy cơ đến những bat 6n xã hộinên Nhà nước luôn phải kiểm soát vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn

đề ly hôn nói riêng Do đó, ở mỗi giai đoạn lịch sử, giai cấp thống trị thôngqua Nhà nước luôn qui định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của giai cấpmình Pháp luật của nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản thường quy địnhhoặc cắm vợ chồng ly hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền ly hôncủa vợ chồng, hoặc quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợchồng Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta dưới thời phongkiến, thực dân đã thé hiện cụ thé luận điểm trên Dưới chế độ cũ, quyền yêucầu ly hôn và các duyên cớ ly hôn theo luật định thường dựa trên quan hệ “bấtbình đăng” giữa vợ chồng [48, tr 250] Pháp luật xã hội chủ nghĩa thừa nhận

và bảo hộ quyền tự do hôn nhân trong đó có quyền tự do ly hôn của vợ chồng.V.I.Lênin đã khang định: “Người ta không thé là một người dân chủ và xã hộichủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền tự do ly hôn, vì thiếu quyén

ấy là một sự ức hiếp lon đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ, tuy hoàn toànchẳng khó khăn gì mà không hiểu được rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữđược tự do bỏ chông, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng” [51,tr.163] Việc ghi nhận và bảo hộ quyền tự do ly hôn của vợ chồng không cónghĩa nhà nước cho phép vợ chồng được tùy tiện ly hôn theo ý muốn củamình mà phải trên cơ sở thực trạng quan hệ vợ chồng Pháp luật qui định căn

cứ ly hôn không làm hạn chế quyền tự do ly hôn của vợ chồng mà nhằm đảm

bảo bản chất của ly hôn là sự tan vỡ thực chất của quan hệ vợ chồng

1.1.3 Quyền yêu cầu ly hôn

Quyền ly hôn là quyền con người được Nha nước ghi nhận tại Điều 36Hiến pháp năm 2013: “Nam, nữ có quyên kết hôn, ly hôn” Đề hiện thực hóa

Trang 15

quyền ly hôn, Điều 42 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 qui định như sau:

“Vợ, chong hoặc cả hai người có quyên yêu cầu Tòa án giải quyết việc lyhồn” Theo qui định của BLDS năm 2005 thì quyền ly hôn là quyền dân sựgan liền với mỗi cá nhân, là quyền nhân thân của cá nhân, không thé chuyểngiao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác (Điều 24BLDS năm 2005) Cá nhân có quyền ly hôn nhưng việc ly hôn được thực hiệnthông qua hoạt động của Tòa án Công dân thực hiện quyền ly hôn của mìnhthông qua hành vi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc ly hôn Nếu như nóiquyên ly hôn là quyền được chấm dứt quan hệ hôn nhân thì quyền yêu cầu lyhôn chính là quyền thé hiện ý chí là mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhântrước cơ quan nhà nước có thâm quyền Quyền yêu cau ly hôn phát sinh trên

cơ sở quyên ly hôn của cá nhân.

Điều 42 BLDS năm 2005 qui định chủ thể có quyền yêu cau ly hôn là

VỢ, chồng hoặc cả hai vợ chồng Quan hệ hôn nhân phát sinh trên cơ sở sự tự

do ý chí của vợ và chồng nên việc chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng chỉ có thểxuất phát từ ý chí của vợ và chồng Hệ thống pháp luật về hôn nhân và giađình ở nước ta từ năm 1945 đến nay đều qui định chủ thể có quyền yêu cầu lyhôn là vợ, chồng hoặc cả hai người Qui định này hoàn toàn phù hợp với líluận về quan hệ hôn nhân Tuy nhiên, Luật HN-GD năm 2014 có qui địnhmột trường hợp ngoại lệ cho phép cha mẹ, người thân thích khác có quyềnyêu cau ly hôn Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 qui định cha, mẹ, người thânthích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng

do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ

được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,

vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tỉnhthần của họ Khoản 19 Điều 3 Luật HN-GD năm 2014 qui định về người thân

thích như sau: “Người thán thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng,

Trang 16

người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba doi”.

Như vậy, người thân thích gồm: VỢ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ,

con nuôi, anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng

mẹ khác cha; anh chi em con chú, con bác, con cô, con cậu, con di; ông ba nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột và cháu

ruột Khi quy định về quyền yêu cầu ly hôn, khoản 2 Điều 51 Luật HN-GDnăm 2014 đã tách cha mẹ ra khỏi những người thân thích khác nên có thể hiểuquyên yêu cau ly hôn trong trường hợp này được ưu tiên trao cho cha, mẹ củabên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình

do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sứckhỏe, tinh thần của ho

Cha mẹ, người thân thích khác của vợ chồng chỉ có quyền yêu cầu lyhôn trong trường hợp đặc biệt là khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thầnhoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi củamình Qui định này giúp giải quyết được yêu cầu thực tế về việc bảo vệ

quyên, lợi ích của bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà

không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhâncủa bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng

đến tính mang, sức khỏe, tinh thần của họ Cần khăng định rằng, Luật

HN-GD năm 2014 qui định cha, mẹ, người thân thích khác của vợ chồng có quyềnyêu cầu ly hôn là một trường hợp ngoại lệ Bản chất của quyền yêu cầu ly hôn

là việc vợ, chồng trên cơ sở nhận thức về thực trạng quan hệ hôn nhân của

mình, tự nguyện thể hiện ý chí muốn cham dứt quan hệ vợ chồng Việc trao

quyền yêu cầu ly hôn cho cha, mẹ, người thân thích khác khi một bên vợ,chồng không thé nhận thức hoặc làm chủ hành vi đã bỏ qua ý chí tự nguyện

của cả vợ va chong khi giải quyét ly hôn Y muôn châm dứt quan hệ hôn nhân

Trang 17

trong trường hợp này là ý muốn của cha mẹ, người thân thích khác của một

bên vợ, chồng Tuy nhiên, sự thể hiện ý muốn đó là cần thiết để bảo vệ một

bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác ma không thé nhận

thức, làm chủ được hành vi của mình khỏi bạo lực gia đình do chồng, vợ của

mình gây ra khi bên chồng, vợ đó không muốn cham dứt quan hệ hôn nhân

Vợ chồng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn Trong suốt thời kì hônnhân, vợ chồng đều có quyền yêu cầu ly hôn như nhau, không ai được cưỡng

ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng trong việc thực hiệnquyền yêu cầu ly hôn Nhà nước tôn trọng quyền yêu cầu ly hôn của vợ,chồng Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốtchức năng cao quý của người mẹ được qui định tại khoản 4 Điều 2 Luật HN-

GD năm 2014, va nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của xã hội, khoản 3 Điều 51

Luật HN-GD năm 2014 qui định hạn chế quyền yêu cau ly hôn của ngườichồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12tháng tuổi Theo qui định này, người chồng không có quyền yêu cầu ly hônvới tư cách nguyên đơn trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con

hoặc nuôi con dưới mười hai tháng tuôi Việc hạn chế quyền yêu cầu ly hônnày sẽ chấm dứt khi người vợ đã qua thời kì mang thai, sinh con hoặc nuôicon dưới 12 tháng tuổi Như vậy, trong trường hợp người vợ đã bị say thai thìquyền yêu cầu ly hôn của người chồng được phục hồi Qui định hạn chếquyền yêu cau ly hôn tại khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 chỉ đặt rađối với người chồng mà không áp dụng đối với người vợ Trong thời gianngười vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nếu xétthay mâu thuẫn vo chồng đã sâu sắc, mục đích của hôn nhân không đạt được,việc tiếp tục duy trì hôn nhân sẽ gây bất lợi cho quyền lợi của người vợ, ảnhhưởng đến sức khỏe của người vợ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh mà người vợ cóyêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lí giải quyết vụ kiện theo thủ tục chung Đây là

Trang 18

một trong những qui định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật hônnhân và gia đình Quyền lợi của trẻ em và phụ nữ có thai được pháp luật tôntrọng, dé cao và bảo vệ chặt chẽ.

Cần lưu ý rằng, khi vợ, chồng không thể bộc lộ ý chí do bị bệnh tâmthần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi củamình dẫn tới việc được xác định mà mất năng lực hành vi dân sự thì người

vợ, chồng đó cũng không thé thực hiện quyền yêu cầu ly hôn Trường hopnày không được coi là hạn chế quyền yêu cầu ly hôn vì đây là trường hợp mà

bản thân người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng tự thực hiện

quyền của mình

1.2 KHÁI NIỆM CĂN CỨ LY HÔN

1.2.1 Định nghĩa căn cứ ly hôn

Từ điển Từ và ngữ Việt Nam định nghĩa: “Căn cứ là cái làm chỗ dựa,làm cơ sở dé lập luận” [17, tr 243] Ly hôn được hiểu là sự tan vỡ của quan

hệ vợ chồng Như vậy, căn cứ ly hôn có thé hiểu là điều có thé dựa vào làm

cơ sở để xác định quan hệ vợ chồng đã tan vỡ Những căn cứ này do Nhànước xác định nhằm kiểm soát việc ly hôn được thực hiện một cách đúng đắn,khách quan, phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng

Nha nước công nhận quyền tự do ly hôn không đồng nghĩa với việcgiải quyết ly hôn một cách tùy tiện theo ý chí của vợ, chồng, cả hai vợ chồnghay ý chí của bất kì chủ thể nào khác Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng tớiquyền lợi của vợ chồng mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái, cácthành viên khác trong gia đình và cả xã hội Vì thế, nhà nước cần kiểm soátviệc ly hôn dé đảm bảo hài hòa lợi ich của tat cả những chủ thé trên thông qua

pháp luật.

Trang 19

C.Mác viết: “Vé mặt hôn nhân, nhà lập pháp chỉ có thé xác định nhữngđiều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là trong đó, về thựcchất, hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi Việc Tòa án cho phép phá bỏ hôn nhânchỉ có thé là việc ghi biên ban sự tan rã bên trong của nó Quan điểm của nhàlập pháp là quan điểm của tính tất yếu” [13, tr.234 - 235] Khi căn cứ ly hôntheo luật định đảm bảo được “tinh tat yếu ” của sự việc, xã hội sẽ vận độngtheo hướng thuận chiều theo hướng tích cực Ngược lại, khi căn cứ ly hôn đingược lại với “tinh tat yếu ” của sự việc, áp đặt ý chí của con người vào sựviệc, xã hội sẽ vận động ngược chiều theo hướng tiêu cực Như vậy, căn cứ lyhôn được qui định trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình tiến bộ phảiđược xây dựng trên cơ sở tôn trong sự tồn tại khách quan của ly hôn Căn cứ

ly hôn đó phải là thành tựu nghiên cứu của nhà lập pháp khi nghiên cứu hiện

tượng phản ánh bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ (quan hệ biện chứng giữahiện tượng và bản chất) Những hiện tượng ấy phải có mối quan hệ biệnchứng với bản chất tan vỡ của quan hệ hôn, phản ánh bản chất của ly hôn.Bản chất quan hệ hôn nhân tan vỡ bộc lộ ra bên ngoài bằng nhiều hiện tượngkhác nhau, mỗi hiện tượng chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất Thực tế,biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ vợ chồng tan vỡ cũng rất đa dạng nên cầncăn cứ vào nhiều biéu hiện khác nhau dé nhận thức đúng đắn tình trạng củaquan hệ vợ chồng Nói cách khác, căn cứ ly hôn được pháp luật qui định phải

là tổng hợp những hiện tượng phản ánh bản chất quan hệ vợ chồng thực sự

tan vỡ.

Pháp luật tư sản cho rằng hôn nhân thực chất là một “hợp đồng” do hai

bên nam nữ tự do, tự nguyện xác lập Vậy nên căn cứ ly hôn cũng tương tựnhư căn cứ cham dứt hợp đồng là dựa vào yếu tổ “lỗi” và dựa vào ý chí củahai bên vợ va chồng [52, tr 446] Vì lẽ đó, những căn cứ ly hôn này chi mang

Trang 20

tính hình thức, phản ánh một cách phiến diện một mặt nào đó trong quan hệ

vợ chồng chứ không phản ánh toàn diện bản chất thực sự của hôn nhân

Quan điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa là giải quyết ly hôn dựa vào

thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan

Những căn cứ pháp lí về ly hôn được qui định trong Luật hôn nhân và giađình phản ánh bản chất của hôn nhân đã tan vỡ, nghĩa là hôn nhân đã “chết”.Tòa án phải giải quyết yêu cầu ly hôn trên cơ sở những dấu hiệu được quiđịnh ở căn cứ pháp lí để xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện bản chấtthực sự của tình trạng hôn nhân: quan hệ vợ chồng đã không thể tồn tại nữa

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa căn cứ ly hôn nhưsau: Căn cứ ly hôn là những tình tiết, điều kiện do pháp luật qui định mà khi

có những tình tiết, điều kiện đó thì Tòa án mới ra quyết định công nhận thuận

tình ly hôn hoặc ra ban an ly hôn.

1.2.2 Căn cứ ly hôn theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ

Quan điểm của Việt Nam về căn cứ ly hôn thay đổi qua từng thời kìnên qui định về căn cứ ly hôn ở mỗi thời kì cũng khác nhau

1.2.2.1 Thời ky phong kiến

Pháp luật phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng chủ yếu từ tư tưởngtriết học Nho giáo, Phật giáo cùng với các phong tục tập quán, đạo đức Lyhôn là biện pháp chấm dứt quan hệ vợ chồng được thừa nhận từ rất sớm trongcác bộ luật từ thời phong kiến Việt Nam như luật Hồng Đức (hay còn gọi là

Bộ Quốc triều hình luật) được ban hành dưới triều đại vua Lê Thánh Tông và

Bộ luật Gia Long (hay còn gọi là Hoàng Việt Luật Lệ) được ban hành dưới

triều vua Gia Long Các căn cứ ly hôn thời kỳ này thường được biết đến dưới

dạng “duyên cớ ly hôn” hay “các trường hợp ly hôn” Duyên cớ ly hôn trongpháp luật phong kiến thé hiện sự bất bình dang rõ nét nhằm bảo vệ quyền lợi

Trang 21

gia đình, gia tộc hơn là quyền loi cá nhân Duyên cớ ly hôn thời ki nay gồm:rẫy vợ, hai bên thỏa thuận và trường hợp khác.

Rẫy vợ là việc người chồng đơn phương bỏ vợ Đoạn 164 luật HồngĐức và Điều 108 Bộ luật Gia Long đều qui định người chồng có quyền bỏ vợkhi vợ phạm vào /ội that xuất — bảy lỗi của người vợ như sau: Vô tử (không

có con), đồ ki (ghen tuông), dam dat (người vợ có hành vi lắng lơ, dam đãng),không kính trọng bố mẹ chồng, bất hòa (không hòa thuận với anh em), trộmcắp (không bỏ vợ thì vạ lây đến nhà chồng), ác tật (bị bệnh phong hủi)

Những duyên cớ này qui vào lỗi của người vợ nhưng không áp dụngđối với người chồng Tuy nhiên, pháp luật phong kiến cũng qui định chế độ

“tam bat khứ” đề bảo vệ người phụ nữ: người chồng không được bỏ vợ cho

dù vợ phạm thất xuất trong trường hợp khi lấy nhau vợ chồng nghèo nhưng

về sau giàu có, hoặc khi vợ đã dé tang nhà chồng ba năm, hoặc khi lấy nhau

vợ còn bà con họ hàng nhưng khi bỏ nhau vợ không còn nơi nương tựa Qui

định này thé hiện sự quan tâm tới số phận người phụ nữ, cũng thé hiện truyềnthống nhân đạo của dân tộc Việt Nam Qui định này xuất phát từ truyền thống

về tình nghĩa vợ chồng phù hợp với đạo lí của người Việt Nam, bảo vệ nhữngquyên lợi cơ bản tôi thiêu cho người vợ.

Pháp luật phong kiến qui định khi vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọngnghĩa vụ vợ chồng thì bắt buộc phải ly hôn Như vậy, việc bắt buộc ly hônđược coi là hình phạt cho những hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng.Điều 308 luật Hồng Đức qui định: “pham người chong đã bỏ lửng vợ 5 thángkhông đi lại thì mat vợ (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng).Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm Vi việc quan phải di xa thì không theoluật này Nếu đã bỏ vợ, mà lại ngăn cản người khác lấy vợ mình, thì phải tạibiếm” Điều 108 Bộ luật Gia Long thì qui định khi vợ chồng phạm phải điều

Trang 22

“nghia tuyệt” thì buộc phải ly hôn “Nghia tuyệt” có thê do lỗi của vợ (mưusát chồng), lỗi của người chồng (chồng bán vợ) hoặc là lỗi của hai vợ chồng.Riêng trường hợp vợ phạm phải nghĩa tuyệt mà chồng không bỏ thì chồngcũng bị phạt 80 trượng Bộ luật Hồng Đức coi các trường hợp thất xuất đồngthời là các trường hợp của nghĩa tuyệt (ân nghĩa vợ chồng bị đoạn tuyệt), bắtngười chồng phải bỏ vợ nếu người vợ phạm phải bảy trường hợp trên Trongkhi đó, Bộ luật Gia Long phân biệt rạch ròi giữa thất xuất và nghĩa tuyệt Tuyphạm phải một trong các trường hợp của thuất xuất nhưng nếu người vợ ởtrong trường hợp tam bất khứ (ba trường hợp người chồng không thê bỏ vợđược) thì người chồng không được phép bỏ vợ.

Pháp luật phong kiến cho phép vợ chồng thỏa thuận ly hôn trongtrường hợp không hợp tính tình Tuy nhiên, do chế độ gia trưởng dưới thờiNguyễn nên vai trò của người đàn ông hoàn toàn áp đảo vai trò của người phụ

nữ cả trong quan hệ hôn nhân và quan hệ xã hội, vị trí của vợ và chồng khôngngang bằng, ly hôn do sự thuận tình, một giao dịch đòi hỏi vợ chồng đều cóquyền bày tỏ ý chí trở thành một chế định không thích hợp với tư duy pháp líthời kỳ này Nói cách khác, trong hệ thống pháp luật dưới chế độ phụ quyền,hầu hết các trường hợp thuận tình ly hôn về thực chất là các trường hợp lyhôn theo sáng kiến của người chồng, người vợ chỉ chấp nhận hoặc cam chịu

[30, tr 299].

Như vậy, các căn cứ ly hôn thời kì này được xây dựng dựa trên lỗi của

vợ chồng mà chủ yếu là dựa vào lỗi của người vợ Quyền tự do ly hôn của vợchồng cũng không được đảm bảo khi pháp luật qui định một số trường hợpbắt buộc vợ chồng phải ly hôn mà bỏ qua ý chí của vợ chồng Nhà nước đãcan thiệp quá sâu vào quan hệ hôn nhân của vợ chồng, coi ly hôn như một chếtài áp dụng đối với vợ chồng khi vợ chồng có “lỗi” Căn cứ ly hôn thời kì nàythể hiện rõ sự bất bình đăng giữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân Qua

Trang 23

đó cho thấy địa vị thấp kém của người phụ nữ trong xã hội và gia đình phongkiến.

1.2.2.2 Thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1858 đến trước năm 1945)

Từ năm 1858 đến trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địanửa phong kiến dưới ach thống trị của thực dân Pháp Thời kì này, thực dânPháp chia nước ta thành ba miền, mỗi miền áp dụng một bộ dân luật để điềuchỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Ở Bắc Kì áp dụng Bộ đân luật năm 1931,

ở Trung Kì áp dụng Bộ dan luật năm 1936, ở Nam Kì áp dụng Bộ dan luật

giản yếu năm 1883 Nội dung và kĩ thuật lập pháp của ba bộ dân luật này vừachịu ảnh hưởng sâu sắc của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp (1804) (còn gọi là

Bộ luật Napôlêông), vừa thê hiện quan điểm lạc hậu của giai cấp phong kiếnViệt Nam.

Bộ dân luật Bắc Kì và Trung Kì qui định căn cứ ly hôn dựa vào lỗi của

vợ, chồng Hai bộ luật này qui định những duyên cớ ly hôn riêng cho ngườichồng (dựa vào lỗi của vợ), những duyên cớ ly hôn cho người vợ (dựa vào lỗicủa người chồng) và những duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng.Điều 118 Bộ dân luật Bắc Ki và Điều 117 Bộ dân luật Trung Ki quiđịnh duyên cớ ly hôn của người chồng là những lỗi của vợ như sau: Vợ phạmgian; vợ bỏ nhà chồng mà đi, tuy đã buộc về mà không về; vợ thứ đánh chửi,

bạo hành vợ chính.

Điều 119 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 118 Bộ dân luật Trung Kì quiđịnh duyên cớ ly hôn của người vợ khi người chồng có những lỗi sau: Ngườichồng không thi hành nghĩa vụ nuôi nắng vợ con tùy theo kế sinh nhai; ngườichồng bỏ nhà đi quá hai năm (theo Bộ dân luật Bắc Kì) và quá một năm (theo

Bộ dân luật Trung Kì) mà không có duyên cớ chính đáng và không cấp dưỡng

Trang 24

cho vợ con; hoặc chông không có lí do chính đáng mà đuôi vợ ra khỏi nhàmình; chồng làm trái trật tự vợ chính, vợ thứ.

Cả hai vợ chồng có thé xin ly hôn khi có những duyên cớ qui định tạiĐiều 120 Bộ dân luật Bắc Kì và Điều 119 Bộ dân luật Trung Kì như sau: Bên

nọ quá hà khắc, hành hạ, chửi rủa thậm tệ đối với bên kia, hoặc với tổ phụ bênkia; một bên can án trọng tội; một bên vô hạnh làm nhơ nhuốc đến nỗi bên kiakhông thể ở chung được; vì một bên tâm thần mà ai cũng biết hoặc phải ở

suôt đời trong bệnh viện.

Tại Nam Ki, Bộ dân luật giản yếu Nam Kì năm 1883 qui định quyền lyhôn chỉ do người chồng quyết định và quyền ly hôn này được hạn chế bởi chế

độ “tam bat khứ” kê thừa từ cô luật phong kiến Việt Nam, còn người vợ thìkhông có quyền yêu cau ly hôn Ngoài ra, luật còn ghi nhận quyền xin ly hôntrong trường hợp chồng bỏ lửng vợ: “Nếu chong vô cớ 5 tháng không về với

vợ thì người vợ có quyên di tô cáo và người chong sẽ bị mat vợ, nếu họ đã cócon cái với nhau thì cho thời hạn đó là một nam ” (Bộ dân luật giản yêuNam Kì năm 1883, thiên thứ VI) Qui định này thé hiện rõ trách nhiệm củangười chồng, thể hiện sự kế thừa pháp luật phong kiến nhằm bảo vệ quyền lợichính đáng của người vợ, ràng buộc nghĩa vụ của người chồng đối với giađình Qui định này tương đối tiễn bộ, có ý nghĩa giúp giải thoát cho người vợ,bảo vệ quyền lợi cho người vợ trong chừng mực nhất định

Pháp luật qui định về căn cứ ly hôn thời kì này vừa có sự kế thừa phápluật phong kiến trên cơ sở những phong tục tập quán thời kì trước, vừa có sựtiếp thu kỹ thuật lập pháp của pháp luật Pháp, phản ánh những đặc điểm kinh

tế, văn hóa, xã hội và quyền lợi giai cấp Nhìn chung vẫn duy trì chế độ bấtbình đăng trong quan hệ giữa vợ và chồng, củng cố quyền của người gia

trưởng, qui định nhiêu căn cứ đê người chông có quyên yêu câu ly hôn hơn

Trang 25

người vợ Can cứ ly hôn thời ki này vân được qui định dựa vào lôi cua vo chông, không dựa vào bản chât của quan hệ vợ chông.

1.2.2.3 Căn cứ ly hôn trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân (từ năm 1945 đến năm 1954)

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, từ năm 1945 đến 1950, do điềukiện lịch sử nên Nhà nước ta chưa ban hành ngay luật cụ thể thể điều chỉnhcác quan hệ hôn nhân và gia đình Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 của Chủtịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Sắc lệnh số 47) cho phép tạm thời ápdụng những qui định trong pháp luật cũ có chọn lọc, theo nguyên tắc khôngtrai với lợi ich của Nha nước Việt Nam Dân chu cộng hòa và lợi ích của nhândân lao động Đến ngày 17/11/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộnghòa ban hành Sắc lệnh số 159/SL qui định về vẫn đề ly hôn (Sắc lệnh số 159),trong đó đã xóa bỏ sự bat bình dang về các duyên cớ ly hôn Điều 2 Sắc lệnh

159 qui định Toà án có thể cho phép vợ hoặc chồng ly hôn trong nhữngtrường hợp sau: Ngoại tình; một bên can án phạt giam; một bên mắc bệnh

điên hoặc một bệnh khó chữa khỏi; một bên bỏ nhà đi quá hai năm không có

duyên cớ chính đáng: vợ chồng tính tình không được hoặc đối xử với nhauđến nỗi không thê sống chung được

Sắc lệnh số 159 đã xóa bỏ những duyên cớ ly hôn dựa trên lỗi của mỗibên vợ chồng mà qui định duyên cớ ly hôn áp dụng chung cho cả vợ vàchồng Bên cạnh việc qui định duyên cớ ly hôn dựa vào yếu tổ lỗi thi Sắc lệnh

số 159 đã hướng tới căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng Điều này đượcthể hiện qua duyên cớ ly hôn qui định tại khoản 5 Điều 2 Sắc lệnh số 159:

“Vợ chong tinh tình không hợp hoặc doi xử với nhau đến nỗi không thể songchung duoc” Thực tê vợ chồng chung sống với nhau mà tính cách khônghợp, luôn có những mâu thuẫn, bất đồng thì khó có thể duy trì đời sống

Trang 26

chung Trong trường hợp này thì ly hôn chính là giải pháp để giải phóng cho

vợ chông khỏi cuộc hôn nhân đã tan vỡ.

Cả hai Sắc lệnh số 47 và Sắc lệnh số 159 đã góp phần không nhỏ vàoviệc xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến, đề ra một số nguyên tắc chung, giảiphóng phụ nữ khỏi vị thé bat bình đăng trong quan hệ giữa vợ và chồng, thúcđây sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân Nội dung của hai sắc lệnh này đã thể hiện tính dân chủ và tiễn

bộ của một nền pháp chế mới Tuy nhiên, căn cứ ly hôn thời kì này vẫn đượcqui định chủ yếu dựa trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng mà chưa hoàn toàn dựa

trên bản chất của quan hệ vợ chồng

1.2.2.4 Can cứ ly hôn thời kì từ năm 1954 đến trước năm 1975

Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, do đất nước bị chia cắt làm haimiền với hai chế độ chính trị khác nhau nên ở mỗi miền có một hệ thống phápluật khác nhau.

Ở miễn Bắc, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 (còn gọi là Đạo luật

số 13 về Hôn nhân và gia đình) được Quốc hội khóa I thông qua ngày29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13/01/1960 Lần đầutiên, tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác — Lênin, căn cứ ly hôn được quiđịnh dựa trên bản chất của quan hệ vợ chồng

Điều 25 Luật HN-GD năm 1959 qui định về căn cứ ly hôn trong trườnghợp thuận tình ly hôn như sau: “Khi hai bên vợ chong xin thuận tinh ly hôn,thì sau khi diéu tra, nếu xét ding là hai bên tự nguyện xin ly hôn, Toà án

nhân dán sẽ công nhận việc thuận tinh ly hon”.

Điều 26 Luật HN-GD năm 1959 qui định trường hợp ly hôn theo yêucầu của một bên như sau: “Ki một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có

thâm quyên sẽ điêu tra và hoà giải Hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ

Trang 27

xét xử Nếu tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục

dich của hôn nhân không dat được, thì Toà án nhân dán sẽ cho ly hôn `.

Ở miễn Nam, ché độ hôn nhân và gia đình giai đoạn này được qui địnhtrong ba văn bản: Luật gia đình ngày 02/01/1959 (luật số 1 — 59) dưới chế độNgô Đình Diệm; Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sảncộng đồng dưới chế độ Nguyễn Khánh; Bộ dân luật ngày 20/12/1972 dudichế độ Nguyễn Văn Thiệu Những văn bản này đều qui định căn cứ ly hôn

trên cơ sở “lỗi” của vợ chồng, đặc biệt Luật gia đình dưới chế độ Ngô Đình

Diệm đã cấm vợ chồng ly hôn (Điều 55)

Sắc luật số 15/64 dưới chế độ Nguyễn Khánh và Bộ dân luật dưới chế

độ Nguyễn Văn Thiệu qui định căn cứ ly hôn dựa trên những “lỗi” sau:

- Vì sự ngoại tình của người phối ngẫu;

- Vì người phối ngẫu bị kết án trọng hình về thường tội;

- Vi sự ngược đãi, bạo hành hay nhục ma, có tính cách thậm từ và tái

diễn khiến vợ chồng không thé ăn ở với nhau nữa.

Như vậy, ở giai đoạn này, căn cứ ly hôn ở hai miền được qui định hoàntoàn khác nhau do sự khác nhau về chế độ chính trị Miền Bắc trong hoàn

cảnh cải cách xây dựng xã hội chủ nghĩa qui định căn cứ ly hôn dựa vào thựctrạng quan hệ vợ chồng phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin.Miền Nam dưới chế độ thực dân nửa phong kiến vẫn chịu ảnh hưởng củapháp luật tư sản, qui định căn cứ li hôn dựa vào yếu tố “lỗi”, đánh giá tìnhtrang hôn nhân qua biéu hiện bề ngoài của nó

1.2.2.5 Căn cứ ly hôn thời kì từ năm 1975 đến nay

Từ năm 1975, cả nước thống nhất, Luật HN-GD năm 1959 được ápdụng trong phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 củaHội đồng Chính phủ Để phù hợp với tình hình mới của đất nước ở mỗi giai

Trang 28

đoạn, Quốc hội đã ban hành các văn bản Luật GD năm 1986, Luật

HN-GD năm 2000 và Luật HN-HN-GD năm 2014 Các văn bản này đều kế thừa tinhthần của Luật HN-GD năm 1959 là qui định về căn cứ ly hôn dựa vào bảnchất quan hệ vợ chồng

Điều 40 Luật HN-GD năm 1986 qui định về căn cứ ly hôn như sau:

“Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải khôngthành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân

dan công nhán cho thuận tình ly hôn.

Trong trường hop một bên vợ hoặc chẳng xin ly hôn, nếu hoà giảikhông thành thì Toà án nhân dân xét xử Nếu xét thấy tình trang tram trọng,đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì

Toà an nhân dán xử cho ly hôn.

Kế thừa tinh thần Luật HN-GD năm 1986, Luật HN-GD năm 2000

không tách biệt căn cứ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn và trường

hợp ly hôn theo yêu cầu một bên mà qui định căn cứ áp dụng chung cho cảhai trường hợp tại Điều 89 như sau:

“1, Tòa án xem xét yêu cau ly hôn, nếu xét thấy tình trạng tram trọng,đời sống chung không thé kéo dài, mục dich của hôn nhân không đạt được thìTòa án quyết định cho ly hôn

2 Trong trường hợp vợ hoặc chẳng của người bị Tòa án tuyên bố mattích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn ”

Việc qui định căn cứ ly hôn vẫn tiếp tục dựa vào thực trạng quan hệ vợchồng giống như qui định tại Luật HN-GD năm 1959 Luật HN-GD năm

2000 đã kế thừa, phát triển, mở rộng và cụ thể hóa, chỉ tiết hóa những quiđịnh của Luật HN-GD trước đó nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế đời sống hôn

Trang 29

nhân và gia đình trong hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội có sự thay đôi LuậtHN-GD năm 2000 đã bổ sung thêm trường hợp một bên vợ, chồng mat tích so

với Luật HN-GD năm 1986 Can cứ ly hôn theo Luật HN-GD năm 1986 va

Luật HN-GD năm 2000 phản ánh đúng bản chất của ly hôn, qui định bao quát

được các trường hợp ly hôn, đảm bảo định hướng nhận thức cho người dân và

cả người thực thi pháp luật về vấn đề ly hôn

Có thê thấy, khi xây dựng chế định ly hôn, Nhà nước Việt Nam đã tiếpthu quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénnin, coi ly hôn là một hiện tượng xãhội mang tính giai cấp sâu sắc Nhà nước tôn trọng quyền tự do ly hôn của cánhân đồng thời cũng thực hiện kiểm soát việc ly hôn thông qua việc qui địnhnhững điều kiện, căn cứ dé được phép chấm dứt quan hệ hôn nhân Nhà nướcqui định căn cứ ly hôn thật sự khoa học, là biện pháp hữu hiệu củng cố các

quan hệ gia đình, bảo vệ lợi ích chính đáng của các đương sự, ý chí của vợ

chồng không phải là điều kiện quyết định để phá bỏ hôn nhân mà việc giảiquyết ly hôn phải căn cứ vào điều kiện (căn cứ pháp lí về ly hôn) được quiđịnh trong luật hôn nhân và gia đình [49, tr 255 - 256] Căn cứ để giải quyết

ly hôn là thực trạng quan hệ hôn nhân đã tan vỡ.

Sự tan vỡ của quan hệ hôn nhân là căn cứ ly hôn trong các văn bảnLuật HN-GD được qui định thông qua việc mô tả khái quát bản chất tan vỡ

mà không đi vào liệt kê cụ thể những trường hợp nào thì quan hệ hôn nhântan vỡ Việc không liệt kê những trường hợp ly hôn cụ thé phản ánh đòi hỏiphải xem xét thực chất quan hệ vợ chồng chứ không thể chỉ nhìn vào hìnhthức bên ngoài để đánh giá

Trước Luật HN-GĐ năm 2014, Nhà nước Việt Nam qui định căn cứ ly

hôn cũng không dựa vào yếu tô “lỗi” bởi nhà nước ta quan niệm ly hôn khôngphải và không thê là chế tài đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng

Trang 30

Ly hôn là sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng va căn cứ ly hôn là dau hiệu phanánh hiện tượng xã hội tồn tại khách quan đó chứ không phải là cái quyết định

sự tan vỡ của quan hệ vợ chồng Ly hôn cũng không phải là hậu quả tất yếu

của hành vi vi phạm quyên, nghĩa vu của vợ chong.

Luật HN-GD năm 2000 qui định về căn cứ ly hôn dựa vào thực trạngquan hệ hôn nhân, không dựa vào yếu tố “lỗi” của vợ chồng trong việc làmphát sinh mâu thuẫn dẫn tới ly hôn Ưu điểm của cách qui định này là phảnánh chính xác bản chất của ly hôn Nhược điểm của nó là cách xác định căn

cứ ly hôn còn định tính, trừu tượng, khó xác định Điều đó đã ảnh hưởng đếnquyên và lợi ích hợp pháp của người đề nghị giải quyết cho ly hôn Trong quatrình giải quyết vụ việc về ly hôn, Tòa án áp dụng căn cứ cho ly hôn tại Điều

89 Luật HN-GD đã gặp phải nhiều vướng mắc, quan điểm khác nhau giữa cáccấp sơ thâm và phúc thâm về cách hiểu thé nào là “tình trạng tram trong, đờisống chung không thé kéo dai” dù van dé này đã được hướng dan tại Nghịquyết số 02/2000/NQ-HĐTP Do đó, nhiều bản án, quyết định của Tòa án cấp

sơ thâm đã bị sửa, hủy do cách hiểu khác nhau, thậm chí có những Tòa án căn

cứ vào lí do một trong hai bên không có khả năng sinh con dé cho ly hôn [48].Việc qui định căn cứ ly hôn chỉ dựa trên thực trạng quan hệ vợ chồng

mà không dựa vào yếu tố “lỗi” thé hiện quan điểm của Nhà nước là không coihôn nhân là một hợp đồng Tuy nhiên, cách qui định này có nhược điểm là đãxem nhẹ trách nhiệm của hai bên vợ chồng đối với sự tan vỡ đó Bởi lẽ, saukhi kết hôn, cả hai bên vợ chồng đều phải có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ quan

hệ vo chồng thông qua việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.Qui định căn cứ ly hôn không xét tới yêu tô “lỗi” dẫn tới việc trách nhiệm củangười vi phạm quyên, nghĩa vụ trong hôn nhân không được xác định rõ ràngtrong luật Do đó, yếu tố “lỗi” cần được đặt ra dé xem xét với ý nghĩa là căn

cứ đê đánh giá trách nhiệm của moi bên vợ chong đôi với sự tan vỡ của quan

Trang 31

hệ hôn nhân chứ ly hôn không phải là chế tài đối với người vi phạm quyên,

nghĩa vụ của vợ, chông trong quan hệ hôn nhân.

Dé khắc phục những bất cập nêu trên, ngày 19/6/2014, Quốc hội đãthông qua Luật HN-GD năm 2014 thay thế Luật HN-GD năm 2000 ké từngày 01/01/2015 với những sửa đổi cơ bản trong qui định về căn cứ ly hôn

Luật HN-GD năm 2014 đã tách biệt căn cứ ly hôn áp dụng cho trường hop

thuận tình ly hôn (Điều 55) và ly hôn theo yêu cầu một bên (Điều 56) Cùngvới đó là sự thay đôi về nội dung căn cứ ly hôn trong mỗi trường hợp ly hôn

KET LUẬN CHUONG 1

Trên co sở nghiên cứu những vân dé lí luận co bản vê chê định ly hôn,

có thê rút ra kêt luận sau:

Ly hôn là một thuật ngữ pháp lí được sử dụng trong pháp luật HN-GD

dùng dé chỉ sự chấm dứt quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đó các quyền và nghĩa

vụ pháp lí giữa vợ và chồng chấm dứt Nhà nước quản lí việc ly hôn thôngqua hoạt động của Tòa án Căn cứ ly hôn được hiểu là những tình tiết hayđiều kiện do pháp luật qui định mà khi có những tình tiết đó thì Tòa án raquyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc ra bản án ly hôn Nghiên cứu cácqui định của pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các thời kì cho thấy,pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn qua các thời kì có những điểm khác biệtnhất định, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội trong từng giaiđoạn Trong đó, những văn bản luật HN-GD sau đều có sự kế thừa va pháthuy ưu điểm của các văn bản trước, đồng thời không ngừng đổi mới và hoànthiện quy định về căn cứ ly hôn

Trang 32

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEOLUAT HON NHÂN VÀ GIA DINH NĂM 2014 VÀ KIÊN NGHỊ

Khác với Luật HN-GD năm 2000, Luật HN-GD năm 2014 không quiđịnh căn cứ ly hôn áp dụng chung cho tất cả các trường hợp mà qui địnhnhững căn cứ ly hôn riêng cho từng trường hợp chủ thê yêu cau ly hôn

2.1 VG CHONG THUC SỰ TỰ NGUYEN LY HON (AP DUNG TRONG TRUONG HOP THUAN TINH LY HON)

Điều 55 Luật HN-GD năm 2014 qui định về thuận tình ly hôn như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cau ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật

sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom,nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đángcủa vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuậnđược hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ

và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn” Theo qui định này thì vợ chồngđược coi là thuận tình ly hôn nếu thỏa mãn căn cứ “hai bên vợ chồng thật sự

tự nguyện ly hôn” Căn cứ này được thê hiện qua hai khía cạnh sau:

- Vợ chồng cùng thé hiện ý chí là mong muốn được ly hôn;

- Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí của hai bên vợ chồng.2.1.1 Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn ly hôn

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì yếu tố “ý chí” của hai bên vochồng là yếu tố quan trọng nhất Thuận tình ly hôn phải là sự tự nguyện ý chícủa cả hai vợ chồng Khác với ly hôn theo yêu cầu của một bên, thuận tình lyhôn là việc cả hai bên vợ chồng cùng chung ý chí mong muốn chấm dứt quan

hệ hôn nhân Khi sự tự nguyện ly hôn chỉ là ý chí của một bên thì sự tự

nguyện đó không phải là căn cứ để xem xét thuận tình ly hôn Hai bên vợ

chông cùng thê hiện ý chí muôn ly hôn vào cùng một thời diém và được thê

Trang 33

hiện bang don yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn Đây chính là đặc trưng

để phân biệt với trường hợp ly hôn theo yêu cầu một bên Với thuận tình lyhôn, hai bên vợ chồng đều cùng chung quan điểm cho rằng quan hệ hôn nhângiữa họ đã tan vỡ, họ không muốn tiếp tục chung sống như vợ chồng đượcnữa Tòa án xem xét ý chí của vợ chồng trong suốt quá trình giải quyết yêucầu ly hôn nên nếu sự đồng thuận về ý chí muốn ly hôn không tồn tại trongsuốt quá trình Tòa án giải quyết việc ly hôn thì yêu cầu ly hôn của vợ chồng

không được công nhận là thuận tình ly hôn Như vậy, có sự khác nhau giữa

căn cứ áp dung thủ tục thuận tình ly hôn theo qui định của Bộ luật tố tụng dân

sự năm 2009 (BLTTDS) và căn cứ dé Tòa án công nhận thuận tinh ly hôn Déxem xét áp dụng thủ tục thuận tình ly hôn, Tòa án chỉ căn cứ vào sự đồngthuận ý chí của vợ chồng vào thời điểm nộp đơn yêu cau ly hôn Tuy nhiên,

dé Tòa án công nhận cho vợ chồng thuận tình ly hôn thì sự đồng thuận ý chícủa vợ chồng phải thống nhất từ thời điểm nộp đơn cho đến hết quá trình giảiquyết yêu cầu thuận tình ly hôn Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là vì ý chí củacon người là yếu tô bất định, luôn có kha năng thay đổi Quan hệ vợ chồng

trước khi là một quan hệ pháp lý thì nó đã là một quan hệ tình cảm, do đó, nó

luôn có khả năng thay đổi trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn.Căn cứ vào bản chất của ly hôn, việc ly hôn không thể nhằm thỏa mãn ý

muốn nhất thời của vợ chồng mà phải dựa vào ý chí thật sự của vợ chồng Y

chí that sự nay được biểu hiện qua sự thé hiện ý chí muốn ly hôn một cách ồnđịnh và thống nhất trong suốt quá trình Tòa án xem xét giải quyết việc ly hôn.Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu một trong hai bên vợ hoặc chồng có sựthay đôi ý kiến, không muốn ly hôn nữa thì Toa án phải ra quyết định đình chigiải quyết việc dân sự theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị quyết

số 03/2012/NQ — HĐTP của Hội đồng Tham phán Tòa án nhân dân tối caoban hành ngày 03/12/2012 Theo đó, néu một hoặc các bên yêu cầu thuận tình

Trang 34

ly hôn thay đổi sự thoả thuận (một phần hoặc toàn bộ), nhưng không thoảthuận được về van đề đã được thoả thuận trước đó và có tranh chấp, thì đượccoi như đương sự rút đơn yêu cầu Toà án căn cứ vào Điều 311 và điểm ckhoản 1 Điều 192 của BLTTDS ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.Trong trường hợp này Toà án cần giải thích cho đương sự không rút đơn yêucầu biết nếu họ vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết, thì phải khởi kiện vụ án dân

sự theo thủ tục chung.

Ý chí tự nguyện ly hôn phải do chính vợ và chồng tự mình thể hiện vìđây là quyền gắn liền với nhân thân của vợ chồng Muốn thé hiện ý chi tựnguyện của mình, trước tiên vợ chồng cần có khả năng thê hiện ý chí, nghĩa là

vợ chồng cần có năng lực hành vi dân sự Khi xem xét giải quyết yêu cầuthuận tình ly hôn, nếu Tòa án nhận thay một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai

vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thê nhận thức,làm chủ được hành vi của mình thì không thé công nhận ý chí của bên vo,chồng đó Thực tế có những trường hợp mà một bên vợ hoặc chồng không cókhả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình nhưng lại không được Tòa

án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự do không có yêu cầu của người cóquyên, lợi ích liên quan theo qui định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2005.Trong những trường hợp nay, dé đảm bảo giải quyết đúng dan vụ việc, Tòa áncần xuất phát từ yêu cầu mong muốn ly hôn phải là ý chí thực sự của vợchồng để không công nhận thuận tình ly hôn Tuy nhiên, để có thể nhận ramột bên vợ chồng không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi trên thực

tế lại không dé dàng khi bên vợ hoặc chồng còn lại muốn giấu giém điều nàynhằm đạt được những lợi ích nhất định

Đối với trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theoqui định tại khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014, có hai luồng quan điểmkhác nhau về quyên thuận tình ly hôn của người chồng Luéng ý kiến thứ nhất

Trang 35

cho rang: Dé xem xét ý chí tự nguyện của vợ, chồng thì cả hai vợ chồng đềuphải có quyền yêu cau giải quyết ly hôn theo qui định tại Điều 51 Luật HN-

GD năm 2014 Vậy nên, trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc

đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi thì vợ chồng không thẻ thuận tình ly hôn vìngười chồng không có quyền yêu cau giải quyết ly hôn Luồng ý kiến thứ haicho rằng trong trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theokhoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 thì người chồng vẫn có quyền théhiện ý chí đồng thuận với mong muốn ly hôn của người vợ khi người vợ làngười làm đơn yêu cầu ly hôn Bởi lẽ, như đã phân tích ở mục 1.1.3, mục dichcủa việc hạn chế quyền yêu cau ly hôn của người chồng trong trường hợp vợdang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi là nhằm bảo

vệ ba me và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi Tuy nhiên, khi người

vợ đã thể hiện mong muốn ly hôn thì việc hạn chế quyền ly hôn của ngườichồng trong trường hợp này là không cần thiết vì bản thân người vợ đã nhậnđịnh việc ly hôn có ảnh hưởng tốt cho họ hơn là tiếp tục duy trì quan hệ hônnhân Khi người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51Luật HN-GD năm 2014, việc áp dụng quy định ly hôn theo yêu cầu một bên

dù vợ chồng đã đồng thuận về ý chí muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là

sự áp dụng máy móc quy định của pháp luật mà xem nhẹ bản chất của thuậntình ly hôn Điều này cũng gây khó khăn cho vợ chồng khi yêu cầu giải quyết

ly hôn vì những căn cứ cần đưa ra và thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầumột bên cũng phức tạp hơn Trong khi đó, quan điểm thứ hai lại đề cao tôntrọng ý chí của vợ chồng hơn Có thể thấy, quan điểm thừa nhận quyền thuậntình ly hôn của người chồng trong trường hợp họ có vợ đang có thai, sinh conhoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tudi là hợp lí hon Do đó, nên thốngnhất không áp dụng qui định hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

Trang 36

theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 trong trường hợp thuận tình ly

vợ, chồng đều không bị tác động bởi bên kia hay bởi bất kì người nào kháckhiến họ phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình Mặt khác, nguyện vọng

ly hôn phải đến từ những nhận thức đúng đắn của vợ chồng đối với tình trạngquan hệ vợ chồng của mình Trường hợp một bên vợ chồng hay cả hai bên bịbên kia hay bên thứ ba lừa dối, dẫn đến nhận thức sai lầm về tình trạng quan

hệ vợ chồng nên đưa ra yêu cầu ly hôn thì đó cũng là biểu hiện của việc

không thực sự tự nguyện ly hôn.

Mong muốn cham dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng phải là ý chí thật

sự của cả hai bên vợ chồng chứ không phải là ly hôn giả tạo Khoản 15 Điều 3LHN-GD năm 2014 qui định: “Ly hôn giả tao là việc lợi dung ly hôn dé trontránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc dé datđược mục đích khác mà không nhằm mục đích cham dứt hôn nhân” Như vậy,thuận tình ly hôn phải là việc hai vợ chồng yêu cầu ly hôn cùng nhằm mụcđích cham dứt quan hệ vợ chồng Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn mà xét thấythiếu sự tự nguyện thực sự của một bên hoặc cả hai bên thì đó là dau hiệu của

ly hôn giả tạo Đó được hiểu là trường hợp mà mục đích ly hôn thực sự của cả

Trang 37

hai vợ chồng hoặc của một trong hai bên vợ chồng không nhằm cham dứtquan hệ hôn nhân Khi mục đích của cả hai bên vợ chồng đều không nhằmchấm dứt quan hệ vợ chồng thì cần nhìn nhận ý chí thực sự của vợ chồng làvẫn muốn tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng, quan hệ vợ chồng về thực chấtvẫn chưa tan vỡ nên Tòa án không thể giải quyết cho vợ chồng ly hôn.Trường hợp một trong hai bên vợ chồng có mục đích chấm dứt quan hệ hônnhân, bên còn lại không có mục đích thực sự chấm dứt quan hệ hôn nhân thìcần xác định bản chất của vụ việc là mong muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân

từ một phía Do đó, Tòa án ra quyết định không công nhận thuận tình ly hônkhi xét thấy một trong hai bên vợ chồng có không mục đích chấm dứt quan hệhôn nhân Đối với một bên vẫn có mong muốn ly hôn mà mục đích của họ lànham cham dứt quan hệ vợ chồng, Toà án cần giải thích cho đương sự biếtnếu họ vẫn có yêu cầu Toà án giải quyết thì phải khởi kiện vụ án dân sự theothủ tục ly hôn theo yêu cầu một bên

Như vậy, căn cứ ly hôn trong thuận tình ly hôn là hai bên vợ chồng thật

sự tự nguyện ly hôn Căn cứ này mô tả được đầy đủ bản chất của ly hôn trongtrường hợp thuận tình ly hôn Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùngnhận thấy giữa vợ và chồng đã không còn tình cảm yêu thương dẫn đếnkhông muốn tiếp tục chung sống, chăm lo, vun đắp cho đời sống chung Khi

cả hai bên vợ chồng đã cùng chung ý chí muốn chấm dứt quan hệ vợ chồng,cham dứt những quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng thì Tòa án không thécưỡng ép vợ chồng duy trì quan hệ hôn nhân Việc không giải quyết ly hôntrong trường hợp này chỉ có thể ép buộc hôn nhân tôn tại về mặt hình thức màkhông thê thay đổi sự thật khách quan là quan hệ vợ chồng đã tan vỡ trên thực

tế Khác với Luật HN-GD năm 2000, Luật HN-GD năm 2014 không đòi hỏinhững căn cứ qui định tại Điều 89 Luật HN-GĐ năm 2000: “tinh trang tramtrọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt

Trang 38

được” đôi với trường hợp thuận tình ly hôn Qua đó, Luật HN-GD năm 2014thé hiện quan điểm dé cao tôn trọng ý chí tự nguyện của vợ chồng trong việcchấm dứt hôn nhân Bản thân ý chí tự nguyện cham dứt quan hệ vợ chồngcũng đã thé hiện được tinh trạng tram trọng của quan hệ hôn nhân Trước đây,dấu hiệu tinh trạng tram trong qui định trong Luật HN-GD năm 2000 đượchướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP với biểu hiện vợ, chồngkhông thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biếtbồn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thìsống Trong khi đó, việc vợ chồng tự nguyện chấm dứt quan hệ hôn nhâncũng chính là việc thé hiện ý muốn cham dứt việc thực hiện những quyền vànghĩa vụ giữa vợ chồng với nhau Do đó, việc qui định thêm căn cứ ly hôntình trang tram trọng là không cần thiết.

Tuy nhiên, sự tự nguyện thực sự của vợ chồng chỉ là căn cứ để Tòa ánxem xét giải quyết thuận tình ly hôn Việc Tòa án ra quyết định công nhậnthuận tình ly hôn còn phải phụ thuộc vào việc vợ chồng thỏa thuận về van đềcon chung và tài sản chung Khi vợ chồng ly hôn thì hậu quả pháp lí khôngchỉ là cham dứt quan hệ hôn nhân mà còn làm thay đôi quan hệ sở hữu, thayđổi quyền và nghĩa vụ đối với con cái của vợ chồng và có thể làm phát sinhnghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng Do đó, xuất phát từ yêu cầu bảo vệquyên lợi của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án khôngthể chỉ dựa vào những căn cứ thuận tình ly hôn mà còn cần phải xem xét cảquyên, lợi ích của những chủ thé có liên quan dé giải quyết yêu cầu thuận tình

ly hôn Sau khi nam nữ ly hôn thì chế độ tài sản của vợ chồng cũng cham dứt.Những tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập thuộc sở hữu riêng của mỗi bên,tài sản chung không còn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng nữa màchuyên sang hình thức sở hữu khác Điều này dẫn tới yêu cầu phải chia tài sản

chung vợ chông đê xác định lại quyên sở hữu của hai bên vợ chông đôi với

Trang 39

khối tài sản chung Vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với con chungnhư nhau Vì cha mẹ ly hôn dẫn tới hậu quả quan hệ vợ chồng không còn nênviệc thực hiện nghĩa vụ chung đối với con cần được phân chia rõ rang để đảmbảo quyền lợi của con Việc ly hôn không làm chấm dứt những quyền vànghĩa vụ của vợ chồng đối với con chung nhưng làm thay đổi cách thức thựchiện những quyền và nghĩa vụ này của vợ chồng đối với con Do đó, để giảiquyết thuận tình ly hôn, Tòa án cần xem xét giải quyết cả van dé thỏa thuận

việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi giải

quyết yêu cầu thuận tình ly hôn

Truong hợp thứ nhát: hai bên đã thỏa thuận được việc chia tài sản, việc trong nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo đục con và sự thoả thuận này bao dam quyên lợi chính dang của vợ và con.

Dé được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, hai bên vợ chồng khôngchỉ cần có sự thống nhất ý chí về việc cham dứt quan hệ hôn nhân mà còn cầnphải thống nhất ý chí trong việc chia tài sản và việc trông nom, nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục con Giống như những việc dân sự khác, việc chia tài sản,việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi vợ chồng ly hôn ưutiên áp dụng nguyên tắc tự do thỏa thuận nhằm đề cao quyền tự định đoạt của

đương sự.

Qua thực tế giải quyết các trường hợp thuận tình ly hôn cho thấy, cácCặp vợ chồng thuận tình ly hôn thường tự thỏa thuận về việc chia tài sản vànuôi con Tuy nhiên, có trường hợp sự thỏa thuận của vợ chồng về việc xácđịnh khối tài sản chung và chia tài sản chung đó không phù hợp với qui địnhcủa pháp luật, không đảm bảo được quyền lợi của vợ và con thì Tòa án phảigiải quyết

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w