1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ, chồng và thực tiễn áp dụng

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGUYEN PHƯƠNG THẢO.

CĂN CU LY HON THEO YÊU CAU CUA MOT BEN VO, CHONG VA THỰC TIEN ÁP DUNG

LUẬN VĂN THAC SỸ LUAT HỌC

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

NGUYÊN PHƯƠNG THẢO

CĂN CU LY HON THEO YÊU CAU CUA MOT BEN VO, CHONG VA THỰC TIEN ÁP DUNG

Chuyén ngành: Luật dân sự và Tố tung dan sự Mã số: 8380103

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUAT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Thị Mai Hiên

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

Tính cấp thiết của dé tài Tình hình nghiên cứu.

Phạm vi và mục đích nghiên cứu. | Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Phương pháp nghiên cứu.

| Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7 Cơ cấu của luận văn

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN PHÁP LUAT VE CAN CU LY HON THEO YÊU CAU CUA MỘT BEN VO HOẶC CHONG 6 1.1 Khai niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vo

111 Khái niệm ly hôn 6 112 Khái niệm căn cứ ly hôn = 1.13 Khai niệm căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vg, c “`

1.14 Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn theo yêu cầu cia một bên. vợ, chẳng 9

1.2 Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một én qua các giai đoạn lịch sử 12

13 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật của một số

quốc gia 20

1.31 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật Mỹ 201.3.2 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật Hàn Quốc 22CHƯƠNG 2 NỘI DUNG PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE CAN CỨ LYHON THEO YÊU CAU CUA MỘT BEN VG HOẶC CHONG nt

Trang 4

khiến cho đời sống hôn nhân lâm vào tinh trang tram trọng, đời sống.chung không thể kéo đài, mục đích của hôn nhân không dat được 25 2.2 Vợ hoặc chồng cửa người bị Tòa án tuyên bố mắt tích yêu cầu ly hén 32

Kết luận chương 2 „3T

CHƯƠNG 3: THỰC TIEN ÁP DỤNG CAN CU LY HON THEO YEU CẦU CUA MOT BEN VO, CHONG DE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LY HON TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY BE GIẢI QUYẾT TRANH

3.1 Nhận xét chung 38

3.2 Thực tiễn ap dung căn cú ly hôn theo yêu cầu của một bên trong giải

quyết tranh chấp ly hôn tại một sé địa phương sod

3.2.1 Áp dung căn cứ về việc vợ, chẳng có hành vi bạo lực gia đình 40 3.22 Áp dung căn cứ về việc vợ chẳng có hành vi vi phạm nghiêm trọng. quyền và nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tỉnh trạng tram trong

3.23 Căn cứ ly hôn trong trường hợp vợ hoặc ching của người bi Téa an

tuyên bố mắt tíh yêu cầu ly hôn eB

3⁄3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên 55 3.3.1 Hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bén 55 332 Nâng cao nhận thúc, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải đối thoại, giải quyết vụ án ly hôn theo yêu cầu một bên tại Tòa án 583.33 Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật HN&GD, đặc biệt là căn cứ

ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chẳng 65

KET LUẬN 68DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 069

Trang 5

hướng dẫn của PGS.TS Ha Thi Mai Hiên Các kết quả nêu trong Luận văn

chưa từng được công bổ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví du

và trích dẫn trong Luận văn đăm bảo tính chính ác, tin cây va trùng thực.

“Tôi đã hoan thành tat cả các môn học và thanh toán tắt cả các nghĩa vụtải chỉnh theo quy đính của Trường Đại học Luật Ha Nội

‘Vay, tôi viết Lời cam đoan nảy để nghị Trường Đại học Luật Hà Nội xem xét để tôi có thể bao vệ Luận văn của mình.

"Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Phương Thảo

Trang 6

HN&GD Hôn nhân và gia đỉnhTAND Toa án nhân dân.

Trang 7

1 Tính cấp thiết của dé tài

Trong lịch sử phát triển của loài người, gia đình la yêu tổ năng động, thường xuyên biến đổi khi sã hội phát triển theo từng giai đoạn lich sử và theo sự thay đổi của từng hình thai kinh té khác nhau Trong những năm gin

đây, đời sông kinh té, xã hội ngày cảng phát triển, theo đó đời sông hôn nhân.

cũng dân thay đổi theo hướng cởi mé và hiện đại hơn Tuy nhiên, một trong những van dé đáng ngại trong xã hội nói chung va vân dé gia định nói riêng, 1a sự thiêu bên vững trong hôn nhân Xã hội phát triển cing với đó 1a sự tiền

bộ trong tư tưởng, đột phá trong quan niệm đã gân như phủ nhận những quan

điểm về hôn nhân từ thời kỹ phong kiến Tink trang ly thân, ly hôn ngày một phổ biến Xã hội Việt Nam đã va đang chịu anh hưởng bởi những tác động tích cực và cả tiêu cực, là kết qua của sư phát triển cing với tiên trình công

nghiệp hóa, hiện dai hóa vả hội nhập quốc tế Các quan hệ hôn nhân và giađính cũng được quan tâm va phát triển Vi vay, luật Hôn nhân và Gia đính làmột đạo luật được ban hành bởi nhà nước Việt Nam nhằm điều chỉnh các mỗiquan hệ xã hội trong lĩnh vực đời sống Hôn nhân và Gia định Trong đỏ có

nhiều quy định tiền bô Tuy nhiên, so sánh với tốc độ phát triển của cuộc sing hiện đại, tác giã cho réng vấn còn nhiền điều luật chưa bao quất kip đổi với tiến trình xã hội Van để căn cứ ly hôn đối chiếu trong luật vẫn có những tình.

huông khó xử đối với người có yêu cầu ly hôn đơn phương cũng như cơ quancó thẩm quyển giải quyết yêu câu ly hôn Bản chất của ly hôn theo yêu cầucủa một biên vợ hoặc chủng là việc không thé tiếp tục đời sống chung cũngnhư quan hệ hôn nhân vi một lý do chủ quan hoặc khách quan Việc quy địnhvẻ căn cứ giải quyết ly hôn đơn phương tuy chưa bao quát được những lý do

thực tiễn tuy nhiên mang tính khải quát cao và là cơ sở để Tòa án ra phán.

Trang 8

thực hiện các trình từ thủ tục theo quy định pháp luật Căn cứ ly hôn được quyđịnh trong luật HN&GB 2014 mang tính khái quát cao, tuy nhiên cũng cẩn có

văn ban hưởng dan để tiền trình giải quyết tranh chấp không gặp nhiều vướng mắc Bởi vậy, với mong muôn tim hiểu rổ hơn về các căn cứ ly hôn theo yêu.

cầu cia một bên vợ hoặc chồng, và nghiên cứu việc áp dụng căn cử ly hôn

trong thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn đơn phương của Tòa án, tôi đã lựa

chon dé tài "Can cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chẳng và

thực tiễn áp dung” Việc nghiên cứu để tài nay nhằm làm rổ nội dung căn cứly hôn va việc áp dung nội dung căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên trong

việc giãi quyết các tranh chấp ly hôn theo luật định Trên cơ sở đỏ phát hiện những vướng mắc, bat ofp khi ap dụng giải quyết các vu án ly hôn; từ đó kiến.

nghị hoàn thiện các quy đính vẻ căn cử ly hôn theo pháp luật hiên hảnh

2 Tình hình nghiên cứu

"Một sé công trình nghiên cứu khoa học, các bai báo được đăng trên cáctap chi về HN&GĐ dé cập đến vẫn để ly hôn và căn cứ ly hôn Bài viết "Căn.

cử ly hôn trong cỗ luật Việt Nam”, thạc sỹ Nguyễn Thi Thu Vân, tạp chí Nha nước và pháp luật - 8/2005.- Số 208 - Tr.55- 61, Bai viết "Căn cứ ly hôn trong

pháp luật Việt Nam", PGS-TS Nguyễn Văn Cir, tạp chi Nghiên cứu lập pháp

số 11, Tr.38-45; Bai viết “Quyên yêu câu, căn cứ va hậu quả pháp lý của ly

hôn", TS Nguyễn Thị Lan, báo Dân Chủ Va Pháp Luuật, số chuyên để sữa đổi,

bổ sung Luật HN&GÐ năm 2000/2013, tr 150-158 Một số luân văn thạc sỹ Tuật học đã nghiên cửu vẻ căn cử ly hôn: "Áp dung căn cứ ly hôn giải quyết

các trường hợp ly hôn theo luật định tai Tòa án nhân dân quân Thanh Xuén,

thành phô Hà Nối", của tác giả Nguyễn Tuần Anh, năm 2018; "Giải quyết ly hôn theo yêu cau của một bên qua thực tiễn xét xử tại Tòa an", của tác gia

Trang 9

là ly hôn đơn phương Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu dé tai “Căn cứ

ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Luật HN&GB năm 2014 va thực tiễn áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp ly hôn”, tôi muốn chỉ ra

những bat cập va kiến nghĩ những giãi pháp cụ thé hoản thiện pháp luật về

căn cử ly hôn theo yêu câu của một bên

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu.

Pham vi nghiên cứu của để tai: Nội dung căn cứ ly hôn theo yêu cầu của

một bên theo Luật HN&GB Việt Nam năm 2014; Thực tiễn áp dung căn cứ ly

"hôn theo yêu câu của một bên trong việc giải quyết các tranh chấp ly hôn qua

một số vụ án cu thể, Để tải không nghiền cứu ap dụng căn cứ ly hôn có yêu tổ

ước ngoài

"Mục dich nghiên cứu: Luôn văn nghiên cứu cơ sở lý luận vẻ ly hôn theoyéu cu cia một bên va căn cứ ly hôn theo yêu câu cia mét bên vợ, chẳng, áp

dụng căn cứ ly hôn trong thực tiễn giãi quyết các vu án ly hôn theo pháp luật

HN&GD Việt Nam năm 2014, phát hiện vướng mắc, bat cập quy đính nôi dung

căn af ly hôn về lý luận va thực tiễn áp dụng, từ đó nêu các kiển nghị, để suất giải pháp để hoan thiện căn cir ly hôn theo pháp luật về HN&GĐ Việt Nam.

4, Nhiệm vụ nghiên cứu dé tài

Đổ đạt được mục đích nghiên cứu của dé tải, nhiệm vụ nghiên cứu để tải

Thứ nhất, nghiên cửu những vấn để khái quit chung vẻ ly hôn đơn

phương, căn cứ ly hôn gồm: khái niém ly hôn, căn cứ ly hôn, cơ sở va ý nghĩacủa việc quy định căn cứ ly hôn theo yêu câu cia một bên, nghiên cứu căn cứ

ly hôn qua các giai đoạn phát triển của lich sir từ thời kỳ phong kiển, đến thời

kỳ Pháp thuộc, từ năm 1945 dén nay, dng thời nghiên cứu căn cứ ly hôn theo

Trang 10

Thứ hai, nghiên cứu những quy định pháp luật hiến hành vé căn cứ ly

hôn đơn phương, phân tích một số vụ an Toa án áp dụng căn cứ ly hôn để giải

quyết tranh chấp ly hôn, tử đó đưa ra nhận định của cả nhân, chỉ ra những,"vướng mắc, bat cập trong việc áp dụng căn cứ ly hôn.

Thứ ba, đưa ra các kiến nghĩ, giải pháp nhằm hoản thiện các quy định

cia pháp luật về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng,

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu ma để tải đặt ra, những phương.

pháp được sử dụng để nghiên cứu luân văn gồm:

"Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác ~ Lênin vẻ chủ nghĩa duy vật biện.chứng và duy vật lich sử, quan điểm, đường lồi, chính sách của Đăng, phápluật của nhà nước về HN&GĐ.

Phương pháp phân tích, phương pháp dién giải: Những phương pháp nay được sử dụng để lâm rổ các quy đính của pháp luật vẻ ly hôn va căn cứ ly hôn.

Phương pháp đảnh giá, phương pháp so sảnh: Những phương pháp nay

được sử dụng để đưa ra ý kiến nhân xét quy định của pháp luất hién hành có hợp lý hay không, đẳng thời nhìn nhận trong mối tương quan của pháp luật

các thời kỹ hay các quy định pháp luật có liên quan va pháp luật của một số

nước khác trên thé giới

Phương pháp quy nap, phương pháp diễn dịch: Những phương pháp nay được sử dụng để triển khai các van để liên quan đền căn cứ ly hôn, đặc biệt 1a

các vướng mc, tất cập và các kiến nghị hoàn thiên Vi du: phương pháp quy

đúc kết lại những bất cập tử các vấn để thực tiễn áp

nap được sử dụng

dụng căn cử ly hôn để giãi quyết các vụ án ly hôn, đưa ra những kiến nghỉ mang tinh khải quát, súc tích, sau đó sử dụng phương pháp diễn dich để lâm.

rõ ni dung của kiến nghị đó

Trang 11

nghĩa Việt Nam) ra đời đến nay, nha nước đã ban bảnh 5 dao luật điều chỉnhquan hệ hôn nhân và gia đính, trong đó chế định vẻ ly hôn cũng như căn cứ ly

hôn được quy định đã được điều chỉnh sao cho phù hợp với tỉnh hình thực tiễn của xã hội, sự phát triển của đất nước, của hệ thông pháp luật Việt Nam.

Két quả dat được cia luân văn góp phan lam sảng tỏ phương diện lý luận.

của vẫn để ly hôn va căn cứ ly hôn đơn phương, đẳng thời lâm sáng ta vẫn để

căn cử ly hôn được áp dụng trong thực tiễn Cụ thể: Xây dựng được khái niệm và dua ra những tiêu chi cơ bản nhất dé Tòa án xác định căn cứ ly hôn theo yên cầu của một bên vợ, chẳng, phân tích thực tiễn áp dụng các căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hảnh để giải quyết các vụ án ly hôn, chỉ ra

những bat cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoán thiện pháp luật vềcăn cử ly hôn theo yêu câu của một bên vợ hoặc chẳng,

`Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật la một kênh thông tin để các cơ quan chức năng trong phạm vi, thẩm quyển của minh có thể tham khảo để sửa đổi, bd sung, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng Bên cạnh

đó, luận văn sé là tải liệu tham khảo hữu ích với đội ngũ giảng viên, sinh viên.và có giả trị đối với các cán bô dang làm công tác xây dựng pháp luật véHN&GĐ ở Việt Nem

1 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phan mỡ đâu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, luận văn

được phân bé thành ba nội dung chính:

Chương 1: Một số vẫn dé lý luân pháp luật về căn cứ ly hôn theo yêu cầucủa một bên vợ hoặc chẳng

Chương 2: Nội dung pháp luật hiện hành về căn cứ ly hôn theo yêu cầu

của một bên vợ hoặc chẳng

Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn theo yêu cầucủa một bên vợ hoặc chẳng tai Việt Nam hiên nay và một số kiến nghĩ.

Trang 12

THEO YEU CAU CUA MỘT BEN VO HOẶC CHONG

111 Khái niệm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ. hoặc chẳng.

1.11 Khái niệm ly hôn.

Khai niệm Ly hôn có một ý nghĩa rét quan trong trong khoa học pháp

lý nói chung là khoa học Luật HN&GĐ nói riêng, phản ánh được quan điểm của Nhà nước về ly hôn, đồng thời tạo tiễn để để lý luận cho việc xắc định

bản chất của ly hôn, căn cứ để giải quyết ly hôn và các vẫn để phat sinh khác.

‘Mac và Angghen đã chỉ ra những mâu thuẫn nội tại trong gia đính va những sự đối lập nhất định trong gia đính do, bối lế "sự đổi lập giai cấp đâu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa

người vo va người chồng trong hôn nhân cả thể

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Ly hôn là vợ chẳng bé nhau” Dưới góc độ pháp ly, Từ điển Luật học lại định nghĩa “Ly hôn la cham đứt quan hệ vợ chồng do

Tòa án công nhân hoặc quyết định theo yêu câu của vợ hoặc chồng hoặc c&hai vợ chẳng” Theo đó, Ly hôn là sự kiên pháp lý đại diện cho việc chấm đứt

quan hệ vợ chồng.

‘Mac và Ăngghen nhân mạnh trong cuốn “Nguồn góc gia đình, chế độ tư hữu và Nhà nước", ring Bản chất của ly hôn chi là việc xác nhân một sự kiện,

cuộc sống hôn nhân này 1a cuộc sống hôn nhân đã chết, sự tổn tại của nó chỉlà bê ngoài và lửa d

'Việc giải quyết ly hôn khi hạnh phúc gia đình thực sự không còn nữa được

€ Mác và PhAngghen tán thánh, họ cho rằng đó là điểu cần thiết cho cả người dan ông, người dan bả va cho cả xã hội, là biểu hiện cia đạo đức va lả một quy tắc trong quan hệ vợ chẳng mới Trong sã hội tương lai, đảm bao cho con người quyền từ do kết hôn va tự do ly hôn trên cơ sở bình đẳng giữa

người din ông và người dan bả, đây la bước tiền rổ rệt trong thời hiện đại

Trang 13

lập luôn” Từ đó, căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên vo, chẳng được hiểu Ja cơ sở để cơ quan co thẩm quyền giải quyết ly hôn khi có yêu cầu từ vợ hoặc chẳng Căn cứ ly hôn được hiểu là cơ sở từ đó để cơ quan Nha nước có thấm quyển xem xét và quyết đính giải quyết ly hôn Ly hôn chính la cơ sở từ đó Tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp ly hôn.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, hôn nhân (trong đó có ly

hôn) là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Trong từng giai đoạn

phat triển của lich sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thông trị đều.

thông qua Nhà nước, bing pháp luết (hay tục lê) quy định chế độ hôn nhânphù hợp với ý chỉ của Nha nước Tức la Nha nước bằng pháp luật quy địnhnhững điều kiện nao ác lập quan hệ vợ chẳng, đồng thời xác lập trong nhữngđiều kiện căn cử nhất đính mới được phép xóa bô (chấm đút) quan hệ hônnhân Đó chính là căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của Nhà nước.Như vay, căn cứ ly hôn là những tinh tiết (điều kiên) được quy định trong

pháp luật va chỉ khi có những tinh tiết (điều kiên) đó, Tòa án mới được sử

cho ly hôn.

Ly hôn 1a hiện tượng xã hội mang tinh giai cấp Do có quan điểm khác nhau về quy định vả giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của Nha nước zã hội chủ nghĩa cỏ nôi dung khác vẻ bản chất

so với căn cứ ly hôn do Nhà nước phong kién, từ bản đặt ra Pháp luật của nhà

nước phong kiến, tư sản quy đính có thể cém ly hôn (không quy định căn cử ly hôn mã chỉ công nhận quyển vo chẳng được sống tách biệt nhau (biệt cư) ‘bang chế định ly thân bang hạn chế quyển ly hôn theo thời gian xác lập quan 'hệ hôn nhân, theo 46 tuổi của vợ chồng, và thường quy định xét xử ly hôn dua trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của cả hai vợ chẳng (các điều kiện có

Trang 14

nghia công nhận quyển tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không thé cam

hoặc đất ra những điều kiện nhằm han chế quyển tư do ly hôn Ly hôn dựatrên su tự nguyện của vợ chồng, nó la kết quả của hành vi có ý chi của vợchẳng khi thực hiện quyển ly hén của minh Việc giải quyết ly hôn là tat yêu

đôi với quan hé hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều đó là hoan toàn có lợi cho

vợ, chẳng, con cai và các thành viên trong gia đình

113 Khái niệm căn cứ ly hôn theo yêu cầu cũa một bên vợ, chẳng.

Đơn phương ly hồn hay còn goi la ly hôn theo yêu câu của một bên là

việc một trong hai bên vợ hoặc chẳng nộp đơn ly hôn yêu cẩu téa án chấm.đứt quan hệ hôn nhân của minh đối với bên còn lại Một mỗi quan hệ hôn

nhân được chấm dứt dựa trên hai trường hợp đồng thuận và đơn phương Đông thuân la khi cả hai cảm thấy đời sống hôn nhân quá bể tắc và đều hiểu

rang việc chim đút là diéu tất yêu, ho sẽ đồng thuân yêu cầu Tòa án giải

quyết ly hôn, được thể hiện qua đơn yêu câu giải quyết việc ly hôn đã có chữ

ký của cả hai vợ chẳng

Bên cạnh đó, khí một bên vợ hoặc chẳng cm thay hôn nhân không thể

tiếp tục, tuy nhiên đối phương không ding ý việc chấm đứt quan hệ vợ chẳng,vả lý do chit quan hoặc khách quan Khi căm thấy đời sống hôn nhân không

thể kéo dai thêm được nữa, một bến vợ hoặc chẳng hoàn toàn có thé yêu cầu ly hôn ma không cân sự đồng thuận của bên còn lại Tử đó, toa án sẽ dựa vao

cơ sỡ dé giải quyết việc ly hôn theo yêu câu cia một bên.

Co sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — ‘Lénin Quan điểm của chủ nghia Mác — Lénin thể hiện quyên tự do kết hôn cia nam nữ nhằm ác lập quan hệ vợ chẳng vả quyển tự do ly hôn cia vợ chồng nhằm cham đứt quan hệ vợ chẳng va quyển tự do ly hôn theo đúng ban

Trang 15

sự tùy tiên của các cả nhân, ma chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được

cuộc sống hôn nhân này "đã chết" hay chưa Nha lâp pháp chỉ cd thể xác định những điều kiên ban chất của mối quan hé, theo đó những trường hợp

ảo về mất pháp lý hôn nhân được coi là sự tan vỡ ngiữa là vẻ thực chất, hôn.nhân tự nó đã pha vỡ và việc tòa án cho phép phi bỏ hôn nhân chi la việc ghỉbiển bản công nhận sự tan vỡ bên trong của nó và chỉ khi nảo hôn nhân xét vềân chất không còn lả hôn nhân nữa, toa án mới được sử cho ly hôn.

Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của mét bén vốn đã được quy định đạo luậtphong kién hoản chỉnh nhất của Việt Nam là Bộ Luật Hồng Đức, theo đó

nhắn mạnh vào yêu tổ lỗi của vợ hoặc chẳng ( yêu là người vo) để làm căn cứ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên Các Mác đã viết: “Về mặt hôn nhân, nha lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân

được phép tan vỡ" Quyển yêu cầu ly hôn 1a một trong những quyển dân sựcơ ban của vo, chẳng được quy định trong BLDS 2015 la luật HN&GĐ 2014

Tuy nhiên, pháp luật cũng đã han chế quyên yêu cầu ly hồn của người chẳng,

được quy định tai khoản 3 điều 51 luật HN&GĐ

1.14 Ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên ‘vg, chẳng

Thứ nhất, đối với các bên trong quan hệ hôn nhân.

Ly hôn là việc vợ hoặc chéng hoặc cả hai mong muốn chấm ditt quan

hệ hôn nhân đã được xác lập và được Nhà nước công nhận Việc quy định căncử ly hôn có vai tro quan trong trong quan hệ hôn nhân, tạo nên bộ quy chuẩnvà điều chỉnh đạo đức hành vi đối với vợ và chẳng, giữ cho hôn nhân tổn tạitrên cơ sở vợ chẳng tôn trọng nhau và thương tôn pháp luật, Các bên trong

quan hệ hôn nhân có thể đối chiều với căn cứ ly hôn để biết được hành vi của vợ hoặc chẳng có vi phạm đạo đức hay đủ căn cứ để cham dứt quan hệ hôn.

nhân hay chưa

Trang 16

Trong béi cảnh xã hội hiện nay, việc sung đột trong quan hệ hôn nhân.

Ja không tránh khỏi Những tranh chấp mâu thuẫn lớn nhỏ đều có thé xảy ra và việc các bên nhìn nhân van để cũng khác nhau Một khi quan hệ vợ chẳng trở nên căng thẳng, không thể tìm được tiếng néi chung, Nha nước tôn trọng.

quyển công dân, quyền mưu cẩu hanh phúc của từng cả nhân, từ đó tôn trongvà thừa nhận quyền ly hôn của con người

Các cấp vợ chẳng kết hôn ở đô tudi còn quá trẻ, tâm sinh lý chưa thưc sự ổn định, chưa có sự chuẩn bị về kiến thức và Ki năng sông trước khi bước.

vào đời sống hôn nhân Không ít người chưa có việc làm, sau khi kết hôn phải

tự lo cho cuộc sông riêng, trong khi điều kiên kinh tế chưa dam bảo nên dễ phát sinh mâu thuẫn Không chỉ vậy, một số khác trước khi kết hôn chưa có đủ thời gian tìm hiểu nhau, sau khi chung sống ho bat đồng quan điểm, tính.

tình không hợp Ba số các cặp vợ chẳng khi xây ra mâu thuấn không cũng

nhau tim cách tháo gỡ hay nhữ sự giúp đỡ của gia dinh va các tổ chức đoàn

thể để được gop y, hòa giải ma đã vội dén Tòa án yêu cầu được ly hôn

Vi vậy, việc quy định về căn cử ly hôn giúp nâng cao kiên thức về hôn

nhân, để một cá nhân trang bị cho minh những hiểu biết can thiết khi bước ‘vio một tranh chap pháp lý về quyền nhân thân, quyển tải sản và con cải.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp không dim ly hôn vi nhiều li do(con cái, gia đình, quan niệm sã hôi) dù đời sống hôn nhân lâm vào tinh trangtrêm trọng hoặc bao lực gia đính Tử đó, việc quy định căn cứ ly hôn cũngphân nâo giúp cho cá nhân tư nhận thức và bảo vé quyển va lợi ích hợp phápcủa mình trong quan hệ hôn nhân.

‘Thi hai, đối với cơ quan có thấm quyền giải quyết ly hôn.

Đối với pháp luật của Nha nước x hội chủ nghĩa thi công nhận quyển

tự do ly hôn chính đáng của vợ chẳng, không thé cm hoặc đặt ra những điều

kiên nhằm hạn chế quyển tự do ly hôn Ly hôn được dựa trên cơ sở tự nguyện.của vo chẳng, 1a kết quả của hành vi thể hiện ý chí của vợ chồng khi thực

hiện quyền yêu cầu ly hôn.

Trang 17

Với bôi cảnh xã hội hiện đại và sự khác biệt trong suy nghỉ và cách

nhìn nhận của mỗi cá nhân trong quan hệ hôn nhên, việc đốt ra căn cứ ly hôn giúp cơ quan gii quyên ly hôn thống nhất trong việc đưa ra phán quyết để giải quyết tranh chấp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chẳng,

Thứ ba, đối với xã hội.

Ly hôn lả một hiện tượng zã hội, bởi vậy ly hônmang tính giai cấp sâu

sắc Pháp luật vé Ly hôn ở Nhà nước phong kiến, tư sản có thé cẩm ly hôn như có chế định vẻ căn cứ ly hôn ma chỉ công nhận quyển vợ chồng được

sống tách biệt nhau (biệt cư) bang chế định ly thân, hoặc quy đính xét zử ly

hôn dua trên cơ sở lỗi của vợ, ching hoặc cả hai vợ chẳng Các điều kiện để giải quyết ly hôn thời kỳ nay có tính chất hình thức, phản anh nguyên nhân mâu thuẫn vợ chẳng

"Những thập niên vita qua gia đính va hôn nhân ở Việt Nam đang trong

quá trình chuyển đổi mạnh mé từ truyền thông vả hiện đại các đặc trưng của mô hình truyền thống Ví du như như bat bình đẳng giới gia trưởng hôn nhân sắp đặt dưới anh hưởng của dao giáo đang giảm dân Bên cạnh đó một số mô.

hình hiện đại cia hôn nhân va gia đỉnh Ví dụ như sống thử làm mẹ đơn thân

có ít con hoặc li hôn đang hình thành trong quá trình chuyển đổi mạnh mé Trong sã hội phong kiến, việc ly hôn là việc khiển cho cho Các chủ thể

trong méi quan hệ hôn nhân đặc biệt lả người vợ chịu những định kiến xã hộitất khắt khe Tuy nhiên trong những năm gin đây khi tỉnh trạng ly hôn dang

tăng lên với những thay đỗi lớn về đặc điểm nguyên nhân và hậu qua Mặc dù

có rất it nghiên cửu định lượng dựa trên những phân tích Thống kê các đặc

tính của nhóm ly hôn dé lam rõ về mỗi quan hệ giữa các yếu tổ XA hội nhân khẩu và việc ly hôn, cũng như như quy mô tính chất của ly hôn.

Trong thời kỳ phong kiến, dia vi của người phu nữ được coi là thấp henvà yếu kém hơn nam giới Quốc Triển Hình Luật (Bộ Luật Hồng Đức), vẫnđược coi là bộ luật toàn vẹn nhất, đỉnh cao của hệ thông pháp luật thời phong

kiến lúc bay gid, tuy nhiên nhưng căn cứ ly hôn do các học sĩ soạn ra chỉ dựa

Trang 18

trên cơ sở lỗi của người vợ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn thấp cổ bé hong, chịu sự áp đất của những từ tưởng Nho giáo ha khắc, buộc phải

tuân theo "Công, Dung, Ngôn, Hạnh”, giáo lý “Tam Tong Tứ Đức” vì vayviệc đơn phương yêu cầu ly hôn là chuyện gần như bat khả thí

Trải qua những thời kỳ lich sử khác nhau, địa vi của người vợ trong giađính đã có phẩn được nâng cao Quan niêm Nho giáo mờ nhạt dẫn, nhường

chỗ cho những tư tưởng có phan tiên bộ hơn Quyển lợi của người vợ ngay

cảng được bảo vệ, bên canh đó, người phụ nữ cũng biết tự bảo về bản thân vahạnh phúc của mình khi nhận thấy hôn nhân không được như kỷ vọng Pháp

luật hiện đại cho phép không chỉ người chẳng mã người vợ cũng có thể được

đơn phương yêu cầu ly hôn.

Nour vay, việc quy định căn cử ly hôn tại Luật HN&GĐ 2014 có ý

ngiữa to lớn trong việc đảm bảo quyển và nghĩa vụ của người phụ nữ, vốn là những đối tượng phải chịu định kiến giới Từ đó, cũng là cơ sở để Nha nước đâm bảo quyển nhân thân của mỗi

đính Khi cảm thấy hôn nhân không con phủ hợp, không thé tim được tiếng, nói chung, vợ hoặc chồng có thể đơn phương yêu cầu Toa án giải quyết ly

hôn mà không cẩn sự đồng thuân cia người còn lại, cũng như không cẩn ÿkiến của gia định hay zãhội

12 Khái lược pháp luật Việt Nam về căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên qua các giai đoạn lich sử

1.21 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật thời kỹ

phong kiến.

Bộ luật Hồng Đức 1a bộ luật được coi lả hoán thiện nhất thời ky phongkiến, là thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trong trong tiền trinh lap pháp của

'Việt Nam qua nhiêu thời kỹ Các nha làm luật đã tổng hợp va ling ghéo khéo

léo ác tư tưởng Nho giáo và những ễ giáo căn bản, tạo nên bộ uật thành vănvới 6 quyén va 13 chương quy định chi tiết

từng khía cạnh của đời sống xế hội.

cá nhân trong mối quan hệ hôn nhân va gia

uy tắc ứng xử chung đổi với

Trang 19

Trong quyển IIT, chương "Hô Hôn”, căn cứ ly hôn được quy định trong các bộ luật thời phong kién phổ biển tập trung vào các yếu tô “Lỗi” đặc biệt là "tội, "lỗi" của người ve Theo quy đính vẻ "thất xuất" của Bộ luật Hồng

Đức, người chẳng buộc phải bd (ly hôn) vợ khi người vo bi võ từ (không cócon), da ngôn (lắm lời), ghen tuông, gian dâm với kẽ khác (ngoại tình, không.

chung thủy), có hành vi trém cấp, bat kinh với cha, mẹ chồng, bị ác tật!,

trường hợp vơ cả, vợ lẽ phạm vào điều nghĩa tuyệt (thất xuất) má người

chẳng giấu diém, không bd (ly hôn) thi bi xữ tôi bidm, tủy theo việc năng nhẹ” ma xử:

Đối với của người chồng, Bộ luật Hồng Đức quy định: Pham chẳng,

4 ba lững vợ 05 tháng không đi lại (vơ được trình quán sé tai va zã quan lmchứng) thi mất vg Nêu vợ đã có con, thì cho han một năm Vi việc quan phải

i xa thì không theo luật này, "Nêu đã bỏ vợ ma lại ngăn cấm người khác lẫy ‘vo cũ thì phải tội biểm "3.

Không thé phủ nhận những thành tựu vẻ mặt zã hội mã các bộ luật thờiphong kiến dem lại, tuy nhiên do ảnh hưỡng của các giáo lý đạo Nho, quyền.lợi của người phụ nữ trong thời kỳ phong kiến đã không được bão đảm Từ

đó, có thé thay quan điểm lập pháp của nha nước phong kiến Việt Nam ở thời kỳ này đã bao vệ cho tư tưởng về giai cấp cũng như định kién vẻ giới Tuy bộ luật Héng Đức được đánh gia là bộ luật mang tính đốt pha va tiền bô nhưng

cũng đã chíu sự ảnh hưởng không nhé từ từ tưởng Nho giáo, phân anh hiệnthực giai cấp va không ưu tiên bão hô cho quyển lợi của người phụ nữ, vin lả

chủ thể yêu thé trong xã hội.

1.22 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật thời kỹ Pháp thuộc

80 năm Pháp thuộc từ năm 1958 đến trước năm 1945 đã thay đổi nên

văn minh của xã hội “An Nam” béi những tư tưởng có phan tiến bô hơn đã du

“Xem Qhốc trêu hà bật, đương IQ hin), 310 @Điều 27),Aob Nephip, 2013147.Yam Que thd bậc Cương H04 hàn, I0 Điện 27), 08 epi, 2013 17.

om Que tau bặt cag Gt ha 310 (Bu 27), 908 rp, 2013 16

Trang 20

nhập vào đời sống 32 hội của người Việt Nam Pháp luật cũng không phảingoại lê Ba BLDS được ban hành dựa theo Bộ luật Napoleon năm 1804 của

Công hòa Pháp, để điều chỉnh các quan hệ dén sự nơi chung và các quan hệ

HN&GĐ nói riêng

Có thể nói, tư tưởng lập pháp của giai đoạn nảy là sự giao thoa giữa

những tư tưởng Tây phương “tiến bộ” vả những phong tục tập quán còn lạc

hậu còn tôn tai tử thời Phong kiến Ba BLDS bao gồm: Tập Dân luật giản yêu.

Nam Kỳ 1883, BLDS Bắc Kỷ năm 1931 va BLDS Trung Kỳ 1936 đều coihôn nhân như "Hợp đồng”, bay "Kế ước” do hai bên nam, nữ thỏa thuận xclập trở thành quan hệ vợ chẳng Căn cứ ly hôn dựa trên cơ sử lỗi của vợ hoặc

chồng hoặc lỗi chung của hai vợ chồng dẫn tới hôn nhân không thể tiếp tục Vi đụ, người chồng có quyền ly hôn vợ, khi người vợ phạm gian (ngoại tỉnh), người vo đã tư ý bö nha ching mà di, tuy bách phải về ma không vẻ, khi vợ thứ đánh chi, bạo hành với vợ chính Vợ có thé ly hôn chẳng nếu người chẳng tư ý đuổi vợ ra khỏi nha mà không có lý do chính đáng, người chồng đã lãm trai trật tự thê thiếp, hoặc người chồng đã không thi hành nghĩa vụ phải cấp đưỡng cho vợ, con tùy theo tư lực Hai vợ chẳng có thể cùng ly hôn khi một bên qua khắc hành hạ, chi rita thâm tệ bên kia hay với tổ phụ cia bên kia!

Có thể thấy địa vi của người vợ trong quan hệ hôn nhân đã được nâng cao đáng kể, phân nao đã zóa bỏ được định kiến giới và thể hiện được sự bình đẳng.

1.23 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên từ năm 1945 đến 1975

Sắc lệnh số 159-SL ngấp 17/11/1950 quy nh vỗ ly liôn và căn city liôn “Đàn bà ngang quyễn với đàn ông về mọi phương điện ” là điều đã

được hiển pháp năm 1946 ghi nhân Bên canh đó, Sắc lệnh sé 159 - SL ngày17/11/1950 (Sắc lênh số 159) của Chủ tịch nước quy đính vẻ ly hôn cũng đã

quy định bảo hộ quyền tự do kết hôn, ly hôn bình đẳng giữa vợ va chồng,

ˆ Bộ tật Din se BC Kỹ ®ầu 11S, 119,120; Bộ tật Dia sự Thng Kỹ @iều H8, 19)

* Đầu Hn hấp ni 1946

Trang 21

Quan trong hơn ca, quyên gia trưởng của người chẳng trong gia định cũng đã

bi xĩa ba

Yêu tổ “Lỗi” trong căn cứ ly hơn đã được thay thé bởi những duyên cớ ly hơn bình đẳng Vo, chồng co thé ly hơn vi một bên ngoại tinh, vi một bên.

bị can án phạt giam, vợ, chồng bỏ nha đi quá hai năm khơng cĩ duyên cớchính đáng, vì một bên mắc bệnh điên hay một bệnh khĩ chữa khỏi hộc vơchẳng tinh tình khơng hợp hay đối zữ với nhau đến mức khơng thé sống

chung duoc’

‘Xét ti cảnh lịch sit, các quy đính vẻ ly hơn va căn cứ ly hơn theo Sắclệnh số 159 đã thể hiến được dân chủ tiền bộ của Nhà nước, tuy nhiên, nội

dung của căn cứ ly hơn nảy vẫn cịn được quy định dua theo lỗi của vợ, chồng, giống như những nguyên nhân, lý do ly hơn.

Ty hiên và căn cit ly hơn theo Luật Hơn nhân và Gia đình Việt Nam năm1950

Quyên tự do hơn nhân của cá nhân, trong đĩ cĩ quyển tự do ly hơn củavợ, chẳng đã đặc biệt được bão hộ tại Luật HN&GD năm 1959 Theo đĩ, luậtHN&GĐ 1959 đã quy định quyển ly hơn 1a quyền nhân thân của vơ, chồng,theo pháp luất truyền thống ở Viết Nam, chi với tư cách là vo, chẳng mới cĩquyền yêu câu ly hơn

Vé căn cứ ly hồn, Luật HN&GĐ năm 1959 quy định vẻ căn cứ ly hơn.

với nội dung hồn tồn khơng dựa trên cơ sở "lỗi" của vơ, chồng như trước

đây Luật quy định giải quyết ly hơn đưa vào bản chất của quan hệ hơn nhân,quan hé vợ chẳng đã tan võ Theo quy định của Luật, dù vợ chẳng thuận tình

ly hơn hay một bên vợ, chẳng cĩ yêu cầu ly hơn, nếu hịa giãi khơng thảnh và néu xét thay tinh trạng vợ chồng tram trong, đời sống chung khơng thể kéo

dai, mục dich của hơn nhân khơng đạt được thì Tịa án mới được sử cho ly

hơn”, Quy định nay đã tao cho Tịa án cơ chế chủ động trong xét xử các vu

việc ly hơn ở Việt Nam Giải quyết ly hơn chính sác, theo đúng bản chất của"nh số 159- SE nghy 1711950 ề ơn,

"Điều 39 Lait Han nhân vi ga đền năm 1959

Trang 22

quan hệ hôn nhân dé tan vỡ được coi là một trong những giải pháp nhằm cũng cổ các quan hệ gia dinh trên cơ sỡ mới vững chắc hơn, hoản toàn không nên hiểu là sự tự do tan vỡ gia đình.

124 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên của luật HNGĐ từ năm 1975 đến nay

Hệ thống pháp luật bao gồm cả luật HN&GĐ được thực thi trên toànlãnh thổ Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sự kiện Miễn Nam Việt Nam được

giải phóng" Luật HN&GÐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 được sây dựng và thực hiên trên cơ sở kể thừa các nguyên tắc cơ bản của chế đô

HN&GĐ từ Luật HN&GĐ năm 1959 Nội dung của hai văn bản luật này có

nhiều quy định mới so với Luật HN&GÐ năm 1959, nhằm phù hợp với cơ sở kinh tế của zã hội Trong đó, vẻ căn cử ly hôn, cả hai văn ban luật nay vẫn dự.

liệu giống với Luật HN&GÐ năm 1959, với nội dung pháp lý của căn cứ ly

hôn đền không dua trên cơ sở "lỗi" của vợ, chẳng ma dựa vào ban chất tan vỡ

của quan hệ hôn nhân Bên cạnh đó, với tiêu để "căn cử cho ly hôn”, Điều 89

Luật HN&GĐ năm 2000 đã thể hiện quan điểm chung, thống nhất trong cách hiểu, nhên thức áp dụng pháp luật vé giải quyết ly hôn của Tòa án Khi giải

quyết ly hôn, Tòa án xem xét yêu cẩu ly hôn, nêu xét thấy trình trang vợchẳng tram trọng, đời sống chung không thể kéo dai, mục đích của hôn nhân.không đạt được thi Tòa án quyết đính cho ly hôn Quy định như vậy đã bao

đầm sự thông nhất cả vẻ lý luận vả thực tiễn ap dung.

~ Ly hiên và căn cit ly Hôn theo Tuật Hén nhân và gia đinh Việt Neon

năm 2014 Trên cơ sở kê thừa và phát triển các nguyên tắc cơ bản của chế độ

HN&GD trong các văn bản Luật HN&GĐ năm 1986, 2000, Luật HN&GD

năm 2014 tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyển tự do hôn nhân của cá nhân, trong đó có quyên tư do ly hôn của vợ chẳng Luật HN&GĐ năm 2014 đã mỡ

xông phạm vi người có quyền yêu câu ly hôn Theo quy định của Luật, trong

trường hợp một bên vơ, chống do bị bệnh tâm than hoặc mắc bệnh khác ma

ˆ Quyết đh số 7.CP ngày 2510371977 cla Chih phi uy đen vic đụng pip ht hồng nhất rên vã

saan Na, Bie

Trang 23

khơng thé nhân thức, làm chủ được hành vi của mình (bị mắt năng lực hành vi dân su), đơng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của ho gây

sa làm ảnh hưởng nghiêm trong đến tính mang, sức khưe, tinh thân của ho thi

cha, mẹ, người thân thích khác cũng cĩ quyền yêu câu ly hơn” Quy định nay xuất phát từ thực tiến đời sơng xã hội về HN/GĐ nhằm bao vé quyền, loi ich

hợp pháp cia vo, chéng la người mắt năng lực hành vi dân sự và là nạn nhân.của bạo lực gia đình.

Vé căn cứ ly hơn, khác với Luật HN&GD năm 2000, Luật HN&GĐ.năm 2014 khơng quy định về căn cứ ly hơn, mà quy định hai trường hợp lyhơn Vợ chồng thuận tỉnh ly hơn (Điền 55) va một bên vo, chẳng yêu cầu ly

hơn (Điều 56) Điều nay đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau vẻ nội dung của

căn cử ly hơn.

- Cách hiễu thứ nhất Trường hợp hai vợ chẳng thuận tinh ly hơn, néu

xét thay hai bén thật sw tư nguyện ly hơn và đã thưa thuận được về việc chiatài sin, việc trơng nom, nuơi dưỡng, chăm sĩc, giáo dục con trên cơ sỡ bảođâm quyên lợi chính đáng cia vợ và con thì Tịa án cơng nhận thuận tỉnh lyhơn, nêu khơng thỏa thuận được hoặc cĩ théa thuận nhưng khơng bảo đảm.

quyền lợi chính đảng của vợ và con thì Tịa án giải quyết việc ly hơn”, Như vay, theo cách hiéu nảy, trong trường hợp vợ chồng thuận tinh ly hơn, Tịa án khơng cẩn phải xem xét, đảnh giá giữa vợ chồng cĩ mâu thuẫn hay khơng, tinh trang vợ chẳng đã trém trong hay chưa, mục đích của hơn nhân cĩ đạt được hay khơng, ma chỉ cần xem xét va thay rằng, vợ chồng đều thực sự tự

nguyên xin thuận tinh ly hơn; khơng bị cưỡng ép, khơng bi lừa dồi, vợ chẳngđã thưa thuận được với nhau vẻ tải sản và việc giao con chưa thành niền cho

mốt bên nuơi đưỡng, chăm sĩc, giáo duc; quyển lợi chính đáng của vợ vả cơn.

được bao đảm thi Téa án cơng nhận thuận tỉnh ly hồn va ghí nhân sự thỏathuận giữa hai vợ chẳng vé tai sản và con chung, Nghia lá,giãi quyết thuân

ˆ Khộn 2 DUS: tiết Hồn nhễn gia đình năm 2014.® puss Luật Hơn nhân vã ga đình nấm 2014

Trang 24

tình ly hôn, cần phai có hai điều kiện cin va đủ: (1) ý chi thực sự tư nguyênthuận tình ly hôn của vợ chồng va (2) sự thỏa thuận vẻ phân chia tài sản.chung va thöa thuận về việc chăm sóc, nuôi đưỡng, giáo đục con chung chưathánh niên

Tac giả cho rằng, cách hiểu như vậy là không đúng với tinh than của.

điều luật và thực tiễn giải quyết thuận tinh ly hôn ở nước ta Cẩn hiểu rằng,giải quyết ly hôn nói chung, thuận tink ly hôn giữa vợ chẳng không chỉ bảodam lợi ích riêng tư của cá nhân vợ, chồng, mA còn có cả lợi ich của giađính, của xã hồi Đặc biết, vé thi tuc tổ tụng, tử trước đến nay, theo quyđịnh cia pháp luật TTDS Việt Nam, khí giải quyết ly hôn (cả trường hợpthuận tinh ly hôn và ly hôn theo yêu câu của một bên vợ, chẳng) thi Toa ándéu phải tiến hành thủ tục hòa giải nhằm giải quyết mâu thuẫn, xung đột

giữa vơ chống để đoàn tụ gia định Điều 89 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy

định căn cứ cho ly hôn được áp dụng đổi với cả hai trường hợp ly hôn theoTuật định (thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của mốt bên vơ, chủng).Điều đó cho thay, ý chi thực sự tư nguyên ly hôn của vợ chẳng không phải1ä một văn cử ly hôn riêng biệt

Trong giãi quyết ly hôn theo yêu câu cia một bên vợ hoặc chồng, dựatrên căn cứ bạo lực gia đính, tác giã nhân định nguyên nhân khiến người vợ

đơn phương yêu câu ly hôn Ja do không thể chịu đựng những hành vi bao lực của người chống _ Luật vả các văn bản hướng dẫn thi hảnh luật HN&GĐ 2014 hiên nay đều chưa có các quy định cu thể hóa hành vi bao lực gia đình lâm căn cứ để yêu câu ly hôn theo yêu céu của một bên vợ hoặc chẳng Điều

nay gây khó khăn cho công tác gidi quyết ly hôn bởi lẽ không cd căn cứ sácđính mức độ của hành vi bao lực Bên canh đó, tâm lý của người phụ nữ

thường cảm thay tự ti, xâu hỗ nên che giau hảnh vi bao lực của người chồng.

Khi áp dụng pháp luật để giãi quyết thường khó suy luận va phần đoán.

- Cách liễu thứ haa Có ba căn cử ly hôn theo yêu cầu của một bến vợ,

chồng, cụ thể la:

Trang 25

+ Nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hảnh vi bao lực gia đính hoặc vi

pham nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng lam cho hôn nhân lâm vảo

tình trang tram trong, đời sống chung không thể kéo dai, mục đích của hôn

nhân không đạt được,

+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bi Tòa an tuyên bổ mất

tích yêu câu ly hôn thi Tòa án giết quyết cho ly hôn,

+ Toa an giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chẳng, vợ có hảnh vi bao lực gia đính lam ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh mạng, sức khö,

tinh thân của người kia

Cách hiển này cũng không đúng với tinh than của điểu luật Bởi 12, quy.đính về nội dung của căn cứ ly hôn từ Luật HN&GD năm 1959 đến nay déu

hoàn toàn không dựa trên cơ sở "lỗi" của vợ, chẳng má dựa vào bản chất của

quan hé hôn nhân đã tan vỡ Trong moi trường hop ly hôn, nếu hỏa giải

không thành và nếu xét thay tinh trạng vợ chẳng tram trọng, đời sống chung không thể kéo dai, mục dich của hôn nhân không đạt được thi Tòa án mới được pia gaya: che ly lisa, Văn Mễ gai gaya Chủ vụ ching ly hon đã ee

Toa an ghi biên bản công nhân một quan hệ hôn nhân đã “chết”, hôn nhân “twnó" đã bi phá vỡ rồi

Trước day, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của

HGi đồng thắm phán Téa án nhân dân tôi cao (HĐTP-TANDTC) đã hướng dẫn vẻ xác định, áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2000, như sau

- Vo, chẳng không thương yêu, quý trong, chăm sóc, giúp đổ nhau như.

người nào chỉ biết bén phân người đó, bé mặc người vơ hoặc người chủng

Trang 26

muốn sống ra sao thi sống, đã được ba con thên thích của họ hoặc cơ quan, tổ

chức, nhắc nhỡ, hòa giải nhiêu lẫn.

- Vợ hoặc chẳng luôn có hành vi ngược đối, hành ha nhau, như thường

xuyên đảnh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm va tuy tín của nhau, đã được ba con thân thích cũa họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhờ, hoa giải nhiều lan.

- Vợ chẳng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tỉnh, đãđược người vơ hoắc người chẳng hoặc ba con thân thích của họ hoặc cơ quan,

tổ chức, nhắc nhở, khuyên bão nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tinh; a.3 Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chẳng không thể kéo

dai được, phải căn cứ vào tinh trang hiện tại của vợ chồng đã đến mức trém

trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 Nêu thực tế cho thay đã được nhắc nhỡ, hoà giải nhiễu lẫn, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tinh hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc van tiếp tục có hanh vi ngược đãi ‘hanh hạ, xúc phạm nhau, thì co căn cứ để nhận định ring đời sống chung của

vợ chẳng không thể kéo dai được.

2.3, Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tỉnh nghĩa vợchẳng, không bình đẳng vé nghĩa vụ va quyển giữa vo, chồng, không tôn

trọng danh du, nhân phẩm, uy tin của vợ, chong, không tôn trọng quyển tự do

tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chủng, không giúp đổ, tao điều kiện cho nhau.

phat triển mọi mặt.

13 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật của một số quốc gia.

1.3.1 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật My

Ly hôn thé tình

Ly do duy nhất ma nguyên đơn phải gũi lên tòa để được ly hôn thuận tinh lả rang cuộc hôn nhân đã đỗ vỡ không thé vấn hỏi Nếu cả người vợ và người

chẳng (bạn đời) muốn được ly hôn va đồng ÿ rằng cuộc hôn nhân là không

thể cứu vấn, thì mọi chuyên déu đơn giãn Sau khi khiéu nai được nộp lên, sẽ

Trang 27

có một thời han chờ là 00-ngày Mỗi bên sau đó sé nộp một bản tuyên thé rang cuộc hôn nhân đã đỗ vỡ không thé vấn hồi va rằng các bên mong được ly hôn, và yêu cầu tòa án chấp thuận Dang ly hôn không-viện lỗi nay thường.

được gọi la ly hôn thuận tỉnhLy hôn không thuận tình

'Một cuộc ly hôn không-thuận-tình van có thé được chap thuận, kế cả nếu như.

một bên bạn đời không đồng ý, nếu

Cặp đôi đã sống ly thân và cách biệt trong ít nhất một năm (một cấp đôi có thể được xem là sống ly thân va cách biệt ké cả đủ cho lả họ vẫn sống cùng.

một nha, nêu như ho sống cuộc sống riêng rẽ va có rat it viếc phải mảng tớinhau), va

Có căn cứ chứng minh rằng cuộc hôn nhân đã đỗ vỡ không thể văn hồi.Trong trường hop nay, bên bạn đời muốn được ly hôn (bên nguyên đơn) có

thể phải chờ đợi lầu đến một năm trước khi yêu cầu tòa án phán quyết sắc

lệnh hoàn tat vụ ly hôn.

Viện lỗi

Nếu như

"Một bên bạn đời từ chỗi đồng ý ly hôn, và Cặp đôi chưa ly thân được mồt

năm, và B én ban đời muốn ly hôn không muén đợi một năm Bên nguyên đơn vấn có thể được ly hôn nhưng phải chứng minh rằng bên ban đời kia có lỗi— đó là, đã làm điêu gi đó sai trai đối với bến nguyên don—va bên nguyên đơn phải cho thấy rằng anh ay hay cô ay đã kam rat ít điều hoặc không làm điều gì sai trai đổi với bên bi đơn Nếu cả hai bên ban đời đều có lỗi, thi tòa án có thể từ chối chấp thuận vụ ly hôn.

Cơ sở pháp lý cho một vụ ly hôn viện lỗi 1a bi bỏ mặc trong một năm haylâu hơn, có hai vợ hoặc chẳng, ngoại tỉnh, một ban án giam giữ trong hai năm.

hoặc hon do bị kết án cho bat kj tội ác nao, nhục ma (bất kỳ hành vi tiệp diễn nao khiển cho cuộc sống của bên nguyên đơn tr nên không thể chịu đựng

Trang 28

Một vụ ly hôn cũng sẽ được chấp thuận trên cơ sỡ bén bi đơn đã được nhập

viện tâm than do một vân dé tâm thân nghiêm trọng trong ít nhất 18 thang

trước khi tiến bảnh vu ly hôn, và nhiễu khả năng sé ở lại viên trong ít nhất 18tháng sau khi đã tiền hảnh ly hôn.

143.2 Căn cứ ly hôn theo yêu cầu của một bên theo pháp luật Hàn Quốc.

‘Theo điển 840 Luật Dân sự Han Quốc, một trong hai vợ chẳng cỏ thể yêu

cfu ly hôn lên Téa án gia đính khi có căn cứ một trong các trường hop sau"Trường hợp có hành vi không chung thủy đổi với vợchẳng,

Trường hợp cổ ý ruông bỏ vợichẳng

"Trường hop bi đối xử bat công từ vợichẳng hoặc người thân.

"Trường hợp người thân của mảnh bị vol chẳng đối xử bat công

“Trường hợp không zác định được sinh tử của vợichồng quá 03 năm.

Ngoài ra, Luật pháp Han Quốc liệt kê 34 dẫu hiệu làm căn cứ để

hoặc chẳng co thé “đâm don” zin ly hôn đơn phương ma không cần sự đồng.

thuận cia người còn lai như sau:

°(1) Chung sông, sinh con với người khác ngoài bạn đời, (2) Có quan hệ tìnhduc hoặc quan hệ tinh căm bắt chính với người khác ngoài ban đời; (3) Sống.ly thân trong thời gian dat; (4) Tự ý bé nhà ra đi mà không có lý do chỉnh.đáng, (5) Thường xuyên qua đêm ở bên ngoải, (6) Bao hảnh, (7) Chữi béi,lăng me(8) Coi thường, xúc pham;(9)_Mãu thuẫn nghiêm trong với gia định

an đời, (10) Quả đưa dẫm, phụ thuộc vào gia đính bạn đời,(11) Nghiên ma

túy, thuốc phiên;(12) Nghiên rượu, (13) Đánh bac; (14) Nghiện choi game;(19) Có nhiêu nợ nan ma không có lý do chính đáng, (16) Không chủ cấp tiênsinh hoạt ma không có lý do chỉnh đáng, (17) Sông lãng phí, phóng túng, (18)

'Vô trách nhiệm trong van dé kinh tế gia đính, (19) Không quan tâm tới gia inh; (20) Tình cảm vợ chồng bi tổn hại nghiêm trọng (21) Không thé giao tiếp, từ chối giao tiếp với bạn đời ; (22) Sự khác biệt vé tinh cách không thể

Trang 29

khắc phục, (23) Yêu câu quan hệ tỉnh duc Khi người bạn đời từ chối với li do

chính đáng (24) Từ chối quan hệ tỉnh dục ma không có lý do chính đáng, (25)

‘Vain dé giới tinh khó khắc phục, (26) Có bệnh tật khó hồi phục, (27) Nghỉ ngờquá đáng đối với người ban đời, (28) Vi pham pháp luật, bi tủ giam; (29)Uống rượu qua giới han; (30) Bắt đồng với con cái được sinh ra trong hôn.nhân trước của người ban đồi, (31) Bất đồng vẻ vẫn dé tôn giáo, (32) Baohành con cái, (33) Yêu câu ly hôn, (34) Không vẻ nước, sinh sông ở nướcngoài Ngoài ra còn cỏ các lý do khác dẫn tới không thể tiếp tục hôn nhân,

Tòa án sẽ cân nhắc tính hợp lý của lí do để phản đoán khả năng cho ly hôn hay không"!

Co thé thay bên cạnh sự phat triển đột phá về kanh tế, văn hóa, Han Quốc con được biết đến là một đất nước với nhiễu định kiến, đặc biệt là định kiến giới Những quan niệm cỗ xưa van còn tổn tại và tạo khoảng cách lớn giữa các thể hệ Khi lập ra chế định ly hôn quy định trong luật dan sw, các nhà lập

pháp Han Quốc đã dự liệu được căn cử ly hôn ngoài những xung đột trongquan hệ co chẳng còn có những xung đột trong quan hệ giữa volching vớicác thành viên khác trong gia dinh chéng/vo, đặc biệt đã bao vệ quyển lợi của

con riêng của vơi chẳng, vốn là đối tượng được coi là yếu thé vả chịu nhiều.

thiệt thời khi cha mẹ dé ly hôn va lập gia đính mới

° ĐềuB4o tt nàn sự ein Quốc

Trang 30

Kết luận chong 1

Ban chat của ly hôn là sự chm dứt quan hệ vo chẳng bing quyết định hoặc ban án có hiệu lực pháp luật của Téa án nhân dân có thẩm quyển theo

quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật HN&GÐ năm 2014.

Căn cứ giải quyết ly hôn theo yêu câu của một bên là cơ sỡ để cơ quan

có thẩm quyển giải quyết ly hôn khi có yêu cu từ vợ hoặc chẳng Căn cứ ly hôn là cơ sở từ đó để cơ quan Nha nước cỏ thẩm quyền xem xét va quyết định giải quyết ly hôn Việc Tòa án quyết định cho vợ chồng ly hôn hay bác don yên cu ly hôn cũng phải dựa trên cơ sở áp dụng chính sác căn cứ ly hôn để

giải quyét

Qua tiễn trình lêp pháp, các chế định về căn cứ ly hôn cũng ngày cảngđược hoan thiện hơn dé bất kip với sự phát triển của đời sống zã hội nói

chung, vả đời sống HNGĐ nói riêng Từ những điều luật đặt ra theo giảo lý Nho giáo va Dao giáo thấm dam tư tưởng trọng nam khinh nữ, đến nay,

quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ cũng cảng ngay được đảm bảoBên cạnh đó, bao lực gia đính cũng bị lên án sâu sắc qua nhiễu chế định trongđó có ché định về căn cứ ly hôn.

So sánh căn cứ ly hôn don phương quy định tại Luật HN&GĐ ViệtNam và quy đính tại Luật Hôn nhân Liên Bang Mỹ vả Luật Dân sự Han Quốc

có thể thay điểm tương đông trong yếu tổ lỗi khi để cập đến căn cứ ly hôn.

Ngoài ra, quy định về hành vi bạo lực là một trong những căn cứ ly hôn cho

thấy tư duy lập pháp của Việt Nam tuy chưa thể khái quát toàn bộ các hành vi vả mức độ song đó là một điểm mới, đột phá cho thấy Việt Nam tôn trong Nhân quyển.

Trang 31

NỘI DUNG PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE CĂN CỨ L.Y HON THEO YEU CAU CUA MỘT BEN VO HOẶC CHONG

2.1 Giải quyết ly hôn khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyên và nghĩa vụ của vợ, chong khiến cho đời sống hôn nhân lâm vào tinh trạng tram trọng, đời sống.

chung không thé kéo dai, mục dich của hôn nhân không dat được.

Luật HN&GB quy định: "Khi vợ hoặc chẳng yêu cầu ly hôn mà hỏa

giãi tại Téa án không thánh thi Téa an giãi quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vềviệc vợ, chẳng có hành vi bạo lực gia đính hoặc vi pham nghiêm trong quyển,nghĩa cụ của vợ, chẳng lâm cho hôn nhân lâm vào tinh trang trầm trong, đời

sống chung không thể kéo dai, mmuc dich của hôn nhân không đạt được"

Trước hết, can hiểu như nao la “tình trang tram trong, đời sống chung không thể kéo dai, mục đích hôn nhân không đạt được” Trên cơ sở lý luân và

thực tế cho thấy, khi tinh trang vợ chẳng đến mức trằm trong, đời sông chung

không thể kéo dai la muốn nói đến tinh yêu của vợ chồng không con nữa, đồng thời có những mâu thuẫn sâu sắc đến mức không thể giải quyết được khiến tình cảm vợ chồng không thé han gắn được Nêu tiếp tục sing trong

hoàn cảnh đó thì không những không đem lại niém vui, mà còn ảnh hưởng(đến thành viên khác trong gia đỉnh

"Thứ hai, cụm từ "mục đích của hôn nhân không dat được” có ý nghĩanhư thé nảo? Hôn nhân là sự liên kết giữa nam nữ dua trên nguyên tắc hoàn.toàn tư nguyện va bình đẳng, tiên bộ, nhằm chung sống với nhau suốt đời.

Nhu vay, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân la nhằm xây dựng gia inh no am, binh đẳng Khi hôn nhân đã không thể cứu van, không đạt được mục dich chung, chính lä một trong những căn cứ để Téa án giải quyết ly hôn Để đâm bảo sự tén tại của hôn nhân, mỗi bên vợ chẳng phai có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ đối với nhau và đối với các thành

viên khác trong gia đỉnh và x8 hội Đặc biết vợ chồng phải tao điều kiện cho

Trang 32

nhau thực hiện tốt các nghĩa vụ và quyền vé nhân thân của vợ chẳng Khi vợ

chồng chung sống mỗi bê đều căm thay hai long, điều đó có nghĩa là hôn nhân đã đạt được muc đích Ngược lại, nếu vợ chéng chung sống nhưng mỗi người hoặc một trong hai người cảm thay thiệt thi, bat hạnh vé mặt thé xác và cả tinh than dẫn tới không còn mong muốn sống chung với nhau nữa, thì

"hôn nhân đó đã không đạt được mục đích.

2.2.1 Căn cứ ly hôn Khi một bên vợ hoặc chẳng có hành vi bạo lực gia đình.

Trên cơ sở kể thửa va phát triển các nguyên tắc cơ bản của chế độ

HN&GĐ trong các văn bản Luật HN&GĐ năm 1986, 2000, Luật HN&GĐ

năm 2014 tiếp tục ghi nhận và bảo hộ quyên tự do hôn nhân của cả nhân,

trong đó có quyển tư do ly hôn của vợ chẳng, Luật HN&GĐ năm 2014 đã mỡrong phạm vi người có quyển yêu câu ly hôn Theo quy định của Lut, trong

trường hợp một bên vơ, chồng do bị bệnh tâm than hoặc mắc bệnh khác ma không thé nhân thức, làm chủ được hành vi của mình (bị mắt năng lực hành vi

dân su), đồng thời là nạn nhân cia bao lực gia dinh do chồng, vợ của họ gâysa làm ảnh hưởng nghiêm trong đến tính mạng, sức khöe, tinh thân của ho thì

cha, me, người thân thích khác cũng có quyền yêu câu ly hôn” Quy định nay

xuất phát từ thực tiễn đời sông xã hội về HN&GĐ nhằm bao vệ quyền, loi ichhợp pháp cia vo, chẳng la người mắt năng lực hảnh vì dân sự và là nạn nhận.của bạo lực gia định.

Hanh vi bạo lực gia đình được xác định dựa trên các quy đính tạiKhoản 2 Luật Phòng, chéng bạo lực gia đính 2007 bao gồm:

(@) Hành ha, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cổ ý khác zâm hại đến sức

khoẻ, tinh mạng, (b) Lăng mạ hoặc hanh vi cố ý khác zúc phạm danh dự, nhân phẩm;(c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên vẻ tâm ly

gây liêu quả nghiêm trong (d) Ngăn cân việc thực hiện quyên, nghĩa vụ trongquan hé gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ vả con, giữa vợ và

1 Tuệ Hina vì gin đầ năm 2014

Trang 33

chẳng, giữa anh, chi, em với nhau,(đ) Cưỡng ép quan hệ tinh duc(e) Cưỡng

@ tio hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc căn trở hôn nhân tư nguyên, tiễn

'ô(g) Chiém đoạt, huỷ hoại, đập pha hoặc có hành vi khác cổ ý làm hư hingtải sản riêng của thành viên khác trong gia đính hoặc tai sin chung của cácthánh viên gia đính,(h) Cưỡng ép thánh viên gia đình lao động quá sức, đónggóp tải chính qua khả năng cia họ, kiểm soát thu nhập của thành viên gia đỉnhnhằm tao ra tinh trang phụ thuộc vé tài chính@) Có hảnh vi trải pháp luậtbuộc thành viên gia đính ra khỏi chỗ ở.

Có thể thay bao lực gia đính được coi là căn cứ ly hôn theo yêu cầu củamột bên vợ hoặc chẳng Bao lực gia định thông thường được hiểu 1a bao lựcxây ra giữa vo và chẳng hoặc những người sông chung như vợ chồng, giữa

cha mẹ vả con hoặc giữa những người khác sống cùng một nha” Bao lực gia.

đính thường được thể hiên đưới các hình thức như: lãng ma, ruồng bé, cảmcác quan hệ x4 hội, tinh đục, tải chính,

Tuy nhiền, luật hiện hành vẫn chưa có văn bản quy định rõ rang vé căn

cử bạo lực gia đính Thực tế hiện nay khi giải quyết ly hôn theo yêu câu của

một bên vợ hoặc chẳng, Tòa án thường tham khảo quy định tại nghỉ quyết số 02 /2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối ca (HĐTP-TANDTC) hướng dẫn về căn cứ cho thấy tình trang trém trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dai, mục đích hôn nhân không đạt

được như sau: “Vo hoặc chẳng luôn có hành vi ngược dai, hãnh ha nhau, nhưthường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khắc xúc phạm đến danh dự, nhân.

phẩm va uy tin của nhau, đã được ba con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoản thể nhắc nhở, hoa giải nhiều lan” Trong giải quyết ly hôn theo yên cầu của một bên vợ hoặc chồng, đựa trên căn cứ bạo lực gia din, tác giả

nhận định nguyên nhân khiển người vơ đơn phương yêu cầu ly hôn là do

không thể chiu dung những hành vi bạo lực của người chủng, việc bi bao

` Xem TS Ngô Thị Hường Bụo ke ch đề: một hàn thức ta ain bất bạn cổng mổ:

Điền § nghị quit sé 02 2000NQ-HD TPagiy 23/122000 của ội dng tằm phan To ann din tdi

cao HD TE TANDTC)

Trang 34

‘hanh khiến cho hôn nhân lâm vào tinh trạng tram trọng, không thể cứu vấn Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật HN&GB 2014 hiện nay đều chưa có các quy định cụ thé hóa hành vi bạo lực gia đỉnh lam căn cứ để yêu.

cầu ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chẳng Điễu nay gây khó khăncho công tác giải quyết ly hôn bối lẽ không có căn cứ sác định mức độ của"hành vi bao lực Bên cạnh đó, tâm lý của người phu nữ thường cảmthay tự tí,

xấu hỗ nên che giầu hảnh vi bạo lực của người chồng Khi áp dụng pháp luật để giải quyết thường khó suy luận va phán đoàn.

Nhin cit góc độ giới, bao lực giới được cho là đã tôn tại từ lâu va xuyên

suốt tiền trình lịch sử phát triển của các nước Á Đông nói chung và Việt Nam.

nói riêng Nguyên nhân là do định kiến giới đã ăn sâu vào suy nghĩ va hảnhđộng của người dân Việt Nam qua từng thể ky Ngày nay, cùng với sự phat

triển của khoa học, sã hội, từ tưỡng trọng nam khinh nữ đã phẩn nảo mi nhạt, tuy nhiên đâu đó trong xã thương, nạn bao lực đối với phụ nữ còn tiếp diễn

đưới nhiễu hình thức vả mức độ khác nhau Hảnh vì bạo lực của người chồng

với người vợ là cach để thể hiện vai trủ giới đã ăn sâu vào tư tưởng của nam.

giới và được hun đúc bỡi quyển lực vốn đã không được cên bằng giữa nam vanữ trong xã hội, cũng như trong gia đính.

Trong đời sống gia đính nói riêng va sã hội nói chung có thể phát sinh nhiều mâu thuẫn, nhiễu van dé chi phối va ảnh hưởng đến đời sông vật chat, tính thân như điều kiên kinh tế, thu nhâp, sinh hoạt, quan điểm tư tưởng, từ đó phát

sinh mâu thuẫn, dn đến thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, vô trách nhiệm, những hành vi

xử sự làm tồn thương đến long tự trong, xúc pham danh dự, nhân phẩm của vợ, chồng, hiện tượng "bao lực gia đính” cũng từ đó ma nay sinh.

'Việc quy định bao lực gia đình là căn cử để một bên vợ hoặc chẳng yêu cầu ly hôn va tách biệt với những căn cứ ly hôn khác cho thay quan điểm

cứng rắn và y thức sâu sắc của Đăng va Nhà nước trước van nan bao lực gia

đính, bao vé người yêu thé trong xã hội ma chủ yếu là người phụ nữ Tuy

nhiên, tác giả cho rằng tinhtrang bao lực vả mức 46 của hành vi cần được làm.

Trang 35

rõ hơn trong các văn bản hướng dan để người bi bạo hanh có thé nhận thức rõ rang quyền lợi của mình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Luật Hôn nhân va gia định năm 2014 đã bỗ sung điểm mới khi cho ly

hôn khi có hảnh vi bạo lực gia đính hoặc vi phạm nghiêm trọng quyển vanghĩa vụ của vợ, chẳng, Như vay, luật hiện hanh quy định rất rổ “bao lực gia

đính" là căn cứ để giai quyết cho ly hôn Bởi qua tổng kết thực tiễn giãi quyết

các án kiên ly hôn của Toa án cho thấy số vu ly hôn có hành vi ngược đãi,

đánh đập chiém tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân dn đến ly hồn ỡ nước ta

trong đó thi da phan phụ nữ là nan nhân của tình trang này Tinh trang bạo lực

trong gia định ngày cảng gia tăng va thể hiện tính chất nghiêm trọng của nó.

Tình trang bạo lực trong gia định sảy ra do nhiêu lý do khác nhau Có trườnghợp do cuộc sống vật chất quả khó khẩn Có trường hợp do ghen tuông, nghỉngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau Tê cờ bac, nghiền ngập cũng là

ý do dẫn đến tinh trang vợ chồng đánh đâp, ngược di nhau Ba phân bạo lực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn, có trường hợp dẫn đến án.

mang Bên cạnh đó, đối với những vi pham khác, những mâu thuẫn, xung đột,

bất đồng trong đời sống vợ chồng a lý do để ly hôn thi luật cũng quy định

16 rang phải có cơ sở nhận định chung rằng tình trang trim trọng, đời sông

chung không thể kéo dai, mục dich hôn nhân không đạt được thì mới giải

quyết cho ly hôn.

2.2.2 Căn cứ về việc vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghía vụ của vợ, chồng.

Tòa án giải quyết ly hôn dựa trên căn cứ vẻ việc vi phạm quyển va

nghĩa vụ của vợ chẳng Luật HN&GB có quy định vợ chẳng có ngiĩa vu yêuthương, chung thủy, tôn trong, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, củng nhau.chia sẽ, thực hiện các công việc gia đính, vợ chồng có ngiĩa vu sông chung

với nhau” Ngoai các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ vợ chồng, nghĩa vụ ‘bao ham cả những quyên vả nghĩa vu vẻ nhân thân va tải sản, nghĩa vụ khác.

° Bều3s kật HuB60.

Trang 36

đối với con cái và các thành viên trong gia đính, được quy định cu thé từ điều

17 đến điều 50, chương II, luật HN&GĐ 2014

Tir đỏ có thé thấy ngiãa vụ vợ chẳng trong quan hệ hôn nhân đã đượccác nhà làm luật dự liệu và liệt kê trong Luật Khi người vợ hoặc ching cócăn cử cho rằng đối phương vi phạm những ngiĩa vụ trên, khiển tỉnh trang

hôn nhân tram trong, đời sông hôn nhân không thể kéo dai, mục đích hôn.

nhân không đạt được thì có quyền đơn phương yêu cẩu Tòa án giải quyết ly

hôn,

Nghỉ quyết số 02/2000NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 lả nghị quyết

‘hong dẫn thi hành luật HN@&GĐ năm 2000 Đền thời điểm hiện tại, tuy đã hết hiệu lực nhưng van còn giá tr tham khảo Nghỉ quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội dng thẩm phán Tòa an nhân dân tôi cao (HDTP-TANDTC) đã hướng dẫn v xác định, áp dụng căn cử ly hôn theo

Luật HN&GĐ năm 2000, như sau:“Căn cử cho ly hôn:

a Theo quy định tại khoân 1 Điều 89 thi Tod án quyết định cho ly hôn néu xét

thấy tinh trạng trém trong, đời sống chung không thể kéo dai được, mục dich

của hôn nhân không đạt được `

3.1 Được coi lá tỉnh trang của vo chẳng trằm trong khi:

- Vo, chẳng không thương yêu, quý trong, chăm sóc, giúp đổ nhau như người

nao chỉ biết bổn phân người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thi sống, đã được bả con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhớ, hòa giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chẳng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên

đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm vả uy tin của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể

ắc nhé, hoa giải nhiều lần.

hoi | đều 56 hật ENG

Trang 37

- Vợ chẳng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tỉnh, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bả con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhỡ, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tinh,

4.2 Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo di

được, phải căn cứ vào tình trang hiện tại của vợ chồng đã đến mức trim trong

như hướng dẫn tại điểm a 1 mục 8 Nêu thực tế cho thay đã được nhắc nhé, ‘hoa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bé mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vo chẳng không thể kéo dai được.

4 3 Mục dich của hôn nhân không đạt được là không có tinh ngiữa vợ chẳng,

không bình đẳng vẻ nghĩa vụ và quyển giữa vo, chẳng, không tôn trong danh dy, nhân phẩm, uy tín của vợ, chông, không tôn trọng quyển tự do tin

ngưỡng, tôn giáo của vơ, chẳng, không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát

triển mọi mặt.”

Co nhiều nguyên nhân dẫn đến một người đơn phương yêu cầu ly hôn với vợ hoặc chẳng của minh Viếc xét thấy ly hôn có can thiết hay không phụ thuộc vào phan đoán của thẩm phán Có những trường hợp giãi pháp ly hôn là

cần thiết và đúng đắn (như ngoại tình, bao lực gia đính kéo dai, triển miền)

song cũng có không ít trường hợp vợ chồng ly hôn lả những quyết định trong lúc nóng giận Vì vậy, trong bat kỷ trường hop nao, nhất 1a với những trường,

hop ly hôn không thực sự là giải pháp cẩn thiết, đúng din thì việc hòa giải

đhẳnh có một ý- nghĩa rất:quan trong? Việc hòa pial có thé được thực hiện

trước khi các bên đưa vụ việc ra tủa án (hỏa giải bối hoa giải viên ở cơ sỡ,dòng họ, người thân ) và hòa giải theo thủ tục bất buộc tại Téa án theo quy

định của pháp luật tổ tung dân sw Nguyên nhân trực tiếp khiển đời sống gia đính bị ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến từ vợ chẳng ma còn đến từ những,

thánh viên khác trong gia đình Qua khảo sét thực tế cho thấy Trong các vụly hôn theo yêu cẩu của một bên, có đến 90% người yêu cẩu là người vo, và

Trang 38

trong 50 người được hồi vé lý do ly hôn, có đến 20 người để cập đến chuyên mâu thuẫn mẹ chéng- nang dâu Việc bat cập trong đánh giá tinh trạng ngày, cảng lớn Người phụ nữ với tư tưởng hiên đại nhưng lại phát sinh mâu thuẫn đổi với những người thể hệ trước va đó cũng là nguyên nhân khiển tỉ lệ phụ

nữ đơn phương yêu cầu ly hôn ngày cảng tăng cao.

2.2 Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mắt tích yêu cầu ly hôn.

'V thủ tục tổ tụng trong trường hợp Toà án giãi quyết cho ly hôn với

người mat tích Thực tiễn xét xử thường gặp nhiều trường hợp vợ hoặc chồng.

trong vụ án ly hôn ma có một bên là người bị Tòa án tuyên bổ mắt tích nay họyên câu xin ly hôn "trong trường hợp vo hoặc chẳng của người bi Toa án

tuyên bé mắt tích xin ly hôn thì Toa án giải quyết cho ly hôn" Có thể chia

thánh các trường hợp như sau

"Trường hợp thứ nhất, một bên vợ hoặc chéng đồng thời yêu câu Toa án

tuyên bổ người chồng hoặc người vợ của minh mắt tích va yêu cầu Toa án

giải quyết cho ly hôn Trong trường hợp nay nêu Toa án tuyên bổ người đó

mắt tích thi giải quyết cho ly hôn, néu Toa án thay chưa đủ điều kiện tuyên bo

người đó mắt tích thi bác các yêu câu cla người vợ hoặc người chẳng

(đi) Người vơ hoặc người chồng đã bi Toa án tuyên bổ mắt tích theo

yêu cầu của người có quyển, lợi ích liên quan Sau khi bản án của Toa an tuyên bổ người vợ hoặc người chẳng mắt tích đã có hiệu lực pháp luật thì

người chẳng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó.

Trong trường hợp nay Toa án giải quyết cho ly hôn.

(đi) Khi Toa an giai quyết cho ly hôn với người tuyên bổ mắt tích thicần chủ ý giải quyết việc quản ly tai sản của người bi tuyên bổ mất tích theo

đứng quy định"

Trước đó, tai Nghỉ quyết số 03/hđtp ngày 19/10/1990 của Hai ding

thấm phán Tòa án nhân dân Tôi cao đã hướng dẫn “Nếu có người xin ly hôn vi ví do người kia mit tích thi Tòa án gidi quyết cả việc mắt tích va ly hôn

Nghị quiễtsố03/2009/NG-HOTP ngày 2313/2000 của

(wore tanoTe)ng thắm pin Téa ân nhàn ân ốicao

Trang 39

trong cũng mét vụ án Trong trường hợp Tòa án sác định người kia mắt tíchthì Tòa án cho nguyên đươn được ly hôn với người mắt tích Song đền bộ luậtTIDS 2015 đã có su tach biệt yêu cu ly hôn từ một bên vợ chẳng được thực

hiện theo thủ tục giải quyết vu án dân sự còn yêu câu tuyên bố mồt người mắt tích được thực hiện theo thủ tục giải quyết việc dan sự Cụ thé hon, trong Văn ân số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đáp một sé van để nghiệp vụ cũng hưởng dan rõ: phải sau kho quyết định của Tòa án tuyên bổ người

vợlchồng mắt tích có hiệu lực pháp lut thi Tòa án mới xem xét, giải quyết

cho người chẳng/vợ ly hôn"

Căn cứ khoản 2 Điền 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thi trườnghợp vợ hoặc chẳng của người bị tuyên bổ mắt tích sản ly hôn thi Toa an giãiquyết cho ly hôn theo quy đính của pháp luật về hôn nhân và gia dink.” Như

vây, dé Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn thi bạn phải thực hiện thủ tục tuyên bổ

mất tích đối với người chẳng đã bé đi biệt tích Thủ tục tuyên bổ một người

mất tích được quy định tại các Điều 384, 385 và Điều 388 Bộ luật TTDS năm.

2015 như sau

- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bồ một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tim kiểm người bị yêu cầu

tuyến bé mát tích Thông báo tim kiêm người bi yêu cẩu tuyên bố mắt tíchphải có các nội dung chính sau day: Ngày, thang, năm ra thông báo, tên Tòaán ra thông báo, số va ngày, tháng, năm của quyết định thông báo tim kiếm.người mất tích tại nơi ax trú, Tên, địa chỉ của người yêu câu Tòa án thôngbáo, họ, tên và ngày, thang, năm sinh hoặc tuổi của người bị yêu câu tuyên bổmất tích va địa chỉ cư tri của người đó trước khi biết tích, dia chỉ liên hệ của

cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu người mắt tích biết được thông báo hoặc người

khác có được tin tức vẻ người mắt tích.

XemđiÊu9 Mục bự vin bàn số 01/2017/60-TAMDTE ngà 07/4/2017 gi đáp một số vấn đề nghễn vụ

Trang 40

- Việc công bố thông bảo được quy định như sau: Trong thời han O1

thang, kế từ ngày Toa án ra quyết định thông bảo tuyên bố một người mat tích.

tai nơi cử trú, thông bao này phải đăng trên một trong các bảo hàng ngày của

trung ương trong ba số liên tiếp, Céng thông tin điện tử của Toa án, Ủy ban nhân dân cấp tinh (nêu có) vả phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Dai truyền hình của.

trùng wong ba lẫn trong 03 ngày liên tiếp Chí phi cho việc đăng, phát thông báo

tim kiểm người bị yêu cầu tuyên bồ mắt tích đo người yêu câu chịu.

- Thời hạn thông báo tìm kiểm người bi yêu câu tuyến bổ mắt tích là 04

tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo.

Đối với việc tuyên bé người mắt tích, tại khoản 1 Diéu 68 Bộ luật Dân

sự năm 2015 quy định các diéu kiện sau: "1 Khi một người biét tích 02 nămliên trở lên, mặc di đã áp dụng đẩy đủ các biến pháp thông báo, tim kiểm theo

quy định của pháp luật về TTDS nhưng vẫn không có tin tức xác thực vẻ việc

người đỏ còn sống hay đã chết thi theo yêu câu của người có quyển, lợi ích

liên quan, Tòa án có thể tuyên bổ người đó mắt tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về

người đó, nếu không sác định được ngày có tin tức cuối cùng thi thời hạn nay

được tính từ ngày đâu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, niều.

không xác định được ngày, tháng có tin tức cudi cùng thi thời hạn nảy được

tính từ ngay đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối củng ”

Sau khi có quyết định của Téa án tuyên bỗ một bến vợ hoặc chẳng là

người mắt tích thì bên còn lai có thé khởi kiên va được Tòa án giải quyết cho

ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Tại công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 cia TANDTC

về việc giải đáp một số van dé nghiệp vụ đã đưa ra hướng dẫn như sau:

Ngày đăng: 10/04/2024, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN