Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và thực tiễn áp dụng

MỤC LỤC

NỘI DUNG CƠ BẢN CĂN CỨ LY HÔN THEO LUAT HON NHÂN VÀ GIA DINH NĂM 2014 VÀ KIÊN NGHỊ

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cau ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo duc con trên cơ sở bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyên lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Thực tế có những trường hợp mà một bên vợ hoặc chồng không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình nhưng lại không được Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự do không có yêu cầu của người có quyên, lợi ích liên quan theo qui định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2005. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng trong trường hợp người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 thì người chồng vẫn có quyền thé hiện ý chí đồng thuận với mong muốn ly hôn của người vợ khi người vợ là người làm đơn yêu cầu ly hôn.

Khi người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo khoản 3 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014, việc áp dụng quy định ly hôn theo yêu cầu một bên dù vợ chồng đã đồng thuận về ý chí muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân chỉ là sự áp dụng máy móc quy định của pháp luật mà xem nhẹ bản chất của thuận tình ly hôn. Do đó, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyên lợi của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án không thể chỉ dựa vào những căn cứ thuận tình ly hôn mà còn cần phải xem xét cả quyên, lợi ích của những chủ thé có liên quan dé giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn. Luật HN-GD năm 2014 chỉ xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ vo chồng để qua đó có thể xác định những hành vi nào được coi là vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng nhưng hành vi được xác định là căn cứ ly hôn lai là hành vi “vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng ”.

Vì vậy, ở mỗi thời điểm khác nhau, hoặc với mỗi Cặp vợ chồng khác nhau, hoặc thậm chí giữa vợ và chồng thì với cùng một hành vi vi phạm quyên, nghĩa vu của vợ chồng, có thê có những đánh giá khác nhau về mức độ nghiêm trọng của hành vi đó; liệu có nghiêm trọng đến mức dẫn đến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân. Trước hết cần hiểu quan hệ hôn nhân lâm vào “tình trạng tram trong, đời sống chung không thé kéo dài” là việc vợ chồng không còn yêu thương nhau nữa, tinh cảm giữa vợ chồng đã bị phai nhạt hoặc bị một tình yêu khác lấn át dẫn tới giữa vợ chồng có những mâu thuẫn sâu sắc không thể tháo gỡ hay điều hòa được nữa, đòi hỏi phải cham dứt quan hệ vo chồng dé giải quyết mâu thuẫn. Đối với lựa chọn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên thì vợ, chồng có yêu cầu ly hôn phải chỉ ra được vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tòa án chỉ có căn cứ để giải quyết ly hôn trong hai trường hợp tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 56 Luật HN-GD năm 2014 nếu vợ hoặc chồng của người chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thực hiện hành vi có lỗi. Trên thực tế, du vợ hoặc chồng của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình không có hành vi bao lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ chồng thì quan hệ vợ chồng không phản ánh đúng bản chất của hôn nhân. Trong trường hợp một bên vợ, chồng yêu cau ly hôn, nếu cho rằng họ không có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng nên không chấp nhận yêu cầu ly hôn thì có thể dẫn tới tình trạng là họ phải thực hiện những hành vi này nhăm ly hôn theo mong muốn.

Do tính chất đặc biệt của chủ thể yêu cầu ly hôn trong trường hợp này nên khoản 2 Điều 51 Luật HN-GD năm 2014 qui định bên vợ, chồng là nạn nhân của bạo lực gia đình đồng thời phải bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc làm chủ được hành vi của mình. Qui định về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cha mẹ, người thân thích khác được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của thực tiễn cần bảo vệ một bên VỢ, chồng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi cua mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ mình gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh than. Nếu cha, mẹ, người thân thích khác cho rằng thái độ ăn năn, hối lỗi của bên vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình là không đáng tin, việc tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân sẽ khiến bạo lực gia đình tiếp tục xảy ra thì họ có thé tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu ly hôn của mình.

Như đã phân tích ở trên thì qui định căn cứ ly hôn áp dụng trong trường hợp cha mẹ, người thân thích khác yêu cầu ly hôn như Luật HN-GD năm 2014 hiện nay vừa không phù hợp với lí luận về quyền yêu cầu ly hôn, vừa không bảo vệ được triệt dé người bị bệnh tam than hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khỏi bạo lực gia đình, vừa dễ gây nhận thức sai lầm về ly hôn. Khi xét thấy một vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, cha, mẹ, người thân thích khác nên yêu cầu Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự đối với bên chồng, vợ không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi (trong trường hop họ chưa bị Tòa án tuyên bố mat năng lực hành vi dân sự). Trường hợp một bên vợ chồng ly hôn, căn cứ ly hôn là hôn nhân lâm vào tình trang trầm trọng, đời sống chung không thé kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được đặt trong mỗi quan hệ nhân quả với việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng mà hành vi này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm trọng của vợ chồng;.

Trường hợp cha mẹ, người thân thích khác yêu cầu ly hôn, căn cứ ly hôn là một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, VỢ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh than của họ.