1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch giáo dục học đại cương công ty tnhh tbcn nhịp cầu việt

16 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Dục Học Đại Cương
Tác giả Huỳnh Thị Kim Phương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Giáo Dục
Thể loại bài thu hoạch
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Con người, ngoài sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể như mọi sinh vật khác, những thành tựu trong sự phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần trong quá trình cải tạo vàthích ứng môi trườn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

-♦ -♦ -♦ -CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG

NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐẠI HỌC

BÀI THU HOẠCH CHUYÊN ĐỀ: Giáo dục học đại cương

Mã: 1372

Học viên: Huỳnh Thị Kim Phương

Ngày sinh: 23/10/1981

Nơi sinh: LÂM ĐỒNG

Đơn vị công tác: Công ty TNHH TBCN Nhịp cầu Việt

Trang 2

Ni dung

ĐỀ BÀI 2

1 Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục 2

a.Bản chất của giáo dục 2

b Đặc điểm của giáo dục: 2

2 Các nguyên tắc giáo dục cơ bản 2

a.Đảm bảo tính mục đích, tính tư tưởng của công tác giáo dục. .2

b Giáo dục gắn với đời sống, với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn 2

c Thống nhất ý thức và hành đng của học sinh trong công tác giáo dục 2

d Giáo dục trong lao đng 2

e Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể: 2

f Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ đng, đc lập, sáng tạo của học sinh 2

g Tính hệ thống, tinh kế tiếp và tính liên tục trong công tác giáo dục 2

h Tính đến đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh trong quá trình giáo dục: 2

i Bảo đảm tính toàn vẹn của quá trình giáo dục nhân cách của học sinh: 2

3 Thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay 2

Trang 3

ĐỀ BÀI

Anh chị hãy làm rõ bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục? Nêu các nguyên tắc giáo dục cơ bản và liên hệ thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay BÀI LÀM:

1 Bản chất và đặc điểm của quá trình giáo dục

a.Bản chất của giáo dục.

Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sông xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ:

Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất

Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra

lực lượng lao động mới Ở đây, đối tượng là thế hệ trẻ, là tập hợp các

đối tượng đơn nhất Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc thù Để tồn tại và phát triển, con người

cũng như mọi sinh vật khác phải luôn tự vận động và phát triển mọi tiềm năng và sức mạnh bản chất của mình nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thoả mãn nhu cầu

và thích ứng, hoà nhịp với môi trường sống thay đổi Những kết quả của sự vận động

và phát triển ấy không mất đi mà được tích luỹ dần, được củng cố và để lại dấu vết

trong nền văn hoá và trong chính quá trình tiến hoá của con người.

Con người, ngoài sự thay đổi trong cấu trúc cơ thể như mọi sinh vật khác, những thành tựu trong sự phát triển sức mạnh vật chất và tinh thần trong quá trình cải tạo và

thích ứng môi trường còn được lưu giữ lại trong một dạng hoàn toàn đặc biệt: đó là

những kinh nghiệm hoạt động của loài người (còn gọi là những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, những giá trị xã hội, là văn hoá). Chúng được khái quát hoá tạo ra nền văn hoá nhân loại, được lưu tồn dưới dạng vật chất (vật thể), hoặc dạng tinh thần (phi vật thể)

và được truyền lại cho con cháu Khác với mọi sinh vật khác, hoạt động của con người luôn là hoạt động có ý thức, mang tính sáng tạo và sinh lợi Tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ trước không chỉ giúp con người giảm nhẹ điều kiện làm việc và đưa đến những

Trang 4

năng suất lao động mới, mà điều cơ bản là nhờ có sự tiếp thu (lĩnh hội) đó mà mỗi người mới kế thừa những giá trị của các thế hệ đi trước, mới có những giá trị bản chất người

- Đặc trưng bản chất của giáo dục thời kì văn minh công nghiệp:

Kiểu tổ chức nhà trường thời kì văn minh công nghiệp là bước tiến nhảy vọt trong lịch sử nhân loại, góp phần to lớn vào quá trình phát triển mạnh mẽ của nền văn minh công nghiệp và của chủ nghĩa tư bản Cho đến nay đặc trưng giáo dục khoa học và phương thức giáo dục giải thích – minh hoạ vẫn là đặc trưng phổ biến của các hệ thống giáo dục hiện nay

Hệ thống giáo dục của nền văn minh công nghiệp mang đặc trưng bản chất chính

ngay trong cấu trúc của nó là sự mô phỏng các nguyên lý của sản xuất công nghiệp;

Một đặc trưng khác của “nền giáo dục thời đại công nghiệp” là giáo dục khoa học, với phương thức giáo dục giải thích – minh hoạ trở thành tiêu biểu

=> Có thể khẳng định: giáo dục ra đời và ngày càng phát triển do nhu cầu của phát triển xã hội loài người, song cũng chính nhờ có giáo dục mà loài người chúng ta

mới tồn tại, phát triển và thành tựu được như ngày nay Giáo dục chính là chiếc cầu nối

giữa các thế hệ , nhờ đó mà quá trình phát triển của loài người mới liên tục và phát triển

theo chiều hướng đi lên với gia tốc ngày càng cao Giáo dục cũng là chiếc cầu nối giữa

xã hội (nền văn hoá) và mỗi cá nhân, nhờ đó mà mỗi người mới trở thành con người có nhân cách, trở thành thành viên của xã hội Vì vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội

đặc biệt, riêng có ở loài người và là một hoạt động cơ bản của xã hội

b Đặc điểm của giáo dục:

+Phân tích hiện tượng giáo dục trong lịch sử nhân loại về tất cả các phương diện,

ta thấy có những tính chất sau:

Tính phổ biến: ở đâu có xã hội loài người, ở đó có giáo dục.

Tính vĩnh hằng: Khi nào còn xã hội loài người, lúc đó còn giáo dục.

Tính lịch sử: Ra đời theo nhu cầu của lịch sử xã hội, trước hết, giáo dục phản ánh trình

độ phát triển lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử Mặt khác, trong một chừng mực nhất định, giáo dục với các chức năng xã hội và tính thiết chế của nó, lại tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử Vì vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội

Trang 5

có một trang lịch sử giáo dục Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định: mỗi hình thái

kinh tế – xã hội có một hình thái giáo dục tương ứng, mỗi phương thức sản xuất có một phương thức giáo dục tương ứng

Tính giai cấp: Như là một trường hợp riêng của tính lịch sử, từ khi xã hội loài

người phân chia thành giai cấp, giáo dục cũng mang tính giai cấp Trong xã hội

có giai cấp, do các chức năng đặc thù của nó, giáo dục là một trong những thiết chế xã hội được giai cấp nắm quyền lãnh đạo xã hội độc chiếm Thông qua các định hướng tư tưởng- chính trị và pháp luật đối với mục đích, nội dung và

phương pháp giáo dục, giai cấp cầm quyền sử dụng giáo dục như một công cụ

chuyên chính của nhằm duy trì quyền lợi của mình, tạo nên nền giáo dục chính thống (formal) Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, trong các tầng lớp xã

hội khác, giai cấp khác vẫn tồn tại những quan niệm (và các tác động thực tiễn)

về mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục không chính thống tạo thành

các dòng giáo dục không chính thống (non- formal), hay cũng được gọi chung là dòng giáo dục dân gian

Tính nhân loại và tính dân tộc: thể hiện ở thành tựu và xu thế phát triển giáo dục,

ở mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục bởi nội dung của giáo dục, trước hết là các giá trị nhân loại Mỗi cá nhân (cá thể người) cần và có thể lĩnh hội được những tinh hoa của nhân loại (với tư cách loài) để trở thành nhân cách Mặt khác, mỗi dân tộc đều có một truyền thống lịch sử, có nền văn hoá riêng, cho nên giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những sắc thái đặc trưng thể hiện trong mục đích, nội dung, phương pháp và trong sản phẩm giáo dục của mình Trong mọi phương diện của giáo dục, cũng như trong sản phẩm của giáo dục – sự phát triển nhân cách, những giá trị văn hoá của dân tộc luôn gắn kết với những giá trị chung của nhân loại (của loài người) Chính vì vậy, có thể nói giáo dục luôn có tính thời đại và tính dân tộc

+Quá trình giáo dục có 5 đặc điểm như sau:

Giáo dục là một quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch,

có nội dung, có phương pháp được diễn ra trong một thời gian dài

Đó là quá trình chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội thành nhu cầu phát triển chủ quan của mỗi cả nhân, trong đó các

Trang 6

phẩm chất, các nét tính cách, các hành vi, thói quen về đạo đức, về nếp sống văn hóa, thẩm mĩ… của học sinh dần dần hình thành, phát triển

Quá trình đó không thể diễn ra trong chốc lát mà đòi hỏi phải có thời gian Bởi lẽ trong quá trình giáo dục, giáo viên không thể chỉ dừng lại

ở chỗ làm cho học sinh hiểu được những yêu cầu và chuẩn mực của

xã hội đối với cá nhân mà quan trọng hơn là phải hình thành những niềm tin, những xúc cảm tích cực đặc biệt là phải rèn luyện những hành vi và thói quen tương ứng

Quá trình giáo dục diễn ra với những tác động phức hợp

Giáo dục là một quá trình tổ chức các loại hình hoạt động phong phú, phức tạp nhằm hình thành phẩm chất, những nét tính cách ổn định và bền vưng ở người được giáo dục Đó là cả một quá trình phát triển và giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn đan xen nhau trong đời sống nội tâm của đối tượng giáo dục

Dể hình thành một nét tính cách, một hành vi, một thói quen phù hợp với chuẩn mực của xã hội cần có sự tác động phối hợp từ nhiều lực lượng giáo dục như nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong các đặc điểm của quá trình giáo dục

Quá trình giáo dục là quá trình phát triển biện chứng

Giáo dục là một hiện tượng xã hội và đồng thời là một quá trình nên

nó không ngừng vận động và phát triển theo quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Thực chất của hoạt động giáo dục là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết những tình huống sư phạm nảy sinh trong các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục lối sống văn hóa thẩm mĩ của hoc sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường, gia đình và xã hội

Quá trình giáo dục có tính cá biệt

Trong thực tiễn cuộc sống muôn hình muôn vẻ quanh ta cũng như trong môi trường giáo dục, mỗi con người, mỗi học sinh là một thế giới riêng với những đặc điểm riêng về tâm – sinh lí, về nhận thức, tình cảm,… môi con người đều có cuộc sống và thế giới nội tâm riêng

Trang 7

Vì vậy, trong quá trình giáo dục, với những tác động sư phạm như nhau, mỗi cá nhân có thể lĩnh hội theo cách riêng của mình với những mức độ khác nhau

Quá trình giáo dục gắn liền và thống nhất với quá trình dạy học Trong các loại hình trường, hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) và hoạt động dạy học là hai hoạt động được tiến hành song song với các chức năng, đặc trưng riêng của mình

Hoạt động dạy học nhằm tổ chức, điều khiển để người học chiếm lĩnh

có chất lượng, có hiệu qủa nội dung học vấn; hoạt động giáo dục nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức, hành vi, thói quen, lối sống, hành vi văn minh,… Hai hoạt động đó không thể tách biệt mà thống nhất, bổ sung, bổ trợ, hỗ trợ cho nhau, góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ

2 Các nguyên tắc giáo dục cơ bản

- Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm xuất phát, có tính quy luật, chỉ đạo phương hướng xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm hình thành con người theo mục đích giáo dục đã đề ra

Các nguyên tắc giáo dục bao gồm các nguyên tắc sau:

a.Đảm bảo tính mục đích, tính tư tưởng của công tác giáo dục.

+ Nội dung nguyên tắc: Tất cả các biện pháp tác động (ảnh hưởng) giáo dục phải hướng vào việc xây dựng mẫu người mà giáo dục đã đề ra

- Ra sức quán triệt chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, thực hiện đường lối, nhiệm vụ cách mạng của nước ta về tư tưởng, văn hoá, giáo dục do Đảng và nhà nước đã đề ra

- Coi trọng giáo dục thế giới quan chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh, đường lối – chính sách của Đảng và nhà nước, giáo dục đạo đức và lối sống có văn hoá, theo pháp luật thông qua toàn bộ nội dung học nội khoá cũng như ngoại khoá

- Phải đảm bảo ý nghĩa chính trị- xã hội, tác dụng giáo dục tư tưởng

và đạo đức của các loại hình hoạt động xã hội và các mối quan hệ mà học sinh tham gia, luôn chú ý xây dựng cho học sinh những định

Trang 8

hướng, tư tưởng và động cơ đúng đắn để tích cực tham gia các hoạt động, các mối quan hệ xã hội nhằm tự giác rèn luyện bản thân theo mục đích giáo dục

- Phải tổ chức quản lý chặt chẽ công tác giáo dục trong và ngoài nhà trường, phải đảm bảo sự lãnh đạo của các tổ chức và phát huy vai trò Đoàn, Đội và các tập thể học sinh trong công tác giáo dục

b Giáo dục gắn với đời sống, với thực tiễn xây dựng và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn.

Nội dung: Công tác giáo dục thế hệ trẻ phải phù hợp với đường lối xây dựng đất nước trong từng giai đoạn, phải dựa vào những tác động và ảnh hưởng giáo dục của các quan hệ kinh tế, xã hội, của các lý tưởng chính trị – đạo đức, thẩm mỹ, lối sống có văn hoá, phải từng bước gắn công tác giảng dạy- học tập, giáo dục với cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

- Phải làm cho học sinh quan tâm đến những sự kiện lớn trong đời sống, chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hoá- xã hội của đất nước, hiểu được những thành tựu, những khó khăn và những vấn đề cần giải quyết trong cả nước và trong địa phương mình, để thông cảm với ý nghĩ, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân

- Phải tổ chức lôi cuốn học sinh tuỳ theo lứa tuổi của từng cấp học, từng lứa tuổi mà tham gia các phong trào kinh tế, văn hoá- xã hội góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhà nước đã đề ra

- Phải khắc phục những biểu hiện của lối giáo dục chỉ đóng khung trong lớp học, trong nhà trường,trong các mối quan hệ gia đình, tách rời công tác giáo dục của nhà trường với các phong trào chính trị- xã hội của nhân dân

c Thống nhất ý thức và hành đng của học sinh trong công tác giáo dục.

Nội dung nguyên tắc: Nguyên tắc này đòi hỏi trong công tác giáo dục nhất thiết phải:

Trang 9

- Coi trọng việc xây dựng ý thức cũng như việc tổ chức tập luyện hành động của người học

- Đảm bảo cho ý thức và hành động cũng như lời nói và việc làm của mỗi người đạt được sự thống nhất, phù hợp với nguyên tắc, tư tưởng chính trị và đạo đức XHCN

- Đề phòng và khắc phục tình trạng tách rời giữa ý thức và hành động, hoặc giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài

- Phải chú ý làm cho học sinh nắm được những khái niệm, chuẩn mực, định hướng giá trị về mặt đạo đức, pháp luật, lao động thẩm mỹ, thể chất phù hợp với từng lứa tuổi

- Để chuyển ý thức và hành vi cần phải tổ chức có mục đích và tích luỹ những kinh nghiệm xã hội của bản thân học sinh, những quan hệ qua lại trên cơ sở hoạt động và giao lưu với những người xung quanh Nhà trường cần hình thành những quan hệ xã hội nhất định giúp học sinh khắc phục khó khăn trong việc thực hiện những quan hệ đó và biến những kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân của học sinh

d Giáo dục trong lao đng.

Nội dung: Công tác giáo dục phải thông qua việc tổ chức cho học sinh tham gia các loại hình lao động vừa sức, nhờ đó mà hình thành cho họ:

- Thái độ kính trọng người lao động

- Thừa nhận giá trị lớn lao của lao động

- Xây dựng cho họ niềm tin sâu sắc rằng chỉ có tham gia vào việc sản xuất những giá trị vật chất cho xã hội, họ mới có quyền thoả mãn một

số đòi hỏi của bản thân, và bằng lao động của mình họ cần phải sáng tạo nhiều phúc lợi vật chất hơn so với những cái mà họ được hưởng

- Hình thành cho họ lối sống cần cù, giản dị, tiết kiệm, trong sạch

- Có thái độ đúng đắn đối với tài sản xã hội

- Phải kết hợp giáo dục lao động với việc giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, văn hoá

Trang 10

- Phải tổ chức lao động làm sao đem lại lợi ích cho cá nhân, cho tập thể, xã hội; gắn bó chặt chẽ với những quan hệ xã hội, đòi hỏi những

cố gắng về mặt trí tuệ và thể chất, ý thức được ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân của nó và tự nguyện tham gia một cách tích cực

- Cần khắc phục sự do dự, sự ngại khó, không mạnh dạn đưa lao động vào nhà trường, vào quá trình đào tạo, không coi trọng và quan tâm đầy đủ việc tổ chức học sinh tham gia các hình thức lao động vừa sức

ở gia đình cũng như ở nhà trường Mặt khác, cần khắc phục khuynh hướng đơn giản, hình thức chủ nghĩa trong việc tổ chức lao động cho học sinh, không quan tâm lựa chọn và phát huy ý nghĩa chính trị, đạo đức, nội dung khoa học công nghệ, tác dụng kinh tế…

e Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể:

Nội dung: Nguyên tắc này đòi hỏi nhà giáo dục phải hết sức coi trọng việc xây dựng và giáo dục tập thể học sinh, đặc biệt là các tổ chức chính trị của họ( Đoàn, Đội…), coi đó là môi trường quan trọng và là phương tiện mạnh mẽ để hình thành nhân cách của họ cũng như phát huy sở trường, năng khiếu của cá nhân

- Cần phải xây dựng các mối quan hệ, giao lưu đúng đắn

- Tổ chức các hoạt động chung của tập thể, đặc biệt là các hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội

- Xây dựng dư luận lành mạnh và truyền thống tốt đẹp của tập thể

- Tổ chức cuộc sống tinh thần phong phú, lành mạnh và bổ ích của tập thể và của mỗi thành viên

- Coi tập thể là đối tượng giáo dục và hướng các tác động vào đó, đồng thời cũng coi tập thể là phương tiện giáo dục mạnh mẽ đến từng thành viên, nghĩa là phải thực hiện quá trình tác động song song

- Cần khắc phục hiện tượng quá thiên về lối giáo dục tay đôi, do đó, không coi trọng xây dựng tập thể và giáo dục tập thể, biến tập thể thành chủ thể giáo dục Cần khắc phục hiện tượng tập thể “giả”, đó là một tập thể rời rạc, thiếu mục đích, thiếu tổ chức, không có tác dụng tích cực về mặt giáo dục và phát triển nhân cách của mỗi thành viên

f Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của giáo viên với việc phát huy tính chủ đng, đc lập, sáng tạo của học sinh.

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w