1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập kết thúc học phần giao tiếp và lễ tân ngoại giao

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trình bày các khái niệm về: - Văn bản-văn kiện-giấy tờ ngoại giao: Quốc thư, sách trắng, công hàm ngọai giao, hiệp định, hiệp ước, công ước, hộ chiếu,Câu 2: Phân tích nhằm làm rõ sự khác

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA VIỆT NAM HỌC

Trang 2

Thông tin cá nhân học viên:

Họ tên học viên: Đặng Quỳnh Chi

Trang 3

Câu 1: Ngoại giao là gì? Trình bày các khái niệm về:

- Văn bản-văn kiện-giấy tờ ngoại giao: Quốc thư, sách trắng, công hàm ngọai giao, hiệp định, hiệp ước, công ước, hộ chiếu,

Câu 2: Phân tích nhằm làm rõ sự khác nhau giữa các cơ quan

trong hệ thống các cơ quan đối ngoại trung ương: Các cơ quan chính trị do hiến pháp quy định; các cơ quan chuyên môn có tính chất công ước quốc tế; các cơ quan đại diện thường trú, đại diện lâm thời của nhà nước ở nước ngoài?

Câu 3: Lễ tân ngoại giao là gì? Hãy nêu vị trí, vai trò, ý nghĩa

của lễ tân ngoại giao? Các nguyên tắc và tính chất của công tác lễ tân ngoại giao?

Câu 4: Vai trò của tiệc chiêu đãi trong hoạt động ngoại giao?

Phân tích sự giống và khác nhau giữa tiệc đứng và tiệc ngồi trong chiêu đãi ngoại giao?

Trang 5

NỘI DUNGCâu 1: Ngoại giao là gì? Trình bày các khái niệm về:

- Văn bản-văn kiện-giấy tờ ngoại giao: Quốc thư, sách trắng, công hàm ngọai giao, hiệp định, hiệp ước, công ước, hộ chiếu, thị thực;

- Cơ quan ngoại giao: Đại sứ quán, lãnh sự quán, văn phòng liên lạc; - Cán bộ ngoại giao: Đại sứ, công sứ, tham tán, bí thư, tùy viên sứ quán

1 Ngoại giao là gì?

Bỏ qua các định nghĩa cổ xưa, ta thử tìm hiểu một số khái niệm, định nghĩa về ngoại giao được nhiều người biết đến của các học giả, các nhà khoa học công pháp quốc tế, các nhà nghiên cứu, hoạt động ngoại giao để có thể đưa ra một định nghĩa chung.

Ngoại giao là phương tiện thực hiện chính sách đối ngoại, sự vận dụng tổng

hợp các biện pháp, hình thức hoà bình để giải quyết các vấn đề có tính đến điều kiện cụ thể và tính chất của vấn đề được giải quyết, là hoạt động chính thức của các cơ quan đối ngoại và các vị lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ về quan hệ đối ngoại để thực hiện các mục tiêu và chính sách đối ngoại của Nhà nước bằng con đường đàm phán và các hình thức hoà bình khác, bảo vệ lợi ích và quyền hạn của Nhà nước và công dân của nước mình ở nước ngoài.

2 Văn bản - văn kiện - giấy tờ ngoại giao

2.1 Quốc thư

Quốc thư là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia cấp nhằm xác nhận tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện chính thức cho quốc gia đó khi tham gia quan hệ quốc tế.

2.2 Sách trắng

Sách trắng còn được biết đến với tên gọi khác là bạch thư hay từ cổ Đây là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn quan trọng được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền Mục đích ban hành loại bạch thư này chính là giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cần thiết Từ đó, hiểu được một vấn đề hoặc giải quyết nó theo đúng cách Thông thường, sách trắng được ban hành để giúp mọi người thực hiện công việc theo đúng quy định Loại bạch thư này thường do Chính phủ, các cơ quan nhà nước phát hành Đôi khi, nó được ngành marketing doanh nghiệp sử dụng để vận hành công việc kinh doanh một cách hiệu quả và hữu ích nhất.

2.3 Công hàm ngoại giao

1

Trang 6

Công hàm là văn kiện ngoại giao chính thức của Chính phủ hoặc Bộ Ngoại giao gửi cho Chính phủ hoặc bộ ngoại giao của nước khác với nội dung trao đổi, thông báo, yêu sách hay phản đối hoạt động, sự kiện hoặc vấn đề nào đó có liên quan hoặc cả hai cùng quan tâm.

2.4 Hiệp định

Hiệp định là một loại điều ước quốc tế, tuy nhiên, pháp luật quốc tế không có quy định về khái niệm hiệp định Trên cơ sở quy định về điều ước quốc tế trong Công ước viên về Luật điều ước quốc tế 1969 và Luật điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam, có thể hiểu hiệp định là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa các quốc gia , được pháp luật quốc tế điều chỉnh.

2.5 Hiệp ước

Một hiệp ước thường được gọi là văn kiện thể hiện các hợp đồng chính thức giữa các quốc gia liên quan đến các vấn đề như hòa bình hoặc chấm dứt chiến tranh, thiết lập các liên minh, thương mại, mua lại lãnh thổ hoặc giải quyết tranh chấp Chính thức, nó được định nghĩa là một thỏa thuận quốc tế, bằng văn bản, giữa hai tiểu bang hoặc một số tiểu bang

Hiệp ước là một thỏa thuận chính thức, rõ ràng bằng văn bản mà các quốc gia sử dụng để ràng buộc về mặt pháp lý Hiệp ước là tài liệu chính thức thể hiện sự đồng ý đó bằng lời; và nó cũng là kết quả khách quan của một nghi thức lễ mà thừa nhận các bên và các mối quan hệ được xác định của họ.

2.6 Công ước

Công ước là văn bản luật quốc tế biểu hiện sự thỏa thuận của các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trong quan hệ quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

2.7 Hộ chiếu

Hô p chiếu hay còn gọi theo tiếng Anh là Passport, là mô pt loại giấy tờ tùy thân để xuất nhâ pp cảnh Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp.

Theo định nghĩa của cơ quan nhà nước, Hô p chiếu là giấy phép được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài.

2.8 Thị thực

Thị thực có thể hiểu đây là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng một công dân nào đó họ được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực theo quy định của pháp luật Theo đó sự cho phép này có thể bằng một văn bản

2

Trang 7

nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận dành cho đương đơn vào trong hộ chiếu của họ Bên cạnh đó cũng có một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, thường là kết quả thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự.

Ở các quốc gia thường có các điều kiện để cấp thị thực, ví dụ như điều kiện về thời hạn hiệu lực của thị thực, khoảng thời gian mà đương sự có thể lưu lại đất nước của họ Thông thường thì thị thực hợp lệ cho nhiều lần nhập cảnh nhưng có thể bị thu hồi vào bất cứ lúc nào và với bất kỳ lý do gì Thị thực được hiểu là thủ tục có thể được cấp trực tiếp tại quốc gia, hay có thể thông qua đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó, ngoài ra còn có thể thông qua một cơ quan chuyên môn, công ty du lịch có sự cho phép của quốc gia phát hành Trường hợp mà không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, đương đơn phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này Ngoài ra thì còn có những trường hợp được miễn thị thực là trường hợp quốc gia có quy chế cho phép một số đối tượng đặc biệt được phép xuất nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.

3 Cơ quan ngoại giao

3.1 Đại sứ quán

Đại Sứ Quán là Cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác, được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Đại Sứ, tiếp đó là Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…

Đại Sứ quán luôn luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia Do đó, tất cả các Đại Sứ Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại Sứ Quán của Việt Nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.

3.2 Lãnh sự quán

Lãnh Sự Quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…

Các Lãnh Sự Quán của các quốc gia khác tại Việt Nam hầu hết đóng ở Thành Phố Hồ Chí Minh, có một số ít ở Đà Nẵng.

3.3 Văn phòng liên lạc

Văn phòng liên lạc hay còn gọi là văn phòng đại diện ngoại giao là một hình thức của Cơ quan đại diện ngoại giao Được thiết lập khi giữa hai nước chưa có

3

Trang 8

quan hệ ngoại giao chính thức hoặc khi giữa hai nước đã có quan hệ ngoại giao chính thức nhưng tạm thời bị cắt đứt.

Có rất nhiều ví dụ cho các Cơ quan đại diện theo hình thức trên Văn phòng đại diện quyền lợi của Cộng hòa Liên bang Đức ở Phnom Penh trước khi hai nước có quan hệ ngoại giao chính thức hay Văn phòng liên lạc của việt Nam tại Washington và của Mỹ tại Hà Nội từ tháng 2 đến tháng 8/1995 trước khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao và mở Đại sứ quán Tại một số nước, trong danh sách Đoàn Ngoại giao, mặc dù Văn phòng đại diện quyền lợi hay Văn phòng liên lạc tuy chỉ là hình thức công nhận thực tế nhưng được xếp sau ngay các Đại sứ quán trên các cơ quan lãnh sự Người lãnh đạo Văn phòng được xếp ngay sau các Đại biện lâm thời.

4 Cán bộ ngoại giao

4.1 Đại sứ

Theo đó, đại sứ được hiểu là người đại diện cho một quốc gia để làm chức năng ngoại giao tại các nước khác trên thế giới Theo cách hiểu đơn giản nhất thì đại sứ chính là người có thẩm quyền cao nhất của một chính phủ tại một quốc gia khác, các nước thường chi phép địa sứ quản lý một khu vực nhất định nào đó và được gọi với tên gọi là Đại sứ quán Với những nơi thuộc khu vực quản lý của Đại sứ quán thì bất kỳ cơ quan hay đơn vị của quốc gia này hay quốc gia khác, hay người dân thông thường sẽ không được phép xâm nhập vào trừ khi được sự cho phép của người đứng đầu Các nhân viên ngoại giao và thậm chí là cá các phương tiện giao thông thông thường được nước sở tại miễn trừ ngoại giao.

4.2 Công sứ

Chủ thể mà được bổ nhiệm làm đại diện cho nước cử trước nguyên thủ quốc gia của nước tiếp cận theo quy định của luật quốc tế, đồng thời chủ thể này được xác định là Đại diện ngoại giao đứng đầu công sứ quán thì đó không phải chức danh nào kacs mà chủ thể này chính là công sứ Những công chức ngành ngoại giao đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định sẽ được phong là công sứ thuộc cấp ngoại giao cao cấp theo một quy định của pháp luật nhất định của mỗi quốc gia.

4.3 Tham tán

4

Trang 9

Tham tán là chức vụ ngoại giao sau đại sứ đặc mệnh toàn quyền, công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện, trưởng đoàn đại diện thường trực tại tổ chức quốc tế liên chính phủ, công sứ, tham tán công sứ Người mang hàm tham tán có thể được cử giữ chức vụ người đứng đầu cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; khi hết thời hạn công tác về nước thì giữ lại hàm tham tán đã được phong trước đó

4.4 Bí thư

Bí thư ngoại giao là viên chức ngoại giao có hàm ngoại giao sau đại sứ, công sứ, tham tán, trước tuỳ viên ngoại giao.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hàm bí thư thứ nhất, hàm bí thư thứ hai thuộc cấp ngoại giao trung cấp; hàm bí thư thứ ba thuộc cấp ngoại giao sơ cấp Khi thực hiện chức vụ ngoại giao ở nước ngoài, bí thư thứ nhất, thứ hai, thứ ba được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ tại nước tiếp nhận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

4.5 Tùy viên sứ quán

Hàm tùy viên được định nghĩa là hàm ngoại giao sơ cấp nhất sau hàm bí thư thứ ba, bí thư thứ hai, bí thư thứ nhất, hàm tham tán, hàm công sứ và hàm đại sứ Người mang hàm tùy viên sẽ được cử đi công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài Trong quá trình công tác, tùy viên có thể sẽ được bổ nhiệm lên trên các chức vụ cao hơn

Tùy viên trong đại sứ quán sẽ nằm trong đại sứ quán để xử lý một chuyên môn, chuyên ngành và đại diện cho bộ ngành trong nước giao tiếp về các vấn đề được giao với các nước sở tại

Câu 2: Phân tích nhằm làm rõ sự khác nhau giữa các cơ quan trong hệ thống các

cơ quan đối ngoại trung ương: Các cơ quan chính trị do hiến pháp quy định; các cơ quan chuyên môn có tính chất công ước quốc tế; các cơ quan đại diện thường trú, đại diện lâm thời của nhà nước ở nước ngoài?

1 Các cơ quan chính trị do hiến pháp quy định

Cơ quan chính trị do hiến pháp quy định bao gồm nguyên thủ quốc gia, Chính phủ và Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

1.1 Nguyên thủ quốc gia

Nguyên thủ quốc gia là Vua của các nước theo chế độ quân chủ và Chủ tịch hoặc Tổng thống ở các nước theo chế độ cộng hòa Trách nhiệm, hoạt động của các nguyên thủ quốc gia do Hiến pháp quy định

5

Trang 10

Có khi quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia không được ghi trong Hiến pháp, song trên thực tế nước nào cũng thừa nhận nguyên thủ quốc gia có thể trực tiếp quan hệ với các nước khác, tiếp xúc trực tiếp với các nguyên thủ quốc gia nước khác, chính thức hóa các thỏa thuận về chính sách đối ngoại.

Những điều ước, văn bản, tuyên bố quan trọng thuộc chính sách đối ngoại thường do nguyên thủ quốc gia ký.

Tùy thuộc vào chính thể Nhà nước, quyền hạn của nguyên thủ quốc gia ( người đứng đầu nhà nước) ở các nước là không giống nhau Ở các nước Cộng hòa Tổng thống, quyền hạn này thường rất lớn

Theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại Trong quan hệ đối ngoại, chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; tiến hành đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước ngoài

1.2 Chính phủ

Chính phủ là cơ quan chính trị do hiến pháp quy định, có chức năng lãnh đạo chính trị chung trong quan hệ đối ngoại, có thẩm quyền thiết lập và điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cộng đồng bên trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và quan hệ giữa các cộng đồng ấy với các thực thể khác bên ngoài lãnh thổ

Chức năng này là một bộ phận của chức năng chung của Chính phủ: Cơ quan hành pháp có thẩm quyền thực hiện chính sách chung và điều hành mọi công việc của quốc gia, cơ quan hành chính của nhà nước.

Ở các nước, Chính phủ giữ vai trò khác nhau trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước Tùy thuộc vào quy định của Hiến pháp mỗi nước, Chính phủ có thể lãnh đạo thực hiện công tác đối ngoại do Quốc hội hoặc do Tổng thống đề ra

Người đứng đầu chính phủ được gọi là thủ tướng, có quyền đại diện cho quốc gia và chính phủ trong các quan hệ đối ngoại trong phạm vi quyền hạn của mình được hiến pháp quy định, có quyền tiến hành các hoạt động hàng ngày trong các lĩnh vực ấy.

Thủ tướng có quyền đi dự các phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc không cần có sự ủy quyền đặc biệt nào.

1.3 Bộ Ngoại giao

6

Trang 11

Bộ ngoại giao là cơ quan thực thi đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước, Chính phủ về các công việc đối ngoại

Ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật, Bộ ngoại giao là cơ quan của Chính phủ, thực hiên chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại giao, nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức và công dân Việt Nam Bộ ngoại giao đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước; tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước.

Ở một số nước, các cơ quan này được gọi với tên khác, như Bộ Quan hệ đối ngoại, hay Bộ Các công việc quốc tế…

Bộ trưởng Ngoại giao là người lãnh đạo cơ quan phụ trách quan hệ đối ngoại của Chính phủ, được quyền liên hệ với các nước khác, không cần có một sự ủy quyền đặc biệt nào, trong phạm vi quyền hạn được Hiến pháp quy định.

Khi ra nước ngoài, nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được hưởng mọi đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao ở mức cao nhất: Quyền bất khả xâm phạm, bất khả tài phán, liên hệ bằng mật mã, đặc quyền danh dự… Về nội dung hoạt động, các cơ quan đối ngoại của các nước về cơ bản thường giống nhau, nhưng về cơ cấu tổ chức đôi khi khác nhau tùy theo đặc điểm chính trị, kinh tế, chiến lược của từng nước.

2 Các cơ quan chuyên môn có tính chất công ước quốc tế

Trong hệ thống tổ chức bộ máy đối ngoại của nhà nước có những cơ quan được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những hiệp ước, hiệp định quốc tế, hoặc trên cơ sở tập quán, truyền thống được hình thành và thừa nhận trong quan hệ quốc tế Được gọi là cơ quan chuyên môn có tính chất công ước Đây là những cơ quan về chuyên môn của cả nhà nước có quan hệ với nước khác.

Những cơ quan này được tổ chức theo ngành dọc, trực thuộc các bộ, ngành chuyên môn Các bộ, ngành có liên quan, quan hệ với nước ngoài là do thực chất nội dung công việc của họ.

Nói cách khác, nếu không quan hệ với nước khác thì họ khó có thể hoàn thành được các công việc được giao phó, ví dụ ngành hàng không, bưu điện, thông tin, ngoại thương, văn hóa… Điều quan trọng cần lưu ý là: Tất cả mối quan hệ của các cơ quan này với nước ngoài không mang tính chất quan hệ chính trị, mà chỉ mang

7

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w