1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tp củamột vụ án trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thành phố hànội từ năm 2018 2023

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình TP của một vụ án trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018-2023
Tác giả Vi Thị Vân, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Diệu Khánh, Trần Khánh Phương, Đỗ Bá Lưu, Vũ Kiều Giang, Đỗ Phương Anh, Lương Phạm Anh Minh, Nguyễn Minh Sơn, Nguyễn Hoài Thương, Đào Phạm Minh Thái, Nguyễn Uyển Nhi, Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Bảo Lan
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tội phạm học
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Qua khảo sát và với nhận thức, nghiên cứu và “Xây dựng đề cươngnghiên cứu tình hình TP của một vụ án trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thànhphố Hà Nội từ năm 2018-2023” là rất cần thi

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TỘI PHẠM HỌC

ĐỀ BÀI : Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình TP của một vụ án trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018-2023

1

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM

Ngày: 25/1/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 1 Lớp: 4701 Khóa: 47 Khoa: Pháp luật Hành chính Nhà nước

Tổng số sinh viên của nhóm:

+ Có mặt: + Vắng mặt: Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Môn học: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 1 Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của GV A B C Điểm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1 460152 Vi Thị Vân x 2 461606 Nguyễn Linh Chi x 3 462525 Nguyễn Diệu Khánh x 4 462639 Trần Khánh Phương x 5 462530 Đỗ Bá Lưu x 6 470101 Vũ Kiều Giang x 7 470102 Đỗ Phương Anh x 8 470103 Lương Phạm Anh Minh x 9 470104 Nguyễn Minh Sơn x 10 470106 Nguyễn Hoài Thương x 11 470107 Đào Phạm Minh Thái x 12 470108 Nguyễn Uyển Nhi x 13 470109 Nguyễn Khánh Linh x 14 470110 Nguyễn Bảo Lan x - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2024 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điếm thuyết trình

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Đào Phạm Minh Thái

2

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu 1

2 Tình hình nghiên cứu 1

3 Phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Kết cấu của đề cương 2

B NỘI DUNG 2

Chương 1: Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023 2

1 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản về mức độ 2

2 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản về tính chất 5

Chương II: Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023 5

1 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023 xét về mức độ 5

2 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023 xét về tính chất 7

C KẾT LUẬN 9

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, khoa học công nghệ của cả nước, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế Ngày nay xã hội không ngừng phát triển, cùng với việc nâng cao từng bước đời sống vật chất, các loại phương tiện, khoa học công nghệ phục

vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân ngày càng đầy đủ, đa dạng và hữu ích đã làm xuất hiện những về đề nhức nhối làm mất an ninh trật tự xã hội, cụ thể là tình trạng trộm cắp tài sản đang xảy ra nhiều hơn và có những diễn biến phức tạp hơn Để gìn giữ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, trong những năm qua, lực lượng Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Công an các địa phương, tập trung mở nhiều đợt tấn công truy quét nhiều tội phạm trộm cắp trên địa bàn Thành phố, bắt giữ, xử lý

đối tượng, Qua khảo sát và với nhận thức, nghiên cứu và “Xây dựng đề cương

nghiên cứu tình hình TP của một vụ án trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018-2023” là rất cần thiết để đem lại cho chúng ta có cái nhìn

toàn diện hơn về tình hình trộm cắp trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó có thể tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, định hướng trong công tác phòng chống tội phạm trộm cắp trên địa bàn thành phố Hà Nội

2 Tình hình nghiên cứu

Những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản được một

số tác giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng cơ bản các công trình nghiên cứu này chủ yếu là dưới góc độ thực tiễn thực hiện pháp luật, hơn nữa, các công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học ở các phạm vi khác nhau cũng đã được thực hiện cách đây khá lâu và trong khoảng thời gian đó, tình hình thực tế đã có nhiều thay đổi Từ những lí do trên, nhóm em xin đưa ra đề tài “Xây dựng đề cương nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018-2023.”

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học về tội trộm cắp tài sản cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018-2023

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp nghiên cứu: kết hợp phương pháp nghiên cứu mô tả, thăm dò, dự báo và giải pháp với các phương pháp xử lý số liệu, thống kê, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: đánh giá, làm rõ về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Nhiệm vụ cơ bản: phân tích và sử dụng các kiến thức lý luận của tội trộm cắp tài sản từ đó đánh giá được tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2023

6 Kết cấu của đề cương

Đề cương bao gồm phần mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó phần nội dung gồm có hai phần chính:

+ Phần thứ nhất: Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023

+ Phần thứ hai: Tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2023 Phần thứ hai bao gồm 2 nội dung chính là thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn

2018 – 2023 và diễn biến tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2018 – 2023

B NỘI DUNG

Chương 1: Thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023

- Định nghĩa thực trạng của tội phạm là gì ?

- Thực trạng của tội phạm gồm thực trạng về mức độ và thực trạng về tính chất

1 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản về mức độ

Để phản ánh được mức độ phạm tội trộm cắp tài sản thì sẽ cần phải thu thập các số liệu về vụ án để phân tích, đánh giá, so sánh dựa trên 3 khía cạnh là tội phạm rõ, tội phạm ẩn và chỉ số phạm tội trong khoảng thời gian từ 2018-2023 tại Thành phố Hà Nội

a) Tội phạm rõ

- Nêu định nghĩa tội phạm rõ

- Lập bảng thống kê số vụ và số bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2023 (theo số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)

2018 2019 2020 2021 2022 2023

Số vụ án (vụ)

Số bị cáo

(người)

Trang 6

Trung bình

- Lập bảng so sánh số vụ trộm cắp tài sản so với vụ phạm tội khác ví dụ như cướp giật tài sản, hiếp dâm, giết người, để thấy rõ hơn mức độ nghiêm trọng của thực trạng tội trộm cắp tài sản (theo số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)

2018 2019 2020 2021 2022 2023 Tội trộm cắp

tài sản (1)

Số vụ án (vụ)

Số bị cáo (người) Tội khác (2) Số vụ án (vụ)

Số bị cáo (người)

Tỷ lệ (1) so

với (2)

Số vụ án (vụ)

Số bị cáo (người) Tổng

- Lập bảng so sánh số vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại thành phố Hà Nội và trên toàn quốc để thấy được tỷ lệ phạm tội tại thành phố Hà Nội

2018 2019 2020 2021 2022 2023 Thành phố

Hà Nội (1)

Số vụ án (vụ)

Số bị cáo (người) Toàn quốc

(2)

Số vụ án (vụ)

Số bị cáo (người)

Tỷ lệ (1) so

với (2)

Số vụ án (vụ)

Số bị cáo

Trang 7

(người) Tổng

=> Các dữ liệu từ bảng thống kê số liệu trên sẽ được thể hiện lại thông qua đồ thị, từ

đó có thể đánh giá, nhận xét được một cách khách quan nhất số vụ án của tội trộm cắp tài sản được đưa ra xét xử và thực hiện thống kê, bên cạnh đó còn thể hiện được mối tương quan của tội trộm cắp tài sản với các tội khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và mối tương quan của tội đó so với cả nước trong cùng giai đoạn 2018 – 2023 b) Tội phạm ẩn

- Nêu định nghĩa tội phạm ẩn

- Không phải mọi vụ án đều bị phát hiện và xử lý hình sự, vậy nên mới tồn tại tội phạm ẩn Việc xác định tội phạm ẩn vô cùng khó khăn và phức tạp yêu cầu phải cẩn thận trong quá trình nghiên cứu, không thể xác định được chính xác số lượng tội phạm ẩn mà chỉ có thể tiếp cận với một số liệu mức độ nhất định

- Dựa trên các đặc điểm của tội trộm cắp tài sản là lén lút, nhanh chóng, có thể dự đoán và xác định được mức độ tội phạm ẩn của tội này Qua đó ta có thể rút ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn của tội này trên địa bàn tỉnh thành phố

Hà Nội giai đoạn 2018 – 2023 như do bất cảnh giác, an ninh lỏng lẻo,

c) Chỉ số phạm tội

- Nêu định nghĩa chỉ số phạm tội

- Chỉ số về tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư

- Chỉ số tội phạm được tính theo tỷ lệ số tội phạm trên tổng số dân trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2018-2023, từ đó có bảng số liệu sau:

2018 2019 2020 2021 2022 2023

Số người phạm

tội trộm cắp tài

sản

Tổng số dân

Tỷ lệ phạm tội

(trên tổng số

dân)

Tổng

Trang 8

- Qua bảng chỉ số tội phạm, ta có thể thấy được chỉ số phạm tội của mỗi năm thay đổi như thế nào Từ đó có thể kết luận được mức độ gia tăng hay giảm về thực trạng của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2023

2 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản về tính chất

- Để phản ánh được tính chất của tội trộm cắp tài sản thì sẽ cần nghiên cứu trên cơ sở

cơ cấu của tội phạm, xét trong tổng thể, mối tương quan giữa các nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian nhất định

- Muốn tìm hiểu nội dung bên trong của tội trộm cắp tài sản ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2023 để tìm ra tính chất riêng biệt của nó, ta cần tiến hành phân tích, nghiên cứu cơ cấu của tội phạm này theo một số tiêu chí dưới đây:

+ Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo hình thức phạm tội (công khai, lén lút, ) + Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo loại và mức hình phạt đã được áp dụng (Điều 173 BLHS 2015)

+ Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo các loại hành vi phạm tội (Hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ; Hành vi có lỗi; Hành vi trái pháp luật hình sự; Hành vi phải chịu phạt)

+ Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo địa điểm hoạt động (Khu ít dân, khu tối, )

+ Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản theo đặc điểm nhân thân người phạm tội (trình

độ học vấn, sở thích, xu hướng, )

Để biểu đạt cơ cấu của tình hình tội trộm cắp tài sản được rõ nét hơn nên lựa chọn sử dụng các bảng thống kê và biểu đồ phù hợp Từ việc nghiên cứu cơ cấu của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 – 2023 sẽ giúp có cái cái nhìn tổng quát và tìm ra được đặc điểm, tính chất riêng của tội

Chương II: Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023

1 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn

2018-2023 xét về mức độ

Qua nghiên cứu số liệu xét xử của các Toà án nhân dân trên địa bàn Thành phố

Hà Nội, đồng thời nghiên cứu các báo cáo kết quả của Toà án nhân dân Thành phố và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố thì tội trộm cắp tài sản những năm qua tại thành phố Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, được thể hiện qua các con số cụ thể về tổng tội phạm, tổng người phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội của từng năm trong đơn vị thời gian nghiên cứu (trong giai đoạn 2018-2023) Kết quả phản ánh về thực trạng của tội phạm ở năm đầu của đơn vị thời gian nghiên cứu được coi là kết quả gốc (là 100%) Sau đó so sánh số tổng tội phạm và số tổng người phạm tội của từng năm tiếp theo được so với kết quả gốc

Trang 9

Từ kết quả so sánh người nghiên cứu có thể đánh giá được xu hướng vận động (ổn định, tăng hoặc giảm) và mức độ vận động (tốc độ tăng hoặc giảm) của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023 Xét về mức độ, đó có thể là một trong các xu hướng sau: tương đối ổn định, có xu hướng tăng, có xu hướng giảm hoặc trong tình trạng dao động khi tăng khi giảm Các con số phản ánh diễn biến của tội phạm về mức độ trên đây có thể được mô

tả bằng các bảng số liệu và đặc biệt là trên các biểu đồ - hình thức trình bày phù hợp nhất mà qua đó ta có thể thấy rõ được sự vận động của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023 Cụ thể được thể hiện bằng bảng số liệu tăng giảm như sau:

Bảng 2.1 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023

Năm Số người phạm tội trộm

cắp tài sản

Tỉ lệ (%) 2018

2019

2020

2021

2022

2023

Đồ thị 2.1 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023

Trang 10

Phân tích số liệu thống kê tại bảng 2.1 và đồ thị 2.1 cho thấy xu hướng tăng giảm của số lượng người trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giữa các năm chênh lệch không nhiều trong giai đoạn 2018-2023 là có xu hướng tăng/giảm với mức tăng/giảm thấp nhất vào năm … là … % và tăng/giảm nhiều nhất vào năm … là

… % Như vậy, diễn biến tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố

Hà Nội có mức độ tăng/giảm (tốc độ tăng/giảm) không đều, tăng/giảm nhanh nhất vào năm …, tăng/giảm chậm nhất vào năm … Số người trộm cắp tài sản xảy ra năm

… trên địa bàn thành phố là thấp nhất và có xu hướng gia tăng qua các năm … nhưng đến năm … thì lại giảm

Năm 2023 là năm có nhiều sự kiện lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá và thể thao

do Hà Nội đứng ra đăng cai, tổ chức Để chào mừng và bảo vệ các sự kiện đó được diễn ra thuận lợi, thành công và tốt đẹp, lực lượng Công an thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch cao điểm tập trung đấu tranh trấn áp các loại tội phạm nói chung trong đó có tội trộm cắp tài sản nói riêng

2 Diễn biến của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2023 xét về tính chất

Hiện nay, khi nói đến diễn biến của tội phạm, thường người ta chỉ đề cập đến sự diễn biến về mặt lượng Theo đó, các số liệu được dùng để đánh giá diễn biến chỉ được bó hẹp trong hai số liệu là số liệu về tổng số tội phạm đã xảy ra và số liệu về tổng người phạm tội đã thực hiện các tội phạm trên, đây mới chỉ là đánh giá về sự thay đổi xét về mức độ Để đánh giá đúng sự vận động của tội phạm xét về tính nghiêm trọng ta không chỉ phải xét về mức độ mà còn cần so sánh các số liệu phản ánh thực trạng về tính chất của tội phạm

Xét về tính chất, có thể có các nhận xét về sự ổn định hay thay đổi của tính nghiêm trọng nói chung hay tính nghiêm trọng ở một khía cạnh cụ thể như khía cạnh tái phạm, khía cạnh chủ thể là người chưa thành niên hay khía cạnh về mức độ, tính chất của hậu quả tội phạm, v.v

Để tìm hiểu rõ về xu hướng vận động của tội trộm cắp tài sản trên đại bàn thành phố Hà Nội 2018-2023 xét về tính chất ta cần phải tự dự kiến các số liệu phản ánh thực trạng của tội phạm xét về tính chất cần được so sánh để có thể thấy được sự vận động của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn

2018-2023 Xét về tính chất, ta có thể đánh giá dựa trên các tiêu chí như:

Các loại tội (Tỉ lệ tội cố ý; tỉ lệ tội đặc biệt nghiêm trọng; rất nghiêm trọng hoặc

nghiêm trọng)

Trang 11

Năm Số người

phạm tội

trộm cắp tài

sản

Tỉ lệ tội

cố ý (Đơn vị: %)

Tỉ lệ tội nghiêm trọng (Đơn vị: %)

Tỉ lệ tội rất nghiêm trọng (Đơn vị: %)

Tỉ lệ tội đặc biệt nghiêm trọng (Đơn vị: %)

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Về tính chất và mức độ của hậu quả, về hình thức phạm tội (Tỉ lệ vụ phạm tội với

hình thức đồng phạm và đồng phạm có tổ chức)

Năm Số người phạm tội

trộm cắp tài sản

Tỉ lệ vụ phạm tội với hình thức đồng phạm (Đơn vị: %)

Tỉ lệ phạm tội với hình thức đồng phạm có tổ chức (Đơn vị: %) 2018

2019

2020

2021

2022

2023

Về nhân thân người phạm tội (Tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái

phạm nguy hiểm, tỉ lệ người phạm tội là người chưa thành niên, )

Năm Số người

phạm tội trộm cắp tài sản

Tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm ( Đơn vị: %)

Tỉ lệ người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm ( Đơn vị %)

Tỉ lệ người phạm tội là người chưa thành niên ( Đơn vị %) 2018

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w