Nhưng không vìthế mà những vụ việc đánh cắp thơng tin hồn tồn biến mất, bởi lẽ điều đó sẽ rấtkhó để trở thành hiện thực khi chỉ dựa vào pháp luật mà quên đi việc nâng cao ýthức và nhận t
lOMoARcPSD|38896048 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KÌ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Họ và tên: Nguyễn Thị Việt Hà Mã SV: 21031633 Mã học phần: MNS1053 17 Hà Nội, tháng 6 năm 2022 0 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2021-2022 Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Việt Hà Mã sinh viên: 21031633 Mã lớp học phần: MNS1053 17 Đề bài: Anh/Chị hãy xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học dạng GIẢI PHÁP theo trình tự sau đây 1 Sự kiện xã hội: Tình trạng lừa đảo, đánh cắp thông tin bằng công nghệ ngày càng tăng nhanh 2 Sự kiện KHOA HỌC Sự phát triển thần tốc về công nghệ đã làm tăng nhanh sự tương tác hơn bao giờ hết khi chúng ta dễ dàng chia sẻ, cập nhật thông tin liên tục; tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều hệ lụy khi tình trạng lừa đảo, đánh cắp thông tin qua thế giới ảo ngày càng phổ biến, buộc con người thích nghi và có sự điều tiết để bảo vệ bản thân 3 Phân tích sự kiện khoa học Theo khảo sát được công bố ngày 24/6/2013, “Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỉ lệ bị lừa đảo trực tuyến cao nhất hiện nay” Năm 2021, cùng với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng gần 1,5 lần so với cùng kì 2020 Việc giãn cách xã hội đã làm hoạt động lừa đảo theo phương pháp truyền thống giảm hẳn đi, nhưng những tội phạm lợi dụng thế giới ảo lại gia tăng với hơn 2.500 vụ bị phát hiện “Trong đó, hơn 420 vụ sử dụng mạng xã hội, kết ông bà làm quen, thông báo gửi quà; 527 vụ giả danh cán bộ cơ quan tố tụng để 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 gọi điện thoại đe dọa; 526 vụ hack tài khoản mạng xã hội; 473 vụ lừa trúng thưởng, kinh doanh trên web; 144 vụ góp vốn kinh doanh đa cấp, tiền ảo ”1 Tuy đã xảy ra rất nhiều trường hợp lừa đảo như vậy, chỉ 30% các bị can bị khởi tố; thậm chí các vụ án khi bị khởi tố còn khó khăn trong việc điều tra, xác minh vì việc truy vết rất khó khăn Với sự gia tăng nhanh chóng của công nghệ và số hóa thời đại mới, con người được chia sẻ, trao đổi, cập nhật thông tin một cách hoàn toàn tự do và miễn phí Theo lẽ đó, vì sự phát triển chung của văn minh nhân loại, con người đáng lẽ nên được “tận hưởng” những thành quả của cách mạng công nghệ và tận dụng triệt để những nguồn tài nguyên, thông tin đáng quý; đồng thời chia sẻ, trao đổi nó một cách văn minh, phù hợp, tốt đẹp Tuy nhiên, đáng buồn thay, công nghệ cũng kéo theo hệ lụy xấu về nguy cơ xảy ra tình trạng một hay một nhóm người đánh cắp thông tin để trục lợi cá nhân, phục vụ cho lợi ích riêng của bản thân mình Nhiều biện pháp xử lí, nhiều quy định về pháp luật cũng đã ra đời, củng cố và hoàn thiện nhằm đem đến một môi trường ảo lành mạnh hơn theo thời gian Nhưng không vì thế mà những vụ việc đánh cắp thông tin hoàn toàn biến mất, bởi lẽ điều đó sẽ rất khó để trở thành hiện thực khi chỉ dựa vào pháp luật mà quên đi việc nâng cao ý thức và nhận thức cá nhân để bảo vệ danh dự và nhân phẩm của chính mình Việc con người thực hiện các hành vi xã hội như thế nào trên không gian mạng sẽ tác động trực tiếp đến các mặt đời sống, cả về đời sống tinh thần và đời sống vật chất mà đặc biệt là quan hệ kinh tế, quan hệ tiêu dùng Chính vì vậy, việc thông tin cá nhân hay thông tin tổ chức bị đánh cắp trái phép là điều gây nguy hại trực tiếp đến cộng đồng Sự rủi ro tiềm ẩn về vấn đề bị lừa đảo tài chính, lừa đảo thương mại hay xâm hại tinh thần, công kích cá nhân, xúc phạm danh dự,… của mỗi cá nhân là rất cao và những điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của cá nhân đó Lừa đảo thông tin để trục lợi không chỉ gây nguy hại về mặt an ninh, an 1 Hoàng Thùy – “Tội phạm lừa đảo qua mạng gia tăng trong Covid-19” – Báo điện tử VNExpress ngày 24/9/2021 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 toàn của xã hội mà còn tiềm ẩn những lo lắng, bất an về các mối nguy xung quanh Đây là điều đi trái với những mong muốn văn minh, nhân đạo của con người Vì vậy, có thể thấy rằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các biện pháp bảo mật nhằm giúp người dân nâng cao ý thức và cách phòng tránh lừa đảo khi sử dụng công nghệ là một điều cần thiết để giảm bớt những tác động tiêu cực như đã nói ở trên 4 Đặt tên đề tài nghiên cứu Tăng cường truyền thông về rủi ro bị lừa đảo thông tin qua mạng xã hội cho người trung niên tại tỉnh Nghệ An để giảm thiểu tình trạng đánh cắp thông tin bằng công nghệ 5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Chứng minh việc tăng cường truyền thông về các rủi ro bị lừa đảo thông tin cho người dân sẽ làm giảm thiểu tình trạng đánh cắp thông tin bằng công nghệ 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu chính Phân tích cơ sở lí luận về không gian mạng, lừa đảo đánh cắp thông tin trên không gian mạng là như thế nào…; cơ sở lí luận về người trong độ tuổi trung niên Tìm các số liệu thực tế, nghiên cứu các văn bản, nghị định, quy định để đánh giá thực trạng lừa đảo thông tin hiện nay, tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này Đề xuất giải pháp “Tăng cường tuyên truyền”, phân tích tại sao giải pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Đề ra phương hướng rõ ràng để thực thi giải pháp, cho thấy ứng dụng thực tiễn của nó 7 Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu về cách thức vận động, tuyên truyền cho người dùng công nghệ ở độ tuổi trung niên (40-65 tuổi) và các kết quả mang lại nhằm ngăn chặn tình trạng lừa đảo trên toàn quốc trong vòng 01 năm gần nhất Đây là phạm vi thời gian và không gian thiết thực, hợp lí cho đề tài tiểu luận bởi lẽ với dung lượng tương đối, các nghiên cứu trong vòng 01 năm là lượng thông tin phù hợp, vừa đủ để khảo sát và chọn lọc Nghiên cứu tập trung cho người trong độ tuổi trung niên trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đưa ra giải pháp thực tế, hữu dụng, phù hợp với nhu cầu cộng đồng Xét về mốc thời gian, đây là năm có thể nhận biết rõ ràng biến động lớn về thời gian sử dụng công nghệ của người dân qua các đợt giãn cách xã hội cho đến khi ở trạng thái “bình thường mới” Đây cũng là khoảng thời gian mà ta có thể tìm hiểu kĩ về công tác truyền thông phòng chống lừa đảo thông tin được diễn ra như thế nào Bởi vì giới hạn thời gian và ngân sách, nghiên cứu đặc biệt tập trung vào một địa bàn đang có nhiều sự phát triển như Nghệ An Theo các nghiên cứu, con người càng lớn tuổi sẽ càng có khả năng cao trở thành mục tiêu của lừa đảo thông tin (đặc biệt liên quan đến tài chính) qua mạng Theo một phân tích được công khai năm 2019 của tổ chức Khảo sát Tội phạm ở Anh và xứ Wales, cứ sau 40 giây thì lại có một người lớn tuổi trở thành nạn nhân của gian lận qua mạng 2 Vì thế, nghiên cứu khảo sát ở những người độ tuổi trung niên nhằm mang đến kết quả nghiên cứu thực tế nhất, đạt hiệu quả cao nhất trong giới hạn cho phép 2 The Crime Survey for England and Wales 2017-18, công bố bởi the ONS vào 25/04/2019, phỏng vấn 34, 715 người từ 16 tuổi trở lên sống trong căn hộ ở nước Anh và Wales về trải nghiệm liên quan các gian lận trong vòng 12 tháng vừa qua 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 8 Mẫu khảo sát - Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ người dùng mạng xã hội thuộc độ tuổi trung niên (40-65 tuổi) trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Mẫu khảo sát: Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu kết hợp theo xác suất và phi xác suất: Chọn mẫu xác suất: + Chọn mẫu theo cụm: Lựa chọn một số cụm dựa theo đơn vị hành chính phường/xã để tiến hành nghiên cứu/khảo sát Phương pháp này được sử dụng vì người nghiên cứu không có danh sách sẵn đầy đủ các cá nhân phù hợp với phạm vi nghiên cứu Việc lựa chọn mẫu theo cụm thế này sẽ làm giảm đi độ lệch mẫu, dữ liệu thu được có chất lượng hơn Đồng thời, việc lấy mẫu xác suất cũng giúp nhà nghiên cứu lập kế hoạch cụ thể, tạo được mẫu chính xác, giúp thu được dữ liệu một cách rõ ràng Chọn mẫu phi xác suất: + Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: sử dụng cho bảng hỏi phỏng vấn trực tiếp + Phương pháp chọn mẫu bóng tuyết: sử dụng bảng tự khai của các cá nhân qua phỏng vấn – Dựa vào mối quan hệ cá nhân của các mẫu, sau khi khảo sát các mẫu sẽ được các mẫu giới thiệu cho các mẫu tiếp theo để tham gia khảo sát Cần suy xét thực tế rằng những người ở độ tuổi trung niên có sử dụng công nghệ, nếu đã từng là nạn nhân của kẻ xấu lừa đảo thông tin thì ít nhiều, người ta sẽ e ngại, xấu hổ, không dám đề cập đến hoặc tệ hơn là trả lời phỏng vấn sai lệch sự thật Vì nhiều lí do liên quan đến chuyện cá nhân nhạy cảm như vậy nên nhà nghiên cứu sẽ liên hệ với những người thuộc đối tượng khảo sát mà họ quen biết, hoặc liên hệ với các tình nguyện viên, những người quen biết, có liên hệ tới đối tượng khảo sát để thu thập thông tin 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 + Chọn mẫu theo phán đoán hoặc có mục đích: dựa trên quyết định của người nghiên cứu Người nghiên cứu sẽ xem xét, cân nhắc mục đích của nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của chính các đơn vị của tổng thể để thực hiện chọn mẫu Phương pháp này áp dụng được khi người nghiên cứu đã biết rõ ràng đặc tính của đơn vị trong tổng thể được chọn Việc chọn mẫu phi xác suất này sẽ là tối ưu, giúp nhà nghiên cứu tạo giả định để trả dữ liệu về nhanh chóng và xây dựng cơ sở nghiên cứu thêm khi bị giới hạn thông tin Hơn nữa, với phương pháp điều tra phỏng vấn hay bảng hỏi, kỹ thuật lấy mẫu này hỗ trợ nghiên cứu thăm dò hiệu quả với ràng buộc về ngân sách và thời gian Kết hợp hai phương pháp trên, người nghiên cứu sẽ vừa khảo sát được đủ mẫu đại diện cho khách thể, cũng vừa thu được dữ liệu giảm thiểu tối đa độ lệch mẫu 9 Câu hỏi nghiên cứu 9.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo Việc tuyên truyền phương pháp phòng chống cho người trung niên có hiệu quả như thế nào trong việc giảm thiểu tình trạng lừa đảo thông tin qua công nghệ? 9.2 Các câu hỏi nghiên cứu bổ trợ Vì sao dùng phương pháp này? Phương pháp này xuất phát từ đâu? 10 Giả thuyết nghiên cứu 10.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo Phương pháp này sẽ được thực thi một cách triệt để qua một số hình thức nhất định, ví dụ: trực tiếp hướng dẫn người dân cách tương tác an toàn qua mạng xã hội; tuyên truyền về hậu quả xấu nếu người dân vô tình để lộ thông tin; lan tỏa các chức năng, ứng dụng đã được kiểm chứng nhằm hỗ trợ,… để tăng cường ý thức và hiểu biết của người dân một cách sâu sắc, từ đó giảm thiểu tiêu cực hiện tại 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 10.2 Các giả thuyết nghiên cứu bổ trợ Phương pháp này sẽ có hiệu quả tích cực bởi lẽ chỉ khi bản thân mỗi người dân tự bảo vệ mình trước những nguy cơ thì mới làm giảm đi mức độ rủi ro bị đánh cắp thông tin Khi bản thân có kiến thức và sự đề phòng đầy đủ thì kẻ gian sẽ khó lợi dụng được các kẽ hở để thực hiện hành vi gian trá Phương pháp này xuất phát từ mong muốn nâng cao ý thức trong bản thân mỗi cá nhân để xây dựng một cộng đồng lành mạnh, văn minh trong thế giới ảo 11 Phương pháp nghiên cứu 11.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tài liệu lưu trữ: - Chính phủ (2016) Nghị định số 85/2016/NĐ-CP Về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ - Bộ Thông tin Truyền thông (2021) Chỉ thị số 49/CT-BTTTT Về thúc đấy phát triển và sử dụng nền tảng số an toàn, lành mạnh - Vũ Cao Đàm (2017), Giáo trình Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục Việt Nam - Mohammed AamirAlia, Muhammad Ajmal Azadb, Mario Parreno Centenoa, FengHao, Aadvan Moorsela (2018), Consumer-facing technology fraud: Economics, attack methods and potential solutions, Science Direct - I Sakharova, Payment card fraud: Challenges and solutions, 2012 IEEE International Conference on Intelligence and Security Informatics, 2012, pp 227-234, doi: 10.1109/ISI.2012.6284315 - Christopher Hadnagy (2010), Social Engineering: The Art of Human Hacking, NXB Amazon - Jakobsson, Markus (2005), “Modeling and Preventing Phishing Attacks.” Financial Cryptography 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Alavi, Hamed (2016) Mitigating the Risk of Fraud in Documentary Letters of Credit Baltic Journal of European Studies 6 10.1515/bjes-2016-0006 - Jensen, Antonia M (2011), "Risk Factors for Fraud in Elderly Americans" All Regis University Theses 477 - Shao, Jingjin & Zhang, Qianhan & Ren, Yining & Li, Xiying & Lin, Tian (2019) Why are older adults victims of fraud? Current knowledge and prospects regarding older adults’ vulnerability to fraud Journal of Elder Abuse & Neglect 31 1-19 10.1080/08946566.2019.1625842 Tài liệu internet: - Tổ chức phi chính phủ Age UK (2019), “Older person becomes victim of fraud every 40 seconds”, , truy cập ngày 09/06/2022 - Nguyễn Minh Đức (2014) “Phising là gì và cách để bạn bảo vệ mình” , truy cập ngày 09/06/2022 - Wealth.northenust (2021) “Ten steps to reduce your risk of cyber fraud” , truy cập ngày 09/06/2022 11.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Dựa theo mẫu đã chọn ở mục 8, người nghiên cứu thiết kế bảng hỏi sau: Bảng khảo sát mức độ nhận biết rủi ro bị lừa đảo thông tin qua mạng xã hội 1 Ông/bà có sử dụng mạng xã hội không? □ Có □ Không Nếu có, tiếp tục đến câu 2; nếu không, vui lòng dừng khảo sát 2 Ông/bà dành bao nhiêu thời gian cho mạng xã hội? □ Dưới 2 tiếng/ngày □ 3 – 5 tiếng/ngày □ 5 – 7 tiếng/ngày □ Trên 7 tiếng/ngày 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 3 Ông/bà tương tác trên mạng xã hội ở mức nào? □ Thỉnh thoảng sử dụng để nhắn tin, ngoài ra không làm gì □ Sử dụng vì công việc □ Sử dụng vì công việc, giải trí sau giờ làm việc căng thẳng nhưng ít đăng tin □ Giải toả căng thẳng □ Nghiện và không thể rời khỏi mạng xã hội, thường xuyên tương tác 4 Ông/bà cảm thấy thế nào nếu các thông tin cơ bản về: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, sở thích, nơi làm việc,… của ông/bà bị rò rỉ? □ Bình thường, không quan tâm □ Hơi lo lắng □ Cảm thấy không an toàn □ Cảm thấy rất không an toàn 5 Ông/bà cảm thấy thế nào về việc thông tin bị lộ ? □ Không quan tâm □ Không có vấn đề gì □ Hơi lo lắng □ Không an toàn □ Rất không an toàn 6 Nếu ông/bà cảm thấy không có vấn đề gì về việc bị lộ thông tin, đâu là những nguyên nhân chủ yếu? □ Vì thông tin của tôi cũng chẳng để làm gì □ Vì nếu bị lộ thì tôi cũng không thể làm được gì hơn nữa □ Vì nếu bị lộ thì cũng không phải do tôi chủ mưu ý đồ xấu, tôi sẽ không liên lụy đến việc phạm pháp đó □ Vì pháp luật sẽ hoàn toàn bảo vệ tôi với tư cách là nạn nhân của việc đánh cắp thông tin đó □ Khác: ………………………………………………………………………… 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 (vui lòng ghi rõ lí do) 6 Nếu ông/bà có lo lắng về việc thông tin bị lộ, những lí do chủ yếu là gì? □ Tôi có thể bị xâm phạm đời tư cá nhân □ Tôi có thể bị xâm phạm về tinh thần, danh dự □ Tôi có thể bị lợi dụng và lừa đảo làm việc xấu □ Tôi có thể bị chiếm đoạt tài sản □ Tôi có thể bị đe dọa tính mạng □ Khác: ………………………………………………………………………… (vui lòng ghi rõ lí do) 7 Ông/bà có từng nghe tuyên truyền về lừa đảo thông tin mạng chưa? □ Đã từng □ Chưa từng Nếu đã từng, tiếp tục đến câu 8; nếu chưa từng, vui lòng dừng khảo sát 8 Nếu có, Ông/bà đã được nghe tuyên truyền từ những nguồn nào? Vui lòng đánh giá hiệu quả của từng nguồn tin dựa trên cảm nhận cá nhân bằng cách khoanh tròn vào các số tương ứng với mức độ 1: Không có ích gì 2: Cũng tương đối 3: Tốt 4: Rất tốt 5: Vô cùng có ích Nguồn tin Mức độ hiệu quả □ Sách báo 1 2 3 4 5 □ Truyền hình 1 2 3 4 5 □ Các tờ rơi, biển báo tuyên truyền 1 2 3 4 5 □ Bài đăng trên các mạng xã hội 1 2 3 4 5 □ Nguồn từ phường/xã địa phương 1 2 3 4 5 □ Khác: ………………………………… 1 2 3 4 5 (vui lòng ghi rõ nguồn tin) 9 Ông/bà từng nghe đến một số phương pháp bảo mật thông tin cá nhân qua mạng xã hội đã được tuyên truyền chưa? □ Đã từng □ Chưa từng Nếu đã từng, tiếp tục đến câu 10; nếu chưa từng, vui lòng dừng khảo sát 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 10 Vui lòng đánh dấu x vào những phương pháp mà ông bà đã nghe đến và đánh giá mức độ áp dụng của bản thân 1: Không áp dụng 2: Hiếm khi áp dụng 3: Thỉnh thoảng áp dụng 4: Thường xuyên áp dụng 5: Luôn luôn áp dụng Phương pháp Mức độ áp dụng □ Không đăng tin công khai, không trao 1 2 3 4 5 đổi thông tin cá nhân với người lạ □ Không đăng tin, không trao đổi thông tin 1 2 3 4 5 cá nhân qua mạng, ngay cả với người thân □ Kiểm tra kĩ danh tính đối phương khi 1 2 3 4 5 tương tác qua mạng xã hội □ Ngăn chặn các nguồn tin xấu, các trang 1 2 3 4 5 web lậu □ Kiểm tra kĩ những rủi ro có thể có khi 1 2 3 4 5 dùng một ứng dụng xã hội □ Luôn cập nhật các phiên bản mới nhất 1 2 3 4 5 của các ứng dụng □ Sử dụng các phần mềm chống vi-rút đã 1 2 3 4 5 được kiểm định và khuyến khích □ Cài đặt và đổi mới mật khẩu an toàn, 1 2 3 4 5 không để lộ mật khẩu cá nhân □ Luôn giữ các thông tin cá nhân trong 1 2 3 4 5 tầm kiểm soát □ Cảnh báo với nhà chức trách khi phát 1 2 3 4 5 hiện thông tin của mình bị đánh cắp □ Khác: ………………………………… 1 2 3 4 5 (vui lòng ghi rõ phương pháp) 11.3 Phương pháp thực nghiệm 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Áo dụng lí thuyết về phương pháp thực nghiệm trong Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học (Vũ Cao Đàm, 2017), người nghiên cứu tiến hành thực nghiệm kiểm tra – trường diễn để kiểm chứng giả thuyết “tăng cường truyền thông về rủi ro bị lừa đảo qua mạng xã hội sẽ làm giảm tình trạng bị đánh cắp thông tin bằng công nghệ” với các nguyên tắc: - Chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá: Với việc nâng cao tuyên truyền về nhận thức của người dân trong độ tuổi 40- 65 tuổi về các vấn đề rủi ro thông tin qua mạng, giải pháp được xem là có hữu ích khi mức độ nhận thức của người dân được tăng lên (ít nhất 70% mẫu khảo sát thấy “không an toàn” khi bị rò rỉ thông tin quan trọng trên mạng xã hội; 10% người dân cảm thấy “rất không an toàn” khi biết mình đã trao đổi rất nhiều thông tin cá nhân công khai); khảo sát này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu - Chỉ định những yếu tố cần thay đổi: Một số yếu tố (được nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi) về các nguồn tin tiếp cận đến quần chúng (sách báo, truyền hình,…) cần thay đổi sâu sắc Ví dụ: thay đổi phương thức đọc loa phường truyền thống bằng các bài đăng trên mạng xã hội công khai, có nguồn tin đã kiểm chứng; tiếp cận dân chúng qua các diễn đàn, buổi sinh hoạt cộng đồng,… - Ổn định các yếu tố: Người nghiên cứu cần ổn định các yếu tố về số lượng mẫu, đặc tính của mẫu về các việc liên quan đến thời gian sử dụng mạng xã hội, thói quen sử dụng hiện tại,… - Mẫu được thực nghiệm phải mang tính phổ biến: Người nghiên cứu chọn các mẫu đã phân theo đơn vị hành chính Lựa chọn một số đơn vị hành chính tiêu biểu, đông dân cư trong tỉnh Nghệ An như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Diễn Châu,… 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Giả thiết thực nghiệm: Người nghiên cứu đưa ra một số giả thiết để loại bớt yếu tố tác động phức tạp o Các mẫu trong phỏng vấn không có sự biến động đáng kể về hành vi thông thường hiện tại trên mạng xã hội o Các thay đổi trong giải pháp tuyên truyền được phổ biến rộng rãi với tất cả đối tượng 11.4 Phương pháp phỏng vấn Ứng dụng phương pháp phỏng vấn cho nhóm đối tượng ở các vùng được lựa chọn để thực nghiệm: Người dân độ tuổi trung niên (45-60 tuổi) có sử dụng mạng xã hội (sau khi đã tiến hành thực nghiệm kiểm chứng) Tập trung phỏng vấn sâu vào những gì mà họ biết về an ninh mạng, lừa đảo thông tin qua mạng ở thời điểm hiện tại Phỏng vấn trực tiếp nhóm đối tượng này bằng một số câu hỏi cụ thể: - Những mạng xã hội mà ông/bà đang sử dụng nhiều nhất? - Ông bà cảm thấy việc bảo mật thông tin trên mạng là việc cần thiết không? Vì sao? - Ông/bà có biết rủi ro nào liên quan đến việc bị lợi dụng thông tin cá nhân qua công nghệ không? Nếu có, liệt kê rủi ro qua các ứng dụng/hình thức mà ông bà biết? - Với mỗi rủi ro đã được liệt kê trên, ông/bà cảm thấy mức độ đe dọa đến cuộc sống hiện tại như thế nào? - Ông/bà có từng nghe truyền thông về việc đảm bảo thông tin cá nhân trên nền tảng công nghệ không? - Nếu có, ông/bà hãy liệt kê những gì được truyền thông mà ông/bà biết? - Ông/bà có những biện pháp nào để hạn chế bị lừa đảo thông tin không? - Khi áp dụng những biện pháp đó, ông bà có cảm thấy an toàn với thông tin cá nhân của mình khi sử dụng mạng xã hội và biết cách kiểm soát nó không? 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Nếu ông/bà biết thông tin của mình đang bị lợi dụng cho mục đích xấu, ông/bà sẽ làm gì? - Ông/bà có sẵn sàng tuyên truyền cho những người xung quanh những thông tin về vấn đề rủi ro lừa đảo qua mạng mà ông/bà biết hay không? 11.5 Phương pháp xử lí thông tin Các kết quả của thông tin thu được từ bảng hỏi, phỏng vấn sâu hay thực nghiệm xã hội sẽ được xử lí toán học (thông tin định tính) để xác định diễn biến; đồng thời xử lí logic (thông tin định tính) để phán đoán về bản chất các thay đổi, thể hiện sự logic của sự kiện - Các thông tin định lượng sẽ được miêu tả dưới dạng bảng số liệu hoặc biểu đồ, đồ thị,… Từ đó dễ dàng thấy rõ mức độ hiệu quả của giải pháp mà nhà nghiên cứu đưa ra - Các thông tin định tính sẽ được xử lí để nhận dạng bản chất và mối liên hệ giữa các sự kiện, các thay đổi trước và sau trong nhận thức của người dân ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lí luận về tình trạng lừa đảo, đánh cắp thông tin 1.1.1 Sự phổ biến của công nghệ và tình trạng lừa đảo thông tin 1.1.2 Tình trạng lừa đảo, đánh cắp thông tin qua mạng xã hội 1.1.3 Một số nguyên tắc, luật lệ nhằm chống lại tình trạng 1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 1.2.1 Thực tiễn người trung niên sử dụng mạng xã hội ở tỉnh Nghệ An 1.2.2 Thực tiễn tình trạng các vụ án phạm tội lừa đảo thông tin trên địa bàn 1.3 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu trên tỉnh Nghệ An CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT HÀNH VI VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TRUNG NIÊN VỀ TÌNH TRẠNG RỦI RO BỊ ĐÁNH CẮP THÔNG TIN Ở NGHỆ AN 14 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.1 Giới thiệu phương pháp khảo sát 2.1.1 Đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát 2.1.2 Lí thuyết xây dựng bảng hỏi khảo sát 2.1.3 Mục tiêu khảo sát 2.2 Xử lí kết quả khảo sát 2.2.1 Kết quả về hành vi sử dụng 2.2.2 Kết quả về nhận thức cá nhân 2.2.3 Kết quả về mức độ tiếp nhận tuyên truyền 2.3 Kết quả thu được 2.3.1 Những đặc điểm cơ bản trong hành vi liên quan đến mạng xã hội và thông tin cá nhân 2.3.2 Nhận thức về các rủi ro nguy hại khi bị lợi dụng thông tin cá nhân qua mạng xã hội 2.3.3 Nhận thức về các tuyên truyền liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG LỪA ĐẢO THÔNG TIN 3.1 Phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng giải pháp 3.1.1 Đặc điểm mẫu của phương pháp 3.1.2 Chuẩn đánh giá và phương thức đánh giá 3.1.3 Cách thức tiến hành phương pháp thực nghiệm 3.2 Phương pháp phỏng vấn sâu kiểm tra kết quả 3.2.1 Đặc điểm mẫu của phương pháp phỏng vấn 3.2.2 Lí thuyết xây dựng câu hỏi phỏng vấn 3.2.3 Phân tích dữ liệu thu được sau phỏng vấn 3.3 Kiểm chứng 3.3.1 So sánh hành vi sử dụng thông tin cá nhân trên mạng xã hội 3.3.2 So sánh nhận thức trước và sau phương pháp thử nghiệm 3.3.3 So sánh thái độ lắng nghe, tuyên truyền sau phương pháp thử nghiệm 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)