1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hãy tư vấn cho công ty tnhh thuận phát những rủi ro về mặtpháp lý mà công ty có thể đối mặt nếu sản xuất và bán sản phẩm nước đóngchai mang kiểu dáng nhãn hiệu nhãn sản phẩm nêu trên

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Hãy Tư Vấn Cho Công Ty TNHH Thuận Phát Những Rủi Ro Về Mặt Pháp Lý Mà Công Ty Có Thể Đối Mặt Nếu Sản Xuất Và Bán Sản Phẩm Nước Đóng Chai Mang Kiểu Dáng Nhãn Hiệu Nhãn Sản Phẩm Nêu Trên
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Tài Sản Trí Tuệ Trong Doanh Nghiệp
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Hành vi của Công ty TNHH Thuận Phát có thể bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh...6Giải pháp 1: Đăng ký nhãn hiệu dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng...7Giải pháp 2: Buộc phải t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:

QUẢN LÝ TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRONG DOANH NGHIỆP

ĐỀ BÀI: 06

Hà Nội, 2022

0

LỚP : N03 – TL1

NHÓM : 06

Trang 2

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 2 NỘI DUNG 3 Câu 1 Hãy tư vấn cho Công ty TNHH Thuận Phát những rủi ro về mặt pháp

lý mà công ty có thể đối mặt nếu sản xuất và bán sản phẩm nước đóng chai mang kiểu dáng, nhãn hiệu, nhãn sản phẩm nêu trên? 3

1 Hành vi của Công ty TNHH Thuận Phát có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty LinkQ 3

2 Hành vi của Công ty TNHH Thuận Phát có thể bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh 6

Giải pháp 1: Đăng ký nhãn hiệu dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng 7 Giải pháp 2: Buộc phải thay đổi nhãn hiệu và nhãn sản phẩm tương ứng với sản phẩm nước uống đóng chai khác với công ty LinkQ 8 Giải pháp 3: Giao kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với công ty LinkQ (Hợp đồng Li-xăng) 9

Câu 2 Hãy tư vấn việc Công ty An Đức cam kết chịu mọi trách nhiệm pháp lý

về quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến kiểu dáng chai, nhãn hiệu và nhãn sản phẩm có hợp pháp không? Các cam kết này có giúp Công ty Thuận Phát tránh được các rủi ro nêu trên không? 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

1

Trang 3

ĐỀ BÀI

Công ty LinkQ đã được Cục SHTT cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số XXXX444 năm 1998 cho kiểu dáng Chai và đã sử dụng kiểu dáng này cùng với nhãn sản phẩm trên đó có nhãn hiệu “LinkQ và hình” (được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số YYYY99 năm 2000 cho sản phẩm là đồ uống không cồn, đã được gia hạn hiệu lực) một cách liên tục, rộng rãi, ổn định từ đó đến nay

Công ty TNHH Thuận Phát nhận thấy Bằng độc quyền kiểu dáng Chai của Công ty cổ phần LinkQ đã chấm dứt hiệu lực nên có ý định sản xuất và bán sản phẩm nước uống đóng chai có sử dụng kiểu dáng Chai trên Vì vậy, Công ty TNHH Thuận Phát đã ký hợp đồng thuê Công ty An Đức sản xuất Chai mang kiểu dáng giống kiểu dáng Chai của Công ty cổ phần LinkQ, đồng thời thuê Công ty này thiết kế, in nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu “LuckQ và hình” sao cho nhãn sản phẩm về tổng thể tương tự với nhãn sản phẩm của công ty cổ phần LinkQ, và nhãn hiệu “LuckQ và hình” về tổng thể tương tự với nhãn hiệu “LinkQ và hình”

2

Trang 4

NỘI DUNG

Bài làm dưới đây áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm

2009, 2019, sau đây gọi tắt là Luật SHTT.

Câu 1 Hãy tư vấn cho Công ty TNHH Thuận Phát những rủi ro về mặt pháp lý mà công ty có thể đối mặt nếu sản xuất và bán sản phẩm nước đóng chai mang kiểu dáng, nhãn hiệu, nhãn sản phẩm nêu trên?

Việc Công ty TNHH Thuận Phát đã ký hợp đồng thuê Công ty An Đức sản xuất chai mang kiểu dáng giống kiểu dáng chai của Công ty Cổ phần LinkQ, đồng thời thuê Công ty này thiết kế, in nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu “LuckQ và hình” sao cho nhãn sản phẩm về tổng thể tương tự với nhãn sản phẩm của Công ty cổ phần LinkQ, và nhãn hiệu “LuckQ và hình” về tổng thể tương tự với nhãn hiệu

“LinkQ và hình” và bán sản phẩm đó sẽ khiến công ty Thuận Phát đối mặt với những rủi ro pháp lý như sau:

1 Hành vi của Công ty TNHH Thuận Phát có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty LinkQ

Nhãn hiệu là một trong các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau

Việc sử dụng nhãn hiệu “LuckQ và hình” về tổng thể tương tự với nhãn hiệu

“LinkQ và hình” của công ty TNHH Thuận Phát có thể bị coi là hành vi xâm phạm

nhãn hiệu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 129 Luật SHTT: “Sử dụng dấu

hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu

đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”

với những lý do sau:

Thứ nhất, theo tình huống đề bài nêu trên, nhãn hiệu của Công ty LinkQ đã

được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số YYYY99 năm 2000 cho sản phẩm là đồ uống không cồn, được gia hạn hiệu lực và sử dụng một cách liên tục,

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

rộng rãi, ổn định từ đó đến nay Như vậy, nhãn hiệu “LinkQ và hình” vẫn còn đang trong thời hạn được bảo hộ

Thứ hai, nhãn hiệu “LuckQ và hình” của Công ty Thuận Phát sử dụng có dấu

hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của “LinkQ và hình” của Công ty LinkQ

đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Cụ thể:

So với “LinkQ”, nhãn hiệu “LuckQ” chỉ khác ở chỗ nguyên âm “i” được thay đổi bằng nguyên âm “u” và phụ âm “n” được thay bằng phụ âm “c”

- Xét về số lượng chữ cái, cả hai nhãn hiệu đều có số lượng chữ cái bằng nhau

là 5 chữ cái

- Xét về kiểu chữ và thứ tự các chữ cái, trong nhãn hiệu “LuckQ” của Công ty

Thuận Phát có 3/5 chữ cái giống với nhãn hiệu của Công ty LinkQ là “L”, “k”,

“Q” Cụ thể:

Phụ âm “L”: được viết hoa và đứng đầu tên nhãn hiệu

Phụ âm “k”: được viết thường và có vị trí giống nhau trong hai nhãn hiệu

là vị trí thứ 4 (từ phải qua trái)

Phụ âm “Q”: được viết hoa và đứng cuối tên nhãn hiệu

- Xét về cách phát âm, nhãn hiệu “LuckQ” của Công ty Thuận Phát được phát

âm gần như trùng với nhãn hiệu “LinkQ” của Công ty LinkQ Điều này do sự khác biệt không đáng kể giữa hai nhãn hiệu đã được phân tích như trên

- Xét về nhóm sản phẩm kinh doanh, nhãn hiệu “LinkQ và hình” được Cục

SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số YYYY99 năm 2000 cho sản phẩm là đồ uống không cồn Tương tự, nhãn hiệu “LuckQ và hình” của Công ty Thuận Phát được sử dụng trên sản phẩm nước uống đóng chai Như vậy, Công ty Thuận Phát đang sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ của Công ty LinkQ cho hàng hóa thuộc nhóm hàng hóa theo mục 32 Thỏa ước Nice đăng ký kèm theo

4

Trang 6

nhãn hiệu đó và việc sử dụng đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa

Nếu Công ty Thuận Phát tiếp tục sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu “LuckQ và hình” có dấu hiệu xâm phạm đến nhãn hiệu của Công

ty LinkQ đã được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ (vẫn còn hiệu lực) thì theo quy định tại Điều 9 Luật SHTT, Công ty LinkQ có thể áp dụng các biện pháp pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình Do đó, Công ty Thuận Phát

sẽ phải chịu các hậu quả pháp lý sau:

Bị buộc chấm dứt hành vi xâm phạm: Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 198 Luật

SHTT: ”Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại” Theo đó, công ty TNHH Thuận Phát có thể sẽ

phải nhận thông báo cùng với văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty LinkQ, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại (nếu có)

Chịu trách nhiệm dân sự: Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 198 Luật SHTT:

“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình” Theo đó, công ty TNHH Thuận Phát có thể

sẽ bị khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài về hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty LinkQ Theo Điều 202 Luật SHTT quy định về việc xử lý tổ chức cá nhân có hành

vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện

pháp dân sự như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công

khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại, không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Chịu trách nhiệm hành chính: Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 198 Luật SHTT

“Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các

5

Trang 7

quy định khác của pháp luật có liên quan” cùng Điều 11 Nghị định số

99/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm nhãn hiệu của công ty TNHH Thuận Phát có thể bị xử phạt hành chính

Ngoài ra, trong trường hợp này, nếu Công ty Thuận Phát đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “LuckQ và hình” thì cũng sẽ bị Cục SHTT từ chối đơn đăng ký

2 Hành vi của Công ty TNHH Thuận Phát có thể bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác

Cụ thể, hành vi của Công ty Thuận Phát có thể bị coi là hành vi cạnh tranh

không lành mạnh theo điểm a, b khoản 1 Điều 130 Luật SHTT “a) Sử dụng chỉ

dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;” và “b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ”.

Chỉ dẫn thương mại được quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật SHTT trong đó có kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa Căn cứ khoản 3 Điều 130 Luật SHTT, hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo

để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó Xét về hành vi, Công ty TNHH Thuận Phát đã ký hợp đồng thuê Công ty An Đức sản xuất Chai mang kiểu dáng giống kiểu dáng chai của Công ty cổ phần LinkQ, đồng thời thuê Công ty này thiết kế, in nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu “LuckQ và hình” sao cho nhãn sản phẩm về tổng thể tương tự với nhãn sản phẩm của công ty cổ phần

6

Trang 8

LinkQ, và nhãn hiệu “LuckQ và hình” về tổng thể tương tự với nhãn hiệu “LinkQ

và hình”

Hành vi này có thể gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh là công ty LinkQ với Công ty Thuận Phát; hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của đồ uống không cồn của công ty LinkQ Bên cạnh đó, hành vi này còn gây ra sự nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của sản phẩm đồ uống không cồn của Công ty LinkQ Vì xét về tổng thể sản phẩm nước uống đóng chai của Công ty Thuận Phát, bên cạnh nhãn hiệu “LuckQ và hình” còn có kiểu dáng chai được công ty này sử dụng giống với sản phẩm của Công ty LinkQ Điều này có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của công ty Thuận Phát có thể sẽ phải chịu một số trách nhiệm pháp lý như là bị buộc chấm dứt hành vi vi phạm, chịu trách nhiệm dân sự theo quy định tại Điều 202 Luật SHTT và có thể bị xử phạt hành chính theo quy định theo Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP

Để tránh rủi ro pháp lý nêu trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp cho công ty TNHH Thuận Phát như sau:

Giải pháp 1: Đăng ký nhãn hiệu dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Với nhãn hiệu “LuckQ và hình”, Công ty Thuận Phát có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng theo điểm g khoản 1

Điều 14 Luật SHTT Khoản 2 Điều 13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định: “Tác

phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí.” Quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng bao gồm các quyền

nhân thân và quyền tài sản được quy định cụ thể tại Điều 19, Điều 20 Luật SHTT

Về thời hạn bảo hộ, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT, tác phẩm mỹ thuật

7

Trang 9

ứng dụng có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công

bố lần đầu tiên

Tuy nhiên, Công ty Thuận Phát cũng gặp rủi ro nhất định khi áp dụng biện pháp này Vì xét về tổng thể nhãn sản phẩm mang nhãn hiệu “LuckQ và hình” tương tự với nhãn sản phẩm của Công ty LinkQ, và nhãn hiệu “LuckQ và hình” tương tự với nhãn hiệu “LinkQ và hình” nên nếu Công ty LinkQ phát hiện điều này thì họ hoàn toàn có căn cứ kiện Công ty Thuận Phát về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo điểm a, b khoản 1 Điều 130 Luật SHTT

Giải pháp 2: Thay đổi nhãn hiệu và nhãn sản phẩm “LuckQ và hình” khác với sản phẩm nước uống đóng chai của công ty LinkQ

Đối với nhãn hiệu, do việc sử dụng một dấu hiệu tương tự, gần giống với nhãn hiệu đã đăng ký của LinkQ không thể đảm bảo cho công ty Thuận Phát được miễn trừ khỏi các cáo buộc xâm phạm quyền nhãn hiệu từ LinkQ, nên giải pháp buộc phải thay đổi nhãn hiệu là giải pháp để Thuận Phát giảm thiểu rủi ro tối đa có thể mắc phải Nhãn hiệu mới của Thuận Phát được thiết kế phải đảm bảo các điều kiện như có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ và có khả năng phân biệt được với nhãn hiệu của những chủ sở hữu khác, tránh trùng hoặc tương

tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ Bên cạnh đó, Công ty Thuận Phát có thể xem xét đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mới của mình, có thể cả dưới dạng đối tượng Sở hữu công nghiệp theo khoản 6 Điều 4 Luật SHTT và dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, đảm bảo sự bảo hộ với nhãn hiệu của công ty ở mức cao nhất và tránh bị công ty khác xâm phạm, đồng thời cũng nâng tầm giá trị sản phẩm nước uống đóng chai trên thị trường

Đối với nhãn sản phẩm, nhãn sản phẩm không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nên không phải đăng ký mà chỉ công bố, tuy nhiên phía Công ty Thuận Phát vẫn phải đảm bảo ghi đúng và đầy đủ nội dung trên nhãn theo quy định tại Điều 10 và Phụ lục I Nghị định 43/2017/NĐ-CP như tên hàng hóa; tên

và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa;

8

Trang 10

định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; thành phần hoặc thành phần định lượng; thông tin cảnh báo; hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản Việc ghi đúng nội dung trên nhãn sản phẩm sẽ tạo nên uy tín của sản phẩm của công ty trong mắt khách hàng, đồng thời cũng tránh được những rủi ro về việc cạnh tranh không lành mạnh như đề cập ở bên trên

Riêng đối với kiểu dáng chai, Công ty Thuận Phát hoàn toàn có thể sử dụng kiểu dáng chai của LinkQ do kiểu dáng chai của LinkQ đã hết thời hạn bảo hộ, khi

đó kiểu dáng của LinkQ sẽ thuộc sở hữu toàn dân và mọi người hoàn toàn có thể

sử dụng nó Tuy vậy, công ty phải sử dụng nhãn hiệu và nhãn sản phẩm khác với của LinkQ khi sử dụng kiểu dáng này để tránh phạm phải hành vi cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị LinkQ khởi kiện

Giải pháp 3: Giao kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với Công ty LinkQ (Hợp đồng Li-xăng)

Một giải pháp khác ít tốn kém hơn cho Công ty Thuận Phát để có thể sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của LinkQ đó là thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (trong đó có nhãn hiệu) với LinkQ và thực hiện hợp đồng Li-xăng Khi đó Công ty Thuận Phát trong phạm vi quyền và thời hạn được thỏa thuận theo hợp đồng có thể thu được lợi nhuận từ việc sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của LinkQ

Li-xăng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp (bên giao) cho phép tổ chức cá nhân tổ chức khác (bên nhận) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó Thông thường, việc chuyển quyền sử dụng này được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền (phí chuyển quyền

sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở

9

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w