Ví dụ: Đồng hồ báo thức hỏng dẫn đến việc đi học muộn, sự mất niềm tin của nhân viên đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp,… - Rủi ro có tổn thất về thang đo tiền tệ Ví dụ: Công ty xuất nhậ
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀ
Lúa gạo cung cấp lương thực chính cho 65% dân số thế giới, tại Việt Nam 100% dân số sử dụng làm lương thực chính Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam Trung bình một năm, nước ta sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm Điều này cho thấy nghề sản xuất và xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
Những năm gần đây, ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ Thị trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và Philippines là hai thị trường chính của xuất khẩu gạo
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành vẫn đang đứng trước nhiều rủi ro và thử thách Đặc biệt trong giai đoạn 2019 2020, khi hoạt động sản xuất kinh doanh và - xuất khẩu gạo gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động đến từ dịch Covid-19 Việc làm thế nào để nắm bắt được cơ hội trong rủi ro, khắc phục những hạn chế của ngành, là vấn đề được đặt ra cần phải giải quyết và điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chuyển mình và sự nỗ lực của ngành
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh là điều không thể tránh khỏi trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng Rủi ro là điều không ai mong đợi, nhưng quan trọng là phải chấp nhận và lên kế hoạch quản trị rủi ro trong những tình huống cần thiết
Xuất phát từ những điều trên, Nhóm chúng em quyết định chọn đề tài tiểu luận
“Rủi ro về sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo” để có thể phần nào tìm ra được những giải pháp phòng ngừa và làm giảm thiểu những thiệt hại do rủi ro gây ra trong ngành.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phân tích thực trạng rủi ro và cách quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất của ngành lúa gạo ở Việt Nam
- Giúp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trong ngành có thể nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó có thể đưa ra những đề xuất phòng ngừa rủi ro, có những giải pháp để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tra cứu số liệu; phương pháp phân tích, đánh giá, tổng kết thực tiễn để luận giải các vấn đề; phương pháp chọn lọc; phương pháp so sánh đối chiếu.
CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì cấu trúc bài tiểu luận gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Ở chương này Nhóm sẽ đề cập đến các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất nói riêng
Chương 2: Thực trạng và phân tích thực trạng: Tiến hành tìm hiểu và phát hiện các rủi ro liên quan đến hoạt động sản xuất ngành lúa gạo và phân tích rủi ro cũng như hành vi của các đối tượng trong ngành
Chương 3: Hàm ý quản trị: Dựa trên kết quả làm việc từ hai chương đầu, nhóm sẽ đưa ra những giải pháp được cho là hợp lý nhất dựa trên tình hình hoạt động của ngành.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tổng quan về rủi ro
Theo trường phái cổ điển: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, mất mát nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm khó khăn, hoặc những điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái trung hòa: Rủi ro được hiểu là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc những điều không chắc chắn có thể xảy ra với con người
1.1.2Các thành phần cơ bản của rủi ro
- Mối đe dọa: Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tổn thất, sẽ trở thành hiểm họa nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tổn thất nếu có là rất lớn
Ví dụ: Năng lượng của tự nhiên, sự sai lầm của con người, tình huống xấu, chủ tâm gây hại
Nguồn: Môi trường mà trong đó mối đe dọa (hiểm họa) tồn tại và phát triển
Ví dụ: Nhà, đất, nguyên vật liệu, lao động, sản phẩm,
- Các nhân tố thay đổi: Có tác động xu hướng làm tăng, hay giảm khả năng xác suất xuất hiện và mức độ thiệt hại
Ví dụ: Tình huống cụ thể, xây dựng, phòng ngừa, theo dõi, kiểm soát, thiết kế,…
- Hậu quả: Kết quả xuất hiện khi rủi ro xảy ra
Ví dụ: Hư hỏng tài sản, tổn thất thu nhập, trách nhiệm pháp lý, tai nạn, gián đoạn kinh doanh, phá sản,…
Dựa trên cơ sở thang đo tiền tệ:
- Rủi ro không có tổn thất về thang đo tiền tệ
Ví dụ: Đồng hồ báo thức hỏng dẫn đến việc đi học muộn, sự mất niềm tin của nhân viên đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp,…
- Rủi ro có tổn thất về thang đo tiền tệ
Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu phải chịu thiệt hại nặng nề khi tỷ giá hối đoái của đồng Euro có sự thay đổi lớn,…
Dựa trên cơ sở nguyên nhân tác động:
- Rủi ro động: Xuất hiện khi có thay đổi từ môi trường kinh doanh dẫn đến những tổn thất cho riêng công ty, nhóm công ty thuộc một lĩnh vực cụ thể (thị phần, khách hàng, công nghệ )
Ví dụ: Sự thay đổi thị hiếu của người dùng, cháy nổ nhà máy sản xuất gỗ,…
- Rủi ro tĩnh: Là kết quả của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân… Rủi ro tĩnh có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và có thiệt hại thường rất lớn vì họ thường chủ quan cho rằng nó không nguy hiểm bằng rủi ro động
Ví dụ: sự thay đổi giá xăng dầu, dịch bệnh Covid-19,…
Dựa trên cơ sở phát sinh lợi ích:
- Rủi ro thuần tuý: Là những rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc những tổn thất Bao gồm: rủi ro cá nhân, rủi ro về tài sản, rủi ro pháp lý
Ví dụ: Thất nghiệp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…
- Rủi ro suy đoán: Là những rủi ro dẫn đến tình huống tổn thất hoặc sinh lợi Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro Bao gồm: rủi ro do lạm phát, chính sách thuế thay đổi, sự thay đổi thị hiếu khách hàng, tình hình chính trị bất ổn, điều kiện không ổn định của thuế quan, thiếu thông tin
Ví dụ: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu bất động sản, Việc đầu tư này có thể lãi hoặc lỗ hoặc hoà vốn, nhưng mục đích cuối cùng là kiếm lời
Dựa trên cơ sở nguồn gốc môi trường phát sinh:
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các hiện tượng thiên nhiên (động đất, núi lửa, lũ lụt…) có thể gây thiệt hại, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: Cháy nhà, bão gây thiệt hại cho doanh nghiệp thủy hải sản,…
- Rủi ro do môi trường văn hoá: Do sự khác biệt, thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống… của dân tộc, nhóm người khác từ đó dẫn đến cách hành xử, tiếp cận không phù hợp, gây ra thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh…
Ví dụ: Việc kinh doanh của Coca Cola không được thành công ở Trung Quốc do cách đặt tên của thương hiệu theo tiếng Trung không phù hợp và gây hiểu nhầm
- Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội… là một nguồn rủi ro quan trọng
Ví dụ: Kinh doanh tại Nhật Bản, nếu không biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như: tuổi tác, địa vị xã hội, trong nam khinh nữ thì rất khó thành công
- Rủi ro do môi trường chính trị: Sự thay đổi của hệ thống chính trị, cầm quyền, giai tầng trong xã hội ảnh hưởng lớn đến bầu không khí kinh doanh, có thể làm đảo lộn môi trường kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức
Ví dụ: Sự thay đổi người cầm quyền giữa Joe Biden – người đề cao các giá trị dân chủ và Donald Trump – người coi trọng chính sách kinh tế sẽ gây ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp tại nước Mỹ
Tổng quan về quản trị rủi ro
1.2.1Khái niệm quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro được định nghĩa là sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro, cái mà có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh hoặc một doanh nghiệp sản xuất
Có hai mục tiêu của quản trị rủi ro (1) né tránh các tổn thất từ rủi ro tại nạn và
(2) tối thiểu hóa tổn thất có thể xuất hiện và tối thiểu hóa hậu quả của một tổn thất
Né tránh rủi ro là mục tiêu chính của tất cả các hình thức về quản trị rủi ro Các tổn thất không mong đợi hay ngẫu nhiên của một tổ chức, một cá nhân cần được kiểm soát bằng sự phối hợp bởi các biện pháp như né tránh và giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn ngừa và tối thiểu hóa rủi ro Mục tiêu né tránh rủi ro được áp dụng không chỉ cho các loại rủi ro tai nạn mà còn cho tất cả các loại rủi ro khác trong chuỗi rủi ro Hơn nữa, để tổng chi phí rủi ro ở mức thấp nhất, các tổ chức cần phải phối hợp chặt chẽ một số biện pháp với nhau như việc lưu giữ, chuyển giao, tài trợ tổn thất và quản trị doanh nghiệp Khi một doanh nghiệp quyết định lưu giữ tổn thất thì phải lên kế hoạch dự trù quỹ dự phòng rủi ro theo nguyên tắc tổng số tiền từ việc đền bù tổn thất phải nhỏ hơn mức tài chính cho phép của doanh nghiệp
Tóm lại, tất cả các loại rủi ro phải cần được quản lý một cách chặt chẽ sao cho chi phí tổn thất rủi ro của một tổ chức, một cá nhân hoặc một xã hội là nhỏ nhất 1.2.2Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro
Tổ chức có quy mô càng lớn thì khả năng có rủi ro càng lớn và ngược lại nếu tổ chức có quy mô càng nhỏ thì rủi ro sẽ càng nhỏ
Tài chính và nguồn lực con người trong doanh nghiệp mạnh hay yếu Trong thực tiễn, các tập đoàn và tổng công ty luôn có xu hướng đầu tư mạnh vào những hoạt động quản trị rủi ro hơn so với các công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh doanh cá thể và hộ gia đình
Môi trường, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh đặc thù:
Nghĩa là quá trình hoạt động của doanh nghiệp ẩn chứa ít rủi ro hay nhiều rủi ro, tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ, ngân hàng, chứng khoán, ngoại hối và xuất nhập khẩu Mỗi lĩnh vực sẽ có những thách thức và mức độ rủi ro khác nhau
Nhận thức lãnh đạo của doanh nghiệp:
Quản trị rủi ro là một góc độ quan trọng đối với một doanh nghiệp, do đó những nhà quản trị cần nghiêm túc quan tâm đến vấn đề này để khi có biến cố xảy ra, dù bên trong hay bên ngoài thì các nhà quản trị rủi ro cũng sẽ có thể thích ứng kịp thời với tình huống mà doanh nghiệp đang phải đối mặt
1.2.3Các loại rủi ro thường xuất hiện
Có nhiều loại rủi ro rất dễ nhận dạng và dễ điều tiết, song song đó cũng có rất nhiều loại rủi ro khó có thể nhận dạng được, hoặc có thể nhận dạng sai Do đó, nhiều rủi ro được tổ chức lưu giữ một cách vô tình vì không thể nhận biết được chúng Có ba nguyên nhân để giải thích cho điều này
Một số rủi ro không thấy được và ít khi xảy ra Nếu một rủi ro là nguyên nhân của một tổn thất, thường nó sẽ là một tai họa
Một vài rủi ro không nhận dạng được vì trong quá trình tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất, một số điều khoản đã không được đưa vào
Trong tự nhiên thường có rất nhiều tổn thất nhỏ xuất hiện ngoài sự hiện diện của rủi ro, trong khi đó những tổn thất lớn lại ít khi xuất hiện
Rủi ro đe dọa đến tài sản và thu nhập của doanh nghiệp là một sự tổng hợp giữa ba yếu tố chính là rủi ro thuần túy, rủi ro thương mại và rủi ro suy đoán Sau đây là một số loại rủi ro thường xuất hiện trong kinh doanh ở các mức độ nhỏ hoặc lớn như:
• Tổn thất vật chất do tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng
• Các hành động phạm pháp như: trộm cắp, lừa dối là nguyên nhân gây nên tổn thất hoặc hư hỏng tài sản
• Hậu quả của tổn thất gây hư hỏng tài sản, người lao động trong doanh nghiệp mất hoặc bị thương tích
• Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có tử vong, bị thương, hư hỏng tài sản của khách hàng, người lao động và người dân
• Nhà quản trị có năng lực quản lý kém
• Phá sản công nghệ dẫn đến giảm nhu cầu hay cung ứng không đủ số lượng sản phẩm
• Sự thay đổi cơ cấu dân số, thói quen của khách hàng và các sự thay đổi xã hội tương tự khác
• Rủi ro chính trị từ các hoạt động của chính phủ, chính phủ nước ngoài và các nhóm gây áp lực
• Rủi ro kinh tế như là hậu quả từ việc lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế
• Rủi ro môi trường vật chất như khí hậu, nguồn tài nguyên, ô nhiễm hay hiện tượng el nino
1.2.4Các loại tổn thất thường xuất hiện
Tổn thất trực tiếp là những tổn thất ban đầu về người và tài sản khi rủi ro xảy ra, vì vậy việc ước lượng rủi ro trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro Ví dụ, trong trường hợp chúng ta tham quan vòng quanh một nhà máy sản xuất hay một cửa hàng thương mại, chúng ta sẽ có thể nhận biết tổn thất tiềm năng của tài sản Dựa trên cơ sở đó góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp ngăn ngừa hay giảm thiểu rủi ro tiềm năng trong tương lai
Tổn thất gián tiếp là những tổn thất hậu quả do tổn thất trực tiếp gây ra Việc chúng ta ước lượng tổn thất gián tiếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với tổn thất trực tiếp Để giảm bớt những khó khăn này, những nhà quản trị rủi ro thường có xu hướng chú trọng vào việc ước lượng và xử lý dung lượng tổn thất gián tiếp Vì vậy, họ sẽ rất cần đến sự giúp đỡ của những nhà tri thức có chuyên môn
Việc nhận dạng tổn thất pháp lý tiềm năng phải luôn gắn liền với sự thông thạo về kinh doanh cũng như về mặt pháp luật Những nhà quản trị rủi ro sẽ thường có xu hướng chú trọng đặc biệt vào hai loại tổn thất pháp lý sau: (1) Các điều luật bồi thường cho người lao động và (2) tổn thất pháp lý do xúc phạm cũng như làm tổn thương đến người lao động Quản trị rủi ro cần phải phối hợp được với một số vấn đề về pháp lý, đặc biệt là các sản phẩm pháp lý
Tổn thất nguồn nhân lực
Khi khả năng lao động hay kinh doanh của một cá nhân vì một lý do nào đó bị mất đi khả năng và buộc lòng người này phải nghỉ việc trước tuổi về hưu Như vậy, những người này sẽ bị rơi vào tình trạng không còn khả năng kiếm tiền và mặc nhiên họ sẽ mất đi thu nhập Những người lao động làm việc ở những ngành nghề khác nhau như: lao động chân tay, nghiên cứu khoa học, nhân viên bán hàng hay công nhân sản xuất Công việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người lao động này Do đó, những nhà quản trị rủi ro cần phải biết rõ ai trong số họ là những người luôn gắn bó với doanh nghiệp ngay cả khi trong những hoàn cảnh khó khăn nhất mà doanh nghiệp đang đối mặt.
Tổng quan về rủi ro trong sản xuất kinh doanh và quản trị rủi ro sản xuất
Rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là sự không chắc chắn cái mà có thể đo lường được trong các kết quả có thể xảy ra của một hoạt động (Trần Thị Hoa Thơm, 2021). Rủi ro vừa là nguy cơ nhưng cũng vừa là cơ hội liên quan đến các sự kiện không chắc chắn trong tương lai và rủi ro có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của một doanh nghiệp Vì vậy, tận dụng rủi ro trong kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận tốt hơn từ việc có được lợi thế cạnh tranh, ngược lại không chấp nhận rủi ro sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên kém năng động trong kinh doanh
Quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống để nhận dạng, đo lường, phân tích và đánh giá rủi ro Từ đó những nhà quản trị rủi ro sẽ tìm các giải pháp kiểm soát, khắc phục nhằm giảm thiểu những hậu quả của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công đối với hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn lực từ doanh nghiệp Quản trị rủi ro hỗ trợ tích cực trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bằng cách cung cấp những thông tin cho Hội đồng quản trị về các loại rủi ro trọng yếu kèm theo những giải pháp cần phải thực hiện để giải quyết những vấn đề Từ đó, có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động bền vững, tối ưu các nguồn lực và tăng cường các giá trị tài chính, thương hiệu, thị phần, vị thế và uy tín của doanh nghiệp một cách liên tục Thúc đẩy trong việc xây dựng lòng tin và đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của những nhà đầu tư và các bên liên quan.
Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh được cấu thành từ năm yếu tố chính đó là: (1) Chiến lược quản trị rủi ro; (2) Cấu trúc quản trị rủi ro; (3) Các chính sách và thủ tục được văn bản hóa và các kênh báo cáo trong doanh nghiệp; (4) Các công cụ quản trị rủi ro sử dụng để phát hiện, tổng hợp, đánh giá và giảm thiểu rủi ro;
(5) Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ và tự động hóa hoạt động quản trị rủi ro Trong đó, chiến lược quản trị rủi ro được xây dựng phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, định hướng xây dựng các cấu phần khác của khung quản trị rủi ro Mặc khác, cấu trúc quản trị rủi ro là nền tảng của các hoạt động quản lý rủi ro trong doanh nghiệp và điều này được minh chứng thông qua mô hình sau:
Hi nh 1 Mô hình quản trị rủi ro trong việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
(Viện kiểm toán nội bộ IIA) Khi quản trị rủi ro liên quan đến năng lực của nhân sự mới, có thể dẫn đến việc doanh thu của doanh nghiệp không thể đạt được như dự tính ban đầu, lúc này tuyến phòng thủ thứ nhất là những bộ phận chức năng của doanh nghiệp sẽ thiết kế ra một chương trình đào tạo để giúp các ứng viên bắt kịp với công việc kinh doanh mới và giảm thiểu được loại rủi ro này
Bên cạnh đó, vai trò của tuyến phòng thủ thứ hai là các nhân sự thuộc phòng tài chính sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả trong quá trình đào tạo xem kinh phí đào tạo nhân lực có thật sự hợp lý hay không, đào tạo xong thì các nhân lực có thích ứng tốt hơn với công việc sản xuất và kinh doanh hay không? Điều này sẽ được thể hiện thông qua hiệu quả trong công việc của từng nhân viên Đồng thời, tuyến phòng thủ thứ ba là sự đánh giá một cách độc lập của kiểm toán trong nội bộ, với tính hiệu quả là việc đào tạo những nhân sự mới Kiểm toán sẽ tiến hành xem xét rằng quy trình được thiết kế như thế này đã thật sự mang lại hiệu quả hay chưa
Những nguyên nhân khách quan
Do sự thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước và Chính Phủ đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách lưu thông tiền tệ, chính sách ngoại giao) (Nguyễn Quang Thu, 2008)
Những nguyên nhân khách quan khác
Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế như: suy thoái kinh tế, lạm phát, thay đổi tỷ giá hối đoái
Sự không ổn định chính trị, thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướng bất lợi
Nhân tố từ môi trường văn hóa – xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyền thống, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, văn hóa ứng xử Điều kiện tự nhiên bất lợi: thiên tai, lũ lụt, hạn hán
Tình hình biến động của thị trường, giá cả lạm phát, khách hàng và nhà cung cấp
Những nguyên nhân chủ quan
Chính là loại rủi ro vi mô cái mà được hình thành theo đặc thù sản xuất kinh doanh hay hoạt động của mỗi tổ chức (Nguyễn Quang Thu, 2008), các loại rủi ro này có thể là:
Thiếu hiểu biết về kỹ thuật công nghệ mới, sai xót hay trục trặc kỹ thuật trong sản xuất, không nắm bắt được sự đổi mới nhanh chóng các công nghệ sản xuất tiên tiến
Sai lầm trong việc chọn lựa, thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chính sách và cơ chế
Sai lầm trong việc ra quyết định và thực thi quyết định đó
Sự yếu kém về nghiệp vụ của công nhân sản xuất
Chưa có chiến lược nhân sự trong việc lựa chọn người quản lý doanh nghiệp
Sự yếu kém của các cán bộ không nắm vững nghiệp vụ và luật pháp gây nên những tổn thất lớn cho doanh nghiệp sau khi đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài.
Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo
Trong bất kỳ ngành nghề nào thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường như ngày nay Không thể nghi ngờ rằng, rủi ro trong việc kinh doanh gạo là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực này cũng phải cân nhắc và lường trước được trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân tiêu cực từ chất lượng sản phẩm gạo không đạt yêu cầu cho đến những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả những điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh 1.4.2Các loại rủi ro thường xuất hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo
1.4.2.1 Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào
Những thông tin về gạo kém chất lượng đã xuất hiện trên thị trường ngày nay rất nhiều khiến người tiêu dùng lo lắng Điều này mặc nhiên xảy ra đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo kém chất lượng, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh, đôi khi họ cũng bị kéo vào những trường hợp như thế này Điều này có thể được minh chứng bởi hai nguyên nhân sau đây: (1) Trong quy trình chọn lựa nguồn cung đầu vào tức là giống lúa họ đã chủ quan dẫn đến việc giống lúa không được đảm bảo chất lượng; (2) Do phân bón được chọn cho quá trình trồng lúa đã không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Từ đó cho thấy, việc chọn lựa nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất và kinh doanh gạo cũng vô cùng quan trọng Nếu nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu không chất lượng thì rủi ro trong kinh doanh sẽ là rất lớn đối với doanh nghiệp 1.4.2.2 Rủi ro chất lượng sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường những nơi bán gạo đều tuyên bố sản phẩm của mình là chất lượng nhất với việc gạo không tẩy trắng, gạo ngon Tuy nhiên vẫn có trường , hợp khách hàng mua nhầm gạo kém chất lượng do gạo cũ vàđang trong tình trạng hư hỏng, có nhiều mọt ủ sẵn ở bên trong gạo Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo nếu đây là sản phẩm của họ, vì rủi ro phải đối mặt là nhận lại phản hồi không hài lòng từ khách hàng Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để thì lâu dài uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều và nghiêm trọng hơn là doanh nghiệp gạo sẽ mất đi khách hàng của chính mình
1.4.2.3 Rủi ro chuỗi cung ứng
Thực tế những năm vừa qua sản xuất kinh doanh gạo của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn Gạo Việt Nam ngày càng sở hữu chất lượng vượt trội hơn và có thể xuất khẩu đến với nhiều quốc gia, vì vậy mà ngành lúa gạo ở Việt Nam cũng đã khẳng định được thương hiệu của mình
Năm 2019, gạo ST24 của Việt Nam đã vượt qua được nhiều thương hiệu gạo tên tuổi khác trên thế giới và được cộng đồng quốc tế công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới” Tuy nhiên, cũng tồn tại những doanh nghiệp lúa gạo không thể xuất khẩu theo đúng với dự định ban đầu, vì các vấn đề pháp lý với hải quan cái mà gián tiếp làm gạo bị ảnh hưởng đến chất lượng do thời gian kéo dài, dẫn đến gạo không đạt chuẩn và không thể xuất khẩu qua nước ngoài Nghiêm trọng hơn là một số đối tác nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải bồi thường hợp đồng do không đúng với thỏa thuận ban đầu
Vì vậy, những rủi ro trong khâu xuất nhập khẩu dù lớn hay nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ kinh doanh của Việt Nam và những đối tác nước ngoài
- người có nhiều sự lựa chọn về việc lựa chọn nhà cung cấp gạo
1.4.2.4 Rủi ro tác động từ thiên nhiên
Ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lúa gạo nói riêng đều vô cùng lo ngại trước những biến đổi của môi trường tự nhiên, nhiều mối đe dọa khi nhiệt độ của Trái Đất tăng nhanh, kéo theo những cơn bão, các đợt hạn hán, nắng nóng, xâm nhập mặn và những vấn đề dịch hại Chính những điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của cây trồng và lúa là loài cây đặc biệt dễ bị ảnh hưởng nhất Một điều không thể phủ nhận rằng nguyên nhân chính gây ra các đợt hạn hán hay xâm nhập mặn tại những vùng nông nghiệp là do thời tiết trái mùa và khắc nghiệt
Dẫn đến một hệ quả tất yếu chính là cường độ cực đoan càng mạnh thì thời gian cực đoan càng kéo dài gây ra thiệt hại càng lớn về mặt kinh tế và môi trong ngành sản xuất kinh doanh gạo Thêm vào đó, có những nguyên nhân khác như là tác động của thượng nguồn làm biến động môi trường mặt đệm lưu vực Mặt khác, lượng mưa thấp hơn so với bình thường cũng làm cho thế cân bằng giữa nước ngọt và nước mặn dịch sâu vào trong đất liền
Hơn thế nữa, trong môi trường tự nhiên không thể tránh khỏi những tác nhân gây hại đến mùa màng như dịch bệnh và côn trùng gây hại, nguyên nhân để lý giải cho những hiện tượng này là do khí hậu và thời tiết, công tác thủy lợi không đúng cách thức, lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu cũng như phân đạm Ví dụ như các loài gây hại trong họ Cecidomyiidae và Spodoptera mauritia, chúng thường sẽ bùng phát sau những đợt mưa lớn đầu mùa hay là vào mùa khô hạn thường sẽ xuất hiện các loài trong bộ Cánh viền Ngoài ra, các loại bệnh dịch như bệnh đạo ôn xuất phát từ loài nấm Magnaporthe grisea là loại bệnh dịch phổ biến nhất gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây lúa
Lúa gạo là loại cây trồng dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, ở những khu vực hạn hán năng suất cây lúa sẽ giảm buộc lòng những doanh nghiệp trồng lúa , phải đầu tư cho việc nghiên cứu ra phân bón và hạt giống mới giúp tăng năng suất, điều này buộc doanh nghiệp phải phát sinh thêm chi phí không đáng có Mặt khác, hạn hán kéo dài phần nào làm cho sản lượng lúa gạo giảm mạnh, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn nhân lực của mình để giảm bớt gánh nặng về quy mô tổ chức và tiền lương, dẫn đến nhiều khả năng người lao động bị mất việc làmsẽ
THỰC TRẠNG RỦI RO TỒN TẠI TRONG NGÀNH LÚA GẠO 20
Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào
2.1.1Rủi ro về việc sử dụng giống lúa Thiên Đàng khi chưa được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng có trụ sở chính tại số 24 Quốc lộ 1A, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Ngành nghề chính của Công ty là trồng lúa, ngoài ra còn có các ngành nghề khác như nhân và chăm sóc cây giống hàng năm, xử lý hạt giống để nhân giống, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch, bán buôn gạo và bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu và động vật sống.,
Hi nh 2 Giống lúa Thiên Đàng
Vào tháng 5/2020, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân chịu thiệt thòi trong việc ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng
Theo một người nông dân cho hay, thay vì sản xuất lúa chất lượng cao như mọi năm thì ông chuyển 1,1 ha sang trồng lúa Thiên Đàng Giống lúa này được quảng cáo sau khi sạ chỉ tiến hành phun xịt thuốc diệt ốc, sử dụng khoảng 10 - 12,5 kg phân bón thì sau khoảng 105 ngày thì có thể thu hoạch và cho năng suất cao… Bên cạnh đó, Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng còn cam kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm do nông dân sản xuất Cụ thể ông ty cung cấp giống với giá 50.000 đồng/kg , c kèm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt Ngoài ra, công ty còn cam kết thu mua lúa giá 10.000 đồng/kg, đặc biệt sẽ bồi thường lợi nhuận cho nông dân trong trường hợp họ không đạt lợi nhuận theo mức là 2 triệu đồng/1.000 m2 Tuy nhiên, khi lúa bị nhiễm sâu, bệnh thì ông không liên lạc được với nhân viên công ty mặc dù đã gọi nhiều lần Cuối cùng, lúa không đạt năng suất nên ông chọn cách bán ra bên ngoài với giá từ 5.000 6.000 đồng/kg, mức giá tương đương với giá lúa cấp - thấp và ông phải chịu lỗ
Qua đó, có thể thấy được người nông dân chủ yếu tin vào những lời quảng cáo của công ty nhưng không biết giống lúa Thiên Đàng vẫn chưa được xác nhận và nằm trong danh mục sản xuất tại Việt Nam Chính vì thế, không chỉ ông mà nhiều hộ gia đình khác là những người phải chịu hậu quả nặng nề khi sử dụng giống lúa không rõ nguồn gốc
Việc ký kết hợp đồng với công ty không có thông tin minh bạch, rõ ràng Người nông dân đã phải chịu thiệt thòi nặng nề trong quá trình trồng lúa cũng như khi bán bởi vì sau khi cam kết, công ty này vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình Cụ thể trong quá trình trồng lúa, khi lúa bị nhiễm sâu nặng thì người nông dân phải tự mình bỏ chi phí phun thuốc cũng như các chi phí phát sinh khác Không chỉ vậy, lúa không đạt năng suất dẫn đến nông dân phải bán giá thấp và chịu lỗ Ngoài ra, nếu số lúa này được bán ra thị trường thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng vì lúa không rõ nguồn gốc và không đạt chất lượng
Do sự tin tưởng vào những lời quảng cáo của những người nông dân đối với Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng mà không xác nhận lại thông tin, nguồn gốc của công ty Mặc dù nơi đăng ký giấy phép kinh doanh là tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nhưng trên thực tế, địa chỉ này lại là hộ kinh doanh thực phẩm giải khát Ngoài ra, sản phẩm giống lúa Thiên Đàng được Công ty mua từ Thái Lan, sau đó tự nhân giống và đặt tên và vẫn chưa được nằm trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
Qua đó, có thể thấy hoạt động của Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng có dấu hiệu lừa đảo với thủ đoạn thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với người dân Ngoài ra, đây cũng là mô hình kinh doanh dạng đa cấp, tuyên truyền, quảng bá mang tính lừa bịp về giống lúa Thiên Đàng và hoạt động này đã lan rộng ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Bình Định, Thái Bình
Nhân tố thay đổi Đầu tiên là do công tác kiểm soát ở các địa phương chưa nghiêm ngặt, dẫn đến sự tiếp cận của Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng đến với người dân mà chưa được sự kiểm soát từ các cơ quan Nhà Nước Thứ hai là do người nông dân chưa tìm hiểu kỹ thông tin, nguồn gốc rõ ràng của các công ty cung cấp giống lúa cũng như , tin tưởng quá mức vào những lời quảng cáo
Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng đã liên kết sản xuất tiêu thụ với nông dân các xã Tân Thành A, Tân Công Chí, Tân Hộ Cơ với diện tích 39,5ha với giá thu mua 10.000 đồng/kg Nhưng trên thực tế, Công ty chỉ thực hiện tiêu thụ theo hợp đồng với diện tích 17ha, 22,5ha lúa còn lại thì ông ty xin giảm giá thu mua xuống c còn 7.000 đồng/kg nhưng sau đó vẫn không thu mua Hậu quả là người nông dân phải chịu thiệt, không những không được ông ty thu mua và bồi thường theo hợp đồng c mà còn phải tự mình tìm cách bán số gạo còn lại
Nghiêm trọng hơn, các cá nhân kinh doanh giống lúa này tức là những người nông dân đã vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trồng trọt theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Luật Trồng trọt và bị xử lý theo Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật Đánh giá sự kiện Đầu tiên, đây là một rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng lương thực thực phẩm mà người dân và các hộ kinh doanh phải đối mặt Người dân sẽ ngày càng nghi ngờ các loại giống và nguồn cung mà họ nhận được Về phía các doanh nghiệp thì sẽ ngày càng khó bán ra được những sản phẩm giống lúa của mình Vụ việc này không những ảnh hưởng đến uy tín và bộ mặt thương hiệu của các công ty trong ngành mà nó còn khiến cho người dân giảm nguồn thu nhập và phải đối mặt với một số rủi ro về kinh tế tài chính Đồng thời sẽ khiến cho việc sản xuất bị ngưng trệ và giảm tiến độ trong nguồn cung lương thực thực phẩm chất lượng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân
Không những vậy, sự kiện này còn phản ảnh được tình hình xã hội, bộ máy nhà nước quản lý trong vấn đề nông nghiệp lương thực thực phẩm Giống lúa Thiên Đàng được quảng bá rầm rộ trên các trang mạng nhưng khi doanh nghiệp đến địa phương giới thiệu cho nông dân, ngành chức năng không hề nắm thông tin Đến khi nông dân mua giống về canh tác thử rồi tăng diện tích ồ ạt, ngành chức năng mới biết và tìm đến để hiểu rõ ngọn ngành sự việc Có thể thấy, các cấp lãnh đạo đã thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và giám sát tình hình sản xuất, kiểm soát các thông tin và doanh nghiệp, để ảnh hưởng đến chất lượng lúa và công ăn việc làm, thu nhập của người dân.
Rủi ro về chất lượng sản phẩm
2.2.1Rủi ro về chất lượng sản phẩm của Công ty lương thực Ninh Thuận
2.2.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty lương thực Ninh Thuận là Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Bán buôn gạo, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào", do Cục Thuế Tỉnh Ninh Thuận quản lý Hoạt động chính của công ty vẫn là xay xát, bảo quản và cung cấp gạo cho nhân dân tỉnh Ninh Thuận Có địa chỉ trụ sở: Số 48, 50, Thống Nhất, TP Phan Rang, Tháp Chàm, Ninh Thuận Công ty này hoạt động được 21 năm
(1992 - 2013) thì dừng lại vì những hoạt động không hiệu quả và phải chịu lỗ liên tục nhiều năm liền
Hi nh 3 Chi nhánh của công ty mẹ Tổng Công ty Lương thực miền Nam- Trước đây công ty lương thực Ninh Thuận là công ty con của Tổng công ty lương thực miền Nam nhưng đã tách ra làm công ty cổ phần cho nên không chịu sự quản lý hay chi phối của công ty mẹ nữa nên đã tự hạch toán kinh doanh
Vào năm 2005, tình hình hạn hán ở Ninh Thuận đang bước vào thời điểm gay gắt và dự kiến đến cuối tháng 4 sẽ có thêm 15 xã nữa với tổng cộng gần 200.000 dân bị thiếu ăn vì không có nước để sản xuất Giữa tháng 3, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ cho tỉnh Ninh Thuận 20 tỷ đồng và 3.000 tấn gạo để khắc phục hậu quả hạn hán Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã chi hơn 3 tỷ đồng để công ty lương thực Ninh Thuận bàn giao gạo cho nhân dân Sau đó công ty đã vận chuyển 500 tấn gạo từ kho bảo quản đến tay người dân Tuy nhiên, khi gạo đến tay người dân thì chất lượng của gạo rất đáng báo động Cụ thể thì gạo đã bị mốc, hư hỏng, thậm chí là ngả màu Mối đe dọa
Sau khi nhận gạo về, người dân và chính quyền địa phương đã không hài lòng với chất lượng gạo mà công ty phân bổ cho người dân bởi vì gạo này đã bị mốc, hư hỏng và không còn ăn được Người dân xã Lợi Hải, nơi nhận được 48 tấn gạo cứu trợ, các hộ dân đều phản ánh về vấn đề gạo bị ngả vàng và bốc mùi khó chịu hi muốn K nấu ăn thì người dân phải vo gạo tận mười lần mới có thể nấu ăn được Tuy không còn nặng mùi nhưng khi ăn thì hạt cơm bị bủn, khó ăn Do đó, có trường hợp là cả gia đình 5 người đang trong cơn đói mà vẫn không ăn hết một lon rưỡi gạo
Một trường hợp khác ở gần đó khi người dân được nhận 40kg gạo, thì gạo có tốt hơn so với trường hợp trên là không bị mốc, ngã màu nhưng gặp phải vấn đề là nhiều sạn và gạo đắng
Hi nh 4 Gạo hỏng mà người dân được phát để cứu đói
Chính vì vậy nên nhiều người dân cùng chính quyền địa phương đã yêu cầu trả lại những bao gạo “từ thiện” này do không đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm lẫn yếu tố liên quan đến chất lượng và cảm nhận được người dân về gạo Nguồn rủi ro
Trước đó, theo lời một chủ đại lý gạo tại thị xã Phan Rang, có người của công ty thực phẩm Ninh Thuận đến bán vài trăm tấn gạo quá hạn sử dụng với giá rẻ nhưng đã không mua Từ đó, dẫn đến nghi ngờ những thành viên có trách nhiệm trong đợt cứu trợ đã cùng nhau tráo đổi lượng hàng tồn kho Nhờ đó, vừa có thể tiêu thụ lượng hàng tồn kho hiện tại vừa chiếm đoạt tiền cứu trợ của Nhà nước Sau đó số gạo đã được công ty thu hồi lại khoảng 100 tấn
Công ty Lương thực Ninh Thuận là công ty cổ phần, tự hạch toán kinh doanh Nếu số gạo trên được phát hết cho dân thì công ty đã phân phối được hàng trăm tấn gạo phế phẩm với giá gạo ngon 3.900đồng/kg ãnh đạo công ty này cho rằng không L biết 100 tấn gạo mà họ phát cho dân là gạo mốc, hỏng, kém chất lượng
Mặt khác, khi được hỏi về thời gian để gạo mốc nhanh hơn so với các loại gạo thông thường từ các công ty khác (khi gạo của Công ty Lương thực Ninh Thuận chỉ mới bảo quản bốn tháng dã bị hư hỏng và ngã màu) thì đại diện của công ty đã cho rằng trách nhiệm đến từ việc kho của công ty đã cũ, không được trang bị các thiết bị hiện đại để tạo nên môi trường khô thoáng Từ đó, dẫn đến vấn đề thời gian gạo mốc nhanh hơn so với các công ty khác
Các nhân tố thay đổi
Thứ nhất, niềm tin của người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và yêu cầu chất lượng, cảm nhận của người dân về gạo bị lung lay Ở trường hợp này, cho dù đây là gạo từ thiện, cấp thiết cho người dân Ninh Thuận đang gặp khó khăn, nhưng cần phải đảm bảo chất lượng thì việc hỗ trợ này mới mang lại hiệu quả Mặt khác, gạo của công ty lương thực Ninh Thuận cung cấp đến kém chất lượng khiến người dân không thể sử dụng Rõ ràng, đây là một cách thức làm ăn vô trách nhiệm và thiếu đạo đức Bên cạnh đó cũng sẽ có ảnh hưởng tới những hãng làm gạo chân chính ở tỉnh Ninh Thuận và rộng hơn là cả nước
Thứ hai, tỉnh Ninh Thuận đã quyết định thành lập tổ thanh tra thực hiện kiểm tra, rà soát lại toàn bộ quy trình bảo quản tại Xí nghiệp lương thực, quy trình tiếp nhận, cấp phát gạo cứu đói cho dân và xác định trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị để xử lý trước ngày 25/4/2005 Trong trường hợp phải cứu đói cho nhân dân thì tỉnh có thể huy động nguồn lương thực dự trữ hoặc dùng tiền cứu trợ để mua lương thực về cấp phát cho nhân dân
Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận, trước Tết nguyên đán, tỉnh đã trích ngân sách mua gạo để cứu đói cho dân, nhưng cấp chưa hết Ngày 30/3/2005, tỉnh đã quyết định giao Xí nghiệp lương thực Ninh Thuận cấp phát gạo còn tồn, đang dự trữ tại kho của xí nghiệp cho nhân dân bị hạn hán Có thể số gạo này không được bảo quản tốt nên bị mốc, hư hỏng nhưng xí nghiệp vẫn cấp cho các huyện từ ngày 8 đến ngày 11/4/2005
Hậu quả Đối với người dân, sự việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của các cá nhân và hộ gia đình tại Ninh Thuận Gạo mốc hay các thực phẩm có hiện tượng nấm mốc thường là nơi sản sinh chất Aflatoxin một chất rất độc Chúng không thể bị phân - hủy ở nhiệt độ thường, chỉ suy giảm khi nấu trên 30 phút ở nhiệt độ 120°C Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây ung thư gan Ngoài ra người dân còn phải nhịn đói khi trả lại số gạo bị mốc dẫn đến tình trạng sức khỏe không ổn định Đối với Chính phủ, bị hiểu nhầm là làm ăn tắc trách thiếu trách nhiệm trong , khi lô gạo của Chính phủ chưa tới được tay người dân, mà thứ tới tay người dân lại chính là những hạt gạo kém chất lượng của công ty lương thực Ninh Thuận Điều này làm giảm uy tín và điểm tín nhiệm của Chính phủ đối với người dân Đối với công ty lương thực Ninh Thuận, lãnh đạo và các nhân viên chủ chốt của công ty này đều đã bị khởi tố, hình ảnh của công ty đã không còn và sẽ rất khó để kêu gọi đầu tư Cuối cùng là công ty đã ngừng hoạt động vào năm 2013 do những ảnh hưởng lâu dài mà vụ việc này mang lại Đánh giá
Thứ nhất, đây là một rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm mà công ty phải đối mặt Người dân sẽ đặt ra câu hỏi liệu sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu sử dụng gạo của công ty này lâu dài Vụ việc này không những ảnh hưởng đến uy tín và bộ mặt thương hiệu của công ty mà nó còn khiến cho công ty bị sụt giảm về doanh thu và phải đối mặt với một số rủi ro tài chính Bên cạnh đó, nhiều hãng làm gạo khác cũng sẽ bị ảnh hưởng ở mức nhất định, họ sẽ gặp các thắc mắc liên quan đến việc đạt chuẩn trong các quy trình bảo quản, đảm bảo chất lượng gạo khi xuất kho và nhiều vấn đề khác như kho bãi, chất lượng hạt gạo, chất lượng từng loại gạo
Thứ hai, khi rủi ro về chất lượng xảy ra thì không chỉ có người dân thắc mắc về chất lượng gạo của nước ta mà còn làm cho những tiêu chuẩn đánh giá gạo sẽ khắt khe hơn khi Việt Nam muốn xuất khẩu gạo ra nước ngoài, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ và Châu Âu Sự kiện này, lỗi sai nằm ở các nhà lãnh đạo của địa phương và công ty ở Ninh Thuận nhưng người chịu hậu quả lại là người dân Ninh Thuận và các doanh nghiệp sản xuất lương thực khác ở miền Nam và rộng hơn là cả nước Sự việc này đã khiến cho nhiều người mất niềm tin vào chất lượng gạo của Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng
Rủi ro chuỗi cung ứng
2.3.1Rủi ro về chuỗi cung ứng của Công ty TNHH lương thực Tấn Vương 2.3.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty TNHH Lương Thực Tấn Vương (TVFood Co., Ltd.) được thành lập vào ngày 01/01/2010 tại địa bàn tỉnh An Giang, trên cơ sở khai thác lợi thế vùng và mở rộng quy mô của công ty trước đó, công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại xuất khẩu gạo
Nằm trên dòng Mê Kông hiền hòa, trù phú, nhà máy gạo Tấn Vương có vị trí thuận tiện cho việc thu mua, chế biến và vận chuyển – phân phối – xuất khẩu Xu thế thị trường và điều kiện thuận lợi giúp Tấn Vương liên tục tăng trưởng và phát triển Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là "Bán buôn gạo", do Cục Thuế Tỉnh
An Giang quản lý Công ty TNHH Lương Thực Tấn Vương sở hữu hệ thống nhà máy gạo chất lượng cao được kiểm soát theo quy chuẩn ISO 22000:2005, HACCP, BRC và HALAL phục vụ cho việc xuất khẩu đến các thị trường cao cấp, đồng thời phân phối cho thị trường nội địa với mục tiêu mang bữa cơm thơm ngon và an toàn thực phẩm cho mọi gia đình với các loại gạo như: gạo hữu cơ bông tràm, gạo thơm Cát Tường ST25 và gạo thơm Cát Tường ST24
Gạo Tấn Vương được xuất khẩu đến hầu hết các thị trường trên toàn thế giới với các loại gạo như: gạo trắng, gạo thơm cao cấp Cát Tường và gạo Japonica cho các thị trường ở Trung Đông và dần mở rộng sang các thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ
Hi nh 5 Gạo Tấn Vương 2.3.1.2 Mô tả thực trạng
Vào đầu năm 2020, không chỉ công ty TNHH lương thực Tấn Vương mà còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp tình trạng gạo nằm tại cảng, tàu mà không thể xuất khẩu được Đến tháng 4, công ty còn khoảng 1.300 tấn đang nằm tại Cảng Cát Lái, TP.HCM Trong khi đó gạo tồn kho tại doanh nghiệp hiện tại cũng trên 20.000 tấn Hàng trong nước không tiêu thụ được Lượng gạo mới trồng ti p tế ục không bán đượ , doanh nghiệp có thể đối mắt với nguy cơ phá c sản
Tấn Vương phải đối mặt với khó khăn trong xuất khẩu vì hàng đã kéo ra cảng từ cuối tháng ba nhưng lại gặp quyết định tạm dừng xuất khẩu, phải lưu lại kho bãi chờ quyết định mới, đến khi được xuất khẩu trở lại thì phải chờ hải quan
Hi nh 6 Gạo chất ở cảng chờ xuất khẩu Mối đe dọa
Công ty TNHH lương thực Tấn Vương không xuất khẩu được gạo dẫn đến gạo bị tồn đọng ngoài cảng Trong khi đó, thời hạn cho việc xuất khẩu chưa được xác định cụ thể Điều này khiến cho việc đàm phán với đối tác về thời gian cũng như cách thức giao nhận gặp nhiều khó khăn Đặc biệt, còn dẫn đến tình trạng khó khăn là không biết chắc chắn đối tác sẽ còn muốn tiếp tục hợp tác hay không Rủi ro xuất khẩu càng kéo dài thì hợp đồng với đối tác càng trở nên đáng lo ngại Nếu vi phạm quy định hợp đồng, công ty vừa không thể xuất khẩu được gạo , vừa phải bồi thường vi phạm hợp đồng cho đối tác nếu trễ hạn hoặc khối lượng gạo bị hao hụt ngoài định mức trong quá trình kiểm tra hải quan
Ngoài ra, rủi ro xuất khẩu còn gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo Vì gạo chỉ có thể bảo quản tốt nhất là trong vòng 2 đến 3 tháng, sau thời gian này chất lượng sẽ bắt đầu thay đổi Chưa kể đến, sự biến đổi thất thường của thời tiết và độ ẩm trong không khí cũng tác động xấu đến chất lượng gạo khi chất ở cảng Nếu gạo không được xuất đi kịp thời thì chất lượng sẽ giảm đi đáng kể do bị mối mọt và ẩm mốc Do đó, khi xuất khẩu đến tay người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín công ty Nguồn rủi ro
Nguyên nhân gạo không thể xuất khẩu được là do trở ngại ở khâu thực hiện khai báo hải quan Cụ thể, Hệ thống đăng ký tờ khai hải quan trực tuyến của Tổng cục Hải quan (Hệ thống VNACCS/VCIS) gặp trục trặc, do đó không thể đăng nhập vào hệ thống để thực hiện các thủ tục liên quan đến quá trình xuất khẩu
Việc đăng ký tờ khai hải quan diễn ra vào lúc nửa đêm và vào chủ nhật nên khó để doanh nghiệp thực hiện Phía công ty cũng đã đăng ký được nhưng sau đó hệ thống báo lỗi rồi lại không thể đăng ký được Trường hợp khác là khi vào được hệ thống thì đã đủ hạn ngạch để xuất khẩu nên công ty không thể xuất khẩu gạo Các nhân tố thay đổi
Một là, doanh nghiệp chưa kịp đề ra phương án cũng như hoạch định trước biện pháp để nhận diện và giải quyết khi đối mặt với nguồn rủi ro này Các khâu trong công tác xử lý gạo khi chuyển ra cảng chưa thật sự linh hoạt trong việc kiểm soát và quản lý khối lượng cũng như chất lượng gạo Đây là một thiếu sót của doanh nghiệp khi không đưa ra giải pháp phòng ngừa trong những tình huống bất trắc, khiến cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu bị gián đoạn
Hai là, cơ quan hải quan chưa có sự khắc phục tốt về sự trục trặc hệ thống Cơ quan hải quan không đưa ra bất kỳ thông tin chính thức nào về ngày, giờ mở mạng khai báo hải quan xuất khẩu gạo (cho đến khi nhận được thông báo từ Văn phòng Chính phủ và Bộ Công thương), không công khai minh bạch khi cho mở tờ khai hải quan vào lúc nửa đêm Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu gạo Doanh nghiệp đã không kịp "trở tay" để mở tờ khai, dẫn đến không đăng ký được lô hàng nào để xuất khẩu
Ba là, các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý chưa có cách khắc phục về hạn ngạch phù hợp để các công ty có khả năng xuất hàng đúng thời hạn Do đó, số lượng hàng cần xuất lớn mà hạn ngạch hạn hẹp làm doanh nghiệp hạn chế khả năng bán hàng của mình cho ngoại quốc, gây ảnh hưởng đế doanh thu cho doanh nghiệp Hậu quả
Việc không thể truy cập hệ thống làm tờ khai hải quan, làm cho hàng hóa ùn ứ ngoài cảng, cụ thể lượng gạo chất ở cảng của doanh nghiệp Tấn Vương lúc này (3/2020) là 299 tấn Gạo nằm ngoài cảng càng lâu đã gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp Việc gạo không xuất khẩu được làm ảnh hưởng lượng hàng tồn kho Mỗi ngày không chỉ công ty Tấn Vương mà các doanh nghiệp khác phải chịu khoản chi phí lãi vay Tiền lương công nhân cũng khiến công ty tốn hơn 200 triệu/ngày Bên cạnh đó, chất lượng gạo bị ảnh hưởng xấu do để lâu và đã khiến doanh nghiệp không khỏi lo lắng trước nguy cơ bồi thường hợp đồng khi không thể đảm bảo thời gian giao hàng cho đối tác
Khó khăn chồng khó khăn khi những container hàng đã đăng ký được tờ khai phải cân lại, mở container, đưa gạo ra ngoài kiểm tra rồi đóng container lại Điều này, không chỉ làm mất thời gian mà doanh nghiệp đã phải gánh thêm chi phí phát sinh cho việc kiểm hàng
Rủi ro tác động từ thiên nhiên
2.4.1Tình trạng xâm nhập mặn
Năm 2017, nông dân Kiên Giang đã sản xuất 2 vụ lúa là vụ mùa (chủ yếu lấp vụ trên nền đất nuôi tôm) và vụ đông xuân Trong đó, vụ mùa gieo trồng 47.432ha nhưng diện tích cho thu hoạch 37.079 ha, năng suất 3,76 tấn/ha Vụ đông xuân gieo trồng 308.792 ha, đến nay đã thu hoạch cơ bản dứt điểm, năng suất bình quân chỉ đạt 6,16 tấn/ha, thấp hơn gần 1 tấn/ha so với vụ đông xuân năm trước Như vậy, sản lượng lúa của cả 2 vụ nói trên ước đạt hơn 2 triệu tấn, giảm hụt gần 333.000 tấn so với kế hoạch đưa ra của tỉnh
Tình trạng xâm nhập mặn làm cho diện tích đất canh tác giảm, từ đó hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3 4 lần/năm xuống còn 1 1,5 lần/năm Ngập mặn sẽ đặc biệt - - nghiêm trọng ở vùng ĐBSCL Nếu nước biển dâng cao thêm 1m thì khoảng 1,77 triệu ha đất sẽ bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích đất ở ĐBSCL
Năm 2021 ở tỉnh Cà Mau sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng do tình trạng xâm nhập mặn Sự việc rò rỉ nước mặn trực tiếp qua cống thủy lợi mới đây càng làm cho việc sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn Theo đó, vào giữa tháng 1/2020, nước mặn từ sông Ông Đốc chảy từ đáy cống Trùm Thuật, thuộc địa bàn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời vào vùng ngọt Theo như các hộ dân, nếu nước mặn vào nhiều có thể gây phèn, ảnh hưởng đến năng suất lúa, nếu để nước mặn vào sâu sẽ gây thiệt hại lớn
Hi nh 8 Lúa khô cháy vì hạn mặn Mối đe dọa
Xâm nhập mặn làm năng suất lúa giảm, không theo đúng như kế hoạch làm cho lúa vụ mùa và lúa đông xuân bị thiệt hại, ảnh hưởng tới thu nhập của người nông dân
Việc nước mặn xâm nhập qua cống thủy lợi cũng sẽ gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của người dân nơi đây
Nguồn rủi ro Ở Kiên Giang, nguyên nhân chính làm cho diện tích đất canh tác giảm từ đó làm giảm năng suất lúa là do thời tiết nắng hạn và xâm nhập mặn cục bộ lúc đầu vụ Còn ở Cà Mau do nằm sát biển vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau đứng trước nguy cơ bị xâm nhập mặn rất cao
Các nhân tố thay đổi
Một phần cũng là do tập quán sản xuất trong của dân chưa có nhiều thay đổi Một số chưa chấp hành tốt lịch thời vụ, năng lực sản xuất giống còn hạn chế, chưa có sự liên kết giữa tiêu thụ và sản xuất cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất lúa vụ đông xuân
Gần 21.000ha lúa vụ mùa và hơn 14.000ha lúa Đông Xuân ở 2 huyện An Biên và An Minh của tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại Trong đó có trên 10.000ha bị mất trắng, còn lại thiệt hại từ 30 – 70% Việc nước mặn lắng đọng có thể sẽ làm ảnh hưởng tới vụ mùa tiếp theo nên sau khi khắc phục xong sự cố sẽ phải tính tới giải pháp rửa mặn 2.4.2Dịch hại gia tăng
Tỉnh An Giang vụ hè thu 2017 diện tích xuống giống 189.135/239.002 ha, đạt 79,08% diện tích kế hoạch Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt tỉnh này, vụ lúa năm
2017 tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp Cụ thể trong tuần đầu của tháng 5, lúa hè thu trên địa bàn tỉnh An Giang xuất hiện 8 đối tượng gây hại như rầy nâu, chuột, đạo ôn, sâu cuốn lá, lem lép hạt, tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng là 15.388ha
Bên cạnh đó, năm 2017 tình hình dịch bệnh cũng có những diễn biến bất thường, nhất là dịch muỗi hành tăng đột biến Cụ thể, trong tổng số 53.500ha lúa của tỉnh nhiễm dịch hại thì có gần 29.000ha bị nhiễm muỗi hành, với mức gây hại từ trung bình (10 – 20%) đến nặng hơn (trên 21%)
Do số ha lúa bị nhiễm nặng do dịch hại tăng nhiều làm cho năng suất lúa thu được ít, không thể đem những giống lúa đã bị hư hại xay thành gạo Dịch hại ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí sản xuất Sản lượng lúa giảm, thu nhập người nông dân giảm Đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo ra nước ngoài của các doanh nghiệp khi không có đủ nguồn cung
Nguyên nhân làm cho năng suất lúa giảm là do các đối tượng gây hại như rầy nâu, chuột, đạo ôn, sâu cuốn lá, lem lép hạt… thời tiết se lạnh, độ ẩm cao thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại lúa Ngoài các đối tượng gây hại này, do thời tiết nắng mưa xen kẽ nên xuất hiện thêm cả bệnh đạo ôn
Hi nh 9 Bệnh đạo ôn lúa
Dịch muỗi hành cũng là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất lúa của An Giang đạt năng suất thấp, kéo sản lượng sụt giảm mạnh
Các nhân tố thay đổi
Một phần do đồng ruộng của nông dân canh tác lâu năm, kỹ thuật gieo trồng còn đơn giản nên cây lúa rất dễ phát sinh dịch bệnh Người nông dân lúng túng trong việc phòng, trị các loại bệnh mới và thường xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học độc hại Người nông dân còn chủ quan, không quản lý dịch muỗi hành và xảy ra tình trạng diện tích xuống giống giảm
Tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng 15.388 ha và nhiều diện tích lúa hè thu gieo là sạ bị một số đối tượng sâu bệnh gây hại, khả năng diện tích lúa mất trắng, khó tái đầu tư vụ mới Dịch hại làm ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ dẫn đến năng suất lúa giảm, giảm sản lượng lương thực đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân Việc này làm ảnh hưởng đến sản xuất của người dân nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung khi sản lượng là một yếu tố đầu vào quan trọng nhưng lại bị hư hại khá nhiều
2.4.3Tình trạng thời tiết ất thườngth
Thực tế diễn biến thời tiết cho thấy nắng nóng kéo dài, mưa trái mùa, mưa cường độ cao cục bộ ở một số nơi đã gây ảnh hưởng đến diện tích và năng suất cây trồng
Cụ thể, diện tích gieo trồng lúa đông xuân trên cả nước năm 2016 đạt 3,08 triệu ha, giảm 1% so với cùng kỳ năm trước, năng suất bình quân đạt 63 tạ/ha, giảm 5,3%, sản lượng chỉ đạt 19,4 triệu tấn, giảm 6,2% Tính riêng tại miền Bắc, diện tích gieo trồng đạt 1,16 triệu ha (giảm 0,6%), năng suất đạt 62,8 tạ/ha (tăng 1,2%), sản lượng đạt 7,26 triệu tấn (tăng 0,6%) Các tỉnh Miền Nam, diện tích gieo trồng đạt 1.93 triệu ha, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước; năng suất đạt 63 tạ/ha, giảm 8,8% so với cùng kỳ; sản lượng đạt gần 12,2 triệu tấn, giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước Đối với vụ mùa Hè thu 2016, năng suất chỉ đạt 53,9 tạ/ha, bằng 99,3% cùng kỳ Trong khi diện tích chỉ tăng nhẹ (tăng 3,1 nghìn ha, tương ứng tăng 0,1%) nên sản lượng lúa hè thu chỉ đạt 11,34 triệu tấn, giảm 61 nghìn tấn (giảm 0,5%) so với vụ hè thu 2015
HÀM Ý QUẢN TRỊ
Mục tiêu quản trị rủi ro của các công ty sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro và dẫn đến những tổn thất không đáng có Việc đối mặt với rủi ro vừa mang lại nhiều thách thức, vừa mang lại những cơ hội tiềm năng Do đó, mục tiêu của hàm ý quản trị đưa ra giúp các doanh nghiệp có thể nhận diện, phân tích, đo lường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, từ đó tìm kiếm và đưa ra các biện pháp kiểm soát nhằm khắc phục và kiểm soát được các hậu quả của rủi ro nêu trên đối với các doanh nghiệp trong ngành
Mục tiêu cuối cùng hướng đến chính là giảm thiểu tổn thất xuống mức thấp nhất có thể Bên cạnh đó có thể biến những bất lợi từ rủi ro thành cơ hội Và quản trị rủi ro được biết đến như một công cụ để xác định và phân tích những mối đe dọa đến vốn và thu nhập của một công ty, tổ chức nào đó Vì vậy, việc sử dụng tốt các công cụ để quản trị rủi ro sẽ đạt được mục tiêu chiến lược, tạo ra giá trị bằng việc giảm thiểu rủi ro để tối đa hoá lợi nhuận Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên trong việc quản lý, xử lý các rủi ro chính nhằm tối ưu hóa nguồn lực của mình Hơn nữa còn có thể giám sát hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đo lường một cách có hệ thống, giúp công ty, tổ chức đưa ra đường lối đúng đắn, tránh được mức tổn thất lớn nhất có thể.
Hàm ý quản trị
3.2.1.Hàm ý quản trị rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào
Các cấp địa phương nên tiến hành thu hồi kịp thời và nhiều nhất có thể giống lúa đã được tung ra thị trường Đồng thời, thông báo và đưa tin về giống lúa kém chất lượng để người dân có thể tạm ngưng việc sản xuất và báo lên cấp quản lý nhanh nhất
Với những giống lúa đã được đưa vào trồng trọt và sản xuất thì cần kiểm tra lại chất lượng và độ an toàn về thực phẩm, tránh ảnh hưởng đến công sức của người lao động và sức khỏe của người tiêu dùng
Nhà nước nên có hỗ trợ phần bù về kinh phí và tổn thất cho người dân Đồng thời tiến hành truy xét và bắt giữ công ty đã lừa đảo tung ra nguyên liệu giống lúa kém chất lượng
Né tránh, phòng ngừa rủi ro Để quản lý rủi ro cũng như ngăn ngừa sự kiện như giống lúa Thiên Đàng, các cơ quan quản lý nên có các kế hoạch phòng ngừa cho những yếu tố gây có thể xảy ra, đề phòng và có phương án cho những trường hợp không mong đợi Về phía các cá nhân và tổ chức nuôi trồng lúa, nên nghiên cứu và tìm hiểu kĩ các thông tin của các nhà buôn, doanh nghiệp, các giống lúa để tránh trường hợp bị lừa đảo và thiệt hại về tài sản lẫn sức lao động Đề xuất các địa phương chỉ đạo ngành chuyên môn tang cuơng kiêm tra, ki p thơi phat hiẹn va xư ly nghiem cac tô chưc, ca nhan co hanh vi san xu - kinh doanh ât giông lua khong ro nguôn gôc, xuât xư để có biện pháp xử ly
Tăng cường công tác quản lý việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa Thiên Đàng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật, góp phần bảo vệ quyền lợi cho người dân sử dụng giống lúa trong việc sản xuất trên địa bàn.
3.2.2.Hàm ý quản trị rủi ro chất lượng sản phẩm
Công ty Lương thực Ninh Thuận đã lên tiếng biện bạch rằng lãnh đạo công ty đã không biết về vấn đề 100 tấn gạo mà họ phát cho dân là gạo mốc, hỏng Cho nên, khi địa phương phản ánh thì Công ty Lương thực Ninh Thuận mới phát hiện và tổ chức thu hồi
Bên cạnh đó, Tổng Công ty Lương thực miền Nam cũng kết hợp chỉ đạo cho nhân viên phải kiểm tra lại toàn bộ số lượng gạo đã phân phát, xác định số gạo chất lượng không đạt phải thu hồi về hết 100% Nếu cần thiết thì huy động xe chở gạo từ trong miền Nam ra đó thay vào số gạo bị hư để đổi lại cho dân
Mặt khác, tiến hành điều tra và truy tố 5 bị can ở Công ty Lương thực Ninh Thuận liên quan việc cấp gạo kém chất lượng cho dân Gồm: Hoàng Trang Thanh, nguyên giám đốc; Diệp Ái Nhứt, nguyên phó giám đốc; Châu Kim Cường, nguyên phó phòng kinh doanh; Ðặng Cao Tiên và Nguyễn Ðức Vinh, nguyên là thủ kho
Né tránh, phòng ngừa rủi ro
Những biện pháp như cách chức, đình chỉ, cảnh cáo… được áp dụng cũng chỉ là đối phó Vấn đề quan trọng là điều tiết lương thực dự trữ và một phương pháp bảo quản chất lượng lương thực hiện đại Làm được điều này cũng chính là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cho đất nước Đầu tiên, vấn đề điều tiết lương thực dự trữ, ở trường hợp này là điều tiết gạo dự trữ Nên có phương án kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo lưu thông đối với hàng hóa thiết yếu như gạo trong các trường hợp cấp thiết như thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp ở các địa phương Bên cạnh đó, trong thời gian 3 4 tháng chưa sử dụng nên - có sự điều tiết lương thực, tức là thay số lương thực hiện tại thành số lượng gạo mới để tránh các trường hợp như vi khuẩn sinh sôi và dẫn đến việc gạo bị mốc, hư hỏng
Về vấn đề tìm kiếm phương pháp bảo quản lương thực hiện đại Để tránh xảy ra các việc như gạo mốc, hư hỏng nhanh thì các doanh nghiệp sản xuất lương thực, đặc biệt là gạo, nên tiến hành nâng cấp kho cho phù hợp với thời tiết và khí hậu của từng vùng Hiện nay có thể sử dụng kho Silo bởi đây là kho hoàn chỉnh nhất hiện nay Ngoài những trang bị như kho cơ giới, trong kho còn được trang bị các phương tiện để thực hiện các phương pháp bảo quản lạnh, thoáng, kín Hầu hết các công việc trong kho đều được tự động hóa Từ đó, giảm thiểu được tình trạng sinh trưởng của các loại vi khuẩn, nấm mốc
Hi nh 11 Hệ thống kho Silo
3.2.3.Hàm ý quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
Công ty cần giải tỏa lượng gạo hàng hoá chất tại các cảng Hàm ý này nhằm tạo điều kiện cho công ty khai tiếp những đơn hàng còn đang khai dở dang và cho thông quan hết toàn bộ số lượng gạo hàng hoá đã nằm trên cảng trong thời gian sớm nhất có thể Việc giải tỏa một phần hàng hóa, đem gạo về kho để bảo quản cũng giúp công ty tránh thiệt hại về các chi phí lưu kho, lưu bãi
Nếu có thể, doanh nghiệp nên phối hợp với các cảng để nắm bắt số lượng container tồn bãi của công ty và tiến hành các thủ tục nghiệp vụ hải quan để thông quan
Trong trường hợp, container đã chở tới cảng mà không được xuất thì công ty cần có biện pháp bảo quản gạo cẩn thận, hạn chế hư hại Nếu nhận thấy thời gian tồn hàng còn dài thì nên chở về kho để bảo quản Và để tránh mất nhiều chi phí khi vận chuyển gạo trong trường hợp này, công ty có thể xem xét đầu tư xây dựng kho bảo quản gần nơi cảng xuất khẩu để tiện vận chuyển, cũng như xử lý không chỉ cho trường hợp trên mà còn phòng ngừa cho những rủi ro khác xảy ra khi gạo đến cảng cần được bảo quản
Ngoài ra, công ty nên thực hiện bán lượng gạo tồn đọng để tránh việc hàng bị giảm chất lượng do thời gian kéo dài Có thể nhập lượng hàng mới khi cần thiết Bên cạnh đó, kiến nghị cơ quan xem xét miễn giảm thuế, giảm lãi suất ngân hàng để giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn này, tạo điều kiện cho công ty tiếp tục thực hiện các hợp đồng bao tiêu lúa gạo với nông dân
Né tránh, phòng ngừa rủi ro
Công ty cần thuê chuyên gia tư vấn hoặc nhóm người có chuyên môn tính toán kỹ càng, xem xét trước những rủi ro có thể xảy ra Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận diện và đưa ra những biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa trước khi thực hiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng và né tránh được các rủi ro xảy ra nếu có thể.