tiểu luận đề bài các điều kiện để việc nuôi con nuôiđược coi là hợp pháp

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận đề bài các điều kiện để việc nuôi con nuôiđược coi là hợp pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm con nuôiKhái niệm về con nuôi có thể được xem xét dưới 2 góc độ: góc độ xã hội và góc độ pháp lý.Con nuôi có thể được hiểu là con trai hoặc con gái không phải do vợ, chồng tron

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA BÀI TẬP NHÓM

Trang 3

II Các điều kiện để việc nuôi con được coi là hợp pháp 4

1 Điều kiện chung về việc nhận nuôi con nuôi 4

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Gia đình theo quy định của pháp luật được xây dựng trên cơ sở 3 mối quan hệ chính, đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng Thực tế cho thấy rằng, việc nuôi con nuôi đã xuất hiện từ rất lâu và mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc Đây cũng là một quan hệ xã hội đặc biệt Tuy nhiên, để nhận nuôi con nuôi thì cần phải đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục Hiện nay, có khá nhiều người muốn nhận trẻ làm con nuôi nhưng không biết về điều kiện và thủ tục cần làm để có thể nhận một đứa trẻ làm con nuôi của mình Vậy nên để giải đáp thắc mắc về vấn đề trên, nhóm 01 sẽ thông qua bài tập nhóm:

để phân tích và làm rõ B NỘI DUNG

I Khái quát về con nuôi và việc nhận nuôi con nuôi 1 Con nuôi

1.1 Khái niệm con nuôi

Khái niệm về con nuôi có thể được xem xét dưới 2 góc độ: góc độ xã hội và góc độ pháp lý.

Con nuôi có thể được hiểu là con trai hoặc con gái không phải do vợ, chồng trong một gia đình sinh ra, không có quan hệ huyết thống trực hệ mà do con của người khác sinh ra, được một người hay hai vợ chồng nhận về nuôi dưỡng, chăm sóc và coi con nuôi như con đẻ của mình.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật nuôi con nuôi năm 2010: “Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký” Vì vậy, con nuôi có thể được hiểu là người được cha mẹ nuôi nhận làm con nuôi, không có huyết thống trực hệ, trông nom, chăm sóc,

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

nuôi dưỡng, giáo dục theo quy định của pháp luật 1.2 Quyền lợi của con nuôi so với con đẻ

Việc nuôi con nuôi được đăng ký làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi Quyền và trách nhiệm làm cha mẹ được chuyển giao một cách hợp pháp từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi 2010, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan”.

* Quyền của người được nhận làm con nuôi với cha, mẹ nuôi và các thành viên khác của gia đình cha, mẹ nuôi:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật Nuôi con nuôi 2010:

“Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

- Thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con;

- Chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội….v.v Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình…v.v.

Quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ, mẹ đẻ của người nhận nuôi;

Trang 6

- Quan hệ giữa con nuôi với các con đẻ của người nhận nuôi;

- Quan hệ giữa con nuôi với những người anh, chị, em ruột của cha nuôi, mẹ nuôi…v.v.

* Quyền được thay đổi một số nội dung về quyền nhân thân trong giấy khai sinh:

Căn cứ theo các khoản 2, 3 Đièu 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định: “Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó”

Theo quy định trên, việc nhận nuôi con nuôi không đương nhiên làm thay đổi họ, tên của người được nhận làm con nuôi theo họ của người nhận nuôi Cha, mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi Tuy nhiên, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó Trường hợp, con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên của mình, thì con nuôi mang họ, tên cũ Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất năng lực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi.

Đối với trẻ em được nhận nuôi là trẻ em bị bỏ rơi thì dân tộc được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

Ví dụ: nếu cha mẹ nuôi là dân tộc Kinh thì con nuôi cũng là dân tộc Kinh 2 Việc nhận nuôi con nuôi

2.1 Mục đích nuôi con nuôi

Điều 2 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về mục đích của việc nuôi con nuôi là: “Nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” Như vậy, việc nuôi con nuôi dựa trên mục đích chính là để xác lập mối quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững

Trang 7

nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhận nuôi và người nhận nuôi dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng của các bên Cần lưu ý rằng hiện nay việc nuôi con nuôi phải dựa trên việc các chủ thể nhận nuôi con nuôi phải mang đến cho đứa trẻ một gia đình, để cho đứa trẻ được sống trong một môi trường gia đình với bầu không khí yêu thương, tình cảm Và, trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc nuôi con nuôi trên thực tế xảy ra khá phức tạp, việc quán triệt mục đích của việc nuôi con nuôi được pháp luật ngày càng quan tâm hơn.

Do đó, việc nhận nuôi con nuôi của các chủ thể đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, tình yêu thương, tinh thần, trách nhiệm và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người Việc các chủ thể nhận nuôi con nuôi đã trở thành một biện pháp tích cực giúp đỡ trẻ em không nơi nương tựa có mái ấm gia đình, được chăm sóc và phát triển trong điều kiện tốt nhất Không những thế, việc nuôi con nuôi còn giảm được gánh nặng về tài chính, kinh tế cho Nhà nước ta trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

2.2 Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi

Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi là bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội và bảo đảm cho người nhận nuôi con nuôi được quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng khi già yếu, ốm đau, tàn tật Tạo dựng các mối quan hệ nhằm gắn kết và phát triển xã hội.

II Các điều kiện để việc nuôi con được coi là hợp pháp 1 Điều kiện chung về việc nhận nuôi con nuôi 1.1 Các điều kiện với người được nhận nuôi

Theo Điều 2, Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về mục đích nuôi con nuôi: “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình” Có thể thấy, lợi ích

Trang 8

của người được nhận làm con nuôi luôn được đề cao nhưng theo nguyên tắc của luật này thì lợi ích hợp pháp của người nhận con nuôi và người được nhận nuôi cần phải có sự bình đẳng cho đôi bên Vậy nên việc đưa ra một số điều kiện cho người được nhận làm con nuôi là cần thiết bởi lẽ quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi phải

bảo các điều kiện mà luật đưa ra để phát triển mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi nhằm duy trì lợi ích đôi bên, tránh gây thiệt hại về mặt tinh thần, tài sản hay sức khoẻ, tính mạng cho người nhận nuôi và bảo vệ tối đa quyền lợi của người được nhận nuôi:

Theo quan

điểm pháp lý của Việt Nam, trẻ em là người được ghi nhận là dưới 16 tuổi Đây là độ tuổi con người chưa hoàn thiện cả về mặt nhận thức, thể chất lẫn tinh thần Việc nhận nuôi, bảo vệ và uốn nắn một đứa trẻ dưới 16 tuổi để chúng lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt, từ đó phát triển theo hướng toàn diện là cần thiết cho người được nhận nuôi nếu không được sinh ra ở một môi trường lành mạnh Mặt khác, do trẻ em trong giai đoạn này đang trải qua quá trình biến đổi về mặt tình cảm cho nên điều này cũng giúp tạo dựng các mối quan hệ giữa người với người, tạo thành một sợi dây liên kết trong xã hội từ quan hệ gắn bó giữa cha mẹ nuôi và con nuôi Ngoài ra, đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên, theo khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 cho rằng ở thời điểm này, trẻ đã đủ nhận thức và ý chí của trẻ phải được tôn trọng cũng như chỉ được nhận nuôi khi người được nhận nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên đồng ý việc làm con nuôi.

Sở dĩ có thứ tự ưu tiên này đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là vì

Trang 9

khi đã bước vào độ tuổi này, con người thường đã định hình được gần như đầy đủ về các mặt tâm, sinh lý Quy định này tạo cho trẻ em điều kiện được sống trong gia đình có mối quan hệ huyết thống hoặc gia đình có quan hệ họ hàng1 Đảm bảo nguyên tắc huyết thống cũng như quyền lợi của người được nhận nuôi.

Như vậy, có thể hiểu theo hướng người đang có vợ hoặc có chồng tự đứng ra nhận con nuôi riêng theo ý chí của mình sẽ không được chấp nhận2 Quy định này nhằm đảm bảo cho trẻ em được nhận nuôi vào trong một gia đình trọn vẹn và có một sự phát triển an toàn về mặt tâm, sinh lý Suy xét các trường hợp có thể xảy ra, nếu một người tự ý nhận con nuôi mà không bàn bạc trước với người còn lại, việc ghét bỏ “con nuôi riêng” của vợ/chồng hoàn toàn có thể xảy ra khiến cho trẻ khó hoà nhập vào môi trường mới hoặc thậm chí là bị người còn lại ghét bỏ, bạo hành trẻ Mặt khác,

còn cho thấy sự hoàn

thiện của luật pháp khi đưa ra điều kiện nhằm đảm bảo rằng đứa trẻ sẽ có một cuộc sống ổn định, tránh trường hợp hai người chung sống như vợ chồng hoặc nhiều người độc thân nhận nuôi một đứa trẻ dẫn đến sự không ổn định về chỗ ở hay điều kiện sống của người được nhận nuôi.

Quy định này được đặt ra nhằm đề cao quyền trẻ em để mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên Việt Nam sẽ được lớn lên trong một môi trường an toàn và đầy đủ các điều kiện cho sự phát triển lành mạnh.

1.2 Các điều kiện với người nhận con nuôi

sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Nguyễn Thúy Hằng (2014),, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trang 10

Theo khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010, nuôi con nuôi được định nghĩa với nội dung cụ thể như sau: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi” Tại Việt Nam, Luật nuôi con nuôi năm 2010 được ban hành đã được áp dụng vào thực tiễn nhằm đảm bảo quyền lợi của trẻ em một cách tốt nhất theo xu hướng trên thế giới, trong số đó có vấn đề nuôi con nuôi và quan hệ pháp luật giữa cha mẹ nuôi – con nuôi Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 bao gồm các điều kiện sau:

, người nhận nuôi con nuôi phải có

(Điểm a khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự trong đó năng lực hành vi dân sự được định nghĩa ở Điều 19 Bộ luật này như sau: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người mất năng lực hành vi dân sự và không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Người nhận nuôi con nuôi phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đảm bảo sự thể hiện ý chí tự nguyện của người đó cũng như khả năng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục con nuôi của cha, mẹ nuôi; thể hiện nhận thức đầy đủ của người nhận nuôi cũng như trách nhiệm của họ trong việc quyết định nhận nuôi con nuôi Đồng thời, trong quá trình nuôi dưỡng, họ cũng có thể đảm bảo cho con nuôi một cuộc sống tốt.

, người nhận nuôi con nuôi phải

(điểm b khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) Đây là một điều kiện vô cùng cần thiết để cha mẹ nuôi có thể đảm đương các nghĩa vụ đối với con nuôi của mình Mục đích của việc này là xác lập quan hệ giữa cha mẹ và con cái đảm bảo cho người được nhận nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội cũng như là chuẩn mực của thời đại Hơn nữa, khi cha mẹ nuôi hơn con nuôi

Trang 11

từ 20 tuổi trở lên cũng vô hình chung tạo ra sự tôn trọng và khả năng nuôi dưỡng giáo dục con cái tốt hơn Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh trường hợp người nhận nuôi con nuôi có mục đích khác (ví dụ như lạm dụng tình dục đối với con nuôi) Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 14 Luật nuôi con nuôi, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, dì, chú, bác nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định về khoảng cách tuổi, giúp cho trẻ em được sống trong môi trường họ hàng thân thích cùng với sự quen thuộc vốn có.

, người nhận nuôi con nuôi phải

(điểm c khoản 10 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) Người nhận nuôi con nuôi nếu muốn nhận con nuôi phải chứng minh được mình có đầy đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở ổn định Đây là điều kiện rất quan trọng bởi người nhận nuôi có sức khỏe thì mới có thể chăm sóc tốt cho con nuôi Bên cạnh đó, để trẻ có thể phát triển bình thường và cảm nhận được tình yêu thương từ việc được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu thì điều kiện về kinh tế và chỗ ở cũng không thể thiếu Tuy nhiên, trong trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận nuôi con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi hoặc cô, dì, chú, bác, cậu ruột nhận cháu làm con nuôi thì điều kiện kinh tế, sức khỏe không cần đặt ra Quy định này nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong vòng tay của người thân cùng huyết thống tạo điều kiện thuận lợi cho một môi trường gia đình mới mà không phải trải qua những điều xa lạ.

1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010) Điều kiện này được đặt ra bởi tư cách đạo đức của bố mẹ nuôi có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em đặc biệt là với trẻ em còn nhỏ, chưa ổn định về khả năng nhận thức Việc xác định tư cách đạo đức để tránh trường hợp cha mẹ nuôi có những hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử đối với con nuôi, xúc phạm làm tổn thương đến người

Trang 12

con nuôi Người nhận nuôi có tư cách đạo đức tốt sẽ đảm bảo cho nuôi con nuôi trong môi trường an toàn, lành mạnh để trẻ em được phát triển tốt nhất về mặt trí tuệ cũng như đạo đức và nhân cách

Bên cạnh những điều kiện để người nhận nuôi có thể nuôi con nuôi theo Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì còn có những trường hợp hạn chế không được nhận nuôi con nuôi theo khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 như sau:

, người nhận nuôi

Theo quy định tại Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy; xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã

Ý chí của người nhận nuôi con nuôi

Người nhận nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó Ý chí, mong

Trang 13

muốn đó của người nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi Mong muốn nguyện vọng ấy sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tôn trọng và thực thi nếu có đối tượng “con nuôi” thích hợp với người nhận nuôi con nuôi Đối với người nhận nuôi con nuôi là người độc thân thì người đó có quyền tự do thể hiện ý chí tự nguyện của mình về việc nuôi con nuôi trong đơn xin này Bên cạnh đó, cặp vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì phải đồng thuận trong việc thể hiện ý chí mong muốn nuôi con nuôi Trong đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ kí của hai vợ chồng với tư cách là cha, mẹ nuôi và con nuôi là con chung của hai vợ chồng.

Theo khoản 3, Điều 21 Luật nuôi con nuôi, ý chí của người nhận nuôi con nuôi phải trên cơ sở tự nguyện, có suy nghĩ kỹ càng trước khi quyết định nhận nuôi con nuôi Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhau nhưng sâu xa nhất vẫn từ nhu cầu muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ như những gia đình khác, nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con cái Nhu cầu ấy có thể xuất phát từ yếu tố tình cảm, từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi con nuôi Tuy nhiên, nếu việc nhận nuôi con nuôi bao gồm những mục đích, ý chí trái đạo đức pháp luật thì sẽ không có giá trị pháp lí Người nhận con nuôi cần có những suy nghĩ kĩ trước khi đi đến quyết định nhận con nuôi Sự quyết định đó dựa trên cơ sợ hoàn toàn tự nguyện, không bị chi phối bởi chủ thể khác.

Ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ

Cha mẹ đẻ cần thể hiện ý chí rõ ràng về việc cho con làm con nuôi, hay nói cách khác, cha mẹ đẻ cần phải xác định rõ việc cho con làm con nuôi dẫn đến chấm dứt hoàn toàn các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ và đứa con ấy.

Theo Điều 21 khoản 1 Luật nuôi con nuôi quy định: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết,

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan