1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam

116 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Quản Lý Nội Bộ Trong Công Ty Cổ Phần Ở Việt Nam
Tác giả Lưu Tiến Ngọc
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2002
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 26,75 MB

Nội dung

Quy định trách nhiệm của Hội đồng quan trị 1.5.4 Đảm bao sự tham gia của người lao động và những người có lợi ích liên quan trong hoạt động quản lý nội bộ 1.5.5 Công khai và minh bạch tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƯU TIEN NGỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TE

HÀ NOI, 2002

Trang 2

1 Tinh cấp thiết của dé tai 1

2 Mục đích nghiên cứu cua luận văn 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Dong gop về mặt khoa học của luận văn 4

6 _ Tên và kết cấu của luận văn 5

Chương 1 Một số van đề lý luận về quan lý nội bộ trong công ty cỗ

phần 6

1.1 Tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp 6

1.2 _ Khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cô phần 9

1.21 Quan ly 10

1.2.2 Céng ty cổ phan 101.2.3 Quản lý nội bộ trong công ty cổ phan 12

1.3 Sự cần thiết của quản lý nội bộ trong công ty cô phần 15

1.3.1 Sự tách biệt giữa sở hữu va quản lý 15 1.3.2 Thông tin không cân xứng 16

1.3.3 Tính linh hoạt trong quá trình quan lý điều hành 16

Trang 3

1.4 Mô hình và cơ cau quản lý nội bộ trong công ty cổ phần

1.4.1 Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cô phần1.4.2 Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cô phần

1.5 Cac nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cô phần

1.5.1 Bảo vệ các quyền của các cô đông1.5.2 Đối xử bình đăng giữa các cô đông1.5.3 Quy định trách nhiệm của Hội đồng quan trị

1.5.4 Đảm bao sự tham gia của người lao động và những người

có lợi ích liên quan trong hoạt động quản lý nội bộ 1.5.5 Công khai và minh bạch trong quản lý nội bộ

1.6 Tác động của pháp luật đối với quan lý nội bộ trong công ty cô phan

Chương 2 Pháp luật Việt nam về quản lý nội bộ trong công ty cỗ

phần

2.1 _ Công ty cổ phan ở Việt nam

2.1.1 Thực trạng về công ty cô phan ở Việt nam2.1.2 Sở hữu trong công ty cô phan

2.1.3 Cơ cấu quản lý trong công ty cô phan

2.2 Pháp luật Việt nam về công ty cô phan và quản lý nội bộ trong công

ty cổ phan 2.2.1 Pháp luật quy định về tổ chức va quản lý nội bộ trong công

ty cô phần2.2.2 Các quy định pháp luật khác liên quan đến quản lý nội bộ

trong công ty cô phần

2.2.3 Điều lệ công ty cô phần

ii

17 17

22

24

24 25 26

27 28

30

33

33 33 37 38

4I

41

42 44

Trang 4

Các quyên của cô đông va đôi xu bình đăng giữa các cô đông

2.3.1 Các quyền của cô đông

2.3.2 Bảo vệ các quyền của cô đông và đối xử bình đẳng giữa các

cô đông2.3.3 Đại hội đồng cô đông, cơ chế pháp lý quan trọng dé các cô

đông thực hiện và bảo vệ các quyên của mình

Hội đồng quản trị2.4.1 Tham quyền của Hội đồng quản trị2.4.2 Đề cử các thành viên Hội đồng quan trị2.4.3 Quy trình ra quyết định của Hội đồng quản trị2.4.4 Trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản tri2.4.5 Chế độ thù lao cho các thành viên Hội đồng quản tri

Giám đốc và các chức danh quản lý cao cấp trong công ty 2.5.1 Tham quyền của Giám đốc và các chức danh quản ly 2.5.2 Bố nhiệm Giám đốc và các chức danh quản lý

2.5.3 Quy trình quản lý điều hành công ty2.5.4 Chế độ thù lao cho Giám đốc và các chức danh quản lý

Ban kiểm soát

2.6.1 Tham quyền của Ban kiểm soát

2.6.2 Thành lập Ban kiểm soát và các điều kiện dé được bổ nhiệm

là thành viên Ban kiêm soát

Tham gia của người lao động và những người có lợi ích liên quan

vào quan lý nội bộ trong công ty cổ phần2.7.1 Quyền của người lao động và người có lợi ích liên quan2.7.2 Cơ chế thực hiện các quyền và khuyến khích người lao

iii

45 45

47

52

55 55 58 59 60 62

63 63

64 65

Trang 5

động và những người có lợi ích liên quan tham gia vào quản

lý nội bộ trong công ty cô phần

2.8 Công khai và minh bạch trong hoạt động quản lý nội bộ trong công

ty cô phần

2.8.1 Phạm vi công khai 2.8.2 Các phương thức công khai

2.8.3 Các tiêu chuẩn công khai

Chương 3 Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam

về công ty cỗ phần và quan lý nội bộ trong công ty cỗ phần

3.1 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty

cô phan và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần3.2 Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty

cô phan và quản lý nội bộ trong công ty cổ phầnKết luận

82

82

83

96

Trang 6

Danh mục các thuật ngữ viết tắt

Luật Doanh Nghiệp (1999)

Luật Doanh nghiệp Tư nhân

Bộ luật Dân sự ngày 28 thang 10 năm 1995

Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994

Luật các tô chức tín dụng ngày 12 thang 12

năm 1997 Luật Công ty ngày 21 tháng 12 năm 1990 và

Luật sửa đôi bổ sung một số điều của Luật

Công ty ngày 22 tháng 6 năm 1994

Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm

1999, thay thế cho Luật Công ty (1990) và

Luật Doanh nghiệp Tư nhân (1990 Luật Doanh nghiệp Tư nhân ngày 21 tháng 12

năm 1990 và Luật sửa đôi bố sung một số điều

của Luật Doanh nghiệp Tư nhân ngày 22 tháng 6 năm 1994

Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt nam ngày 12tháng 11 năm 1996, và Luật sửa đổi bé sungmột số điều của Luật Đầu tư Nước ngoài tai

Việt nam, ngày 9 tháng 6 năm 2000

Luật Phá sản Doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993

Nghị định số 64/2002/NĐ-CP, ngày 19 tháng

6 năm 2002, của Chính Phủ, về việc chuyển

doanh nghiệp nhà nước thành công ty cô phan,thay thế cho Nghị định số 44 (1998)

Nghị định số 44/1998/NĐ-CP, ngày 29 tháng

6 năm 1998, của Chính phủ, về việc chuyềndoanh nghiệp nhà nước thành công ty cô phầnNghị định số 48/1998/NĐ-CP, của Chính phủ,

Vv

Trang 7

tháng 10 năm 2000, của Bộ trưởng Bộ Tài

chính, ban hành chế độ báo cáo tài chính

doanh nghiệp

Quyết định số 139/1999/QD-TTg, ngày 10

tháng 6 năm 1999, của Thủ tướng Chính phủ,

về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị

trường chứng khoán Việt nam

Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg, ngày 28

tháng 6 năm 1999, của Thủ tướng Chính phủ,

ban hành Quy chế bán cổ phan cho nhà đầu tư

nước ngoai

VI

Trang 8

^

Danh mục các bảng và biêu đô

CÁC BIEU Trang

Biểu đồ 1: Công ty cô phan trong mối liên hệ với các yêu tố của môi

trường bên ngoai

Biểu đồ 2: Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Anh, Mỹ,

Đức và Nhật bản 18

Biêu đô 3: Công ty cô phân trong môi quan hệ với các yêu tô bên

ngoài 20

Biểu đồ 4: Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cô phần ở Việt nam

Biểu đồ 5: M6 hình phân chia quyền lực trong công ty cô phần ở Việt 30

nam 39

CÁC BẢNG 40

Bang 1: Một số khác biệt trong mô hình quản ly nội bộ trong công

ty cô phan ở Anh, Mỹ, Đức và Nhật ban

21

VI

Trang 9

Phan mé đầu

1 — Tính cấp thiết của dé tài

Tư tưởng quản lý doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển từ nhiềuthế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trong thực tiễn quản lýcủa các doanh nghiệp Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủnghoảng kinh tế-tài chính mang tính toàn cầu, khu vực hay trong phạm vi của mộtquốc gia Trong số rất nhiều nguyên nhân, thì sự yếu kém trong quản lý doanhnghiệp là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc khủng hoảng nóitrên Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở khu vực Đông A, và Đông Nam A!trong những năm cuối 1990, là một minh chứng cho thấy các thất bại trong quản lýdoanh nghiệp đã làm trầm trọng thêm các khó khăn về kinh tế-tài chính của các

quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ sự yếu kém của hệ thống pháp luật, thiếu các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán đồng

nhất, sự yếu kém của các ngân hàng thương mại, sự yếu kém trong quản lý thịtrường tài chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng quản trị trong các doanhnghiệp, và cuối cùng sự quan tâm chưa đúng mức tới quyên lợi của các cổ đông,nhất là các cô đông thiểu số, người lao động và những người có lợi ích liên quan

trong doanh nghiệp.

Dé khắc phục các yếu kém trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp,nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức dé tổngkết và đúc rút nhiều bài học bồ ích về quan lý nội bộ doanh nghiệp Nhiều mô hình

và nguyên tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp đã được xây dựng, áp dụng,không ngừng được cải tiễn và phát triển dé thích ứng hơn nữa với sự phát triển đadạng của thực tiễn kinh doanh, đang ngày càng được toàn cầu hoá, với sự đan xen

của nhiều nền kinh tế chứa đựng các đặc điểm khác nhau và phát triển ở các trình

độ khác nhau.

! Bao gồm các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Philippin.

1

Trang 10

Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thé giới, Việt nam đangtích cực trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, băng việc tham gia các

điều ước quốc tế, gia nhập các tô chức kinh tế khu vực và quốc tế”, và cam kết tuân

thủ các yêu cầu của hội nhập Việt nam cũng đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế

thị trường, với sự tồn tại và phát triển đồng thời của nhiều thành phần kinh tế với

nhiều loại hình sở hữu khác nhau Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật công ty

(1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) được xem

là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân, khuvực được đánh giá là năng động nhất của nền kinh tế Việt nam hiện nay Sau hơn 2

năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999), có khoảng 35.450 công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cô phần và doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập mới ở

Việt nam, với tổng số vốn đăng ký là 40.580 tỷ đồng *! Con số này thực tế lớn

hơn so với số lượng các doanh nghiệp được thành lập trong 9 năm thực hiện Luật

công ty (1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), chỉ với 30.000 doanh nghiệp.

Hiện tại, ở Việt nam có khoảng 1.100 công ty cổ phan, bao gồm 350 công ty

được thành lập theo Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999), và khoảng

750° công ty được cô phan hoá từ doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44

(1998) nay được thay thé bởi Nghị định số 64 (2002), về việc chuyền doanh nghiệpnhà nước thành công ty cô phan Hiện có 17 công ty cô phan đã niêm yết và có các

giao dich mua bán cô phiếu trên thị trường chứng khoán 7").

Quá trình hội nhập khu vực vả quốc tế đã đặt ra vấn đề cần phải xác lập cácnguyên tắc quản lý nội bộ phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam, đặc

biệt là các công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu và những người

có lợi ích liên quan, sao cho các doanh nghiệp Việt nam có thé xây dựng được nền

tang cần thiết cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mình, đồng thời có thé đápứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập Mặc dù chưa nhiều về số lượng sovới các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề cần phảigiải quyết liên quan đến tô chức và quan lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt

nam.

? Việt nam đã tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1995, và sẽ trở thành

thành viên đầy đủ của AFTA vào năm 2006; Việt nam cũng đã tham gia Diễn đàn Hợp tác Kinh

tế châu Á-Thái bình dương (APEC) từ năm 1998, nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ năm 1996, và đang tích cực thực hiện các cam kết trong lộ trình gia nhập tổ chức này.

Theo sô liệu tong kết về tình hình cổ phan hoá của Ban chi đạo Đổi mới va Phát triển Doanh

nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2

Trang 11

Trước thực tế bức xúc đó, trong khi chưa có một công trình khoa học mang

tầm cỡ quốc gia nào nghiên cứu, đánh giá và phân tích đầy đủ về pháp luật về quản

lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt nam, bản luận văn này đã tập trung vàoviệc nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng quát mô hình, cơ cau và các nguyên tắcquản lý nội bộ trong công ty cô phan, và trình bày một số kiến nghị, dựa trên cácquy định hiện hành của pháp luật Việt nam, với mong muốn có thé đóng góp mộtphan nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty côphan và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

Mục đích chính của bản luận văn là nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng

quát pháp luật về mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty

cô phân ở Việt nam.

Trong quá trình nghiên cứu, bản luận văn có so sánh đối chiếu với thực tiễnquốc tế và khu vực về quan lý nội bộ trong công ty cô phan, qua đó chỉ ra các van

dé cần được điều chỉnh bồ sung trong hệ thống pháp luật Việt nam nhằm tạo mộthành lang pháp lý thuận lợi dé các công ty cổ phan thực hiện tốt hoạt động quản lýnội bộ Điều này không những góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các công ty

đó, đồng thời góp phần cho các công ty dễ dàng hoà nhập với môi trường kinh tếquốc tế trong tương lai không xa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bản luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và phân tích:

Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cô phan, theo quy định của pháp luật

Việt nam;

Các nguyên tắc của quản lý nội bộ trong công ty cô phan, theo quy định của

pháp luật Việt nam;

Trang 12

Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cô phần ở Việt nam, và mối liên hệ giữa

các chủ thê tham gia; vàKiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần va quan

lý nội bộ trong công ty cô phần ở Việt nam

Các vấn đề mà bản luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích dựa trên pháp luật hiện hành cua Việt nam, liên quan đến công ty cô phan và quản ly

nội bộ trong công ty cô phần ở Việt nam

Các van đề nói trên cũng được xem xét trong mối liên hệ với các loại hìnhdoanh nghiệp khác được thành lập theo luật pháp Việt nam, cũng như các thực tiễnquốc tế về quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần, nhằm phục vụ cho các nghiên

cứu, đánh giá và phân tích trong bản luận văn này.

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh gia, bản luận văn đã sử dụng

phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, gắn lý luận về quản lý nội bộtrong doanh nghiệp với các van đề thực tiễn trong hoạt động quản lý nội bộ trongcông ty cô phan ở Việt nam, trình bay các điểm phù hợp và những bat cập của phápluật điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cô phần, trên cơ sở đó đưa

ra một sô kiên nghị vê van đê đang nghiên cứu.

Ngoài ra, bản luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phươngpháp phân tích tông hợp, phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích dựbáo, v.v nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá các van đề nêu

ra trong bản luận văn.

5 Đóng góp về mặt khoa học của luận van

Trang 13

Với các nghiên cứu, phân tích và đánh giá của mình, hy vọng răng bản luận văn sẽ đóng góp một phân nhỏ bé vào việc:

Hệ thống hoá một số van dé lý luận liên quan đến công ty cổ phan và quan

lý nội bộ trong công ty cô phan;

Trình bày tổng quát mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cô phần

ở Việt nam;

Trình bày tổng quát về các quy định của pháp luật về quản lý nội bộ trongcông ty cô phần ở Việt nam; và

Trình bày một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công

ty cô phân và quản lý nội bộ trong công ty cô phân ở Việt nam.

6 Tên và kêt cau của luận văn

Tên của bản luận văn là: “Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cỗ

phân ở Việt nam”.

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, bảnluận văn này được kết câu thành 3 chương chính như sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần

Chương 2 Pháp luật Việt nam về quản lý nội bộ trong công ty cô phan

Chương 3 Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ

phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần

+ +

Quan lý nội bộ trong công ty cô phan là một van đề tông hợp, chứa đựng ratnhiều các vấn đề thuộc phạm vi va đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa họckhác nhau Trong khi đó, việc phân tích và đánh giá pháp luật Việt nam về công ty

cô phan và quản lý nội bộ trong công ty cô phần ở Việt nam trong bối cảnh hiệnnay, yêu cầu bản luận văn phải giải quyết một khối lượng lớn công việc nghiêncứu Mặc dù có nhiều cố gắng va đầu tư nhiều công sức, song vì thời gian có hạn,bản luận văn cũng khó tránh khỏi những hạn chế nhất định Tôi rất mong nhận

5

Trang 14

được các ý kiên nhận xét của các thây cô giáo, các nhà nghiên cứu, bạn bẻ và đông nghiệp đê bản luận văn được hoàn chỉnh hơn, tạo điêu kiện thuận lợi hơn cho tôi trong việc tiêp tục nghiên cứu về vân đê này trong thời gian tới.

Chương 1 |

Một số van dé ly luận về ` quản lý nội bộ

trong công ty cô phần

1.1 Tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp

Tư tưởng quản lý nội bộ doanh nghiệp nói riêng đã được hình thành và phát

triển từ nhiều thế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề khủng hoảng mang tính hệ

thống của các doanh nghiệp Thất bại đầu tiên về quản lý nội bộ doanh nghiệp được

ghi nhận vào năm 1720-21*, đã làm thay đổi tập quán kinh doanh và là tiền đề déxây dựng luật kinh doanh và các thực tiễn kinh doanh tại nước Anh, nhăm bảo vệlợi ích của các nhà đầu tư và xã hội khỏi các thất bại trong quản lý nội bộ doanhnghiệp Van dé đặt ra là pháp luật can phải tạo ra cơ chế dé các cô đông có théthực hiện được các quyền vốn có của minh trong quản lý nội bộ doanh nghiệp

Tuy nhiên, nhận thức mới về quản lý nội bộ doanh nghiệp mới thực sự đượcphát triển sau cuộc khủng hoảng lần thứ hai của hệ thống ngân hàng tại Anh, vàonhững năm 1970, và sự sụp đồ hoàn toàn của hệ thống tiết kiệm và cho vay tại Mỹnhững năm 1980 Ngoài các cuộc khủng hoảng nói trên, thế giới còn được chứngkiến hàng loạt các thất bại trong quản lý nội bộ của các công ty nỗi tiếng trên thế

giới: Vụ Tập đoàn Marwell Group thâu tóm quỹ đầu tư của Tập đoàn Mirror Group; Vụ sụp đồ của Ngân hàng Tín dụng và quốc tế thương mại (Bank of Credit

and Commerce International), và Ngân hang Barings (Barings Bank), v.v Mdimột cuộc khủng hoảng hay thất bai của các công ty, ma lý do chính là do sự thiếu

Năm 1720, các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của Công ty Biển nam (South Sea Company), với mức giá bị tác động rất mạnh bởi lạm phát, và sau đó thì đều bị phá sản khi thị trường tài chính

bị sụp đổ Điều này đã làm cho công chúng không còn tin tưởng vào các công ty kinh doanh Thất bại của Công ty Biển nam đã gây ra các hậu quả nặng nề như một cuộc khủng hoảng tài

chính.

6

Trang 15

năng lực, sự gian lận và lạm dụng quyên lực trong kinh doanh, sau đó đều được đáp ứng bởi các nhân tổ mới của một hệ thong quản lý nội bộ doanh nghiệp mới,

phù hợp hơn với điều kiện kinh doanh

Thông qua quá trình thay đổi và phát triển không ngừng của hệ thống quan

lý nội bộ doanh nghiệp, các quốc gia phát triển đã xây dựng một hệ thống phápluật, quy định, thé chế va nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan quản lý thuộcchính phủ và bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp Hệ thống này cùng các biệnpháp cưỡng chế thi hành có tính hệ thống đã hình thành văn hoá kinh doanh và tínhđặc thù trong hoạt động quản lý nội bộ trong doanh nghiệp, khuyến khích cácdoanh nghiệp phát triển và tự cải thiện chính minh dé tao ra sức hấp dẫn hơn đốivới thị trường lao động và các nguôn tài chính bên ngoài với các điều kiện ưu đãinhất Quá trình thay đổi và phát triển không ngừng của hoạt động quản lý nội bộtrong doanh nghiệp đã được thúc đây cùng với sự tham gia của ngày càng nhiềucác cô đông và những người có lợi ích liên quan vào hoạt động quản lý nội bộtrong doanh nghiệp Quá trình toàn cầu hoá cũng là một yếu tố quan trọng thúc daynhiều công ty tham gia vào thị trường tài chính quốc tế và phải đối mặt với sự cạnhtranh gay gắt hơn, không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế Chính điềunày đã đẫn đến việc tái cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất nhiều công ty với nhau, đồng

thời cũng làm gia tăng vai trò của quản lý nội bộ trong hoạt động của một công ty.

Sự phát triển của kinh tế thế giới luôn tạo ra các tác động bên ngoài đối vớihoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp, và ngược lại chính yêu cầu cần phải tăngcường hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp cũng đã tạo ra nhiều thách thức đốivới quá trình phát triển kinh tế đó Có nhiều ví dụ cụ thể đã minh chứng cho nhậnđịnh này Tại Nga, một phần lớn lợi tức của một công ty dau lửa đã bị một cô đôngchi phối rút (bất hợp pháp), đã làm công ty bị lâm vào tình trạng mắc nợ đối vớicác tổ chức tai chính, người lao động, và thậm chí với cả nhà nước Tại Cộng hoàSéc, hàng nghìn cô đông thiểu số đã mat vốn dau tư, chỉ vì các giao dịch ngầm có

kế hoạch trước, nhằm rút bớt tài sản của công ty, bởi các cô đông chi phối Cuộckhủng hoảng kinh tế-tài chính ở Đông Á và Đông Nam Á cuối những năm 1990, làmột minh chứng cho thấy các khó khăn về kinh tế đã bị các thất bại có tính hệthống của quan lý nội bộ doanh nghiệp làm tram trọng hoá như thé nào, mà nguyênnhân chính của nó xuất phát từ hệ thống luật pháp và các quy định về thể chế yếu

kém, thiêu các tiêu chuân thông nhât vê kiêm toán và kê toán, sự yêu kém trong

7

Trang 16

hoạt động của các ngân hàng thương mại, sự quản lý lỏng lẻo với thị trường tai

chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp, và

sự thiếu quan tâm đúng mức tới quyền lợi của các cô đông thiéu sé

Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở Đông Á và Đông Nam Á cuối nhữngnăm 1990, cũng là một thực tế sống động cho thấy tầm quan trọng của các nguyêntắc công khai, minh bạch và tính trách nhiệm được thể hiện trong quản lý nội bộdoanh nghiệp, trong việc gây dựng lòng tin đối với các nhà đầu tư nói riêng và đốivới các hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế nói chung Đồng thời, nó cũngchỉ ra rằng quản lý nội bộ doanh nghiệp có một tầm quan trọng đặc biệt, không chỉđối với việc bảo vệ các lợi ích của các nhà đầu tư, mà còn giúp làm giảm bớt cácrủi ro mang tính hệ thống của một nền kinh tế và đảm bảo sự 6n định của tình hìnhtài chính của một quốc gia Một hệ thống quản lý nội bộ doanh nghiệp tốt thườnggan kết với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Gần đây, sự kiện Tậpđoàn năng lượng Enron của Mỹ bị tuyên bố phá sản, càng khăng định thêm tầmquan trọng của các nguyên tắc nói trên Quản jý nội bộ doanh nghiệp liên quan

chặt chẽ tới các cơ chế nội tại của các doanh nghiệp, mà nhờ nó các doanh nghiệp

có thể hoạt động và kiểm soát được các hoạt động của chính mình Trong khi tráchnhiệm xây dựng và phát triển các nguyên tắc của quản lý nội bộ doanh nghiệpthuộc về các doanh nghiệp, thi Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong việc hình

thành và phát triển các môi trường thể chế và pháp luật, là môi trường can thiết để

xây dựng và phát triển các nguyên tắc của quản lý nội bộ doanh nghiệp

Xét cho cùng, các vấn đề của quản lý nội bộ trong doanh nghiệp phát sinh

do sự tách biệt quyền sở hữu khỏi quyền quản lý và kiểm soát trong các doanh

nghiệp hiện đại Khi các nhà quản lý (làm công, ăn lương) điều hành công ty nhândanh các cô đông, họ có thé hoạt động mà không vì các lợi ích cao nhất của các côđông, và thậm chí cũng không vì các lợi ích của chính doanh nghiệp, mà theo đuôi

các mục đích riêng của họ Bên cạnh đó, các vấn đề của quản lý nội bộ trong doanh

nghiệp cũng nảy sinh giữa các cô đông chi phối và các cổ đông thiểu số trong một

doanh nghiệp, giữa các cô đông va các chủ nợ, và giữa các cô đông chi phối với

người lao động và những người có lợi ích liên quan khác (ví dụ: các tổ chức tài

chính, ngân hàng, các nhà cung cấp, v.v ) Một hệ thống quản lý nội bộ doanh

Trang 17

nghiệp tot cân phải có các cơ chê cân thiệt đê bảo vệ các cô đông, và điêu hoa, cân

bằng các lợi ích trong công ty và giữa công ty với bên ngoài.

Cho đến nay, trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu đã được thựchiện, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật và các nguyên tắc quản lýnội bộ doanh nghiệp Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp vớithực tiễn quản lý nội bộ doanh nghiệp, nhiều tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia

đã xây dựng được các nguyên tắc cơ bản làm câm nang cho hoạt động quản lý nội

bộ doanh nghiệp Xét trên phương diện quốc gia, hiện tại có hai hệ thống tư tưởng

về quản lý nội bộ doanh nghiệp tiêu biểu là: Hệ thống Anglo-Saxon, mà đại diện

tiêu biểu là các nguyên tắc quản lý nội bộ áp dụng tại Anh và Mỹ, và Hệ thống

Continental (lục địa), mà đại diện tiêu biểu là các nguyên tắc quản lý nội bộ ápdụng tại Đức, Pháp và Nhật bản Tại các nước nói trên, các £ực tiễn quan ly nội bộdoanh nghiệp đã được đúc kết và không ngừng phát triển, là các chuan mực cho

các doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động của mình Xét trên phương diện quốc tế,

hiện tại các nguyên tắc cơ bản về quan lý nội bộ doanh nghiệp, được nhiều tổ chứcquốc tế xây dựng và phát triển Trong số đó, các nguyên tắc quản lý nội bộ doanhnghiệp do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)° xây dựng và phát triểnđang được áp dụng rộng rãi tại các nước thành viên và khuyến khích áp dụng chocác nước khác, với sự hậu thuẫn của Ngân hàng Thế giới (WB)

Tại Việt nam tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp đã được xác lập vàghi nhận lần đầu tiên trong Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp Tư nhân(1990) Các tư tưởng về quản lý nội bộ doanh nghiệp được tiếp tục kế thừa và pháttriển ở một cấp độ mới, trong Luật Doanh nghiệp (1999)

1.2 Khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cổ phan

5 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế được thành lập vào năm 1961, ban đầu gồm các các quốc

gia thành viên sau: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lap, Iceland, Ireland, Italia,

Luxembourg, Ha Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuy Dién, Thuy Sỹ, Thỏ Nhĩ Ky,

Anh và Mỹ Các quốc gia được tiếp nhận sau bao gồm: Nhật Bán (1964), Phân Lan (1969),

Australia (1971), Newzealand (1973), México (1994), Cộng hoà Séc (1995), Hungary (1996),

Ba Lan (1996), và Hàn Quốc (1996).

9

Trang 18

Dé nghiên cứu pháp luật về quan lý nội bộ trong công ty cô phần ở Việtnam, trước hết cần làm rõ khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cô phan.

1.2.1 Quan lý

Quan lý tiếng Anh là Management vừa có nghĩa là quản lý, vừa có nghĩa làquản trị, nhưng được dùng chủ yếu với nghĩa quản lý trong doanh nghiệp Ngoài ratiếng Anh còn có hai thuật ngữ nữa: Governance va Administration, cũng có nghĩa

là quản lý và quản trị, được dùng chủ yếu với nghĩa là quản trị hay cai quản Thuậtngữ Administration còn được dùng phổ biến với nghĩa là quản lý, song nghiêng vềnghĩa quan lý hành chính trong các cơ quan công quyên

Tiếng Pháp cũng có hai từ tương đương: Gestion (tương đương vớiManagement của tiếng Anh) được dùng nhiều với nghĩa quản lý trong doanh

nghiệp, còn Administration (tương đương với từ Administration trong tiếng Anh), được dùng nhiều với nghĩa quản trị hay cai quản các hoạt động hành chính trong

các cơ quan công quyên.

Như vậy có thé coi quan jý là thuật ngữ dùng dé chỉ hoạt động điều khiển

của các chủ thê được sử dụng trong nội bộ tô chức hay nhóm của mình, còn quản

trị hay cai quản là thuật ngữ được dùng dé chỉ việc điều khiển của Nhà nước đốivới các nhóm hay tô chức bị cai quản Quản lý kinh tế là cách thức Nha nước tiếnhành quan lý các hoạt động kinh tế của đất nước, còn quản 1 doanh nghiệp là cáchthức mà các chủ thé quản lý tiến hành việc quản lý trong doanh nghiệp

1.2.2 Công ty cỗ phần

Theo Luật Doanh nghiệp (1999) '* °°"), công ty cổ phần là doanh nghiệp

trong đó:

Von điêu lệ được chia thành nhiêu phân băng nhau gọi là cô phân.

Các cô đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản

khác của doanh nghiệp trong phạm vi sô von đã góp vào doanh nghiệp.

Các cô đông có quyên chuyên nhượng cô phân của mình cho người khác.

10

Trang 19

Các cô đông có thé là các tô chức, cá nhân Số lượng cô đông tối thiêu là ba (03) và không hạn chế về số lượng tối đa.

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng

Công ty cô phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh.

Như vậy, công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt nam, có đầy đủ

Án (5).

các đặc điểm dưới đây của công ty đối vốn |:

Công ty cổ phan có tu cách pháp nhân, có chức năng kinh doanh, có quyền

ở hữu với tài san của công ty Vì vậy, trong công ty cô phần có sự phân biệt

rất rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản của các cô đông trong công ty.Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt các công ty đối nhân và công ty đối

vôn.

So với các loại hình công ty đối vốn khác, ví dụ như công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty cổ phan là loại công ty có tính tô chức, tính xã hội cao vềvốn cũng như về hoạt động của nó hay nói cách khác là loại công ty có tinh

da sở hữu rat cao Đặc điểm này đã cho phép công ty cô phần có khả năngthu hút được lượng vốn lớn từ nhiều cổ đông khác nhau

Vốn điều lệ được chia thành các phần bang nhau là cỗ phần và được thê hiệndưới hình thức cô phiếu Day là đặc trưng co bản của công ty cô phan

Trong quá trình hoạt động, công ty cô phần được quyền phát hành chứngkhoán để huy động vốn làm tăng vốn điều lệ của công ty Những người mua

cô phiếu trở thành các cô đông của công ty, có quyền sở hữu với cổ phiếu và

có quyền chuyên nhượng cô phiếu trên thị trường chứng khoán Chính đặctrưng này của công ty cổ phan đã thúc day sự ra đời của thị trường chứng

khoán.

Công ty cô phần thường có số lượng thành viên đông hơn so với các loạihình công ty khác Các cô đông không nhất thiết phải là những người quenbiết Bất kỳ ai có đủ các điều kiện luật định đều có thé mua cô phiếu dé trởthành cổ đông của công ty cổ phan

® Kinh doanh là việc thực hiện một, một 36 hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản

xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

11

Trang 20

Việc thành lập và điều hành công ty cô phần phức tạp hơn nhiều so với công

ty trách nhiệm hữu hạn Tính phức tạp này bắt nguồn từ đặc trưng của công

ty cô phan là: được phát hành chứng khoán dé tăng vốn điều lệ hay vốn hoạtđộng, và có số lượng cổ đông lớn

Công ty cô phần chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật.

Công ty cô phần là dạng công ty đối vốn điền hình Tính đa sở hữu trong các

công ty cô phần, cho phép các công ty đối vốn có khả năng thu hút được lượng vốn

lớn hơn gấp nhiều lần so với các công ty khác Tính đa sở hữu cùng với một sốlượng lớn các cô đông, là một trong những tiền dé của sự tách biệt giữa sở hữu vàquản lý điều hành công ty Theo đó, việc quản lý điều hành các hoạt động hàng

ngày của công ty được uỷ quyền cho bộ máy quản lý, đưới sự giám sát của các cô

các chủ sở hữu chứ không phải ai khác, trực tiếp thực hiện quyền quản lý điều hành

các hoạt động hàng ngày của công ty.

1.2.3 Quản lý nội bộ trong công ty cổ phan

Hiện tại, có khá nhiều cách tiếp cận khác nhau đến khái niệm về quản lý nội

bộ trong công ty cổ phan Vì vậy, cách tốt nhất dé tiếp cận khái niệm này, cho mụcđích của bản luận văn này, là trình bày một số khái niệm hiện hành về quản lý nội

bộ trong công ty cô phần, hơn là chỉ trình bày duy nhất một khái niệm, qua đó cóthé có cách nhìn tổng quát nhất về khái niệm quản lý nội bộ trong công ty cô phan

Theo Té chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), guản lý nội bộ công ty(Internal corporate governance) là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý

mà theo đó các công ty được quản lý Cơ câu quản lý nội bộ trong công ty xác định

rõ việc phân chia các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác nhau trong công ty,

giữa các cô đông, Hội đông quan tri, các chức danh quản lý, và những người có lợi

12

Trang 21

ích liên quan, va định ra các quy chê, trình tự va thủ tục ra các quyêt định về các

vân đê của công ty Băng cách này, quản lý nội bộ công ty cho phép tạo ra một cơ

câu mà qua đó, các mục tiêu của công ty được xác lập, tạo ra các phương tiện đê

đạt được các mục tiêu đó và đê giám sát việc thực hiện BH,

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), quan lý nội bộ công ty được coi là một hệthống kết hợp các yếu tô luật pháp, thé chế và thông lệ quản lý của các công ty, nócho phép các công ty có thé thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạtđộng một cách có hiệu quả, và nhờ đó, tạo ra các giá trị kinh tế lâu đài cho các côđông, trong khi vẫn tôn trọng các quyền lợi của những người có lợi ích liên quan vàcủa xã hội Đặc điểm cơ bản nhất của một hệ thống quản lý nội bộ công ty là: Tínhminh bạch (công khai các thông tin về tài chính, kinh doanh, và quá trình giám sátkiêm soát nội bộ đối với hoạt động quản lý); Bảo đảm thực thi các quyền của tat cả

các cô đông; Các thành viên Hội đồng quản tri có thé hoàn toàn độc lập trong việc

thông qua các quyết định, phê chuẩn các kế hoạch kinh doanh và các chiến lược

của công ty, trong việc tuyên dụng người quản lý, trong việc giám sát về tính trung

thực và hiệu quả quản lý, trong việc thay thế người quản lý công ty, khi cần thiết

[20]

Theo Ngân hang Phát triển Chau A (ADB) quán lý nội bộ công ty bao gồmmột hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa các cô đông, các chức danh

quản lý, các chủ nợ, chính phủ và những người có lợi ích liên quan khác (quy định

các quyền và nghĩa vụ tương ứng của các chủ thé), và một hệ thống các cơ chế déđảm bảo cho các quy chế nói trên được thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp

[27]

Theo Công ty Standard & Poor (Mỹ), quan lý nội bộ công ty có thé đượcnhìn nhận như cách thức mà một công ty có thể tự quản lý, đảm bảo đối xử côngbang và bình đăng với tat cả các cổ đông và những người có lợi ích liên quan cóquan hệ tài chính với công ty Nói tới quản lý nội bộ công ty là muốn nói tới hệthống các quy định và các thể chế mà thông qua đó các cổ đông có thé kiểm soát vàgây các ảnh hưởng của mình đối với bộ máy quản lý của công ty (Hội đồng quản trị

và Giám đốc công ty) nham tối đa hoá khả năng sinh lời cho công ty và làm gia

tăng giá tri của công ty.

13

Trang 22

Từ các khái niệm trên, có thé hiểu chung về quan lý nội bộ trong công ty cổphan là hệ thống các cơ chế mà theo đó các công ty được quản lý, thông qua việc tổchức điều hành nội bộ trong công ty, mà trong đó: các quyên và nghĩa vụ của cácchủ thé quản lý, như các cô đông, Hội đồng quản trị, Giám doc, người lao động, vànhững người có lợi ích liên quan, được phân định rõ ràng; và theo đó: các quy chế,trình tự và thủ tục dé ra các quyết định về các vấn dé của công ty, và dé các chủthể quản lý thực hiện tốt các quyên và nghĩa vụ của mình, được xây dựng, thựchiện, và giám sát một cách công khai, công bằng và gắn liền với trách nhiệm củachủ thể quản lý.

Với cách hiểu như trên, quản lý nội bộ trong công ty cổ phần:

Là một hệ thống các cơ chế mà theo đó công ty được quản lý chặt chẽ.

Xác định rõ việc phân chia các quyền và nghĩa vụ của các chủ thê tham giavào quản lý nội bộ công ty, như các cô đông, Hội đồng quản trị, các chức

danh quản lý, người lao động, và người có lợi ích liên quan.

Định ra các quy chế, trình tự và thủ tục ra các quyết định về các vấn đề củacông ty, và tao cơ chế dé các chủ thé quản lý có thể thực hiện được cácquyền và nghĩa vụ của mình

Định ra các phương tiện dé đạt được các mục tiêu mà công ty đề ra và đểgiám sát quá trình thực hiện, dựa trên các nguyên tắc: bình đăng, công khai,

và trách nhiệm.

Công ty cô phan là một chủ thé kinh doanh Sự tồn tại và phát triển của nóphải gan liền với sự tồn tại và phát triển của các yếu t6 khách quan bên ngoài Vivậy, khi xem xét van dé quản lý nội bộ trong công ty cổ phan, cần phải gắn nó vớicác điều kiện của môi trường xung quanh tác động tới hoạt động của công ty, như

cơ cấu thị trường, hệ thống pháp luật, truyền thống, văn hoá và các gia trị xã hội

khác nhau Quản lý nội bộ giúp cho các công ty cô phần không chỉ tạo ra được các

lợi ích lâu dài cho các cô đông, mà còn cân băng các lợi ích đó với các lợi ích của

14

Trang 23

người lao động, người có lợi ích liên quan (ví dụ: hệ thống tài chính, ngân hàng, nhà cung cấp, v.v ) và lợi ích chung của xã hội, qua đó giúp cho công ty có thể tồn

tại và phát triển một cách lâu dai và bền vững

1.3 Sự cần thiết của quản lý nội bộ trong công ty cổ phần

Sự cần thiết của quản lý nội bộ công ty nảy sinh trong bất kỳ công ty nào mà

ở đó người sở hữu vốn không quản lý trực tiếp công ty hoặc khi công ty phụ thuộcvào nguồn tài chính bên ngoài; Quản lý nội bộ trong công ty cô phan trở nên thiếtyếu vì những đặc tính cơ cấu của các công ty này như sau:

1.3.1 Sự tách biệt giữa sở hữu và quản lý

Khi các cô đông của một công ty không tự điều hành công ty mà giao chứcnăng này cho những bộ máy quản lý, lúc đó có sự tách biệt giữa quyền sở hữu vàviệc điều hành công ty Người quan ly được các cô đông chỉ định nam quyền kiêm

soát hoạt động hàng ngày cua công ty Nhưng những người quản ly không gánh

chịu những rủi ro tài chính cuối cùng nếu công ty bị thua lỗ hoặc có quyền hưởngphan lợi nhuận khi công ty có lãi Những rủi ro và lợi nhuận thuộc về các cô đông

với tư cách là các nhà đầu tư Có một mỗi nguy hiểm là bộ máy quản lý có thể điều

hành công ty vì lợi ích của riêng họ chứ không phải vì lợi ích của cô đông và của

công ty Những yếu tố động viên liên quan đến hoạt động cho bộ máy quản lý (ví dụ: chế độ thù lao, v.v ) có thể giúp xoá bỏ vấn đề này nhưng chúng không thể giải quyết vấn đề này một cách triệt đề.

Quản lý nội bộ trong công ty giải quyết vấn đề này bằng việc quy địnhngười quan lý phải chịu trách nhiệm trước các cô đông, thông qua Hội đồng quản

7 Vận dé quản lý nội bộ công ty không nảy sinh trong một công ty mà ở đó người sở hữu tự vận

hành công ty trực tiếp và hoàn toàn phụ thuộc vào số vốn của chính mình dé tài trợ cho hoạt động của công ty, như trong trường hợp của một công ty nhỏ do gia đình sở hữu va quản lý.

Nhưng khi một công ty, ngay cả khi do người sở hữu quản lý trực tiếp, huy động các nguồn von

từ bên ngoài như vay vôn ngân hàng, thì vân dé quản lý nội bộ công ty nảy sinh vì ngân hàng cho vay cần đảm bảo rằng công ty được điều hành thành công để có thê thanh toán nợ vay.

15

Trang 24

trị, và băng việc đảm bảo và tăng cường quyên của các cô đông trong việc lựa chọn

mô hình quản lý nội bộ cho công ty theo hướng mà các cô đông mong muốn

1.3.2 Thông tin không cân xứng

Người quản lý tham gia vào hoạt động hàng ngày của một công ty, và vì vậy

có nhiều thông tin hơn về trạng thái và tình hình hoạt động của công ty so với các

cô đông Sự không cân xứng về số lượng và chất lượng của thông tin về công ty mà

người quản lý và các cô đông có được, tạo cho người quản lý một khả năng lừa dối

cô đông và điều hành công ty vì lợi ích của riêng minh chứ không phải vì lợi ích cô

đông và của công ty Ngay cả khi người quản lý mong muốn điều hành công ty vì

lợi ích cao nhất của cô đông và của công ty, những quyết định bất lợi cho công ty

vân có thê xảy ra, do sự bât cân nêu họ không được giám sát tôt bởi các cô đông.

Quản lý nội bộ trong công ty giải quyết vấn đề này thông qua tính minh

bạch và công khai thường xuyên và kịp thời những thông tin đáng tin cậy về tìnhhình tài chính và hoạt động của công ty Điều này cho phép cả cổ đông và các nhàđầu tư tiềm năng có thể giám sát tình hình hoạt động của bộ máy quản lý và của

công ty.

1.3.3 Tính linh hoạt trong quản lý điều hành

Các cô đông không thể thiết kế một hợp đồng hay một tôn chỉ hoàn hảo để

chỉ thị cho bộ máy quản lý một cách chính xác những biện pháp dự phòng hoặc

hành động nào phù hợp với các tình huống có thé xảy ra hàng ngày trong hoạt độngkinh doanh Chính vì vậy, bộ máy quản lý sẽ có được sự linh hoạt đáng kể tronghoạt động điều hành hàng ngày của công ty Sự linh hoạt này cho phép bộ máyquản lý sáng tạo trong hoạt động quản lý vì lợi ich cao nhất của cổ đông và công ty,

nhưng họ cũng có thể sử dụng cho các mục đích khác mà hoàn toàn không vì lợi

ích của các cô đông và công ty.

16

Trang 25

Quản lý nội bộ trong công ty giải quyết vấn đề này bằng việc quy định rõràng quyền lợi và nghĩa vụ của bộ máy quản lý trong công ty, bằng việc tăng cườngkiểm tra hoạt động quản ly và bằng những yếu tố động viên dé gan lợi ích củangười quản lý với lợi ích của cô đông và của công ty.

Các công ty hiện đại huy động các nguôn vôn từ bên ngoài thông qua thị

trường vay nợ (vay ngân hàng) hoặc thị trường chứng khoán (bán cô phan) dé tàitrợ cho hoạt động của công ty Càng dựa vào nguồn tài chính bên ngoài hoặc sốlượng các cô đông bên ngoài càng lớn, thì việc tách rời giữa sở hữu và kiểm soát

càng dé xảy ra và vì vậy van dé quản lý nội bộ công ty càng trở nên quan trọng hơn Vấn đề trở nên rõ ràng trong một công ty cổ phần với số lượng cô đông lớn,

và thậm chí còn rõ ràng hơn trong một công ty được niêm yết mà cổ phiếu của nóđược sở hữu và mua bán tự do trên thị trường chứng khoán bởi một sỐ lượng lớn cổ

đông bên ngoài.

1.4 Mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phan

1.4.1 Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cỗ phần

Như là một trung tâm cua vỡ tru, chịu sự tác động của nhiều yếu tố bêntrong và bên ngoài, các công ty cô phần phải tự lựa chọn các mô hình quan lý nội

bộ thích hợp nhất với các điều kiện và đặc điểm của mình Mô hình quản lý đó phảiphản ánh cơ cấu thị trường, hệ thống luật pháp, truyền thống, văn hoá và các giá trị

xã hội khác nhau Các mô hình nói trên biến đôi khác nhau giữa các quốc gia khác

nhau, giữa các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, và thậm chí giữa các thời kỳ khác

nhau đối với một công ty Tuy nhiên, các mô hình đó đều có điểm chung là tácđộng đến sự năng động, tính hiệu quả và tính sinh lời của tat cả các công ty cô

phần, với đặc điểm có sự tham gia của nhiều cổ đông và chịu sự tác động đa chiều

từ môi trường bên ngoài !?',

17

Trang 26

Biêu đô 1: Công ty cô phần trong môi liên hệ với các yêu tô của môi trường

Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phan được áp dụng tại Anh và Mỹ

được mô tả như là mô hình được xây dung dựa trên phương thức kiểm soát ướng

ngoại và đa sở hữu Các quyền của cô đông được ưu tiên bảo vệ Hội đồng quản trị được tổ chức theo mô hình mot cấp, các thành viên Hội đồng quản trị được bổ

nhiệm từ các nhân sự không đảm nhận chức năng quản lý công ty Các ngân hàng

không tác động trực tiếp tới Hội đồng quản trị nhưng có nhiều tác động tới công ty

18

Trang 27

với tư cách là các nhà cấp tín dụng Tại Anh và Mỹ, quyền của các thành viên Hội đồng quản trị được quy định trong luật.

Chính mô hình mang tính #ướng ngoại này thúc đây quá trình đa dang hoacác loại cô đông trong công ty cô phần, và sự chuyền dịch cổ phần thông qua các

giao dich mua bán thường xuyên các cô phiếu trên thị trường tài chính Trong mô

hình #ướng ngoại này, van dé cơ bản trong hoạt động quản ly nội bộ thường xảy ra

giữa bộ máy quản lý và các cô đông, vì các xung đột về lợi ích thường xảy ra giữa

người có vốn và người điều hành công ty Các xung đột ít xảy ra giữa các cỗ đôngvới nhau vì thành phan và số lượng các cô đông biến đồi thường xuyên, thông quacác giao dịch mua bán cô phiếu trên thị trường tài chính Quản lý nội bộ trong công

ty được thực hiện bởi các cô đông chi phối, thông qua việc thực thi các quyền của

động sẽ bồ nhiệm những người quản lý công ty Khác với mô hình áp dụng tại Anh

và Mỹ, trong mô hình này xung đột thường xảy ra giữa chính các cô đông với nhau,

và giữa các cổ đông với bộ máy quản lý

Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phan được áp dụng tại Nhật Ban là

mô hình trong đó Hội đồng quản trị được tô chức theo cơ chế mot cấp, và cũngmang tính ướng nội Thành viên Hội đồng quản trị thường kiêm nhiệm cả các

chức danh quản lý công ty Các nhà cung cấp, khách hàng, và ngân hàng, thường là

các nhà đầu tư lớn trong công ty và gây các tác động trực tiếp tới công ty với tưcách là các cô đông Giống như mô hình áp dụng tại Đức, trong mô hình này xungđột thường xảy ra giữa chính các cổ đông với nhau, và giữa các cô đông với bộ

máy quản lý.

Ngoài ra, còn một số mô hình quản lý nội bộ được áp dụng ở các nước Đông

Á và Đông Nam Á, trong đó đáng chú ý là mô hình được áp dụng tại Hàn quốc,Ind6néxia, Malaysia, Thai lan và Philipin, trong đó Hội đồng quản trị được tổ chức

theo cơ chế mét cấp, và cũng mang tính #ướng nội ©" °°!, Giống như mô hình áp

19

Trang 28

dụng ở Nhật Bản, thành viên Hội đồng quản trị thường kiêm nhiệm cả các chức

danh quản lý cao cấp công ty.

Các mô hình hướng nội này nhắn mạnh mối quan hệ lâu dài giữa công ty và

các cô đông trong công ty Ngược lại với mô hình #ướng ngoại nói trên, mô hình hướng nội coi trọng hơn tới vấn đề thực thi các quyền của các cổ đông thông qua

niềm tin hình thành trong mối quan hệ giữa các cô đông với nhau và các mối quan

hệ kiểm soát nội bộ được hình thành trong công ty Các quốc gia áp dụng mô hìnhhướng nội này hầu hết đều có một hệ thống sở hữu tập trung, mang tính gia đình,với số lượng không lớn các cô đông trong một công ty, và ít có chuyển dịch vốn côphan trong công ty Các mô hình hướng nội đồng thời nhẫn mạnh tam quan trọngcủa các cô đông chi phối trong công ty Quản lý nội bộ trong công ty được thựchiện bởi các cổ đông đa số có quyên chỉ phối công ty, vì vậy thường xuất hiện cácxung đột về quyên lợi giữa các cổ đông chi phối và các cổ đông thiểu số Trong môhình #ướng nội này, các cô đông thiểu số thường bị áp đảo và việc thực thi cácquyền của họ cũng bị hạn chế

Biểu đồ 2: Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cỗ phần ở Anh, Mỹ, Đức và

Trang 29

Bang1: Một số khác biệt trong mô hình quản lý nội bộ trong công ty cỗ

phần ở Anh, Mỹ, Đức và Nhật bản

Mỹ Anh Đức Nhật Bản

Cé đông Cổ đông khábìnhh Cổ đôngkhábình Cổ đôngđasốcó Cô đông đa so có

đăng trong quản lý đăng trong quản lý quyền quyết định quyền quyết định

công ty, không có khác biệt quá lớn

công ty, không có khác biệt quá lớn

các vấn đề lớn

của công ty

các vân đê lớn

: - : - của công ty giữa cô đông đasô giữa cô đông da sô

và thiêu số và thiểu số

Hội đồng quản trị HĐQT một cấp, HĐQT một cấp, HĐQT hai cấp HĐQT một cap

chỉ thực hiện chức năng giám sát.

Chức năng quản lý

điều hành được

giao cho các chức danh quản lý

chỉ thực hiện chức năng giám sát.

Chức năng quản lý

điều hành được

giao cho các chức danh quản lý

(giám sát và điều

hành), có sự tham gia của đại diện người lao động

trong cấp giám

sát

Mặc dù có sự khác biệt như ké trên, tat cả các mô hình quản lý nội bộ trongcông ty cô phần, về cơ bản, đều có cùng một cơ cấu giống nhau, hoạt động trêncùng một nguyén tắc cơ bản giéng nhau° Toàn cầu hoá đã làm tăng thêm nhu cầutrong việc dung hoà các khía cạnh cơ bản của quản lý nội bộ trong các công ty côphan, nhằm tăng thêm niềm tin cho các chủ đầu tư khi quyết định đầu tư vào cáccông ty có hệ thống quản lý nội bộ tốt, đồng thời, làm giảm các rủi ro và chỉ phí

giao dịch cho các công ty trên thị trường vôn nội địa và quôc tê.

Các công ty nói chung hiện nay không chỉ cạnh tranh về chất lượng, giá cảsản phẩm và dịch vụ (điều này tạo ra điểm hội tụ về cơ cấu chỉ phí và cơ cấu tổ

chức của công ty, là các yếu tố lần lượt được chuyên hoá vào quá trình hoạt động

và ra quyết định của doanh nghiệp), cạnh tranh trên thị trường vốn quốc tế, mà còncạnh tranh cả về quản lý nội bộ công ty Dưới con mắt của các nhà đầu tư hiện nay,

việc một công ty cô phân có tính hap dân vê chat lượng, giá cả của sản phâm và

Š Xem Phan 1.5 tiếp theo.

21

Trang 30

dịch vụ chưa đủ, mà còn cần phải hấp dẫn các nhà đầu tư thông qua hệ thống quản

lý nội bộ tốt, đủ để thuyết phục và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về khả năng bảo

toàn và phát triển vốn đầu tư, một khi họ quyết định đầu tư vào công ty

1.4.2 Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cỗ phan

Có rất nhiều cách tiếp cận tới quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Xét về

khía cạnh tổ chức, quan lý nội bộ trong công ty cổ phần có thé nhìn nhận như làmột sự tác động lẫn nhau giữa các yếu t6 bên trong và các yếu tổ bên ngoài, tác

động tới hoạt động của công ty Các yếu tố bên trong liên quan đến các vấn đề tô

chức nội bộ trong công ty, nó cho phép từ cổ đông đến bộ máy quản lý trực tiếptheo đuổi được các mục tiêu do các cổ đông đề ra Các yếu tố bên ngoài là cácchính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, pháp luật và môi trường, thuộc môi trường

quốc tế và quốc gia, và các yếu tố của thị trường hay sức mạnh thị trường Các yếu

tố bên ngoài, mặc dù không năm trong tầm kiểm soát của các cổ đông, nhưng làmôi trường dé tạo ra các nguyên tắc quản lý nội bộ trong các công ty, điều chỉnh

hành vi của các cô đông và bộ máy quản lý trong công ty cô phan.

Phan nay tập trung trình bay cơ cau bên trong của quản lý nội bộ trong công

ty cô phan

Các cổ đông là chủ sở hữu đối với công ty cô phan, với tỷ lệ sở hữu tươngứng với phần vốn cổ phan mà họ năm giữ trong công ty Các cô đông là cung cấpvốn với mong muốn sẽ thu được các lợi ích tài chính từ hoạt động của công ty và

việc gia tăng giá trị của công ty Các cô đông thường có các quyền theo luật, điều lệ

và các quy định khác của công ty Các quyền cơ bản của các cổ đông bao gồmquyền dé cử, bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm

soát, các kiểm toán viên, và đề xuất, phê chuẩn hay bác bỏ các thay đổi quan trong

đối với công ty, như thay đổi vốn, sáp nhập, hợp nhất hay tái cơ cấu công ty, v.v

Các lợi ích của cổ đông nằm ở chỗ giá trị phần vốn của công ty có được phát triển

tối đa hay không và các rủi ro trong hoạt động kinh doanh có được phân tán haykhông Cơ chế đăng ký và chuyền nhượng cô phần trong công ty cô phần là nhằmbảo vệ quyền của các cô đông (đặc biệt là các cổ đông thiêu số), bao gồm các

quyên mua, sở hữu, bán và chuyên nhượng cô phiêu, đê có hoặc từ bỏ các quyên

22

Trang 31

biểu quyết khi công ty làm ăn phát đạt hay thua lỗ Đại hội đồng cô đông là một cơ

chế pháp lý quan trọng dé qua đó, các cô đông thực hiện các quyền cơ bản của

mình.

Hội đồng quản trị là đại điện cho các cô đông trong công ty cô phan, và phảichịu trách nhiệm trước các cô đông, theo các quy định của pháp luật, điều lệ, và cácquy định khác của công ty Hội đồng quản trị là trung tâm của hệ thống quản lý nội

bộ trong công ty, là cầu nối giữa các cô đông với bộ máy quản lý trong công ty,

giữa bộ máy quản ly với những người có lợi ích liên quan khác, và với bên ngoai.

Hội đồng quản trị phải độc lập khỏi hoạt động quản lý hàng này (công việc nàythường do bộ máy quản lý đảm nhiệm) Các thành viên Hội đồng quản trị phải giỏitrong các lĩnh vực liên quan đến tất cả các hoạt động của công ty hoặc ít nhất là

trong các hoạt động chính của công ty Hội đồng quản trị cần phải có một quy mô

hợp lý, và nhiệm kỳ của mỗi thành viên Hội đồng quản trị cần phải được xác địnhcho một khoảng thời gian nhất định

Tại một số nước như Đức và Hà lan, Hội đồng quản tri có thé bao gồm đại

diện của các cô đông, các chủ nợ, và cả người lao động Tại nhiều nước khác như

Nhật Bản và Hàn Quốc, các thành viên Hội đồng quản trị bắt buộc phải có quan hệ

tài chính với công ty (phải nắm giữ cổ phan trong công ty), lòng trung thành vớicông ty và sự thận trọng trong các hoạt động của mình Điều này đảm bảo cho cácthành viên Hội đồng quản trị không tư lợi trong việc đưa ra các quyết định và chỉhành động vì lợi ích chung của cổ đông và công ty

Bộ máy quản lý là cơ quan quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh hàng ngày của công ty cô phần Bộ máy quản lý phải chịu trách nhiệm trựctiếp và phải báo cáo trước Hội đồng quản trị về hoạt động sản xuất kinh doanh

hàng ngày của công ty, và về việc thực hiện các chiến lược của công ty Bộ máy

quản lý còn phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tài chính, và các vẫn

đề phi tài chính như bảo vệ môi trường, dao tạo nguồn nhân lực, v.v Các xungđột về lợi ích giữa các chủ thé tham gia vào hoạt động quản lý nội bộ của công tythường nảy sinh trong hoạt động quản lý điều hành của bộ máy quản lý, đặc biệt là

trong các mô hình quản lý có tính hướng ngoại như Anh và Mỹ Trong mô hình

này, cơ chế quản lý nội bộ hiệu qua dé làm cân bằng các lợi ich đó, giúp công ty cóthé phát triển ôn định và lâu dai

23

Trang 32

Người lao động và những người có lợi ích liên quan cũng có các tắc động

tới hoạt động quản lý nội bộ trong các công ty nói chung và các công ty cô phần

nói riêng Lợi ích của người lao động và những người có lợi ích liên quan được

phản ánh trong nhiều quy định của pháp luật, điều lệ và các văn bản pháp lý khác

của công ty, như các chính sách về lao động, quyền của các chủ nợ khi công ty lâm

vào tình trạng phá sản, v.v Việc cân bằng các lợi ích của công ty với các lợi íchcủa người lao động và những người có lợi ích liên quan cũng là công việc rất cầnthiết và được coi trọng trong hoạt động quản lý nội bộ Sự cân bằng này sẽ chophép công ty tồn tại và phát triển một cách lâu dài và bền vững

1.5 Các nguyên tac quan lý nội bộ trong công ty cô phan

Các yếu tố bên ngoài bao gồm chính sách, pháp luật, điều kiện kinh tế, xã

hội, công nghệ, môi trường, va các yếu tố của thị trường, mặc dù không nằm trong

tầm kiểm soát của các cổ đông, nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việchình thành các nguyên tắc cho các hoạt động của công ty, điều chỉnh hành vi của

các cô đông và bộ máy quản lý trong nội bộ công ty cổ phần Dưới đây là các

nguyên tắc cơ bản trong quản lý nội bộ trong công ty cô phan

1.5.1 Bảo vệ các quyền của các cổ đông trong công ty

Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động quản lý nội bộ trongcông ty cô phan Các cơ chế quản lý nội bộ trong công ty cổ phần cần phải đượcthiết lập nhằm bảo vệ tối đa các quyền của các cô đông trong công ty

Các cô đông góp vốn có các quyền đối với phần vốn của mình trong doanhnghiệp, như các quyền sở hữu và định đoạt phần vốn mà mình nắm giữ Các cổđông góp vốn được quyền tham gia vào các phiên họp Đại hội đồng cổ đông, vabiểu quyết về các van đề quan trọng của công ty liên quan đến cơ cấu, tổ chức, hoạtđộng kinh doanh của công ty, và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn màmình nam giữ trong công ty Việc nắm giữ phần vốn cổ phan trong công ty còn cho

phép các cô đông có các quyền tiếp cận các thông tin và được thông báo về hoạt

động kinh doanh của công ty, quyền quyết định đối với doanh nghiệp, một cáchđồng thời, chính xác và thường xuyên

24

Trang 33

Thực tế, công ty cô phan không chịu sự quản lý điều hành trực tiếp từ Đại

hội đồng cô đông Đại hội đồng cô đông là cơ quan tập hợp các cô đông, là các cánhân và tổ chức khác nhau, có các lợi ích, mục tiêu và định hướng đầu tư, cũng nhưnăng lực rất khác nhau Trong khi đó, hoạt động quản lý nội bộ trong công ty đòi

hỏi phải có các cơ chế dé công ty có thé có các quyết định kinh doanh chính xác,

nhanh chóng và kịp thời với các thay đổi của môi trường kinh doanh Xuất phát từthực tế đó và do tính phức tạp của van dé quản lý nội bộ trong một điều kiện mớikhi mà thị trường luôn thay đồi và chuyền dịch rất nhanh chóng, thì chính bản thâncác cô đông cũng không mong đợi là sẽ đảm nhận việc quản lý và điều hành cáchoạt động hàng ngày của công ty Trách nhiệm xây dựng chiến lược hoạt động vàđiều hành công ty vì vậy đã trao cho Hội đồng quản trị và tiếp đến là bộ máy quản

lý thực hiện, dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị

Các quyền của cổ đông đối với công ty chỉ còn tập trung ở một số các vấn

dé trọng yếu của công ty, như bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, điều chỉnh và sửa đổi các văn bản pháp lý quan trọng của công ty (như điều lệ công ty,

v.v ), phê chuẩn các giao dịch bất thường của công ty, và các vấn đề quan trọng

khác thường được quy định rõ trong luật và các văn bản pháp lý quan trọng của công ty.

Do việc tách biệt sở hữu khỏi các hoạt động điều hành của công ty, mà vấn

dé bảo vệ các quyền của các cô đông cũng như đảm bảo một cơ chế dé các cô đôngthực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với công ty là một yêu cầu rất quan trọng.Điều nay không những đảm bảo cho lợi ích của chính các cổ đông, mà còn đảm bảocho sự tồn tại và phát triển của chính các công ty, chứng minh được tính hap dẫncủa chính các công ty đối với các nhà đầu tư bên ngoài

1.5.2 Đối xử bình đẳng và công bằng giữa các cỗ đông trong công ty

Một cơ chế quản lý nội bộ tốt cần phải duy trì và bảo đảm đối xử bình đẳng

va công bằng giữa tat cả các cô đông, không phân biệt giữa các cổ đông đa số và

các cô đông thiêu sô Tât cả các cô đông đêu có các quyên cơ bản của chủ sở hữu trong công ty, và phải có các cơ chê cân thiệt dé bao đảm thực hiện các quyên đó,

25

Trang 34

cũng như các biện pháp đòi bồi thường khi có bất kỳ hành vi vi phạm các quyền

của họ.

Lòng tin của các cổ đông, với tu cách là các nhà đầu tư trong công ty, về

việc đồng vốn của họ được bảo vệ khỏi việc sử dụng sai mục đích bởi các nhà quản

lý doanh nghiệp, các thành viên Hội đồng quản trị hoặc các cô đông chi phối, là

một yếu tố quan trọng trên thị trường vốn Hội đồng quản trị, bộ máy quản lý và các cổ đông chi phối của các công ty có thé có các cơ hội dé tham gia vào các giao

dịch ngdm vì mục đích tư lợi cá nhân cho chính bản thân họ, và bằng chính chi phíđầu tư của các cô đông thiêu số Sự khác biệt là ở chỗ các cô đông chi phối, thànhviên Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý thường có quyền tiếp cận và nămgiữ nhiều thông tin về quản ly và điều hành công ty hơn các cô đông Một trong cácphương thức mà các cô đông thiểu số có thê thực thi các quyền của mình là việc họ

có thé tiến hành các thủ tục khởi kiện đối với các cô đông chi phối, các thành viênHội đồng quan trị, và bộ máy quản lý Thực tế cho thấy rằng niềm tin của các côđông thiểu số được củng cố và bảo vệ khi hệ thống luật pháp cho phép họ có được

các công cụ để họ có thể khởi kiện đối với các hành vi vi phạm các quyền của họ,

một khi họ có được các bằng chứng xác đáng để tin rằng các quyền của họ đã bị

xâm phạm.

Tuy nhiên cũng cần ngăn ngừa khả năng các công cụ khởi kiện mà hệ thốngpháp luật cho phép bị lạm dụng Vì vậy, có nhiều hệ thống pháp luật đã có các quy

định nhằm bảo vệ các cổ đông chi phối, các thành viên Hội đồng quản tri, và bộ

máy quản lý, khỏi việc trở thành nạn nhân của các vụ lạm dụng quyền khởi kiện

của các cô đông thiêu sô.

Như vậy, cần phải có một sự cân bằng giữa khả năng cho phép sử dụng cácquyền khởi kiện khi các quyền của các cổ đông trong công ty bị xâm phạm và khanăng phòng ngừa, ngăn chặn việc lạm dụng các quyền khởi kiện đó, gây ra các tácđộng tiêu cực đối với hoạt động của công ty Nhiều nước đã chọn các giải phápthay thế, như xét xử hành chính hoặc xét xử trọng tải, thay cho xét xử tại toà án, dé

xử lý một số loại tranh chấp.

1.5.3 Quy định trách nhiệm của Hội đồng quản trị

Một cơ chế quản lý nội bộ tốt cần phải đảm bảo được các định hướng chiếnlược đối với hoạt động của chính công ty, cách thức quản lý và giám sát hữu hiệu

26

Trang 35

của Hội đồng quản tri với các hoạt động quan lý, và trách nhiệm của Hội đồng

quan trị đối với công ty và đối với các cổ đông.

Mô hình tô chức và hoạt động của Hội đồng quản trị khác nhau cũng sẽ dẫnđến sự khác nhau trong việc phân định trách nhiệm của Hội đồng quản trị Tại một

số nước (tiêu biểu là Đức và Hà Lan) tồn tại hệ thống Hội đồng quản tri hai cap, tach rời chức năng giám sát và quản lý điều hành, thành hai co quan riêng biệt với

nhau Hệ thống này có kết cấu tiêu biểu là có hội đồng giám sát, gồm các thànhviên hội đồng quản trị không điều hành, và một hội đồng quản lý điều hành, gồmtoàn bộ các thành viên điều hành Tại một số nước khác (tiêu biểu là Anh, Mỹ) ápdụng cơ chế hội đồng mét cấp, trong đó Hội đồng quản trị bao gồm cả các thành

viên điêu hành và không điêu hành.

Cùng với việc xây dựng các định hướng chiến lược cho công ty, Hội đồng

quản trị chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động quản lý chung trong công ty sao

cho tối đa hoá lợi nhuận, là kết quả của việc đầu tư vốn, ở mức cao nhất cho các cổđông, trong khi ngăn ngừa các xung đột về lợi ích và cân bằng các yếu tố cạnh

tranh trong công ty.

Đề cho Hội đồng quản trị thực hiện tốt các trách nhiệm của mình, Hội đồngquản trị cần phải được tổ chức và hoạt động độc lập ở mức hợp lý, với các công

việc quản lý điều hành (là phần việc giao cho bộ máy quản lý đảm nhiệm, và Hội

đồng quản trị có trách nhiệm giám sát việc thực hiện) Một trách nhiệm quan trọng

khác của Hội đồng quản trị là tổ chức triển khai thực hiện các hệ thống, các cơ chế

mà công ty đã xây dựng dé dam bảo cho hoạt động của công ty tuân thủ đúng cácquy định của pháp luật, bao gồm quy định của pháp luật về thuế, cạnh tranh, laođộng, môi trường, v.v Ngoài ra, Hội đồng quản trị còn phải xử lý, và cân đối cáclợi ích của người lao động, của những người có lợi ích liên quan bao gồm các tô

chức tài chính, ngân hàng, các nha cung cap va các cơ quan nhà nước có liên quan.

1.5.4 Đảm bảo sự tham gia của người lao động và những người có lợi ích liên

quan trong hoạt động quản lý nội bộ

Cơ chế quản lý nội bộ trong công ty cần phải nhận thức và khuyến khích

được sự hợp tác tích cực giữa công ty với người lao động và những người có lợi ích

27

Trang 36

liên quan, trong việc tạo ra việc làm, theo đuổi các mục tiêu kinh doanh, và làmlành mạnh hoá vấn đề tài chính của công ty, v.v

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của quản lý nội bộ là phải đảmbảo được nguồn vốn từ bên ngoài đáp ứng các yêu cầu về vốn cho các hoạt độngcủa công ty Quản lý nội bộ cũng cần phải xem xét đến van dé làm thế nào dékhuyến khích và thu hút được người lao động và ngày càng nhiều những người có

lợi ích liên quan tham gia vào các hoạt động quản lý nội bộ của công ty Sức mạnh

cạnh tranh và thành công cuối cùng của một công ty là kết quả của một tập hợp cácnguồn lực, là sự hiện thân của các đóng góp của người lao động và những người cólợi ích liên quan khác nhau như: các nhà đầu tư, các nhà tín dụng, và các nhả cungcấp khác

Cuôi cùng, công ty cân phải nhận thây răng những đóng góp của người lao động và những người có lợi ích liên quan sẽ là các nguôn lực vô cùng quan trọng

đề xây dựng nên một công ty có tính cạnh tranh và có khả năng sinh lời cao

1.5.5 Công khai và minh bạch trong quản lý nội bộ

Cơ chế quản lý nội bộ trong công ty cần phải đảm bảo sao cho các vấn đềquan trọng liên quan đến công ty, bao gồm các vấn đề về tài chính, tình hình hoạtđộng kinh doanh, sở hữu, và quản lý điều hành công ty, phải được công khai mộtcách đầy đủ, chính xác và kịp thời

Tại nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển, có rất nhiều các thông

tin, bao gồm cả thông tin bắt buộc và không bắt buộc, về các công ty cô phần đã

niêm yết trên thị trường chứng khoán và cả các công ty chưa niêm yết trên thị

trường chứng khoán, đều phải được công khai Việc công khai các thông tin như vậy được xem là một yêu cầu bình thường trong đời sống kinh tế, và trở thành một

nhu cầu của chính các công ty vì nhu cầu thu hút thêm vốn đầu tư của chính cáccông ty Việc công khai các thông tin như vậy có thể được thực hiện mỗi năm một

28

Trang 37

lần, sáu tháng một lần, hàng quý hay hàng tháng, tuỳ theo quy định của pháp luậtmỗi nước và thông lệ quản lý ở các công ty khác nhau.

Một hệ thông công khai thông tin rõ ràng, đầy đủ và thường xuyên, được coi

là điểm then chốt của cơ chế quản lý nội bộ trong công ty, đặc biệt trong điều kiệnkinh tế thị trường, và là điều không thể thiếu được dé các cô đông, các thành viênHội đồng quản trị, và bộ máy quản lý, có thể thực hiện tốt quyền quyết định củamình trong công ty Tại các nước có thị trường vốn quy mô lớn và lưu chuyên vốnnhanh (ví dụ như Mỹ), thì việc công bố thông tin được coi là một công cụ quantrọng tác động đến hoạt động quản lý điều hành của công ty và bảo vệ các quyền

lợi cho các cô đông và các nha dau tư tiêm năng trong công ty.

Một cơ chế công khai thông tin rõ ràng, đầy đủ và thường xuyên, có thể giúpcho các công ty thu hút được các nguồn vốn 6n định với chi phí thấp, và duy trìniềm tin của các nhà đầu tư đối với công ty trên thị trường vốn Các cô đông và cácnhà đầu tư tiềm năng trong tương lai đòi hỏi phải được tiếp cận thường xuyên tớicác thông tin đáng tin cậy đủ dé họ có thể đánh giá được hiệu quả của các hoạtđộng quan lý, và đưa ra các quyết định đúng về các van đề tổ chức và hoạt độngkinh doanh của công ty Thông tin không đầy đủ và không rõ ràng, có thé làm nguyhại cho thị trường, làm gia tăng các chỉ phí về vốn cho công ty, và có thê đây mộtcông ty đến tình trạng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và sử dụng các nguồn

lực trong công ty.

Công khai thông tin còn giúp cho công ty khuyếch trương hình ảnh của công

ty đối với công chúng, công bố về cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty, các

chính sách của công ty, và môi liên hệ của công ty với cộng đồng xung quanh.

Thực tế cho thấy các yêu cầu về công khai thông tin không gây bat kỳ cantrở nào cho các hoạt động của công ty, mà cũng không ảnh hưởng đến vị thế kinhdoanh của công ty, ngoài việc giúp cho công ty công bố được các quyết định đầu tưcủa mình với các nhà đầu tư và tránh được nguy cơ dẫn đến sự lừa dối đối với cácnhà đầu tư, do thiếu thông tin Để có thể xác định được các thông nào cần phải

được công khai, nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc về tính cần thiết của việc công

bố thông tin Các thông tin quan trong cần phải được công khai chính xác, đầy đủ

29

Trang 38

và thường xuyên, được xác định là các thông tin mà thiêu nó sẽ ảnh hưởng tới các

quyết định của người ra quyết định.

Trong một công ty, việc công khai các thông tin quan trọng về tô chức và

hoạt động của công ty, một cach kip thời trong khoảng thời gian giữa hai kỳ báo

cáo (hàng tháng, quý, hàng năm), rất được khuyến khích Trong một chừng mựcnào đó, yêu cầu công khai một cách đồng thời một thông tin nào đó, tới tất cả các

cô đông trong công ty, cũng được xem là một trong các điều kiện để đảm bảo đối

xử bình đăng đôi với tât cả các cô đông.

1.6 Tác động của pháp luật đối với quan lý nội bộ trong công

ty cô phần

Nếu như cơ chế điều chỉnh mối quan hệ nội bộ là điều kiện cần, thì các yếu

tố bên ngoài là điều kiện đủ dé đảm bảo cho quản lý nội bộ trong công ty cô phần

có hiệu quả Hoạt động quản lý nội bộ trong công ty không thé tách rời khỏi cácyếu tố bên ngoài, mà phải chịu sự điều chỉnh, tác động từ các yếu tố bên ngoài.Trong số các yếu tô bên ngoài tác động tới hoạt động quản lý nội bộ trong công ty

cổ phan, yếu tô pháp luật đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Biêu đô 3: Công ty cô phần trong môi quan hệ với các yêu tô bên ngoài

Các yêu tô bên trong Các yêu tô bên ngoài

Cô đông Tổ chức trung gian Thế chế/thị trường

+ Những người có => Các tiêu chuẩn:

lợi ích liên quan l

BO mav quản lv ` | Thi trường:

ba cao | BO + | dau vs ian > Ị 8

ié ai chin ¬

tư | tranh va thi

Va Ị Ị `

Nghiên cứu ' trưởng ;

¬ ¬ I nhs eek i Dau tư trực tiêp

Trang 39

Phan này tập trung trình bày các tác động của pháp luật, một trong nhiễuyếu to bên ngoài, tác động đến các hành vi quan lý nội bộ trong công ty cổ phan.

Cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cô phần được củng có bằng hệ thốngpháp luật Pháp luật tạo ra một sân chơi cạnh tranh và bình đăng giữa các công ty,đồng thời điều chỉnh các hành vi của các chủ thé quản lý trong từng công ty, bất kế

đó là các cổ đông, Hội đồng quản trị, bộ máy quản lý hay người lao động

Trong các nền kinh tế thị trường phát triển, pháp luật hướng tới việc giảmtối thiểu khoảng cách khác biệt giữa các lợi ích của các công ty và lợi ích của xãhội, và hướng tới loại bỏ các vẫn đề nảy sinh bên trong từng công ty, thông qua các

cơ chế đối xử bình đẳng giữa các cô đông, công khai và minh bạch trong hoạt động

công ty, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và bộ máy quản lý, và cơ chế giám sát

của các cơ quản lý nhà nước do luật định và của các cơ quan do chính công ty lập

nên theo điều lệ công ty Các quy định của pháp luật nói trên được xem là các quyđịnh pháp luật cơ bản nhất bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động quản lý nội bộtrong công ty cô phan

Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham giaquan lý nội bộ trong công ty cổ phan là một bộ phận quan trọng nhằm đảm bao chocác công ty tuân thủ các chuân mực cơ bản nhất về tính công băng, minh bạchtrong hoạt động quản lý, trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích của các cổ đông,người lao động, và của xã hội Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là phải thấy vàgiải quyết được các vấn đề cơ bản liên quan đến quá trình từ khi thành lập, hoạtđộng, đến khi chấm dứt hoạt động của một công ty, thông qua việc xây dựng cácchuẩn mực pháp lý có tính nguyên tắc và chỉ dừng ở đó dé tao ra các khoảng trốngcần thiết cho các công ty sáng tạo ra các thông lệ quản lý và được quy định trong

31

Trang 40

điều lệ và các quy định khác công ty Cần phải coi điều lệ công ty như là bản hiến pháp của các công ty và pháp luật phải có các cơ chế tôn trọng và bảo đảm cho các

quy định của điều lệ công ty được tuân thủ chặt chẽ

Các hệ thống pháp luật khác nhau có thể tạo các tác động khác nhau đối vớihoạt động quản lý nội bộ trong công ty Nó có thé hỗ trợ thúc day hay kim hãm sứcsáng tao trong hoạt động quản lý nội bộ trong các công ty cô phan Moi nỗ lực để

quy định tất cả các vấn đề trên trong luật có thể sẽ dẫn tới tình trạng có quá nhiều

quy định điều chỉnh hoạt động của công ty và tạo ra các rào cản kìm hãm sức sángtạo trong hoạt động quản lý nội bộ của các công ty Tại nhiều nước có hệ thongpháp luật hoàn chỉnh, quản lý nội bộ trong công ty vẫn yếu kém, và ngược lại, ởnhững nước có hệ thong quản lý nội bộ trong doanh nghiệp tốt, hệ thong pháp luật

thường không qua phức tạp, và do vậy các doanh nghiệp không bị qua go bó, lệ

thuộc vào các quy định của pháp luật P°'.

bổ

x +

Các trình bày và phân tích nêu trên, phần nào cho ta thấy được tầm quantrọng và sự cần thiết của quản lý nội bộ đối với sự tồn tại và phát triển lâu dài củacác công ty cô phần, mô hình, cơ cấu và nguyên tắc của hoạt động quản lý nội bộtrong công ty cô phan Pháp luật với tư cách là một yếu tố bên ngoài, có tác độngrất quyết định tới chất lượng và tính hiệu quả của hoạt động quản lý nội bộ trongcông ty cô phần Pháp luật xác lập cơ sở cần thiết cho việc xây dựng và phát triểncác nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty cô phần, và tạo lập môi trường và điềuchỉnh các hành vi của các chủ thé quản lý trong từng công ty

Với vai trò là phần dẫn nhập của bản luận văn, Chương | đã trình bày kháiquát nhất các vấn dé lý luận về quản lý nội bộ trong công ty cô phan, làm cơ sở chocác phân tích và bình luận pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt

nam trong Chương 2.

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 17:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w