1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
Tác giả Ngô Hồng Nhung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Kiện
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 32,15 MB

Nội dung

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015quy định biện pháp ngăn chặn tiền dé bảo đảm với những sửa đổi, bố sung đáng ké so với những Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây, tuy nhiên, khi xem xét các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGÔ HÒNG NHUNG

BIEN PHAP NGAN CHAN DAT TIEN DE

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HOC

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGÔ HÒNG NHUNG

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tổ tụng Hình sự

Mã số: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN NGỌC KIỆN

HÀ NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ

công trình nào khác Các s6 liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học luật xemxét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngô Hồng Nhung

Trang 4

1.1 Khái quát chung về đặt tiền dé bảo đảm -2-scsscsscssessscsscse 81.2 Khái niệm biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo đảm 101.3 Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo đảm 16

1.4 Ý nghĩa của quy định biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo đảm 19

1.5 Mối quan hệ giữa biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm với các biệnpháp ngăn chặn khác trong tố tụng hình sự .s s 2 s52 seesessessessess 251.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng và thực thi quy định biện pháp ngăn

chặn đặt tiền để bảo đảm -.s-s° e° s2 ©s£©ssEssEsseEseEseEesEsserserserssrsserserssse 311.6.1 Chat lượng của các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp ngăn chặn đặttiền để bảo đảm 22 tt tt HH HH He 31

1.6.2 Vai trò của chủ thé áp dụng các biện pháp ngăn chặn - + 33Tiểu kết Chương I -. ° 5° 5° s£ 2 sS££S£ES£Es£Es£EsEs£S3ES2ES3EseEs4EseEseEserserserz 36Chương 2: QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ

VIỆT NAM VA MỘT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VE BIEN PHÁP

NGAN CHAN DAT TIEN DE BAO DAMu scsssssssssessessssssesseseessssssesscsesseseeseenees 372.1 Quy định của pháp luật tố tung hình sự Việt Nam về biện pháp ngăn chặnđặt tiền để bảo đảm s- << 5< 5£ s£SsESSESsES4 SE EsEEsEESESsEsEsetsersersersersere 372.1.1 Đối tượng áp dụng, chủ thể đặt tiền - 5c St Sv 2E EE2EEEEESEEEEEkrkrrrksee 372.1.2 Căn cứ, điều kiện áp dụng -¿- 2: +: +2++2E+2EE 2212112211221 2e 39

Trang 5

2.1.3 Thâm quyền áp dụng 2-2: 2++2+EE+EE£EE2E2E12717171121121171711 21111 re 43

PP W0 thir tuc Ap ii 1n 44

2.1.5 Hủy bỏ việc áp dụng và xử lý đối với tiền đặt dé bảo đảm 41

2.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới về biện

pháp đặt tiền để bảo đảm 2 2s ©ss©ssssexseEsetsstsserserserssrtserserssrssse 49

2.2.1 Pháp luật tố tụng hình sự Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ . : 492.2.2 Bộ luật Tố tụng hình sự Cộng hòa Phap - 5c + s + sskrseereerssersrs 592.2.3 Một số điểm tương đồng và khác biệt về biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảođảm trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới, bai học

kinh nghiém cho Viédt Nam 01 177 68

08c 19) 7z ) 76Chương 3: THUC TIEN THỰC THI VÀ GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUÁ

ÁP DỤNG VE BIEN PHAP NGAN CHAN DAT TIEN DE BẢO DAM TRONG TOTUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM - 5-5 << se se se se seEsEssessesersersersersersere 773.1 Thực tiễn thực thi pháp luật va những han chế, vướng mắc về biện phápđặt tiền dé bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam . -5- s5 <<773.1.1 Thực tiễn thực thi pháp luật về biện pháp đặt tiền dé bảo đảm 713.1.2 Những hạn chế, vướng mắc từ thực tiễn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảodam trong tố tụng hình SU - -2¿22 E+SE‡2E2E12E1571211211211271 71.21121111 11tr 803.2 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp đặttiền để bảo đảm << 9A4.E07744 07734070941 92941029910tP 893.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp đặt

tiền để bảo CAML csssssssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssessssssssssssssssssssssssssssssssesssssssssessecs 96

3.4 Giải pháp bảo dam thực tiễn áp dung biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo

dam trong tố tụng hình sự Việt Nam s-s° << se cse=ssessesserssrssessesse 100

Tiểu kết Chương 4 5-2 s£ sss£s£Es£Es£EsES3ES9 E34 E39 3 5 325039395259 se1080n Ô 109DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5° 2s sssessessessssse 111

PHU LUC 21125 — 118

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO

S6 hiéu Tén bang Trang

Bang 2.1 | Mức bao lãnh đối với một số tội phạm dién hình theo pháp

luật tố tụng hình sự Mỹ 118

Bảng 2.2 | Thống kê số liệu áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố

tụng hình sự trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 — 2021 120

Bang 2.3 | Hình thức Co quan điều tra xử lý người bị tạm giam trên

phạm vi toàn quốc từ năm 2015 — 2021 121

Số hiệu Tên biểu đồ Trang

Biéu đồ 2.1 | Tình hình áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng

hình sự trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 - 2021 T7

Biểu đồ 2.2 | Số bị can, bị cáo áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để

bảo đảm trên phạm vi toan quốc từ năm 2015 - 2021 79

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiTại Việt Nam, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, thực hiện hóa Hiến pháp năm 2013, Đảng và Nhà nước ta không ngừng nỗlực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dé phù hợp với thực tiễn, với tìnhhình mới, với sự phát triển từng ngày của kinh tế - xã hội Trong nỗ lực chung này,việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự luôn được quan tâm và chú trọng, nhất làviệc cụ thé hóa nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự

Trong pháp luật tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn là một chế địnhquan trọng bởi các biện pháp ngăn chặn là phương tiện cưỡng chế có hiệu quả củaNhà nước dé đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm cho việc giải quyết vụ ánhình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật Đồng thời, chế định này còn là mộttrong những phương tiện pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dânđối với bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và nhânthân của họ Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn là một nội dung rất nhạy cảm vìcác biện pháp này trực tiếp tác động và có khả năng xâm hại đến các quyền cơ bản

cua con nØƯỜI.

Đặt tiền dé bảo đảm là một trong những biện pháp ngăn chặn trong tố tụng

hình sự Việt Nam mà không tước tự do của người bị buộc tội, được đánh giá là

mang tính nhân đạo, mềm dẻo và tiến bộ, góp phần vào việc bảo vệ quyền conngười, đặc biệt là quyền của người bị buộc tội Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015quy định biện pháp ngăn chặn tiền dé bảo đảm với những sửa đổi, bố sung đáng ké

so với những Bộ luật Tố tụng hình sự trước đây, tuy nhiên, khi xem xét các quy

định hiện hành về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm có thê thấy vẫn còn tồn

tại những bat cập, khó khăn cho thực tế áp dụng và thực tiễn thực thi biện pháp

ngăn chặn này lại không đạt được hiệu quả và ý nghĩa như kỳ vọng.

Ngược lại với Việt Nam, đặt tiền để bảo đảm là một trong những hình thứckhông giam giữ đã tồn tại từ lâu trong pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới với tên

Trang 9

gọi khác nhau, theo đó điều kiện bảo lãnh bằng tiền tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và

nghĩa vụ đặt tiền để bảo đảm tại Cộng hòa Pháp đã được quy định trong pháp luật tốtụng hình sự với quá trình xây dựng và phát triển lâu đời, được áp dụng phổ biến vàrộng rãi Quy định về đặt tiền để bảo đảm và về các biện pháp ngăn chặn khôngtước tự do, hạn chế áp dụng biện pháp giam giữ là một trong những nội dung của xuhướng tôn trọng nhân quyền trong lĩnh vực hình sự được cộng đồng quốc tế đặc biệt

quan tâm, thúc day các quốc gia thành viên trong việc quy định và thực thi Điều

này thé hiện trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế như Tuyên ngôn quốc tế “Về

nhân quyền” năm 1948; Công ước “Về các quyền dân sự và chính trị” năm 1966;Công ước “Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạohoặc hạ thấp nhân phẩm” năm 1984; Các quy tắc chuẩn, tối thiểu của Liên Hợp

quốc về những biện pháp không giam giữ (các Quy tắc Tokyo) năm 1990; v.v

Khoản 1.1 Điều 1 các Quy tắc Tokyo nêu rõ mục tiêu: “Các Quy tắc chuẩn, tốithiểu này đưa ra một tập hợp các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc day việc sử dụng

các biện pháp không giam giữ ”.

Theo đó, việc hoàn thiện các quy định về biện pháp ngăn chặn đặt tiền đểbảo đảm cần có sự nghiên cứu đầy đủ về lý luận, đánh giá một cách toàn diện thựctiễn, kế thừa những quy định truyền thống đã phát huy tác dụng trong lịch sử phápluật tố tụng hình sự Việt Nam, cùng với việc tiếp thu, bổ sung những điểm tiến bộ

về đặt tiền dé bảo đảm trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nước điển hìnhtrên thé giới dé hoàn thiện quy định pháp luật, tăng tính khả thi, day mạnh việc thựchiện biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trên thực tế Mặc dù giữa các quốc

gia có sự khác biệt về nhà nước và hệ thống tư pháp hình sự, nhưng có thể có một

số khái niệm, cách tiếp cận, cách quy định về việc cho phép nghi phạm được tại

ngoại bằng hình thức đặt tiền của hai quốc gia tiêu biểu trên sẽ có giá trị cho việctiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế của Việt Nam

Từ những nội dung nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp ngăn chặn

đặt tiền dé bảo dam trong trong tô tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên

thế gioi” làm luận văn thạc sĩ

Trang 10

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về các biện

pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm nói riêng với

phạm vi và mức độ khác nhau, có thê kê tới như:

Về tài liệu nghiên cứu là sách giáo trình, sách chuyên khảo:

+ Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (Nguyễn Ngọc Chí, Lê Lan Chi đồng

chủ biên) (2019), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

+ Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (Phạm Mạnh Hùng chủ biên) (2016), Giáo

trình Luật Tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia và sự thật, Hà Nội

+ Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2015), “Quyền con người trong lĩnh vực tưpháp hình sự”, Nxb Hồng Đức, Hà Nội

+ Nguyễn Ngọc Kiện — Nguyễn Thị Huyền Trang (2021), “Biện pháp tamgiam trong tô tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Ha Nội

Tài liệu nghiên cứu là luận văn, luận án tiễn sĩ luật học:

+ Nguyễn Trọng Phúc (2010), “Chế định các biện pháp ngăn chặn theo luật

to tụng hình sự Việt Nam”, Luan an Tiến sĩ Luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

+ Phan Việt Hùng (2014), “Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn xét xử sơ

thẩm - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành pho Ha Nội”, Luan văn thạc

sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

+ Nguyễn Đăng Dũng (2014), “Biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn diéu

tra vụ án hình sự”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Dai hoc Quoc gia Hà Nội, Hà Nội.

+ Nguyễn Thị Thanh Loan (2015), “Bảo vệ các quyên con người bằng cácquy phạm của chế định các biện pháp ngăn chặn trong pháp luật to tụng hình sự -Một số vấn dé về lí luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

+ Bùi Thị Thu Hồng (2015), “Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị đểbao đảm trong tổ tụng hình sự”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

Trang 11

+ Đỗ Quý Cường (2016), “Các biện pháp ngăn chặn cam đi khỏi nơi cư trú,

bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bảo đảm theo Luật to tụng hình sự ViệtNam ”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

Về bài đăng trên tạp chí:

+ Phạm Mạnh Hùng (2007), “Hoàn thiện các quy định về các biện pháp

ngăn chặn trong to tụng hình sự theo yêu cau cải cách tư pháp”, Tạp chí Kiém sat,

(21), Hà Nội.

+ Phạm Ngọc Ánh (2010), “Những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng biện

pháp ngăn chặn - Đặt tiền hoặc tài sản có giá để đảm bảo”, Tạp chí Tòa án Nhân

dân, (4), Hà Nội.

+ Lê Thị Kim Âu (2011), “Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bảo

dam và những kiến nghị tiếp tục hoàn thiện biện pháp này theo tinh than cải cách tư

pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (4), Hà Nội.

+ Vũ Gia Lâm (2012), “Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Tố tụnghình sự nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn ”, Tạp chí Luật học,

(9), Hà Nội.

+ Hoàng Anh Tuyên (2016), “Những nội dung mới của Bộ luật tổ tụng hình

sự năm 2015 về bảo vệ quyén con người và quyên công dân trong to tụng hình sự”,Tạp chí Khoa học Kiểm sát (3), Hà Nội

+ Trần Thị Liên (2020), “Hodn thiện quy định của bộ luật tổ tụng hình sựnăm 2015 về biện pháp ngăn chặn ”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (04), Hà Nội

+ Phạm Thị Tuyết Mai (2021), “Hoàn thiện pháp luật to tụng hình sự vềbiện pháp đặt tién dé bảo dam”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu tổng quan hay nghiên cứuchi tiết nội dung về biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp đặt tiền dé bao

đảm nói riêng Thông qua đó, các công trình nghiên cứu này đã có những đóng góp

nhất định trong việc hoản thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện

pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình ởcấp độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm theo

pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành, cũng như chưa có công trình ở cấp

Trang 12

độ luận văn thạc sĩ nghiên cứu biện pháp đặt tiền dé tại ngoại ở các quốc gia trênthé giới Do đó, việc tác giả nghiên cứu về biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bao damtrong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới là cầnthiết và không trùng lặp với các công trình đã công bồ.

3 Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ một số vấn đề lý luận, đánh giá cácquy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảođảm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Nghiên cứu làm rõ những vướng mắctrong triển khai thi hành các quy định về biện pháp này từ đó đề xuất một hệ thốnggiải pháp có tính toàn diện về hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam và bảo

đảm thực thi biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong thực tiễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn giải quyết những nhiệm vụnghiên cứu chủ yếu sau:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về biện pháp ngăn chặn đặt tiền đểbảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thứ hai, đánh giá những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về

biện pháp ngăn chặn này.

Thứ ba, trình bày các quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Hợp chủngquốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Pháp về biện pháp đặt tiền để bảo đảm Đánh giá một số

điểm khác biệt và rút ra bài học kinh nghiệm

Thứ tư, đánh giá thực tiễn thực thi biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo dam

tại Việt Nam từ năm 2015 đến 2021 trên phạm vi toàn quốc, chỉ ra những bat cap

trong quy định pháp luật, vướng mắc và nguyên nhân của nó

Thứ năm, xác định những yêu cầu, đưa ra những giải pháp hoàn thiện vànâng cao hiệu quả thực thi biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụnghình sự trong việc giải quyết vụ án hình sự

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu lý luận về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm

Trang 13

trong khoa học pháp lý; nghiên cứu các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và phápluật liên quan đến biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự;nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp ngăn chặn nay trong tố tụng

hình sự Việt Nam.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình

sự và pháp luật liên quan về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng

hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới, cụ thể là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

và Cộng hòa Pháp Đề đảm bảo tính toàn diện, luận văn còn nghiên cứu một số nội

dung trong quy định của các biện pháp ngăn chặn khác trong tổ tụng hình sự

- Về thời gian: Luận văn phân tích, tong hop, làm rõ thực tiễn áp dụng biện

pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trên phạm vi toàn quốc, cơ sở số liệu, ví dụ

điển hình, thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2021

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên những vấn đề học thuật về khoa học lý

luận trong tố tụng hình sự nói chung và lý luận về biện pháp ngăn chặn nói riêng,trong đó có biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm Đồng thời, luận văn dựa trên

cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác — Lê-nin và tư tưởng Hồ Chi Minh về

Nhà nước và pháp luật; các Chỉ thị, Nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế trong đấu tranh phòng chống tội phạm, và

nên tảng lý luận từ các tri thức khoa học vốn có được thé hiện cụ thé thông qua

những thành tựu đã đạt được từ các chuyên ngành khoa học pháp lý của Luật học,

Triết học, Xã hội học pháp luật và các chuyên ngành khác trong khoa học pháp lý

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thé như

- Phương pháp lịch sử: Được sử dụng tại Chương 1, Chương 2 để đưa ranhững điểm mới của Bộ luật tố tụng năm 2015 với quy định của các Bộ luật tố tụnghình sự trước đây về biện pháp đặt tiền để bảo đảm

Trang 14

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở phân tích các quy phạm phápluật thực định trong tố tụng hình sự và tổng hợp các dữ kiện đã có dé đưa ra những

nhận xét, đánh giá, rút ra các quy định mới về biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo

đảm trong tố tụng hình sự

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng chủ yếu tại Chương 2 luận văn, déđánh giá quy phạm pháp luật tương ứng của Việt Nam và một số quốc gia trên thé

giới dé đưa ra một số điểm khác biệt về biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bao dam

- Phương pháp thống kê: Được sử dụng tại Chương 2 đề thấy rõ thực tiễn bấtcập, hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp ngăn chặn đặt tiền

dé bao dam, từ đó chỉ ra những vướng mắc cần khắc phục, yêu cầu cần tuân theo

6 Những đóng góp mới của đề tài

- Luận văn góp phan làm sáng tỏ, bổ sung, phát triển những van đề lý luận vềbiện pháp đặt tiền dé bảo đảm trong khoa học pháp lý Việt Nam

- Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

về biện pháp đặt tiền dé bảo dam trong tô tụng hình sự

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong

tố tụng hình sự Việt Nam Đề xuất giải pháp mới nhằm hoàn thiện các quy địnhtrong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo

đảm, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, góp phần bảo vệ quyền của người

bị buộc tội trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở Việt Nam

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Một sô van đề lý luận về biện pháp ngăn chặn đặt tiền dé bảo

đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 2: Quy định hiện hành của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam vàmột số quốc gia trên thế giới về biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm

Chương 3: Thực tiễn thực thi và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng về

biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Trang 15

Chương 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE BIEN PHÁP NGAN CHAN DAT TIEN DE BAO DAM TRONG TO TUNG HINH SU VIET NAM

1.1 Khái quát chung về đặt tiền dé bảo damViệc đặt một số tiền nhất định để người bị cáo buộc phạm tội mà pháp luật

hình sự coi là tội phạm được tại ngoại trong thời gian giải quyết vụ án hình sự đã

xuất hiện và được ghi nhận phổ biến, rộng rãi trong pháp luật tố tụng hình sự

(TTHS) ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong pháp luật của các quốc giaphương Tây Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia, trình độ phát triển kinh tế - xãhội và đặc điểm pháp lý ở những giai đoạn lịch sử của đất nước mà mỗi quốc gia có

sự khác nhau về tên gọi, đặc điểm và thủ tục áp dụng áp dụng biện pháp này

Tại các quốc gia phương Tây, phương pháp bảo đảm cho người bị buộc tội

có mặt tại phiên tòa xét xử họ đã xuất hiện đầu tiên tại Anh ở thời Trung cô Vàothé ki thứ XIII, các thâm phan Hoàng gia đặt tại thủ phủ Westminster của Anh quốcphải đi khắp đất nước dé tiến hành xét xử lưu động ở các địa phương trên toàn Anh

quốc Những chuyến đi của họ đã dẫn đến trì hoãn việc xét xử, một nghỉ phạm sẽ

phải chờ đợi nhiều tháng trước khi một thâm phán quay lại địa phương của họ déxét xử Trong thời gian trì hoãn này, nghỉ phạm sẽ nộp tài sản hoặc đất đai của mìnhcho tòa án như một lời cam kết rằng họ sẽ có mặt trước tòa vào phiên xét xử họ

Pháp luật của Anh nói chung và chế định đặt tài sản để có mặt tại phiên tòaxét xử của người bị buộc tội đã có tầm ảnh hưởng to lớn và sâu rộng đến pháp luật

của các vùng thuộc địa của Anh tại thời ky đó Sau khi giảnh được độc lập, các

quốc gia từng là thuộc địa của Anh đã khởi xướng pháp luật về bảo lãnh của riêng

mình nhưng luôn có sự ảnh hưởng từ pháp luật của Anh Điển hình là tại Hop chủng

quốc Hoa Kỳ, sau khi chấm dứt thời kỳ thuộc địa, Hoa Kỳ không còn dựa vào pháp

luật của Anh nữa, các luật về bảo lãnh riêng được ban hành nhưng vẫn dựa trên cơcấu bảo lãnh đã phát triển ở Anh hàng trăm năm trước đó, luật về bảo lãnh đầu tiênđược ban hành ở bang Virginia vào năm 1776 với nội dung duy trì hệ thống bảo lãnh

tại ngoại như pháp luật ở Anh [58].

Trang 16

Tại Việt Nam, lần đầu tiên các biện pháp ngăn chặn (BPNC) được quy định

một cách day đủ và có hệ thống tại Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 1988

Biện pháp đặt tiền để bảo đảm lúc đó được quy định tại Điều 76 với tên gọi “Dat

tiền hoặc tài sản để bảo dam” được áp dụng đôi với bị can hoặc bị cáo là ngườinước ngoài Sự hiện diện lần đầu tiên của biện pháp này trong BLTTHS thể hiện sựquan tâm đối với nội dung bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự và sự cốgắng trong việc hội nhập, đảm bảo tương thích với pháp luật quốc tế của Đảng và

Nhà nước ta Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội của nước ta lúc đó còn chưa phù

hợp dé áp dung, đồng thời, đối tượng được áp dung còn hạn chế, chưa có những vănbản cụ thê để hướng dẫn thi hành, thiếu sự chỉ đạo thống nhất nên trong thực tiễn,

BPNC này đã không được áp dụng [16, tr.7].

Đến BLTTHS năm 2003, tại Điều 93 BLTTHS năm 2003 đã ghi nhận, sửa

đổi và bé sung thành biện pháp “Đặt tién hoặc tài sản có giá trị dé bảo dam” Quy

định về BPNC “Dat tién hoặc tài sản có giá trị dé bảo dam” có văn bản hướng dan

ap dụng kém theo được ban hành vào năm 2013, đó là Thông tư liên tịch sỐ

17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKNDTC-TANDTC ngày 14 thang 11 năm

2013 của Bộ Tu pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm

của BLTTHS năm 2003 (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 17/2013) Nếu như

trước đây BLTTHS năm 1988 quy định đối tượng áp dụng biện pháp này chi là bịcan, bị cáo là người nước ngoài thì BLTTHS năm 2003 đã mở rộng đối tượng áp

dụng đối với tất cả bị can, bị cáo mà không có sự phân biệt người nước ngoài hay

người Việt Nam, đồng thời mở rộng chủ thé có thâm quyền áp dụng là thâm phan

chủ tọa phiên tòa, quy định rõ tài sản đặt để bảo đảm phải là tài sản có giá trị Điều

nay thể hiện sự thay đổi lớn trong quan điểm của Dang va Nhà nước trong việc mởrộng dân chủ và đảm bảo sự công băng xã hội Mặc dù vậy, thực tiễn áp dụng chothấy quy định về đặt tài sản có giá trị để bảo đảm không có tính khả thi do thủ tụcđặt tài sản rất phức tạp, mức đặt tiền bảo lãnh chưa được quy định cụ thể, có Cơ

quan điêu tra yêu câu mức đặt tiên bảo lãnh băng với mức độ thiệt hại của vụ án nên

Trang 17

gần như không phát huy được mặt tiễn bộ của Điều luật [1, tr 311].

Hiện nay, tại BLTTHS năm 2015 sửa đổi, bố sung năm 2021 (sau đây gọi là

BLTTHS năm 2015) thì BPNC này được sửa đổi là biện pháp “Dat điển dé baodam”, loại bỏ phương thức đặt “tài sản có giá trị” dé bảo đảm, dựa trên tổng kếtthực tiễn áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) va khắc phụcnhững khó khăn, vướng mắc đã chỉ ra Việc loại bỏ quy định cho phép bị can, bịcáo đặt tài sản có giá tri dé bảo dam của BLTTHS năm 2015 là một thay đôi lớn,

nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các CQTHTT trong việc áp dụng BPNC đặt

tiền dé bảo đảm, cụ thé là những tồn tại, khó khăn trong việc xác định sỐ lượnglưu giữ, việc trả lại tiền cho người đã đặt hoặc chuyên thành nguồn thu của Nhànước Ngoài ra, còn nhiều nội dung khác trong quy định về biện pháp đặt tiền để

bảo đảm được sửa đổi, bổ sung trong BLTTHS năm 2015 nhằm phù hợp với thựctiễn Việc sửa đối, bố sung quy định của pháp luật về BPNC đặt tiền để bảo đảm

trong BLTTHS năm 2015 phản ánh rõ nét mong muốn của Đảng và Nhà nước

trong việc nâng cao hiệu quả và đây mạnh việc thực thi BPNC này

1.2 Khái niệm biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm

Đề thực hiện nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện

chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kip thời mọi hành vi phạm tội, không

dé lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, BLTTHS cho phép CQTHTT áp dụngnhiều biện pháp, trong đó có các BPNC trong TTHS

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế TTHS được quy định trongpháp luật tố tụng hình sự, do người có thâm quyền tiến hành tố tụng,công dân áp dụng đối với bị can, bị cáo, người phạm tội quả tang, người

có lệnh truy nã hoặc người bị nghi là phạm tội, nhằm ngăn chặn kip thờihành vi phạm tội, không để họ cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc

sẽ tiếp tục phạm tội cũng như nhằm đảm bảo cho việc thi hành án [20, tr

245].

Hiện nay, pháp luật TTHS Việt Nam quy định nhóm các BPNC tại Chương

VII BLTTHS năm 2015 gồm có: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người

phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo dé tạm giam; gIữ người

10

Trang 18

trong trường hợp khẩn cấp; tạm giữ; tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt

tiền dé bảo đảm và tạm hoãn xuất cảnh Các BPNC là cơ sở pháp lý, tạo điều kiệnthuận lợi cho việc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đồng thời, là biện pháphạn chế một số quyền và tự do cá nhân nên chúng được quan tâm không những từ

phía các nhà lập pháp ma cả những nhà nghiên cứu khoa học luật TTHS.

Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam quy định:

1 Mọi người có quyền bat khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật

bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tan, bao lực,

truy bức, nhục hình hay bat ky hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân

thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2 Không ai bị bắt nêu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyếtđịnh hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạmtội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định

Sự ghi nhận nội dung này trong Hiến pháp là nhằm đảm bảo rằng bất kỳcông dân nào đều không bị Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cáchtùy tiện và không có căn cứ Khi áp dụng BPNC, trong những trường hợp cụ thé,nếu xét thay không cần thiết phải áp dụng các BPNC nghiêm khắc thì Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát, Tòa án phải thay đổi ngay BPNC khác có tính ít nghiêm khắchon, dé vừa bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm vừa gan với việc bao

vệ và bảo đảm quyên con người, quyền tự do, dân chủ của công dân BLTTHS năm

2015 quy định BPNC đặt tiền để bảo đảm là một trong những biện pháp ít nghiêmkhắc, được các CQTHTT áp dụng dé thay thế biện pháp tạm giam khi xét thấykhông cần thiết phải tạm giam nhưng vẫn cần thiết phải ngăn chặn, phòng ngừa bị

can, bị cáo tiếp tục phạm tội

Phần lớn các quốc gia trên thế giới sử dụng thuật ngữ “bail” trong lĩnh vựchình sự để chỉ biện pháp này Cần phân biệt việc sử dụng thuật ngữ này trong nhữnglĩnh vực pháp luật nhất định, bởi vì thuật ngữ “bail” còn được sử dụng trong cả lĩnh

vực dân sự, phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự Theo đó, thuật ngữ “bail” chỉ một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đôi với bên có

11

Trang 19

quyền, trong đó bên thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo

lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi

đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ ma bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ.

Trong lĩnh vực hình sự, thuật ngữ “bail” được sử dụng để chỉ sự bảo đảm,bảo chứng hoặc tiền bảo chứng để nghi phạm được tự do tạm thời và phải ra hầutòa vào ngày tòa định [22, tr 47] Theo Từ điển Black’s Law, thuật ngữ “bail”

được định nghĩa là việc cho phép thả một người đang bị giam giữ được tại ngoại

bằng cách cam kết rằng anh ta sẽ có mặt tại thời gian và địa điểm được chỉ định vàtrình điện trong phạm vi quyền tài phán của Tòa án có thâm quyền xét xử và trước

phiên tòa xét xử họ [51, tr 177] Thuật ngữ “bail” còn được định nghĩa là một biện

pháp kiểm soát tình trạng của những người bị cáo buộc phạm tội, từ khi họ bị bắt

cho đến khi họ bị xét xử, và trong thời gian đang chờ kháng cáo, với mục đích chính

là đảm bảo sự hiện diện của họ tại phiên tòa Có nhiều hình thức khác nhau déngười bị cáo buộc phạm tội được tại ngoại trong thời gian giải quyết vụ án hình sựtùy theo pháp luật TTHS của mỗi quốc gia Trong đó, “money bail” là việc đặt một

số tiền bảo đảm theo quyết định của Tòa án dé người bị cáo buộc phạm tội được tạingoại là một trong những hình thức của biện pháp bảo lãnh Số tiền bảo lãnh được

xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà người này đã bị

cáo buộc thực hiện [60].

Về khái niệm của “đặt tiền để bảo đảm, dưới góc độ ngôn ngữ học, “đặt tiền

để bảo đảm” được ghép bởi ba từ “đặt”, “tiền”, “bảo đảm” Theo Từ điển TiếngViệt, “đặt” là: “ 5 Đưa trước yêu cẩu, thể thức đã định” [31, tr 296] và “bảođảm” là: “I dg 1 Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn duoc Il d Sựbao dam thực hiện được hoặc giữ gin được ” [34, tr 38-39] Con “tiền” là một loại

tai sản được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong khối tàisản thuộc sở hữu riêng hay sở hữu chung của một chủ thê nhất định Trong đó, tiền

là một dạng đặc biệt của tài sản, thực hiện ba chức năng chính đó là công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác Tiên

12

Trang 20

là một loại tài sản quan trọng trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong hoạt động

sản xuất, đầu tư, kinh doanh Theo pháp luật dân sự hiện hành, quyền sở hữu của cá

nhân là quyền tuyệt đối, được Nha nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực

hiện và chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp luật định Như vậy, với tên gọi củamình, BPNC đặt tiền để bảo đảm đã thể hiện nội dung cơ bản là việc đưa một sốtiền nhất định theo yêu cầu để chắc chắn thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm về

việc thực hiện nghĩa vụ của người được đặt tiền Có thê thấy, bản chất của BPNC

đặt tiền để bảo đảm là sự tác động đến tâm lý, ý thức của một cá nhân thông quaviệc hạn chế quyền sở hữu của cá nhân đó và nguy cơ bị cham dứt quyền sở hữu đối

với tài sản đó.

Các nhà nghiên cứu đã có những khái niệm khác nhau về BPNC đặt tiền để

bảo đảm như sau:

Trước khi BLTTHS năm 2015 được ban hành, có quan điểm về khái niệmcủa biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bảo đảm là:

Đặt tiền hoặc tài sản có gia tri dé bao dam 1a bién pháp ngăn chặn của tốtụng hình sự dé thay thế biện pháp tạm giam do Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo bằng việc cho phép bị can,

bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt một khoản tiền nhất định nhằm

bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố

tung và ngăn ngừa họ có hoạt động cản trở việc giải quyết vụ án [16, tr 8].Quan điểm trên đã nêu lên được những nội dung cơ bản về BPNC đặt tiền đểbảo đảm như chỉ ra bản chất pháp lý của biện pháp này là biện pháp thay thế biệnpháp tạm giam, đối tượng bị áp dụng, chủ thé có thẩm quyền áp dụng, cách thức ápdụng và mục đích áp dụng Tuy nhiên, quan điểm này lại chưa đề cập đến các căn

cứ riêng áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm, mà đây là một dấu hiệu đặc trưng củabiện pháp này Các căn cứ áp dụng của mỗi BPNC đều được BLTTHS quy định cụthé bởi lý do là để tránh sự tùy tiện, nhầm lẫn cũng như lạm dụng khi quyết định áp

dụng BPNC.

Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật, Đại học

13

Trang 21

Luật Hà Nội đưa ra khái niệm “Đặt tiền để bảo đảm” tương tự như khái niệm trên,

với nội dung như sau:

Đặt tiền dé bảo dam là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự dé thay

thế biện pháp tạm giam do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ápdụng đối với bị can, bị cáo bằng việc cho phép bị can, bị cáo hoặc ngườithân thích của họ đặt một khoản tiền nhất định nhằm bảo đảm sự có mặt

của họ theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng và ngăn ngừa

họ có hoạt động cản trở việc giải quyết vụ án [20, tr 291]

Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật HàNội, khái niệm “Đặt tiền để bảo đảm” được đưa ra như sau: “Đặt tién dé bảo dam làbiện pháp ngăn chặn thay thé tạm giam do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

áp dụng đối với bị can, bị cáo dé bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập ” [39,

tr 259] Khái niệm này chỉ rõ đây là BPNC thay thé tạm giam, chủ thé có thâm quyền

áp dụng, đối tượng được áp dụng và nêu mục đích chính là bảo đảm sự có mặt của họ

theo giấy triệu tập Theo khái niệm này, mục đích bảo đảm của việc đặt tiền chủ yếu

là đảm bảo sự có mặt của người được đặt tiền theo giấy triệu tập của các CQTHTT

Không chỉ riêng khái nệm của Trường Dai học Luật Hà Nội, các khái niệm khác

theo phương Tây được nêu ở trên cũng nhắn mạnh mục đích đảm bảo sự có mặt của

người được áp dụng tại thời gian va dia điểm chỉ định [22, tr 47]; [51, tr 177]; [60]

Theo pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, đặt tiền để bảo đảm có tư cách là

một trong những BPNC trong TTHS nên mang bản chất là biện pháp mang tínhphòng ngừa, tức ngăn ngừa bị can, bị cáo có hoạt động cản trở việc giải quyết vụ ánhay phạm tội mới Đồng thời với bản chất là BPNC thay thế biện pháp tạm giam,

biện pháp đặt tiền để bảo đảm cho phép bị can, bị cáo được tại ngoại khi xét thấy

việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là không cần thiết, tức các

cơ quan có thâm quyền có căn cứ dé đánh giá nguy cơ tiếp tục phạm tội hoặc cản

trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của họ là thấp Thông tư liên tịch SỐ

06/2018/TTLT-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 07 tháng 8 năm 2018

của Bộ Công an, Bộ Quoc phòng, Bộ Tai chính, Viện kiêm sát nhân dân tôi cao,

14

Trang 22

Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm

giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm (sau đây

gọi là Thông tư liên tịch số 06/2018) đã quy định: “việc cho bị can, bị cáo tại ngoạikhông gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì cơ quan tiễnhành to tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền dé bao dam” [6, Khoản 2Điều 7] Trên thực tế, khi cho bi can, bi cáo tại ngoại, các hoạt động tố tụng có đượcthực hiện hay không, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án có bị gây

trở ngại hay không là phụ thuộc vào sự có mặt của đối tượng bị áp dụng theo giấy

triệu tập của các CQTHTT Bởi vậy, theo tac giả việc tuân thủ nghĩa vụ có mặt theo

giấy triệu tập là mục đích quan trọng nhất, thê hiện đúng tính chất của BPNC này

Theo Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật,Đại học Huế đưa ra khái niệm “Đặt tiền để bảo đảm” như sau:

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Việnkiểm sát, Tòa án áp dụng thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bịcáo căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân vàtình trạng tai sản của bi can, bi cáo để bảo đảm sự có mặt của họ theogiấy triệu tập [40, tr 323]

Khái niệm này cũng đưa ra một mục đích chính của BPNC đặt tiền dé bảo

đảm chính là bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan

điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án Ngoài ra, khái niệm trên còn đưa ra các căn cứ dé

ap dụng đối với riêng biện pháp đặt tiền dé bảo đảm, đó là mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bi can, bi cáo.

Tại Khoản 1 Điều 122 BLTTHS năm 2015 quy định:

Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam Căn cứ

tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tìnhtrạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

có thé quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền dé bảo

đảm.

Các nhà lập pháp khăng định đầu tiên rằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm là

15

Trang 23

BPNC thay thế tạm giam; nêu rõ căn cứ áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm là căn

cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng

tài sản của bị can, bị cáo; đề cập đến chủ thé đặt tiền là người thân thích của bi can,

bị cáo Tuy nhiên, các nhà lập pháp không đề cập đến mục đích áp dụng biện phápnày trong điều luật

Có thê thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về cùng một khái niệm pháp lý

và về cơ bản đã nêu được nội hàm khái niệm “Đặt tiền để bảo đảm” Mặc dù vậy,

theo tác giả một khái niệm day đủ và hoàn chỉnh phải chứa đựng tất cả các yếu tô

cau thành nên BPNC này thé hiện ở các dấu hiệu đặc trưng bao gồm, nhưng khônggiới hạn bởi bản chất, căn cứ và điều kiện áp dụng, mục đích áp dụng, thâm quyền

áp dụng, đối tượng áp dụng và cách thức áp dụng

Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm “Đặt tiền dé bảo đảm”, dựatrên pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành, như sau: Dat điển để bảo dam là biện

pháp ngăn chặn trong to tụng hình sự do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

áp dung dé thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo trên cơ sở xem xéttính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản

của bị can, bị cáo, cho phép bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặt một

khoản tiền nhất định nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của các cơquan tiễn hành to tụng và ngăn ngừa họ có hoạt động cản trở việc giải quyết vụ án

1.3 Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảmVới khái niệm về BPNC đặt tiền dé bảo đảm, có thé rút ra những đặc điểm

của BPNC này, đó là:

Thứ nhất, bản chất pháp by: Đặt tiền dé bảo đảm là một biện pháp cưỡngchế mang tính phòng ngừa Trong đó, tính chất của sự cưỡng chế là sự tác động củaNhà nước và xã hội lên đối tượng bị áp dụng Chủ thé tham gia vào việc quyết định

và thực hiện biện pháp đặt tiền để bảo đảm là các CQTHTT Nội dung cưỡng chế là

sự tác động đến tâm ly của đối tượng bằng việc cắm đoán một số hành vi như bỏ

trỗn hay tiếp tục phạm tội, buộc phải thực hiện hành vi là có mặt theo giấy triệu tậpcủa CQTHTT thông qua việc han chế và tước bỏ quyền sở hữu tài sản khi bị can, bị

cáo được áp dụng biện pháp Khi vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan, làm phát sinh sự

16

Trang 24

ràng buộc giữa quyền và lợi ích của bị can, bị cáo với trách nhiệm pháp lý chứ

không phải là hoạt động vì mục đích kinh tế như các biện pháp bảo đảm trong lĩnh

vực dân sự Quyền sở hữu tài sản của chủ thể bị tước bỏ do phải gánh chịu hậu quả

pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ, khoản tiền được đặt để bảo đảm sẽ bị tịch thu và

nộp ngân sách nhà nước.

Tính chất phòng ngừa của biện pháp đặt tiền để bảo đảm được thể hiện ởviệc phòng ngừa đối tượng bị áp dụng vi phạm các nghĩa vụ đã cam đoan mà dẫn

đến cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án của các CQTHTT

Đồng thời, tính chất phòng ngừa ở đây còn thê hiện thông qua việc loại trừ mộttrong những những điều kiện thực hiện tội phạm Điều kiện ở đây là một khoản tiền

nhất định có thé là phương tiện để bị can, bị cáo sử dụng dé tiép tục phạm tội hoặc

phạm tội mới.

Một bản chất nồi bật của BPNC đặt tiền để bảo đảm đó là biện pháp được ápdụng dé thay thé cho BPNC tạm giam, là biện pháp ít nghiêm khắc hơn so với biệnpháp tạm giam Theo đó, biện pháp đặt tiền dé bảo đảm không phải là BPNC có thé

được các CQTHTT áp dụng độc lập mà biện pháp đặt tiền dé bảo đảm tổn tại trong

mối quan hệ với biện pháp tạm giam Chi trong trường hợp cụ thé, đối với một số bị

can, bị cáo dang bị tạm giam tại các cơ sở giam giữ những xét thay không cần thiết

phải áp dụng biện pháp tạm giam thì được thay thế bằng BPNC đặt tiền để bảo đảm

Theo đó, bị can, bị cáo sẽ không bị tách ra khỏi cộng đồng, không bị hạn chế các

quyền và tự do cá nhân như người bị tạm giam nhưng vẫn đảm bảo mục đích không

dé bị can, bi cáo tiếp tục phạm tội hoặc cản trở hoạt động điều tra, truy t6, xét XỬ,

thi hành án trên cơ sở tinh thần trách nhiệm của chính bị can, bị cáo

Thứ hai, BPNC đặt tiền để bảo đảm chỉ được áp dụng khi có đủ căn cứ vàđiều kiện do pháp luật quy định Các BPNC chỉ được áp dụng trong trường hợpcần thiết, không phải là biện pháp bắt buộc đối với tất cả người phạm tội BPNC đặttiền dé bảo đảm chỉ được áp dụng khi xét thấy cần áp dụng BPNC theo quy địnhchung tại khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015, và đáp ứng các căn cứ cụ thé củariêng biện pháp đặt tiền dé bao đảm tại Khoản 1 Điều 122 BLTTHS năm 2015 Dé

17

Trang 25

áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, các CQTHTT phải cân nhắc toàn diện các

căn cứ về tinh chat và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện, nhân

thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo đối chiếu với mục đích của việc áp dụng

BPNC và yêu cầu về đảm bảo hiệu quả của một BPNC Trong đó, việc xem xét ápdụng căn cứ dựa trên tình trạng tài sản của bị can, bị cáo là một điều kiện mang tínhquyết định rằng có áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hay không, việc áp dụngbiện pháp này có khả thi hay không, là nội dung phân biệt đặt tiền để bảo đảm với

cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm và người này đang bị áp dụng

lệnh/quyết định tạm giam của người có thâm quyền của các CQTHTT Tuy nhiên,không phải mọi bị can, bi cáo đang bi tạm giam đều có thể được áp dụng BPNC này

mà chỉ những bị can, bị cáo đang bi tạm giam, xét thấy vẫn cần áp dụng BPNC vàđáp ứng các điều kiện về hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, về nơi cư trú,

về thái độ chấp hành pháp luật, về điều kiện về tài chính, v.v thì mới có thể được ápdụng BPNC này Ngoài những đối tượng trên thì không ai có thé bị áp dụng biệnpháp đặt tiền dé bảo đảm

Thứ tư, chủ thé có thẩm quyền áp dụng BPNC đặt tiền dé bảo dam lànhững người có thẩm quyền của các COTHTT Khi xét thay trường hợp cụ thê đãđáp ứng các căn cứ và điều kiện luật định để áp dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm thìtùy theo từng giai đoạn tô tung và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, các chủ thé

có thâm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định áp dụng

BPNC này, trong phạm vi cũng như theo thủ tục của luật TTHS Chỉ có những

người có thâm quyền thuộc các CQTHTT được BLTTHS ghi nhận mới có thấm

quyền quyết định BPNC đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo Khi xem xét áp

dụng, các CQTHTT phải cân nhắc kĩ lưỡng tính hiệu quả, tính khả thi của việc thay

18

Trang 26

thế biện pháp tạm giam bằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm dựa trên việc đánh giá

những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được.

Thứ năm, phạm vi áp dụng và mục đích áp dụng: Mỗi một BPNC cu thé

được áp dụng theo căn cứ, mục đích khác nhau tùy theo từng giai đoạn TTHS như

có những BPNC chỉ được áp dụng trong giai đoạn nhất định như bắt người bị giữ,

bắt quả tang, tạm giữ Đối với biện pháp đặt tiền để bảo đảm, biện pháp này có thể

được quyết định áp dụng trong nhiều giai đoạn tổ tụng từ điều tra, truy tố, xét xử sơ

thâm, xét xử phúc thâm nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạmgiam và có đủ điều kiện dé áp dụng biện pháp này

Các BPNC trong TTHS được các CQTHTT quyết định áp dụng đều nhằm

mục đích chung là bảo đảm không để bị can, bị cáo bỏ trốn hay tiếp tục phạm tội và

đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự không bị cảntrở Với tư cách là một trong những BPNC thay thế biện pháp tạm giam, biện phápđặt tiền để bảo đảm đã tạo điều kiện để bị can, bị cáo có rủi ro thấp trong việc gâykhó khăn cho các hoạt động tố tụng không bị cách ly khỏi cộng đồng và xã hội,được tham gia vào đời sống sinh hoạt thường ngày Do đó, mục đích quan trọng củabiện pháp đặt tiền để bảo đảm là phải bảo đảm được có mặt của bị can, bị cáo khi

trong luật TTHS, với những đặc trưng riêng biệt của mình, có vai trò và đóng góp

nhất định trong TTHS, điều này được thé hiện thông qua ba khía cạnh chính tri - xã

hội, thực tiễn và pháp lý.

Về ý nghĩa chính trị - xã hội, mặc dù việc áp dụng các BPNC gắn liền với

sự hạn chế một số quyên tự do cá nhân đối với người bị nghỉ là thực hiện tội phạm,

bị can, bị cáo, nhưng đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của các CQTHTT dé bảo vệ

các quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức và công dân khác, là sự bảo vệ

19

Trang 27

của Nhà nước dé thực hiện quan lý nhà nước, quản lý xã hội Quy định đặt tiền dé

bảo đảm với tư cách là một BPNC trong TTHS, vừa mang tính cưỡng chế vừa mangtính phòng ngừa, thé hiện tính mệnh lệnh quyền uy trong phương pháp điều chỉnhcủa luật TTHS, góp phần đảm bảo cho trật tự xã hội được 6n định, kỷ cương phápluật được giữ vững Mặt khác, biện pháp đặt tiền để bảo đảm là một BPNC không

giam giữ, không những đảm bảo được mục đích của việc áp dụng BPNC mà còn

bảo vệ được các quyền tự do dân chủ của công dân Đây là một trong những quy

định thé hiện tính ưu việt và mềm dẻo trong chính sách TTHS của nước ta Thêm

vào đó, việc áp dụng đúng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, là BPNC thay thế biệnpháp tạm giam, làm hạn chế được những nguy cơ tiềm ân giam giữ người khôngđúng pháp luật - là nguyên nhân của những sai lầm trong hoạt động TTHS, mà cóthể kéo theo những hệ quả nghiêm trọng là làm giảm hiệu quả của pháp luật, suygiảm lòng tin của nhân dân, giảm uy tín của Nhà nước, dé bị các thé lực thù địch lợidụng, xuyên tac dé chống phá Nhà nước Chính bởi lẽ đó mà BPNC đặt tiền dé bảođảm với tư cách là một BPNC trong TTHS góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhànước, quản lý xã hội bằng pháp luật, thé hiện sự củng cố, tăng cường pháp chế vatrật tự pháp luật, đồng thời thể hiện tính hướng thiện trong chính sách của Nhà nước

ta về tran áp tội phạm

Việc quy định biện pháp đặt tiền để bảo đảm là sự thực hiện chủ trương mà

Đảng đã đề ra, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp về việc tiến tới hạn chế dần ápdụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm và thay thé băng các BPNC

khác Nội dung này đã được đề cập trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01

năm 2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong

thời gian tới” đó là “Hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loạitội” và “Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt giam, giữ đảm bảo đúng pháp luật;

những trường hợp chưa cân bat, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩnlệnh bắt tạm giữ, tạm giam” Dén Nghị quyết số 49 — NQ/TW ngày 02/6/2005 của

Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng nêu rõ:

Xác định rõ căn cứ tạm giam và hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm

20

Trang 28

giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có thầm

quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam; xây dựng vàhoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền con người, quyên tự do, dân chủ củacông dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ,dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền COn người

Cùng với sự phát triển, sự đổi mới nhận thức trong Hiến pháp năm 2013 về

ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân, đặt ra

yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLTTHS hiện hành dé các quyền

cơ bản của nhân dân được bảo vệ trên thực tế Tại Điều 8 của BLTTHS năm 2015tiếp tục khăng định nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền vàlợi ich hợp pháp của công dân Việc sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp luật vềBPNC nói chung và biện pháp đặt tiền dé bảo đảm nói riêng qua mỗi lần pháp điểnhóa BLTTHS đã thé hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với van dé bảo vệtốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức Trên cơ sở nhữngvăn kiện quan trọng của Đảng, Hiến pháp, quy phạm pháp luật về đặt tiền để bảodam đã được ghi nhận, cho thấy sự coi trọng, sự quyết tâm của Dang và Nhà nước

ta trong việc hạn chế áp dụng BPNC có tính nghiêm khắc, vừa đảm bảo yêu cầu đấutranh phòng, chống tội phạm vừa gắn liền với việc bảo vệ quyền con người, quyền

tự do, dân chủ của công dân.

Quy định biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong BLTTHS quốc gia còn đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế Với xu hướng gia tăng số lượngcác biện pháp không hạn chế nhiều quyền và tự do cá nhân của người bị áp dụng,các biện pháp không giam giữ đã được khuyến nghị trong nhiều điều ước quốc tế

như tại Điều 9 Tuyên ngôn quốc tế “Về nhân quyền” năm 1948 rằng không ai có thé

bị bắt giữ một cách độc đoán; Điều 9 Công ước “Về các quyền dân sự và chính trị”

năm 1966 răng việc tạm giam một người không được đưa thành nguyên tắc chung;Các quy tac chung đối với người bị cáo buộc phạm tội trong Quy tắc Tokyo năm

1990, v.v Việc quy định các BPNC thay thế biện pháp tạm giam nói chung và biệnpháp đặt tiền để bảo đảm nói riêng là sự tôn trọng của Việt Nam đối với các quyền

21

Trang 29

và tự do cá nhân của con người, của công dân theo các chuân mực quốc tế chung về

nhân quyền Dong thời, điều này còn thé hiện tinh thần thiện chi, giữ gin uy tín của

Nha nước Việt Nam trước cộng đồng quốc tế khi Việt Nam thé hiện đúng theo tinh

thần của những cam kết trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền thuộc lĩnh vực tưpháp hình sự mà nước ta đã ky và phê chuẩn Do đó, việc quy định biện pháp đặttiền để bảo đảm là một trong những biện pháp không tước tự do là sự truyền tải và

hiện thực hóa những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người trong tư pháp hình sự,

là biểu hiện cụ thé của sự nhận thức tiến bộ của quốc gia.

Về ý nghĩa pháp ly, biện pháp đặt tiền để bảo đảm tuy là một BPNC itnghiêm khắc những vẫn là một biện pháp mang tính cưỡng chế đối với bị can, bịcáo được các CQTHTT áp dụng dé ngăn ngừa các thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, không dé chongười phạm tội gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án

Biện pháp đặt tiền để bảo đảm chỉ được quyết định bởi người có thẩm quyềntrong CQTHTT dưới hình thức quyết định, dựa trên những căn cứ, theo trình tự, thủtục được ghi nhận trong BLTTHS của quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật dướiluật Quy định về BPNC đặt tiền để bảo đảm là cơ sở pháp lý cho việc phòng ngừa

và đấu tranh chống tội phạm, thê hiện mục tiêu vừa đảm bảo giải quyết vụ án màcòn dam bảo tính minh bạch, khách quan trong khi 4p dụng BPNC đối với bị can, bịcáo Quy định BPNC đặt tiền để bảo đảm còn tạo cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm sựtôn trọng các quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quốc gia ghinhận, cụ thé là quyền sở hữu hợp pháp và chỉ bị hạn chế trong những trường hợp

pháp luật có quy định Quy định về BPNC đặt tiền để bảo đảm đồng thời tạo cơ sở

pháp lý hữu hiệu cho các cơ quan, người THTT thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

mình, trường hợp đối tượng không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam màkhông được áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hay áp dụng không chính xácbiện pháp đặt tiền để bảo đảm bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, hạn

chế quyền con người, quyền công dan trái pháp luật, người có hành vi vi phạm tuỳ

theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự

22

Trang 30

Thêm vào đó, quy định đặt tiền để bảo đảm với tư cách là một BPNC trong TTHS

tạo ra tính đa dạng và hoàn thiện hệ thống các BPNC được áp dụng đối với những

đối tượng có đặc điểm nhất định Hệ thống các BPNC càng được quy định chặt chẽ

và cụ thể thì việc áp dụng pháp luật của các CQTHTT càng được áp dụng thốngnhất và chính xác Ap dụng đúng dan, kịp thời, chính xác các BPNC có ý nghĩaquan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nâng cao chất lượng giải quyết

các vụ án, ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả sự gia tang của tội phạm.

Bên cạnh đó, BLTTHS quy định biện pháp đặt tiền để bảo đảm còn tạo cơ sở

pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế Theo đó, những sửa đôi, bổ sung củaBLTTHS năm 2015 về đặt tiền để bảo đảm tại các điều: Điều 122 quy định chungcho bị can, bị cáo và Điều 502, Điều 505 quy định đối với người bị dẫn độ còn đápứng mục tiêu hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế trong TTHS,

bảo đảm sự tương thích, phù hợp với các quy định của Luật tương trợ tư pháp, các

điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Từ đó tạo cơ sở pháp lý cho việc mởrộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự, góp phan dau tranh có hiệu quavới tội phạm có yếu tố nước ngoài, nhưng van đảm bảo quyên và lợi ích hợp phápcủa đối tượng bị áp dụng

Ve y nghĩa thực tiễn, tính chất đặc thù của các BPNC là có ảnh hưởng nhất

định đến quyền và tự do con người Việc bắt giữ người không đúng pháp luật, lạm

dụng tạm giam sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu như gây ra tác động tiêu cực đến thể chất

và tinh thần của cá nhân hay có thé dẫn đến sai lầm trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự, thậm chí có thê bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm làm giảm hiệu quả

của pháp luật, uy tín của cơ quan nhà nước trong nhân dân BPNC đặt tiền để bảo

đảm là một trong những biện pháp không cách ly bị can, bị cáo khỏi xã hội, không

hạn chế các quyền cơ bản của công dân nhưng vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước

Chính điều này đã mang lại những lợi ích cũng như tác động tích cực cho cá nhân bị

áp dung và cho nhà nước, như là: việc áp dụng biện pháp đặt tiền dé bảo đảm làmgiảm tỷ lệ tạm giam, khắc phục thực trạng lạm dụng tạm giam, giảm gánh nặng cho

bộ máy quản lý, cơ sở vật chât và giảm chi phí thuộc ngân sách nhà nước cho các

23

Trang 31

công tác quản lý, các chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam và hoạt động khác

liên quan đến thực hiện biện pháp tạm giam Sâu xa hơn là phần chỉ phí tiết kiệm

được sẽ tạo điều kiện cho các cơ sở giam giữ củng cố cơ sở vật chất, đảm bảo thực

hiện tốt hơn chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam và cho cả phạm nhân

Khi bị can, bị cáo bị giam giữ, cuộc sống hăng ngày bị thay đổi, môi trườngsông không thé bao đảm bao được tốt nhất sự chăm sóc về sức khỏe thê chat và tinh

thần của họ, đồng thời, họ bị mất công việc đang làm, mất tiền lương, tiền công

Điều này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, chấn động,ton thương tâm than, ảnh hưởng cả đến cuộc sống của người mà họ có trách nhiệmchăm sóc, nuôi dưỡng Những mặt tiêu cực này có thể thấy thông qua nhiều số liệu

đã được thống kê, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện BPNC đặt tiền đểbảo đảm không cách ly bị can, bị cáo ra khỏi đời sông xã hội nên sẽ đem lại tâm lý

và tinh thần tốt hơn cho bị can, bị cáo Thay vì bị giam giữ tại một cơ sở giam giữ,

bị can, bị cáo vẫn có điều kiện học tập, tham gia lao động, sản xuất, giúp đỡ gia

đình, có thể đóng góp tích cực cho xã hội Ngoài ra, biện pháp đặt tiền để bảo đảm

được ap dụng cho các bi can, bi cáo đã bi tạm giam còn góp phần tích cực vào qua

trình phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng đối với người bị giam giữ

Quy định biện pháp đặt tiền để bảo đảm tạo cơ hội cho bị can, bị cáo thựchiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bằng cách căn cứ vào các quyđịnh của pháp luật, bị can, bị cáo có quyền đề nghị áp dụng khi xét thấy mình có đủđiều kiện để được áp dụng biện pháp này thay thế biện pháp tạm giam hoặc cóquyền kiểm tra tính hợp pháp và tính đúng đắn của việc áp dụng biện pháp đặt tiền

dé bảo đảm dé thực hiện các quyền yêu cầu, quyền khiếu nại Được sinh sống ngoàicộng đồng tạo điều kiện thuận lợi cho bị can, bị cáo thực hiện các hoạt động thu

thập chứng cứ, tải liệu, đồ vật liên quan đến việc gỡ tội, việc bào chữa của mình đểgiao nộp cho các CQTHTT, trình bày quan điểm, ý kiến, thực hiện quyền chứngminh của mình; được thuận lợi hơn trong tiếp cận các tai liệu đã được CQTHTT thuthập được, dé phục vu cho hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử ho, từ đó không

những giúp nâng cao hiệu quả công tác điêu tra, truy tô, xét xử và thi hành án mà

24

Trang 32

còn góp phan bảo vệ được các quyền, lợi ich hợp pháp của bản thân.

Dé cho bị can, bị cáo được sống trong cộng đồng dân cư giúp tạo nên tráchnhiệm của họ với gia đình và xã hội, đồng thời cũng nâng cao ý thức, trách nhiệmcủa chính cộng đồng và xã hội trong việc chung tay giám sát, quản lý, giáo dục bị

can, bị cáo, kịp thời hỗ trợ các CQTHTT Cùng với đó, việc này cũng giúp nhân dân

được tiếp cận pháp luật và nâng cao trình độ nhận thức pháp luật, ý thức pháp luật

của người dân khi mà những vi phạm pháp luật bi xử lý hình sự hay biện pháp đặt

tiền dé được tai ngoại không còn là xa vời, phi thực tế mà thực sự hiện hữu và đangđược áp dụng trong thực tế theo đúng quy định của pháp luật, từ đó hỗ trợ công tácgiáo dục, phô biến và tuyên truyền các kiến thức về pháp luật cho nhân dân

1.5 Mối quan hệ giữa biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm với cácbiện pháp ngăn chặn khác trong tố tụng hình sự

Việc có áp dụng BPNC hay không, nếu có thì áp dụng biện pháp nào là phù

hop là nội dung rat quan trọng dé vừa tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết vụ ánhình sự mà còn vừa bảo đảm quyền con người, quyền tự do của công dân Các

BPNC được quy định trong BLTTHS Việt Nam có sự phân hóa trên những cơ sở

nhất định, thé hiện sự phù hợp của từng biện pháp đối với từng đối tượng bị áp dungtrong từng trường hợp cụ thé Hệ thống BPNC càng da dạng và sự lựa chọn chính

xác của các CQTHTT, đặc biệt là lựa chọn các biện pháp mà người bị áp dụng

không bị giam giữ không chỉ đảm bảo cho mục đích của việc áp dụng BPNC mà

còn mang lại những tác động tích cực cho việc giải quyết vụ án Việc phân tích mốiquan hệ giữa biện pháp đặt tiền dé bao đảm với các BPNC khác trong TTHS có ý

nghĩa làm sâu sắc hơn giá trị của biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong thực tiễn áp

dụng pháp luật.

Các BPNC trong TTHS có những nét đặc thù như là về phương thức tácđộng đến đối tượng bị áp dụng, về việc cách ly hay không cách ly đối tượng khỏi

cộng đồng, về việc phê chuẩn của Viện kiểm sát khi quyết định áp dụng, về mức độ

hạn chế quyền con người, quyền công dân của BPNC đó đối với đối tượng bị áp

dụng, v.v Từ những đặc điểm này mà đánh giá được mức độ nghiêm khắc của mỗi

25

Trang 33

BPNC đối với bị can, bị cáo bị áp dụng Trong đó, dựa trên mức độ nghiêm khắc

của mỗi BPNC, các CQTHTT có thê thay thế BPNC đang được áp dụng cho bị can,

bị cáo sang biện pháp nghiêm khắc hơn hoặc ít nghiêm khắc hơn căn cứ vào tình

hình thực tế nếu BPNC đang được áp dụng không còn cần thiết hoặc không đạtđược mục đích áp dụng như ban đầu

Mối quan hệ hai chiều giữa các BPNC được áp dụng đối với bị can, bị cáo

được thể hiện rõ nét nhất là trường hợp thay thế BPNC được quy định trong pháp

luật TTHS do các CQTHTT quyết định và thực hiện Trong thực tiễn, việc thay thếBPNC đang áp dụng chủ yếu là trong thay thế từ biện pháp tạm giam sang cácBPNC khác và ngược lại Nếu bị can, bị cáo đang áp dụng biện pháp tạm giam màxét thây không còn cần thiết phải cách ly đối tượng ra khỏi xã hội thì được thay thếsang một BPNC khác ít nghiêm khắc hơn, trong đó có biện pháp đặt tiền để bảo

đảm Và ngược lại, nếu mục đích của việc áp dụng biện pháp ít nghiêm khắc không

đạt được (khi đối tượng vi phạm nghĩa vụ cam đoan) thì sẽ bị áp dụng biện phápnghiêm khắc nhất là biện pháp tạm giam Quy định về thay thế BPNC là vấn đềmềm hóa cách xử sự trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự, nó có lợi cho đốitượng hoặc tăng tính nghiêm khắc của pháp luật khi áp dụng các BPNC, đồng thời

làm cơ sở cho việc vận dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước [18, tr 30].

Trong hệ thống các BPNC, biện pháp tạm giam là biện pháp có mức độ

nghiêm khắc nhất được quy định trong BLTTHS Khác với biện pháp đặt tiền để

bảo đảm, biện pháp tạm giam tác động đến cả thé chat và tinh than của đối tượng bị

áp dụng, cách ly đối tượng với xã hội trong thời gian nhất định, hạn chế nhiều

quyền tự do của con người và các quyền phái sinh từ quyền tự do như quyền đượcgặp gỡ người thân, quyền được làm việc, v.v Chính bởi điều này mà biện pháp tạm

giam có khả năng xâm hại đến các quyền cơ bản của bị can, bị cáo Tuy biện pháptạm giam có nguy cơ cao trong việc xâm hại đến các quyền con người của người bị

buộc tội nhưng khác với các BPNC khác, biện pháp tạm giam là một phương tiện

nhanh chóng và hiệu quả để kịp thời bảo vệ các quyền của cơ quan, tô chức, cá

nhân khác, lợi ích của Nhà nước khi có căn cứ răng nó có nguy cơ bị xâm hại hoặc

26

Trang 34

đang bị xâm hại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động điều tra,truy tố, xét xử và thi hành án, bởi vậy nên các CQTHTT thường xem xét áp dụng

BPNC tạm giam trước khi xem xét áp dụng các BPNC không giam giữ Theo quy

định của BLTTHS, biện pháp tạm giam là BPNC có thể được áp dụng đối với bịcan, bi cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng mà không kém theobất kỳ căn cứ nào khác hoặc với bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, tội ít nghiêmtrọng có điều kiện nhân thân xấu như có dấu hiệu tiếp tục phạm tội, bỏ trốn, muachuộc, cưỡng ép, de dọa bi hại, người làm chứng khai báo gian dối, tiêu hủy tải liệu,chứng cứ BLTTHS năm 2015 quy định rõ hai BPNC bảo lĩnh và đặt tiền để bảođảm là hai BPNC được áp dụng thay thế biện pháp tạm giam khi xét thấy không cầnthiết phải tạm giam bị can, bị cáo

Nhóm các BPNC khác được áp dụng đối với bị can, bị cáo là biện pháp cắm

đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, là nhóm các BPNC có tính ít

nghiêm khắc, chủ yếu tác động đến tâm lý của đối tượng áp dụng, không buộc đốitượng phải cách ly khỏi cộng đồng Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặttiền dé bảo đảm thé hiện tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo đảm chomọi công dân được sống trong xã hội mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ được tôntrọng và bảo vệ, tránh được sự tấn công, xâm hại từ phía các đối tượng nhất định,

bảo đảm cho mọi công dân yên tâm sinh sông, học tập, làm việc, tham gia vào công

tac dau tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả cao nhất [13, tr 27]

Những BPNC không cách ly bị can, bị cáo ra khỏi xã hội có những điểmchung và điểm riêng nhất định Những BPNC ít nghiêm khắc trên đều có điểm

chung là thường được áp dụng với bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, thành khẩn khaibáo, có cơ sở cho rằng họ sẽ không bỏ trốn, không gây cản trở cho hoạt động điều

tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội, đặc biệt bị can, bị cáo phải có nơi cư trú

và ly lịch bi can rõ rang, đây là điều kiện cơ bản để bảo đảm việc thông báo triệu

tập và sự có mặt của bi can, bi cáo khi có thông báo triệu tập của CQTHTT Đối

tượng áp dụng các BPNC này đều phải làm giấy cam đoan tuân thủ các nghĩa vụ

theo quy định của pháp luật và có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu

27

Trang 35

tập Cả ba BPNC đều có thời hạn áp dụng không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét

xử, không quá thời hạn kế từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành

án phạt tù Và đều có sự tác động đến tâm ly của bi can, bị cáo là việc đe dọa áp

dụng BPNC nghiêm khắc nhất là tạm giam nếu họ vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan

Bên cạnh những điểm giống nhau thì biện pháp cắm đi khỏi nơi cư trú, biệnpháp bảo lãnh và biện pháp đặt tiền để bảo đảm có những điểm khác nhau sau đây:

Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thường được áp dụng với bị can, bị cáo

phạm tội ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng Khác với BPNC bảo lĩnh và đặt tiền

dé bảo đảm, biện pháp cắm đi khỏi nơi cư trú được luật TTHS quy định là mộtBPNC độc lập, hạn chế quyền tự do di lại, quyền tự do cư trú của bị can, bị cáotrong một phạm vi nhất định Trong thời gian bị cam đi khỏi nơi cư trú, bị can, bi

cáo được đặt dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước là chính quyền xã, phường,

thị tran hay đơn vị quân đội, thực hiện quản lý, theo dõi bị can, bị cáo, đặt ra tráchnhiệm của chính quyền co sở xã, phường, thị tran hay đơn vị quân đội Tuy nhiên,trách nhiệm của chính quyền cơ so trong việc quản ly, theo dõi bi can, bi cáo tạingoại theo quy định của pháp luật hiện hành còn chưa rõ ràng nên nhiều trườnghợp chính quyền cơ sở không theo dõi, quản lý chặt chẽ nên đề xảy ra việc bị can,

bị cáo trốn, gây khó khăn cho quá trình THTT Ngoài ra, tùy từng trường hợp bị

can, bị cáo vẫn được tạm thời đi khỏi nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và được

sự đồng ý của cơ quan đã ra lệnh cắm đi khỏi nơi cư trú Việc quyết định áp dụngbiện pháp này của người có thâm quyền thuộc Cơ quan điều tra không cần có sựphê chuẩn của Viện kiểm sát BPNC cắm đi khỏi nơi cư trú là BPNC độc lập có

thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trước đó chưa bị áp dụng BPNC hoặc đã bị

áp dụng BPNC Tuy nhiên, biện pháp cắm đi khỏi nơi cư trú không thé được thay

thế sang biện pháp bảo lĩnh hoặc đặt tiền để bảo đảm vì hai biện pháp này là hai

biện pháp được áp dụng cho bị can, bi cáo đang bi tạm giam.

Đối với biện pháp bảo lĩnh, là một trong hai BPNC thay thế cho tạm giam,

được áp dụng đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam phạm các tội ít nghiêm trọng

hoặc nghiêm trọng, có nhân thân tôt, có cá nhân, tô chức dùng uy tín của mình nhận

28

Trang 36

bảo lĩnh cho bị can, bị cáo Khác với các BPNC khác, bị can, bị cáo áp dụng biện

pháp bảo lĩnh không bị hạn chế các quyền công dân miễn sao việc thực hiện các

quyền này không gây trở ngại cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử Biện pháp

này đặt ra sự ràng buộc giữa tô chức hay cá nhân đối với bị can, bị cáo Ngoài sựtác động tâm lý về việc áp dụng biện pháp tạm giam khi vi phạm nghĩa vụ cam

đoan, còn có sự tác động đến tâm ly của bị can, bi cáo khi họ vi phạm nghĩa vụ thì

cơ quan, tổ chức ma mình là thành viên hay người thân thích của mình tùy tínhchất, mức độ vi phạm mà bị phạt một số tiền nhất định Số tiền phạt vi phạm cơquan, tô chức, người thân thích này được xác định sau khi bi can, bị cáo vi phạmnghĩa vụ, bởi vậy cũng chưa có sự ràng buộc chặt chẽ, tác động đến trách nhiệmcủa họ khi họ vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan Việc quyết định áp dụng BPNC nàycủa người có thâm quyền thuộc Co quan điều tra phải được sự phê chuẩn của Viện

kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành

Cùng với biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm là BPNC còn lại được áodụng để thay thế biện pháp tạm giam, không hạn chế quyền tự do di lại, tự do cưtrú Nếu người bảo lĩnh sử dụng uy tín của cá nhân, tổ chức còn người đặt tiền camkết bằng việc hạn chế quyền định đoạt một số tiền cụ thé đã được ấn định và đặt choCQTHTT Có nhiều nhận xét cho rang biện pháp đặt tiền dé bảo đảm là một hìnhthức bảo lĩnh bằng tiền So với BPNC cắm đi khỏi nơi cư trú và bảo lĩnh, pháp luậtquy định phạm vi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được mở rộng hơn, khôngchỉ với các tội ít nghiêm trong hay nghiêm trọng mà còn có thé áp dụng với cả cáctội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng [6, Điều 4] Việc áp dụng biện pháp

này còn phải căn cứ vào yếu tố không thê thiếu đó là tình trạng tài sản của bị can, bịcáo Khi quyết định áp dụng đặt tiền để bảo đảm, các CQTHTT xem xét tính chất

của tội phạm dé quyét định mức tiền mà bị can, bị cáo phải đặt dé bảo đảm được sự

có mặt của họ Ngoài sự tác động tâm lý về việc áp dụng biện pháp tạm giam khi vi

phạm nghĩa vụ cam đoan như biện pháp bảo lĩnh, biện pháp này tác động tâm lý

cũng như trách nhiệm cho chính bị can, bị cáo đối với tài sản của mình hay củangười thân thích của bị can, bị cáo đã bị tạm giam Việc áp dụng đặt tiền để bảo

29

Trang 37

đảm có thể đặt dưới sự giám sát của người thân thích của bi can, bi cáo trong trường

hợp người thân thích của họ đặt tiền còn đặt ra ràng buộc pháp lý về việc tịch thu số

tiền thuộc sở hữu của người thân thích của họ đã đặt Ngoài ra, biện pháp này không

chỉ là bảo dam sự có mặt của bị can, bi cáo khi Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toa

án triệu tập người đó mà còn góp phan dé bao đảm họ không tiếp tục phạm tội khiloại trừ một trong những điều kiện dé thực hiện hành vi phạm tội Việc quyết định

áp dụng BPNC này của người có thâm quyền thuộc Cơ quan điều tra phải được sự

phê chuẩn của Viện kiêm sát cùng cấp trước khi thi hành

Theo những phân tích trên, khó có thể khăng định BPNC nào nghiêm khắchơn BPNC nào nhưng có thê thấy được rằng biện pháp đặt tiền để bảo đảm có sự

“chắc chắn” hơn và “nghiêm khắc” hơn so với các BPNC không giam giữ còn lại.Trong đó, BPNC đặt tiền để bảo đảm có phạm vi áp dung rộng hơn, đặt ra một sựràng buộc rõ ràng khi xác định cụ thể trách nhiệm tuân theo nghĩa vụ cam đoan của

đối tượng được áp dụng, có sự tác động trực tiếp mạnh mẽ hơn đến ý thức tuân theo

pháp luật của bị can, bi cáo do trực tiếp tạm giữ một số tiền và hạn chế quyền SỞ

hữu tài sản của họ.

Tuy nhiên sự “chắc chắn” và “nghiêm khắc” của biện pháp đặt tiền để bảođảm chỉ là đánh giá tương đối Nếu như trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trong

pháp luật dân sự, nghĩa vụ của một bên được bảo đảm thực hiện bang một tài sản

nhất định thường mang tính tai sản và mang lại một lợi ích tài sản nhất định cho bên

có quyền, nên mới đảm bảo cho việc khôi phục cho lợi ích đáng được hưởng của

bên có quyền, bù trừ nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ không thực

hiện đúng nghĩa vụ Vì vậy, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật

dân sự mang tính dự phòng và tính bảo đảm cao Đối với biện pháp đặt tiền để bảo

đảm với mục đích chính là dam bảo sự có mặt của bị can, bi cáo theo giấy triệu tập,

không đặt ra việc khôi phục quyền hay bù trừ nghĩa vụ của chủ thể nào Tínhnghiêm khắc ở đây được thể hiện ở trách nhiệm pháp lý của bị can, bị cáo nếu viphạm nghĩa vụ sẽ bị tịch thu toàn bộ số tiền đã đặt thuộc sở hữu của mình sung

công quỹ nhà nước, làm cho họ nhận thức được ngay lập tức sự lên án của Nhà

30

Trang 38

nước đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ mà họ đã thực hiện Nên dé đánh giá được

có tính bảo đảm và nghiêm khắc không còn tủy thuộc vào ý thức pháp luật và tráchnhiệm của đối tượng áp dụng

Trong mối quan hệ giữa các BPNC thì các BPNC không giam giữ chỉ có sựliên kết chặt chẽ với biện pháp tạm giam xảy ra trong trường hợp thay thế BPNCdựa trên tính chất tạm giam là BPNC nghiêm khắc nhất, có thể thấy rõ được tínhnghiêm khắc hơn han so với các BPNC khác Tuy nhiên, theo tinh thần của quyđịnh về thay thế BPNC, các BPNC không giam giữ này cũng có thể xem xét thaythé cho nhau bởi cũng tồn tại sự khác biệt trong tính nghiêm khắc của mỗi BPNC.Đồng thời mỗi BPNC không giam giữ sẽ có hiệu quả đối với bị can, bị cáo vào thờiđiểm nhất định mà phù hợp với điều kiện thực tế Tuy vậy thì theo lý thuyết, điềunay lại không áp dụng với biện pháp bảo lĩnh và đặt tiền dé bảo đảm vì bản chất củahai BPNC này là BPNC thay thế tạm giam mà không phải BPNC có thê áp dụng

-nỗ lực tổ chức thực thi nội dung cụ thể đó của Nhà nước trong những điều kiệnkhách quan của quốc gia Theo đó, việc quy định và áp dụng biện pháp đặt tiền đểbao đảm bị chi phối bởi hai yếu tố chính, đó là chất lượng của các quy định pháp

luật và năng lực của chủ thể áp dụng các BPNC

1.6.1 Chất lượng của các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp ngăn

chặn đặt tiền dé bảo đảm

Các quy phạm pháp luật về áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm có ảnh

31

Trang 39

hưởng to lớn tới hiệu quả của việc áp dụng biện pháp này trong thực tiễn Trong cơ

chế thực thi pháp luật, điều kiện tiên quyết có tính chất nền tảng là xây dựng được

hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo, nhất làphải phù hợp với thực tế, với xu hướng thời đại, tác động tích cực đến sự phát triểncủa đất nước [20, tr 76] Các quy phạm pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất sẽ tạo

môi trường thuận lợi dé pháp luật đi vào cuộc song, được xã hội thừa nhận va tuân

thủ Các quy phạm pháp luật về BPNC được ban hành sẽ là căn cứ pháp lý cho việc

bảo vệ các quyền và tự do của con người, các lợi ích của Nhà nước và xã hội, cũngnhư cho công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Việc áp dụng BPNC

cụ thé luôn phải tuân theo nguyên tắc, tuân theo pháp luật chứ không thé áp dụngtùy tiện, không có căn cứ Bởi vậy, nếu như có quy định không rõ ràng thì sẽ dẫnđến hậu quả là hiểu không đúng, áp dụng không chính xác, không dam áp dụng, kéo

theo nhiều hệ quả sâu xa làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng

đến quyền con người, đến uy tin của các cơ quan tư pháp và của Nha nước

Các quy phạm pháp luật về biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bảo

đảm trong BLTTHS năm 2003 và Thông tư liên tịch hướng dẫn việc áp dụng đã

được đánh giá là còn mang tính chung chung, thiếu thống nhất, chưa rõ ràng, rườm

rà, thiếu tính khả thi dẫn đến số lượng các vụ án, bị can, bị cáo được áp dụng biệnpháp này còn nhiều hạn chế, các CQTHTT gặp không ít khó khăn trong việc ápdụng biện pháp này và trong thực tế biện pháp này cũng được áp dụng một cách hãn

hữu, hiệu quả không cao [16, tr 38-40].

Bởi vậy, nếu các quy phạm pháp luật về biện pháp đặt tiền để bảo đảm đượcxây dựng chất lượng sẽ là nền móng quan trọng dé các CQTHTT có cơ sở pháp lý áp

dụng BPNC đặt tiền để bảo đảm một cách đúng dan và đạt được hiệu quả tốt nhất

Hiện nay, các quy phạm pháp luật quy định việc áp dụng biện pháp đặt tiền

để bảo đảm được đã quy định tại Điều 122 và Điều 502, Điều 505 BLTTHS năm

2015 và được quy định chỉ tiết tại Thông tư liên tịch số BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc

06/2018/TTLT-BCA-BQP-phòng, Bộ Tài chính, Viện kiêm sát nhân dân tôi cao, Tòa án nhân dân tôi cao quy

32

Trang 40

định chỉ tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân

sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm với 16 Điều luật So với BLTTHS năm

2003, quy định về đặt tiền dé bảo đảm đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn,

được quy định, hướng dẫn chỉ tiết hơn, nhằm kịp thời khắc phục những vướng mắctrong thực tiễn, có gắng đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm va bảo

vệ quyền con người, quyền công dân trong cải cách tư pháp, xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời phù hợp với các nguyên tắc và quy phạmđược thừa nhận chung của pháp luật quốc tế Các quy phạm pháp luật về biện phápđặt tiền dé bảo đảm trong BLTTHS năm 2015 được kì vọng là cơ sở dé nâng caoviệc thực thi và hiệu quả áp dụng trên thực té

1.6.2 Vai trò của chủ thé áp dung các biện pháp ngăn chan

Do tầm quan trọng và sự phức tạp về thủ tục, trình tự thực hiện và mức độnghiêm khắc khác nhau của từng BPNC, cũng như yêu cầu thận trọng áp dụng

chúng, BLTTHS quy định cụ thể thâm quyền áp dụng trong mỗi quy định của các

BPNC trong TTHS Việc tùy tiện hay lạm dụng áp dụng một BPNC nao cũng dé

dẫn đến những hệ quả xấu, nên đòi hỏi các chủ thé áp dụng phải thận trọng, khách

quan và tuân theo các quy định của BLTTHS về đối tượng, căn cứ, thẩm quyền vàthủ tục dé bảo đảm tránh khỏi những sai lầm nghiêm trọng có thê xảy ra

Cùng về một quy phạm pháp luật quy định về BPNC, mỗi chủ thể áp dụng cóthể có sự nhận thức khác nhau, sự nhận thức thống nhất còn tùy thuộc vao năng lựcnhận thức của mỗi cán bộ THTT Nhận thức ở đây là nhận thức về pháp lý và nhậnthức về thực tiễn, nhận thức sự phù hợp giữa tình tiết của trường hợp cụ thể với

các quy phạm pháp luật Nếu nhận thức của các chủ thể có quyền áp dụng BPNC

không đầy đủ, không toàn diện như hiểu sai điều luật, nhận thức sai về tình tiết vụ

án, áp dụng theo cảm tính sẽ không thể áp dụng BPNC một cách hiệu quả vàngược lại, nếu các chủ thé có khả năng nhìn nhận và đánh giá, nhận thức pháp luậtđúng đắn thì việc áp dụng BPNC trong quá trình giải quyết vụ án sẽ đạt chất lượng

và hiệu quả.

Bên cạnh đó, thái độ chủ quan của các chủ thé áp dụng BPNC trong quá trình

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 - 2021 T7 Biểu đồ 2.2 | Số bị can, bị cáo áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để - Luận văn thạc sĩ luật học: Biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
Hình s ự trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 - 2021 T7 Biểu đồ 2.2 | Số bị can, bị cáo áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để (Trang 7)
Bảng 2.2: Thống kê số liệu áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 — 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
Bảng 2.2 Thống kê số liệu áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 — 2021 (Trang 127)
Bảng 2.3. Hình thức Cơ quan điều tra xử lý người bị tạm giam trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 — 2021 - Luận văn thạc sĩ luật học: Biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm trong tố tụng hình sự Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới
Bảng 2.3. Hình thức Cơ quan điều tra xử lý người bị tạm giam trên phạm vi toàn quốc từ năm 2015 — 2021 (Trang 128)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w