1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và một số quốc gia

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam và một số quốc gia
Tác giả Đỗ Thanh Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Chu Hồng Thanh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 29,49 MB

Nội dung

- Trần Thị Hồng Hạnh 2018, “Hoan thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam hiện nay ”, Luật án tiễn sĩ Luật học, Học viện chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh Ngoài ra, còn có các

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỖ THANH HƯƠNG

ĐỘNG PHONG, CHONG ĐẠI DỊCH COVID - 19 TẠI

VIỆT NAM VA MOT SO QUOC GIA

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng mình.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình

nào khác Các thông tin và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tincậy và trung thực.

Tác giả luận văn

Đỗ Thanh Hương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn thạc sĩ này, với tình cảm chân thành, tôi xin bay

tỏ lòng biét ơn sâu sac tới Khoa Luật — Đại học Quôc gia Hà Nội, cùng các thay

giáo, cô giáo trong Khoa đã ân cân chỉ bảo, giảng dạy, tạo cho tôi có được điêukiện học tập ở một môi trường tốt nhất trong suốt thời gian qua

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Chu Hồng

Thanh, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trực tiếphướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp lần này.

Tác gia luận van

Đỗ Thanh Hương

Trang 5

1.1 Khái quát về quyên riêng tư ¿- 2 + s+SE+EE+E££EeEEeEEEEEEEEEEerkerkrrerree 11

1.1.1 Định nghĩa về quyền riêng tư -2-©222E+£+2EE+E£+EEEEetEEEEerrrrkeerrrk 11

1.1.2 Đặc điểm của quyền riêng tle eeeceeccseecssessssesssseessssecsssecssssessseessseessseessseecsseees 18

1.2 Khái quát về bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch0Ò ¿o0 ca 211.2.1 Khái nệm hoạt động phòng, chống đại dịch Covid — 19 - «+ 21

1.2.2 Khái niệm va đặc điểm của bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống đại dich Covid - 19 ¿-©+++2EE+++2EE+E+EEEE1112711127111117111212211 2.11 re 28 1.2.3 Tác động của các biện pháp phòng chống dai dịch Covid — 19 đến quyền

TIONG CU 0 30

1.2.4 Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống đại

dịch Covid — [Ö ác G2 + E23 231 1 1 231 03 01 ng TH ng TH TH ng cư 31

KET LUẬN CHƯNG s 2s s£ss£sss£vsse2vssezsseersseoroseee 34

CHƯƠNG 2: PHAP LUẬT VE BAO DAM QUYEN RIÊNG TU VÀ THUC TIEN

BAO DAM QUYEN RIENG TU TRONG HOAT DONG PHONG, CHONG DAI

DICH COVID — 19 TAI VIỆT NAM VA MOT SO QUOC GIA 35

2.1 Pháp luật về bao đảm quyên riêng tu trong hoạt động phòng chống đại dich

00.01 35

2.1.1 Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền riêng tưr . - 352.1.2 Pháp luật của Việt Nam về bảo đảm quyền riêng tư - 412.1.3 Pháp luật của Hoa Kỳ về bảo đảm quyên riêng tư . ¿- c5: 512.1.4 Pháp luật của Pháp về quyền riêng tư -¿¿222+zz+2E+sz+zrxseree 55

2.1.5 Pháp luật Trung Quốc về quyền riêng tư -2 2©e2+2E+se2se+ee 58

2.1.6 Giới hạn quyền con người, tạm đình chi quyền con người trong tình trangCovid — 19

Trang 6

2.2 Thực tiễn bảo đảm quyên riêng tư trong hoạt động phòng chống đại dich

00,00 -((-1ÈÈ 62

2.2.1 Thực trạng về bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống đại dịchCovid — 19 tại một số quốc gia trên thé giới -¿-¿£©+ez+2E+ze+2vseerrx 62

2.2.2 Thực trạng về bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch

Covid — 19 tại VIỆt Nam 5-5 + S1 tt 11211 HH tiep 65

2.3 Darh gid CHUNG 0n 3 68

2.3.1 Kết quả dat QUOC oeeeeccecccssesscsssesssssesessseeessssecsssseesssseesssseecssseesssseeesssseesssseeeesseess 75

2.3.2 Nguyên nhân của những bat cập, hạn chế trong việc bao đảm quyền riêng tư

trong dai dich Covid - 19 0157 78

KET LUẬN CHƯNG 2 s<ss2©sss©E2ess©ES2as9222299222239E222499002298ee 84

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC BẢO ĐÁM

QUYÈN RIÊNG TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHONG ĐẠI DỊCH

3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế bảo

GAM QUYEN FEN CU PT aảììỘŨỒŨDẦ 91

KET LUẬN CHƯNG 3 e- 2° es°esscvsseEEveseEovasseeorssseorssssoree 95 KET LUAN 00775 ` ` 96 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHÁO -s -cs°-ccssseecccssse 98

:0000000255 101

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

Quyên riêng tư (hay quyền được bảo vệ đời tư - the right to privacy) là mộttrong những quyền dân sự cơ bản của mọi cá nhân được ghi nhận trong nhiềuvăn kiện pháp lý quốc tế như: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948

(UDHR), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR), Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007, Công ước quốc

tế về bảo vệ quyền của người lao động di trú và các thành viên gia đình họ năm 1990, Quyền riêng tư không chỉ được pháp luật quốc tế mà còn pháp luật ở

các quốc gia bảo vệ Tuy nhiên với sự phát triển của truyền thông, internet,

mạng xã hội, Quyền riêng tư có thé vi phạm bởi nhiều hình thức [QMI] như

công khai danh tính, lịch trình đi lại của người nhiễm Covid — 19 hoặc người bị

nghỉ nhiễm trên các phương tiện truyền thông; sử dụng những ứng dụng trên

điện thoại để theo dõi lịch sử tiếp xúc của mọi người, và với mức độ ngày

theo Điều lệ y tế quốc tế và Covid — 19 được coi là nghiêm trọng nhất.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca bệnh nhân và nghì

nhiễm tăng đồng thời quyền riêng tư của các đối tượng trên cũng bị xâm phạm

nghiêm trọng Họ là đối tượng dễ bị tổn thương, tuy nhiên việc công khai danh

tính, thông tin, hình anh của người bệnh, nghi nhiễm có thé khiến họ bị tấn công, khủng bố về tinh thần bởi nhiều người trong xã hội Xâm phạm quyền riêng tư

nói chung và quyền riêng tư của người bệnh, nghi nhiễm nói riêng đang là vấn

đề nhức nhối, tác động tiêu cực đến tình hình trật tự xã hội, tác động tiêu cựcđến các quyền nhân thân của cá nhân như: quyền cá nhân đối với hình ảnh;

5

Trang 8

quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thé;

quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Trong khi đó, quy định tại các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo vệ, bao đảm quyên riêng tu

còn nhiều hạn chế và bất cập, mang tính chung chung, thiếu tính dự báo trước sự

phát triển của đời sống xã hội, chỉ ở mức độ nguyên tắc, định hướng nhưng chưa

có điều luật thực sự cụ thé dé điều chỉnh quan hệ pháp luật này

Những bắt cập và hạn chế trong hành lang pháp lý đã khiến việc bảo đảmquyền riêng tư chưa hiệu quả, đặc biệt là quyền riêng tư trong trong hoạt độngphòng, chống dai dịch Covid — 19 Bởi đối tượng bệnh nhân và người nghỉnhiễm là người yếu thế, đang phải chịu tổn thương kép - bệnh tật nguy hiểm và

sự chỉ trích, tan công của người khác gây ton hại về tinh thần Từ thực trạng nói

trên, học viên muốn tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế đó và giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền riêng tư là rất cần thiết Đây là lý do

học viên lựa chọn đề tài: “Bdo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chốngđại dịch Covid — 19 tại Việt Nam và một số quốc gia.” làm đề tài luận văn thạc sĩ

luật học.

2 _ Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiLiên quan đến việc bảo đảm quyền riêng tư đã được nhiều nhà nghiên cứu

luật học, các tác giả, cá nhân quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý nghiên cứu về quyền riêng tư trong

góc độ quyền con người nói chung và nghiên cứu cụ thê về quyền, trong đó có thể

kê đến như:

- Khoa Luật Dai học Quốc gia Hà Nội (2018), “Quyên về sự riêng tr”, NXBChính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội

- Lê Đình Nghị (2007), “Quyên bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân

sự Việt Nam”, Luật án tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

- United Nation (2014), “Report of the office of the United nation high

commissioner for Human Rights : The privacy in digial age[QM2]”, United Nation

Digital Library.

Trang 9

- Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao (2015), “Giáo trình Lý luận và pháp

luật về Quyển con người ”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- Trần Thị Hồng Hạnh (2018), “Hoan thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá

nhân ở Việt Nam hiện nay ”, Luật án tiễn sĩ Luật học, Học viện chính trị Quốc gia

Hỗ Chí Minh

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu đề cập đến việc bảo đảm

quyền riêng tư được công bó, đăng tải trên các báo, tap chí nhu[QM3]:

- Chu Hồng Thanh (2020), “Nhận thức pháp lý về quyén riêng tw”, Tap chíđiện tử Luật sư Việt Nam

- Vũ Thị Thu Quyên (2021), “Bao vệ quyền riêng tu trong bối cảnh khẩn cap:

Nhìn từ đại dịch Covid — 19”, Tap chí lý luận chính tri va truyền thông

- Bùi Thu Hằng (2020), “Ban hành văn bản pháp luật trong tình trạng khẩn

cấp nhìn từ dịch bệnh ovid — 19”, Tap chí lập pháp số 8 (408);

Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề liênquan đến lý luận và thực tiễn về bao đảm quyên riêng tư; tuy nhiên, ít có côngtrình nghiên cứu trực tiếp đề cập đến việc bảo đảm quyền riêng tư trong tình

trạng khẩn cấp về dịch bệnh tại Việt Nam trong thời gian qua ở cấp độ luận văn,

luận án Mặt khác thực tiễn cho thay còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc

trong bảo vệ, bảo đảm quyền riêng tư tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covic-19 , Vì vậy, đề tài “Bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid — 19 tại Việt Nam và một số quốc gia” lần đầu tiên được tác giả quan tâm nghiên cứu Luận văn kế thừa một phần lý luận những công trình

nghiên cứu trên, nhưng không trùng với bất kì công trình đã công bố trước đó

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động

phòng, chống đại dịch Covid — 19 tại Việt Nam và một số quốc gia

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: nghiên cứu trong hoạt động phòng chống đại dịch Covid — 19 tại Việt Nam và một số quốc gia.

7

Trang 10

- Về mặt thời gian: từ năm 2020 đến 2022.

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền

riêng tư nói chung, bảo đảm quyên riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại

dịch Covid — 19 tại Việt Nam và một số quốc gia nói riêng Từ đó đề xuất một

số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, bảo đảm quyềnriêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam và một

số quốc gia trong thời gian tới

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nêu trên, Khóa luận có một số nhiệm vụ cụ thé sau:

- Nghiên cứu một số van đề lý luận về bảo đảm quyền riêng tư: xây dựng cáckhái niệm, làm rõ đặc điểm, các quy định của pháp luật quốc tế và thực trạng bảo

vệ, bảo đảm quyền này trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid - 19;

- Đánh giá thực trang bảo vệ, bảo đảm quyên riêng tư trong hoạt độngphòng, chống đại dịch Covid - 19 tại Việt Nam và một số quốc gia; dựa vào đóđánh giá những vấn đề tôn tại, hạn chế và nguyên nhân;

- Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyên riêng tưtrong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid — 19

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng một số phương pháp

nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích và hệ thống hóa lý thuyết: từ những quy định vềquyền riêng riêng tư, hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid - 19 trong

chương 1, đánh giá kết qua đã đạt được và những hạn chế tổn tại trong bao dam quyên riêng tư trong hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid - 19.

8

Trang 11

Phương pháp thống kê: từ những số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc,

phân tích, tổng kết lại thực tiễn việc bảo đảm quyền riêng tư hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid — 19 trong chương 2.

Phương pháp tong hợp, quy nap, so sánh: Từ việc tổng hợp lý thuyết và số

liệu thực tiễn dé đưa ra những so sánh, đối chiếu về việc bảo vệ, bảo đảm quyền

riêng tư tại một số quốc gia qua 3 năm liên tục, từ 2019-2021

Phương pháp phân tích và tông kết kinh nghiệm: đánh giá một cách kháiquát nhất mối quan hệ tương quan giữa lý luận và thực tiễn về việc bảo vệ, bảođảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống dịch bệnh Covid - 19 tại Việt

Nam và một số quốc gia Từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao việc bảo đảm quyên riêng tư trong hoạt động phòng, chống dai dịch Covid — 19 tại Việt Nam

và một số quốc gia.

6 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống và làm rõ hơn những

van dé lý luận về quyên riêng tư và bao đảm quyên riêng tư trong hoạt độngphòng, chống đại dịch Covid - 19; cũng như các quy định của pháp luật hiệnhành và thực tiễn việc bao đảm quyên riêng tư trong hoạt động phòng, chống dai

dịch Covid - 19 tại Việt Nam và một số quốc gia Luận văn là nguồn tài liệu

nghiên cứu, học tập cho các đơn vị đào tạo luật và quyền con người trên cả nước.

- Y nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả việc bảo vệ, bao đảm quyền riêng tư nói chung và bảo vệ, bảo đảm quyền riêng

tư trong trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid - 19 nói riêng Từ đó, các

cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hiệu rõ hơn về quyền riêng tư dé đảm bao, bảo

vệ quyền của cá nhân, công dân tốt hơn trong các bối cảnh tương tự

7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau:

Chương 1: Nhận thức chung về quyền riêng tư và bao đảm quyền riêng tư hoạt động phòng, chống đại dịch Covid-19.

Trang 12

Chương 2: Pháp luật bảo đảm quyền riêng tư và thực tiễn bảo đảm quyềnriêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid — 19 tại Việt Nam và một số

quốc gia.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao bảo đảm quyền riêng tư trong

hoạt động phòng chống đại dịch Covid — 19

10

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHAN THỨC CHUNG VE QUYEN RIÊNG TƯ VÀ

BAO DAM QUYEN RIÊNG TƯ HOAT ĐỘNG PHONG, CHÓNG ĐẠI

DỊCH COVID - 19

1.1 Khái quát về quyền riêng tư

1.1.1 Định nghĩa về quyền riêng tw

Quyền riêng tu (the right to privacy) hay “quyền về sự riêng tư”, “ quyền về

đời tư” được các cơ quan nhân quyền và các học giả trên thế giới xác định là

quyền cơ bản, thiết yếu đối với sự tự chủ, tự tôn của cá nhân, cũng như việc bảo vệ

nhân phẩm của con người Theo từ điển Black Law' s Dictionary (tái bản lần thứ 9) giải thích khái niệm về sự riêng tư là: “Sự riêng tư (privacy) được hiểu là điều kiện

hoặc tình trạng được tự do trước sự xâm phạm hoặc can thiệp tùy tiện vào hành động hoặc suy nghĩ của mình”.[38]

Theo nhà luật học Ruth Gavison, sự riêng tư chứa đựng ba yếu tố: bí mật

(secrecy), vô danh (anonimity) và yên tinh (solitude); [48] Alan Westin trong bai

bao “Sự riêng tư va tự do” đã định nghĩa: “Sự riêng tư là nguyện vọng cua conngười được tự do lựa chọn trong những hoàn cảnh nhất định những giới hạn mà tự

họ thể hiện cho người khác biết thói quen và hành vi của họ” Còn Edward Bloustein thì quan niệm “Sự riêng tư là một quyền lợi cá nhân của con người Nó bảo vệ sự bat khả xâm phạm của cá nhân, độc lập cá nhân, danh dự và nhân phẩm”

[35] Một nhà luật học khác ở Đại học Columbia, New York là Volio Fernando đã

có nhận xét thú vi rằng: “Theo một ý nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người là

các phương diện khác nhau của quyên riêng tư”.

Quyền riêng tư hay còn gọi là quyền về sự riêng tư Sự riêng tư có nguồn sốc từ rất sâu xa trong lịch sử Ngay trong Kinh Thánh đã có nhiều điều đề cập đến

quyền riêng tư; trong nền văn minh Hebrew, nền văn minh Hy Lạp cô đại và cảTrung Quốc cô đại cũng có đề cập đến bảo vệ sự riêng tư Tuy nhiên, có thể khăng

11

Trang 14

định, quyền riêng tư mang tính sơ khai xuất hiện cùng với sự ra đời của nhànuoc.[41]

Trong xã hội nguyên thủy, quyền riêng tư gan như bị bỏ quên do cuộc sông

bay đàn, tinh thần gắn kết cộng đồng khiến cho con người không đòi hỏi cái riêng

tư cho bản thân Phải đến khi hình thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện — là nhà

nước chiếm hữu nô lệ - thì “quyền riêng tư” mới manh nha xuất hiện và phát triểncho đến hiện nay Một biểu hiện là lời thé Hippocrate trong ngành y, đó là việc cácthầy thuốc phải tuyên thé về việc giữ bí mat với hé sơ bệnh án [41]

Mặc dù được đề cập tư thời kỳ chiếm hữu nô lê, tuy vậy khái niệm và tính

pháp lý chỉ thực sự được khăng định rõ ràng ở thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản Do đó, có thê nói, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Năm 1361, khi các thâm phán của Đạo luật Hòa bình ở Anh đưa ra cơ sở cho

việc bắt giữ Peeping Toms và các tiêu chuẩn khác mà không xâm hại về tính riêng

tư Nghị si William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất có thé thách thức débuộc tất cả các quan chức phải tôn trọng Mặc dù căn nhà của họ có thê là xập x6,mái của nó có thé lắc, gió có thê thởi, các con bão có thé vào, mưa có thé xâm nhậpnhưng vua nước anh không thé vào nhà được”, nhiều quốc gia khác lần lượt ghinhận và phát triển quyền riêng tư trong các thế kỷ tiếp sau đó Năm 1776 Quốc hộiThụy Điền đã ban hành luật “Access to Public Records” yêu cầu tất cả các thôngtin của công dân mà chính phủ có chỉ được sử dụng cho mục đích hợp pháp Năm

1792, Tuyên bố về Quyền con người của công dân ghi nhận rằng: “Tài sản tư nhân

là bất khả xâm phạm và thiêng liêng”

Từ tiền lệ nước Anh, nhiều quốc gia lần lượt ghi nhận và phát triểnquyền riêng tư

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi

nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người Trên bình diện quốc

tế và ở những quốc gia phát triển, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự riêng tư kế từ cuối thế kỷ XIX, nhất là trong những năm 60 của thế kỷ XX Tuy

12

Trang 15

nhiên, có một nhận định chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận “quyên riêng

tư là một khái niệm quá rộng và hầu như không thé định nghĩa” [11]

Năm 1890, hai học giả người Mỹ là Samuel.D.Warren và Louis.D.Brandies

cho ra đời tác pham “Right to privacy” được đánh giá là một trong những tác phẩm

có tầm quan trọng, là nền tảng phát triển của những quy định pháp luật về quyền

riêng tư tại Hoa Kỳ Trong tác phâm Warren và Brandies không đưa ra một địnhnghĩa cụ thé về quyền riêng tư mà sử dụng thuật ngữ “quyền được ở một minh”,sau này được Tòa án Hoa Kỳ sử dụng Nội dung bài viết tập trung vào sự thay đổicủa công nghệ và truyền thông, tạo điều kiện cho báo chí can thiệp sâu hơn vào đời

sông cá nhân do đó cần phải có luật bảo vệ sự riêng tư của cá nhân Hai học giả cho rằng bảo vệ về quyên riêng tư là bảo vệ cá nhân khỏi những ton thương về mặt cam

xúc và tinh thần do những hành vi xâm hại riêng tư gây ra, điều này rất khác với

việc bảo vệ danh dự nhân phẩm và bảo bệ tài sản sở hữu trí tuệ.

William Prosser (1898 — 1972) lại đưa ra hệ thống 4 hành vi được coi là xâmphạm quyền riêng tư:

- Xâm phạm không gian riêng tư, đời sống riêng tư của người khác;

- Công khai những thông tin cá nhân gây làm người khác tổn thương;

- Công khai thông tin cá nhân đặt người khác vào tình huống bị hiểm lầm;

- Sử dụng hình ảnh, tên tuổi người khác dé vụ lợi

Hiện nay, các quốc gia quan niệm về quyền riêng tư tương đối khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và văn hóa Có một số quốc gia coi quyên riêng tư và việc bảo

vệ dir liệu cá nhân là mot; trong đó sự riêng tư của cá nhân chính là việc quản lýthông tin cá nhân Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tư thường xuyênđược xem như là một cách để hướng dẫn xã hội hạn chế can thiệp vào công việc

Trang 16

trách nhiệm và kiểm soát được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin của cánhân thông tin về bản thân”.[ 1 I]

Trong cuốn “Tự do và riêng tư” (Freedom and Privacy) của Alan Westin xuất bản vào năm 1970 có đưa ra quan điểm: “quyền riêng tư như là một quyền giới hạn của các cá nhân, nhóm, tô chức dé xác định cho mình khi nào, làm thế nào

và ở mức độ nào đối với thông tin của họ được truyền đạt cho người khác”.

Judith Jarvis Thomson (1975) thì cho rang quyền riêng tư là tập hopcủa những quyền khác Những quyền năng trong tâp hợp có xu hướng đanxen, chồng chéo lên nhau và hoàn toàn có thể lý giải thông qua các quyền về

thân thé và các quyền về tài sản.

Học giả Ruth Gavison trong tác phẩm “Privacy and Limit of the law” lại cho rằng: “ Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa Thứ nhất liên quan đến bản chất của quyền riêng tư Riêng tư là một trạng thái, một quyền, một yêu

cầu, một dạng thực của sự kiểm soát hay một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đếnnhững yếu tố thuộc về quyền riêng tư: là liên quan đến thông tin, quyền tự chủ, yêu

tố định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân thế?” [48] Trên cơ sở hai câu hỏi đó, ông

đã phân tích chứng tỏ rằng quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với các van đề thuộc

về cá nhân

Tom Gerety lại cho rằng quyền riêng tư là quyền tự chủ hay kiểm soát các

giá trị nhân thân và bản sắc cá nhân và khẳng định rằng một định nghĩa hẹp về sự

riêng tư là tốt hơn một định nghĩa rộng.

Còn Hội đồng Calcutt ở Anh cho răng: “Không nơi nào chúng ta có thé tim

thay một định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyên riêng tư”

Trong Lời mở đầu của Chương Bao mật Hiến pháp Úc quy định rang: Một

xã hội tự do và dân chủ đòi hỏi phải tôn trọng quyền tự chủ của các cá nhân và giớihạn quyền lực của các cơ quan (cả nhà nước và tư nhân) trong việc xâm phạm vào

quyền tự chủ của cá nhân Quyền riêng tư là một quyền cơ bản của con người và

mỗi người mong muôn được tôn trọng.

14

Trang 17

Như vậy, từ những phân tích trên cĩ thé nhận thay quyền riêng tư cĩ nguồn

gốc sâu xa từ chủ nghĩa cá nhân, vốn là một đặc trưng của nền văn hĩa phương Tây Bảo vệ sự tồn vẹn của nhân cách và bản thê cũng quan trọng như bảo vệ cơ thể vật lý bên ngồi Trong trào lưu giải phĩng con người, người phương Tây ngày càng mất niềm tin vào các định chế cơng Họ đặc biệt sợ hãi về một xã hội nơi

chính quyền biết hết mọi thứ về cá nhân qua các hồ sơ lưu trữ, qua hệ thống giámsát chặt chẽ và các cơ quan thực thi pháp luật mang tính kiểm sốt tư tưởng nhưđược mơ tả trong các tác phẩm nghệ thuật giả tưởng từ Kafka, Zamyatin và Orwell

Trước nhu cầu đĩ, đối với người phương Tây, quyền riêng tư là quyền tự

mình bảo vệ, nhờ pháp luật bảo vệ, hoặc cam kẻ khác khơng được xâm phạm đến

những khơng gian, những vật thể, những thơng tin mà mình muốn giữ kín Đối

tượng được bảo vệ của quyền riêng tư hồn tồn được quyết định bởi ý chí cá nhân, thé hiện quyền tự chủ của cá nhân trong những van dé thuộc đời sống của mình.

Như một hệ quả, quy phạm hĩa quyên riêng tư thành luật là sản pham tất yếu củachủ nghĩa cá nhân phương Tây.

Mặc dù những quan điểm trên về quyên riêng tư cĩ nhiều điểm khơng giốngnhau song chúng đều nhắn mạnh rằng quyền nay dùng dé hoạt động riêng của cánhân mà khơng chịu bất ky sự can thiệp nào từ bên ngồi Nĩi cách khác sự tự chủ

là yếu tơ quan trọng nhất của quyên riêng tư.

Trong văn hĩa phương Đơng xưa khơng thể tìm thấy thuật ngữ “riêng tư, mà

chữ “tư” cĩ ý nghĩa gắn liền với chữ “tơi”4 Trong tiếng Việt, “tợ” vốn là một đại

từ mang tính nhún nhường, khiêm cung, gắn liền với vị thế thấp hơn trong xã hội

Các tư tưởng chính trị, xã hội truyền thống ở khu vực Đơng A đều nhắn mạnh sự

rút lui của cái tơi cá nhân khỏi cộng đồng, nhường bước trước những lợi ích lớn laohơn của tập thê Phật giáo, hướng tới một xã hội đại đồng, yêu sách mỗi cá nhânphải ân đi cái tự ngã, tu thân dưỡng tính, hướng về cõi khơng5 Các nhà nho học lỗi

lạc nhất trong lịch sử A Đơng đều đề cao tinh thần “vơ tư”, tu thân, giữ nghĩa, ding đạo lý tự răn mình dé làm trịn vai về trong một xã hội tơn ti Như vậy, bi đặt trong thế đối lập với chủ nghĩa tập thé, cá nhân khơng cĩ vi trí gì đáng ké trong xã hội

15

Trang 18

truyền thống phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng Đi xa hơn, nhànghiên cứu Nguyễn Văn Huyén thậm chí nhắn mạnh rang, trong xã hội Việt Nam,

“Jindividu n’est rien” (tạm dịch: cá nhân không là gì cả)

Don vi cơ bản trong xã hội Việt Nam truyền thống không phải là cá nhân,

mà là gia đình Nhà văn hóa Đào Duy Anh từng khăng định: “ địa vị gia đình ở

trong xã hội là tối trọng, mà cá nhân chỉ là những phần tử vô danh ở trong gia đìnhthôi Cái kết quả rõ ràng của chế độ ấy là khiến cá tính của người ta không thê nàophát triển ở trong phạm vi gia đình được” Đối với người Việt Nam trong xã hộiphong kiến, “quyền” không phải là “tự do làm những gì luật không cắm” mà là

“làm những gì được cho phép làm” Chữ “quyền” gần gũi với “quyền uy” hơn

trong tâm thức người phương Đông Vua có quyền hơn tôi, cha có quyền hơn con, chồng có quyền hơn vợ Mỗi cá nhân đều phục tùng trước sự sắp đặt của tôn ti, trật

tư, nhún nhường trước quyền uy của người gia trưởng.

Đến lượt mình, bản thân mỗi gia đình cũng chủ động chôn vùi những tâm tư

ý nhị của các thành viên, chỉ tiết lộ với người ngoài về những công trạng làm rạngdanh gia tộc — “tốt khoe, xấu che” Vị tôn phu tôn phu là cái “nóc” che đậy và đạidiện cho bộ mặt của cả ngôi nhà và cũng là người đứng mũi chiu sào cho mọi hành

vi của mọi người trong gia đình Cửa nhà, một cách éo le, trở thành nơi chôn kín bi

mật cá nhân Chăng cần vay mượn lý thuyết chế tài từ phương Tây, điều tiếng, tin đồn — thứ nghìn năm sau van còn lưu giữ qua “bia miệng”, chính là sợi dây trói buộc hành vi người Việt hữu hiệu nhất Trong văn hóa làng xã xưa, tiếng xấu đồn

xa là điều cám cảnh tâm thức và ràng buộc hành vi người Việt.

Người Việt Nam không thé hiểu được quy phạm về quyền riêng tu, thứ vốngan liền với chủ nghĩa cá nhân kiểu phương Tây “Ân Tư”, thuật ngữ chỉ quyềnriêng tư trong Hoa ngữ hiện đại, có gốc gác gần nghĩa với y phục, ám chỉ việc cheđậy những bộ phận nhạy cảm để khỏi làm ô uế văn hóa xã hội9 Trong bầu khí

quyên bao trùm của bồn phận, những khao khát manh mtn tầm thường của cái tôi càng không hòa được vào tiếng nói chung về bồn phận với gia đình, với làng, với

nước Nam nữ tư tình, buôn vui ý nhi, “sâu riêng”, thì cũng đên lúc phải “hóa vui

16

Trang 19

chung trăm nhà” Đó là sự lùi bước của riêng tư cá nhân trước những đại tự sự của

về đời tư nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của quốc gia, cộng đồng và củangười khác Bên cạnh đó, quyên riêng tư cũng bị hạn chế trong một số trường hợpnhất định như liên quan đến việc bảo vệ thuần phong mỹ tục và các điều cắm của

Tóm lại, Quyên riêng tư là quyền của cá nhân không chịu sự can thiệp của

bat kỳ chủ thé nào trong việc ra quyết định hoặc tự do hành động trong khuôn khổ pháp luật và dao đức xã hội của bản thân mỗi người, ké cả trong gia đình và ngoài

xã hội, trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc theo quy định của pháp

luật, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ Như vậy, quyén riéng tu duoc hiéu

là không ai phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tu, gia đình,

nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.\awa

Tổ chức Quốc tế và Trung tâm bảo mật thông tin điện tử năm 2004 đã đưa ra

báo cáo “Quyền riêng tư và nhân quyên” (awsi[33] Nội dung của báo cáo đã công

bố sự phát triển của pháp luật từ năm 1997 về bảo vệ sự riêng tư ở 50 quốc gia Từ

báo cáo này, có thê thây quyên riêng tư bao gôm một sô nội dung cơ bản sau:

17

Trang 20

Một là, sự riêng tư về thông tin cá nhân: bao gồm việc ban hành các quy tắc

quản lý trong việc thu thập và xử lý các dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ

sơ y tế và các hồ sơ của chính quyền lưu trữ về công dân đó Nó còn được gọi là

“bảo vệ dữ liệu”.

Hai là, sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất)

của người dân đối với hình thức xâm hại như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm matúy và thử nghiệm lâm sảng trên cơ thể

Ba là, sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và riêng tư về thư

tín, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác.

Bốn là, sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống của cá nhân, nơi làm việc hoặc không gian công cộng Điều này bao gồm tìm kiếm thông tin, theo dõi băng video và kiểm tra giấy tờ tùy thân.

1.1.2 Đặc diém của quyền riêng tw

Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 và Tuyên ngôn quốc tế nhân

quyền năm 1948 đánh dấu sự phát triển sự thắng lợi của cuộc đấu tranh bảo vệ quyên con người Quyền con người đã thoát khỏi bóng đen của sự phân biệt giai cấp, địa vị xã hội, khoảng cách giàu nghèo dé trở về đúng bản chat tự nhiên và

xã hội của con người, đó là quyền gan với mỗi cá nhân, được bao đảm thực hiện

băng pháp luật, quy phạm xã hội và quy phạm đạo đức Quyền con người là tổng

hợp của hai nhóm quyền cơ bản là quyền tài sản và quyền nhân thân Là một

quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ, đặc điểm của quyền riêng tư là nhữngthuộc tinh, tính chất nối bật của quyền riêng tư, là cơ sở dé phân biệt quyền

riêng tư với các quyền năng khác trong hệ thống quyền con người.

- Quyén riêng tu được pháp luật thừa nhận và thuộc về cá nhaniawe|

Quyền riêng tư là một quyền dân sự cơ ban của mọi cá nhân, được pháp luật quốc gia và luật nhân quyền quyền quốc tế ghi nhận và bảo vệ Quyền này được đề cập tại Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948, Điều

17 Công ước quốc tẾ về các quyền dân sự và chính tri năm 1966 (ICCPR),

18

Trang 21

Tại Việt Nam, quyền riêng tư được ghi nhận tại văn bản luật có tính

pháp lý cao nhất - Hiến pháp và được thé chế hóa tại Bộ luật Dân sự Theo

Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 của Việt Nam: “Quyén nhân thân được quy

định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyên giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định

khác” Như vậy có thể thấy rằng quyền riêng tư gắn liền với một cá nhân cụthể, không phải gắn với tổ chức Mặc dù có thể có những bí mật thuộc về mộtnhóm người trong tổ chức nhất định nhưng cũng không thé khang định quyềnriêng tư gan liền với pháp nhân

- Chủ thé của quyền riêng tu không bị hạn chế, ngoại trừ một số trường hợp

nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà

nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đạibiểu Hội đồng nhân dân Sở đĩ pháp luật quy định như vậy nhằm phòng vàchống các hành vi tham nhũng bởi công việc, chức vụ mà người này đámnhận thuộc lĩnh vực nhạy cảm, có thể vụ lợi

- Quyên riêng tu được bảo hộ ở một không gian rộng, với nội hàm rộng:

19

Trang 22

Quyền con người được bảo đảm thực hiện đối với mỗi cá nhân cư trú trongphạm vi lãnh thé đất nước mình mà còn được bảo vệ trong trường hợp lưu trú tại

thân thê, công việc cá nhân.

- Quyển riêng tư không phải quyền tuyệt đối Quyền riêng tư có thé bị hạn chế trong một số trường hợp vì lợi ích quốc

gia, lợi ích của xã hội Việc giới hạn quyên riêng tư có thé hiểu là trong điềukiện bình thường thì mọi cá nhân đều có quyền riêng tư nhưng trong một sốtrường hop vi lợi ích xã hội — quốc gia thì quyền riêng tư bị hạn chế [10]

Sự giới hạn quyền riêng tư chính là biểu hiện sinh động nhất giữa cá nhân

và xã hội, con người không phải đơn lẻ mà là một phần của xã hội Đôi khi cóthé hy sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích của cộng đồng

Các điều kiện của trường hợp hạn chế tùy vào quốc gia, khu vực mà quy định khác nhau Ví dụ, ở Việt Nam sự giới hạn quyền được quy định tại luật an ninh quốc gia, luật phòng chống tham nhũng, luật phòng chống rửa tiền, luật

chống khủng bố,

Vì sự an toàn của tất cả mọi người trong xã hội, quyền riêng tư khôngphải là quyền tuyệt đối Tuy nhiên, các quốc gia chỉ nên thu thập thông tin về

đời tư nếu như những thông tin đó là thiết yếu để bảo đảm lợi ích chung của xã

hội như được thừa nhận trong ICCPR Các quốc gia cần chỉ ra trong báo cáo

thực hiện Công ước những quy định pháp luật nước mình liên quan đến những

trường hợp được và những biện pháp can thiệp vào đời tư cùng những hoàn

cảnh cụ thể được áp dụng (đoạn 7) Theo quy định ở Điều 17, tính toàn vẹn và

20

Trang 23

bảo mật của thư tín phải được bảo đảm cả về mặt pháp lý và thực tế Thư từ phảiđược giao tận tay người nhận mà không bị chặn lại, mở ra hay nói cách khác là

xem trước Việc theo dõi, bất kế bằng biện pháp điện tử hay các biện pháp khác

như nghe trộm điện thoại, điện tín đều bị nghiêm cắm Việc lục soát nhà cửaphải bị giới hạn chỉ được sử dụng trong trường hợp đề tìm chứng cứ cần thiết vàkhông được phép gây phiền nhiễu cho chủ nhà Việc khám xét thân thể phải theocách thức phù hợp dé bảo đảm nhân phẩm của người bị khám xét; người khámxét phải cùng giới tính với người bị khám xét (đoạn 8) Việc thu thập và lưu giữcác thông tin cá nhân trong máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác,

cho dù là bởi các quan chức nhà nước hay các thể nhân, pháp nhân khác, đều

phải được quy định trong pháp luật Nhà nước phải có những biện pháp hiệu quả

để bảo đảm răng những thông tin cá nhân đó không rơi vào tay những người

không được pháp luật cho phép và không bị sử dụng vào các mục đích trái vớiCông ước Để bảo đảm bảo vệ đời tư một cách hiệu quả, mỗi cá nhân cần cóquyền được biết liệu thông tin cá nhân của mình có bị thu thập, lưu giữ bởi chủthé nào không và nếu có, thì ở đâu, nhằm mục dich gì, chủ thé quản lý thông tin

cá nhân của mình là ai? Thêm vào đó, mỗi cá nhân cũng cần có quyền yêu cầusửa chữa hoặc xóa bỏ thông tin cá nhân của mình nếu thông tin đang được lưu

trữ không chính xác, hoặc bị thu thập hay lưu trữ một cách trái pháp luật (đoạn

10) [29]

1.2 Khái quát về bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại

dịch Covid — 19

1.2.1 Khái niệm hoạt động phòng, chống đại dịch Covid — 19

1.2.1.1 Khái quát về đại dịch Covid — 19 và cách hiểu về Covid -19

Bệnh viêm đường hô hấp cấp Coronavirus disease 2019 (Covid - 19) là một đại dịch truyền nhiễm được gây ra bởi virus SARS-CoV-2, một chủng mới của virus corona gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người Covid - 19 thường gây ra các triệu chứng hô hấp, có thé cảm thấy

giống như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi Covid - 19 có thể tắn công không chỉ

21

Trang 24

phổi và hệ hô hap của quý vi Các bộ phận khác của cơ thé cũng có thé bị anh

hưởng bởi căn bệnh này Giống như nhiều loại vi-rút đường hô hấp khác, vi-rút corona lây lan nhanh chóng qua các giọt nhỏ băn ra khỏi miệng hoặc mũi khi bạn

thở, ho, hắt hơi hoặc nói [39]

Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus — International Committee

on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2 Đây là tên gọi khác với tên Covid - 19 mà WHO đã chỉ định

trước đó Virus Corona 2019 là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong

mii, xoang hoặc cô hong Có 7 loại virus Corona, trong đó, 4 loại không nguy hiểm

là 229E, NL63, OC43 và HKU1; hai loại khác là MERS-CoV va SARS-CoV nguy

hiểm hơn và từng gây ra đại dịch toàn cầu Bên cạnh đó, còn một loại virus Corona

thuộc chủng mới (màu vàng) ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV, còn được gọi với cái

tên “Virus Vũ Hán” được phát hiện từ cuối năm 2019 đến nay Đây là tác nhân gây

ra bệnh viêm phổi cấp, khiến hơn 600 triệu người mắc, hơn 6 triệu người tử vongtrên thế giới [55]

Đây là dang virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, kế cả miễn

dịch chéo trước đó Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động

vật nhưng đôi khi chúng có thé tiến hóa và lây sang người Khi virus xâm nhập vào

cơ thé, nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tôn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hap), đồng thời virus chuyên hướng bộ máy đó dé phục

vụ cho chính nó, tạo ra virus mới và nhiễm tiếp người khác Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thé diễn biến đến viêm phổi

2019-nặng, suy hô hap cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người lớn tuổi, người

có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh của Covid-19 là 14 ngày tức là từ lúc nhiễm virus

Corona tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng Điều này khiến cho

các biện pháp kiểm soát rất khó phát hiện.

Sau thời gian theo đõi và quan sát dịch bệnh trên toàn thế giới, ngày 11/3/2020 tại Giơ-ne-vơ, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã

22

Trang 25

chính thức công bé dịch Covid - 19 do vi rút Corona chủng mới (SARS-CoV-2)

là đại dịch trên toàn cầu Sau đó, nhiều nước khu vực Châu Âu và Mỹ cũng

tuyên bó tinh trạng khan cấp quốc gia dé ứng phó với đại dich [35]

Tính đến 21h00 ngày 02/8/2022 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận

tổng cộng 583.344.800 ca mắc và 6.422.569 ca tử vong do Covid -19, số ca

khỏi là 553.894.226 ca Đại dich covid - 19 lây lan đến 228 quốc gia và vùnglãnh thổ Việt Nam đúng thứ 13 thế giới với 10,783,026 ca mắc và 43,094 ca tửvong, số ca khỏi là 9,932,712 ca (Phụ lục 01)

Đại dịch Covid - 19 đã khiến thế giới bị đảo lộn, phá vỡ hoàn toàn trật tự

cuộc sống tác động sâu sắc tới tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên toàn cầu đưa đến và kéo theo sự tam trùng của ba cuộc khủng hoảng đó là y tế,

kinh tế và xã hội Hàng loạt các biện pháp phòng chống, ngăn chặn sự lan tỏa

đại dịch Covid - 19 được các chính quyền sử dụng trên khắp toàn cầu có tác

động đa chiều và mang tính liên hoàn tới rất nhiều lĩnh vực

Việt Nam là nước láng giéng tiếp giáp với Trung Quốc với đường biêngiới dai 1400km, nơi tâm dịch đầu tiên của virus SARS-CoV-2 Trường hopnhiễm bệnh đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 thang | năm 2020, hai bệnh đượccông bố là hai cha con đến Việt Nam từ Vũ Hán, Trung Quốc [8] Mặc dù có số

ca bệnh sớm, song Việt Nam có được thành quả kiểm soát dịch rất ấn tượng.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thay ty lệ lây nhiễm Covid - 19 của nước ta ở mức thấp

do các phương pháp tiếp cận chủ động của Đảng và Nhà nước trong việc ngăn chặn

dịch bệnh.

Mặc dù thế giới vẫn đang phải ứng phó với đại dịch còn diễn biến phứctạp, một số quốc gia đã có những hoạt động nổi bật được xem là thành công khiđưa ra các mô hình về phòng chống dịch bệnh Trong đó Đức, Singapore, HànQuốc và Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất khi giới thiệu nhân rộng những

cách làm hiệu quả trong công tác phòng chống đại dịch Covid - 19.

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động phòng, chống đại dich Covid — 19

- Khái niệm

23

Trang 26

Theo Từ điển Tiếng Việt “phòng chống” là: phòng trước, không dé cho cái

xâu, cái không hay xảy ra; phòng bị trước và sẵn sàng chống lại [16]

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19 Tên gọi mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”,

“disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện

Tháng 2/2020, Ủy ban quốc tế về phân loại Virus — International Committee

on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chung mới của vi-rút corona là Sars-CoV-2 Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định

trước đó Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona virus mới, được Té chức Y tế Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019-nCoV

có trình tự gen giống với Sars-CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%.

Vào ngày 11/3/2020, tổ chức Y tế Thế giới chính thức tuyên bố Covid 19 là

đại dịch toàn cau [28] Dai dich là từ ngữ có nguồn gốc từ Hy Lạp - Pandemic.Trong đó Pan ("tất cả") va demos ("người"), là thuật ngữ được sử dụng bởi cácchuyên gia về bệnh khi dịch bệnh lây lan tới nhiều quốc gia và lục địa cùng mộtlúc Bất chấp nỗi sợ hãi toát lên từ tên gọi của nó, "đại dịch" đề cập đến sự lây lancủa một căn bệnh, không phải chỉ bởi mức độ lây lan của nó mà còn là sự nguy

hiểm của nó đối với toàn cầu Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa thuật ngữ này là

"sự bùng phát của mầm bệnh mới lây lan dễ dàng từ truyền từ người này sang người khác trên toàn cầu" Điều này có nghĩa là dịch bệnh sẽ chỉ được gọi là đại dịch khi nó lan rộng, ở một số cũng phải là một bệnh có kha năng nhiễm — và khả

năng rất lớn nó ảnh hưởng đến nhiều người trên thế giới Trong trường hợp nókhông phải là bệnh truyền nhiễm thì đó không phải là một đại dịch quốc gia hoặclục địa và thường ảnh hưởng đến một số lượng lớn người

Như vậy, phòng chống dai dịch Covid 19 được hiểu là các chính sách, biện pháp, cách thức, mà các quốc gia trên thế giới áp dụng dé ngăn chặn và chống lai

sự lây lan, truyền nhiễm của dịch bệnh Covid — 19.

- Một số hoạt động phòng, chống đại dich Covid-1 omitting}

24

Trang 27

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 dang bùng phát mạnh mẽ trên toàn thé

giới, chính phủ các quốc gia phải đối mặt với nhiều áp lực đề đưa ra giải pháp kiểm

Dự luật có giá trị trong vòng 2 tháng cho phép Chính phủ có quyền hạn chế

quyên tự do của công dân thông qua lệnh phong tỏa, giới nghiêm, trưng dụng tài sản Tiếp đó, Ngày 31/3/2020, trong phiên họp bất thường, Hội đồng Liên bang Nga đã phê chuẩn dự luật cho phép Chính phủ Nga áp đặt tình trạng khẩn cấp và

cơ chế cảnh báo cáo trên toàn quốc hoặc các vùng riêng lẻ Ngày 25/3/2020,

Thượng viện Anh thông qua dự luật vê tình trạng khân cấp nhăm giúp Chínhphủ ngăn chặn dịch bệnh bùng phát Dự luật tạo ra những quyền tạm thời chophép áp dụng các, biện pháp mạnh đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng [13] Như vậy,phần lớn các quốc gia trên thế giới đã thực hiện các biện pháp phong tỏa, giãncách thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật về tình trạng khan cấp déngăn ngừa dịch bệnh Covid lây lan, bùng phát.

Một số quốc gia khác lại áp dụng khoa hoặc công nghệ vào các biện pháp

theo dõi dữ liệu của người dân: Tại Singapore đã thực hiện theo dõi dữ liệu định

vị đối với người dân, việc kiểm soát lich sử di chuyên và tiếp xúc của người dân

là một biện pháp áp dụng công nghệ nhằm hạn chế sự lây lan và bùng phát củabệnh truyền nhiễm như Covid — 19

Tại Trung Quốc, Hàn Quốc điện thoại thông minh được sử dụng làm hệthống giám sát để hỗ trợ việc quản lý và kiểm soát người dân Những đữ liệu thu

thập được từ điện thoại thông minh chứng minh hỗ trợ hiệu quả cho công tác

theo dõi lịch trình đi chuyên và tiếp xúc xã hội của người dân nhằm kiểm soát tình hình tốt hơn Mục tiêu trọng tâm của việc theo dõi vi trí là xác định những

người đã có tiêp xúc gân với người nhiễm virus Ngoài ra, những ứng dụng truy

25

Trang 28

vết Covid - 19 đã ra đời giúp phát hiện, cảnh báo với những người có khả năng

mac bệnh và những người tiếp xúc với người mắc bệnh Hay những ứng dụng

mà những công dân trong vùng dịch được yêu cầu sử dụng khi các biện pháp hạn chế đi lại và cách ly được áp dụng Chính phủ Hàn Quốc khang định sẽ áp dụng “các biện pháp đặc biệt? dé ngăn virus lây lan Các nhà chức trách của Hàn

Quốc đã sử dụng kết hợp đữ liệu điện thoại di động, thông tin thẻ tín dụng vàphần mềm nhận dạng khuôn mặt để theo dõi chuyển động của những ngườidương tính với Covid - 19 [26] Chính phủ đăng thông tin chỉ tiết công khai đểcảnh báo những người có thể đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh Đối với

người nhập cảnh cũng được theo dõi qua ứng dụng định vị Tất cả những người nhập cảnh Hàn Quốc đều phải điền tài liệu sức khỏe, tiếp theo là đo thân nhiệt

và thứ ba là cung cấp địa chỉ và số điện thoại của người thân tại Hàn Quốc.

Điểm thứ tu, rất đặc biệt, là họ phải cài đặt một ứng dụng dé theo dõi sức khỏe

trên điện thoại thông minh (smartphone) Việc này giúp chính phủ theo dõi đượcngười nhập cảnh Nếu như người nhập cảnh dương tính với Covid - 19 thì ngaylập tức, người ta dựa trên GPS đã được cài đặt sẵn trên smartphone dé tìm đượcnhững vị trí mà người nhập cảnh đã đi qua và việc đó giúp khoanh vùng dịch rấtđơn giản.

Điền hình nhất, Đài Loan là một trong những quốc gia thành côngtrong việc ngăn chặn sự lây lan của virus, phần lớn nhờ vào khoa học dữ

liệu và công nghệ mới Bản đồ chỉ tiết về người nhiễm virus và tuyến đường lây truyền là chìa khóa cho sự thành công trong công tác chống dịch của Đài

Loan Một số động thái đã tạo nên những sự lạc quan ban đầu trong phòngchống dịch tai Đài Loan như: [26] (1) Tích hợp bảo hiểm y tế và cơ sở dữliệu nhập cảnh/tùy chỉnh cho các trường hợp tham chiếu chéo; (2) Cam nhậpcảnh từ các quốc gia bị ảnh hưởng dịch bệnh; (3) Sử dụng công nghệ di

động để theo dõi giám sát dịch bệnh để đảm bảo nếu các triệu chứng xuất

hiện, họ đã được cách ly ngay lập tức.

26

Trang 29

Những di liệu này được cho là quan trọng là bởi vì có một vài quốc

gia đã thành công trong việc ngăn chặn sự bùng phát, lây lan của dịch bệnh

nhờ việc tận dụng dữ liệu di chuyên từ điện thoại thông minh của người dân,

từ đó theo déi được lộ trình di chuyển của những ca nhiễm virus và có biện

pháp cách ly.

Ở Việt Nam, Chính phủ khuyến nghị người dân sử dụng điện thoại thôngminh thực hiện việc cài đặt ứng dụng cảnh báo nếu bạn đã tiếp xúc gần VỚIngười nhiễm Covid - 19 trên phần mềm Bluezone, PC - Covid, VNEID và sốsức khỏe điện tử Việc đưa các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin với các

ứng dụng PC - Covid, VNEID và số sức khỏe điện tử vào phục vụ công tác PC dịch đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện khai báo y tế điện tử; truy vết,

phát hiện người tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm Covid-19; quản lý ngườicách ly, giám sát các khu cách ly; đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương;quản lý công tác tiêm chủng, kết quả xét nghiệm

Một số biện pháp mà các quốc gia đang thực hiện có khả năng ảnh hưởng

đến một số quyền của con người như quyền tự do đi lại, quyền tự do hội họp,

quyên tiếp cận thông tin, và quyền riêng tư của người dân Trong đó, đa số các

quốc gia đều tìm mọi cách dé kiểm soát sự di chuyền và tiếp xúc của người dân thông qua các cách thức khác nhau Có thê thấy, việc sử dụng các đữ liệu định vị người dân, hay cảnh báo người dân trong thời điểm này là hoàn toàn hợp lý, có thé ngăn chặn sự lây lan của Covid - 19 Tuy nhiên, dù được cho là hiệu quả trong kiểm soát đại dịch, nhưng việc thu thập dữ liệu và những ứng dụng như vậy đang

làm day lên mối lo ngại về phạm vi giám sát của nhà nước đối với công dân

Do đó việc cân bằng giữa việc vừa đảm bảo được quyền riêng tư vừa

kiểm soát được dịch bệnh được đặt ra Theo quy định của luật, quyền riêng tư có

thê bị giới hạn trong trường hợp bảo vệ sức khỏa cộng đồng, song vẫn cần bảo

đảm sự an toàn của thông tin cá nhân Vì vậy cần đưa ra những giải pháp để bảo

vệ quyền riêng tư cá nhân đồng thời vẫn khai thác dữ liệu cá nhân đã được mã

hóa không làm lộ thông tin cá nhân cân bảo vệ Vì sự an toàn của tât cả mọi

27

Trang 30

người trong xã hội, quyên riêng tư không phải là quyền tuyệt đối Tuy nhiên, các

quốc gia chỉ nên thu thập thông tin về đời tư nếu như những thông tin đó là thực

sự cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội.(aws)

1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống đại dịch Covid - 19

1.2.2.1 Khái niệm bảo đảm quyên riêng tư trong hoạt động phòng, chống daiđịch Covid — 19

Bảo đảm được hiểu là tạo điều kiện để chắc chắn giữ gìn được, hoặc

thực hiện được, hoặc có được những gì cần thiết.[16]

Bảo đảm quyền riêng tư là việc giữ gìn, bảo vệ cho quyền riêng tư không

bị xâm phạm bởi các chủ thể, những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với đời sống riêng tư của các cá nhân được giữ kín, quyền bất khả xâm phạm về thân thé, về nơi ở, về thư tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác ma

không một chủ thể nào được quyên tiếp cận, công khai trừ trường hop đượcchính người đó đồng ý hoặc được chủ thể có thâm quyền quyết định; không phảichịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc sống riêng tu, gia đình, nơi ở hoặc thưtín, cũng như bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân

Từ cách hiểu về quyền riêng tư và hoạt động phòng, chống đại dịch Covid-19 như đã đề cập trong mục 1.2.1.2 Ta có thể hiểu rang, bảo đảm quyền

riêng tư trong hoạt động phòng, chống dai dich Covid-19 là việc giữ gìn, bảo vệ

cho quyền riêng tư không bị xâm phạm bởi các chủ thé trong bối cảnh đại dich Covid — 19 , những thông tin, tư liệu, đữ liệu gắn liền với đời sống riêng tư của

các cá nhân được giữ kín, quyền bất khả xâm phạm về thân thê, về nơi ở, về thưtín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà không một chủ thể nào

được quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người đó đồng ý hoặc được chủ thê có thâm quyền quyết định; không phải chịu can thiệp một cách tùy tiện vào cuộc song riêng tư, gia đình, noi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm

danh dự, nhân phâm của cá nhân.

28

Trang 31

1.2.2.2 Đặc điểm của bảo đảm quyên riêng tr trong hoạt động phòng,

chống dai dich Covid — 19

Thứ nhất, Chủ thê của quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống dai dịch Covid — 19 chủ yếu là nhiễm Covid - 19, người nghỉ nhiễm Covid — 19

Trước sự bùng phát mạnh mẽ của dịch bệnh Covid — 19, lịch trình đilại, tiếp xúc của người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid — 19 được quan tâmhơn bao giờ hết Vi vậy, việc bảo đảm quyền riêng tư của các chủ thé nàyđược đặt ra dé tránh nhưng tôn thương về sức khỏe cũng như tinh thần mà

họ phải chịu Người bệnh cần được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức

khỏe va đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án Các thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc dé chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chân đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa

những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặctrong trường hợp khác được pháp luật quy định Thầy thuốc và nhân viên y

tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh [32]

Thứ hai, quyền riêng tư trong hoạt động phòng, chống đại dịch Covid

— 19 bị hạn chế bởi các chính sách và các văn bản pháp luật của chính phủ

Ban hành các chính sách và các văn bản pháp luật là một trong nhữngbiện pháp mà chính phủ các quốc gia thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan,

truyền nhiễm của đại dịch Covid — 19 Một số quốc gia đã ban bố tình trạng

khan cấp, một số quốc gia khác tiến hành phong tỏa, giãn cách xã hội đồng thời ban hành hàng loạt chỉ thị, văn bản pháp luật để phòng chống dịch bệnh Chính những phương thức đó đã khiến quyền riêng tư của cá nhân bị giới hạn nghiêm

trọng Các điều kiện của trường hợp hạn chế tùy vào quốc gia, khu vực mà quy

định khác nhau Ví dụ, ở Việt Nam sự giới hạn quyền được quy định tại luật an

ninh quốc gia, luật phòng chống tham nhũng, luật phòng chống rửa tiền, luậtchống khủng bé,

29

Trang 32

Thứ ba, trong hoạt động phòng chống đại dịch Covid — 19 quyền riêng tưcùng với một sô quyên con người khác bị xâm phạm

Các biện pháp, cách thức phòng chống đại dịch Covid -19 có tác động lớntrong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tuy nhiên một số quyền con người bịxâm phạm như: quyền tự do đi lại; về quyền tự do hội họp và lập hội, quyền tiếpcận thông tin bị giới hạn; quyền tự do kinh doanh Như vậy, trong bối cảnh đại dịchCovid — 19, một sô quyên con người cùng với quyên riêng tư bị xâm phạm.

1.2.3 Tác động của các biện pháp phòng chống đại dịch Covid — 19 đến quyền riêng tư

Đại dịch Covid - 19 đã trở thành một trong những cuộc khủng hoảng sức

khỏe nghiêm trọng nhất trong lịch sử nhân loại, gây tổn thất to lớn cho toàn thé giới Tuy nhiên bằng những hoạt động tích cực trong phòng chống đại dịch

Covid - 19, Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thé giới đã đối phó, kiểm

soát tốt với đại dịch bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí Nhờ hệ thống y té được dau tu tốt với đội ngũ y tế dựa vào cộng đồng và các bài học kinh nghiệm trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới trong quá khứ, Việt Nam đã

thành công trong việc thực hiện các chiến lược theo dõi, cho phép theo dõi và

truy tìm hiệu quả ngay từ đầu của đại dịch Ngoài ra, các phản ứng nhanh chóng của các nhà lãnh đạo quốc gia để thông báo cho người dân về sự tuân thủ của

cộng đồng đối với việc cách ly xa xã hội và đeo khẩu trang, cũng như sự thamgia của các tổ chức xã hội khác nhau đã đóng vai trò quan trọng trong việc kiêmsoát căn bệnh này Việc áp dụng nhuần nhuyễn 8 tiêu chí quản trị tốt đã khang

định được năng lực ứng phó và kiểm soát dich Covid - 19 hiệu qua, được thé giới đánh giá cao (1) “sự tham gia (participatory); 2) định hướng đồng thuận

(consensus oriented); 3) trách nhiệm giải trình (accountable); 4) sự minh bạch (transparent); 5) sự kip thời (responsive); 6) tính hiệu lực (effective) và hiệu quả(efficient); 7) tính bình đăng và không loại trừ chủ thể nào (equitable andinclusive); 8) tuân thủ pháp quyền (follows the rule of law) [50]

30

Trang 33

Một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam đã chuyên hướng quan điểm

tiếp cận chính sách từ zero Covid sang an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả

dịch Covid - 19 đã đạt được những kết quả tích cực dù đại dịch Covid - 19 bước

sang giai đoạn mới phức tạp hơn Tuy Việt Nam chưa phải là nước có nền kinh

tế mạnh, chưa phải là nước có trang thiết bị y té hién dai, nhung Viét Nam da va dang trở thành điểm sáng toàn cầu trong phòng, chống Covid - 19amio) Các biện

pháp phòng chống đại dịch Covid — 19 có một số tác động đến quyền riêng tư.Một mặt, quyền riêng tư bị xâm phạm qua việc các phương tiện truyền thôngcông khai danh tính, lịch trình, và một sỐ thông tin của người nhiễm Covid — 19

và người bị nghi nhiễm Thêm vào đó, việc sử dụng các ứng dụng truy vết, phát

hiện người tiếp xúc gần với trường hợp nhiễm Covid-19; quản lý người cách ly,

giám sát các khu cách ly nhưng không được mã hóa, bao mật dé khiến thông tin

cá nhân bị lộ lọt vì mục đích thương mại Mặt khác, sự thay đổi chính sách củanhiều quốc gia trên thế giới từ zero Covid sang sống chung, thích ứng an toànvới Covid — 19 vừa phù hợp với tình hình thực tế của dịch bệnh vừa bảo đảm

quyên riêng tư của con người Tiêu biểu phải kế đến tại Việt Nam, Bộ Y tế ban

hành Công văn 4191/BYT-TT-KT về phối hợp điều chỉnh công tác cung cấpthông tin cho báo chí về phòng, chống dịch COVID-19, trong đó không công bố

cho báo chí danh tính, chỉ tiết về lịch trình di chuyên và chỉ tiết về quá trình tiếp

xúc của bệnh nhân.

1.2.4 Y nghĩa của việc bảo đảm quyén riêng tư trong hoạt động phòng chong đại

dịch Covid — 19

Quyền riêng tư rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hộiiawa Sự riêng tư

trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác

phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị

kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được biết điều gì vềbản thân mình Ranh giới chính đáng thiết lập cho sự riêng tư của bản thân cho

phép mỗi người hạn chế sự tiếp cận của những người khác đối với thân thé, nơi ở, vật dụng, việc giao tiếp truyền thông và thông tin của bản thân mình ở mức độ an

31

Trang 34

toàn, chấp nhận được Các nguyên tắc và quy định pháp lý về quyên riêng tư dem

lại cho mỗi cá nhân khả năng bảo vệ bản thân trong những tính huống khó khăn, đặc biệt là trong quan hệ với những đối tượng có quyền lực Băng việc giảm thiêu những gì mà người khác biết về bản thân mình trong giới hạn chính đáng, sự riêng

tư là cách thiết yếu để mỗi người có thé bảo vệ bản thân chống lại việc sử dụng

quyên lực một cách tùy tiện, chống lại những người muốn nắm quyền kiểm soátngười khác một cách bất hợp pháp

Đối với xã hội, bảo vệ quyên riêng tư của mỗi thành viên cũng chính là tạolập và bảo vệ nền tảng của đời sống cộng đồng Một cộng đồng không thể tồn tại

nếu các thành viên của nó không được bảo vệ khỏi những hình thức lạm dụng Theo nghĩa đó, bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá nhân góp phần bảo đảm tính dân chủ, văn minh và sự phát triển ôn định, hài hòa của xã hội.

Quyền riêng tư là một trong những quyền nhân thân được pháp luật quốc tế

và Việt Nam bảo vệ Tuy nhiên trong bối cảnh khân cấp về dịch bệnh, quyền riêng

tư có thé bi xâm phạm dé bao đảm cho hoạt động phòng chống dich Vì vậy, việccân băng giữa đạt hiệu quả cao trong phòng chống dịch bệnh Covid - 19 mà vẫnbảo đảm được quyên riêng tư được đặt ra Bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt độngphòng chống dai dịch Covid — 19 không chỉ bảo vệ sức khỏe con người chống lại

dịch bệnh mà còn bảo vệ sức khỏe tinh thần của cá nhân, bảo đảm sự ồn định, bình yén cua xã hội Bởi việc hành trình đi lại bị kiểm soát, hình ảnh, danh tính cá nhân

bị công khai mà không xin phép khiến tâm lý của nhiều người bị ảnh hưởng

nghiêm trọng.

32

Trang 35

33

Trang 36

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Quyền về sự riêng tư là một quyền cơ bản của con người, được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận và bảo vệ Qua chương 1 của Luận van, tác giả đã khái quát những định nghĩa cơ bản của quyền riêng tư, ý nghĩa của quyền riêng tư,.

Đồng thời đưa ra các đặc điểm nỗi bật của quyền riêng tư, đó là: quyền riêng tưđược pháp luật thừa nhận và thuộc về cá nhân; chủ thé của quyền riêng tư không bịhạn chế, ngoại trừ một SỐ trường hợp ngoại lệ; Quyền riêng tư được bảo hộ ở mộtkhông gian rộng, với nội ham rong; khách thé của quyên riêng tư hướng tới giá trịtinh thần của một cá nhân và quyền riêng tư không phải là quyền tuyệt đối, có thé

bị hạn chế

Việc bảo đảm quyền tư đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên đặt trong bối cảnh

khan cap vé dich bénh, quyén vé su riêng tu lại càng được nhắn mạnh và quan tâm

đặc biệt Chương này đã định nghĩa chung về dịch bệnh Covid - 19 và các hoạtđộng phòng chống dịch nổi bật của thế giới nói chung, của Việt Nam và một sốquốc gia nói riêng Từ đó đánh giá hoạt động bảo đảm quyền riêng tư trong hoạtđộng phòng chống đại dịch Covid -19 và ý nghĩa của các hoạt động đó

Từ việc hệ thống hóa các khái niệm, đặc điểm, Chương | còn tập trunglàm rõ, đánh giá hoạt động phòng chống dịch và bảo đảm quyền riêng tư trongđại dịch Covid — 19.

34

Trang 37

CHƯƠNG 2

PHÁP LUẬT VE BẢO DAM QUYEN RIÊNG TƯ VÀ THỰC TIEN BẢO

DAM QUYEN RIENG TƯ TRONG HOAT ĐỘNG PHONG, CHÓNG DAI

DICH COVID - 19 TẠI VIET NAM VA MOT SO QUOC GIA

2.1 Pháp luật về bảo đảm quyền riêng tư trong hoạt động phòng chống dai

dịch Covid - 19(awsi

Quyên riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản, được ghi nhậntrong nhiều văn kiện quốc tế, khu vực về quyền con người và trong pháp luật quốcgia Xã hội ngày càng phát trién là tiền dé cho các quyền con người được quan tâm

và củng có, trong đó không thể thiếu được việc bao đảm quyền riêng tư.

2.1.1 Pháp luật quốc tế về bảo đảm quyền riêng tư [qM13]

Dé bảo đảm quyên riêng tư của cá nhân, trước hết cần phải ghi nhận quyền trong các văn bản pháp luật, tạo ra giá trị chung, phô quát Từ đó các quốc gia tiễn hành nội luật hóa, áp dụng dé bảo đảm quyền được thực thi/hưởng thụ trên thực tế.

Ở cấp độ quốc tế, việc ghi nhận quyền riêng tư lần đầu tiên được ghi nhận trong

Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 (UDHR)

Cu thé, Điều 12 UDHR ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp mộtcách tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nhà ở hoặc thư tín cũng như bịxúc phạm về nhân phẩm hoặc uy tín của cá nhân Mọi người déu được pháp luật

bảo vệ chong lại sự xúc phạm và can thiệp như vậy” Những nội dung co bản được bảo vệ trong quyên riêng tư bao gồm: đời tư, gia đình, nơi ở, thư tín, danh

dự và uy tin cá nhân Quy định trong UDHR sau đó được tái khang định trong

Điều 17 ICCPR, rằng: “(1) Không ai bị can thiệp một cách độc đoản và bắt hợp

pháp đến đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín; hoặc bị xúc phạm một cáchbat hợp pháp đến danh dự và uy tín (2) Mọi người déu có quyên được pháp luậtbảo vệ chống lại mọi sự can thiệp và xúc phạm như vậy” Ngoài ra còn một sévăn kiện quốc tế dé cập về quyền riêng tư như: Điều 14 Công ước quốc tế vềbảo vệ quyên của tât cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình

35

Trang 38

họ năm 1990: “Không ai được phép can thiệp một cách bất hợp pháp hoặc tùy

tiện vào cuộc sống gia đình, đời tư, nhà cửa, thư tín hoặc các phương thức giao

tiếp khác, hoặc công kích bất hợp pháp danh dự và uy tín của người lao động di

trú và các thành viên gia đình họ Mỗi người người lao động di trú và thành viên

gia đình họ đều có quyền được pháp luật bảo vệ không bị ảnh hưởng bởi những

hành vi can thiệp hoặc công kích như vậy”.

Quyền riêng tư cũng được thừa nhận trong các công ước nhân quyền khuvực Điều 8 Công ước Nhân quyền châu Âu năm 1950 xác định: “Mọi người déu

có quyền được tôn trọng đời sống riêng tư và gia đình, nhà ở và thư từ Sẽ

không có sự can thiệp của một cơ quan công quyên với việc thực hiện quyên này, ngoại trừ những việc phù hợp với luật pháp và đó là sự cân thiết trong một

xã hội dân chủ vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn công cộng hoặc các phúc lợi kinh tế của đất nước, cho công tác phòng chống rồi loạn hoặc tội phạm, dé

bảo vệ sức khỏe hoặc dao lý, hay để bảo vệ các quyên tự do của người khác”.Điều 11 Công ước Nhân quyền châu Mỹ năm 1969 cũng có quy định về quyềnriêng tư với nội dung tương tự; Điều 5 Tuyên ngôn Châu Mỹ về các quyền vànghĩa vụ của con người năm 1948; Điều 21 Tuyên bố nhân quyền ASEAN năm

2012 (AHRD); Điều 8 Công ước nhân quyền châu Âu năm 1950, Điều 10 Hiến

chương châu Phi về quyền và phúc lợi của trẻ em; Điều 4 Các nguyên tắc của Liên đoàn châu Phi về tự do biểu đạt (quyền tiếp cận thông tin),

Điều 22 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007

(CRPD) ghi nhận, người khuyết tật dù sông ở bất cứ đâu, cư trú ở khu vực nào

cũng không bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở, hoặc thư tín,hoặc bat kỳ hình thức giao tiếp nào, không bị xâm phạm trái pháp luật vào danh

dự và uy tin của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật Người khuyết tật có

quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 cũng dành Điều 16 dé quy định riêng quyền riêng tư của trẻ em Theo đó, không trẻ em nao phải chịu sự can thiệp tùy tiện hay bat hợp pháp vào sự xâm phạm bat hợp pháp vào danh dự và thanh danh

36

Trang 39

của trẻ em Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm

phạm như vậy.

Bình luận chung số 16 của Ủy ban Nhân quyên giải thích làm rõ một sốkhía cạnh trong nội hàm của quyền riêng tư, theo đó, việc bảo vệ quyền riêng tư

được thực hiện đối với đời tư, gia đình, nơi ở, thư tín, danh dự và uy tín của mỗi

cá nhân Việc thu thập thông tin về đời tư của công dân, của các nhà chức trách

có thẩm quyền phải được thực hiện theo quy định của luật và chỉ khi nhữngthông tin đó là cần thiết dé bảo đảm lợi ich của cộng đồng Việc can thiệp vào

đời tư chỉ được phép thực hiện trong một số hoàn cảnh được quy định trong luật,

và căn cứ vào từng trường hợp cụ thê¡awaa) [37]

Về bảo vệ bí mật thư tín: Luật quốc tế yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo

tính trong sáng và bảo mật thư tín của công dân, cả trên phương tiện pháp lý và

thực tế Thư từ phải được giao tới tay người nhận mà không bị ngăn lại và

không bị mở ra đọc trước Việc theo dõi, du băng phương tiện điện tử hay nhữngcách thức khác như chặn sóng điện thoại dé nghe trộm điện thoại, điện tin, đều bị nghiêm cam Việc điều tra về gia đình của một người phải bị giới hạn, chỉđược thực hiện khi cần có chứng cứ cần thiết và không được gây ra nhiều phiền

hà Việc điều tra về đời tư và khám xét về thân thể phải được thực hiện bằng

những cách thức phù hợp với phẩm giá của người bị điều tra Việc khám xét cơ thể bởi các nhân viên nhà nước hay nhân viên y tế chỉ được tiến hành khi nhân viên đó hành động theo yêu cầu của nhà nước, và chỉ được thực hiện bởi người

có cùng giới tính [29]

Quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân là một yếu tố quan trọng của quyền

riêng tư Quyền bảo vệ dit liệu có thể được suy ra từ quyên riêng tư nói chung

Quyền này được quy định cụ thé trong một số tài liệu và văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực như: Hướng dẫn của OCED về việc bảo vệ sự riêng tư và nguồn dữ liệu cá nhân xuyên quốc gia; Công ước số 108 của Hội đồng châu Âu về

bảo vệ các cá nhân trong việc xử lý tự động dữ liệu cá nhân; Khuôn khô chung về sự

37

Trang 40

riêng tư của tô chức hợp tác kinh tế châu A Thái Binh Dương APEC; Luật bé sung

về bảo vệ dữ liệu của cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi 2010,

Theo Bình luận chung số 16 đã nêu trên, mọi cá nhân có quyền được pháp

luật bảo vệ khỏi sự can thiệp tùy tiện hay sự xâm phạm trái pháp luật về quyền riêng

tư, dù là do quan chức nha nước, các thé nhân hoặc pháp nhân gây ra Điều này đòi

hỏi các quốc gia phải thực thi các biện pháp pháp lý và những biện pháp thích hợpkhác có tác động ngăn chặn, chống lại sự can thiệp và xâm phạm vảo đời tư dé bao

vệ quyền này Đây là lý do hiện tại đa số các nước trên thế giới đều có các quy địnhpháp luật về một số hình thức bảo vệ quyền riêng tư và bảo vệ dit liệu cá nhân

Việc bảo vệ khởi sự can thiệp bất hợp pháp và tùy tiện có nghĩa là trước hết các quốc gia cần có những quy định pháp luật dé bảo vệ quyền riêng tư Can thiệp “bất hợp pháp” được hiểu là bất kỳ sự can thiệp nào về

đời tư mà không thuộc những trường hợp được quy định trong pháp luật.Việc can thiệp chỉ được các quốc gia thành viên cho phép trên nền tảng luậtpháp, và sự cho phép đó phải tuân thủ các quy định và mục đíc của Côngước và trong bat kỳ trường hợp nao cũng phải mang tinh hợp lý, ké cả trongnhững tình huống đặc biệt

Theo luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia thành viên ICCPR cần đưa

vào báo cáo với các cơ quan nhân quyền quốc tế những thông tin về: [29]

(i) Các nhà chức trách, các cơ quan có thâm quyền theo luật pháp quốc gia có quyền can thiệp vào đời tư theo luật định;

(ii) các nhà chức trách có quyền tiến hành kiểm soát sự can thiệp đó

theo trình tự nghiêm ngặt do luật định;

(iii) Các phương thức, các cơ quan, cá nhân có liên quan có thé khởikiện nếu bị vi phạm quyền riêng tư;

(iv) Đánh giá mức độ phù hợp của luật pháp và thực tiễn quốc gia vớiĐiều 17 ICCPR;

(v) Các đơn khiếu nại liên quan đến sự can thiệp tùy tiện hoặc bất hợp pháp về đời tư; những giải pháp đã thực hiện dé giải quyết các trường hợp do;

38

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w