Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của xã hội, thực tế xảy ra những trường hợp mang đến thiệt hại cho người khác nhưng rất khó để xác địn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
DO ĐỨC THIEN
Chuyén nganh : Luat Dan sy va Tố tung dân sự
Mã sô : 8380101.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN VĂN HỢI
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng lôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn dam bảo tính
chính xác, tin cậy, trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại hoc Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Trường Dai học Luật — Đại hoc
Quốc gia Hà Nội xem xét đê tôi có thê bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Đức Thiện
Trang 41.1.1 Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài
hợp AON 52-5: S< St EtEtE 221221211211 111111111 111 eereg 9
1.1.2 Đặc điểm của lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hạt ngoài hợp đỖNg, - 52-5 SE EEEEEE122122121 1121121211121 re 12
1.2 Phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng CT1 1111111 T1 1101 111 1 1 1 Hán 1g go 14
1.2.1 Căn cứ hình thức lỗi -52©5scececterterkrrrrerrerrerervees 15
1.2.2 Căn cứ chủ thé bị xác định là có lỗi - 25+ cssccsrcses l6 1.2.3 Căn cứ mức độ lỗi của chủ thể 5- 55c ©5e+cccccccerxereees 17 1.2.4 Căn cứ vai trò của yếu tố lỗi 2-2 55+ ©522c2££c+£+£erxerxcei 18
1.3 Cơ sở dé xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài
1.4 Phân biệt biệt lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
1.5 Khái quát quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng qua các thời kỳ -2- 5-55 csccsccez 27KET LUẬN CHƯNG I 2 2+5<+S<+EE£EEtEEEEEEEEEExerkerkerkrrei 31
Trang 5CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG QUY ĐỊNH VE LOI TRONG TRÁCH NHIỆM BÒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐÒNG THEO BỘ
LUAT DÂN SỰ NAM 2015 - 2 2-22 E2 2121121121121 crk 32
2.1 Các quy định về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng -:- 5s S22 1221 E1 E1 711211211211 211 1111112111111 11 xe 33
2.1.1 Quy định về các hình thức lỗi 5+©5c©5ccccccccereerecres 33
VE CUA CON NQUOT QAY F( SG HH HH Hệ 35
2.1.3 Quy định về lỗi trong trách nhiệm bôi thường thiệt hại do tài sản
20 00Ẽ7ẺeẦ.- AaAaẽẽ ố 39
2.1.4 Quy định xác định vai trò của lỗi trong trách nhiệm bôi thường
thiệt hại ngoài hop đẳngg - - 5-55 5s cty 43
2.1.4.1 Lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
/7;PPEEEEEEERR 43
2.1.4.2 Lỗi là căn cứ loại trừ trách nhiệm bôi thường thiệt hại 452.1.4.3 Lỗi là căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm boi thường 472.1.4.4 Lỗi là căn cứ xác định loại trách nhiệm bồi thường riêng rễ
WAY LCN AOD Ẻ 49
2.1.4.5 Lỗi là căn cứ xác định mức bôi thường 5-55: 51 2.1.4.6 Lỗi là căn cứ giảm mức bôi thườngg -.- 5-5 5c: 52 2.2 Đánh giá các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lỗi trong
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 54
2.2.1 Những wu điểm đã đạt được ©2+©5e©ccccccerxereersee 54
2.2.2 Những hạn chế cần khắc phục 5-55ccccccccccccee 56
KET LUẬN CHƯNG 2 2-52 5<2SE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkrrei 59
Trang 6CHƯƠNG 3 THỰC TIEN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT DÂN
SỰ NĂM 2015 VE YEU TO LOI TRONG TRÁCH NHIỆM BOI THUONG THIET HAI NGOAI HOP DONG VA MOT SO KIEN NGHI, GIẢI PHÁP HOÀN THIEN W 0.0 cccccccssssesssesssesssesssesssecsssesseesssesssesssesssessees 60
3.1 Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về yếu
tô lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 60
3.1.1 Những tôn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đẳng 60
3.1.2 Nguyên nhân dẫn dén những tôn tại, hạn chế trong quá trình
áp dụng quy định về lỗi trong trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài
hợp đẳng - + 5c 5c 5c TH TH eerrre 68
3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệuquả áp dụng pháp luật về yếu tó lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệthại ngoài hợp đồng 2-2-5222 E2 21211211 2111111 re, 71
3.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 5c 555: 71
3.2.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dung pháp luật 75
KET LUẬN CHUONG 3 2 2-52 SS SEEEEEEE E2 EEEEEEEEkerkerkrrei 76KET LUẬN - 2-5552 22221 2E EEE21211211211211 1111111211211 1x xe 71
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccc+++22222vscce2 78
Trang 7DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
BLDS : Bộ luật Dân sự
BTTH : Bồi thường thiệt hại
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, trước sự phát triển không ngừng của xã hội, thực tế xảy ra những trường hợp mang đến thiệt hại cho người khác nhưng rất khó để xác
định được người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại đó và
điều này càng khó hơn khi chưa có quy định pháp luật dé thống nhất cách
hiệu và áp dụng vê yêu to “lỗi”.
Trong khoa học pháp lý, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh
khi có đủ bốn điều kiện sau: (i) có thiệt hại thực tế xảy ra, (ii) có hành vi gây
thiệt hại là hành vi trái pháp luật, (11) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
trái pháp luật và thiệt hai, (iv) người gây thiệt hại có lỗi Như vậy, yếu tổ lỗi
là một trong những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp dong.
Theo đó, nếu không có yếu tổ lỗi thì sẽ không thé đặt ra trách nhiệm bồi
thường cho người gây thiệt hại.
Trong đời sống hàng ngày, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyên, lợi ích hợp pháp khác của một người có thể
xảy ra do nhiều tác động khác nhau Đó có thé là những tác động khách quan
nhưng cũng có thể là hành vi trái pháp luật của người khác mang lại Do đó,
dé đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thé trong pháp luật dân sự,Nhà nước ta đã có những quy định pháp luật dé điều chỉnh van dé này, thậmchí còn được quy định thành một chương riêng trong BLDS, đó là chế địnhtrách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Cơ sở của trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng là những quy định của pháp luật về những hậu quả pháp lý ngoài mong muốn của các chủ thé, không có sự thỏa thuận trước của các bên và được phát
sinh trên cơ sở hành vi bất hợp pháp của con người gây ra hay do tài sản gây
ra.
Trang 9Ngày 01/01/2017, BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành đã có những
sửa đối, bổ sung so với BLDS năm 2005 Theo đó, trong các căn cứ làm phátsinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hiện nay thì lỗi là yếu tố không cần
phải chứng minh mà được suy đoán từ hành vi trái pháp luật hoặc hành vi
không quản lý chủ thê gây thiệt hại hoặc không quản lý tài sản dẫn đến tài sảngây ra thiệt hại cho người khác Đây là hướng sửa đổi được cho là dễ áp dụng
và có lợi cho người bị thiệt hại Tuy nhiên, việc nhận thức lỗi có phải là một
trong các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng hay
không hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm mâu thuẫn Bên cạnh đó,việc xác định và đánh giá mức độ lỗi của chủ thé thực hiện hành vi vi phạmtrên thực tế theo quy định pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và
chưa có sự thống nhất Do đó, việc nhận thức đúng đắn vai trò, tam quan trong của yếu tố lỗi một cách có hệ thống trong mối liên hệ với những nguyên tắc lý luận chung của yếu tố lỗi và đặc thù của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là thực sự cần thiết.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện có liên quanđến yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm BTTHngoài hợp đồng nói riêng nhưng hầu hết trong số đó chỉ tiếp cận ở khía cạnh
chung mà ít có công trình nghiên cứu riêng biệt, chi tiết nên chưa chỉ ra được những van dé riêng biệt của yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hop đồng Vì các lẽ trên, tác giả đã lựa chọn dé tài nghiên cứu “Yếu té lỗi trong trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm
2015” dé làm đề tài luận văn thạc sĩ luật hoc của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng vẫn
luôn được các nhà khoa học pháp lý quan tâm qua các thời kỳ và các góc độ
Trang 10khác nhau Dưới đây là một số công trình nghiên cứu khoa học và bài viếttiêu biểu:
Về sách chuyên khảo:
Sách chuyên khảo Việt Nam dân luật lược khảo ( Quyển II — Nghia vụ
và khế ước) của tác giả Vũ Van Mẫu, Nxb Sai Gòn, Sài Gòn, 1963 Liên
quan đến luận văn, công trình này đưa ra những quan điểm về lỗi trên cơ sơ
quy định của các bộ luật nước ta thời kì Pháp thuộc: Bộ luật Nam Kỳ giản yếu (1883), Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931) và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật (Bộ Dân
luật Trung Kỳ - 1936).
Cuốn sách Giáo trình Luật Dân sự (Tập 2) của tác giả Nguyễn Ngọc Điện, Nxb Dai học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2018 Day
là công trình nghiên cứu tông hợp các quy định của BLDS năm 2015 về nghĩa
vụ dân sự Liên quan đến luận văn, công trình này cũng đưa ra những quanđiểm về lỗi khi phân tích các điều kiện chung phát sinh trách nhiệm BTTHngoài hợp đồng
Sách chuyên khảo Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luậtDân sự 2015 của tác giả Đỗ Văn Đại, xuất bản lần thứ ba, Nxb Hong Đức —
Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội, 2020 Đây là công trình nghiên cứu tổng hợp những điểm mới của BLDS năm 2015 Liên quan đến luận văn, công trình
này đưa ra những quan điểm về lỗi từ những nội dung được sửa đổi, bổ sung
trong Chương về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Các cuốn sách chuyên khảo của các tác giả như: Bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe và tính mạng của tác giả Phùng Trung
Tập, Nxb Hà Nội, Hà Nội, 2009; Luật Dân sự Việt Nam (Bình giảng và áp
dụng) của tác gia Phùng Trung Tập, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2017;
Hướng dan môn học Luật Dân sự ( tập 2) của tác giả Phạm Văn Tuyết, Nxb.
Tư pháp, Hà Nội, 2017 Liên quan đến nội dung luận văn, các tác giả này đã
Trang 11đưa ra những vấn đề lý luận về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồngnhưng tập trung chủ yếu trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTHngoài hợp đồng.
Về khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ: Có một số luận văn thạc
sĩ, luận án tiễn sĩ nghiên cứu các đề tài liên quan đến trách nhiệm BTTH nói
chung và lỗi trong trách nhiệm BTTH nói riêng như:
Bùi Thị Thủy Chung (2006), Lối trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội; Hứa Thu Hằng
(2014), Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hop đồng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Hai luận văn này đều đưa ra được khái
niệm của lỗi, ý nghĩa của lỗi trong việc xác định trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng và mối quan hệ giữa lỗi và các yếu tố khác trong trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng Ngoài ra, các tác giả còn nghiên cứu quy định pháp luật, tìmhiểu thực tiễn áp dụng dé tim ra những vướng mắc, bat cập trong việc áp dụng
những quy định pháp luật đó Từ đó, đề xuất được những giải pháp cụ thê
nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng.
Phạm Kim Anh (2008), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt
hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Hà Nội Trong luận án này, tác giả đưa ra được khái niệm của lỗi và những vấn đề lý luận
của lỗi trong việc xác định trách nhiệm liên đới BTTH
Vi Ngọc Diệp (2018), Yếu tổ lỗi của các vụ tranh chấp trong tráchnhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội Tác giả luận văn đưa ra được khái niệm của lỗi
trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và phân tích, đánh giá thực trạng
pháp luật và áp dụng pháp luật về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trang 12Lưu Thanh Hương (2020), Loi trong trách nhiệm bồi thường thiệt haingoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.
Trong luận văn, tác giả đưa ra được khái niệm của lỗi trong trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng Ngoài ra, tác giả còn nghiên cứu quy định pháp luật
các nước và nước ta qua các thời kì về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu thực tiễn áp dụng để tìm ra những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng những quy định pháp luật đó Từ đó,
đề xuất được những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về
lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
Về bài viết trên tạp chí:
Phùng Trung Tập (1997), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Ludt học Trong bài viết, tác giả đã phân
tích vai trò của yếu tổ lỗi trong việc xác định trách nhiệm liên đới BTTH
Hoang Đạo — Vũ Thi Lan Hương (2013), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Nghiên cứu lập
pháp, (13) Trong bài viết, các tác giả đã đưa ra quan điểm về yếu tô lỗi trongtrách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ và nghiên cứu, đánh giá thực
tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó
Nguyễn Văn Hợi (2018), “Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, Luật học, (7); Nguyễn Văn Hợi
(2015), “Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
trong Bộ luật Dân sự”, Luật học, (12) Trong các bài viết này, tác giả đã đưa
ra quan điểm về yếu tố lỗi và vai trò của yêu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH
do tài sản gây ra.
Đoàn Thị Ngọc Hải (2019), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguôn nguy hiêm cao độ gây ra”, Tạp chí Tòa án Trong bài việt, tác giả đã
Trang 13chỉ ra vai trò của lỗi trong căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do nguồn nguy
hiém cao độ gây ra.
Những công trình khoa học ké trên là tài liệu quý báu giúp tác giả có
thêm nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tuy
nhiên các công trình trên chưa nghiên cứu toàn diện và thấu đáo về yếu tố lỗitrong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo BLDS năm 2015 Do đó, việcnghiên cứu dé tài “Yếu tổ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp dong theo Bộ luật Dân sự năm 2015” không trùng lặp với các công trình
khoa học đã được công bố
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về yếu tố
lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng; những quy định của BLDS năm
2015 về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và thực tiễn áp
dụng những quy định này.
3.2 Pham vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định
về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo quy định của
BLDS năm 2015 Trong đó sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật.
Về thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề vềyếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng theo BLDS năm 2015,thực tiễn áp dụng pháp luật về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợpđồng từ khi BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến nay
Trang 14Vé không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các van đê vê yêu tô
lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hop dong trên lãnh thổ Việt Nam
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.I Mục đích nghiên cứu
Việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra những bất cập
trong các quy định của BLDS năm 2015, những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 về yếu tố lỗi trong trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng Từ đó đưa ra những đề xuất, những kiến nghị hoànthiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu qua áp dụng pháp luật về yếu tổ lỗitrong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé có thé đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tai, đòi hỏi luậnvăn phải giải quyết các van dé sau:
Về lý luận, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các van đề liên quan đến lýluận về lỗi, làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng pháp luật, thực tiễn ápdụng và những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện Đặc biệt, trong đó cần làm rõ
khái niệm, đặc điểm, phân loại lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Đồng thời, phân tích được cơ sở lý luận và các vấn đề lý luận khác liên quan đến yếu tổ lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Về thực trạng pháp luật, luận văn tập trung phân tích các quy định pháp
luật hiện hành về lỗi trong trách nhệm BTTH ngoài hop đồng Trên cơ sở
những phân tích này, luận văn sẽ đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểmcủa các quy định trong BLDS năm 2015 về yếu tổ lỗi trong trách nhiệmBTTH ngoài hợp đồng
Trang 15Về thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện, luận văn nêu và phân tíchthực tiễn, vướng mac khi áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 về yếu
tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong hoạt động xét xử Từ đó,
đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về yếu tố lỗi trong
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu, tác giả đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học
truyền thống như: phương pháp phân tích; phương pháp so sánh, đối chiếu;phương pháp tông hợp; phương pháp diễn giải, quy nạp; tham khảo ý kiến của
các chuyên gia và những người làm công tác thực tiễn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lýluận trong khoa học pháp lý về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợpđồng Đồng thời, từ việc nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015, tìmhiểu thực tiễn áp dụng các quy định về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTHngoài hợp đồng dé tìm ra những vướng mắc, bat cập trong việc áp dụng quy
định pháp luật đó Từ đó, đề xuất được những giải pháp cụ thé nhằm hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật
về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thê:
Chương 1: Một số van dé lý luận về lỗi trong trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng
Trang 16Chương 2: Thực trạng quy định về lỗi trong trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
về yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và một số
kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE LOI TRONG TRÁCH NHIỆM
BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HỢP DONG
1.1 Khái niệm, đặc điểm của lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt haingoài hợp đồng
1.1.1 Khái niệm lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp dong
Khái niệm của “lỗi” hiểu theo cách thông thường là “sai sét, không
đúng với quy định hoặc với lé phai” [32, tr 410] Theo góc độ tâm lý học, lỗi
là yếu tố nội tâm của con người, diễn biến phức tạp và chi phối trực tiếp hành
vi của con người Pháp luật Việt Nam từ xưa đến nay vẫn chưa có quy định cụ
thé về khái niệm “lỗi” Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý, các nhà lập
pháp nước ta vẫn chủ yêu nhìn nhận lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ tâm lý của người có hành vi trái pháp luật Điều này được thể hiện qua rất nhiều tài
liệu khoa học hay các giáo trình chăng hạn như Giáo trình Lý luận chung vềNhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đã xác định: “Lỗiphản ánh thái độ tâm lý bên trong của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật
và hậu quả cua hành vi do” [28, tr 426] hay như trong Giáo trình Luật Hanh
chính Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội cũng xác định: “Lỗi là trạng
thái tam lý của cá nhân trong khi thực hiện hành vi vi phạm” [26, tr 320].
Nếu định nghĩa về lỗi mà chỉ dừng lại ở “thái độ tâm lý” của người thực hiện
hành vi là chưa đủ, bởi ngoài tâm lý (mong muôn chủ quan) ra, hành vi còn
Trang 17được thực hiện trong những điều kiện nhận thức khác nhau và mỗi một điều
kiện nhận thức lại tạo ra một hình thức lỗi khác nhau Trong khi “thái độ tâm
lý” chỉ là sự phản ánh của sự mong muốn ý chí (cố ý hay vô ý) Trên cơ sở
đó, tác giả Phạm Văn Tuyết cho rang: “Lỗi là nhận thức chủ quan và theo đó
tâm lý của chủ thể được thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi nhất định” [31, tr 13] Việc hiểu “lỗi” là nhận thức của chủ thể thực ra đã tổn tại khá lâu
trong khoa học pháp lý Việt Nam Theo đó, tác giả Trịnh Khánh Phong cho
rằng: “người gây thiệt hại phải có lỗi, tức là họ có đủ điều kiện đề nhận thức
rằng hành vi của minh là trái pháp luật và có thé gây thiệt hai” [22, tr 132]hay theo tác giả Lê Van Sua: “lỗi là trạng thái tâm lý của con người có thể
làm chu, nhận thức được hành vi cua mình và hậu quả cua hành vi do” [23,
tr 32] Như vậy, khi bàn về khái niệm của “lỗi”, đa số các luật gia đều thốngnhất với việc định nghĩa lỗi dựa trên “nhận thức” và “thái độ tâm lý” của chủ
thể có hành vi.
Trong khoa học pháp lý dân sự thì lỗi được hiểu là yếu tố chủ quan nói
lên thái độ tâm lý của con người có khả năng đánh giá và nhận thức được hành vi cua mình là đúng hay sai và hậu quả của hành vi đó [18, tr 13] Bên
cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng “ cần thiết phải xây dựng khái niệm lỗi dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình Một cá nhân hay pháp nhân được coi là có lỗi nếu khi áp dung tat
cả mọi biện pháp dé thực hiện dung nghĩa vụ đã biểu hiện sự quan tâm chuđáo mà tính chất của nghĩa vụ và điêu kiện lưu thông dân sự yêu cau đổi với
ho” [9, tr 3-6] Tuy nhiên, việc xây dựng khái niệm lỗi dựa trên “sự quan
tâm, chu đáo” của các chủ thê là việc rất khó xác định và không rõ ràng.Dong thời, dé đánh giá được “sw quan tâm” của các chủ thé thì vẫn phải dựa
vào hoạt động tâm lý và nhận thức bên trong của con người cụ thể Mặt khác,
nếu xây dựng khái niệm lỗi theo quan điểm này thì sự quan tâm đó phải gắn
10
Trang 18với việc thực hiện công việc nào đó theo nghĩa vụ của chủ thê nhưng trongtrách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, giữa các bên không có thỏa thuận hợpđồng về nghĩa vụ phải thực hiện nên không thể xác định được công việc phảilàm đề bày tỏ sự quan tâm Do đó, việc xây dựng khái niệm của lỗi vẫn phải
`
dựa trên “nhận thức” và “thái độ tâm lý” của chủ thê có hành vi.
Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một trong các trách nhiệm dân
sự do đó khái niệm “lỗi” trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng cơbản giống như khái niệm “lỗi” trong trách nhiệm dân sự Theo đó, lỗi là thái
độ tâm lý hay trạng thái tâm lý của người gây thiệt hại đối với hành vi [19, tr.
703] hay lỗi là trạng thái tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại Tuy nhiên,
như vừa phân tích ở trên thì “lỗi” trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng phải gan với “nhận thức” về thiệt hai của người có hành vi gây thiệt hại.
Một người bị coi là có lỗi khi người gây thiệt hại nhận thức được hoặc không
nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất
gây thiệt hại của hành vi va có đủ điều kiện dé điều khiển một hành vi kháckhông gây thiệt hại [19, tr 703-704] Từ đó, có thể định nghĩa một cách đầy
đủ hơn thì lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh
nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực
hiện [30, tr 472-473].
Trong khoa học pháp lý, yéu tố “lỗi” trong trách nhiệm BTTH ngoàihợp đồng không chỉ đặt ra đối với người gây thiệt hại mà còn đặt ra đối vớichủ thể khác như: người quản lý người gây thiệt hại, người có trách nhiệmquản lý tài sản, người thứ ba, hoặc chính chủ thé bị thiệt hại Do đó, khixây dựng khái niệm về “lỗi” trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, chúng
ta phải bảo đảm khái quát được lỗi của tất cả các chủ thể này Từ đó, tác giả
đưa ra khái niệm về “lỗi” trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng như sau:
“Lỗi là yếu to chủ quan của một người phản ánh nhận thức và thái độ tâm lý
II
Trang 19của người đó đối với hành vi và hậu quả cua hành vi mà họ đã thực hiện dandén xảy ra thiệt hại”.
1.12 Đặc điển của lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng
Từ khái niệm lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, có thể thấy
được lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có những đặc điểm như
sau:
Thứ nhất, lỗi là yêu tố chủ quan của con người, diễn biến phức tap va
chi phối trực tiếp hành vi của con người Lỗi là yếu tố nội tâm của con ngườinên chỉ con người mới có thé có lỗi Ké cả trong trường hợp xác định pháp
nhân có trách nhiệm BTTH thì vẫn phải dựa trên lỗi của một cá nhân riêng
biệt hoặc của một tập thê thống nhất, không tồn tại lỗi của pháp nhân Pháp
luật buộc pháp nhân có trách nhiệm BTTH không phải vì pháp nhân đó có lỗi
dẫn đến xảy ra thiệt hại mà bởi việc thực hiện nhiệm vụ là cá nhân nhân danh
pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân Với tính chất là yếu tố tồn tại trong
suy nghĩ của con người và chỉ có thể xác định, đánh giá thông qua hành vi của con người nên đôi khi hành vi đó là kết quả của cả một quá trình diễn biến
tâm lý phức tạp của con người.
Thứ hai, lỗi phản ánh nhận thức của một người đối với hành vi và hậu
quả của hành vi ma họ đã thực hiện Theo tác giả Ngô Văn Thâu thì “người
gây thiệt hại phải có lôi: nghĩa là người gây thiệt hại phải nhận thức đượchoặc có thể nhận thức được hành vi của minh là trái pháp luật và có thé gây
thiệt hại cho người khác” [25, tr 51] Việc xác định một người có lỗi phải dựa
trên khả năng nhận thức của người đó Khi một người có lý trí mà hành động
trái với pháp luật thì người đó phải chịu trách nhiệm về những tổn hại cho xãhội do hành vi của mình gây ra Do đó, một người bị coi là lỗi thì trước hết
12
Trang 20người đó phải là người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi Trẻ em
hoặc người bi mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không cókhả năng nhận thức, điều khiến hành vi của mình thi không phải tự chịu tráchnhiệm về hành động của mình và hậu quả do hành động đó gây ra Những
người này được xác định là không có lỗi
Thứ ba, lỗi phản ánh thái độ tâm lý của một người đối với hành vi vàhậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện Quan hệ tâm lý ở đây bao gôm hai
yếu tố là lý trí và ý chí Yếu tổ lý trí thé hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức được hoặc không nhận thức được mặc dù đủ điều kiện để nhận thức khả năng gây thiệt hại của hành vi) Yếu tố ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực
hiện hành vi khác phù hợp với pháp luật) [12, tr 114] Như vậy, một người bi
coi là có lỗi khi người đó nhận thức được khả năng gây thiệt hại của hành vi nhưng vẫn lựa chọn thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc khi người đó không
nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất
gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để thực hiện một hành vi khác
không gây thiệt hại.
Thứ tư, lỗi luôn gắn với hành vi trái pháp luật của chủ thé (có thé là
hành vi gây thiệt hại, hành vi không quan lý người gây thiệt hại, hành vi
không quản lý tài sản, ) mà không bao giờ tồn tại yếu tổ lỗi hoàn toàn độc
lập với hành vi trái pháp luật Bởi “lôi là nhận thức chủ quan và theo đó tâm
lý của chủ thể được thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi nhất định” (31, tr.13], nên một hành vi bi coi là có lỗi thì trước hết người thực hiện hành vi đó
phải có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi Tức là lỗi không thé ton tại
ngoài hành vi có ý thức của con người Về lý luận, yếu tổ lỗi không thé tồn tại
độc lập và tách biệt với hành vi trái pháp luật của chủ thé Đề xác định có lỗi
hay không có lỗi, trước hết cần căn cứ vào tính trái pháp luật của hành vi [11,
13
Trang 21tr 872] Theo đó, nếu chủ thé thực hiện hành vi trái pháp luật mà có nhận
thức về hành vi và hậu quả của hành vi thì bị xác định là có lỗi.
Thứ năm, lỗi là yếu tô luật định Bởi “theo nguyên tắc chung, mọi trách
nhiệm dân sự đều phải có yếu to lỗi” [29, tr 821] Đồng thời, điều kiện lỗi
không thể thiếu trong việc xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và
được quy định rất rõ về hình thức lỗi Do đó, “đã quá rõ ràng rang lỗi trong
trách nhiệm dân sự bôi thường thiệt hại ngoài hợp đông do pháp luật quy
định cả về cơ sở xác định lỗi, cả về hình thức lối” [24, tr 79].
Thứ sáu, lỗi là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng Bởi lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi trái pháp luật (có thé là hành
vi gây thiệt hại, hành vi không quản lý người gây thiệt hại, hành vi không
quản lý tài sản, ) của con người Một hành vi bị coi là có lỗi nếu người thực
hiện hành vi đó có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi Tức lỗi không thé
tồn tại ngoài hành vi có ý thức của con người Do đó, khi một người có khả
năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hai thì người đó bi coi là cólỗi Như vậy, cũng như việc có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thì lỗi là
một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Thứ bảy, lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là lỗi suy đoán
Bởi người gây thiệt hại, người quản lý người gây thiệt hại, người quản lý tài
sản luôn bị suy đoán là có lỗi do thực hiện hành vi gây thiệt hại hoặc do
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của
mình trong việc quản lý người gây thiệt hại hoặc trong việc quản lý tài sản.
Điều đó đồng nghĩa với việc người bị thiệt hại sẽ không phải chứng minh các chủ thê này có lỗi khi xảy ra thiệt hại.
1.2 Phân loại lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
14
Trang 22Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về “lỗi”nhưng đa số các luật gia đều thống nhất và phân loại lỗi chủ yếu căn cứ vàohình thức của lỗi Tuy nhiên, trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp dong, việcxác định lỗi có ý nghĩa rất quan trọng nên việc phân loại lỗi cũng có ý nghĩa
quan trọng không kém Ngoài căn cứ vào hình thức lỗi thì còn phải căn cứ
vào chủ thé bị xác định là có lỗi, mức độ lỗi của chủ thé và vai trò của yếu tố
lỗi.
1.2.1 Căn cứ hình thức lỗi
Nhìn chung các học giả đều thừa nhận lỗi được biểu hiện dưới hai hìnhthức là: lỗi có ý và lỗi vô ý
Về lỗi cố ý, một người bị coi là có lỗi có ý nếu họ đã nhận thức rõ hành
vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó
Trong trường hợp này, người đó dù mong muốn hoặc không mong muốnnhưng đã có thái độ để mặc cho thiệt hại xảy ra Theo đó, một người bị xácđịnh là có lỗi cố ý khi rõ ràng họ đã nhận thức được tính chất gây thiệt hại củahành vi nhưng vẫn lựa chọn thực hiện hành vi đó và biết chắc chắn sẽ có thiệt
hại xảy ra dù ở bât kỳ mức độ nào.
Về lỗi vô ý, một người được xác định là có lỗi vô ý nếu ở một trong hailoại lỗi vô ý sau: loại lỗi vô ý thứ nhất, họ không thấy trước được hành vi củamình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trướcthiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó; loại lỗi vô ý thứ hai, họ đã thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng họ cho rằng thiệt hại
đó sẽ không xảy ra hoặc có thê ngăn chặn được Theo đó, người có lỗi vô ý đã
không nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi mặc dù họ buộc phải
biết hoặc dù họ có nhận thức được nhưng họ đã chủ quan và xem nhẹ về khả
năng xảy ra thiệt hại.
15
Trang 23Như vậy, việc xác định một người có lỗi cố ý hay lỗi vô ý sẽ giúp đánhgiá được khả năng nhận thức của người đó đối với hành vi gây thiệt hại và
hậu quả của hành vi đó cũng như đánh giá được thái độ tâm lý của họ trong
việc kiềm chế thực hiện hành vi có tính chất gây thiệt hại hoặc trong việc thực
hiện hành vi khác phù hợp với quy định của pháp luật và không gây thiệt hại.
Từ đó, dẫn đến trách nhiệm BTTH mà họ phải chịu trong từng trường hợp cũng vì thế mà có sự khác nhau.
Người phải bồi thường bao gồm: người gây thiệt hại, người quản lý
người gây thiệt hại, người có trách nhiệm quản lý tai sản, người thứ ba, Đối
với lỗi của người gây thiệt hại thì lỗi này là lỗi đối với hành vi gây thiệt hại và
họ đương nhiên phải chịu trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây thiệt hại do
lỗi của họ gây ra Đối với lỗi của người quản lý người gây thiệt hại thì lỗi này
là lỗi trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện
không đầy đủ các công việc gắn liền với nghĩa vụ của họ trong việc quản lý
người gây thiệt hại Người quản lý người gây thiệt hại chỉ phải chịu trách
nhiệm bồi thường trong trường hợp họ có lỗi trong việc quản lý người gây
thiệt hại Đối với lỗi của người có trách nhiệm quản lý tài sản thì lỗi của họ là
đã thực hiện không đúng trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý tài sản
dẫn đến xảy ra thiệt hại Người có trách nhiệm quản lý tài sản phải BTTH
ngay cả khi họ không có lỗi (đây là trường hợp tài sản gây thiệt hại), trừ
trường hợp việc quản lý tài sản của họ là không hợp pháp hoặc giữa họ và chủ
16
Trang 24sở hữu tài sản có thỏa thuận khác Đối với lỗi của người thứ ba thì người thứ
ba ở đây là người không có hành vi gây thiệt hại, không được hưởng lợi từ tài
sản (ví dụ: người thi công công trình liền kề) nhưng có lỗi trong việc làm cho
tài sản gây thiệt hại Người thứ ba phải chịu trách nhiệm BTTH khi họ có lỗi
trong việc làm cho tài sản gây thiệt hại.
Đối với lỗi của người được bồi thường thì lỗi này chính là lỗi của bên
bị thiệt hại trong việc gây thiệt hại Trường hợp này, bên bị thiệt hại sẽ không
được bồi thường phan thiệt hai do lỗi của mình gây ra Có thé nói, họ phải tự chịu trách nhiệm đối với phan thiệt hại do lỗi của mình gây ra Kéo theo đó,
người gây thiệt hại sẽ không phải chịu trách nhiệm BTTH trong trường hopthiệt hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại
Như vậy, việc phân loại lỗi căn cứ vào chủ thể bị xác định là có lỗi sẽ
giúp xác định trách nhiệm BTTH của từng chủ thé trong từng trường hợp cu
thê trên thực tế Đồng thời, có ý nghĩa xác định các trường hợp loại trừ trách
nhiệm BTTH của người phải bồi thường khi bên bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi
đối với thiệt hại xảy ra
1.2.3 Căn cứ mức độ lỗi của chủ thể
Khi thiệt hại xảy ra thì không chỉ có lỗi của người có hành vi gây thiệt
hại mà còn có lỗi của những chủ thé khác như: người quản lý người gây thiệt
hại, người có trách nhiệm quản lý tài sản, người thứ ba, hay thậm chí là có
lỗi của chính người bị thiệt hại Theo đó, chủ thể có thê có lỗi đối với toàn bộ
thiệt hại hoặc có lỗi đối với một phan thiệt hại
Lỗi đối với toàn bộ thiệt hại là trường hợp người có hành vi gây thiệt
hại hoàn toàn có lỗi và người bị thiệt hại không có lỗi Khi đó, người có hành
vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm BTTH Bên cạnh đó, có thể có trường
hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, tức người bị thiệt
17
Trang 25hại có lỗi đối với toàn bộ thiệt hại Khi đó, người gây thiệt hại sẽ không phải
chịu trách nhiệm BTTH, tức trách nhiệm BTTH không phat sinh.
Lỗi đối với một phan thiệt hại là trường hợp nhiều người cùng gây thiệt
hại hoặc thiệt hại xảy ra ngoài lỗi của chủ sở hữu, người sử dụng tài sản còn
có lỗi của người quản lý có quyền khai thác tài sản, người chiếm hữu tài sản,người thứ ba (người thi công công trình liền kề, người khai thác các sự vậtliền ké, ) dẫn đến xảy ra thiệt hại Khi đó, trách nhiệm BTTH của mỗi chủ
thê được xác định tương ứng với mức độ lỗi của họ Tuy nhiên còn có trường hợp ngoài lỗi của người gây thiệt hại thì người bị thiệt hại cũng góp một phần vào việc làm phát sinh thiệt hại và do đó người bị thiệt hại chỉ được bồi thường một phần thiệt hại phát sinh trên thực tế Khi đó thiệt hại xảy ra một phần do người bị thiệt hại gây ra, còn một phần do lỗi của người gây thiệt hại
và như vậy người bị thiệt hại vẫn được bồi thường phan thiệt hại không phải
do lỗi của mình gây ra và họ phải tự chịu trách nhiệm tương ứng với mức độ
lỗi của mình Vì người bị thiệt hại cũng có lỗi và chính yếu tố lỗi của họ làcăn nguyên dẫn đến phản ứng tiêu cực của bên gây ra thiệt hại và hậu quảthực tế xảy ra nhưng họ lại là người bị thiệt hại nên họ phải tự bồi thường cho
mình tương ứng với mức độ lỗi đó [15, tr 40].
Như vậy, cần xác định mức độ lỗi của tất cả các chủ thé đối với thiệt
hại xảy ra, từ đó xác định trách nhiệm BTTH và mức BTTH tương ứng đối
với mỗi chủ thé, bảo dam phù hợp với lẽ công băng.
1.2.4 Căn cứ vai trò của yếu tô lỗi
Lỗi là một trong những yếu tố không thể không xét đến trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp dong, việc xác định yếu tố lỗi có những vai trò nhất
định như: xác định trách nhiệm BTTH, loại trừ trách nhiệm BTTH, xác định
chủ thể chịu trách nhiệm BTTH, xác định loại trách nhiệm bồi thường (trách
18
Trang 26nhiệm BTTH riêng rẽ hay trách nhiệm BTTH liên doi), xác định mức bồi
thường, là căn cứ giảm mức bôi thường.
Thứ nhất, lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH Trong khoa
học pháp lý dân sự hiện nay còn tôn tại hai luồng quan điểm khác nhau liên
quan đến việc xác định lỗi có phải là một trong các điều kiện làm phát sinhtrách nhiệm bồi thường hay không Quan điểm thứ nhất cho rang “Idi là yếu
to can phải xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm dân sự nói riêng nên nếu không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm boi thường thiệt hại, trừ một số trường hợp luật quy định cụ thé” [29, tr 821] Quan điểm thứ hai cho rang “theo BLDS năm 2015, yếu t6 lỗi không còn là điều kiện can phải thỏa mãn dé chủ thể có quyên yêu câu bồi thường nữa” [21, tr 592] Chính vì vậy, không nên coi lỗi là một trong các điều kiện phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do “xét về hình thức, lỗi là thái độtâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dang cố ýhay vô ý” [27, tr 286] nên nếu buộc nạn nhân phải dẫn chứng lỗi tức là giántiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường của nạn nhân [10, tr 243] Tác giả cho rằngquan điềm thứ nhất phù hợp hơn bởi vì lỗi là yếu tố gắn liền với hành vi gây
thiệt hại trái pháp luật của con người Một hành vi bị coi là có lỗi nếu người
thực hiện hành vi đó có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi Tức lỗi
không thể tồn tại ngoài hành vi có ý thức của con người Do đó, khi một
người có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì người đó
bị coi là có lỗi Hơn nữa, mặc dù Điều 584 BLDS năm 2015 không còn đề cậpđến yếu tố lỗi khi xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường, songcũng theo quy định của BLDS năm 2015 thì chỉ có hai trường hợp chủ thêphải bồi thường ngay cả khi không có lỗi đó là BTTH do làm ô nhiễm môi
trường và BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Chính vì vậy, cần phải
hiểu rằng việc không ghi nhận yếu tố lỗi tại Điều 584 BLDS năm 2015 là một
19
Trang 27cách để làm giảm gánh nặng chứng minh của người yêu cầu bồi thường màkhông phải loại bỏ yếu tố lỗi khỏi các điều kiện làm phát sinh trách nhiệmBTTH ngoài hợp đồng Trong khoa học pháp lý dân sự Việt Nam thi “(ditrong trách nhiệm dân sự nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nói riêng luôn được coi là lỗi suy đoán” [11, tr 872].
Thứ hai, lỗi là căn cứ loại trừ trách nhiệm BTTH Theo đó, người bị
yêu cầu bồi thường chứng minh được thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên
bị thiệt hại thì sẽ không phải chịu trách nhiệm BTTH Điều này không đồng
nghĩa với việc người gây thiệt hại không có lỗi Bởi vì trong một số trường hợp, người gây thiệt hại là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người
chưa có đủ nhận thức để bị xác định là có lỗi Khi đó, người quản lý người
gây thiệt hại bị suy đoán là có lỗi trong việc quản lý, dẫn đến việc gây thiệt
hại trên thực tế Hơn nữa, trong một số trường hợp người gây thiệt hại không
có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường Đó là trường hợp gây thiệt hại dolàm ô nhiễm môi trường hoặc thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra Do
đó, dé được loại trừ trách nhiệm thì người bị yêu cầu bồi thường phải chứng
minh thiệt hại hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại mà không nên chứng minh người gây thiệt hại không có lỗi.
Thứ ba, lỗi là căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH trong
một số trường hợp Theo đó, khi một chủ thể bị xác định là có lỗi thì sẽ phảichịu trách nhiệm BTTH Thực tế sẽ xảy ra hai trường hợp: trường hợp thứ
nhất, có một chủ thể gây thiệt hại và có lỗi, đồng thời lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH đối với trường hợp đó; trường hợp thứ hai, có nhiều
hơn một chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH và bên cạnh chủ thé “đương
nhiên” phải chịu trách nhiệm BTTH thì pháp luật quy định nếu có lỗi của chủ
thê khác thì chủ thể đó phải chịu trách nhiệm BTTH Trường hợp thứ nhấtchính là trường hợp lỗi là điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH và khi
20
Trang 28đó lỗi là căn cứ xác định chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường Trường hợpthứ hai, đã xác định được chủ thé “đương nhiên” phải chịu trách nhiệm BTTH(chủ thê này có thé có lỗi hoặc không có lỗi nhưng việc xác định trách nhiệmbồi thường của chủ thé này không cần dựa vào yếu tố lỗi), tuy nhiên nếu còn
có chủ thé khác có lỗi dẫn đến xảy ra thiệt hai thì chủ thé đó phải chịu trách
nhiệm BTTH Người được bồi thường và người “đương nhiên” phải bồi
thường đã được xác định trong trường hợp này không bắt buộc phải chứng minh lỗi của chủ thé khác trong trường hợp này, tuy nhiên dé đảm bảo lẽ công
bằng cũng như giảm trách nhiệm cho người phải bồi thường thì việc xác định
có còn lỗi của chủ thể nào khác dẫn đến xảy ra thiệt hại hay không là cầnthiết Việc xác định lỗi dẫn đến xảy ra thiệt hại sẽ đồng thời xác định đượcchủ thé phải chịu trách nhiệm BTTH
Thứ tư, lỗi là căn cứ xác định loại trách nhiệm BTTH: trách nhiệm
BTTH riêng rẽ hay trách nhiệm BTTH liên đới Việc xác định loại trách
nhiệm này được đặt ra khi thiệt hại xảy ra là kết quả từ hành vi của nhiềungười hoặc nhiều người cùng có trách nhiệm bồi thường khi tài sản gây thiệthại Tùy vào sự liên quan của những người gây thiệt hại mà trách nhiệm bồi
thường được phân thành trách nhiệm BTTH riêng rẽ hay trách nhiệm BTTH
liên đới Đối với trường hợp thiệt hại xảy ra là kết quả từ hành vi của nhiều người, nêu xác định được lỗi của mỗi chủ thể gây ra thiệt hại và lỗi này tương ứng với từng phần có thể phân chia được của thiệt hại xảy ra, đồng thời lỗi
của mỗi người là độc lập, không có sự liên kết với nhau thì mỗi chủ thé đó sẽchỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với phan thiệt hại do mìnhgây ra Ngược lại, nêu không xác định được mức độ lỗi của mỗi chủ thé gây
ra thiệt hại theo từng phần riêng biệt của thiệt hại xảy ra, tức là thiệt hại xảy ra
là một thé thong nhất, không thé phân chia được, đồng thời lỗi của những chủ
thê đó có sự liên quan với nhau, thê hiện sự thông nhât với nhau về mặt hành
21
Trang 29vi hoặc vê mặt hậu quả hoặc cả vê hành vi và hậu quả thì môi chủ thê đó phải
chịu trách nhiệm đối với toàn bộ thiệt hại
Thứ năm, lỗi là căn cứ xác định mức BTTH Theo đó, trong trường hợp
cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi trong việc làm phát sinh
thiệt hại hoặc trường hợp liên đới bồi thường, khi mà thiệt hại xảy ra khôngthé chia theo phan tương ứng với hành vi của mỗi chủ thể thì việc xác địnhmức bồi thường mà mỗi chủ thể phải gánh chịu cần phải xem xét đến yếu tố
lỗi của mỗi chủ thể Trong trường hợp cả hai bên đều có lỗi (bên phải bồi thường và bên bị thiệt hại đều có lỗi) thì yếu tố lỗi là căn cứ quan trọng dé xác định phần thiệt hại mà mỗi bên phải gánh chịu Khi đó, bên gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình, bên bị thiệt hại sẽ phải gánh chịu phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra Trong trường
hợp liên đới bồi thường thì mỗi người trong số những người có trách nhiệm
phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với toàn bộ thiệt hại, tuy nhiên trách
nhiệm bồi thường của từng người vẫn được xác định tương ứng với mức độ
lỗi của riêng họ.
Thứ sáu, lỗi là căn ctr giảm mức BTTH Mức bồi thường này được hiểu
là người chịu trách nhiệm bồi thường chỉ phải bồi thường một phan thiệt hại
trong tổng số thiệt hại xảy ra Theo đó, nếu người chịu trách nhiệm bồi
thường chứng minh được mình không có lỗi hoặc có lỗi vô ý, tức họ không
lường trước được thiệt hại sẽ xảy ra hoặc họ không mong muốn và không có ý thức dé mặc cho thiệt hại xảy ra thì họ có thé được xem xét dé giảm mức bồi
thường.
Như vậy, việc phân loại lỗi căn cứ vào vai trò của yếu tố lỗi sẽ giúp dé
dàng xác định được chủ thể chịu trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, loại
trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường trong từng trường hợp cụ thê
22
Trang 301.3 Cơ sở để xác định lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng
Lỗi là yếu tố nội tâm của con người nên việc xác định lỗi của một chủ
thé trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn Tuy nhiên, vẫn có thé xác định được
lỗi thông qua hành vi cụ thể của một người vì hành vi đó được thực hiện bằngnăng lực tự điều khiển của chính họ Qua đó, đánh giá được khả năng nhận
thức và điều khiến hành vi cũng như thái độ của họ đối với hành vi và hậu
quả xảy ra Tùy vào thiệt hại xảy ra là do hành vi của con người hay do tài sản gây ra mà cơ sở đê xác định lỗi sẽ dựa vào những căn cứ riêng.
Đối với trường hợp thiệt hại do hành vi của con người gây ra, hành vi
gây thiệt hại trái pháp luật của con người là một trong những căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Trong khi đó, lỗi là yêu tố gắn liền
với hành vi gây thiệt hai trái pháp luật cua con người Mặt khác, một hành vi
bị coi là có lỗi thì trước hết người thực hiện hành vi đó phải có khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi Tức là lỗi không thê tồn tại ngoài hành vi có ý thứccủa con người Về lý luận, yếu tô lỗi không thé ton tại độc lập và tách biệt vớihành vi trái pháp luật của chủ thé Dé xác định có lỗi hay không có lỗi, trướchết cần căn cứ vào tính trái pháp luật của hành vi [1 1, tr 872] Hơn nữa, trong
khoa học luật dân sự từ trước đến nay, “lôi trong trách nhiệm dân sự nói
chung, trách nhiệm bôi thường thiệt hại ngoài hop dong nói riêng luôn được
coi là lỗi suy đoán” (11, tr 872] Như vậy, cơ sở dé xác định lỗi trong trường
hợp thiệt hại do hành vi gây ra là tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hai
và khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của chủ thê.
Trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra, chủ sở hữu, người chiêm hữu, sử
dụng tài sản hoặc chủ thê khác có liên quan được xác định là có lỗi trong việc
quản lý tài san Lỗi này là lỗi suy đoán chứ không cần phải chứng minh [16,
23
Trang 31tr 55-56] Chỉ khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc chủ thé
khác có liên quan có căn cứ chứng minh được mình không có lỗi trong việc
quản lý tài sản thì mới được xác định là không có lỗi Chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc chủ thể khác được coi là có lỗi ngay từ thờiđiểm họ có hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản Tuy nhiên, khi đó tài
sản có thể chưa gây ra bất cứ thiệt hại nào hoặc không gây ra thiệt hại nào nhưng những chủ thé này vẫn được xác định là có lỗi Do đó, lỗi ở đây là lỗi đối với hành vi, không gan với thiệt hại Như vậy, cơ sở dé xác định lỗi trong
trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra là chủ sở hữu, người chiếm hữu, sửdụng tài sản hoặc chủ thê khác có liên quan đã có hành vi vi phạm quy định
về quản lý tài sản
1.4 Phân biệt biệt lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng và lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hai do vi phạm hợp đồng
Lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm
BTTH do vi phạm hợp đồng đều mang những đặc điểm chung của lỗi trong
trách nhiệm dân sự nói chung Tuy nhiên, bên cạnh đó lỗi trong trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng cũng có những điểm khác biệt căn bản như:
Thứ nhất, lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng gan với hành vigây thiệt hại trái pháp luật hoặc hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản,còn lỗi trong trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng gắn với hành vi viphạm nghĩa vụ theo hợp đồng Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp dong là
trách nhiệm hình thành khi một người không thực hiện hoặc không thực hiện
đúng nghĩa vụ đã giao kết theo hợp đồng mà gây thiệt hại cho người cùng
giao kết hợp đồng đó thì phải BTTH cho người cùng giao kết này Lỗi củangười gây thiệt hại trong trường hợp này là lỗi khi thực hiện hành vi gắn với
24
Trang 32nghĩa vụ của họ với người bị thiệt hại mà nghĩa vụ này đã được hai bên thỏa
thuận trước nên người vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại được xác định là có lỗi.
Ngược lại, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm hình thành khi
một người thực hiện một hành vi gây thiệt hai cho người khác và hành vi đó
không liên quan đến bat kì một hợp đồng nào có thé có giữa người gây thiệt
hai và người bị thiệt hại Lỗi trong trường hợp này có thé là lỗi gắn với hành
vi gây thiệt hại hoặc lỗi gan với hành vi không quan lý hoặc quan ly không tốt
người gây thiệt hại hoặc tài sản Do đó, mặc dù không tồn tại một nghĩa vụ
nào trước đó giữa hai bên nhưng pháp luật quy định người gây thiệt hại phải
có trách nhiệm bồi thường dé bảo đảm quyền lợi cho người bị thiệt hai
Thứ hai, lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng không phải là một trong các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường khi tài sản gây thiệt
hại, còn lỗi trong trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng là một trongnhững điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH Trong trách nhiệm BTTH do viphạm hợp đồng, chủ thể có hành vi vi phạm phải có lỗi thì mới phải bồithường, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc trường
hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bởi theo nguyên tắc suy đoán, người không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không day đủ nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thì bị coi là có lỗi do vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng Mặc dù lỗi trong trách nhiệm BTTH do vi phạm
hợp đồng hay lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng luôn được coi là
lỗi suy đoán nhưng trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng còn có trườnghợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn không tồn tại hành vi gây thiệt hại của con
người mà do tự thân tài sản gây thiệt hại (trong trường hợp thiệt hại do tài sản
gây ra) và do đó hoàn toàn không có lỗi của con người Tuy nhiên, dé phù
hợp với lẽ công bằng thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải
gánh chịu rủi ro mà tài sản mang lại, tức phải BTTH cho người bị thiệt hai
25
Trang 33ngay cả khi không có lỗi Do đó, “lối trong việc quản lý tài sản không phải làmột trong các yếu tô cấu thành các điêu kiện phát sinh trách nhiệm BTTH dotài sản gây ra” [17, tr 34], mà nó là cơ sở dé buộc chủ sở hữu, người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm BTTH do tài sản của mình hoặc do mình quản lý, sử dụng gây ra thiệt hại.
Thứ ba, lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có vai trò xácđịnh chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra còn có lỗi của
chủ thể khác nhưng lỗi trong trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng không phải lúc nao cũng có vai trò xác định chủ thé chịu trách nhiệm BTTH Trong
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, chủ thể nào có lỗi dẫn đến xảy ra thiệt hại
thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường Tuy nhiên, trong trách nhiệm BTTH
do vi phạm hợp đồng thì không đương nhiên như vậy vì còn phải phụ thuộc
vào những quy định trong hợp đồng Theo đó, có thể có trường hợp thiệt hạixảy ra còn có lỗi của chủ thê khác nhưng hai bên giao kết hợp đồng đã thỏathuận trước về chủ thể phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này vẫn là bêngiao kết hợp đồng với bên bị thiệt hại thì việc có lỗi hay không có lỗi của chủthé khác cũng không làm thay đổi hay phát sinh thêm chủ thê phải chịu tráchnhiệm bồi thường
Thứ tr, lỗi của người gây thiệt hại trong trách nhiệm BTTH do vi phạm
hợp đồng không phải là co sở dé xem xét giảm mức bồi thường còn lỗi trongtrách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là cơ sở để xem xét giảm mức bồi thường
Vẫn đề trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ được giải quyết trên nguyên tắc không lệ thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng do lỗi của bên có
nghĩa vụ [14, tr 195] Bên có nghĩa vụ mà vi phạm gây thiệt hại thì được hiểu
là hành vi không thực hiện nghĩa vụ có ý thức do đó đương nhiên phải chịu
trách nhiệm bồi thường mà không được xét giảm mức bồi thường Hành vikhông thực hiện của họ gan với những thỏa thuận trong hợp đồng nên nhà
26
Trang 34làm luật buộc họ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ thiệt hại xảy ra do họ vi
phạm bất kế mức độ lỗi đến đâu Ngược lại, trong trách nhiệm BTTH ngoàihợp đồng, nếu người chịu trách nhiệm bồi thường mà không có lỗi hoặc có lỗi
vô ý và thiệt hại xảy ra lớn hơn kha năng kinh tế của họ thì có thé được xem
xét dé giảm mức bồi thường Điều này được cho là phù hợp với lẽ công bằng.
1.5 Khái quát quy định pháp luật về lỗi trong trách nhiệm bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng qua các thời kỳ
Trong luật dân sự cô Việt Nam, có hai bộ luật lớn của hai triều đại
phong kiến còn được lưu giữ đến nay là Quốc triều Hình luật thời nhà Lê và
Hoàng Việt luật lệ thời nhà Nguyễn Mặc dù trong hai bộ luật này không có
sự phân biệt rõ trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, có thể thấy rằng lỗi được xem là một trong những cơ sở phát sinh trách nhiệm dân
sự Căn cứ vào những quy định trong Quốc triều Hình luật thì những điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng được xác định: Những tôn
thất về vật chất, những tồn thất về tinh thần, người gây thiệt hai có lỗi [24, tr.20] Một số các quy định về lỗi cố ý của người gây thiệt hại trong Quốc triều
Hình luật như: Điều 435 quy định về những trường hợp một người lợi dụng
hoàn cảnh có trộm, cướp, hỏa hoạn, lụt lội, mà lấy trộm tài sản; Điều 437
quy định việc quan lại tự tiện lay cua trong kho; Điều 445 quy dinh vé viéc
đánh trộm cá ở ao nhà người khác, Bên cạnh đó là các quy định về việc gây
thiệt hại với lỗi vô ý trong Quốc triều Hình luật như: Điều 434 quy định trường hợp người trông nom công dịch mà đánh người phục dịch đến chết thì
bị xử tội dé và bị phạt một nửa số tiền đền mạng nhưng nếu đó chỉ là sự
không may ngộ sát thì người trông nom công dịch chỉ phải đền tiền mai táng
20 quan : Điều 498 là trường hợp một người do chơi đùa mà làm người bị
thương hay lỡ làm chết người khác cũng được xử nhẹ hơn so với tội đánhngười bị thương hay chết người thông thường, sau đó hình phạt và sự bồi
27
Trang 35thường tăng dan phụ thuộc vào su đánh giá lỗi của kẻ vi phạm là nhẹ haynặng hay các quy định trong Hoàng Việt luật lệ như: Điều 208 quy địnhtrường hợp vô ý giết người (thất sát) phạm nhân bị phạt tội giảo nhưng đượcchuộc lỗi bằng tiền và phải chịu tiền mai táng Có thé thấy, mặc dù hai Bộ
luật không trực tiếp sử dụng thuật ngữ “lỗi có ý”, “lỗi vô ý” mà chỉ dùng các
từ như vô cơ, mưu sát, thất sát, ngộ sát, lầm lỡ, nhưng qua tính chất sự việc được nêu và trách nhiệm được áp dụng, có thể hiểu các nhà làm luật xưa đã
có những trường hợp coi lỗi là yếu tố làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng Ngoài ra, mức độ lỗi cũng được quy định theo hành vi gây thiệt hạingoài hợp đồng Theo đó, người thả trâu, ngựa cho dày xéo ăn lúa, dâu củangười ta thì xử phạt 80 trượng và đèn sự thiệt hại, nếu cố ý thả cho dày xéo,phá hại của người ta thì xử biếm một tư và đền gấp đôi sự thiệt hại, nếu vìtrâu ngựa chạy lồng lên, không kìm hãm được thì được miễn tội trượng (Điều
581 Quốc triều Hình luật) Bên cạnh những quy định về trách nhiệm phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại hoặc bồi thường gấp hai lần giá tri tài sản bị gây hại,
Quốc triều Hình luật cũng quy định người gây thiệt hại được miễn, giảm mức
BTTH trong trường hợp hành vi gây thiệt hại là do lầm lỡ Dấu hiệu của sựlầm lỡ được quy định tại Điều 499 Quốc triều Hình luật, theo đó, sự lầm lỡ đóxảy ra ngoài khả năng của con người, con người không kịp nhận biết, sứcngười không chống nổi mà gây thiệt hại cho người khác Ngoài quy địnhgiảm mức BTTH, Bộ luật còn quy định điều kiện miễn trách nhiệm dân sự(Điều 582) trong hai trường hợp: thiệt hại xảy ra trong trường hợp rủi ro hoặcthiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của bên bị thiệt hại Như vậy, mặc dù
trong hai Bộ luật không có điều luật cụ thể nào quy định mang tính khái quát
về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nhưng các nhà làm luật đãchú trọng phân biệt lỗi cố ý và lỗi vô ý trong việc gây thiệt hại để ấn địnhmức bồi thường hay là căn cứ giảm mức bồi thường, bên cạnh đó đã ghi nhận
28
Trang 36trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
cô ý của bên bị thiệt hại Đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại thì trách
nhiệm BTTH được áp dụng nêu có lỗi của chủ sở hữu, người quản lý tài sản.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đã
có sự tách biệt và yếu tố lỗi được ghi nhận chính thức trong luật, được coi làcăn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự BTTH ngoài hợp đồng Trong Bộ luật
Nam Kỳ giản yếu (1883), Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931) và Hoàng Việt Trung
Ky hộ luật (Bộ Dân luật Trung Kỳ - 1936), trách nhiệm dân sự BTTH nói
chung được quy định phát sinh khi có hành vi gây thiệt hại trên cơ sở có lỗi
(quá thất) (Điều 1382 Bộ luật Nam Kỳ giản yếu, Điều 712 Bộ Dân luật Bắc
Kỳ, Điều 761 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật) Tuy nhiên, nhà làm luật có dự liệu một số trường hợp đặc biệt nhưng rất hiếm, luật minh thị dự định một
trách nhiệm phát sinh không cần quá thất (có lỗi) [20, tr 484] Bên cạnh đó,
Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật cũng quy định về tráchnhiệm BTTH do tài sản gây ra tại các Điều 714, Điều 715, Điều 716 Bộ Dânluật Bắc Kỳ và Điều 763, Điều 766, Điều 767 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật
Theo đó, chủ sở hữu hoặc người trông coi quản lý tài sản phải BTTH khi tài
sản gây thiệt hại bat kế họ có lỗi vô ý hay không có hành vi tác động trực tiếp
vào tài sản Bên cạnh đó, trách nhiệm BTTH không phát sinh khi chu sở hữu, người quản lý, trông coi tài sản chứng minh được việc tài sản gây thiệt hại là
bat kha kháng Như vậy, có thé thấy các quy định về trách nhiệm BTTH trong
ba Bộ luật Nam Kỳ giản yếu, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ
hộ luật đều dựa vào căn cứ lỗi của người có hành vi gây tổn hại cho ngườikhác hoặc trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý tài sản đối với tài sản
do mình quản lý, từ đó xác định đúng trách nhiệm của người có hành vi trái
pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích của người bị thiệt hại.
29
Trang 37Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi BLDS năm 1995 được ban hành,Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới được thành lập cũng có một sévăn bản điều chỉnh lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng như sau:
Năm 1968, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 49-CP ngày 09/4/1968 quy định chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối
với tài sản của Nhà nước Trách nhiệm vật chất không áp dụng như tráchnhiệm dân sự Theo đó, trách nhiệm vật chất chỉ được áp dụng đối với công
nhân, viên chức Nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ mà vô ý gây thiệt hại
về tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường, mức bồi thường do thủ trưởng cơ quan quyết định.
Năm 1972, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số
173-TANDTC ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 173-TANDTC) Đây là thông tư có nội dung tương đối đầy đủ hướng dẫn đường lối giải quyết về BTTH ngoài
hợp đồng Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi có đầy
đủ bốn điều kiện: phải có thiệt hại, phải có hành vi trái pháp luật, phải có
quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi của
người gây thiệt hại Trong Thông tư số 173-TANDTC, nguyên tắc BTTH là
gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu, tuy nhiên trong những
trường hợp nhất định, căn cứ vào hình thức lỗi của người gây thiệt hại và căn
cứ vào khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại để có cơ
sở giảm một phần mức bồi thường Bên cạnh đó, Thông tư số 173-TANDTC cũng hướng dẫn về trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm gây ra không phụ
thuộc vào điều kiện lỗi, tức thiệt hại xảy ra do chính sự hoạt động của nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra, không do lỗi của ai thì cơ quan quản lý nguồn nguy
hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường
30
Trang 38Năm 1995, BLDS năm 1995 được ban hành có hiệu lực vào ngày
01/7/1996 Theo đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi người
gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý” Đến khi BLDS năm 2005 đượcban hành thay thế BLDS năm 1995 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604 cũng tương tự như Điều 609
BLDS năm 1995, tức trách nhiệm BTTH phát sinh khi người gây thiệt hại
phải có “lỗi cỗ ý hoặc lỗi vô ý” Bên cạnh việc quy định lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì BLDS năm
1995 và BLDS năm 2005 còn có điều luật cụ thể quy định về lỗi Qua đó,điều luật giải thích lỗi thông qua việc phân loại dựa theo hình thức của lỗi (lỗi
cô ý và lỗi vô ý) Ngoài ra, cả hai Bộ luật đều có quy định trong một sốtrường hợp trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng phát sinh không cần điều kiện
lỗi, đó là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trường hợp
thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, trường hợp chủ sở hữu súc vật phải
BTTH do súc vật gây ra cho người khác cho dù không có lỗi
Qua một thời gian dài áp dụng, các quy định về BTTH ngoài hợp đồngnói chung và quy định về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói
riêng đã bộc lộ nhiều bất cap, hạn chế BLDS năm 2015 ra đời đã có nhiều quy định mới sửa đồi, bổ sung khắc phục được những hạn chế của các BLDS
trước đó, tuy nhiên van còn tổn tại những bất cập sẽ được tác giả phân tích
làm rõ ở các chương sau.
KET LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 tập trung nghiên cứu các van dé lý luận cơ bản nhất về yếu tố lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng Trong đó, tác giả chỉ ra khái niệm và đặc điểm của “lỗi” trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những cách để phân loại lỗi trong trách
31
Trang 39nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, qua đó phân tích vai trò của lỗi trong tráchnhiệm BTTH ngoài hợp đồng và ý nghĩa của lỗi trong việc xác định tráchnhiệm BTTH trong từng trường hợp cụ thê.
Trong nội dung Chương 1, tác giả còn phân tích làm rõ cơ sở dé xác
định lỗi trong trường hợp thiệt hại do hành vi của con người gây ra và trường
hợp thiệt hại do tài san gây ra Đồng thời, tác giả đưa ra cơ sở pháp lý dé phânbiệt lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và lỗi trong trách nhiệmBTTH do vi phạm hợp đồng Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày khái quát
các quy định pháp luật ở Việt Nam về lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng qua các thời kỳ dé từ đó thấy được quan điểm lập pháp liên quan đến
vân đê này.
CHƯƠNG 2
THUC TRẠNG QUY ĐỊNH VE LOI TRONG TRÁCH NHIỆM
BOI THUONG THIET HAI NGOÀI HOP DONG
THEO BO LUAT DAN SU NAM 2015
32
Trang 402.1 Các quy định về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng
2.1.1 Quy định về các hình thức lỗi
BLDS năm 2015 quy định về lỗi trong phần trách nhiệm dân sự, theo
đó quy định về lỗi được áp dụng chung cho cả trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng và trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng Trên cơ sở đó, BLDS năm
2015 phân biệt thành hai loại lỗi là: lỗi có ý và lỗi vô ý (Điều 364)
Lỗi cố ý được quy định trong Điều 364 BLDS năm 2015 như sau: “Lối
là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của minh sẽ gây thiệt hai cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốnnhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra” Về mặt khách quan, quy định này đã dự
liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt
hại cho người khác nhưng vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc
không mong muốn nhưng đã có thái độ dé mặc cho thiệt hại xảy ra thì người
đó phải chịu trách nhiệm về hành vi có lỗi cố ý của mình Về mặt chủ quan,
người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây thiệt hại luôn nhằm mục dich dé
thiệt hại xảy ra cho người khác và được thể hiện dưới hai dạng là: mong muốn
có thiệt hại xảy ra hoặc không mong muốn có thiệt hại nhưng lại dé mặc cho
thiệt hại xảy ra.
Lỗi vô ý được quy định trong Điều 364 BLDS năm 2015 như sau: “Lối
vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng
gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặcthấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho răng thiệthại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được” Khoa học pháp lý đã chỉ rahai loại lỗi vô ý mà theo đó, người gây thiệt hại không thấy trước hành vi củamình có khả năng gây thiệt hại cho người khác hoặc thấy trước hành vi của
33