1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Quy định của Phần 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

298 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định của Phần 5 Bộ luật Dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Tác giả Ts. Tran Minh Ngoc, Ths. Nguyen Duc Viet, Ts. Bui Thi Thu, Ths. Ncs. Nguyen Thu Thuy, Ths. Ncs. Le Thi Bich Thuy
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 298
Dung lượng 63,38 MB

Nội dung

Trang 1

QUY ĐỊNH CUA PHAN 5 BO LUẬT

Chủ nhiệm đề tai: TS.Tran Minh Ngoc Thu ky dé tai: Ths.Nguyén Dire Viét

HA NOI - 2017

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIEN DE TÀI CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI

TS.TRAN MINH NGỌC THU KY DE TAI

THS.NGUYEN DUC VIET

CONG TAC VIEN _1.TS.BUI THI THU

2.THS.NCS.NGUYEN THU THUY 3.THS.NCS.LE THI BICH THUY

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HA NOI

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHAT: BAO CAO TONG THUAT DE TÀI NGHIÊN CỨU - CC c CC CC H000 000600 009006036096 9 0600609609009 60909 60 60 609 980 8 8 8965 5e 1 MỞ DAU cccccccecscccecececscscsccecscecececscececscscscscsccececececececececececees 2 CHƯƠNG 1: SỰ CAN THIẾT VÀ ĐỊNH HUONG CAN BAN TRONG VIEC XAY DUNG PHAN 5 BO LUAT DAN SU NAM 2015 VE PHAP LUAT AP DUNG DOI VOI QUAN HE DAN SU CO YEU TO NUOC

1.1.Sự cần thiết phải xây dựng Phan 5 Bộ luật dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Õ 1.2.Định hướng căn bản trong việc xây dựng Phần 5 Bộ luật dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước

HĐOÀÌ co c0 Họ nọ 0 000 0004 0000008008 06 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHẢN 5 BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VE PHÁP LUẬT AP DUNG DOI VOI QUAN HỆ DAN SỰ CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀII - << c3 33553353x2 11 2.1.Kết cau và tên gọi của Phan 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 11 2.2.Chương XXV Quy định chung (bao gồm 9 Điều luật) 12 2.2.1.Điều 663 quy định về Phạm vi áp dụng của Phân 5 - 12 2.2.2.Diéu 664 quy định về xác định pháp luật áp dung doi với quan hệ dân sự CO YEU fÕ NUOC H,QOÀÌ o< 5£ << S*E*tEtE*SEESEESEEEESEESESEEESEESE11511014s0s 7e 17 2.2.3.Diéu 665 quy định về ap dụng điều wéc quốc tế đối với quan hệ dan sự Có YEU fÕ NUOC H,QOÀÌ o< 5£ < So SesES*SEESESEESESEESESEEESEESESEEESEESE11010010 010 20 2.2.4.Điều 666 quy định về áp dụng tập quán quốc Ế -««« «+ 21 2.2.5.Diéu 667 quy định về ap dung pháp luật nước ngoài -. - 24 2.2.6.Diéu 668 quy định về phạm vi pháp luật được dẫn chiéu đến 25 2.2.7.Diéu 669 quy định về áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thong

//,/,0///APẺẼee.e.- - 28

Trang 5

2.2.8.Điều 670 quy định về các trường họp không áp dụng pháp luật nước

HQOỦÌÌ << 5S Ọ 0000000000804 00 0004.000004 00 004.0600000 000880400088800 29

2.2.9.Điều 671 quy định VỀ thoi ÏiÏỆM 5° se se se eEsEseEseteeserseserses 31 2.3.Chương XXVI Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân (bao gồm 5

2.3.1.Điều 672 quy định về xác định luật áp dụng doi với người không quốc tịch, người có nhiỀu QUOC fÍCH -c << c c2 SE SE kss xe 32 2.3.2.Diéu 673 và 674 quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân

SU CUA 0.8) e 34

2.3.3.Diéu 675 quy định về xác định cá nhân mất tích hoặc chết 39 2.3.4.Điều 676 quy định về pháp nhÂn - - ccc=S << << ss+ 40 2.4.Chương XXVII Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân (bao gồm 11Điều luật) - - - - << ==s< << s2 << <cess<eess 44 2.4.1.Điều 677 quy định về phân loại tài sản €4 2.4.2.Diéu 678 về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản 45 2.4.3.Điều 679 quy định về quyển sở hiữu tri fHỆ 5< se scsecsesessese 47 2.4.4.Điều 680 quy định vỀ thừa kế s1 se ceẻ 50 2.4.5.Điều 681 quy định VỀ di GÌLÚC e< << se csEssEsssEsEseEsetersessesersrse 33 2.4.6.Điều 682 quy định về giám hộ oc se ce<cecsessesetsersessrsersessrse 55 2.4.7.Điều 683 quy định về hop đẳng - << << s13 $7 2.4.8.Diéu 684 quy định về hành vi pháp lý đơn phưƠơng << - 62 2.4.9.Diéu 685 quy định về nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không co căn cứ pháp luật -. -< «<< <ss << ssssess 63 2.4.10.Diéu 686 quy định về thực hiện công việc không có ủy quyễn 65 2.4.11.Điều 687 quy định về bôi thường thiệt hai ngoài hop dong 66 CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CUA PHAN 5 BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015 VE PHÁP LUẬT AP DỤNG DOI VỚI QUAN HE DAN SỰ CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀII 70 3.1.Đối với Chương XXV Quy định chung - - << << << + 70

Trang 6

3.1.1.Điều 663 quy định về Phạm vi dp dụng của PHAN 5 - 70 3.1.2.Điều 664 quy định về xác định pháp luật áp dung doi với quan hệ dân sự Cĩ YEU fÕ NUOC H,QỒÌ o- (<< SeEESEEESESEEESEEESEESESEEEESESE11010101801sge 70 3.1.3.Điều 665 quy định về áp dụng điều ưĩc quốc tế đối với quan hệ dân sự cĩ yếu tỖ nước 1/70 PPEEẼhe 71 3.1.4.Điều 666 quy định về áp dụng tập quán QUOC tẾ -e-sccscsecees 7I 3.1.5.Điều 667 quy định về áp dụng pháp luật nước ngói -. -s-s« 71 3.1.6.Điều 668 quy định về phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến 72 3.1.7.Điều 669 quy định về áp dụng pháp luật của nước cĩ nhiều hệ thong

DNOAD THÊ le grxtcaHELGEEE1G000110051GG0E135 0 E1G0551G0511000L40055150E113GG113G1:1G-.LEGB34818118G008135 72

3.2.Đối với Chương XXVI Pháp luật áp dung đối với cá nhân, pháp

3.2.1.Điều 673 và 674 quy định về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân

SU CUA CA NNGN 00ẼẺ5Ẻ 73

3.2.2.Diéu 675 quy định về xác định cá nhân mt tích hoặc chết 73 3.2.3.Điều 676 quy định về pháp n!h¡ - 5- < se se seseEseeeesersesersee 73 3.3.Đối với Chương XXVII về Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản,

CUCM CAU EL iii 74

3.3.1.Điều 677 quy định về phân loại tài SẩH -s co secsecsesecseesessesees 74 3.3.2 Điều 680 quy định VỀ thiva kế oc sc<cs©eecsEsessEsekeEsetsesersrsersrse 74 3.3.3.Điều 681 quy định VỀ di €ÏLÚC - 55c << cseesEsEEeEsEsEsekeEseserseseseree 74 3.3.4.Điều 682 quy định về giám hộ -e-5-sc<cscseeeksEsEseteEseserersesersree 75 3.3.5.Điều 683 quy định về hợp đẳng o- s©e<cscsscskseeeEsessesersesersrse 75 3.3.6.Diéu 684 quy định về hành vi pháp lý đơn phưƠơng scse-s-«: 75 3.3.7.Điều 685 quy định về nghĩa vụ hồn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản khơng CO căn CW pháp ÏHẬT o 5-5- so cscsesseseeeeseeseserses 76 3.3.8 Điều 687 quy định về bơi thường thiệt hại ngồi hợp đồng 76

Trang 7

PHAN THỨ 2: CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN CỨU 5 5 < se se sese 81 Chuyên đề 1: Định hướng căn bản trong việc xây dựng và những điểm mới trong Phan 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về “Pháp luật áp dung doi với quan hệ dân sự có yeu 16 NUOC HgOÀÏ” eeco- so cekeekeEsekEsEEEsEEsEsekeEsetstsersrserssee 82 Chuyên đề 2: Đánh giá các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 về phạm vi áp dụng của Phan 5, xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài và thời hiệu đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài 109 Chuyên đề 3: Vấn đề áp dụng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật nước ngoài và phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến theo Điều 665, 666,

667, 668, 669 của Bộ Luật Dân sự năm 2((J ÍŠ G55 <5 5 S55 se 138

Chuyên đề 4: Đánh giá các quy định trong Phần 5 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân - 181 Chuyên đề 5: Đánh giá các quy định trong Phần 5 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 về phân loại tài sản, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, thừa kế (theo pháp luật va di chúc) và giám hộ 207 Chuyên đề 6: Đánh giá các quy định trong Phần 5 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, thực hiện công việc không có ủy quyễn 245 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2 se set 272

Trang 8

PHẢN THỨ NHÁT

BAO CAO TONG THUẬT DE TÀI NGHIÊN CUU

Trang 9

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

- Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoai là nền tảng hình thành ngành Tư pháp Quốc tế Ở Việt Nam hiện nay, Tư pháp Quốc tế có phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh từ

các lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, tố tụng dân sự v.v có yếu tổ nước ngoài Các quy phạm tư pháp quốc tế không được xây dựng tập trung trong đạo luật riêng về Tư pháp Quốc tế mà nam rải rác

trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau thuộc các lĩnh vực có liên quan, như: Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân va Gia đình, Bộ Luật Tó

tụng Dân sự, Luật Trọng tài Thương mại, Bộ Luật Lao động v.v.

Mặc dù được điều chỉnh bởi nhiều quy định nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, song quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài được quy định đầy đủ và toàn diện nhất trong Bộ Luật Dân sự.

- Ngày 24/11/2015, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XII, Bộ Luật Dân sự đã được thông qua với đa SỐ phiếu tán thành Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã có

hiệu lực từ ngày 1/1/2017 Bộ Luật Dân sự lần này ra đời, với nhiệm vụ rất quan trong là cụ thé hóa Hiến pháp năm 2013, tao ra nền tảng pháp ly dân sự vững chắc, dam bao thang lợi cho tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của

nước ta Có thé thay, ngoài kết cấu có nhiều thay đôi, khá nhiều nội dung mới đã

được qui định trong Bộ Luật, trong đó có những qui định mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Phần 5 về “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu to nước

ngoài” chăng hạn như: các qui định chung, các qui định về quan hệ nhân thân, quan hé tài sản có yêu tố nước ngoài.

- Việc năm rõ kết cau, tên gọi cũng như nội dung của Phần 5 Bộ Luật, từ đó chỉ ra những điểm mới và có những phân tích, đánh giá thấu đáo về ưu và nhược điểm cũng như hiệu quả thực thi của từng nội dung cụ thé được qui định

Trang 10

trong Phần 5 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn thi hành Bộ Luật nói chung, Phần 5 của Bộ Luật nói riêng trong thời gian tới.

2.Tình hình nghiên cứu

Do Bộ Luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua vào ngày

24/11/2015 và mới chỉ phát sinh hiệu lực từ ngày 1/1/2017, nên hiện nay chưa

có bat kỳ một công trình khoa học nao nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thong về Phan 5 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 về “Pháp luật áp dụng đối với

quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài "Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cũng

đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu tập trung vào từng nội dung riêng lẻ của Phần 5 Bộ Luật hoặc giới thiệu chung về Phần 5 Bộ Luật hoặc nghiên cứu van dé có liên quan tới nội dung Phần 5 Bộ Luật, điển hình như: Bài viết của

TS.Ngô Quốc Chiến về “Những điểm mới về pháp luật áp dụng cho hợp dong theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và những van dé còn vướng mac” va bài viết của TS.Nguyễn Minh Hang — TS.Nguyễn Binh Minh về “Kinh nghiệm quốc tế vé pháp luật tư pháp quốc tế có liên quan đến hợp đồng” trong kỷ yếu hội thảo về “Chia sẻ thông tin kết quả rà soát pháp luật về tư pháp quốc tế về giao dịch thương mại và Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015” do Dự án phát triển

lập pháp quốc gia (NLD) tô chức tại Hà Nội, tháng 3 năm 2016 Cuốn sách tham

khảo “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam” của PGS.TS.Nguyễn Văn Cừ và PGS.TS Trần Thị Huệ,

Nxb CAND, Hà Nội, 2016 Cuốn sách tham khảo “Bình luận khoa học những

điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015” của TS.Đỗ Văn Đại, Nxb.Hồng Đức,

TP.Hồ Chí Minh, 2016.

Trước khi BLDS năm 2015 được ban hành, cũng đã có nhiều công trình

khoa học nghiên cứu về Dự thảo Bộ Luật với các phạm vi nghiên cứu khác nhau, chăng hạn như: Bài viết của chuyên gia Hoàng Ngọc Bích về “Pháp luật

tr pháp quốc tế Việt Nam — Một số vấn đề đặt ra” trong kỷ yêu hội thảo về “Vẻ kinh nghiệm của Pháp trong lĩnh vực tư pháp quốc tế và gia nhập, thực hiện một

3

Trang 11

số công ước của hội nghị La Hay trong đó có công ước về tong đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại”

do Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày 3, 4 tháng 9 năm 2015; Bài viết của chuyên gia Phạm Hồ Hương về “Giới thiệu nội dung Phân thứ năm dự thảo

BLDS trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tập trung những điểm mới so với du thảo lấy ý kiến nhân dân)” và bài viết của chuyên gia Hoàng Ngọc Bích về “Quan điểm về dé xuất các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài và bảo lựu sử dụng khải niệm trật tự công cộng ” trong ky yếu hội thảo về “Hoàn thiện dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) ~ Phần thứ năm về quan hệ dân sự có yếu t6 nước ngoài và một số van dé trong tư pháp quốc tế” do Bộ Tu pháp tô chức tai Hà Nội ngày 7, 8 tháng 9 năm 2015; bài viết của TS.Vũ Thị Phương Lan về “Góp ý hoàn thiện một số quy định tại Phân thứ năm Dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) ”, Tạp chí Luật học, số 8/2015 v.v.

3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung phân tích và đánh giá về tên gọi, kết cầu và nội dung các qui định cu thé của Phan 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về “Pháp luật áp dụng đối

với quan hệ dân sự có yếu t6 nước ngoài”, so sánh đôi chiéu với pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, từ đó chỉ ra

những ưu điểm, những tồn tại cũng như khả năng thi hành trên thực tế của các quy định trong Phần 5 Bộ Luật Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong Phan 5 Bộ Luật

Dân sự năm 2015 về “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu t6 nước

ngoài ”.

4.Nội dung nghiên cứu

- Làm rõ hơn quy định của Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về “Pháp

luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài”.

- So sánh đối chiếu với pháp luật một số nước điển hình trên thế giới, một

sô điêu ước quôc tê quan trọng (bao gôm cả các điêu ước quôc tê mà Việt Nam

4

Trang 12

là thành viên) điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, từ đó làm rõ mức độ tương thích giữa quy định của Phần 5 Bộ Luật với pháp luật nước ngoài và

điều ước quốc tế có liên quan.

- Chỉ ra những điểm mới, những ưu điểm và tồn tại cũng như những vướng mắc có thê phát sinh khi thi hành trên thực tế các quy định của Phần 5 Bộ

Luật và đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mac

trong Phan 5 Bo Luat.

5.Phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá các quy định của Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tổ

nước ngoài” Trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan và so sánh với pháp

luật một số nước điển hình trên thế giới, một số điều ước quốc tế quan trọng, đề

tài sẽ nêu bật những điểm mới, những ưu điểm và tồn tại cũng như khả năng thi

hành trên thực tế của các quy định trong Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015,

đồng thời đề xuất các kiến nghị then chốt nhằm khắc phục những hạn chế, tồn

tại trong Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

6.Phương pháp nghiên cứu

Dé giải quyết những nhiệm vụ của đề tài, dé tài cần vận dụng cơ sở lý luận

và phương pháp luận biện chứng duy vat của Chủ nghĩa Mac — Lénin, tư tưởng

H6 Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quán triệt đường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu

hội nhập kinh tế quốc tế Các phương pháp nghiên cứu cụ thé cũng được sử dụng

bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử.

Trang 13

CHUONG 1: SỰ CAN THIẾT VÀ ĐỊNH HUONG CAN BAN TRONG VIEC XAY DUNG PHAN 5 BO LUAT DAN SU NAM 2015 VE PHAP LUAT AP DUNG DOI VOI QUAN HE DAN SU CO YEU TO NUOC NGOAI

1.1.Sự cần thiết phải xây dung Phan 5 Bộ luật dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là nền tảng hình

thành ngành tư pháp quốc tế Ở Việt Nam hiện nay, tư pháp quốc tế có phạm vi

điều chỉnh rộng bao gồm các quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh từ các lĩnh vực dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại, tố tụng dân sự v.v có yếu tố nước ngoài Các quy phạm tư pháp quốc tế không được xây

dựng tập trung trong đạo luật riêng về tư pháp quốc tế mà nằm rải rác trong

nhiều văn bản pháp luật khác nhau thuộc các lĩnh vực có liên quan, như: Bộ

Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ Luật Tó tụng

Dân sự, Luật Trọng tài Thương mại, Bộ Luật Lao động v.v.

Mặc dù được điều chỉnh bởi nhiều quy định nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, song quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định đầy đủ và toàn diện nhất trong Bộ luật dân sự Trước khi Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi Phần 7 Bộ luật dân sự năm 2005 Qua gần 10 năm thi hành, Bộ Luật dân sự năm

2005 nói chung và Phần 7 Bộ luật dân sự năm 2005 nói riêng cơ bản đã góp

phần tích cực điều chỉnh quan hệ dân sự, đặc biệt là điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của

đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, Phần 7 Bộ luật dân sự năm

2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã bộc lộ những hạn chế, bất cập

trong cả quy định pháp luật và thực tiễn thi hành, cần phải được khắc phục đó là:

Thứ nhát, Phần 7 BLDS năm 2005 chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ

dân sự có yêu tô nước ngoài Khá nhiêu quan hệ dân sự có yêu tô nước ngoài

6

Trang 14

thực tế đã phát sinh đòi hỏi phải có quy định điều chỉnh nhưng chưa được đáp

ứng Chăng hạn như, chưa có quy định về: định danh tài sản chung, xác định quốc tịch của pháp nhân, phân định rạch ròi hiệu lực áp dụng giữa Phần 7 của

BLDS với quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác có liên quan(như Luật Thương mại, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Trọng tài thương mại

v.v.), giải thích pháp luật nước ngoài, xác định pháp luật áp dụng đối với người nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật v.v.

Tứ hai, nhiều quy định trong Phần 7 BLDS năm 2005 còn chưa cụ thé, khó áp dụng, hoặc thiếu toàn diện, dé gây nhầm lẫn khi áp dụng, hoặc chưa phù

hợp với tư pháp quốc tế trên thế giới Chắng hạn như quy định về: phạm vi quan

hệ dân sự có yếu t6 nước ngoài, xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, áp dụng tập quán quốc tế, bảo lưu trật tự công cộng, năng lực chủ thé của cá nhân và pháp nhân, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài

hợp đồng, thừa kế v.v.

Thứ ba, có sự chồng chéo trong nội dung điều luật giữa một số quy định

trong Phần 7 BLDS năm 2005 với các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan

như quy định về: quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu tàu bay, tàu biển.

Thứ tw, Phần 7 BLDS 2005 còn có những nội dung điều chỉnh chưa phù hợp hoặc còn thiếu so với quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên hoặc có thể sẽ tham gia trong tương lai, đặc biệt là các hiệp định

tương trợ tư pháp song phương, các điều ước quốc tế trong khuôn khô hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên Chang hạn như quy định về tuyên bố một người là đã chết, hợp đồng, sở hữu, thừa kế, trợ tá v.v.

Thr năm, mặc du về nguyên tắc, Phần 7 BLDS năm 2005 được xác định là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân

* Chẳng hạn: Điều 22, 37 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa

XHCN Việt Nam với Cộng hòa Ba Lan năm 1993; Điều 31, 36 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấnđề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam với Ucraina năm 2000.

7

Trang 15

sự có yếu tố nước ngoài, tuy nhiêu thực tế cho thấy, các cơ quan có thầm quyền của Việt Nam, đặc biệt là toà án hầu như không áp dụng các quy định tại Phần 7

BLDS năm 2005 trên thực tế.” Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân

khác nhau như: do các cơ quan có thấm quyền, các chủ thé có liên quan chưa

nhận thức được ý nghĩa của việc áp dụng các quy phạm xung đột đối với các

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế; trình độ, năng lực áp dụng pháp luật của thẩm phán, cán bộ còn nhiều hạn chế khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài v.v trong đó, hạn chế, bất cập của chính các quy định tại Phần 7 BLDS 2005 cũng là một nguyên nhân quan

trọng hàng đầu.

Với những tồn tại của Phần 7 BLDS năm 2005 bộc lộ qua gần 10 năm thi hành, đã đặt ra yêu cầu phải khắc phục những tổn tại hạn chế đó nham đảm bảo

cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh đầy đủ, toàn diện, có hiệu quả, phù hợp với tư pháp quốc tế trên thế giới cũng như các cam kết quốc tế của nước ta với nước ngoài Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự ra

đời của BLDS năm 2015 với Phần 5 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân

sự có yêu tổ nước ngoài.

1.2.Định hướng căn bản trong việc xây dựng Phan 5 Bộ luật dân sự năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Là một bộ phận của BLDS năm 2015, vì vậy những quan điểm chỉ đạo

đối với việc xây dựng BLDS năm 2015 cũng phải được tuân thủ triệt dé trong

quá trình xây dựng Phần 5 của BLDS năm 2015.” Bên cạnh đó, do những đặc

* Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành các quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong BLDS năm

2005 của Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp, trình bày tại toạ đàm ngày 31/5/2013, Dự án JICA.

#Tờ trình của Chính phủ số 287/ TTr-CP ngày 15/8/2014 về dự án BLDS (sửa đổi) gửi Ủy ban Thường vụ Quốc

hội đã nêu rõ cần quán triệt quan điểm chỉ đạo sau đây trong quá trình xây dựng BLDS năm 2015:

Thứ nhất, thể chế hóa đầy đủ và cụ thể hoá, tăng cường các biện pháp để công nhộn, tôn trọng, bảo vệ

va bảo đảm cdc quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự cũng như những tư

tưởng, nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về sở hữu và quyền tự dokinh doanh, quyền bình đẳng giữa các chủ thể thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi

nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và đặc biệt là trong Hiến pháp năm 2013;

Thứ hai, bảo đảm Bộ luật dân sự thực sự phút huy được hai vai trò cơ bản là: (1) Tao cơ chế pháp lý

hữu hiệu để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể, đặc biệt, bảo vệ quyền, lợi

8

Trang 16

thù của Phần 5 so với những phần khác của BLDS năm 2015 đó là chứa đựng quy phạm pháp luật xung đột lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có

yếu tố nước ngoài nên trong quá trình xây dựng Phan 5 còn phải tuân thủ thêm

những định hướng riêng đối với việc xây dựng Phan nay, đó là:

Thứ nhất, khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành, khang

định tầm quan trọng, thứ tự ưu tiên của các quy định tại Phần 5 về pháp luật áp

dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong việc xác định nguyên tắc lựa chọn và áp dụng pháp luật đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước

Thứ hai, cần hài hòa hóa các quy định hiện hành với các chuẩn mực và quy tắc chung của cộng đồng quốc tế.

Đề cu thé hóa được một cách toàn diện, đầy đủ những định hướng căn bản

như trên, quá trình xây dựng Phần 5 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự

có yếu tố nước ngoài cần phải giải quyết tốt một số yêu cầu chính sau đây:” Một là, đảm bảo khả thi về phạm vi điều chỉnh, điều kiện thực tế Việt

Nam và về thời gian khi phải đáp ứng tiến độ chung của việc sửa đôi cả BLDS

năm 2005 Những van đề chưa chín mudi, chưa được kiểm nghiệm đầy đủ từ

ích của bên yếu thế, bên thiện chí trong quan hệ dân sự; hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan công

quyền vào việc xúc lập, thay đổi, chấm dứt cdc quan hệ dân sự; (2) Bộ luật của quan hệ thị trường thông quaviệc ghi nhận một cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm củacác chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự;

Thứ ba, xây dựng Bộ luật dân sự thành bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp

luật tư, có tính khói quát, tinh dự báo và tính khả thi để một mặt, bảo đảm tính ổn định của Bộ luật, mặt khúc,đáp ứng được kip thời sự phat triển thường xuyên, liên tục của các quan hệ xã hội vốn rất năng động thuộc

phạm vi điều chỉnh của phép luật dân sự;

Thứ tư, dam bảo tính kế thừa và phát triển các quy định còn phù hợp với thực tiễn của pháp luật dân

sự, cũng như cúc giá trị văn hóa, tập quón, truyền thống dao đức tốt đẹp của Việt Nam; có sự tham khảo kinhnghiệm xây dựng Bộ luật dân sự của một số nước, nhất là các nước có truyền thống pháp luật tương đồng với

Việt Nam (xem trang 6 Tờ trình).

* Xem: Dự án pháp triển lập pháp quốc gia, Tài liệu hội thảo: chia sẻ thông tin kết quả rà soát pháp luật về tư

pháp quốc tế về giao dịch thương mại và Phần 5 Bộ luật dân sự năm 2015, Những nội dung cơ bản của Phầnthứ năm phúp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Hà Nội, tháng 3 năm 2016, Tr.3-4.

° Xem: Dự án phát triển lập pháp quốc gia, Tài liệu hội thảo: chia sẻ thông tin kết quả rà soát pháp luật về tu

pháp quốc tế về giao dịch thương mại và Phần 5 Bộ luật dân sự năm 2015, Những nội dung cơ bản của Phầnthứ năm phúp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Hà Nội, tháng 3 năm 2016, Tr.4.

9

Trang 17

thực tiễn thì tiếp tục nghiên cứu để đề xuất đưa vào xây dựng Luật Tư pháp

Quốc tế Việt Nam trong tương lai.

Hai là, đảm bảo yêu tô hội nhập quốc tế, tiếp thu các tiêu chuẩn, chuẩn mực pháp lý chung đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Ba là, đảm bảo sự hài hòa và gắn kết của các nội dung tại Phần 5 với toàn

bộ BLDS.

Bon là, thé hiện rõ nguyên tắc đặc thù của quan hệ dân sự trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật xung đột đó là bình đăng, tự thỏa thuận, tự định

đoạt, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ dân sự bao gồm cả

quyền được tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng, xác định rõ những trường hợp

loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài.

Năm là, quy định rõ ràng, cụ thể nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với nhóm van dé về nhân thân, thừa kế cũng như bat động sản mà ở đó ý chi của các bên bị hạn chế bởi quy định của BLDS.

Tóm lại, trước thực trạng pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập và các điều

kiện, bối cảnh mới của đất nước đòi hỏi nước ta cần sớm xây dựng BLDS mới.

Toàn bộ quá trình xây dựng BLDS năm 2015 trong đó có Phần 5 về pháp luật áp

dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cần phải tuân thủ triệt để

những quan điểm chỉ đạo xây dựng BLDS mới đã được nêu rõ Bên cạnh đó, Phan 5 của BLDS năm 2015 về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài do có những đặc thù so với các phần khác của BLDS nên cần có

những định hướng riêng cho việc xây dựng Phần này nhằm đảm bảo cho các

quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh đầy đủ, toàn diện, có hiệu quả, phù hợp với tư pháp quốc tế trên thế giới cũng như các cam kết quốc tế của

nước ta với nước ngoài.

10

Trang 18

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG QUY ĐỊNH CUA PHAN 5 BỘ LUẬT DAN SỰ NĂM 2015 VỀ PHÁP LUẬT ÁP DỤNG ĐÓI VỚI QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YEU TO NƯỚC NGOÀI

Ngoài tên gọi mới, Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 có kết cấu gồm 3

Chương với nội dung điều chỉnh rõ ràng Đó là, Chương XXV: Quy định chung (bao gồm 9 Điều luật), Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân (bao gồm 5 Điều luật), Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ

tài sản, quan hệ nhân thân (bao gồm 11Diéu luật).

2.1.Kết cấu và tên gọi của Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015

Phần 7 Bộ Luật Dân sự năm 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

bao gồm 20 điều luật qui định lần lượt về: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài,

nguyên tắc chung trong việc áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, một số quan hệ nhân thân có yếu tổ nước ngoài, một số quan hệ tài sản có yếu tố nước ngoài, thời hiệu khởi kiện đối với quan hệ dân sự có yếu

tố nước ngoài v.v Trong khi đó, Phần 5 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chứa đựng 25 điều luật, nhiều hơn 5 điều so với Phần 7 Bộ luật Dân sự năm 2005, và đã có những thay đối về bố cục theo cách sắp xếp thành 3 chương rõ ràng, đó là: Chương XXV về “Quy định chung” bao gồm 9 điều luật từ Điều 663 đến Điều 671; Chương

XXVI về “Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân” bao gồm 5 điều luật từ

Điều 672 đến Điều 676; Chương XXVII về “Pháp luật áp dụng đối với quan hệ

tài sản, quan hệ nhân thân” bao gồm 11 điều luật từ Điều 677 đến Điều 687 Theo chúng tôi, việc thiết kế Phần 5 Bộ luật thành 3 chương với tên gọi của từng chương như vậy là hợp lý, phù hợp với nội dung của từng chương, dễ

theo đõi, dễ tham chiếu, đặc biệt là khi cơ quan nhà nước có thâm quyền cũng như các đương sự tìm hiểu và áp dụng các qui định của Phần 5 Ngoài ra, việc

kết cau thành 3 chương như vậy, còn đảm bảo sự phù hợp với kết cau trong các Phần còn lại của BLDS.

11

Trang 19

Đối với tên gọi của Phan 5 BLDS năm 2015 Nếu như Phan 7 của Bộ Luật

Dân sự năm 2005 có tên gọi là “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” thì tên gọi của Phần 5 BLDS năm 2015 đã được bồ sung thêm cụm từ “Pháp luật áp dụng đối với” vào trước cụm từ cũ “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” Việc

đặt tên gọi mới cho Phần 5 Bộ Luật có ý nghĩa quan trọng, nhằm xác định rõ

rằng, Phần 5 này chỉ thiết kế các quy phạm pháp luật xung đột dé chọn luật điều

chỉnh quan hệ dân sự có yếu t6 nước ngoài mà thôi.

2.2.Chương XXV Quy định chung (bao gồm 9 Điều luật) 2.2.1.Diéu 663 quy định về Pham vi áp dụng của Phan 5

Quy định này mở đầu cho Phần 5 BLDS năm 2015 với một số nội dung

quan trọng đồng thời cũng là những điểm mới so với Điều 758 BLDS năm 2005

về quan hệ dân sự có yếu nước ngoài, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 663 quy định: “7 Phần này quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu to nước ngoài.

Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dan sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Diéu 671 của Bộ luật này thì luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của Phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng ”

Quy định này có hai mục đích M6t /a, ở đoạn thứ nhất đã chỉ ra rõ rang, Phan 5 của BLDS năm 2015 chỉ gồm các quy phạm pháp luật xung đột nhằm chọn luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”; hai là, ở đoạn thứ

hai lường trước khả năng, trong các văn bản pháp luật khác có liên quan như:

Luật Thương mại, Luật Hàng không Dân dụng, Bộ Luật Hàng hải, Luật Đầu tư

v.v cũng có quy phạm pháp luật xung đột chọn luật giải quyết quan hệ tương ứng có yếu tô nước ngoài hoặc trong tương lai có thể xây dựng thêm những quy

phạm pháp luật xung đột mới trong những văn bản pháp luật này thì thứ tự ưu

tiên áp dụng trước hết thuộc luật chuyên ngành nếu không trái với quy định từ

° Phần 7 BLDS năm 2005 được thiết kế bao gồm cả quy phạm pháp luật xung đột và quy phạm pháp luật thực

chất như quy định tại khoản 3,4 Điều 767, Điều 774, 775.12

Trang 20

Điều 664 đến 671 của BLDS năm 2015,” sau đó mới áp dụng quy phạm pháp

luật xung đột của Phần 5 BLDS năm 2015.

Quy định tại khoản 1 Điều 663 về phạm vi áp dụng của Phan 5 là hoàn toàn phù hợp và cần thiết, tương thích với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên

thế giới” Nó giúp các cơ quan có thâm quyền, các bên đương sự xác định rõ được loại quan hệ cũng như trường hợp sử dụng đến các quy phạm pháp luật

xung đột được ghi nhận trong Phần 5 Trong bối cảnh nước ta chưa có đạo luật

riêng về tư pháp quốc tế, các quy phạm tư pháp quốc tế nằm rải rác trong các

văn bản pháp luật khác nhau thì quy định làm rõ thứ tự ưu tiên áp dụng giữa quy

định tại Phần 5 BLDS năm 2015 với quy định trong các đạo luật khác về xác

định luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là một điều hết sức cần thiết bởi đây là cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo sự nhất quán trong

việc lựa chọn pháp luật áp dụng của cơ quan có thâm quyền cũng như các đương

sự nếu có sự khác nhau giữa quy định của BLDS và các đạo luật khác có liên quan.

Thứ hai, So với Điều 758 BLDS năm 2005, khoản 2 Diéu 663 BLDS nam 2015 đã sửa đôi các trường hợp có yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự như sau:

“Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc cham dứt quan hệ

7 Đây là nhóm các quy định về nguyên tắc chung xác định và áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có

yếu tố nước ngoài.

® Xem xét các đạo luật Tư pháp quốc tế của các nước như Liên bang Thuy Sĩ, Vương Quốc Bi, Ba Lan hay Dao

luật về xác định pháp luật áp dụng của Trung Quốc, Nhật Bản hoặc phần điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài trong Đạo luật giới thiệu về Bộ luật Dân sự Đức đều dễ dàng thấy được điều luật quy định về phạm

vi áp dụng luôn là một trong những điều khoản đầu tiên trong các văn bản này.13

Trang 21

đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng doi tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài ”

Ở trường hợp chủ thể nêu tại các điểm a, b, c có thé nhận thấy, chủ thé tham gia quan hệ đã được thu gọn bao gồm: cá nhân, pháp nhân (gồm cả pháp

nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại)” đồng thời loại bỏ chủ thể là

người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chủ thé là tổ chức như quy định tại Điều 758 BLDS năm 2005 Việc quyết định thu gọn chủ thể nhằm ba mục đích

sau đây:

Một là, đảm bảo sự tương thích với các quy định về cá nhân và pháp nhân

trong các Phần còn lại của Bộ Luật.

Hai là, loại bỏ chủ thé tham gia quan hệ dân sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài do còn nhiều cách giải thích khác nhau về trường hợp công dân Việt Nam “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dai ở nước ngoài” theo quy định tai khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 Hiện nay không có quy định pháp

luật giải thích thé nao là cư trú, làm ăn, sinh sống “/du dai” ở nước ngoài? vì

vậy, đây là vướng mắc lớn khi áp dụng điều khoản này Bên cạnh đó, trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt Nam nhưng mang quốc tịch nước ngoài thì họ là cá nhân nước ngoài khi tham gia quan hệ dân sự, nếu họ mang quốc tịch Việt Nam thì họ là công dân Việt Nam khi tham gia quan

hệ dân sự Hai chủ thê này đêu đã được ghi nhận ở điêm a và c khoản 2 Điêu

” Điều 75 BLDS năm 2015 quy định về Pháp nhân thương mại như sau:

"1 Pháp nhân thương mai là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được

chia cho các thành viên.

2 Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khúc "

Điều 76 BLDS năm 2015 quy định về Pháp nhân phi thương mại như sau:

"1 Pháp nhân phi thương mai là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi

nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

2 Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - x hội, tổ chức chính trị x@ hội - nghề nghiệp, tổ chức xõ hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xahội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp x& hội và cdc tổ chức phi thương mai khúc "

14

Trang 22

663 Việc không ghi nhận chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn nhằm mục đích đảm bảo sự bình đăng của chủ thé này với các chủ thé khác đặc biệt là với công dan Việt Nam không định cư ở nước ngoài '°

Ba là, đối với tô chức không có tư cách pháp nhân thì người giao dịch

thay mặt tô chức đó mà không có ủy quyền của các thành viên tổ chức đó sé

chịu trách nhiệm cá nhân với giao dịch của mình Vì vậy, đây chính là trường

hợp cá nhân tham gia quan hệ dân sự đã được quy định tại điểm a, b, c của khoản 2 Điều 663.

Ở trường hợp nêu tại điểm b, đã bổ sung thêm quy định “bực biện

quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài” vì thực tiễn và lý luận đều cho thấy không chỉ có các quan hệ dân sự được thiết lập, thay đôi hay chấm đứt giữa công dân

Việt Nam với nhau xảy ra ở nước ngoài ma còn có trường hợp /hực hiện quan

hệ đó ở nước ngoài Ngoài ra, điềm b đã hủy bỏ trường hợp “xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự theo pháp luật nước ngoài” như quy định tại Điều 758

Bộ Luật Dân sự năm 2005 Bởi vì, xét về mặt lý luận, một quan hệ dân sự muốn

chịu sự chi phối của pháp luật nước ngoài thì phải có yếu tố nước ngoài (như chủ thể, đối tượng quan hệ v.v.), do đó quy định như tại Điều 758 dẫn tới sự luận quân cần phải được loại bỏ.

Ở trường hợp nêu tại điệm c, cum từ “đổi tượng của quan hệ dân sự đó ởnước ngoài ” được sử dụng thay thê cho cụm từ cũ trong Bộ Luật Dân sự năm

Xu hướng chung làm luật tai nước ta cho thấy, trong những năm gan đây, không còn su khác biệt giữa người

Việt Nam định cư ở nước ngoài với công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài Điều đó thể hiện rõ trongnhiều đạo luật, chẳng hạn như: Luật đầu tư năm 2014, Luật nhà ở năm 2014, luật doanh nghiệp năm 2014, luật

cư trú năm 2006 Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ quy định riêng về người Việt Nam định cư ở nước ngoài , vídụ: khoản 25 Điều 3 Luật HN&GD 2014 qui định: "Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quanhệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài " Chúng tôi cho rằng, đây không phải là xu hướng đại diện cho việc xây dựng pháp luật ở nước ta hiệnnay, và trong sự phát triển chung của đất nước, cũng như đảm bảo cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sựhoàn toàn bình đẳng thì những trường hợp ngoại lệ đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần sớm

được xóa bỏ.

15

Trang 23

2005 là “tai sản liên quan đến quan hệ do ở nước ngoài” Thay đôi mới tại

điểm c rất phù hợp với thực tiễn bởi điều này đã mở rộng đối tượng của quan hệ

dân sự ở nước ngoài, bao gồm không chỉ là tài sản mà còn có thê là các lợi ích

khác (như thực hiện công việc ở nước ngoài).

Mặc dù có nhiều điểm mới được đánh giá là những thay đổi tích cực, phù

hop hơn với thực tiễn, song khoản 2 Điều 663 vẫn bộc lộ một số tồn tại cần khắc

phục, đó là:

Tứ nhất, khoản 2 Điều 663 không quy định nhà nước là chủ thé tham gia quan hệ dân sự có yếu t6 nước ngoài Việc không ghi nhận nhà nước là chủ thé tham gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là chưa thực sự thuyết phục bởi

Một là, không phù hợp với Điều 99 và 100 BLDS 2015 khi hai điều luật này có qui định về chủ thê Nhà nước bên cạnh cơ quan nhà nước (pháp nhân phi thương mại' `).

Hai là, thực tế, ngoài cơ quan nhà nước (pháp nhân phi thương mại) thì

Nhà nước cũng tham gia trực tiếp quan hệ tư pháp quốc tế Ví dụ: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (mà chủ yếu là Chính phủ) đứng ra bảo lãnh cho một khoản vay của một tập đoàn nhà nước A với một tổ chức tin dụng quốc tế hoặc t6 chức tín dung nước ngoài.

Ba là, các ý kién tranh luận trong quá trình soạn thảo Phan 5 BLDS năm

2015 cho rằng, pháp nhân ở khoản 2 Điều 663 bao gồm cả pháp nhân thương mai’ và pháp nhân phi thương mai, trong đó pháp nhân phi thương mai bao

** Khoản 2 Điều 76 BLDS năm 2015 quy định pháp nhân phi thương mại bao gồm: "cơ quan nhà nước, đơn vị vũ

trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xd hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mai

khác "

” Khoản 1 Điều 99 BLDS năm 2015 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà

nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại

diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý "; Khoản 1 Điều 100 BLDS năm 2015 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do

mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài trong trường hợp sau day "

* Khoản 2 Điều 75 BLDS năm 2015 quy định pháp nhân thương mại bao gồm: “doanh nghiệp và các tổ chức

kinh tế khác "

16

Trang 24

gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp xã hội, quỹ từ thiện v.v là chưa thực sự chính xác bởi về mặt lý luận và thực tiễn, Nhà nước có quy chế pháp lý riêng đặc biệt khác với các pháp nhân phi thương

mại khác.

Thứ hai, khoản 2 Điều 663 đã chọn cách liệt kê các yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự và đó cũng chỉ là những trường hợp có yếu tố nước ngoài

pho biến Việc liệt kê như vậy có ưu điểm là rõ ràng, cụ thé, dé áp dung song nhược điểm là không phan ánh đầy đủ các trường hợp có yếu tổ nước ngoài trong quan hệ dân sự Lý luận và thực tiễn pháp luật cho thấy, yếu tố nước ngoài

còn có thé được thé hiện trong các trường hợp khác, chang hạn như: chủ thé tham gia quan hệ hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, ` nơi thường trú của một bên hoặc các bên ở nước ngoài, "hợp đồng được thực hiện ở nước ngoài, hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyên qua biên giới v.v.

2.2.2.Diéu 664 quy định về xác định pháp luật áp dụng doi với quan hệ dân sự có yếu to nước ngoài

Thực chất, Điều 664 là một quy phạm pháp luật được tách ra từ Điều 759

Bộ Luật Dân sự năm 2005, nhưng có sửa đôi, bổ sung cho rõ ràng hơn, hợp lý

hơn, cụ thê là:

Ở khoản 1 quy định, “Pháp luật áp dung đối với quan hệ dân sự có yếu to

nước ngoài được xác định theo diéu ước quốc tê mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.” Với nội dung này, khoản 1 Điêu

664 đã nhấn mạnh tới nguyên tắc chung trong việc xác định pháp luật áp dụng

*“biều 1 Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều 1 Công ước

qui định: “Công ước này áp dung cho các hợp đồng mua ban hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mai tạicác quốc gia khác nhau "

Toa án ND tối cao CHDCND Trung Hoa hướng dẫn về một số vấn đề liên quan đến Luật về áp dụng pháp luật

đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa 2010 (xemhttp://www.hg.org/article.asp?id=30849 truy cập ngày 10-4-2017).

'® Alan Redfern and Martin Hunter (1999), law and practice of international commercial arbitration, Sweet and

Maxwell, Tr.15; ICC publication No.301 (1977), the international solution to international business disputes-ICCarbitration, copyright ICC 1983.

17

Trang 25

đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên hoặc các đạo luật của Việt Nam Quy định này nham chỉ rõ nguồn

chứa đựng quy phạm pháp luật xung đột là điều ước quốc tế mà Việt Nam là

thành viên và các đạo luật của Việt Nam Ngoài ra, quy định này còn hướng tới

mục tiêu tập trung xây dựng quy phạm pháp luật xung đột trong các đạo luật chứ

không phải là các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn Mục tiêu này nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý ở mức cao của các quy phạm pháp luật xung đột

đồng thời hướng tới sự nhất quán trong xây dựng và áp dụng pháp luật trong

lĩnh vực tư pháp quốc tế ở nước ta Đây là hướng đi đúng cần tiếp tục được thực

hiện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện ngành tư pháp quốc tế của nước ta Ở khoản 2 quy định, “Truong hợp diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có

quyên lựa chọn thì pháp luật áp dụng doi với quan hệ dân sự có yếu to nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên ” Có thé thay, đây là quy định bổ sung mới, có tính nguyên tắc, được ghi nhận rõ ràng tại Bộ Luật Quy định

tại Phần 7 của Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ cho phép các bên có quyền lựa chọn

luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài và quyền sở hữu đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyên, '” trong khi đó, Điều 678, 683, 686, 687, của Bộ Luật Dân sự năm 2015

đã mở rộng hơn quyền lựa chọn pháp luật khi cho phép các bên có quyền lựa chọn pháp luật điều chỉnh quyền sở hữu đối với tài sản là động sản trên đường vận chuyền, hình thức, nội dung hợp đồng, thực hiện công việc không có ủy quyên, cũng như bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (trừ trường hợp ngoại lệ) Khoản 2 Điều 664 BLDS năm 2015 đã cụ thé hóa được yêu cầu xây dựng Phan 5 BLDS năm 2015 đó là "thé hiện rõ nguyên tắc đặc thù của quan hệ dân sự

trong việc xây dung các quy phạm pháp luật xung đột đó là bình dang, tự thỏa

thuận, tự định đoạt, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ dan sự? Xem: khoản 1 Điều 769 và khoản 2 Điều 766 BLDS năm 2005

18

Trang 26

bao gom cả quyên được tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng " 'Š, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn Tư pháp quốc tế trên thế giới, nhìn chung cũng

có xu hướng mở rộng quyên tự do thỏa thuận chọn luật áp dụng của các bên tham gia quan hệ, trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ”

Ở khoản 3 quy định, “7zưởờng hợp không xác định được pháp luật áp dung theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Diéu này thì pháp luật áp dung là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài do.”

Đây là quy định bé sung mới hết sức linh hoạt, hiện đại chưa được quy định trong Phan 7 BLDS năm 2005, nhằm giúp co quan nhà nước có thẩm

quyền của Việt Nam, cũng như các bên đương sự có cơ sở pháp lý giải quyết vụ

việc khi không xác định được pháp luật áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam Thực tế là, khó có thé xây dựng được một hệ thống quy phạm pháp luật xung đột day đủ giải quyết mọi quan hệ phát

sinh, trong trường hợp không có quy phạm pháp luật xung đột hoặc các bên

không lựa chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh thì giải pháp áp dụng

pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ là phù hợp hơn cả, bởi suy cho đến cùng, việc thiết kế các hệ thuộc trong mỗi quy phạm pháp luật xung đột trước tiên phải xuất phát từ việc xác định xem hệ thuộc nào có mối liên

hệ gắn bó nhất với phần phạm vi (quan hệ cần điều chinh).’°Quy định tại khoản 3 Điều 664 là khá hiện đại, thể hiện tư duy làm luật khoa học, giúp cho quan hệ

được điều chỉnh một cách khách quan nhất, bên cạnh đó quy định này còn tạo

*8 Xem: Dự án phát triển lập pháp quốc gia, Tài liệu hội thảo: chia sẻ thông tin kết quả rà soát pháp luật về tư

pháp quốc tế về giao dịch thương mại và Phần 5 Bộ luật dân sự năm 2015, Những nội dung cơ bản của Phầnthứ năm phúp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Hà Nội, tháng 3 năm 2016, Tr.4.

12 Xem: Khoản 1 Điều 3 Nghị định Rome 1 năm 2008 về Luậtáp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng; Điều 132,

Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Tư pháp Quốc tế của Thuy Sĩ năm 1987; Điều 7 Luật qui tắc chung về áp dụng Luật có

hiệu lực từ 1/1/2007 của Nhật Bản; Điều 101 Bộ Luật Tư pháp Quốc tế Vương Quốc Bỉ năm 2004.

?° Việc giải thích pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ mới chỉ được BLDS năm 2015 đề cập đối với

một số quan hệ hợp đồng bằng phương pháp liệt kê tại khoản 2 Điều 683 Các trường hợp khác sẽ căn cứ vàohoàn cảnh của từng vụ việc được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền.

19

Trang 27

thuận lợi cho cơ quan có thâm quyền trong quá trình giải quyết các vụ việc dân

sự có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, nghiên cứu Điều 664 cũng đã cho thấy khó khăn vướng mac có thê xảy ra khi áp dụng khoản 2 điều luật này trên thực tế, đó là khoản 2 Điều

664 không quy định rõ pháp luật mà các bên được lựa chọn bao gồm những

nguồn luật nào Theo cách hiểu thông thường, chắc chan pháp luật các bên được

lựa chọn là pháp luật quốc gia, đồng thời theo quy định tại Điều 666 BLDS năm

2015 (được phân tích ngay dưới đây) thì nó còn bao gồm cả tập quán quốc tế

nữa Vậy trường hợp các bên lựa chọn điều ước quốc tế hoặc PICC” là pháp luật áp dụng cho quan hệ thì có được chấp nhận hay không?

Một nội dung khá quan trọng khác lẽ ra phải được quy định tại Điều 664

nhưng đã bị lãng quên, đó là quy định về thứ tự ưu tiên áp dụng giữa quy phạm pháp luật thực chất và quy phạm pháp luật xung đột cùng tồn tại trong pháp luật Việt Nam và chúng cùng điều chỉnh một vấn đề Mặc dù chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào ở nước ta đề cập tới van dé này song, về mặt ly luận, trong trường hợp này quy phạm pháp luật thực chất luôn được ưu tiên áp dụng trước.”

2.2.3.Diéu 665 quy định về áp dụng điều ưóc quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu to nước ngoài

Điều 665 BLDS năm 2015 đã kế thừa một số nội dung của Điều 759

BLDS năm 2005 nhưng có sửa đổi, bố sung thêm một số nội dung cho phù hợp

hơn với thực tiễn điều chỉnh pháp luật, cụ thể là:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 665 đã ghi nhận nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy

phạm pháp luật thực chất so với quy phạm pháp luật xung đột trong điều ước

quốc tế Có nghĩa là giữa điều ước quốc tế có chứa quy phạm pháp luật thực chất và điều ước quốc tế có chứa quy phạm pháp luật xung đột cùng điều chỉnh

?! BICC (Principles of international Commercial Contracts) dịch là "Các nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc

tế" của UNIDROIT (Viện thống nhất về tư pháp quốc tế) Năm 1994 Viện này đã xuất bản PICC với mong muốnthống nhất những quy định chung điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế PICC không phải là một văn bản

pháp luật quốc tế, không do các nước ký kết, vì vậy, PICC chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc nếu nó được các bên

hợp đồng thỏa thuận áp dụng (xem lời nói đầu của PICC 1994).

?? Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư phúp quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2017, Tr.87.

20

Trang 28

một vấn đề thì ưu tiên áp dụng quy phạm pháp luật thực chất Quy định này

không nhằm phân thứ bậc về hiệu lực giữa các điều ước quốc tế với nhau mà nhằm giúp giải quyết nhanh chóng vụ việc do áp dụng quy phạm pháp luật thực chất sẽ giải quyết ngay quan hệ phát sinh mà không cần thông qua bước chọn

luật trung gian như áp dụng quy phạm pháp luật xung đột Đây là quy định hoàn

toàn phù hợp với lý luận về tư pháp quốc tế ở nước ta hiện nay” và chưa từng được ghi nhận tại Phần 7 BLDS năm 2005 Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, việc áp dụng quy phạm pháp luật trong điều ước quốc tế nào còn phải phụ thuộc vào

cả những quy định về thứ tự ưu tiên áp dụng tại chính những điều ước quốc tế có

liên quan.

Tứ hai, khoản 2 Điều 665 tiếp tục khang định giá trị ưu tiên áp dụng của điều ước quốc tế so với Phần 5 BLDS năm 2015 và các luật khác có liên quan của Việt Nam khi có sự quy định khác nhau về pháp luật áp dụng đối với cùng một vấn đề Đây là quy định kế thừa từ khoản 2 Điều 759 BLDS năm 2005 nhưng có sửa đồi, bỗ sung cho phù hợp hon.” Quy định này phan ánh rõ nét sự tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là nguyên tắc tận tâm, thiện chí

thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda).

Tuy nhiên hạn chế ở Điều 665 van ton tại, đó là đã không bao quát hết

mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia khi không đề cập tới trường hợp có quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành

viên và pháp luật Việt Nam trong điều chỉnh một quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài (quy phạm pháp luật thực chất trong điều ước quốc tế có nội dung điều chỉnh khác với quy phạm pháp luật thực chất trong pháp luật Việt Nam).

2.2.4.Diéu 666 quy định về ap dụng tập quán quốc tế

3 Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2017, Tr.84-88.

* khoản 2 Điều 759 BLDS năm 2005 chỉ quy định ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam là thành viên khi có quy định khác với quy định của BLDS năm 2005, trong khi đó khoản 2Điều 665 BLDS năm 2015 quy định ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là thành viên khi có quy định khác với quy định tại Phần 5 BLDS năm 2015 và các luật khác về pháp luật ápdụng có liên quan của Việt Nam.

21

Trang 29

Điều 666 cũng là một điều luật được tách ra từ Điều 759 BLDS năm 2005 So với Điều 759 BLDS năm 2005 thì Điều 666 có một số điểm mới cơ

bản sau đây:

Thứ nhát, đã khắc phục sự không rõ ràng trong Điều 759 Bộ Luật Dân sự năm 2005 về việc liệu các bên có thé lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế dé điều

chỉnh quan hệ giữa họ hay không trong trường hợp họ có quyền lựa chọn pháp

luật áp dụng? Điều 666 quy định: “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trải với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.” Với nội dung này, Điều 666 đã khang định rõ răng, tập quán quốc tế được xem như pháp luật của các quốc gia và các bên có quyền lựa chọn tập quán quốc tế dé điều chỉnh quan hệ giữa họ (nếu quan hệ đó được điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc

luật Việt Nam cho phép điều chỉnh bằng pháp luật do các bên lựa chọn) với điều

kiện là hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, nếu không, pháp luật Việt Nam sẽ được áp

dụng thay thế Thực tiễn pháp lý ở Việt Nam cho thấy, ngay cả khi chưa có Điều

666, các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài vẫn thường

xuyên thỏa thuận áp dụng tập quán quốc tế để điều chỉnh nội dung hợp đồng.

Mặc dù một số đạo luật chuyên ngành đã quy định về quyền lựa chọn tập quán quốc tế của các bên tham gia quan hệ,” song Điều 666 ra đời đã đặt nền móng pháp ly vững chắc hon, khang định rõ nguyên tắc chung được ghi nhận trong

BLDS năm 2015 về quyền lựa chọn tập quán quốc tế của các bên trong những

trường hợp luật định.

? Chẳng hạn như: Bộ luật hàng hải năm 2015 (Điều 4), Luật thương mại năm 2005 (khoản 2 Điều 5) đều đã có

quy định về lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế Ví dụ, khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại năm 2005 quy định:"Các bên trong giao dịch thương mai có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng phúp luật nước ngoài, tậpquán thương mai quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mai quốc tế đó không trái với các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam." Tuy nhiên, quy định này chỉ được áp dụng đối với giao dịch thương mại có

yếu tố nước ngoài mà thôi.

22

Trang 30

Thứ hai, Điều 666 đã loại bỏ quy định về trường hợp áp dụng tập quán quốc tế được quy định tại Điều 759 BLDS năm 2005, đó là khi “quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, diéu ước quốc té mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên diéu chỉnh” Tuy nhiên, thực tế xét xử ở nước ta cho thấy, việc áp dụng tập quán quốc tế khi không có quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ được cho là xảy ra khá phô biến tại Tòa án." Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, với quy định tại Điều 666 BLDS năm

2015 thì tòa án Việt Nam còn có thé áp dụng tập quán quốc tế ngay khi quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài không được BLDS năm 2015, các văn bản pháp

luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên

điều chỉnh? Có ý kiến cho răng, tập quán quốc tế vẫn được áp dụng trong trường hợp này với cơ sở pháp lý là khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015.“ "Tuy nhiên, có thé thay, cơ sở pháp ly này chưa thật sự rõ ràng dé khang định chắc chắn là có áp dụng đối với quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài không? hơn nữa khoản 2 Điều 5 chỉ đề cập đến “tập quán” thì liệu có bao gồm cả “tập quán quốc tế” không? Bên cạnh đó, căn cứ vào khoản 3 Điều 664 BLDS năm 2015 thì trường

hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo điều ước quốc tế mà Việt Nam

là thành viên hoặc luật Việt Nam thì pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật của nước

có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài đó chứ không phải là một tập quán quốc tế nào cả Với phân tích trên, thực trạng khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015 về áp dụng tập quán cần được hiểu là, nếu quy phạm pháp luật xung đột trong Tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật Việt Nam, nhưng pháp luật Việt Nam không có quy định điều chỉnh quan hệ

6D6 Văn Đại , “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015”, Nxb Hồng Đức, TPHCM,

2016, tr.598.

7 Khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy

định thì có thể áp dụng tập quán ”

23

Trang 31

dan sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, các bên tham gia quan hệ cũng không có

thỏa thuận điều chỉnh quan hệ này thì tập quán sẽ được áp dụng.

2.2.5.Diéu 667 quy định về ap dụng pháp luật nước ngoài

Trong Tư pháp quốc tế Việt Nam cũng như tư pháp quốc tế nước ngoài

đều phải giải quyết một câu hỏi là, khi áp dụng pháp luật nước ngoài thì việc áp

dụng pháp luật nước ngoài đó được thực hiện theo sự giải thích của nước đã ban

hành pháp luật hay nước đang áp dụng pháp luật? Dù còn có quan điểm khác

nhau, song tư pháp quốc tế của đa số các nước trên thế giới đều quy định việc áp

dụng pháp luật nước ngoài cần phải được tiến hành theo sự giải thích của nước

đã ban hành ra nó.” Việc quy định như vậy là nhằm áp dụng pháp luật nước

ngoài theo đúng mục đích ban hành cũng như đảm bảo nội dung pháp luật nước

ngoài được giải thích phù hợp với hoàn cảnh ra đời của nó Nếu áp dụng pháp

luật nước ngoài theo cách giải thích của nước đang tiễn hành áp dụng thì mục

đích, nội dung điều chỉnh thực sự của pháp luật nước ngoài không đạt được Trước khi có BLDS năm 2015, Tư pháp quốc tế Việt Nam không có quy định nào về giải thích nội dung pháp luật nước ngoài được áp dụng, gây ra sự

lúng túng cho đương sự cũng như cơ quan giải quyết quan hệ khi phải áp dụng

pháp luật nước ngoài Nhận thấy bat cập này, BLDS năm 2015 đã xây dựng điều

667, quy định về việc giải thích pháp luật nước ngoài được áp dụng tại Việt

Nam như sau: “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách

hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyên tại nước ao.”

Với nội dung quy định của Điều 667, mặc dù đã xây dựng được nguyên

tắc chung giải thích pháp luật nước ngoài khi áp dụng tại Việt Nam, song quy

định này còn có đoạn chưa rõ ràng, chưa phù hợp với quy định tương tự trong tư

pháp quốc tế trên thế giới, cụ thê là:

? Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2017, Tr.81.

24

Trang 32

Thứ nhất, Điều 667 quy định, việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải theo sự giải thích của “cơ quan có thẩm quyển tại nước đó” Quy định nay

không rõ ràng ở chỗ, không thể xác định rõ được “cơ quan có thẩm quyền tại

nước đó” là cơ quan có thẩm quyền của nước đã ban hành ra pháp luật nước ngoài hay cơ quan có thâm quyền của Việt Nam (cơ quan có thâm quyền của

nước đang áp dụng pháp luật nước ngoài)?

Thứ hai, giả sử nội dung thực của Điều 667 là phải giải thích pháp luật nước ngoài theo co quan có thâm quyền của nước đã ban hành ra pháp luật đó

thì cách giải thích pháp luật này cũng chỉ được thực hiện trong trường hợp

“pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau” chứ

không phải là trong mọi trường hợp co quan nhà nước có thâm quyền của Việt

Nam áp dụng pháp luật nước ngoài Như vậy, đối với các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài nhưng “không có cách hiểu khác nhau” thì cơ quan nhà nước có thâm quyền của Việt Nam sẽ không phải giải thích pháp luật nước ngoài đang áp dụng giống như tại nước đã ban hành ra nó.”

2.2.6.Diéu 668 quy định về phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến

Đây cũng là điều luật được xây dựng nhằm khắc phục sự không rõ ràng

tại Điều 759 Bộ Luật Dân sự năm 2005 cũng như nhằm quy định cụ thể hơn về xác định phạm vi pháp luật của nước được quy phạm pháp luật xung đột dẫn

chiếu tới Điều 668 có ba điểm đáng quan tâm như sau:

Thr nhất, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 (sé phân tích đưới đây), thì khoản 1 Điều 668 quy định dẫn chiếu của quy phạm pháp luật

xung đột tới pháp luật của một nước là dẫn chiếu tới toàn bộ pháp luật nước ấy

bao gồm cả quy định về xác định pháp luật áp dụng và quy định về quyền, nghĩa

vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự (cả quy phạm pháp luật xung đột và quy®Trong quá trình xây dựng điều 667, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, trong điều kiện trình độ về ngoại ngữ

và mức độ am hiểu thực tiễn pháp luật nước ngoài của cơ quan nhà nước và cán bộ có thẩm quyền áp dụngpháp luật nước ngoài của nước ta còn hạn chế, đồng thời ở nước ta hiện chưa có một cơ quan làm nhiệm vụ hỗ

trợ giải thích nội dung luật nước ngoài một cách chuyên nghiệp, thì chỉ nên quy định về áp dụng pháp luật nước

ngoài theo sự giải thích của nước đã ban hành ra nó trong trường hợp có cách hiểu khác nhau về pháp luậtnước ngoài mà thôi Tuy nhiên, tác giả cho rằng, về lâu dài không thể để tình trạng này tiếp tục tồn tại.

25

Trang 33

phạm pháp luật thực chất) Hiện nay tư pháp quốc tế trên thế giới có hai cách

quy định về van dé này, cách thứ nhất giông như khoản 1 Điều 668, trong khi cách thứ hai chỉ thừa nhận dẫn chiếu tới các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự (quy phạm pháp luật thực chat).°° Phân tích

quy định cho thấy, thừa nhận dẫn chiếu như khoản 1 Điều 668 sẽ làm tăng khả năng áp dụng pháp luật Việt Nam do có thé xuất hiện dẫn chiếu ngược Trong

bối cảnh pháp luật nước ngoài hầu như không được tòa án Việt Nam áp dụng thì

quy định như khoản 1 Điều 668 là khả di hơn ca Hơn nữa, chấp nhận dẫn chiếu ngược không hề có hại và không vi phạm nguyên tắc bình dang chủ quyền giữa

các quốc gia, cũng như không ảnh hưởng đến sự bình dang giữa các hệ thống pháp luật bởi pháp luật nước ngoài đã tự nguyện từ bỏ việc điều chỉnh quan hệ.” Thứ hai, kế thừa quy định tại Điều 759 BLDS năm 2005, khoản 2 Điều 668 BLDS năm 2015 tiếp tục quy định về dẫn chiếu ngược nhưng nội dung quy định cụ thể hơn Theo đó, trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại

pháp luật Việt Nam thì quy định của pháp luật Việt Nam về quyền, nghĩa vụ của

các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng Bên cạnh đó, nếu như Phần 5

BLDS năm 2005 không quy định về dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba thì

khoản 3 Điều 668 BLDS năm 2015 đã ghi nhận trở lại hiện tượng này.” Theo đó: “Truong hop dân chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự được áp dụng.” Quy định tại khoản 2 và 3 Điều 668 BLDS năm 2015 là hoàn

toàn hợp lý và phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thé giới.”

3° Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp Quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr.94-95.

31 Ts Doan Năng, Một số vấn đề lí luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001,

3* Thực ra tại khoản 3 Điều 5 nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định

của Bộ Luật Dân sự 1995 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã có quy định về dẫn chiếu đến pháp luậtcủa nước thứ ba Sau đó, không hiểu vì lý do gì mà Bộ Luật Dân sự 2005 lại không có quy định này?

Vi dụ, xem: khoản 1 Điều 5 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan năm 2011; Điều 41 Luật quy tắc chung về áp dụng

luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 của Nhật Bản; Điều 14 Bộ Luật Tư pháp Quốc tế của Thuy Sỹ năm 1987.26

Trang 34

Tứ ba, khoản 4 Điều 668 quy định, trường hợp các bên quan hệ có quyền

lựa chọn pháp luật áp dụng theo khoản 2 Điều 664 (ví dụ: các bên có quyền lựa

chọn luật áp dụng cho hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài ), thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định về xác định pháp luật áp dụng (tức là chỉ

chọn pháp luật nội dung, không bao gồm quy phạm xung đột) Điều này cũng có nghĩa là, trong trường hợp này, không có dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến

pháp luật của nước thứ ba Quy định này chưa từng được ghi nhận trong BLDS

năm 2005 cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan Quy tắc về loại trừ dẫn chiếu trong trường hợp các bên quan hệ có quyền lựa chọn pháp luật áp

dụng cũng được ghi nhận khá phổ biến trong tư pháp quốc tế trên thế giới.” Quy định này là hợp lý nhăm mục đích bảo đảm tôn trọng quyền tự định

đoạt của các bên trong những trường hợp mà pháp luật cho phép họ thỏa thuận,đảm bảo cho ý chí thực của các bên trong việc chọn luật áp dụng được thực hiện

trên thực tế Hệ thong pháp luật do các bên lựa chon sé được ap dung không bi

dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba tác động.

Mặc dù đã quy định khá đầy đủ và hợp lý về dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, tuy nhiên Điều 668 lại chưa giải quyết vấn đề có dẫn chiếu ngược hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba hay không

khi quy phạm pháp luật xung đột thống nhất trong điều ước quốc tế thực hiện chức năng lựa chọn pháp luật áp dụng? Xu hướng của tư pháp quốc tế ngày nay

đều cho rằng không có dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba đối với trường hợp dẫn chiếu của quy phạm pháp luật xung đột trong điều ước quốc tế”, bởi vì điều ước quốc tế được xây dựng đã thỏa mãn ý chí của các

quốc gia tham gia và quy phạm pháp luật xung đột trong điều ước quốc tế đó

3 Ví dụ: xem khoản 2 Điều 15 Bộ Luật Tư pháp Quốc tế của Thuy Sỹ nắm 1987; Điểm 1) khoản 2 Điều 5 Luật Tư

pháp quốc tế Ba Lan năm 2011; Xem Mục 187, Chương 8 (Hợp đồng) về luật do các bên tham gia hợp đồng lựachon của Restatement of conflict of laws, Second công bố năm 1971 bởi Viện Luật Hoa Kỳ.

35 Đỗ Văn Đại — Mai Hồng Quy, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb.Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2006,

Tr.133; Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, 2017, Tr.97.27

Trang 35

đương nhiên phải thê hiện được ý chí thực của các quốc gia này, đó là dẫn chiếu tới hệ thống pháp luật mà phan hệ thuộc đã ghi nhận (nhưng không bao gồm quy phạm pháp luật xung đột của hệ thống pháp luật đó).

2.2.7.Diéu 669 quy định về áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống

pháp luật

Trước khi có BLDS năm 2015, để xác định nguyên tắc chung cho việc chọn luật điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế, người ta phải dựa vào Điều 759 thuộc Phần 7 Bộ luật dân sự 2005 Tuy nhiên, điều luật này đã không dự liệu

được trường hợp quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu tới áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thông pháp luật, như nhà nước liên bang hay nước có

những quy định pháp luật khác nhau về mặt con người (về giới tính, tôn giáo,

địa vị xã hội ) Mặc dù, Nghị định 138/2006/ND — CP ngày 15/11/2006 cua

Chính phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ

dan sự có yếu tổ nước ngoài đã có quy định giải quyết một phan thiếu sót nêu

trên, tuy nhiên, quy định tại Nghị định 138 lại chưa thực sự phù hợp với tư

pháp quốc tế trên thé giới, đồng thời cũng chưa có nội dung giải quyết trường

hợp quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu tới việc áp dụng pháp luật của nước

có những quy định pháp luật khác nhau về người Khắc phục một phần nhược

điểm đó, Phần 5 BLDS năm 2015 đã thiết kế riêng một điều luật mới điều chỉnh

van dé này, đó là Điều 669.” Nội dung Điều 669 nêu rõ việc áp dụng nguyên tắc chọn luật được quy định trong pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu tới để xác định hệ thống pháp luật sẽ được áp dụng giải quyết quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh (khác với nguyên tắc chọn luật tại khoản 3

© Khoản 3 Điều 4 Nghị định 138/2006/ND — CP quy định: “Trong trường hợp việc lựa chọn hoặc viện dẫn dp

dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ

thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và nghĩa vụ công dân “

3” Điều 669 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật

được dẫn chiếu đến thì pháp luật úp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.”

28

Trang 36

Điều 4 Nghị định 138) Chúng tôi đánh giá nguyên tắc chọn luật tại Điều 669 là

hợp ly và tương thích với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thé giới.”

Tuy nhiên, Điều 669 vẫn còn hạn chế ở phạm vi điều chỉnh của nó khi còn bỏ sót trường hợp quy phạm pháp luật xung đột dẫn chiếu tới pháp luật của nước

có quy định khác nhau về mặt con người (về giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội ) Đây là trường hợp được quy định cụ thể trong tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới Nguyên tắc giải quyết trường hợp này, về cơ bản, giống với trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật.”

2.2.8.Diéu 670 quy định về các trường hợp không áp dụng pháp luật nước

Điều 670 cũng là một trong những điều luật được thiết kế nhằm khắc phục

những hạn chế, bất cập tại Điều 759 Bộ Luật Dân sự năm 2005 về các trường

hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài Theo đó: "J Pháp luật nước ngoài

được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp

luật Việt Nam; b) Nội dung cua pháp luật nước ngoài không xác định được mặc

di đã áp dụng các biện pháp cân thiết theo quy định của pháp luật t6 tụng.

2 Trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại

khoản I Điêu này thì pháp luật Việt Nam được áp dung." Điều 670 có một số nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhát, diém a khoản 1 Điều 670 quy định việc pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu tới sẽ không được áp dụng nếu hậu quả của việc áp dụng pháp

luật nước ngoài trái với các nguyên tac cơ bản của pháp luật Việt Nam.

*®V¡ dụ, xem: Khoản 1 Điều 17 Bộ luật tư pháp quốc tế Vương quốc Bi năm 2004; Điều 9 Luật tư pháp quốc tếBa Lan năm 2011; Điều 3 Luật tư pháp quốc tế Venezuela năm 1998; Khoản 3 Điều 38 Luật quy tắc chung về áp

dụng luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 của Nhật Bản.

vi dụ, xem: Khoản 1 và 3 Điều 41 Bộ luật tư pháp quốc tế Bungaria năm 2005; Điều 40 Luật quy tắc chung vềáp dụng luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 của Nhật Bản; Khoản 4 Điều 23 Luật tư pháp quốc tế Cộng hòa Séc

năm 2012.

29

Trang 37

Như vậy, khác với quy định tại Điều 759 Bộ Luật Dân sự 2005,”° điểm a khoản 1 Điều 670 của Bộ Luật chỉ quy định việc không áp dụng pháp luật nước

ngoài được dẫn chiếu đến nếu hậu quả áp dụng pháp luật nước ngoài đó được dự kiến là trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới cũng có quy định tương tự về van đề nay.*! Có thé

nói, đây là quy định hợp lý bởi mặc dù pháp luật các nước có nội dung khác

nhau, thậm chí là mâu thuẫn nhau, song nhu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài

trong tư pháp quốc tế là tất yếu khách quan, vì vậy không thê lấy lý do việc áp

dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như tại khoản 3 Điều 759 BLDS năm 2005 dé từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài được.

Thứ hai, điềm b khoản 1 Điều 670 quy định thêm trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu tới nếu đã áp dụng các biện pháp cần

thiết theo quy định của pháp luật tố tụng mà vẫn không xác định được nội dung

pháp luật nước ngoài.

Tính hợp lý của quy định này thê hiện ở chỗ, nó đã xây dựng cơ sở pháp

ly cho việc co quan nhà nước có thấm quyền từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc nếu không thé xác định được nội dung pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu tới cho dù đã hết sức cô gang trong khuôn khổ pháp luật tố tụng dân sự Tuy nhiên, dé tránh việc lam dụng quy định này, nhằm loại bỏ áp dụng pháp luật nước ngoài một cách tùy tiện, Điều 481 Bộ Luật Té tụng

Dân sự năm 2015 đã quy định khá cụ thể về quyền và nghĩa vụ của đương sự

*® Khoản 3 Điều 759 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xa hội

chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên dẫn chiếu đến

việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật của nước đó được dp dụng, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của

việc dp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam »

“Wi dụ: Điều 7 Luật Tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 2011 quy định: “Luật nước ngoài sẽ không được áp dụng

nếu hậu quả của việc dp dụng trái với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật cộng hòa Ba Lan." ; Đoạn 1

Điều 21 Bộ Luật Tư pháp quốc tế của Vương quốc Bi năm 2004 quy định: “Việc dp dụng một quy định của phápluật nước ngoài được lựa chọn theo quy định của đạo luật này sẽ bị từ chối nếu hậu quả của việc áp dụng tráivới trật tự công”; Điều 6 Luật giới thiệu về Bộ luật Dân sự cộng hoà Liên bang Đức năm 1994 quy định: “Quy

định của phdp luật nước ngoài sẽ không được dp dụng nếu hậu quả của việc dp dụng trái với các nguyên tắc cơ

bản của pháp luật Đức.”

30

Trang 38

cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thâm quyền đối với việc xác

định và cung cấp pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu tới trong quá trình tòa án

giải quyết vụ việc."

Tứ ba, khoản 2 Điều 670 dự liệu về các trường hợp pháp luật nước ngoài không được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này như đã dé cập ở trên,

thì pháp luật Việt Nam được áp dụng Giải pháp cơ quan nhà nước có thâm

quyền của Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam dé giải quyết vụ việc phát sinh

được xem là khá thuận tiện, dễ triển khai, giúp giải quyết nhanh vụ việc bởi trong trường hợp này nguồn luật áp dụng (pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu

tới) đã bị loại bỏ.

2.2.9.Diéu 671 quy định về thời hiệu

Theo quy định tại Điều 671 BLDS năm 2015 thì thời hiệu đối với quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự đó Có nghĩa là nếu xác định được pháp luật của một nước cụ thé điều chỉnh quan hệ dân sự thì đó cũng chính là pháp luật điều chỉnh van đề thời hiệu đối với quan hệ dân sự đó Điểm mới quan trọng của Điều 671 đó là phạm

vi điêu chỉnh của điêu luật này đã được mở rộng hơn so với quy định về thời

“2 Điều 481 BLTTDS năm 2015 về xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải

quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài quy định:

"Trường hợp Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngoài theo quy định của luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênthì trách nhiệm xúc định và cung cấp pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau:

1 Trường hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước ngoài và đã lựa chọnáp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài đó cho Tòa án dang giải quyếtvụ việc dân sự Các đương sự chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung

Trường hợp các đương sự không thống nhất được với nhau về phdp luật nước ngoài hoặc trong trườnghợp cần thiết, Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan dai diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở nước ngoài hoặc thông qua Bộ ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại ViệtNam cung cấp phép luật nước ngoài;

2 Trường hợp luật của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênquy định phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì đương sự có quyền cung cấp phúp luật nước ngoài cho Tòa ánhoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư phdp, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở nước ngoài cung cấp pháp luật nước ngoài;

3 Tòa an có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cú nhân có chuyên môn về pháp luật nước ngoài cung cấp

thông tin về pháp luật nước ngoài;

4 Hết thời han 06 thang, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp phdp luật nước ngoài theo quy định tạiĐiều này mà không có kết quả thì Tòa dn áp dụng pháp luật của Việt Nam để giải quyết vụ việc dân sự do."

31

Trang 39

hiệu tại Điều 777 BLDS năm 2005 Nếu như Điều 777 BLDS năm 2005 chỉ điều chỉnh về thời hiệu khởi kiện thì Điều 671 BLDS năm 2015 điều chỉnh về các loại thời hiệu như quy định tại Điều 150 BLDS năm 2015.” Như vậy, những lo ngại về thiếu quy định điều chỉnh các loại thời hiệu đã được giải quyết với sự

xuất hiện của Điều 671 Trên thực tế, quy định về thời hiệu tại Điều 671 BLDS năm 2015 cũng phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thé giới."

Việc lựa chọn luật áp dụng đối với nội dung quan hệ dé xác định thời hiệu đối với quan hệ là một giải pháp hợp lý bởi quy định này giúp hạn chế được tình trạng các bên cô ý đưa vụ việc ra giải quyết tại quốc gia có thời hiệu dài hơn.

Quy định này còn giúp hạn chế tình trạng một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài nhưng có quá nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia

điều chỉnh Ngoài ra nội dung quan hệ và thời hiệu của nó khi được xem xét trên cơ sở của cùng một hệ thống pháp luật sẽ tạo ra sự thống nhất và thuận lợi hơn

trong việc giải quyết quan hệ đó.

2.3.Chương XXVI Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân (bao gồm 5

Điều luật)

2.3.1.Diéu 672 quy định về xác định luật áp dụng doi với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch

Vấn đề xác định luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch được quy định tại Điều 672 BLDS năm 2015.” Điều luật này đã

Theo nội dung của Điều 150 BLDS năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện chỉ là một trong bốn loại thời hiệu, đó là:

thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải

quyết việc dân sự.

* Theo khoản 1 Điều 148 Bộ Luật tư pháp quốc tế Thụy Sĩ năm 1987: “Luật úp dụng đối với một quyền sẽ điều

chỉnh về thời hiệu khởi kiện và sự tồn tại của quyền đó”; Điều 26 Luật Tư pháp quốc tế Ba Lan năm 2011: “Thờihiệu khởi kiện được xác định theo pháp luật được úp dụng đối với vụ việc.”; Điều 3131 Bộ luật Dân sự của bangQuebec, Canada cũng quy định: “Thời hiệu được xúc định theo luật dp dụng đối với nội dung của tranh chấp.”

““piéu 672 BLDS năm 2015 quy định: ”1 Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước

mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì phép luật áp dụng là pháp luật của

nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó có nhiềunơi cư trú hoặc không xúc định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thipháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất.

2 Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá

nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và

cư trú vào thời điểm phat sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc

32

Trang 40

khắc phục những hạn chế cơ bản của điều luật tương ứng về xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch trong BLDS

năm 2005,”° va đây cũng chính là những điểm mới căn bản của Điều 672, cụ thê

Tư nhất, Điều 672 BLDS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ "cá nhân" thay cho "người nước ngoài" như quy định tại Điều 670 BLDS năm 2005 Chính việc thay đôi này đã khắc phục sự không đầy đủ về chủ thé chịu sự tác động của điều

luật theo hướng mở rộng không chỉ là người nước ngoài mà còn bao gồm công

dân Việt Nam.

Thứ hai, Điều 672 đã dự liệu thêm các trường hợp có thể xảy ra trên thực

tế khi phải xác định pháp luật quốc tịch của cá nhân không quốc tịch hoặc nhiều

quốc tịch mà Điều 670 BLDS năm 2005 chưa quy định, đó là trường hợp cá

nhân không quốc tịch có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú,

và trường hợp cá nhân có nhiều quốc tịch có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời

điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Tứ ba, hệ thuộc mà khoản 1 và 2 Điều 672 sử dụng dé điều chỉnh các

trường hợp dự liệu thêm đối với việc xác định pháp luật quốc tịch của cá nhân

không quốc tịch và của cá nhân có nhiều quốc tịch (như đã nêu ở trên) là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với cá nhân thay vì trước đây BLDS năm 2005 sử dụng pháp luật Việt Nam.ˆ” Hệ thuộc pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất là sự thay thế khá phù hợp cho việc sử dụng pháp luật Việt Nam bởi hệ

không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phat sinh quan hệ

dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối

liên hệ gắn bó nhất.

Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cú nhân

đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam."

“° Điều 760 BLDS năm 2005.

* Ở khoản 1 Điều 672 BLDS năm 2015, đối với trường hợp cá nhân không quốc tịch thì " Nếu người đó có

nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài thì pháp luật dp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất." Còn ở khoản 1

Điều 760 BLDS năm 2005, đối với trường hợp cá nhân không quốc tịch thì " nếu người đó không có nơi cư trúthì áp dụng phép luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

33

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w