1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

263 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

MÃ SỐ: LH - 2017 - 32//DHL - HN

Chủ nhiệm đề tài: TS NGUYEN HONG BAC

Thư ký dé tai: GV NGO THI NGOC ANH

HÀ NOI - 2018

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DE TÀI

1 TS NGUYEN HONG BAC Chuyén dé IV

2 Th.S TRAN THUY HANG Chuyên dé III

3 GV NGO THI NGOC ANH Chuyên dé I, II

Trang 3

DANH MỤC VIET TAT

STT Tên đầy đủ Viết tắt

1 | Bộ luật tố tung dân sự BLTTDS 2_ | Ủy thác tư pháp UTTP

3 _ | Luật Tương trợ tư pháp Luật TTTP

4 | Công văn số 33/TANDTC- HTQT về việc tống đạt Công văn số sn teen ah `" ` :

33/TANDTC-văn bản tô tụng cho đương sự ở nước ngoài trong các

vu viéc dan su, vu an hanh chinh

5 | Công ước La Hay 1965 về tống dat ra nước ngoài Công ước tống giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân đạt sự hoặc thương mại

6 | Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG- Thông tư liên TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ tịch sô

" ws a qa ke ` 12/2016/TTLT

Ngoại giao, Tòa án nhân dân tôi cao quy định trình -BTP-BNG-tự, thủ tục tương trợ tư pháp về dân sự TANDTC

7 | Hiệp định/Thỏa thuận song phương về tương trợ tư Hiệp định

TTTPpháp trong lĩnh vực dân sự

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN I: TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CỨU 2- 5 << 1

I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai cescsssssssessesssessessessssssessessseeseeeees 1 IL Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài cssssssessesssssssssessesssssseseesssseseeeess 4

TEL Mục tiêu nghiên cứu đề tài - 2-5 s22 se ssexsezserssesserscss 7 IV Cách tiếp cận va phương pháp nghiên cứu . - 7

V Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu đề tài -2- 5-2 sssesssessess 7 VỊ Nội dung nghiÊn CỨU <5 << 5< 5 9 9 9 9 001.000 688990 8

PHAN II: BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIÊN CỨU 9

I MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE TONG ĐẠT GIẦY TO RA NƯỚC NGOAI TRONG GIAI QUYET VU VIEC DAN SU CO YEU TO NUOC NGOÀI csssssscssssvcenssvnesessvecessousssvsvansvenieusonnesesassscesnsessemneenneseasventaniansvensenansnvessess 9

1.1 Khái quát chung về tong dat giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết vu việc dân sự có yếu tố nước ngoài - - << << c<s+ << << *sssss 9

1.1.1 Khái niệm tống đạt - c c1 111211121111 11k kh rên 9 1.1.2 Các vụ việc dân sự cần UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài 10 1.1.3 Cơ quan có thầm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp về tống đạt 12 1.1.4 Ý nghĩa cua UTTP về tống đạt trong hoạt động tương trợ tư pháp 12 1.1.5 Ap dụng pháp luật trong ủy thác tư pháp về dân sự - s¿ 13 1.2 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động uy thác tư pháp về tong đạt giấy tờ ra

nước ngoài ở Việt Nam - œ - «c0 n9 SƠ n9 0 9 S0 0 09096 16

1.2.1 Pháp luật trong nu6c cece cece cee eee ence ee ee eee eenaeeeenaeeenanees 16

1.2.2 Điều ước quốc té 0 cee cceccceccceecceeeceesceseeueesusesaessaeeeaneeaeeenees 20 II TONG DAT GIAY TO RA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VUC DAN SỰ O VIET NAM VA MOT SO NUOC LA THANH VIEN CUA CONG UOC 00657017 Ô 22

2.1 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ở Việt Nam 22

Trang 5

2.1.1 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam 23 2.1.2 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo điều ước quốc

tế Việt Nam là thành viên - - - -.c c1 132222222 1111111351111 111kg xxx 30 2.2 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ở một số nước là thành viên của Công ước tống dat và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.33

2.2.1 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoai trong lĩnh vực dân sự ở một số nước là

thành viên của Công ước tong đạt ¿2-52 +52 +x+ESEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrkere 33

2.2.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam - 42 Ill THUC TIEN ỦY THAC TƯ PHÁP VE TONG ĐẠT GIẦY TO RA

NUOC NGOAI TAI CAC CO QUAN CO THAM QUYEN CUA VIET NAM VA MOT SO GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA UY THAC TU PHAP VE TONG DAT GIẦY TO RA NƯỚC NGOÀI -. - 44 3.1 Thực tiễn ủy thác tư pháp về tống dat giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh

vực dân sự tại các co quan có thắm quyền của Việt Nam -.- a4 3.1.1 Thực tiễn UTTP tại Bộ Tư pháp - - -. -< : 44 3.1.2 Thực tiễn UTTP tai Bộ Ngoại giao và co quan đại diện Việt Nam ở nước

3.2 Đánh giá chung thực tiễn UTTP tong đạt giấy tờ ra nước ngoài tại các

cơ quan có thầm quyền của Việt Nam -2- 5-2 s2 sessessese=sessesses 49 3.2.1 Những thuận lợi của UTTP về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài 49 3.2.2 Khó khăn, vướng mắc khi UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài 54

3.2.3 Nguyên nhân của khó khăn, vướng mắc -‹ -cc< << << 60

3.3 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả UTTP tống

đạt giấy tờ ra nước ngoài của các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam 62

Trang 6

3.3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cc c2 2c S*2 63

3.3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ trực tiếp thực hiện UTTP về tống đạt tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam - - 65

3.3.3 Cac giải pháp khác 2.0.0.0 cece cece ence eee nh, 66

C71077 1 67 PHAN III: CÁC CHUYEN ĐÈ NGHIÊN CỨU - - ««« 69 Chuyên dé 1: Một sô van đề lý luận về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu t6 nước ngoài esse 2 2+s+cs+szcezxerszxee 70 Chuyên dé 2: Tông đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo quy

định của pháp luật Việt Nam - - - 2 2.11312211113111 11 E111 EEkrr 104

Chuyên dé 3: Téng đạt giẫy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên - - 2s 2 k+EE+E£EE+E£EE+EeEE+EeEzkerered 156 Chuyên dé 4: Tống đạt giẫy tờ ra nước ngoài ở một số nước là thành viên Công

ƯỚC tống đạt và kinh nghiệm cho Việt Nam 55+ ++-<s*++see+ssss+ 198

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - << -= 238

Trang 7

PHAN I

TONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU

I Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập kinh té quốc tế, cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước và 70 vùng lãnh thé và quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thé trên thế giới, tham gia các tô chức khu vực và quốc tế quan trọng' Số lượng người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập tại nước ngoài trong những năm qua đã lên tới 4,5 triệu người” Cùng với đó, lượng khách quốc tế nhập cảnh Việt Nam cũng tăng lên đáng kể Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong

tháng 5/2018 ước đạt 1.161.114 lượt, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2017 Tinhchung 5 tháng năm 2018 ước đạt 6.708.428 lượt khách, tăng 27,6% so với cùng

kỳ năm 2017Ỷ.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến ngày 20/6/2018, cả nước có 1.366 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 11,8 tỷ USD, bằng 99,7% so với cùng kỳ năm 2017; có 507 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn dau tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là

4,43 tỷ USD, băng 86,2% so với cùng kỳ năm 2017 Tính chung trong 6 tháng

! Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế

* Số liệu thống kê đưa ra tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìnđến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Hội nhập và phát triển cùng đất nước” do Bộ Ngoạigiao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài

3 Vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/26586 ”Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5 và 5 tháng năm

Trang 8

đầu năm 2018, tổng vốn đăng ky cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phan của nhà DTNN là 20,33 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017Ỷ.

Mở cửa và tăng cường hội nhập quốc tế của Việt Nam, bên cạnh những mặt tích cực, cũng đem lại những vấn đề không mong muốn đó là ngày càng nhiều các vụ việc tranh chấp về dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng Tòa án Việt Nam khi giải quyết tranh chấp đó cần sự hỗ trợ, hợp tác giữa các nước có liên quan đề thực hiện các công việc như tống đạt giấy tờ, thu thập chứng cứ Những năm gần đây, số lượng yêu cầu uỷ thác tư pháp (UTTP) về dân sự nói chung và UTTP về tống đạt giấy tờ nói riêng của Việt Nam gửi đi ngày càng tăng nhưng kết quả không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết dứt điểm các vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài Số lượng vụ án dân sự mà các Tòa án nhân dân cấp tỉnh vẫn phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dé chờ kết quả UTTP ra nước ngoài van còn nhiều Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó có nguyên nhân về thể chế pháp luật chưa được hoàn thiện.

Hiện nay, dé điều chỉnh hoạt động tố tụng nói chung và tống đạt giay tờ nói riêng, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) ngày 25/11/2015 (Bộ

luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016) BLTTDS số 24/2004/QH11 đã

được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 hết hiệu lực ké từ ngày Bộ

luật này có hiệu lực thi hành Bộ luật đã có nhiều quy định mới về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài, khắc phục những hạn chế của Luật tương trợ tư pháp (Luật TTTP) năm 2007, BLTTDS năm 2004 và về cơ bản đã tương thích với điều ước

quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thực hiện chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, ngày 10/3/2016, Việt Nam đã

“http:/www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=40195&idem=208“Báo cáo tình hình đâu tư trực tiếpnước ngoài 6 thang dau năm 2018”.Truy cập ngày 02/07/2018.

Trang 9

chính thức nộp Văn kiện hồ sơ gia nhập Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt) Công ước này có hiệu lực đối với Việt Nam, kế từ ngày 01/10/2016 Trong bối cảnh Việt Nam đang tiễn hành cải cách tư pháp và cải cách pháp luật, việc gia nhập Công ước tống đạt sẽ góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tư pháp quốc tế thông qua việc áp dụng những chuẩn mực quốc tế về tương trợ tư pháp, đưa hệ thông pháp luật, quy trình tố tụng của Việt Nam đến gần và phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế Bên cạnh đó, việc gia nhập Công ước tống đạt có ý nghĩa thiết thực

nhằm giải quyết những tồn đọng, khó khăn trong việc giải quyết các vụ việc dân

sự có yêu tô nước ngoài tại Tòa án Việt Nam, qua đó đảm bảo quyền lợi chính

đáng cho cả công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Dé hài hòa các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện Công ước tống đạt, một số quy định của pháp luật Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến: Các kênh tống đạt, các mẫu yêu cầu tống đạt, Giấy xác nhận kết quả tống đạt và đặc biệt là bố

sung cơ chế thu chỉ phí thực hiện tống đạt Do đó, ngày 19/10/2016, Bộ Tư

pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã ký Thông tư liên tịch số

BTP-BNG-TANDTC (Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC) quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh

vực dân sự Ngoài các văn bản pháp luật trên, Nhà nước ta còn ban hành nhiều

văn bản pháp luật khác điều chỉnh hoạt động UTTP về dân sự.

Các văn bản pháp luật Việt Nam ban hành cùng với các điều ước quốc tế mà

Việt Nam là thành viên sẽ tạo hành lang pháp lý để điều chỉnh hiệu quả hoạt

động UTTP nói chung và UTTP về tống đạt giấy tờ trong lĩnh vực dân sự nói riêng trong tô tụng Tuy nhiên, trong điều kiện Luật TTTP năm 2007 đã bộc lộ

nhiều hạn chế, bất cập; BLTTDS năm 2015, các văn bản hướng dẫn và Công

ước tống đạt mới có hiệu lực thi hành, do đó, việc nghiên cứu, làm sáng tỏ

những quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan về

Trang 10

tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự là hết sức cần thiết.

IL Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Van dé tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự đã được dé cập đến trong chuyên đề nghiên cứu khoa học, giáo trình, bài viết đăng trên tạp

chí, Luận văn thạc sĩ, Luận án tiến sĩ luật học, bài tham luận trong các hội thảo

khoa học, tọa đàm của nhiều nhà nghiên cứu Điển hình có một số công trình

nghiên cứu đã được công bồ sau:

- Chuyên đề nghiên cứu khoa học: “Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực hiện Công ước La Hay vé tong dat ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại”, do Ths Phạm Hồ Hương, Trưởng phòng Tư pháp quốc tế, Vụ Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư pháp thực hiện, thuộc dé tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Hội nghị La Hay về tr pháp quốc tế - Một số vấn dé li luận và thực tiên”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tháng

Chuyên đề đã cung cấp thông tin chung về kinh nghiệm của các nước

trong việc thực hiện một số nội dung chính của Công ước tống đạt Bên cạnh

đó, chuyên đề cũng giới thiệu thêm về kinh nghiệm cụ thể của ba nước là Australia, Hoa Kỳ và Hungary trong việc tổ chức thực hiện Công ước tống đạt.

- Giáo trình Tư pháp quốc tế (2017), Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo

trình Tư pháp quốc tế (2012), Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình Tư pháp

quốc tế (2010), Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Tư pháp quốc tế (2016), Viện Đại học Mở Hà Nội Ngoài ra, còn có các giáo trình Tư pháp

quốc tế của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước Trong các giáo trình nêu trên đều có Chương về tô tung dân sự quốc tế đều cập đến UTTP Tuy nhiên, tat cả các giáo trình này đều không phân tích chuyên sâu về tống đạt giấy tờ ra nước

ngoài trong giải quyêt vụ việc dân sự có yêu tô nước ngoài.

> Chuyên đề 13, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: “Hội nghị La Hay về tu pháp quốc tế - Một số vấn

dé lí luận và thực tiên”

Trang 11

- Bài viết: “Việt Nam chính thức nộp văn kiện gia nhập Công ước La Hay về tong đạt giấy to”, đăng trên Công thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp Bài viết đã đề cập đến một số nội dung cơ bản của Công ước tống đạt và cam kết

của Viện Nam khi tham gia công ước này.

- Bài viết “Kinh nghiệm gia nhập và thực hiện các công ước của Hội nghị

”T Phong Tương trợ tư

La Hay về tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức pháp, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp;

- Bài viết: “Kinh nghiệm của các quốc gia thành viên Hội nghị LaHay về Tu pháp Quốc tế và các Công ước LaHay” của Alison Playford, Trợ lý Thư ký,

Phòng Pháp luật Hành chính và Thủ tục Dân sự Văn phòng Tổng Chưởng lý

-Cục Tư pháp Dân sự Australia;

- Tọa đàm về các Công ước La Hay trong lĩnh vực tư pháp quốc tếŸ, do Bộ Tư pháp có tổ chức ngày 13-14/02/2012 Tọa đàm về Công ước La Hay về miễn hợp pháp giấy tờ công nước ngoài và Công ước tống đạt Tọa đàm có sự tham gia của chuyên gia dự án EU từ Áo - GS.TS Marianne Roth

Từ việc nghiên cứu các công trình của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tai, cho thay, những công trình nêu trên đã được những kết quả nhất định:

Thứ nhất, đã đề cập được một số van dé cơ bản về UTTP trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài như: Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, cách thức UTTP Két quả nghiên cứu của các công trình nay sẽ được đề tài tiếp thu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu vào nội dung chính của đề tài là tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự

có yêu tô nước ngoài tại Việt Nam.

*nguén:http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=2394 Truy cập ngày

Trang 12

Tứ hai, một số công trình nghiên cứu cũng đã phân tích được những nội dung cơ bản của Công ước tống đạt Điều này là một lợi thế lớn cho đề tài khi nghiên cứu tống đạt giấy tờ ra nước ngoai trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam dưới góc độ so sánh với pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã đánh gia

thực tiễn tống đạt và chia sẻ những kinh nghiệm trong thực hiện điều ước quốc tế về tong đạt là tài liệu quý báu cho dé tài trong việc đề xuất các giải pháp hoàn

thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này.

Mặc dù, các công trình nghiên cứu nêu trên của các học giả trong và ngoài

nước đã đạt được những giá trị lí luận và thực tiễn nhất định Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên vẫn còn một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày

01/07/2016 nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của BLTTDS năm 2015 Day là van đề mới, lần đầu tiên

được quy định trong BLTTDS năm 2015;

Thứ hai, các công trình nghiên cứu chi đề cập đến một vài van đề cụ thé mà không nghiên cứu sâu và toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam, có

đối chiếu với pháp luật nước ngoài và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự Các vấn đề về tống

đạt giấy tờ ra nước chưa được đánh giá và nhìn nhận dưới góc độ so sánh, đối chiều trong xu thé hội nhập.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổng đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài tại Việt Nam - Một số van đề lý luận và thực tiễn" là vân đề mới, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện từ trước đến nay, nhất là sau khi BLTTDS năm 2015

có hiệu lực.

II Mục tiêu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ:

Trang 13

- Những vấn đề lý luận về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài;

- Đánh giá thực trạng pháp luật về tống đạt giay tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam;

- Đánh giá thực tiễn tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dan sự có yêu tố nước ngoài tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

- Dé xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về tong đạt giấy tờ ra nước

ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận: Đề tài tiếp cận các vẫn đề nghiên cứu từ các góc độ sau: - Tiếp cận từ chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế; - Tiếp cận từ cơ sở lý luận về UTTP trong Tư pháp quốc tế;

- Tiép cận từ thực tiễn về hoạt động UTTP tại Việt Nam;

- Tiếp cận từ những định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2020.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên

cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái quát hóa Đây là phương pháp truyền

thống, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn Đặc biệt đề tài sử dụng phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong các chuyên đề của dé tài nhằm làm rõ những điểm mới của pháp luật Việt Nam hiện hành, đối chiếu quy

định của pháp luật Việt Nam với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

điều chinhvé tông đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự

có yếu tô nước ngoài.

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối trợng nghiên cứu

- Vấn đề tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Trang 14

- Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài ở một số nước là thành viên của Công ƯỚC tống đạt, từ đó, rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong hoạt động tổng đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân su;

- Thực tiễn tống đạt giấy tờ trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố

nước ngoài ở Việt Nam.

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Đây là đề tài tương đối rộng, do vậy, đề tài không có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài, mà chỉ nghiên cứu:

- Van dé tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự khi tòa án giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;

- Nghiên cứu pháp luật Việt Nam về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài từ năm 2015 đến nay;

- Nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm của một số nước áp dụng thành công Công ước tống đạt và phát sinh nhiều UTTP tống đạt với Việt Nam: Cộng

Hòa Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc VỊ Nội dung nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu những van dé chung về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài;

- Nghiên cứu, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên điều chỉnh UTTP về tống đạt, dé làm rõ điểm mới, sự tương thích, sự hội nhập của pháp luật Việt Nam điều chỉnh tống

đạt giấy tờ ra nước ngoài;

- Nghiên cứu pháp luật và kinh nghiệm của một số nước áp dụng thành

công Công ước tống đạt và rút ra bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng và dé xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động tổng đạt giấy tờ ra nước ngoài.

Trang 15

PHẢN II

BAO CÁO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU

I MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TONG ĐẠT GIAY TO RA NƯỚC NGOAI TRONG GIAI QUYET VU VIEC DAN SU CO YEU TO NUOC NGOAI

1.1 Khái quát chung về tong đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

1.1.1 Khái niệm tong đạt

Theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2006 thì tống đạt được hiểu là việc chuyên văn bản, giấy tờ đến tận tay người nhận Theo nghĩa pháp lý, "tong dat" là việc chuyên đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ

quan tư pháp.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP” thì: Tống

đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành ándân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Theo pháp luật tố tụng dân sự, tòa an, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có

nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tô tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định

của pháp luật tô tụng.

Từ đó, có thé đưa ra khái niệm về tống đạt như sau: Tong dat là thủ tục

thông báo, giao các văn bản lô tụng của cơ quan có thẩm quyên cho đương sự,

những người tham gia tô tụng khác và cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan theo quy định của pháp luật tô tụng.

“Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một sốđiều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 27/4/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lạithực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 16

Việc tống đạt sẽ trở thành một thủ tục quốc tế khi người tống đạt và đối tượng nhận tống đạt cư trú tại các quốc gia khác nhau Tống đạt quốc tế gồm nhiều giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất, tại nước yêu cầu tống đạt, phải thực hiện các thủ tục là bước khởi đầu cho toàn bộ quá trình chuyên văn bản ra nước ngoài.

- Giai đoạn thứ hai, là chu trình đặc biệt để chuyên văn bản đến nước nơi

nhận tống đạt.

- Giai đoạn thứ ba, là thực hiện thủ tục tống đạt trên lãnh thé của nước này Về nguyên tắc, giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ hai do pháp luật của nước có tòa án giải quyết vụ việc thực hiện.

1.1.2 Các vụ việc dân sự cần UTTP tổng đạt giấy tờ ra nước ngoài

Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tiễn hành một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài.

Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa quy định cụ thé trong trường hợp

nao thì tòa án phải tiến hành UTTP cho cơ quan có thấm quyền ở nước ngoài.

Nhưng căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những

vụ việc dân sự phải phải tiến hành UTTP là những vụ việc dân sự có yếu tổ

nước ngoài.

Tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015 quy định: “Vu việc dan sự có yếu to nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a Có it nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài,

b Các bên tham gia déu là công dân, cơ quan, tô chức Việt Nam nhưng

việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước

c Các bên tham gia déu là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng doi

tượng cua quan hệ dán sự do ở nước ngoài `.

Trang 17

“Vu việc dân sự có yếu to nước ngoài ” thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015 Việc xác định “vu việc dan sự có yếu to nước ngoài” để xác định tòa án có phải tiến hành việc UTTP hay không là hết sức quan trọng Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án nhân dân các cấp thì các vụ việc sau đây tòa án sẽ phải tiễn hành UTTP tống đạt cho cơ quan có thầm quyền của nước ngoài:

- Yêu cầu bắt giữ tàu biển, thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài; Yêu cầu tòa án có thâm quyền của nước ngoài thực

hiện UTTP của Tòa án có thâm quyền của Việt Nam bắt giữ tàu biến.

- Yêu cầu bắt giữ tàu bay, thả tàu bay đang bị bắt giữ tại cảng hàng không, sân bay dé bảo dam lợi ích của người cú quyền, lợi ích đối với tàu bay hoặc dé

thi hành án dân sự có yêu tố nước ngoài.

- Yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có yếu tố nước ngoài; - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về

dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của

toà án nước ngoài, bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa an nước ngoài.

- Yêu cầu không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài

sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của toà án nước ngoài, bản án,

quyết định về hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,

thương mại, lao động của trọng tài nước ngoài.

- Yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam thuộc thâm quyên giải quyết của toà án có yếu tố nước ngoài.

- Các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao

động có yêu tô nước ngoài.

Trang 18

1.1.3 Cơ quan có thẩm quyên yêu cầu ủy thác tư pháp về tong dat

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC thì cơ quan có thâm quyền yêu cầu UTTP của Việt Nam là Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân cấp tỉnh Như vậy, khi xét xử sơ thầm các vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền yêu cầu UTTP ra nước ngoài Tuy nhiên, hiện nay, pháp

luật quy định mở rộng thâm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện

(khoản 4 Điều 35 và Điều 471 BLTTDS năm 2015)'”, do vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có tham quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu t6 nước ngoài Theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân cấp huyện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự có phát sinh UTTP ra nước ngoài thi lập hồ sơ theo quy định gửi tới cơ quan tương ứng cấp tỉnh dé thực hiện theo thủ tục chung (khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số

1.1.4 Ý nghĩa của UTTP về tong dat trong hoạt động tương trợ tư pháp a UTTP là đòi hỏi khách quan trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế UTTP quốc tế từ lâu đã được coi là một yêu cầu, đòi hỏi hết sức khách

quan, là một xu hướng vận động tất yếu, không thé thiếu được trong bối cảnh

mở rộng quan hệ quốc tế, ngày càng trở thành hoạt động không thể thiếu được

của cơ quan tư pháp bất kỳ quốc gia nao.

Trợ giúp về mặt pháp luật và tư pháp trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau không những chỉ là một hoạt động thúc đây quan hệ hữu nghị, hợp tác

Khoan 4 Điều 35 BLTTDS2015: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôntrái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ,

con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư

trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 471 BLTTDS năm 2015: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lýgiải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trongquá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho

vụ việc dân sự đó thuộc thâm quyên của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.

Trang 19

cùng có lợi giữa các nước cùng phát triển, mà thực sự còn là nhu cầu nội tại của

bản thân mỗi nước, thông qua đó, các cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức

thực hiện công tác này có thé trao đôi, học tập kinh nghiệm, mở rộng sự hiểu biết về công tác chuyên môn này trên các lĩnh vực cụ thể Điều đó là hoàn toàn

cần thiết và có lợi cho sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, củng cô và nâng cao

hơn vai trò và vị thế của các cơ quan tư pháp của quốc gia nói riêng trên trường quốc tế Chính vì thế, UTTP quốc tế về dân sự là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế.

b UTTP là một hoạt động không thể thiếu của Toà án và các cơ quan tư

pháp Việt Nam

Trong quá trình toa án và các cơ quan tư pháp Việt Nam tiến hành các hoạt động tố tụng liên quan đến các vụ việc có yếu t6 nước ngoài, cho dù đó là vụ việc dân sự, thương mại, hay hình sự, để đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích

hợp pháp của các bên liên quan trong tổ tụng, thì các hoạt động uy thác tư pháp

quốc tế đóng một vai trò không thể thiếu Nó có thể hỗ trợ cho các cơ quan tư

pháp và pháp luật Việt Nam vượt qua được những khó khăn, phức tạp trong giải quyết những vụ việc tranh chấp dân sự, thương mại có yếu tố quốc tế hiện nay

và thời gian tới Sẽ thật khó khăn và phức tạp khi tống đạt giấy tờ, tài liệu, thu thập chứng cứ, nếu không có sự hợp tác, UTTP giữa các cơ quan tư pháp giữa các nước liên quan ' '.

1.1.5 Áp dụng pháp luật trong ủy thác tư pháp về dân sự

Theo quy định tại Điều 3 của Luật TTTP thì tòa án áp dụng pháp luật trong UTTP về dân sự như sau:

a Ap dụng điều ước quốc tế trong uy thác tư pháp

Nguyên tắc chung trong áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là: Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài hữu quan có

điêu ước quôc tê thì cơ quan có thâm quyên phải áp dụng điêu ước quôc tê đó.

!! Xem Chuyên đề 1- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2011 “Tiong trợ tu pháp về dân sự giữa

Việt Nam và các nước- một số ván đề li luận và thực tiên `.

Trang 20

Còn trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì cơ quan có thâm quyền áp dụng quy định của pháp luật trong nước Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên có quy định khác với quy định pháp luật trong nước thì quy

định của điều ước quốc tế đó được áp dụng Nguyên tắc này đã được khang định trong Điều 665 BLDS năm 2015 về áp dụng điều ước quốc tế đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Theo nguyên tắc trên, công việc quan trọng đầu tiên của tòa án khi tiến hành UTTP về dân sự cho cơ quan có thâm quyền của nước ngoài đó chính là việc xác định quốc gia, vùng lãnh thô dự định ủy thác, từ đó xác định quốc gia, vùng lãnh thổ đó đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp với Việt Nam hay

chưa Công việc này có ý nghĩa quan trọng vì việc xác định có điều ước quốc tế

về tương trợ tư pháp với Việt Nam sẽ không chỉ đảm bảo cho việc tòa án tiến hành đúng theo quy định trong điều ước quốc tế mà còn có ý nghĩa trong việc

xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ ủy thác, ngôn ngữ và chi phí UTTP

Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế, một

trong các yêu cau của tổ chức này là các nước thành viên phải minh bạch, công

khai chính sách, pháp luật Do vậy, trên trang thông tin điện tử của Chính phủ,

các bộ, ngành đều công khai các văn bản pháp luật trong nước và điều ước quốc

tế mà Việt Nam là thành viên Khoản 2 Điều 22 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp “Cập nhật điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dan sự có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông tin điện tu của Bộ Tư pháp”. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng phải cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ UTTP, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài

đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực

dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

b Ap dụng pháp luật Việt Nam uy thác tư pháp về dân sự

Trang 21

Trong trường hợp giữa Việt Nam và nước hữu quan không có điều ước quốc tế thì cơ quan có thẩm quyên áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam dé

thực hiện UTTP.

- Tòa án, cơ quan có thâm quyền của Việt Nam áp dụng Pháp luật Việt

Nam khi thực hiện UTTP của nước ngoài; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp

về dân sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy

định khác.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Co quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở

nước ngoài thực hiện UTTP theo yêu cầu của cơ quan có thấm quyền ở trong nước thì áp dụng quy định của Pháp luật Việt Nam, phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.

- Tòa án, cơ quan có thầm quyền của Việt Nam thực hiện UTTP của nước ngoài hoặc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự thì áp dụng quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp Trường hợp pháp luật tương trợ tư pháp

không có quy định thì áp dụng pháp luật tố tụng dân sự và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

c Ap dụng pháp luật nước ngoài trong ủy thác tư pháp về dân sự

Khi thực hiện UTTP về dân sự, cơ quan có thâm quyén có thé áp dụng pháp luật nước ngoài Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật TTTP năm 2007 được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này;

- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với nguyên tắc cơ bản của

pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;

- Có văn bản của cơ quan có thâm quyên của nước ngoài đề nghị áp dụng

pháp luật của nước đó.

Khi pháp luật nước ngoài được áp dụng theo một trong các trường hợp trên, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao

Trang 22

xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nước ngoài Trong trường hợp không đủ điều kiện để áp dụng pháp luật nước ngoài, Bộ Tư pháp trả lời băng văn bản cho cơ quan có thâm quyền nước ngoài hoặc thông báo để Bộ Ngoại giao trả lời đối với các yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài được gửi qua kênh ngoại giao

(Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC).

1.2 Cơ sở pháp lí điều chỉnh hoạt động uỷ thác tư pháp về tống đạt giấy tờ ra nước ngoài ở Việt Nam

1.2.1 Pháp luật trong nước

Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của

nó trong thời gian qua, thực trạng hệ thống pháp luật đó trong giai đoạn hiện nay

và xu thế vận động của nó trong thời gian tới Nghiên cứu quá trình phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tổng đạt ở Việt Nam cần phải gắn với quá trình phát triển của chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Ngoài ra, khi nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở Việt Nam phải tính đến sự

ra đời và quá trình hoàn thiện các BLTTDS, lấy đó làm cơ sở dé phân kì lịch sử

sự phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP quốc tế về tống đạt ở

Việt Nam Trên cơ sở xuất phát điểm như vậy và dé phục vụ việc nghiên cứu dé

tài, có thé chia quá trình hình thành và phát triển nội dung pháp luật đó thành ba

giai đoạn lớn:

a Giai đoạn từ 1945 - 2004

Nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP ở Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 2004, có thé thay:

Tủ nhất, pháp luật trong nước về hoạt động UTTP còn hết sức đơn giản, chưa tập hợp thành hệ thống Trong một thời gian dài hoạt động UTTP chủ yếu được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật, hướng dẫn về đường lối xét xử của Toà án nhân dân tối cao như Công văn, Thông tư Đáng chú ý nhất trong giai

đoạn này Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án

Trang 23

dân sự năm 1989 Day là văn bản pháp luật đầu tiên pháp điển hóa những nội dung căn bản của thủ tục giải quyết vụ án dân sự, trong đó có quy định về

Tht hai, mặc dù pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP về tống đạt giấy tờ còn tản mát nhưng đã tạo cơ sở pháp lý để xử lý các yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự, góp phần đề giải quyết các tranh chấp và yêu cầu khác phát sinh trong

quan hệ giữa công dân, pháp nhân của Việt Nam và các nước.b Giai đoạn từ 2005 - 2014

Trong giai đoạn này, BLTTDS năm 2004 ra đời thay thế Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 BLTTDS ra đời đã đánh dấu một bước quan trọng trong hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về tương trợ tư pháp quốc tế Trong đó, dành riêng một Chương - Chương XXXVI quy định về tương trợ tư pháp trong tô tung dân sự, gồm 5 Điều (từ Điều 414 đến Điều 418) quy định các nguyên tắc cơ bản về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự; về UTTP và thủ tục thực hiện UTTP Tuy nhiên, BLTTDS cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế cần phải được sửa đôi, bố sung cho phù hợp với thực tiễn và tình hình mới Trên cơ sở Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị và trước yêu cầu của thực tế, ngày 29/03/2011, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ IX đã thông qua Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 Sau khi BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)

có hiệu lực thi hành, HĐTPTANDTC ban hành các Nghị quyết dé hướng dan thi hành

một số quy định của BLTTDS.

Đến năm 2007, một đạo luật vô cùng quan trọng được Quốc hội thông qua,

đó là Luật TTTP Luật là bước tiến quan trọng trong hệ thông pháp luật nước ta

điều chỉnh về hoạt động tương trợ tư pháp, đồng thời cũng đóng góp vai trò to lớn trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp Luật gồm 7 Chương với 72 Điều và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008 Trong đó, Chương II về Tương trợ tư pháp về dân sự, gồm 7 Điều (từ

Điều 10 đến Điều 16) quy định về: Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự; hồ sơ

Trang 24

UTTP về dân sự; văn bản UTTP về dân sự; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; thủ tục tiếp nhận và xử lý UTTP về dân sự của nước ngoài; chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự.

Để cụ thể hóa Luật TTTP năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TTTP (Nghị định số 92/2008/NĐ-CP) và liên Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch số

15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/9/2011 hướng dẫn áp dụng một

số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật TTTP.

Tóm lại, nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động UTTP ở Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2014, có thê rút ra một số nhận xét sau:

- Trong giai đoạn này, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật khá

day đủ, đồng bộ, quy định tương đối chỉ tiết điều chỉnh các van đề tố tụng dân

sự nói chung và UTTP nói riêng Các văn bản này đã góp phần quan trọng vào

việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước ta, góp phần tăng cường củng cô các môi quan hệ hữu nghị, 6n định các quan hệ xã hội phát sinh hết sức đa dạng và phức tạp trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao Đây là những cơ

sở pháp lý quan trọng điều chỉnh hiệu quả hoạt động UTTP ở nước ta trong giai

đoạn này.

c Giai đoạn từ 2015 - nay

Trong giai đoạn này BLTTDS số 92/2015/QH13 được Quốc hội trong kỳ họp khóa 10 thông qua ngày 25/11/2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ

ngày 01/7/2016 BLTTDS năm 2015 được ban hành trên cơ sở kế thừa va phát triển các quy định của BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bố sung năm 2011), nhưng có bổ sung nhiều quy định mới theo hướng bao đảm tính công khai, minh bạch trong t6 tụng, bảo đảm quyên tranh tung và mở rộng thâm quyền xét xử của tòa án, không những tạo thuận lợi hơn cho người khởi kiện mà

Trang 25

còn tạo cơ sở pháp ly dé những người tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc

dân sự một cách nhanh chóng và chính xác.

BLTTDS năm 2015 có tổng số 517 Điều, được bố cục thành 10 Phần, 42 Chương So với BLTTDS năm 2011, BLTTDS năm 2015 giữ nguyên 63 Điều; sửa đổi, bố sung 350 Điều; bổ sung mới 104 Điều; bãi bỏ 07 Điều ” Về tống đạt, BLTTDS năm 2015 thay đôi căn bản thủ tục thông báo, tống đạt văn bản tô tụng của tòa án cho đương sự ở nước ngoài nhằm đa dạng hóa các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của tòa án cho đương sự ở nước ngoài, đảm bảo hiệu quả và rút ngắn thời gian của việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương

Sự ở nước ngoài.

Dé hài hòa các quy định của pháp luật Việt Nam với quy định của điều ước

quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý khi thực hiện Công ước tống đạt, Thông tư liên

tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp,

Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao được ban hành quy định trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự (Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC)'Ỷ Thông tư liên tịch số

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC gồm 5 Chương, 27 Điều về nguyên tắc, trình tự, thủ tục,

thầm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ

quan nhà nước Việt Nam trong công tác tương trợ tư pháp về dân sự.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, ngày 21/02/2017 TANDTC ban hành Công văn số 33/TANDTC- HTQT về việc tổng đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước

ngoài trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính (Công văn số

2 Những nội dung mới của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,

http://hdnv.moj.gov.vn/qt/hdnv/Lists/AnPhamN ghiep Vu/Attachments/5 1/Bo%20tai%20lieu%20tap%20huan%2OBLTTDS%202015 pdf

“Thong tư liên tịch nay có hiệu lực kể từ ngày 06 thang 12 năm 2016 và thay thé Thông tư liên tịch số15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Tòa án nhân dân tối cao

Trang 26

Như vậy, hiện nay, pháp luật trong nước của Việt Nam điều chỉnh hoạt

động tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu

tố nước ngoài khá đầy đủ, đồng bộ Các văn bản pháp luật này đã có sự hài hòa hóa với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

1.2.2 Điều ước quốc té

a Điều ước quốc té song phương

Tính đến tháng 7/2017, hoạt động hợp tác tương trợ tư pháp về dân sự của

Việt Nam được điều chỉnh ở 18 Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp (Hiệp định TTTP) song phương đang có hiệu lực” Đánh giá một cách sơ bộ cho thay

các Hiệp định TTTP đã ký trong thời gian qua đều có nội dung phù hợp với các quy định của Hiến pháp, Luật TTTP và các văn bản quy phạm pháp luật khác

của Việt Nam; việc đàm phán, ký kết được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục,

nguyên tắc quy định tại Luật Điều ước quốc tế.

Phạm vi điều chỉnh và nội dung chính của các Hiệp định TTTP mà Việt

Nam đã ký với các nước XHCN trước đây là loại điều ước song phương có phạm vi rất rộng, bao gồm cả các van dé bảo hộ pháp lý, những quy phạm xung

đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thâm quyền, công

nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định

của trọng tài nước ngoài Tuy nhiên, Hiệp định được ký kết gần đây trong lĩnh vực dân sự và thương mại đang được đàm phán mới có phạm vi hẹp hơn Xu hướng ký kết Hiệp định TTTP theo từng lĩnh vực chuyên ngành (hoặc chỉ

chuyên về hình sự, dẫn độ, hoặc chuyên về tô tụng dân sự), không quy định xen

kẽ, lồng ghép nhiều lĩnh vực với nhau, đang được các quốc gia và các tổ chức

quốc tế ngày càng chú trọng.

Phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại quy định trong các Hiệp định TTTP giữa Việt Nam và các nước phù hợp với Điều 10 Luật TTTP, bao gồm tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về dân

Trang 27

sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ và các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về dân sự `.

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang rà soát, đánh giá, hoàn thiện hồ sơ trình đàm phán một số Hiệp định TTTP trong lĩnh vực dân sự với các nước Ấn Độ, Hungary, Cộng hòa Slovakia và Vương quốc Thái Lan.

b Diéu ước quốc tế da phương

Chủ trương về tham gia cơ chế đa phương về hợp tác tư pháp quốc tế được quy định tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về việc ban hành Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến

năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005

của Bộ Chính trị về việc ban hành Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Trong xu thé hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương dang là sự lựa chọn ưu tiên của

các quốc gia phát triển trên thế giới Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các

quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu

tương trợ tư pháp

Hiện nay, trong khuôn khổ Hội nghị La Hay vé Tư pháp quốc tế, các nước

đã tham gia nhiều Công ước La Hay điều chỉnh về tương trợ tư pháp, điển hình

là Công tống đạt Việc gia nhập Công ước này tạo điều kiện thuận lợi cho các nước không phải đàm phán, ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương về cùng

một van dé Trước thực tế, tại Việt Nam nhu cau ủy thác tống đạt giấy tờ ra

nước ngoài ngày càng tăng, ngày 16/3/2016, Việt Nam đã chính thức đệ trình văn kiện xin gia nhập Công ước °.

Kèm theo văn kiện gia nhập, Việt Nam đưa ra các tuyên bố sau:

''bặng Hoàng Oanh “Phân tích Thực trạng và nhu cau ký kết, gia nhập các điều ước quốc té về tương

trợ tư pháp của Việt

Nam ”.https://www.google.com.vn/search?q=Phân+tích+Thực+trạng+và+nhu+cầu+ký+kết%2C+gia+nhập+các+điều+ước+quốc+tế+về?tương+trợ†tư+pháp+của+ ViệttNam”&rlz=ICIAVSE_csCZ534CZ534&oq

'* Nội dung Công ước sẽ được dé cập cụ thé ở Chuyên đề 3 của Đề tài.

'” Xem: Việt Nam chính thức nộp Văn kiện gia nhập Công ước La Hay về tong đạt giáy tờ”.

Trang 28

- Việt Nam chỉ định Bộ Tư pháp là cơ quan trung ương đồng thời là cơ quan có thâm quyền tại Điều 6 và Điều 9 Công ước.

- Ngôn ngữ trong giấy tờ là tiếng Việt hoặc kèm theo bản dịch tiếng Việt (không áp dụng với kênh tống đạt trực tiếp qua cơ quan ngoại giao lãnh sự hoặc

kênh bưu điện khi tống đạt cho người nhận là công dân nước gửi vì người nhận

được cho là đã hiểu ngôn ngữ của nước gửi) Theo Công ước, Việt Nam chấp nhận mẫu yêu cầu tống đạt (trong kênh chính của công ước) được điền bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nhưng đề nghị các nước điền mẫu bằng tiếng Việt hoặc kèm theo bản dịch tiếng Việt nhằm tạo điều kiện thực thi nhanh chóng tại

Việt Nam.

- Việt Nam cũng tuyên bố áp dụng đoạn 2 Điều 15 Công ước, theo đó trường hợp không nhận được giấy xác nhận kết quả tống đạt, thẩm phán có thể

đưa ra phán quyết vắng mặt bi đơn nếu đảm bảo những điều kiện được đưa ra tại điều này.

- Điều khoản bảo lưu: Kênh tống đạt trực tiếp qua đường ngoại giao hoặc lãnh sự chỉ được áp dụng với công dân của nước gửi giấy tờ (được cho phép

theo quy định của khoản 2 Điều 8), không áp dụng các kênh tống đạt qua người

có thâm quyền hoặc cán bộ tư pháp (theo quy định tại đoạn b và c Điều 10), áp dụng kênh bưu điện với điều kiện gửi qua thư bảo đảm (theo quy định tại đoạn a

Điều 10).

Như vậy, toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành và

điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên đã tạo nên một hành lang pháp lý, điều

chỉnh hoạt động UTTP về dân sự, hướng tới đảm bảo lợi ích cho các đương sự và thúc đây mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên trường quốc tế.

H TONG ĐẠT GIẦY TO RA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC DAN SỰ Ở VIỆT NAM VA MỘT SO NƯỚC LA THÀNH VIÊN CUA CÔNG ƯỚC TÓNG ĐẠT

2.1 Tống đạt giấy to ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ở Việt Nam

Trang 29

Hiện nay, ở Việt Nam, hoạt động UTTP về dân sự nói chung và UTTP tống đạt giấy tờ ra nước ngoài nói riêng được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2.1.1 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo quy

dịnh của pháp luật Việt Nam

Các văn bản pháp luật Việt Nam ban hanh'® đã quy định nội dung cơ ban về tống đạt giấy tờ: Các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng: trình

tự, thủ tục tống đạt, văn bản tổ tụng và xử lý kết quả tống đạt, văn bản tố tụng

của tòa án cho đương sự ở nước ngoài.

2.1.1.1 Các phương thức tổng đạt giấy tờ cho đương sự ở nước ngoài Theo quy định pháp luật Việt Nam, khi tòa án có thầm quyền dé giải quyết vụ việc dan sự có yếu tố nước ngoài mà đương sự ở nước ngoài, tòa án thực hiện việc tong đạt, thông báo văn bản tổ tung của tòa án theo một trong các phương thức được quy định trong khoản 1 Điều 474 BLTTDS năm 2015 Theo đó, tòa án tong đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài theo nhiều phương thức khác nhau, bao gồm: Phương thức quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên; phương thức thông qua đường ngoại giao; phương thức dịch

vụ bưu chính và phương thức thông qua người đại diện hợp pháp của đương sự

hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của đương sự tại Việt Nam.

a Theo phương thức được quy định tại diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (điểm a khoản 1 Điều 474 BLTTDS 2015)

Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định về tông đạt đó là các

Hiệp định TTTP và Công ước tống đạt Các điều ước quốc tế này đều quy định tống đạt giấy tờ qua Cơ quan trung ương Để hài hòa hóa quy định của Công

ước tống đạt với quy định của pháp luật Việt Nam, Thông tư liên tịch số

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC được ban hành Theo Thông tư này, tòa an có thé thực hiện tống đạt theo hai phương thức là thông qua Bộ Tư pháp hoặc

! Xem mục 1.2.1 điểm c

Trang 30

Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài Đề cụ thé hon nữa việc tống đạt văn bản tổ tụng của tòa án cho đương sự ở nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế trên, Công văn số 33/TANDTC-HTQT quy định thực hiện tống đạt văn bản tố tụng thực hiện theo kênh chính thức!” khi đương Sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại 72 nước thành viên của Công ước tống đạt hoặc khi đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại 18 nước, vùng lãnh thô có

Hiệp định TTTP với Việt Nam”.

b Theo đường ngoại giao đối với đương sự cư trú ở nước mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa cùng là thành viên của diéu ước quốc té (điểm b khoản 1 Điều 474 BLDS 2015)

Theo phương thức này, nếu đương sự có nơi cư trú hoặc có trụ sở tại các

nước chưa cùng với Việt Nam là thành viên của Hiệp định TTTP va Công ước

tống đạt, tòa án thực hiện việc tống đạt văn bản tổ tụng theo đường ngoại giao Cơ quan ngoại giao của Việt Nam có trách nhiệm: (i) Tiếp nhận các yêu cầu tống đạt của phía nước ngoài và chuyên về cơ quan đầu mối là Bộ Tư pháp để thực hiện; (11) Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy to gui ra nước

ngoài của co quan quan có thâm quyên trong nước do Bộ Tư pháp chuyên đến.

Đối với trường hợp thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ gửi ra nước

ngoài của co quan quan có thầm quyền trong nước do Bộ Tư pháp chuyên đến, cơ quan ngoại giao sẽ thực hiện theo hai cach: (1) Cơ quan đại diện Việt Nam ở

nước ngoài sẽ trực tiếp thực hiện tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước ngoài”; (ii) Co quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi cho cơ quan có thâm quyền của phía nước ngoài đề nghị thực hiện các yêu cầu tống đạt giấy tờ

cho công dân của họ, hoặc người nước ngoài cư trú tại nước đó.

'”Kênh tống đạt chính thức là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan Trung ương củanước được yêu cầu (Điều 3 khoản 6 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC)

°°18 nước, vùng lãnh thé có Hiệp định TTTP với Việt Nam: Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rút,

Ca-dắc-xtan, Mông Cổ, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cu Ba, An-giê-ri, Pháp, Ba Lan, Hung-ga-ri,

Bun-ga-ri, Séc, Trung Quoc, X16-va-ki-a, Lào, Cam-pu-chia và Dai Loan (Trung Quôc).

“'Điều 67 Luật Tương tro tư pháp quy định “cơ quan dai diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các ủy

Trang 31

c Theo đường dịch vụ bưu chính

Tống đạt cho đương sự ở nước ngoài thông qua đường dịch vụ bưu chính là phương thức tống đạt lần đầu tiên được quy định trong pháp luật Việt Nam Theo BLTTDS năm 2015, tống đạt qua dịch vụ bưu chính được thực hiện trong

ba trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, theo đường dịch vụ bưu chính đến địa chỉ của đương sự dang cư trú ở nước ngoài với diéu kiện pháp luật nước đó đồng ý với phương

thức tong dat này (điểm c khoản 1 Điều 474 BLDS 2015)

Theo phương thức này, tòa án có thâm quyền tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính Kênh tống đạt băng dịch vụ bưu chính được thực hiện nếu đáp ứng hai điều kiện:

- Một là, việc tống đạt bằng dịch vụ bưu chính được chấp nhận theo pháp luật của nước yêu cầu và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật nước đó quy định cho việc tống đạt băng bưu chính;

- Hai là, nước được yêu cầu không phản đối việc sử dụng kênh tống đạt

Trường hợp thứ hai, theo đường dịch vụ bưu chính đến cơ quan đại điện

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài để tong đạt cho duong

sự là công dân Việt Nam ở nước ngoài (điểm d khoản 1 Điều 474 BLDS 2015)

Theo phương thức này, tòa án có thé gửi văn ban tống đạt theo đường dich vụ bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài dé tống đạt cho

đương sự là công dân Việt Nam mà không phải gửi qua Bộ Tư pháp và Bộ

Ngoại giao Việt Nam Như vậy, quy trình tống đạt theo BLTTDS năm 2015 có

sự thay đổi, khi tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự là công dân Việt Nam ở

nước ngoài, thì các tòa án cấp tỉnh và tòa án cấp cao sẽ gửi trực tiếp hồ sơ cho

cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài mà không gửi qua Bộ Tư pháp và BộNgoại giao như trước đây Quy trình này giảm bớt thủ tục hành chính và cơ

quan trung gian trong việc thực hiện tổng đạt van bản tố tụng.

Trang 32

Nghiên cứu phương thức tống đạt này, có thể thấy, đây là phương thức

không thuộc phạm vi tương trợ tư pháp theo khái niệm của Luật TTTP năm

2007, vi cơ quan có thầm quyền của quốc gia gửi không đề nghị cơ quan có thâm quyền của quốc gia nhận thực hiện việc tống đạt mà việc tống đạt do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của quốc gia gửi tự thực hiện Do vậy, hiện nay hoạt động tống đạt văn bản cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đã tách ra khỏi quy trình UTTP về dân sự Việc thực hiện phương thức tống đạt này thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao đối với việc tống đạt giấy tờ cho công dân Việt Nam ở nước

ngoài Hiện tại, Thông tư liên tịch này đã được soạn thảo và đang ở giai đoạn chuan bị trình ký liên ngành.

Truong hợp thứ ba, theo đường dich vụ bưu chính cho người đại điện theo

pháp luật hoặc đại điện theo ủy quyên tại Việt Nam của duong sự ở nước ngoài (điểm e khoản 1 Điều 474)

Đây là trường hợp người tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của đương sự ở nước ngoài.

Trong trường hợp nay, co quan có thấm quyén có thé tống đạt giấy tờ theo đường dịch vụ bưu chính cho người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo

ủy quyên của họ tại Việt Nam.

Ngoài ra, ba phương thức tống đạt giấy tờ ra nước ngoài như đã phân tích

trên, BLTTDS năm 2015 còn quy định phương thức tống đạt bổ sung tại điểm đ khoản 1 Điều 474: Gửi qua cơ quan đại diện, chi nhánh tại Việt Nam của cơ

quan, tổ chức nước ngoài

2.1.1.2 Yêu cau UTTP về tong đạt giấy tờ của Việt Nam ra nước ngoài

Ủy thác tư pháp của Việt Nam là yêu cầu băng văn bản của cơ quan có thâm quyền Việt Nam đề nghị cơ quan có thâm quyền nước ngoài thực hiện một

Trang 33

hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự” Pháp luật Việt Nam quy định nội dung cơ bản sau về UTTP của Việt Nam ra nước ngoài:

a Hồ sơ ủy thác tư pháp

Khi lập hồ sơ UTTP về tống đạt giấy tờ của Việt Nam ra nước ngoài, cần chú ý một số nội dung sau:

Tủ nhất, ngôn ngữ trong hồ sơ UTTP

Xác định đúng ngôn ngữ trong UTTP về dân sự có ý nghĩa quyết định đến việc tòa án lập hồ sơ UTTP hợp lệ Trong nhiều trường hợp khi lập hồ sơ UTTP, tòa án phải dịch hồ sơ UTTP ra ngôn ngữ theo quy định là việc làm bắt buộc Việc không dịch hồ sơ ủy thác hoặc dịch hồ sơ ủy thác không đúng với ngôn

ngữ quy định sẽ dẫn tới hồ sơ UTTP không hợp lệ và hồ sơ đó sẽ bị cơ quan có

thâm quyên trả lại Theo quy định tại Điều 5 Luật TTTP thì ngôn ngữ sử dụng để lập hồ sơ yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự hoặc yêu cầu Việt Nam thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự được xác định như sau:

- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về

tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó.

- Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về

tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu

cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp

Thử hai, lập hồ sơ UTTP về dân sự

Lập hồ sơ UTTP về dân sự là khâu quan trọng trong quá trình tương trợ tư

pháp về dân sự Theo quy định tại Điều 11 Luật TTTP và Điều 11 Thông tư số

12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC thì hồ sơ UTTP được lập thành ba bộ và có các văn bản quy định tại Điều 11 của Luật TTTP Hồ so UTTP được coi là

? Xem khoản | Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC).

Trang 34

hợp lệ khi có đủ các yêu cầu quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch số

b Chi phi tong dat giấy tờ ra nước ngoài

Điều 16 Luật TTTP quy định về chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài do nước yêu cau chi trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Đối với các hồ sơ UTTP ra nước ngoài thì cá nhân, tổ chức yêu cầu

phải trả chi phí theo quy định của Việt Nam và của nước được yêu cau.

Đối với các nước có Hiệp định TTTP về dân sự với Việt Nam thì chỉ phí thực hiện UTTP được miễn phí, trừ những trường hợp theo yêu cầu đặc biệt.

Đối với những nước chưa có Hiệp định TTTP về dân sự với Việt Nam, theo Thông tư số 203/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí thực hiện UTTP về dân sự có yếu tố

nước ngoài”, mức thu phí thực hiện UTTP về dân sự có yếu tố nước ngoài là

150.000 déng/hé sơ; không phân biệt ủy thác ra nước ngoài hay ủy thác tại Việt

Nam Tuy nhiên, công dân Việt Nam thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1

Điều 4 Nghị định số 92/2008/NĐ-CP được miễn phí thực hiện UTTP về dân sự có yếu tô nước ngoài (Điều 5 Thông tư số 203/2016/TT-BTC).

Ngoài phí UTTP ra nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự làm phát sinh yêu cầu UTTP ra nước ngoài còn phải nộp lệ phí UTTP ra nước ngoài ”” Theo danh mục án phí, lệ phí tòa án Ban hành

kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí UTTP ra nước ngoài

200.000 đồng và lệ phí thực hiện UTTP của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

1.000.000 đồng.

c Trinh tự, thủ tục gửi hô sơ UTTP về dân sự

> Trình tự, thu tục lập và gửi hô sơ UTTP về dân sự tại tòa án

Thông tư này có hiệu lực thi hành ké từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Thông tư số 18/2014/TT-BTC ngày

11 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thực hiện ủythác tư pháp về dân sự.

“Điều 44 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQHI4 ngày 30/12/2016 của Uy ban thường vụ Quốc hội quy

Trang 35

Khi tiến hành thủ tục UTTP về dân sự, tòa án tiễn hành thủ tục gửi hồ sơ

UTTP theo đúng quy định tại Điều 14 của Luật TTTP Theo đó, tòa án, cơ quan

có thâm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thâm quyền của nước ngoài UTTP về dân sự phải lập hồ sơ ủy thác theo quy định tại Điều 11 của Luật

TTTP va gửi cho Bộ Tư pháp.

> Trình tự, thu tục nhận và gửi hô sơ UTTP về dân sự tại Bộ Tư pháp

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ UTTP của

Việt Nam, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào số hồ sơ UTTP, kiểm tra tính hợp lệ của hé sơ.

- Trường hợp hồ sơ UTTP day đủ và hợp lệ thì thực hiện một trong các thủ tục sau: (i) Chuyên hồ sơ qua kênh tống đạt chính hoặc cho cơ quan có thâm quyền nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó

là thành viên; (ii) Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao để chuyên qua đường ngoại

giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc chưa thỏa thuận về áp dụng nguyên tắc có đi có lại; (iii) Tống đạt giấy tờ qua kênh ngoại giao gián tiếp,

kênh lãnh sự gián tiếp theo đề nghị của cơ quan có thâm quyền yêu cầu UTTP

của Việt Nam hoặc trong trường hợp không thể chuyển qua kênh tống đạt chính - Trường hợp hồ sơ UTTP không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ UTTP cho cơ quan đã gửi hồ sơ UTTP và nêu rõ lý do (Điều 13

Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC).

> Trinh tự, thu tục nhận, gửi hô sơ UTTP về dân sự tại Bộ Ngoại giao

và cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài

Khi nhận được hồ sơ UTTP do Bộ Tư pháp chuyên đến: Bộ Ngoại giao có

trách nhiệm vào sô hồ sơ UTTP của Việt Nam và chuyên hồ sơ cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong thời han 05 ngày làm việc kế từ ngày

nhận được hỗ sơ UTTP do Bộ Tư pháp chuyền đến.

Trang 36

Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm vào số hỒ sơ UTTP của Việt Nam và chuyền hồ sơ UTTP cho co quan có thâm quyền nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày nhận được hồ sơ UTTP.

Việc thực hiện tống đạt theo kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp theo Công ước tống đạt cho công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài nếu nước đó không phản đối hoặc pháp luật nước đó cho phép thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao (Điều 14 Thông tư liên tịch số

d Xử lý kết quả UTTP tại các cơ quan có thẩm quyên yêu cau UTTP của

Việt Nam

Theo Điều 16 Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG, việc xử lý

kết quả UTTP dé giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tô tụng

dân sự Điều 477 BLTTDS năm 2015 quy định về cách xử lý của tòa án trong

các trường hợp cụ thé khi nhận được kết quả tống đạt văn bản tố tụng của tòa án

cho đương sự ở nước ngoài.

2.1.2 Tong đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên

Các Hiệp định TTTP và Công ước tống đạt điều chỉnh van dé cơ bản sau: a Cơ quan đầu moi thực hiện wy thác tư pháp

Các điều ước quốc tế đều quy định các quốc gia thành viên có nghĩa vụ chỉ định cơ quan trung ương để tiếp nhận yêu cầu tống đạt từ quốc gia thành

viên khác, thực hiện các yêu cầu tống đạt Ở Việt Nam, cơ quan trung ương (đầu

mối) của phía Việt Nam thực hiện UTTP về dân sự nói chung, UTTP tống đạt

giấy tờ nói riêng là Bộ Tư pháp Luật TTTP quy định Bộ Tư pháp là đầu mối

tiếp nhận, chuyên giao, theo dõi đôn đốc thực hiện UTTP về dân sự gồm cả các yêu cầu UTTP của cơ quan thâm quyền Việt Nam gửi đi nước ngoài và các yêu cầu UTTP của nước ngoài gửi đến Việt Nam.

b Các kênh tổng đạt giấy tờ ra nước ngoài Thr nhất, kênh tông đạt qua cơ quan trung ương

Trang 37

Theo kênh tống đạt qua cơ quan trung ương, UTTP tống đạt giấy tờ của

SƠN x ` 2S 3

Việt Nam ra nước ngoài thực hiện như sau >.

Co quan Bo Tu Co quan Co quan

có thâm ‘| pháp Việt ‘| trung ương có thâm quyền quyền lập hồ |« Nam |& - củanước |& -| thực hiện của

sơ của Việt (2) được yêu cầu nước được yêu

Ghi chú: Gửi hồ sơ đi:

Trả kết quả:

-Đối chiếu các quy định và quy trình tống đạt giấy tờ tại các Hiệp định

TTTP đang có hiệu lực của Việt Nam với quy định của Công ước tống đạt, có thê thấy, Hiệp định TTTP tương đồng với quy định của Công ước tống đạt đối

với kênh tống đạt qua cơ quan trung ương.

b Các kênh tong dat thay thé, bổ sung

Hiệp định TTTP không quy định về các kênh tong đạt này Các kênh tong

đạt thay thế, bé sung được quy định trong Công ước tống đạt (Điều 8 đến Điều

11) gồm:

(i) Tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài thông qua co quan ngoại

giao, lãnh sự (Điều 8);

(ii) Tống dat cho co quan thâm quyén của nước được yêu cầu thông qua

cơ quan ngoại giao, lãnh sự (Điều 9);

(iii) Tống đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài qua đường bưu điện

(điểm a Điều 10);

? Tài liệu sơ bộ hướng dẫn thực hiện Công ước tống đạt tại Việt Nam, trang 26

Trang 38

(iv) Tống dat từ nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thâm quyền của nước yêu cầu trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm b Điều 10);

(v) Tống dat từ bất kỳ cá nhân nào có liên quan trong thủ tục t6 tụng trực tiếp qua nhân viên tư pháp, cán bộ hoặc người có thẩm quyền của nước được yêu cầu (điểm c Điều 10);

(vi) Các kênh tống đạt khác mà các nước thành viên chấp nhận (Điều 11) Cần lưu ý là việc tống đạt qua kênh thay thế có thể bị phản đối Tuy nhiên, việc phản đối kênh thay thế phải được nêu ngay từ đầu khi gia nhập Công ước Kênh tống đạt chính và kênh tống dat thay thế, kênh tống đạt bổ sung đều có giá trị pháp lý như nhau Công ước tống đạt không đưa ra bat kỳ ưu tiên, hoặc thứ bậc nào cho các kênh tống đạt này Các quốc gia tham gia Công ước tống đạt có quyên lựa chọn sử dụng kênh tống đạt nào mà họ thấy rằng phù hợp với điều kiện của quốc gia mình.

c Về h sơ ủy thác tư pháp

Các Hiệp định TTTP đều quy định rõ và chỉ tiết các nội dung cần có trong

van ban UTTP, yêu cầu về tính xác thực của giây tờ UTTP tống đạt; ngôn ngữ

trong UTTP Về ngôn ngữ của các giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu tong đạt ngoài

văn bản theo ngôn ngữ của nước yêu cầu thì các hiệp định đều quy định cần kèm theo bản dịch sang ngôn ngữ của nước được yêu cầu.

d Chi phí thực hiện uy thác tu pháp

Các Hiệp định T TP quy định các bên chịu chi phí thực hiện tương trợ tu pháp phát sinh trên lãnh thổ nước mình, trừ những yêu cau đòi hỏi các chi phi có tính chất bất thường Các quy định này tại các Hiệp định về cơ bản phù hợp

với quy định của Công ước tống đạt Công ước quy định về chỉ phí tống đạt tại Điều 12 Theo đó, việc thực hiện tống đạt giấy tờ tư pháp của các nước ký kết

là miễn phí Đây là nguyên tắc truyền thống trong quan hệ tương trợ tư pháp.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc thu phí thực hiện tống đạt giấy to của các nước

Trang 39

thành viên nhìn chung được chia thành ba cách thức””: The nhất, không thu phí đối với tống đạt giấy tờ trừ trường hợp đặc biệt hoặc yêu cầu tống đạt theo phương thức cụ thé 7 hai, đưa ra một mức phí cô định cho các loại tống đạt giấy tờ trong phạm vi của Công ước tong đạt Ti? ba, đưa ra mức giá sàn.

e Xác nhận việc tong dat tai liéu

Cac Hiép dinh TTTP về cơ ban đều có quy định về xác nhận việc tống đạt giấy tỜ, với các yêu cầu cụ thể về hình thức, nội dung của văn bản xác nhận Quy định này tại các Hiệp định TTTP về cơ bản phù hợp với quy định của Công ước tống đạt.

2.2 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ở một số nước là thành viên của Công ước tống đạt và bài học kinh nghiệm cho Việt

2.2.1 Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài trong lĩnh vực dân sự ở một số nước là thành viên của Công ước tong dat

2.2.1.1 Tong đạt giấy tờ ra nước ngoài ở Pháp

Ở Pháp, UTTP nói chung và UTTP tống đạt giấy tờ nói riêng được quy định ở pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Pháp là thành viên Ngoài

nguồn văn bản luật thì án lệ cũng được coi là nguồn của tư pháp quốc tế ở nước này.

a UTTP vẻ tong đạt giấy tờ ra nước ngoài theo pháp luật trong nước

Ở Pháp, tương trợ tư pháp được quy định tại Luật số 2004 - 204 ngày 10/3/2004 (thiên X) và BLTTDS.

Theo các văn bản trên, tống đạt giấy tờ bao gồm: Tống đạt giấy tờ của

Pháp ra nước ngoài và tống đạt giấy tờ của nước ngoài trên lãnh thổ của Pháp.

- Về tong đạt giấy tờ ra nước ngoài

®ThS Phạm Hồ Hương, chuyên đề 13: “Kinh nghiệm quốc tế về gia nhập, thực hiện Công ước La hay vềtống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại”, đề tài nghiêncứu khoa học cấp cơ sở: “Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế - Một số vấn dé lí luận và thực tiễn”, Trường Dai

học Luật Hà Nội, tháng 01/2016.

Trang 40

Tống đạt giấy tờ ra nước ngoài là việc tống đạt các giấy tờ liên quan đến một vụ việc được tòa án Pháp giải quyết và người được tống đạt đang cư trú ở nước ngoài Theo BLTTDS Pháp, các thủ tục bắt buộc phải được thực hiện trên lãnh thé Pháp trước khi tiến hành tống dat ra nước ngoài Thủ tục này được quy

định tại Điều 688 BLTTDS Theo Điều 688, các thủ tục tố tụng vẫn phải thực

hiện đầy đủ ngay cả khi đương sự cư trú tại Pháp nhưng được hưởng quyền

miễn trừ Tuy nhiên, có thé không cần tiến hành các thủ tục này nếu đương sự

mặc dù cư trú ở nước ngoài nhưng đang lưu trú ngắn ngày ở Pháp hoặc đã lựa chọn trước nơi cư trú trên lãnh thé Pháp.

Theo quy định tại Điều 693 BLTTDS Pháp, việc tong dat duoc coi là là đã

thực hiện ké từ ngày giấy tờ được giao cho Viện công tố.

- Về tong đạt giấy tờ của nước ngoài trên lãnh thé của Pháp.

Việc tống đạt giấy tờ của nước ngoài turén lãnh thé của Pháp được quy định trong BLTTDS từ Điều 688-1 đến Điều 688-8 Việc tống đạt giấy tờ của nước ngoài trên lãnh thé của Pháp được thực hiện băng hai con đường: Thứ

nhất, thông qua cơ quan cảnh sát hoặc quân cảnh Thứ hai, do thừa phát lại có thâm quyên theo phạm vi lãnh thé thực hiện.

Như vậy, ở Pháp, việc tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại của Pháp ra nước ngoài và tống đạt giấy tờ của

nước ngoài trên lãnh thổ Pháp, Pháp sử dụng rất hữu hiệu lực lượng thừa phát lại Đây chính là việc xã hội hóa hoạt động tống đạt giấy to.

Pháp luật của Pháp quy định thừa phat lại thực hiện tống đạt giấy tờ theo

các phương thức tống đạt sau được coi là hợp lệ:

Thứ nhất, thừa phát lại tống đạt trực tiếp đến tận tay người được tống đạt Đây là biện pháp ưu tiên nhất và đơn giản nhất Pháp luật chỉ quy định thừa phát lại phải nỗ lực hết mình dé trao tận tay cho người người được tông đạt mà không

ràng buộc bởi số lần thừa phát lại phải thực hiện dé trao tận tay cho họ.

Tứ hai, giao cho người đang có mặt tại nơi cư trú của người được tống

đạt, người này có thé là thành viên gia đình hoặc một người bạn sông chung với

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN