1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

103 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Tác giả Hoàng Thị Huế
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Hiền Phương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,6 MB

Nội dung

Với mong muốn góp phần làm cho pháp luật về ATVSLĐ thực hiện được sứ mệnh của mình trong bảo vệ con người, coi con người là tài sản quý giá nhất, là động lực, mụctiêu của mọi hoạt động l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOANG THỊ HUE

TREN DIA BAN HUYEN GIA LAM THANH PHO HA NOI

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOANG THỊ HUE

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYEN HIẾN PHƯƠNG

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công

bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận văn đảmbảo về tính chỉnh xác độ tin cậy và trung thực, được trích dan theo dung

quy dinh.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tinh chính xác và trung thực của Luận

văn nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Hoàng Thị Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Pháp luật về an toàn VSLD và thực tiễnthực hiện tai các doanh nghiệp trên dia bàn huyện Gia Lâm, thành pho Hà Nội”, tôi

đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè Tôi xin

chân thành cảm ơn đến tập thể các thầy, cô cán bộ, giảng viên trường Đại học Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Hiền Phương đã tận tìnhhướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và nghiên cứu luận văn

Trang 5

Chuong 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE AN TOAN VE SINH LAO

ĐỘNG VA PHAP LUAT VE AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG 9

1.1 Khai quát về an toàn, vệ sinh lao động - 2-2 2 z+czzczzce2 91.1.1 Khái niệm về an toàn, vệ sinh lao động -¿-5¿©++2s++cxz+zx+zxez 91.1.2 Đặc điểm an toàn vệ sinh lao GONG - G SH net 121.2 Khái quát về pháp luật an toàn vệ sinh lao động - 15

1.2.1 Khai niệm pháp luật an toàn vệ sinh lao động - -++-<<<x+s+2 15

1.2.2 Nguyên tắc của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động . - 18

1.2.3 Vai trò của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động -. ‹++-<<<<++s+2 21

1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động 221.3.1 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dung lao

động và các chủ thé khác trọng việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động 221.3.2 Các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho

NGUWOI LAO (0:10 107 4-5 24

1.3.3 Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - 2:2 52252 24

1.3.4 Thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 25

1.4 So lược về sự hình thành và phát triển của pháp luật về an toàn,

vệ sinh lao động ở Việt Nam - Q ng ng HH re 26

Kết luận chương 1 -2- - 2+S<eEE£EES2EE2EEEEEEEE2112112717171121111 111.11 cre 28

Chương 2: THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE AN TOÀN, VỆ

SINH LAO DONG VÀ THUC TIEN THUC HIỆN TẠI CÁCDOANH NGHIỆP TREN DIA BAN HUYỆN GIA LAM, THÀNHPHO HA NỘII - 22-22 2S E2 1 211271127121171121112112111 1 xe 29

11

Trang 6

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao d6ng 292.1.1 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dung lao

động và các chủ thê khác trọng việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động 30

2.1.2 Các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho

§14)6U8I-190510)112 2010007 3đ 37

2.1.3 Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp . ¿2-5 5552552 40

2.1.4 Thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động 43

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại các

doanh nghiệp trên dia bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 46

2.2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm, thành phố

Hà Nội tac động đến việc thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 46

2.2.2 Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao

động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phó Hà Nội 482.2.3 Một số hạn chế từ thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao

động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm Thành phó Hà

NOi Va NQUYEN NAN 01777 61

Kết luận chương 2 o ecceccecceccecccsccsesssssesvessescsessessesscsscsucsvssessessesucsucsvssssessesseesesseaee 72

Chương 3: MỘT SÓ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUÁ THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE AN TOÀN VE SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LAM, THÀNH PHO HÀ NỘI 2- 52-552 73

3.1 _ Yêu cầu hoàn thiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động 73

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 77

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật an toàn vệ

sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm thành

phố Hà Nội ccc G52 SH TETỀ 1211211211 2111111211211011 21111111111 11c 82Kết luận chương 3 2-52 2S E9 1211211215 2171111111111 2111.1111111 tre 89

KET LUẬN 2-52 5S EES2E2112112712212112112T1 1121121111111 11 111111 Eerre 90DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢÁO - 2-22 s22 E+2E£+£E£+EEezExerrssree 92

iV

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

ATLĐ An toàn lao động

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

BHLĐ Bảo hộ lao động

BLLĐ năm 2019 Bộ luật lao động năm 2019

BNN Bệnh nghề nghiệp

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

ILO Tổ chức lao động quốc tế

Luật ATVSLD năm 2015 | Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 NLĐ Người lao động

NSDLĐ Người sử dụng lao động

TNLĐ Tai nạn lao động

VSLĐ Vệ sinh lao động

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tàiLao động là một phạm trù lịch sử vĩ đại, chứng minh sự phát triển của xãhội loài người, là mối dây liên hệ bền bỉ, vững chắc giữa các cá nhân con người

để tạo nên một nhóm, một doanh nghiệp, một cộng đồng, rộng hơn là quốc gia và

các mối quan hệ quốc tế lấy hoạt động lao động sản xuất làm nên tàng Về mặt xãhội, lao động là môi trường sáng tạo ra cái mới, đóng góp vào sự tiến bộ của xãhội và thúc đây sự phát triển của xã hội loài người Do đó, những côngtrìnhnghiên cứu về mảng lao động luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoahọc trên nhiều lĩnh vực khác nhau

Lao động dé sản xuất ra của cải, vật chất, đó là mục tiêu cốt lõi Tuy nhiên,

của cải, vật chất hay bắt cứ lợi ích nào có được từ hoạt động lao động cũng là dé

phục vụ con người, đảm bao cho NLD có được một đời sông tốt, được thụ hưởng

đầy đủ các quyền và lợi ích cũng như nhu cầu thiết yếu của mình trên cả hai khíacạnh vật chất và tinh thần muốn vậy, NLĐ phải có một môi trường làm việc đảmbảo an toàn trên phương điện y tế và các tiêu chuẩn lao động nói chung An toàncho chính bản thân mình và những người xung quanh, đó mới là cơ sở vững chắc

cho hoạt động lao động của một xã hội, một Nhà nước văn minh, và đó thực sự

mới là lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao

Con người luôn được xem là nhân t6 quan trọng nhất trong bat kỳ xã hộinào., sức lao động của con người là nguồn lực vô cùng quý giá dé thúc day sự

phát triển của đất nước Thực tế cho thấy ở đâu có hoạt động lao động, sản xuất

thì ở đó phải tiễn hành các hoạt động nhằm đảm bảo ATVSLĐ, hạn chế tối đa cácyếu tô nguy hiểm, độc hại trực tiếp tác động hoặc có nguy cơ tác động tiêu cựcđến sức khỏe, tính mạng của NLĐ, góp phần ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp xảy ra Đề thực hiện được mục tiêu đó không thể thiếu sự can thiệpcủa Nhà nước thông qua các công cụ quản lý của mình Vì vậy, xây dựng thể chếpháp luật về an toàn, VSLĐ là nhiệm vụ mục tiêu, tiên quyết của mỗi quốc gia,

nhât là trong giai đoạn hội nhập quôc tê hêt sức sâu rộng và xuât khâu, liên kêt

Trang 9

lao động đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.

Ở nước ta, Luật An toàn, VSLĐ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khóa 13 thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực ké từ ngày01/7/2016 cơ bản đã có sự điều chỉnh tương đối hoàn thiện các van đề liên quanđến an toàn, VSLĐ trong bối cảnh và điều kiện, môi trường lao động của nước tatại thời điểm ban hành Qua gần 5 năm triển khai, Luật đã đi vào thực tiễn cuộcsông, phát huy những hiệu qua nhất định, thúc day lao động, sản xuất và pháttriển đất nước Trong những năm gan đây, thế giới đang được chứng kiến sự giatăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) dé thiết lập các khuvực thương mại tự do Ngày 08 tháng 3 năm 2018, Việt Nam tham gia ký kếtHiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTCPP) đếnngày 30/6/2019 Việt Nam ký kết và tham gia Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam - Liên minh châu Âu (EVFTA) trong các Hiệp định đã khẳng định lại việctôn trọng, thúc đây và thực hiện có hiệu quả 4 tiêu chuẩn lao động cơ bản theoTuyên bố năm 1998 của ILO bao gồm quyền tự do liên kết và thương lượng tậpthể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ các hình thứcphân biệt đối xử trong lao động Xuất phát từ những yêu cầu thực hiện cam kếtquốc tế thì Việt Nam phải từng bước nội luật hóa để phù hợp với những cam kết

quốc tế Vì vậy, để đạt được những mục tiêu cao hơn, hướng tới bảo vệ con người

nói chung, NLD nói riêng, việc nghiên cứu những van dé bat cập, bố sung nhữngvan đề còn bỏ ngỏ, sửa đổi những quy định chưa thống nhất là hết sức cần thiết

Có thé thay năm 2020 là năm thực hiện tổng kết 15 thực hiện Nghị quyết

số 48NQTW ngày 25/5/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm

2020 Theo đánh giá, hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện cả về nội

dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thị,công khai, minh bach, thé hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dan dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng Sản Việt Nam Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của pháp luật với vai

Trang 10

trò là công cụ quản lý Nhà nước và xã hội, công cụ đề Nhân dân làm chủ, kiểm

tra và giám sát quyền lực Nhà nước thì cần chỉ ra những điểm còn bắt cập, hạn

chế của hệ thống pháp luật nói chung, của công tác xây dựng và tổ chức thi hành

pháp luật nói riêng, làm rõ nguyên nhân của những thành công cũng như những

bắt cập, hạn chế đó.

Huyện Gia Lâm cửa ngõ phía đông của thành phố Hà Nội Trong đó có các

khu công nghiệp tập trung lớn và các vùng phát triển đô thị thuận lợi đồng thời

nằm trong vùng có dự án phát triển sinh thái, bảo vệ môi trường Trong nhữngnăm gần đây Gia Lâm hiện có rất nhiều các dự án đầu tư, các khu công nghiệpngày càng nhiều thu hút một lượng lớn NLĐ địa phương và các vùng lân cậntham gia vào quá trình lao động sản xuất đặc biệt trong quá trình xây dựng cơ sở

ha tang từng bước chuyển mình lên quận vì vậy công tác ATVSLD tại các doanhnghiệp trên địa bàn cần được chú trọng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tối đanhất các vụ vi phạm và tai nạn lao động Cùng với sự phát triển mạnh mẽ củahoạt động sản xuất các hoạt động bao đảm ATVSLD chưa được quản lý một cáchhiệu quả, tai nan lao động ngày một gia tăng Mat ATVSLĐ để lại hậu quảnghiêm trọng về tính mang và sức khỏe của NLD, gây thiệt hại về tài sản củadoanh nghiệp và của Nhà nước và gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội Với mong

muốn góp phần làm cho pháp luật về ATVSLĐ thực hiện được sứ mệnh của mình

trong bảo vệ con người, coi con người là tài sản quý giá nhất, là động lực, mụctiêu của mọi hoạt động lao động, sản xuất hưởng tới sự phát triển bền vững của

mỗi quốc gia, dân tộc, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật vỀ an

toàn VSLĐ và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia

Lâm thành phố Hà Nội" để làm luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có nhiều công trình của nhiều nhà nghiên cứu đăng trên các báo, tạpchí khoa học về vấn đề hoàn thiện pháp luật về ATVSLĐ trong giai đoạn hiệnnay Pháp luật về giải quyết các vẫn đề về ATVSLĐ đối với NLĐ đã được hìnhthành từ rất sớm ở các nước dang phát triển và được thé hiện ở nhiều công ước

Trang 11

quốc tế của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Tại Việt Nam, các quy định về ATVSLĐ

được thé hiện trong BLLĐ, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và hiện nay là Luật

ATVSLĐ Tuy nhiên, việc giải quyết các chế độ liên quan đến ATVSLĐ mới chỉ

được nhìn nhận và xem xét dưới góc độ coi như một giải pháp nhằm giảm thiểu thiệthại, hậu quả trong quá trình lao động Các nghiên cứu liên quan đến bản chất pháp lý,các tiêu chí rõ ràng dé giải quyết các chế độ liên quan trực tiếp đến NLD chưa nhiều.Trong những năm gần đây, có một số bài báo khoa học, công trình khoa học đề cập tớimột số khía cạnh của ATVSLĐ đối với NLD nói chung như:

Trong Giáo trình Luật Lao động Việt Nam tái bản năm 2014 của Trường

Đại học Luật Hà Nội - Chương XIII về Bảo hộ lao động; Giáo trình Luật Laođộng tái bản năm 2016 của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh do TS.Đoàn Thị Phương Diệp chủ biên Chương 8 đã trình bày những vấn đề chung về

ATLĐ, VSLĐ bao gồm: Khái niệm, đặc điểm của ATLĐ, VSLĐ; Y nghia cua

việc quy định về ATLD va VSLD; Các nguyên tac của ATLD, VSLĐ; Quyền vànghĩa vụ về AT, VSLĐ của các chủ thể

Luận án Tiến sĩ: “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chỉ trả các

chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Chính, Trường Dai

học Kinh tế Quốc dân, năm 2010;

Luận văn thạc sĩ luật: “Quản ly nhà nước trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh

lao động theo pháp luật Việt Nam", của tac giả Nguyễn Thị Hải Yến, Đại họcQuốc gia Hà Nội, năm 2012;

Luận văn thạc sĩ luật: “Bảo hiển xã hội đối với tai nạn lao động theo Luật

bảo hiển xã hội 2014”, của tác giả Phạm Đài Trang, Học viện Khoa học Xã hội,

năm 2017;

Luận văn thạc sĩ luật “An toan lao động, vệ sinh lao động theo pháp luật

lao động Việt Nam” (2013) của tác giả Cần Thủy Dung

Luận văn thạc sĩ luật: “An todn lao động theo pháp luật Việt Nam, qua

thực tiễn tỉnh Quảng Trị ”,của Phạm Văn Bình, Trường Dai học Luật, Đại hoc

Huế, năm 2019

Trang 12

Luận văn thạc sĩ luật “Pháp luật vé an toàn, vệ sinh lao động qua thực

tiễn thực hiện tại ngành Giao thông vận tải” (2013) của tác giả Đoàn Thùy Dung

Hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2010 — 2015 và giai đoạn 2016 —

2017 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì cập nhật các chính sách

quốc gia, các văn bản pháp luật về ATVSLĐ, đồng thời phản ánh, đánh giá hoạt

động triển khai công tác ATVSLĐ, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

cũng như xu hướng, mục tiêu, tầm nhìn của công tác ATVSLD trong giai đoạn

tương ứng.

Một số bài đăng trên báo, tạp chí khác như: “Một số giải pháp dé hoànthiện pháp luật vỀ an toàn lao động tại Việt Nam” của tác giả Trần Trọng Đào

trên Tạp chí Nghề Luật (số 1/2013) phân tích thực trạng pháp luật va đưa ra một

số kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật hiện hành về ATLĐ, hay “Công đoàn đẩymạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động” của tác giảNguyễn Hiền trên Tạp chí Lao động và Xã hội (số 5350/2017) nêu lên vi trí,vai trò của Công đoàntrong công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật, kiến thức

về ATLĐ, VSLĐ, trong việc tô chức huấn luyện ATL, VSLD hiện nay;

Tuy nhiên, những công trình trên mới chỉ nghiên cứu về ATVSLD ở mộtkhía cạnh nhất định, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể

từ thực tiễn thực hiện pháp luật về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bànhuyện Gia Lâm, thành phô Hà Nội

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề lý luận vai trò, tầmquan trọng của pháp luật về ATVSLD trong giai đoạn hiện nay Bên cạnh đó, cáccông trình tập trung nghiên cứu, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng caoviệc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở từngngành, lĩnh vực, từng địa phương, đơn vị và từng thời điểm khác nhau, qua đógiúp cho việc học tập có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn và từng bước di vào cuộcsống, đồng thời gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng tập thé, cá nhân

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về thựctiễn thực hiện pháp luật về ATVSLD tai các doanh nghiệp trên địa bàn huyện GiaLâm, thành phố Hà Nội

Trang 13

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục dich của Luận văn là nghiên cứu những van dé lý luận về ATVSLĐ, pháp

luật ATVSLĐ và qua phân tích thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp trên địa bànhuyện Gia Lâm Thành phố Hà Nội, dé đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật về ATVSLĐ và nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu bối cảnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên thì Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, tập hợp và làm sáng rõ một số vấn đề lý luận về ATVSLĐ vàpháp luật về ATVSLĐ như khái niệm, đặc điểm của ATVSLD, sự cần thiết phảiđảm bảo ATVSLĐ, các nguyên tắc đảm bảo ATVSLĐ và các quy định của phápluật quốc gia hiện hành về ATVSLĐ

Thứ hai, b6 sung đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật hiệnhành về ATVSLD tai các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia lâm Thành phố

Hà Nội; rút ra nhận xét về những kết quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tai,

nguyên nhân của các tồn tại này trong quá trình áp dụng

Thứ ba, góp phần đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật vềATVSLD, đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luậttrong thực té trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật đã nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối trợng nghiên cứu

Trong phạm vi chuyên ngành đào tạo Luật kinh tế, luận văn chỉ nghiên cứuvan đề ATLĐ, VSLĐ dưới góc độ pháp luật, trong phạm vi pháp luật an toàn VSLDtại Việt Nam, cụ thé là các quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luậtViệt Nam hiện hành về ATVSLD và thực tiễn thực hiện trong phạm vi quan hệlao động được xác lập thông qua hợp đồng lao động những nội dung có tác độngtrực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của NLD, cụ thé 04 van đề: Quyền và nghĩa vu

Trang 14

của các chủ thé trong việc đảm bảo ATVSLD; phòng, chống các yếu tổ nguy

hiểm, có hại cho NLĐ; bảo hiểm TNLĐ, BNN và thanh tra, xử ly vi phạm trong

trong giai đoạn từ 2017 - 2021.

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu đề thực hiện Luận vănbao gồm:

Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt các

chương của luận văn, nhằm tìm hiểu các vấn đề lý luận, quy định của pháp luậthiện hành và thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về ATVSLĐ, các yêu cầucủa việc hoàn thiện quy định pháp luật cũng như kiến nghị hoàn thiện hệ thốngpháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật trên thực tế

Phương pháp thống kê: Chương 1 và Chương 2 của luận văn sử dụng phươngpháp thống kê đề cung cấp tình hình TNLĐ, BNN của nước ta trong những năm gầnđây, nhắn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo ATVSLD, đồng thời làm nồi bật kết quả đạt

được cũng như hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật hiện hành vềATVSLD trong các doanh nghiệp trên dia bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội

Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các

mục, các chương của luận văn nham đưa ra các dẫn chứng, số liệu minh họa làm

rõ các luận điểm trong từng nội dung của luận văn

Phương pháp tổng hợp: Sau quá trình thông kê, chứng minh, phân tích,

đánh giá, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp chủ yếu trong việc rút ranhững nhận định, đánh giá, đặc biệt được sử dụng nhiều để kết luận các chương

và kết luận chung của luận văn

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, học viên còn sử dụng phương pháp lịch sử, khái quát hóa, đê làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đê tài.

Trang 15

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn đã đề cập tương đối hệ thống và giải quyết khá toàn diện một

số nội dung cơ bản và tiêu biểu của ATVSLD và pháp luật về ATVSLD Cụ thểluận văn đã phân tích, làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc

điểm của ATVSLĐ, sự cần thiết phải đảm bảo ATVSLĐ, nguyên tắc đảm bảoATVSLD cũng như nội dung cơ bản của pháp luật về ATVSLD Từ đó, tạo lậpkhung cơ sở làm căn cứ cho việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thi hành pháp

luật về ATVSLD

Bên cạnh đó, luận văn đã tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá

một cách khách quan về thực trạng thực hiện pháp luật hiện hành, chỉ rõ những

kết quả đạt được những hạn chế, nguyên nhân trong quá trình thực thi pháp luậtnói chung, tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm Thành phố Hà Nộinói riêng nhằm đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như giải

pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về ATVSLĐ trong thời gian tới

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thé được sử dụng trong hoạt động

nghiên cứu khoa học và đảo tạo tại các cơ sở đào tạo luật trong nước.

7 Kết cầu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo va phụ lục, nội

dung luận văn gồm 3 chương

Chương 1 Một số van đề lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật

an toàn vệ sinh lao động.

Chương 2 Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp

luật an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Gia

Lâm, Thành phố Hà Nội

Chương 3 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bànhuyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE AN TOÀN VỆ SINH LAO DONG

VA PHAP LUAT VE AN TOÀN, VỆ SINH LAO DONG

1.1 Khai quat vé an toan, vé sinh lao dong1.1.1 Khái niệm về an toàn, vệ sinh lao độngTrong quá trình làm việc, con người luôn phải chịu tác động của điều kiện

lao động tiềm ân những rủi ro có thể gây ra tai nạn lao động, thậm chí là tử vong

ATLĐ và VSLĐ là hai phạm trù không thê tách rời trong quá trình lao động tạo

ra sản phẩm đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe nghề nghiệp cho NLD Débảo vệ con người một cách tốt nhất, từng phạm trù phải được thực hiện một cáchhiệu quả, và trước hết, ATVSLĐ phải được đảm bảo dé phong tranh tai nan laodong, BNN Trên bình diện quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã xây

dựng nhiều Công ước, Khuyến nghị liên quan đến ATVSLĐ như Nghị định thư

năm 2002, Công ước số 155 về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 1981,Công ước số 148 về môi trường làm việc năm 1977, Công ước số 167 về an toàn

và VSLĐ trong ngành xây dựng năm 1988 Trong các văn bản này, ILO không

đưa ra khái niệm cụ thé nào về an toàn VSLĐ mà thông qua các nội dung khác dé

có cách hiểu toàn diện về hoạt động an toàn VSLĐ Theo định nghĩa “sức khỏe”

tại Công ước số 155 về an toàn lao động, VSLĐ và môi trường lao động, “sức

khỏe, liên quan đến công việc, không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà cònbao gom cả các yếu tô vé thé chất và tinh than có tác động đến sức khỏe và cóliên quan trực tiếp đến an toàn va VSLĐ” [18] Tại định nghĩa chung về sức khỏenghề nghiệp giữa ILO va WHO được thông qua bởi Ủy ban về sức khỏe nghềnghiệp tại phiên họp đầu tiên vào năm 1950, được sửa đổi tại kỳ họp thứ 12 trong

năm 1995, sức khỏe nghề nghiệp phải đạt được ba mục tiêu khác nhau: (i) duy trì

và nâng cao sức khỏe NLD và khả năng lao động; (ii) cải thiện môi trường làm

việc để việc làm trở thành an toàn và có lợi cho sức khỏe; (iii) Phát triển văn hóa

làm việc theo hướng đảm bảo sức khỏe va an toàn tai nơi làm việc, khi dat được

Trang 17

các yếu tố trên sẽ thúc đây một môi trường xã hội tích cực, hoạt động trơn tru và

có thé nâng cao năng suất lao động [10, tr.26] Từ các nội dung trên có thé thấy,

dé có sức khỏe nghề nghiệp, hoạt động ATVSLD sẽ phải tuân thủ các yêu cầu về

ATVSLD theo đúng quy định của pháp luật và việc tuân thủ này là trách

nhiệm và nghĩa vụ của NSDLĐ, đồng thời, NLD cần được chi đạo và cam kếtthực hiện các hoạt động ATVSLD cũng như được tạo điều kiện dé thiết lập hệthống ATVSLD tại cơ sở

Bên cạnh các tô chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đều mong muốnxây dựng một xã hội phát triển bền vững thông qua việc tạo dựng môi trường làmviệc an toàn và lành mạnh, cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe và cơ hội việc làm, cảithiện đời sống và sức khỏe cho NLD Có thé kế đến một số quốc gia tiêu biểu, điđầu trong việc nghiên cứu chính sách về an toàn VSLĐ nhằm đảm bảo sức khỏe

và tính mạng của NLD, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cu thé:

Tại Mỹ, Luật An toàn và sức khỏe nghề nghiệp năm 1970 (Chapter 15 Occupational safety and Health) không đưa ra khái niệm về an toàn VSLD màđịnh nghĩa về “tiêu chuẩn về ATLD va sức khỏe nghề nghiệp”, theo đó, các tiêuchuẩn này yêu cầu phải có điều kiện, được thừa nhận, sử dụng một hoặc nhiềuphương tiện, phương pháp, quy trình hợp lý, cần thiết, thích hợp để cung cấp một

-công việc và môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Tại Nhật Bản có hai đạo luật tiêu biểu cho chính sách chăm sóc, bảo vệ an

toàn, sức khỏe của NLĐ là Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp và Luật Tiêu

chuẩn lao động Tuy không có định nghĩa thế nào là an toàn VSLĐ nhưng Luật đã

đề ra những trường hợp NLD bị thương, bệnh tật hoặc thiệt hại về tính mạng vì cáccông trình, thiết bị, khí, hơi hay nguyên vat liéu, trong lao động hoặc do công việc

yêu cầu sự có mặt của NLĐ; hệ thống các tiêu chuẩn phòng ngừa yếu tô nguy hiểm

tại nơi làm việc; trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động Mục đích của

những đạo luật này nhăm đảm bảo an toàn và sức khỏe của NLD ở noi làm việc,cũng như dé tạo ra môi trường làm việc thoải mái bang cách thúc đây các biện pháp

phòng ngừa tai nạn lao động một cách toàn diện và có hệ thống.

10

Trang 18

Hay ở Hàn Quốc, các nhà xây dựng pháp luật không đưa ra một định nghĩa

cụ thé về an toàn VSLĐ mà trực tiếp đưa ra những quy định về TNLD, bệnh nghềnghiệp với mục đích duy trì và thúc đây môi trường làm việc an toàn cho NLDthông qua việc phòng ngừa tai nạn lao động, BNN bằng cách xây dựng và đảmbảo thực hiện những tiêu chuẩn về ATLĐ và sức khỏe lao động

Tại Việt Nam, để bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe của NLD, đồng thờithực hiện thông lệ quốc tế, Nhà nước đã xây dựng hệ thống các quy định về

ATVSLĐ, tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, ATVSLD lại được ghi nhận ở một mức độ khác

nhau Trước đây, ATVSLD được quy định là một bộ phận nhỏ trong chế định BHLĐ,

theo đó:

Bảo hộ lao động bao gồm tổng thé các quy phạm pháp luật do Nhànước ban hành, xác định các điều kiện lao động an toàn và vệ sinh cótính chất bắt buộc, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắcphục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao độngnhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cach NLD [14, tr.423]

Theo nghĩa rộng, BHLĐ là tổng hợp các quy định về việc bảo vệ NLD khitham gia quá trình lao động, nhằm đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của NLĐ.Theo nghĩa hẹp, BHLD được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến

việc đảm bảo ATLĐ, VSLĐ và các chế độ lao động khác nhằm bảo vệ nhân cách

của NLD Dé tránh những cách hiểu không thống nhất về thuật ngữ “BHLĐ”, kếthừa Bộ luật lao động năm 1994, Bộ luật lao động năm 2012 đã thay đôi tên gọicủa các chế độ BHLĐ thành pháp luật về an toàn lao động, VSLĐ [14, tr.424-

425] Dù ban hành muộn hơn các nước phát triển trên thé giới cho đến thời điểm

hiện tại từ khi Luật ATVSLĐ năm 2015 ra đời, nhưng đã phần nào đáp ứng được

yêu cầu của luật chuyên ngành trong việc bao đảm an toàn, sức khỏe cho NLD

Theo đó, Luật ATVSLĐ năm 2015 đã định nghĩa một cách chi tiết những thươngton mà điều kiện lao động tác động xấu toi NLD Cụ thé:

TNLĐ là tai nạn gây ton thương cho bat kỳ bộ phận, chức năng nào

của cơ thể hoặc gây tử vong cho NLĐ, xảy ra trong quá trình lao động,

11

Trang 19

gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động và Bệnh nghềnghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp

tác động đối với NLD [22, Điều 3, Khoản 8, 9]

Đề hạn chế được những tác động xấu này, một trong những nhiệm vụ ưutiên hàng đầu là công tác ATVSLD phải được nâng cao và thực hiện có chất

lượng.

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tốnguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với

con người trong quá trình lao động còn VSLĐ là giải pháp phòng

chống tác động của yếu tô có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏecho con người trong quá trình lao động [22, Điều 3, Khoản 2 - 3 ]

Đây là một chế định pháp luật tập hợp các quy phạm pháp luật quy địnhcác biện pháp phòng, tránh những sự cố có khả năng gây nguy hai cho con ngườitrong quá trình lao động cũng như biện pháp khắc phục hậu quả TNLĐ, BNN vàcải thiện điều kiện lao động cho NLD

Trong phạm vi của luận văn này, “ATVSLD là tổng thể các biện pháp đảmbao cho NLD được làm việc trong một điều kiện an toàn, không phải đối mặt vớibat kỳ mỗi nguy hại nào về tính mạng, sức khỏe, đông thời duy trì tốt khả năng

làm việc lâu dài của NLD”.

1.1.2 Đặc diém an toàn vệ sinh lao độngATLĐ, VSLĐ mặc dù là 2 phương diện có sự khác nhau nhất định nhưng

lại luôn song hành cùng nhau và cùng hướng tới bảo vệ sức khỏe, tính mạng của

NLD Hoạt động đảm bảo ATLĐ, VSLD có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, ATLĐ, VSLĐ gắn liền với khoa học, kỹ thuật

Đây là tính chất rất cơ ban, vì mọi hoạt động, biện pháp nhằm hạn chế,

loại trừ các yếu tố gây nguy hiểm, độc hại đều xuất phát trên cơ sở nghiên cứu

khoa học và được thực hiện bằng các giải pháp kỹ thuật, ứng dụng khoahọc công nghệ Các hoạt động điều tra, phân tích điều kiện lao động, khảo sát,

đánh giá ảnh hưởng của các yêu tô độc hại đên sức khỏe NLD, nghiên cứu các

12

Trang 20

giải pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh trong từng công việc cụ thể đều là những

hoạt động khoa học, sử dụng các công cụ, phương tiện kỹ thuật và do cán bộ

khoa học kỹ thuật thực hiện Đồng thời, cũng từ các phát minh, ứng dụng kỹ

thuật ma NLD được trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết, các thiết bị vệ

sinh trong lao động.

Mặt khác, có thé thay dé đảm bảo an toàn VSLD thì NSDLĐ cần phải tuânthủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATLD, VSLĐ Đây là những tiêu chuân được xâydựng trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá yêu cầu an toàn, vệ sinh tối thiêu

đối với từng ngành nghề, từng cơ sở sản xuất, do các cán bộ khoa học đảm nhiệm và

có tính bắt buộc chung mang tính quốc gia hoặc trong phạm vi ngành Theo quy định

hiện hành, các bộ, ngành chức năng có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc ban

hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ Bên

cạnh đó, trong quá trình cải tiến, lắp đặt các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản

xuất, các doanh nghiệp cũng cần chú ý tới những yếu tố an toàn, vệ sinh mang tính

kỹ thuật như: khoảng cách an toàn, biện pháp xử lý sự cố

Do vậy, muốn thực hiện tốt công tắc an toàn VSLD thi Nhà nước phải tổchức nghiên cứu khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ gắn với việc cải tiến trang thiết

bị, kỹ thuật, công nghệ sản xuất Những vấn đề về kỹ thuật lao động, cải thiện

môi trường làm việc cần được đưa vào chương trình hoạt động thường xuyên và

huy động đông đảo cán bộ, kỹ sư và NLD tham gia ở cấp cơ sở

Thứ hai, các yêu cau về an toàn lao động, VSLĐ mang tính pháp lý vàđược thể chế hóa thành pháp luật

Điều đó thể hiện ở việc, muốn các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biệnpháp mang tính tô chức và xã hội về ATLD, VSLD được thực hiện phải thé chế

hóa thành các quy định của pháp luật, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định,

hướng dan dé buộc các cấp quản lý, các tổ chức và cá nhân nghiêm túc thực hiện.Đồng thời, các cơ quan nhà nước có thâm quyền phải tiến hành thanh tra, kiếmtra thường xuyên, phát hiện và phải xử lý nghiêm minh mọi vi phạm nhằm đảmbảo hiệu quả thiết thực của công tác an toàn VSLĐ Tính pháp lý còn thể hiện ở

13

Trang 21

chỗ, tất cả các quy định về ATLĐ, VSLĐ bao gồm các quy định về kỹ thuật, quy

định về tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các tô chức, cá nhân, các chính sách,

chế độ đảm bảo ATVSLĐ đều là những văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc

nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của NLĐ Đặc biệt, có những tiêu chuẩn kỹthuật an toàn như: thiết bị bảo hiểm, khoảng cách an toàn trong từng lĩnh vựcngành nghề có tính bắt buộc rất cao do liên quan trực tiếp đến tính mạng conngười trong quá trình lao động sản xuất

Những vi phạm về tiêu chuẩn, kỹ thuật ATVSLD trong quá trình sản xuấtđều bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn VSLĐ và phải bị xử lýtheo những quy định tương ứng Vi vậy, phải làm cho NSDLD và NLD hiểu rõcác quy định của pháp luật về an toàn VSLĐ để thực hiện nghiêm chỉnh

Thứ ba, các yêu cau về ATLĐ, VSLĐ mang tính xã hội

Có thé thay dé thực hiện các quy định về ATVSLD đòi hỏi sự tham gia

rộng rãi của các chủ thé như: NSDLĐ, NLD, các cơ quan quản lý nha nước tronglĩnh vực lao động và các chủ thể khác như (tô chức chính trị xã hội, các đoàn thé

có liên quan ) Việc thực hiện đúng, đủ các quy định về tiêu chuẩn an toànVSLD cũng chính là hoạt động đảm bao cho mọi chủ thể được tham gia quan hệ

lao động, được thực hiện, được giám sát việc thực hiện các quy định của pháp

luật về an toàn VSLĐ, đồng thời cũng chính là những người phát hiện ra các yếu

tố nguy hiểm, có hai, gây mat an toàn cho NLD, từ đó đề xuất các biện pháp giảiquyết nhằm đảm bảo và cải thiện điều kiện lao động ngày càng tốt hơn Vì vậy,công tác an toàn VSLD chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi có sự tham gia tích

cực, tự giác của các cấp, các ngành và mọi cá nhân trong thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về an toàn VSLĐ Mặt khác, trong quá trình tham gia công tác

ATVSLĐ, những NLĐ có thê giám sát hoặc cử đại diện giám sát, kiểm tra, đấutranh chống những hành vi làm bừa, làm âu, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc,

phát hiện và ngăn chặn kip thời những hành vi vi phạm pháp luật ATVSLD.

Bán là, việc đảm bảo ATLĐ, VSLĐ có vai trò đặc biệt quan trong trong

viéc bao vé tinh mang va suc khoe cua NLD

14

Trang 22

Trong quá trình lao động, sản xuất, con người luôn biết cải tiến công cụ,điều kiện sản xuất dé tự bảo vệ mình Cùng với sự phát triển của văn minhnhân loại, những tiến bộ về trình độ khoa học — kỹ thuật, công nghệ sản xuấttăng lên góp phan đáng kể vào sự phát triển của xã hội nhưng mặt khác lại làm

cho môi trường sống, trong đó có môi trường lao động xấu đi do tác động ngàycàng nhiều của các yếu tố nguy hiểm, có hại như phóng xã, tia tử ngoại đòi

hỏi phải tăng cường đảm bảo ATVSLĐ.

Lao động an toàn, vệ sinh là yêu cầu và đòi hỏi tất yếu khách quan Khicông tác đảm bảo ATVSLĐ được quan tâm, thực hiện tốt thì sẽ giảm thiểu các

chi phí về y tế và bảo hiểm xã hội, cũng như góp phan bảo vệ môi trường sống

của con người, góp phần giảm thiểu mức thấp nhất việc tiêu hao lao động và

những tồn thất về vật chất, con người, môi trường

Có thể thấy an toàn VSLĐ là chính sách kinh tế- xã hội lớn, có ý nghĩa vôcùng quan trọng trong việc phát triển bền vững và bảo vệ sức khỏe Đặc biệt,trong cơ chế thị trường hiện nay, khi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận được đặt lênhàng đầu của các chủ doanh nghiệp thì vấn đề an toàn lao động càng trở nên bứcthiết khi NLĐ làm việc trong môi trường không thuận lợi với nhiều nguồn nguyhiểm cũng như nguy cơ gây mat an toàn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới NLD

mà còn có tác động xấu đến thế hệ tương lai Vì vậy đảm bảo ATVSLĐ là đảmbảo sức khỏe, tính mạng NLĐ dé duy tri nền san xuất ôn định và tạo điều kiện,tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững

1.2 Khái quát về pháp luật an toàn vệ sinh lao động

1.2.1 Khát niệm pháp luật an toàn vệ sinh lao động

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật ATVSLD và đưa ra địnhnghĩa về pháp luật ATVSLD Có thé hiểu, pháp luật về ATVSLD là hệ thống cácquy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm ngănngừa các nguy cơ xảy ra sự cô làm chan thương hoặc đe dọa tính mang NLD hạn chếcác yêu tô có hại cho sức khỏe NLD trong quá trình lao động sản xuất, đảm bao choNLD được làm việc trong điều kiện lao động không có những nguy cơ trực tiếp gâytai nạn lao động hoặc không có những yếu tố có hại gây BNN hoặc các tốn hại khác

15

Trang 23

đến sức khỏe NLĐ và những người xung qua Pháp luật về ATVSLĐ là tổng hợp

các giải pháp về pháp luật, khoa học kĩ thuật, kinh tế- xã hội, các yêu cầu về

ATVSLĐ được thê chế hóa đề triển khai có hiệu quả trong thực tiễn gắn với các quy

định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan trọng việc thực hiện các tiêuchuẩn kỹ thuật, tiêu chí đảm bảo ATVSLD trong sản xuất, kinh doanh

Có thé nói, pháp luật ATVSLD là một chế định quan trọng trong việc bao

vệ NLD va là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống pháp luật lao động.Trên cơ sởnhững nội dung lý luận về ATVSLĐ đã phân tích ở trên, có thé hiểupháp luật ATVSLĐ như sau: Pháp luật ATVSLĐ là tổng hợp các quy tắc xử sự

mang tính bắt buộc chung do cơ quan có thẩm quyên ban hành hoặc thừa nhậnnhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực ATVSLĐ, quy định các

điều kiện ATVSLĐ, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc khắc phụcnhững yếu tố nguy hiểm, có hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ sức

khỏe, tính mạng cho NLD, hạn chế TNLĐ, BNN

Pháp luật ATVSLĐ là khung pháp lý quan trọng trong việc dẫn dắt,hướng dẫn và buộc các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ nhằm

đảm bảo an toàntính mạng, tài sản của doanh nghiệp, nhà nước và nhân dân.

Những quy định của pháp luật về an toàn VSLĐ có tính bắt buộc chungđối với hai phía trong quan hệ lao động được tích hợp bằng hệ thống các quyđịnh về trách nhiệm, nghĩa vụ gắn với một số quyền của NSDLĐ, NLD và các

cơ quan, tô chức, cá nhân khác có liên quan Dé các chủ thể thực hiện tốt các

quy định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, pháp luật về ATVSLDquy định rõ các điều kiện ATVSLĐ trong môi trường làm việc, các biện phápphòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môitrường làm việc nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và phòng tránh BNN chotrước hết là NLĐ, sau đó là những người xung quanh Một trong mục tiêu

hướng tới của pháp luật về an toàn VSLĐ là bảo vệ tài sản của Nhà nước, của

cá nhân và của tổ chức Trong hoạt động sản xuất, NLD là vốn quý được coi làđiều kiện quyết định sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp tham gia hoạt

16

Trang 24

động sản xuất, kinh doanh.

So với BLLĐ 2012 thì Bộ luật Lao động năm 2019 thay thế đối tượng

“NLD khác” (khoản 1 Điều 2 BLLD năm 2012) bằng đối tượng “người làm việckhông có quan hệ lao động” (khoản 1 Điều 2 BLLĐ năm 2019) [23] Việc thaythế này được coi là điểm mới cơ bản quan trọng của BLLĐ năm 2019 so vớiBLLĐ 2012 và thống nhất với Luật ATVSLĐ năm 2015 Cùng với sự phát triểnkinh tế xã hội, các hình thức lao động ngày càng da dang đang tổn tại và có xu

hướng gia tăng như lao động tạm thời, lao động tự do theo các dự án hoặc công

việc cụ thé, lao động làm việc theo các hình thức liên kết kinh doanh với cácdoanh nghiệp công nghệ số chưa được điều chỉnh bởi các quy định của Bộ luậtLao động năm 2012 Tuy đối tượng lao động này có những điểm khác với NLD

có quan hệ lao động, song xét về bản chất, những người làm việc không có quan

hệ lao động đều thực hiện hoạt động làm việc và mục đích của hoạt động này làđều nhằm mang lại thu nhập Trong quá trình làm việc, những rủi ro có thể xảy

ra bất cứ lúc nào như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yêu tổ như môitrường làm việc (độ nóng, độ bụi, độ sáng, độ ồn ) ảnh hưởng trực tiếp đến sứckhỏe của NLD, nhưng họ chưa được pháp luật lao động bảo vệ Điều đó là khôngbảo dam sự công bằng giữa những đối tượng lao động trong xã hội Do đó, việc mởrộng đối tượng áp dụng trong Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật an toàn VSLĐnăm 2015 đã đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đa dạng các hình thức laođộng này Đồng thời phù hop với khuyến nghị của ILO, là không chỉ bảo vệ NLD

có quan hệ lao động ma cần mở rộng phạm vi bảo vệ đối với mọi đối tượng khi thựchiện hoạt động làm việc Điều đó cũng đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ

thống pháp luật giữa Bộ luật Lao động, Luật ATVSLĐ 2015 với Luật Việc làm

năm 2013, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 Ngoài ra, quy định này chính là sự cụthé hóa và bảo dam quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việccủa công dân trong Hiến pháp năm 2013 Trong phạm vi nghiên cứu luận van taptrung vào nghiên cứu nhóm đối tượng NLD làm việc có quan hệ lao động được xác

lập trên cơ sở hợp đồng lao động

17

Trang 25

1.2.2 Nguyên tắc của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Có thê nói, ATVSLĐ đóng vai trò quan trọng đối với không chỉ NLĐ,

NSDLĐ mà đối với toàn xã hội Do đó, để thực hiện công tác này một cách

nghiêm chỉnh, pháp luật đã đặt ra những nguyên tắc cụ thể Nguyên tắc này lànhững tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng cácquy phạm pháp luật về ATVSLĐ Pháp luật về ATVSLĐ bao gồm các nguyên

tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý an toàn VSLĐ

Công tác ATVSLĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an

toàn tính mang và sức khỏe NLD Nó là yếu tổ góp phần duy trì phát triển bềnvững của nền sản xuất cũng như của xã hội Trong nền kinh tế thị trường hiệnnay, đòi hỏi sự quản lý thống nhất của Nhà nước đảm bảo thực hiện có hiệu quả

các hoạt động quản lý về ATVSLĐ Đây là một nguyên tắc mang tính hiến định,

được quy định tại điều 35, Hiến pháp 2013 và được cụ thể hóa tại điều 133 BộLuật Lao động 2019: “Chính phủ quyết định chương trình quốc gia về ATVSLD”

Việc thể chế hóa bằng các văn bản dưới luật về pháp luật lao động nóichung và về lĩnh vực ATVSLD nói riêng đã được ban hành tương đối phong phú,

đa dạng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý, chi đạo và tổ chức thựchiện ở các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

trong sản xuất kinh doanh và đi vao thực tiễn.

Các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ trước hết là Bộ Lao động vàThương binh xã hội, Bộ y tế và các cơ quan lao động Bộ máy tô chức và cán bộ

làm công tác BHLĐ đã được từng bước củng cé tại các cơ quan quản ly nhanước Sự quản lý của Nhà nước về ATVSLĐ không chỉ mang tính thống nhất mà

còn mang tính chất tập trung dân chủ Đây là trách nhiệm của các ngành chứcnăng và là nghĩa vu của chủ thé tham gia quan hệ lao động Quyền quản lý caonhất thuộc về Chính phủ, bên cạnh đó có sự phân công, phân cấp quản lý giữa cácban, ngành chức năng nhằm tạo cơ chế cho các cấp quản lý được phát huy tính

chủ động trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình, mang lại hiệu quả cao

18

Trang 26

nhất Quản lý Nhà nước về ATVSLĐ là một tiền đề pháp lý nhằm thiết lập điều

kiện vật chất cho việc thực thi pháp luật ATVSLĐ trong thực tiễn

Nguyên tắc thực hiện ATVSLĐ là nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên trong

quan hệ lao động

Với đặc thù là hoạt động mang tính xã hội, thực hiện ATVSLĐ nếu thiếu

sự tham gia của cá nhân, đơn vị và tô chức thì công tác BHLĐ không thể triểnkhai trong thực tế Sự tham gia của các bên trong quan hệ lao động là điều kiệntiên quyết đảm bảo hiệu quả pháp luật về BHLĐ Do đó, nguyên tắc đảm bảonghĩa vụ bắt buộc của các bên trong việc thực hiện BHLD là điều kiện quan trọng

để nâng cao tính khả thi của pháp luật

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, NSDLD là người đầu tư kinh phí và

tô chức các hoạt động BHLD tại cơ sở Khi NSDLD phải chịu chi phi cải tạo điềukiện lao động đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trường chonên họ giảm đến mức thấp nhất các chi phí dành cho công tác ATVSLD để ha giá

thành sản phẩm Xét lợi ích trước mắt, hoạt động này ảnh hưởng đến lợi nhuận

nhưng xét về lâu dài, BHLĐ là điều kiện quan trọng trong phát triển bền vững dé

ồn định sản xuất, tăng năng suất lao động, NLD yên tâm công tác, giảm chi phíkhắc phục TNLĐ và BNN Nhưng hiện nay, không phải mọi chủ sử dụng lao

động đều ý thức được vấn dé này nên Nhà nước nhấn mạnh tinh bắt buộc trong

việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, coi đây là nghĩa vụ của NSDLD và làmột trong các điều kiện để họ được phép sử dụng NLD

Dé các quy định của pháp luật về ATVSLĐ được thực hiện trên thực tế,

các chủ thé tham gia vào quan hệ lao động bắt buộc phải tuân thủ thực hiện quyền

và nghĩa vụ cua mình theo quy định của pháp luật đã ban hành NLD là một trong

các bên tham gia quan hệ lao động, là người hưởng lợi trực tiếp từ việc thực hiện

ATVSLD nhưng do chưa nhận thức được vấn đề này một cách cụ thể, nghiêm túcnên đôi khi NLD không tự giác tuân thủ các quy trình của ATVSLD Họ có thé vinhững lợi ích trước mắt như lương cao, phụ cấp tốt mà bỏ qua thỏa thuận vềđiều kiện làm việc trước khi ký hợp đồng lao động Vì vậy NLĐ cũng cần quan

19

Trang 27

tâm, tìm hiểu các nội dung về quyền và nghĩa vụ của mình trong quy định của

pháp luật.

Các quy định về ATVSLĐ không chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với NSDLĐ

và NLĐ mà còn đặt ra đối với mọi tô chức, cá nhân liên quan như: các cơ quannhà nước, các tổ chức xã hội Như vậy, các quy định về ATVSLĐ có ý nghĩa bắtbuộc đối với tất cả các bên khi tham gia quan hệ lao động Nguyên tắc này đượcquán triệt xuyên suốt trong quá trình xác lập quan hệ lao động cũng như quá trìnhthực quy trình lao động sản xuất.

Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của tổ chức đại diện NLĐ trong lĩnh vực

ATVSLD

Đại diện NLD trong lĩnh vực ATVSLD có vai trò quan trọng trong quan

hệ lao động, tham gia, phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATVSLĐ.Đại diện NLĐ có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngưng hoạt động ởnhững nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động, tham gia điều tra TNLĐ và có quyềnyêu cầu người có thẩm quyền xử lý người có trách nhiệm để xảy ra tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp Bên cạnh đó, căn cứ tiêu chuẩn của Nhà nước về đảm

bao ATVSLĐ, đại diện NLD thỏa thuận với NSDLĐ có biện pháp đảm bảo

ATVSLD và cải thiện điều kiện lao động, vận động xây dựng phong trào đảm

bảo an toàn VSLĐ và tô chức mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên

Đại điện NLD là tổ chức đại điện bảo vệ quyên lợi và lợi ích hợp pháp củaNLD, đại diện cho NLD tham gia với cơ quan nha nước xây dựng pháp luật vềBHLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ, phối hợp với Nhà nước đề xuất chương trình

nghiên cứu khoa học về BHLĐ; giáo dục, tuyên truyền, vận động NLD chấp hành

quy định ATVSLĐ; tham gia xét khen thưởng, kỳ luật, xử lý việc vi phạm pháp

luật về ATVSLD

Cóa thé khang định tô chức đại điện NLD có vai trò rất quan trọng trong

hoạt động dam bảo thực hiện pháp luật ATVSLD cũng như trong việc tuyên

truyền nâng cao nhận thức của NLD trong việc yêu cầu và thực hiện pháp luật về

an toàn VSLD, trong việc yêu cầu NSDLĐ dam bảo điều kiện an toàn VSLD

20

Trang 28

Đặc biệt, tháng 6/2019, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu thuận thông qua

hồ sơ của Chính phủ trình phê chuẩn Công ước số 98 của ILO về Quyền tổ chức

và thương lượng tập thé Đây là một trong 8 công ước cốt lõi của ILO thuộc

khuôn khổ Tuyên bố năm 1998 về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong laođộng, trong đó bao gồm: tự do hiệp hội và công nhận hiệu quả của quyền thươnglượng tập thể; xóa bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc; xóa bỏ laođộng trẻ em; xóa bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp Tat cả cácquốc gia thành viên của Tổ chức lao động quốc tế có nghĩa vụ tôn trọng và ápdụng các nguyên tac được dé cập tới trong Tuyên bố 1998 Có thé thấy nhữngcông ước mà Việt Nam ký kết đã trở thành một phần quan trọng của các hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EU haynhư CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

cũng như trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại

những công ty xuyên quốc gia.

1.2.3 Vai trò của pháp luật an toàn, vệ sinh lao động

Một là, pháp luật về an toàn VSLĐ đã tạo khung pháp lý để các cơ quanquản lý nhà nước về ATVSLĐ thực hiện chức năng quản lý nhằm tạo ra môitrường lao động an toàn, đồng thời cũng tạo khung pháp lý để các chủ thể thực

hiện quyền và nghĩa vụ của mình về ATVSLD một cách tự nguyện, bình đăng.

Hai là, pháp luật về ATVSLĐ là phương tiện hữu hiệu để bảo vệ lợi íchhợp pháp của NLĐ, NSDLĐ, bảo vệ lợi ích xã hội, quốc gia và bảo vệ tính mạng,tài sản của nhà nước, cá nhân và các tổ chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Ba là, pháp luật về ATVSLĐ thé chế hóa, triển khai những quan điểm,chủ trương của Đảng, Nhà nước về an toàn VSLĐ một cách kịp thời, đồng bộ,

rộng khắp trên quy mô toàn quốc, là công cụ quản lý nhà nước về an toàn laođộng, VSLĐ Đề có môi trường làm việc đảm bảo an toàn thì trước hết NSDLĐphải đầu tư trang thiết bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh những chỉ phí tốn kém

cả về vật chất lẫn tinh thần Điều đó cho thấy, dé NSDLD tự nguyện, tích cực thực

hiện dé tạo ra điều kiện lao động đảm bảo an toàn là không dé dàng, do vậy Nhà

21

Trang 29

nước phải có biện pháp bắt buộc họ thực hiện, khi đó pháp luật về ATVSLĐ là

công cụ thực hiện chức năng quản lý Khi xảy ra sự cố, mất an toàn, thiệt hại về

tính mạng, tài sản mà không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước thì việc giải

quyết hậu qua rất khó khăn, tùy tiện bởi trong quan hệ lao động thi NLD luôn làđối tượng yếu thế Trong trường hợp này, vai trò của pháp luật về ATVSLĐ tiếptục thê hiện chức năng can thiệp, yêu cầu các chủ thê thực hiện nghĩa vụ theo quy

định của pháp luật.

Bon là, pháp luật về ATVSLD là phương tiện giúp Nhà nước kiểm tra,kiểm soát mọi hoạt động của các cơ quan, tô chức và mọi NLĐ thực hiện côngtác về an toàn VSLĐ

Nam là, pháp luật điều chỉnh các quan hệ ATVSLĐ còn đóng vai trò to lớncho xã hội, góp phần không nhỏ trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước,

đó là lợi ích kinh tế Nếu các quy định về ATVSLĐ được thực thi một cách

nghiêm chính thì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nguy cơ xảy ra sự cố mat antoàn sẽ giảm, mang lại lợi ích kinh tế rất lớn

Sáu là, trong cơ chế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, pháp luật điều chỉnhcác quan hệ ATVSLĐ còn đóng vai trò đảm bảo sự cam kết của Việt Nam khivào WTO, phù hợp với công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà ViệtNam tham gia ký kết

1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao độngNhững quy định của pháp luật ATVSLĐ có vai trò rất quan trọng trongbảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của NLĐ và các chủ thể khác khi tham gia vàohoạt động sản xuất kinh doanh Có thể khái quát nội dung pháp luật về an toànVSLĐ gồm những vấn đề chủ yếu sau:

1.3.1 Quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng

lao động và các chủ thể khác trọng việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động

Với tư các là một thành viên của một số Công ước quốc tế về ATVSLD,pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam đang dần hoàn thiện trong vấn đề thừa nhận

quyên làm việc trong môi trường an toàn cua NLD Công ước quôc tê về các

22

Trang 30

quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 được coi là văn bản quốc tế đầu tiênghi nhận một cách chính thức quyền được làm việc trong môi trường an toàn củaNLD Trong “Bình luận chung số 14” (phiên họp thứ 22/2002), Ủy ban về quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa đã giải thích một cách khá toàn diện và chỉ tiết vềquyền được chăm sóc sức khỏe, theo đó, đây là “quyên được thụ hưởng những cơ

sở vật chat, hàng hóa, dịch vụ và điều kiện cần thiết dé đạt được tiêu chuẩn sức

khỏe cao nhất có thé [30] Quyền này phải được thé hiện đầy đủ trong hệ thống

pháp luật và chính trị của mỗi quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức thựchiện lập pháp và ban hành chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chỉ tiết về cungcấp dịch vụ chăm sóc y tế, bảo đảm sức khỏe nghề nghiệp, các tiêu chuẩn an toàn

vệ sinh trong lao động,

Quy định trách nhiệm của các chủ thé trong ATVSLD, từ trách nhiệm của

các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATVSLD (ban hành các văn bản

pháp luật và tô chức triển khai việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định

đó thông qua cơ chế thanh tra, kiểm tra) đến trách nhiệm của tổ chức đại diệnNLD (tham gia với Nhà nước trong xây dựng chính sách, pháp luật về ATVSLĐ,kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, vận độngNLD chấp hành các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ)

và trực tiếp là trách nhiệm của NSDLD trong lĩnh vực ATVSLĐ Mẫu chốt cuối

cùng là trách nhiệm của NLD vốn là chủ thé chính tham gia trực tiếp vào quátrình sản xuất Chính bản thân NLĐ phải nhận thức rõ và tuân thủ các quy định

về ATVSLD và nội quy lao động Pháp luật về ATVSLD chủ yếu dé bảo vệ NLD,

do đó, chính họ phải nhận thức rõ và chủ động tự bảo vệ mình trước khi yêu cầu

người sử dụng bảo vệ Trường hợp NSDLĐ đã làm tốt việc trang bị, thiết lập điều

kiện, môi trường làm việc quy chuẩn, đảm bảo an toàn ma NLD không chịu tuân

thủ nội quy an toàn thì họ cũng phải chịu trách nhiệm Quy định này đặt ra các

chế tài đối với những người cầu thả, bat cần hoặc cổ tình vi phạm quy trình kỹthuật an toàn, không chỉ gây tôn hại cho bản thân mà còn tốn hại đến những

người xung quanh, đơn vi sản xuât và xã hội.

23

Trang 31

1.3.2 Các biện pháp phòng, chống các yếu tổ nguy hiểm, yếu tổ có hai

cho người lao động

Pháp Luật an toàn VSLD luôn ghi nhận và đảm bảo thực thi các biện pháp

phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hai cho NLD Trong quá trình laođộng, việc dự đoán các tình huống, các nguy cơ gây mất an toàn và áp dụng

những biện pháp phòng, chống cần thiết sẽ góp phần chủ yếu làm giảm số vụ

TNLD cho NLD, vì vậy đây là một trong những nội dung có vi trí quan trọng

trong hệ thống pháp luật ATVSLĐ ở mỗi quốc gia Tại Việt Nam, Luật An toàn,VSLD đã quy định rat cụ thé về các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm,

có hại cho NLĐ nhằm đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, NSDLD,NLĐ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác đảm bảo ATVSLĐ và giúpNLD được tiếp cận với những biện pháp phòng tránh rủi ro có hiệu qua tại nơilàm việc, cùng với đó là hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử ly các hành vi viphạm pháp luật ATVSLĐ nhằm nâng cao nhận thức, tinh tự giác của mọi thànhviên trong xã hội đối với công tác ATVSLĐ Pháp luật về ATVSLĐ cũng đã có

sự phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cũng như các yêu cầu khách quan củalĩnh vực ATVSLĐ Những quy định về các nội dung, biện pháp, giải pháp phòngngừa tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp đã phản ánh tương đối đầy đủ, kháchquan sự vận động, phát triển của các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực này

1.3.3 Bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là một phần quan trọng của

quỹ bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm đảm bảo an sinh xãhội cho NLD trong quan hệ lao động Có thé hiểu đơn giản rằng, bảo hiểm tai nạn

lao động là chính sách an sinh xã hội nhăm bù đắp một phan tổn thất cho NLDmang tính thiết thực và hữu ích, chia sẻ rủi ro giữa các doanh nghiệp và hỗ trợcho các hoạt động phòng ngừa tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp khi NLD bi

TNLD, BNN.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) là một trongnhững chính sách của hệ thống an sinh xã hội nước ta, do NSDLD bắt NLDNLD

24

Trang 32

khi gặp các rủi ro TNLĐ và BNN Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là điềukhông một ai mong muốn nhưng với đặc thù công việc luôn tiềm an yếu tố nguyhiểm, có hại thì những sự cố đáng tiếc vẫn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.Thực tế chứng minh rằng, khi bị TNLD mọi NLD đều cần được chữa trị và cần

có các khoản hỗ trợ, chia sẻ để giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, hay

nói cách khác là có nhu cầu chia sẻ rủi ro về TNLD Bảo hiểm TNLD chính làhình thức chuyển giao rủi ro Tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề

nghiệp thực chất là mua sự an tâm, là sự phòng ngừa khi có tai nạn lao động xảy

ra thông qua việc bù đắp tài chính

1.3.4 Thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động

Pháp luật ATVSLĐ bên cạnh việc ghi nhận quyền được làm việc trong môi

trường an toàn của NLĐ, đưa ra tiêu chuẩn ATVSLĐ, các biện pháp ngăn chặn,

phòng ngừa TNLD còn có nội dung quy định các biện pháp kiểm soát hoạt động ápdụng pháp luật và các chế tài xử lý thích đáng nhằm tăng tính rin đe từ đó nâng cao ýthức chấp hành luật của mọi NLĐ, NSDLĐ, tổ chức, cá nhân có liên quan Điều 9

Công ước số 155 của ILO năm 1981 về ATLĐ, VSLĐ và môi trường lao động quy

định:

(1) Việc thi hành pháp luật và pháp quy về an toàn VSLĐ và môitrường làm việc phải được bảo đảm bằng một hệ thống thanh tra thích

hợp và hoạt động có hiệu quả.

(2) Hệ thống thi hành pháp luật phải quy định các hình thức xử phạtthích đáng đối với những trường hợp vi phạm pháp luật

Với mục đích thể chế hóa quy định này đồng thời nhằm hoàn thiện vànâng cao hiệu quả thi hành cho hệ thống pháp luật, cũng như các quốc gia thànhviên của ILO, Việt Nam đã xây dựng và đang dần kiện toàn hệ thống các quyđịnh về thanh tra lao động và các chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm trên

cơ sở phù hợp với điêu kiện của quôc gia mình.

25

Trang 33

1.4 So lược về sự hình thành và phát triển của pháp luật về an toàn, vệ

sinh lao động ở Việt Nam

Việc xây dựng pháp luật trong lĩnh vực về an toàn VSLĐ ở nước ta

là một quá trình hình thành và phát triển qua những gia đoạn khác nhau Xuất phát điểm được đề cập đến đầu tiên là BHLĐ nói chung.

Sắc lệnh đầu tiên về lao động của Việt Nam là Sắc lệnh số 29/SL do chủtịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào tháng 3/1947 trong đó có những quy định sơ

khai về an toàn VSLĐ Sau đó Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 77/SL ngày

22/5/1950, quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tiền lương làm thêm giờcho công nhân Trong sắc lệnh này van đề về an toàn VSLĐ chưa được cụ théhóa bằng các quy định cụ thé nhưng sắc lệnh đã ban hành những quy định đượccoi là thành tựu của thời điểm bấy giờ Đó là các quy định phụ cấp khu vực khíhậu xấu (cấp cho công nhân làm việc tại những nơi xếp vào khu vực có khí hậu

xâu), quy định về phụ cấp nguy hiểm và bảo tồn sức khỏe (cấp cho công nhân

làm việc tại những nghề nguy hiểm như thuốc súng, chất nỗ hoặc có hại đến sứckhỏe như nấu axit Ngày 13/3/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng SảnViệt Nam đã ra Chỉ thị số 132/CT, trong đó nhắn mạnh: “Công tác BHLĐ phục

vụ trực tiếp cho sản xuất và không thé tách rời sản xuất Bảo vệ tốt sức khỏe NLD

là yếu tổ quan trọng dé đây mạnh sản xuất phát triển, xem nhẹ bảo đảm an toànlao động là biêu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất” Trong mỗi giaiđoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật an toàn VSLĐ ởViệt Nam lại có những thay đổi phù hợp Công tác ATVSLĐ có thể nêu một sốmốc quan trọng như sau: Năm 1964, Điều lệ tạm thời về BHLD ra đời va ton tạigần 30 năm; đến năm 1992, Pháp lệnh BHLĐ được Quốc hội nước Việt Namthống nhất thông qua vào năm 1995, BLLĐ năm 2012 dành hắn Chương IX gồm

20 điều quy định về ATVSLD chính thức có hiệu lực đánh dấu bước tiến quan

trọng về pháp luật về ATVSLĐ

Sau hơn 20 năm, pháp luật về an toàn VSLĐ đã được nâng lên tầm caomới, ngày 25 tháng 6 năm 2015 Quốc hội thông qua Luật An toàn, VSLĐ gồm 7

26

Trang 34

Chương với 93 Điều, quy định đầy đủ, chỉ tiết mọi lĩnh vực, điều khoản liên quan

đến công tac ATVSLD Điều này thé hiện sự quan tâm của Dang và Nhà nước

đối với việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tính mạng NLĐ trong mọi thành phần

kinh tế, không chỉ trong lĩnh vực có quan hệ lao động mà cả trong lĩnh vực phikết cau không có hợp đồng lao động Luật ATVSLD 2015 ra đời là cơ sở thúcđây để thực hiện các công ước đòng thời thực hiện các cam kết quốc tế về

ATVSLD của Việt Nam Đây được coi là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất hiện

hành quy định về các vấn đề về an toàn VSLĐ

27

Trang 35

KET LUẬN CHUONG 1

Môi trường lao động ngày càng da dang, phức tap và nguy hiểm đòi hỏicông tác an toàn, VSLĐ phải được phát triển kịp thời và tương xứng Đảm bảo

ATVSLĐ là yêu cầu tất yếu khách quan của hoạt động kinh doan, sản xuất Khi

tiễn hành hoạt động sản xuất, NLĐ vừa tác động tới môi trường xung quanh vàvừa chịu các tác động ngược trở lại của môi trường nơi họ lao động Vì thế, phápluật về ATVSLD ra đời có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sứckhỏe của NLĐ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp

Chương 1 của luận văn đã trình bày những van đề lý luận chung nhất liênquan đến pháp luật ATVSLĐ như: Khái quát sự hình thành phát triển của pháp

luật ATVSLĐ ở Việt Nam; trình bày những khái niệm liên quan đến đề tài, đặcbiệt là khái niệm pháp luật ATVSLĐ; nguyên tắc của ATVSLĐ; vai trò của phápluật ATVSLĐ; đồng thời phân tích nội dung cơ bản của pháp luật ATVSLD Đây

sẽ là những cơ sở lý luận cơ ban dé giúp tác giả luận giải, phân tích những van đề

thực tiễn thực hiện pháp luật ATVSLĐ của chương 2.

28

Trang 36

Chương 2

THUC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VE AN TOÀN,

VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ THUC TIEN THỰC HIEN TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP TREN DIA BAN HUYỆN GIA LAM,

THANH PHO HA NOI

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao độngTrong những năm qua, pháp luật về ATVSLĐ đã được xây dựng và từngbước hoàn thiện, là kết quả của những thành tựu phát triển kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội của đất nước Các quy định pháp luật về an toàn VSLĐ tường đối phùhợp và phản ánh rõ nét thực tiễn, trình độ phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội của đất nước, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhất

là các chủ trương lớn được nêu trong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của

Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020, phù hợp căn bản với những nguyêntac, yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Theo đó, những quy định pháp luật về ATVSLĐ đều nhằm mục đích bảođảm tính mạng và sức khỏe NLD trong hoạt động san xuất, kinh doanh, bảo vệ,duy trì nguồn lực con người và sự phát triển ôn định, bền vững của nền kinh tế

quốc dân

Sau khi Luật ATVSLĐ năm 2015 được thông qua, các văn bản quy phạm

pháp luật về ATVSLD được rà soát, sửa đổi phù hợp với tình hình mới Có théthấy, Nhà nước xây dựng các chế tài để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu vềATVSLĐ trong quá trình phát triển của xã hội, đảm bảo quyền, lợi ích chínhđáng của Nhà nước và công dân, bảo đảm sự công bang cho NLD khi tham gia

quan hệ lao động Những hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ xâm hại đếncác quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều phải chịu hậu quả pháp lý

bat lợi trên cơ sở quy định của pháp luật Nếu nhìn nhận ở góc độ này cho thay,mục đích của pháp luật về ATVSLĐ chính là hưởng đến phục vụ nhu cầu và bảo

29

Trang 37

vệ lợi ích chính đáng của nhân dân khi tham gia vào các quan hệ lao động.

Pháp luật về an toàn VSLĐ cũng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của

quản lý nhà nước Trước hết các quy định của pháp luật ban hành đã tạo điều kiện

thuận lợi cho các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý, hướng dẫn, xử

lý trong công tác ATVSLĐ Bên cạnh đó, pháp luật về an toàn VSLĐ cũng chính

là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh

vực ATVSLĐ Điều này được thể hiện rõ nét trong những quy định về nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan nhà nước, các quy định thanh tra, kiểm tra việc chấphành các quy định pháp luật về ATVSLD của các bên trong quan hệ lao động

Nội dung của pháp luật về ATVSLĐ cũng đã có sự phù hợp với tình hìnhkinh tế - xã hội cũng như các yêu cầu khách quan của lĩnh vực ATVSLĐ Nhữngquy định về các nội dung, biện pháp, giải pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN đã phản

ánh tương đối đầy đủ, khách quan sự vận động, phát triển của các mối quan hệ xã

hội trong lĩnh vực này.

2.1.1 Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử

dung lao động và các chủ thé khác trong việc bảo dam an toàn, vê sinh lao

động

2.1.1.1 Quyển và nghĩa vụ của người lao động trong việc dam bảo an

toàn vệ sinh lao động

Luật An toàn, VSLĐ năm 2015 ra đời được xem là một bước tiễn của phápluật Việt Nam với nhiều nội dung mới, tiến bộ hơn, trong đó mở rộng phạm vi,

ghi nhận đối tượng NLĐ không có quan hệ lao động Theo đó, Điều 6 Luật An

toàn, VSLĐ năm 2015 đã quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cả NLĐ làmviệc theo hợp đồng lao động và NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động

NLD làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được bảo đảm các điềukiện làm việc công bằng, an toàn, được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tốnguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và được đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn nhữngbiện pháp dé phòng tránh; được thực hiện chế độ BHLĐ và chăm sóc sức khỏe;

được quyền yêu cầu NSDLĐ bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và từ chối

30

Trang 38

làm những công việc hoặc nơi làm việc có nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN; có quyềnkhiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật Đây là những quyền

năng cơ bản cua NLD khi tham gia quan hệ lao động được pháp luật ghi nhận

nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và hiệu quả Song song cácquyền, pháp luật còn quy định trách nhiệm của NLĐ trong việc đảm bảo an toàn

VSLD Theo đó, nghĩa vụ cua NLD được chia thành ba nhóm chính: (1) nhóm

nghĩa vụ tuân thủ những quy định về ATVSLĐ của pháp luật và của NSDLĐ đưa

ra tại nơi làm việc; (2) nhóm nghĩa vụ liên quan đến việc báo cáo, khắc phục, xử

lý sự cố kỹ thuật, TNLD; (3) nhóm nghĩa vụ sử dụng, bảo quản các trang bi

BHLD cá nhân

Đối với NLD làm việc không theo hợp đồng lao động, pháp luật ghi nhậncho họ quyền được làm việc trong điều kiện an toàn; được tiếp nhận thông tin,

tuyên truyền, giáo dục về công tác ATVSLD, được huấn luyện ATVSLD khi làm

các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ cũng như được khiếu nại, tố

cáo hoặc khởi kiện khi có hành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra, pháp luật còn tao

điều kiện cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động được tham gia vàhưởng bảo hiểm TNLD theo hình thức tự nguyện Bên cạnh quyền được pháp luậttrao thì NLĐ không có quan hệ lao động phải chịu trách nhiệm về ATVSLĐ đốivới công việc do mình thực hiện và phải bảo đảm ATVSLD đối với những người

có liên quan trong quá trình lao động.

Có thé thay, trong quan hệ lao động, dù NLD làm việc theo hợp đồng laođộng hay không theo hợp đồng lao động, khi phát sinh bất cứ sự kiện nào trong

quan hệ lao động thì NLD cũng được pháp luật bảo vệ theo hướng “có lợi” hay

nói cách khác NLĐ là đối tượng “yếu thế” trong quan hệ lao động Tuy nhiên khiban hành nghị định của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn Luật ATVSLĐ

về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc còn đưa ra những nội dung, điều kiện bat lợicho NLD khi bi TNLĐ, mặc dù trên thực tế các điều kiện đó lại xuất phát từ tráchnhiệm của NSDLĐ (như tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đo kiểm môi trường

31

Trang 39

theo quy định) Điều này làm anh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của NLD khi

thực hiện các chính sách bảo hiểm

2.1.1.2 Quyên và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc đảm

bảo an toàn lao động

Điều 7 Luật An toàn, VSLĐ năm 2015 bảo vệ một số quyền của NSDLĐtrong việc thực hiện ATVSLĐ Cụ thé, NSDLĐ được quyền yêu cầu NLD phảichấp hành các quy định về ATVSLD tại nơi làm việc; huy động NLD tham giaứng cứu khan cấp, khắc phục sự có, TNLĐ; quyền được khen thưởng cũng như

xử ly kỷ luật NLD trong công tác ATVSLĐ va được khiếu nại, tố cáo hoặc khởikiện khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ theo quy địnhcủa pháp luật Với tư cách là người nắm ưu thế quyết định trong công tác xây

dựng môi trường làm việc an toàn, pháp luật đã quy định các nghĩa vụ của

NSDLD với tinh thần tương xứng với các quyền của NLD Theo đó, NSDLĐ cónghĩa vụ xây dựng, tô chức thực hiện kế hoạch, nội quy, quy trình ATVSLĐ có

sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLD và chủ động phối hợp với các cơ

quan, tổ chức trong việc đảm bảo ATVSLD tại nơi làm việc, đóng bao hiểm

TNLĐ, BNN cho NLD; tổ chức huấn luyện, hướng dẫn ATVSLĐ; trang bị đầy

đủ phương tiện BHLĐ và thực hiện chế độ chăm sóc sức khỏe đối với NLĐ;

không được buộc NLD tiếp tục làm việc khi có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe dọa

nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khỏe của NLD; bố trí, phân định tráchnhiệm của bộ phận làm công tác ATVSLĐ và cử người kiểm tra, giám sát việc

thực hiện các quy định, các biện pháp ATVSLD tại nơi làm việc; thực hiện khai

báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLD, BNN, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn

nghiêm trọng và chấp hành các quyết định của cơ quan có thâm quyền vềATVSLĐ Tuy nhiên thực tế ghi nhận các nội dung về nghĩa vụ của NSDLĐtrong trường hợp này quá chung chung và gần như không có cơ chế đảm bảo thực

hiện, do vậy tính hiệu quả của quy định chưa cao.

2.1.1.3 Quyên và trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động trong

công tác an toàn vệ sinh lao động

Thực hiện nguyên tắc toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, VSLD thi an

32

Trang 40

toàn lao động và VSLĐ là một bộ phận không thé tách rời khỏi các khâu lập kế

hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh An toàn lao động và VSLĐ làtrách nhiệm của không chỉ NSDLĐ mà còn của cả NLD nham bảo đảm sức khỏetính mạng của bản thân và môi trường lao động Bất cứ ở nơi đâu có tiếp xúc vớithiết bị máy móc, công cụ lao động, thì ở đó phải có an toàn lao động, VSLD

Luật An toàn, VSLĐ 2015 đã đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của

tô chức đại diện NLD trong việc thực hiện ATVSLĐ như sau:

Một là, có trách nhiệm tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chính

sách, pháp luật về ATVSLD Kiến nghị cơ quan Nha nước có thẩm quyền xâydựng, sửa đối, b6 sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyên, nghĩa vụcủa NLD về ATVSLD

Hai là, có trách nhiệm tham gia, phối hợp với cơ quan Nhà nước thanh tra,kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ có liên quan đếnquyền, nghĩa vụ của NLĐ; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việcthực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ cải thiệnđiều kiện lao động cho NLD tại nơi làm việc; tham gia điều tra TNLĐ theo quy

định của pháp luật.

Ba là, được quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có

trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp

khắc phục, kê cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc cóYTCH hoặc YTNH đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động

Bốn là, phải có nghĩa vụ vận động NLĐ chấp hành quy định, nội quy, quy

trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ.

Năm là, được quyền đại diện tập thể NLĐ khởi kiện khi quyền của tập thé

NLD về ATVSLD bị xâm phạm; đại diện cho NLD khởi kiện khi quyền của NLD

về ATVSLD bị xâm phạm và được NLD ủy quyền

Sáu là, phải có trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ,

đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều

kiện lao động, phòng ngừa TNLD, BNN cho NLD.

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w