1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về cho vay tiêu dùng và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

107 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về cho vay tiêu dùng và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tác giả Vũ Thị Phương Linh
Người hướng dẫn PGS.TS Ngễ Huy Cường
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 24,57 MB

Nội dung

Quy định của pháp luật về điều chỉnh hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng trong hoạt động của ngân hàng 0100515007012.... Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

VÕ THỊ PHƯƠNG LINH

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đạihọc Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viêt Loi cam đoan này đề nghị Trường Dai học Luật xem xét dé tôi có thê bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Võ Thị Phương Linh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

09871000115 |

Chương 1: NHUNG LÝ LUẬN VE CHO VAY TIỂU DUNG TRONG

HOẠT DONG CUA NGAN HANG THUONG MẠI 6

1.1 Khai luận về của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân

eR 880.5 6 1.1.1 Ngân hàng thương mại (NHTM) - 5S 1+ ssseseesrerereree 6 1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mại -. «+ ««++ss+++ 6

1.2 Khai niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý của cho vay tiêu dùng 111.2.1 Khái niệm về cho vay tiêu đùng 2-5¿©5c2cz+£2z+zxerxerxerseee 111.2.2 Bản chat và đặc điểm pháp lý của cho vay tiêu dùng II

1.3 Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng 19

1.3.1 Hợp đồng tín dụng cho vay tiêu đùng -. -¿-2-scs+cxcrxccse¿ 19

1.3.2 Các chủ thé tham gia tham gia hợp đồng tín dung cho vay tiêu dùng 22 1.3.3 Quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay 27

1.3.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chap trong hợp đồng tín dụng cho

Vay COU CUNY 1 27

1.3.5 Quy định về điều khoản lãi suất và phạt vi phạm trong hop đồng

\,:)@¡[ 1 AUN oo 2 28

1.3.7 Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong

hợp đồng vay tiêu dùng 2-2 2 5 ©t+EEeEEtEE2EE2EEEEEEEEerkrrkerreee 3l 450009/.90/91019) 1600117 4I

Chương 2: THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE CHO VAY TIEU DUNG

TRONG HOAT DONG CUA NGAN HANG THUONG MAI

VA THUC TIEN THUC HIEN TAI NGAN HANG THUONG

MAI CO PHAN ĐÔNG NAM A (SEABANK) 42

Trang 5

2.1 Thực trạng pháp luật về cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay 42

2.1.1 Quy định của pháp luật về chủ thể tham gia hoạt động tín dung

cho vay tiêu dùng trong hoạt động của NHTM -~- 43

2.1.2 Quy định của pháp luật về điều chỉnh hợp đồng tín dụng trong

hoạt động cho vay tiêu dùng trong hoạt động của ngân hàng 0100515007012 9 43

2.1.3 Quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm trong hoạt động

cho vay của ngân hàng thương mạai - «+ s+++s+++eex+ssx++ 44

2.1.4 Một số van đề về lãi suất, lãi suất nợ quá hạn và phạt vi phạm trong

hợp đồng tín dụng + 2 252+SE+EE£EE£EEEEEEEE2EE2E1221271 2E EEcrkeeg 45

2.1.5 Cho vay tiêu dùng tín chap; “tín dụng đen” và kẽ hở trong pháp

luật về cho vay hiện nayy 2 ¿+ SsSE+E+E2EeEEEEEEEEEEEEerkrrkrreee 472.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

thương mại cổ phần Đông Nam A (chi nhánh Hải Phòng) 512.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mai cô phan Dong Nam A 512.2.2 Quy trình về cho vay tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Đông

Nam ÁÁ 525621 2k 2k 2EE212112112112111111 1111111211111 T111 re 59

2.2.3 Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tai Ngân hàng thương mại

cổ phần Đông Nam ' 60 430009/)09:1019)1c 00115 75

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG

CAO HIỆU QUA VIỆC ÁP DỤNG PHAP LUẬT VE CHO

VAY TIEU DUNG 1117 76

3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay tiêu dùng 76

3.2 Nhóm giải pháp khác nhằm hoàn nâng cao hiệu quả hoạt

động cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng và khách hang 90

KET LUẬN CHƯNG 3 - - 2 Sk+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrkee 97

KET LUẬN - 2-5 s1 E21 1E 121121121111 11 111121 11 11 11111111111 crre 98

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccccc+z2E22zvscced 99

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 |BLDS Bộ luật Dân sự

2 |CBCNV Cán bộ công nhân viên

3 |CVTD Cho vay tiêu dùng

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTrong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập sâu rộng như hiện nay,

Ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng đóng một vai trò quan trọng, then

chốt quyết định sức khoẻ của nền kinh tế Ngân hàng mạnh, nền kinh tế mạnh.

Ngân hàng yếu, nên kinh tế yếu Một khi ngân hàng đồ vỡ, nền kinh tế sẽ lâm

vào khủng hoảng va sụp đồ Cùng với lẽ đó, Ngân hàng ngày càng đóng vaitrò trung tâm tiền tệ, tín dụng, thanh toán của các thành phần kinh tế, kênhdẫn vốn quan trọng giữ dòng vốn được lưu thông trong mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, là định chế quan trọng nhất của nền kinh tế tại Việt Nam

Những năm gần đây, hoạt động cho vay nói chung và cho vay tiêu dùngnói riêng đang dần trở nên vô cùng phô biến tại Việt Nam Đây là hoạt động

mà ngân hàng đang điều tiết từ bên có tiền sang bên thiếu tiền, cung cấp các khoản vay hướng tới khách hàng là cá nhân, hộ gia đình nhằm phục vu cho

mục đích tiêu dùng, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như mua

sắm trang thiết bị gia đình, điện thoại, máy tinh, ô tô v v Trước đây,

người dân có thói quen chi tiêu trong phạm vi tài chính của mình hoặc giả như

sẽ vay mượn người thân, bạn bẻ để trả một lần cho sản phẩm Cuộc sống văn

minh, hội nhập kéo theo nhu cầu chi tiêu ngày một tăng cao, phan nào thay

đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người Khách hàng tìm đến ngân hàng dé vay tiêu dùng như một cách giải quyết nhanh gọn, thuận tiện giúp mọi người

có thé mua sắm hàng hoá trong khi khả năng tài chính hiện tại chưa đáp ứngđược nhu cau chi tiêu Cách làm này hoàn toàn giúp bản thân khách hàngđược chủ động về mặt tài chính, nhanh chóng sở hữu một số tiền nhằm phục

vụ nhu cầu mua sắm cần thiết của mình mà không cần làm phiền bằng cách

vay mượn người thân, bạn bè; không mất thời gian vào việc dành dụm, tiết

kiệm một khoản tiên dư có thê nói là tương đôi lớn so với mức lương.

Trang 8

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước Việt Nam [26], tính tới 30/9/2022,tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng ước đạt 2.42 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20%tổng dư nợ nên kinh tế Trong 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng tăng trung bình20%/ năm Trong bối cảnh ngày nay, việc tăng mạnh hoạt động cho vay tiêu

dùng trở nên rất quan trọng đối với mọi loại hình ngân hàng Để hiểu đúng

những quy định của pháp luật trong từng lĩnh vực là không hề đơn giản và dé

thực hiện đúng, hành xử đúng các quy định này đòi hỏi phải có sự tìm và

hiểu, vận dụng Bat cứ lĩnh vực nào cũng có những chế định rất phức tạp, đòi

hỏi phải có sự quan sát và nghiên cứu đúng đắn; lĩnh vực ngân hàng và hoạt

động cho vay — CVTD của ngân hàng cũng vậy Vì lẽ đó mà khi xảy ra tranh

chấp thì bên vay tiêu dùng, vốn di chiếm số đông nhưng lại yếu thế hơn trongquan hệ tín dụng tiêu dùng do kiến thức pháp luật kém hoặc thiếu thông tin,

thờ ơ với pháp luật nên chưa nhận được sự bảo vệ kip thời, đầy đủ từ Nhà nước, các hiệp hội Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do các quy định

về CVTD chưa có một hành lang pháp lý riêng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả hai chủ thê đi vay và cho vay Dẫn đến hoạt động CVTD tuy có những

sự khởi sắc, đột phá nhưng vẫn chưa tương xứng với vị thế và điều kiện, tình

hình xã hội hiện tại.

Vì vậy, để đảm bảo sự hài hoà giữa chức năng bảo vệ khách hàng vàđiều tiết hoạt động của CVTD sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở ViệtNam trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay là vô cùng bức thiết

Xuất phát từ lý do trên, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về

cho vay tiêu dùng và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng thương mai cỗ

phân Đông Nam A” dé làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh té, nhằm đóng góp phan nào vào hoàn thiện pháp luật về CVTD, hướng tới

mục tiêu bình dang về quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé tham gia

vào quan hệ này.

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực

tín dụng ngân hàng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Tiêu biểu như

Giáo trình Ngân hàng thương mại (Học viện ngân hàng 2009); Giáo trình Tín

dụng ngân hàng (Học viện ngân hàng 2014) Tuy nhiên, đây là các công trình

nghiên cứu chung mang tính tổng quát, hệ thống hoá các nội dung về các sản

pham tín dụng, hành lang pháp lý có liên quan Mục đích chính là phục vụ

nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở bậc đào tạo đại học nên các giáo trình

này chủ yếu là giới thiệu, hệ thống một số các nghiệp vụ mà chưa tập trung

vào nghiên cứu chuyên sâu một chuyên đề hay chế định pháp luật nào Ngoài

ra, có một số công trình nghiên cứu ở trình độ Thạc sỹ về tín dụng như: Luận

văn Thạc sỹ luật học (2007) của Nguyễn Minh Thắng về Những quy định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện đã làm rõ vai trò của thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán phi tiền mặt, đã đề xuất những

giải pháp nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của thẻ tíndụng trong nền kinh tế của nước ta Tuy nhiên, những quy định pháp luật

được dẫn chiếu trong luận văn không còn phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành Luận văn Thạc sỹ luật học (2012) của Lê Nguyên Thảo về Giải

pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn quận Cam Lệ, thành phố Da Nang đã đánh giá được thực trạng hoạt động cho vay và đề xuất các giải pháp đây mạnh hoạt động

CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cẩm Lệ,

thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, góc độ nghiên cứu của luận văn này về phần

thực trạng chưa nêu được quy định pháp luật ở thời điểm nghiên cứu có tác

động như thế nào đến thực trạng CVTD, hơn nữa phạm vi nghiên cứu còn hep

nên chưa đánh giá được tính tông quát của tín dụng về CVTD

Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn

một phan về tín dụng cho vay tiêu dùng nhưng chưa có bao quát được các quy

Trang 10

định của pháp luật tác động trực tiếp đến van đề CVTD Do đó, việc nghiên cứu

đề tài “Pháp luật về cho vay tiêu dùng và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng

thương mại cổ phan Đông Nam A” là hết sức cấp thiết, bởi lẽ các quy định

pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn Với

luận văn này, tác giả mong muốn làm rõ những quy định cơ bản của pháp luật

Việt Nam về tín dụng CVTD; phân tích những thành tựu cũng như bat cập, hạn

chế của các quy định pháp luật hiện hành; tìm ra những định hướng và giải pháphoàn thiện về pháp luật dé hạn chế tranh chấp phát sinh, bảo vệ quyền lợi củangân hang và khách hàng, góp phan thúc đây sự phát triển cho nền kinh tế

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm ra những vướng mắc của

pháp luật Việt Nam về tín dụng CVTD tại Tổ chức tín dụng — cụ thê là Ngânhàng thương mại, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Tìm hiểu những vấn đề tổng quan về tín dụng CVTD trong nền kinh

tế thị trường.

- Phân tích và làm rõ một số quy định của pháp luật về tín dụng CVTD.

- Thực tiễn vận dụng các quy định của pháp luật về tín dụng CVTD thôngqua hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á

- Đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về tín dụng CVTD

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về tín dụng CVTD và thực tiễn áp dụng pháp luật CVTD thông qua các quan điểm, nghị quyết, văn kiện luật,

văn bản hướng dẫn, báo cáo

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề về pháp luật tín dụng CVTD

thông qua hoạt động tín dụng CVTD tại Ngân hàng Thương mại cổ phan

Đông Nam Á.

Trang 11

+ VỀ mặt thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định của

pháp luật về tín dụng cho vay tiêu dùng, thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng SeABank (CN Hải Phòng)

từ năm 2018 đến năm 2022.

+ Về mặt không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy định

của pháp luật về tín dụng cho vay tiêu dùng, nghiên cứu thực trạng áp dụng

pháp luật về tín dụng cho vay tiêu dùng tại các Ngân hàng TMCP SeAbank

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa triết

học Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách

của Đảng, hà nước ta về phát triển kinh tế xã hội, về xây dựng và hoàn thiện

pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

5.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp suy luận logic, luận văn sẽ được hoàn thiện theo các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp lịch sử.

Phương pháp phân tích; Phương pháp so sánh, tổng hợp.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đề tài nghiên cứu của luận văn góp phan bổ sung và phát triển lý luận về

tín dụng CVTD và tìm ra những giải pháp hạn chế tranh chấp tín dụng CVTD

Kết quả nghiên cứu luận văn có tính ứng dụng thực tiễn

- Một là, nội dung luận văn nhăm hoàn thiện pháp luật về tín dụng CVTD.

- Hai là, hạn chế các tranh chấp phat sinh từ tín dụng CVTD.

- Ba là, bảo vệ quyén lợi của hợp pháp của bên cho vay và bên vay,

tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho sự phát triển của hệ thống ngân

hàng thương mại.

Trang 12

Chương 1

NHỮNG LÝ LUẬN VE CHO VAY TIEU DUNG TRONG HOAT DONG

CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Khái luận về của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân

hàng thương mại

1.1.1 Ngân hàng thương mai (NHTM)

NHTM là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD), loại hình doanh

nghiệp đặc biệt trong nên kinh tế, có chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ

ngân hàng Hoạt động với mục đích chính là vì lợi nhuận.

Tổ chức tin dụng bao gồm ngân hàng, tô chức tín dụng phi ngân hàng,

tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân [17, Điều 4, Khoản 1]

Ngân hàng thương mại: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả

các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định

nhằm mục tiêu lợi nhuận [17, Điều 4, Khoản 3].

Hình thức tô chức của ngân hàng thương mạiTheo Luật Các tổ chức tin dung 2010 (khoản 1 và khoản 2), Ngân hàng

thương mại được tổ chức dưới 02 hình thức bao gồm:

- Ngân hàng thương mại trong nước: được thành lập, tô chức dưới hình

thức công ty cô phan.

- Ngân hàng thương mại nha nước: được thành lập, tổ chức dưới hình

thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%

vốn điều lệ

1.1.2 Các hoạt động của ngân hàng thương mai

Các hoạt động của NHTM bao gom 10 nhom quy dinh tai Muc 2Chương IV Luật Các tổ chức tin dung 2010 (sửa đổi 2017) như sau:

Hoạt động ngán hàng của ngân hàng thương mại

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền

Trang 13

gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,tín phiếu, trái phiêu dé huy động vốn trong nước và nước ngoài.

- Giải ngân vốn: Với chức năng trung gian tài chính, NHTM kết nốigiữa bên thiếu vốn, có nhu cầu vay dé trang trải nhu cầu đời sống hoặc pháttriển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, dự án đầu tư và bên có vốn nhàn rỗi gửitại ngân hàng Hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng đảm bảo nhu cầu

vốn và sự luân chuyển vốn giữa các chủ thể kinh tế được nhịp nhàng Hoạt động cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho khách

hàng là cá nhân hay doanh nghiệp vay một khoản tiền để sử dụng vào mụcđích, thời gian nhất định theo thoả thuận, nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.Với mỗi đối tượng khách hàng mang những điều kiện và đặc trưng khác nhau,NHTM sẽ quy định những điều kiện ràng buộc tương ứng với từng nhóm,

nhằm tối đa hiệu lực của hợp đồng tin dụng (HDTD), hạn chế rủi ro phát sinh,

phát huy được hiệu quả.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:

+ Cho vay;

+ Chiết khấu, tái chiết khâu công cụ chuyên nhượng và giấy tờ có giá khác;

+ Bảo lãnh ngân hàng;

+ Phát hành thẻ tín dụng;

+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quôc tê đôi với các ngân

hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

- Mở tai khoản thanh toán cho khách hang.

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chỉ, ủy

Trang 14

nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thu tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ

và chi hộ;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác

sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Vay vốn của Ngân hàng nhà nước

Ngân hàng thương mại được vay vốn của Ngân hàng Nhà nước dưới

hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vay von của to chức tin dụng, tổ chức tài chính

Ngân hàng thương mại được vay vốn của tô chức tín dụng, tổ chức tài

chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán

- Ngân hàng thương mại được tô chức thanh toán nội bộ, tham gia hệthông thanh toán liên ngân hàng quốc gia

- Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau

khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Góp vốn, mua cổ phan

(1) Ngân hàng thương mại chỉ được dùng von điều lệ và quỹ dự trữ dé

góp vốn, mua cô phan theo quy định tai (2), (3), (4) và (6) mục này.

(2) Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con,

công ty liên kết dé thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:

Trang 15

- Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý,

phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng

khoán và mua, bán cô phiếu;

- Cho thuê tài chính;

- Bảo hiểm

(3) Ngân hàng thương mại được thành lập, mua lại công ty con, công ty

liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản, kiều hối,

kinh doanh ngoại hồi, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng

tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

(4) Ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cô phần của doanh

nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:

- Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao

thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;

- Lĩnh vực khác không thuộc lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối,kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng

tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.

(5) Việc thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định

tại (2) và (3) và việc góp vốn, mua cổ phan của ngân hàng thương mai tại cáclĩnh vực khác ở mục (4) phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của

Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục

chấp thuận.

Điều kiện, thủ tục và trình tự thành lập công ty con, công ty liên kết của

ngân hàng thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

(6) Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại

được mua, năm giữ cô phiếu của tô chức tin dụng khác với điều kiện và trong

giới hạn quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trang 16

Tham gia thị trường tiên tệNgân hàng thương mại được tham gia đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua,bán công cụ chuyên nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tínphiếu Ngân hàng Nhà nước và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.

Nghiệp vụ ủy thác và đại lý

Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý tronglĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài

sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hồi và sản phẩm phái sinh

- Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận băng văn bản, ngân

hàng thương mại được kinh doanh, cung ứng dịch vụ cho khách hàng ở trong

nước va nước ngoài các sản phẩm sau đây:

+ Ngoại hồi;

+ Phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác

- Ngân hàng Nhà nước quy định về phạm vi kinh doanh ngoại hối; điều

kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận việc kinh doanh ngoại hồi; kinh doanh, cung

ứng sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại.

- Việc cung ứng dịch vụ ngoại hối của ngân hàng thương mại chokhách hàng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối

Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại

- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ

quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toản.

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập

doanh nghiệp và tư vấn đầu tư

- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.

- Dịch vụ môi giới tiền tệ

- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh

10

Trang 17

khác liên quan đến hoạt động ngân hàng sau khi được Ngân hàng Nhà nướcchấp thuận bằng văn bản.

1.2 Khái niệm, bản chat và đặc điểm pháp lý của cho vay tiêu dùng1.2.1 Khái niệm về cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một trong các hình thức cấp tín dụng của tô chức tín dụng, trong đó các khoản vay được cấp cho cá nhân, hộ gia đình bởi ngân hàng hoặc các công ty tài chính dé thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của khách hàng.

Tùy vào từng đối tượng khách hàng, mục đích vay, mức cho vay hay

thời hạn cho vay, mà tổ chức tin dụng có thé cho vay tiêu dùng có hoặc

không có tài sản bảo đảm Hiện nay, cho vay tiêu dùng thường được khách

hàng cá nhân, hộ gia đình sử dụng dé tài trợ cho các chi phí như mua nhà,mua xe, mua sắm trang thiết bị, giáo dục, y tế, du lịch

1.2.2 Bản chất và đặc điểm pháp lý của cho vay tiêu dùng Cùng với việc ra đời “Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD”, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

do NHNN Việt Nam ban hành và “Thông tư số 43/2016/TT-NHNN” quy định CVTD của công ty tài chính do NHNN Việt Nam ban hành có hiệu lực đã bé

sung dinh nghia cu thé hơn về khái niệm CVTD

Từ khái niệm HĐ vay tài sản được quy định trong BLDS năm 2015

thì có thể hiểu rằng HĐVTD là “sự thỏa thuận bằng văn bản giữa cácTCTD (bên cho vay) và khách hàng (bên vay) nhăm xác lập, thay đổi hay

chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên theo quy định của PL theo đó các

TCTD có nghĩa vụ chuyên giao tiền cho khách hàng sử dụng vào mục đích

phục vụ cho nhu cầu đời sống, còn khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả tiền vốn và tiền lãi cho vay sau thời hạn cam kết” Ngoài ra thì đối với

các TCTD thì hoạt động cho vay là hình thức cấp tin dụng và HD tin dụng

là hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng.

11

Trang 18

1.2.2.1 Đặc điểm của cho vay tiêu dùngThứ nhất, quy mô của từng hợp dong vay thường nhỏ dan đến chỉ phí tổ

chức cho vay cao

Dù giá trị khoản vay là lớn hay nhỏ thì nhân viên ngân hàng vẫn phải

thực hiện đầy đủ các bước trong qui trình tin dụng, dẫn tới chi phi quản ly món vay này tương đương với chi phí cho doanh nghiệp vay một món lớn dé sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kì

Nó tăng lên trong thời kì nền kinh tế mở rộng, khi mà mọi người dâncảm thấy lạc quan về tương lai Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái,rất nhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tin tưởng sẽ hạn chế vay

Thứ tư, nguon trả nợ có thé biến động lớn

Chênh lệch giữa lương, thưởng thu nhập với chi phí sinh hoạt của cá

nhân, hộ gia đình chính là nguồn để hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng Các yếu

tố này lại dé dàng bị ảnh hưởng khi có sự thay đối về các điều kiện khách quan

và chủ quan: Điều kiện kinh tế, xã hội, tiến bộ khoa học kĩ thuật, sức khỏe

Thứ năm, tư cách của khách hàng là yếu to khó xác định Xác định tư cách khách hàng là quan trọng quyết định thiện chí trả nợ

của khách hàng Tuy nhiên, việc thu thập thông tin của nhóm khách hàng này

khó đầy đủ và chính xác, dẫn tới ngân hàng đưa ra quyết định sai lầm, rủi rotín dụng là điều khó tránh khỏi

12

Trang 19

1.2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng

Các dịch vụ cho vay tiêu dùng hiện nay gồm có cho vay thé chap

và cho vay tin chấp, cùng là dich vụ cho vay tiêu dùng nhưng 2 loại hình này

có những sự khác biệt nhất định.

— Cho vay tiêu dùng thé chấp: Cho vay thé chấp là hình thức cho vay

tiêu dùng yêu cầu tài sản đảm bảo (tài sản thế chấp) Theo đó, để được ngân

hàng cấp vốn vay thế chấp, người đi vay phải thế chấp các tài sản có giá như

bat động sản (nha, đất, ) hoặc động sản (xe cộ và các tai sản có giá khác).

Sở di ngân hàng yêu cầu tài sản thé chấp vì khoản vay nào cũng tiềm annhững rủi ro nhất định, tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc để ngân hàngthu hồi vốn trong trường hợp xảy ra rủi ro Tài sản đảm bảo này vẫn hoàn

toàn là của khách hàng và không hè bị ảnh hưởng gi trong quá trình vay vốn,

khách hàng vẫn có thê sử dụng bình thường Các tài sản thế chấp chỉ bị thuhồi trong trường hợp khách hàng mắt khả năng trả nợ

— Cho vay tiêu dùng tín chấp: Cho vay tín chấp là hoạt động cho vay

không yêu cầu tài sản đảm bảo, vốn vay tín chấp được cấp gần như dựa hoàn

toàn vào uy tín của người đi vay Tất nhiên, uy tín khi đi vay vốn tín chấp phải được chứng minh băng một số thông tin cụ thể ví dụ thu nhập, các hóa đơn, hợp đồng có giá trị liên quan đến người di vay.

1.2.2.3 Lợi ích của cho vay tiêu dùng

Đối với TCTD

— Thu lợi nhuận.

— Mở rộng mối quan hệ với khách hàng.

— Góp phan da dạng hóa hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro.

Trang 20

Đối với nên kinh tế

— Tạo cơ hội giảm chi phí giao dịch, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch

vụ và phân công lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển,tăng sản lượng, việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người lao động

— Cung cấp tài chính, trang trải các chi tiêu tiêu dùng, thúc đây thành

- Môi trường Luật pháp: Luật pháp là công cụ quản lý đắc lực của Nhà

nước, mọi cá nhân, tô chức tại mỗi nước đều chịu sự chỉ phối của hệ thong

pháp luật do quốc gia đó quy định với những hoạt động của minh, các ngân hàng thương mại cũng không phải ngoại lệ Hơn thế nữa, hoạt động kinh

doanh của các ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm - kinh doanh tiền

tệ - thì sự giám sát kiểm tra của Nhà nước là hết sức quan trọng và cần thiết;

họ phải tuân theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước, luật các tô chức tín

dụng, luật dân sự va các quy định khác.

Nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không

ồn định và có nhiều khe hở thì rất khó cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, đồng thời cũng tạo ra khó

khăn cho các doanh nghiệp, họ sẽ không yên tâm hoạt động trong môi trường

như: cắt giảm đầu tư làm cho nền kinh tế kém phát triển, thu nhập của người

dân giảm sút, nhu câu tiêu dùng giảm và khả năng mở rộng cho vay giảm.

14

Trang 21

Ngược lại, môi trường pháp lý 6n định, hệ thống văn bản pháp luật day

đủ đồng bộ sẽ khuyến khích các nhà đầu tư và thúc đây sự phát triển của nềnkinh tế, tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư Bên cạnh đó, quyên lợi và tráchnhiệm của các NHTM và các bên liên quan cũng được bảo vệ, giải quyết khi

có tranh chấp xảy ra Điều đó giúp quy mô cho vay của ngân hàng tăng lên.

- Môi trường kinh tế - chính trị: Đây là một nhân tố không kém phần quan trọng so với môi trường Luật pháp Những chỉ tiêu như thu nhập quốc dân (GDP), tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ thất

nghiệp phản ánh trung thực thực trạng nền kinh tế của một quốc gia Nếumột nước có nền kinh tế ổn định thì đời sống người dân cũng có xu hướngphát triển theo, nhu cầu tiêu dùng trong xã hội tăng mạnh Vì vậy, cho vaytiêu dùng sẽ được phát triển với nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, thu

nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm Tình hình chính trị

tác động mạnh đến nền kinh tế nên cũng tác động đến cho vay tiêu dùng Như

chúng ta đã biết, một quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển hoặc không én định, lạm phát cao nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ giảm, do đó khả

năng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân hàng gặp phải khó khăn.

- Môi trường văn hóa — xã hội: Các yêu tô thuộc môi trường văn hóa —

xã hội bao gồm: tập quán xã hội, thói quen tiêu dùng, trình độ dân trí, thị hiếungười dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội có tác động không nhỏ đến chovay tiêu dùng Bên cạnh việc quyết định nhu cầu chỉ tiêu của các cá nhân, hộgia đình, chúng còn ảnh hưởng đến phương thức thỏa mãn cũng như thói quen

tài trợ của họ Nếu cộng đồng có thói quen hưởng thụ, luôn muốn thỏa mãn các nhu cầu của mình một cách nhanh chóng và không ngừng mong muốn cải thiện và nâng cao cuộc sống hiện tại thì cho vay tiêu dùng sẽ có cơ hội phát

triển Ngược lại, một cộng đồng mà các cá nhân trong đó chủ yếu không thích

mua săm, không có thói quen tiêu dùng quá mức những gì mà họ kiêm được

15

Trang 22

tại thời điểm hiện tại thì xu hướng chung của họ là sẽ tiết kiệm chứ khôngphải là đến Ngân hang vay vốn dé chi tiêu Do đó, cho vay tiêu dùng sẽ hoạtđộng hết sức khó khăn trong một môi trường như thế.

Ngoài ra, tình hình an ninh, trật tự xã hội cũng góp phan đáng ké trong

việc đây mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng Với một xã hội an toàn, an ninh đảm bảo thì càng có nhiều nhu cầu trong việc chi tiêu, hưởng thụ Vậy nên càng có nhiều cá nhân tìm đến Ngân hàng dé được tài trợ nhằm thỏa mãn nhu

cầu mà khả năng thanh toán hiện tại chưa đáp ứng được

b Nhân tổ chủ quan

- Nhân tô xuất phát từ phía khách hàng+ Đạo đức của khách hang: Đây là yếu tố tiên quyết vì nó thé hiện thiệnchí trả nợ đối với ngân hàng của người đi vay Vì rằng ngay cả khi người đi

vay có nguồn thu nhập cao dé trả nợ thậm chí đưa ra những tài sản dam bảo tốt nhưng đạo đức không tốt (không có thiện chí trả nợ) thì cũng không hứa

hẹn một thiện chí tốt khi người đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng

Chính vì vậy, tư cách đạo đức của người vay là yếu tố quyết định đến khoản

cho vay của ngân hàng

+ Khả năng tai chính: Sau khi xem xét tư cách đạo đức của người di

vay thì việc đánh giá khả năng tài chính cũng rat quan trọng vì rang nó quyết

định khả năng trả nợ Khách hàng có thu nhập cao, việc thanh toán nợ ngân

hàng ít ảnh hưởng đến các nhu cầu chi tiêu khác (đặc biệt là nhu cầu chi tiêu

thiết yếu), do đó khoản cho vay ít rủi ro hơn.

+ Tài sản đảm bảo: Cơ sở đề phòng ngừa rủi ro tín dụng chính là tài sản đảm bảo Nếu khoản vay tiêu dùng nào mà khách hàng có TSĐB thì càng an toàn cho ngân hàng Vì nếu khách hàng không có khả năng thanh toán thì

ngân hàng có thể phát mại tài sản để thu hồi một phần hay toàn bộ nợ củachính ngân hàng đó Vậy nên, ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngân hàng

16

Trang 23

khi tiến hành cấp tín dụng tiêu dùng cho các khách hàng đều yêu cầu khách

hàng phải có TSDB.

- Nhân tô xuất phát từ phía ngân hàng+ Nguồn nhân lực: Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng, cán bộtín dụng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dung Do đó, họ không phảinhững giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải hiểu biết về tâm lý, thói

quen, sở thích của từng nhóm khách hàng, có hiểu biết về thị trường hàng hóa

và dịch vụ Sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh, ngoài yếu

tố cơ sở vật chất, yếu tô vén thì nhân tố con người cũng đóng vai trò rất quan

trọng Dé đây mạnh hoạt động của mình, các ngân hàng cần có một chiến lược đào tạo con người lâu dài, cập nhật cùng với chế độ đãi ngộ thích hợp dé thu hút va giữ chan những người giỏi Day là nền tang cho sự phát triển của bat cứ hoạt động nào, không chỉ riêng hoạt động của một ngân hàng.

+ Công nghệ thâm định: Như đã trình bày ở đặc điểm ở cho vay tiêudùng, quá trình thẩm định khách hàng vay tiêu dùng diễn ra có rất nhiều khókhăn Đây chính là nguyên nhân gây ra thời gian thẩm định khá dài Vì vậy,khách hàng không mặn mà lắm với cho vay tiêu dùng Cho nên, các ngânhàng nếu tiến hành khâu này một cách nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảochính xác, không gây phiền hà cho khách hàng sẽ tạo ra một ấn tượng tốt vớikhách hàng Đặc biệt, điều này sẽ giúp cho các ngân hàng dễ dàng lôi kéo

được đối tượng khách hàng cá nhân như trong cho vay tiêu dùng.

+ Công nghệ ngân hàng: Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng

trong việc mở rộng, day mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, và đang là van

dé mà các ngân hàng quan tâm Các ngân hàng đã ứng dụng những tiến bộcủa công nghệ thông tin vào hoạt động của mình nhằm hỗ trợ cho việc phát

triển kinh doanh Vì vậy, ngân hàng nào có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ có điều kiện mở rộng kinh doanh nói chung và hoạt động cho

vay tiêu dùng nói riêng.

17

Trang 24

+ Chính sách tín dụng: Chính sách tín dung phản anh cương lĩnh hoạt động của một ngân hàng, là định hướng chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng,

tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng

cao khả năng cạnh tranh:

o Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng mở rộng, các hoạt động của

ngân hàng tập trung vào việc tăng trưởng dư nợ cho vay Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý đến chất lượng của hoạt động tín dụng.

o Nếu ngân hàng có chính sách tín dụng trọng tâm, trọng điểm: cácngân hàng sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng mà mình lựa chọn

+ Nguồn vốn của ngân hàng: Một điều kiện vô cùng quan trọng trongviệc mở rộng, đi sâu vào các hoạt động cho vay tiêu dùng đấy chính là nguồn

vốn Nếu một ngân hàng có vốn lớn thì càng có cơ hội đầu tư nhiều vào trang thiết bị, vào nguồn nhân lực cho các hoạt động cho vay tiêu dùng Thông

qua đó, cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng.

Sự can thiết trong cho vay tiêu dùng Việc cho vay tiêu dùng của Ngân hàng có tác động ảnh hưởng rất lớn

đối với bản thân Ngân hàng, cũng như đối với người tiêu dùng và nền kinh tế

- Đối với khách hàng: nhờ có cho vay tiêu dùng họ có thể được hưởngcác tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn, nó cần thiếtcho những trường hợp cá nhân có nhu cầu chi tiêu cấp bách, nhu cau chi tiêu

cho giáo dục y tế

- Đối với ngân hàng: giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng,

từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng, tạo điều kiện đa dạng hóa được các sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm được lợi nhuận từ các

khoản vay, tăng thu nhập và phát tán rủi ro, góp phần quảng bá thương hiệu

sản phâm dịch vụ của ngân hàng.

18

Trang 25

- Đối với nền kinh tế: nếu cho vay tiêu dung được tài trợ cho các chỉtiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kíchcầu, giúp hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa được đều đặn, tạo điềukiện phát triển kinh tế

1.3 Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng 1.3.1 Hợp dong tin dụng cho vay tiêu ding

- Thứ nhất về diéu kiện vay

Hợp đồng tín dụng CVTD về bản chất là những hợp đồng cho vay tàisan theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tindụng CVTD trong trường hợp bên cho vay là các TCTD, trong đó chủ yếu làcác ngân hang và bên đi vay là cá nhân có đủ điều kiện về năng lực chủ thénhư trên, hộ gia đình Tuy nhiên theo quy định tại Điều 19 Quyết định số1627/2011/QD — NHNN ngày 31/12/2011, Điều 126 Luật Tổ chức tin dụng

năm 2010 thì các đối tượng không được vay bao gồm: Thành viên Hội đồng

quan tri, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng

giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tô chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp

nhân là cổ đông có người đại điện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quảntrị, thành viên Ban kiêm soát của tổ chức tín dụng là công ty cô phần, phápnhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách

nhiệm hữu hạn; Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành

viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc),Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương

- Thứ hai về mục đích sử dụng vốn vay

Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp Theo quy định tại Điều 8Thông tư 39/2016/TT — NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động chovay của Tổ chức tín dụng chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách

19

Trang 26

hang (Sau đây gọi tắt là Thông tư 39/2016/TT — NHNN ngày 30/12/2016) thì

tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: Dé thực hiện các hoạt động dau tư kinh doanh thuộc ngành, nghề ma pháp luật cam dau tư

kinh doanh; dé thanh toán các chi phi, đáp ứng các nhu cau tài chính của cácgiao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; dé mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ

thuộc ngành, nghề mà pháp luật cam dau tư kinh doanh; dé mua vàng miếng:

để tra nợ các khoản vay tại chính TCTD cho vay trừ trường hợp cho vay dé thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công

trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trìnhđược cấp có thâm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; để trả nợ

khoản vay tại TCTD khác và trả khoản nợ vay nước ngoài trừ trường hợp

cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau

đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực

hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Thứ ba về số vốn vay

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng dé thỏa thuận với khách hàng về

mức cho vay.

- Thứ tư về lãi suất và hợp đồng vay vốn

Tại Khoản 1, Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016quy định: TCTD và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu

vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại Khoản 2 Điều này:

20

Trang 27

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắnhạn băng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất chovay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết địnhtrong từng thời kỳ nhăm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a) Phuc vụ lĩnh vực phat triển nông nghiệp, nông thôn theo quy

định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông

nghiệp, nông thôn;

b) Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định

tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định

của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ

về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

đ) Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao

theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn

Luật công nghệ cao [9].

Ngoài ra, đối với công ty tài chính thì lãi suất được quy định tại khoản

1, Điều 9 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về lãi suất CVTD của công ty tàichính thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vaycủa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng

- Thứ năm, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các phương thức khác được các bên thỏa thuận

+ Thời hạn cho vay: Theo Điều 31 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định: Tổ chức tin dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn

cho vay trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay, thờihạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng

21

Trang 28

Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn

cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.

+ Hình thức bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm:

Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi

ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý dé thu hồi các khoản nợ đã cho khách vay.

Theo quy định tại mục 3 Chương VX của Bộ luật dân sự 2015 thì có

09 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm có tài sản, thé chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín

- Thứ bảy, về phương thức cho vay:

TCTD thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho

vay như sau: Cho vay từng lần; Cho vay theo hạn mức; Cho vay theo hạn mức thấu chỉ trên tài khoản thanh toán.

1.3.2 Các chủ thể tham gia tham gia hợp đồng tín dung cho vay tiêu dùng

Trong hoạt động cho vay: chủ thê bao gồm bên cho vay và bên đi vay.Quan hệ cho vay tiêu dùng, xác định được tư cách chủ thé đối với một bên là

TCTD (cho vay), một bên là khách hang (đi vay).

Bên cho vay trong HDVTD phải là các TCTD TCTD bao gồm ngân

hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.Các loại hình ngân hàng hiện nay bao gồm NHNN, NHTM Các TCTD phingân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tô

chức phi ngân hàng khác.

Trên thực tế, trong quan hệ vay tiêu dùng các chủ thê cho vay chủ yếu

22

Trang 29

thường là các NHTM, chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam và các công ty

tài chính Cho nên các chủ thể này phải đáp ứng điều kiện về thành lập và

hoạt động theo các quy định của PL hiện hành.

Tham gia vào quan hệ tín dụng, chủ thể đi vay là khách hàng cá nhân

cần thỏa mãn điều kiện cơ bản như sau:

- Đối với khách hàng cá nhân Việt Nam: Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên

có năng lực hành vi dân sự day đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Đối với khách hàng là cá nhân nước ngoài: Phải có năng lực pháp

luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của nước mà cá nhân đó

là công dân nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự và các văn bảnpháp luật của Việt Nam quy định hoặc Điều ước quốc tế được Việt Nam ký

kết hoặc tham gia quy định.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tiêu dùng

Về mặt lý thuyết, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng CVTD thì quyền và nghĩa vụ sẽ trực tiếp phát sinh khi hoạt động cho vay có hiệu lực Khi giao kết hợp đồng, hai bên đều có quyền và nghĩa vụ

pháp lý như nhau theo luật định:

Theo Điều 411 — Bộ Luật Dân sự năm 2015, các bên:

Có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ ghi trong hợp đồng vay khi một bêngiảm sút dẫn đến mat khả năng thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết trong HDkhi tới hạn Có quyền không thực hiện nghĩa vụ do lỗi của một bên hoặc các

bên đều không có lỗi Khi tiến hành giao kết HD mà xảy ra trường hợp dan

đến một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi từ bên kia thì có

quyền yêu cầu huỷ HD và buộc phải bồi thường nếu bên kia có lỗi.

Xuất phát từ tư cách pháp lý không giống nhau, mỗi bên tham gia HD

vay tiêu dùng sẽ có các quyên và nghĩa vụ khác nhau Các quyên và nghĩa vụ

23

Trang 30

này đều xuất phát từ những nội dung trong hợp đồng CVTD như đã thoảthuận, hoặc xuất phát từ bên trong các điều khoản đã được các nhà lập pháp

dự đoán được nhưng có thé nói chúng đều có giá trị pháp lý khi giao kết HD,giúp các bên gắn kết

a Quyên và nghĩa vụ cua bên cho vay Bên cho vay được hiểu là bên chủ nợ cung cấp các khoản vay trong quan hệ tín dụng có quyên và nghĩa vụ pháp lý cơ bản được quy định như sau:

+ Quyền yêu cầu bên vay cung cấp các băng chứng liên quan dé chứng

minh dự án, phương án vốn là khả thi, chứng minh khả năng tài chính củamình hoặc người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay Sau khi kiểm tra nếubên vay vốn không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, phương án sử dụngvốn vay không có hiệu quả và phù hợp với các quy định của pháp luật thì bên

cho vay — là tô chức tín dụng có quyền ra quyết định không cho vay.

+ Quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn nếu bên cho vay phát hiện bên vay cung cấp các thông tin sai thực tế, gian dối, trái với các điều khoản HĐ vay trong quá trình kiểm tra quy trình vay vốn, sử dụng vốn vay của bên vay Nếu bên vay có dấu hiệu vi phạm pháp

luật thì tổ chức tín dụng có quyền khởi kiện khách hàng vi phạm HD vay hoặckhởi kiện bên thứ ba cầm có, thế chấp, bảo lãnh theo quy định của pháp luật

+ Quyền yêu cầu bên vay phải trả lại vốn vay kèm theo tiền phạt viphạm, tiền bồi thường thiệt hại xảy ra như thỏa thuận trong HĐ Quyền này

xuất phát từ các thỏa thuận trong HĐ vay tiêu dùng và được pháp luật bảo

đảm thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau TCTD với địa vị là chủ nợ có

vị trí đặc biệt quan trọng khi thực hiện quyền này Tuy nhiên, nếu bên vay thuộc đối tượng được xem xét gia hạn nợ theo quy định: TCTD có quyền

miễn, giảm lãi suất, gia hạn tiền vay cho bên vay Với tư cách là chủ nợ, nếuquá kỳ hạn mà bên vay không thê trả nợ và các bên không có thoả thuận nào

24

Trang 31

khác thì bên cho vay sẽ được quyền yêu cầu xử lý băng các giải pháp theoquy định của pháp luật như khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền Ví du: Tòa

án dé thương lượng phương án hòa giải hoặc khởi kiện dé đòi lại tiền, đượcquyên yêu cầu bán đấu giá tài sản bảo đảm

+ Nghĩa vụ giải ngân khoản tiền vay vốn đầy đủ cho khách hàng sử

dụng theo đúng thời hạn Nghĩa vụ này xuất phát từ việc hai bên đã cam kết

với nhau rằng bên vay được sử dụng khoản vay với điều kiện được hoàn trả của bên cho vay trong một khoảng thời gian nhất định Nếu bên cho vay vi

phạm các nghĩa vụ như đã thỏa thuận trong HĐ như giải ngân chậm hoặc là

không chịu giải ngân sẽ bị xử lý theo như các điều khoản được ghi trong hợpđồng CVTD Trong trường hợp này, bên cho vay phải có trách nhiệm bồithường thiệt hại đã gây ra cho bên vay bằng vật chất vì đã vi phạm nghĩa vụ

quy định trong HĐ Ngoài ra, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ như đã quy định trong HD, trừ trường hợp cả hai bên cùng đáp ứng chấp nhận cham dứt HD CVTD trước thời hạn.

+ Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát khách hàng khi sử dụng khoản tiền vay

và khi trả nợ Bởi vì khoản vay do bên cho vay cung cấp nên đòi hỏi bên cho

vay phải có trách nhiệm đối với khoản vay của mình nên việc kiểm tra, giámsát quá trình sử dụng tiền vay và trả nợ của bên vay là không thê tránh khỏi

đối với TCTD [9, Điều 24, Khoản 2] Do đó, dé tránh tình trạng nợ xấu xảy ra

thì bên cho vay phải có trách nhiệm kiểm tra quá trình vay vốn và hoàn trả

vốn của khách hàng Vì vậy, khách hàng khi đi vay vốn buộc phải chấp nhận

quá trình kiểm tra, giám sát này từ các TCTD nhằm tạo điều kiện cho bên vay

quản lý khoản vay một cách hiệu quả.

Với tư cách là luật chung, “BLDS năm 2015” đã quy định nguyên tắc

điều chỉnh về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết HD [20, Điều 387]

Day là cơ sở của luật chung dé từ đó các văn bản luật chuyên ngành về HD

25

Trang 32

chuyên biệt có các quy định điều chỉnh đặc thù, đúng với quy định của BLDSnăm 2015 Từ đó tạo một khung pháp lý hiệu quả để điều chỉnh các quan hệtrong giao kết HD, đảm bao HD luôn được xác lập với đầy đủ thông tin của

các bên dé HD được hình thành hợp pháp, đảm bảo nghĩa vụ HD Trong quan

hệ tin dụng, việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết HD rất

có ý nghĩa đối với bên vay là bên yếu thé Bởi vì HD này thường được ký kết

dưới dạng HD mẫu mà một bên là TCTD thường có lợi thế về thông tin, một

bên là người tiêu ding đa số không có điều kiện tiếp cận thông tin trong HD.

b Quyển và nghĩa vụ của bên vay Bên vay là bên con nợ được hưởng khoản tiền vay trong quan hệ tín

dụng, có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản được quy định như sau:

+ Quyền không chấp nhận các yêu cầu vô lý, không đúng như trong

thỏa thuận trong HDVTD trong quá trình hai bên ki kết, thực hiện và thanh lý

HĐ Theo quy định của PL thì quyền này được áp dụng trong trường hợp cho

phép khách hàng chống lại các yêu cầu không hợp lí, có thé gây bat lợi cho

khách hàng nếu đáp ứng các yêu cầu này từ phía các TCTD

+ Quyền được khiếu nại, khởi kiện các TCTD với các cơ quan nhà nước có liên quan khi TCTD từ chối cho vay mà không có lý do [18, Điều 8,

Khoản 7] Quyền này giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng trước các

hành vi vô lý trái với quy định PL của các TCTD Với quy định này, khi

TCTD không muốn cho khách hàng vay vốn thì họ phải đưa ra lí do chínhđáng đề từ chối yêu cầu

+ Quyên yêu cầu bên cho vay phải thực hiện nghĩa vụ giải ngân như đã thỏa thuận trong HDVTD Quyền này của bên vay chính là nghĩa vụ của bên cho vay được quy định trong các điều khoản của HDVTD Trong trường hợp

bên cho vay không thực hiện nghĩa vụ giải ngân hoặc giải ngân không đúng

hẹn thì bên vay có quyền yêu cầu đòi tiền bồi thường thiệt hại xảy ra cho

chính mình.

26

Trang 33

+ Nghĩa vụ sử dụng khoản tiền vay một cách hiệu quả, đúng mục đích

như đã thoả thuận trong HDVTD Nghĩa vụ này được quy định trong HDVTD với mục đích đặt người đi vay dưới tình trạng thường xuyên bị bên cho vay

kiểm tra, giám sát về mục đích sử dụng nguồn vốn đi vay Do đó, khi bên vaykhông thực hiện theo nghĩa vụ này sẽ bị bên cho vay tiến hành nhắc nhở bằng

văn bản, nếu tiếp tục vi phạm thì bên cho vay sẽ dừng hoặc thu hồi lại nguồn

vốn cho vay trước đó

+ Nghĩa vụ hoàn trả lại vốn và lãi suất cho vay, ngoài ra kèm theo

khoản tiền phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại cho bên cho vay (nếu có).Thông thường, khi HDVTD bắt đầu có hiệu lực sẽ phát sinh nghĩa vụ hoàn trảlại vốn vay cả gốc và lãi cũng như kết thúc khi đến hạn vốn vay Còn nghĩa

vụ trả tiền phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại HD chỉ phát sinh khi có vi

phạm hay sự thiệt hại xảy ra trong phạm vi các bên đã thỏa thuận trong

HDVTD hoặc xuất phát từ phán quyết của Tòa án hay trọng tài Các nghĩa vụ này sẽ chấm dứt khi bên vay thực hiện xong nghĩa vụ này trong thực tế

1.3.3 Quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động

cho vay

Các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm: Biện pháp bảo đảm tiền vay bằng

tài sản: Cầm có, thế chấp tài sản của khách hàng vay; Bảo đảm bằng tài sảnhình thành từ vốn vay và biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho

vay không có bảo đảm bằng tài sản.

1.3.4 Tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng

cho vay tiêu dùng

- Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng.

+ Hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng.+ Việc vi phạm nghĩa vụ trả lãi và thậm chí ca sốc và lãi

+ Tranh chấp về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín

dụng có bảo đảm bằng tài sản

27

Trang 34

+ Tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những hợpđồng tín dụng có bảo đảm băng tài sản.

+ Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng là Tòa án

nhân dân hoặc trọng tai thương mại nếu các bên có thỏa thuận

+ Đa phần hoạt động thi hành án để đảm bảo việc thu hồi nợ của ngân

hàng là thông qua xử lý tài sản đảm bảo.

- Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp

sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án.

1.3.5 Quy định về điều khoản lãi suất và phạt vi phạm trong hop đồng vay tiêu dùng

Lãi suất cho vay trong HĐ cho vay tiêu dùng

Lãi suất về bản chất, được hiểu là chi phí mà bên vay phải trả cho việc

sử dụng tiền của bên cho vay Cụ thê, lãi suất là phần trăm số tiền gốc mà bên vay phải trả trong một khoảng thời gian nhất định tùy theo thỏa thuận với bên cho vay Lãi suất quy định trong hoạt động cho vay của các TCTD được điều

chỉnh bởi quy định của BLDS, luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn liên

quan Theo quy định chung các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theothỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp

luật khác có liên quan quy định khác Ngoài ra TCTD và khách hang có

quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động NH của TCTD

theo quy định của PL.

Trong khi trong “BLDS năm 2015” khống chế mức lãi suất trần và cho

phép các bên được quyền thỏa thuận về lãi suất thì “Luật các TCTD năm

2010, sửa đôi, bố sung năm 2017” lại hoàn toàn trao quyền tự thỏa thuận cho

các bên Sở di có sự khác nhau trong quy định của “BLDS năm 2015” và

“Luật các tô chức tín dụng năm 2010, sửa đôi, bé sung năm 2017” về lãi suất

28

Trang 35

cho vay là xuất phát từ việc PL cho phép các luật chuyên ngành tự quy định

về mức lãi suất cho vay riêng mình, trao quyền cho các bên tự thoả thuận lãisuất trong HĐ Xét về phạm vi điều chỉnh, “BLDS năm 2015” có phạm viđiều chỉnh bao quát và rộng hơn “Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa

đổi, bô sung năm 2017” Điều nay cho thấy “Luật các tổ chức tín dụng năm

2010, sửa đổi, bố sung năm 2017” là luật chuyên ngành của tổ chức tin dụng

vì có sự tham gia của TCTD Tuy Bộ Luật Dân sự điều chỉnh chung các quan

hệ dân sự nhưng đối với Luật TCTD, hai Luật này vẫn ngang nhau về mặtpháp lý nên sẽ áp dụng luật chuyên ngành Do đó, việc áp dụng Luật các tổchức tin dụng năm 2010, sửa đổi, b6 sung năm 2017” sẽ không phải là ápdụng văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn

Như vậy, quy định trong “BLDS năm 2015” chủ yếu là quy định chung

cho tat cả các khoản vay dân sự nói chung nam ngoài hệ thống TCTD Nếu áp dụng lãi suất trần chung cho đối tượng là các TCTD thì sẽ tác động rất lớn đến thị trường tài chính, nhất là đối với các công ty CVTD, bởi vi lãi suất của

họ phải ở mức cao hơn hệ thống NHTM, như vậy mới đủ bù đắp cho những

rủi ro phát sinh khi cho vay Do đó, quy định về mức lãi suất trần tại “Điều

468 BLDS năm 2015” chỉ áp dụng cho các khoản vay dân sự nằm bên ngoài

hệ thống TCTD, với điều khoản loại “trừ trường hợp luật khác có liên quanquy định khác” “BLDS năm 2015” đã có cơ chế thoáng hơn khi cho phép các

TCTD hoạt động theo quy định của PL chuyên ngành.

Quan hệ TDTD là mối quan hệ dân sự thuần túy nên các nội dung bên

trong cua HD đều dựa trên su tự do thỏa thuận, trong đó có vấn đề về lãi suất.

Có thé thấy, các quy định của Luật các TCTD năm 2010, sửa đôi, bé sung

năm 2017”, “Thông tư số 39/2016/TT-NHNN” và “Thông tư số

43/2016/TT-NHNN” quy định về van dé lãi suất cho vay là phù hợp với tinh thần của PL

Tuy nhiên, vì quan hệ TDTD có đặc trưng là bên vay tiêu dùng luôn là bên

29

Trang 36

yếu thế hơn so với bên cho vay và luôn có nguy cơ bị xâm hại đến quyền vàlợi ích của mình Do đó, nguy cơ các TCTD bóc lột bên vay bằng các cáchthức xác định lãi suất là rất lớn Trong thực tế có rất ít trường hợp bên vayđược quyên thỏa thuận với TCTD về lãi suất cho vay tiêu dùng [6] Điều nàycũng một phần là hầu hết các TCTD đều có quy định khung lãi suất cho vaytrong quy định nội bộ của mình và trong nhiều trường hợp nếu bên vay đang có

nhu cầu cần sử dụng vốn gấp thì cũng rất ít khi “mặc cả” về lãi suất Tuy nhiên,

hiện nay lãi suất vay tín chấp của các TCTD khá cao, dao động từ 15 đến 70%tuỳ thuộc từng gói sản phẩm, số tiền vay và thời hạn trả nợ Nếu không maykhông trả nợ đúng hạn,người vay có thể bị phạt tới 150% lãi suất hiện tại theoquy định của pháp luật tại “điểm b khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015”

Phat vi phạm trong HD CVTD

Phat vi phạm HD là hình thức chế tài nhăm hạn chế vi phạm HD, khi

đó bên vi phạm HD sẽ phải thanh toán một khoản tiền theo quy định của PL hoặc do các bên thỏa thuận được ghi trong HDVTD cho bên bị vi phạm “Chế

tài phạt vi phạm HD với mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào ý thức

của các chủ thé khi tham gia HD nham giáo dục ý thức tôn trọng tuân thủ HD,

phòng ngừa các hành vi vi phạm HD” [13] Khác với phạt vi phạm trong HD

thì bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài với mục đích nhằm bù đắp bằngnhững lợi ích vật chất do bên vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm Do đó, bồithường thiệt hại xảy ra khi ton tại vi phạm

Theo các số liệu thống kê, lãi suất CVTD của các công ty tài chính Việt

Nam hiện tại dao động khoảng từ 18% - 40%/nam trong khi lãi suất CVTD

của các NHTM hiện tại dao động khoảng từ 15% - 23%/năm.

Hiện nay, những vụ khiếu nại liên quan tới mức lãi suất quá cao củacác khoản CVTD xảy ra thường xuyên dẫn đến các hành vi vi phạm về nghĩa

vụ quy định trong HD cho vay tiêu dùng.

30

Trang 37

Các hành vi vi phạm về nghĩa vụ quy định trong HDVTD rất đa dạng,

phong phụ thuộc về các trường hợp như là: không thực hiện nghĩa vụ; không

thực hiện đúng nghĩa vụ và không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy địnhtrong HD “Hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên chủ thê trong HDVTDkhông chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là vi phạm về thỏa thuận giữa các bên

trong HD mà còn bao gồm việc vi phạm các quy định của PL” [3].

Theo luật định “phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong HD,

theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm”

[20, Điều 418, Khoản 1], là hình thức chế tai do bên vi phạm phải thực hiệnkhi bên bị vi phạm yêu cầu Do đó, khi một bên chủ thé trong HDCVTD có

hành vi vi phạm HD sẽ phải chịu hình thức phat vi phạm Tuy nhiên, hình

thức phạt vi phạm không bắt buộc phải được ghi trong HD nên có bên có thé

thỏa thuận với nhau có nên ghi vào HĐ hay là không Do đó, chỉ khi có các

điều kiện phạt vi phạm trong HDVTD thì bên vi phạm mới phải trả tiền phatkhi có vi phạm HD xảy ra Các bên có thé thỏa thuận và ghi nhận điều khoảnphạt vi phạm ngay lúc đầu kế từ khi các bên tiến hành giao kết HD hoặccũng có thé được ghi nhận khi các bên sửa đổi, bổ sung, lập phụ lục của HD

Thông thường, điều khoản về phat vi phạm được thỏa thuận trước khi một

trong các bên có các hành vi vi phạm HD, con nếu đã xuất hiện hành vi viphạm của một bên thì bên vi phạm sẽ ít khi chấp nhận yêu cầu phạt do bên

bị vi phạm đưa ra.

1.3.7 Quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của khách hàngtrong hop dong vay tiêu dùng

PL bảo vệ quyền lợi của khách hang trong HDVTD được điều chỉnh bởi

các văn bản ở nhiều lĩnh vực PL khác nhau Trong đó, nôi bật lên các vấn đề:

- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong HĐVTD bằng các quy định

về lãi suất

“Lãi suất là ti lệ phần trăm nhất định tính trên tong số tiền vay và kỳ

3l

Trang 38

hạn vay mà bản vay phải trả cho bên cho vay thêm vào cùng với số tiền lãivay” [14] Nói cách khác, lãi suất là khoản tiền khác mà bên vay phải trả thêmngoài số tiền đã vay dé có thé sử dụng tiền vay của bên cho vay Cho nên, cácTCTD luôn muốn đạt được mục đích lợi nhuận mà đã sử dụng nhiều công cụnhằm tăng lãi suất lên hạn mức cao nhất có thê trong khi người đi vay thì gầnnhư không có nhiều kiến thức và hiểu biết dé có hiểu biết tất cả các cách tính

lãi suất này của TCTD Khi đã tham gia vào quan hệ tín dụng, nhiều người đi vay đã thật sự gặp áp lực lớn trước những gánh nặng về lãi suất Do đó, nhiệm

vụ của PL bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng là ban hành các quy định về lãisuất để hạn chế và ngăn chặn sự tận thu của TCTD đối với bên vay tiêu dùng

Dựa trên sự tồn tại các quy định tại Điều 466 và Điều 468 BLDS năm

2015, “Điều 91 Luật các TCTD năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017”,

“Thông tư số 39/2016/TT-NHNN” và “Thông tư số 43/2016/TT-NHNN đã quy định về mức lãi suất vay đã có những điểm mới về vấn đề lãi suất nhăm bảo vệ quyên và lợi ích người vay tiêu dùng, đó là:

Thứ nhất, TCTD dựa vào nhu cầu vay vốn của thị trường sẽ tiễn hành thỏa thuận với khách hàng về mức lãi suất cũng như dựa vao độ tín nhiệm của

khách hàng trừ trường hop áp dụng mức lãi suất tối đa đối với cho vay ngắn hạnbằng đồng Việt Nam đối với 05 lĩnh vực ưu tiên do Thống đốc NHNN quyếtđịnh trong từng thời kỳ [9, Điều 13, Khoản 1, 2] Như vậy, quy định về mức lãisuất trần chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam

thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại “Thong tư số 39/2016/TT-NHNN”.

Thứ hai, “Thông tư 39/2016/TT-NHNN” có bồ sung quy định về nghĩa vụ

trả lãi cho chậm trả tiền lãi, cụ thê là trong trường hợp khi đến thời hạn mà khách

hàng không trả tiền lãi, “thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do TCTD vàkhách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10% năm tính trên số dư lãi chậmtrả tương ứng với thời gian chậm trả” [9, Điều 13, Khoản 4, Điểm b]

32

Trang 39

Thứ ba, “Thông tư số 39/2016/TT-NHNN” cũng quy định “trường hợpkhoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải tra lãi trên phần dư

nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bênthỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời

điểm chuyền nợ quá hạn” [9, Điều 13, Khoản 4, Điểm c].

Thứ tư, “trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, TCTD và

khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố dé xác định lãi suất điềuchỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay Trường hợp căn cứ các yếu tô déxác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thìTCTD áp dung mức lãi suất cho vay thấp nhất” [9, Điều 13, Khoản 5]

Thứ năm, đối với trường hop CVTD tại các công ty tài chính, “Thông

tư số 43/2016/TT-NHH” quy định “công ty tài chính ban hanh quy định về

khung lãi suất CVTD áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời

kỳ, trong mức lãi suất cho vay cao nhất và thấp nhất đối với từng sản phẩm CVTD [10, Điều 9, Khoản 2] Để đảm bảo phản ánh đúng lãi suất, tránh tình trạng con sé cong bố và thực chất khác nhau, tại Thông tư có quy định lãi suất

CVTD phải được quy đổi theo tỷ lệ % năm và phải tính theo số dư nợ chovay, thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế

- Bảo vệ quyên lợi của khách hang trong HĐVTD bằng các quy định

về hình thức của HĐ

Theo các quy định PL hiện hành, HDVTD được lập thành van bản Cac

nội dung bắt buộc về điều kiện vay, số tiền vay, lãi suất, mục đích sử dụng,

hình thức cho vay, phương thức trả nợ vay, thời han vay, giá tri của tải sản

Trang 40

trên các nhu cầu của khách hàng trong thực tế cùng với các công cụ nghiệp vụ

hỗ trợ, TCTD đã thiết kế ra sẵn các mẫu HĐ phù hợp Điểm nỗi bật của

HĐVTD là các NH và công ty tài chính thường sử dụng các HD mẫu, các

điều kiện quy định chung để giao dịch do bên các TCTD soạn sẵn đề giao kết

với khách hàng Tuy nhiên, sử dung HD mau, điều kiện quy định giao dich

chung có thé tạo ra sự bất lợi cho người tiêu ding khi các NH, công ty tài

chính có tình lợi dụng các thế mạnh của mình đề đưa ra những điều khoản cólợi cho mình, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người tiêu dùng Do đó,

người vay tiêu dùng với tư cách là bên vay do cần tiền vay nên thường chỉ còn cách chấp nhận các điều khoản của HD mẫu do TCTD soạn sẵn mà

không có cơ hội được thé hiện ý chí của mình Tuy nhiên, ngoài việc định

hướng hành vi của các chủ thé trong xã hội thì PL còn có vai trò là cân bằng

và dung hòa lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng.

Nham hạn chế sự xâm phạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của bên vaytrong HDVTD, PL đã có sự can thiệp kịp thời đối với các HD mẫu mà

TCTD đã soạn thao sẵn Các TCTD cho dù là bên thực hiện quá trình soạn

thao HD nhưng cũng phải đáp ứng các điều kiện quy định của PL về HD theo mẫu [20, Điều 405], về các điều khoản theo quy định của PL bắt buộc

phải có trong HD, về nghĩa vụ phải giải thích HD đối với bên vay các điều

khoản trong HD Ngoài ra, các TCTD phải gửi những HD mẫu do mình soạn

thảo lên NHNN để kiểm tra và phê duyệt trước khi áp dụng vào các giáodịch thực tế

Tính chặt chẽ của PL còn được thể hiện ở chỗ ngoài việc ban hành

những quy định cụ thé về hình thức của HD vay nói chung và HDVTD nói

riêng thì PL còn quy định về các biện pháp xử lý vi phạm nếu các TCTD vi

phạm về hình thức của HD Do đó, các quy định PL này góp phan làm tăng cường cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách hiệu quả trong

quá trình thực hiện HD dưới hình thức của các HD mẫu

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w