1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội)

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DUONG TIEN THÀNH

_ QUYETDINHHINHPHAT =

ĐỐI VỚI Tội LUA DAO CHIEM BOAT TÀI SAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

DƯƠNG TIÊN THÀNH

(Trên co sở thực tiên tại thành phố Hà Nội)

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Mã sô: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ TRANG VÂN

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ

tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Dương Tiến Thành

Trang 4

Danh mục các bảng và biêu đô

Chương 1: MỘT SO VAN DE CHUNG VE QUYET ĐỊNH HÌNH

PHAT DOI VOI TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TÀI SAN 8

Khái niệm, đặc điểm quyết định hình phat đối với tội lừa đảo

chiếm Goat tai SAN ồỐ d 8 Khái niệm quyết định hình phat đối với tội lừa đảo chiếm đoạt

Nguyên tắc quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm

Oat tai SAN BPngddỔÝỔỐồỒ 14

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghia ceceeceeseeseeseesseeeeeeeeees 14 Nguyên tac cá thé hóa hình phạt 2-52 22522 2+£s+£szzxerseez 15

Nguyên tắc công bang xã hội 2- 2 2+2 +E+EE+EE2EZEerxerxrrxzex 16

Căn cứ quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt

CAT SAM 16

Cac hinh phat ap dung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 21

Về hình phạt chính ¿2 2 £+SE+EE+£E££E££E££EE£EE£EEtEEerkerkerreee 21 Về hình phat b6 sung cesses cssessessessesessessessessesessessessessestssessessesees 30

Các biện pháp tư pháp hỗ trợ hoặc thay thé cho hình phạt 30

Trang 5

Quyết định hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trong một số trường hợp đặc biệt 2-2-5555: Quyết định hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới

mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng .-Quyết định hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trong trường hợp phạm nhiều tội 2 2 2 2 s2£s+zx+zsz+:

Quyết định hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trong trường hợp đồng phạm 2-5 5+ +2E£+££+££+£++zxerxerxeee

Miễn hình phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản TIỂU KET CHƯNG 2.2: St Set t3 SE +E+E9E2ESEEEEEEEEEEEEEESErErrerrrrrrsrsrs Chương 2: THỰC TIEN VA MOT SO GIẢI PHAP NHAM NÂNG

CAO HIEU QUA AP DỤNG QUY ĐỊNH QUYET ĐỊNH

HINH PHAT VE TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TAI SAN

TREN DIA BAN THÀNH PHO HA NỘI -Thực tiễn quyết định hình phat về tội lừa đảo chiếm đoạt tài

sản trên địa bàn thành pho Hà Nội trong giai đoạn 2017 — 2021 Tình hình xét xử Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017 - 2021 -:

Một số kết quả của hoạt động quyết định hình phạt đối với tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong

210900020 009272011777

Một số hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân trong việc quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn

thành phố Ha Nộii - ¿2 2 £+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerreee Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định

quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài san

trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự liên quan đến quyết định

hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trang 6

-. -2.2.2 Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực của những người tiễn hành tố tụng trong quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản trên dia ban thành phố 1s Fs (0) 5c cccScScS<cssssss 65 2.2.3 Một số giải pháp khac w.ccececeececsesesesessessessesscsessessesseseseesesseesessees 68

TIỂU KET CHƯNG 2 2 -©ESE+SE+E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrkrei 71 KẾT LUAN 0iooecceccecceccccccsessessscsvesscssessessesssssecsucsucsussacsuesaessssaessressesnessesseeseeass 73

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO ccccccccscsssssscsssesssssscessssseesssseess 75

Trang 7

DANH MỤC CAC TỪ VIET TAT

BLHS: Bộ luật hình sự

QDHP: Quyét dinh hinh phat

TNHS: Trach nhiém hinh su

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG VÀ BIEU DO

Số hiệu Tên bảng Trang

Bảng 2.I | Tình hình xét xử tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 — 2021 45 Bảng 2.2 | Quyết định hình phạt đối với bị cáo phạm tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai

đoạn 2017- 2021 48

Bang 2.3 | Tỉ lệ các loại hình phạt được quyết định hình phạt

đối với bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2021 49

SỐ hiệu Tên biểu do Trang Biểu đồ 2.1 | Diễn biến xét xử Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên

địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021 46 Biểu đồ 2.2 | Quyết định hình phạt áp dụng đối với tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai

đoạn 2017-2021 49

Biểu đồ 2.3 | Ti lệ các loại hình phạt được quyết định hình phạt đối với bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017- 2021 50

Trang 9

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hà Nội có chỉ số phát triển kinh tế xã hội, chính trị cao

của cả nước, là khu vực tập trung đông dân cư từ nhiều địa phương khác đến để sinh sống và làm việc Bên cạnh đó, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn trong số các tỉnh thành của Việt Nam,

với hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Định Công, Đền Lừ, Vĩnh Hoàng Do vay, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội lừa dao chiếm đoạt tài sản nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang diễn biến

hết sức phức tạp, có xu hướng gia tăng về cả số lượng và tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, gây ra thiệt hại về tài sản cho cá nhân, tổ chức lên tới hang trăm nghìn tỉ đồng Hơn nữa, do ảnh hưởng của tình

hình dich bệnh Covid 19, nhiều người thất nghiệp, phá sản, khó khăn về kinh tế khiến cho loại tội phạm này gia tăng cả về số lượng và mức độ nguy hiểm của tội phạm Về hình thức tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tai sản thường xảy ra trong lĩnh vực như đất đai, tài chính ngân hàng, lừa đảo đi xin việc, xin học, xuất khẩu lao động, ngoài ra còn một số thủ đoạn khác như cá nhân cho vay thoả thuận lãi cao nên nhiều người vì ham lợi ích cho vay tiền để lấy lãi cao và sau đó mất trắng tiền Loại tội phạm này chủ yếu lợi dụng tâm lý của người bị hại vì mong muốn lợi ích cao cho

nên người phạm tội với phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày

càng tinh vi, xảo quyệt nhanh chóng lợi dụng lòng tin nhằm chiếm đoạt tài sản; đặc biệt trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ lừa đảo qua

mạng gây khó khăn cho công tác điều tra phòng ngừa tội phạm.

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có

tính chất vô cùng phức tạp có quy mô, liên kết với nhau tạo thành đường dây

Trang 10

lừa đảo nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, xin đi du học và tài chính

-ngân hàng Do có chút hiểu biết về pháp luật nên các đối tượng lừa đảo chiếm

đoạt tai sản thường sử dụng những khe hở của pháp luật tạo lớp vỏ hợp pháp

cho hành vi phạm tội của mình, dần dần tạo niềm tin để mọi người tin tưởng và không có sự cảnh giác khi giao dịch với các đối tượng; trong các vụ án lừa

đảo chiếm đoạt tài sản lớn thường có nhiều bị hại, nhiều người làm chứng, ở

nhiều tỉnh thành, địa phương khác nhau, nên việc triệu tập, lấy lời khai của họ còn gặp nhiều khó khăn cho cơ quan tiễn hành tố tụng Sự thiếu hiểu biết của một bộ phận nhân dân cũng gây khó khăn cho hoạt động điều tra, nhiều người khi biết minh bị lừa không chủ động trình báo với co quan Công an ma tim

cách đòi lại tài sản, đến khi không đòi được thì mới đến cơ quan Công an trình báo, dẫn đến các đối tượng đã bỏ trốn hoặc tau tán, tiêu hủy hết các

thông tin tài liệu và tài sản phạm tội

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bố sung năm 2017

(viết tắt là BLHS năm 2015) được ban hành cũng quy định nhiều nội dung mới nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng ngừa và đấu tranh

phòng chống tội phạm trong tình hình mới Tuy nhiên, các quy định của BLHS Việt Nam hiện hành về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quyết định hình phạt (viết tắt là QDHP) còn bộc lộ nhiều hạn chế; thực tiễn Tòa án xét xử tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng cho thấy những vướng mắc bất cập trong

quá trình áp dụng các quy định của Bộ luật này.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quyết định hình phạt đối với tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại thành phố Hà Nội)” là cần thiết, nhằm nghiên cứu, đánh

giá tinh lý luận cũng như thực tiễn QDHP tội lừa đảo chiếm đoạt tài góp phan

nâng cao hiệu quả công tác QDHP đối với tội phạm này trong thời gian tới.

Trang 11

2 Tình hình nghiên cứu

* Dưới góc độ giáo trình, sách tham khảo

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu vấn đề QDHP và tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản trong các sách, giáo trình như: Gido trình Luật hình sự Việt Nam

(phần chung và phần riêng) do Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm

2017 (tập thé tác giải do GS TSKH, Lê Cảm chủ biên); Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung và phần riêng) do Nxb Công an nhân dân, 2018,

(tập thé tác gia do GS.TS, Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên); Sách Binh luận khoa học BKHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Quyên phần chung và Quyền 1) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Tư pháp xuất bản năm

2017; Sách Binh luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Những quy định chung và

cuốn bình luận các tội xâm phạm sở hữu) của tác giả Dinh Văn Qué do Nxb

Thông tin và truyền thông xuất bản năm 2018; sách Binh luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đối, bố sung năm 2017) — đồng chủ biên: TS.

Trần Văn Biên và TS Dinh Thế Hưng

* Dưới góc độ luận án, luận van

Nhiều tác giả cũng chọn van đề QDHP nói chung va dé tài Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng làm đề tài luận án, luận văn như: ODHP đối với người chưa thành niên phạm tội, Luận văn thạc sỹ luật học của

Nguyễn Minh Khuê (2007); Luận văn thạc sĩ Luật học: “Phong ngửa tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành pho Hà Nội” của tác giả Trần Văn Việt, năm 2015; Luận văn thạc sĩ luật học: “7ồi lừa đảo chiếm

đoạt tài sản trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Thanh Huyền,

năm 2016; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Tới lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở xét xử tại thành phố Đà Nẵng” của tác giả Ngô Thị Hạnh, năm 2016; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Đồng phạm

Trang 12

trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam” của tac

giả Trịnh Xuân Tùng, năm 2017; Luan văn thạc sĩ luật học: “7i lừa dao

chiếm đoạt tài sản theo quy định cua Bộ luật Hình sự 2015” của tac giả

Triệu Thị Tuyết, năm 2019; Luận văn thạc sĩ Luật học: “Dinh tội danh tội

lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Thạch

Thiên Hà, năm 2020;

* Dưới góc độ bài viết, tạp chí

Ngoài ra, còn có một số công trình đăng trên các tạp chí khoa học pháp lý có thé kế đến các công trình sau: Tim hiểu khái niệm và những đặc trưng

cơ bản của tội phạm theo Luật Hình sự Việt Nam, Tạp chí nhà nước và pháp

luật số 6, 2011 của GS.TSKH Dao Trí Úc; “Binh luận tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản trong bộ luật hình sự năm 2015” thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh;

Lê Khắc Tuan, Bàn về diéu kiện QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình

phat theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chi Toà an nhan dân

(6-2019); Bài viết: “Những thủ đoạn cua tội phạm lừa dao chiếm đoạt tài

sản trên địa bàn Hà Nội và các giải pháp nang cao hiệu quả phòng ngừa ”

của ThS Lê Quang Thang - tạp chí tòa án điện tử năm 2018; Dinh Van Qué, Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và việc áp dụng khi QDHP, Tạp

chí Kiểm sát (7-2019); bài viết Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản — những

vướng mắc can khắc phục của tác giả Triệu Thị Tuyết trên Tạp chí tòa án

điện tử đăng ngày 26/7/2019; Bài viết: “T6i lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam - Ly luận và thực tiễn” của ThS Đoàn Ngọc Hải

- tạp chí tòa án nhân dân năm 2019; Bài viết: “Cảnh báo tội phạm lừa đảo

chiếm đoạt tài sản” của tác giả Phạm Hơn - trang thông tin điện tử công an

tỉnh Trà Vinh năm 2021

Nhìn chung, các tác giả đều khai thác các khía cạnh lý luận và thực

Trang 13

tiễn ở các địa điểm khác nhau trong công tác dau tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng như hoạt động QĐHP của tòa án Tuy nhiên,

chưa có công trình nào nghiên cứu kết hợp vấn đề QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài san dé thấy được tính pháp ly và những vướng mắc của công tác áp dụng pháp luật đối với tội phạm này Do đó, việc nghiên cứu

đề tài này là cần thiết.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tong quát

Luận văn phân tích, đánh giá về mặt lý luận và thực tiễn tìm ra những vướng mắc bắt cập, từ đó làm sáng tỏ những tồn tại và đưa ra giải pháp góp phan hoàn thiện quy định của pháp luật về việc QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác áp dụng pháp luật

trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Mục tiêu cụ thể

+ Luận văn xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm, căn cứ của

QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đồng thời cũng làm rõ các hình phạt có thể được áp dụng đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản để làm một

trong những căn cứ quan trọng dé Tòa án QDHP đối với các trường hợp phạm tội cụ thể; phân tích các trường hợp đặc biệt khi QĐHP đối với tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản;

+ Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật

vào QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà

Nội trong giai đoạn 2017 — 2021;

+ Dua ra một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hoàn thiện pháp luật hình sự về việc QDHP đối với tội phạm này trên địa bàn thành

phố Hà Nội.

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QDHP đối với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo chức năng

của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở BLHS năm

2015 và những văn bản pháp luật có liên quan.- Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu van đề QDHP nói chung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo nghĩa rộng bao gồm QĐHP đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định chung hoặc trong một số trường hợp đặc biệt như QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, QDHP trong trường hợp phạm nhiều tội, QDHP trong trường hợp đồng phạm va

miễn hình phạt có gắn với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Đồng thời, nghiên cứu thực tiễn QĐHP của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội về

tội phạm này giai đoạn năm 2017 — 2021 từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế đối với việc QĐHP tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Tòa

án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội;

5 Tính mới và những đóng góp của đề tài

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài học viên sẽ tìm hiểu và chỉ ra những tôn tại và hạn chế trong việc QĐHP đối với tội phạm lừa đảo chiếm

đoạt tài sản.

- Tìm hiểu, thu thập số liệu trên thực tế đã làm được trong QDHP đối

với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hà Nội Trên cơ sở

phân tích, đánh giá thực trạng nói trên, luận văn đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QĐHP về tội phạm này của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.

Trang 15

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được xây dựng thành 03 chương

như sau:

Chương 1: Một số vẫn đề chung về quyết định hình phạt đối với tội

phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chương 2: Thực tiễn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định quyết định hình phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE CHUNG VE QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

DOI VOI TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TAI SAN

1.1 Khái niệm, đặc điểm quyết định hình phat đối với tội lừa đảo

chiếm đoạt tài sản

1.1.1 Khái niệm quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt

tài sản

Dé xây dựng khái niệm QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

chúng ta nghiên cứu khái niệm QDHP QĐÐĐHP là một trong những giai đoạnvà nội dung cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật

hình sự và chỉ do Toà án là cơ quan duy nhất có quyền thực hiện Điều này được ghi nhận ở Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013: “Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

thực hiện quyền tư pháp” [12, Điều 102] cũng như được quy định tại Điều 30

của BLHS năm 2015: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của

Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Téa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyên, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó” [14, Điều 26] Theo đó,

Toà án nhân dân tối cao, Toả án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan có quyền nhân danh Nhà nước tuyên một người là có tội và áp dụng hình phạt đối với họ Ngoài Toà án ra

không có cơ quan nào khác có quyền QDHP Toa án áp dụng các quy định của pháp luật hình sự dé làm căn cứ QDHP đối với người phạm tội, thé hiện sự lên án của Nhà nước đối với họ về việc thực hiện tội phạm, là sự trừng tri

người phạm tdi.

Trước khi có BLHS năm 1985, trong thực tiễn xét xử, QDHP được gọi

Trang 17

tên là “Lượng hinh” [16, tr.75] Sau khi BLHS năm 1985 được ban hành va

có hiệu lực, thuật ngữ “Lượng hình” được thay thé bằng thuật ngữ “ODHP”

và thuật ngữ này được sử dụng cho đến nay Mặc dù là một khái niệm quan

trong nhưng cho tới nay vẫn chưa có một văn bản nào quy định khái niệm về

QDHP Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ là một khái niệm

khoa học luật hình sự mà chưa được quy định trong hệ thống văn bản pháp lý hình sự có tính chất chính thống.

QDHP là hoạt động áp dụng pháp luật quan trọng trong giai đoạn xét

xử vụ án hình sự QDHP chính xác, khách quan là cơ sở dé đạt được các mục

đích của hình phạt: trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội; ngăn ngừa họphạm tội mới; răn đe, ngăn ngừa những người khác trong xã hội Chỉ khi hình

phạt được quyết định một cách chính xác thì mục đích của hình phạt mới đạt

được, giúp cho người bị kết án tự mình ý thức được sự công băng của pháp luật và bản thân họ cũng thay rõ lỗi lầm, sai phạm mà quyết tâm cải tạo trở thành người công dân có ích cho xã hội Hình phạt được quyết định quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm đã được thực hiện sẽ sinh ra ở người phạm tội thái độ xem thường pháp luật, còn hình phạt được quyết

định quá nặng sẽ gây ra ở người bị kết án, cũng như những người khác tâm lý oán hận, mat niềm tin chống đối Nhà nước và xã hội.

QDHP bao gom hai nội dung chính, đó là: Toa án lựa chon trong những

hình phạt cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) được áp dụng

với bi cáo và xác định một mức hình phạt cụ thé đối với bị cáo Loại và mức hình phạt được quyết định áp dụng đối với bị cáo phải được thực hiện trong bản án buộc tội theo các quy định của BLHS và được công bố một cách công khai khi tuyên án Hình phat do Toa án quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ

thể của vụ án cụ thê có thể là nghiêm khắc, ít nghiêm khắc hoặc nhẹ nhưngtrong mọi trường hợp bao giờ cũng phải bảo đảm đúng pháp luật, công bằng

Trang 18

và cá thé hoá Điều đó có nghĩa rằng, khi QDHP phải đảm bảo sự tương xứng

của hình phạt được tuyên với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của

tội phạm đã thực hiện, với các đặc điểm nhân thân người phạm tội, với các

tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, với dư luận xã hội, với ý thức pháp luật Dé đảm bảo sự tương xứng đó khi QDHP phải cân nhắc tính

chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, cân nhắc nhân thân người phạm tội, cân nhắc các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự.

Như vậy, từ những phân tích trên có thé đưa ra khái niệm: “ODHP là

một giai đoạn trong quả trình áp dụng pháp luật hình sự do Toà án lựa chọn

loại và mức hình phạt cụ thể được quy định trong BLHS theo một thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm toi thể hiện trong bản án buộc toi”.

Như vậy, QDHP là van đề rat quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó dé có cơ sở

pháp lý và định hướng cho việc QDHP Tội Lừa dao chiếm đoạt tài sản là một

loại tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 174 của BLHS năm 2015 Một người coi là chủ thé của tội phạm này khi đáp ứng các điều kiện là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng

thời là người thực hiện hành vi mà Điều 174 quy định với lỗi cô ý.

Khi QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tai sản, Tòa án phải dựa vào

cấu thành tội phạm cơ bản dé định tội danh xác định bi cáo có phải phạm tội

này hay không Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định với các khung

hình phạt khác nhau tương ứng với các hành vi phạm tội khác nhau, Tòa ánphải thực hiện bước xác định hành vi tội phạm thỏa mãn khung hình phạt nào

từ đó sẽ đưa ra QDHP cụ thé đối với người phạm tội.

Từ cơ sở lý luận trên và kết hợp với BLHS Việt Nam về tội lừa đảo

chiêm đoạt tai san, có thê đưa ra khái nệm QDHP đôi với tội lừa đảo chiêm

10

Trang 19

đoạt tai sản như sau: QODHP đổi với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một

giai đoạn trong quả trình áp dụng pháp luật hình sự do Toà án lựa chọn loại

và mức hình phạt cụ thể được quy định trong BLHS theo một thủ tục nhất

định để áp dụng đối với người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản

của người khác.

1.1.2 Đặc điểm quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiễm đoạt

tài sản

Thứ nhất, QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quá trình áp dụng BLHS, dựa trên kết quả của hoạt động định tội danh trước đó dé đưa ra hình phạt tương xứng đối với hành vi phạm tội.

Thứ hai, QDHP là một giai đoạn trong quá trình áp dụng pháp luật của

Tòa án trên cơ sở xác định đúng dan, day đủ nội dung của các quy phạm pháp

luật hình sự QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tiễn hành theo

các bước sau:

+ Bước 1: Xác định khung hình phạt Theo đó, Điều 174 BLHS năm

2015 quy định Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bốn khung hình phạt tương

ứng với các trường hợp phạm tội khác nhau Khi QĐHP đối với người phạm

tội này, Tòa án trên cơ sở tài liệu và kết quả tranh luận tại phiên tòa phải xác định chính xác hành vi phạm tội thuộc trường hợp nào tương ứng với điểm nào, khoản nào của Điều 174 BLHS năm 2015 dé làm căn cứ QDHP.

+ Bước 2: Xác định loại hình phạt trong khung hình phạt đã xác định

tại bước 1 Day là bước quan trọng ảnh hưởng đến bản án của người phạm

tội Theo đó, Tòa án căn cứ vào các quy định của BLHS tại khung hình phạt

đã được xác định tại bước 1 dé lựa chọn loại hình phạt tương ứng nếu có từ

02 loại hình phạt trở lên, còn trong trường hợp khung hình phạt được xác

định chỉ có duy nhất một loại hình phạt thì Tòa án bắt buộc phải QĐHP theo

loại hình phạt đó.

11

Trang 20

Chang han, tai khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2015 quy dinh:

Người nào bang thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người

khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù

từ 06 tháng đến 03 năm

Nhu vậy, với trường hợp bước | Tòa án xác định bi cáo phạm tội theo

khoản 1 nay thi tại bước 2 Tòa án có thé lựa chọn một trong hai loại hình phạt là cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn Tương tự như vậy, nếu bước 1 Tòa án xác định hành vi phạm tội tương ứng với khoản 4 Điều 174 BLHS năm 2015 thì đến bước 2 này Tòa án có thể lựa chọn hình phạt áp dụng là hình phạt ứ có thoi hạn hoặc tù chung thân [14, Điều 174, Khoản 4] Tuy

nhiên, trường hợp bước | Tòa án xác định bị cáo phạm tội theo khoản 2 (trừ

trường hợp được áp dụng quy định QĐHP dưới mức thấp nhất của khung

hình phạt được áp dụng) hoặc khoản 3 Điều 174 BLHS năm 2015 thì sang

bước 2 Tòa án không có sự lựa chọn loại hình phạt bởi cả hai khoản này chỉ

quy định duy nhất loại hình phạt là tù có thời hạn [14, Điều 54 và Điều 174] Việc lựa chọn loại hình phat nao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính chất mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội gây ra, tình tiết tăng nặng,

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân người phạm tội, nguyên nhân điều kiện người phạm tội và đây cũng là yếu tố dé tòa án

thực hiện bước 3 sau đây.

+ Bước 3: Quyết định mức hình phạt (trong đó có bao gồm trường hợp

áp dụng loại hình phạt tù và trường hợp hưởng án treo)

Khi QDHP đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Tòa án sau khi đã thực hiện hai bước nêu trên thì mức hình phạt cụ thể phải nằm

12

Trang 21

trong khung hình phạt được xác định và phụ thuộc vào các yếu tố khác như phần trên đã trình bày như tính chất mức độ thiệt hại của hành vi phạm tội gây ra, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân người phạm tội, nguyên nhân điều kiện người phạm tội Theo đó: một là, nếu hành vi phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng hơn tình tiết giảm nhẹ hoặc không có tình tiết giảm nhẹ, người phạm tội có nhân thân xấu sẽ phải chịu hình phạt tù ở mức cao khung hình phạt; hai là, nếu hanh vi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ hơn tình tiết tăng nặng hoặc không có tình tiết tăng nặng, có nhân thân tốt thì người phạm tội sẽ được áp dụng hình phạt ở mức thấp của

khung hình phạt; ba là, trong trường hợp tòa án áp dụng hình phạt tù thì người

phạm tội có thé được hưởng án treo nếu đủ điều kiện quy định tại Điều 65

BLHS năm 2015.

Thứ ba, QĐHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hoạt động áp dụng pháp luật đối với một tội phạm cụ thé, quá trình QDHP phải tuân theo những thủ tục chặt chẽ về mặt tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình

sự hiện hành Moi hành vi vi phạm pháp luật tô tụng đều có nguy cơ dẫn đến

oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Quyết định mức hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đối với tội danh cụ thê nên có đặc điểm riêng liên quan đến đặc điểm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trong thực tế khách quan và quy định của BLHS năm 2015 về tội phạm này Đề thực hiện được hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài

sản, người phạm tội sử dung thủ đoạn gian dối nham vào lòng tin của người bi

hại, làm cho người bị hại tưởng giả là thật, tự nguyện đưa tài sản cho kẻ phạm

tội Phải đối chiếu và so sánh đưa ra kết luận về việc có hay không có sự phù

hợp giữa hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra trong thực tế với quy phạm pháp luật quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong BLHS Việt Nam hiện hành.

13

Trang 22

1.2 Nguyên tắc quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản

1.2.1 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Khi QDHP, Tòa án phải tuân theo trình tự và các điều kiện áp dụng các

loại hình phạt cụ thé va chỉ có thé tuyên những hình phat, với mức phat được quy định trong BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự.

Hình phạt với tính chất là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của

Nhà nước được áp dụng đối với người thực hiện tội phạm Chỉ có BLHS mới quy định loại chế tài này dé áp dụng đối với người phạm tội Đối với trường hợp nhiều tội phạm, mặc dù tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của

những hành vi phạm tội do họ thực hiện cao hơn so với trường hợp phạm một

tội, nhưng hình phạt được áp dụng đối với họ không thể tùy tiện mà cũng phải được xác định trên cơ sở do luật hình sự quy định Trong Phần chung BLHS

năm 2015 đã quy định cụ thé hệ thống hình phạt chính và hình phạt bé sung, điều kiện áp dụng hình phạt, QDHP trong trường hợp phạm nhiều tội, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án Trong Phan các tội phạm của Bộ luật này,

cũng đã quy định cụ thể loại và mức hình phạt có thé áp dụng đối với người thực hiện nhiều tội phạm đó.

Khi QĐHP, Tòa án phải tuân thủ các quy định của BLHS về nội dung,

phạm vi, điều kiện áp dụng các loại hình phạt, về tổng hợp hình phạt Khi quy định các loại hình phạt, luật hình sự đã quy định cụ thể nội dung từng loại hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm khắc khác nhau, phạm vi áp dụng (đối với những tội phạm nào và với đối tượng nào) cũng như điều kiện áp dụng hình phạt đó Đối với trường hợp nhiều tội phạm, mặc dù tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên đáng kể, nhưng Tòa án vẫn phải triệt dé tuân

thủ nội dung này

Tính hợp lý của việc QĐHP đối với nhiều tội phạm Tính hợp lý thê

14

Trang 23

hiện ở chỗ trong số những phương án khác nhau mà luật cho phép, Tòa án

phải lựa chọn phương án tối ưu nhất, vừa phù hợp với tính chất, mức độ nguy

hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội, vừa phục vụ yêu cầu chính trị trong từng giai đoạn, ở từng địa phương Đề thực hiện nội dung này, Tòa án phải áp dụng đúng pháp luật hình sự Áp dụng đúng pháp luật không có nghĩa là chỉ áp dụng đúng lời văn của pháp luật hình sự mà còn phải hiểu đúng tinh thần lời văn của pháp luật Bên cạnh đó, do người thực hiện nhiều tội phạm thường nguy hiểm hơn nhiều so với người thực hiện một tội phạm và bị quần chúng nhân dân căm ghét, cho nên khi QĐHP đối với họ, Tòa án phải cân nhắc cả

tình hình chính tri, xã hội, kinh tế ở địa phương dé QDHP cho hợp ly.

1.2.2 Nguyên tắc cá thé hóa hình phat

Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt là nguyên tắc chung của luật hình sự,

đồng thời cũng là nguyên tắc của QDHP Yêu cầu của nguyên tắc này là mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện và trừng phạt, không bỏ lọt tội phạm.

Cá thể hóa hình phạt là một trong những nguyên tắc quan trọng của chế định hình phạt và là nguyên tắc đặc thù của QDHP đối với nhiều tội phạm Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này là: khi QĐHP, Tòa án phải căn cứ vào các

quy định của pháp luật hình sự, ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa Đồng thời, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Trên

cơ sở đó lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể áp dụng cho người phạm tội sao cho công bằng, hợp lý nhằm bảo đảm mục đích của hình phạt Có như vậy hình phạt mới đạt được mục đích vừa nhăm răn đe, vừa nhằm giáo dục, cải

tạo người phạm tdi.

Đề có thé cá thé hóa hình phạt đối với nhiều tội phạm, vấn đề cần được

chú ý là phải xem xét nhân thân người phạm tội: tái phạm, tái phạm nguy

hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp Tất nhiên, hình phạt đối với nhiều

15

Trang 24

tội phạm luôn luôn là hình phạt đối với các hình vi phạm tội đã thực hiện, chứ không phải nhân thân người phạm tội Xem xét nhân thân người phạm tội để phục vụ cho việc cá thể hóa hình phạt đối với nhiều tội phạm không phải là

xem xét nhân thân nói chung, mà là xem xét những đặc điểm nhất định có ảnh

hưởng tới tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Theo luật hình sự Việt Nam, cùng với một số tình tiết khác, các biểu hiện của nhiều tội phạm như tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là những tình tiết về nhân thân có ý nghĩa quan trọng khi QĐHP đối

với nhiều tội phạm.

1.2.3 Nguyên tắc công bằng xã hội

Nội dung của nguyên tắc công bang xã hội khi QDHP thé hiện:

Thứ nhất, hình phạt đã tuyên phải tương xứng với các tội đã phạm.

Nghĩa là các tội đã phạm càng nghiêm trọng và trong những điều kiện giống nhau, thì hình phạt phải càng nghiêm khắc hơn và ngược lại.

Thứ hai, khi QDHP đối với nhiều tội phạm, mặc dù có tình tiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm nhưng phải cân nhắc nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác có trong vụ án Sở đĩ phải chú ý đến vấn đề này, vì hình phạt

bao giờ cũng được áp dụng đối với người phạm tội cụ thể, mà những con người cụ thé tất yêu có hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm, sinh lý riêng cũng

như giữ những địa vị không giống nhau trong xã hội.

Thứ ba, hình phạt được tuyên đối với nhiều tội phạm cần phải phản ánh

một cách đúng dan dư luận xã hội, ý thức pháp luật, đạo đức xã hội, phải có sức thuyết phục, bảo đảm tính công bằng và chính sách hình sự của Nhà nước ta.

1.3 Căn cứ quyết định hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ QDHP là cơ sở pháp ly mà Toa án phải tuân thủ khi QDHP.

Day là điều kiện tổn tại và làm sáng tỏ nguyên tắc QDHP Căn cứ QDHP là

những đòi hỏi, yêu cau cơ bản và mang tính nguyên tac, buộc phải tuân thủ

16

Trang 25

khi QĐHP nham làm cho việc QDHP được khách quan, đúng dan, công bằng

và phù hợp Các căn cứ QĐHP là những đòi hỏi cơ bản có tính nguyên tắc do

luật hình sự quy định hoặc do giải thích luật mà có, buộc Tòa án phải tuân

theo khi QĐHP đối với tội phạm Dé quyết định một hình phạt đúng pháp

luật, công bằng và hợp lý đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi áp dụng các chế tài của pháp luật hình sự, Tòa án ngoài việc phải nhận thức đúng đắn mục đích và ý nghĩa của các loại hình phạt, tuân thủ các nguyên tắc QĐHP

còn đòi hỏi phải dựa vào những căn cứ nhất định như quy định tại khoản 1

Điều 50 BLHS năm 2015: “Khi OPHP, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ

luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng

trách nhiệm hình sự” [14, Điều 50] Theo đó có căn cứ mang tính tuyệt đối

(quy định của BLHS) và có căn cứ mang tính “cân nhắc”: Cụ thé như sau: Thứ nhất, căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự

Căn cứ này bao hàm hết tất cả những quy định của phần chung BLHS, chăng hạn như các quy định về tội phạm nói chung để xác định nguyên tắc

xác định một hành vi có phải là tội phạm hay không, là loại tội phạm gi quy

định về năng lực chịu TNHS, độ tuổi và phạm vi chịu TNHS để xác định người phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tai sản có năng lực chịu TNHS không, thuộc độ tuôi nào (người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về tội phạm này [14, Điều 12, khoản 2]; các quy định về lỗi dé xác định loại lỗi

gì, từ đó đánh giá người phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thuộc trường

hợp lỗi cố ý ; các quy định về tình tiết tăng nặng TNHS, các tình tiết giảm

nhẹ TNHS, các quy định về hình phạt, biện pháp tư pháp, các nguyên tắc QDHP trong các trường hợp phạm nhiều tội, đồng phạm, tông hợp hình phạt, QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, các quy định về áp dung án

treo và quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 để định tội danh và xác

17

Trang 26

định trường hợp phạm tội tương ứng với khung hình phạt, loại hình phạt vàmức hình phạt nào tương ứng (luận văn trình bày kỹ hơn ở mục 1.4)

Việc QĐHP đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ được đặt ra khi

đã có đủ căn cứ xác định hành vi của bị cáo đã cấu thành một tội này theo quy

định tại Điều 174 BLHS năm 2015 Điều này đồng nghĩa với việc là phải định tội danh rồi mới QĐHP Sau khi đã xác định được tội danh cụ thể đối với hành vi mà NCTN đã thực hiện (xác định được điều luật cụ thể), thì phải xác định hành vi đó thuộc điểm, khoản nao trong điều luật mà BLHS đã quy định.

Trên cơ sở đó, đối chiếu với các quy định ở Phần Chung và Điều 174 BLHS để xem xét những quy định có liên quan đến hành vi của người phạm tội.

Như vậy, khi QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Toà án cần phải căn cứ vào tat cả các quy định của BLHS ở dạng thống nhất, tổng thé và

cần phải chỉ rõ trong bản án những quy định của BLHS có liên quan trực tiếp

đến việc quyết định một hình phạt cụ thể đối với bị cáo phạm tội này Các

quyết định của BLHS là căn cứ cơ bản nhất của việc QDHP, đòi hỏi quan

trọng của nguyên tac pháp chế xã hội chủ nghĩa khi QDHP.

Thứ hai, tinh chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi

phạm tội

Đối với căn cứ này Điều 50 BLHS năm 2015 xác định là một trong những căn cứ mà Tòa án sẽ “cân nhắc” khi QDHP nói chung và QDHP đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng Theo đó, khi QĐHP đối với

trường hợp phạm tội cụ thể như Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Toà án không những dựa vào các quy định của BLHS mà còn phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội đã thực hiện.

Chăng hạn, trong trường hợp phạm tội này nhưng ở trường hợp thứ nhất - giá

trị tài sản chiếm đoạt là 200 triệu đồng và trường hợp thứ hai là 490 triệu đồng, cả hai trường hợp này đều thuộc trường hợp phạm tội theo khoản 3

18

Trang 27

Điều 174 BLHS năm 2015 với khung hình phạt tương ứng là hình phat td từ

7 năm đến 15 năm Rõ ràng với giá trị chiếm đoạt cao hơn thì trường hợp

phạm tội thứ hai sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn và sẽ phải chịu mức hình

phạt cao hơn trường hợp phạm tội thứ nhất Tương tự như vậy đối với các

trường hợp phạm tội cụ thé khác của Tội này cũng cần được Tòa án “cân nhắc” tính chất, mức độ nguy hiểm cao — thấp từ đó đưa ra loại hình phạt và

mức hình phạt phù hợp.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 BLHS thì “Những hành vi

tuy có dau hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm ” [14, Điều 8] Do đó, tính chat và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tất cả các yếu tố

cấu thành tội phạm như: phụ thuộc vảo tính chất quan trọng của khách thể bị

xâm phạm, vào hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm lỗi gây ra, lỗi,

mục đích, động cơ phạm tội Tuy nhiên khi cân nhắc các yếu tố thuộc về hành vi, hậu quả, lỗi, động cơ, mục đích, dé xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thứ ba, nhân thân người phạm tội

Đối với căn cứ này cũng là một trong những căn cứ mà Tòa án sẽ “cân

nhắc” khi QDHP nói chung và QĐHP đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng Nhân thân người phạm tội là tong hop cac dac điểm, dấu hiệu, các đặc tinh thé hiện bản chất xã hội của con người khi vi phạm pháp luật hình sự.

Dé QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đúng thì một trong những đòi

hỏi quan trọng là phải làm rõ những đặc điểm về nhân thân người phạm tội.

Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội được thê hiện trong lý lịch bị

can, bi cáo và các tai liệu khác có liên quan Co quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo.

Nhân thân người phạm tội bao gôm cả mặt tôt và cả mặt xâu Trong một sô

19

Trang 28

trường hợp có một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được quy

định là yếu tố loại trừ TNHS, miễn hình phạt, định tội, định khung hình phạt

hoặc quy định là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ TNHS; do đó, khi QDHP cần phân biệt từng trường hợp cụ thé Cần phải cân nhắc day đủ các đặc điểm

về nhân thân người phạm tội chưa quy định là yếu tố định tội, định khung

hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng hoặc là tình tiết giảm nhẹ TNHS Dé hình

phạt đã tuyên xứng với hành vi bi cáo, phù hợp kha năng cải tạo, giáo dục của

bi cáo cũng như hoàn cảnh của họ, Thâm phán ra QĐHP phải căn cứ cả vào nhân thân của người phạm tội bởi nó không chỉ phản ánh mức độ nguy hiểm

cho xã hội của hành vi phạm tội ma còn phản ánh khả năng cải tạo, giao dụccủa người phạm tội cũng như hoàn cảnh đặc biệt của họ.

Chăng hạn, khi QDHP đối với các bị cáo X và bị cáo Y cùng bị xử lý theo khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2015, Tòa án xem xét nhân thân người phạm tội của bị cáo X thấy rằng bị cáo chưa từng có tiền án, tiền sự nào nhưng đối với bị cáo Y thì đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi

trộm cắp tài sản với giá trị dưới 02 triệu đồng Ngoài ra, bị cáo X có nơi cư

trú rõ ràng còn bị cáo Y thì không có công ăn việc làm, lêu léng, không có nơi

cư trú thì rõ ràng nhân thân của Y xấu hơn nhân thân của X và nếu phải đưa ra QDHP cho hai bị cáo thì người có nhân thân xấu hơn là Y có thé sẽ phải

chịu loại hình phạt và mức hình phạt cao hơn X.

Thứ tư, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự

Khi QDHP đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, pháp luật hình sự Việt Nam quy định Tòa án không chỉ cân nhắc tính chat và mức độ nguy hiểm

cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, nhân thân người phạm tội, mà còn phải

cân nhắc đến các tính tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS Những tinh tiết này

không được quy định trong các khoản từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều 174

BLHS như là các tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt mà được quy định riêng tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015.

20

Trang 29

Trên thực tế hiện nay, nhà làm luật không quy định cụ thể từng tình tiết

giảm nhẹ và tăng nặng TNHS có ảnh hưởng đến mức nào đối với việc QĐHP nói chung và QĐHP đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng Y nghĩa của từng tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS tùy thuộc vào từng vụ án cụ

thể, vào từng người phạm tội cụ thể Bởi vậy, Tòa án có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong việc QDHP Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS được đánh giá, cân nhắc trong quá trình QĐHP phải được ghi cụ thé trong bản án dé cho hình phạt

được tuyên có sức thuyết phục và có căn cứ hơn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án cấp trên khi kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp lý của bản án Tuy nhiên, Tòa án có thể việc vận dụng các quy định tại Điều 51

BLHS năm 2015 để quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung

hình phạt được áp dụng nếu người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015

[14, Điều 54] Còn đối với người phạm tội ngoài việc có các dấu hiệu định tội, định khung mà còn có các tình tiết tăng nặng TNHS thì mức hình phạt sẽ

cân nhắc ở mức độ cao hơn so với người phạm tội tương tự nhưng không có thêm hoặc có ít hơn các tình tiết tăng nặng TNHS và ngược lại.

Có thể nói, căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là các căn cứ QDHP độc lập so với các căn cứ ở trên, buộc Tham phan ra QDHP phai cân nhắc các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án giúp

cho việc vận dụng đúng các căn cứ khác.

1.4 Các hình phạt áp dụng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.4.1 Về hình phạt chính

Có thé nói quyên sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của

con người được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ bằng việc ghi nhận và bảo vệ các quan hệ sở hữu hợp pháp, đồng thời xử lý nghiêm khắc người

21

Trang 30

có hành vi xâm phạm quyên sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức Thể hiện

quan điểm này, pháp luật Việt Nam quy định khá nghiêm khắc đối với người

phạm tội thuộc nhóm tội phạm này trong đó có Tội lừa đảo chiếm đoạt tải

sản BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt tương ứng các mức độ hậu

quả khác nhau bao gồm: khung hình phạt cơ bản, khung tăng nặng thứ nhất,

khung tăng nặng thứ hai và khung tăng nặng thứ ba.a Khung cơ bản

Khung hình phạt cơ bản áp dụng đối với những trường hợp người phạm tội phạm tội ít nghiêm trọng được quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS năm

2015 với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm Người phạm tội bị áp dụng khung hình phạt cơ bản khi thoả mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất, bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Thứ hai, chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội nay hoặc về một trong các tội quy định tại

các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của BLHS, chưa được xóa án tích ma còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn

xã hội hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia

đình ho; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh

thần đối với người bị hại.

Khi QDHP, Toa án cần căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự dé xem xét cân nhac tinh chat mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tdi, các tinh tiết tặng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và các tình tiết khác của người phạm tội để đưa ra hình phạt

tương xứng với hành vi phạm tội Nếu người phạm tội là người có nhân thân

22

Trang 31

tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể áp dụng hình phạt cải tạo không

giam giữ; ngược lại nếu người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ hoặc bị

áp dụng tình tiết tăng nặng nào đó thì tuỳ trường hợp sẽ bị áp dụng khung

hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tương xứng với hành vi phạm tội.

b Khung tặng nặng thứ nhất

Theo khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2015 thì người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thé phải chịu mức hình phạt phạt tù từ 02 năm đến 07

năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, phạm tội có tổ chức: Là trường hợp mà những người phạm tội có sự câu kết chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện hành vi phạm tdi.

Gitta những người phạm tội có sự ban bạc, phân công vai trò, trách nhiệm

để đạt được mục đích của mình Khoản 3 Điều 17 quy định: “Người đồng

phạm bao gồm người tổ chức, thực hành, xúi giục, giúp sức” Tuy nhiên trong từng trường hop cụ thé không phải lúc nào cũng có đủ 4 người trên, nhưng ít nhất có từ 2 người trở lên mới được coi là đồng phạm và trong đó

bắt buộc phải có một người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội

phạm và người thực hành là người trực tiếp thực hiện hành vi lừa đảo

chiếm đoạt tài sản của người khác.

Thứ hai, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp được hiểu là người phạm tội lấy việc lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản là cách thức kiếm sống của

mình, được thực hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại và tài sản chiếm được là nguồn thu nhập chính cho cuộc sống của họ Tuy nhiên cũng cần phải lý giải rõ hơn về nội dung này, có nghĩa là không phải người nào thực hiện hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác nhiều lần, lặp đi lặp lại cũng được coi là có tính chất chuyên nghiệp bởi lẽ nếu họ thực hiện tội phạm trên nhưng tải sản chiếm được không phải là nguồn thu nhập chính của họ và hành vi của họ

23

Trang 32

cũng không phải là phương tiện để kiếm sống thì chỉ được coi là phạm tội

nhiều lần Trong trường hợp này, Toà án sẽ áp dụng việc phạm tội này được

coi là tình tiết tăng nặng theo điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự tức

phạm tội từ hai lần trở lên.

Tinh chất chuyên nghiệp ở đây được nhấn mạnh rang ngoài việc thực hiện tội phạm nhiều lần, cách thức giống nhau thì người phạm tội dùng thủ

đoạn đó dé làm phương tiện kiếm sống, nguồn thu nhập chính của ban thân

họ thì mới được coi là có tính chất chuyên nghiệp Cụ thé, người phạm tội

có tính chất chuyên nghiệp khi thoả mãn điều kiện: Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiện truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc

chưa được xoá án tích.

Thứ ba, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới

200.000.000 đồng: Đây là trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị

giá thấp nhất là 50.000.000 đồng và nhiều nhất lên đến 200.000.000 đồng

cũng được coi là định khung tăng nặng thứ nhất Do đó khi QDHP, Toà án

cần phải căn cứ vào trị giá tài sản bị chiếm đoạt dé QDHP cho phù hợp.

Thứ tư, phạm tội thược trường hợp tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trong, tội phạm đặc biệt nghiêm trong do cố

ý; đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cô ý theo khoản 2 Điều 53 BLHS.

Thứ năm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tô chức dé phạm tội: Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức ma người phạm tội dựa vào sự thuận lợi do

chức vụ ma mình đảm nhiệm tai cơ quan, tô chức đê thực hiện hành vi phạm

24

Trang 33

tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn này cũng thường tỉnh vi, khó bị phát hiện Ngôn từ của điều luật không quy định giới hạn chức vụ, quyền hạn cụ thé nao và của cơ quan cụ thé nào, cho nên có thé

cho rằng điều luật áp dụng cho tất cả các chức vụ, quyên hạn trong tất cả các cơ quan, tô chức trong hay ngoài nhà nước.

BLHS năm 2015 không quy định thế nào là lợi dụng chức vụ quyền hạn, nhưng tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày

30/12/2020 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội

phạm khác về chức vụ, quy định: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật” [5, Điều 3, Khoản 6] Trong trường hop nay nguyên

tac chung dé áp dụng tình tiết Loi dụng chức vụ quyền hạn dé phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52

BLHS năm 2015, khi tình tiết này không được sử dụng làm dấu hiệu định tội

và trong trường hợp phạm tội với lỗi cô ý.

Tuy nhiên, dù là tình tiết định tội hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thì lợi dụng chức vụ quyền hạn đều thuộc yếu tố chủ thé trong cau thành tội phạm, liên quan đến Cá nhân (Người nào), không có pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự khi có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn Việc áp dụng tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản dé định tội hay QDHP, phải căn cứ vào vụ án hình sự cụ thể, theo

nguyên tắc các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội

hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng (Điều 52 khoản 2 Bộ luật Hình sự); những vướng mắc, xung đột khi áp dụng tình tiết nay cần phải được tông hợp, giải đáp hướng dẫn của cơ quan có thầm quyên.

25

Trang 34

Thứ sáu, dùng thủ đoạn xảo quyệt phạm tội: Là trường hợp người

phạm tội có những thủ đoạn tinh vi hoặc gian dối cao làm cho người bị hại

và những người khác khó lường trước để đề phòng và cơ quan điều tra

cũng khó phát hiện.

c Khung tăng nặng thứ hai

Theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự quy định người phạm tội lừa

đảo chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ Ø7 năm đến 15 năm khi thuộc một trong

các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, chiêm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: Người nào cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Thứ hai, Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội: Loi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tai điểm 1 khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự Sở di pháp luật hình sự quy định như vậy là do tính chất, mức độ nguy hiểm của việc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội cao hon so với phạm tội trong điều kiện bình thường.

Người bị buộc tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự mà họ phải chịu khi Tòa án QDHP, nếu bị áp dụng tình tiết này, người bị buộc tội sẽ bi áp dung mức hình phạt nặng hơn

bình thường bởi lẽ:

Một là, xuất phát từ đặc thù của thiên tai, dịch bệnh có tính nguy hiểm

cao đối với con người và toàn xã hội mà trong đó chỉ một cá nhân vi phạm

các biện pháp phòng chống đã gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc làm mất đi sự bình ôn xã hội Hơn nữa, trong điều kiện có thiên tai, dịch bệnh, hậu quả

do thiên tai, dịch bệnh là rất lớn Việc người bị buộc tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội gây ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật

26

Trang 35

tự an toàn xã hội, gây hoang mang cho nhân dân Ví dụ như trong tình hình

hiện nay cả thế giới đang chung tay phòng chống đại dịch Covid — 19 nhằm

tránh sự lây lan của dịch bệnh này tới mọi người, thì một số cá nhân lợi dụng

nhu cầu thiết yếu của người dân, bán tran lan các loại thuốc phòng chống Covid không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại khẩu trang giả kém chất lượng

với mục đích tư lợi mà không nghĩ đến hậu quả của nó đối với người tiêu

dùng, ảnh hưởng đến đất nước, đến nên kinh tế chính trị của quốc gia.

Hai là, việc người bị buộc tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội làm cho các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hoặc cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn , các biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh của chính quyền, của

Nhà nước trở lên kém hiệu quả hoặc vô hiệu.

Ba là, thiên tai, dịch bệnh là những bối cảnh xã hội đặc biệt đòi hỏi sự

chung tay, tự giác chấp hành pháp luật của tất cả người dân trong xã hội Việc

người bị buộc tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé pham tdi co kha nang gay

hau qua rat lớn, khó khắc phục hoặc phải mất nhiều nguồn lực của Nhà nước

mới khắc phục được Mặt khác, thiên tai, dịch bệnh khiến ngưng trệ hoạt

động sản xuất kinh doanh, hạn chế cơ hội việc làm, tỷ lệ người thất nghiệp gia

tăng dẫn đến các loại tội phạm xảy ra nhiều hơn.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung và tình tiết “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội” cần được các cơ quan tiễn hành tố tụng áp dụng thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng đảm bảo vừa có tính răn đe, phòng

ngừa vừa không dé xảy ra sai sót, không làm ảnh hưởng đến quyên lợi của người bị buộc tội Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những

căn cứ dé Tòa án QDHP Theo đó, việc Toa án áp dụng tình tiết “lợi dụng

thiên tai, dịch bệnh dé phạm tội” cũng như các tình tiết tăng nặng trách nhiệm

hình sự khác có tác dụng làm tăng hình phạt trong phạm vi một khung hình

phạt nhất định Mức độ tăng này phụ thuộc vào mức khó khăn nhiều hay ít do

27

Trang 36

thiên tai, dịch bệnh khi tội phạm xảy ra và ý thức lợi dụng của người phạm tội

đối với khó khăn đó Việc tăng nặng trách nhiệm hình sự khi áp dụng tình tiết

“lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội” chủ yếu mang tính định tính,

không rõ ràng, cụ thé như đối với tình tiết định khung tăng nặng, phụ thuộc

vào nhận định, đánh giá và áp dụng của Tòa án khi xét xử.d Khung tăng nặng thứ ba

Theo khoản 4 Điều 174 BLHS 2015, người phạm Tội lừa đảo chiếm

đoạt tài sản bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tủ chung thân khi thoả mãn

một trong các dấu hiệu sau:

Thứ nhất, chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Thứ hai, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp dé pham

tội Trước đây, BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định tại

khoản 4 khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi có dau hiệu gây hau quả đặc biệt nghiêm trọng Tuy nhiên BLHS năm 2015 đã

bỏ dấu hiệu này, thay vào đó là quy định: “Lợi dung hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp” Quy định này được hiểu như sau:

Về lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh dé phạm tội: Hoàn cảnh được hiểu

là những nhân tố khách quan bên ngoài có tác động đến sự sinh sống, sự hoạt

động của con người, đến sự xảy ra hoặc diễn biến của sự việc nào đó Chiến

tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định Như vậy, "lợi dụng

hoàn cảnh chiến tranh dé phạm tội" là trường hợp người phạm tội đã dựa vào các điều kiện thuận lợi cho mình được tạo ra bởi chính sự khó khăn trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh dé phạm tội Ví dụ: Khi đất nước

28

Trang 37

đang có chiến tranh, ông A đã thu mua toàn bộ số thuốc chữa bệnh dé đầu cơ, tạo sự khan hiếm thuốc trong cả một vùng rồi sau đó bán ra với giá cao Hoan cảnh chiến tranh càng ác liệt, khó khăn và tính chất, mức độ lợi dụng cảng cao, thì mức tăng nặng hình phạt (chuyên loại hình phạt nặng hơn, tăng mức hình phạt tù hoặc phạt tiền hoặc thời gian cải tạo không giam giữ) đối với người phạm tội càng nhiều và ngược lại.

Về lợi dung tình trạng lúc khan cấp dé phạm tội là trường hợp người

phạm tội đã lợi dụng tình trạng khẩn cấp trong đời sống xã hội để thực hiện

hành vi phạm tội Tình trạng khan cấp là tình trạng cap bách của xã hội và của cá nhân mỗi người, khi ở trong tình trạng đó mọi người đều tập trung vao việc giải quyết, cứu chữa kịp thời, nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng này Tình trạng khẩn cấp này không phải đo thiên tai, địch họa hoặc do dịch bệnh gây

nên mà do chính con người hoặc do hoàn cảnh xã hội, do cuộc sống gây nên, như do bị tai nạn, bị hỏa hoạn, bị cấp cứu vì bệnh hiểm nghẻo Tình trạng

này chỉ xảy ra chốc lát, trong một thời gian nhất định, không kéo dài.

Lợi dụng tình trạng khẩn cấp dé phạm tội, xét về mặt đạo đức cần bị lên án, vì trong tinh trạng đó mọi người tập trung vào việc giải quyết hậu qua,

cứu chữa người bị nạn, thì người phạm tội lại lợi dụng dé thực hiện tội phạm,

chứng tỏ động cơ, mục đích rất xấu, cần phải trừng trị Để xác định người phạm tội có hành vi lợi dụng tinh trạng khan cấp dé thực hiện hành vi phạm

tội hay không, phải xem họ thực hiện hành vi phạm tội trong một hoàn cảnh

nào và hoàn cảnh đó có thật sự là tình trạng khan cấp hay không, đồng thời phải xác định người phạm tội phải lợi dụng tình trạng khẩn cấp đó đề thực hiện tội phạm thì mới được coi là “lợi dụng tình trạng khẩn cấp dé phạm tột” Mức độ tăng nặng của tình tiết này phụ thuộc vào ý thức lợi dụng và tính chất

mức độ của hành vi phạm tội khi lợi dụng tình trạng khẩn cấp.

29

Trang 38

1.4.2 Về hình phạt bé sung

Ngoài việc bị áp dụng hình phạt chính như trên đã phân tích, người

phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bố sung là phạt tiền, cam đảm nhiệm

chức vụ, cấm hành nghề từ 1 đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ

tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 174 BLHS năm 2015.

Hình phạt bổ sung áp dụng đối với trường hợp người phạm tội trước khi phạm tội có công việc, có thu nhập, có tài sản riêng đảm bảo có thể áp dụng được hình phạt bổ sung nhằm ran đe người phạm tội một cách nghiêm khắc và

phần nào xác định được trách nhiệm của họ đối với tội lỗi mà họ gây ra.

Trường hợp người phạm tội bị cam đảm nhiệm chức vụ, cam hành nghề là trường hợp người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ

chức, nghề nghiệp công việc dé phạm tội.

Tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, là việc tước đi một phần hoặc toàn

bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án Điều này không có nghĩa là lấy đi

tất cả tài sản của họ mà vẫn để lại cho họ và người thân một phần nào đó để

họ có điều kiện sinh sống.

1.4.3 Các biện pháp tư pháp hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt

Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được BLHS quy định,

do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt.

Việc áp dụng các biện pháp tư pháp ngoài mục đích cải tạo giáo dục

răn đe người phạm tội còn có ý nghĩa ngăn ngừa khả năng sẽ gây hại đến các lợi ích được Luật Hình sự bảo vệ Các biện pháp tư pháp có thể được áp dụng trong quá trình QDHP đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm:

Thứ nhất, tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội:

Tiền và vật bị tịch thu phải liên quan đến hành vi phạm tội, được sử dụng vào

30

Trang 39

việc phạm tội hoặc do phạm tội mà có hoặc là vật mà Nhà nước cam tàng trữ,

sản xuất, mua bán Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản việc tịch thu các vật,

tiền mà người phạm tội đã nhận từ bị hại là việc cần thiết nhằm nhăm loại bỏ

những điều kiện vật chất của tội phạm, ồn định và đảm bảo trật tự xã hội và có thé dùng dé khắc phục các thiệt hai

Thứ hai, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại: Đây là biện

pháp tư pháp buộc người phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp Những tài

sản này không liên quan đến hành vi phạm tội hoặc chủ sở hữu không biết

người phạm tội sử dụng nó vào việc phạm tội thì co quan có thấm quyền phải

trả lại cho chủ sử dụng hợp pháp của tai sản đó Trong trường hợp người

phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản làm cho tài sản bị chiếm đoạt giảm giá

trị thì còn phải bồi thường giá trị tài sản bị thiệt hại nếu chủ sở hữu có yêu

cầu, nếu họ không có yêu cầu thì cơ quan có thâm quyền không xem xét giải quyết Trường hợp người phạm tội đã bán hay làm mất tài sản thì phải bôi

thường toàn bộ giá trị tài sản cho chủ sở hữu.

1.5 Quyết định hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trong một số trường hợp đặc biệt

1.5.1 Quyết định hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được ap dụng

Theo điều 54 BLHS năm 2015, QDHP dưới mức thấp nhất của khung

hình phạt được áp dụng gồm 02 trường hợp:

Trường hop thứ nhất, Theo khoản 1 Điều 54, Tòa án có thê quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản | Điều 51 của BLHS Như

vậy, điều kiện dé có thé áp dụng cho bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tai

31

Trang 40

sản dưới mức thấp nhất của khung hình phạt khi người đó có ít nhất 02 tình

tiết giảm nhẹ và đó phải là tình tiết giảm nhẹ TNHS tại khoản 1 Điều 51

BLHS chứ không phải là tình tiết giảm nhẹ TNHS tại khoản 2 Điều 51 Khi

thỏa mãn điều kiện trên thì bị cáo có thể không phải chịu mức hình phạt tại

khung mà bị cáo phạm tội mà được chuyên sang khung hình phạt liền kề nhẹ

hơn của điều luật Điều này đồng nghĩa với việc không thé áp dụng khung

liền kề nặng hơn của điều luật, cũng không thé nhảy bước, không thé áp dụng khung hình phạt liền kề của khung kế tiếp Chăng hạn, bi cáo bi tuyên phạm tội theo khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2015 (khung hình phạt từ 02 năm đến

07 năm tù) Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”, đồng thời bị cáo cũng đã tự nguyện nộp cho cơ quan thi hành án số tiền chiếm đoạt tài sản nhằm khắc phục hậu quả, bố

bị cáo là người có công với cách mạng như vậy bị cáo có hai tình tiết giảm nhẹ TNHS tương ứng với điểm s (người phạm tội thành khan khai báo, ăn nan hối cải), b (người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả) khoản 1 Điều 51 BLHS một tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại khoản 2 Điều 51

BLHS (bố là người có công) Do đó, Hội đồng xét xử có thể áp dụng khoản

1 Điều 54 BLHS dé tuyên hình phat cho bi cáo sang mức hình phạt thuộc

khoản 1 Điều 174 BLHS (phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm)

Trường hợp thứ hai, theo khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định

trường hợp chuyền khung hình phạt khác nhẹ hơn đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng

kể Tuy nhiên, khác với trường hợp | nêu trên, trường hợp thứ hai này Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ

hơn của điêu luật Đôi tượng người giúp sức phạm tội lân đâu trong vụ án

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w