1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết tăng nặng định khung của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các tình tiết tăng nặng định khung của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Tác giả Lê Thị Thê
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Hữu
Trường học Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 20,17 MB

Nội dung

Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật Hình sự thông qua thực tiễn xét xử tội Lừa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ THỊ THÊ

CAC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA

TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TAI SAN THEO BO

LUAT HINH SU VIET NAM NAM 2015, (TREN CO SO

THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK LAK).

HA NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ THỊ THÊ

CAC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA

TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TÀI SAN THEO BO

LUAT HINH SU VIET NAM NAM 2015, (TREN CO SO

THUC TIEN XET XU TAI TINH DAK LAK).

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự

Mã so: 8380101.03

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN DUY HỮU

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại

học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Thê

Trang 4

Danh mục các bảng, biêu đô

Chương 1: MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE CAC TINH TIẾT

TANG NANG DINH KHUNG CUA TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TÀI SAN 0ooieoeccecccccsscccsessesscssessesscssesssscssscsscssesnessesuessessesseeaes 7

1.1 Khai niệm, đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung

của tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản 5- 5-52 cccxerxeresree 71.1.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo

chiếm đoạt tải Sản - - 5c Set SESEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEESEEEkrrrrksrerkee 7

1.1.2 Đặc điểm các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản -.-¿- -ScSt t3 Ev SE EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkrrrrrree 12 1.2 Y nghĩa của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung

của tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản -2- 5-55csccccccec 14

1.2.1 Ý nghĩa thực tiễn -2 52+ SE EEEEEEEEEE211211211 11T 14 1.2.2 Ý nghĩa về mặt chính tF| -¿- - + + +x+EEE+E£EE+EEE+EEEEeEErkerxzkerxzrerxee 15

1.3 Khai quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tình tiết

tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 151.3.1 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tải

sản theo quy định trong thời kỳ phong kiến -5- 52522 151.3.2 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lira đảo chiếm đoạt tài

sản theo quy định trong thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1985 171.3.3 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 18

Trang 5

1.3.4 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lira đảo chiếm đoạt tài

sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999

Tiểu kết Chương 1 2-2 ®5ESE£+E£+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkee

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM

2015 VE CAC TINH TIET TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA

TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TAI SAN, THUC TIEN XÉT

XU TREN DIA BAN TINH DAK LẮK - 2-5:

2.1 Quy định của Bộ luật Hình sw Việt Nam năm 2015 về các tinh

tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.1.1 Các dấu hiệu pháp lí cơ bản của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2.1.2 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài

2015 -sản theo Điều 174 BLHS năm 20 1 5 2 2 2 s+++zx+zxcse22.2 Thue tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Dak Lắk về áp dụng các tình

tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.2.1 Tình hình xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tinh

Dak Lắk giai đoạn 2018-2022 - 2 2+ ++E+EE+EE2EE2ErEerkerxrreee

2.2.2 Một số hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn xét xử khi áp dụng các

tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản ¿- 5s Set v33 E1 E9E5E11121551515112E1115112311 11552 xe2

2.2.3 Một số nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực tiễn

xét xử khi áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt

đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản -©5¿©cscszccceei Tiểu kết Chương 2 2-2 2 E9 E9SE9EE£EEEEEEEEEE1121111511111111 11211111 c0.

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM BAO DAM ÁP DUNG DUNG

QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VE CÁC TINH TIẾT TĂNG NẶNG ĐỊNH KHUNG CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TAI SAN TREN DIA BAN TINH DAK LẮK

3.1 Một số bat cập trong các quy định của BLHS và thực tiễn áp dụng 55

Trang 6

3.1.1 Bất cập trong việc xác định cầu thành tội phạm của tội Lua đảo

chiếm đoạt tài SAM c.ccceccccccccsscsesecsesecesscsescsesesesecsesvsucacsvesacseaveueacavenees 55 3.1.2 Về việc xác định các tình tiết tăng nặng định khung tăng nặng

của tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản - - ¿52s +t+EvEeErtsrersres 56

3.1.3 Một số bat cập liên quan đến công tác áp dụng pháp luật 59

3.2 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về các tình tiết tăng

nặng định khung của tội Lira đảo chiếm đoạt tai sản 603.2.1 Hoan thiện các quy định trong BLHS 55555 s << <++ss++ 603.2.2 Tổng kết thực tiễn và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật

hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản ¿ 22+xcEEHnHHH ưu 66

3.2.3 Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong Tòa án - 673.3 Các giải pháp khác - cà tt HH ng ng ng ng rry 68Tiểu kết Chương 3 2-2 25s SE2E2EE£EEEEEEEEEEEEEE 711211211211 11 11T 70

KẾT LUẬN -2 2 52252222 EEEEEEEE211211211211211 2111111111111 211 x1 ye 71

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -.2 -©2222+se22EESeczei 74

Trang 7

Tố tụng hình sự

Viện kiểm sátViện kiểm sát nhân dânViện kiểm sát nhân dân tối cao

Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO

Số hiệu Tên bảng, biểu đô Trang Bảng 2.1 | Tổng hợp tình hình xét xử đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt

tài sản từ năm 2018 -2022 36

Bảng 2.2 Tổng hợp số bị cáo bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định

khung đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm

2018-2022 38

Bảng 2.3 Bảng tong hop dac điểm nhân thân đặc biệt của các bi cáo

đã bi xét xử 39

Biểu đồ 2.1 | So sánh tương quan giữa số vụ án, số bị cáo của tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản trong tong số vụ án, số bị cáo được

xét xử từ năm 2018-2022 37

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nước ta đang mở rộng hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng được chú trọng Dang và Nha nước ta đang từng bước cải cách, đổi mới

hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội một

cách toàn diện, bảo vệ quyền con người, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, trong

đó bảo vệ các quyền liên quan đến tài sản của con người.

Trước sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ 4.0, việc bảo vệ

quyền sở hữu tài sản của công dân trước nguy cơ bị tội phạm xâm phạm đang

đặt ra nhiều thách thức mới Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu được thựchiện với nhiều hình thức đa dạng hơn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, giá tri tàisản chiếm đoạt lớn hơn Do vậy, việc xây dựng một khung pháp lí hoàn thiệnnhằm đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm phạm quyên sở hữu, đặcbiệt là Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là vẫn đề cấp bách hiện nay mà Đảng

và Nhà nước ta đã và đang từng bước thực hiện và hoàn thiện dần.

Hiện nay, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến ngày càng

phức tạp Thủ đoạn và phương thức hoạt động của các đối tượng ngày càng

xảo quyệt, tinh vi, gây bức xúc trong dư luận xã hội gây thiệt hại lớn về taisản, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp, đời sống của nhân dân

Trên cơ sở thực tiễn xét xử đối với: “ Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu

đạt được trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, qua đó cũng phát hiện một số tồn tại, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật Việc nghiêncứu một cách đây đủ, hệ thông lí luận vê tội Lừa đảo chiêm đoạt tài sản, cụ

Trang 10

thé là về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lita đảo chiếm đoạt tài

sản, đánh giá một cách toàn diện, chính xác khách quan thực tiễn xét xử loại

tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Từ đó đề xuất những kiến nghị, giảipháp nhằm hoàn thiện, bảo đảm việc áp dụng pháp luật đối với tội phạm nàyđược thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hình sự góp phần nâng cao

chất lượng xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và hệ thống Tòa án trên

cả nước nói chung là thực sự cần thiết Đây cũng là lí do mà học viên chọn đề tài “Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản

theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (Trên cơ sở thực tiễn xét xử tạitỉnh Đắk Lắk)” làm luận văn Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứuTrong thời gian qua đã có một số công trình khoa học đã nghiên cứu vềtội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Có thé ké tên những công trình được thực hiện

đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến như:

Về tài liệu nghiên cứu là sách giáo trình, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí: GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phân

các tội phạm) ”, NXB Tư pháp, năm 2018; Tác giả Định Văn Qué, “Bình luận

Bộ luật Hình sự phân các tội phạm”, NXB thành phố Hồ Chí Minh, năm

2020; Thạc sĩ Lê Quang Thắng, Khoa Cảnh sát kinh tế - Học viện Cảnh sát

nhân dân, “Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ”, Tạp chí Kiểm sát số 14/2018; Hà Thị Hong Tham,

“Van dé “hinh su hoa” quan hệ dân sự, kinh tế khi định tội đối với tội Lira

đáo chiếm đoạt tài san”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 03 (41)/2020;

Tài liệu nghiên cứu là luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ luật học:

Trương Thị Đông “Định tội danh đối với tội Lita dao chiếm đoạt tài sản theo

Trang 11

luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk) “

Luận văn thạc sĩ luật học, 2015; Ngô Thị Hạnh “76i Lira dao chiếm đoạt tài

sản trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở sỐ liệu xét xử dia ban thành pho

Da Nang) ” Luan van thạc sĩ luật học, 2016; Vũ Thanh Tung “Trach nhiệmhình sự đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam

(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phá Ha Nội”, Luận văn thạc sĩ luật hoc,

2017; Phạm Thị Thu Thủy “Phỏng ngừa Tội Lita dao chiếm đoạt tài sản trên

địa bàn thành phá Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ luật học, 2020; Dao Trung Hiếu

“Tội Lừa dao chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh da cấp: tinh hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa", Luận án tiễn sĩ luật học, 2021.

Trong các công trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả nói trên chỉ

mới đề cập đến những van dé lí luận chung hoặc phân tích các quy định của

pháp luật thực định về việc định tội danh, cấu thành tội phạm đối với tội Lừađảo chiếm đoạt tài sản Trong năm năm trở lại đây, từ khi BLHS năm 2015được ban hành, chưa có công trình nghiên cứu nảo trên địa bàn nghiên cứutoàn diện và đi sâu phân tích các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đặt biệt sau khi được sửa đổi bé sung nhiều nội dung rất mới Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Bộ luật

Hình sự thông qua thực tiễn xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bảntỉnh Đắk Lắk, vừa mang tính cấp thiết vừa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,chống tội phạm trong tình hình hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lí luận, và thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài san thông qua xét xử đối với tôi danh này trên địa ban tinh Đắk Lắk,

Trang 12

từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

khi xét xử loại tội phạm này trên thực tế, qua đó góp phần hạn chế thấp nhấttội phạm này trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung, đóng

góp tích cực trong công tác dau tranh phòng, chống tội phạm.

- Dé đạt được mục đích trên, những nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra

xử đối với tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn tinh Dak Lắk trong 5

năm (từ năm 2018 đến năm 2022) nhăm rút ra những kinh nghiệm hay,những khó khăn vướng mắc, những điều bất cập khi áp áp dụng quy địnhcủa pháp luật hình sự trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khungcủa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến

xét xử tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lí luận, quy định của pháp luật

về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo

quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 và thực tiễn áp dụng trong

xét xử tại tỉnh Đắk Lắk.

Trang 13

- Pham vi nghiên cứu: Bản thân hiện đang công tác tai Tòa án nhân dântỉnh Đắk Lắk, do đó phạm vi nghiên cứu tập trung về thực tiễn xét xử tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản tại địa phương tỉnh Đắk Lắk từ năm 2018 đến năm

2022, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về tội danh

này nhằm nâng cao chất lượng xét xử trên địa bàn

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước pháp quyên.

Đồng thời, việc nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc cụ thể: như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháptổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá và tông kết kinh nghiệm thực tiễn,

suy diễn logic dé thực hiện đề tài.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn là một công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lí luận

vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn Cụ thể:

Về mặt lí luận: Luận văn tổng hợp các quan điểm khoa học về các tìnhtiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nghiên cứu góp

phần làm sáng tỏ những vấn đề lí luận được quy định trong Bộ luật Hình sự

về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu những

vướng mắc, bất cập từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị nhăm hoàn thiện

quy phạm pháp luật hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo

vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp những người tham gia tố tụng trong

việc giải quyết các vụ án hình sự.

- Luận văn có thé dùng làm tai liệu tham khảo cho những người học

tập, nghiên cứu, người làm công tác thực tiễn.

Trang 14

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Một số van đề lí luận về các tình tiết tăng nặng định khung

của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chương 2: Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 vé các

tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thực tiễn

xét xử trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chương 3: Những giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định củapháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếmđoạt tài sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trang 15

Chương 1

MOT SO VAN DE LÍ LUẬN VE CAC TINH TIẾT TANG NANG

ĐỊNH KHUNG CUA TOI LUA DAO CHIEM ĐOẠT TAI SAN

1.1 Khái niệm, đặc điểm của các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.1.1 Khái niệm các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảochiếm đoạt tài sản

Trong học luật hình sự, mặc dù chưa có một khái niệm cụ thể về cáctình tiết tăng nặng định khung của một tội danh nào đó, nhưng thông qua một

số khái niệm có liên quan đã được các nhà khoa học đề cập đến, ta cũng có

thể hiểu được và áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của một tội danh

cụ thê trong thực tiễn.

Trước tiên, đó là khái niệm về tội phạm được BLHS quy định như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộluật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc phápnhân thương mại thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, xâm phạm độc

lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,

trật tự, an toàn xã hội, quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm

phạm quyền con người, quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, xâmphạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa màtheo quy định của Bộ luật này phải bị xử lí hình sự [30, Điều 8]

Khi một chủ thể thực hiện hành vi thỏa mãn tất cả các dấu hiệu cấu thành tội phạm trên, tức là thỏa mãn đầy đủ các yếu tô cần và đủ dé coi là tội

phạm, khi đó họ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà họ đã thực hiện.Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở cau thành tội phạm cơ bản được áp dụng chungcho tat cả các hành vi không tính đên các yêu tô, đặc diém chủ quan va khách

Trang 16

quan khác thì tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật không được bảo

đảm Do đó, pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định những tình tiết đặc biệt

cụ thể khi một chủ thể của tội phạm đồng thời thỏa mãn các đặc điểm cấuthành tội phạm cơ bản và có những đặc điểm riêng thuộc về nhân thân ngườiphạm tội, hoặc và thuộc về mặt khách quan của hành vi phạm tội, dẫn đến cóthể làm giảm bớt hoặc tăng thêm tính nguy hiểm của hành vi tội phạm màngười đó thực hiện Hay nói cách khác khi một hành vi thỏa mãn các dau hiệu

cầu thành cơ bản của một tội phạm nao đó, lúc này cần xác định hành vi đó được quy định tại điểm, khoản nào của Điều luật Từ đó phân hóa trách nhiệmhình sự và mức hình phạt tương ứng.

Thứ hai đó là khái niệm về Trách nhiệm hình sự Đó là hậu quả pháp lícủa việc thực hiện hành vi tội phạm bởi cá nhân (một cách độc lập) hoặc bởi

cá nhân (trong sự liên đới với pháp nhân) và được thê hiện bằng việc áp dụngmột hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế hình sự do pháp luật hình sự quy định

đối chủ thé của trách nhiệm hình sự [1, tr.516] Việc xác định khung hình phạt tương ứng với hành vi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể dựa vào đặc điểm

nhân thân của chủ thé phạm tội, chang hạn như: “tái phạm nguy hiểm”, “dùngthủ đoạn xảo quyệt” và những đặc điểm khách quan, không liên quan đến

chủ thể phạm tội nhưng liên quan đến bị hại, ví dụ như: “tài sản là phương

tiện kiếm sống chính của bị hại và gia đình họ”, “chiếm đoạt tài sản trị giá từ

500.000.000 đồng trở lên” Và một trong nhưng nguyên tắc cơ bản khi

quyết định hình phạt, BLHS đưa ra nguyên tac sau: “Khi quyết định hình

phạt, Toa an căn cứ vào quy định của Bộ luật nay, cân nhắc tính chất và mức

độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm lội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự ” [30, Điều 50].

Như vậy, có thé nói việc xem xét các tinh tiết tăng nang TNHS nóichung và các tình tiết tăng nặng định khung có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Trang 17

trong việc quyết định hình phạt Trong khoa học Luật hình sự Việt Nam có

thé phân loại các tình tiết tăng nặng TNHS thành ba loại sau: Tình tiết tăngnặng TNHS chung, tình tiết tăng nặng TNHS định tội và tình tiết tăng nặngTNHS định khung Trước tiên, muốn hiểu rõ khái niệm các tình tiết tăngnặng định khung, chúng ta cần có cái nhìn khái quát về các tình tiết tăng

nặng TNHS chung.

Tình tiết tăng nặng TNHS chung là những tình tiết được quy định trongBLHS, làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, được ápdụng đối với tất cả các chủ thể phạm tội khi họ thỏa mãn đặc điểm đó, từ đólàm căn cứ đề tăng nặng trách nhiệm hình sự hay áp dụng mức hình phạt nặnghơn đối với người phạm tội Tình tiết tang nặng TNHS chung được quy địnhtại phần chung của Bộ luật Hình sự

Trong khoa học Luật hình sự Việt Nam, khái niệm các tình tiết tăngnặng trách nhiệm hình sự được các nhà khoa học đề cập đến, cụ thể: Theo tác

giả Nguyễn Ngọc Hòa:

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức

độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tộiphạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi

là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợpphạm tội đó [10, tr.1 16].

Tác giả Đinh Văn Quế lại cho rằng:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thé làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm

tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc trong

một khung hình phạt [20, tr.12].

Theo tác giả Dương Tuyết Miên cho răng:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được

Trang 18

quy định trong Bộ luật Hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo, giáo dục người phạmtội Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa trongviệc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một

khung hình phạt [16, tr I9].

Nhìn chung, mặc dù mỗi tác giả có một cách nhìn nhận khác nhau khi

đưa ra khái niệm về các tình tiết tăng nặng TNHS, tuy nhiên đều thé hiện những đặc trưng yếu sau: Là các tình tiết được quy định trong BLHS thuộc về

cá nhân người phạm tội, phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội tăng lên đáng kể, và tình tiết này có ý nghĩa trong việc quyết địnhhình phạt đối với người phạm tội

Các tình tiết tăng nặng TNHS định tội, bản chất cũng như tình tiết tăngnặng TNHS chung, tuy nhiên khi hành vi phạm tội thỏa mãn tinh tiết tăngnặng TNHS định tội thì hành vi trên không còn thuộc cau thành tội phạm cơ

bản của tội phạm trước mà chuyền hóa thành cấu thành cơ bản của tội phạm khác có mức hình phạt cao hơn Khi đó, tình tiết đó không là tình tiết tăng

nặng TNHS mà chuyên hóa thành tình tiết định tội Đây được xem là mộtdạng cau thành tội phạm đặc biệt, làm chuyên hóa tội danh

Khoa học luật hình sự chia cau thành tội phạm thành ba loại: cau thành

cơ bản, cau thành tăng nặng và cau thành giảm nhẹ Tình tiết tăng nặng địnhkhung là dấu hiệu dé định khung hình phạt, nhưng bản chat là dấu hiệu cấuthành tội phạm, nhưng đó là dấu hiệu của cấu thành tăng nặng Tuy nhiên, có

những điều luật bao gồm cả cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ, có những điều luật không bao gồm hai cấu thành mà chi có một cau thành duy nhất Da phan các tội quy định trong Bộ luật Hình sự có cấu thành tăng nặng,

nhưng cũng có một số tội có cấu thành giảm nhẹ (chủ yếu là các tội trongchương quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia)

10

Trang 19

Nhu vậy, có thé nói hầu hết các tác giả đều đưa các khái niệm cơ bản

về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung, nhưng chưa đưa ramột khái niệm hoàn chỉnh về các tình tiết tăng nặng định khung một cách cụthé Tình tiết tăng nặng định khung là một dang tình tiết tang nặng TNHS

nhưng có tính chất đặc biệt hơn, khi chủ thể của phạm tội thỏa mãn tình tiết trên, nếu điều luật có quy định đây là tình tiết làm thay đổi khung hình phat của tội danh đó theo hướng tăng lên thì nó được coi là tình tiết định khung tăng nặng và nó chỉ được áp dụng dé định khung hình phạt, không được áp

dụng như một tình tiết tăng nặng TNHS thông thường Cũng như các tình tiếttăng nặng TNHS, bản thân các tình tiết tăng nặng định khung cũng là các tìnhtiết thuộc về các yếu tố chủ quan và khách quan của tội phạm

Có quan điểm cho răng, tình tiết tăng nặng định khung là tình tiết phạmtội mà làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội nói chung, được xem xét trongcùng một tội phạm TNHS đối với loại tội phạm này cũng tăng lên điều đó

được biểu thị qua chế tai và được quy định ở mức hình phạt cao nhất đối với

khung hình phạt [19, tr I 1].

Tóm lại, có thê đưa ra khái niệm về các tình tiết tăng nặng định khung

như sau: Các tình tiết tăng nặng định khung là các tình tiết được quy địnhtrong BLHS, thuộc mặt khách quan, chủ quan cũng như nhân thân của ngườiphạm tội, thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được tănglên đáng kế, mà khi có các tình tiết đó người phạm tội phải chịu TNHS ở

khung hình phạt cao hon trong cùng một Điêu luật trơng ứng.

Đối với một tội phạm cụ thể, đa phần các tội phạm có nhiều khung hình phạt, quy định mức hình phạt khác nhau, các tình tiết tăng nặng định khung là các tình tiết được quy định ở khoản có khung hình phạt cao hơn khung hình

phạt cơ bản Trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS năm 2015, cáctình tiết tăng nặng định khung là những tình tiết được quy định tại từ khoản 2

11

Trang 20

đến khoản 4 của Điều 174 BLHS năm 2015 Thông thường trước khi xác địnhhành vi của người phạm tội thỏa mãn tình tiết tăng nặng định khung cụ thểnào, trước đó hành vi của họ phải thỏa mãn cấu thành cơ bản được quy địnhtại khoản 1 của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chỉ khi có thêm các tình tiết

đó, mức độ nguy hiểm của hành vi lừa đảo tăng lên đáng kê, tùy từng mức độ, đặc điểm của tình tiết đó mà hành vi của người phạm tội thỏa mãn khung hình phạt cao hơn của điều luật Như vậy, có thể đưa ra khái niệm cơ bản của các

tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lua dao chiếm đoạt tài sản

là các tình tiết thuộc mặt khách quan, chủ quan cũng như nhân thân củangười phạm tội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, thể hiện tính nguy hiémcho xã hội của hành vi do người phạm lội thực hiện, ma khi co các tình tiết đóngười phạm tội phải chịu TNHS ở khung hình phạt cao hơn được quy địnhtrong cùng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1.L2 Đặc điểm các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt của tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản, đó là các tình tiết được quy định tại khoản có mức hình phạt caohơn, thé hiện tinh nguy hiểm do hành vi mà người phạm tội thực hiện cao hơn

so với khoản 1 của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tình tiết đó có nhữngđặc điểm sau:

Một là, các tình tiết tăng nặng định khung được quy định trong Bộ luật Hình sự Cũng như các quy định khác, chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng định

khung đối với người phạm tội khi và chỉ khi tình tiết đó được quy định trong

điều khoản cụ thể do BLHS quy định Thông thường, trong một điều luật có

nhiều khoản thì các tình tiết tăng nặng định khung được quy định ở khoản kếtiếp liền kề khoản tiếp theo của điều luật cơ bản với khung hình phạt cao hơn

12

Trang 21

Trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tình tiết tăng nặng định khung làcác tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm e khoản 2, điểm a đến điểm ckhoản 3 và điểm a đến điểm c khoản 4 Điều 174 BLHS năm 2014 Khi hành

vi do người phạm tội thực hiện thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại các

quy định trên thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương

ở khía cạnh nhận thức luận, khách quan là đặc tính của tri thức, nó chỉ ra nguồn

gốc cơ sở vật chất, không phụ thuộc vào nội dung, sự hiểu biết và tri thức của con người và của loài người Trong đời sống xã hội khách quan được biểu hiện

là những quá trình và những nhân tô không phụ thuộc vào ý chí và ý muốn của

con người [2, tr 479] Tức là có những tình tiết tăng nặng định khung hình phạt

trong một điều luật cụ thể mang tính khách quan, không có liên quan gì đếnchủ thể của tội phạm, chăng hạn như những tình tiết liên quan đến hậu quả củatội phạm gây ra, “Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới200.000.000 đồng” Mặc du những tình tiết thuộc về mặt khách quan nhưng cóliên quan đến người phạm tội, khi thỏa mãn tình tiết khách quan đó thì ngườiphạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở khung hình phạt cao hơn Về

mặt chủ quan, là cái thuộc về chủ thể hoặc cái sản sinh từ hoạt động của chủ thể [3 tr 649], không phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, ví dụ như người

phạm tội mong muốn chiếm đoạt được tài sản Các tình tiết thuộc về mặt chủquan thuộc về nhân thân của người phạm tội, chăng hạn tình tiết “tái phạm

13

Trang 22

nguy hiểm”, khác với tình tiết tăng nặng thuộc về mặt khách quan, tình tiết tăngnặng định khung chỉ áp dụng đối với một người phạm tội cụ thể, không đồngthời áp dụng cho tất các đồng phạm khác nếu có.

Ba là, khi áp dụng tình tiết tăng nặng định khung sẽ làm tăng mức hìnhphạt đối với người phạm tội Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí bắt lợi

mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thực hiện Bản chất củatình tiết tăng nặng là tính nguy hiểm của hành vi phạm tội được tăng lên, điều

đó có nghĩa khi hành vi nguy hiểm cho xã hội tăng lên, khách thể do tội phạmtác động phải chịu thiệt hại nặng hơn, do đó dé đảm bảo tính công bang,người thực hiện hành vi phạm tội phạm chịu mức hình phạt cao hơn Nên cáctình tiết tăng nặng định khung được áp dụng, người phạm tội luôn phải chịu

mức hình phạt cao hơn mức hình phạt ở khung cơ bản của điều luật.

Bốn là, khi áp dụng tình tiết tăng nặng định khung sẽ loại trừ việc áp dụngtình tiết đó với tư cách là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Như đã biết,các tình tiết tăng nặng định khung có nhiều điểm chung, thậm chí có một số tình

tiết trùng với các tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Bộ luật Hình sự quy

định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 52 BLHS

2015, trong số các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt, có một số tình tiết

tăng nặng định khung là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và các tình tiết

đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì

không được coi là tình tiết tăng nặng [30, Điều 52] Do đó khi một tình tiết vừa

là tình tiết định khung tăng nặng, vừa là tình tiết tăng nặng TNHS thì nó chi

được áp dụng với tư cách là tình tăng nặng tiết định khung hình phạt.

1.2 Ý nghĩa của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khungcủa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.2.1 Ý nghĩa thực tiễnViệc áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếmđoạt tài sản có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt khi Tòa án xét xử

14

Trang 23

Trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa, người bào chữa và Kiểm sát viên sẽtranh luận về những tình tiết định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,xác định hành vi của bị cáo thuộc hay không thuộc điểm, khoản nào được quyđịnh trong BLHS Sau khi kết thúc tranh tụng, Hội đồng xét xử sẽ xem xét,nghị án và xác định hành vi phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tộithuộc khoản nào của Điều luật từ đó áp dụng điểm, khoản tương ứng, dé xác

định khung hình phạt và quyết định hình phạt tương ứng cho bị cáo

1.2.2 Ý nghĩa về mặt chính trị

Bộ luật Hình sự quy định các tình tiết tăng nặng định khung của một tộidanh cụ thé nói chung, của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng nhăm cáthé hóa tội phạm Việc quy định các tình tiết tăng nặng định khung nhăm thé

chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta trong việc giáo dục, ngăn ngừa tội phạm Nguyên tắc của pháp luật hình sự là: Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố

ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng Khoan hồng đối với người tự thú, đầu

thú, thành khan khai báo, tô giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợptác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quátrình giải quyết vụ án, ăn nan hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bôi thườngthiệt hại gây ra [30, Điều 3], do đó việc quy định các tình tiết tăng nặng địnhkhung là căn cứ phân định hành vi của người phạm tội theo từng mức độ khácnhau, đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.

1.3 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tình tiết

tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trước khi banhành Bộ luật Hình sự năm 2015

1.3.1 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiễm đoạt tài sản theo quy định trong thời kỳ phong kiến

Trước năm 1945, nước ta là nhà nước phong kiến, sau đó chịu sự đô hộ

15

Trang 24

của thực dân Pháp nên pháp luật hình sự Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ cácyếu tố bên ngoài, đó là tư tưởng pháp lí Trung Hoa phong kiến, sau đó là củathực dân Pháp Trong thời kỳ phong kiến, lịch sử ghi nhận có 03 bộ Luật của cácnhà nước phong kiến Việt Nam Thứ nhất là Hình thư của nhà Lý, được banhành năm 1042 Đây được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mặc

dù hiện nay đã bị thất truyền nhưng qua các ghi chép trong các bộ sử cho biết, Hình thư gồm 3 quyền, quy định về tô chức của triều đình, quân đội và hệ thong quan lại; các biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; về

thuế khóa; về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản Thứ hai là Quốc triều Hìnhluật (hay còn gọi là Luật Hồng Đức) do vua Lê Thánh Tông cho xây dựng vàban hành Bộ luật có 13 chương, 722 điều Trong đó, có 38 điều quy định các tộigiả mạo, lừa đối, tại Quyền V, Chương Tra ngụy [46, tr.196-205] Thứ ba làHoàng Việt luật lệ (hay còn gọi là Luật Gia Long) được ban hành năm 1813, làmột trong những bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam Bộ luật

gồm 22 quyên, 7 chương, gồm 398 điều Đây được xem là bộ luật day đủ và

hoàn chỉnh nhất trong hệ thống luật cổ của nước ta, trong đó cũng có những

điều luật quy định về hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản như tội Lừa dối

quan ti mà lay của (Điều 243), Ngụy tạo ấn tín, sách luật đương thời (Điều 324)Giả dạng là quan chức (Điều 326) [46, tr.184-188] Nhìn chung các Bộ luậtnước ta thời phòng kiến cũng đã có quy định về hành vi gian dối nhằm chiếmđoạt tài san, các tội phạm trên đều thé hiện hành vi gian đối của chính người

phạm tội nhằm đạt được lợi ích nhất định đều bị trừng trị theo quy định Chang hạn, trong Điều 26, chương Chương Trá ngụy, Quyên V, Quốc triều Hình luật quy định: “Đánh lừa để lấy ngựa của nhà vua ra cưỡi thì xử tội lưu; ngựa chết hay lạc mat, thì bồi thường gấp ba; người giữ ngựa biết mà dé cho lấy cưỡi, thì

xử cùng một tội; không biết được giảm nhẹ tội hai bậc” [46, tr.203] Mặc dù cácđiều luật tại thời điểm này không quy định cụ thé các tình tiết tăng nặng,

16

Trang 25

nhưng thông qua các quy định trong điều luật có thể thấy tùy thuộc vào tínhchất của hành vi, hậu quả do tội phạm gây ra mà người phạm tội bị áp dụngmức hình phạt tương ứng.

1.3.2 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiễm đoạt

tài sản theo quy định trong thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1985

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng

hòa được thành lập, Nhà nước ta đã tô chức Bộ máy Nhà nước và xây dựng thiết chế pháp luật thông qua việc ban hành các quy định pháp luật nhằm bảo

vệ thành quả cách mạng, đảm bảo trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của nhân dân Nhiều Sắc lệnh được ban hành, về cơ bản các sắc lệnh làcác đạo luật đơn hành, thường điều chỉnh những vấn đề cấp thiết, quan trọngđối với sự ton tại và phát triển của cách mạng Việt Nam do yêu cầu của cuộckháng chiến chống Pháp đặt ra Trong đó, có thê kế đến Sắc lệnh số 26 ngày25/02/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòatrừng phạt những người phạm tội ăn trộm, ăn cắp và tự ý phá huỷ dây điện

thoại hay dây điện tín; Sắc lệnh số 133/SL ngày 20-01-1953 được ban hành

thức quy định hệ thống các hành vi xâm phạm đến sự an toàn của Nhà nước

bị trừng phạt bởi biện pháp hình sự Ngày 21/10/1970, Ủy ban Thường vụQuốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tài sản xã hội chủnghĩa và Pháp lệnh trừng tri các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân Dayđược xem là hai văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định cụ thé tội phạm

xâm phạm quyền sở hữu độc lập, thay thế các luật lệ cũ Theo đó, hai Pháp lệnh đã quy định cụ thể về hành vi, hình phạt, các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa dao chiếm đoạt tài sản XHCN và tài sản của công dân Tại Điều 9 và 10 của Pháp lệnh.

Căn cứ vào đối tượng do tội phạm tác động đến, pháp luật hình sự thời

điểm này quy định hai tội riêng biệt Điều luật cũng quy định cấu thành cơ bản

17

Trang 26

của tội Lira đảo thông qua hành vi dùng thủ đoạn gian đối nhằm chiếm đoạt tàisản, các tình tiết tăng nặng định khung trong các quy định trên được quy định

cụ thê, rõ ràng, phù hợp với điều kiện, tình hình chính trị thời bấy giờ

1.3.3 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiễm đoạttài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985

Bộ luật Hình sự của năm 1985 được Quốc hội ban hành ngày 17/5/1985

và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1986 Đây được xem là văn bản lậppháp hình sự lớn và quan trọng đầu tiên, chứa đựng hệ thống pháp luật hình

sự thực định đã được pháp điển hóa của Nhà nước Việt Nam, sau 40 năm kể

từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (năm 1945) và sau 10 năm

kể từ khi đất nước đã được thống nhất (năm 1975)

BLHS năm 1985 chính là đạo luật quan trọng nhất của nước ta thời baygiờ, quy định về tội phạm và hình phạt nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trên

mọi mặt của xã hội, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân, chống mọi hành

vi phạm tội xâm phạm đến, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo

pháp luật, đấu tranh và phòng ngừa tội phạm Nhờ có BLHS mà các cơ quan

Nhà nước ta đã thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm trên nêntảng pháp luật vững chắc

Dựa vào khách thê của tội phạm, BLHS năm 1985 quy định Tội Lừađảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa tại Điều 134 BLHS và Tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản của công dân tại Điều 157 BLHS Mặc dù cấu thành điều

luật khá đơn giản, nhưng đã thé hiện khái quát đầy đủ cau thành cơ ban của

tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trong trường hợp người phạm tội thực

hiện hành vi thỏa mãn các tình tiết cụ thể thì hình phạt sẽ được quy định ởkhoản nặng hơn thông qua việc quy định một số tình tiết được coi là địnhkhung tăng nặng của tội danh này, tức là khi người thực hiện hành vi phạm tội

18

Trang 27

thỏa mãn các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm d khoản 2, hoặc thỏamãn quy định tại khoản 3 của Điều luật tương ứng, điều đó có nghĩa hành vingười phạm tội thực hiện có tính nguy hiểm hơn so với hành vi phạm tội ởcau thành cơ bản, và khi đó mức hình phạt được áp dụng cao hơn so với cáchành vi không có các tình tiết trên.

Trước diễn biến của tình hình kinh tế - chính trị thời bấy giờ, mặc dù

đây là lần pháp điển hóa đầu tiên, nhưng BLHS năm 1985 trên cơ sở tiếp thu

những quy định pháp luật hình sự trước đó, đã quy định co bản đầy đủ, cụ thémột số tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Quabốn lần sửa đôi bố sung, BLHS năm 1985 thực sự là công cụ hữu hiệu trongviệc thực hiện quyền lực Nhà nước, tạo cơ sở pháp lí vững chắc nhằm bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của công dân, bảo vệ thành quả

cách mạng, xây dựng đất nước sau khi giải phóng, cơ bản đáp ứng được phần nào đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng ngừa tội phạm và tạo tiền đề cho việcxây dựng các quy định pháp luật hình sự sau này.

1.3.4 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiém đoạt

tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999

So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có nhiều quy định mới về tộiphạm và hình phạt Ngày 17 tháng 2 năm 2000, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị

số 04/2000/CT-TTg về việc tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự đã nhắn mạnh:

Công tác phô biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự phải được tiến

hành sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ thuộclực lượng vũ trang và trong nhân dân, làm cho mọi người năm đượcnội dung cơ bản của Bộ luật, nhất là những nội dung mới được sửa đổi bồ sung dé nghiêm chỉnh chấp hành.

Đặc biệt, trước đây các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa quy định tại chương IV và các tội xâm phạm sở hữu của công dân quy định tại chương

19

Trang 28

VỊ BLHS năm 1985 nay được sáp nhập thành chương tội xâm phạm sở hữuquy định trong Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 1999 Trước sự phát triểncủa nền kinh tế, nhiều quan hệ xã hội được hình thành và phát triển, kéo theo

đó tình hình tội phạm cũng có những diễn biến, thay đổi đáng kể Do đó việcduy trì các quy định pháp luật hình sự cũ thực sự không đáp ứng được yêu cầu

trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm Nên việc ban hành BLHS năm 1999 là điều tất yếu Trước đây, BLHS năm 1985 quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa tại Điều 134 và tội Lừa đảo chiếm

đoạt tài sản của công dân tại Điều 157, thì đến BLHS năm 1999, hai điều luậttrên được quy định thành Điều 139 tội Lừa đảo chiếm đoạt tải sản, không cònphân biệt quan hệ sở hữu Trên cơ sở kế thừa những quy định trong hai điềuluật trong BLHS năm 1985, Điều 139 của BLHS năm 1999 có nhiều sửa đôi,

bổ sung so với các quy định trước nhằm đáp ứng nhu cau phát triển của xã

hội, kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh, phù hợp với điềukiện, tình hình thực tế

Các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại Điều 139 BLHS năm 1999 cụ thé hơn và bé sung nhiều tình tiết tăng nặng định khung hơn so

với Điều 134 và Điều 157 BLHS năm 1985 Bồ sung và quy định cụ thể hơn

về giá tri tài san chiếm đoạt làm căn cứ xác định tội danh và là căn cứ xácđịnh khung hình phạt, các tình tiết định khung hình phạt cũng được quy định

cụ thể hơn trước, bỏ những tình tiết “phạm tội có nhiều tình tiết quy định ởkhoản 2 thì thuộc trường hợp ở khoản 3, có nhiều tình tiết quy định ở khoản 3

thì thuộc trường hợp quy định tại khoản 4” Tuy nhiên, trước sự thay đổi lớn lao của đất nước, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhận thức pháp luậtcủa con người ngày càng được nâng cao, BLHS năm 1999 cũng sớm bộc lộnhiều bat cập, nhiều quy định không còn phù hợp với điều kiện tình hình thực

tiễn, do đó đòi hỏi sự thay đôi, bổ sung BLHS là điều tat yếu.

20

Trang 29

Trải qua quá trình lập pháp hình sự trong một thời gian dài, nhìn chungcác quy định về các tình tiết định khung tăng nặng của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có có sự phát triển theo chiều hướng tích cực, trên cơ sở kế thừa, bố sung các quy định pháp luật hình sự trước đó và Bộ luật Hình sự sau về các tình tiết tăng nặng định khung quy định đầy đủ hơn Việc quy định các tình tiết định tăng

nặng định khung trong một điều luật là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự,quyết định hình phạt đối với từng người phạm tội, góp phần nâng cao chất lượngxét xử, đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng của pháp luật

21

Trang 30

Chương 2QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

VE CAC TINH TIẾT TANG NANG ĐỊNH KHUNG CUA TOI LUA DAO

CHIEM DOAT TAI SAN, THUC TIEN XÉT XU TREN DIA BAN

TINH DAK LAK

2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về các tinh

tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bộ luật Hình sự Việt Năm năm 2015, được sửa đổi bé sung năm 2017,

có hiệu lực ké từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 Quy định về tội Lita đảo chiếm

đoạt tài sản so với các BLHS trước đó có nhiều điểm mới, trên cơ sở kế thừa

những quy định đã được ghi nhận tại BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm

2009, BLHS năm 2015 cơ bản đã quy định đầy đủ các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 Kết cấu điều luật gồm có

5 khoản Trong đó khoản 1 quy định về cau thành cơ bản của tội Lita đảo chiếm đoạt tài sản, các khoản 2, 3, 4 quy định về các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khoản 5 quy định về các hình phạt bổ sung.

2.1.1 Các dấu hiệu pháp lí cơ bản của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS năm 2015

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS năm

2015, SDBS năm 2017 như sau:

Điều 174 Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1 Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì

bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng

đến 03 năm:

22

Trang 31

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản

mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội nay hoặc về một trong các tội quy định tại cácĐiều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật nay,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài san là phương tiện kiếm sống chính của người bi hại và gia

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan,

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù

từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

23

Trang 32

a) Chiém đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)c) Lợi dung hoàn cảnh chiến tranh, tình trang khan cấp

5 Người phạm tội còn có thê bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

100.000.000 đồng, cam đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc

làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một

phần hoặc toàn bộ tài sản

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm các dấu hiệu pháp lí sau đây:

a) Khách thé của tội phạmKhách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo

vệ bị tội phạm xâm hại Khách thé của tội phạm là yếu tố không thé tách rờitrong cầu thành tội phạm Bat cứ hành vi phạm tội nào cũng xâm hại đến mộthoặc nhiều quan hệ xã hội nhất định được Luật hình sự bảo vệ và Nhà nước

sử dụng Bộ luật Hình sự như là một công cụ để bảo vệ các quan hệ xã hội,nhằm đảm bảo trật tự xã hội, an ninh chính trị Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản

được quy định tại Điều 174, Chương XVI của BLHS các tội xâm phạm sở hữu, có nghĩa là khách thể của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở

hữu về tài sản Hanh vi của người phạm tội xâm phạm đến quyền sở hữu tàisản của Nhà nước, cá nhân, tô chức được pháp luật hình sự bảo vệ Khác vớicác tội phạm nằm trong nhóm các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, hành vicủa tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu tải sản

Trong luật dân sự, quan hệ sở hữu là quan hệ trong đó các quyền chiếm

hữu, quyền sử dung và quyền định đoạt tài sản được tôn trọng và bảo vệ Tài

san là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản [25, Điều 105] Tuy nhiên

không phải tất cả các tài sản đều là đối tượng tác động của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Có một số tài sản có những đặc tính riêng biệt, khi tội phạm tác động đến sẽ ảnh hưởng đến quan hệ xã hội khác, thì tài sản đó không phải là

24

Trang 33

đối tượng tác động của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chăng hạn như vũ khí

quân dụng, ma túy Do đó những tài sản là đối tượng tác động của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn đầy đủ các quy định về quyền đối với tài

sản theo quy định.

Việc xác định đúng khách thé của tội phạm có ý nghĩa rất quan trongtrọng việc định tội danh đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trong một sétrường hop, hành vi phạm tội xâm phạm đến nhiều khách thể khác nhau hoặcchuỗi hành vi xâm phạm đến nhiều khách thé, do đó việc xác định đúng khách

thể của tội Lừa đảo chiếm đoạt tai sản là căn cứ dé xác định hành vi đó phạm tội

nao được quy định trong BLHS và là căn cứ dé phân biệt Tội Lita đảo chiếm

đoạt tài sản với một số tội phạm khác có chung khách thé là quan hệ sở hữu.

b) Vé mặt khách quan của tội Lua dao chiém doat tai san

Thứ nhất, đó là hành vi khách quan của tội phạm Hanh vi khách quantrong tội Lira đảo chiếm đoạt tai sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối déchiếm đoạt tài sản của người khác, làm cho người bị hại không thé biết được

đó là hành vi gian dối Thủ đoạn gian dối được thê hiện thông qua các hành vi

cụ thể như hành vi đưa ra những thông tin gian dối, sai lệch, không đúng sựthật, làm cho người bị hại tin tưởng đó là thật Hiện nay, việc đưa ra nhữngthông tin gian dối được thực hiện ở nhiều cách thức, thủ đoạn khác nhau, đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, nên thủ đoạn của người phạm tội ngày càng tinh vi, do đó việc xác định hành vi gian dối gây khó khăn trong công tác điều tra, xác minh và phát hiện tội phạm Sau khi

đưa ra thông tin gian dối, hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi mà ngườiphạm tội hướng đến và là mục đích bắt buộc của tội phạm này Có quan điểmcho rằng Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau Trong

đó một hành vi được điều luật quy định là thủ đoạn thực hiện hành vi thứ hai.

Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt tài sản [11, tr 301] Cũng có

25

Trang 34

quan điểm cho rằng, do đặc điểm riêng của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,nên người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm doat”,nhưng chiếm đoạt bằng thủ đoạn gian đối [8] Tác giả đồng tình với quanđiểm thứ hai, bởi lẽ, theo nội dung điều luật quy định “nguwoi nào bằng thi

đoạn gian doi chiếm đoạt tài sản ”, tức là thủ đoạn gian dối đã được thực hiện trước đó và người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối đó để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Thủ đoạn gian dối được thé hiện thông qua hành

vi cụ thé dé làm cho chủ sở hữu tài sản tin tưởng đó là thật Ở đây điều luật

quy định người phạm tội dùng thủ đoạn gian déi dé thực hiện hành vi chiếmđoạt tài sản Hành vi chiếm đoạt mới là hành vi khách quan của tội phạm này.Thủ đoạn gian dối là một hành vi nhưng không phải là một hành vi kháchquan độc lập của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi đó có mối liên hệ

mật thiết và được sử dụng như một thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng dé

thuc hién hanh vi chiém doat tai san va phải có trước mục đích chiếm đoạt tài

sản Thủ đoạn gian dối là phương thức để người phạm tội thực hiện nhằm mong muốn dat được mục dich cụ thé nào đó, ở đây là mục đích chiếm đoạt Đây yếu tố bắt buộc được thê hiện trong hành vi khách quan của tội Lừa đảo

chiếm đoạt tài sản Thực tế có trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn giandối nhưng lại xâm hại khách thê khác thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự vềtội tương ứng, ví dụ làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat dé thé chấpvay tín dụng.

Thứ hai, về hậu quả và mỗi quan hệ nhân qua Hậu quả là thiệt hại màngười bi hại gánh chịu do hành vi của tội phạm gây ra BLHS quy định thiệthại là giá trị tài sản bị chiếm đoạt, làm căn cứ để xác định hành vi của một

người thực hiện có bi coi là tội phạm hay không, đó là “chiếm đoạt tài sảncủa người khác trị giá từ 2.000.000 dong đến dưới 50.000.000 đồng hoặcdưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây ” và

26

Trang 35

hậu quả trên là do hành vi phạm tội gây ra Do đó việc xác định hậu quả cuatội phạm là yếu t6 bắt buộc đối với tội danh nay Tuy nhiên, hậu quả nàykhông nhất thiết phải xảy ra đúng thực tế Trong văn bản hướng dẫn BLHSnăm 1999, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công

an, Bộ Tư pháp đã thống nhất hướng dẫn đã hướng dẫn việc xác định giá trị

tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu: Trong trường hợp có đầy đủ căn cứchứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến

tài sản có giá trị cụ thé theo ý thức chủ quan của họ, thì lay giá tri tài sản đó

dé xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâmphạm Vi dụ 2: B thay C đeo một chiếc nhẫn màu vàng Qua các nguồn tin Btưởng đây là nhẫn băng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủđoạn gian đối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này Trong trường hợp này

phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy

cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” [43]

Như vậy, trong trường hợp trên thiệt thực tế không đồng nhất với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra Căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự đối với

người phạm tội không dựa vao thiệt hại thực tế mà dựa trên thiệt hại theo ýthức chiếm đoạt của người phạm tội

Trong trường hợp hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản của tội Lừa

đảo chiếm đoạt tài sản nhưng, tài sản chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng, thì hành

vi chỉ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản

mà còn vi phạm; đã bi kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168 (Tội cướp tải sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản),

170 (Tội cưỡng đoạt tài sản) 171 (Tội cướp giật tài san), 172 (Tội công nhiênchiếm đoạt tai sản), 173 (Tội trộm cắp tài san), 175 (Tội lạm dụng tín nhiệm

27

Trang 36

chiếm đoạt tài sản) và 290 (Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông,phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản) của BLHS, chưađược xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, antoàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và giađình họ Đây là những tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tdi.

c) Chủ thể của tội phạmChủ thê của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội được quy định trong Luật Hình sự là tội phạm mà đối với họ có đầy

đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuôi chịu trách nhiệm hình sự hoặc phápnhân thương mại phạm tội khi đáp ứng các điều kiện do luật định [50, tr.154]

Các tội phạm được quy định trong BLHS đều có quy định về chủ thé, và khi chủ thể đáp ứng đủ điều kiện mà điều luật đó quy định mới trở thành chủ thê

của tội phạm đó, khi đó họ phải chịu TNHS về hành vi được quy định tại điềuluật tương ứng Trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, BLHS quy định chủ thểcủa tội này là “người nào”, không quy định chủ thể có những điều kiện đặcbiệt kèm theo Do đó, chủ thé của tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản chỉ có thé là

cá nhân Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thé của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên Vì vậy có thé khang định chủ thé của tội Lira đảo chiếm đoạt tai sản là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên và thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu về mặt chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.

d) Vẻ mặt chủ quan của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Xét về lỗi, đó là trạng thái tâm lí bên trong của người phạm tội đối vớihành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của nó, được thể hiện dưới dạng cố

ý hoặc vô ý Trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu nên đã đưa ra thông tin gian dối để tạo sự

tin tưởng cho chủ sở hữu và ho tự nguyện giao tài sản cho người phạm tdi.

Điều đó có nghĩa họ nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi nguy hiểm cho

28

Trang 37

xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra, nênhành vi phạm tội Lừa dao chiếm đoạt tài sản được thực hiện là là lỗi cô ý trựctiếp Khi thực hiện hành vi, mục đích người phạm tội mong muốn chiếm đoạttài sản của người bị hại Mục đích này phải có trước khi người phạm tội bắt

đầu thực hiện hành vi Đây là dau hiệu quan trọng dé phân biệt tội nay với Tội

lạm dụng tín nhiệm đề chiếm đoạt tài sản Về động cơ phạm tội là không phải

là dấu hiệu định tội, nhưng trong một số trường hợp động cơ phạm tội là yếu

tố quan trọng trong việc quyết định mức hình phạt đối với người phạm tội.

2.1.2 Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS năm 2015

Các tình tiết tăng nặng định khung của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảnđược BLHS quy định thuộc các điểm trong khoản 2 đến khoản 4 của Điều

174 BLHS Cu thé:

2.1.2.1 Các tình tiết tăng nặng định khung cua toi Lừa dao chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2015, SPBS năm 2017.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xác định hành vi mà bị cáo thực

hiện thuộc điểm, khoản nào của điều luật Sau khi xác định hành vi của một

người thỏa mãn các dau hiệu cấu thành tội Lira đảo chiếm đoạt tài sản, bước tiếptheo, phải xem xét đến các tình tiết khác liên quan đến người phạm tội, khi cómột hoặc nhiều tình tiết thỏa mãn các điểm từ điểm a đến điểm e khoản 2 Điều

174 BLHS thì mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đã tăng lên một bậc, theo

đó mức hình phạt cũng được quy định cao hơn khung hình phạt cơ bản, đó là từ

02 năm đến 07 năm Cụ thê đó là các tình tiết tăng nặng định khung sau:

a) Có tổ chức

Khoản 2 Điều 17 BLHS quy định về hình thức phạm tội có tổ chức nhưsau: Phạm tội có tô chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữanhững người cùng thực hiện tội phạm Điều đó có nghĩa để áp dụng tình tiết

29

Trang 38

trên, vụ án phải có đồng phạm và các đồng phạm phải có sự câu kết chặt chẽvới nhau Dé xác định tình tiết “có tổ chức” trong tội Lừa đảo chiếm đoạt tàisản, tức là phải xác định những người thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếmđoạt tài sản phải có sự câu kết chặt chẽ, có sự bàn bạc, phân công vai trò,nhiệm vụ với nhau Mỗi thành viên tham gia có thé là người tô chức, chỉ huy,người thực hành, người giúp sức Gitta họ có mối liên hệ chặt chẽ và giúp đỡnhau cùng thống nhất thực hiện hành vi phạm tội Khi quyết định hình phạt

trong trường hợp trên, tùy theo vai trò, mức độ tham gia của từng đồng phạm

mà mức hình phạt tương xứng trong khung hình phạt đã quy định Khi ápdụng tình tiết “có tổ chức” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 174 BLHSthì không được áp dụng tình tiết tang nặng TNHS “phạm tội có tô chức” tạiđiểm a Điều 52 BLHS Tình tiết tăng nặng định khung phạm tội "có tổ chức"

chỉ được áp dụng khi vụ án có đồng phạm Tuy nhiên không phải trong tất cả các vụ án đồng phạm đều có áp dụng tình tiết tăng nặng định khung này.

b) Có tính chất chuyên nghiệp Đây là tình tiết thuộc về mặt nhân thân của tội phạm Tính chuyên

nghiệp thê hiện sự nguy hiểm đáng kể của người phạm tội, mang tính cá nhânđược áp dụng riêng đối với từng người phạm tội Theo hướng dẫn tại Nghịquyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thâm phán Tòa

án nhân dân tối cao, tình tiết có tính chất chuyên nghiệp được hiểu là cỗ ýphạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truycứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưahết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xoá án tích vàngười phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả

của việc phạm tội làm nguồn sống chính Như vậy, trong trường hợp người

phạm tội Lira đảo cô ý phạm tội năm lần trở lên và người phạm tội lay các lầnphạm tội làm nghê sinh sông và dùng tài sản chiêm đoạt được làm nguôn sông

30

Trang 39

chính thì thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 174 BLHS Khi

áp dụng tình tiết này đồng nghĩa với việc loại trừ việc áp dụng tình tiết đó làmột tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS.Tuy nhiên đây là hướng dẫn thực hiện điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS 1999,hiện nay đã hết hiệu lực, nhưng trên thực tiễn các Tòa án vẫn áp dụng tìnhthần của hướng dẫn trên trong công tác xét xử Hiện nay trên thực tế việc xácđịnh người phạm tội có lay các lần phạm tội làm nghé sinh sống hay khôngcòn rất nhiều khó khăn nên việc áp dụng tình tiết trên còn nhiều bất cập chưa

được hướng dẫn rõ ràng

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đôngĐây là tình tiết tăng nặng định khung dựa vào trị giá tài sản để xác địnhmức độ nguy hiểm của tội phạm Như đã phân tích ở Chương 1, việc xác địnhgiá trị tài sản trong BLHS 1999 được hướng dẫn cũng có nhiều bất cập Việc

xác định giá tri tai sản dựa trên ý định chiếm đoạt của người phạm tội còn

mang tính định tính và gây bất lợi cho người phạm tội Trên thực tế rất ít

trường hợp xác định giá trị tài sản chiếm đoạt theo phương thức trên Thông thường, giá tri tài sản chiếm đoạt được xác định theo theo giá thị trường thông

qua kết quả định giá của cơ quan chuyên môn hoặc giá trị bằng tiền của tàisản chiếm đoạt Khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng

đến dưới 200 triệu đồng, thì họ phải chịu TNHS ở khung hình phạt cao hon,

tức là khoản 2 Điều 174 BLHS

d) Tái phạm nguy hiểmTái phạm nguy hiểm là tình tiết tăng nặng định khung thuộc về nhân

thân người phạm tội, được BLHS quy định trong các trường hợp sau: Đã bị

kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý,

chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất

nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cô ý hoặc đã tái phạm, chưa

31

Trang 40

được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cô ý [30, Điều 53] Tuynhiên, hiện nay việc xác định tái phạm nguy hiểm đối với một số trường hợpngười phạm tội trước đó đã bị áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS là "tái phạm"vẫn còn một số vướng mắc nhất định, do chưa có văn bản hướng dẫn áp dụngthong nhất liên quan đến xóa án tích vì đây là cơ sở dé xem xét một người cótái phạm hay không, từ đó xác định họ phạm tội thuộc trường hợp tái phạmnguy hiểm hay không.

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

Là trường hợp người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn của mìnhhoặc lấy danh nghĩa co quan, tô chức dé đưa ra thông tin gian đối, làm chongười bị hai tin đó là thật nhằm chiếm đoạt tài sản Người có chức vụ quyềnhạn là người giao thực hiện công vụ và có quyền hạn nhất định khi thực hiện

công vụ đó Theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết

03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao,

hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội

phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ, đã hướng dẫn lợi dụng chức

vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao dé làm trái, khônglàm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật Lợi dụng danh nghĩa cơquan, tô chức để phạm tội là sử dụng trái phép (mượn danh) tên, địa chỉ, hình

ảnh của cơ quan, tô chức hoặc người đại diện cơ quan, tô chức đề làm trái quy

định của pháp luật Trước đây, BLHS năm 1985, sửa đổi b6 sung năm 1997

đã quy định tình tiết này thành một tội danh độc lập, đó là Tội lợi dụng chức

vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tai sản xã hội chủ nghĩa, trải qua nhiều lần

pháp điển hóa, hiện nay tình tiết này được quy định là tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự vừa là tình tiết tăng nặng định khung của một sé tỘi, trong đó

có Tội Lừa đảo chiếm đoạt tải sản Trong trường hợp này, người phạm tội đã

sử dụng chức vụ, quyên hạn của mình, cũng như việc lây danh nghĩa cơ quan,

32

Ngày đăng: 29/04/2024, 01:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Tổng hợp số bị cáo bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết tăng nặng định khung của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 2.2 Tổng hợp số bị cáo bị áp dụng các tình tiết tăng nặng định khung đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm (Trang 8)
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình xét xử đối với tội Lira đảo chiếm đoạt tài - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết tăng nặng định khung của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình xét xử đối với tội Lira đảo chiếm đoạt tài (Trang 44)
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đặc điểm nhân thân đặc biệt - Luận văn thạc sĩ luật học: Các tình tiết tăng nặng định khung của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại tỉnh Đắk Lắk)
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp đặc điểm nhân thân đặc biệt (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w