1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Định Tội Danh Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Luật Hình Sự Việt Nam.doc

96 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam
Tác giả Dương Bích Tuyền
Người hướng dẫn TS. Lê Tường Vy
Trường học Trường Đại Học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 19,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (11)
    • 1.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (11)
    • 1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hành vi chiếm đoạt tài sản (12)
    • 1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện (23)
  • CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN (27)
    • 2.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (27)
    • 2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo thủ đoạn gian dối (28)
    • 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện (44)
  • PHỤ LỤC (53)

Nội dung

ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi chiếm đoạt tài sản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (BLHS năm 2015) quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) như sau: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”.

Như vậy, hành vi khách quan của tội LĐCĐTS là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm hai hành vi là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác và hành vi lừa dối (thủ đoạn gian dối) Trong nội dung chương này của Luận văn, tác giả chỉ đi vào phân tích và xác định hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS.

Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội LĐCĐTS không được hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, hành vi chiếm đoạt của tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) cũng là một trong các hành vi chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt 1 Mặc dù không được hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên, xuất phát từ lý luận về hành vi chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự, đặc biệt là thông qua các giáo trình Luật hình sự hiện nay ở Việt Nam, có thể hiểu hành vi chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói chung và trong tội LĐCĐTS nói riêng là hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình 2

Từ khái niệm nêu trên, hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS có các đặc điểm sau:

- Hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi làm cho chủ sở hữu tài sản, người quản lý tài sản mất khả năng thực tế thực hiện các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, đồng thời, tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được các quyền này Xét về mặt thực tế, chiếm đoạt tài sản là hành vi vừa làm cho người quản lý tài sản mất khả năng thực tế thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt

1Các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt bao gồm: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS), tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 BLHS), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS), tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS), tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS), tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS) và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).

2Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 1)

(Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.179. đối với tài sản của mình; vừa tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được các quyền đó Tuy nhiên, xét về mặt pháp lý, hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi trái pháp luật nên không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu đối với tài sản của mình (tức là về mặt pháp lý, tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản); đồng thời cũng không tạo cho người phạm tội có được quyền sở hữu đối với tài sản đó.

- Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt tài sản phải đang có người quản lý Sự quản lý này có thể là sự quản lý hợp pháp (chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao cho quản lý tài sản hoặc trường hợp người được quản lý tài sản do pháp luật quy định) cũng có thể là sự quản lý bất hợp pháp Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý, chiếm hữu của người quản lý tài sản thì không phải là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Xét về mặt chủ quan, người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS phải có lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội biết rõ tài sản bị chiếm đoạt đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn chuyển dịch trái pháp luật tài sản đó thành tài sản của mình.

Việc xác định đúng hành vi chiếm đoạt tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt với các tội xâm phạm sở hữu không có tính chiếm đoạt cùng nằm trong Chương các tội xâm phạm sở hữu(Chương XVI BLHS năm 2015) và phân biệt được các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt với các trường hợp không phải là tội phạm (quan hệ pháp luật dân sự,kinh tế…).

Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo hành vi chiếm đoạt tài sản

Trong tội LĐCĐTS, khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của người bị hại, trước hết người phạm tội phải có ý định chiếm đoạt tài sản nên mới đưa ra thông tin gian dối nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật mà tự nguyện giao tài sản Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS vẫn còn có một số hạn chế, vướng mắc nhất định Để làm rõ những vướng mắc này, tác giả đưa ra một vài vụ án điển hình để phân tích, chứng minh và đưa ra nhận xét.

Thứ nhất, phân biệt giữa hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS (Điều

174 BLHS năm 2015) với hành vi sử dụng trái phép tài sản trong tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS năm 2015).

Bản án hình sự phúc thẩm (HSPT) số 165/2019/HS-PT ngày 25/6/2019 của Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng.

Khoảng tháng 3/2017, ông Hồ Đắc T, giám đốc Công ty C điều động M là nhân viên của Công ty vào làm kế toán kiêm thủ quỹ Phòng bán vé của Công ty C tại Bến xe Miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) M có nhiệm vụ quản lý tiền phát sinh trong hoạt động kinh doanh và làm dịch vụ chuyển tiền cho khách hàng của Công ty C tại Bến xe Miền Đông Trong thời gian này, D thường đến Phòng bán vé của Công ty C chuyển tiền về thành phố T5 nên biết được nhiệm vụ của M D nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của Công ty C nên chủ động làm quen với

M Để tạo lòng tin, D thường xuyên mua trái cây đến Phòng bán vé cho M và các nhân viên ở đây, thường xuyên chuyển tiền về cho người thân ở thành phố T5 Sau khi đã tạo được lòng tin, D nhiều lần điện thoại, nhắn tin mượn tiền của M để chuyển cho người thân ở thành phố T5 và sau đó D trả tiền đầy đủ, đúng hẹn.

Ngày 25/01/2018, D điện thoại nhờ M chuyển 13.800.000 đồng cho Lưu Mạnh

D ở thành phố T5 và hứa sẽ trả cho M vào chiều cùng ngày, nhưng sau đó D không trả mà tiếp tục nhờ M chuyển tiền nhiều lần cho nhiều người ở thành phố T5 Khi số tiền lên đến khoảng hơn 60.000.000 đồng, M đòi thì D nói số tiền mượn đã hùn vốn đóng tàu với một người đàn ông ở TP.HCM, nhưng hiện còn đang thiếu vốn nên bảo M tiếp tục lấy tiền đưa cho D mượn đầu tư đóng xong tàu, xuất hóa đơn bán sẽ có tiền trả lại cho M Để M tin tưởng, D nhiều lần đưa cho M từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và nói là tiền của ông đóng tàu cho M, tổng cộng D đã đưa cho M

40.000.000 đồng M không được chủ sở hữu tài sản là 04 thành viên góp vốn của Công ty C cho phép, nhưng do tin tưởng và được D cho 40.000.000 đồng nên đã tự ý lấy 1.430.000.000 đồng của Công ty C đưa cho D M lấy tiền của Công ty C đưa cho D bằng hai hình thức: Một là, lợi dụng nhiệm vụ được giao làm dịch vụ chuyển tiền, M đã chuyển tiền về cho 9 người thân của D ở thành phố T5 để đưa lại hoặc trả nợ cho D, tổng cộng 658.600.000 đồng Hai là, M nhiều lần lấy tiền mặt của Công ty C do M đang quản lý đưa cho D, tổng cộng 771.400.000 đồng Với thủ đoạn trên, trong thời gian từ ngày 25/01/2018 đến ngày 06/03/2018, D đã chiếm đoạt của Công ty C 1.430.000.000 đồng để trả nợ và tiêu xài.

Quan điểm của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) về việc xác định tội danh đối với hành vi của D và M:

- Tại bản án hình sự sơ thẩm (HSST) số 02/2019/HS-ST ngày 15/01/2019, TAND tỉnh Phú Yên tuyên phạt bị cáo D 16 năm tù về tội LĐCĐTS theo điểm a khoản 4 Điều 174 BLHS năm 2015 và tuyên phạt bị cáo M 2 năm tù về tội sử dụng trái phép tài sản theo điểm a khoản 2 Điều 177 BLHS năm 2015.

- Tại bản án HSPT số 165/2019/HS-PT ngày 25/6/2019, TAND cấp cao tại Đà Nẵng quyết định giữ nguyên bản án HSST số 02/2019/HS-ST ngày 15/01/2019 của TAND tỉnh Phú tuyên phạt bị cáo M 2 năm tù về tội sử dụng trái phép tài sản theo điểm a khoản 2 Điều 177 BLHS năm 2015.

Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:

Trong vụ án trên, mặc dù hành vi của D và M đều có cùng khách thể và đối tượng tác động nhưng do tính chất của hành vi khách quan khác nhau nên D và M bị xét xử về hai tội danh khác nhau là phù hợp với quy định của pháp luật Cụ thể:

- Đối với D: Do D đã có ý định chiếm đoạt tài sản của công ty C ngay từ đầu nên D đã đưa ra thông tin gian dối đối với M Theo đó, D nói với M là D mượn tiền để hùn vốn đóng tàu với một người đàn ông ở TP.HCM Khi nào đầu tư đóng tàu xong, xuất hóa đơn bán sẽ có tiền trả lại cho M Tuy nhiên, thông tin này của D là thông tin không đúng với sự thật nhằm làm cho M tin là thật để M lấy tiền của công ty C trị giá 1.430.000.000 đồng đưa cho D Do đó, hành vi của D là hành vi cố ý đưa ra thông tin gian dối để M tin là thật và tự nguyện giao tài sản D đã có hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của công ty C thành tài sản của mình Vì thế, hành vi của D có đầy đủ yếu tố cấu thành tội LĐCĐTS theo Điều 174 BLHS năm 2015.

- Đối với M: Do tin tưởng vào thông tin gian dối mà D đưa ra, với cương vị là kế toán kiêm thủ quỹ phòng bán vé của công ty C, trong thời gian từ ngày 25/1/2018 đến ngày 6/3/2018, mặc dù không được sự cho phép của chủ sở hữu tài sản là 4 thành viên góp vốn của công ty C nhưng vì vụ lợi 40 triệu đồng do D bồi dưỡng, M đã tự ý lấy 1.430.000.000 đồng – là tài sản của công ty C đưa cho D mượn, dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản Như vậy, M đã vì vụ lợi 40 triệu đồng mà có hành vi khai thác công dụng tài sản của công ty C (1.430.000.000 đồng) mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu Khi đưa tài sản của công ty C (1.430.000.000 đồng) cho D, M không có ý định chiếm đoạt số tiền này của công ty

C mà chỉ muốn sử dụng số tiền này để cho D mượn trong một khoảng thời gian nhất định, rồi sau đó, khi D trả cho M thì M sẽ hoàn trả lại cho công ty C Do M không có ý định chiếm đoạt số tiền 1.430.000 đồng của công ty C mà chỉ muốn khai thác công dụng do số tiền này đưa lại trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời,

M đã tự ý sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình không đúng quy định nên hành vi của M là hành vi sử dụng trái phép tài sản theo quy định tại Điều 177 BLHS năm 2015.

Như vậy, để xác định đúng tội danh trong vụ án trên cần phải phân biệt rõ ranh giới giữa hành vi LĐCĐTS của tội LĐCĐTS với hành vi sử dụng trái phép tài sản trong tội sử dụng trái phép tài sản Theo đó, chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình Còn hành vi sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi, khai thác công dụng do tài sản đem lại mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu, người quản lý tài sản trong một khoảng thời gian nhất định Hành vi sử dụng trái phép tài sản không làm cho chủ sở hữu mất đi tài sản đó Người phạm tội chỉ tự ý sử dụng tài sản của người khác trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó, trả về cho chủ sở hữu hoặc người phạm tội tự ý sử dụng tài sản thuộc phạm vi quản lý của mình không đúng quy định Chủ sở hữu chỉ tạm thời mất khả năng chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình trong một thời gian nhất định, sau đó, họ có lại được tài sản 4 Do đó, hành vi sử dụng trái phép tài sản cũng xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản nhưng hành vi này không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản mà chỉ xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa hành vi sử dụng trái phép tài sản với các hành vi phạm tội có tính chiếm đoạt, trong đó, có hành vi chiếm đoạt tài sản của tội LĐCĐTS 5

Từ vụ án này cho thấy vướng mắc đặt ra cần được giải quyết khi xác định hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) là cần có văn bản hướng dẫn để phân biệt được hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS với hành vi sử dụng trái phép tài sản trong tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS năm 2015).

Thứ hai, phân biệt giữa hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS (Điều

174 BLHS năm 2015) với các hành vi có liên quan đến hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã thực hiện trước đó của người phạm tội nhưng không phải là tội phạm.

4Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (2), tr.216-217.

Bản án HSPT số 382/2020/HS-PT ngày 11/9/2020 của TAND TP.HCM.

Một số kiến nghị hoàn thiện

Như đã phân tích tại mục 1.2 của Luận văn, thực tiễn định tội danh tội LĐCĐTS theo hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc Đó là các CQTHTT chưa xác định rõ được hành vi chiếm đoạt tài sản nên trong một số trường hợp còn có sự nhầm lẫn trong việc xác định giữa hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS với hành vi sử dụng trái phép tài sản trong tội sử dụng trái phép tài sản; hoặc với các hành vi có liên quan đến hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có đã thực hiện trước đó nhưng không phải là tội phạm; hoặc phân biệt giữa hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS với các trường hợp không phải là tội phạm (không có hành vi chiếm đoạt tài sản và không phạm tội).

Thực tiễn cho thấy, các vướng mắc trong việc định tội danh tội LĐCĐTS theo hành vi chiếm đoạt tài sản nêu trên chủ yếu xuất phát từ các lý do sau đây:

- Hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi chiếm đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói chung và hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS nói riêng.

- Chính vì không có văn bản hướng dẫn về hành vi chiếm đoạt tài sản cùng với những biểu hiện phong phú, đa dạng của các hành vi được thực hiện trên thực tế (có thể là hành vi chiếm đoạt tài sản và phạm tội hoặc cũng có thể không phải là hành vi chiếm đoạt tài sản, không phạm tội hoặc phạm một tội khác) nên các CQTHTT, người tiến hành tố tụng có thể hiểu hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS theo nhiều cách khác nhau dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất.

Trên cơ sở các vướng mắc và nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong việc nhận thức và áp dụng hành vi chiếm đoạt tài sản của tội LĐCĐTS (Điều 174

Thứ nhất, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi chiếm đoạt tài sản để có thể phân biệt được rõ ràng giữa các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói chung và tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) nói riêng với các tội phạm không có tính chất chiếm đoạt cũng như để phân biệt với các trường hợp không phải là tội phạm với nội dung:

“Hành vi chiếm đoạt tài sản quy định trong các điều luật từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS năm 2015 là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lý của người khác thành tài sản của mình.

Hành vi chiếm đoạt tài sản phải có đủ các đặc điểm sau đây:

- Hành vi chiếm đoạt tài sản phải là hành vi làm cho chủ sở hữu tài sản mất khả năng thực tế thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản, đồng thời, tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được các quyền này Quyền sở hữu đối với tài sản được hiểu theo quy định tại Điều 158 BLDS năm 2015, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Nếu một hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác nhưng không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu thì không phải là hành vi chiếm đoạt tài sản quy định trong các điều luật từ Điều 168 đến Điều 175 BLHS năm 2015 (ví dụ như hành vi sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 177 BLHS năm 2015).

- Tài sản là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt tài sản phải đang có người quản lý Sự quản lý này có thể là sự quản lý hợp pháp hoặc cũng có thể là sự quản lý bất hợp pháp Nếu tài sản đã thoát ly khỏi sự quản lý, chiếm hữu của người quản lý tài sản thì không phải là đối tượng tác động của hành vi chiếm đoạt tài sản.

-Người thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản phải có lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội biết rõ tài sản bị chiếm đoạt đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn chuyển biến trái pháp luật tài sản đó thành tài sản của mình”.

Thứ hai, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn để phân biệt hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS với các hành vi gian dối có liên quan đến các hành vi phạm tội đã thực hiện trước đó của người phạm tội nhưng không phải là hành vi chiếm đoạt tài sản với nội dung:

“Trong trường hợp người phạm tội có hành vi đưa ra thông tin gian dối nhưng việc đưa ra thông tin gian dối này không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản (tức không phải là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình) như chỉ nhằm che giấu hành vi phạm tội đã thực hiện trước đó của mình hoặc chỉ nhằm tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, hoặc chỉ nhằm tiêu thụ tài sản do người phạm tội đã chiếm đoạt được trước đó …thì không phải là hành vi chiếm đoạt tài sản và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015)”.

Thứ ba, thực tiễn cho thấy hành vi chiếm đoạt tài sản rất đa dạng, phong phú và phức tạp Tùy vào mỗi điều kiện, hoàn cảnh, tình huống, chủ thể, đối tượng tác động, thủ đoạn khác nhau… mà có các hành vi chiếm đoạt tài sản khác nhau Do đó, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tác giả kiến nghị TANDTC cần xây dựng hệ thống án lệ để giúp phân biệt rõ giữa hành vi chiếm đoạt tài sản trong tộiLĐCĐTS với hành vi của các tội phạm không có tính chiếm đoạt và với các hành vi không phải là tội phạm (quan hệ dân sự, kinh tế…).

Chiếm đoạt tài sản là một trong hai hành vi khách quan của tội LĐCĐTS. Trong Chương 1 của Luận văn, tác giả đã phân tích được quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội LĐCĐTS và một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội LĐCĐTS theo dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra nguyên nhân của các vướng mắc, hạn chế và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc định tội danh đối với tội phạm này theo dấu hiệu hành vi chiếm đoạt tài sản như sau:

-Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về hành vi chiếm đoạt tài sản để có thể phân biệt được rõ ràng giữa các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt nói chung và tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm

2015) nói riêng với các tội phạm không có tính chất chiếm đoạt cũng như để phân biệt với các trường hợp không phải là tội phạm.

ĐỊNH TỘI DANH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bên cạnh hành vi chiếm đoạt tài sản đã phân tích trong Chương 1 của Luận văn thì hành vi khách quan của tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) còn có hành vi lừa dối (thủ đoạn gian dối).

Theo từ điển tiếng Việt, “thủ đoạn là cách làm khôn khéo, thường là xảo trá, sao cho đạt được mục đích”, còn “gian dối là dối trá, không thật thà, không ngay thẳng” 9 Như vậy, theo từ điển tiếng Việt, thủ đoạn gian dối có thể hiểu là cách làm khôn khéo, không thật, không ngay thẳng, mang tính chất lừa lọc để chiếm lấy tài sản của người khác.

Trên cơ sở kết hợp với các dấu hiệu đặc trưng khác thì thủ đoạn (hành vi) lừa dối của tội LĐCĐTS được hiểu là hành vi cố ý đưa ra thông tin mà người phạm tội biết rõ là không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật mà tự nguyện giao tài sản 10

Từ khái niệm trên, thủ đoạn gian dối trong tội LĐCĐTS có các đặc điểm sau:

-Xét về mặt khách quan, thủ đoạn gian dối là hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật - thông tin giả.

- Xét về mặt chủ quan, khi đưa ra thông tin gian dối, người phạm tội biết rõ đó là thông tin không đúng với sự thật nhưng mong muốn làm cho người khác tin đó là sự thật.

- Thủ đoạn gian dối chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho nạn nhân tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội Thực tế cho thấy không phải thủ đoạn gian dối nào cũng là hành vi khách quan của tội LĐCĐTS Trường hợp người phạm tội có thủ đoạn gian dối nhưng hành vi này đã được BLHS quy định trong một tội danh độc lập thì người thực hiện hành vi gian dối không bị truy cứu TNHS về tội LĐCĐTS mà sẽ bị truy cứu về các tội phạm tương ứng khác Chẳng hạn: (1) Nếu trường hợp người phạm tội có hành vi đưa ra thông tin gian dối nhưng việc đưa ra thông tin gian dối chỉ là cách thức để người phạm tội tiếp cận tài sản được dễ dàng hơn, rồi sau đó dùng các thủ đoạn khác nhau để chiếm đoạt tài sản đây thì không phải

9 Viện Ngôn ngữ học (2013), Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Phương Đông, tr.882, tr.290.

10 Trường Đại học Luật TP.HCM (2019), tlđd (2), tr.206. là thủ đoạn gian dối của tội LĐCĐTS Thủ đoạn gian dối này có thể cấu thành các tội phạm khác nhau được quy định trong BLHS Ví dụ như, nếu người phạm tội có hành vi đưa ra thông tin gian dối để đánh lừa người đang quản lý tài sản, làm cho họ sơ hở để tạo cơ hội dễ dàng tiếp cận với tài sản, rồi sau đó người phạm tội: (i) Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ mà miễn cưỡng giao tài sản thì cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS năm

2015); hoặc (ii) Công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS năm 2015); hoặc (iii) Lén lút chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015)…; (2) Nếu trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà người phạm tội có hành vi gian dối trong việc cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc có các thủ đoạn gian dối khác…để gây thiệt hại cho khách hàng thuộc một trường hợp luật định thì đây là hành vi khách quan của tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS năm 2015) 11

- Khi thực hiện thủ đoạn gian dối, người phạm tội đã có mục đích (ý định) chiếm đoạt tài sản của người bị hại Hay nói cách khác, thủ đoạn gian dối trong tội LĐCĐTS phải luôn có trước thời điểm diễn ra việc giao nhận tài sản giữa người phạm tội và người bị hại Trong tội LĐCĐTS, vì người phạm tội đã có mục đích (ý định) chiếm đoạt tài sản của người khác ngay từ đầu nên họ đã cố ý đưa ra thông tin gian dối nhằm tạo lòng tin để người bị hại giao tài sản Nếu thủ đoạn gian dối có (nảy sinh/hình thành) sau khi người phạm tội đã nhận được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thì không phải là thủ đoạn gian dối của tội LĐCĐTS Tùy từng trường hợp, thủ đoạn gian dối này có thể cấu thành những tội danh độc lập khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS năm 2015) 12 …

Thủ đoạn gian dối (hành vi lừa dối) có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như qua lời nói, hành động hoặc qua việc xuất trình các loại giấy tờ giả… cho người đang quản lý tài sản để làm cho họ tin đó là sự thật Hình thức thực hiện thủ đoạn gian dối không có ý nghĩa trong việc định tội LĐCĐTS Người phạm tội có thể thực hiện thủ đoạn gian dối dưới bất kỳ hình thức nào.

Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo thủ đoạn gian dối

Thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác là một dấu hiệu đặc trưng của tội LĐCĐTS Tuy nhiên, đây không phải là dấu hiệu chỉ có trong tội LĐCĐTS

11 Xem: Điều 170, Điều 171, Điều 173 và Điều 198 BLHS năm 2015.

12 Xem: Điều 175 BLHS năm 2015. mà dấu hiệu này còn được quy định trong một số tội phạm khác Trong khi đó, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu này còn nhiều hạn chế nên việc xác định thủ đoạn gian dối trên thực tế để định tội danh đối với tội LĐCĐTS vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc nhất định Để làm rõ những vướng mắc này, tác giả đưa ra một số vụ án điển hình để phân tích, chứng minh và nhận xét như sau:

Thứ nhất, định tội danh tội LĐCĐTS trên cơ sở xác định người phạm tội có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trước hay sau khi họ nhận được tài sản.

Bản án HSST số 06/2017/HSST ngày 5/4/2017 của TAND huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng.

Bùi Tuấn Anh là đối tượng nghiện ma túy Để có tiền phục vụ cho mục đích tiêu xài cá nhân, Tuấn Anh đã lợi dụng sự tin tưởng của những người quen biết để mượn xe mô tô, sau đó đưa đi cầm lấy tiền tiêu xài Cụ thể:

Lần thứ nhất: Ngày 25/5/2016, Tuấn Anh điện thoại cho ông Ngọc là ông ngoại của Tuấn Anh mượn chiếc xe mô tô hiệu Exciter biển số 83H8-0178 (trị giá 17,6 triệu đồng) để sử dụng Sau khi được ông Ngọc đồng ý cho mượn, Tuấn Anh mang xe đến tiệm cầm đồ Trung Nguyên để cầm cố với giá 7 triệu đồng Ngày 18/6/2016, Tuấn Anh đến gặp Lê Tuấn Anh để nhờ Lê Tuấn Anh giới thiệu cho Tuấn Anh đến gặp bà Lê Thị Loan chị ruột của Lê Tuấn Anh để cầm chiếc xe trên với giá 15 triệu Sau khi nhận tiền, Tuấn Anh đến tiệm cầm đồ Trung Nguyên chuộc lại chiếc xe và giao xe mô tô biển số 83H8-0178 lại cho bà Loan quản lý Số tiền 8 triệu đồng còn lại Tuấn Anh tiêu xài hết.

Lần thứ hai: Vào năm 2016 (không nhờ ngày tháng), Tuấn Anh mang chiếc xe mô tô của mình cầm cho Nguyễn Văn Sử với số tiền 3 triệu đồng Ngày 8/6/2016, Tuấn Anh gặp Hiếu hỏi mượn chiếc xe Yamaha biển số 83D1-026.72 (trị giá 10 triệu đồng) của Hiếu để đi chơi Sau khi mượn được xe, Tuấn Anh đưa xe đến cầm cho Sử với số tiền 5 triệu đồng Tuấn Anh chuộc lại chiếc xe của mình hết 3 triệu đồng và giao xe của Hiếu cho Sử quản lý Số tiền 2 triệu đồng còn lại, Tuấn Anh tiêu xài hết.

Lần thứ ba: Ngày 18/6/2016, Tuấn Anh gọi điện cho bạn là Mạnh và nói xe mô tô của mình bị cảnh sát giao thông tạm giữ, không có xe chạy nên Tuấn Anh hỏi mượn chiếc xe của Mạnh hiệu Wave biển số 83D1-074.49 (trị giá 13 triệu đồng) để

13 Phụ lục số: 04. đi về nhà Mạnh đồng ý cho mượn Sau khi mượn được xe, Tuấn Anh đem xe đến tiệm cầm đồ Nguyễn Hùng để cầm với giá 10 triệu đồng Số tiền cầm xe này, Tuấn Anh đã tiêu xài hết.

Quan điểm của các CQTHTT về việc xác định tội danh đối với hành vi của Bùi Tuấn Anh như sau:

- CQCSĐT Công an huyện Cù Lao Dung đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Tuấn Anh về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 14

- Tại bản Cáo trạng số 19/QĐ-KSĐT ngày 29/11/2016, VKSND huyện Cù Lao Dung đã truy tố Bùi Tuấn Anh về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

- Tại bản án HSST số 06/2017/HSST ngày 5/4/2017, TAND huyện Cù Lao Dung áp dụng điểm a khoản 1 Điều 140; điểm b, p, khoản 1, khoản 2 Điều 46, điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm 1999; Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016; khoản 3 Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 xử phạt Bùi Tuấn Anh 1 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án:

Tội LĐCĐTS và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều có thủ đoạn gian dối và có hành vi tự nguyện giao tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng cho nên thực tiễn thường có sự nhầm lẫn trong việc xác định hai tội danh này Tuy nhiên, thủ đoạn gian dối trong hai tội danh này có điểm khác biệt rất quan trọng Đó là:

- Trong tội LĐCĐTS, ngay từ đầu, người phạm tội đã có ý định chiếm đoạt tài sản của người bị hại nên họ đã thực hiện thủ đoạn gian dối Cụ thể, trong tội LĐCĐTS, người phạm tội phải có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trước khi họ nhận được tài sản thông qua hình thức hợp đồng Thủ đoạn gian dối phải xảy ra trước hành vi chiếm đoạt về mặt thời gian và là điều kiện tiền đề cho việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối cũng là một trong các thủ đoạn để người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tài sản đã được giao một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở một hợp đồng 15 Tuy nhiên, trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tại thời điểm nhận được tài sản của bị hại, người phạm tội chưa có ý định chiếm đoạt tài sản Ý định chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau khi người phạm tội đã nhận được

14 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 140 BLHS năm 1999 và hiện nay được quy định tại Điều 175 BLHS năm 2015.

15 Xem: Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015. tài sản và thời điểm người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối là sau khi họ đã nhận được tài sản.

Trong vụ án trên, để xác định Bùi Tuấn Anh phạm tội gì cần phải xác định được Tuấn Anh có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác trước hay sau khi Tuấn Anh nhận được tài sản của các bị hại Theo nội dung vụ án, thủ đoạn gian dối của Tuấn Anh là chủ động đưa ra các thông tin không đúng sự thật nhằm để cho các bị hại tin là thật mà tự nguyện giao tài sản Cụ thể, Tuấn Anh nói với các bị hại là mượn xe để sử dụng (đối với ông Ngọc), mượn xe để đi chơi (đối với Hiếu), mượn xe để đi về nhà (đối với Mạnh) nhưng sau khi được các bị hại đồng ý cho mượn xe thì Tuấn Anh đã đưa ngay xe của các bị hại đến các tiệm cầm đồ để cầm và lấy tiền tiêu xài cá nhân Vì thế, thủ đoạn gian dối đã có và được Tuấn Anh thực hiện trước khi nhận được tài sản của các bị hại Tại thời điểm thực hiện thủ đoạn gian dối, Tuấn Anh đã có ý định chiếm đoạt tài sản của các bị hại Do đó, theo tác giả, trong trường hợp này, Tuấn Anh đã có đầy đủ yếu tố cấu thành tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) Việc các CQTHTT huyện Cù Lao Dung khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử Bùi Tuấn Anh về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là không đúng với quy định của pháp luật.

Như vậy, vấn đề đặt ra trong vụ án này là để xác định đúng tội danh trong trường hợp người phạm tội thực hiện thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trên cơ sở hợp đồng thì cần phải xác định chính xác thời điểm người phạm tội có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt là trước hay sau khi họ nhận được tài sản Nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt trước khi họ nhận được tài sản thì cấu thành tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) Nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt sau khi họ đã nhận được tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trên cơ sở hợp đồng thì cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS năm 2015).

Bản án HSPT số 60/2021/HS-PT ngày 27/5/2021 của TAND tỉnh Khánh Hòa.

Một số kiến nghị hoàn thiện

Mục 2.2 của Luận văn đã phân tích những vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội LĐCĐTS theo thủ đoạn gian dối gồm:

- Xác định người phạm tội có thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trước hay sau khi họ nhận được tài sản bằng hình thức hợp đồng để xác định tội danh là tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS năm 2015).

- Phân biệt tội LĐCĐTS với các tội phạm có tính chiếm đoạt khác khi có biểu hiện gian dối.

- Định tội danh trong trường hợp ban đầu người phạm tội có thủ đoạn gian dối để nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản nhưng khi bị người bị hại hoặc người khác phát hiện hoặc giành lại, giữ lại tài sản thì người phạm tội lại có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống trả.

Thực tiễn cho thấy, nguyên nhân của các vướng mắc nêu chủ yếu xuất phát từ hai lý do: Một là, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) để có thể xác định chính xác tội LĐCĐTS, phân biệt tội LĐCĐTS với các tội phạm có tính chiếm đoạt

23 Mục 6 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày25/12/2001 của Bộ Tư pháp – Bộ Công an – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc áp dụng các quy định tại Chương XIV – Các tội xâm phạm sở hữu của BLHS năm 1999. khác mà có biểu hiện gian dối cũng như xác định khi nào thì chuyển hóa, khi nào thì không chuyển hóa từ tội LĐCĐTS sang tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS năm

2015) Hai là, do không có văn bản hướng dẫn cụ thể cùng với năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng khác nhau nên có thể hiểu thủ đoạn gian dối của tội LĐCĐTS và các tội phạm có tính chiếm đoạt mà có biểu hiện gian dối theo nhiều cách khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật trên thực tế không thống nhất.

Trên cơ sở các vướng mắc và nguyên nhân của các vướng mắc nêu trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong việc nhận thức và áp dụng thủ đoạn gian dối của tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm

Thứ nhất, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn về “thủ đoạn gian dối” trong tội LĐCĐTS và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Cụ thể:

“Trong trường hợp người phạm tội có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng thì cần phải xác định chính xác thời điểm người phạm tội có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt là trước hay sau khi họ nhận được tài sản để truy cứu TNHS như sau:

- Nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt trước khi họ nhận được tài sản thì truy cứu TNHS về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015).

- Nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt sau khi họ đã nhận được tài sản thì truy cứu TNHS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS năm 2015)”.

Thứ hai, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn phân biệt “thủ đoạn gian dối” trong tội LĐCĐTS với các tội phạm có tính chiếm đoạt khác mà có biểu hiện gian dối Cụ thể:

“Trong trường hợp người phạm tội có thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác thì truy cứu TNHS như sau:

- Nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản Hay nói cách khác, nếu thủ đoạn gian dối chính là nguyên nhân trực tiếp khiến cho nạn nhân tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội thì truy cứu TNHS về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015).

- Nếu người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối nhưng thủ đoạn gian dối chỉ là cách thức để người phạm tội tiếp cận tài sản được dễ dàng hơn rồi sau đó, dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt tài sản thì không truy cứu TNHS về tội LĐCĐTS (Điều 174 BLHS năm 2015) mà phải truy cứu TNHS về các tội phạm có tính chiếm đoạt tương ứng với các hành vi chiếm đoạt được thực hiện như tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS năm 2015), tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS năm 2015), tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS năm 2015), tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS năm 2015) ”.

Thứ ba, về việc xác định tội danh trong trường hợp ban đầu người phạm tội có thủ đoạn gian dối để nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản nhưng khi bị người bị hại hoặc người khác, phát hiện hoặc giành lại, giữ lại thì người phạm tội lại có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống trả.

- Một là, tác giả kiến nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2015 điểm g với quy định “Hành hung để tẩu thoát” tương tự như dấu hiệu định khung

“Hành hung để tẩu thoát” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 171, điểm b khoản 2 Điều 172 và điểm đ khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015.

-Hai là, tác giả kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn trong trường hợp người phạm tội có thủ đoạn gian dối để nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản nhưng khi bị người bị hại hoặc người khác, phát hiện hoặc giành lại, giữ lại thì người phạm tội có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống trả giống như hướng dẫn tại mục 6 Phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/12/2001 đối với tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội trộm cắp tài sản Cụ thể:

“Khi áp dụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát" tại điểm g khoản 2 Điều 174 BLHS cần chú ý:

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w