1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Các Tình Tiết Tăng Nặng Trong Luật Hình Sự Việt Nam.doc

80 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 833,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (13)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (13)
      • 1.1.1. Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (13)
      • 1.1.2 Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (16)
    • 1.2. Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (20)
      • 1.2.1. Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (20)
      • 1.2.2. Phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 15 1.3. Ý nghĩa và vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (22)
  • Chương II: VỊ TRÍ PHÁP LÝ, NỘI DUNG NHỮNG TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT (30)
    • 2.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam (30)
      • 2.1.1. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trước khi ban hành Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985 (30)
      • 2.1.2. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985 (33)
      • 2.1.3. Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự (37)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay (56)
      • 2.2.1. Thực trạng các vụ án áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại một số địa phương tại Việt Nam (56)
      • 2.2.2. Đánh giá chung về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay (60)
  • CHƯƠNG III.............................................................................................................. 56 (63)
    • 3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (63)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (63)
      • 3.1.2. Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (66)
    • 3.2. Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự (73)

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1.1.1 Khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Dưới góc độ giải thích thuật ngữ luật học: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể của một loại tội phạm tăng lên so với trường hợp bình thường và do đó được coi là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với trường hợp phạm tội đó” 1

Dưới góc độ pháp luật thực định, theo quy định Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, thuật ngữ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được dùng để chỉ các tình tiết được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, được quy định như sau:

“Điều 52 Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1 Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; d) Phạm tội có tính chất côn đồ; đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn; e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; g) Phạm tội 02 lần trở lên; h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm; i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

1 Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn, Thuật ngữ Luật hình sự, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác; l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội; n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội; o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội; p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

2 Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.”

Ngoài các tình tiết này, không có tình tiết nào khác được Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) được dùng để xác định thuộc phạm vi thuật ngữ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, nhà làm luật nước ta không ghi nhận định nghĩa pháp lý chính thức về khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm này, cụ thể như sau:

-“Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ảnh hưởng tới mức độ nguy hiểm của một tội phạm trong các trường hợp cụ thể khác nhau và có ý nghĩa khi quyết định hình phạt vì chúng… làm tăng lên mức hình phạt cần áp dụng với tội phạm đã thực hiện trong giới hạn khung hình phạt mà luật quy định với tội phạm đó” 2 ;

-“Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết trong một vụ án cụ thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu một hình phạt nghiêm khắc hơn trong một khung hình phạt” 3 ;

- “Những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết làm cho một hành vi phạm tội hoặc người phạm tội giảm tăng lên mức độ nguy hiểm cho xã hội để từ đó cần áp dụng hình phạt nặng hơn trong phạm vi một khung hình phạt đã được xác định” 4 ;

- “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên trong phạm vi một khung hình phạt của một tội phạm cụ thể” 5 ;

- “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là những tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, làm tăng hình phạt trong giới hạn một khung hình phạt” 6 … Để thực hiện tốt nguyên tắc mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng quy định của pháp luật, Bộ luật Hình sự quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội Theo đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một mặt thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trước hành vi phạm tội, mặt khác góp phần không bỏ sót tội phạm, xử lý đúng người, đúng tội, có tính răn đe, giáo dục, ngăn ngừa hành vi phạm tội.

3Đinh Văn Quế, Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 tr.12; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà xuất bản TP.Hồ Chí Minh, 1999, tr.236-237.

4Trường Đại học Cảnh sát, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,1995, tr 305

5Trần Văn Sơn, Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học.

Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996, tr.36.

6Dương Tuyết Miên, Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hình sự liên quan đến các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tham khảo các quan điểm ở trên Theo quan điểm của tôi, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được hiểu như sau: “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết được quy định trong Bộ luật hình sự với tính chất là tình tiết tăng nặng chung và là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo hướng nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt nếu trong vụ án hình sự có tình tiết này nhằm trừng phạt, cải tạo, giáo dục người phạm tội, phòng ngừa tội phạm”.

1.1.2 Đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Về cơ bản, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được hiểu là dấu hiệu, yếu tố làm cho trách nhiệm hình sự của người phạm tội tăng lên so với trường hợp thông thường ở trong cùng một loại tội phạm Xuất phát từ các khái niệm trên và thực tiễn xét xử, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có các đặc điểm cơ bản như sau:

Các tình tiết tăng nặng TNHS là một trong các căn cứ để Tòa án QĐHP được quy định tại Điều 52 BLHS 2015 Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ TNHS là một trong các căn cứ rất quan trọng, đó cũng là yêu cầu khách quan nhằm thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong luật hình sự Việt Nam như: nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc phân hóa TNHS, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt, Tình tiết tăng nặng TNHS thuộc về nhân thân người phạm tội nào thì chỉ có ý nghĩa tăng nặng đối với cá nhân người đó, tình tiết tăng nặng chung với tất cả các bị cáo trong vụ án đồng phạm thì áp dụng với tất cả các bị cáo ấy Tuy nhiên, việc xác định một tình tiết nào đó có liên quan đến tội phạm cụ thể đang được xem xét hay không là việc rất khó khăn và phức tạp Trên cơ sở nắm vững nội dung và ý nghĩa của các tình tiết tăng nặng, Tòa án đối chiếu các tình tiết của vụ án đã xảy ra với các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS 2015 Nếu các tình tiết đó có sự tương xứng và thích hợp với các tình tiết được quy định tại Điều

52 BLHS 2015 thì mới được coi là các tình tiết tăng nặng TNHS có liên quan tới tội phạm.

Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1.2.1 Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào tiêu chí này, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được phân loại thành:

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội;

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung;

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.

* Tình tiết tăng nặng định tội

Tình tiết tăng nặng định tội là tình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo hướng tăng lên một cách đáng kể Tội phạm bị xử lý về tội danh cùng loại nặng hơn Đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội vì thế nếu như không có tình tiết này (nếu pháp luật không quy định đó là tình tiết tăng nặng) thì hành vi cũng đã cấu thành một tội phạm cùng loại nhẹ hơn Tình tiết đó chỉ đóng vai trò tăng thêm tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà sự tăng thêm đó làm cho tội phạm thay đổi về tính chất và mức độ Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, đây là các tội phạm mang tính chất đặc biệt, vì vậy, mặc dù cùng một loại tội có bản chất như nhau nhưng cần thiết phải tách thành các điều luật và tội danh khác nhau bởi các yếu tố đặc biệt cần pháp luật bảo vệ trong đó.

* Tình tiết tăng nặng định khung

Tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm một cách đáng kể nhưng vẫn trong cùng một tội phạm Trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp này cũng cao hơn thể hện ở chế tài được quy định ở khung cao hơn đối với chế tài của khung hình phạt cơ bản. Thực hiện nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, tránh quyết định hình phạt một cách tùy tiện, hình phạt được chia thành từng khung nhất định với độ biến thiên nhỏ hơn độ biến thiên của cả tội danh Khoảng cách giữa mức độ cao nhất và mức độ thấp nhất của hình phạt tội đó càng lớn thì các nhà làm luật càng chia ra thành nhiều khung hình phạt Tương ứng với đó, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào biểu hiện cho tính nguy hiểm xã hội lớn hơn, đáng kể hơn so với các tình tiết khác thì tương ứng sẽ được sử dụng làm căn cứ xác định khung hình phạt cao hơn.

Trong pháp luật hình sự, có những tình tiết tăng nặng trách nhiệm định khung được sử dụng phổ biến ở nhiều nhóm tội, nhiều tội phạm khác nhau như: “phạm tội có tổ chức”, “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”, “tái phạm nguy hiểm”, “phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng”…

BLHS 2015 cũng sử dụng các tình tiết phổ biến là tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự định khung như tình tiết phạm tội có tổ chức được sử dụng ở tội giết người, tội hiếp dâm, cướp tài sản,…

* Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung là những tình tiết làm cho tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm tăng lên ở mức độ nhỏ hơn hai trường hợp trên,làm tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong một khung hình phạt cụ thể của một tội phạm cụ thể Ý nghĩa pháp lý của những tình tiết này nhằm đảm bảo cá thể hóa hình phạt được chính xác, triệt để.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự loại này rất đa dạng và phong phú tùy thuộc vào sự xác định của nhà làm luật căn cứ vào nhiều yếu tố như yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, tình hình kinh tế - xã hội… Hiện nay, các tình tiết này được quy định tại Điều 52 BLHS 2015.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý, các loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự này loại trừ nhau trong việc áp dụng, theo thứ tự ưu tiên: Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội - tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung - tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.

Cách phân loại này giúp định hướng trong việc nghiên cứu các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, xây dựng các tội phạm, các cấu thành tăng nặng phù hợp. Ngoài ra, trên cơ sở giá trị pháp lý của từng loại tình tiết giúp chủ thể áp dụng pháp luật hình sự định tội, định khung, cá thể hóa hình phạt được chính xác.

1.2.2 Phân loại căn cứ vào tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Căn cứ vào tiêu chí phân loại về tính chất của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được phân loại thành:

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt khách quan của tội phạm;

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt chủ quan của tội phạm;

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc chủ thể tội phạm;

-Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc khách thể tội phạm;

* Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những dấu hiệu của tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu thể hiện khi thực hành vi phạm tội nó gắn liền với công cụ, phương tiện,phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian và hoàn cảnh phạm tội Những dấu hiệu thuộc mặt khách quan ở mức độ này hay mức độ khác nhau đều mang tính quyết định đến tính chất và mức dộ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do đó, ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Dấu hiệu hành vi nguy hiểm được quy định trong tất cả các cấu thành tội phạm với ý nghĩa là dấu hiệu định tội Dấu hiệu hậu quả gây ra cho xã hội không mang tính chất bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm, chỉ bắt buộc đối với những tội phạm có cấu thành vật chất Tuy nhiên, việc xác định dấu hiệu hậu quả luôn có vai trò quan trọng Bởi vì hậu quả là yếu tố cơ bản xác định tính chất và mức độ gây nguy hại cho xã hội của tội phạm Trong cùng hoàn cảnh phạm tội giống nhau nhưng hậu quả càng lớn thì tương ứng mức độ và tính chất gây nguy hại cho xã hội càng tăng và do đó, hình phạt càng phải nghiêm khắc Đương nhiên, hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra phải có mối quan hệ nhân – quả với nhau Nếu không có mối quan hệ nhân – quả với nhau thì hậu quả đó không phải là do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, và như vậy, trong nhiều trường hợp, nếu hậu quả là dấu hiệu định tội thì sẽ không có tội phạm đó xảy ra Hoặc trong trường hợp hậu quả đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì cũng không được sử dụng tình tiết này để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Như vậy, dấu hiệu hậu quả có thể được sử dụng là dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự, mà phổ biến nhất được sử dụng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung: gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng…

Ngoài ra, trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm còn có các dấu hiệu khác như: phương thức thực hiện tội phạm, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội… Đa số trong các cấu thành tội phạm, các dấu hiệu này không phải là dấu hiệu định tội, không phải là dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội, nhưng các dấu hiệu này có thể đóng vai trò là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như: hành hung để tẩu thoát, xúi giục người chưa thành niên phạm tội, có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh che giấu tội phạm,dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại nhiều người, lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội, phạm tội có tổ chức.

Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có ảnh hưởng tới việc xác định hình phạt, quyết định mức độ trách nhiệm hình sự cụ thể của người phạm tội.

* Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội. Nội dung chủ yếu của mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: Lỗi, dộng cơ, mục đích phạm tội… Trong đó lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm và là dấu hiệu định tội Các yếu tố khác của mặt chủ quan là động cơ, mục đích phạm tội xuất hiện ở một số tội phạm cụ thể, có thể là với tư cách dấu hiệu định tội, có thể là với tư cách tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như: phạm tội vì động cơ đê hèn, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng,… Thường thì các yếu tố thuộc mặt chủ quan ít được sử dụng làm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung mà chủ yếu là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.

* Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do pháp luật hình sự quy định Một số cấu thành tội phạm cụ thể quy định rõ về chủ thể của tội phạm ngoài hai điều kiện về tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự còn phải thỏa mãn thêm các dấu hiệu như: có chức vụ, giới tính, nghề nghiệp, quan hệ gia đình,…

VỊ TRÍ PHÁP LÝ, NỘI DUNG NHỮNG TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT

Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam

luật hình sự Việt Nam

2.1.1 Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trước khi ban hành Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985

Trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời, ta thấy quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển như thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc và xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước năm 1985. Trong các thời kỳ này, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa được quy định cụ thể trong một điều luật riêng biệt nào mà dàn trải trong các quy định của pháp luật hình sự Trong thời kỳ phong kiến các quy định về pháp luật hình sự được thể hiện qua các bộ luật cổ và được lưu giữ và thể hiện nổi bật nhất tại Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ Quốc Triều Hình Luật ra đời đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực lập pháp Việt Nam. Tuy còn nhiều thiếu sót và các quy định chưa thật sự đầy đủ nhưng nó đã đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật hình sự nói chung và hệ thống các tình tiết tăng nặng TNHS nói riêng Hoàng Việt Luật Lệ ra đời vào khoảng thế kỉ thứ XIX, vì được ra đời sau Quốc Triều Hình Luật nên nó đã kế thừa có tính chất chọn lọc các quy định của Quốc Triều Hình Luật Tuy nhiên, nhà Nguyễn lúc này mang nặng tính bảo thủ nên các quy định trong Hoàng Việt Luật Lệ nhanh chóng trở nên lạc hậu và không còn phù hợp với xã hội bấy giờ.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985, Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc và sau đó là đế quốc Mỹ xâm lược nên gặp rất nhiều khó khăn do chiến tranh mang lại, vì vậy BLHS chưa được ban hành Văn bản pháp luật sử dụng trong thời kỳ này chủ yếu là pháp lệnh, có nhiều tình tiết tăng nặng TNHS được pháp luật ghi nhận nhưng phần lớn là các tình tiết tăng nặng TNHS áp dụng với các tội phản cách mạng và một số tội xâm phạm tài sản của Nhà nước, của công dân Các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điều 19 Pháp lệnh về trừng trị các tội phản cánh mạng (30/7/1967) và điều 22 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, tài sản của công dân (20/10/1970), các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao cũng chỉ là một dạng cụ thể của các tình tiết tăng nặng TNHS mà hai pháp lệnh trên đã quy định Trong giai đoạn 1945 – 1985 các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định nhiều hơn, cụ thể hơn, đặt nền tảng đầu tiên để hình thành các quy định về tình tiết tăng nặng TNHS cho tất cả các loại tội phạm và xây dựng các nguyên tắc chung áp dụng cho các tình tiết đó. Để tìm hiểu rõ hơn về các tình tiết tăng nặng TNHS trong giai đoạn này, Bản tổng kết thực tiễn vận dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ kèm theo Công văn số 38/NCPL ngày 16/01/1976 của Tòa án nhân dân tối cao (năm 1976) thì tình tiết tăng nặng được phân thành 3 nhóm:

- Những tình tiết tăng nặng thuộc về phương diện khách quan của tội phạm. Các tình tiết này bao gồm: cộng phạm, xúi giục; lôi kéo người chưa thành niên phạm tội; lợi dụng thiên tai, địch họa, hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, lợi dụng lũ lụt, hỏa hoạn, lợi dụng trật tự trị an diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình quản lý kinh tế thiếu chặt chẽ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng chuyên môn nghề nghiệp để phạm tội; thủ đoạn, phương pháp phạm tội có tính chất táo bạo, xảo quyệt, bỉ ổi, tàn ác, có thể nguy hiểm cho nhiều người; phạm tội đối với trẻ em, người già, người bị ốm đau; phạm tội đối với người thi hành công vụ; phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng.

- Những tình tiết tăng nặng thuộc nhân thân người phạm tội: kẻ phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp (trộm cắp, lừa đảo, chứa mại dâm) tức là sống bằng nguồn thu nhập từ làm ăn phi pháp, lưu manh còn đó, lưu manh cao bồi càn quấy, tái phạm, kẻ phạm tội là phần tử xấu, người phạm tội đã có tiền án ( không thuộc trường hợp tái phạm), phạm tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội, người phạm tội đã có thái độ xấu sau khi phạm tội.

- Những tình tiết tăng nặng thuộc phương diện chủ quan của tội phạm Các tình tiết này có số lượng ít nhất và thường gắn đến mục đích, động cơ phạm tội, như: phạm tội vì động cơ đê hèn, phạm tội với động cơ hưởng lạc, có quyết tâm phạm tội cao, có lỗi vô ý nặng.

Các tình tiết thuộc tính chất hành vi khách quan, mặt chủ quan của tội phạm, nhân thân người phạm tội như trên đã thể hiện được sự hợp lý, chi tiết, thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm theo chiều hướng tăng lên ở nhiều khía cạnh khác nhau Việc quy định như vậy hết sức cần thiết, bảo đảm việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự một cách triệt để, đảm bảo công bằng, đảm bảo đạt được mục đích hình phạt 7

Ngoài ra, xuất phát từ tình hình thực tế, đối với tội phạm ảnh hưởng, cản trở công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xâm phạm nền chuyên chính vô sản, xâm phạm quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa. Đó là các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như: “Làm thiệt hại trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đến sự nghiệp quốc phòng”, “Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, có thiên tai hoặc có những khó khăn khác để phạm tội” (Khoản 1,2 Điều 19 Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng năm

1967) 8 ; Tình tiết “Gây thiệt hại trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân hoặc đến an ninh quốc phòng”, “Do lợi dụng hoàn cảnh chung có khó khăn” (Khoản 1, Điều 22 Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản Xã hội chủ nghĩa).

Khi xét xử các tội phạm hình sự thường lợi dụng tình hình chiến sự để phạm pháp là một tình tiết tăng nặng 9 Đối với những vụ án giết người có ý thức lợi dụng tình hình chiến sự, cần coi đó là một tình tiết tăng nặng Đối với những vụ án giết người mặc dù không có ý thức lợi dụng tình hình chiến sự, nhưng hành vi trên thực tế đã có ảnh hưởng xấu rõ rệt đến sự an tâm sản xuất và chiến đấu của quần chúng

7Trần Thị Thùy Trang, Luận văn Thạc sĩ “ Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam”, tr 42 - 43

8Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tr 104 -105 cũng cần xử nặng hơn bình thường, vì tác hại lớn hơn và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm cao hơn 10

Thực tế đã cho thấy, các quy định này đã góp phần lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước, phù hợp với bối cảnh lich sử giai đoạn này.

Như vậy, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này bước đầu đã được quy định có hệ thống và chặt chẽ, phản ánh một cách khá toàn diện tính nguy hiểm tăng lên cho xã hội của tội phạm, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn này Bên cạnh việc quy định trong các văn bản pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành thì thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn này cũng đóng góp đáng kể bằng việc tổng kết các kinh nghiệm xét xử các loại tội khác nhau của ngành Tòa án.

2.1.2 Quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1985

Sau quá trình pháp điển hóa pháp luật, năm 1985 BLHS đã được Quốc Hội khóa VII Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/6/1985 đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật hình sự Việt Nam Các tình tiết tăng nặng TNHS có sự đa dạng về nội dung, mang tính khái quát cao và lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự đã quy định cụ thể danh mục các tình tiết tăng nặng TNHS tại Khoản 1 Điều 39 BLHS 1985 và tại khoản 2 Điều 39 BLHS 1985 quy định chỉ các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 39 mới được coi là tình tiết tăng nặng TNHS và quy tắc áp dụng chung là những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng TNHS.

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985 cũng không có sự thay đổi nhiều so với các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn trước như đã phân tích Tuy nhiên, trong

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985, một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trước đó đã được lược bỏ để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới; đồng thời, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mới.

* Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội

Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay

2.2.1 Thực trạng các vụ án áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại một số địa phương tại Việt Nam

Trong quá trình thực hiện hoạt động xét xử của Tòa án nước ta, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được Tòa án vận dụng rất nhiều nhằm hoàn thành công tác xét xử hình sự, về cơ bản là áp dụng đúng loại tội phạm, khung hình phạt và các hình phạt được tuyên tương xứng với hành vi phạm tội Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn được Toà án sử dụng để áp dụng đối với người chưa thành niên Dưới đây là một số thống kê về tình trạng người chưa thành niên phạm tội, các vụ án hình sự có áp dụng tình tiết tăng nặng và các vụ án hình sự do người chưa thành niên thực hiện có áp dụng tình tiết tăng tại một số địa phương cụ thể:

Số bị cáo là người Tòa án nghiên cứu Số vụ án thụ lý Số bị cáo chưa thành niên

TAND Tỉnh Bà Rịa - VT 734 1376 342

Bảng 2.1 Bảng thống kê các tỷ lệ người chưa thành niên phạm tội năm 2010 tại một số Tòa án địa phương trên cơ sở báo cáo tổng kết của các địa phương

Trên cơ sở nghiên cứu xác suất 100 vụ án bất kỳ được xét xử tại một số Toà án, cho kết quả về các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong quá trình xét xử và các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do người chưa thành niên thực hiện như sau:

Tòa án nghiên cứu Số hồ sơ vụ án nghiên Số vụ án có áp dụng các cứu tình tiết tăng nặng TNHS

TAND Tỉnh Bà Rịa - VT 100 18

Bảng 2.2 Bảng thống kê các tỷ lệ các vụ án có áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên cơ sở nghiên cứu sắc xuất 100 vụ án, tại một số địa phương.

Trên cơ sở một số phương pháp nghiên cứu như thống kê, so sánh và phân tích số liệu, có thể thấy tỷ lệ các vụ án có áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta tăng lên đáng kể Bên cạnh việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong công tác xét xử vụ án hình sự tương đối chính xác, góp phần công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm, trừng phạt, cải tạo và giáo dục người phạm tội vẫn còn tồn tại tình trạng áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa chính xác, vẫn còn sai sót trong việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội Những hạn chế, sai sót được thể hiện cụ thể qua một số bản án sau:

-Vụ việc thứ nhất: “Năm 2002, Nguyễn Công S từ tỉnh Tây Ninh đến sinh sống và làm ăn ở nhà ông M (S và M có mối quan hệ cột chèo với nhau), tại đây có cháu ngoại ông M là Nguyễn Thị Hoàng Q, sinh năm 1998 sống chung nhà Đến khoảng năm 2010, S đưa gia đình vào cùng sinh sống ở huyện HQ Trong thời gian sống tại đây, lợi dụng sự quen biết và cháu Q còn nhỏ, nhận thức còn hạn chế nên S đã dụ dỗ và giao cấu với cháu Q 03 lần Lần thứ nhất là vào khoảng 11 giờ, tháng 09/2010, S một mình ở nhà ông M, khi S đang nằm trên võng xem ti vi thì Q đi chơi về rồi lên võng ngồi chung, S nảy sinh ý định giao cấu nên kêu Q đi vào phòng ngủ của ông M và thực hiện hành vi giao cấu tại đây Lần thứ hai, khoảng 9 giờ ngày 20/03/2011, S đang ở nhà của S và nằm trên giường một mình, Q đi xe đẹp đến chơi, thấy vậy Q đi đến giường nằm chung và hành vi giao cấu lại xảy ra Lần thứ ba là vào khoảng tháng 03/2012, gia đình S bán nhà nên bà ngoại của Q đã chở Q đến nhà S ăn tối, nhưng ngoại Q về trước còn S chở Q về sau; trên đường về S lại giở trò giao cấu với Q tại một quán nước bỏ hoang gần nhà. Đến khoảng đầu tháng 05/2015, bị ông M mắng nên Q bỏ về sống chung với mẹ và đã kể lại toàn bộ hành vi giao cấu của S cho mẹ là bà D biết và bà D đã tố cáo hành vi của S đến cơ quan có thẩm quyền.

Tại bản án số 08/2018/HSST, ngày 07/02/2018, Tòa án nhân dân tỉnh BìnhPhước đã xét xử bị cáo Nguyễn Công S về hai tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tình tiết định khung tăng nặng “Giao cấu với người dưới 13 tuổi” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS năm 2015 ( tương ứng với tội Hiếp dâm trẻ em tại khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1999) và tội Giao cấu với trẻ em với tình tiết định khung tăng nặng là “phạm tội nhiều lần” theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều

-Vụ việc thứ hai: “Nguyễn Văn T đã bị Tòa án nhân dân tỉnh HT xét xử với

03 tội danh: Giết người, Cướp tài sản và Dâm ô với trẻ em Cụ thể: Đối với tội danh Giết người và Cướp tài sản: bị cáo là nhân viên lái xe taxi hiệu ML, vào ngày 03/7//2016 chị Phạm Thị O có thuê bị cáo chở đến địa điểm cần. Tuy nhiên, trên đường đi Nguyễn Văn T đã cố tình chạy xe vào những tuyến đường ít người qua lại nhằm thực hiện hành vi cướp tài sản Chị Phạm Thị O chống cự thì bị Nguyễn Văn T bóp cổ và ném xuống sông đến chết. Đối với tội danh Dâm ô đối với trẻ em, trước khi thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản, bị cáo đã thừa nhận từng thực hiện hành vi dâm ô đối với cháu Nguyễn Thị R cũng là khách đi xe taxi của bị cáo vào ngày 02/6/2016.

Do đó, bản án hình sự sơ thẩm số 09/2017/HSST ngày 26/4/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh HT đã tuyên bị cáo phạm vào 03 tội: Giết người, Cướp tài sản và Dâm ô đối với trẻ em Bị cáo có kháng cáo và bản án hình sự phúc thẩm số

714/2017/HSPT ngày 16/10/2017 tuyên không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.”

Như vậy, từ tình huống thứ nhất có thể thấy, bị cáo Nguyễn Công S có hành vi phạm tội đối với trẻ em và những lần phạm tội này được thực hiện ở những thời điểm mà bị hại có độ tuổi khác nhau, do đó, bị cáo phải chịu những tội danh khác nhau tương ứng với hành vi phạm tội và độ tuổi của bị hại Bài viết đồng ý với quyết định của Tòa án khi áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần” đối với bị cáo Tuy nhiên, tình tiết “phạm tội nhiều lần” chỉ được áp dụng cho tội Giao cấu với trẻ em, sau đó mới tổng hợp hình phạt với tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Trường hợp này Tòa án có áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS “phạm tội nhiều lần” nhưng chỉ đối với một tội duy nhất Ngược lại, ở trường hợp thứ hai, bị cáo phạm đến 03 tội nhưng lại không thuộc một trong những tình tiết để có thể tăng nặng hình phạt cho bị cáo Rõ ràng, việc “phạm nhiều tội” này nguy hiểm hơn rất nhiều so với việc thực hiện cùng một tội phạm nhưng nhiều lần Tuy nhiên, BLHS hiện hành chỉ điều chỉnh hành vi phạm nhiều tội bằng cách quyết định hình phạt đối với từng hành vi phạm tội riêng rẽ, sau đó tổng hợp hình phạt của từng tội và cho ra hình phạt chung thống nhất đối với các tội đã thực hiện nhưng lại không quy định tình tiết

“phạm nhiều tội” làm tình tiết tăng nặng TNHS chung Thực tế dễ dàng thấy được mức độ nguy hiểm hơn khi so sánh giữa hai trường hợp “phạm nhiều tội” và phạm nhiều lần về cùng một tội Do đó, nếu một người phạm nhiều tội nhưng khi xét xử Tòa án không có căn cứ để làm tăng nặng TNHS đối với hành vi đó thì rõ ràng không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Đây là một thiếu sót quan trọng mà thiết nghĩ nhà làm luật cần phải bổ sung vào hệ thống các tình tiết tăng nặng TNHS.

Nguyên nhân của những hạn chế trên chủ yếu xuất phát từ pháp luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng còn chưa đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, ýthức tổ chức kỷ luật của một số ít cán bộ còn hạn chế, thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức, kỷ luật nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chất lượng công tác trong tình hình hiện nay.

2.2.2 Đánh giá chung về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ở nước ta hiện nay

Về mặt lập pháp, các nhà làm luật Việt Nam trong quá trình xây dựng đạo luật Hình sự đã có điều khoản quy định cụ thể về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, song song với đó nhiều chính sách hình sự cũng được quy định tương đối rõ ràng cả trong luật Hình sự và luật Tố tụng hình sự Ngoài những quy định trong luật, các cơ quan lập pháp và tư pháp hình sự cũng đã có những văn bản để hướng dẫn việc áp dụng Điều này thể hiện sự tiến bộ của pháp luật hình sự Việt Nam Tuy nhiên, mặc dù đã có những quy định về vấn đề này nhưng pháp luật Hình sự Việt Nam vẫn còn những thiếu sót, hạn chế Cụ thê về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hiện nay dù đã được quy định nhưng chỉ quy định duy nhất tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 Ngoài Điều 52 Bộ luật hình đã có một số hướng dẫn tư pháp của cơ quan xét xử hướng dẫn chi tiết về một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng tình tiết này trong thực tiễn nhưng nói chung các hướng dẫn chưa thực sự rõ ràng, chưa thực sự tập trung mà nằm rải rác trong nhiêu hướng dẫn của nhiều cơ quan tư pháp, cũng không đồng nhất về mặt thời gian, có những hướng dẫn từ rất lâu thậm chí còn có những hướng thiếu phù hợp với điều kiện xã hội hiện tại mà vẫn chưa có những hướng dẫn thay thế Ngoài ra cũng còn một số tình tiết chưa được giải đáp tạo ra những cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng Điều này gây ra những khó khăn nhất định đối với cơ quan xét xử khi xem xét áp dụng các tình tiết này Nói chung, mặc dù chưa quy định rõ ràng nhưng vấn đề này vẫn được thừa nhận trong pháp luật Việt Nam Nói chung các phán quyết của Toà án là tương đối chính xác, đánh giá đúng được bản chất của hành vi phạm tội, cũng như xác định đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình phạt Đưa ra các bản án đủ cơ sở đảm bảo việc xử lý đúng hành vi phạm tội cũng như có sự cân nhắc để áp dụng phù hợp với từng đối tượng Tuy nhiên, do hiện nay thiếu các văn bản tư pháp mang tính hỗ trợ cho nên trong nhiều vụ án, đối với những tình tiết nhất định vẫn có những quan điểm, đánh giá khác nhau gây ra những khó khăn nhất định trong hoạt động xét xử.

Như vậy, qua quá trình nghiên cứu pháp luật và thực tiễn áp dụng, đặc biệt là quá trình pháp điển hóa pháp luật hình sự cho thấy sự tiến bộ và hoàn thiện hơn của pháp luật hình sự nói chung và việc quy định các tình tiết tăng nặng TNHS nói riêng Trải qua quá trình xây dựng và phát triển các quy phạm pháp luật hình sự, quy định về tình tiết tăng nặng TNHS đã tương đối phong phú, đầy đủ, rõ ràng và hợp lý Nó đã khẳng định được vị trí, vai trò và ý nghĩa to lớn trong pháp luật hình sự nói chung và trong vấn đề giải quyết TNHS nói riêng.

56

Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

3.1.1 Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Việc hoàn thiện pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự xuất phát từ chính sự hạn chế, bất cập của các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Qua những phân tích trên, có thể nhìn nhận, về mặt các quy định của

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, đối với các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vẫn còn những bất cập và những điểm chưa hợp lý, cụ thể: Các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 phản ánh chưa đầy đủ, chưa đúng bản chất, ý nghĩa pháp lý. Điều này dẫn đến các quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa đầy đủ, chưa thể hiện được hết tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có những tình tiết lại có thể trùng nhau, dẫn đến một tình tiết có thể coi là được áp dụng hai lần như phạm tội có tính chất chuyên nghiệp và phạm tội nhiều lần.

Nhiều tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 được quy định theo hướng tùy nghi, dẫn đến sự tùy tiện trong áp dụng chúng Điều này gây khó khăn cho việc đánh giá đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm để quyết định trách nhiệm hình sự cũng như sẽ gây bất công bằng trong áp dụng pháp luật hình sự. Ý nghĩa pháp lý của mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa được lượng hóa cụ thể gây khó khăn cho người áp dụng và việc quyết định hình phạt nhiều trường hợp chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Thậm chí, có trường hợp để tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà chính người áp dụng pháp luật đã “phá luật”. Một số tình tiết trong thực tế cũng có ý nghĩa làm tăng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nhưng không được ghi nhận là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đặc biệt là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung như lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để phạm tội; xúi giục người có nhược điểm về tinh thần phạm tội

Kỹ thuật xây dựng một số khung hình phạt tăng nặng trách nhiệm hình sự sử dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn chưa khoa học, dẫn đến khó áp dụng Đối với công tác hướng dẫn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng còn nhiều bất cập Phần lớn các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa được hướng dẫn đầy đủ Ngoài ra, đối với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã được hướng dẫn còn một số chưa phù hợp và chưa thể hiện đúng bản chất, nội dung của nó Điều này dẫn đến tình trạng phần lớn tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được áp dụng phụ thuộc chủ yếu vào khả năng nhận thức theo quan điểm của họ hoặc tham khảo các công trình khoa học Ngoài ra, về mặt nhận thức, cần phải thống nhất quan điểm về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để làm cơ sở lý luận tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự Như đã phân tích, khái niệm tăng nặng trách nhiệm hình sự có nhiều cách hiểu khác nhau và vẫn chưa được các văn bản quy phạm pháp luật có sự giải thích chính thức Điều này dẫn đến công tác nghiên cứu, công tác áp dụng pháp luật còn có nhiều bất cập, đặc biệt là xuất phát từ nhận thức thiếu chính xác và thiếu đầy đủ về bản chất và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói chung, mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói riêng.

Theo tôi, cần thống nhất cách hiểu về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự,theo đó tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phải bao gồm ba loại: tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội (là dấu hiệu định tội nhưng trong tội phạm cùng loại nặng hơn), tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung (hay còn gọi là tình tiết định khung ở cấu thành tội phạm tăng nặng) và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung Cách hiểu như vậv là cần thiết và có cơ sở vững chắc như đã phân tích.

Khái niệm này có ý nghĩa rất lớn không chỉ trong nghiên cứu mà ngay cả trong thực tiễn Trong nghiên cứu, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là một trong những đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học pháp luật nói chung và khoa học pháp luật hình sự Trong thực tiền, việc nhận thức đúng khái niệm này có ýnghĩa to lớn trong việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, giúp xác định đúng bản chất cùa vụ án hình sự, áp dụng đúng mức độ trách nhiệm hình sự và hình phạt, phù hợp với đủng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Việc phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có ý nghĩa lớn đối với thực tiễn Theo đó sau khi xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào sẽ giúp xác định đúng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó, cùng như tránh được việc áp dụng hai lần cùng một tình tiết, gây bất lợi cho tội phạm và vi phạm nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự. Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự những khái niệm cụ thể về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và một số khái niệm cần thiết khác liên quan như tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tình tiết định tội, tình tiết định khung cũng như thống nhất các thuật ngữ pháp lý trong Bộ luật hình sự hiện hành Bộ luật hình sự là đạo luật cơ bản giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong việc đấu tranh chống tội phạm, đồng thời quy định những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật hình sự nước ta Việc không có một khái niệm thống nhất dẫn đến việc tồn tại cùng lúc song song nhiều khái niệm khác nhau không đồng nhất của các nhà nghiên cứu và áp dụng pháp luật Trong quá trình pháp điển hoá Bộ luật hình sự cần đưa ra được khái niệm này cũng như đưa ra các khái niệm liên quan để tránh gây ra sự nhầm lẫn cũng như thê hiện việc đánh giá cao vai trò của các tình tiết tăng nặng trong việc quyết định hình phạt Việc đưa ra khái niệm tinh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự sẽ giúp làm cho Bộ luật hình sự nói chung cũng như các quy định vê tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự rõ ràng và độc lập hơn với các quy định khác Ngoài ra, việc quy định khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự cũng tạo ra sự phát triển trong khoa học pháp luật hình sự, góp phần làm rõ ràng hơn Bộ luật cũng như tạo ra sự thuận tiện trong vấn đề nghiên cứu, sử dụng và áp dụng trong thực tiễn. Song song với đó trong Bộ luật Hình sự cần phải điều chỉnh các thuật ngữ trong các điều luật để đảm bào tính thống nhất của các thuật ngữ Đây là vấn đề quan trọng cần được sửa chữa và khắc phục kịp thời để tạo ra tính thống nhất cao trong pháp luật hình sự Thực hiện tốt điều này không những chỉ làm hoàn thiện hơn các quy định của Bộ luật hiện hành mà còn tạo ra sự thuận lợi cho các cơ quan tư pháp hình sự và Toà án phân biệt và áp dụng chính xác trong thực tiễn thực hiện việc xét xử. Trong quá trình phát triển khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay, việc xây dựng những khái niệm mới, những chế định mới cũng như việc đồng nhất các thuật ngữ, khái niệm sao cho đạt được độ chính xác cao nhất là một tất yếu cần thiết cần được các cơ quan lập pháp quan tâm và thực hiện.

3.1.2 Các kiến nghị cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Như đã phân tích, một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả và dẫn đến những hạn chế trong áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên thực tế là hạn chế về mặt pháp luật quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Những bất cập này ở bốn dạng: sự chưa hoàn thiện của pháp luật về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, sự chưa hoàn thiện của quy định về áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, công tác hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa mang lại hiệu quả cao và kỹ thuật xây dựng các quy định sử dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam còn một số bất cập Tương ứng với mỗi hạn chế này, về mặt pháp luật, cần phải:

*Hoàn thiện quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội

Việc quy định tỉnh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội là một trong những biểu hiện chính thể hiện đúng tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 như đã phân tích đã quy định một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội trong một số tội phạm tăng nặng Tuy nhiên, cần bổ sung thêm một số tội phạm tăng nặng bên cạnh các tội phạm hiện nay đang quy định, cụ thể: Thứ nhất, cần bổ sung thêm tội Cưỡng bức, lôi kéo người chưa thành niên sử dụng trái phép chất ma túy trên cơ sở tách từ tội Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 Người chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em là đối tượng cần bảo vệ đặc biệt và việc trẻ em vướng vào các tệ nạn xã hội gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với xã hội, ảnh hưởng lớn đến thể chất, nhân cách và cũng ảnh hưởng lớn đến sự ổn định và phát triển của xã hội Ngoài việc người chưa thành niên chưa hoàn thiện về mặt thể chất và tinh thần, nếu tiếp xúc với ma tuý sẽ gây hại lớn ra thì việc người chưa thanh niên thường là người chưa có tài sản, nếu bị lôi kéo sử dụng chất ma túy sẽ dẫn đến việc phạm tội khác hoặc vi phạm pháp luật khác Do đó, nếu người phạm tội lôi kéo người chưa thành niên sử dụng trái phép chất ma túy sẽ gây ra hậu quả lớn hơn rất nhiều so với trường hợp lôi kéo người đã thành niên sử dụng trái phép chất ma túy Chính vì vậy, tình tiết này nên và cần thiết phải được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định tội.

Thứ hai, tách tội Chứa mại dâm quy định tại Điều 327 BLHS 2015 thành tội Chứa mại đâm và tội Chưa người chưa thành niên hoạt động mại dâm Trong những năm vừa qua, mại dâm người chưa thành niên diễn biến phức tạp và nghiêm trọng, có xu thế phổ biến Việc người chưa thành niên thực hiện hành vi mại dâm làm xáo trộn xã hội, ảnh hưởng đến nhân cách và thể chất của trẻ em, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục và để lại nhiều hậu quả nguy hại cho xã hội Do đó. giống như trường hợp trên, cần thiết sử dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đề tách tội Chứa mại dâm quy định tại Điều 327 BLHS 2015 thành tội Chứa mại dâm và tội Chứa người chưa thành niên hoạt động mại dâm.

Thứ ba, tương tự như các trường hợp trên, cũng cần thiết thành tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 BLHS 2015 thành tội môi giới mại dâm và tội môi giới người chưa thành niên hoạt động mại dâm.

* Hoàn thiện quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung Đối với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung, nên sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 ở một số quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với các tội phạm khó xác định các lần phạm tội hoặc việc phạm tội hai lần trở lên là phổ biến và là cách thức thực hiện tội phạm thì nên quy định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung phạm tội nhiều lần như tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS 2015); tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250); tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253); tội tham ô tài sản (Điều 353); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung.

Thứ hai, bổ sung tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự định khung tái phạm đối với tất cả các tội phạm chưa được quy định như cố ý gây thương tích (Điều

Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Như trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế và làm ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự xuất phát từ nhận thức và các hiểu về bản chất, tính chất và mức độ của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn hạn chế Do đó, song song với việc thống nhất lý luận và thống nhất khái niệm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Việc đánh giá không chính xác vị trí, vai trò của tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đặc biệt là trong quyết định hình phạt dẫn đến đánh giá không chính xác về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Từ đó dẫn đến việc quyết định sai hình phạt, có thể là nặng hơn hoặc nhẹ hơn mức cần phải áp dụng Đây là một sai sót mà cần phải khắc phục bởi nếu vấn để nó xảy ra sẽ làm giảm hiệu quả, hiệu lực của pháp luật hình sự nói chung và làm giảm tác dụng của hình phạt hoặc vi phạm quyền lợi của tội phạm Trong thời gian tới, các cơ quan tiến hành tố tụng phải tăng cường tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác tố tụng về các nội dung liên quan đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

* Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hình sự Để có thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách chính xác nhất, ngoài việc cần phải có những quy định cụ thể, chính xác được quy định trong pháp luật hình sự thì hoạt động tố tụng cũng đóng góp vai trò rất quan trọng Nếu các quy định của pháp luật hình sự tạo ra cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm pháp lý thì hoạt động tố tụng là hoạt động quan trọng để có thể cụ thể hoá các quy định của luật hình sự vào thực tiễn đời sống Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh của

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và một số thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự” Như vậy có thể thấy cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò quan trọng trong việc áp dụng trách nhiệm hình sự, áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Do đó, trong thời gian tới để áp dụng có hiệu quả tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự, về mặt tố tụng, cần phải:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay. Pháp luật tố tụng hình sự quy định về trình tự thủ tục giải quyết một vụ án hình sự, cũng như quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan thực hiện hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay trong các giai đoạn tố tụng cụ thể Để đưa ra được một quyết định nhanh chóng, chính xác nhất thì yêu cầu cơ chế hoạt động phải linh hoạt nhất, tạo điều kiện để người tiến hành tố tụng có thể thực hiện được hoạt động tư pháp của mình Hiện nay, pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam mặc dù đã tương đối rõ ràng và đầy đủ trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tạo ra những cơ chế cụ thể đối với việc xử lý tội phạm, tuy nhiên pháp luật tố tụng hình sự hiện hành vẫn còn những thiểu sót nhất định trong các trình tự thủ tục tố tụng dẫn đến hiệu quả áp dụng pháp luật hình sự nói chung, áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nói riêng còn chưa cao.

Về mặt tổ chức của cơ quan tiến hành tố tụng, cần phải cải cách theo hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các cơ quan tiến hành tố tụng một cách hợp lý nhất, cụ thể cần xây dựng một cách hợp lý cơ cấu tổ chức của hệ thống cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát và toà án, trong đó Toà án giữ vai trò trọng tâm vì toà án là cơ quan trực tiếp thực hiện việc xét xử Riêng đối với tòa án cần xây dựng tổ chức hệ thống toà án mang tính chất độc lập, tạo điều kiện cho việc xét xử đạt hiệu quả cao. Đối với công tác tổ chức nội bộ, cần phải Xây dựng cơ cấu tổ chức trong nội bộ các cơ quan tiến hành tố tụng một cách hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, phát huy được tính tập trung dân chủ trong việc tiến hành các hoạt động tố tụng.

Về mặt thủ tục tố tụng, cần phải hoàn thiện trình tự, thủ tục tố tụng, tạo ra những cơ chế để hoạt động điều tra đạt được hiệu quả cao nhất, chính xác nhất đề tạo ra cơ sở cho việc xét xử của Toà án, tạo ra những quy định giúp cho hoạt động xét xử của Toà án gọn nhẹ nhưng đạt được hiệu quả cao và tạo ra những quy định để đảm bảo hiệu quả của hoạt động công tố cũng như giám sát việc xét xử Ngoài ra, cùng với việc hoàn thiện Bộ luật Tổ tụng hình sự, cần có những văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tổ tụng hình sự để đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động tổ tụng chính xác và đầy đủ.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, người tiến hành tố tụng Chúng ta đều biết, dù pháp luật có hoàn thiện đến đâu đi chăng nữa thì để có được hiệu quả cao nhất cần phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nếu như pháp luật hình sự ban hành ra những quy định cụ thể trong vấn đề chúng ta đang nghiên cứu là việc đưa ra các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, đồng thời hướng dẫn việc áp dụng các tình tiết đó trong những điều kiện cụ thể, hoặc pháp luật tố tụng hình sự quy định trình tự thủ tục áp dụng thì vẫn phải cần hiệu quả từ hoạt động thực tiễn của con người cụ thể áp dụng các quy định này Do đó, ngoài việc tổ chức, sắp xếp hợp lý cơ cấu của các cơ quan tiền hành tổ tụng, cần phải nâng cao trình độ của những người trực tiếp thực hiện hoạt động tố tụng Trong quá trình tuyển chọn cán bộ đúng chuyên môn, có trình độ, đảm bảo đủ năng lực thực hiện hoạt động tố tụng.

* Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự

Cùng với việc xây dựng pháp luật, cần phải có cơ chế giám sát việc thực hiện pháp luật hình sự, trong đó có việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Hoàn thiện các quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phải gắn với việc hoàn thiện cơ chế giám sát, giải pháp thực hiện pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nói chung được thực hiện thông qua hai hệ thống là nhà nước và xã hội Cả hai mặt này đều đạt được nhiều thành tựu trong qua trình thực hiện, góp phần đáng kể vào hiệu quả thực hiện pháp luật hình sự và hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Trong thời gian tới, cần đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật hình sự và hiệu quả áp dụng tỉnh tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Cần đẩy mạnh, mở rộng và tăng cường giảm sát thực hiện pháp luật thực hiện pháp luật hình sự và hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ phía công dân, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội. Cùng với đó, các cơ quan quyền lực nhà nước phải tăng cường các hoạt động giám sát chuyên đề về hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Các cơ quan tiến hành tố tụng cần nâng cao trách nhiệm kiểm tra của mình để phát hiện kịp thời các sai sót và có biện pháp khắc phục hậu quả đối với những sai sót trên để đảm bảo thực hiện tốt pháp luật hình sự, đảm bảo áp dụng chính xác và đầy đủ tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án hình sự Như vậy, kiểm tra, giám sát việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là việc làm rất quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo hiệu quả áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Các hoạt động này không thể chỉ thực hiện trong nội bộ ngành, nội bộ cơ quan mà phải được thực hiện bằng hệ thống cơ quan khác cũng như rất cần đến sự giám sát và phản biện xã hội.

* Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế về quyền con người Sau nhiều năm “nội luật hóa” các quy định của các điều ước quốc tế này, bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam còn gặp phải một số vướng mặc rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt của các tổ chức quốc tế liên chính phủ và phi chính phủ cũng như của các quốc gia thành viên khác về vấn đề bảo đảm và thực hiện quyền con người Do đó, cần đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm và vận động nguồn lực hỗ trợ thực hiện quyên con người trong tố tụng hình sự, trong đó có áp dụng đúng và đủ các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Chính vì vậy, cần thiết phải tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế trong tư pháp hình sự, trong đó có trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm trong xây dựng và thực hiện pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và xác định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để áp dụng trong xét xử các vụ án hình sự Cần phải tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về nghiên cứu pháp luật thông qua việc thường xuyên tô chức các hội thảo khu vực và quốc tế nhằm tìm hiểu nội dung các điều ước quốc tế liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc hoàn thiện pháp luật hình sự.

Từ ý kiến hoàn toàn đúng đắn, khoa học và bảo đảm sức thuyết phục của Giáo sư, TSKH Đào Trí Úc là: “Pháp luật, dù có hoàn thiện đến mấy cũng không thể phản ánh và quy định hết được tất cả những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống…” 11 , cho nên chính vì vậy, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, qua nghiên cứu một số nội dung của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành có một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về các quy định này Sự thiếu sót cơ bản nhất trong Bộ luật hình sự còn thiếu một số định nghĩa pháp lý: như thế nào là tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự để làm cơ sở pháp lý giúp cho các cơ quan tư pháp hình sự và Tòa án phân biệt cũng như áp dụng chính xác chúng trong thực tiễn xét xử Trong Bộ luật hình sự, việc sử dụng các thuật ngữ tăng nặng trách nhiệm hình sự còn chưa thống nhất với nhau Đồng thời,các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cũng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự còn nhiều cách hiểu chưa thống nhất trong việc quy

11 Đào Trí Úc Luật hình sự Việt Nam (Quyển I – Những vấn đề chung) NXB Khoa học Xã định và áp dụng chúng trong thực tiễn hoặc đang được thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra.

Luận văn với đề tài: “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam” đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong quy định của pháp luật về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hiện nay Luận văn tập trung nghiên cứu và giải quyết những nội dung chủ yếu sau:

1 Luận văn nghiên cứu, phân tích các khái niệm khoa học về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, về đặc điểm, phân loại và vai trò của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nước ta.

2.Luận văn phân tích, tìm hiểu các quy định của pháp luật hình sự qua từng thời ký và việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn hiện nay của nước ta.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w