1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Căn Cứ Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam.doc

88 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Căn Cứ Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Lê Quang Trung
Người hướng dẫn ThS. Lê Hà Huy Phát
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 3,92 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 (13)
    • 1.1 Khái quát chung (13)
      • 1.1.1 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm (13)
      • 1.1.2 Hủy bỏ hợp đồng (15)
      • 1.1.3 Căn cứ hủy bỏ hợp đồng (19)
    • 1.2 Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (22)
      • 1.2.1 Hợp đồng có thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ (22)
      • 1.2.2 Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng (23)
      • 1.2.3 Trường hợp khác do luật quy định (25)
      • 1.2.4 Một số trường hợp hủy bỏ hợp đồng cụ thể (25)
    • 1.3 Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị hủy bỏ (27)
      • 1.4.1 Hiệu lực của hợp đồng (28)
      • 1.4.2 Nghĩa vụ của các bên (29)
      • 1.4.3 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm (30)
      • 1.4.4 Hậu quả liên quan đến quyền nhân thân (33)
      • 1.4.5 Hủy bỏ hợp đồng trái quy định pháp luật (34)
  • Chương 2 QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI (37)
    • 2.1 Điều kiện hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của các bên trong pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (37)
      • 2.1.1 Thực trạng pháp luật (37)
      • 2.1.2 Thực tiễn xét xử (42)
      • 2.1.3 So sánh với pháp luật nước ngoài (44)
      • 2.1.4 Kiến nghị (49)
    • 2.2 Điều kiện hủy bỏ hợp đồng do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài (50)
      • 2.2.1 Thực trạng pháp luật (50)
      • 2.2.2 Thực tiễn xét xử (54)
      • 2.2.3 So sánh với pháp luật nước ngoài (57)
      • 2.2.4 Kiến nghị (61)
  • KẾT LUẬN (36)
  • PHỤ LỤC (67)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

Khái quát chung

1.1.1 Các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Ngày nay, khi các mối quan hệ về tài sản, các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội dân sự 1 những nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng ngày càng phát triển theo Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ởmột số điểm chung nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lặp đó.

Nhưng việc đơn thuần để các bên tiến hành những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúp việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau, hay nói cách khác là ràng buộc lẫn nhau khi họ thực hiện ý chí của mình, và từ đó hợp đồng ra đời.

Thuật ngữ “hợp đồng” đã được ghi nhận trong Bộ luận Dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015), cụ thể theo Điều 385 thì “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Hợp đồng hiện nay được hiểu theo rất nhiều nghĩa, nếu theo nghĩa khách quan là một chế định pháp lý quan trọng của

Bộ luật Dân sự, còn theo nghĩa chủ quan là một giao dịch dân sự.

Vậy có thể tham khảo một định nghĩa chung nhất về mặt lý luận: “Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản và các lợi ích khác, làm một việc hay không làm một việc để thõa mãn lợi ích nhất định của các bên hoặc của người thứ ba được chỉ định trong hợp đồng 2

Nhưng sự ràng buộc giữa các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng không tồn tại mãi TS Hồ Thị Vân Anh viết: “Hợp đồng dân sự cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt Tuy nhiên, khác với các sự vật, hiện tượng khác, hợp đồng dân sự bao giờ cũng được phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một hợp đồng dân sự không phải là các biến sinh

1Trần Hữu Quang (2012), Tính đặc thù của xã hội dân sự và các nhân tố ảnh hưởng, quyết định đến hình thái riêng biệt của xã hội dân sự, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện

Khoa học Xã hội Việt Nam, tr 2-6.

2Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi Thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr 112. do sự vận động của tự nhiên mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có thức của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định” 3

Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thoả thuận của các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa Vậy trong trường hợp nào thì hợp đồng sẽ chấm dứt?

BLDS năm 2015 quy định theo hướng liệt kê các trường hợp chấm dứt hợp đồng, tại Điều 422 quy định gồm:

Thứ nhất, hợp đồng đã được hoàn thành Đây được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lý tưởng nhất, khi mà các bên đều đạt được mục đích khi giao kết hợp đồng.

Nếu các bên trong quan hệ hợp đồng đã thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ và mỗi bên đều đã đáp ứng được quyền dân sự, đạt được những mục đích khi tham gia vào giao dịch dân sự của mình thì hợp đồng được coi là hoàn thành Ở một góc độ nhìn nhận khác, hợp đồng được coi là đã hoàn thành khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện đúng và đầy đủ những nghĩa vụ theo hợp đồng 4

Thứ hai, hợp đồng chấm dứt heo thỏa thuận của các bên Bản chất của hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí và thỏa thuận của các bên từ khâu xác lập, thực hiện cho đến chấm dứt hợp đồng Do đó, pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng nên pháp luật cho phép các bên có quyền thỏa thuận chấm dứt hợp đồng vào bất cứ lúc nào, nhưng không được gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Trường hợp pháp luật quy định các bên không được thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thì các bên không được phép thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

Thứ ba, hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện Hợp đồng dân sự được xác lập mà các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh theo hợp đồng gắn liền với nhân thân thì khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt sẽ được coi là căn cứ chấm dứt hợp đồng 5

3 Hồ Thị Vân Anh, “Một số bất cập trong quy định về chấm dứt hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam”, http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid!0239&fbclid=IwAR36Bl7Oj4e_6PKR9FpGnNmI6I eiFLaB-jCe-KOJSautAai2fyf0OHzRRa4 , truy cập lần cuối ngày 27/4/2021.

4Hồ Thị Vân Anh, tlđd (3).

5 Nguyễn Đức Anh, “Những quy định về Chấm dứt hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự”, http://luathopdong.vn/nhung-quy-dinh-ve-cham-dut-hop-dong-dan-su-theo-bo-luat-dan-su/n593.html , truy cập lần cuối ngày 05/5/2021.

Thứ tư, hợp đồng chấm dứt do bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện Đây là kết quả mà các bên đều không mong muốn khi giao kết hợp đồng. Nguyên tắc chung, khi hợp đồng dân sự được giao kết thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng Tuy nhiên, trong hợp đồng các bên có thể thỏa thuận hoặc pháp luật cũng có thể quy định, theo đó xuất hiện các căn cứ nhất định thì hợp đồng dân sự có thể bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện.

Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Như đã trình bày ở các phần trước về căn cứ hủy bỏ hợp đồng có thể dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên hoặc được pháp luật quy định Ở phần này sẽ nghiên cứu về các căn cứ cụ thể nói trên Việc tìm hiểu về căn cứ hủy bỏ hợp đồng sẽ trả lời cho câu hỏi “Tại sao một bên chủ thể trong hợp đồng được quyền hủy bỏ hợp đồng?”.

1.2.1 Hợp đồng có thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ

Khi đề cập về căn cứ hủy bỏ hợp đồng, thì căn cứ đầu tiên thể hiện quyền tự do ýchí trong quan hệ hợp đồng đó là sự thỏa thuận của các bên Khi giao kết hợp đồng dân sự các bên có quyền thống nhất ý chí là trong những trường hợp nhất định thì một bên được quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng, vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự nên việc thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng luôn được coi trọng.

Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều khẳng định sự thỏa thuận là yếu tố cốt lõi của hợp đồng 17 Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng đều thừa nhận nền tảng của luật hợp đồng là tự do ý chí, đây là vấn đề trọng yếu của hợp đồng 18 Do đó, ngoài các trường hợp luật định, BLDS năm 2015 cho phép các bên có thể thỏa thuận về trường hợp hủy bỏ hợp đồng nhằm hạn chế thiệt hại tối đa cho các bên, đồng thời nâng cao trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

Khi một vi phạm xảy ra, có thể là vi phạm nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, vi phạm một phần hay toàn bộ nghĩa vụ, nếu vi phạm này đã được các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng, theo ý chí của bên bị vi phạm áp dụng quyền này thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ Đối với trường hợp này để một vi phạm trở thành căn cứ hủy bỏ hợp đồng thì:

Thứ nhất, về hình thức, vi phạm này phải được thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong các giai đoạn từ khi đàm phán, thương lượng, giao kết hợp đồng, các bên có thể dự báo trước các vi phạm có thể xảy ra Khi xảy ra các vi phạm đó, các bên nhận thấy nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ gây thiệt hại cho các bên, chủ yếu là bên bị vi phạm và mong muốn ngừng hẳn lại việc thực hiện hợp đồng đã giao kết, nên các bên được quyền thỏa thuận về các hành vi này với ý nghĩa là các điều kiện làm hợp đồng bị hủy bỏ Một vi phạm là điều kiện hủy bỏ hợp đồng có giá trị ràng buộc về

17 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư Pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự

2005 tập II, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr 94.

18 Đoàn Việt Dũng (2011), tlđd (18), tr 12. mặt pháp lý khi nó được các bên công nhận là điều khoản trong hợp đồng, thể hiện sự thống nhất trí của các chủ thể.

Thứ hai, về nội dung, khi thỏa thuận về điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì thỏa thuận này không được trái đạo đức xã hội và trái với các quy định của pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của BLDS năm 2015 tại khoản 2 Điều 3. Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể Pháp luật cho phép các bên được định đoạt sự tồn tại của hợp đồng khi cho phép các bên thỏa thuận về căn cứ hủy bỏ hợp đồng Nhưng việc thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.

Vậy tiền đề, cơ sở để một bên hủy bỏ hợp đồng khi bên đối tác vi phạm hợp đồng là sự vi phạm đó phải được các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật không quy định, bên bị vi phạm tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nhưng không rơi vào các điều kiện hủy bỏ trong hợp đồng, hoặc các bên không có thỏa thuận thì được coi là chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, lúc này bên bị vi phạm sẽ trở thành bên vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại.

1.2.2 Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng

Trong trường hợp khi thực hiện hợp đồng, một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng (vi phạm hợp đồng), nhưng không phải là điều kiện hủy bỏ hai bên đã trù liệu trong hợp đồng và pháp luật cũng không quy định, thì để bên bị vi phạm được quyền hủy bỏ hợp đồng thì hành vi đó phải là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng Vậy để cấu thành vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì hành vi đó được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 425 BLDS năm 2005, một bên chỉ có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc các trường hợp khác quy định trong pháp luật Cách xây dựng các quy định về hủy bỏ theo BLDS này dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng là một hợp đồng có thể sẽ không bao giờ bị hủy bỏ nếu nó nằm ngoài các loại hợp đồng điển hình quy định tại BLDS và đồng thời các bên đã quên không thoả thuận điều kiện để hủy bỏ Ngoài ra, ngay cả trong các loại hợp đồng điển hình tại BLDS năm 2005 cũng không quy định về điều kiện hủy bỏ trong một số trường hợp Nghĩa là các bên không thỏa thuận hành vi vi phạm là điều kiện hủy bỏ và pháp luật cũng không quy định thì không có cơ sở để một bên hủy bỏ hợp đồng.

Trong quy định của BLDS năm 2015, quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đã trở thành quyền luật định.Theo khoản 2 Điều 423 BLDS năm 2015, “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ dân sự là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” Đây là quy định mới được bổ sung so với BLDS năm 2005 trên cơ sở kế thừa quy định “vi phạm cơ bản” trong LTM năm 2005 Theo khoản 13 Điều 3 LTM năm 2005, “vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” Hậu quả của hành vi “vi phạm cơ bản” và “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ” tương đối giống nhau, đều “làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” Nhận thấy hai thuật ngữ trên đều có nội hàm tương đối giống nhau và cùng mang lại một hậu quả, vậy nên chăng pháp luật dân sự và pháp luật thương mại có quy định chung là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ”, vừa đảm bảo thống nhất về thuật ngữ, vừa thuận tiện cho các bên khi xác lập, thực hiện hợp đồng dân sự nói chung, hợp đồng thương mại nói riêng 19 Phần này tác giả xin được trình bày cụ thể tại Chương 2.

CISG năm 1980 cũng có đề cập đến thuật ngữ “vi phạm cơ bản hợp đồng” Tại Điều 25 CISG 1980 cũng quy định: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng.” Ta thấy trên tinh thần thì “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ” trong BLDS năm

2015 và “vi phạm cơ bản” trong LTM năm 2005 cũng có cách hiểu khá tương đồng với pháp luật quốc tế Cách quy định này của CISG năm 1980 khiến “vi phạm cơ bản” và hậu quả của nó là việc mất những lợi ích mà bên bị vi phạm “chờ đợi trên cơ sở hợp đồng” trở nên cụ thể và dễ xác định hơn so với hậu quả không rõ ràng của việc “không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” như quy định của LTM năm 2005. Đồng thời, Điều 25 cũng giải phóng trách nhiệm cho bên vi phạm cơ bản nếu vi phạm đó được thực hiện trong những hoàn cảnh không tiên liệu được hoặc chứng minh được là không tiên liệu được, thuộc về trường hợp bất khả kháng 20

Việc BLDS năm 2015 ghi nhận điều kiện vi phạm nghiêm trọng hợp đồng làm căn cứ cho việc hủy bỏ hợp đồng là quyền luật định đã phần nào giúp bên bị vi phạm có thể áp dụng linh hoạt hơn khi mục đích giao kết của mình không còn được bảo

19 Nguyễn Thùy Trang (2017), “Bình luận về các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 03 (106)/2017, tr.26.

20 Phan Thị Thanh Thủy (2014), “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LuậtThương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học (tập 30), Số 3 (2014), tr.54. đảm nữa Theo đó vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng phải đáp ứng hai điều kiện: có sự vi phạm hợp đồng và dẫn đến hậu quả một bên không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

1.2.3 Trường hợp khác do luật quy định

Khi quy định về các căn cứ hủy bỏ hợp đồng, BLDS năm 2015 liệt kê:

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị hủy bỏ

Sau khi đã nghiên cứu về quyền hủy bỏ hợp đồng cùng với các căn cứ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và theo luật quy định làm phát sinh quyền này của một bên, theo đó khi một bên áp dụng quyền này đúng pháp luật thì hợp đồng sẽ bị hủy bỏ, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đều phải ngừng hẳn lại.

Từ “hậu quả” hiểu theo nghĩa thông thường là “kết quả không hay về sau” 21 Vậy hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là kết quả không hay về sau mà một hoặc các bên trong hợp đồng phải gánh chịu khi hợp đồng bị hủy bỏ 22 Ở đây chúng ta đề cập đến là hậu quả pháp lý, vì nó có ý nghĩa quan trọng đối với các bên trong hợp đồng Vậy hợp đồng bị hủy bỏ sẽ mang lại hậu quả pháp lý như thế nào, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên như thế nào khi hợp đồng đã chấm dứt?

1.4.1 Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng bị hủy bỏ là một chế tài nghiêm khắc nhất đối với việc vi phạm hợp đồng nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích của bên bị vi phạm, đồng thời hạn chế tối đa thiệt hại đã hoặc sẽ xảy ra cho các bên Tính nghiêm khắc của chế tài này thể hiện ở chỗ tác động đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng cũng như các hậu quả pháp lý khác.

Hiệu lực pháp lý của hợp đồng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 427 BLDS năm 2015, “hợp đồng khi bị hủy bỏ thì không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận với nhau, trừ các thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.”.

Ban đầu, trên nguyên tắc hợp đồng được xác lập hợp pháp thì phát sinh hiệu lực đối với các bên từ thời điểm giao kết Nhưng trong quá trình thực hiện vì lí do chủ quan hoặc khách quan các bên không tránh được rủi ro là xảy ra vi phạm hợp đồng dẫn tới hợp đồng bị hủy bỏ Lúc này, hiệu lực của hợp đồng sẽ không còn, các bên phải ngừng hẳn lại việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng Nhưng ở đây, hợp đồng sẽ chấm dứt từ thời điểm giao kết, hay nói cách khác là một bên sẽ bãi bỏ hiệu lực hợp đồng từ thời điểm giao kết.

Hậu quả về hiệu lực pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ có sự khác biệt cơ bản với hợp đồng bị vô hiệu trong BLDS năm 2015 Ở đây ta sẽ phân tích về hiệu lực pháp lý trong hai trường hợp này để hiểu rõ hơn quy định “chấm dứt từ thời điểm giao kết” trong hủy bỏ hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng vô hiệu thì hợp đồng được coi là không tồn tại từ đầu.

Vì đây là trường hợp vi phạm các điều kiện về hình thức và nội dung của một hợp đồng BLDS năm 2015 không thừa nhận hợp đồng này đã phát sinh hiệu lực, tức là hợp đồng này giao kết không hợp pháp Hợp đồng vô hiệu “không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập” (khoản 1 Điều 131 BLDS năm 2015).

21 Viện ngôn ngữ học (2016), tlđd (10), tr 431.

22 Võ Sỹ Mạnh (2017), tlđd (6), tr 2. Đối với hợp đồng bị hủy hỏ thì bản chất là hợp đồng ban đầu có hiệu lực tại thời điểm giao kết nhưng “nửa chừng” vì phát sinh yếu tố dẫn đến hủy hợp đồng, hay cụ thể hơn là có sự vi phạm của một bên trong quá trình thực hiện hợp đồng nên hiệu lực này không được công nhận nữa Tức là hợp đồng này được giao kết hoàn toàn hợp pháp, nhưng bị hủy bỏ với nguyên nhân là do một hoặc các bên trong hợp đồng vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết, thống nhất với nhau trong hợp đồng, ảnh hưởng đến những mục đích, quyền lợi mà bên bị vi phạm mong muốn được hưởng khi xác lập hợp đồng Do đó bên bị vi phạm muốn bãi bỏ hiệu lực hợp đồng từ thời điểm giao kết vì mục đích của họ không còn đạt được nữa.

Tuy nhiên, trong BLDS năm 2015, hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng dường như chỉ áp dụng với các thỏa thuận liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ các bên Còn các thỏa thuận về biện pháp xử lý việc vi phạm nghĩa vụ (phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại) và điều khoản giải quyết tranh chấp vẫn có giá trị hiệu lực 23 Vậy hợp đồng mà không thỏa thuận về các điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp, thì khi bị hủy bỏ thì hợp đồng không còn hiệu lực toàn bộ Ngược lại, hợp đồng sẽ bị mất hiệu lực đối với phần quy định về quyền và nghĩa vụ (hợp đồng không còn hiệu lực một phần).

1.4.2 Nghĩa vụ của các bên

Pháp luật Việt Nam hiện nay nói chung, cũng như BLDS năm 2015 nói riêng đều thừa nhận hợp đồng bị hủy bỏ là khi có căn cứ áp dụng quyền hủy bỏ hợp đồng thì cũng có nghĩa là các bên tham gia giao kết hợp đồng không tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa hoặc là việc tiếp tục thực hiện hợp đồng đã không còn ý nghĩa do việc vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận của một bên đã hoặc sẽ gây thiệt hại cho bên kia, có thể làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng Hai vấn đề cần nghiên cứu về nghĩa vụ là: (i) không tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng và (ii) nghĩa vụ hoàn trả. Đối với vấn đề thứ nhất (i), khoản 1 Điều 427 BLDS năm 2015 quy định hậu quả pháp lý đầu tiên của việc hủy bỏ hợp đồng là các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng là quy định hợp lý, cũng là hệ quả tất yếu của hiệu lực hợp đồng bị chấm dứt từ thời điểm giao kết.

Theo nội dung của quy định trên, kể từ thời điểm một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng thì cả bên áp dụng quyền này và bên vi phạm hợp đồng đều ngừng việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng theo như thỏa thuận trong hợp đồng Do đó, thời

23 Nguyễn Thùy Trang (2017), tlđd (20), tr 27. điểm của việc ngừng thực hiện nghĩa vụ này phải xuất phát từ yêu cầu hủy bỏ hợp đồng của một bên và bên kia nhận được thông báo 24 Hay nói cách khác thời điểm trên xuất phát từ khi thông báo hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực. Đối với vấn đề thứ hai (ii), hậu quả về quyền và nghĩa vụ được khoản 2 Điều

427 BLDS năm 2015 tiếp tục đề cập là nghĩa vụ hoàn trả, theo đó “các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản”.

Trong thực tế, khi xảy ra vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến yêu cầu áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, ngoài việc ngừng hẳn việc thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng còn lại với ý nghĩa là quy định về các nghĩa vụ này không còn hiệu lực nữa, các nghĩa vụ hợp đồng đã thực hiện trước đó cũng được xem là không có hiệu lực. Nhưng các nghĩa vụ này một trong hai bên hoặc các bên đã thực hiện rồi (đã giao hàng hóa, đã thực hiện dịch vụ, đã thanh toán,…) thì bên được hưởng lợi từ phần nghĩa vụ đã được thực hiện của bên kia phát sinh nghĩa vụ phải hoàn trả lại phần lợi ích đã nhận được đó.

Tuy đã có quy định pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ hoàn trả khi hủy bỏ hợp đồng, nhưng thực tiễn, việc “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” là rất khó, bởi lẽ có nhiều loại hợp đồng không thể hoàn trả được những lợi ích đã nhận vì đối tượng của hợp đồng không phải là vật chất (hợp đồng ủy quyền thực hiện một công việc nào đó, hợp đồng thuê nhà,…) Thậm chí ngay cả đối với các loại hợp đồng có đối tượng hợp đồng là vật chất thì bên nhận được lợi ích cũng có thể không hoàn trả được chính xác những gì đã nhận vì nhiều lý do (sản phẩm có tính mùa vụ, nguyên vật liệu đã dùng để gia công…) Vì vậy pháp luật quy định “việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả”.

QUY ĐỊNH VỀ CĂN CỨ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI

Điều kiện hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận của các bên trong pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài

luật Việt Nam và pháp luật

2.1.1 Thực trạng pháp luật theo thỏa thuận của các bên trong pháp nước ngoài

Theo điểm a khoản 1 Điều 423 BLDS năm 2015 quy định: “Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận…”.

Hợp đồng được hình thành do ý chí của các bên khi tham gia giao dịch dân sự. Pháp luật có nhiệm vụ phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, bởi lẽ chỉ có các bên trong hợp đồng mới là những người biết rõ hơn ai hết, họ cần phải làm gì 28 Trên

28 Dương Văn Đức (2017), tlđd (25), tr 34. nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận, tự do, bình đẳng của các bên thì pháp luật có nhiệm vụ cho phép các bên được quyền xác lập hợp đồng, đồng nghĩa cũng cho phép các bên tự định đoạt sự tồn tại của hợp đồng đã giao kết.

Sự vi phạm hợp đồng cũng có nhiều mức độ khác nhau, đối với những vi phạm ít nghiêm trọng thì không nên là căn cứ hủy bỏ hợp đồng, nên cho phép các bên khắc phục Tuy nhiên, hợp đồng được pháp luật điều chỉnh trên nguyên tắc tự do, hơn nữa việc chứng minh vi phạm nghiêm trọng là không dễ dàng trên thực tế và cũng cần bảo vệ bên thực hiện nghiêm túc hợp đồng Do đó, việc pháp luật cho phép các bên thỏa thuận quyền hủy bỏ hợp đồng khi hợp đồng bị vi phạm là cần thiết 29 Đồng thời quy định này cũng tương đồng với các quy định của luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam Điển hình như theo LTM năm 2005, tại điểm a khoản 4 Điều 312 quy định rằng:

“… chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng…” Hiện nay pháp luật Việt Nam có sự nhất quán khi quy định thống nhất rằng sự thỏa thuận của các bên về điều kiện hủy bỏ hợp đồng là căn cứ để hủy bỏ hợp đồng.

Bên bị vi phạm được quyền hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này phải thỏa mãn hai yếu tố sau: Đã xảy ra hành vi vi phạm (i) ; và hành vi vi phạm này phải được các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng (ii) 30 Từ hai yếu tố như trên, nhận thấy quy định pháp luật về căn cứ đầu tiên này dẫn đến hai thực trạng như sau: Đối với yếu tố thứ nhất (i), pháp luật dân sự Việt Nam quy định theo hướng khi một bên muốn hủy bỏ hợp đồng thì phải có hành vi vi phạm hợp đồng của bên còn lại đã xảy ra trên thực tế, tức là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nhưng bên kia không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là cơ sở cần có để phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng. Vậy trong trường hợp tuy chưa tới thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng một bên có nguy cơ không thực hiện nghĩa vụ đúng hạn và việc không thực hiện đúng hợp đồng này có khả năng cấu thành sự vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là căn cứ hủy bỏ hợp đồng thì có phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng hay không?

Hiện nay, BLDS năm 2015 đã có cơ sở pháp lý cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi biết chắc rằng khi đến thời hạn thì bên kia sẽ không thực hiện đúng hợp đồng tại Điều 425 31 Nhưng quy định này theo tác giả còn rất khó áp dụng trong

29 Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (2), tr 254,255.

30 Hoàng Cao Minh (2018), tlđd (24), tr 24.

31 Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng: bản án và bình luận bản án tập 2 (tái bản lần thứ 6), Nxb Hồng – Hội Luật gia Việt Nam, tr 796 Đức trường hợp sau khi hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, chưa đến thời điểm thực hiện hợp đồng, nhưng một bên có căn cứ chắc chắn rằng bên kia sẽ vi phạm điều kiện hủy bỏ đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Ví dụ trong tình huống giả định như sau: A (bên bán) và B (bên mua) giao kết hợp đồng mua bán 30 tấn hạt điều, hợp đồng điều chỉnh theo BLDS năm 2015 A và

B có thỏa thuận về chất lượng hạt điều là theo chất lượng chất lượng thông thường trên thị trường, giấy kiểm định được giao tại thời điểm giao hàng Nhưng B có thỏa thuận với A việc kiểm định chất lượng phải do công ty C thực hiện, nếu A không thực hiện việc kiểm định thông qua công ty C thì B có quyền hủy bỏ hợp đồng Trước khi đến thời hạn giao hàng cùng giấy kiểm định, A thông báo cho B đã không thực hiện thực hiện kiểm định chất lượng hàng hóa thông qua công ty C, mà đã thực hiện kiểm định tại một công ty khác Nhưng hạt điều vẫn đảm bảo đúng chất lượng trong hợp đồng, và cơ quan thực hiện kiểm định cũng có uy tín, kinh nghiệm như công ty C Vậy B có được quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này không?

Trong trường hợp trên nếu áp dụng theo Điều 425 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại” Nhưng nguy cơ vi phạm trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng này yêu cầu phải làm mục đích của bên có quyền không thể đạt được, đây cũng là đặc điểm của vi phạm nghiêm trọng hợp đồng Mặt khác thông thường thì sự vi phạm hợp đồng được các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ có thể không mang tính “nghiêm trọng” hay nói cách khác có thể không là vi phạm nghiêm trọng 32 , đồng nghĩa với việc có khả năng không ảnh hưởng tới mục đích của bên có quyền Do đó, trong ví dụ trên để chứng minh việc thực hiện kiểm định chất lượng hàng hóa thông qua công ty khác của A có làm mất đi mục đích của B hay không khi chất lượng hàng hóa vẫn đảm bảo như thỏa thuận là rất khó và A cũng không mất khả năng thực hiện hợp đồng Vậy Điều 425 BLDS năm 2015 trong một chừng mực nhất định đã loại bỏ đi trường hợp hủy bỏ hợp đồng khi một bên có nguy cơ vi phạm các nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng.

Mặt khác khác khi một bên có nguy cơ không thực hiện đúng hợp đồng trước khi đến thời hạn thực hiện, BLDS năm 2015 còn quy định biện pháp xử lý là bên có quyền được “hoãn thực hiện nghĩa vụ” theo Điều 411 33 , theo đó “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ

32 Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), tlđd (2), tr 254,255.

33 Đỗ Văn Đại (2017), tlđd (31), tr 786. của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ” Không giống như quyền tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ, hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp “không có khả năng thực hiện” tại Điều

425 không quy định cho bên bị mất khả năng thực hiện hợp đồng được quyền cam kết hay dùng các biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Ởđây tác giả nhận định ý nghĩa của quyền hủy bỏ hợp đồng trong quan hệ dân sự, cụ thể là ý nghĩa về phòng tránh rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng mà các bên mong muốn chưa đạt được tuyệt đối Việc phải có vi phạm xảy ra cấu thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng như các bên đã dự liệu, thì mới phát sinh quyền tuyên bố hợp đồng mang tính chất “trả đũa” hơn là “đề phòng, hạn chế” rủi ro, thiệt hại của bên bị xâm phạm quyền lợi Mặt khác, Điều 425 BLDS năm 2015 quy định rất khắt khe về trường hợp hủy bỏ hợp đồng khi một bên có nguy cơ vi phạm hợp đồng thì rất khó áp dụng trong trường hợp vi phạm đó do các bên thỏa thuận là căn cứ hủy bỏ hợp đồng Việc quy định thiếu tính bao quát như trên sẽ làm cho bên bị vi phạm áp dụng quyền này một cách “thụ động”, không hạn chế sớm được thiệt hại và không bảo vệ quyền lợi của bên có khả năng bị vi phạm trong mọi trường hợp. Đối với yếu tố thứ hai (ii), trong trường hợp này thì việc phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng phải dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên, nghĩa là phải chứng minh được rằng các bên phải có thỏa thuận này trên thực tế Theo Điều 119 BLDS 2015, hợp đồng có thể được xác lập “bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể” trừ những hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản BLDS

2015 có quy định một số hợp đồng như hợp đồng vay có bảo đảm bằng tín chấp (Điều 345); hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần (Điều 453); hợp đồng trao đổi tài sản (Điều 455); hợp đồng tặng cho bất động sản (Điều 459); hợp đồng về quyền sử dụng đất (Điều 502); hợp đồng hợp tác (Điều 504),… phải được lập thành văn bản, trong một số trường hợp phải được công chứng hoặc chứng thực. Đối với những hợp đồng trên thì mọi thỏa thuận của các bên đều bắt buộc phải thể hiện bằng cách ghi nhận vào trong hợp đồng, do đó thỏa thuận về hủy bỏ hợp đồng cũng đồng thời phải được ghi nhận như là một điều khoản trong hợp đồng Khi có sự vi phạm hợp đồng xảy ra trên thực tế, thì dựa vào văn kiện hợp đồng để xác định sự thỏa thuận của các bên về vi phạm đó là căn cứ hủy bỏ hợp đồng Trong các hợp đồng này thì điều kiện phải có sự thỏa thuận của các bên có thể dễ dàng xác định được thông qua văn bản hợp đồng đã được ký kết Sự thỏa thuận này phải được thực hiện trước khi xảy ra sự vi phạm hợp đồng theo như tinh thần tại điểm a khoản 1 Điều

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w