1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Định Tội Danh Tội Cướp Giật Tài Sản Theo Luật Hình Sự Việt Nam.doc

92 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định tội danh Tội cướp giật tài sản theo luật hình sự Việt Nam
Tác giả Huỳnh Oanh Dũng
Người hướng dẫn Pgs.Ts Nguyễn Thị Phương Hoa
Trường học Trường Đại Học Luật Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP HẬU QUẢ CHƯA XẢY RA (12)
    • 1.1. Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp hậu quả chưa xảy ra (12)
    • 1.2. Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp hậu quả chưa xảy ra và kiến nghị (19)
  • CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ DÙNG VŨ LỰC (26)
    • 2.1. Cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực (26)
    • 2.2. Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực và kiến nghị (31)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỊNH TỘI DANH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP HẬU QUẢ CHƯA XẢY RA

Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp hậu quả chưa xảy ra

Khái niệm và đặc điểm của định tội danh Tội cướp giật tài sản Định tội danh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc quyết định hình phạt một cách công minh, chính xác Định tội danh được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đến giai đoạn xét xử vụ án hình sự Khái niệm định tội danh và các vấn đề lý luận của nó được một số nhà khoa học luật nghiên cứu và các quan điểm đều có sự thống nhất về nội hàm của khái niệm này:

Trước hết theo quan điểm của GS.TS Võ Khánh Vinh: “Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định CTTP tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu của CTTP với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định” 1

Theo quan điểm của GS.TS Lê Cảm: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính chất logic, là một trong những dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành bằng cách trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tương ứng do luật hình sự quy định, nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật” 2

1 Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình lý luận chung về định tội danh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 26-27.

2Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia,

Còn theo quan điểm của PGS.TS Dương Tuyết Miên cho rằng: “Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều nào của Bộ luật Hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên gọi cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện” 3

Kết hợp các khái niệm định tội danh và quy định tại Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015) về Tội cướp giật tài sản, theo chúng tôi khái niệm về định tội danh Tội cướp giật tài sản được định nghĩa như sau: Định tội danh Tội cướp giật tài sản là một trong những dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự để xác định và ghi nhận về mặt pháp lý hình sự phù hợp chính xác giữa các tình tiết của hành vi cướp giật tài sản đã xảy ra trên thực tế với các dấu hiệu của CTTP Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015.

Các đặc điểm của định tội danh Tội cướp giật tài sản

Từ khái niệm nêu trên, định tội danh Tội cướp giật tài sản ngoài những đặc điểm chung của định tội danh, còn phản ánh những đặc điểm cơ bản riêng như sau:

Thứ nhất, định tội danh Tội cướp giật tài sản là hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, mà cụ thể là áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành bao gồm cả phần chung và phần các tội phạm vào định tội các vụ án cụ thể có hành vi cướp giật tài sản.

Thứ hai, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hoạt động định tội danh Tội cướp giật tài sản do các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo quy định và trình tự của pháp luật để xác định một người có phạm Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015 hay không.

Thứ ba, định tội danh Tội cướp giật tài sản được tiến hành bằng cách trên cơ sở các chứng cứ, các tài liệu thu thập được và các tình tiết khách quan của vụ

3Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Công an nhân dân, tr.9. án xảy ra để đối chiếu, so sánh và kiểm tra xác định sự phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu đặc trưng của CTTP cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 BLHS năm 2015.

Thứ tư, kết quả của quá trình định tội danh chính thức đối với Tội cướp giật tài sản thể hiện thông qua một văn bản áp dụng pháp luật và bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp hậu quả chưa xảy ra

Bộ luật Hình sự quy định tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, điều này thể hiện trực tiếp nhất tại Điều 2 BLHS năm 2015 khi quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Do đó, trong quá trình định tội danh thì quy định của

Bộ luật Hình sự có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý hình sự duy nhất của việc định tội danh Chỉ có BLHS mới quy định tội phạm và hình phạt, điều này có nghĩa là một người chỉ bị coi là phạm tội và bị xử lý khi hành vi mà họ thực hiện được quy định trong BLHS, không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có quyền được xác định hành vi do một người thực hiện có phải là tội phạm hay không và mức xử phạt như thế nào.

Bộ luật Hình sự bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật được sắp xếp làm hai phần: Phần chung và phần các tội phạm Trong đó, phần chung của BLHS ghi nhận nhiệm vụ, nguyên tắc xử lý, các chế định cơ bản và quan trọng nhất của luật hình sự là tội phạm và hình phạt, cũng như các vấn đề khác như hình phạt, hệ thống hình phạt, các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt, xoá án tích…. Phần các tội phạm quy định tên gọi các tội phạm cụ thể, các dấu hiệu pháp lý hình sự cơ bản, loại và mức hình phạt cụ thể đối với từng hành vi phạm tội tương ứng Việc áp dụng các quy định của phần này phải dựa trên các quy phạm của phần chung của BLHS Ngược lại các quy định của Phần chung là cơ sở, nền tảng của phần các tội phạm Như vậy, khi tiến hành định tội danh cần phải căn cứ vào cả quy phạm phần chung và quy phạm phần các tội phạm của BLHS năm

2015 Có như vậy, việc định tội danh mới đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi đó.

Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp hậu quả chưa xảy ra và kiến nghị

Thực tiễn áp dụng pháp luật về Tội cướp giật tài sản cho thấy trong nhiều vụ án cướp giật tài sản các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều sai sót trong xác định CTTP, thời điểm tội phạm được coi là hoàn thành, điều này làm cho việc định tội danh và áp dụng hình phạt không chính xác Vấn đề trên thể hiện rõ qua các quan điểm về CTTP trong thực tiễn xét xử như sau:

Trong vụ án Trần Phát Tài phạm tội cướp giật tài sản Tòa án đã xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm trên cơ sở nhận thức Tội cướp giật tài sản là tội có CTTP vật chất.

Khoảng 23 giờ, ngày 03/12/2018, Dương Thị Hồng Oanh điều khiển xe môtô biển số 65F6-8606 chở Trần Phát Tài đi trên đường Nguyễn Văn Linh, hướng từ quận Ninh Kiều đến quận Ô Môn, TP Cần Thơ Trên đường đi, Tài nhìn thấy anh Ngô Ngọc Dũng đang điều khiển xe môtô đi cùng chiều phía trước có để 01 ba lô trên ba ga xe nên Tài nảy sinh ý định giật lấy tài sản của anh Dũng (bên trong có một máy vi tính xách tay Fujitsu, tổng trị giá 3.800.000đ.) Tài rủ Oanh đồng ý nên Tài kêu Oanh điều khiển xe theo sát xe anh Dũng để chiếm đoạt tài sản Khi đến bến đò Đu Đủ thuộc khu vực Thới Trinh, phường Phước Thới, quận Ô Môn, Oanh chạy áp sát xe anh Dũng, Tài dùng dây thắt lưng đánh vào phía sau đầu có đội mũ bảo hiểm của anh Dũng, Dũng bị đau và hốt hoảng nên tay lái bị chao đảo, Tài chồm qua giật ba lô nhưng bị vuột tay Dũng tri hô nên Oanh điều khiển xe bỏ chạy Lúc này có lực lượng tuần tra giao thông trên đường nên đuổi theo chặn bắt giữ được Oanh và xe môtô Tài bỏ trốn và sau đó bị giữ theo lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp ngày 04/12/2018.

Ngày 31/7/2019 Tòa án nhân dân quận Ô Môn, TP.Cần Thơ, tuyên xử Trần Phát Tài và Dương Thị Hồng Oanh phạm tội “Cướp giật tài sản” theo Điểm d Khoản 2 Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015, Điểm h Khoản 1 Điều 51; Điểm o Khoản 1 Điều 52; Khoản 3 Điều 57 BLHS; xử phạt Trần Phát Tài 03 năm 06 tháng tù giam và Dương Thị Hồng Oanh 01 năm tù giam.

Tại bản án số: 121/2019/HS-PT ngày 01/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ xét xử phúc thẩm nhận định: Việc sử dụng vũ lực là nhằm chiếm đoạt tài sản Bị cáo đã cố giật ba lô của bị hại, nhưng do xe môtô của bị hại bị chao đảo, nên túi xách vuột khỏi tay của bị cáo Không chiếm đọat được tài sản là ngoài ý muốn của bị cáo Lẽ ra, phải xét xử các bị cáo về Tội cướp tài sản, là tội nặng hơn.

Do không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng, nên giữ nguyên.

Do đó, Tòa phúc thẩm tuyên phạt: Trần Phát Tài 3 (ba) năm 6 (sáu) tháng tù về Tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt theo Điểm d Khoản 2 Điều 171; Điểm h Khoản 1 Điều 51; Điểm 0 Khoản 1 Điều 52; các Điều 15, 17, 53 và 57 Bộ luật Hình sự 14

Trong vụ án này, bị cáo Tài đã thực hiện hành vi “giật” nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản, nguyên nhân là do người bị hại bị chao đảo tay lái làm cho Tài

14 Bản án số 121/2019/HS-PT ngày 01/11/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ xét xử phúc thẩm Trần Phát T về Tội cướp giật tài sản.

“giật” bị vuột tay nên Oanh điều khiển xe chở Tài tăng ga bỏ chạy Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm Quận Ô Môn và Toà án cấp phúc thẩm Thành phố Cần Thơ nhận thức Tội cướp giật tài sản là tội có CTTP vật chất nên tuyên xử các bị cáo phạm tội “Cướp giật tài sản” ở giai đoạn phạm tội chưa đạt Ngoài ra, Toà án áp dụng tình tiết giảm nhẹ là “phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn”.

Còn trong vụ án Phan Tiến H, Tòa án đã xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm trên cơ sở nhận thức Tội cướp giật tài sản là tội có CTTP hình thức

Vào khoảng 12 giờ 00 phút ngày 05/3/2020, Phan Tiến H điều khiển xe môtô hiệu Dream biển số 61H7-2736 từ Thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố

Dĩ An, tỉnh Bình Dương tìm việc làm Khi đi đến đường N thuộc khu phố T, phường D, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Phan Tiến H nhìn thấy chị Vũ Thị Thu H đang điều khiển xe mô tô hiệu Vespa màu vàng, biển số 610-698.81 chạy phía trước cùng chiều, trên cổ đeo 01 sợi dây chuyền trọng lượng

3 chỉ 3 phân vàng 14k (trị giá 9.650.000 đồng) Phan Tiến H điều khiển xe chạy theo phía sau Khi thấy chị H quẹo trái vào đường hẻm, Phan Tiến H chạy vượt lên ép sát bên phải xe chị H, rồi dùng tay trái giật sợi dây chuyền nhưng bị chị H giữ lại và tri hô “cướp, cướp” Phan Tiến H buông sợi dây chuyền ra, bị mất thăng bằng ngã xuống đường Phan Tiến H dựng xe lên nổ máy định tẩu thoát. Lúc này, anh Cao Đăng L nghe tiếng tri hô chạy đến khống chế bắt giữ Phan Tiến H cùng vật chứng 15

Tại cáo trạng số 269/CT-VKS ngày 03/6/2020, VKSND thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương truy tố bị cáo Phan Tiến H về Tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” theo Điểm d và Điểm i Khoản 2 Điều 171 BLHS.

Ngày 26/06/2020 Tòa án nhân dân thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm tuyên phạt Phan Tiến H: 04 (bốn) năm 06 (sáu) tháng tù về Tội cướp giật tài sản theo Điểm d và Điểm i Khoản 2 Điều 171; Điểm s Khoản 1 Điều 51

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

15 Bản án số 238/2020/HS-ST ngày 26/06/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm Phan Tiến H về Tội cướp giật tài sản.

Trong vụ án trên, bị cáo H đã có hành vi “giật” sợi dây chuyền vàng nhưng H chưa chiếm đoạt được tài sản, nguyên nhân do chị Thu H đã giữ chặt dây chuyền và truy hô làm Phan Tiến H bị mất thăng bằng ngã xuống đường nên bị bắt giữ Tuy nhiên, vì nhận thức Tội cướp giật tài sản có CTTP hình thức nên Tòa án nhân dân thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã xét xử H về Tội cướp giật tài sản ở giai đoạn phạm tội hoàn thành

ĐỊNH TỘI DANH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ DÙNG VŨ LỰC

Cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực

2.1 Cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực

Như phân tích tại Chương 1, cơ sở pháp lý để định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực là BLHS năm 2015, (bao gồm cả phần chung và phần các tội phạm) và các yếu tố CTTP.

Cơ sở pháp lý của Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có sử dụng vũ lực là quy định tại các Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 171 BLHS năm 2015. Hành vi phạm tội trong trường hợp này đòi hỏi đã cấu thành đầy đủ các dấu hiệu CTTP cơ bản được quy định tại Khoản 1, Điều 171 BLHS Căn cứ vào quy định tại các tình tiết cấu thành tăng nặng được quy định cụ thể trong điều luật thì cùng với từng hành vi cụ thể, từng tính chất mức độ phạm tội cụ thể mà định tội danh Tội cướp giật tài sản theo từng khung hình phạt tương ứng được quy định trong Điều luật.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hành vi cướp giật tài sản, khi người phạm tội có sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản thì vấn đề định tội danh theo cấu thành định khung tăng nặng của Tội cướp giật tài sản hay vượt ra khỏi nội hàm của Tội cướp giật tài sản là một vấn đề hết sức phức tạp, có sự nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực tiễn hiện nay.

Việc dùng vũ lực trong Tội cướp giật tài sản khác hoàn toàn với việc dùng vũ lực trong các tội phạm khác, nhất là đối với Tội cướp tài sản Ở Tội cướp giật tài sản người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhưng không nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được nhanh chóng và với mục đích tẩu thoát Hành vi dùng vũ lực đó không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của CTTP Do vậy, việc dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong các trường hợp này vẫn là CTTP của Tội cướp giật tài sản Còn việc dùng vũ lực ở Tội cướp tài sản là người phạm tội sử dụng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực nhằm làm tê liệt sự chống cự của nạn nhân, có ý thức đương đầu với nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Các trường hợp định tội danh khi người phạm tội có dùng vũ lực khi thực hiện hành vi cướp giật tài sản: Định tội danh Tội cướp giật tài sản thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát”

Hành hung để tẩu thoát là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô đẩy nhằm tẩu thoát 17 Việc chống trả này chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thương tích không đáng kể Mục đích của việc dùng vũ lực là nhằm tẩu thoát.

Trường hợp này hành vi “giật” tài sản đã được hoàn thành, việc dùng vũ lực của người phạm tội không phải để chiếm đoạt tài sản mà chỉ nhằm để tẩu thoát có thể cùng hoặc không cùng tài sản vừa chiếm đoạt được nên vẫn là Tội cướp giật tài sản Việc dùng vũ lực trong trường hợp này là tình tiết tăng nặng định khung của Tội cướp giật tài sản.

Về mặt pháp lý hiện nay chưa có một khái niệm rõ ràng về hành vi “hành hung để tẩu thoát” Tuy nhiên có thể hiểu hành vi “hành hung để tẩu thoát” là tác động lên thân thể con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại hoặc có hành vi khác ngăn chặn mà tác động gây xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người sau khi thực hiện một tội phạm để tẩu thoát Lỗi trong trường hợp này luôn luôn phải là lỗi cố ý.

Xuất phát từ vấn đề này, tác giả thấy rằng Thông tư số 02/2001 không quy định cụ thể nội hàm của hành hung là gì, trường hợp “hành hung để tẩu thoát” mà gây ra hậu quả thương tích có tỷ lệ dưới 11% thuộc một trong các trường hợp quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều 134 BLHS thì có bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích hay không hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng Do đó, rất cần văn bản pháp lý hướng dẫn để áp dụng trong thực tiễn.

17 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp Định tội danh trong trường hợp chuyển hoá từ Tội cướp giật tài sản sang Tội cướp tài sản

Về lý luận, hiện nay không có một định nghĩa pháp lý thế nào là chuyển hoá tội phạm Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử của Toà án vấn đề chuyển hoá tội phạm được áp dụng và Toà án hướng dẫn các trường hợp chuyển hoá tội phạm trong các văn bản dưới luật Theo quy định của BLHS năm 2015, khi một người thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn đầy đủ tất cả các yếu tố CTTP được quy định trong Bộ luật thì sẽ cấu thành tội đó Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, có những hành vi đáp ứng CTTP của nhiều tội khác nhau, trong đó hành vi sau có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn so với hành vi ban đầu, nếu xác định tội danh dựa trên hành vi ban đầu sẽ dẫn đến tội phạm và hình phạt không tương thích với hành vi phạm tội nên có sự chuyển hoá tội phạm trong thưc tiễn xét xử.

Trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi cướp giật tài sản, nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản thì bị chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người khác lấy lại được hoặc đang giành giật lại tài sản với người phạm tội mà người phạm tội đã dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt bằng được tài sản Trường hợp này được coi là chuyển hoá từ Tội cướp giật tài sản sang Tội cướp tài sản 18

Trong trường hợp này tài sản vẫn đang còn nằm trong sự kiểm soát, quản lý của chủ sở hữu, để chiếm đoạt được tài sản người phạm tội phải dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để đè bẹp ý chí kháng cự của người bị hại, ý thức của người phạm tội không còn là nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát mà thể hiện sự đối đầu trực tiếp với người bị hại để chiếm đoạt tài sản nên hành vi đó thoả mãn CTTP cướp tài sản Hành vi “giật lấy” tài sản trước khi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực được coi là diễn biến của vụ án.

Do đó, chúng ta cần xác định tính chất, mức độ và mục đích dùng vũ lực của người phạm tội khi chiếm đoạt tài sản để đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội, trên cơ sở đó định tội danh Tội cướp giật tài sản hay chuyển hoá sang Tội cướp tài sản.

18 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp Định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp dùng vũ lực “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”

Thực tiễn định tội danh Tội cướp giật tài sản trong trường hợp có dùng vũ lực và kiến nghị

Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử về Tội cướp giật tài sản, khi dấu hiệu đặc trưng của tội phạm là khá rõ thì việc xác định tội danh không khó Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi người phạm tội có hành vi dùng vũ lực trong quá trình thực hiện tội phạm thì việc định tội danh chính xác là vấn đề không dễ dàng nên dễ dẫn đến sai sót trong định tội danh, áp dụng khung hình phạt Nguyên nhân cơ bản là nhận thức chưa thống nhất về các dấu hiệu định tội và định khung tăng nặng vì chưa có một văn bản pháp lý để giải thích, hướng dẫn rõ ràng Điều này dẫn đến tranh chấp về định tội danh dẫn đến hình phạt được áp dụng không tương xứng với tính chất mức độ của hành vi phạm tội tạo sự không công bằng trong áp dụng pháp luật hình sự.

Thực tiễn áp dụng tình tiết định khung “hành hung tẩu thoát” vẫn còn sai sót, không có sự thống nhất khi áp dụng pháp luật Ví dụ như ở vụ án sau:

Khoảng 14 giờ ngày 16/2/2005 Nguyễn Trọng Hùng, Nguyễn Mạnh Hùng và Trần Bảo Ngọc đứng xem Nguyễn Hồng Quảng và Nguyễn Văn Thắng cùng đồng bọn đánh bạc tại bờ suối khu Vĩnh Lập, thị trấn Mạo Khê, huyện ĐôngTriều, tỉnh Quảng Ninh Khoảng 30 phút khi thấy Nguyễn Văn Thắng lấy số tiền2.300.000 đồng (là tiền của mẹ Thắng đưa cho Thắng đi trả nợ và mua xe đạp cho em gái) ra đánh tiếp Thấy vậy, Trần Bảo Ngọc nói với Nguyễn Trọng Hùng

“mày giật tiền tao cản, tí nữa chia đôi” Ngay sau đó Nguyễn Trọng Hùng giật số tiền trên tay Thắng và bỏ chạy Thắng hô “cướp cướp” và đuổi theo được khoảng

10 mét thì túm được Nguyễn Trọng Hùng Trong lúc Nguyễn Trọng Hùng và Nguyễn Văn Thắng đang giằng co thì Nguyễn Mạnh Hùng, Trần Bảo Ngọc lao vào ôm Thắng làm Thắng ngã xuống đất để Nguyễn Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát Sau đó, Nguyễn Trọng Hùng đã đưa toàn bộ số tiền cho Trần Bảo Ngọc, Ngọc đưa lại cho Nguyễn Trọng Hùng 500.000 đồng, đưa cho Nguyễn Mạnh Hùng 400.000 đồng, số còn lại Ngọc cầm Ngày 23/2/2005 Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Trọng Hùng đến Công an huyện Đông Triều đầu thú, còn Trần Bảo Ngọc đã bỏ trốn.

Bản án hình sự sơ thẩm số 162/2005/HSST ngày 15/8/2005, Tòa án tỉnh Quảng Ninh áp dụng Khoản 1 Điều 133 ; điểm p Khoản 1 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 4 năm tù; Nguyễn Mạnh Hùng 3 năm tù đều về tội

Bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005, Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội áp dụng Khoản 1 Điều 136 ; điểm b, p Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 BLHS xử phạt Nguyễn Trọng Hùng 02 năm tù giam; Nguyễn Mạnh Hùng 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách 3 năm đều về tội “Cướp giật tài sản”.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 08/2007/HS – GĐT ngày 4/4/2007,

Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã: Huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 1324/2005/HSPT ngày 28/12/2005 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội vì nhận định đây là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS

Qua vụ án trên tác giả nhận thấy: Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng Khoản 1 Điều 133 xử phạt Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng đều về tội “Cướp tài sản” Có thể Toà sơ thẩm nhận định hành vi của Ngọc và Mạnh Hùng đã dùng vũ lực ôm cổ, ôm người và xô ngã người bị hại Thắng trong lúc bị hạiThắng đang giằng co với Trọng Hùng để Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát Hành vi dùng vũ lực đối với người bị hại nhằm để chiếm đoạt tiền như đã bàn bạc thống nhất từ trước giữa các bị cáo nên cấu thành tội Cướp tài sản.

Tòa phúc thẩm không đồng ý với quan điểm Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng phạm tội “Cướp tài sản” nên áp dụng Khoản 1 Điều 136 xử phạt Nguyễn Trọng Hùng; Nguyễn Mạnh Hùng đều về tội “Cướp giật tài sản” Có thể Toà phúc thẩm nhận định trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của người bị hại, các bị cáo đã có sự bàn bạc “mày giật tiền tao cản, tí nữa chia đôi” Sau khi Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo túm được thì Ngọc và Mạnh Hùng ngăn cản người bị hại để tạo điều kiện thuận lợi cho Trọng Hùng nhanh chóng chạy thoát Hành vi cướp giật tiền của Trọng Hùng đã hoàn thành, Ngọc và Mạnh Hùng tham gia với vai trò giúp sức nên Toà án cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm về tội danh, kết án Trọng Hùng và Mạnh Hùng về tội cướp giật tài sản Tuy nhiên, Toà phúc thẩm không đề cập, phân tích, đánh giá hành vi dùng vũ lực để ngăn cản người bị hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi dùng vũ lực này với hành vi cướp giật tiền của Trọng Hùng nên chỉ áp dụng Khoản 1 Điều 136 BLHS năm 1999

Toà giám đốc thẩm đã nhận định: Trong lúc đứng xem đánh bạc thấy con bạc

Thắng cầm trên tay số tiền lớn, Trọng Hùng cùng với Ngọc và Mạnh Hùng bàn bạc là giật số tiền trên tay Thắng để chia nhau Trọng Hùng trực tiếp giật tiền, còn Ngọc và Mạnh Hùng ôm giữ ngăn cản để Trọng Hùng cầm tiền chạy Các bị cáo không dùng bạo lực hoặc uy hiếp về tinh thần nào khác đối với Thắng Nhưng sau khi Trọng Hùng cướp giật được tiền và bỏ chạy, người bị hại đuổi theo túm được, ngay lúc đó Ngọc và Mạnh Hùng lao vào ôm cổ, ôm người và xô ngã người bị hại để Trọng Hùng cầm tiền chạy thoát; đây là trường hợp “hành hung để tẩu thoát” được quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 136 BLHS 24

Như vậy, trong cùng một vụ án việc áp dụng pháp luật để định tội danh có sự khác nhau là do đánh giá không đúng tính chất, mức độ, mục đích của hành vi dùng vũ lực của Bảo Ngọc và Mạnh Hùng trong quá trình thực hiện tội phạm nên các Toà án đã định tội danh, xác định cấu thành định khung tăng nặng và áp dụng hình phạt không thống nhất Điều này cho thấy việc phân tích, đánh giá

24 Quyết định giám đốc thẩm số 08/2007/HS – GĐT ngày 4/4/2007 về vụ án Nguyễn Trọng Hùng và các đồng phạm bị kết án về tội "cướp giật tài sản" tính chất, mục đích dùng vũ lực trong các vụ án cướp giật tài sản là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong quá trình định tội danh, xác định đúng khung hình phạt.

Thực tiễn định tội danh trong trường hợp vừa có hành vi dùng vũ lực đồng thời với hành vi giật tài sản vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ trong vụ án sau:

Khoảng 06 giờ ngày 04/11/2017, Danh H điều khiển xe môtô, biển kiểm soát 68B1- 294.86 chạy từ nhà thuộc xã Nam Thái, huyện An Biên đến xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang để đi ghe biển Khi đi đến quán cà phê do bà Tạ Thị Th, trú: ấp Mương Đào C, xã Vân Khánh, huyện An Minh làm chủ thì H dựng xe trước quán, vào kêu một ly nước mía uống Khi bà Th ngồi vào bàn xem tivi, H thấy trên cổ bà Th có đeo một sợi dây chuyền vàng 18k (trị giá 6.342.500 đồng) nên nảy sinh ý định cướp giật sợi dây chuyền H lợi dụng lúc bà

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w