1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật về văn phòng công chứng và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện pháp luật về văn phòng công chứng và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Ngọc Sương
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Quang
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 23,55 MB

Nội dung

Ngoài ra, còn có sách chuyên khảo: Pháp luật công chứng - Những van dé lý luận và thực tiên, 2012 của tiễn sĩ Tuân Dao Thanh cùng khá nhiều cácbài báo, tạp chí viết về vấn đề này như Tạp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN NGỌC SƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bắt kỳcông trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tinh chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định

của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem

xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Ngọc Sương

Trang 4

Chương 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE VAN PHONG CONG CHUNG

VA PHAP LUAT VE VAN PHÒNG CONG CHỨNG - 6

1.1 Khái quát chung về hoạt động công chứng và văn phòng công chứng 6

1.1.1 Khai niệm công chỨng - - + 13k 191g TH HH ng 6

1.1.2 Bản chất của hoạt động công chứng ¿2-2 +2£+E+E+eExcrxrzreerxees 91.1.3 Đặc điểm của văn phòng công chứng - 2-2 252 s+x+£x£szeszrssrez 16

1.1.4 Vai trò của văn phòng công chỨng - - - + sssssk + *ksireeeeereree 20

1.2 Khái quát chung về pháp luật văn phòng công chứng 251.2.1 Sự hình thành va phát triển của pháp luật về văn phòng công chứng 251.2.2 Khái niệm pháp luật về văn phòng công chứng - ¿5+ 3l1.2.3 Nội dung pháp luật về văn phòng công chứng -2¿ ¿22 5z+s+ 321.3 Pháp luật về văn phòng công chứng của một số nước trên thé giới 33

1.3.1 Céng hoa Phap -ä 7Ý 33

1.3.2 M6 hinh Anh — MY eee 36 1.3.3 Cong hòa nhân dân Trung HOa 55 5 S11 E*kEskkreeekeeeree 38

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VẺ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

VÀ THUC TIEN THỰC HIEN TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG 40

2.1 Thực trạng pháp luật về văn phòng công chứng của Việt Nam

WAS AMD 000 40

2.1.1 Pháp luật về Công chứng viên của văn phòng công chứng 402.1.2 Quy định về tổ chức của văn phòng công chứng -2- 2-5552 422.1.3 Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động nghiệp vụ của văn

phòng công chỨng - <4 LH HH TH HT HH HH,45

Trang 5

2.2.

2.2.1.

2.2.2.

Quy định về quan lý nhà nước đối với văn phòng công chứng 47

Thực tiễn thực hiện pháp luật về văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hai Phòng 2 2 2+SESEE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEkrrkerkrrei 51 Những kết quả đạt được ¿- 25s St 2 2E 2E1EEEE2121121111 21.2111 cre, 51 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 2-2 2 25£+£+£x+rxzez 55 Chương 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE VAN PHÒNG CÔNG CHUNG TRONG THỜI GIAN TỚI 59

3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về văn phòng công chứng 59

3.1.1 Bảo dam tính thống nhất của hệ thống pháp luật 2-5552 59 3.1.2 Bảo dam khả thi của văn bản quy phạm pháp luật - - - 59

3.1.3 Bảo đảm an toàn pháp Ìý - 1 x11 vn HH ky 60 3.1.4 Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp -‹++<<>+ss2 60 3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về văn phòng công chứng tromg thoi 1)E1)087 PP 61

3.2.1 Hoàn thiện quy định về người hành nghề công chứng -61

3.2.2 Hoàn thiện quy định về tô chức và hoạt động của văn phòng công chứng 66

3.2.3 Hoàn thiện quy định về hoạt động nghiệp vụ của văn phòng công chứng 70

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về văn 101-ãv0:1184:1ì:11177 o.-.'” 77

KET LUAN 0oiecccccccccccssccssessesssssessessecsecsvessessessecsssssessessecsssssessessessesssessessessessseeseeseees 83

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -ccccc+¿22222222225522++rrrrrt 85

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Ủy ban nhân dân

Văn phòng công chứng

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu luận vănTrong những năm gần đây, hoạt động công chứng ở nước ta đã có những bướcchuyên biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất

nước Đồng thời khẳng định được vi trí, vai trò của công chứng trong đời sông xã hội,

đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường Hoạt

động công chứng đã tạo ra các bằng chứng, sự an toàn pháp lí cần thiết cho các hợp

đồng và các giao dịch dân sự khác, thúc đây sự hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại,góp phần vào việc phòng ngừa các tranh chấp, vi phạm pháp luật tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa

Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Công chứng, có hiệu

lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 Tiếp sau đó, Quốc hội khóa 13 đã thông qua

Luật Công chứng vào ngày 20/6/2014 và hiện nay, Luật này đang có hiệu lực pháp

luật trên phạm vi cả nước Những văn ban pháp luật trên, là một bước tiến quantrọng trong việc cụ thê hóa nội dung về hoàn thiện thể chế công chứng ở nước ta

được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về

Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ranhiệm vụ: Hoàn thiện chế định công chứng, xác định rõ phạm vi của công chứng,giá trị pháp lý của văn bản công chứng, xây dựng mô hình quản lý nhà nước về

công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; cóbước đi phù hợp dé từng bước xã hội hóa công việc này

Ké từ khi Luật Công chứng được ban hành, hoạt động công chứng trong cảnước nói chung cũng như trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng đã có những

chuyên biến mạnh mẽ, số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứngtăng lên rõ rệt, ngoài các Phòng công chứng do Nhà nước thành lập còn có các Văn

phòng công chứng do công chứng viên thành lập Tuy nhiên, cùng với việc thực

hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng, việc tăng về số lượng công

Trang 8

chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng cũng làm phat sinh nhiều van dé, đó

là sự phát triển “nóng” của các tổ chức hành nghé công chứng, các Văn phòng côngchứng phát triển quá nhanh và chỉ tập trung ở khu vực trung tâm, nơi có điều kiệnkinh tế - xã hội phát triển dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh; vấn đề kiểm soát

hoạt động của công chứng viên và chất lượng các văn bản công chứng v.v Chính

vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động công chứng và đưa ra các giải pháp

nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động công chứng là một yêu cầu cấp thiết, trướcmắt cũng như lâu đài

Địa bàn thành phố Hải Phòng là thành phố trực thuộc trung ương của Việt

Nam với diện tích lớn, dân số đông và đặc biệt tình hình kinh tế xã hội rất phát

triển Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế xã hội của Hải Phòng đã cónhững bước phát triển vượt bậc, các giao dịch kinh tế ngày một phát triển và diễn

ra đa dạng cả về lượng và chất Từ đó, nhu cầu công chứng trên địa bàn thành phốHải Phòng ngày một tăng Trước tình hình đó, việc tổ chức và hoạt động côngchứng trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có những phát triển mới đáp ứng đượcnhu cầu đặt ra

Luật công chứng là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các giaodịch dân sự, nhưng đến nay, do biến động của tình hình thực tế có nhiều vẫn đề

mà Luật công chứng chưa tiên liệu được Điều này dẫn đến thực tiễn thi hành phápluật công chứng hiện nay ở trên địa bàn cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố

Hải Phòng vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục dé hoạt động này

phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong thực tiễn cuộc sống

Từ những nhận định trên đây, học viên quyết định chọn vấn đề “Hoàn thiện

pháp luật về văn phòng công chứng và thực tiễn thực hiện tại thành phố Hải

Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công chứng, với tư cách là một chế định bé trợ tư pháp trong hệ thống pháp

luật Xã hội chủ nghĩa, xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu Tuy nhiên, trong thời gian

qua, kê từ khi Luật công chứng ra đời, đã có một sô đê tài luận án, luận văn nghiên

Trang 9

cứu về lĩnh vực này Cụ thể như: Tuấn Đạo Thanh, Luận án Tiến sĩ Luật học,

“Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm gópphan xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở

Việt Nam hiện nay”, 2008; Phạm Thi Mai Trang, Luận văn thạc sĩ Luật học, “Xã hội

hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”, 2011; Nguyễn

Quang Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện

nay”, 2008; Nguyễn Chí Thiện, Luan văn thạc sĩ luật học, “Ndng cao hiệu quả hoạt

động công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, 2006; Hoàng Thị Hồng

Trang với luận văn “Bản chất, phạm vi và vai trò của hoạt động công chứng ở Việt

Nam” năm 2016 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; cùng một số khóa luận tốt

nghiệp khác Ngoài ra, còn có sách chuyên khảo: Pháp luật công chứng - Những

van dé lý luận và thực tiên, 2012 của tiễn sĩ Tuân Dao Thanh cùng khá nhiều cácbài báo, tạp chí viết về vấn đề này như Tạp chí Nghề Luật, số 5 tháng 10/2012Chuyên đề về Công chứng; Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2/21010 Chuyên đề vềcông chứng; Đặng Thị Tan Mai, 2010, “Phat triển hệ thống tô chức hành nghề

công chứng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Quản lý Nhà nước -Học viện hành chính,

số 177 (T10/2010); Nguyễn Thị Hạnh với bài viết “Bàn về giải quyết tranh chấpliên quan đến yêu cẩu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu”, tại Tap chí NghềLuật số 10/2021; Nguyễn Van Mich với bài viết “Ban về tên gọi của văn phòng

công chứng”, Tạp chí Nghề luật số 5/2016; Minh Hà với bài viết “Bảo hiểm trách

nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên” Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 5/2014;Nguyễn Huy Cường với bài viết “Bat cập trong quy định vê miễn nhiệm công chứngviên của Luật Công chứng năm 2014 và kiến nghị hoàn thiện” Tạp chí Nhà nước vàpháp luật số 9/2020; Hoàng Văn Hữu với bài viết “Chinh sách phát triển nghé côngchứng” Tạp chí Nghề luật số 1/2021

Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các quy định củapháp luật về công chứng nói chung, tình hình công chứng trên phạm vi cả nước, xãhội hóa công chứng hoặc nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật công chứng Việt Nam

dựa trên sự phân tích, so sánh với pháp luật công chứng của các quôc gia khác trên

Trang 10

thé giới Tuy nhiên, trong bối cảnh Luật Công chứng năm 2014 đã thực hiện được

8 năm, với nhiều bat cập nảy sinh, yêu cầu cấp thiết là cần hoàn thiện quy định củapháp luật công chứng Đồng thời nghiên cứu thực tiễn trên địa bàn cụ thé là thành

phố Hải Phòng, do đó, việc học viên quyết định chọn van đề trên vẫn mang ý nghĩa

lý luận và thực tiễn quan trọng.

3 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luậtvăn phòng công chứng trên địa thành phố Hải Phòng, luận văn có mục đích đề racác giải pháp hoàn thiện pháp luật về văn phòng công chứng trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, dé tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về công chứng và pháp luật về vănphòng công chứng như khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động văn phòng côngchứng, khái niệm, nội dung của pháp luật về văn phòng công chứng

Hai là, nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về văn phòng công chứng

và thực tiễn thực hiện tại địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đánh giá được những

hạn chế, tồn tai trong pháp luật về văn phòng công chứng ở Việt Nam hiện nay

Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về văn phòng côngchứng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về văn phòng công chứng

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề có tính lý luận và thựctiễn về pháp luật văn phòng công chứng và những giải pháp nhằm hoàn thiện phápluật về văn phòng công chứng trong thời gian tới

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu phân tích những tồn tại, bất cập của phápluật văn phòng công chứng và thực hiện pháp luật về công chứng dé đưa ra nhữngkiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật văn phòng công chứng trong thời gian tới

Trang 11

- Về thời gian: Nghiên cứu thực tiễn thực hiện từ năm 2017 đến 2021.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hải Phòng

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật, đồng thờidựa trên chủ trương của Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, về cải cách hành chính, cải cách tư pháp

5.2 Phương pháp nghiên cứuLuận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu luật học truyền thống

như phương phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, pháp so sánh, phươngpháp thống kê, phương pháp lịch sử, tư duy logic, phương pháp quy nạp, diễn giải nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài

6 Ý nghĩa của luận vănThứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật văn phòng công

chứng hiện hành.

Thứ hai, đánh gia, tổng kết được kết quả hoạt động của các tô chức HNCC

trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thốngpháp luật về văn phòng công chứng, phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn

thành phố Hải Phòng nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung.

7 Kết cầu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết câu thành 03 chương, 09 tiết

Trang 12

Chương 1

NHUNG VAN ĐÈ CHUNG VE VAN PHONG CONG CHUNG VÀ

PHAP LUAT VE VAN PHONG CONG CHUNG

1.1 Khái quát chung về hoạt động công chứng va văn phòng công chứng

1.1.1 Khái niệm công chứng

Theo Từ điển Luật học của Mỹ, công chứng (Notarial) là hoạt động của công

chứng viên Công chứng viên, theo tiếng Latinh là “Notarius” “Notarius” trong

luật Anh cô là một người sao chép hay trích lục các loại văn bản, giấy tờ khác hoặc

người làm chứng.

Trong luật La Mã, công chứng viên là người ghi chép, thư ký, tốc ký, người

ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án, hoặc ghi chép theo lời ngườikhác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng sở hữu Theo cách giải

thích trên, xét về nguồn gốc, công chứng là nghề sớm xuất hiện trong lịch sử loàingười (từ thời La Mã cô đại), với vai trò ghi chép, soạn thảo văn bản và làm chứng

Trên thế giới tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về công chứng Định nghĩa

về công chứng ở mỗi quốc gia, mỗi hệ thống pháp luật có phạm vi bao hàm không

giống nhau Tuy nhiên, có thể nhận thấy hai đặc điểm (nội dung) cơ bản trong khái

niệm về công chứng, đó là: “Làm chứng” và “ghi chép lại bằng văn bản” [27]

Ở Việt Nam, qua các giai đoạn lịch sử thì định nghĩa về công chứng cũngthay đổi Trong khoảng 30 năm trở lại đây đã có đến 4, 5 định nghĩa khác nhau

được ghi nhận trong các văn bản luật và dưới luật.

Tại Việt Nam, công chứng được định nghĩa nhiều lần trong các văn bản pháp

lý khác nhau Chỉ tính từ năm 1991 trở lại đây, đã có tới 5 định nghĩa được ghi nhận:

Điều 1 Nghị định 45/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định:

Công chứng Nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và

giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân và cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội

(sau đây gọi chung là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp

luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trang 13

Nghị định 31/1996 của Chính phủ quy định:

Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy

tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân và cơ quan Nhà nước, tô chức kinh tế, tô chức xã hội (sau đâygọi chung là t6 chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa [10]

Nghị định 75/2000 của Chính phủ quy định:

1 Công chứng là việc Phòng Công chứng chứng nhận tính xác thực của

hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệdân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp

đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác theo quy định của Nghị định

này 2 Chứng thực là việc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác nhậnsao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy

tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ theo quy định của

Nghị định này [11].

Luật Công chứng 2006 quy định:

Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp

pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch)bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá

nhân, tô chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Luật Công chứng 2014 quy định:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề côngchứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân

sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính

xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từtiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng

Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công

chứng hoặc cá nhân, tô chức tự nguyện yêu cầu công chứng [32]

Trang 14

Các định nghĩa trong các văn bản trên đều có những điểm chung, đó là:

Công chứng là hoạt động mang quyên lực nhà nước;

Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các hợp

đồng, các giao dịch,các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật;

Các hoạt động công chứng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân, các tổ chức khác;

Các loại giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ [45]

Điểm khác nhau của những định nghĩa nay phan ánh quá trình thay đổi vaphát triển của hoạt động công chứng ở Việt Nam và tập trung vào các yếu tố sau:

Cơ quan thực hiện hoạt động công chứng (Cơ quan hành chính nhà nước, cơ

quan bồ trợ tư pháp, đơn vị sự nghiệp công lập hay TCHNCC tư nhan?);

Đối tượng, phạm vi hoạt động công chứng (Chỉ bao gồm nội dung xác nhậntính xác thực, hợp pháp của giao dịch, hợp đồng hay bao gồm cả việc chứng thực

bản sao, chữ ký, bản dịch?).

Có thể nhận thấy rằng những định nghĩa về công chứng được ghi nhận trong

các văn bản luật thường mô tả và ghi nhận hiện tượng, hành vi cụ thé chứ khôngmang tính khái quát hóa hay đi vào bản chất của hoạt động này Điều này cũng là dễhiểu bởi việc quy định như vậy là nhằm thu hẹp nội hàm của khải niệm và bảo đảm

cho hoạt động quản lý của nhà nước có hiệu quả hơn, việc áp dụng pháp luật được

cụ thé và chi tiết Tuy nhiên, việc hiểu về bản chất của hoạt động công chứng đốivới CCV là rat cần thiết, bởi vì nếu không hiểu về bản chất của hoạt động này thiCCV rat dé bị đi lac ra ngoài phạm vi chức nang, nhiệm vụ va vai trò của họ; hoạt

động công chứng cũng dễ bị đi chệch hướng.

Tóm lại, khi hành nghề, chúng ta chỉ cần hiểu một cách khái quát, ngắn

gọn: “Công chứng là hoạt động tạo lập và lưu giữ chứng cứ được thực hiện bởi

Công chứng viên” Tất cả các định nghĩa trong các văn bản sẽ còn thay đổi mỗi lầnsửa luật; mỗi quốc gia sẽ còn định nghĩa lại theo ý chí của mình, nhưng đặc điểm

cốt lõi của công chứng thì sẽ không thay đổi

Trang 15

1.1.2 Bản chất của hoạt động công chứng

Hoạt động công chứng xuất phát từ nhu cau trong đời sống

Trên thực tế, với các cá nhân hay tô chức, khi nhắc đến công chứng thì hầuhết đều nghĩ ngay đến việc sao y bản chính giấy tờ, tài liệu Hoặc hơn thế nữa làmột loại thủ tục phải làm khi sang tên nhà đất, ô tô, xe máy hay thế chấp vay tiềnngân hang Như vậy, phần đông số người đang hiểu rằng công chứng là một thủtục bắt buộc, nó khá phiền hà rắc rối nhưng không làm thì không được Một bộphận khác lại cho rằng đi công chứng đề không bị lừa, không sợ giấy tờ giả, không

Sợ gặp trục trặc, mất an toàn khi mua bán tai sản lớn Công chứng như ông trọng tải,công chứng như cơ quan giám định, sai đâu công chứng đền; tóm lại, cần an toàn,khách quan và công băng cho các bên giao dịch thì ra công chứng

Còn đối với Nhà nước, việc duy trì trật tự xã hội cần bắt đầu từ việc phòngngừa rủi ro pháp lý, do vậy cần phải chuẩn hóa một số giao dịch dân sự quan trọng

cả về nội dung và hình thức để tránh các hậu quả tiêu cực cho xã hội, giảm tải cho

hệ thống co quan quản lý và cơ quan xét xử Nhà nước cũng cần quản lý và kiểm

soát được các giao dịch dân sự này ở một mức độ nhất định Công chứng là một

biện pháp, một công cụ cần thiết để Nhà nước thực hiện các mục tiêu nêu trên

Do đó, nhìn chung công chứng là một hoạt động pháp lý mang tính chấtphòng ngừa, xuất phát từ nhu cầu bảo đảm an toàn pháp lý và duy trì trật tự xã hội

Công chứng viên là một chức danh tư pháp, được sinh ra để thực hiện hoạt động

công chứng, đáp ứng nhu cầu của xã hội

Công chứng là một loại hình dịch vụ

Luật Công chứng 2014 quy định về chức năng xã hội của công chứng viên

như sau: “Công chứng viên cung cấp dịch vụ công do Nhà nước uy nhiệm thực hiện

nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng

ngừa tranh chấp; góp phan bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổnđịnh và phát triển kinh tế — xã hội” [32, Điều 3] Đây là một quy định mới và được

coi là rất tiến bộ khi đã chính thức công nhận công chứng là một loại hình dịch vụ

Thê nhưng, nêu không đánh giá được phạm vi và có cach hiêu chính xác vê “dịch

Trang 16

vụ công” về yếu tố “Nhà nước ủy nhiệm thực hiện” trong quy định này thì sẽ rất

dễ dẫn đến cách hiểu sai về tính chất của dịch vụ công chứng, nhất là đối vớinhững người hành nghề lâu năm, còn giữ thói quen và tư duy nghề nghiệp cũ.Ngay cả khi tìm hiểu về khái niệm “dịch vụ công” mà không đối chiếu, so sánh

với các quy định cụ thể của Luật Công chứng thì cũng dễ tạo ra cách hiểu thiên

lệch, mang nặng tính hành chính, rằng “dịch vụ công” là dịch vụ mang tính công

quyền và yếu tố “Nhà nước ủy nhiệm” là thể hiện của việc chuyển giao (trao)

quyền lực cho công chứng viên

Đề làm rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về khái niệm “dịch

vụ công” Hiện nay mới chỉ có một quy định về dịch vụ công trực tuyến tại Điều 3

Nghị định 43/2011/NĐ-CP, ngày 13/06/2011, trong đó định nghĩa “Dịch vụ công

trực tuyến là dich vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nướcđược cung cấp cho các tô chức, cá nhân trên môi trường mạng” Mà hầu hết cácvăn bản pháp luật trước đó đều chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào định

nghĩa dịch vụ công là gì Theo định nghĩa trên đây thì có thể hiểu dịch vụ công

là dich vụ của cơ quan nhà nước cung cấp

Với cách hiểu như vậy, chúng ta có thé tóm lược ngắn gọn dịch vụ công ở

Việt Nam trong 3 tính chất “công cộng”, “công ích”, “công quyền”; chúng có 3 đặcđiểm chung cơ bản là:

Nhà nước trực tiếp cung cấp hoặc ủy nhiệm, ủy quyền cung cấp dịch vụ;

Nhà nước chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân và xã hội về việc bảođảm cung cấp dịch vụ và chất lượng dịch vụ;

Không vì mục tiêu lợi nhuận;

Ở trong một sé nguồn tài liệu khác, lại có một cách hiểu khác về dịch vụcông khi xét trên giác độ kinh tế học, theo đó, địch vụ công được hiểu là các hoạt

động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng Theo nghĩa hẹp, hàng hóa

công cộng là loại hàng hóa mà khi nó đã được tạo ra thì khó có thể loại trừ ai ra

khỏi việc sử dụng nó; và việc tiêu dùng của mỗi người không làm giảm lượng tiêu

dùng của người khác Hàng hóa công cộng mang lại lợi ích không chỉ cho những

10

Trang 17

người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này Đó lànguyên nhân dẫn đến chỗ Chính phủ trở thành người sản xuất hoặc bảo đảm cungcấp các loại hàng hóa công cộng Còn theo nghĩa rộng, hàng hóa công cộng là

“những hàng hóa và dịch vụ được Nhà nước cung cấp cho lợi ích của tất cả hay đa

số nhân dân” Dịch vụ công là những hoạt động cung ứng các hàng hóa công cộng

xét theo nghĩa rộng, bao gồm cả những hàng hóa có tính cá nhân thiết yêu được Nhà

nước bảo đảm cung ứng như điện, nước sinh hoạt Với cách hiểu này, dịch vụ

công có các đặc điểm sau:

Nhà nước là một chủ thể cung cấp dịch vụ giống như các tổ chức, cá nhân

khác Dịch vụ có thể được cung cấp bởi Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân có đủnăng lực;

Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bảo đảm rằng dịch vụ đó được cung cấp đếnmọi người dân trong xã hội va việc cung cấp dịch vụ được thực hiện theo đúng các

quy định của pháp luật, trong đó có các quy định mang tính định lượng về tiêuchuẩn chat lượng, cung cách phục vu ;

Việc cung cấp dịch vụ có thể vì mục tiêu lợi nhuận hoặc không;

Qua các phân tích nêu trên ta thấy dịch vụ công chứng có những đặc điểm

gần với khái niệm “dịch vụ công” được luận giải dưới giác độ kinh tế học hơn,

cụ thể là:

Thứ nhất: Nhà nước là một chủ thể cung cấp dịch vụ thông qua các phòng

công chứng nhà nước Nhà nước cũng công nhận các văn phòng công chứng là một

chủ thé cung cấp dich vụ công và được đầu tư bởi tư nhân

Thứ hai, Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bảo dam rằng dịch vụ công chứng

được cung cấp đến mọi người dân trong xã hội và việc cung cấp dịch vụ côngchứng được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, trong đó có các quy

định mang tính định lượng về tiêu chuẩn chất lượng, cung cách phục vụ Yếu tố

ủy nhiệm của Nhà nước cho tô chức, cá nhân ngoài Nhà nước (cụ thê là văn phòngcông chứng) thực hiện dịch vụ là không rõ ràng Nếu là Nhà nước ủy nhiệm thựchiện thì Nhà nước phải là chủ thể chính cung cấp dịch vụ còn người nhận ủy nhiệm

11

Trang 18

chỉ là người thừa hành, trong khi đó, nghiên cứu các quy định của pháp luật ta có

thé nhận thấy rang chủ thé cung cấp dịch vụ công chứng là công chứng viên và tôchức hành nghề công chứng Yếu tố nhân danh Nhà nước là khá mờ nhạt Mặt

khác, trong mối quan hệ ủy nhiệm thì người chịu trách nhiệm đối với hoạt động

cung cấp dịch vụ phải là người ủy nhiệm chứ không phải là người được ủy nhiệm.Yếu t6 chịu trách nhiệm của Nhà nước đối với việc cung cấp dịch vụ công chứngchỉ nằm ở việc bảo đảm dịch vụ công chứng được cung cấp đến mọi người dân,thé hiện ở hoạt động hoạch định chính sách, thé chế pháp luật, quy định tiêu chuẩnchất lượng, thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện v.v nghĩa là theo một cáchthức gián tiếp Cụ thé, theo Luật Công chứng thì trách nhiệm của Nhà nước được

thể hiện qua các quy định về trách nhiệm của Sở Tư pháp và các cơ quan hữu quan

trong việc quản lý tổ chức và hoạt động của các tô chức hành nghề công chứngcũng như hoạt động hành nghề của công chứng viên Trong khi đó nhiệm vụ, tráchnhiệm của công chứng viên và tô chức hành nghề công chứng trong việc cung cấp

dịch vụ công chứng được thé hiện rõ ràng và chi tiết hon rất nhiều Điều đó thé

hiện răng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng mới chính là những

đối tượng chịu trách nhiệm trực tiếp trước người sử dụng dịch vụ chứ không phải

Nhà nước Chúng ta không nhìn thấy những đặc điểm rõ ràng của mối quan hệ ủy

nhiệm trong trường hợp này.

Thứ ba: Yếu tố “không vì mục tiêu lợi nhuận” là không khả thi khi thực hiện

xã hội hóa dịch vụ công chứng Đã từng có ý kiến đề xuất đưa nội dung “không vì

mục tiêu lợi nhuận” vào Luật Công chứng 2014 nhưng nội dung này không được

Quốc hội thông qua Trên thực tế, các văn phòng công chứng sẽ không thê tồn tại,thậm chí sẽ không có ai đầu tư thành lập văn phòng công chứng dé hoạt động vì

mục đích phi lợi nhuận.

Như vậy, với những người hành nghề công chứng cần phải thấy rõ rằng công

chứng hiện nay là một dịch vụ công mà yếu tố “công” rõ nét nhất ở đây là “côngcộng” chứ không phải là “công ích” hay “công quyền” Điều này là hoàn toàn phù

hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước khi thực hiện xã hội hóa dịch vụ công

12

Trang 19

chứng, đó là nhằm mục đích đưa dịch vụ này đến gần người dân hơn, tạo sự thuậntiện cho người dân khi có nhu cầu công chứng Người dân tiếp cận và sử dụngdịch vụ công chứng dễ dàng, thuận tiện cũng đồng nghĩa với việc các rủi ro pháp

lý trong xã hội được hạn chế, giảm di các thiệt hại cho xã hội, giảm tai cho hệthống cơ quan điều tra, xét xử Dé cao yếu tố “công cộng” và “dịch vụ” cũng có

nghĩa là đặt những người hành nghề công chứng vao vi trí của người phục vụ, đặt

chất lượng phục vụ người dân lên một vi trí cao hơn, và đó cũng là yếu tố cơ bản,quan trọng dé ngành công chứng tôn tại, phát triển phù hợp với quy luật vận hànhcủa nền kinh tế thị trường [52]

Hoạt động Công chứng của Công chứng viên được xác định là một nghềNội dung này đã được khăng định trong Luật Công chứng 2006 và tiếp tục

được khăng định thêm trong Luật Công chứng 2014 Dưới góc độ pháp lý, việc coicông chứng là một nghề là cơ sở để xây dựng các chính sách, quy định các khungpháp lý liên quan đến nghề nghiệp đó như việc ban hành quy tắc hành nghề, tiêuchuẩn nghề nghiệp, điều kiện hành nghề nhằm quan lý nghề nghiệp theo ý chí củaNhà nước, phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội, mặt khác, giúp nghề

nghiệp đó phát triển một cách chính danh trong khuôn khổ pháp luật; thông qua việc

cho phép thành lập các hiệp hội nghề nghiệp có thé bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của những người hành nghề Dưới góc độ thực tiễn đời sống, khi đề cập đếnmột nghề nghiệp, người ta thường nhắc đến đặc thù nghề nghiệp, đạo đức nghề

nghiệp, danh dự nghề nghiệp, quy tắc nghề nghiệp Muốn tồn tại và phát triển với

một nghề nghiệp nào đó, người hành nghề bắt buộc phải hiểu rõ về nghề nghiệp củamình, từ các quy định của pháp luật đến thực tiễn hành nghề [52]

Tìm hiểu về các đặc điểm của nghề công chứng, chúng ta thường nhìn ngay

vào Luật Công chứng và các văn bản pháp luật, tiếp đó là các giáo trình giảng dạy,

và ở đó chúng ta tìm thấy những điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề, địa vị pháp lý,quy tắc đạo đức Đặc điểm chung của những nội dung này đều là các quy định

hoặc mô tả về các quy định một cách khô khan, mang nặng tính hành chính, côngquyền Nếu chỉ chú ý vào việc tuân thủ các quy định của pháp luật khi hành nghề

13

Trang 20

công chứng, người hành nghề dễ bị thụ động trong tư duy nghề nghiệp, làm hạn chếhiệu quả hoạt động nghề nghiệp, chấp nhận những bat cập, sai sót phát sinh từ cácquy định của pháp luật hoặc từ cơ quan quản lý, thậm chí trong nhiều trường hợpdẫn đến sai sót khi tác nghiệp Vi dụ: công chứng viên yêu cau xuất trình bản chính

giấy khai sinh và từ chối công chứng giao dịch khi người yêu cầu công chứng chỉ có

bản sao giấy khai sinh; hoặc công chứng viên yêu cau xuất trình bệnh án của ngườiyêu cau công chứng khi được yêu cau công chứng ngoài trụ sở để chứng minh lý doyêu cẩu công chứng ngoài trụ sở là chính đáng Vì lý do đó, tư duy về nghề công

chứng cần có sự thay đồi cho phù hop [52]

Xuất phát điểm của tư duy nên bắt đầu từ thực tiễn đời sống xã hội, từ nhữngđòi hỏi của xã hội đối với nghề nghiệp, từ đặc thù của nghề nghiệp, từ các chuẩn

mực về đạo đức và cuối cùng mới là đối chiếu với các quy định của pháp luật Cách

tư duy này sẽ tạo cho người hành nghề công chứng sự chủ động, linh hoạt và tự tin

hơn khi hành nghề; chất lượng dịch vụ và sự an toàn từ đó cũng đạt kết quả tốt hơn.

Suy cho cùng thì các quy phạm pháp luật dé điều chỉnh hoạt động hành nghề công

chứng được hình thành cũng xuất phát chính từ nhu cầu của thực tiễn đời sống, kết

hợp với đặc thù nghề nghiệp, các chuẩn mực đạo đức và cuối cùng là ý chí của Nha

nước vì mục đích quản lý, duy trì trật tự xã hội Hiểu một cách nôm na là: ngườidân có nhu cầu bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, họ chấp nhận chi

một khoản tiền để được đáp ứng nhu cầu đó, họ sẽ đưa ra các yêu cầu cụ thể cần

được đáp ứng Công chứng viên với tư cách là một người hành nghề sẽ tìm cách déđáp ứng tốt nhất các nhu cầu của người dân, mục tiêu là ngăn ngừa và hạn chế tối

đa rủi ro pháp lý cho họ, đổi lại, công chứng viên có được thu nhập và cơ hội duytrì, phát triển nghề nghiệp Như vậy mục tiêu mà cả hai bên hướng tới trước tiên là

đáp ứng các nhu cầu của nhau sau đó mới đến điều kiện là làm thé nào dé nhu cầu

và cách đáp ứng nhu cầu đó phù hợp với quy định của pháp luật [52]

Cũng là tìm hiểu về các đặc điểm của nghề công chứng, nhưng khi nhìn dưới

góc độ thực tiễn đời sống, chúng ta sẽ có cái nhìn gần gũi và dễ nhận diện hơnthông qua việc so sánh nghề công chứng với một số nghề nghiệp khác Chăng hạn

14

Trang 21

khi so sánh đặc điểm nghé nghiệp giữa một công chứng viên và một bác sỹ y tế dựphòng ta có thé thấy ngay hàng loạt những điềm chung:

Nhiệm vụ của công chứng viên và bác sỹ y tế dự phòng đều là phòng ngừarủi ro (rủi ro pháp lý và rủi ro về bệnh tật)

Công chứng một giao dịch giống như tiêm một liều vắc-xin, có tác dụng

ngăn ngừa rủi ro.

Cảm giác của người dân khi chỉ một khoản tiền phí công chứng có thê cũng

khó chịu như khi bị một mũi tiêm, do đó không phải ai cũng tự nguyện đi công chứng hay đi tiêm phòng.

Kết quả công chứng hay tiêm phòng đều không thé đánh giá được ngay tai

thời điểm thực hiện công việc đó ngoại trừ những đánh giá mang tính cảm quan bề

ngoài như thái độ phục vụ hay mức chi phi.

Kết quả của việc tiêm phòng chỉ có thể được đánh giá khi dịch bệnh tràn

qua, cũng như kết quả của việc công chứng chỉ có thể được đánh giá khi xảy ranhững tranh chấp pháp lý Tuy nhiên, dịch bệnh hay tranh chấp pháp lý có thể rất

ít hoặc không xảy ra, do đó kết quả công việc có thê rất ít hoặc không có điềukiện dé đánh giá

Rủi ro chỉ có thể được ngăn ngừa ở mức tương đối chứ không thể đạt đến

mức tuyệt đối, tuy nhiên chuyên môn tốt và dịch vụ tốt sẽ bảo đảm tỷ lệ rủi ro là

thấp nhất

Không phải ai cũng hiểu một cách tích cực về công việc âm thầm của côngchứng viên hay bác sỹ y tế dự phòng Nhiệm vụ của người cung cấp dịch vụ là phảigiải thích dé cho người được phục vụ hiểu được tinh chất của dịch vụ

Trên thế giới, tiêu chuân hành nghề công chứng được đặt ra khắt khe, đặc

biệt là ở các nước theo trường phái công chứng nội dung Việt Nam cũng không

ngoại lỆ, điều kiện, tiêu chuẩn đề trở thành công chứng viên là khá cao với những

đòi hỏi về bằng cấp, quá trình đào tạo và thâm niên công tác trong lĩnh vực pháp

luật Với người hành nghề công chứng, xác định rõ mục tiêu nghé nghiệp là van dérất quan trọng, là yếu tố có sức ảnh hưởng đến hành vi thực thi công việc, giúp chongười hành nghề công chứng giữ được sự cân bằng trong hoạt động nghiệp vụ

15

Trang 22

Thứ nhất: Sự tự hào và danh dự nghề nghiệp giúp cho công chứng viên tựtin, yêu công việc của mình, hiểu rõ gia tri nghé nghiệp của minh, luôn luôn có sựcân nhắc trước các tình huống cám dỗ với những lợi ích vật chất trước mắt.

Thứ hai: Dao đức nghé nghiệp gan với đạo đức và nhân cách con người, xácđịnh công chứng là một nghề đồng nghĩa với ý thức tuân thủ đạo đức hành nghề.Việc tuân thủ đạo đức hành nghề không han là làm đúng những nội dung của bản

quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà nó xuất phát từ tư cách đạo đức của mỗi cá nhân,

thé hiện qua hoạt động ứng xử với đồng nghiệp và với khách hang của mình mộtcách văn minh, tử tế Cộng với sự tự hào, danh dự nghề nghiệp thì đạo đức nghềnghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên sự an toàn khi hành nghề cũng như nâng cao uytin của mỗi cá nhân trong nghé nghiệp đó

Thứ ba: Khi nói đến nghề nghiệp là nói đến sự chuyên nghiệp trong một lĩnh

vực nào đó Xác định công chứng là một nghề đồng nghĩa với việc người làm nghề

sẽ luôn phải ý thức dé làm công việc của mình một cách chuyên nghiệp nhất, và đó

là động lực tạo nên sự phát triển của cá nhân, của tổ chức, đem lại giá trị cho cả

người sử dụng dịch vụ và xã hội.

Mỗi nghề nghiệp đều có những đặc điểm, đặc trưng riêng mà bất cứ ai muốn

tồn tại và phát triển bằng nghề đó đều phải hiểu và thích nghi Ví dụ: Nghề ca sỹ

phải chăm chút cho hình ảnh luôn đẹp, giọng hát ngọt ngào, phải biết sống chungvới dư luận, khen chê trái chiều; hiệu quả công việc của nghề ca sỹ phụ thuộc vàothái độ và sở thích của công chúng, nhưng có thể đánh giá ngay sau mỗi bài hát mà

ca sỹ thé hiện Nghề công nhân thoát nước thì không cần phải chăm chút về hình

thức, không phải đối diện với dư luận nhưng lại phải chấp nhận chịu đựng được môi

trường ban thiu, độc hại; hiệu quả công việc của nghề thoát nước ít khi được đánhgiá ngay tại thời điểm anh ta hoàn thành công việc Làm nghề công chứng, chúng tacũng phải tự xác định và thích nghi với những đặc điểm của nghề công chứng nếumuốn tôn tại và phát triển [52]

1.1.3 Đặc điểm của văn phòng công chứngVăn phòng công chứng là tổ chức kinh tếHiện nay, tô chức hành nghề công chứng được quy định gồm có phòng công

16

Trang 23

chứng và văn phòng công chứng, trong đó phòng công chứng là tô chức sự nghiệpcông lập trực thuộc Sở tư pháp còn văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt

động theo các quy định của pháp luật 4p dung cho mô hình công ty hợp danh(thường được gọi là tổ chức hành nghề công chứng tư) Dia vị pháp lý của phòng

công chứng và văn phòng công chứng là ngang nhau Tuy vậy, nếu như phòng côngchứng được Luật Công chứng quy định rõ là một tổ chức sự nghiệp công lập thì vănphòng công chứng lại không được luật này nói rõ nó thuộc loại hình tô chức gì?Luật Công chứng cũng không khăng định văn phòng công chứng là doanh nghiệp

Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về loại hình tổ chức của văn phòng công chứng,cho dù hoạt động thực tế của văn phòng công chứng từ t6 chức, hạch toán cho đếnnghĩa vụ nộp thuế đều theo cách thức hoạt động của công ty hợp danh Phải đến khi

Nghị định 99/2016/NĐ-CP ra đời thi mới có cơ sở pháp lý đầu tiên dé khang địnhrằng văn phòng công chứng là tổ chức kinh tế, theo đó, Khoản 14, Điều 3 quyđịnh: “Tổ chức kinh tế quy định tại Nghị định này là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên

hiệp hop tác xã được thành lập, hoạt động theo các luật: Công chứng, luật sư, giám

định tư pháp, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, hợp tác xã” [52]

Việc xác định rõ văn phòng công chứng là tổ chức kinh tế có ý nghĩa quan

trọng trong cách thức vận hành hoạt động của văn phòng công chứng Một tô chứckinh tế hoạt động với mục đích lợi nhuận thì điều đương nhiên là phải vận hành

theo quy luật của thị trường và chịu sự điều tiết của thị trường, dịch vụ công chứng

phải được coi như một sản phẩm hàng hóa do tổ chức đó cung cấp Văn phòng côngchứng sẽ bình dang với các tô chức kinh tế khác về mặt địa vị pháp lý trong một số

quy định chung áp dụng cho các tô chức kinh kế, ví dụ như có thể có nhiều hơn mộtcon dau dé phuc vu cho nhu cau hoat động, cach thức hạch toán và nộp thuế, các

chính sách với người lao động hoặc các chính sách ưu đãi áp dụng cho tô chức kinh

tế khi thành lập và hoạt động ở địa bàn kinh tế khó khăn

Về phía các phòng công chứng, mặc dù không được xác định là tổ chức kinh

tế nhưng trong Luật Công chứng không quy định tách bạch về quyền và nghĩa vụ

giữa phòng công chứng va văn phòng công chứng Điêu này tạo nên sự cân băng vê

17

Trang 24

địa vị pháp lý, nó cũng có nghĩa là các phòng công chứng sẽ phải vận hành theo quy

luật của thị trường giống như văn phòng công chứng, phải đối mặt với sự cạnh tranh,với các khó khăn, thách thức trong mối tương quan được điều tiết bởi thị trường

Dé tổn tại và phát triển, về lâu dài không có cách nào khác, những ngườihành nghề công chứng cho dù thuộc các phòng công chứng hay văn phòng côngchứng thì đều phải xác định công chứng là một dịch vụ, phải đề cao chất lượng và

hiệu quả phục vụ, coi người yêu cầu công chứng là khách hàng, nâng cao hình ảnh

và uy tín tổ chức của mình trên thị trường, tìm cách thu hút khách hàng và thúc đây

doanh thu [52].

Về tổ chức của Văn phòng công chứng

Theo quy định tại điều 26 của Luật Công chứng, Văn phòng công chứng là tổ

chức dịch vụ công do một hoặc một số Công chứng viên hành nghề tự do thành lập.Văn phòng công chứng do một Công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạtđộng theo loại hình Doanh nghiệp Tư nhân; do hai Công chứng viên trở lên thànhlập được tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty Hợp danh Người đại diện theo

pháp luật của Văn phòng công chứng là trưởng Văn phòng công chứng Trưởng

Văn phòng công chứng phải là Công chứng viên Văn phòng công chứng có trụ sở,con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng

nguồn thu từ kinh phí đóng góp của Công chứng viên, phí công chứng, thù lao công

chứng và các nguồn thu nhập hợp pháp khác

Việc xác định Văn phòng công chứng hoạt động theo loại hình DNTN hay

Công ty Hợp danh nhăm mục đích chính là xác định về thuế, thuê lao động, kế toán,thống kê, Các quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được quy định trong

Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Về hoạt động của Văn phòng công chứngHoạt động của Văn phòng công chứng vừa mang tính công quyền (nhândanh nhà nước vì lợi ích Nhà nước), vừa mang tích chất dịch vụ công (nhằm mụcđích phục vụ ngày càng tốt hơn cho lợi ích của các tô chức, cá nhân có nhu cầucông chứng, trên cơ sở phù hợp với lợi ích của toàn xã hội) Tinh chất dịch vụ côngcủa Văn phòng công chứng hướng đến 3 lợi ích:

18

Trang 25

- Lợi ích của Nhà nước: Sự ra đời của Văn phòng công chứng đã giúp nhà

nước vừa giảm bớt được gánh nặng cho mình vừa phát huy được tối đa nguồn lựctrong xã hội, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

- Lợi ích của các bên tham gia giao dịch: Văn phòng công chứng đã giúp cho

các tô chức, cá nhân thực hiện các giao dịch của mình một cách thuận lợi, đồng thời

bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch;

- Lợi ích của Văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng khi thực hiện hoạt động công chứng được thu phi và thu lao công chứng theo quy định.

Nguon tài chính của Văn phòng công chứngVăn phòng công chứng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằngnguồn thu kinh phí đóng góp của Công chứng viên, phí công chứng, thù lao công

chứng và các nguồn thu hợp pháp khác, bao gồm:

- Kinh phí đóng góp của Công chứng viên: Theo Luật Doanh nghiệp

- Phí công chứng: Phí công chứng bao gồm phí công chứng hợp đồng, giaodịch, phí lưu giữ đi chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng Mức thu phí côngchứng được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công

chứng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ

quản lý, sử dụng phí công chứng.

- Thù lao công chứng: Là khoản tiền do Văn phòng công chứng thu từ việc

soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp và các việc khác liên quan đến

công việc công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng Mức thù lao đốivới từng loại việc do tô chức hành nghề công chứng xác định

- Các nguồn thu khác: Là khoản tiền do Văn phòng công chứng thu từ việc

người yêu cầu công chứng đề nghị xác minh, giám định hoặc thực hiện công chứng

ngoài trụ sở của Văn phòng công chứng.

Mức chi phí này do người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công

chứng thoả thuận.

Hoạt động công chứng là hoạt động dịch vụ công

Việc xã hội hóa hoạt động công chứng không phải là “tư nhân hoá hoạt

19

Trang 26

động công chứng” và cũng không phải là “chuyển chức năng công chứng từ taynhà nước cho bất cứ ai trong xã hội” mà là hoạt động dịch vụ công Tuy khôngphải là hoạt động quản lý nhà nước nhưng nó góp phần hỗ trợ tích cực để nhà

nước thực hiện quản lý đối với các hợp đồng, giao dịch Trong điều kiện nền kinh

tế thị trường, khi các quan hệ dân sự, thương mại được mở rộng thì sự hiện diệncủa các Văn phòng công chứng là hết sức cần thiết, góp phần chia sẻ sự quá tảicủa các Phòng Công chứng, đồng thời cũng tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh cho

lĩnh vực hoạt động này.

Văn phòng công chứng ra đời đã chia sẽ gánh nặng với chính nhà nước,

trước đây công chứng hoàn toàn độc quyền, cảnh xếp hàng dài trước cửa các Phòng

Công chứng là chuyện thường ngày mà gây bức xúc cho người dân Mở ra các Văn

phòng công chứng chất lượng được cải cách một cách đáng kể, ngày một nâng caochất lượng dịch vụ công cùng với vai trò của nhà nước góp phần quan trọng trongviệc bảo vệ pháp luật, bảo vệ thé chế nền hành chính nhà nước va quyền lợi chính

đáng của công dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

1.1.4 Vai trò của văn phòng công chứng

Thứ nhất, văn phòng công chứng là nơi để bảo đảm độ tin cậy về nhânthân, về tư cách pháp nhân của các bên giao dịch

Anh là ai? là người như thế nào? Đó là những câu hỏi đầu tiên mà mọingười, mọi tổ chức phải tự chứng minh được với cơ quan nhà nước trước khi đăng

ký, xin phép hành nghề Trước khi đặt quan hệ hợp tác, các bên đối tác cũng phải

làm cho nhau rõ những điều đó

Trong thực tế cuộc sống, do tính cả né, ca tin, chi bang lòng với lời nói

suông hoặc với những giấy tờ được in an rat đẹp, bằng tiếng nước ngoài nhưng làgiấy tờ nguy tạo, không được công chứng, nên có khá nhiều người trở thành nạnnhân của sự lừa đảo và phải trả giá rất đắt Mặt trái của cơ chế thị trường đã diễn ra

hàng ngày, hàng giờ và cung cấp nhiều bài học phản diện về van dé này cho công

tác quản lý xã hội của Nhà nước.

Người đến đăng ký, xin phép hành nghề sẽ được cơ quan nhà nước dé chấp

20

Trang 27

nhận hơn, người tìm kiếm đối tác sẽ làm cho đối tác của mình có độ tin cậy hơn khitrong hồ sơ đưa ra có các văn bản đã được công chứng xác nhận tính xác thực, tínhhợp pháp của các văn bản có liên quan đến nhân thân, đến tư cách pháp nhân của tô

chức, đến tài sản thuộc quyền sở hữu của họ Quá trình tìm kiếm thị trường, tìm

kiếm công việc diễn ra rất sôi động Chính vì vậy, số lượng vụ việc xin công chứngcác bản dịch, các bản sao (bao gồm bản sao chứng minh thư, văn bằng, giấy chứngnhận quyền sở hữu bất động sản, động sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,giấy phép hành nghề - đối với các ngành nghề bắt buộc phải có giấy phép hànhnghề, giấy đăng ký, giấy phép hành nghề và các giấy tờ liên quan đến pháp luật,

v.v.,) chiếm số lượng nhiều nhất ở các Phòng Công chứng, trên 90% tổng số vănbản yêu cầu công chứng 1 Ngày càng có nhiều người nhận ra hợp đồng được công

chứng là cơ sở pháp lý dé bảo đảm sự hợp tác ồn định lâu dai của các bên đối tác

Thứ hai, văn phòng công chứng dé bảo dam giá trị pháp lý của hợp dong,

bản dịch, bản sao

Trong giao kết hợp đồng, các bên tham gia cam kết đều phải thỏa thuận đượcvới nhau về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền và quyền lợi của mỗi bên Dé bảo đảm

cho hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ, đúng đắn cả về phạm

vi, nội dung cam kết lẫn thời gian thực hiện, thì phải làm cho các điều cam kết đó

có giá trị pháp lý bắt buộc phải tuân thủ

Đề bảo đảm cho hợp đồng, các cam kết của các bên có giá trị pháp lý vững

chắc thì hợp đồng và các cam kết cụ thé phải thỏa mãn được hai điều kiện sau:

Một là, hợp đồng và các cam kết trước hết phải phù hợp với pháp luật: Điềukiện này được đáp ứng qua sự thẩm tra của công chứng viên Công chứng viên phải

chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng biết những điều khoản, những cam kết nàocủa hợp đồng không phù hợp với các nguyên tắc của đạo luật, bộ luật áp dụng, với

chế định luật, điều luật áp dụng, với trình tự, thủ tục do luật quy định và hướng dẫn

họ làm lại cho đúng.

Ví dụ: Khi ký kết hợp đồng dân sự thì công chứng viên phải soát xét tính phùhợp của hợp đồng với 11 nguyên tắc của Bộ luật dân sự:

21

Trang 28

+ Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi

ích hợp pháp của người khác;

+ Nguyên tắc tuân thủ pháp luật;

+ Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thông tốt đẹp;

+ Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền nhân thân;

+ Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền sỏ hữu, các quyền khác với tài sản;

+ Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;

+ Nguyên tắc bình đẳng;

+ Nguyên tắc thiện chí, trung thực;

+ Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự;

+ Nguyên tắc hòa giải;

+ Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương trợ pháp luật

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự, khi ký kếtcác hợp đồng dân sự cụ thể loại nào thì phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Bộ

luật về loại hợp đồng đó Ký kết mua bán bất động sản thì phải tuân thủ đúng các

quy định của Bộ luật về mua bán bất động sản; Ký kết hợp đồng dịch vụ, vận

chuyền, gia công thì phải tuân thủ đúng các quy định của luật pháp về dịch vụ, vận

chuyên; Khi công chứng di chúc thì phải tôn trọng các quy định của Bộ luật dân sự

Hai là, pháp luật hiện hành nước ta quy định các hợp đồng giấy tờ được công

chứng có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thâm quyền

hoặc bị Tòa án tuyên bồ là vô hiệu Do vậy, hợp đồng phải được công chứng đối với

các loại hợp đồng mà luật pháp quy định phải có công chứng mới có giá trị pháp lý

22

Trang 29

Còn với những giao dịch dân sự tuy pháp luật không đòi hỏi công chứng nhưng nếu

có công chứng thì càng được bảo đảm về giá trị pháp lý

Sự bảo đảm giá trị pháp lý của hợp đồng, văn bản được công chứng còn đượcthể hiện ở chỗ là các văn bản này được lưu giữ tại những nơi lưu giữ của Nhà nước

Thứ ba, là biện pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa sự gian lận, lừa dao

trong quan hệ và sự bội tín trong thực hiện hợp đồng.

Hiệu quả phòng ngừa sự gian lận, lừa đảo trong thiết lập các quan hệ dân sự,kinh tế, lao động, được bảo đảm trước hết bằng sự thấm tra, soát xét của côngchứng viên về tính xác thực của các bản sao, bản dịch

Công chứng viên là người thông thạo nghiệp vụ chuyên môn Do vậy, nếu có

sự tây xoá, sửa đổi, nguy tạo văn bản yêu cầu công chứng thì công chứng viên với

kinh nghiệm đã tích luỹ được, với năng lực chuyên môn đã được đào tạo sẽ dễ dàng

phát hiện hơn là người không chuyên sâu.

Gặp trường hợp nghi vấn, công chứng viên có quyền yêu cầu giám định hoặc

yêu cầu cơ quan, nơi đã cung cấp văn bằng, văn bản tiến hành kiểm tra, đối chiếu dé

khăng định tính xác thực của văn bản.

Đối với các hợp đồng, công chứng viên cũng có quyền gợi ý, hướng dẫn sửa

đổi những chỗ mập mờ khó hiểu, những chỗ thỏa thuận không chặt chẽ dễ sinh ra

tranh chấp trong quá trình thực hiện sau này Đối với những cam kết trái pháp luật

thì công chứng viên có quyền yêu cầu các bên loại bỏ Đối với các cam kết mà lời

văn không trong sáng, mập mờ, khó hiểu hoặc có thê hiểu theo nhiều cách khácnhau thì công chứng viên chỉ gợi ý dé các bên tự sửa đổi cho phù hop

Trách nhiệm trước Nhà nước, trước các bên yêu cầu công chứng của côngchứng viên đối với văn bản, hợp đồng công chứng rất nặng nề Công chứng viênvừa là người kiểm tra, soát xét vừa là người hướng dan tận tình dé phòng ngừa mộtcách tôi đa các hiện tượng gian lận, lừa đảo và tranh chấp xảy ra sau này

Do vậy, công chứng viên còn được gọi là “tham phán phòng ngừa” Phòng

ngừa để không phải xét xử là quan điểm đúng, là định hướng cơ bản của công tácbảo vệ kỷ cương, bảo vệ pháp chế, bảo đảm ổn định xã hội

Các công chứng viên xứng đáng được tôn vinh bằng danh hiệu “Thâm phán

23

Trang 30

phòng ngừa” Mặt khác, danh hiệu này cũng nói lên được một trong những tac dung

to lớn của công chứng là phòng ngừa gian lận, lừa đảo, tranh chấp

Thứ tư, là cơ sở pháp lý để giải quyết đúng dan các tranh chap

Khi giải quyết các tranh chấp, Tòa án, cơ quan trọng tài phải căn cứ vào pháp

luật Nhưng chưa đủ bởi vì pháp luật chỉ định ra những quy tắc mang tính tổng hợp,

tính chung Vì vậy, đối với từng trường hợp cụ thé, cơ quan xét xử còn phải căn cứvào sự thỏa thuận, sự cam kết của các bên đã được ghi trong hợp đồng đã được

công chứng dé phân định đúng, sai của các bên tranh chap

Đối với những hợp đồng mà pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng,

phải có sự chứng thực của uỷ ban nhân dân mà các bên không tiến hành côngchứng, không có sự chứng thực của uỷ ban nhân dân thì hợp đồng đó trở thành vô

hiệu Cơ quan xét xử không thé sử dụng nó với tính chất là căn cứ pháp lý dé xét

xử Những hợp đồng, văn bản đã được công chứng có giá trị chứng cứ Day lànguyên tắc đã được pháp luật quy định Khi đã có văn bản, hợp đồng đã được công

chứng, cơ quan xét xử sẽ dé dàng hơn gap nhiều lần trong việc xác định ai là người

vi phạm trách nhiệm, nghĩa vụ đã được cam kết, sự đòi hỏi về quyên, quyền lợi của

bên nào là hợp pháp, của bên nào là không hợp pháp Cơ quan xét xử cũng dễ dàng

hơn trong việc xác định sự vi phạm cam kết của bên nào là cố ý, là thiếu thiện chí,hay là sự vi phạm do vấp phải trường hợp bất khả kháng

Thực tiễn cho thấy, việc xét xử sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi phải giảiquyết tranh chấp đối với các giao dịch bằng các giấy tờ trao tay như giấy vay nợviết tay, các hợp đồng không có công chứng vì luật pháp không bắt buộc phải công

chứng mối có giá trị pháp lý

Đề có căn cứ pháp lý giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh, nhu cầu côngchứng về văn bản, về hợp đồng trong nhân dân ngày càng nhiều Đó là xu thế lànhmạnh cần được khuyên khích Ngày nay, nhiều nhà kinh doanh, đầu tư thường đến

cơ quan công chứng dé yêu cầu công chứng các văn bản giấy tờ mà luật pháp không

yêu cầu công chứng Họ cho đó là cách bảo đảm thực hiện hợp đồng được chắcchăn hơn là có hợp đồng, thỏa thuận mà không được công chứng

24

Trang 31

Với vai trò tác dụng là tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để phục vụ cho việcgiải quyết đúng đắn các tranh chấp, ngoài những vai trò trên, hoạt động công chứngcòn được công nhận la một trong những loại hình hoạt động bồ trợ tư pháp, cónhiều tác dụng cho việc điều tra, truy tố xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật

và bảo đảm công lý trong xã hội.

Ngoài tác dụng bổ trợ tư pháp, hoạt động công chứng còn đem lại nhiều lợiích thiết thực về mặt tài chính Nó góp phần không nhỏ vào việc tận thu các khoảnthuế dé tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Công chứng góp phan đắc lực vào

việc phòng ngừa, ngăn chặn những giao dịch có sự thỏa thuận ngầm với mục đích

rửa tiền và trốn thuế Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về những loại

hợp đồng bắt buộc phải công chứng là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa và

xoá bỏ thị trường ngầm về bat động sản có nguy cơ vượt ra khỏi sự quản lý của Nhanước Quan trọng hơn cả, công chứng là một trong những hoạt động bồ trợ tư pháp

có ý nghĩa, góp phần nâng cao hoạt động tư pháp trong sự nghiệp xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

1.2 Khái quát chung về pháp luật văn phòng công chứng1.2.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về văn phòng công chứng

* Giai đoạn Pháp thuộc đến trước Cách mạng tháng Tám

Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam, ké từ khi thực dânPháp xâm lược Hoạt động công chứng của nước ta ở giai đoạn này đều áp dụngtheo mô hình của Pháp chủ yếu phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp tại ĐôngDương nói chung và Việt Nam nói riêng Tiêu biểu là Sắc lệnh ngày 24 tháng 8 năm

1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng (được áp dụng ở ĐôngDương theo quyết định ngày 07/10/1931 của Toàn quyền Đông Dương P.Pasquies)

Theo đó, người thực hiện công chứng là CCV mang quốc tịch Pháp do Tổng thốngPháp bồ nhiệm va giữ chức vụ suốt đời Khi đó Việt Nam chỉ có một VPCC ở Hà

Nội, ba VPCC ở Sài Gòn, ngoài ra ở các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵngthì việc công chứng do Chánh lục sự Toa án sơ thâm kiêm nhiệm [23]

25

Trang 32

* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1991

Cách mang Tháng 8 thành công, bộ máy nhà nước thực dân phong kiến bị

đập tan, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Cùng với việc xây dựng bộ

may nhà nước kiểu mới, ngày 01/10/1945 Chính quyền cách mạng đã quyết định về

một số van đề liên quan đến hoạt động công chứng như: bổ nhiệm một CCV người

Việt Nam thay thế cho CCV người Pháp tại Hà Nội, những quy định cũ về côngchứng của Pháp vẫn được áp dụng, trừ những quy định trái với chính thể Việt Nam

dân chủ cộng hoà.

Tiếp sau đó, Nhà nước ta ban hành sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 “An

định thé lệ thị thực các giấy tờ” và Sắc lệnh số 85/SL ngày 29/02/1952 quy định

“Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất” Theo hai Sắc lệnh

này, một số việc chứng nhận các giấy tờ giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính(nay là Ủy ban nhân dân - UBND) các cấp thực hiện

Đề đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toan diện, căn cứ vào các quy

định tại Nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay làChính Phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức tư pháp, ngay sau

khi bắt đầu công cuộc đôi mới, hoạt động công chứng Việt Nam đã được triển khai

Ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK (Thông tư574/QLTPK) về công chứng nhà nước Công tác công chứng của UBND các địa

phương được cải tiến và nâng cao chất lượng, đồng thời thành lập phòng công

chứng nhà nước tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh va một số tinh,

thành phố khác có nhu cầu lớn về công chứng và có đủ điều kiện cần thiết Sau mấychục năm không tổ chức hoạt động công chứng thì đây là bước cần thiết dé đúc rútnhững kinh nghiệm tiếp tục từng bước xây dựng tô chức và hoạt động công chứng ở

nước ta [23, tr.40].

Sau khi Thông tư 574/QLTPK ra đời thì khái niệm đầu tiên về “công chứng”

của nước ta mới chính thức được quy định, theo đó,

Công chứng nhà nước là một hoạt động của Nhà nước, nhằm giúp công

dân, các cơ quan, tô chức lập và xác nhận các văn bản, sự kiện có ý nghĩa

26

Trang 33

pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự

kiện đó có hiệu lực thực hiện Bằng hoạt động trên, công chứng nha nướctạo ra những bảo đảm pháp lý dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của

công dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp

luật, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi, góp phầntăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Trong khái niệm này, nhà làm luật tuy mới chỉ xác định chung chung chủ thể

công chứng là Nha nước, nhưng đã khang định được hoạt động công chứng là một

hoạt động mang tính quyền lực Nhà nước “lập và xác nhận”, “hợp pháp hóa các văn

bản, sự kiện đó; nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” và “giúp cho

việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi” Là văn bản pháp lý đầu tiên về côngchứng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, do đó, văn ban này không thé tránh

được các hạn chế, đó là: chưa xác định được rõ chủ thể, đối tượng của hoạt động

công chứng cũng như nội dung việc công chứng, chưa phân biệt rõ hoạt động công chứng với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.

Tại miền nam Việt Nam, sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, công chứng dướithời chính quyền Sài Gòn được điều chỉnh bởi Dụ 43 ngày 29 tháng 11 năm 1954quy định về ngạch chưởng khế (chưởng khế là người Việt Nam) do Bảo Đại ký với

tư cách là Quốc trưởng Mục đích ban hành chưởng khế là nhằm thiết lập trong

quản hạt của mỗi Toa án cấp sơ thâm thuộc Bộ Tư Pháp có một phòng công chứng,song trên thực tế chỉ thiết lập được duy nhất một văn phòng chưởng khế tại Sài Gòn

và văn phòng đó đã hoạt động cho đến năm 1975

* Giai đoạn 1991 đến trước khi LCC 2006 ra đời

Giai đoạn này, hệ thống công chứng ở nước ta được chính thức thành lập

kể từ khi Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991(Nghị định số 45/HĐBT) về Công chứng nhà nước Từ đó đến trước khi Luậtcông chứng ra đời, Chính phủ đã có thêm hai lần ban hành các nghị định về công

chứng đó là:

27

Trang 34

+ Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 (ND số 31/CP) về tô chức và hoạt

động công chứng nhà nước.

+ Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 (ND số 75/2000/NĐ-CP)

về công chứng, chứng thực

Nghị định số 45/HĐBT về tô chức và hoạt động công chứng nhà nước ra đời

đã đặt ra cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động công chứng -một chức năng nhànước rất cần thiết trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Theo Nghịđịnh số 45/HĐBT, quan niệm của nhà nước ta về công chứng cũng có những thayđổi nhất định Điều 1, Nghị định này xác định:

Công chứng nhà nước là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và

giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhăm bảo vệ quyền, lợi ích hợp

pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội(sau đây gọi chung là các tô chức), góp phần phòng ngừa vi phạm phápluật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Như vậy, theo khái niệm này, mục đích của hoạt động công chứng được xác

định rõ là “việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ”, nhiệm vụ mà

nó phải thực hiện vẫn là bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức Bên cạnh vai trò quan ly nhà nước bang pháp luật - “góp phan phòng ngừa vi phạmpháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, thì vai trò bỗ trợ tư pháp củahoạt động công chứng trong việc xác nhận tính xác thực của các hợp đồng, giấy tờ,sau khi các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ trong việcgiải quyết các tranh chấp sau này Giai đoạn này, chúng ta đã mô phỏng mô hìnhcông chứng nhà nước, mô hình đặc trưng của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ởĐông Âu và Liên Xô trước đây

Sau Nghị định số 45/HĐBT, tại Nghị định số 31/CP khái niệm về công

chứng đã được quy định như sau:

Công chứng là việc chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy

tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của

công dân và cơ quan nhà nước, tô chức kinh tê, tô chức xã hội (sau đây

28

Trang 35

gọi chung là tô chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa Các hợp đồng và giấy tờ đã đượccông chứng nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân cấp có thâm quyền

chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa án nhân dân tuyên

bố là vô hiệu [10]

Tại khái niệm công chứng này, chủ thể công chứng đã được gián tiếp nhắc

đến, đó là “công chứng nhà nước” và “UBND cấp có thâm quyền” Ở đây, các nhà

làm luật đã tách biệt hai hành vi chứng nhận của công chứng nhà nước va chứngthực của UBND cấp có thâm quyền Mục đích của hoạt động công chứng vẫn là

chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng và giấy tờ, vai trò cung cấp chứng cứ

cho công tác xét xử của cơ quan tài phán cũng như quản lý nhà nước bằng pháp luật

của công chứng vẫn được nhắc đến, tuy nhiên, hợp đồng, giấy tờ đã được chứngnhận hoặc chứng thực sẽ không còn giá trị chứng cứ nếu bị Tòa án nhân dân tuyên

bố là vô hiệu [43, tr.10]

Ngày 08/12/2000, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công

chứng và chứng thực ra đời, đã quy định về khái niệm công chứng như sau: “Công

chứng là việc Phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao

kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và

quan hệ xã hội khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) và thực hiện các việc khác

theo quy định của Nghị định này” [11] Như vậy, Nghị định 75/2000/NĐ-CP lần

đầu tiên đã khăng định chủ thể của hoạt động công chứng là phòng công chứng,

mục đích của hoạt động công chứng vẫn là “chứng nhận tính xác thực” của hợp

đồng giao dịch Tuy nhiên, vai trò cũng như giá trị pháp lý của văn bản côngchứng không được ghi nhận cụ thể trong khái niệm này

Muốn xây dựng và hoàn thiện bất cứ một chế định pháp luật nào, điều kiệntiên quyết là chúng ta phải thống nhất được cách đánh giá, nhận định về bản chất

pháp lý của chế định đó, nên việc xác định khái niệm công chứng là vấn đề mẫuchốt của hoạt động công chứng Như vậy, trước khi có Luật công chứng, khái niệmcông chứng đã được nêu trong I Thông tư và 3 Nghị định: Thông tư số 574/QLTPK

29

Trang 36

ngày 10/10/1987, Nghị định số 31/CP ngày 18 tháng 5 năm 1996 và Nghị định số75/2000/NĐ-CP Việc thé hiện cụ thể khái niệm này có sự khác nhau, song có sựgiống nhau về cơ bản như sau: công chứng là việc chứng nhận tính xác thực củahợp đồng, giao dịch.

Có thé nói, tổ chức công chứng ở nước ta tuy ra đời muộn hon so với tổ chứccông chứng của các nước khác nhưng đã may mắn gặp được môi trường rất thuậnlợi để phát triển đó là nền kinh tế thị trường - vừa là đối tượng phục vụ vừa là điềukiện phát triển của thiết chế công chứng

Luật công chứng 2006 ra đời cùng với các Văn bản hướng dẫn đi kèm như

Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2007

về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí, Nghị

định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng Quy hoạch tổngthé phát triển tô chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020", Quyếtđịnh số 240/QĐ-TTg ngày 17/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Tiêuchí quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020”,Thông tư số 11/2012/TT-BTP ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng vàmới đây nhất là Nghị định 04/2013/NĐ-CP, ngoài ra còn có Nghị định

110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh

vực tư pháp, Dự thảo sửa đổi Luật công chứng 2006 đang trong quá trình góp ý đã

và đang góp phần cho hệ thống pháp luật công chứng ngày càng thêm hoàn thiện

* Giai đoạn từ sau khi ban hành Luật CC năm 2014

Quốc hội khoá XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật công chứng (có hiệulực từ ngày 01 tháng 07 năm 2016) Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thểchế hoá nội dung hoàn thiện thé chế về công chứng ở nước ta trong Nghị quyết số49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đếnnăm 2020 Đến nay, sau 6 năm thi hành Luật công chứng, những kết quả bước đầuđạt được đã khang định Luật thực sự phát huy vai trò quan trọng trong đời sốngkinh tế - xã hội của đất nước Chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết

30

Trang 37

sức đúng đắn Đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở nước ta

đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng

Với mục đích ban hành Luật công chứng năm 2014 nhằm khắc phục nhữnghạn chế, bất cập về thé chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt độngcông chứng theo chủ trương xã hội hóa, nâng cao chất lượng và tính bền vững củahoạt động công chứng, từng bước phát triển nghề công chứng Việt Nam phù hợpvới thông lệ quốc tế, Luật công chứng năm 2014 được xây dựng Luật công chứngnăm 2014 gồm 10 chương, với 81 điều

1.2.2 Khái niệm pháp luật về văn phòng công chứng

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhànước ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội,

áp dụng trên phạm vi cả nước với mọi chủ thê

Pháp luật bao gồm các quy phạm có tính pháp luật và tính đạo đức mang tínhbắt buộc chung

Với các quy định của pháp luật, một cá nhân, tô chức không được đặt ý kiến

chủ quan trong việc có thực hiện không Vì vậy, nếu ai đó có hành vi chống đối,làm trái quy định của pháp luật cũng sẽ bị cưỡng chế

Đây chính là yếu tố tạo nên sự công bằng bình đăng trong việc thực hiện

quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với quy định của pháp luật

Như vậy, pháp luật thé hiện ý chí của Nhà nước, thông qua các quy định của phápluật, người dân biết những việc phải làm, không được làm hoặc làm như thé nao?

Những quy phạm pháp luật mang tính phổ biến cũng giống với đạo đức, tập

quán, tôn giáo

Tính quy phạm thê hiện ở chỗ là khuôn mẫu chung cho mọi người cùng thực

hiện, tuân theo và áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứngchứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng vănbản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy to, văn

ban từ tiêng Việt sang tiêng nước ngoai hoặc từ tiêng nước ngoai sang tiêng Việt

31

Trang 38

(sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do

cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng

Công chứng là chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết và các

giấy tờ từ bản gốc được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan

hệ xã hội khác.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng

viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

+ Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản

(sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch);

+ Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tỜ,

văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng

Việt (sau đây gọi là bản dịch).

Mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tựnguyện yêu cầu công chứng

Như vậy có thê hiểu Pháp luật về văn phòng công chứng là tổng thể các quy

phạm pháp luật do nhà nước ban hành dé điều chỉnh những van dé liên quan đến tổ

chức thành lập và hoạt động của văn phòng hành nghề công chứng

1.2.3 Nội dung pháp luật về văn phòng công chứngCác quy phạm pháp luật về công chứng được quy định trong nhiều văn

bản pháp luật của các cơ quan nhà nước có thâm quyền, với nội dung rat rộng,

liên quan đến tất cả các mặt của lĩnh vực công chứng Pháp luật về công chứngđiều chỉnh 04 nhóm nội dung sau đây: quy định của pháp luật về công chứngviên; quy định của pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng; quy định củapháp luật về thủ tục công chứng

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về công chứng viên được quy định từ

Điều 8 đến Điều 17 trong Chương II của Luật Công chứng số năm 2014, bao gồmcác quy định về tiêu chuẩn công chứng viên, đào tạo nghề công chứng, người được

miễn đào tạo nghề công chứng, tập sự hành nghé công chứng, người được miễn tập

sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm công chứng viên, những trường hợp không

32

Trang 39

được bồ nhiệm công chứng viên, miễn nhiệm công chứng viên, tạm đình chỉ hànhnghề công chứng, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về t6 chức hành nghề công chứng đượcquy định từ Điều 18 đến Điều 33 trong Chương III của Luật Công chứng năm, baogồm các quy định về hình thức tổ chức hành nghề công chứng, phòng công chứng,thành lập phòng công chứng Ở nội dung này, pháp luật phải bao đảm các van đềvề: Hình thức tô chức; quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng; các mốiquan hệ giữa tô chức hành nghề công chứng với người yêu cầu công chứng, vớicông chứng viên, người lao động, người tập sự hành nghề công chứng và với các cơ

quan, tô chức, người có thấm quyền quan lý nhà nước về công chứng; con dau và tài

chính; thâm quyền công chứng

Thứ ba, quy định về trình tự, thủ tục công chứng: Nội dung này, pháp luật về

công chứng quy định các bước thực hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn công chứng

đối với một số loại giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải công chứng như giao dịch

liên quan đến quyền sử dung đất và quyền sở hữu tài sản trên đất; di chúc; giao dich

liên quan đến bất động sản

Thứ tư, quy định về quản lý nhà nước về công chứng: Pháp luật về công chứng

cần có những quy định có liên quan đến quản lý nhà nước về công chứng như: Tổ chức

thi hành; nội dung quản lý; chủ thể, thâm quyền quản lý; vấn đề thanh tra, kiểm tra,giám sát hoạt động công chứng: khen thưởng, xử lý vi phạm; chế độ thông tin, báo cáo,lưu trữ; tô chức xã hội nghề nghiệp công chứng: văn bản công chứng vô hiệu

1.3 Pháp luật về văn phòng công chứng của một số nước trên thế giới

1.3.1 Cộng hòa Pháp

Pháp là một nước điển hình cho hệ thống công chứng La tinh Ở Pháp, côngchứng là một nghề đã có từ thế ky XII, nó trải qua sự thăng tram của nhiều chế độkhác nhau, qua nhiều cuộc cách mạng và chiến tranh Năm 1803, chính théBonaperte đã cho ra đời luật Vestose Day là đạo luật đầu tiên của Pháp về tổ chức

và hoạt động mang tính kỹ thuật cao mà một số điều khoản cơ bản của nó vẫn cònhiệu lực đến ngày nay Sau đó, Luật này được sửa đổi, bổ sung bằng Pháp lệnh cảicách công chứng năm 1945 và nhiều pháp lệnh khác

33

Trang 40

Công chứng chiếm vị trí hàng đầu trong số các nghề luật ở Pháp, doanh thucủa ngành công chứng đạt 27 ty Franc mỗi năm, chiếm khoảng 45% doanh thu củacác nghề luật (luật sư, tư vấn, thừa phát lại, bán dau giá ) Hiện có hơn 7.800

CCV, trong đó có khoảng 1.200 CCV nữ, sử dụng hơn nhân viên Nghĩa là có tất cả

trên 51.000 người làm việc trong ngành công chứng so với 32.000 trong ngành luật

sư và 17.000 trong ngành tư vấn pháp luật Có khoảng gần 4.550 phòng công chứngđược phân bố trên khắp lãnh thổ và gan 60% công chứng hành nghề trong các hiệphội nghề nghiệp dân sự Hoạt động công chứng chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản,hôn nhân và gia đình Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, nó phát triển khá mạnh tronglĩnh vực luật kinh doanh, tư vấn pháp luật [23, tr.26]

Phạm vi hoạt động công chứng ở Pháp rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên

có bốn lĩnh vực bao trùm hoạt động công chứng được quy định trong pháp luật củaPháp bao gồm:

Lĩnh vực gia đình: đây là lĩnh vực mang tính truyền thống của công chứng

Pháp Mọi van đề liên quan đến gia sản, cho du quan trọng hay không quan trong

đều cần có vai trò của CCV đề xác nhận: quyền sở hữu tài sản, sự quản lý tài sản

(hợp đồng thuê nhà, thuê đất, thuê tài sản, máy móc thiết bị ) hoặc định đoạt tài

sản đó (mua bán, tặng cho, di chúc, chia thừa kế )

Ở Pháp, CCV là chuyên gia về hôn nhân và gia đình: lập hôn ước, thay đổichế độ tài sản trong hôn nhân, chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn hoặc saukhi chết CCV đưa ra lời khuyên về cơ chế quản lý tài sản, dự báo những vấn đềliên quan đến gia đình, đưa ra những lời khuyên thích hợp và hữu ích cho đương sự.Ngoài ra, CCV còn có vai trò giải quyết những vấn đề pháp lý khác nhau như côngnhận con ngoài giá thú, con nuôi, đỡ đầu

- Lĩnh vực bat động sản: Lĩnh vực bat động san là lĩnh vực quan trong thứ

hai của ngành công chứng CCV được khách hàng yêu cầu ở mọi mức độ của hoạt

động về bat động sản Đối với lĩnh vực xây dựng thi CCV là một chuyên gia đứngbên cạnh các công ty môi giới bất đông sản hoặc hội điền địa đô thị Đối với việc

kinh doanh bat động sản, CCV tạo nên căn cứ về sở hữu, làm môi giới đê người

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w