1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về giải quyết tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm

106 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về giải quyết tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm
Tác giả Phạm Văn Mười
Người hướng dẫn TS. Bàng Thị Bích Liễu
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 27,25 MB

Cấu trúc

  • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân (26)
  • 1.2.2. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tai tòa án nhân dân (29)
  • 1.3. Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi dat tại tòa án nhân dân ........... 27 1.4. Những yếu tố tác động đến pháp luật giải quyết tranh chấp bồi (34)

Nội dung

Khái niệm, đặc điểm pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân

Giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất là việc hóa giải các mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên trong quan hệ bôi thường

19 giải phóng mặt bang khi Nhà nước thu hồi đất; là sự phân xử, xác định “đúng — sai” giữa chủ thể là cơ quan nhà nước, chủ đầu tư và người có quyền sử dụng đất bị thu hồi Đây là hoạt động không hề đơn giản, bởi lẽ đất đai-quyền sử dụng đất luôn là tài sản có giá trị lớn đối với người sử dụng đất, thậm chí là tư liệu sản xuất tạo nguồn sinh kế chính cho bản thân họ và gia đình họ; là nơi sinh sống của cha ông ho, nơi chôn nhau cắt rốn của bản thân họ, con cái họ nên gắn bó máu thịt với họ Cho nên, vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm; chính sách, pháp luật về quản lý đất thường xuyên thay đổi, giá trị đất đai ngày càng lớn v.v nên khi tranh chấp phát sinh nếu không được giải quyết 6n thỏa sẽ làm đảo lộn các quan hệ đất đai, làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đắt, quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi, của chủ đầu tư, của cộng đồng, của Nhà nước nhìn chung đều bị thiệt hại, bị ảnh hưởng Do vậy vấn đề giải quyết các tranh chap dat đai nói chung và giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng luôn là vấn đề bức thiết Qúa trình giải quyết các tranh chấp này phải được sự điều chỉnh của pháp luật Pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại Tòa án ra đời nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo khách quan, công bằng, nghiêm minh,

“có tình, có lý”, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp Có thê định nghĩa pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mat bang khi nha nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thé hiện ý chí nhà nước và được đảm bảo thực hiện băng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, ôn định các quan hệ đất dai, phát huy tiềm năng của đất đai dé phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hôi đât tại tòa án nhân dân có một sô đặc điêm cơ bản sau:

Thứ nhất, pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân bao gồm các qui phạm pháp luật được quy định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: luật đất đai, bộ luật dân sự, luật nhà ở, luật đầu tư, luật tố tụng hành chính, luật tổ chức Tòa án nhân dân và nhiều văn bản luật khác có liên quan Các luật này chứa đựng các qui phạm về nội dung và các qui phạm về hình thức dé tòa án với tư cách là cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng, Về luật nội dung: luật đất đai, luật nhà ở, luật dân sự, luật đầu tư, luật tổ chức tòa án nhân dân là căn cứ đề tòa án xác định quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như nhà, vật kiến trúc, cây lâu năm ; quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bang; quyền, nghĩa vụ của chủ dau tư; trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức có thâm quyền trong thực hiện bồi thường cho người có đất bị thu hồi khi nhà nước thu hồi đất, điều kiện, căn cứ để xác định bồi thường trong giải phóng mặt bằng, mức bồi thường, phương thức bồi thường ; Về luật hình thức: luật tố tụng hành chính, luật tố tụng dân sự qui định về nguyên tắc, thầm quyên, trình tự, thủ tục dé tòa án tiền hành giải quyết vụ tranh chấp bồi thường giải phóng mặt băng, quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp, quyên, nghĩa vụ của tòa án, người tiễn hành tố tụng trong giải quyết vụ tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bang

Thứ hai, pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình tòa án theo thâm quyền được pháp luật qui định tiến hành giải quyết các tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm dam bảo sự ồn định của các quan hệ đất đai; bảo vệ quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, quyền của đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư được nhà nước giao đất, cho thuê đất; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi, đủ điều kiện được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

Thứ ba, pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân là một bộ phận của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, bởi lẽ tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng là một dạng tranh chấp đất đai Pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân cũng như pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung đều nhằm mục đích hóa giải những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên trong quan hệ pháp luật đất đai nói chung và quan hệ pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất dé sử dung cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: qua đó bảo dam, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, bảo đảm ồn định các quan hệ pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng và quan hệ pháp luật đất đai nói chung; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phát huy tiềm năng nguồn lực đất đai cho phát triển đất nước.

Từ những phân tích nêu trên có thé hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi dat tại tòa án nhân dân như sau: Pháp luật giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân là một bộ phận của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai, là tổng thể các qui định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hôi đất tại toa án nhân dân nhằm bảo vệ quyên,lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với dat dai, phát huy tiềm năng của đất dai phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội, nhu cau của người sử dụng đất, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tai tòa án nhân dân

Pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hôi đất tại tòa án nhân dân có những nội dung chủ yếu sau:

1.2.2.1 Qui định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà

22 nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân là hệ thống các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nhằm định hướng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp Việc giải quyết các tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhăm đảm bảo hiệu quả của quá trình giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án về cơ bản phải đảm bảo các nguyên tắc như: nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên cơ sở, nhằm bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện thống nhất quản lý đất đai; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc giải quyết tranh chấp phải bảo đảm hài hòa lợi ích của người đang sử dụng đất mà bị thu hồi giải phóng mặt bang, lợi ích của nhà dau tư, lợi ích của nhà nước.lợi ích chung của xã hội; nguyên tắc giải quyết nhăm mục đích 6n định, phát triển kinh tế, xã hội, phát huy nguồn lực đất đai

1.2.2.2 Qui định về thẩm quyển của tòa án trong giải quyết các tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hôi đất

Như đã phân tích ở phan trên, giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng Bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân, các tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng có thể được giải quyết tại các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai theo thủ tục hành chính do vậy việc qui định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết các tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng là hết sức cần thiết để tránh xung đột về thấm quyền giữa các co quan có thâm quyền giải quyết tranh chấp, bảo đảm quyền, lợi ích của các bên tranh chấp.

1.2.2.3 Qui định về chủ thể trong quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hôi đất tại tòa án nhân dân

Chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân bao gồm 02 nhóm chính: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tổ tụng và những người tham gia tổ tụng.

Thứ nhất, các co quan tiên hành tổ tụng bao gồm: TAND và Viện kiểm sát nhân dân. Ở Việt Nam, TAND là cơ quan tư pháp thuộc hệ thống bộ máy nhà nước có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật Toà án là cơ quan có quyền quyết định, quyền phán xét định tội, định khung hình phạt, mức hình phạt của tội phạm, phân xử các tranh chấp về kinh tế, dân sự, hôn nhân gia đình, lao động xác định quyền lợi tài sản của nguyên đơn, bị đơn, xác định mức bồi thường, phương thức bồi thường như thế nào Những người tiễn hành tố tụng của Tòa án bao gồm: Chánh án Tòa án, Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Thâm tra viên, Thư ký Tòa án.

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiêm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bao vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Ngoài ra, trong giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động nói chung và các vụ án tranh chấp khi bồi thường giải phóng mặt bang nói riêng, Viện kiêm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính Những người tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân gồm: Viện trưởng Viện kiêm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Thứ hai, những người tham gia tố tụng bao gồm các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác.

Theo pháp luật Việt Nam, các đương sự của vụ án tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng là người khởi kiện:

Người khởi kiện là cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bâu cử đại biêu Quôc hội, danh sách cử

24 tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri) [9, Điều 3, Khoản 8].

Người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan:

Người bị kiện là cơ quan, tô chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện [9, Điều 3, Khoản 8].

Những người tham gia tố tụng khác bao gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch;

Người đại diện Ở Việt Nam, người khởi kiện trong vụ án tranh chấp về boi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng thường là chủ thê có quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; người bị kiện thường là chủ thể ra quyết định bồi thường giải phóng mặt bằng như Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tinh, vv

1.2.2.4 Qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong quan hệ pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân

Dé đảm bảo quyền, lợi ich hợp pháp của các bên trong quan hệ giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt băng khi Nhà nước thu hôi đất dé sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; cho phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong các quan hệ này. Quyền và nghĩa vụ là quy định bắt buộc, thê hiện rõ sự ràng buộc giữa các bên.

Quyền là khái niệm khoa học pháp lí dùng để chỉ những hành vi mà một chủ thể thực hiện theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được pháp luật công nhận và đảm bảo thực hiện mà không ai được ngăn cản, hạn chế Quy định về “quyền” trong quan hệ giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng mang những đặc điểm đặc trưng sau:

Một là, quyền phải pháp luật ghi nhận và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật;

Hai là, quyền phải có sự thừa nhận về mặt xã hội, quyền của mỗi chủ thé được thé hiện cụ thé trong đời sống xã hội thông qua các quan hệ xã hội nhất định Vì vậy, quyền của mỗi chủ thé thay đổi theo từng thời điểm phát triển của Nhà nước.

Vai trò của pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi dat tại tòa án nhân dân 27 1.4 Những yếu tố tác động đến pháp luật giải quyết tranh chấp bồi

Như chúng ta đã biết, tranh chấp bồi thường giải phóng mặt băng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến các bên tranh chấp là người có quyền sử dụng đất và cơ quan hành chính nhà nước, mà còn ảnh hưởng đến sự ôn định chính trị - xã hội và ít nhiều gây bat 6n định các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai v.v Vì vậy pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng có vai trò hết sức quan trọng, thê hiện:

Thứ nhất, đối với hệ thống pháp luật đất đai Việc xây dựng và ban hành một cách có hệ thống và khoa học pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án sẽ giúp hệ thống pháp luật đất đai ở Việt Nam được chi tiết và đầy đủ hơn, điều chỉnh bao quát hơn các quan hệ xã hội liên quan đến đất đai Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho bảo vệ quyền lợi của các chủ thé trong quan hệ tranh chấp, nhất là các chủ thể yếu thế; thực hiện tốt các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật, việc tổ chức các thiết chế bảo đảm thực thi pháp luật một cách hiệu quả.

Thứ hai, đối với các bên tranh chấp, nhất là đối với người có quyén sử dụng đất bị thu hôi, giải phóng mặt bằng mà có tranh chấp và người dân nói chung Việc có các qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án đầy đủ, chỉ tiết sẽ giúp giảm bớt những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất bị thu hdi giải phóng mặt bằng Nó cũng đảm bảo duy trì sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, tránh gây ra những tác động tiêu cực về tình cảm, những tổn thương về tâm lý lẫn sự chống đối của người có quyền sử dụng đất bị thu hồi giải phóng mặt bằng với cơ quan nhà nước Mặt khác, việc có các qui định pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tai tòa án cũng sẽ đảm bảo

27 khôi phục và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như lợi ích của chủ đầu tư, lợi ích nhà nước, lợi ích chung của xã hội Thông qua việc giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai không chỉ cho các bên đương sự trong tranh chấp mà còn cho mọi người dân nói chung Việc có một hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp sẽ bảo đảm thực hiện quyền công dân và pháp chế quan hoạt động quản lý hành chính nhà nước thông qua thủ tục tố tụng với những nguyên tắc dân chủ, công khai, bình dang một cách tốt hon Điều này sẽ tạo điều kiện xã hội phát triển theo hướng nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân thì mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân cũng phát triển ở tam cao mới Đồng thời, góp phan tăng cường nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.

Thứ ba, đối với đội ngũ Tham phán nói riêng và cơ quan TAND nói chung. Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng là một trong những nhiệm vụ của ngành TAND Việc có một hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp cụ thể không chỉ giúp TAND hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó mà còn giúp nâng cao uy tín, vị thế của ngành TAND Hơn nữa, thông qua các qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng nói riêng sẽ giúp nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật đất đai, kỹ năng xét xử cho đội ngũ thâm phán Bởi lẽ, muốn giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt băng nói riêng một cách khách quan, công minh và đúng pháp luật thì thâm phán phải am hiểu pháp luật đất đai, nam vững các quy định của pháp luật dat đai, các qui định của pháp luật tố tụng và các qui định pháp luật khác có liên quan giúp đội ngũ thâm phán có kĩ năng nghiệp vụ xét xử, giải quyết tranh chấp tốt hơn, là cơ sở để đội ngũ thâm phán có thể giải quyết hiệu quả các vụ việc tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng phức tạp, nhạy cảm đã và đang xảy ra có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước.

Thứ tư, đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyên trong quản lý đất dai Giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng là một nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai và là một biện pháp bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, đảm bảo pháp luật đất đai được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội Hệ thống các qui định pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bang sẽ giúp các quan hệ đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước Không những thế, còn đem lại niềm tin cho người dân, cộng đồng dân cư vào chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tâm lý hoang mang, bat 6n, lo lang và han thù trong nhân dân không còn, tình trạng trật tự, an toàn xã hội cũng từ đó được đảm bảo hơn.

Bên cạnh đó, pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước Do giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng liên quan đến chủ thê tham gia tố tụng đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước

- chủ thé được sử dụng quyên lực nhà nước là sự chuyên biến căn bản về tư tưởng lập pháp; trong đó van dé quan trọng là thé chế quan điểm của Đảng về kiểm soát quyền lực nhà nước Việc có một hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bang tại tòa án nói riêng cũng sẽ giúp tạo ra cơ chế kiểm soát có hiệu quả hoạt động của chủ thê quản lý trong quá trình quản lý đất đai, điều hành xã hội, khắc phục những biểu hiện lạm quyền, lộng quyền hoặc trốn tránh trách nhiệm Thông qua đó, Toà án có quyền huỷ bỏ các quyết định hành chính trái pháp luật, từ đó mà phát hiện những khiếm khuyết trong tô chức, hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, của hoạt động quản lý hành chính nhà nước dé đưa ra giải pháp bé sung, sửa đồi, chan chỉnh cho phù hợp Từ đó, góp phan bảo dam sự bình đăng trong mối quan hệ giữa nha nước và công dân.

1.4 Những yếu tố tác động đến pháp luật giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại tòa án nhân dân

1.4.1 Sự phát triển của kinh tế - xã hội

Sự phát triển của kinh tế nước ta trong những năm qua đã đây nhanh tốc độ đô thị hóa, thúc day sự gia tăng về nhu cau thu hồi đất để phục vu cho phát triển

29 kinh tế- xã hội, cho quốc phòng, an ninh Bên cạnh đó, dân số nước ta cũng đang gia tăng mạnh mẽ trong thời gia qua khiến cho mật độ dân số không chỉ ở các đô thị mà các vùng nông thôn cũng tăng tạo ra áp lực lớn lên tài nguyên đất khi quỹ đất không thay đổi mà dân số lại tăng quá nhanh Những điều này đã khiến cho giá đất ngày một tăng cao hơn, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Do đất đai ngày càng có giá trị lớn nên các tranh chấp đất đai nói chung, các tranh chấp bôi thường khi nhà nước giải phóng mặt bang nói riêng cũng ngày càng gia tang về số lượng và phức tạp về tính chất.

Sự phát triển kinh tế - xã hội cũng làm cho nhận thức của con người về giá trị của đất đai cũng phát triển theo chiều hướng ngày càng được coi trọng Đất ở trở thành một trong những kênh đầu tư mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư sau khi Nhà nước đưa ra những chính sách khuyến khích và đây mạnh thị trường bất động sản Vì vậy, các khiếu kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng ngày một nhiều hơn và trở nên quyết liệt hơn, phức tạp hơn.

Sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng, trong đó có pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án gắn với quá trình phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.

Từ sau đổi mới đến nay, Nhà nước ta đã rất chú trọng và quan tâm xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện nhằm ổn định tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng đất Các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp bồi thường giải phóng mặt bang tại tòa án đã không những góp phần vào việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về đất đai một cách có hiệu quả mà còn góp phan vào việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai, các tranh chấp về bồi thường giải phóng mặt bằng được nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất, trật tự và an toàn xã hội.

1.4.2 Hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai nói chung

Sự phát triển của kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ đất đai Sự thay đổi của các

30 diều kiện kinh tế- xã hội đã khiến cho những chính sách đất đai của Nhà nước cũng cần phải có những thay đổi cho phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội Trong những năm qua chính sách pháp luật đất đai có nhiều thay đôi, Nhà nước ta đã tiến hành sửa đổi, bố sung và thay thế nhiều luật quan trọng liên quan trực tiếp đến pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp bôi thường giải phóng mặt bằng tại tòa án nói riêng như: Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015, LDD năm 2013 (SD, BS năm 2019), Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 (SD, BS năm 2019) và các văn bản hướng dẫn có liên quan Việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật là cần thiết, đảm bảo sự đồng bộ, không chồng chéo và có thống nhất giữa các Bộ luật, luật và văn bản dưới luật đã ít nhiều hạn chế được những bat cập, khó khăn khi áp dụng pháp luật, nhất là áp dụng pháp luật trong giải quyết các tranh chấp bồi thường giải phóng mặt băng tại Tòa án nhân dân Từ đó, ở mức độ nhất định đã có tác động tích cực đến thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng nói riêng.

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN