1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 1.1.1.1 Khai niệm Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tiêu chuẩn là tdi liệu được thiế
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
VŨ THI HONG HẠNH
TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
VŨ THI HONG HẠNH
KỸ THUẬT TRONG LĨNH VUC AN TOÀN THUC PHAM
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Lê Kim Nguyệt
HÀ NOI - 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Lê Kim Nguyệt đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ này
Đồng thời, tôi vô cùng trân trọng cảm ơn các thầy cô đã tham gia giảngdạy chương trình dao tạo thạc sỹ chuyên ngành Luật Kinh tế tại Trường Đạihọc Luật, Đại học Quốc gia Hà nội, nơi tôi đã được đảo tạo và tiếp thu cáckiến thức, phương pháp tư duy khoa học giúp tôi áp dụng trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trân trọng./.
Hà Nội ngày tháng năm 2023
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng Hạnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
có sự hỗ trợ từ cán bộ hướng dẫn là Tiến sỹ Lê Kim Nguyệt, Giảng viênTrường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Các nội dung nghiên cứu,phân tích, đánh giá và đề xuất kiến nghị trong luận văn này là trung thực vàchưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.Những thông tin, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đượcthu thập từ các nguồn khác nhau được ghi trong phan tài liệu tham khảo
ii
Trang 5MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LOT CAM ƠN, 5-2122 2k 2 2712211211211211211 011.11 1.11 reo i LOT CAM DOAN once ccscsssesssssssssssssssssecssessscssecsusasscsuessecsuecsscssecsusssecsusasecsseeses iiDANH MỤC CAC TU VIET TẮTT 2-5 se s+Ek+EE+E+EeEEeExeExrrerkerxee vi0/9670 |
CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TIEU CHUAN,
QUY CHUAN KY THUAT TRONG LINH VUC AN TOAN THUC
PHAM VA PHAP LUAT VE TIEU CHUAN, QUY CHUAN KY
THUAT TRONG LĨNH VUC AN TOAN THUC PHẢM 91.1 Lý luận về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn
thực phẩm -¿- + + + ©E+2E£2EE2EE£EEEEEEEEE21121121121111117111121111 11111111 E10 91.1.1 Khái niệm, đặc điểm về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong
lĩnh vực an toàn thực phẩm 101.1.2 Phân loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật -2- 2-5 55552 171.1.3 Vai trò của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn
"n0 :Ö:111 191.2 Lý luận pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực
an toàn thực phẩm - 2 ¿SE E+E2+E£EEEEEEEEEEE2E217111211215 1171111 1e xe 261.2.1 Khái niệm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh
vực an toàn thực phẩm " 26 1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 271.2.3 Pháp luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm
của một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam -.- ‹ 30Kết luận Chương ¿2-2 S2+S2+E£EESEEEEEEEEEEEE1E7311211215117111 1.1 cxee 38
11
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE TIEU CHUAN,
QUY CHUAN KY THUẬT TRONG LĨNH VUC AN TOAN THUC
PHAM TẠI VIET NAM ( 00 cccccccsccscscssessessessesssssssssessessessessessssussussiesseeseesess2.1 Một số nội dung chủ yếu của pháp luật về tiêu chuẩn va quy chuẩn
kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm "
2.1.1 Quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc
gia, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực 2.1.2 Tham quyền xây dựng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
phâm -kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm - - 2 2 2+sz+£+zs+zszce22.1.3 Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy trong lĩnh vực
an toàn thực phẩm - + 2 2 %+SE+EE£EE£EE£EEEEEEEEE2E12E12717171 71212121 xe,2.1.4 Vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ¬
2.2 Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ¬
2.2.1 Kết Ua dat 157 2.2.2 Hạn chế và nguyên mhan oi essesscseessessessessesscsecsscssessessesseeseeaes Kết luận Chương 2 - ¿22 2+5£+EE+EE£EEEEEEEEEEE2E1211211211271 7171.1121 xe CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC THỊ PHÁP
LUAT VE TIỂU CHUAN VÀ QUY CHUAN KỸ THUẬT TRONG
LĨNH VỰC AN TOAN THỰC PHẨM - 2-52 scxeE+EzEerxered3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về tiêu chuân quy chuẩn kỹ thuật
trong lĩnh vực an toàn thực phẩm "— k%«=
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong
lĩnh vực an toàn thực phẩm ¬
1V
Trang 73.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phâm - 2 2 s2 s2 s52 71Kết luận Chương 3 o.cescececscescsscsscssessessesscsvesessessessssecsessessesseseesessessesseseaseseeaees 77.$ez000907 7Š :::::‹: 78DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2- 2 2+szxe£xezxce2 81
Trang 8DANH MỤC CAC TU VIET TAT
STT | Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1 |ATTP An toản thực phâm
2 | Codex Ủy ban Tiêu chuân thực phâm thế giới
3 | EU Lién minh Chau Au
4 |FAO Tổ chức Nông lương thé giới
5 |ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế
6 |QCĐP Quy chuân kỹ thuật địa phương
7 |QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
8 | TC, QCKT | Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
9 |TCVN Tiêu chuân quốc gia
10 | WTO Tổ chức Thương mai thé giới
11 | WTO/SPS | Hiệp định về các biện pháp vệ sinh động thực vật
12 | WTO/TBT | Hiệp định về hang rao kỹ thuật trong thương mại
VI
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực pham làmột trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nóichung và hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nói riêng Vì vậy,trong hội nhập kinh tế toàn cầu, các thiết chế thương mại đều coi xây dựng và
áp dụng và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
là một nội dung lớn được điều chỉnh bởi hệ thống các hiệp định thương mại
đa phương Trong đó có thể kế đến Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trongthương mại (WTO/TBT), Hiệp định về Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểmdịch động thực vật của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO/SPS), các hiệpđịnh thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp địnhthương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Hơn nữa, vấn đề an toàn thực phẩm luôn là một chủ đề nhức nhối và
dành được sự quan tâm của toàn xã hội Đề đảm bảo an toàn thực phẩm, các
cơ quan nhà nước có thâm quyền, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phảithực hiện cơ chế kiểm soát, trong đó chủ yếu là kiểm soát các mức giới hạn vềchỉ tiêu an toàn, vi sinh vật, quá trình sản xuất, bảo quản thông qua việc xâydựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Đây là cơ sở khoa học duy nhất được thừa nhận để đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm đối với sức khỏe con người Vì vậy, pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đều có những quy định mang tínhhành lang liên quan đến công tác này nhăm đảm bảo việc xây dựng, ban hànhcác tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quản ly an toàn thựcphẩm và đảm bảo thuận lợi hóa đối với thương mại
Trang 10Luật Tiêu chuẩn va Quy chuẩn kỹ thuật từ năm 2006 (Luật số 68/2006/QH11) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 Day là văn bản pháp
luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh từ hoạtđộng xây dựng vả áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.Đây là đạo luật quy định đầy đủ và toàn diện nhất về tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật, bao gồm các chế định liên quan đến xây dựng, ban hành tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật, hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật và các biện pháp thực thi các quy định này tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010
và Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chỉ tiết thihành Luật An toàn thực pham, trong đó có những quy định về việc xây dựng,ban hành và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với lĩnh vực an toanthực phẩm và phân công trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quanđến công tác này
Tuy nhiên, giữa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Antoàn thực phẩm có những quy định chưa thống nhất, đồng bộ liên quan đến việc xây dựng, ban hành và công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật dẫn đếnquá trình thực thi pháp luật hạn chế, giảm tính hiệu lực, hiệu quả Bên cạnh
đó, từ những cam kết gần đây tại các hiệp định thương mại, đặc biệt các hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới đặt ra vấn đề phải rà soát hệ thong phap luat
về tiêu chuẩn va quy chuẩn kỹ thuật nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực an toànthực phẩm nói riêng
Với khoảng thời gian áp dụng khá dài đã phát sinh những tôn tại, bat cập cần được xem xét, nghiên cứu, đánh giá đề hoàn thiện trên cơ sở xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn sản xuất, kinh doanh phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Trang 11cũng như yêu cầu quản lý nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên gay gắt Dong thời, quá trình đây mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đăc biệt khi Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định CPTPP, EVFTA đưa Việt Nam đứng trước một loạt các cam kết mở hơn so với Hiệp địnhWTO/TBT, WTO/SPS, do đó cần phải rà soát các Luật liên quan, ví dụ: Việcminh bạch hóa trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuậtcần đảm bảo rang các tiêu chí, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật,không tạo ra rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế; hay cần thiết phảixác định “khoảng thời gian phù hợp” cho một quy chuẩn kỹ thuật hoặc quytrình đánh giá sự phù hợp cụ thê để các nhà cung cấp chứng minh rằng hàng
hóa của họ phù hợp.
Ngoài ra, trong thực tiễn triển khai 02 Luật cũng có một số van đề nảysinh cần phải giải quyết để đáp ứng các yêu cầu thực tế hoạt động xây dựng,công bố/ ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Trong đó, nồi bậtmột số nội dung quan trọng như: Van đề chồng chéo về thẩm quyền xây dung, ban hành quy chuẩn kỹ thuật giữa các Bộ, ngành quy định tại các luật chuyên ngành khác nhau; Nội dung quy định trong một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo với nhau hoặc với Luật TC&QCKT Cụ thể là quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có nội dung về “Thi tục đăng kýbản công bố sản phẩm” mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của Luật Tiêuchuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong vấn đề công bố hợp quy, gây khó khăn,vướng mắc cho chính cơ quan nhà nước cũng như doanh nghiệp, v.v
Với vai trò quan trọng và tác động lớn của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật đôi với phát triên kinh tê - xã hội nói chung và trong việc bảo đảm an
Trang 12toàn thực phẩm nói riêng đã đặt ra các yêu cầu cấp bách trong việc hoàn thiệnhơn nữa khuôn khổ pháp lý cho hoạt động nay.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTrong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh hoạt động tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật là một lĩnh vực pháp luật thương mại chưa nhận được sự quantâm đáng kê của các nhà khoa hoc trong nước Lý do một phan đây là lĩnh vực tương đối đặc thù, khó tiếp cận Tuy nhiên, càng ngày sự hiện diện và vai trò đáng kể của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đã có các đề tài nghiên cứu, bàiviết học thuật của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước như:
- Th.S Đặng Công Hiến, Viện Nghiên cứu Thương mại, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp số 17(249), tháng 9/2013 Hoàn thiện pháp luật về vệ sinh antoàn thực pham trong hoạt động thương mai
- Tô chức Tiêu chuân hóa quôc tê (ISO) Sự tham gia của người tiêu
dùng - Tại sao và như thé nào Hướng dẫn thực hành đối với các tô chức xâydựng tiêu chuẩn (Involving consumers - Why and how Practical guidance for
standards development bodies);
- Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) Hướng dẫn đối với các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia - Sự tham gia của các bên liên quan và tạo lập sự đồng
thuận (Guidance for national standards bodies - Engaging stakeholders and
building consensus);
- Private Food Safety Standards: Their role in Food Safety Regulation
and their Impact - Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)
- Toàn cầu hóa Thị trường Thực phẩm chế biến (Globalization of the
Processed Foods Market) - USDA - Hoa Kỳ
- Thương mại và tiêu chuẩn đối với thực phẩm (Trade and FoodStandards) - Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Nông lươngLiên hợp quốc (UN/FAO)
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3 1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nay tập trung vào nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực an
toàn thực phẩm Bao gồm chủ yếu là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật,
Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm Và Các vanbản hướng dẫn thi hành các Luật này.
Đồng thời, luận văn đề cập đến các quy định về xây dựng, ban hànhtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tại Hiệp định về hàng rao kỹ thuật trongthương mại của WTO (WTO/TBT), Hiệp định Vệ sinh an toàn thực phẩm vàkiểm dịch động thực vật của WTO (WTO/SPS).
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao gồm các văn bảnpháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thực phẩm của một sốnước trên thế giới
3 2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và pháp luật về tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; Nghiên cứu thực trạng xâydựng, ban hành và thực thi, xử lý vi phạm về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Nam Trên cơ sở đó, đề tàiđưa ra những phân tích, đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề còn tồntại của pháp luật hiện hành và đưa ra một số đề xuất cụ thé dé hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Về thời gian: Đề tài lựa chọn nghiên cứu các quy định pháp luật từ khiban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2007 và Luật An toànThực phẩm năm 2010 (các văn ban là Pháp lệnh trước đó đã hết hiệu lực và
không nghiên cứu, rà soát, so sánh).
Trang 14Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động xây dựng, ban hànhtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
4 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, rà soát và đề xuất các giải pháp, kiếnnghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậttrong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Nam phù hợp với thực tiễn và camkết, thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được triển khai thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứukhoa học phé biến như: phương pháp tông hợp và phân tích, phương pháp sosánh luật học và phương pháp thông kê Cụ thé như sau:
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích:
Phương pháp này được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và
được sử dụng chủ yếu trong Chương 1 và Chương 2 Trong Chương 1, tác giảphân tích các van đề chung của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trên
cơ sở đó tông hợp lại để rút ra những vấn đề cơ bản về TC,QCKT Đối vớiChương 2, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ thựctrạng các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam liên quan đếnphạm vi nghiên cứu của đề tài Từ đó, tổng hợp các vấn đề còn tồn tại, vướngmắc trong pháp luật cũng như trong thực tiễn về tiêu chuẩn quy chuan kỹ thuậttrong lĩnh vực an toàn thực phẩm Trên cơ sở Chương 1 và Chương 2, tác giảtổng hợp và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp tại Chương 3.
- Phương pháp so sánh luật học:
Chương 2 của luận văn này sử dụng phương pháp so sánh luật học Theo đó, tác giả so sánh các quy định của các văn bản pháp luật; so sánh luật chung và luật chuyên ngành; so sánh pháp luật trong nước và các hiệp định
thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết Từ đó, bổ sung thêm luận giải và
phát hiện các khoảng trông, các diém chong chéo, mâu thuan dé dé xuât giải
Trang 15pháp sửa đối, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật này, đóng góp các giátrị thực tiễn trong công tác xây dựng pháp luật nói chung.
- Phương pháp thống kê:
Phương pháp này được sử dụng trong Chương 2 của luận văn Theo đó,
căn cứ các số liệu của các cơ quan nhà nước về số lượng các tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật đã ban hành, tác giả dùng phương pháp thống kê để xác định
tỷ lệ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm sovới các lĩnh vực khác Mục đích của việc thống kê nhằm cho thấy xu hướng chung, tầm quan trọng của tăng cường giải pháp đây mạnh công tác xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm.
Cách tiếp cận: Cách tiếp cận của đề tài này là dựa trên các quy định của quốc tế nói chung, các quy định pháp luật trong nước nói riêng về tiêuchuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phâm Từ đó, phântích thực trạng thi hành, tìm ra điểm mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập và đềxuất giải pháp hoàn thiện
6 Những điểm mới và đóng góp của luận vănHiện nay, qua nghiên cứu tông quan tài liệu, các công trình nghiên cứutrong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật đối với sản phẩm thực phẩm cụ thé Tác giả chưa tìm thấy công trìnhnghiên cứu toàn diện ở khía cạnh pháp luật chung về tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật Đặc biệt, việc rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hầu như chưa có Vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả mong muốn đónggóp những nội dung mới sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật nói chung và trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nói riêng
Trang 16- Luận văn chỉ ra được một số bất cập, ton tại trong pháp luật Việt Nam
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật vềtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Namđáp ứng được một cách hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế xã hội phù hợp xuthế hội nhập của thị trường
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giúp cho việc sửa đôi,
bổ sung và hoản thiện pháp luật về tiêu chuan, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnhvực an toàn thực pham tại Việt Nam Ngoài ra, luận van có thể được sử dụng
làm tai liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng day va học tập.
7 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm 3 Chương:
Chương 1: Một số van dé lý luận về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậttrong lĩnh vực an toàn thực phẩm và pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuan kỹthuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Chương 2: Thực trạng pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậttrong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực
an toàn thực phẩm
Trang 17CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TIEU CHUAN, QUY
CHUAN KY THUAT TRONG LINH VUC AN TOAN THUC PHAM
VA PHAP LUAT VE TIEU CHUAN, QUY CHUAN KY THUAT
TRONG LINH VUC AN TOAN THUC PHAM
1.1 Lý luận về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toànthực phẩm
Cùng với lịch sử phát triển các hình thái kinh tế xã hội của loài người,tiêu chuẩn được xuất hiện và hình thành từ thời cổ đại Dan dan, việc cần thiếtchuyên môn hóa công tác tiêu chuẩn nhằm đáp ứng đúng vai trò của tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các hoạt động kinh tế, xã hội, nhu cầu pháp
ly hóa các hoạt động này được hau hết các quốc gia trên thế giới coi là nộidung quan trọng thông qua việc hình thành các cơ quan tiêu chuẩn hóa và luậtđịnh bởi các quy định mang tính bắt buộc điều chỉnh mối quan hệ giữa cácchủ thể, khách thé tham gia công tác này
Ở cấp độ quốc tế, có hơn 50 Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế và khuvực được hình thành Vi dụ: Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (1947), Ủyban kỹ thuật điện quốc tế IEC (1906), Liên minh Viễn thông quốc tế ITU-T,
Ủy ban an toàn Thực phâm quốc tế CODEX , Ủy ban Tiêu chuẩn Châu ÂuCEN, Tiểu ban Tiêu chuan và Đánh giá Sự phù hợp ASEAN- ACCSQ,
Ở cấp độ quốc gia: tính đến nay, trên thế giới có 169 cơ quan tiêuchuẩn hoá quốc gia là thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO,IEC, ITU, Codex, trong đó Việt Nam đã tham gia là thành viên đầy đủ từ năm
1977 với đại diện là Tổng cục Tiêu chuẩn Do lường Chất lượng
Ngoài ra, rất nhiều các tổ chức tiêu chuẩn hóa là các hiệp hội, ngànhnghề từ sản xuất, kinh doanh, thử nghiệm, chứng nhận ở các quốc gia tham
gia vào hoạt động này.
Trang 18Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, các tô chức tiêu chuẩn hóa quốc tếcũng phân chia chuyên ngành nhằm tập trung hoạt động của mình một cáchhiệu quả và được thừa nhận rộng rãi Đó là, Ủy ban An toàn Thực phẩm(Codex), FAO, WHO, ISO Đây là những tổ chức xây dựng và ban hành tiêuchuẩn, khuyến nghị về lĩnh vực an toàn thực phẩm uy tín hang đầu thé giới.Tiêu chuẩn do các Tổ chức này ban hành được coi là chuẩn mực dé các nước
áp dụng nhằm dam bảo an toàn, chat lượng sản phẩm thực phẩm va cũng là căn cứ khoa học khi giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế liên quancác biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1.1.1.1 Khai niệm
Theo Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO, tiêu chuẩn là tdi liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và được một tổ chức được thừa nhận phê duyệt, nham cung cấp những qui tắc, hướng dan hoặc các đặc tính cho những hoạt động, hoặc những kết quả hoạt động đề sử dụng chung và lặp di lặp lại nhằm dat được một trật tự toi wu trong một khung cảnh nhất định Tiêu chuẩnphải được xây dựng dựa trên các kết quả vững chắc của khoa học, công nghệ
và kinh nghiệm thực tiễn, và nhằm đạt được lợi ích tối uu cho cộng đồng.
Đồng thời, guy chuẩn kỹ thuật hay còn gọi là tài liệu chuẩn (NormativeDocuments) là các tài liệu dé ra các quy tắc, hướng dan hoặc đặc tinh đối vớinhững hoạt động hoặc kết qua của chúng [1]
Bên cạnh đó, Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng đưa ra các kháiniệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hàm nghĩa là những rào cản kỹ thuật trong thương mại hoặc biện pháp vệ sinh, an toàn và kiểm dịch độngthực vật (đối với hàng hóa là thực, động vật và sản phẩm của chúng) Cụ thẻ,theo Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (WTO/TBT), tiêu
10
Trang 19chuẩn được định nghĩa là tai liệu do một tô chức được thừa nhận phê duyệt để
sử dụng chung và lặp di lặp lại, trong đó quy định các quy tắc, hướng danhoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quá trình và phương pháp sảnxuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc [2]
Đối với quy chuẩn kỹ thuật, Hiệp định WTO/TBT đưa ra định nghĩakhá là tương đồng với định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuan hóa quốc tế ISO
Lý do là bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế và Tổ chức Thương mại quốc tế
là hai tổ chức có số lượng quốc gia thành viên lớn nhất thế giới về thương mạihàng hóa, trong đó hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật trở thành một phần của quá trình thuận lợi hóa thương mại quốc tế và làchuẩn mực, thước đo cho hàng hóa giao thương giữa các quốc gia thành viên.
Vì vậy, hai tổ chức này thừa nhận các quy định, tiêu chuẩn và nguyên tắc hoạtđộng của nhau và được các nước thành viên trên thế giới thừa nhận Do đó,không có bat kỳ khái niệm khác nào về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do banchất nội hàm mang tính khoa học đầy đủ đã được chứng minh.
Tại Việt Nam, cùng với quá trình chuyên đổi mô hình phát triển kinh tếqua các thời kỳ, Quốc hội và Chính phủ cũng đã ban hành lần lượt các vănbản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
và đưa ra các thuật ngữ, khái niệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật TheoPháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1990 và Pháp lệnh Chất lượng hàng hóanăm 1999 của Quốc hội, tiêu chuẩn được định nghĩa /à văn bản kỹ thuật quiđịnh qui cách, chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật phương pháp thử, yêu cau bao gói, ghỉ nhận, vận chuyển bảo quản hàng hoá và các vấn dé khác liên quan đếnchất lượng hàng hoá [3]
Lúc này, chỉ có khái niệm tiêu chuẩn mà chưa xuất hiện khái niệm vềquy chuẩn kỹ thuật Do các tiêu chuẩn được ban hành dưới hình thức Quyếtđịnh của Bộ trưởng với tính chất bắt buộc áp dụng như một văn bản quy phạm
pháp luật.
11
Trang 20Đến năm 2006, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hộiban hành lần đầu tiên ở cấp hiệu lực pháp lý cao nhất Tại Luật này, lần đầutiên quy định về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được định nghĩa hoàn toànphù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩnhóa quốc tế ISO và Té chức Thương mai thé giới WTO chính là yêu cầu bắt buộc dé đáp ứng điều kiện gia nhập của Việt Nam tại thời điểm đó cũng nhưquá trình đàm phán các hiệp định thương mại đa phương của Việt Nam sau
này Theo quy định tại Luật này, tiêu chuẩn là văn bản do một tổ chức công
bồ dé tự nguyện áp dụng, trong đó quy định về đặc tinh kỹ thuật và yêu câuquản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hộinhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này [4]
Quan trọng hơn, Luật đã đưa ra khái niệm về quy chuẩn kỹ thuật vàkhái niệm này đã ngày càng được sử dụng rộng rãi, phô biến, coi là một vănbản vừa mang tính quy phạm, vừa mang tính kỹ thuật điều chỉnh, giải quyết được nhiều van dé, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm quan lý của Việt Nam Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
để bắt buộc áp dụng, quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêucâu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và cácđổi tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an
toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo
vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyên lợi của người tiêu dùng và các yêu cẩu thiết yếu khác [4]
An toàn thực phẩm là một lĩnh vực của hoạt động tiêu chuẩn hóa đượcxác định bởi phương pháp phân loại để sắp xếp, thống kê và quản lý hoạtđộng xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phân công trách
nhiệm xây dựng, ban hành cho các cơ quan, tô chức có chuyên môn, trách
12
Trang 21nhiệm quản lý về an toàn thực phẩm Do đó, các khái niệm chung về tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nêu trên cũng được thừa nhận và áp dụng đối với
lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, với những đặc thù riêng của sản phẩm thực phẩm, Luậtchuyên ngành là Luật An toàn thực phẩm năm 2010 cũng đưa ra một số kháiniệm khác liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực an toàn thựcphẩm tại Việt Nam như: Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, Kiểm nghiệmthực phẩm Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm /à những quychuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất,kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm đo cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm mục dich bảo đảmthực phẩm an toàn đổi với sức khoẻ, tinh mạng con người; Kiểm nghiệm thựcphẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, danh gia sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bồ sung vào thực phẩm,
bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm [5]
Thực phẩm an toàn (hay thực pham sạch) từ lâu đã là mối quan tâm củatoàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, bởi việc sử dụng thực phamkhông an toàn (thực phẩm ban) là mối nguy cơ lớn đến sức khỏe con người
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiễn hành nhiều nghiên cứu và đi đến kếtluận, thực phẩm không an toàn có thé gây ra những van dé rat lâu dai với sức
khỏe của người dùng Hàng năm có khoảng 600 triệu người (khoảng 1/10
tổng dân số thế giới) bi ốm, 420.000 người bị chết, 33 triệu năm sống khỏemạnh bị mat, khoảng 1/3 trẻ em dưới 5 tuôi tử vong trên thé giới là do nguyênnhân từ thực pham ban
Khái niệm thực phẩm an toàn (hay thực pham sạch) khá rộng và trừutượng, nên có nhiều quan niệm khác nhau Theo WHO, thực phẩm đạt mức an
13
Trang 22toàn không gây hại cho con người, là khi không chứa hoặc chứa hàm lượng ở
mức chấp nhận được các chất ô nhiễm hay vi khuẩn mà bình thường có thêgây nhiễm độc, hoặc bat kỳ chất nào khác có thể khiến thực pham trở nên cóhại cho sức khỏe.
Nói cách khác, thực phẩm an toàn là loại thực phẩm cung cấp các chấtdinh dưỡng phù hợp, thiết yếu mà không gây hại cho sức khỏe của người sửdụng do các loại ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học hay các hình thức ô
nhiễm khác gây ra
Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới - WHO đưa ra định nghĩa: “an toàn thực phẩm có nghĩa là bao đảm thực phẩm sẽ không gây hại cho con người cảtrong quá trình chuan bị và/hoặc khi đã sử dụng” Nhằm thống nhất ý chí vàhành động của các quốc gia trong việc bảo đảm an toàn thực pham, ké từ năm
1962, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã xâydựng nên Bộ quy tắc về thực phẩm và thành lập Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex — Cơ quan liên chính phủ với 165 nước thành viên (baogồm Việt Nam), nhằm xác lập các tiêu chuan quốc tế về thực phẩm cũng như tôchức thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn cầu.
Ngay từ thời điểm năm 1994, đã có 146 quốc gia thừa nhận và áp dụng
bộ quy tắc về thực phẩm Các quốc gia này đã cùng nhau xác định 237 tiêuchuẩn về hàng hóa thực phẩm, 41 quy tắc về kỹ thuật và vệ sinh thực phẩm, đánh giá ảnh hưởng của 185 loại thuốc bảo vệ thực vật với an toàn thực phẩm, xác định được 3.274 hạn mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật được
phép có trong thực phẩm, đánh giá mức độ an toàn của 760 loại chất phụ gia,
25 loại chất gây ô nhiễm và 54 loại thuốc thú y với thực phẩm
Theo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm Việt Nam, “An toàn thực phẩm làviệc bao đảm dé thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.” Đồng thời, nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm được quy định phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các quy định do cơ quan quản lý
14
Trang 23nhà nước có thâm quyền ban hành và tiêu chuan do tổ chức, cá nhân sản xuấtcông bé áp dụng [5]
Như vậy, về cơ bản khái niệm an toàn thực phẩm của Việt Nam hoàntoàn tương thích với khái niệm do WHO đưa ra và nó khang định vai trò, tínhchất đặc biệt quan trọng của việc bảo đảm thực phẩm an toàn.
Bên cạnh đó, khái niệm về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm có thé được khái quát như sau: Tiêu chuẩn và quychuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm chính là những quy định vềyêu cầu kỹ thuật, đặc tính an toàn và các mức giới hạn chỉ tiêu cho phép củasản phẩm thực phẩm nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và bảo vệ sức khỏe
hành như:
Về nội dung và mục đích, tiêu chuẩn có nội dung quy định rộng hơn, cóthé bao gồm toàn bộ đặc tính kỹ thuật chung, cụ thé dùng làm chuẩn dé phân
15
Trang 24loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đốitượng khác; mục đích chính của tiêu chuẩn là dung để đánh giá, phân loạichất lượng của đối tượng Vi dụ: tiêu chuẩn về sản phẩm sữa của Công ty Avới tiêu chuẩn về sản phẩm sữa của Công ty B Trong khi đó, quy chuẩn kỹthuật chỉ quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý liên quan đến an toản, sức khỏe mà sản phâm thực phẩm phải đáp ứng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường Quy chuẩn kỹ thuật không quy định tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật mang tính mô tả hàng hóa mà chỉ tập trung chỉ tiêu về antoàn, trong lĩnh vực an toàn thực pham thi các chỉ tiêu nay sẽ liên quan đếnmức giới hạn về hóa chat, du lượng thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi,các chất cắm sử dụng với mục đích chính là bảo vệ sức khỏe con người, môitrường song của con người, các quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, lợiích chung của quốc gia.
Về hiệu lực áp dụng, tiêu chuẩn chỉ dé tự nguyện áp dụng Điều đó
có nghĩa là, chủ thể áp dụng được tự do lựa chọn áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn
nào (quốc tế, khu vực, nước ngoai, cơ sở) phụ thuộc vào năng lực, trình độ sản xuất, dây chuyên thiết bị, công nghệ sẵn có của mình miễn là tiêuchuẩn đó phục vụ cho nhu cầu sản xuất của họ, chắng hạn như nhu cầu xuấtkhẩu vào thị trường Châu Âu, họ sẽ ưu tiên lựa chọn áp dụng các tiêuchuẩn của Châu Âu để hàng hóa của mình có thể đáp ứng điều kiện nhậpkhẩu của các nước khu vực Châu Âu Tuy nhiên, quy chuẩn kỹ thuật cóhiệu lực bắt buộc áp dụng đối với tất cả tổ chức, cá nhân thuộc đối tượngđiều chỉnh Việc không tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật được xử
lý bởi các chế tài nghiêm ngặt.
Về chủ thé: Có thé thấy rõ sự khác biệt về chủ thé ban hành bởi quychuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ở trung ương hoặc địaphương ban hành dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật (ban hành bằng
16
Trang 25Thông tư của Bộ trưởng hoặc Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
Còn tiêu chuẩn có thé do cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân, hiệp hội banhành (tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành tiêu chuẩn quốc tế, co quannhà nước có thâm quyên ban hành tiêu chuẩn quốc gia, các doanh nghiệp,Viện nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn cơ sở
1.1.2 Phân loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
Trong thông lệ quốc tế, tiêu chuẩn được phân cấp, phân loại cụ thé
nhằm mục đích xác định được phạm vi áp dung về không gian cũng như nộidung riêng lẻ của từng tiêu chuẩn cụ thé Theo đó, về không gian, tiêu chuẩnđược phân thành các cấp như tiêu chuẩn quốc tế (do Tổ chức Tiêu chuẩn hóaquốc tế ban hành), tiêu chuẩn khu vực (do Tổ chức Tiêu chuẩn khu vực banhành), tiêu chuẩn quốc gia (do Cơ quan Tiêu chuẩn hóa quốc gia chấpnhận/ban hành), tiêu chuẩn chuyên ngành/Hội-Hiệp hội hay tiêu chuẩn cơ sở(do Công ty/T6 chức/ Hiệp hội xây dựng và ban hành)
Tại Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được phân cấp thành 02cấp Trong đó, tiêu chuan bao gồm: tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN (do
Bộ Khoa học và Công nghệ công bó), tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS (docác tổ chức, cá nhân công bố); quy chuẩn kỹ thuật gồm: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN (do các Bộ, ngành xây dựng, ban hành), quychuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCDP (do Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố xây dựng, ban hành) [4]
Về nội dung, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam
được phân loại như sau:
Đối với tiêu chuẩn, tiêu chuẩn bao gồm 05 loại: tiêu chuẩn cơ bản, tiêuchuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuân phương pháp thử,
tiêu chuẩn về bao gói, ghi nhãn, vận chuyền, bảo quản.
Đối với quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật được phân loại thành
05 loại: Quy chuẩn kỹ thuật chung, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy chuẩn kỹ
17
Trang 26thuật môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quá trình và quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.
Việc phân lại như trên nhằm xác định phạm vi áp dụng của từng loạitiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và giúp cho cơ quan xây dựng, ban hành dễdang trong việc nghiên cứu một cách tập trung, hiệu quả về một nội dung đốitừng loại tiêu chuan, quy chuẩn kỹ thuật và từ đó, giúp cho việc áp dụng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật một cách dễ dàng, thuận lợi, ké cả việc tra cứu, hệ
thống hóa của các cơ quan ban hành.
Với những quy định mang tính chất khung của Luật Tiêu chuẩn và Quychuẩn kỹ thuật, áp dụng phổ quát cho tất cả các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, lĩnhvực an toàn thực phẩm cũng được phân cấp và phân loại theo các quy địnhtrên Tuy nhiên, Luật An toàn thực phẩm (theo định nghĩa về điều kiện đảmbảo an toàn thực phẩm tại khoản 6, 7 Điều 2), lĩnh vực an toàn thực pham sé tập trung quản lý một số đối tượng chính sau đây: quy chuẩn kỹ thuật đối với
thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh
doanh thực pham; quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn đối với thực phẩm, phụ
gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm,
bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
Dựa trên các đối tượng quản lý và cơ quan ban hành, có thê thấy, tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được phân cấp,
phân loại như sau:
Về tiêu chuẩn lĩnh vực an toàn thực phâm: gồm tiêu chuẩn quốc tế (doISO, FAO, WHO, Codex ban hành), tiêu chuẩn khu vực (do Tổ chức Tiêuchuẩn hóa Châu Âu - EN hoặc các khu vực khác ban hành), tiêu chuẩn quốc gia (do các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia ban hành như: TCVN - ViệtNam, BS - Anh, ANSI - Mỹ, JIS - Nhật Bản ), tiêu chuẩn cơ sở (do các
công ty, hộ gia đình, hiệp hội ban hành).
18
Trang 27Về quy chuẩn kỹ thuật lĩnh vực an toàn thực phẩm, gồm: các quy định
kỹ thuật, quy chế thực hành bắt buộc áp dụng do các cơ quan nhà nước cóthâm quyền ban hành hoặc các hiệp định thương mại FTA quy định Ví dụ:
EVFTA, CPTPP, QCVN (Việt Nam)
1.1.3 Vai trò của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Lich sử phát triển của tiêu chuẩn bat dau từ thời cô đại Ví dụ: Hệ đếm
thập phân (Trung Quốc), Kích thước, khối lượng (Babilon), Vật liệu xây dung
(Lama) Dén thoi can dai — San xuất vũ khí, phương tiện quân sự, kho tảng dựtrữ (Anh, Pháp, Nga ); Thời kỳ phát triển có tổ chức: Thế kỷ 18 - cuộc cáchmạng công nghiệp-TCH xưởng; Thế kỷ 19 - Phổ cập phương pháp Tiêu chuẩnhóa, Tiêu chuẩn hóa công ty Đến dau thé ky 20, nhiều tổ chức Tiêu chuẩnhóa quốc gia và quốc tế được thành lập - Anh (1901), Hà Lan (1917), Pháp(1921), IEC (1906)
Vì thế, tiêu chuẩn có vai trò quan trọng trong tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và cải thiện môi trường mà chúng ta đang sống Sự phủ hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo với người tiêu đùng rằng sảnphẩm, hàng hóa là an toàn, đáng tin cậy va tốt cho môi trường Tiêu chuẩn
mang lại lợi ích cho các nhóm hưởng lợi chính của xã hội bao gồm: doanh
nghiệp, người tiêu dùng, chính phủ Trong đó:
Đối với cơ quan quản lý nhà nước/Chính phủ: Tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc thúc day an toản thực phẩm trongquản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm Trên thực tế, tiêu chuẩn
về thực phẩm được các cơ quan quản lý chức năng của tất cả các quốc gia làmcăn cứ kỹ thuật cho quản lý an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng có thể sử dụng tiêu chuẩn
làm công cụ và cơ sở quan trọng đê chủ động bảo vệ chính mình trong các
19
Trang 28tranh chấp và lựa chọn thực phẩm an toàn, tham gia tích cực vào việc xâydựng tiêu chuan thực phẩm góp phan làm cho các tiêu chuẩn này thân thiệnvới người tiêu dùng Tiêu chuẩn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống củangười tiêu dùng Khi các sản pham và dich vụ phủ hợp với tiêu chuẩn, ngườitiêu ding có thé tin tưởng rang chúng là an toàn, đáng tin cậy và có chấtlượng phù hợp Ví dụ, tiêu chuẩn về an toàn đường bộ, an toàn đồ chơi trẻ
em, bao bì y tế an toàn là sự lựa chọn cho người tiêu dùng có thể giúp làm chothế giới thành một nơi an toàn hơn Tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước
và đất, về phát thải khí và bức xạ, và các khía cạnh môi trường của sản phẩmgóp phần vào những nỗ lực bảo vệ môi trường Đặc biệt, tiêu chuẩn về antoàn và chất lượng thực phẩm giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Chúng
dé cập đến các vấn dé chủ yếu như giá trị dinh dưỡng, ghi nhãn và công bố,
hương vi, vệ sinh, biến đôi gien, giới hạn các chất phụ gia, thuốc trừ sâu, chất
gây ô nhiễm.v.v [6].
Tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp thử và phươngpháp phân tích thực pham được các tổ chức Người tiêu dùng trên toàn thế giới
sử dụng như các công cụ quan trong dé chủ động bảo vệ mình trước các nguy
cơ gây mat an toàn thực phẩm, đối phó với thực phẩm ban tại nhiều nước nhất
là các nước phát triển Ví dụ: Hội TC&BVNTD VN đã sử dụng các phươngpháp thử tiêu chuẩn để khảo sát đánh giá chất lượng sữa, chất lượng cà phêtheo các tiêu chuẩn tương ứng về các sản phẩm trên dé cảnh báo cho xã hội vangười tiêu dùng về các nguy cơ gây mất an toàn;
Đối với doanh nghiệp: giúp cho các hoạt động kinh doanh càng ngày càng hiệu quả, làm tăng năng suất và giúp công ty tiếp cận các thị trường mới;giúp cho doanh nghiệp cắt giảm chi phí thông qua việc cải thiện hệ thống va
các quá trình; tăng khả năng cạnh tranh; tăng sự hài lòng của khách hàng
thông qua cải thiện an toàn, chất lượng và quá trình Ngoài ra, tiêu chuẩn giúp
20
Trang 29doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, thông qua việc đảm bảo sự phù hợp củasản phẩm và dịch vụ, làm giảm tác động của doanh nghiệp lên môi trường.
Ví dụ: ISO 9001 giúp cải thiện doanh số bán hàng, sự hài lòng củakhách hàng, hình ảnh công ty và thị trường cô phiếu; ISO 14001 giúp doanhnghiệp quản lý tác động tới môi trường Đồng thời, các doanh nghiệp cũngđược hưởng lợi từ quá trình tham gia xây dựng tiêu chuẩn Một nghiên cứu của Hiệp hội tiêu chuẩn Pháp AFNOR là thành viên của ISO, cho thấy rằng các công ty tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hóa có doanh thu hàng năm
tăng thêm 20%
Đối với chính phủ: Tiêu chuẩn cung cấp các kiến thức chuyên môn vàkinh nghiệm va do đó là một nguồn lực quan trọng đối với Chính phủ khi pháttriển chính sách công Chính phủ có thé sử dụng tiêu chuẩn dé hỗ trợ chínhsách công đem lại nhiều lơi ích như: sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn trong các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các đối tượng một cách khoa học;giúp mở cửa thương mai thé giới, nhất là trong trường hợp tiêu chuan quốc tế
do các tiêu chuẩn ISO, IEC, Codex được chấp nhận bởi nhiều Chính phủ, do
đó sử dụng hoặc viện dẫn chúng trong các quy chuẩn quốc gia sẽ tạo thuận lợicho sự di chuyên của hàng hóa, dich vụ và công nghệ từ nước nay sang nướckhác Đông thời, có thé loại bỏ các rào can trong thương mai với thé giới băngcách cung cấp các tiêu chuẩn làm cơ sở kỹ thuật trong các điều khoản của cáchiệp định thương mại ở các cấp khu vực và quốc tế
Vai trò của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong việc thúc day an toànthực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng được thê hiện rõ nét thông qua các nộidung nổi bật như: Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm là chủ đề “nóng” trên các diễn đàn quốc tế, khu vực và quốc gia về an toàn, vệsinh thực phẩm do vai trò quan trọng của chúng trong quản lý an toàn, sanxuất kinh doanh và thúc day thương mại thế giới trong lĩnh vực này; Hệ thống
21
Trang 30tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về thực phâm đóng vai trò nòng cốt tác độnglên chính sách của quốc gia và doanh nghiệp trong mối quan hệ với quản lýATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và trong từng quốc gia, dapứng yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng; Các tiêu chuẩn quốc tế (quantrọng nhất là tiêu chuan ISO và tiêu chuẩn Codex) và các tiêu chuẩn quốc gia
về thực phẩm được sử dụng như là các công cụ pháp lý để quản lý an toànthực phẩm trong quá trình trên
ISO va Codex là 2 tô chức tiêu chuẩn hóa quốc tế lớn nhất thế giới xâydựng và ban hành các tiêu chuẩn về lĩnh vực an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn quốc tế do 2 tổ chức này xây dựng có vai trò và mang tính định hướng cho hau hết các quốc gia Cụ thé:
Vai trò của tiêu chuẩn ISO: Tiêu chuẩn ISO về thực phẩm tạo lòng tincho người tiêu dùng đối với các sản phẩm dùng để ăn và uống và đem lại lợiích cho tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng từ trang trại đến vận chuyền, từ sản xuất đến bản lẻ và dịch vụ, từ người tiêu dùng đến các cơ quanquản lý và các phòng thử nghiệm phân tích Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tếISO đã tập hợp tat cả các bên có liên quan dé chia sẻ các thực hành tốt nhất,
quảng bá các công nghệ cập nhật với trình độ khoa học công nghệ hiện hành
và đảm bảo an toàn và chất lượng
ISO xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế từ chất lượng đến an toàn dé quản
lý và truy xuất nguồn gốc, từ ghi nhãn đến bao gói và bảo quản thực phẩm Các tiêu chuẩn ISO bao quát từng bước của chuỗi cung ứng thực phâm và thức ăn chăn nuôi Trong đó, ISO đã thành lập 04 Ban kỹ thuật dé xây dựngcác tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm, bao gồm: BKT ISO/TC34 về sản phẩmthực phẩm; BKT ISO/TC 54 về tinh dầu; BKT ISO/TC 93 về tinh bột và sảnphẩm tinh bột; BKT ISO/TC 234 về Thủy sản và nuôi trồng thủy sản.
Các tiêu chuẩn quốc tế ISO trong lĩnh vực thực phẩm dé cập đến cácnội dung da dạng về an toàn thực phẩm như: Quá trình chế biến trong công
22
Trang 31nghiệp thực phẩm, Sản phẩm nông sản thực phẩm nói chung, phương phápthử và phân tích thực phẩm; rau quả và sản phâm chế biến; sữa và sản phẩmsữa (bơ, phomat, ); thịt, sản phẩm thịt và các sản phẩm động vật khác; Chè,
cà phê, cacao; đồ uống (có cồn và không côn); sản phẩm đường, tinh bột; Dầu
và mỡ ăn, hạt có đầu; gia vị, phụ gia thực phâm; Nguyên vật liệu, bao bì tiếp xúc với thực phâm; nhà máy và thiết bị công nghiệp thực phẩm.
Các tiêu chuẩn được ban hành của ISO đã góp phần quan trọng vào VIỆC cung cấp các căn cứ kỹ thuật cập nhật với trình độ khoa học công nghệhiện hành để quản lý an toàn thực phâm và hỗ trợ phát triển công nghiệp thựcphẩm trên toàn cầu Rất nhiều tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thựcphẩm đã được ISO ban hành và bat cứ doanh nghiệp/tổ chức nào trong chuỗicung ứng thực phẩm cũng có thể áp dụng để nâng cao chất lượng, an toản,năng suất chất lượng của hang hóa Điển hình như tiêu chuẩn ISO 22000:2005
Hệ thống quan lý an toàn vệ sinh thực phẩm hay ISO 22002 Chương trình tiên quyết về an toàn thực phẩm.
Hoạt động tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thực phẩm của ISO luôn hướng đến bảo vệ người tiêu dùng thông qua thu hút sự tham gia của các bênliên quan gồm cả người tiêu dùng vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn quốc tếthông qua các co quan tiêu chuan hóa quốc gia nhằm hài hòa lợi ích củangười tiêu dùng và các bên hưởng lợi khác từ tiêu chuẩn; Phối hợp với các tổchức chủ chốt có liên quan đến an toàn thực phẩm như Ủy ban tiêu chuẩnthực pham (CAC) do WHO va FAO thành lập, Tổ chức nông nghiệp và thựcphẩm, Tổ chức sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu, Liên đoàn sữa quốc té,WHO trong việc xây dựng tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng một cách khách quan.
Vai trò của tiêu chuẩn Codex trong lĩnh vực an toàn thực phẩm: Nhằm
hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và sự công băng trong kinh
23
Trang 32doanh thực phẩm, Uy ban tiêu chuẩn thực phẩm (CAC) là một tô chức do Tổchức nông lương (FAO) và Tổ chức y tế thế giới (WHO) của Liên Hợp quốcthành lập đã xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm (Tiêuchuan Codex) cũng như các quy phạm thực hành, hướng dẫn nghiệp vụ, đềxuất các biện pháp, khuyến nghị về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật về thực phẩm.
Các tiêu chuẩn Codex đề cập đến: Ghi nhãn sản phẩm đóng gói sẵn;
Yêu cầu an toàn vệ sinh đối với các sản phẩm thực phẩm Vi dụ: mật ong, cá
hdi, cà chua đóng hộp, dau 6 liu, tôm đông lạnh, cá, hoa qua đóng hộp, cacao,thực phẩm đóng hộp, bột mỳ, bột ngô, tôm cá khô, phụ gia thực phẩm, hoa
quả khô, sữa công thức cho trẻ em, thịt bò các loại, thịt lợn, thịt hun khói,
nước khoáng, thực phâm ăn kiêng, muối ăn, đường, mỡ động vật, gia vị, thựcphẩm bồ sung vi chất, sữa và sản phâm sữa, hoa quả tươi các loại v.v
Chính sự quan tâm của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đã đưa các tiêu chuan Codex ở trung tâm của các tranh luận toàn cầu Vai trò của tiêu chuẩn trong việc thúc đây ATTP và bảo vệ người tiêu dùng Mặc dù các tiêu chuan Codex được ban hành dé khuyến cáo áp dụng,nhưng trong nhiều trường hợp các quốc gia đã sử dụng tiêu chuẩn Codex làm
cơ sở cho việc xây dựng va ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dé quản
lý an toàn thực phẩm Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được viện dẫn
trong Hiệp định WTO/SPS có nghĩa là tiêu chuân Codex đã có tác động đếnviệc giải quyết các vấn đề thương mại Các thành viên của WTO muốn áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm khắt khe hơn yêu cầu trên cơ sở khoa học thì sử dụng tiêu chuẩn Codex như chuẩn đối chứng.
Hiệp định SPS và TBT của WTO đặt ra các quy tắc cơ bản về việccác chính phủ có thê áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và sức khỏeđộng thực vật (SPS) cũng như các quy định kỹ thuật (TBT) nhằm đảm bảo
24
Trang 33sức khỏe va an toan con người, bảo vệ môi trường va thông tin người tiêu
dùng Hiệp định SPS đề cập cụ thé đến các tiêu chuẩn do Codex xây dựng về
an toàn thực phâm và các thành viên WTO thường xuyên đề cập đến các tiêu chuẩn này trong các cuộc thảo luận tại Ủy ban TBT [7].
Như vậy, có thể thấy, tiêu chuẩn chính là cơ sở kỹ thuật để quản lý antoàn thực phẩm Tiêu chuẩn định hình khuôn khổ pháp lý kỹ thuật cho quản lý
an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ nguyên liệu đầu vàođến sản xuất chế biến, lưu thông thực phẩm tại nhiều nước phát triển đặc biệt
là Châu Âu Tiêu chuẩn được sử dụng toàn diện và nghiêm ngặt trong luật pháp về an toàn vệ sinh thực pham là cơ sở kỹ thuật quan trọng giúp quan ly
có hiệu quả an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh và sử dụng thực phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và người tiêu dùng về antoàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng
Với vai trò quan trọng như vậy, các nước hầu hết đều ban hành văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, trong đó quy định nội dung về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với an toàn thực phẩm Vi dụ: Pháp lệnh về an toàn thực phâm của Úc va New zealand “Quy phạm về thực phẩm 2003” sửdụng các tiêu chuẩn là các công cụ pháp lý dé quan ly an toàn thực phẩm Cáctiêu chuẩn này bao gồm tiêu chuẩn về yêu cầu ghi nhãn và thông tin về thựcphẩm, Các chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, yêu cầu liên quan tới các giới han
về các chất ô nhiễm và dư lượng, các giới hạn về vi sinh vật và các yêu cầuchế biến; Luật chung về an toàn thực phẩm của Châu Âu đưa ra các quy định,chi thị dưới luật quy định cụ thé các yêu cầu vệ sinh trên cơ sở sử dụng các tiêu chuẩn EN và tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm; Luật vệ sinh thực phẩm của Hàn quốc đưa ra các quy định an toàn thực phẩm dưới luật được xây dựng trên cơ sở sử dụng thích hợp các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia nhằm bảo vệsức khỏe khỏi các chất ô nhiễm, nguy hiểm trong thực phẩm, bảo đảm an toànthực phẩm và đây mạnh giáo dục người tiêu dùng thông qua các tiêu chuẩn về
25
Trang 34quy trình sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, vật liệu đóng gói thực
phẩm, chất lượng, an toàn hoặc tiêu chuẩn về điều tiết hành động (thực thi,
kiểm soát nhập khẩu, bán hàng cấm đối với thực phẩm bat hợp pháp, hìnhphạt) cũng như các tiêu chuẩn về thực pham (Food Code) và phụ gia (Mã Phugia thực phẩm) v.v
Các tiêu chuẩn thực pham được sử dụng trong các quy đinh, quy chuẩn
kỹ thuật, sử dụng như các hang rao kỹ thuật trong thương mại dé bảo vệ chính đáng quyền lợi của NTD trong nước đặc biệt tai Mỹ, Châu Âu, Nhật bản Cáctiêu chuẩn về hệ thống quản lý tiên tiến nhằm quản lý an toàn thực phẩm theo
chuỗi cung ứng như ISO 22000, HACCP, GAP được sử dụng như những
công cụ hữu hiệu thúc đây ATTP tại nhiều nước đặc biệt là các nước pháttriển, đồng thời trong nhiều trường hợp chúng cũng trở thành các điều kiệnnhập khẩu nhằm bảo vệ người tiêu dung trong nước
1.2 Lý luận pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực
an toàn thực phẩm
1.2.1 Khái niệm pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực
an toàn thực phẩm
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2015, quy phạm pháp luật /à quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,được áp dung lặp di lặp lại nhiêu lan đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trongphạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước,người có thẩm quyên quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện [8]
Căn cứ vào khái niệm chung về pháp luật nêu trên, có thể thấy rằng, pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực pham
là một trong những cấu phần của hệ thống pháp luật, nó tập trung điều chỉnhcác mối quan hệ xã hội trong hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy
26
Trang 35chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm va có đầy đủ các đặc điểm, tính chất vàthuộc tính pháp luật chính Do đó, các đặc trưng cơ bản của pháp luật về tiêuchuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm cũng giốngnhư đặc trưng của pháp luật nói chung được thé hiện thông qua tính bắt buộc
áp dụng các quy định đã ban hành về hoạt động tiêu chuẩn, quy chuan kỹthuật Khi cần thiết, tức là khi có hành vi vi phạm, nhà nước sẽ sử dụng cácbiện pháp cưỡng chế để đảm bảo pháp luật được thực thi Đồng thời, vì là văn bản quy phạm pháp luật nên các tính áp dụng phô biến, rộng rãi trong khônggian, khu vực địa lý và thời gian theo quy định của luật là rất rõ ràng Ngoài
ra, pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toàn thựcphẩm có tính hệ thống Trong đó, pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm không ton tại biệt lập mà có mối liên
hệ nội tại thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật khác, tạo nên mộtchỉnh thê thống nhất, bao gồm tập hợp các quy định liên quan tại các Luật
chuyên ngành như Luật An toan thực phẩm, Luật Chăn nuôi, Luật Bảo vệ
thực vật, Luật Kiểm dịch động thực vật
Như vậy, với những phân tích về đặc điểm của pháp luật về tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực ATTP nêu trên, có thé đưa ra khái niệm:
“Pháp luật về TCOCKT trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là hệ thống cácnguyên tắc và các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm thiết lậpcác quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên có liên quan trong các quan hệxây dựng và áp dụng TCOCKT về an toàn thực phẩm ”.
12.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậttrong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Qua nghiên cứu Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại(WTO/TBT) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật(WTO/SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đây là hai hiệp định có
27
Trang 36hiệu lực bắt buộc áp dụng với các nước thành viên của Tổ chức nay, trong đóbao gồm Việt Nam, đồng thời, nghiên cứu các Luật về Tiêu chuẩn va Quychuẩn kỹ thuật của một số nước như nêu tại mục 1.2.3 nêu trên và Luật Tiêuchuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, có thé thấy nội dung chủ yếu màpháp luật các nước quy định bao gồm các nội dung (chế định) chính sau: Quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động TCQCKT; Quy định về trình tự xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy; trách nhiệm, thâm quyền của các cơquan, tô chức, cá nhân liên quan đến xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật, bao gồm cả tiêu chuẩn cơ sở và quy chuẩn kỹ thuật địaphương; các quy định về kiểm tra, giám sát, theo dõi thi hành và biện pháp
xử lý vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực an toan
thực phẩm Về cơ bản, các chế định này được thé hiện đầy đủ, rõ nét trong
hệ thống luật của Việt Nam là Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật,
Luật An toàn thực phẩm, Luật Kiểm dịch động thực vật; Luật Chăn nuôi;
Luật Thủy sản
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, luận văn tập trungnghiên cứu một số nội dung chính mà tác giả đánh giá là cần được rà soát,hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về trình tự, thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn và quychuẩn kỹ thuật, pháp luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đưa ra các bước
thực hiện từ lập dự án tiêu chuẩn, nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực trạng và
tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tiêu chuẩn hóa của đối tượng tiêu chuẩn Việc thực hiện bước này giúp cho các tổ chức xây dựng tiêu chuẩn xác
định được tính khả thi và mục đích của việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật đáp ứng được nhu cau thực tiễn và có thé xây dựng được thành tiêu
chuân đê công bô áp dụng sau quá trình nghiên cứu.
28
Trang 37Đồng thời, việc xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật còn phải tuân
thủ các bước xây dựng theo phương pháp ban kỹ thuật Đây là phương pháp
được áp dụng bắt buộc trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêuchuẩn hóa ISO ban hành, các nước thành viên đều phải tuân thủ Việc xâydựng tiêu chuẩn theo phương pháp ban kỹ thuật nhằm đảm bảo tính đồng
thuận (concensus) giữa các bên có lợi ích liên quan Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật được ban hành sẽ các tác động đến lợi ích của rất nhiều bên: cơ quannhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng, các viện nghiên cứu, các tổ chức kỹthuật thử nghiệm, chứng nhan, Do đó, bắt buộc khi xây dựng tiêu chuẩn, cơquan, tổ chức đó phải thành lập ban soạn thảo, ban kỹ thuật với đầy đủ thànhphần của các bên có lợi ích liên quan (stakeholders) và đảm bảo nguyên tắcconcensus khi thông qua tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay, doanh nghiệp trở thành trung tâm phục vụ của các chính phủ, việc đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp khi nhà nước đặt mục tiêu bảo
vệ người tiêu dung cần phải được cân nhắc hết sức thận trọng
Một bước quan trọng nữa trong quy trình xây dựng, công bồ tiêu chuẩn
đó là lấy ý kiến rộng rãi các bên có liên quan Bất kỳ dự thảo tiêu chuẩn nàokhi được xây dựng đều phải lay ý kiến trong khoảng thời gian đủ dé các bêntham gia góp ý Đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật, các nước thành viên của WTO còn phải bắt buộc gửi đến Cơ quan thông báo và hỏi đáp quốc gia về TBT và SPS của WTO và để đăng website lấy ý kiến các thành viên khác trong 6 tháng trước khi ban hành Nội dung bước này thể hiện tính minh bạchhóa trong công tác xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Một
trong những nguyên tắc vô cùng quan trong trong thương mại quốc tế.
Thứ hai là các quy định về chủ thé xây dựng và ban hành Quy định vềchủ thé chính là quy định về thâm quyên, trách nhiệm của chủ thé trong việcxây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Ở bất kỳ quốc gia nào
29
Trang 38cũng quy định về chủ thê xây dựng ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.Theo đó, tiêu chuẩn quốc gia sẽ do cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia ban hành,tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp ban hành; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thìđều do các cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành, trong lĩnh vực thựcphẩm thi cơ quan này thường là các Bộ được giao quyền quan lý về an toànthực phẩm ban hành.
Nội dung thứ ba có ý nghĩa quan trọng tương đương với quy định về xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuân kỹ thuật Đó là quy định áp dụngtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (hay nói cách khác là hoạt động công bố hợpchuẩn, công bố hợp quy), hiểu theo cách thông thường đó là hoạt động màdoanh nghiệp công bố với cơ quan nhà nước, người tiêu dùng sản phẩm của
họ đáp ứng phủ hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
1.2.3 Pháp luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm của một số nước trên thé giới và gợi mở cho Việt Nam
(i) Pháp luật về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
an toàn thực pham của Liên minh Châu Âu
Châu Âu ban hành Luật thực phẩm chung của EU (Quy định178/2002) Quy định này nhằm mục đích tạo nền tảng cho việc bảo vệ sứckhỏe con người và lợi ích của người tiêu dùng ở mức độ cao đối với thựcphẩm và thức ăn chăn nuôi Quy định nay lập ra Cơ quan An toàn thực phẩmChâu Âu và đưa ra quy trình thủ tục cho các vấn đề có tác động trực tiếp hoặcgián tiếp tới an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi Tuy nhiên, quy định này không áp dụng cho sản xuất cơ bản đề tiêu dùng cá nhân hoặc chuẩn bị, phục
vụ hoặc bảo quản thực phẩm dé tiêu dùng trong gia đình.
Nguyên tắc chính của luật pháp về thực phẩm của EU được đưa ra đó làviệc quan lý quy trình sản xuất phải đảm bảo theo tiêu chuẩn HACCP và đảmbảo trong suốt chuỗi thực phẩm Thậm chi, được phép áp dụng các biện pháp
30
Trang 39quản lý rủi ro tạm thời dé bảo vệ sức khỏe ở mức độ cao mà không phải chờđợi băng chứng khoa học Các sản phẩm thực phẩm phải đăng ký và được phêduyệt cơ sở sản xuất [9].
Với nguyên tắc này, trong điều kiện Việt Nam hiện nay có thể coi là bàihọc gợi mở dé bổ sung các quy định pháp luật về TCQCKT trong lĩnh vực an toàn thực phẩm Từ đó cho phép cơ quan nhà nước ban hành các TCQCKTbắt buộc áp dụng trong một số trường hợp khan cấp mà không cần phải cóchứng minh về mặt khoa học tại thời điểm đó Ví dụ: Thời gian qua nhiềudoanh nghiệp xuất khâu mì tôm của Việt Nam sang thị trường Châu Âu bị trả
về do vượt quá hàm lượng EO theo quy định của EU Tuy nhiên, tại Việt Nam
EO chưa bị cấm hoặc hạn chế sử dụng nên sản pham mì tôm trong nướckhông bị điều chỉnh bởi quy định liên quan đến hàm lượng EO Mặt khác,nhiều câu hỏi đặt ra về quản lý kiểm soát rủi ro của EO trong các sản phẩm mìtôm nhưng cơ quan nhà nước chưa có đầy đủ cơ sở khoa học và pháp lý đểban hành các biện pháp tạm thời dé vừa củng cố niềm tin của người tiêu dùng,vừa ngăn ngừa nguy cơ mất an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng Điều này dẫn đến nhiều lang túng, bat cập trong thời gian qua.
Mục tiêu chính của pháp luật EU về thực phẩm nhăm bảo vệ tính mạng
và sức khỏe con người và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng ở mức độ cao;
đảm bảo thực hiện công bằng trong thương mại thực phẩm, trong đó có xétđến sức khỏe và phúc lợi động vật, sức khỏe thực vật và môi trường; thựcphẩm (va thức ăn chăn nuôi) không được mắt an toàn, ví dụ như không được gây hai với sức khỏe hoặc không phù hợp dé con người tiêu dùng Thực phẩm mat
an toàn không được phép bán trên thị trường hoặc phải được thu hồi từ ngườitiêu ding nếu đã được bán và truy xuất nguồn gốc là nền tang trong chínhsách an toàn thực pham của EU
Luật Thực pham chung của EU đưa ra yêu cầu bắt buộc truy xuất
nguôn gôc đôi với tât cả các doanh nghiệp thực phâm và thức ăn chăn nuôi.
31
Trang 40Truy xuất nguồn gốc là công cụ quản lý nguy cơ, công cụ này cho phép FBOhoặc cơ quan có thầm quyên thu hồi sản phẩm từ nhà phân phối hoặc thu hồi
từ người tiêu dùng những sản phẩm được xác định là không an toàn Theo luật của EU, “truy xuất nguồn gốc” nghĩa là khả năng truy xuất và theo dõi
bat ky thuc pham, thức ăn chan nuôi, động vat làm thực phẩm hoặc chất sẽ
được sử dụng để tiêu dùng, thông qua toàn bộ các công đoạn sản xuất, chếbiến va phân phối Điều này đòi hỏi tất cả các FBO déu phải thực hiện hệthống truy xuất đặc biệt Tất cả FBO phải có khả năng xác định sản phẩm củamình từ đâu tới và sẽ đi đâu, và nhanh chóng cung cấp được những thông tin này cho cơ quan có thâm quyên Truy xuất nguồn gốc là cách ứng phó vớinguy cơ tiềm ấn đối với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, dé đảm bảo sao chotất cả sản phẩm thực phẩm đều an toàn cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtcủa Châu Âu đối với an toàn thực phẩm cũng được luật hóa tại Quy định tiêuchuẩn hóa Châu Âu (EU) số 1025/2012 Quy định này cung cấp cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn Châu Âu cho các sản phẩm và dịch vụ, xác định các thông số kỹ thuật ICT Quy định này cung cấp khuôn khổ pháp lý cho phép Ủy ban châu Âu yêu cầu các Tổ chức tiêu chuẩn hóa châu Âu (ESO) soạn thảo các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn hóa cho hàng hóa vàdịch vụ nhằm hỗ trợ các chính sách của EU và luật của EU, dé EU hỗ trợ hoạtđộng của Hệ thống Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (ESS) và đặt ra các tiêu chíchính cho hoạt động của ESS Do đó, Quy định cũng chỉ định ba tổ chức tiêuchuẩn hóa đó là CEN, CENELEC và ETSI sẽ là cơ quan tiêu chuẩn hóa củaChâu Âu Cho đến nay, đây là những thực thể duy nhất được phép xây dựng các tiêu chuẩn châu Âu để hỗ trợ luật pháp của EU.
Dé đảm bảo thực thi các nội dung, yêu cầu và mục tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm, Châu Âu đưa ra các quy định về xây dựng, chấp nhận và ban
32