1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về thương lượng tập thể và thực tiễn thực hiện tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam

102 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 23,82 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thương lượng tập thé TLTT là quy định được luật hóa trong Bộ luật Lao động BLLĐ đầu tiên của Việt Nam từ năm 1994, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, đế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THANH HOÀN

PHAP LUẬT VE THƯƠNG LƯỢNG TAP THE

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THANH HOÀN

PHÁP LUẬT VẺ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THẺ

VÀ THỰC TIEN THỰC HIEN TẠI

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thanh Huyền

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới

sự hướng dan của TS Nguyễn Thanh Huyền Các số liệu, vi du và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Tôi

đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vu tai chính theo quy định cua Trường Đại học Luật - Đại hoc Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan nay dé nghị Truong Dai học Luật - Dai học

Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cam on!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thanh Hoàn

Trang 4

1.1 Khái quát chung về thương lượng tập thẻ 2- 22 e22sszcxea 111.1.1 Khái niệm thương lượng tập thỂ -¿-©2¿2+ee+cxzeverxeerrrreecee li

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của thương lượng tập thỂ -z©scc+e 12 1.1.3 Phân loại thương lượng tập thỂ -2-©2£+2EE+z+2EExeererreerrrrkeree 14

1.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về thương lượng tập thê - 171.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về thương lượng tập thể 17

1.2.2 Nguyên tắc thương lượng tập thê -©22+ez+2++z+zrxserzrrsecee 19

1.2.3 Nội dung pháp luật về thương lượng tập thé 2- ¿c2 21

1.3 Quy định của ILO, một số quốc gia Đông A về thương lượng tap thé và kinh

nghiệm đối với Việt Nam 2-22 ©++£+2E+E+2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEELerrrrrrrrred 261.3.1 Quy định của Té chức Lao động Quốc tế (ILO) về thương lượng tập thé 26

1.3.2 Thương lượng tập thé tại một số quốc gia Đông Á - 27 1.3.3 Những gợi mở cho thương lượng tập thé tại Việt Nam 29 Kết luận Chương l - 2-©++£+2E+E£+2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1E2711117711.E1Aeerrryeg 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VẺ THƯƠNG LƯỢNG

TAP THE VÀ THỰC TIEN THUC HIỆN TẠI TẬP DOAN DET MAY

VIỆT NAM G1 2c 1 2 152121211212112121121211112111121212112 1121 rree 34

ii

Trang 5

2.1 Thực trạng quy định về thương lượng tập thê trong pháp luật lao động hiện

0 34

2.1.1 Quy định về chủ thể thương lượng tập thể -. -2 s2 342.1.2 Quy định về nội dung thương lượng tập thê ¿- 2z 362.1.3 Quy định về quy trình thương lượng tập thể -¿- ¿©sc++: 44

2.1.4 Quy định về giải quyết tranh chấp khi thương lượng tập thể không

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE THƯƠNG LUONG TAP THE TẠI TẬP

DOAN DET MAY VIỆT NAM -22-22222cccEEEEEEcEEEEcrrrrrrrrrrreed 70

3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về thương lượng tap thể 703.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể 723.2.1 Kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động 2019 về các nội dung thương lượng

3.2.2 Kiến nghị sửa đôi các Luật khác đảm bảo cho việc thương lượng tập thé78 3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu qua thực hiện pháp luật về thương lượng tập thétại Tập đoàn Dệt May Việt Nam + 6s kt St krkekekrererkrerekrke 80

3.3.1 Giải pháp về nâng cao năng lực của Tổ chức đại điện người lao động trongthương lượng tập thỂ 2-2 ©+£+E++£+EEE£+EEEEEEEEEEEEE271121711E171122112 E1 tre 81

11

Trang 6

3.3.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng, nội dung thương lượng tập thé tại Tập

[0903050410801 84

Kết luận chương 3 2 2 ©©22+2E+E+2EEEEE11271111711E17111271121112111 2.11 .1.cee 86KET 00.95077777 5 -‹.䟜ŒœŒăăA H 87DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO 2¿-©522xe22£xee+rxed 89

1V

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT | Từ viết tắt Nguyên nghĩa

1 |BLLĐ Bộ luật Lao động

2 |CĐCS Công đoàn cơ sở

3 | CDDMVN | Công đoàn Dệt may Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu từ 2018-2022 50Bang 2.2 Kết qua TLTT của các doanh nghiệp thuộc TĐDMVN 57Bảng 2.3 Kết quả việc ký kết và thực hiện TULDTT trong các 58

doanh nghiệp thuộc TD DMVN - Gà vn ng rệt 58

VI

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đồ 2.1 Cơ cau tổ chức của Tập đoàn Dệt May Việt Nam 50

Biểu đồ 2.2 Cơ cầu doanh nghiệp chia theo lĩnh vực -s¿s¿ 51

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ chủ tịch công đoàn cơ sở theo giới -+: 52 Biểu đồ 2.4 Chế độ hoạt động của chủ tịch công đoàn cơ sở 52 Biểu đồ 2.5 Trình độ của chủ tịch công GOAN - - 5 + s+x+x+xxeeeeesreees 52

Biéu đồ 2.6 Số lượng doanh nghiệp thực hiện quy trình TLTT 56Biéu đồ 2.7 Kết quả chấm điểm, xếp loại TƯLĐTT ¿- +: 59

Vii

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thương lượng tập thé (TLTT) là quy định được luật hóa trong Bộ luật

Lao động (BLLĐ) đầu tiên của Việt Nam từ năm 1994, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi, đến BLLD năm 2019 các quy định về TLTT đã có nhiều điểm tiến bộ, đầy đủ hơn về quy trình thương lượng, nguyên tắc thương lượng, nội dungthương lượng của các bên trong quan hệ lao động (QHLD) TLTT trở thành

tiền đề dé tiến tới việc ký kết thoả ước lao động tập thể (TULDTT) hoặc bản

cam kết giữa các bên, xác lập khung pháp lý trong phạm vi doanh nghiệp

hoặc phạm vi ngành về các điều kiện lao động, chế độ chính sách, phúc lợi

cho người lao động (NLD), quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên nhằm gop phần xây dung QHLD tiến bộ, hài hòa và ôn định.

Trong doanh nghiệp, việc vận dụng các quy định của pháp luật về

TLTT được coi là công cụ, là biện pháp hữu hiệu để NLĐ, thông qua tổ chứcđại diện của mình tại cơ sở đưa ra các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng nhằm

đàm phán với người sử dụng lao động (NSDLD) và đi tới ký kết TULDTT hoặc các cam kết giữa các bên trong quá trình thực hiện QHLĐ Đồng thời, đối với doanh nghiệp, việc thương lượng thành công và ký kết TƯLĐTT cũng

là cơ sở dé mỗi doanh nghiệp 6n định nguồn lao động, hạn chế tình trạng nghỉ

việc, nhảy việc; hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm thiểu các mâu thuẫn, xung đột,ngừng việc, đình công Có thé khang định TLTT giúp mang lại lợi ích cho cảhai bên trong QHLĐ Về lâu đài, đây chính là cách thức giúp các bên trongQHLD thêm tin tưởng, gắn kết với nhau Tuy nhiên, những quy định của phápluật hiện hành về quy trình thương lượng, chủ thé thương lượng, nội dung

thương lượng vẫn còn một số bất cập, hạn chế dẫn đến việc TLTT ở cấp

doanh nghiệp chưa thực chất; việc TLTT ở cấp ngành còn hạn chế cả về số

Trang 11

lượng và chất lượng Do đó, những quy định này cần tiếp tục nghiên cứu déhoàn thiện, bổ sung nhằm thúc đây có hiệu quả hoạt động TLTT trong QHLD

ở các cấp.

Ở nước ta, ngành dệt may đang giữ một vai trò quan trọng, bởi là ngành

xuất khẩu chủ lực, mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm

và thu nhập 6n định cho nhiều lao động, góp phan thay đổi cơ cấu kinh tế các địa phương, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn Những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may đã có những bước phát triển mạnh mẽ,

tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, trực tiếp cạnh tranh trên thị trường

trong nước, quốc tế Đây là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động

nhất và đóng góp vào tỷ trọng kim ngạch xuất khâu lớn của quốc gia Tuynhiên, ngành nay cũng đã và đang tiềm ân những bat ôn trong QHLD, bởi lao

động ngành dét may nhìn chung trình độ của NLD còn thấp, phan lớn NLD xuất thân từ nông thôn nên tác phong công nghiệp chưa cao, thu nhập chưa cạnh tranh, điều kiện lao động chưa hấp dẫn Bên cạnh đó, ngành dệt may

cũng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do sự chuyền

dịch việc làm từ ngành dệt may sang các ngành khác có thu nhập hấp dẫn hơnnhư điện tử, điện thoại, linh kiện, máy tính ngày càng càng gia tăng Do đó,việc nghiên cứu pháp luật lao động nói chung và pháp luật về TLTT nói riêng

nhằm phát triển ngành dệt may ồn định, nâng cao đời sống của NLD là hết

sức cần thiết.

TDDMVN là tập đoàn kinh tế với các công ty thành viên chuyên sản

xuất kinh doanh các lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm va may Các doanh nghiệp thuộctập đoàn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng số doanh nghiệp dệt may củatoàn ngành, nhưng lại giữ vai trò trọng yếu trong chuỗi sản xuất đệt may trong

nước và toàn cầu Bởi hiện nay, trong tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thamgia sản xuât sợi quy mô lớn, đáp ứng yêu câu nguyên tắc xuât xứ của sản

Trang 12

phẩm, hàng hóa trong các Hiệp định thương mai tự do Bên cạnh đó, nhiềudoanh nghiệp may đang sản xuất, gia công cho nhiều nhãn hàng nỗi tiếng

trong khu vực và quốc tế Từ năm 2014, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp

diễn ra mạnh mẽ, các doanh nghiệp dệt may trực thuộc Tập đoàn bước vào

quá trình chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang mô hình cô phan [22, trang 23,25] Việc hoạt động theo mô hình công ty cô phần cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế trong sự phát triển sản xuất, kinh doanh khi phải cạnh tranh gay gắt về giá bán nguyên liệu, nhân công với các doanh

nghiệp khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).QHLD trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn trong kinh tế thị trường bắt đầuxuất hiện những nguy co bat ổn, cần có các cơ chế pháp ly phù hợp dé dam

bảo việc làm, thu nhập bền vững cho NLD như cơ chế đối thoại xã hội, TLTT,

ký kết thoả TƯLĐTT thực chất, đáp ứng đúng nguyện vọng, mong muốn của đại đa số NLD trong doanh nghiệp.

Với những ý nghĩa và sự cấp thiết đó, dé tìm hiểu rõ hơn các quy định

của pháp luật về TLTT; đánh giá thực trạng TLTT trong các doanh nghiệp

trực thuộc TDDMVN, tôi đã chon đề tài “Pháp luật về thương lượng tập thé

và thực tiễn thực hiện tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam” nghiên cứu làmluận văn thạc sĩ luật học nhằm chỉ ra những van cần phải hoàn thiện trong quy

định của pháp luật Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật vềTLTT và nâng cao hiệu qua TLTT tại TDDMVN trong thời gian tới.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong thời gian trước va sau khi BLLD năm 2019 được ban hành, các

van dé liên quan đến pháp luật về TLTT đã được một số học giả, nhà khoahọc quan tâm nghiên cứu Các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý về lĩnh

vực này đã được công bố, lưu hành chủ yếu là các luận án, luận văn, các bài báo khoa hoc, bai viết chuyên đề về TLTT

Trang 13

Về luận án, luận văn có thé kế đến các công trình sau:

Luận văn Thạc sĩ Thuong lượng tập thé theo pháp luật Việt Nam

(2018) của tác giả Nguyễn Kiều Hưng Trường Đại học Luật, Đại học Huế Ở

công trình nay, tác giả đã tiếp cận van đề TLTT như một thành tố quan trọng,

có ý nghĩa đối với các chủ thể trong QHLĐ Luận văn đã phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành thông qua phân tích các quy định mới về TLTT và những điểm còn hạn chế; Đánh giá thực trạng pháp luật về TLTT và thực hiện pháp luật về TLTT từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TLTT

Luan văn thạc sĩ Thuong lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam (2018)của tác giả Tống Thị Huệ, Học viện khoa học xã hội; Luận văn thạc sỹ Pháp luật

về thương lượng tập thể trong các doanh nghiệp Việt Nam (2015) của tác giả Lê Thị Thu Hằng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn thạc sĩ Pháp luật về thương lượng tập thể - thực trạng và hướng hoàn thiện (2022) của tác

giả Đào Văn Tiến, Trường Đại học Luật Hà Nội Trong các luận văn này, các

tác giả nghiên cứu tổng quan pháp luật về thương lượng tập thể ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam và chỉ ra những bất cập của các quy định pháp luật hiện

hành liên quan đến việc thực hành thương lượng trong doanh nghiệp; đề xuất cácgiải pháp khắc phục, sửa đổi pháp luật cũng như kiến nghị các giải pháp nhămthúc đây hiệu quả công tác thương lượng trong doanh nghiệp

Một công trình khác khá công phu, bai bản tuy không nghiên cứu trực

tiếp về TLTT, nhưng vấn đề nghiên cứu cũng có nhiều điểm tương đồng vớiTLTT, đó là Luận án tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu đối thoại xã hội trong quan

hệ lao động tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam ”(2021) cua tác gia Bui ThiThu Hà, Truong Đại học Thương Mai Hà Nội Luận án đã hệ thống và xác lập

khung lý luận về đối thoại xã hội trong QHLD tại doanh nghiệp; đánh gia sựảnh hưởng của các yếu tô đến đối thoại xã hội trong QHLD tại doanh nghiệp;

Trang 14

phân tích thực trạng, hiệu quả và hạn chế của công tác đối thoại trong cácdoanh nghiệp sản xuất may mặc và chỉ ra những nguyên nhân của những hạnchế đó Từ nền tảng lý luận và thực trạng, định hướng phát triển, tác giả đã đề

xuất các quan điểm thúc đây đối thoại xã hội trong QHLĐ và các nhóm giải pháp mang tính thực tiễn, cần thiết phải áp dụng tại các doanh nghiệp may ởViệt Nam.

Ngoài các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nêu trêu, một số sách, bai báo, bài viết chuyên khảo nghiên cứu, phân tích về van đề thương lượng tập

thé như: TS Pham Thị Thúy Nga (chủ biên) Hodn thiện pháp luật về thươnglượng tập thể trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam hiện nay (sách chuyênkhảo), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2019; “Báo cáo tuân thủ lan thứ 9

- Báo cáo tổng hợp về tuân thủ trong Ngành May Mặc” năm 2018 của

Chương trình Better work Việt Nam “Báo cáo đánh giá thực tiễn triển khai

pháp luật Việt Nam về thương lượng tập thể so với quy định của Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế” năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và

Xã hội; Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về thương lượng tập thể” củaPGS.TS Lê Thị Hoài Thu, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2018)

đăng trên Tap chí nghiên cứu lập pháp; Bài viết “Thuc trạng thương lượng

tập thể tại các doanh nghiệp may ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi ThịThu Hà (2020), đăng trên Tạp chí Công thương - Các kết quả nghiên cứukhoa học và ứng dụng công nghệ số 25, tháng 10 năm 2020; “Báo cáo tìnhhình thực hiện thí điểm thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể

ngành Dệt May” của Công đoàn Dệt May Việt Nam năm 2018; Bài viết

“Thương lượng tập thể ở Việt Nam, International Labour Office” của tác giảPhạm Thị Thu Lan (2018); Báo cáo “Kết quả thực hiện Chương trình Nâng

cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao

động tập thể, nhiệm kỳ 2013 - 2018” của Tông Liên đoàn lao động Việt Nam

(2018)

Trang 15

Qua nghiên cứu các công trình khoa học nêu trên, tác gia luận văn nhận

thấy các sản phẩm nghiên cứu khoa học này đã góp phần làm rõ được một sốvẫn đề về lý luận và thực tiễn TLTT tại một số ngành và địa phương Đây lànguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả thực hiện dé tài nghiên cứu một

cách thuận lợi, có hệ thống Tuy nhiên, các đề tài, công trình nghiên cứu đều

nghiên cứu về TLTT và thực trạng TLTT trong các doanh nghiệp nói chung Tính đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nao về thực tiễn TLTT tại TDDMVN Vi vậy, có thé khang định, dé tài luận văn của tác giả là nghiên cứu

mới về mặt lý luận (nghiên cứu quy định về thương lượng tập thể trong BLLĐ

năm 2019) và cả trong thực tiễn tại TDDMVN Với định hướng tiếp cận

như trên, cùng với thực tiễn làm công tác pháp chế tại các doanh nghiệp dệt

may, công tác xây dựng chính sách pháp luật và QHLD tại công đoànngành Dệt May, tác giả đã lựa chọn, hình thành ý tưởng thực đề tài này làmluận văn thạc sĩ.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài luận văn được nghiên cứu với mục đích hệ thống hóa và làm rõ

hơn những vấn đề lý luận của pháp luật về TLTT: nguyên tắc thương lượng,

quy trình thương lượng, nội dung thương lượng, chủ thể thương lượng, kết

quả TLTT Từ thực tiễn TLTT trong các doanh nghiệp dệt may; luận văn chỉ

ra những bat cập, vướng mắc về TLTT trong các quy định của pháp luật hiện

hành dẫn đến thực tiễn thực hiện các quy định này chưa đạt được hiệu quả

cao Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về TLTT

thé, giúp cho việc TLTT trong các doanh nghiệp nói chung, trong các doanh

nghiệp dệt may trực thuộc TDDMVN nói riêng đạt hiệu qua hơn trong thời

gian tdi.

Để đạt được các mục đích trên, việc nghiên cứu dé tài cần phải xácđịnh các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 16

Thứ nhất, nghiên cứu một cách có hệ thống những van dé lý luận củapháp luật về TLTT

Thứ hai, nghiên cứu, đánh giá, phân tích các quy định pháp luật thực

định hiện hành về TLTT Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số bat cập trong

các quy định của pháp luật hiện hành về TLTT.

Thứ ba, phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về TLTT trong các doanhnghiệp trực thuộc TDDMVN, đánh giá hiệu quả trong việc vận dụng các quy địnhpháp luật, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.

Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TLTT nhằm xây dựng QHLD hai

hòa, ôn định, tiễn bộ trong các doanh nghiệp trực thuộc TDDMVN

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên đây, đối tượng nghiên cứu của dé tài bao gồm:

nhiều nhất Thương lượng ở cấp này mang lại lợi ích trực tiếp cho các bên trong

QHLD, nhưng cũng tiềm ân nhiều nguy cơ phát sinh mâu thuẫn, tranh chap Vìvậy đề tài luận văn tập trung nghiên cứu TLTT tại doanh nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu trong phạm vi các quy định của phápluật lao động về nguyên tắc thương lượng, nội dung thương lượng, chủ thê

Trang 17

thương lượng, quy trình thương lượng, kết quả thương lượng theo quy địnhcủa BLLĐ 2019; so sánh các quy định này với quy định về thương lượng tập

thé của một số công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt

Nam phê chuẩn hoặc tham gia

Về mặt thực tiễn, đề tài phân tích thực trạng pháp luật về TLTT va

đánh giá thực tiễn TLTT trong các doanh nghiệp dệt may là thành viên của

TDDMVN Về thời gian, luận văn nghiên cứu các về TLTT và thực tiễnTLTT tại các doanh nghiệp dệt may theo quy định của BLLD năm 2019.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp cận từ góc độ lý luận đến thực tiễn

thực hiện pháp luật về TLTT; áp dụng triết lý duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mac - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, theo đó các vấn đề

lý luận được áp dụng vào thực tiễn và từ thực tiễn phát hiện những khoảng

trống, bat cập về mặt lý luận dé bổ sung hoàn thiện lý luận.

Quá trình nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa

học cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp, phương pháp so

sánh, bình luận, chứng minh Các phương pháp này được sử dụng làm rõ nghĩacủa các thuật ngữ, khái niệm; tổng hợp các quy định một cách có hệ thống; cung

cấp dẫn chứng, lý lẽ và quan điểm cá nhân dé làm sáng tỏ những van đề lý luận của pháp luật về TLTT và những van đề về thực tiễn thực hiện pháp luật vềTLTT trong các doanh nghiệp dệt may thuộc TDDMVN Các phương pháp nàyđược kết hợp linh hoạt, xuyên suốt trong các chương của luận văn dé làm rõ

những nội dung được đề cập nhằm dat được mục tiêu nghiên cứu đề ra

6 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Dé tài “Pháp luật về thương lượng tập thé và thực tiễn thực hiện tại

Tập doan Dệt May Việt Nam” của tac giả là công trình khoa học pháp lý

nghiên cứu tương đôi đây đủ, toàn diện và có hệ thông các vân đê vê pháp

Trang 18

luật về TLTT và thực tiễn áp dụng các quy định này tại TDDMVN Y nghĩakhoa học và thực tiễn của luận văn thé hiện ở những điểm cơ bản sau đây:

- Về ly luận, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học của

các công trình nghiên cứu trước, luận văn nghiên cứu trực tiếp, tổng thé va

đưa ra các luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện thêm hệ thống cơ sở lý luận

về TLTT; kết hợp với việc tìm tòi, phân tích, đánh giá thêm những điểm chưa được đề tài trước đây khai thác.

- Về thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau đây:

Thứ nhất, luận văn phân tích làm sáng tỏ các quy định của pháp luậthiện hành về TLTT Đồng thời đánh giá đúng thực trạng thực hiện pháp luậtTLTT tại TĐDMVN kề từ khi BLLĐ năm 2019 có hiệu lực thi hành

Thứ hai, luận văn chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong quá trình thương

lượng trong các doanh nghiệp may mặc, đánh giá hiệu quả thương lượng vàchất lượng các bản TƯLĐTT của doanh nghiệp thuộc TĐDMVN.

Thứ ba, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TLTT tại TDDMVN trong thời

gian tới, nhằm xây dựng QHLD hai hòa, ồn định, góp phan phát triển hoạt

động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn và cải thiện thu nhập, việc làm, đời sông của NLD trong hệ thống.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn sau khi hoàn thành còn là nguồn tài liệu có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập pháp luật về

TLTT; tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho các đối tượng trong đó có

TCDDNLD và đoàn viên, NLD ngành Dệt May Việt Nam.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo va phụlục, nội dung của Luận văn gôm 03 chương:

Trang 19

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về thương lượng tập thể và pháp luật

về thương lượng tập thê

Chương 2: Thực trạng pháp luật về TLTT và thực tiễn thực hiện tại T ậpđoàn Dệt May Việt Nam

Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệuquả thực hiện pháp luật về thương lượng tập thé tại Tập đoàn Dệt May ViệtNam.

10

Trang 20

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THƯƠNG LƯỢNG

TAP THE VA PHAP LUAT VE THUONG LUONG TAP THE

1.1 Khai quát chung về thương lượng tập thể

1.1.1 Khái niệm thương lượng tập thể

Thương lượng là thuật ngữ không mới và có nhiều cách tiếp cận, giải

thích khác nhau Ở góc độ ngôn ngữ học, thương lượng được hiểu là “bàn

bạc để đi đến một sự thỏa thuận giữa hai bên” [43, trang 942]; còn theo từ

điển Luật học, “thương lượng” là việc các bên tự bàn bạc, thống nhất dé giải

quyết tranh chấp [44] Nhu vậy, dù khác nhau về cách định nghĩa, nhưng

“thương lượng” đều được hiểu chung, đó là sự bàn bạc của các bên (có thé là

cá nhân hoặc một số cá nhân) dé cùng dat được sự thỏa thuận, thống nhất về một van dé mà các bên quan tâm mà pháp luật không cam.

Từ nghĩa gốc của từ thương lượng, có thê định nghĩa “thương lượng tập thé” là sự trao đối, bàn bạc của hai hoặc nhiều bên dé đạt được lợi ích chung.

Và khi đặt TLTT trong QHLD thì có thể hiểu đó là sự trao đổi, ban bac giữa

NLD và NSDLD để đi tới sự thỏa thuận, thống nhất về lợi ích của mỗi bên.

Cho đến nay, khái niệm TLTT đã được luật hóa trong các điều ước

quốc tế và luật pháp quốc gia, cụ thé theo quan điểm của ILO thì TLTT là

cuộc thương lượng giữa một bên là một, một nhóm NSDLD hoặc một hay

nhiều tổ chức của NSDLĐ với một bên là một hay nhiều tổ chức của NLĐ,

dé: (1) Quy định những điều kiện lao động và sử dụng lao động; (2) Giải

quyết các môi quan hệ giữa NLD và NSDLĐ; (3) Giải quyết các mối quan hệgiữa những NSDLD hoặc các tô chức của họ với một hoặc nhiều tô chức củaNLD [13, Điều 2]

Ở Việt Nam quy định về TLTT được được luật hóa trong BLLĐ đầu

tiên của Việt Nam từ năm 1994, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp

11

Trang 21

với sự phát triên của QHLĐ trong nền kinh tế thị trường, đến BLLĐ năm

2019, các quy định về TLTT đã cơ bản hoàn thiện Cu thê, tại Điều 65 BLLĐ

2019 thuật ngữ thương lượng tập thé được hiểu là việc đàm phán, thỏa thuận

giữa một bên là một hoặc nhiều TCĐDNLĐ với một bên là một hoặc

nhiều NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NSDLĐ nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng QHLD tiến bộ, hài hòa và ôn định” Có thể thấy, định nghĩa TLTT trong BLLD 2019 đã bao hàm các vấn đề về bản chất, chủ thể, mục tiêu hàm chứa trong thuật ngữ TLTT và

khá tương thích với quy định về TLTT trong Công ước 154 của ILO, là khung

pháp lý để các bên trong QHLĐ tại doanh nghiệp áp dụng nhằm tiến hành

cuộc thương lượng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi bên

1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của thương lượng tập thé

TLTT đóng vai trò quan trọng trong QHLD giữa NSDLĐ va NLD, théhiện ở các khía cạnh sau day:

Một là, TLTT giúp các bên xác lập được điều kiện lao động tại nơi làm

việc Điều kiện làm việc bao gồm các yêu tổ như máy móc, thiết bị, nguyên

vật liệu, quy tắc ứng xử; nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất Các yếu tố này đều

ảnh hưởng đến quá trình lao động tạo ra năng suất, thu nhập của NLĐ theo

hướng tích cực hoặc tiêu cực Thông qua thương lượng, các bên căn cứ vào

tình hình thực tiễn của doanh nghiệp và nhu cầu chính đáng của NLD dé thỏa

thuận, cùng xác lập các điều kiện lao động tác động vao quá trình lao động theo hướng tích cực nhằm tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, bảo vệ môitrường và sức khỏe cho NLD.

Hai là, TUTT giúp cân bằng được lợi ích trong QHLĐ QHLĐ về bản

chất là quan hệ giữa NSDLD và NLD về mua bán sức lao động, theo đó NLD bán sức lao động dé nhận tiền công; còn NSDLD khai thác sức lao động của

NLD vào quá trình sản xuất, kinh doanh dé tìm kiếm lợi nhuận Trong quan

12

Trang 22

hệ này, NSDLĐ có quyền kiểm tra, giám sát quá trình lao động của NLD.Mặc dù pháp luật quy định việc xây dựng quan hệ dựa trên nguyên tắc bình

đăng, song sự bình dang chỉ có tính tương đối Trên thực tế, NLD ở vi trí yếu

thế hơn so với NSDLĐ Tài sản của họ là sức lao động, trình độ kỹ năng nghềnghiệp; còn NSDLD là chủ thể có tiềm lực về kinh tế, tài chính; có khả năng

quản lý và khai thác giá trị sức lao động của nhiều NLD Vì vậy, các bên cần thương lượng để đảm bảo lợi ích chung, thu hẹp khoảng cách lợi ích giữaNSDLD và NLD

Ba là, TLTT góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trongviệc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên Trong QHLD, quyên của chủ

thé này là nghĩa vụ tương ứng của chủ thé kia Quá trình thực hiện quyền và

nghĩa vụ, mỗi bên có thể nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột Vì vậy TLTT trên

cơ sở sự thỏa thuận, đàm phán giữa NSDLD và NLD sẽ giúp giảm thiểu và

giải quyết mâu thuẫn, bất đồng tại mỗi doanh nghiệp, tạo cơ sở dé xây dựngQHLD hài hòa, ồn định, tiến bộ

Với những vai trò như phân tích ở trên, TLTT có ý nghĩa to lớn đối vớicác bên trong QHLĐ, cụ thê là:

Với NLD, TLTT giúp ho có điều kiện làm việc tốt, dam bảo việc làm,thu nhập, được gia tăng các phúc lợi vật chất, tinh thần, được bảo vệ sứckhỏe Từ đó họ thêm yêu nghề, gắn bó lâu dai với doanh nghiệp

Với NSDLĐ, TLTT góp phần xây dựng QHLD hài hòa, ổn định; thúc

day năng suất, chất lượng; khang định uy tín, vị thé, văn hóa của doanh

nghiệp; giúp doanh nghiệp giữ vững được nguồn lao động, tăng sự cạnhtranh, 6n định và phát triển bền vững

Ngoài ra, TLTT với vai trò là chìa khóa để giải quyết xung đột, mâu

thuẫn tại nơi làm việc còn có ý nghĩa giảm tải gánh nặng trong việc thực hiện

nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về lao động các cấp; các cơ quan

giải quyết TCLĐ

13

Trang 23

1.1.3 Phân loại thương lượng tập thể

1.1.3.1 Căn cứ vào cấp độ và phạm vi, TLTT được chia thành TLTT cấp

doanh nghiệp, TLTT cấp ngành, TLTT cấp địa phương và TLTT cấp quốc gia.

TLTT cấp doanh nghiệp: Đây là hình thức TLTT giữa một hoặc nhiều

TCĐDNLĐ trong doanh nghiệp với NSDLĐ dé xác lập các điều kiện lao động trong phạm vi doanh nghiệp TLTT cấp doanh nghiệp phô biến nhất, do

việc TLTT được thực hiện trong phạm vi doanh nghiệp, các bên có sự hiểu

biết lẫn nhau nên dễ đạt được những thỏa thuận chung khi TLTT.

Ở một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, xuất phat từ cácdoanh nghiệp sản xuất theo công nghệ hiện đại có quy mô lớn, tính chuyênmôn hóa cao, các bộ phận của doanh nghiệp tương đối độc lập và có những

yêu cầu khác nhau về điều kiện lao động và sử dụng lao động nên có thể TLTT bộ phận doanh nghiệp [41, trang 250] Ở Việt Nam, việc TLTT chủ yếu được thực hiện ở cấp độ doanh nghiệp Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp có các điều kiện lao động, sử dụng lao động tương đồng có thể TLTT nhómdoanh nghiệp.

TLTT cấp ngành: Đây là hình thức TLTT được tiến hành giữa công

đoàn ngành (đại diện cho NLD trong ngành) và đại diện NSDLD ở cấp ngành

Ở những quốc gia có nên kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Ban, Han

Quốc, hình thức TLTT này thường được áp dụng Kết quả của quá trìnhTLTT cấp ngành là bản TƯLĐTT ngành được ký kết, tạo ra khung pháp lýcủa ngành dé các áp dụng trong các doanh nghiệp trực thuộc Hình thức này

có lợi thé là tăng cường sự đoàn kết của NLD trong phạm vi toàn ngành, giảmchi phí thương lượng, các doanh nghiệp không phải trực tiếp đàm phán, thảoluận các các nội dung thương lượng do đó giảm thiểu xung đột giữa chủ thể làNSDLD và NLD Tuy nhiên, TLTT cấp ngành lại có nhược điểm là thiếu linhhoạt, không thích ứng với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp Nếu trong

14

Trang 24

toàn ngành, một số doanh nghiệp không đồng ý việc TLTT hoặc không tánthành với kết quả đạt được sau quá trình TLTT cấp ngành sẽ dẫn tới nhiềukhó khăn trong việc triển khai thỏa ước tập thê ngành trong thực tế.

TLTT cấp địa phương với sự tham gia của các doanh nghiệp trong

phạm vi địa phương Hình thức này có thể bao gồm TLTT giữa một nhómdoanh nghiệp trong cùng một nganh tại địa phương; TLTT giữa các doanh

nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau trong phạm vi một địa phương Hìnhthức TLTT này thường được thực hiện ở các quốc gia có nền kinh tế thịtrường phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ôn định, được tổ

chức thành các khu kinh tế hoặc khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao như Đức, Áo, Pháp Kết quả của TLTT cấp địa phương sẽ là những bản TULDTT cấp vùng, cấp địa phương được ký kết dé thống nhất chế độ lao

động của các doanh nghiệp trong vùng, địa phương Vì vậy TULDTT loại nay

có ưu điểm là hạn chế được các TCLĐ trong phạm vi của ca vùng, địa

phương đó Tuy nhiên TLTT được thực hiện ở phạm vi rộng, liên quan đến nhiều doanh nghiệp với điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề khác nhau

nên việc đàm phán thường phức tạp, khó thành công Ở Việt Nam cho đến

thời điểm này pháp luật vẫn chưa có quy định cy thê về loại hình TLTT này.[41, trang 252]

TLTT cấp quốc gia: Day là loại TLTT được tiễn hành giữa tổ chức daidiện NLĐ với tổ chức NSDLĐ cấp quốc gia mà sản phẩm của loại thươnglượng nay sẽ cho ra đời bản TƯLĐTT quốc gia TLTT cấp quốc gia ở nhữngquốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Dan Mạch, Thụy Điển, Na

Uy TƯLĐTT cấp quốc gia được ký kết sẽ thống nhất được chế độ lao động của các đơn vị sử dụng lao động ở phạm vi quốc gia và ngăn ngừa TCLĐ thê xảy ra ở phạm vi quốc gia, giúp cho QHLD hai hòa, ồn định và phát trién.

Cũng giống như TLTT cấp vùng và địa phương, loại TLTT này cũng chưa

được phi nhận trong pháp luật của Việt Nam.

15

Trang 25

1.1.3.2 Căn cứ theo nội dung và thương lượng, có các loại thương lượng tập

thể sau đây:

Thương lượng tập thể về tiễn lương và thu nhập khác: Với NLD, tiền

lương và thu nhập là những vấn đề luôn được quan tâm, bởi tiền lương là

công cu dam bảo nguồn sống của NLD Vì vậy, trong TLTT, tiền lương, thu nhập và những lợi ích có giá trị băng tiền như các khoản thưởng thường được đưa ra thương lượng và mong muốn đạt được Những vấn đề thương lượng liên quan đến tiền lương và thu nhập khác thường là mức lương hoặc đơn giá

tiền lương, mức lương đối với các vị trí lao động đặc thù, các yêu cầu tănglương, tiền lương làm thêm giờ, phụ cấp lương, các hình thức trả lương, xácđịnh các khoản thu nhập khác với mức cụ thể, thời điểm trả lương, tráchnhiệm của NSDLD trong việc chậm trả lương, các khoản thu nhập dẫn đến tác

động xấu đến đời sống của NLĐ.

Thương lượng tập thể về những lợi ích khác của NLD: Ngoài van đề cốt lõi về tiền lương, thu nhập, các chủ thể trong QHLĐ còn thương lượng

nhiều vẫn đề khác như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh

lao động, bảo hiểm xã hội, van dé dạy nghề, đào tạo nghề, về nội quy lao

động, kỷ luật vật chất, những quy định riêng đối với lao động nữ và một sỐvan đề khác mà hai bên mong muốn dat được trong thương lượng, dé đảm bao

hài hòa lợi ích của mỗi bên.

Thương lượng tập thể về đảm bảo diéu kiện làm việc: Đây là những yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa tac động quá trình lao động của

NLD tại nơi làm việc Việc thương lượng dé cải thiện các yếu tô này theo

hướng tích cực sẽ tạo ra môi trường làm việc thoải mái, giúp NLD cải thiện

sức khỏe; khai thác hiệu quả công cụ, phương tiện lao động để tạo ra năng

suất, chất lượng Từ đó, cải thiện thu nhập cho bản thân và góp phần phát

triển doanh nghiệp

16

Trang 26

Thương lượng nhằm giải quyết TCLĐ tập thể và đình công: QHLĐ vốn

là quan hệ phức tạp, quyền của chủ thé nay là trách nhiệm, nghĩa vụ tươngứng của chủ thé kia Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ, có thể xảy

ra các xung đột về lợi ích do sự vi phạm pháp luật của một hoặc cả hai chủ

thể, hoặc do các bên hiểu lầm lẫn nhau Xung đột không giải quyết được có thể trở thành TCLĐ cá nhân hoặc lan ra thành TCLĐ tập thể Khi đó, TLTT là biện pháp tốt nhất để giải quyết xung đột, tranh chấp Thông qua thương lượng, các bên sẽ hóa giải được những hiểu lầm, tháo gỡ được các vướng mắc

hoặc thực hiện đúng quy định của pháp luật Kết quả TLTT thành công giúp

các bên đạt được những thỏa thuận chung, ngăn chặn được cuộc TCLĐ tập thé,

phòng ngừa đình công, đưa QHLD trở về trạng thái ổn định, đồng thời han chế

đình công - hậu quả của quá trình giải quyết TCLĐ tập thê không thành.

1.2 Sự điều chỉnh của pháp luật về thương lượng tập thể

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về thương lượng tập thé

Khai niệm pháp luật về thương lượng tập thể

ILO cho rằng, TLTT là quá trình đàm phán, thảo luận giữa NSDLĐ và

đại diện tap thé NLD về những van đề lợi ich chung liên quan đến các chính

sách kinh tế, xã hội Với cách hiểu trên của ILO, cho thấy TLTT chỉ tồn tạikhi có NLD, NSDLĐ và các tô chức đại diện của họ Rõ ràng, NLĐ vàNSDLD này chỉ tồn tại khi có hệ thong QHLD trong nén kinh té thi trường,

mà không tổn tại trong một xã hội nông nghiệp thiếu vắng các QHLĐ hiện đại

hoặc các QHLD hiện đại chưa phát triển ở một mức độ nhất định [32].

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặcthừa nhận và đảm bảo thực hiện dé điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục dich,định hướng của nhà nước [41, trang 212] Từ khái niệm về pháp luật nói chung

và lý luận về TLTT, có thé hiểu pháp luật về TLTT là tổng hợp các quy phạm pháp luật về nguyên tắc, chủ thể, nội dung, quy trình thủ tục TLTT và biện pháp

17

Trang 27

bảo đảm thực hiện TLTT hiệu quả do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điềuchỉnh QHLD trong quá trình đàm phán, thương lượng dé xác lập các điều kiện

lao động và giải quyết các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của các bên khitham gia QHLD.

Pháp luật TLTT chính là hệ thống những nguyên tắc xử sự, hệ thống quy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận dé điều chỉnh các mối quan hệ phát

sinh trong quá trình tương tác, thương lượng giữa tập thé NLD và tap thé

NSDLĐ Mỗi quy định trong pháp luật TLTT chính là những khuôn mẫu , hành

vi mà các chủ thê trong QHLĐ phải tuân theo Về hình thức pháp lý, pháp luật

về TLTT được thể hiện thành quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

như Bộ luật, luật và các văn bản đưới luật Ý chí của Nhà nước, giai cấp thống trỊ

đối với TLTT thé hiện ở mục tiêu xây dựng QHLD hai hòa, ôn định và phát

triển, phù hợp với pháp luật quốc tế và góp phan bảo vệ tốt hơn quyền và lợi íchcủa NLD.

Đặc điểm của pháp luật về thương lượng tập thể

Ở Việt Nam, các quy định về TLTT liên tục được sửa đối, bố sung và

ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển của QHLD trong nên kinh tế thi trường So với BLLĐ năm 1994, các vấn đề về định nghĩa, mục đích, nguyên tắc, nội dung, chủ thể, quy trình tiến hành TLTT được quy định cụ thé hon

trong BLLĐ năm 2012 và đặc biệt là BLLD năm 2019, tạo cơ sở pháp ly décác TCDDNLD, NSDLĐ hoặc đại diện của NSDLD tiễn hành TLTT ở phạm

vi một hoặc nhiều doanh nghiệp và phạm vi ngành Pháp luật về TLTT hiện

hành có những đặc điểm sau đây:

Một là, quy định các bên không được từ chối việc thương lượng khi cóyêu cầu của bên kia Mục tiêu của TLTT là dé xác lập các điều kiện trong lao

động, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm xây dung QHLD hai hòa,

ôn định và tiên bộ Vì vậy, nêu một trong hai bên từ chôi việc thương lượng,

18

Trang 28

các mục tiêu trên sẽ không đạt được và QHLĐ sẽ căng thăng Việc từ chốithương lượng được xác định là thương lượng không thành và các bên có

quyên tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định

Hai là, pháp luật quy định một số nội dung mà hai bên bắt buộc phảithương lượng Các bên tham gia thương lượng có thể lựa chọn một hoặcnhiều nội dung dé TLTT, nhưng phải nằm trong phạm vi luật định Những nội

dung đó phải liên quan đến điều kiện làm việc, lợi ích vật chất, tinh thần cho

NLD Quy định này nhằm đảm bảo thực chất và hiệu quả quyền lợi của NLD

từ việc TLTT, bắt buộc các bên phải tuân thủ thực hiện.

Ba là, trong suốt quá trình thương lượng từ nội dung thương lượng, cách thức tiến hành thương lượng và kết quả thương lượng NLD được thao luận, đóng góp ý kiến thông qua tô chức đại diện của họ tại doanh nghiệp băng các hình thức khác nhau mà NSDLĐ không được phép gây khó khăn,

cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tô chức đại diện của NLD thảo luận, lay ýkiến Quy định này thể hiện bản chất TLTT là thương lượng của tập thé NLD

với NSDLD Vì vay những NLD được góp ý kiến, đề xuất nguyện vọng chính

đáng, thông qua tô chức đại diện của ho dé đàm phán, thỏa thuận với

NSDLĐ Với quy định này, pháp luật về TLTT không có phép chủ thé đại

diện cho NLD trực tiếp tham gia thương lượng tùy tiện đề xuất các quan điểm

mang tính cá nhân, chủ quan của họ mà không đại diện cho ý chí, nguyện

vọng của NLD.

1.2.2 Nguyên tắc thương lượng tập thé

Xuất phát từ việc TLTT luôn bảo đảm và tôn trọng quyền tự định đoạt

của các bên trên tinh thần dân chủ và nhằm mục đích xây dựng QHLD tiến

bộ, hai hòa và 6n định, khi TLTT, các bên phải tuân theo các nguyên tắc: tự

nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đăng, công khai và minh bạch

Nguyên tắc tự nguyện: Đây là nguyên tắc quan trọng của TLTT, thê

hiện ý chí và lí trí của các bên trong việc đê xuât yêu câu thương lượng cũng

19

Trang 29

như trong suốt quá trình tiến hành thương lượng “Tự nguyện” trong nguyêntac này thé hiện ở chỗ, các bên chủ động mong muốn việc thương lượng được

diễn ra và mong muốn đạt được các nội dung thương lượng Sự tự nguyện

trong thương lượng xuất phát từ bản chất của QHLĐ, những cũng ở mức độ

tương đối bởi so với sự tự nguyện trong quan hệ dân sự thì nguyên tắc thương lượng tự nguyện trong QHLD có thé bị hạn chế trong những trường hợp cu thé Ví dụ, pháp luật quy định NSDLĐ buộc phải tiến hành thương lượng khi nhận được yêu cầu thương lượng của TCDDNLD Song, sự bắt buộc này chỉ

là bắt buộc phải thực hiện hình thức thương lượng chứ ko bắt buộc phải ra

quyết định hoặc bắt buộc phải đạt được sự đồng thuận về mặt nội dung đối

với van đề cụ thể

Nguyên tắc hợp tác: Nguyên tắc hợp tác trong TLTT thé hiện việc các bên phải cùng phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau để thực hiện quá trình TLTT Tính hợp tác được thê hiện ở các khía cạnh: các bên phải cung cấp các thông tin về điều kiện cụ thé của bên mình Khi thương lượng, các bên phải cùng

nhau bàn bạc nội dung, phương pháp để cùng có lợi Các bên phải chia sẻ và

cùng hiểu rằng, lợi ích, mục đích của bên này luôn gắn liền và bị chi phối bởi

lợi ích, mục đích của bên kia và lợi ích chung Nguyên tắc thương lượng còn

thé hiện ở việc các bên cùng phải hỗ trợ, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong suốt quá trình đề xuất yêu cau, tiến hành thương lượng và thông qua quá trình

thương lượng cũng như thực hiện kết quả thương lượng

Nguyên tắc thiện chí: Nguyên tắc này thê hiện ở việc NSDLĐ và NLĐ

phải mong muốn và quan tâm đến TLTT, biéu hiện rõ rệt của sự “thiện chí” làcác bên không được đối đầu, phủ nhận quyền và lợi ích của bên kia mà phảitôn trọng các lợi ích của mỗi bên Việc hiểu và cùng hướng vào mục tiêuthương lượng là một trong những điều kiện quan trọng dé TLTT thành công

Nguyên tắc bình đăng: Sự bình đăng trong TLTT thể hiện ở việc các

20

Trang 30

bên ngang nhau về vị trí, tư cách, hình thức và cả lợi ích khi TLTT Tuy

nhiên, trong QHLD, NLD ở vi trí yếu thế, là chủ thê phụ thuộc NSDLĐ, nênmuốn dat được vị trí bình dang, phía NLD phải vận dụng những yếu tố dé tạo

ra sức mạnh đối trọng với bên NSDLĐ trong quá trình thương lượng Các yếu

đó đó bao gồm tài chính, nguồn lực và trình độ của tập thé NLD.

Nguyên tắc công khai: Công khai trong TLTT là việc các bên công bó, cung cấp thông tin chính thức cho nhau Đây được xem như nguyên tắc đặc thù trong TLTT Tính công khai được thé hiện ở hầu hết giai đoạn của quátrình TLTT, hình thức thương lượng, nội dung thương lượng Ngay cả khi thương lượng không thành, các bên cũng phải công khai những nội dung chưa

đạt được thỏa thuận, nguyên nhân để các bên điều chỉnh cho các lần thương

lượng sau.

Nguyên tắc minh bach: Theo từ điển tiếng Việt, “minh” là sáng, bạch là

“trắng” Từ minh bạch ghép lại có nghĩa là sáng trắng, thể hiện sự rõ ràng, rành mạch Nguyên tắc minh bạch thể hiện ở chỗ, các bên khi TLTT phải

cung cấp cho nhau những thông tin, tài liệu, số liệu cụ thể, rõ ràng để không

gây ra sự hiểu lầm Việc minh bạch về cơ bản cũng giống công khai nhưng khác ở chỗ công khai là phương thức thực hiện, còn minh bạch là sự thể hiện

bên ngoài bởi hình thức cụ thé Cả hai nguyên tắc nay có sự bổ sung cho nhau

Chủ thé là bên NLD: Bên NLD là một hoặc nhiều tổ chức đại diện

NLD theo quy định của pháp luật Ở nhiều quốc gia, tổ chức công đoàn được

21

Trang 31

coi là tổ chức đại diện cho NLĐ, có quyền TLTT với NSDLĐ Tuy nhiên,

nhiều quốc gia trên thế giới tồn tại hệ thống đa công đoàn nên việc xác địnhcông đoàn có tu cách tiễn hành TLTT tương đối đa dạng và phức tạp Một sốquốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc quy định công đoàn nào có số lượng đoàn

viên chiếm đa số lực lượng lao động (thường là trên 50% thì có thể thay mặt tập thể lao động tiến hành TLTT Một số quốc gia như Philipines, Indonesia lại quy định chỉ có công đoàn nào đại diện nhất, tức là có số đoàn viên lớn nhất, mới có quyền TLTT Có quốc gia như Campuchia, lại quy định

tất cả các công đoàn đều có quyền TLTT và kết quả thương thượng của từngcông đoàn với NSDLD chi áp dụng đối với đoàn viên của công đoàn đó [41,

trang 236].

Tại Việt Nam, chủ thể đại điện NLĐ có quyền TLTT được quy định

khác nhau trong từng thời kỳ BLLĐ năm 2012 quy định chủ thể đại diện

TLTT bên NLD là tổ chức đại diện NLD tại cơ sở Theo đó, tổ chức đại diện

tập thé NLD là BCH CDCS hoặc BCH công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi

chưa có tô chức CDCS Như vậy, theo quy định này, chủ thể bên đại diện

NLD phải là những người có thẩm quyền trong tổ chức công đoàn, không thừa nhận đại diện do tập thể lao động cử ra tiễn hành TLTT.

Đề phù hợp với cam kết về lao động trong Hiệp định đối tác toàn diện vàtiễn bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liênminh châu Âu - Việt Nam (EVETA), đảm bảo quyền tự do hiệp hội và thúc day

quyền TLTT theo Công ước số 87 và Công ước số 98 của ILO, BLLD năm

2019 đã có quan điểm mới về tô chức đại diện NLD tại cơ sở, không chỉ có tổchức CĐCS mà còn có tô chức của NLD tại doanh nghiệp Theo đó, TUTTtrong bối cảnh đa tổ chức đại diện NLĐ được thực hiện khác với trước đây

Chủ thé TLTT bên NLD là đại diện của NLD tại doanh nghiệp nếuTLTT ở cấp doanh nghiệp, là công đoàn ngành nếu TLTT ở cấp nganh

22

Trang 32

Chủ thể là bên NSDLD: Bên NSDLD đại diện TLTT là một hoặc nhiều

NSDLD hoặc tổ chức NSDLD theo quy định của pháp luật Tùy thuộc vàophạm vi TLTT mà pháp luật quy định chủ thé đại diện bên NSDLD Theo đó,nếu TLTT ở cấp doanh nghiệp thì chủ thé đại diện là NSDLD hoặc đại diện

của NSDLĐ Còn ở các cấp ngoài doanh nghiệp (ngành, liên ngành, vùng thì chủ thé đại diện cho bên NSDLĐ là một hoặc nhiều tổ chức đại diện của NSDLD ở các cấp tương ứng.

1.2.3.2 Nội dung thương lượng tập thể

Nội dung TLTT là những chủ đề các bên đưa ra đàm phán, thỏa thuận Để

có căn cứ giúp các bên tiến hành thương lượng hiệu quả và bảo đảm các quyên,lợi ích, nghĩa vụ của các bên cũng như phù hợp với lợi ích chung của nhà nước,pháp luật lao động của nhiều quốc gia quy định cụ thể các nội dung TLTT.

Ở phạm vi cấp doanh nghiệp, nội dung TLTT chủ yếu là những van dé mang tính phân phối và mang tính xung đột lợi ích giữa các bên trong QHLĐ như: tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi,

làm thêm giờ Pháp luật chỉ quy định khung của các vấn đề này, giới hạn

mức tối thiểu (tiền lương tối thiểu) hoặc tối đa (thời giờ làm việc), nên các bên cần thỏa thuận cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế của bên mình Chăng hạn về thời giờ làm việc, các bên cần thương lượng cụ thể số giờ làm

việc trong ngày, trong tuần, thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ ngắn khác, chế độnghỉ hang năm phù hợp với NLD, ngành nghé, lĩnh vực sao cho dam bảo

quyền và nghĩa vụ của NLD có có lợi cao hơn luật Tại nhiều quốc gia, ngoài

các vấn đề về điều kiện lao động, nội dung TLTT còn bao gồm các vấn đềkhác như kỷ luật lao động, dao tao nghé, chấm dứt sử dụng lao động, việckhiếu nại của NLD, về lĩnh vực kỉ luật sa thải/cho thôi việc, bảo hiểm bố sung

và phúc lợi hoặc bat kỳ nội dung nào khác mà hai bên quan tâm [41, trang 236] Ở phạm vi cấp ngoài doanh nghiệp, nội dung TLTT được quy định rộng

23

Trang 33

hơn, mang tính khái quát hơn so với nội dung TLTT ở cấp doanh nghiệp.Chăng hạn ở Liên Bang Nga, nội dung TLTT cấp ngành bao gồm các điềukiện chung của việc trả công lao động, điều kiện lao động và bảo hộ lao động,chế độ làm việc và chế độ nghỉ ngơi, phát triển các đối tác xã hội và những

van đề khác [41, trang 237] Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định riêng nội dung TLTT ở các cấp Vì vậy các bên thương lượng ở phạm vi doanh nghiệp hay có nhiều doanh nghiệp tham gia, hoặc TLTT ngành có quyền lựa chọn một hoặc một số nội dung quy định trong BLLD dé tiễn hành TLTT Quy

định như vậy vừa tránh sự can thiệp của nhà nước vào quyền tự chủ của cácbên QHLĐ, đồng thời vừa tăng cường trách nhiệm của đại diện các bên, trongviệc thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình

1.2.3.3 Quy trình thương lượng tập thể

Quy trình TLTT được hiểu là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà

khi TLTT các chủ thé TLTT phải tuân theo

Quy trình TLTT bao gồm các giai đoạn trước, trong và sau thương

lượng Trong mỗi quy trình pháp luật quy định quyền và trách nhiệm của mỗi

bên, thời gian tối đa cho mỗi quy trình và cách thức, thủ tục mỗi bên phải

thực hiện để quy trình TLTT diễn ra hiệu quả

Ở một số quốc gia như Singapore, Philipines, Trung Quốc, Hàn Quốc,

Việt Nam quy trình TLTT được bat đầu bằng việc đề xuất TLTT của mộttrong hai bên QHLĐ Theo đó, quy định TLTT được khái quát gồm các bước:

Đề xuất yêu cầu TLTT, tiến hành TLTT, kết thúc TLTT [41, trang 238].

Dé xuất yêu câu thương lượng tập thé: Là giai đoạn đầu tiên của quátrình TLTT, xuất phát từ yêu cầu của một trong hai bên QHLD Trong giaiđoạn này, nguyên tắc thiện chí được pháp luật quy định, thể hiện ở chỗ khi

nhận được yêu cầu TLTT, bên nhận được yêu cầu thương lượng không được

từ chối việc thương lượng Trong thời hạn nhất định ké từ khi nhận được yêu

24

Trang 34

cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt

đầu thương lượng Các thủ tục thực hiện ở bước này có ý nghĩa quan trọng cho các bước tiếp theo của quá trình TLTT.

Tiến hành thương lượng tập thé: Là giai đoạn mà các bên chính thức

bước vào việc thương lượng Giai đoạn tiễn hành TLTT được thông qua các

phiên họp giữa các chủ thể tham gia lương lượng Ngoài đại diện các bên,trong phiên họp còn có sự tham gia của bên thứ ba Tại nhiều quốc gia, bên

thứ ba này thường là cơ quan nhà nước dưới hình thức trung gian hòa giải

hoặc trọng tài để hỗ trợ cho quá trình thương lượng thành công Pháp luật

Việt Nam quy định bên thứ 3 có quyền tham gia phiên họp TLTT là đại diện

tổ chức đại diện cấp trên của các bên Các phiên hop này do NSDLD chịu trách nhiệm tô chức và đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết dé TLTT.

Trong giai đoạn này, bên NLĐ có quyền yêu cầu bên NSDLĐ cung cấpcác thông tin can thiết phục vụ việc thương lượng và tổ chức lấy ý kiến củaNLD về nội dung, cách thức tiến hành và kết qua của quá trình TLTT Kết

thúc giai đoạn này được lập biên bản ghi lại các nội dung được các bên thống

nhất, các nội dung chưa thống nhất còn có các ý kiến khác nhau, được các bên

tham gia va người có trách nhiệm khi biên ban ký nhận.

Kết thúc thương lượng tập thé: là giai đoạn cuéi của quá trình TLTT Ở

giai đoạn nay, tô chức đại diện NLD có trách nhiệm phổ biến, công khai biênbản TLTT đến toàn thé NLD nhằm dé NLD biết và bày tỏ ý kiến đồng ý haykhông đồng ky với kết quả này, boi NLD là người trực phải trực tiếp phảithực hiện các nghĩa vụ và hưởng các quyền lợi từ việc thương lượng Kết quả

của TLTT thành công được thê hiện thông qua các hình thức như TƯLĐTT,

thỏa thuận tập thé, biên bản, bản ghi nhớ

1.2.3.4 Thương lượng tập thể không thành

Trong QHLD, đại diện NLD luôn mong muốn các đề xuất thương

lượng của phía mình được NSDLĐ chấp thuận, các nội dung thương lượng

25

Trang 35

hiệu quả Tuy nhiên trên thực tế, không phải cuộc TLTT nao cũng thành công

và các bên đều có thé ký kết được bản TULDTT, thỏa thuận tập thé, biên bản, bản ghi nhớ Trong nhiều trường hợp TLTT không thành do một bên từ chối

thương lượng, hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định

hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không đạt được thỏa thuận Đề có

cơ chế đảm bảo việc TLTT được diễn ra trên thực tế và việc thương lượng

phải đạt được thỏa thuận chung, pháp luật quy định khi cuộc TUTT không

thành, các bên có thê tiến hành các thủ tục giải quyết TCLD theo các trình tự,

thủ tục nhất định

1.3 Quy định của ILO, một số quốc gia Đông A về thương lượng tập thé

và kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.1 Quy định của T 6 chức Lao động Quốc tế (ILO) về thương lượng tập thể

Tổ chức Lao động Quốc tế, viết tắt ILO, là một cơ quan đặc biệt củaLiên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề về lao động Tổ chức ILO ra đờinăm 1919 với nhiệm vụ là làm tăng cơ hội có việc làm tốt và có thu nhập chomoi người trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn và đảm bảo nhân quyền

cua NLD Việt Nam từng là thành viên cua ILO trong 2 giai đoạn 1950-1976

và 1980-1985 Đến năm 1992, Việt Nam quay trở lại làm thành viên của tô chức này (từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Trên cơ sở xác định

TLTT là cơ chế then chốt dé xác lập tiền lương và điều kiện làm việc trongmột nền kinh tế thị trường, ILO đã xây dựng hàng loạt công ước và khuyến

nghị dé thúc đây TLTT trong đó Công ước số 87 về Tự do Liên kết và Bảo vệ Quyền tổ chức năm 1948 và Công ước 98 về Quyền tô chức và TLTT năm

1949 Hai công ước này đặt ra những nguyên tắc cơ bản để TLTT phát huy hiệu quả đối với NLD, NSDLD và toan xã hội; quy định các biện pháp hiệu

qua dé đảm bảo các tô chức của NLD và NSDLD không bị can thiệp bởi bêncòn lại và đòi hỏi chính phủ, các tổ chức NLD và NSDLĐ xây dựng và sử

dụng các thé thức dé thúc đây thương lượng tự nguyện.

26

Trang 36

Theo ILO, TLTT có thê diễn ra tại cấp doanh nghiệp, cấp lĩnh vực, cấpngành, cấp quốc gia và cấp khu vực Các bên sẽ quyết định cấp mà họ muốn

thương lượng Các tiêu chuẩn và nguyên tắc của ILO liên quan đến TLTT

nhắn mạnh tinh chất tự nguyện của TLTT va do đó, không nên ép buộc phải

thương lượng, hoặc không có các rao cản pháp lý nao can trở việc thươnglượng, ở bat kỳ cấp cụ thé nào của nền kinh tế Việc từ chối thương lượng của một tổ chức công đoàn hoặc NSDLD tại bat cứ cấp cụ thé nào không phải là

sự xâm phạm quyền tự do lập hội Nhu vậy có thé thay, cho đến nay TLTT

được ILO xác định là một trong những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao

động và các quốc gia thành viên của ILO có nghĩa vụ phải tôn trọng, thúc đây

và thực hiện một cách thiện chí.

1.3.2 Thương lượng tập thể tại một số quốc gia Đông Á

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với nhiều sự tương đồng về thé chế chính trị, văn hóa và có sự liên kết phát triển về kinh

tế Vì vậy, nghiên cứu về TLTT của Việt Nam cần đặt trong sự so sánh, tham chiếu với TLTT của các quốc gia Đông Nam A, thậm chi đặt trong phạm vi rộng hon, bao gồm các quốc gia Đông A để đánh giá sự tác động của yếu tố khu vực đến TLTT trong QHLĐ.

Trong tài liệu “nghién cứu so sảnh Quan hệ lao động và Thương lượngtập thé ở các nước Đông A” của tác giả Youngmo Yoon, xuất ban năm 2009

đã xem xét thực trạng QHLD và TLTT, cũng như tác động của các yếu tố

pháp lý, chính trị và xã hội đến quan hệ việc làm và TLTT tại các quốc gia

này Có thê tóm lược hai nội dung lớn trong nghiên cứu này như sau:

1.3.2.1 Sự dịch chuyển tính chất của quan hệ lao động ảnh hưởng đến

thương lượng tập thể

Đông Á trong phạm vi của nghiên cứu bao gồm các nước thành viênHiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và một số nước Trung Quốc,

27

Trang 37

Hàn Quốc, Nhật Bản và Mông C6 Khu vực nay có các cường quốc kinh tếlớn trong nên kinh tế toàn cầu, như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc Từ

cuối năm 1980 đến những năm 1990, QHLĐ ở các quốc gia Đông Á dịch

chuyển từ QHLĐ từ nền kinh tế kế hoạch hóa, có sự kiểm soát chặt chẽ của

Chính phủ sang QHLĐ mang tính dân chủ (điển hình là Hàn Quốc, Philipines,Indonesia và Thái Lan), mở ra không gian chính trị và xã hội cho công đoàn

và TLTT phát triển Cùng lúc đó, Campuchia, Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam cùng đổi mới theo định hướng thị trường Cuối thập niên 90, quá trình

toàn cầu hóa nhanh chóng và cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á cùng với sự

cộng gộp của quá trình dan chủ hóa đã phân hóa sự phát trién QHLD của các quốc gia này theo nhiều hướng đa dang cũng như thối bùng lên kỷ nguyên

mới cho phát triển công đoàn Một số quốc gia phát triển kinh tế thị trường

như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và các quốc gia có nền dân chủ như Thái Lan và Indonesia bắt đầu hình thành QHLĐ theo kinh tế thị trường làm thay đổi nền tảng truyền thống của công đoàn và TLTT, hình

thành cơ chế TLTT theo hướng tiếp cận cơ chế ba bên

Trong khi đó, Campuchia, Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam diễn ra

theo các hướng hoàn toàn khác biệt Tại Campuchia ra đời hệ thống doanhnghiệp và QHLĐ dựa trên thị trường; Ở Mông Cổ ra đời nền dân chủ đa đảng,

sau đó khủng hoảng kinh tế, chính trị đã làm xoay chuyên QHLĐ làm mất đi

sự phát triển song hành của các thiết chế thương lượng ở cấp doanh nghiệp Ở

Trung Quốc và Việt Nam, nền kinh tế trong khu vực tư nhân phát triển và mở

rộng Tuy nhiên, chỉ đến giai đoạn từ năm 2000, những thay đổi trong QHLĐmới dién ra và TLTT bat đầu phát triển, không chỉ ở số lượng mà còn cả chat

lượng [45, trang 3-13].

1.3.2.2 Phạm vi, cấu trúc và xu hướng dịch chuyển thương lượng tập thể ởmột sô quốc gia Đóng A

28

Trang 38

Trước năm 1990, các cuộc TLTT cấp doanh nghiệp hình thành và

chiếm ưu thé ở các nước Đông A Việc TLTT giai đoạn này chủ yếu đượctiến hành ở cấp doanh nghiệp do công đoàn thiếu năng lực tổ chức dé tiếnhành TLTT ở cấp trên doanh nghiệp (Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn

Quốc) và do cấu trúc phân tán của công đoàn (Indonesia, Philippines và Thái Lan) Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore, thông thường chỉ cómột công đoàn tại một đơn vi thực hiện việc TLTT Con ở Indonesia,Philippines và Thái Lan, nơi có nhiều công đoàn tại đơn vị thương lượng ở

cấp doanh nghiệp, việc quyết định chủ thê thương lượng của người lao động

thường phức tạp và khó khăn do các công đoàn cạnh tranh lẫn nhau

Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1990 phân hóaQHLĐ và hình thành cấu trúc thương lượng mới ở một số quốc gia trong đó

có Hàn Quốc Nhiều công đoàn doanh nghiệp tại nước này đã cùng nhau nhóm lại thành các cấu trúc công đoàn ngành mới Năm 2004, Hàn Quốc có

TULĐTT ngành bệnh viện Sự thành công của TULTDTT ngành bệnh viện

chứng minh rằng thương lượng cấp ngành có thé giải quyết nhiều van đề về

thị trường lao động và chính sách công hơn mà thương lượng cấp doanh

nghiệp không thé đạt được Tuy nhiên TLTT cấp ngành cũng gặp khó khăn do

van đề xác định đại diện thương lượng bởi một số ngành không có hiệp hội của NSDLD Xu hướng chuyên dịch kết cầu TLTT tập thé ngành cũng hình thành và được thực hiện ở Campuchia, Trung Quốc tỒn tại cùng với TLTT cấp doanh nghiệp Ngoài ra, tiền lương là nội dung quan trọng, được các bên

lựa chọn để đưa vào TLTT (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Singapore )|45, trang 16-27].

1.3.3 Những gợi mở cho thương lượng tập thể tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia được xếp vào nhóm quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi ở khu vực Đông A Quá trình phát triển kinh tế xã hội và QHLD

29

Trang 39

của Việt Nam khá tương thích với Trung Quốc, Mông Cổ, đó là quá trìnhchuyền từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Hệ thống pháp luật cũng được xây dựng dé dỡ

bỏ hệ thống cũ và hình thành các chuẩn tắc pháp luật mới với quan hệ việc

làm dựa trên hợp đồng, TLTT và giải quyết TCLĐ Việt Nam là thành viên của tô chức ILO và đã phê chuan công ước 98 về quyên tổ chức và TLTT vào

năm 2019 Dé đảm bảo luật pháp trong nước tương thích với các quy định

trong Điều ước quốc tế về TLTT, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện các quy

định về TLTT bao gồm van đề về nguyên tắc, chủ thé, nội dung, quy trình TLTT

ký kết TƯLĐTT Các quy định này tạo điều kiện dé các bên trong QHLD tiến

hành TLTT cấp doanh nghiệp và ngoài phạm vi doanh nghiệp

Tuy nhiên, cho đến nay, TLTT ở Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện ở cấp

doanh nghiệp Theo số liệu thống kê của Ban Quan hệ Lao động TLDLDVN, tính đến tháng 6/2023, Việt Nam đã có 42.324 bản TƯTT doanh nghiệp được

ký kết, dat tỷ lệ 71,7% téng số doanh nghiệp có tổ chức CDCS, bao phủ gần

6,2 triệu NLĐ; Đã có 22 bản thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp

với 224 doanh nghiệp, đơn vi tham gia, 119.336 NLD được thụ hưởng.

Về thỏa ước ngành trung ương, hiện tại Việt Nam TƯTT ngành dệt

may (bao phủ gần 80 doanh nghiệp Dệt may Việt Nam), thỏa ước ngành đường sắt, cao su, bưu điện, thép Ngoài ra, ở cấp ngành địa phương, có thỏaước dệt may tỉnh Bình Dương (bao phủ 13 doanh nghiệp) và thỏa ước dệt may Hà Nội (bao phủ 27 doanh nghiệp) Gọi là thỏa ước ngành nhưng thực

chất các bản TƯTT này cũng là các bản thỏa ước nhóm doanh nghiệp trongngành, nhưng có độ bao phủ số doanh nghiệp rộng hơn [26] Mặc dù hiệnnay, việc TLTT cấp ngành và TLTT nhóm doanh nghiệp ở Việt Nam cònhạn chế, nhưng trên cơ sở nghiên cứu xu thé dịch chuyên kết câu TLTT của

các quốc gia Đông Á cùng sự phát triển mạnh mẽ của QHLĐ trong nền kinh

30

Trang 40

tế thị trường, tác giả nhận định một số vấn đề gợi mở về TLTT tại Việt Nam

trình công nghiệp hóa sẽ dẫn đến sự phát triển đa dạng các ngành, nghé, lĩnh

vực và lao động giữa các ngành có sự chuyền dịch, biến động lớn Những nguy

cơ về xung đột lao động sẽ đặt ra áp lực cần phải tăng cường cơ chế đối thoại,TLTT trong quan hệ lao động dé xác lập các điều kiện làm việc phù hợp, đảm

bảo hài hòa lợi ích các bên, để nguồn lao động được én định cho sự phát triểncủa doanh nghiệp.

Thứ hai, TLTT ở cấp doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các

cấp thương lượng Dưới sức ép của quá trình hội nhập, tô chức của NLD

trong doanh nghiệp được thành lập, phát huy vai trò đại diện NLD thông quađối thoại và TLTT Thương lượng đại diện sẽ thay thế thương lượng cầu nối.

Năng lực NLD sẽ phát triển, vị thế của NLD được nâng lên sẽ là yếu tố tích

cực đề hỗ trợ TLTT cấp doanh nghiệp được hiệu quả và thực chất hơn Những nội dung thương lượng về tiền lương, thưởng và các chế độ phúc lợi mang lại quyền và lợi ích lâu dài, bền vững cho toàn thé NLD sẽ được các bên lựachon trong quá trình TLTT.

Thứ ba, bên cạnh TLTT cấp doanh nghiệp chiếm đa số, TLTT cấpngành sẽ diễn ra tại ngành sử dụng đông lao động, nhằm thiết lập mặt bằng

tương đối ngang nhau về điều kiện lao động, các chế độ phúc lợi cho NLD

cùng ngành nghề TLTT thành công của cấp ngành là cơ sở dé các bên ký kết

31

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:27

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu từ 2018-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về thương lượng tập thể và thực tiễn thực hiện tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu từ 2018-2022 (Trang 59)
Bảng 2.2. Kết quả TLTT của các doanh nghiệp thuộc TĐDMVN - Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về thương lượng tập thể và thực tiễn thực hiện tại Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Bảng 2.2. Kết quả TLTT của các doanh nghiệp thuộc TĐDMVN (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN