1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm thực hiện quyền tố cáo của công dân - qua thực tiễn tỉnh Hòa Bình

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm thực hiện quyền tố cáo của công dân - qua thực tiễn tỉnh Hòa Bình
Tác giả Mai Thanh Loan
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Công Giao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật về Quyền con người
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 23,73 MB

Nội dung

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018: “7ố cáo làviệc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm p

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

MAI THANH LOAN

LUẬN VAN THẠC SĨ LUẬT HOC

HÀ NỌI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

MAI THANH LOAN

Chuyên ngành: Pháp luật về Quyền con người

Mã số : 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Công Giao

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng minh.

Các kêt quả nêu trong luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công

trình nào khác Các thông tin và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính

xác, tin cậy và trung thực.

Túc giả luận văn

Mai Thanh Loan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn thạc sĩ này, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa đã ân cần chỉ bảo, giảng dạy, tạo cho tôi có được điều kiện học tập ở một môi trường tốt nhất trong suốt thời gian qua.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS Vũ CôngGiao, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và trựctiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp nay

Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động

viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp lần

này.

Tác giả luận văn

Mai Thanh Loan

Trang 5

MỤC LỤC

090990000077 .)

109001777 DANH MỤC CAC BANG << se se EsEsEsESSESEseEserseseserserserser CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LUẬT VE BẢO

DAM QUYEN TO CÁO CUA CONG DÂN O VIỆT NAM 13

1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc bao đảm quyền tố cáo của công

đÂNN (52522221 EE1E21211211211221 7111111111211 11 1111111111111 .11 xe 13

1.1.1 Khái niệm té cáo, quyền tố cáo và bảo đảm quyền tố cáo 13

1.1.2 Vai trò của việc bao đảm quyền tố cáo của công dân 17 1.2 Nội dung, phương thức và những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm

quyền tố cáo của Công đÂN - << 111v ng ngư 19

1.2.1 Nội dung bảo đảm quyền tố cáo của công dân - 19

1.2.2 Phương thức bao đảm quyên tố cáo của công dân 211.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền tố cáo của công

1.3 Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền tố cáo của công dân 26

1.3.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về bao đảm

quyền tố cáo của công dân ở Việt Nam 2 2 2+£++£s+£s+rxsrxeez 26 1.3.2.Các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền tổ cáo của côngdan GO Viet Nam 01177 30

1.4 Pháp luật quốc tế va pháp luật của một số quốc gia về bảo đảm quyền

tố cáo của công dân và giá trị tham khảo cho Việt Nam -: 47

1.4.1 Pháp luật quốc tẾ - ¿+ SE EEEEEE12E11571111111 11111 1e 48

1.4.2 Khung pháp luật của một số quốc GIA 48

Trang 6

1.4.3 Những giá trị tham khảo cho việc nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền

tố cáo của công dân ở Việt Nam - - + s+Sz+E+EeEEEEEEEEEEEEerkerkrree 52

KET LUẬN CHƯNG - 52s s£ se se SssESsESsEsseEserserserserssessese 54 CHƯƠNG 2: THUC TRANG BAO DAM QUYEN TO CÁO CUA

CONG DAN TẠI TINH HOA BÌNH 2-2 se se ssessesses 56

2.1 Bối cảnh của tỉnh Hoà Bình có ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền tố

cáo của công đẪn .- - - s + + x11 HH nà 56

2.2 Thuc trang tiép nhan, xu ly don tố cáo của công dan tại tinh Hòa Bình 58

2.3 Thực trang giám sát, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo tại tinh Hòa Binh 67

2.4 Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế trong việc đảm bảo quyền tổ cáo

của công dân tại tỉnh Hoà Bình - - 5-5 2+ + 3+ E*+*EE+eExeeereeerseeesreerre 71

2.4.1 Ưu điểm và nguyên nhan cccccccecscssesssesessessessessessessessessseeseeseeseess 712.4.2.Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 2+2 +E£E£+E£+EE+EE+Exerxrxered 73

KET LUẬN CHƯNG 2 <° 5£ 5£ << se EseEsEEsESsEssEseEseEsessesersersersee 77

CHUONG 3: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA DAM

BAO QUYEN TO CAO CUA CONG DÂN TỪ THUC TIEN TINH HOA

BÌNH G5 HH Họ 0 000000900900 78

3.1 Quan điêm về nâng cao hiệu quả bảo đảm quyên tô cáo của công dân từ

thực tiễn tinh Hoà Bình - «+ E+x+x*k tk EvEEESESESEEEEEekekrkrkrerrerrrree 78

3.1.1 Bảo đảm quyên tô cáo của công dân cân găn với việc bảo đảmquyên con người, quyền công dân nói chung trong Nha nước pháp quyền

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền tổ cáo của công dân phải được

đặt trong tông thể xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật 79

3.1.3 Việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân là trách nhiệm của cả hệ

thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cấp ủy, tô chức đảng,

chính quyền và cơ quan chức năng ở các cấp - se: S0

3.1.4 Phải bảo đảm sự đồng bộ trong xây dựng và thực hiện các biện

Trang 7

pháp bảo đảm quyên tố cáo của công dân - 2 2z s+zs+cs+ce2 813.2 Giải pháp nâng cao hiệu qua bao đảm quyền tố cáo của công dân từ

thực tiễn tỉnh Hoà Bình - - - + +E+EEEEEEEEEEE+ESESEEEEEEEEEeEeEkrkrerereresee 81

3.2.1 Đổi mới nhận thức về vai trò ý nghĩa của quyên tố cáo và bảo dam

quyên tố cáo của công đân - 2 2+<+EE+EE+EE+EEtEEEEEEEEEEEerkerkerkeee 81

3.2.2 Hoan thiện cơ chế tiếp nhận, xử ly đơn tô cáo của công đân 82

3.2.3 Hoàn thiện cơ chế giám sát, bảo vệ, khen thưởng người tố cáo 84 KET LUẬN CHƯNG 4 -< 5£ 5£ << se se sEEsESsESEseEseEsesseseesersersee 89 KET LUAN 79;:i010277 57 90 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -.s s- se se esecssessessess 91

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

Bang 1: Thực trạng tiêp nhận tông sô đơn tô cáo của các cơ quan nhà nước qua sô liệu báo cáo của thanh tra tỉnh Hòa Bình từ năm 2017 — năm 2021 -

Bảng 2: Số lượng vụ việc thuộc thâm quyên giải quyết tại từng cơ quan

Trang 9

MỞ DAU

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Tố cáo là quyền con người, quyền tố cáo là quyền cơ bản của công dân Khoản 1 Điều 30 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam ghi nhận: “Moi

người có quyên khiếu nại, tổ cáo với cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyén

về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”

Thực tiễn ở nước ta thời gian qua cho thấy, có rất nhiều biểu hiện và

hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ich hợp pháp của cá nhân tổ chức, của

Nhà nước và xã hội Vì vậy các cơ quan nhà nước các cấp đã nhận được rất nhiều đơn tố cáo với đa dạng chủ thé thực hiện việc tố cáo.

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cơ quan, tô chức

và doanh nghiệp thực hiện quyền tố cáo, công tac bảo vệ người tố cáo cũng làvan dé mà Dang và Nhà nước Việt Nam rất chú trọng Nguyên tắc “Nghiêm

cam việc trả thù người khiếu nại, tổ cáo” đã được quy định trong Hiến pháp (Điều 30 Hiến pháp năm 2013), ngoài ra còn thông qua các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, trong đó tiêu biểu như: Chỉ thị 09-CT/TW ngày 06 tháng 3 năm 2002 của Ban Bi thư Trung ương Dang; Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới; Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết

khiếu nại, tố cáo đến cấp ủy đảng và chính quyền các cấp; Nghị quyết số

39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị 27-CT/TW ngày 10/1/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố

giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Đặc biệt, vấn đềbảo vệ người tố cáo đã được quy định rõ trong Luật Tố cáo năm 2018 và các

Trang 10

văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc bảo đảm quyên tổ cáo của công dân ở

nước ta trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, trong quy định

pháp luật về bảo vệ người tố cáo, cũng như quan điểm, cách tiếp cận về các

quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề này còn khác nhau và chưa thống

nhất

Tố cáo được coi là một công cụ, phương tiện pháp lý hữu ích, một kênh

thông tin giúp Nhà nước phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật để bảo đảm lợi ích và quyền lợi của công dân, đảm bảohiệu quả, hiệu lực hoạt động của nhà nước, thể hiện bản chất dân chủ sâu sắccủa nhà nước ta, thể hiện trách nhiệm đầy đủ của Nhà nước trong việc đảm

bảo các quyền con người Thông qua việc giải quyết tổ cáo, Nhà nước thừa

nhận và coi trọng quyền công dân, quyền con người trong việc giám sát hoạt

động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức Chính vì vậy, việc

củng có khung chính sách, pháp luật về tố cáo nói chung, về bảo vệ quyền củangười t6 cáo nói riêng, dang là van dé cấp thiết hiện nay

Giống như nhiều địa phương khác của nước ta, tình hình tố cáo củacông dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong những năm qua vẫn còn diễn biến

phức tạp, một phan là do việc đảm bảo quyền tố cáo của công dân còn thiếu

hiệu quả Những vi phạm quy định về bảo vệ quyền của người tố cáo chưa

được coi trọng đúng mức, trong khi những hành vi trả thù, trù đập người tốcáo ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên lựa chọn đề tài “Bảo đảmthực hiện quyên tổ cáo của công dân - qua thực tiễn tỉnh Hoà Binh” dé thựchiện luận văn thạc sĩ của mình.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay đã có một số công trình khoa học có liên quan đến đề tài

luận văn, tiêu biêu như sau:

Trang 11

- Luận án Tiến sĩ luật học: “Bảo đảm quyền tô cáo của công dân theo

pháp luật Việt Nam hiện nay”, năm 2019, của Đặng Thị Kim Ngân.

- Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyên của người

tô cáo tham những ở Việt Nam hiện nay ”, năm 2018, của Phùng Lê Mai

- Luận văn thạc sĩ: "Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công

dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay" năm

2019 của Mai Thị Chung.

- Luận văn thạc sĩ: "Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công

tác giải quyết khiếu nại, tố cáo" năm 2020 của Phạm Văn Long

- Luận văn thạc sĩ: "Hoàn thiện sự điều chỉnh pháp luật về thâm quyền vàthủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam" năm 2021 của Ngô Mạnh Toàn,

- Dé tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố: Giải quyết khiếu nại, tố

cáo tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019 do Trương Thị Thu

Thảo - Chủ nhiệm đề tải

- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhândân - thực trạng, giải pháp và những bai học kinh nghiệm" năm 2019 của Hocviện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Cải cách thủ tục hành chính trong tôchức công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo" năm 2018 do Lê DinhĐấu - Chủ nhiệm đề tài

- Sách tham khảo: “111 câu hỏi — đáp về khiếu nại hành chính, khiếukiện hành chính, tranh chấp đất đai và tố cáo” — NXB chính trị quốc gia, 2008

- Sách tham khảo: “Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo ởViệt Nam hiện nay”, Viện Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ, nhà

xuất bản Chính trị - hành chính, 2012, Chủ biên: Tiến sĩ Lê Tiến Hảo và Tiến

sĩ Nguyễn Quốc Hưng

- Sách tham khảo: “Bảo vệ người tố cáo trong pháp luật Việt Nam hiệnnay”, Viện chính sách công và pháp luật, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2017

Trang 12

Trên đây là các đề tài, công trình khoa học đã góp phần làm sáng tỏnhiều van đề lý luận và thực tiễn về tố cáo, giải quyết tố cáo và bảo vệ quyềncủa người tô cáo Tuy nhiên, chưa có dé tài, công trình nao đi sâu nghiên cứu

về việc đảm bảo thực hiện quyền tố cáo của công dân từ thực tiễn tỉnh Hòa

Bình Vì vậy, luận văn này vẫn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, pháp lý, thực

tiễn, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảmquyền t6 cáo của công dân ở địa bàn tỉnh Hòa Bình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụnghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, làm rõ những van đề lý luận về bao đảm thực hiện quyền tốcáo của công dân ở Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá được thực trạng bao đảm thực hiện quyền tố cáo của

công dân ở tỉnh Hoà Bình hiện nay, chỉ ra những kết quả, hạn chế và phântích những nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó

Thứ ba, đề xuất những phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện

quyền tố cáo của công dân ở tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, pháp lý, thực

tiễn trong việc bảo đảm thực hiện quyền tố cáo của công dân ở tỉnh Hoà Bình

hiện nay.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận van chỉ tập trung nghiên cứu các vân đê gan với việc

10

Trang 13

bảo đảm thực hiện quyên tố cáo cho công dân.

Về không gian: Dia bàn nghiên cứu của đề tài là tại tỉnh Hoà Bình,

không mở rộng sang các địa phương khác.

Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc bao đảm quyên tố cáo

của công dân ở tỉnh Hoà Bình trong khoảng 5 năm gan đây, đặc biệt là ké từ

khi Luật Tế cáo năm 2018 có hiệu lực

5 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp luận

Luận văn này thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhànước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền conngười đảm bảo quyền con người; các lý thuyết về quyền con người và bảo

đảm quyền con người.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây để giải quyết các

nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra:

- Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện

có và các tài liệu khác để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật vềbảo đảm bảo đảm quyên t6 cáo của công dân ở Việt Nam hiện nay (Chương1).

- Các phương pháp tong hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tai liệu,

báo cáo chuyên môn của các cơ quan, tô chức có liên quan và phương pháp quan sát thực tế dé đánh giá thực trạng bảo đảm quyền tô cáo của công dân ở

tỉnh Hoà Bình (Chương 2).

- Các phương pháp tông hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan

điểm, giải pháp nhằm bảo đảm quyền tố cáo của công dân ở tỉnh Hoà Bình

trong thời gian tới (Chương 3).

11

Trang 14

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiến của luận văn

Luật văn cũng có thê được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về vân đê quyên tô cáo của công dân ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở dao tạo luật khác của Việt Nam.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận và pháp luật về bảo đảm quyên tổ cáocủa công dân ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng dam bảo quyên tô cáo của công dân ở tỉnh HoàBình

Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả dam bảo quyên tổ

cáo của công dân từ thực tiễn tỉnh Hoà Bình

12

Trang 15

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VE BAO DAM QUYEN

TO CAO CUA CONG DAN O VIET NAM

1.1 Khái niệm, đặc điểm va vai trò của việc bảo đảm thực hiện quyền tố

cáo của công dân

1.1.1 Khái niệm tổ cáo, quyền tổ cáo, bảo đảm quyền tổ cáo, bảo đảm thực hiện quyền to cáo

1.1.1.1 Khái niệm tố cáo

Tố cáo là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống và trongpháp luật Khái niệm tố cáo được phân ra trong từng lĩnh vực khác nhau như:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số VKSTC-TATC-BCA-BQP-BTP-BTC-BNN: “76 cáo trong hoạt động tu

01/2018/TTLT-pháp là việc cá nhán, theo thủ tục do 01/2018/TTLT-pháp luật quy định, bảo cho cơ quan,người có thẩm quyên biết về hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người

có thẩm quyên trong hoạt động tw pháp gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt

hai lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,

to chức ”

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 13/2021/TT-BTP quy định về tố cáo

như sau: “Tố cáo về thi hành án dân sự là việc cá nhân báo cho cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thẩm quyên biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên và công chức khác làm công tac thi hành an dan sự gáy thiệt hại hoặc đe dọa gáy thiệt hai đến lợi ich của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức, cá nhântrong thi hành an dân sự ”.

Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc cá nhân báo cho cơ quan, người cóthâm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thâmquyền tiến hành tố tụng nao gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hại lợi ích

13

Trang 16

nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tố cáo hành chính là việc cá nhân báo cho cơ quan hành chính nhànước, người có thâm quyên trong cơ quan hành chính nhà nước về bất kỳhành vi nào của cơ quan, tô chức, cá nhân mà họ cho rằng hành vi ấy viphạm pháp luật hoặc vi phạm quy định của tổ chức, cộng đồng đã gây thiệt

hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự

của Nhà nước, tô chức, cá nhân dé xử lý, ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả

do hành vi, việc làm đó gây ra.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo năm 2018: “7ố cáo làviệc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức,

cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bat kỳ cơ quan,

tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của

Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao sâm: T6 cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; TỔ cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh

vực ””.

Về phương diện xã hội, tố cáo thé hiện sự phản ứng của cá nhân đối với

hành vi bị xem là vi phạm quy tắc của cá nhân, tổ chức khác, nhằm thông báocho chủ thê có trách nhiệm về hành vi đó va đòi hỏi có biện pháp chan chỉnh

Về phương diện pháp luật, tố cáo là một hành động pháp ly, thé hiện quyền,nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trước những hành vi vi phạm pháp luậtxảy ra trong cuộc sông, qua đó giúp cơ quan nhà nước có thâm quyền kịp thời

ngăn chặn, xử lý Tiếp cận từ góc độ này, Đại Từ điển tiếng Việt định nghĩa:

“Tố cáo là vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hay trước dư

Trang 17

thông tin về hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, qua đó, cơ quan nhà nước, người có thâm quyền kiểm tra,xem xét dé có biện pháp xử lý Tố cáo cũng luôn chứa đựng các chứng cứ củaviệc vi phạm các quyền hoặc lợi ích nhất định được pháp luật quy định Nói

cách khác, tố cáo là phương thức quan trọng mà thông qua đó công dân hướng đến các cơ quan nhà nước dé bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nha nước, trong đó có lợi ích của họ Khi có một tố cáo cũng có thể hiểu là một người nào đó cho răng pháp luật đã bị xâm hại hoặc có thể bị xâm hại Ngoài

ra, tố cáo đồng thời là phương tiện mà nhờ nó các cơ quan nha nước hoặc cán

bộ, công chức trong các cơ quan đó kiểm tra được tính pháp lý, tính đúng dancủa các quyết định, hành vi mà mình đã thực hiện Theo nghĩa đó, tố cáo là

hành động tích cực, giúp bảo vệ, duy trì trật tự và an ninh của xã hội Mặc dù

vậy, nếu hành vi tối cáo bị lạm dụng, lợi dụng dé vu khống hay bôi nhọ người

khác thì sẽ làm cho tình hình an ninh, trật tự của xã hội trở nên phức tạp hơn.1.1.1.2.Khái niệm quyền tổ cáo

Quyên là những gi mà theo lẽ công bang và chính đáng một người được

hưởng, được làm, và được tôn trọng, bảo đảm những điều kiện cho các hànhđộng đó.

Nhìn từ góc độ pháp lý, quyền là những gì được pháp luật ghi nhận,cho phép và bảo đảm thực hiện Thông thường, quyền của một chủ thê này sẽlàm phát sinh nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng của chủ thể khác Vì thế, trong

xã hội, các cá nhân đồng thời là chủ thé của quyên, đồng thời là chủ thé của

nghĩa vụ, trách nhiệm, tuỳ theo mối quan hệ xã hội mà họ tham gia.

Do tính chất tự nhiên và tích cực của hành vi tố cáo, quyền tố cáo được

xác định là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân, và được

ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật của hầu hết quốc gia Tuỳ theo pháp luật

của các quốc gia quy định, chủ thé của quyên tố cáo có thé chỉ là cá nhân hoặcbao gôm cả nhóm cá nhân, hay của cơ quan, tô chức; có thê chỉ là công dân hoặc

15

Trang 18

bao gồm cả người nước ngoài Đối tượng bị tố cáo rất rộng, bao gồm tất cảnhững hành vi vi phạm pháp luật, do bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào thực

hiện.

Từ những phân tích ở trên, có thé hiểu guyền tố cáo là khả năng của cá

nhân được pháp luật bảo dam trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan, tô chức có thẩm quyên về một hành vi của một cá nhân, cơ quan, tổ chức trong

xã hội mà người tố cáo cho rang vi phạm pháp luật, làm ton hại đến quyển, lợi ích hợp pháp, chính dang của bản thân người tổ cáo, hoặc của cá nhân, tổchức khác, hay của nhà nước.

1.1.1.3.Khái niệm bảo đảm quyên tổ cáo

Theo cách hiểu thông thường, bảo đảm là việc tạo những điều kiện cầnthiết để một sự việc hay hoạt động diễn ra một cách thuận lợi, theo đúng dựkiến hay kế hoạch

Từ góc độ pháp lý, bảo đảm đòi hỏi phải có các điều kiện, biện pháp,

hành động pháp luật của các chủ thể liên quan, đặc biệt là của các cơ quan

công quyền, dé một sự việc diễn ra theo đúng tiến trình của nó.

Các quyên con người nói chung, quyền tố cáo nói riêng, có bản chat tự

nhiên, là những gì bam sinh, gắn với tu cách của con người, vì thé có ngay từkhi một cá nhân con người sinh ra Dù vậy, dé các quyền đó được thực hiệntrong thực tế, cần có những biện pháp bảo đảm, giúp chủ thé quyền hưởng thuđầy đủ và toàn vẹn những gì mà họ được hưởng theo lẽ công bằng, chính

đáng và theo pháp luật.

Từ những phân tích ở trên, có thể hiểu bảo đảm quyên tố cáo là việc

tạo ra những biện pháp nhằm giúp các chủ thể quyên thực hiện được hành động cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành

động của tổ chức, cá nhân khác mà chủ thể quyên cho rằng trái pháp luật,xâm hại lợi ích của bản thân chủ thể quyên hoặc của nhà nước, cơ quan, tổ

chức, cả nhân khác.

16

Trang 19

1.1.1.4 Khải niệm bao đảm thực hiện quyền tô cáo

Bao đảm thực hiện quyền tố cáo của công dân là việc Nhà nước ghinhận quyên t6 cáo, các biện pháp, cách thức dé công dân thực hiện quyền tốcáo trong hệ thống pháp luật và tô chức thực hiện quyền tố cáo một cách antoàn, thuận tiện và hiệu quả.

Đối với bất kỳ quyền cơ bản nào của công dân thì vấn đề bảo đảm thực

hiện quyền cũng đều có ý nghĩa hết sức quan trong Mặc dù quyền được trao

cho các cá nhân hoặc tổ chức Song dé họ có thé thực hiện quyền của mình thì

cần có cơ chế bảo đảm thích hợp Không có cơ chế bảo đảm bảo đảm thực

hiện thì chính bản thân các quyên, cho dù có được ghi nhận tiễn bộ đến mức

nào cũng khó có thể thực hiện trên thực tế và từ đó cho việc ghi nhận quyềntrở nên không có nghĩa Đối với quyền tố cáo thì vấn đề bảo đảm thực hiện

quyên lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trường hợp người bị tố cáo là người có quyền lực, thậm chí quyền lực lớn xảy ra rất nhiều, vì vậy, nếu không có cơ chế bảo đảm thích hợp, đặc biệt là cơ chế pháp lý bảo vệ quyền chính dang của người tô cáo thì người dân sẽ rất e ngại thực hiện quyền này.

1.1.2 Vai trò của việc bảo đảm thực hiện quyền tô cáo của công dân

Về cơ bản, việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân cũng giống nhưbảo đảm các quyền con người, quyền công dân khác Tuy nhiên, do tính chất

đặc thù của việc tố cáo, việc bảo đảm quyền t6 cáo của công dân có vai trò

đặc biệt đó là: bảo đảm quyên tố cáo của công dân không chi là trách nhiệm

của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của xã hội Điều này xuất phát từ lợi ích của hành vi tố cáo đúng pháp luật trong việc giữ gìn, bảo vệ trật tự, an ninh của xã hội — mà thuộc về trách nhiệm đầu tiên của các nhà nước Nói cách khác, mục đích, ý nghĩa của bảo đảm quyền tố cáo của công dân không chỉ vì

sự an toàn cho người tố cáo và thân nhân của họ mà còn vì lợi ích của nhà

nước, của xã hội.

Xét cụ thê, vai trò của việc bảo đảm thực hiện quyên tô cáo của công

17

Trang 20

dân thê hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, bảo đảm và phát huy quyền của công dân; giúp cá nhân, tôchức trong xã hội bảo vệ được quyên, lợi ich hợp pháp của mình

Thứ hai, bảo đảm quyền tố cáo của công dân giúp xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Điều này là bởi nhà nước pháp quyền đòi hỏipháp luật phải được tôn trọng, thực thi nghiêm minh Dé pháp luật được tôntrọng, thực thi nghiêm minh đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó bao gồm việc ngăn

ngừa va xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật Việc nay chỉ có thé thực hiện

hiệu quả khi bảo đảm quyền tố cáo của người dân, vì chỉ các cơ quan nhànước sẽ không thê phát hiện đầy đủ, kịp thời những vi phạm pháp luật

Thứ ba, bao đảm quyền tố cáo của công dân giúp nâng cao hiệu quaphòng, chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật Như đã phân tích, nhữnghành vi vi phạm pháp luật, bao gồm tham nhũng, chỉ có thể được ngăn chặnkhi được phát hiện kịp thời, và điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc phát huy

quyên tổ cáo của người dân Theo nghĩa đó, tố cáo có thé xem là công cụ dé

phòng, chống tham nhũng và các vi phạm pháp luật Trong thực tế, Công ước

của Liên hợp quốc và Luật Phòng chống tham những của Việt Nam đều

khuyến khích người dân tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan có thâmquyên

Thứ tw, bao đảm quyền tố cáo của công dân giúp nâng cao hiệu quả

hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng tăng cường tính

công khai, minh bach, xử lý nghiêm minh, phát hiện tức thì, có biện pháp

khắc phục, các hành vi vi phạm pháp luật Như đã đề cập, tố cáo phát sinh khi

một người cho rằng lợi ích của nhà nước, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của

công dân, cơ quan, tô chức đã bị xâm hại hoặc có thé bị xâm hại và người đó

báo với co quan nha nước Như vậy, hành vi tố cáo trước hết giúp bảo vệ vàngăn chặn khả năng vi phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp

của công dân, cơ quan, tô chức Ở mức độ rộng hơn, tô cáo giúp các cơ quan

18

Trang 21

nhà nước phát hiện ra những lỗ hồng, khiếm khuyết trong cơ chế tổ chức, hoạtđộng của mình để sửa chữa, từ đó nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu

lực, hiệu quả hoạt động của mình.

1.1.3 Đặc điểm bảo đảm thực hiện quyền tổ cáo

Thứ nhất, bảo đảm quyền tô cáo của công dân vừa là trách nhiệm của

nhà nước, vừa là trách nhiệm của xã hội.

Thứ hai, bảo đảm quyền tô cáo của công dân được thực hiện trên cơ sở coi trọng sự đề nghị của người tối cáo.

Thứ ba, mục đích của bảo đảm quyền tố cáo của công dân không chỉ vì

sự an toàn cho mọi người tố cáo và thân nhân của họ mà còn vi lợi ích của

nhà nước, của xã hội.

1.2 Nội dung, phương thức và những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo

đảm quyền tố cáo của công dân

1.2.1 Nội dung bảo đảm thực hiện quyền tô cáo của công dân

Xét từ góc độ thực tiễn, nội dung bảo đảm thực hiện quyền tố cáo củacông dân được thê hiện qua các khía cạnh sau:

Thứ nhất, bảo mật thông tin của người tố cáo: Điều này đòi hỏi danh tính của người tô cáo không được tiết lộ, ngoại trừ theo theo nguyện vọng của người

tố cáo Bảo mật thông tin có ý nghĩa rat quan trọng, là biện pháp đầu tiên dé bảo

VỆ người tố cáo và người thân của họ khỏi bị trả thù, trù dập bởi người bị tố cáo

được quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Tố cáo năm 2018

Đề bảo đảm quyền bảo mật thông tin của người tố cáo, pháp luật cần có

quy định mọi thông tin liên quan đến danh tính, nghề nghiệp, nơi ở, va cả nộidung tố cáo phải không được tiết lộ trừ khi có sự đồng ý của người tố cáo Quyềnbảo mật thông tin của người tố cáo phải đặt cao hơn mọi quy định hành chínhkhác Ngoài ra, pháp luật cần công nhận tố cáo ân danh nham cung cấp sự bảo vệ

đầy đủ đối với người tố cáo ân danh và người bị lộ danh tính do việc tố cáo.

Thứ hai, bảo vệ người tô cáo và người thân của họ khỏi sự trả thù và bảo

19

Trang 22

vệ toàn điện tính mạng, danh dự, nhân phẩm cho cá nhân người to cáo và cácthành viên trong gia đình họ: Người t6 cáo và người thân của họ thường đối mặtvới những rủi ro lớn xuất phát từ người bị tố cáo, vì vậy họ cần phải được bảo vệkhỏi sự trả thù hay bị đối xử bất công, phân biệt tại nơi làm việc do thực hiện việc

tố cáo Trong một số trường hợp, việc này bao gồm mọi hoạt động gây thiệt hại như sa thải hay bắt buộc thôi việc; quấy rối, giảm giờ làm; xâm phạm đến địa vị

và lợi ích hay đe dọa tiễn hành các hoạt động trên được quy định tại Điều 47 Luật

Tổ cáo năm 2018 Người tố cáo và các thành viên gia đình họ nếu bị đe dọa vềtính mạng và an toàn phải được nhận những biện pháp bảo vệ Các nhà nước phải

phải tập trung nguồn lực cho sự bảo vệ người tố cáo và các thành viên gia đình

họ, ké cả khi việc đó là tốn kém, nội dung này được ghi nhận tại Điều 12 trongtuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948

Trong quan hệ lao động, dé bảo vệ người lao động khỏi bị trù đập khi tốcáo người sử dụng lao động, pháp luật cần có quy định về nghĩa vụ chứng minh

của người sử dụng lao động, người thuê nhân công để làm cơ sở đánh giá tính

hợp lý của việc ra quyết định phạt hay buộc thôi việc người lao động Trong

những trường hợp đó, người sử dụng lao động phải mô tả rõ ràng, thuyết phục

rang mọi biện pháp chống lại một nhân viên hoàn toàn không phải do bị người đó

tố cáo Cũng liên quan đến vấn đề này, pháp luật cần quy định quyền của người lao động được từ chối tham gia làm những việc sai trái, cho dù có lệnh của người

quản lý hay người chủ sử dụng lao động, ví dụ như từ chối tham gia vào các hoạtđộng phá hoại, bất hợp pháp hay gian lận Người lao động sẽ được pháp luật bảo

vệ khỏi mọi sự trả đũa hay phân biệt đối xử nếu họ sử dụng quyền này

Thứ ba, quy định về miễn trừ trách nhiệm nếu tố cáo sai nhưng ngay tình:

Điều này cũng là dé bảo vệ và khuyến khích người dan tích cực tố cáo những

hành vi vi phạm pháp luật, bởi lẽ việc tổ cáo có thê không chính xác dù ngay tình

Trong trường hợp tố cáo ngay tình nhưng không chính xác mà bị trừng phạt thì

người dân sẽ lo ngại và không muôn tô cáo.

20

Trang 23

Pháp luật của các quốc gia cần quy định miễn trừ trách nhiệm theo luậthình sự, dân sự hay hành chính trong trường hợp tố cáo ngay tình nhưng khôngchính xác Tuy nhiên, những trường hợp cé tình tố cáo sai thì sẽ không được bảo

vệ mà sẽ phải chịu chế tai theo luật định Điều này là dé ngăn chặn những hành vilợi dụng quyền tố cáo dé vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác

Thứ tư, khắc phục day đủ những thiệt hai của cá nhân người tổ cdo và cácthành viên trong gia đình họ Bảo đảm quyền tô cáo còn bao gồm việc khắc phục

những thiệt hại của cá nhân người tố cáo và các thành viên trong gia đình họ mà

có thé do hậu quả trực tiếp hay gián tiếp từ sự trù dập, trả thù của người bị tô cáo Điều nay bao gồm cả chi phí cho các biện pháp bảo vệ, phí thuê luật sư và hoà giải, bồi thường thu nhập trong quá khứ, hiện tại và tương lai; bồi thường cho những khó khăn của người tố cáo Đề thực hiện tốt van đề này, các quốc gia cần

cân nhắc thành lập quỹ dé cung cấp trợ giúp vật chất và hỗ trợ thủ tục pháp lý cho

người tố cáo gặp khó khăn.

Thứ năm, quyên được thông tin: Người t6 cáo cần có cơ hội không chỉ đưa

ra băng chứng đề tố cáo mà còn được cung cấp thông tin về kết quả điều tra hành

vi vi phạm theo tố cáo của họ Người tố cáo cũng có quyền nêu ra ý kiến đánh

giá, bình luận và khuyến nghị với kết quả điều tra Quyền được thông tin là một

thành tố quan trong của quyền tự do thông tin — một quyền cơ bản của con người,

được Luật nhân quyền quốc tế thừa nhận và xác định trong Tuyên ngôn Quốc tế

Nhân quyền năm 1948

1.2.2 Phương thức bảo đảm thực hiện quyền tổ cáo của công dân

Phương thức bảo đảm quyền tố cáo của công dân là những biện pháp mà

nhà nước cần đưa ra dé người dân có thé yên tâm và an toàn trong việc thực hiệnquyên tố cáo của mình

Theo cách tiếp cận đó, từ góc độ pháp lý, có các phương thức sau đây dé bảo đảm quyền tố cáo của công dân:

Thứ nhát, ghi nhận quyên tô cáo va bao đảm quyên tô cáo của công dân

21

Trang 24

trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Đây là một trong những nội dungquan trọng trong việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân, tạo cơ sở hiến định vàluật định trong việc thực hiện quyền này trong thực tế.

Ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Moi người có quyén

khiếu nại, quyền to cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên về những việc làm trải pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyển phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, to cáo Người bị thiệt hại có quyên được bồi thường về vật chất, tỉnh thần và phục

hoi danh dự theo quy định của pháp luật Nghiêm cắm việc trả thù người

khiếu nại, t6 cáo hoặc lợi dụng quyên khiếu nại, t6 cáo dé vu khong, vu cdo

hoặc lam hai người khác ” (Điều 30)

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng chủ thể, quy định rõ hơn

các quyền của người khiếu nại, tố cáo so với Bộ luật tố tụng hình sự năm

2003, cu thé là thay chu thé công dân thành cá nhân; tang dam bao cho người khiếu nại, tố cáo thông qua việc nghiêm cắm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo dé vu khống người khác (Điều 32) Dé cụ thể hoá quyền tô cáo và các van đề pháp lý khác về tố cáo, Nhà

nước đã ban hành một đạo luật riêng về tố cáo (các Luật Tố cáo năm 2011,2018) Đạo luật này quy định chỉ tiết về tố cáo và giải quyết tố cáo đối với

hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi

vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người

tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tô chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo Luật dành riêng một điều khoản (Điều 9) quy định cụ thé về quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, theo đó người tố cáo có các quyền sau đây: a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này; b) Được bảo đảm

bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác; c) Được thông báo

về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyền tố cáo đến cơ quan, tô chức,

cá nhân có tham quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tam

22

Trang 25

đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tốcáo; đ) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thâm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quyđịnh mà tố cáo chưa được giải quyết; đ) Rút tố cáo; e) Đề nghị cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thâm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; g)

Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật[43].

Không chỉ vậy, quyền tố cáo của công dân còn được ghi nhận va bảo vệ trong một số đạo luật chuyên ngành khác của Việt Nam Vi dụ, Điều 32 Bộ

Luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Cá nhân, cơ quan, tô chức có thẩm quyênkhiếu nại, cá nhân có quyên tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tổtụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyên tiễn hành tô tụng hoặc của bat

cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Cơ quan, người có thẩm quyên phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu

nại, to cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho ngườikhiếu nại, t6 cáo, cơ quan, tô chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục

Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tổ cáo do Bộ Luật này

quy định Nghiêm cẩm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyên

khiếu nại, t6 cáo dé vu khong người khác ”

Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có những quy định mới về hành vi cầuthành tội phạm và hình phạt của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo theo

hướng tiến bộ hơn, cụ thé hơn và nghiêm khắc hon, cụ thé là tăng hình phạt tù tối thiểu từ 03 tháng lên 06 tháng, hình phat tù tối đa từ 05 năm lên 07 năm; bé sung các hình thức định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 166).

Thứ hai, quy định thâm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bao đảm quyền tố cáo của công dân Để bảo đảm quyền tố cáo của công dân, hệ thống pháp luật cần quy định về thấm quyền, trách nhiệm của các tô chức, cá nhân trong việc này, bao gồm:

- Xác định rõ thâm quyên của các cơ quan nhà nước trong giải quyết tô cáo

23

Trang 26

và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tôcáo;

- Quy định rõ về thâm quyền và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có

liên quan trong việc bảo vệ người tố cáo trong hệ thống pháp luật;

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tac bảo đảm quyên t6 cáo của công dân;

- Xác định việc bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của cả hệ thống chínhtrị và toàn xã hội, là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên;

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ có hiệu quảcác quy định của pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao độngtrong cơ quan, tổ chức, đơn vị; tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân về quyếttâm bảo vệ quyên tố cáo của công dân

Thứ ba, quy định thủ tục bảo đảm quyền tổ cáo của công dân dé người dân

thực hiện quyền tố cáo được thuận lợi và dé cơ quan nhà nước, cá nhân có thâmquyền thực hiện nghiêm túc trách nhiệm bảo đảm quyền tô cáo của công dân Cụthể, cần quy định rõ ràng các thủ tục bảo đảm quyền tố cáo của công dân, bao

gồm: thủ tục giải quyết tố cáo và thủ tục bảo vệ người tố cáo Điều này gitip xác lập cơ sở pháp lý mà là yếu tố tiên quyết hình thành cơ chế bảo vệ người tố cáo

và bảo đảm cho việc thực thi cơ chế này trên thực tế.

Thứ tư, quy định và bảo đảm thực hiện các quy định về nguồn nhân lực, vật lực cho việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân Nội dung này đòi hỏi hệ

thống pháp luật phải có quy định rõ ràng về số lượng, trình độ, năng lực, đạo đức,tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức và quy định cụ thê về chế độtài chính, cơ sở vật chất mà Nhà nước cần xây dựng để tạo điều kiện cho côngdân thực hiện có hiệu quả quyền tố cáo của mình Bên cạnh đó, cũng cần nâng

cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện truyền thông trong công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật và công khai kết quả giải quyết tố cáo rộng rãiđền toàn dân.

24

Trang 27

Thứ năm, giám sat, kiểm tra, thanh tra việc bảo đảm quyên tô cáo của côngdân và xử lý vi phạm quyền tố cáo Quyền tô cáo chi được thực hiện khi có cơchế để bảo đảm thực thi Vì vậy, pháp luật cần xác lập cơ chế bảo đảm thực thiquyên tố cáo, bao gồm các cách thức để quyền tố cáo được bảo đảm thực hiệntrên thực tế, cụ thé như giám sat, thanh tra, kiểm tra việc bảo đảm quyền tố cáo và

xử lý hành vi vi phạm quyền tổ cáo

Thứ sáu, bảo vệ, khen thưởng người tô cáo Bảo vệ và khen thưởng người

tố cáo sẽ tạo động lực khuyến khích cá nhân thực hiện quyền tố cáo, bảo vệ lợi ích

của Nhà nước, của xã hội, của công dân Đó là lý do việc bảo vệ người tố cáo được các công ước quốc tế và pháp luật các quốc gia đặc biệt quan tâm Bên cạnh

đó, cần chú trọng việc giới thiệu, biểu dương những mô hình hay, các gương điển

hình tiên tiễn, người tốt, việc tốt trong công tác phát hiện và tô cáo người có hành

vi vi phạm pháp luật; động viên, cô vũ các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia tốgiác tội phạm.

1.2.3 Những yếu tổ ảnh hưởng đến việc bảo đảm thực hiện quyền tổ cáocủa công dân

Xét tổng quát, có những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền tố cáo của công dân:

Yếu to chính tri, đây là yêu tô có quan hệ trực tiếp đến cơ chế bảo đảm

quyền tố cáo của công dân Yếu tổ chính trị được thé hiện dưới nhiều hình thức, trong đó bao gồm chủ trương, đường lối, chính sách về bảo đảm quyền tổ cáo của

công dân.

Yếu to pháp lý, là yêu tô quan trọng liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm

quyền tố cáo của công dân trong thực tiễn Yếu tố pháp lý cũng được thê hiện dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thông qua các văn bản pháp luật

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước: Nhà nước phải có trách nhiệm tôn

trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tố cáo của người dân vì day cũng là một quyền

con người hiến định Dé thực hiện đầy đủ trách nhiệm đó, nhà nước phải thé chế

25

Trang 28

hoá trách nhiệm trong pháp luật thành những nội dung cụ thể và tổ chức thực

hiện những nội dung đó trong thực tiễn

Ý thức pháp luật của người dân: Đi đôi với việc nhà nước phải có trách

nhiệm đảm bảo quyên tố cáo của người dân thì ý thức pháp luật của người dâncũng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện quyền tố cáo của chính họ Điềunay đòi hỏi tự mỗi công dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm công dân củamình, đồng thời đặt ra yêu cầu với Nhà nước trong việc tuyên truyền, vận động

dé người dân hiểu rõ và biết cách sử dụng quyền tố cáo của minh đúng phápluật và hiệu quả.

1.3 Pháp luật Việt Nam về bảo đảm thực hiện quyền tố cáo của công

dân

1.3.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật về bảo dam

thực hiện quyền tô cáo của công dân ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của pháp luật bảo đảm thực hiện quyền tốcáo của công dân ở Việt Nam có thể được chia ra thành 02 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn trước khi có Luật tố cáo 2011

- Quy định quyên tố cáo từ năm 1945 — trước năm 1980:

Sau hon 2 tháng ké từ ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt Tại Điều 1

của Sắc lệnh chỉ rõ: “Chinh phủ sẽ lập ngay một Ban Thanh tra đặc biệt, có

uỷ nhiệm là di giám sát tat cả công việc và nhân viên của Uỷ ban nhân dân vàcác cơ quan của Chính phú ”[S] Đồng thời, Sắc lệnh cũng nêu về trách nhiệmcủa Ban Thanh tra đặc biệt trong giải quyết khiếu nại, t6 cáo tại Điều 2 là:

“Nhận đơn khiếu nai của nhân dân; diéu tra hỏi chứng, xem xét các giấy tờ của Uỷ ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính phủ can thiết cho côngviệc giảm sát ”[S§].

26

Trang 29

Tiếp theo đó, Nhà nước còn ban hành nhiều văn bản nhằm tạo ra cơ chế

và điều kiện thuận lợi dé giải quyết tốt các van đề liên quan tới tố cáo của côngdân, cụ thé là Thông tư số 203 NV/VP ngày 25/5/1946 của Bộ trưởng Bộ Nội

vụ về khiếu tố, Sắc lệnh số 138b-SL ngày 18/12/1949 về việc thành lập BanThanh tra Chính phủ thuộc Thủ tướng phủ, Thông tư số 436/TTg ngày

13/9/1958 của Thủ tướng Chính phủ Các văn bản trên đã bước đầu quy định

những nội dung cơ bản về trách nhiệm, quyền hạn và tô chức của cơ quanchính quyên trong việc giải quyết các loại đơn thư liên quan tới việc tố cáo củanhân dân

Ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ chí Minh đã ký Sắc lệnh công bố Hiếnpháp mới của Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong đó đã dành riêng một điềuquy định về quyền tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nướcphải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng các đơn tố cáo, bảo vệ quyềnlợi cho người dân Tiếp đó, Chính phủ đã có nhiều văn bản nhằm bảo đảm

cho công dân thực hiện được quyền tố cáo và quy định trách nhiệm của các cơ

quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyết các tố cáo của công dân, cụ

thê là: Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về việc

tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan Thanh tra củaNhà nước; Nghị định số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ; Thông tư sỐ

60/UBTT ngày 22/5/1971 của Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ hướng dẫn

trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết đơn thư tố cáo của nhân dân Trong các văn ban này, Chính phủ đã giao việc giải quyết tố cáo của

nhân dan cho Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ, đồng thời quy định cụ thé một

số nguyên tắc trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố.

Sau khi nước nhà được thống nhất, Nhà nước đã ban hành Hiến phápmới, Hiến pháp năm 1980 Một lần nữa, quyền tố cáo của công dân được ghinhận trong Hiến pháp 1980 và so với Điều 29 của Hiến pháp năm 1959 thì

27

Trang 30

quy định về quyền tố cáo của công dân tại Điều 73 Hiến pháp năm 1980 cụthé hon, chi tiết hơn, đề cập đến nguyên tắc trong giải quyết tố cáo, việc bồithường thiệt hại và bảo vệ người tố cáo.

- Quy định quyên tố cáo từ năm 1980 đến trước khi có Luật tổ cáo2011:

Hiến pháp năm 1980 được ban hành ngày 27/11/1981 trong đó quyền

tố cáo của công dân được ghi nhận quy định tại điều 73 Hiến pháp 1980 cũng

bổ sung quy định nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tổ cáo, coi quyền

khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật là quyền dân chủ trực tiếp của ngườidân và được Hiến pháp bảo vệ

Sau đó, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh quy định việc xét,giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981 Đây là văn bản pháp lý

đầu tiên quy định một cách tập trung, đầy đủ và chỉ tiết về việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân Ngày 29/3/1982 của Hội đồng Bộ trưởng cũng ban hành Nghị định số 58/HDBT về việc thi hành Pháp lệnh đã quy định cụ thé về thâm quyền và trách nhiệm của công dân trong việc tố cáo.

Khắc phục những bat cập từ thực tiễn thi hành Pháp lệnh quy định về

việc xét, giải quyết tố cáo của công dân, năm 1991, Uỷ ban thường vụ Quốchội đã ban hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân thay thế cho Pháplệnh năm 1981 Pháp lệnh năm 1991 đã nêu ra những quy định cu thé vềquyền và trách nhiệm của người khiếu nại và người bị khiếu nại, người tổ cáo,

người bị tố cáo đảm bảo sự bình đăng của công dân trước pháp luật, tạo điều kiện dé các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình vụ việc

khiếu nại, tố cáo được giải quyết

- Quy định quyên tố cáo từ năm 1992 đến năm trước khi có Luật to

Tại bản Hiến pháp 1992, quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân

được quy định tạo Điều 74 Hiến pháp năm 1992 cũng tiếp tục kế thừa những

28

Trang 31

nội dung của bản Hiến pháp năm 1980, trong đó khăng định quyền khiếu nại,

tố cáo của công dân và xác định trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xemxét, giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng trong khuôn khổ

thời hạn mà pháp luật quy định.

Tháng 12 năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo,trong đó lần đầu tiên quy định khái niệm tố cáo: “Tố cáo là việc công dân

theo thủ tục do luật này quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên biết về hành vi vi phạm pháp luật của bat cứ cơ quan, tổ chức cá nhân

nào gay thiệt hại hoặc đe doa gáy thiệu hại lợi ích cua Nhà nước, quyên, lợiich hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 2 Điều 2 Luật Khiếunại, tố cáo 1998) Theo đó, giải quyết tô cáo là việc xác minh, kết luận về nộidung tô cáo và việc quyết định xử ly của người giải quyết tố cáo Ngoài ra còn

nhiều các văn bản, bộ luật quy định về quyền tổ cáo của công dân như: Nghị định số 67/1999: Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2008), Luật phòng chống ma túy năm 2000 (được sửa đồ bố sung năm 2008), Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)

Giai đoạn 2: Từ khi có Luật tô cáo năm 2011 đến nay

Giai đoạn này đánh dấu bằng một loạt văn bản pháp luật giúp hoànthiện thêm khung pháp lý về tố cáo nói chung, bảo vệ quyền tố cáo của côngdân nói riêng ở nước ta Những văn bản pháp luật tiêu biéu bao gồm: Luật Tốcáo năm 2011; Nghị định số 76/2012/NĐ-CP: Thông tư số 06/2013/TT-TTCP; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP; Hiến pháp năm 2013; Bộ luật hình sự

năm 2015 sửa đồi, bố sung năm 2017; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Luật

Phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012 và các

văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Tố cáo năm 2018, Luật Phòng, chống thamnhũng năm 2018

Tóm lại, quá trình hình thành và phát triển của bảo đảm quyền tổ cáo củacông dân ở Việt Nam từ trước tới nay thê hiện qua những đặc điểm sau đây:

29

Trang 32

Thứ nhất, các quy định về bảo đảm quyên tố của công dân ngày cànghoàn thiện, gan liền với quá trình hoàn thiện các thé chế cơ bản về quyền conngười, quyền cơ bản của công dân dựa trên các quy định của Hiến pháp cácnăm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013.

Thứ hai, cơ ché bảo đảm quyền tô cáo của công dân được hình thành va

phát triển găn liền với quá trình phát triển và mở rộng dân chủ trong đời sống

xã hội nước ta qua từng thời kỳ.

Thứ ba, việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tổ cáo của công dân gắn

liền với việc ý thức pháp luật va dé đáp ứng những yêu cầu đặt ra của công

dân ngày càng được nâng cao.

1.3.2.Các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm thực hiénquyén tổ

cáo của công dân ở Việt Nam

1.3.2.1.Chủ thể quyên tổ cáo

Trước đây, chủ thé của quyền tố cáo theo pháp luật Việt Nam là công

dân Cụ thé theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Luật tổ cáo năm 2011, “Người

tô cáo là công dân thực hiện quyên to cdo” (quy định nay giéng với quy định

tại Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004/2005) Bộ luật tố tụng hình sự không quy

định khái niệm tố cáo và người tố cáo nhưng khái niệm người tố cáo được

xem xét dưới góc độ là công dân thực hiện việc tố giác tội phạm (người tố

giác) và cơ quan tô chức, cá nhân có tin báo cho cơ quan điều tra, Viện kiểmsát (Điều 100, 101, 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)

Tuy nhiên, như đã đề cập ở mục trên, ké từ Hiến pháp 2013 và trong các luật chuyên ngành được sửa đổi, bổ sung sau khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, chủ thể của quyền tố cáo đã được mở rộng đến mọi người, tức là không

chỉ giới hạn ở công dân Việt Nam, mà còn đến các công dân nước ngoai trong

những hoàn cảnh, bối cảnh có liên quan Sự mở rộng này là để phù hợp vớithực tê và yêu câu của hội nhập quôc tê.

30

Trang 33

1.3.2.2 Đối tượng của t6 cáo

Theo pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, đối tượng của tố cáo nói

chung là hành vi vi phạm pháp luật của bat cứ cơ quan, t6 chức, cá nhân nào

gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyên, lợi ích

hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Điều đó có nghĩa hành vi trái phápluật là đối tượng của tố cáo có thé ảnh hưởng trực tiếp đến quyên, lợi ích hợppháp của người tố cáo hoặc có thể không Xét về cấp độ sai phạm và nguy cơ

của hậu quả xảy ra thì nội dung tố cáo ở cấp độ cao hơn, mức độ vi phạm

pháp luật nghiêm trọng hơn so với nội dung khiếu nại Đây là đặc điểm cơ

bản nhất để phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo Điểm khác nhau này thê hiện

rõ nét bản chất của khiếu nại và tố cáo đồng thời cho thấy thái độ của Nhà nước ta đối với tố cáo là khuyến khích, động viên, thậm chí khen thưởng

những người có hành vi tố cáo đúng, góp phan làm rõ, điều tra, truy tố, xét xửnhững vụ án lớn, coi họ như là người có thành tích trong san xuất, chiến đấu,thậm chí như một người có công với công cuộc đấu tranh chống tiêu cực,

tham nhũng.

Dù vậy, trong thực tế hệ thống chính trị nước ta, việc giải quyết tố cáo

là van đề không đơn giản, bởi đối tượng bị tố cáo và hành vi bị tố cáo có tính

đan xen, rất khó phân biệt nếu không có các quy định rõ ràng Chăng hạn, đối

tượng bị tố cáo là cán bộ, công chức nhưng đội ngũ này lại chịu sự quản lý

khác nhau về mặt tô chức; có người chịu sự quản ly của cấp uy Đảng, cóngười đơn thuần chỉ chịu sự quản lý của người đứng đầu cơ quan, tô chức.Mặt khác, hành vi bị tố cáo trong không ít trường hợp lại không liên quan đến

việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ Trong những trường hợp này thì cơ quannào có trách nhiệm xử lý, đơn tố cáo sẽ được gửi đến đâu, cơ quan quản lý cán bộ, công chức đó hay cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực vi phạm đều cần được quy định một cách rõ ràng, hợp lý Hoặc trường hợp đối tượng bị tố cáo là cán bộ, công chức nhưng đồng thời là đảng viên thì việc giải quyết tố

31

Trang 34

cáo được tiến hành theo cơ chế nào và đối tượng bị tố cáo sẽ được xem xét,giải quyết với tư cách là đảng viên hay cán bộ, công chức cũng là nhữngthách thức trong hoàn thiện và thực thi pháp luật về tố cáo.

1.3.2.3 Quyên, nghĩa vụ của người tô cdo và người bị tổ cáo

Đối với người tố cáo, Luật Tố cáo quy định rõ ràng và cụ thé các quyền

sau: “Được bao đảm bi mật họ tên, địa chi, bút tích và thông tin ca nhân

khác; Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tô cáo

đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên giải quyết, gia hạn giải quyết tổ cáo, đình chi, tạm đình chỉ việc giải quyết tổ cáo, tiếp tục giải quyết tổ cáo, kết luận nội dung tô cáo; To cáo tiếp khi có căn cứ cho rang việc giải quyết t6 cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; Rút tô cáo; Dé nghị

cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyên áp dụng các biện pháp bảo vệ người

to cdo; Được khen thưởng, bôi thường thiệt hai theo quy định của phápluật [43].

Bên cạnh quyền thì theo Luật Tố cáo, người tố cáo cần phải có những

nghĩa vụ sau: “Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật

này; Trinh bày trung thực về nội dung to cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung lô cáo mà mình có được; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tô cáo; Hop tác với người giải quyết tổ cáo khi có yêu cầu;

Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tô cáo sai sự thật của mình gây ra 43].

Đối với quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo, Luật Tố cáo quy định

rõ, người bị tố cáo có những quyền như: “Được thông báo về nội dung tô cáo,

việc gia hạn giải quyết tô cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo,tiếp tục giải quyết tô cáo; Được giải trình, đưa ra chứng cứ dé chứng minhnội dung t6 cáo là không dung sự that; Được nhận kết luận nội dung t6 cáo;Được bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung to

cáo của người giải quyết tô cao; Yêu cau cơ quan, tô chức, ca nhân có thâm

32

Trang 35

quyên xử ly người cô ÿ tô cáo sai sự thật, người giải quyết tô cáo trải phápluật; Được phục hôi danh dự, khôi phục quyên và lợi ích hợp pháp bị xâmphạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tocáo, giải quyết tố cdo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật; Khiếu

nại quyết định xử ly của cơ quan, tô chức, cá nhân có thẩm quyên theo quyđịnh của pháp luật ”43|.

1.3.2.4 Tham quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết to cáo

Tham quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tố cáo:

Việc xác định thâm quyền giải quyết tố cáo có ý nghĩa rất quan trọng

dé các cơ quan nhà nước tiếp nhận, thẩm tra, xác minh và xử lý tổ cáo đúng

trình tự, đúng pháp luật Trong thực tế, hành vi bị tố cáo rất đa dạng, tính chất

và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, cho nên việc giải quyết thuộc

thâm quyền của nhiều cơ quan khác nhau

Hiện tại, theo quy định tại Điều 13 Luật tố cáo 2018 thì:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thâm quyền giải quyết tố cáo

hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức domình quản lý trực tiếp

- Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện

nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán

bộ, công chức, viên chức khác do mình bé nhiệm, quản lý trực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vu, công vụ của cơ quan, tô chức do Uy ban nhân dân cấp huyện quản

lý trực tiếp

Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

có thâm quyên:

33

Trang 36

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan,đơn vị trực thuộc cơ quan mình, công chức, viên chức khác do mình bônhiệm, quản lý trực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tô chức do mình quản lý trực tiếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thâm quyền:

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,người đứng dau, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh, công chức, viên chức khác do mình bé nhiệm, quản lýtrực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện

nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý trực tiếp.

Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương thuộc Bộ, cơ quan

ngang Bộ được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức có thâm

quyền:

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vi thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, công chức, viên chức khác

do mình bé nhiệm, quản lý trực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp.

Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ có thâm quyền:

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của người đứng đâu, câp phó của người đứng đâu cơ quan,

34

Trang 37

tô chức thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, công chức, viên chức khác do mình

bồ nhiệm, quản lý trực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện

nhiệm vu, công vụ của cơ quan, tổ chức do mình quản lý trực tiếp

Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ có thâm quyền:

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan,đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cán bộ, công chức, viên chức khác do

mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện

nhiệm vụ, công vu của cơ quan, tô chức do mình quản lý trực tiếp

Thủ tướng Chính phủ có thâm quyền sau đây:

(a) Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng, người đứng đầu, cấp phó của

người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, PhóChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức khác do

mình bé nhiệm, quan lý trực tiếp;

(b) Giải quyết tổ cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vu của cơ quan, tô chức do minh quản lý trực tiếp

Ngoài ra, Luật tố cáo 2018 đã quy định rõ về thâm quyền giải quyết tốcáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong

Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, Đơn vị sựnghiệp công lập, Doanh nghiệp nhà nước, Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị

- xã hội, và thâm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người

được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức.

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tô cáo thê

35

Trang 38

hiện qua các quy định sau vào một đạo luật gần nhât, cụ thé như sau:

a) Trách nhiệm thông tin, báo cáo trong công tác giải quyết tố cáo

“Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo

trong phạm vi cả nước; trực tiếp quản lý công tác giải quyết tố cáo của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện

quản lý nhà nước về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi thẩm quyềncủa Chính phủ.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản

lý nhà nước về công tác giải quyết tổ cáo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình.

b) Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểmtoán nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, tô chức chính trị, t6 chức chínhtri - xã hội

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toánnhà nước, cơ quan khác của Nhà nước, cơ quan của tô chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội ở trung ương, trong phạm vi nhiệm vu, quyền hạn của minh,

quản lý công tác giải quyết tố cáo; hăng năm gửi báo cáo về công tác giải

quyết tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan, tô chức mình đến Chính phủ

dé tổng hợp báo cáo Quốc hội.

Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan

khác của Nhà nước, cơ quan của tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội ở

địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quản lý công tác

giải quyết tố cáo; hằng năm gửi báo cáo về công tác giải quyết tố cáo trong

phạm vi quan ly của co quan, tô chức mình đến Uy ban nhân dân cùng cấp détổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân

Căn cứ vào Luật này, Tòa án nhân dân tôi cao, Viện kiêm sát nhân dân

36

Trang 39

tối cao, Kiểm toán nhà nước, cơ quan khác của Nhà nước không thuộc hệthống hành chính nhà nước, cơ quan có thầm quyền của tô chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tố cáo và giảiquyết tố cáo trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình phù hợp với đặc thù tổ

chức, hoạt động của cơ quan, tô chức mình.

c) Trách nhiệm thông tin, báo cáo về công tác giải quyết tô cáo

Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và gửi báo cáo đến Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết tô cáo.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhândân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo trong phạm vi

quản lý của cơ quan mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.

Hang năm, Uy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơquan cấp trên trực tiếp và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

cùng cấp về công tác giải quyết t6 cáo trong phạm vi địa phương và lĩnh vựcthuộc phạm vi quản ly của mình.

d) Cơ quan nhà nước có thâm quyên trách nhiệm bảo vệ người tố cáo

nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố

cáo; khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại cáchành vi vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kip thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.”[43 |

1.3.2.5 Thủ tục giải quyết tổ cáo

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thủ tục giải quyết tố cáo bao

gồm các bước sau:

Bước 1: Thụ lý tố cáo

Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo quy định:

Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết t6 cáo tự mình hoặc giao cơquan thanh tra nhà nước cùng cáp hoặc cơ quan, tô chức, cả nhân khác xác

37

Trang 40

minh thông tin về người tô cáo và điều kiện thụ lý tổ cáo Trường hợp người

tô cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xácminh thì người giải quyết tố cáo có thể uy quyên cho cơ quan nhà nước ngangcấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin can thiết phục vu

việc ra quyết định thụ lý t6 cáo.

Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố

cáo 2018 như sau:

1 Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý t6 cáo khi có đủ các điềukiện sau:

a) Tiép nhận to cáo theo Điều 23 Luật Tố cáo 2018:

1 Trường hợp tố cáo được thực hiện bang don thì trong đơn tố cáo phảighi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên

hệ với người tô cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tổ cáo; người bị tố cáo và

các thông tin khác có liên quan Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng

một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức

liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại điện cho những người tố

cáo.

Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo

2 Trường hợp người tổ cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thâm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tổ cáo viết đơn tố cáo hoặc

ghi lại nội dung tố cáo bang văn ban và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặcđiểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tạikhoản 1 Điều này Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dungthì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặcghi lại nội dung tố cáo bằng văn ban và yêu cầu những người tố cáo ký tênhoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản

3 Cơ quan, tô chức, cá nhân có thâm quyền giải quyết tổ cáo có trách

nhiệm tô chức việc tiêp nhận tô cáo Người tô cáo có trách nhiệm tô cáo đên

38

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thực trạng tiếp nhận tổng số đơn tố cáo của các cơ quan nhà nước qua số liệu báo cáo của thanh tra tỉnh Hòa Bình - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm thực hiện quyền tố cáo của công dân - qua thực tiễn tỉnh Hòa Bình
Bảng 1 Thực trạng tiếp nhận tổng số đơn tố cáo của các cơ quan nhà nước qua số liệu báo cáo của thanh tra tỉnh Hòa Bình (Trang 63)
Hình tố cáo ở Hoà Bình trong những năm gần đây diễn biến ít phức tạp hơn, tuy số lượng đơn tô cáo và các đoàn tố cáo đông người van tăng lên - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm thực hiện quyền tố cáo của công dân - qua thực tiễn tỉnh Hòa Bình
Hình t ố cáo ở Hoà Bình trong những năm gần đây diễn biến ít phức tạp hơn, tuy số lượng đơn tô cáo và các đoàn tố cáo đông người van tăng lên (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w