Trung tâm Hànhchính công là đầu mối tập trung thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thâm định, giảiquyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thâm quyền của các sở, ban, ngành tr
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYÊN ĐỨC TƯỞNG
TỪ THUC TIEN TINH BAC NINH
LUẬN VĂN THAC SĨ LUAT HOC
HA NOI - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYÊN ĐỨC TƯỞNG
TỪ THUC TIEN TINH BAC NINH
Chuyén nganh: Luat Hién phap - Luat Hanh chinh
Mã so: 8380101.02
LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BANG MINH TUẦN
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳcông trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Vậy tôi viết lời cam đoan nay dé nghị Truong Dai hoc Luật - Daihoc Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Đức Tưởng
Trang 4Danh mục các bảng, biêu đô
CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE VAI
Những van đề lý luận và pháp luật về cải cách thủ tục hành chính 7
Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính 7
Vai trò, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước 14
Chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật hiện hành củaViệt Nam về cải cách thủ tục hanh chính - s + s+x+zx+zezxezezxezxez 16
Nội dung của cải cách thủ tục hành chính 5 55+ + sex 18
Những van đề lý luận và pháp luật về Trung tâm hành chính công 20Khái niệm, đặc điểm của Trung tâm hành chính công - 20Lich sử ra đời, phát triển của Trung tâm hành chính công ở Việt Nam 21
Cấu trúc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền han của Trung tâm
hành chính công eee 1 1E HT TH HH HH, 25
Vai trò của Trung tâm hành chính công trong cải cách thủ tục
Về tuân thủ pháp luật - - 2-5252 2S SE‡EEEEEEEEEE121121571 2111111110 31
Về đơn giản hóa trong cải cách TTHC .-2-© 2252 £+£E£Ez2£+zxzez 31
Về công khai, minh bach trong cải cách TTHC -2- 5 s2 225+2£4 32
Về hiệu lực, hiệu quả trong cải cách TTHC 2-2 25s s+£s+£z£sz£z 33
Về Xây dựng và phát trién Chính phủ điện tử, Chính phủ số 34Kết luận Chương 1 - SESE£EE#EE2EE2EEEEEEEEEEEEE211112112117111 1111111 cye 36
Trang 5CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM HÀNH
CHÍNH CÔNG TRONG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TẠI TÍNH BẮC NINH 52-5522 E2 1271211211211 1121 2111k,2.1 Khái quát về cải cách thủ tục hành chính và Trung tâm hành
chính công của tỉnh Bắc Ninh - 5-2-5 SE EEEerkerkerkerrrkes2.1.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh 2.1.2 Khái quát về Trung tâm hành chính công tinh Bắc Ninh -
2.2 Vai trò của Trung tầm hành chính công với cải cách thủ tục hành
chính của tỉnh Bắc Ninh -2 5: 5221x222 errrkerkrrei2.2.1 Vai trò của Trung tâm hành chính công trong tuân thủ pháp luật về
thủ tục hành chính công - - 5 + 1S 339113 5119518111111 krrkre
2.2.2 Vai trò của Trung tâm hành chính công tinh Bắc Ninh trong đơn giản
hoá thủ tục hành chính - - - << E211 11613153111 E135 1 tre
2.2.3 Vai trò của Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh trong công
khai, minh bach trong cải cách TTHC - 555555 ++sc+seexseeeesers
2.2.4 Vai trò của trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh trong nâng cao
hiệu lực, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính - 5 52-5 <++<<++sss2
2.2.5 Vai trò của trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh trong xây dựng
và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số - 2-2-52522.3 Đánh giá chung về vai trò của Trung tâm hành chính công trong
cải cách thủ tục hành chính tại tỉnh Bac Ninh 2-5-5:
2.3.1 Những đóng góp tích cực va nguyên nhân - - - + 5+ + + s++sss+seexs+
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2-2-2 +2+££+E£+£E+£xtzEzEe+rxerxerez
Kết luận Chương 2 2 2+S< E2 12 19 1E71121121121111121111111121 11 1xx.CHUONG 3: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP PHAT HUY VAI TRO CUA
3.1.
TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TRONG CẢI CÁCH THỦTỤC HANH CHÍNH TỪ THỰC TIEN TỈNH BAC NINH
Quan điểm về vai trò của Trung tâm hành chính công trong cải
cách thủ tục hành chính hiện nay của Việt NÑam -
Trang 6-3.2 Giải pháp phát huy vai trò của Trung tâm hành chính công trong
cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay từ thực tiễn tỉnh
Bac Nib 080008 75
3.2.1 Hoàn thiện thể chế pháp lý trên địa bàn tinh Bắc Ninh 75
3.2.2 Đơn giản hóa trong cải cách TTHC 5 S5 * + skseexeesseerssrres 76
3.2.3 Công khai, minh bach trong cải cách TTHC - 555 +++s<+<cx+sexssss 77 3.2.4 Hiéu lực, hiệu qua trong cải cách TTHC 5 2-5355 **+<ccsssesss 77
3.2.5 Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số 783.3 Tổ chức thực hiện 2-2-5222 E21 2112212121211 xerkcre, 79
Kết luận Chương 3 - 2 2 s+SEeEEE 12 12E1E7112112112111121121111 111.1 cre 82KẾT LUẬN - 22-5252 2SEE2E2E1271221211211211 1121121111111 11 11a 83
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2: 52252 E+£xe£E2Ezzxerxczez 85
PHU LUC
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Từ viết tắt | Từ gốc
CCHC Cải cách hành chính
CNTT Công nghệ thông tin
QLNN Quản lý nhà nước
TAND Tòa án Nhân dân
TTHC Thu tuc Hanh chinh
TTHCC Trung tâm hành chính công
UBND Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO
S6 hiéu Tên bảng Trang
Bang 2.I |Đặc điểm chung của TTHCC tinh Bắc Ninh 43Bảng 2.2 |Kết quả rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính năm 2022 46
Bảng 2.3 |Những hoạt động chính của TTHCC 48
Bảng 2.4 |Số liệu thu phí, lệ phí tại Trung tâm hành chính công tinh
Bac Ninh (giai đoạn 2017 — 2022) 51
Bang 2.5 |Kết quả số hóa kết quả giải quyết TTHC tại trung tâm hành
chính công tỉnh Bac Ninh(giai đoạn 2017 - 2022) 52Bảng 2.6 |Ứng dụng công nghệ thông tin tại TTHCC 53
SỐ hiệu Tên biểu đồ TrangBiểu đồ 2.1 | Số liệu giải quyết TTHC tại Trung tâm hành chính công tỉnh
Bac Ninh giai đoạn 2018 - 2022 50
Biểu đồ 2.2 | Chỉ số thành phần “Chi phí thời gian” giai đoạn 2017-2021 58
Biểu đồ 2.3 | Chỉ số Par Index, Sipas giai đoạn 2017-2021 59
Trang 9MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng là đòi
hỏi khách quan của quá trình phát triển ở mọi quốc gia Đối với nước ta, trước yêucầu đổi mới và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền va vận hành củanền kinh tế thị trường khiến cho đòi hỏi này càng trở nên cấp thiết hơn Những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, chính sách về cải cách hành
chính, đặc biệt là hệ thống chính sách của Chính phủ về thực hiện cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục hành chính
Trên thực tế, quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”,
“một cửa liên thông” đã đạt được những kết quả tích cực làm thay đổi mối quan hệcũng như thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan hành chính nhà nước và các
tô chức, cá nhân ở địa phương, hiện đã dần bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Trước
tình hình đó, chính quyền một số địa phương, đi đầu là tỉnh Quảng Ninh, chủ động
vận dụng các văn bản pháp luật hiện hành dé tổ chức ra mô hình Trung tâm hànhchính công cấp tỉnh Từ Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh được thíđiểm xây dựng năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động năm 2014, đến nay đã có
56 địa phương thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh [30] Trung tâm Hànhchính công là đầu mối tập trung thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thâm định, giảiquyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thâm quyền của các sở, ban,
ngành trực thuộc UBND tỉnh, huyện và các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng tại
địa phương; từng bước làm thay đổi phương thức làm việc, nâng cao trách nhiệm,thái độ phục vụ tô chức, công dân của cơ quan nhà nước các cấp và cán bộ, công
chức, viên chức, cải tiễn chất lượng phục vụ, từng bước đáp ứng sự hai lòng của
người dân, doanh nghiệp.
Ngày 17/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thí điểm thành lập Trungtâm Hành chính công tỉnh Bac Ninh (Trung tâm) Đến năm 2018, 8/8 huyện, thị xã,thành phố; 126/126 xã, phường, thị tran đã triển khai mô hình Trung tâm Hành chính
công và Bộ phận một cửa theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày
Trang 1023/4/2018 của Chính phủ Từ khi TTHCC được thành lập di vào hoạt động mọi yêu
cầu của tổ chức và công dân đã được tiếp nhận, giải quyết một cách kịp thời, nhanh
chóng, chính xác, đúng quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất sự phiền hà,
nhũng nhiễu đem lại hiệu quả thiết thực đã được cộng đồng doanh nghiệp và người dân
ghi nhận, đánh gia, khẳng định mô hình tô chức, hoạt động là phù hợp, là khâu đột phá,
là bước đi mạnh mẽ đầy quyết tâm của tỉnh trong cải cách TTHC, tạo dựng môi trường
đầu tư hap dẫn góp phần xây dựng chính phủ điện tử, thành phố thông minh, thúc đây
mạnh mẽ tiến trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, côngtác cải cách TTHC vẫn còn những hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tốc độ pháttriển mạnh và hội nhập của tỉnh, cụ thể như: Công tác rà soát, đề xuất với cơ quan
có thâm quyền về đơn giản hóa hay liên thông trong giải quyết TTHC trên một số
lĩnh vực chưa thực sự hiệu qua; Quy định về thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết
TTHC đôi khi chưa rõ ràng; Công tác phối hợp trong giải quyết TTHC (liên thông)
giữa các cơ quan chưa có sự thống nhất, thiếu đồng bộ; Hoạt động ứng dụng CNTTtrong giải quyết TTHC chưa thực sự đồng đều
Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Vai trò của Ti rung tâm hànhchính công trong cải cách thủ tục hành chính từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” làm đề tàiluận văn thạc sĩ, nhằm kiêm chứng những thành quả của Bắc Ninh dưới góc độ của các
lý thuyết quản lý; đánh giá hiệu quả hoạt động mô hình TTHCC trong việc cải cách
TTHC trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như thấy được những bat cap, ton tai, han ché
dé đưa ra những giải pháp phù hợp nhất, dé TTHCC tinh Bắc Ninh hoạt động hiệu quagóp phần thúc đây tiến trình phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay cũng nhưcung cấp những kinh nghiệm hữu ích cho mô hình TTHCC trong cả nước
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
- Bài viết “Ap dung mô hình một cửa trong cai cách thủ tục hành chính taitòa án để nâng cao khả năng tiếp cận công lý” của tac giả Nguyễn Hưng Quang(2013) [17], phân tích, đánh giá về các mô hình tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện tại
Trang 11Tòa án Chú trọng phân tích mô hình “Một cửa” tại Tòa án dé nâng cao kha năngtiếp cận công lý của người dân;
- Bài viết “Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng
tới chính phủ điện tử” của tác giả Nguyễn Văn Phuong (2016) [16] Bài viết nêu vàphân tích vấn đề ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướngphát triển CPĐT là xu thế tất yêu, là mô hình phô biến của nhiều quốc gia; những
kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân;
- Bài viết “Xây dựng chính phủ điện tử - bước phát triển tat yếu trong quátrình cải cách hành chính” của tác giả Trần Thị Minh Tuyết (2018) [22] Bài viếtnêu việc xây dựng CPĐT thành xu thế tất yếu của mọi quốc gia trong quá trình hộinhập Ở Việt Nam, yêu cầu CCHC càng làm vấn đề xây dựng CPĐT trở nên cấpthiết, đây nhanh quá trình xây dựng CPĐT hướng tới một nền hành chính hiện đại,
đáp ứng yêu cau phát triển của đất nước là nhiệm vụ cấp bách hiện nay
- Chính phủ Việt Nam đã tổng kết và công bố các báo cáo đánh giá CCHCcho mỗi giai đoạn như: “Báo cáo đánh giá Chương trình tổng thể cải cách hànhchính giai đoạn 2001-2005”; “Báo cáo tổng kết Tổng thể Chương trình cải cách
hành chính giai đoạn 2001-2010, năm 2011”; “Báo cáo đánh gia Cai cách hành
chính của Chính phủ năm 2012”; “Báo cáo vẻ việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong các cơ quan hành chính” (2010) [4].
- Bài viết “Hoạt động của trung tâm hành chính công cấp tỉnh ở một số địaphương thời gian qua: Kết quả và một số van dé cần giải quyết" của tác giả LêKhánh Ly [31] cho rằng Trung tâm hành chính công cấp tỉnh là một mô hình giảiquyết thủ tục hành chính còn mới mẻ, chưa có tiền lệ ở nước ta Đây được coi là sự
sáng tao, thé hiện quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các địa phương trong nângcao chất lượng dịch vụ hành chính công hướng tới hài lòng người dân, tạo động lực
cho phát triển từ cải cách thủ tục hành chính Bài viết đồng thời chỉ ra những vấn đềcòn tôn tại: Mot là, bố sung cơ sở pháp lý cho sự ra đời, tô chức và hoạt động của
mô hình trung tâm hành chính công cấp tỉnh; Hai /à, đơn giản hóa và hoàn thiệnquy trình giải quyết thủ tục hành chính tại trung tâm hành chính công cấp tinh; Ba
Trang 12là, tăng cường đầu tư trang, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin ở các trung
tâm hành chính công cấp tỉnh; Bon /à, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm phục
vụ nhân dân tại các trung tâm hành chính công cấp tỉnh
- Bài viết “Cải cách hành chính hướng tới xây dựng nên hành chính chuyên
nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu qua” của tác giả Phạm Minh Hùng [30] đã khái
quát những kết đã đạt được trong thời gian qua và những giải pháp triển khai công
tác cải cách hành chính nhà nước trong thời gian tới Cụ thé: đây mạnh triển khai
chuyền đồi số quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử hướng tớichính phủ số, chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số theo lộ trình của Chínhphủ, phù hợp với điều kiện thực tiễn của các bộ, cơ quan, địa phương Xây dựng hệthống hạ tang công nghệ thông tin, viễn thông đồng bộ; hệ thống cơ sở dữ liệu quốc
gia, cơ sở đữ liệu ngành, cơ sở đữ liệu địa phương đồng bộ liên thông; áp dụng hiệuquả dịch vụ công trực tuyến; thu thập ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp
trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến dé cải thiện chất lượng cung cấp
dịch vụ; đây mạnh tuyên truyền, phố biến cho người dân, doanh nghiệp khai thác,
sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ
ứng dụng, dịch vụ chính phủ số trong nội bộ của bộ, ngành, địa phương
- Bài viết “Tập trung đầu mối giải quyết thi tục hành chính” của tác giả
Hoàng Giang [28] nêu lên thực trạng các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành
dọc tại địa phương đều tổ chức Bộ phận Một cửa, như: Thuế, Bảo hiểm xã hội, hoặc
bố trí nơi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC ngay tại cơ quan, đơn vị,điển hình như: Công an, Thi hành án dân sự, quân sự Điều đó, dẫn đến tình trạngkhó khăn cho người dân trong việc thực hiện thủ tục (tìm cơ quan có thầm quyền
giải quyết, địa điểm tiếp nhận hồ sơ ) Đặc biệt, tình trạng chung phô biến đó là
không đánh giá, kiểm tra, giám sát được chất lượng giải quyết TTHC do các cơquan này chưa tổ chức Bộ phận một cửa theo đúng quy định tại Nghị định61/2018/NĐ-CP Từ đó, bài viết đề xuất 02 phương án xây dựng cơ chế giải quyếtthủ tục hành chính: một là, tập trung giải quyết các TTHC tại các Trung tâm hành
chính; va hai là, các TTHC của cơ quan ngành dọc đóng tai địa phương phải được
Trang 13tiếp nhận tập trung tại 01 Bộ phận Một cửa của cơ quan, đơn vị được tô chức theo
Hệ thống ngành doc đặt tại địa phương đó Tuy nhiên, bài viết c6 súy cho phương
án 1, đó là cần tập trung đầu mối giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục
vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tụchành chính cấp huyện, cấp xã nhưng có tính đến yếu tố đặc thù, bảo đảm thiết thực,
hiệu quả, khả thi trong phục vụ người dân, doanh nghiệp.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn kiểm chứng mô hình TTHCC tỉnh từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, từ đó
đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược cải cách TTHC và cung cấp một sốkinh nghiệm cải cách cho các địa phương có điều kiện phát triển tương đồng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của mô hình trung tâm hành chính công và thực trạng
pháp luật quy định về trung tâm hành chính công ở Việt Nam;
- Phân tích thực tiễn hoạt động của Trung tâm hành chính công tỉnh BắcNinh giai đoạn 2017 - 2022 dé làm rõ ưu điểm, khuyết điểm của mô hình này;
- Đề xuất các giải pháp dé hoàn thiện mô hình trung tâm hành chính côngnhằm nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua mô hình trung tâm
hành chính công.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật và thực tiễn
mô hình hoạt động của Trung tâm hành chính công tỉnh Bắc Ninh, quá trình giải
quyết TTHC tại TTHCC trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi về nội dung: Cơ sở lý luận về quy định và thực tiễn mô hình Trungtâm hành chính công; thủ tục hành chính liên hệ; các cải cách dé nang cao hiéu quahoạt động của mô hình nay; các giải pháp hoàn thiện thé chế và mô hình Trung tâm
hành chính công.
Trang 14- Pham vi về không gian: nghiên cứu thực tiễn tại các TTHCC trên dia ban
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2017 đến năm 2022
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mac-Lénin, các phương pháp luận liên ngành luật hành chính, lý luận về nhà nước
và pháp luật;
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích văn bản, phân tích luật
viết; phương pháp phân tích tư liệu; phương pháp so sánh; phương pháp định tính;phương pháp khảo sát (bằng phiếu hỏi)
6 Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần làm rõ những nút thắt cơ bản trong chiến lược cải cáchTTHC tại Việt Nam hiện nay Phân tích và đánh giá những triển vọng của quá trìnhcải cách TTHC tại TTHCC Qua phân tích thực tiễn triển khai mô hình TTHCC tạitỉnh Bắc Ninh, luận văn cung cấp các kinh nghiệm về hoạt động và tác động của
TTHCC tới quá trình cải cách TTHC, đặc biệt những địa phương ở khu vực Đông
Bắc Bộ có điều kiện tương đồng với Bắc Ninh
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo, Luậnvăn được kết cầu gồm ba chương như sau:
Chương 1 Những van đề lý luận và pháp luật về vai trò của Trung tâm hành
chính công trong cải cách thủ tục hành chính;
Chương 2 Thực trạng vai trò của Trung tâm hành chính công trong cải cáchthủ tục hành chính tại tỉnh Bắc Ninh;
Chương 3 Quan điểm, giải pháp phát huy vai trò của Trung tâm hành chính
công trong cải cách thủ tục hành chính từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh
Trang 15CHƯƠNG 1
NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT
VE VAI TRO CUA TRUNG TAM HANH CHÍNH CONG
TRONG CAI CACH THU TUC HANH CHINH
1.1 Những van dé lý luận và pháp luật về cải cách thủ tục hành chính
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính
(i) Khai niệm thủ tục hành chính nhà nước
Thủ tục là quy trình và cách thức giải quyết công việc Thực tế, để thực hiện
có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt các hoạt động theo thứ
tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những quy định chặt chẽ, thốngnhất Theo nghĩa chung nhất, “thi tuc là phương thức, cách thức giải quyết công
việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gốm một loạt nhiệm vụ liên
quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn” [6, tr.231-232]
Trong thủ tục hành chính có chủ thé thực hiện thủ tục hành chính và chủ thétham gia thủ tục hành chính Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là chủ thể cóthâm quyền nhân danh Nhà nước tiễn hành các thủ tục hành chính bao gồm các cơquan nha nước, tô chức và những người có thâm quyền Chủ thé tham gia thủ tụchành chính có thể là cơ quan, tô chức hoặc công dân
Mỗi hoạt động quản lý theo cách nói thông thường (ví dụ, hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động cấp giấy phép, hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính ) thực chất là chuỗi những hoạt động diễn ra theo trình tự nhất
định mà mỗi hoạt động cụ thể trong đó có thé được thực hiện bởi những chủ thểkhác nhau, ở những thời điểm khác nhau, với nội dung và nham những mục dich
khác nhau Kết quả của hoạt động quản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ
thuộc một phần đáng kế vào số lượng, thứ tự các hoạt động cụ thể, mục đích, nội
dung, cách thức tiến hành các hoạt động cu thé trong một chuỗi hoạt động thống
nhất, tức là phụ thuộc vao thủ tục tiễn hành các hoạt động quản lý Thủ tục đóng vai
trò quan trọng trong việc điêu hành bộ máy nhà nước cũng như bảo đảm quyên và
Trang 16lợi ích của thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật xác định các
quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào các quan hệ xã hội do luật hành chínhxác lập nhằm thực hiện các quy phạm vật chất của luật hành chính Thực ra thù tục
hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định nên thủ tục hành chính
chính là nội dung của nhóm quy phạm pháp luật hành chính (thường gọi là quy
phạm thủ tục) chứ thủ tục không phải là quy phạm pháp luật.
Vậy, thủ tục hành chính là “trinh tự, cách thức giải quyết công việc của cơ
quan hành chính nhà nước có thẩm quyên trong mối quan hệ nội bộ hành chính và
moi quan hệ giữa cơ quan hành chỉnh nhà nước với tổ chức công dân”
(ii) Đặc điểm của thủ tục hành chính nhà nước
Khác biệt với thủ tục lập pháp và thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính
có những đặc điểm sau [19, tr.401- 404]:
Thủ nhất, thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục (tính dưới
luật) - là cơ sở pháp ly cho các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quan ly nhà nước
Tất cả các thủ tục hành chính được pháp luật quy định đều là cần thiết và làquy trình hợp lý nhất dé thực hiện các hoạt động quan lý trên thực tế Hơn nữa, mỗithủ tục hành chính được thực hiện nhiều lần ở những thời điểm khác nhau, bởi các
chủ thể khác nhau, sự tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục hành chính tạo nên tính
khoa học, đồng bộ, thống nhất trong quản lý hành chính nhà nước Ngay cả khi cácthủ tục hành chính đã trở nên không còn phù hợp do nhận thức về quản lý hay thựctiễn quản lý thay đổi thì các chủ thé thực hiện thủ tục cũng không được tuỳ tiện thayđổi hoặc bỏ qua Một thủ tục hành chính cu thé chỉ mất giá tri pháp lý khi bị cơquan nhà nước có thâm quyền bãi bỏ
Thủ tục hành chính là một bộ phận cấu thành của hệ thong quy pham thu tuc
Hệ thống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật
tự thực hiện thâm quyền của các cơ quan nha nước trong việc giải quyết công việccông việc nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cơ quan nhà nước,
tổ chức và công dân Đó cũng chính là các hệ thống các nguyên tắc quản lý và điềuhành bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức phải tuân theo trong
giải quyêt công việc thuộc thâm quyên của mình.
Trang 17Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng làm cho các quy phạm
nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi Thiếu thủ tục hành chính việc thựcthi luật pháp sẽ gặp khó khăn, thậm chí không có khả năng đi vào đời sống thực tế
Vi dụ: Nhà nước muốn thu thuế thì cần có thủ tục dé người dân thực hiện việc nộpthuế Còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần có thủ tục để hướng dẫn người
dân tham gia giao thông tuân theo, v.v.
Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó, hành vi
áp dụng pháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế của vụviệc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ việc đó Cáchành vi áp dụng pháp luật này được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhấtđịnh Như vậy nếu thiếu các thủ tục cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia trọng hoạt động quản lý sẽ không được đảm bảo thực hiện Thủ tục hành
chính là một nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chứcnăng quan lý của cơ quan nha nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân vàcông chức nhà nước dé họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà
nước Dựa vào các thủ tục hành chính các công việc hành chính sẽ được xử lý và đạt được những hiệu quả pháp luật đúng như dự định.
Thứ hai, thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyên trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước
Chi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thâm quyền mới có quyền thực hiên thủ tụchành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thâm quyền do pháp luật quy định Xétdưới góc độ quyền lực, thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực
nhà nước Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được sử dụng bởi nhữngchủ thé do pháp luật quy định và năm trong cơ cấu quyền lực nhà nước nói chung.Mỗi chủ thê chỉ sử dụng quyền lực trong giới hạn nhất định Tương ứng với giới hạn
thâm quyền pháp luật trao cho, mỗi chủ thể có những phương tiện và điều kiện nhấtđịnh đảm bảo cho việc thực hiên thâm quyền (điều kiện vật chất, nhân sự, bộ máy )
Do đó, các thủ tục được thực hiện không đúng thâm quyền thì không những việc thực
hiện thủ tục đó không hợp pháp mà hiệu quả quản lý cũng bị ảnh hưởng.
Trang 18Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nướcthì thủ tục hành chính là cách thức, trình tự mà các cơ quan hành chính nhà nước ápdụng để giải quyết các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Trình tự này có thê từ
dưới lên, từ cấp trên xuống mà cũng có những trình tự thực hiện song hành
Nói như vậy có nghĩa là thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục lập
pháp và thủ tục tố tụng Thủ tục lập pháp là trình tự, cách thức xây dựng Hiến pháp
và ban hành luật thuộc thâm quyền của cơ quan lập pháp; thủ tục tố tụng tư pháp
thuộc thâm quyền của cơ quan tư pháp liên quan đến những hoạt động điều tra, truy
tố, xét xử, định tội
Thứ ba, thủ tục hành chính rất da dạng và phức tap, tính da dạng phức tapđược biểu hiện như sau:
- Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện;
- Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính,
trong đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân;
- Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn
định tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và
tùng loại đối tượng;
- Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyền từ hành chính cai quan
sang hành chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;
- Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ
chức ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ;
- Do chủ thé cơ quan hành chính nhà nước xây dung dé giải quyết công việcnên phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành
- Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thủ
tục hành chính có yếu t6 nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế
Thứ tư, thủ tục hành chính co tinh năng động hơn so với các quy phạm nội
dung của luật hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn dé thích ứng và phù hợpvới nhu câu thực tế cua đời sống xã hội
Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các nhà ban hành các
10
Trang 19quy định thủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp với thực tế khách quan
và tiến trình phát triển kinh tế xã hội
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước vốn phong phú, đa dạng Nội dung
và cách thức tiễn hành từng hoạt động cụ thể chịu sự tác động của rắt nhiều yếu tốkhác nhau như thâm quyên, năng lực của chủ thể quản lý, đặc điểm của đối tượngquản lý, điêu kiện, hoàn cảnh diễn ra hoạt động quản lý Mỗi yếu tố đó lại chịu sự
tác động dan xen phức tạp của các yếu tố kinh tế, chính tri, văn hoá-xã hội khiến
cho hoạt động quản lý hành chính trở nên hết sức sống động Thủ tục hành chínhvới tinh chất là cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý đương nhiên phảilinh hoạt mới có thé tạo nên quy trình hợp lí cho từng hoạt động quản lý cụ thé Dovậy, không thé có một thủ tục hành chính duy nhất cho toàn bộ hoạt động quản lýhành chính nhà nước mà có rất nhiều thủ tục hành chính Thậm chí để giải quyết mộtloại công việc nhất định cũng có thể cần các thủ tục hành chính khác nhau Ví dụ,
pháp luật quy định hai thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là thủ tục đơn giản và thủ
tục có lập biên bản Việc định ra hai thủ tục dé xử phat vi phạm hành chính vừa dongiản, thuận tiện cho người xử phạt và người bị xử phạt trong trường hợp có thể, vừa
dam bảo tính chặt chẽ, có cơ sở cho hoạt động xử phat vi phạm hành chính Mặt
khác, so với thủ tục lập pháp và thủ tục tư pháp, nhu cầu bãi bỏ thủ tục hành chính cũ,
đưa ra thủ tục mới, thay đổi các thủ tục đã có đặt ra khá thường xuyên đảm bảo thích
ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quan lý Khi xây dựng thủ tục hành chínhnếu nhận thức đúng đắn về đặc điểm này sẽ tạo ra sự linh hoạt, mềm dẻo cho hoạtđộng quản lý, nếu phủ nhận đặc điểm này có thé làm xơ cứng hoạt động quan lý, kimhãm quá trình phát triển xã hội Sự cường điệu tính linh hoạt của thủ tục hành chính
cũng có thé dẫn đến việc đặt ra quá nhiều thủ tục một cách không cần thiết hoặc thay
đổi thủ tục một cách tuỳ tiện làm cho hoạt động quản lý thiếu ổn định
(iii) Phân loại thủ tục hành chính theo quan hệ công tac Thủ tục hành chính nội bộ: là thủ tục thực hiện các công việc nội bộ trong
cơ quan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước
nói chung.
11
Trang 20Thủ tục hành chính liên hệ: là thủ tục tiễn hành giải quyết các công việc liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; và cũng là thực hiện thâm quyềnquản lý hành chính của các cơ quan hành chính, bao gồm: Thủ tục cho phép giải quyếtcác yêu cầu, đề nghị của công dân trong trường hợp công dân muốn thực hiện các hành
vi phải xin phép nhà nước Các cơ quan nhà nước giải quyết bằng các quyết định cá
biệt; thủ tục phòng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi, vi phạm hành chính, trưng
thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và công dân khi nhà nước có
yêu cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng đồng: thủ tục thanh tra, kiểm tra
và giải quyết khiếu nại, giải quyết tổ cáo trong hoạt động hành chính
Thủ tục hành chính văn thư: là những thủ tục liên quan đến toàn bộ các hoạtđộng lưu trữ, xử lý, cung cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới hìnhthức văn bản đẻ phục vụ cho việc giải quyết một công việc nhất định
(Hi) Cải cách thủ tục hành chính
Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và cómục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn Điều đó làm phân biệt cảicách với những hoạt động khác cũng chi sự biến đổi như sáng kiến, thay đôi Cảicách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dai và
có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thựchiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình [11] Như vậy, cải
cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích
tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
Mục tiêu tông quát trong cải cách hành chính của tat cả các nước trên thế giới
là hướng tới việc xây dựng một bộ máy hành chính gọn nhẹ hơn, hoạt động hiệu lực
và hiệu quả hơn, hướng tới phục vụ tốt hơn các nhu cau và lợi ich hợp pháp của mỗicông dân và ca xã hội Xu hướng chủ dao của các cuộc cải cách này là chuyên đổi
nên hành chính công truyền thống, được xây dựng trên nền tảng những nguyên tắc tổ
chức cơ bản của mô hình “bộ máy thư lại” của Max Weber sang xây dựng mô hình
“quản lý công mới” Đây là xu hướng mới xuất hiện vào cuối những năm 70 đầunhững năm 80 của thé kỷ XX ở các nước phát triển Nội dung của xu hướng cải cách
12
Trang 21nay là đưa tinh thần doanh nghiệp và các yếu tố của thị trường vào hoạt động của nhà
nước, vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý doanh nghiệp vào tô chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt vào quản lý cơ quan hành chính nhằm nâng
cao tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động hành chính [7]
Có nhiều cách tiếp cận về nền hành chính nhà nước và về cau trúc của nềnhành chính nhà nước Theo một số quan điểm hoặc xuất phát từ những định hướng
ưu tiên trong mỗi giai đoạn cải cách hành chính mà thủ tục hành chính có thê được
xem như một cấu phần độc lập của nền hành chính thay vì là một nội dung của thê
chế Cải cách thủ tục hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọngcủa cải cách hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tínhthực tiễn cao Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nângcao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu
cầu quan lý cụ thé của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển Theo đó, có thé
hiểu: “Cadi cách thủ tục hành chính là quá trình nhằm khắc phục những hạn chế của
hệ thong thủ tục hiện hành theo hướng đơn giản hóa, minh bạch hóa, công khaihóa, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết công việc giữa các cơquan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân”
Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy
nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức
tô chức và hoạt động của nó chiu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độphát triển kinh tế - xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác củamỗi quốc gia như truyền thống van hoá, lich sử, Cải cách hành chính nhà nước ở
các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên
những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau Ở Việt Nam, có thể xemcải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, làtrọng tâm của tiễn trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam [38], bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dai nhằm nâng caohiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đề đáp ứng những
đòi hỏi của tiên trình đôi mới.
13
Trang 22Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết dé tăng cường, củng cô
mỗi quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà nước
của nhân dân Cải cách thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách
nền hành chính nhà nước, nghĩa là dé tạo sự chuyên biến của toàn bộ hệ thống nềnhành chính quốc gia Trong đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ thúc đây toàn bộ hệthống hành chính phát triển
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước
Nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhànước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; cải cách thủtục hành chính dé tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồnlực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nềnkinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững Cải cách thủ tục hành chính giữa
các cơ quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan
hành chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính
theo quy định của pháp luật; công khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng thể chế, mở rộngdân chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việcxây dựng thé chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính Tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính dé hỗ trợ việc nâng
cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục hànhchính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp
(i) Vai trò của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước
Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng
có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước Điều này không
những có ý nghĩa vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sứccần thiết để có nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước đặc biệt làtrong tiến trình cải cách nền hành chính
Thủ tục hành chính được quy định nhằm tạo ra trật tự trong hoạt động quản
lý của các cơ quan Nhà nước khi tiến hành các hoạt động quan lý của mình Có thé
14
Trang 23nói thủ tục hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cách
thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều
kiện cần thiết để các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết các công việc của người
dân theo luật định, đảm bảo quyên, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước.
Nếu không có thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhànước ban hành sẽ khó được thực thi Có thể nói thủ tục hành chính là công cụ vàphương tiện dé đưa pháp luật vào đời sống
(ii) Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước
- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chứchành chính thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ,
thuận lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính;
- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vao thực tế của đời sông xã hội;
- Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thểkiểm tra được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tục
hành chính;
- Là công cụ điều hành cần thiết của tô chức hành chính;
- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phan vào quá trình xây dựng vatriển khai luật pháp;
- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý; thé hiện tráchnhiệm của nhà nước đối với nhân dân;
- Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính
Nếu thiếu quy phạm thủ tục, các quy phạm vật chất khó được thực hiện Chắng hạn:
(i) Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không thực hiện thủ tụccông bố;
(ii) Một quyết định sẽ không hợp pháp khi ký không đúng thẩm quyên;
(iii) Không đủ h sơ giấy tờ vẫn giải quyết là vi phạm thủ tục văn thư.v.v
Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan nhà
nước với người dân và các tô chức, khả năng làm bên chặt các môi quan hệ trong
15
Trang 24quá trình quản lý [19, tr.395-396] Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính không chỉ
đơn thuần liên quan đến pháp luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của quốc gia về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu
với các quốc gia khác Và để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc cải cách hànhchính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng là một đòi hỏi tất yêu déhội nhập quốc tế thành công và phát triển đất nước
1.1.3 Chính sách cia Dang Cộng sản Việt Nam và pháp luật hiện hành
của Việt Nam về cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi tất yếu của thực tiễn khách quantrong công cuộc đổi mới Với vai trò ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, Dang và Nhanước Việt Nam đã xác định đây là trọng tâm của công cuộc cải cách nền hànhchính quốc gia
Văn bản đầu tiên được xem là đánh dấu cho việc thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng về CCHC là Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 04/5/1994 về cải cáchmột bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của người dân vàdoanh nghiệp Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện đồng bộ, bài bản về CCHC đượcxem là từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTgngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tông thê cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010.
Tiếp đến là Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 phê duyệt Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và hiện nay làNghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cáchhành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 Qua gần 30 năm tiến hành, công tác cảicách hành chính nhà nước đã đạt những thành tựu nỗi bật
Cải cách TTHC là một trong các nội dung được Chính phủ đặc biệt quan tâm
chỉ đạo thường xuyên, sâu sát và quyết liệt Việc đơn giản hóa TTHC gắn với việcthực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được triển khai quyết liệt tronggiai đoạn 2001-2010 và 2011-2020 đã đạt được những kết quả tốt đẹp, mang lại
hiệu quả cao Cơ chê một cửa, cơ chê một cửa liên thông, Trung tâm phục vụ hành
16
Trang 25chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung cấp tỉnh, cấp huyện đượctriển khai ở các địa phương với nhiều đổi mới về phương thức hoạt động, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo sự chuyên biến rõ nét trong giải quyết
TTHC đối với người dân, doanh nghiệp Các nội dung gan kết đồng bộ giữa cảicách TTHC và xây dựng chính phủ điện tử cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ngườidân, doanh nghiệp tiếp cận với cơ quan hành chính nhà nước Việc thực hiện cơ chế
một cửa quốc gia và kết nối kỹ thuật một cửa ASEAN đối với một số lĩnh vực đã
được các bộ, ngảnh triển khai mạnh mẽ Số lượng, chất lượng và hiệu quả cung ung, giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các bộ, ngành, địa
phương ngày càng được nâng cao, với số lượng hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến
khai trên Công thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương và Cơ sở đữ liệu quốc
gia về TTHC theo quy định, tạo thuận lợi cho cá nhân, tô chức truy cập tìm hiểu,
thực hiện thuận tiện, chính xác.
Một số bộ, ngành, địa phương có những sáng kiến nổi bật, như Đề án thực
hiện liên thông các TTHC: đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ
tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí; giải pháp ứng dụng công nghệthông tin để đơn giản hóa quy định TTHC trong việc cấp, quản lý, sử dụng thẻ bảohiểm y tế và quản lý khám, chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế; chuân hóa quytrình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hang hóa thuộc phạm vi quản lý cua
các bộ, ngành trong triên khai Cơ chê một cửa quôc gia Mở rộng việc thực hiện
17
Trang 26mô hình một cửa trong cung ứng dịch vụ công tại các đơn vi sự nghiệp; mô hình
hẹn giờ thực hiện TTHC tại nhà người dân; xây dựng và đưa vào vận hành ứng
dụng khai thác cơ sở di liệu tài nguyên va môi trường trên mang internet va di động
dé thuận lợi cho người dân, tô chức tra cứu, tiếp cận thông tin; xây dựng phần mềm
tra cứu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liềnvới đất; mô hình “phi địa giới hành chính” trong các lĩnh vực đất đai, tư pháp, giaothông vận tải, y tế
1.1.4 Nội dung của cải cách thủ tục hành chính
Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp cụ thé nhằm đây mạnh cảicách thủ tục hành chính như: thành lập tổ liên ngành giải quyết vướng mắc chodoanh nghiệp; quy định việc tiếp nhận, xử lý vướng mắc của cá nhân, tổ chức về thủtục hành chính; áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông, áp dụng hệ thống quản
ly chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000; day mạnh tin học hóa một số
dịch vụ hành chính công Hiện nay, nhìn chung nền hành chính đã có nhữngchuyên biến tích cực, từng bước tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, gópphần thúc đầy nền kinh tế - xã hội phát triển Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng thủ tụchành chính rườm rà, phức tạp, thiếu công khai, minh bạch vẫn là rào cản đối với sảnxuất, kinh doanh, tạo kẽ hở cho nhũng nhiễu, tiêu cực
Đề công cuộc cải cách hành chính đạt hiệu quả cần thực hiện có hiệu quả cácmục tiêu được dé ra trong Chương trình cải cách tổng thé nền hành chính nhà nước
đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan; xuất khẩu, nhập khẩu; y té; giao duc;
lao động; bao hiểm; khoa học, công nghệ và một số lĩnh vực khác do Thủ tướngChính phủ quyết định theo yêu cầu cải cách trong từng giai đoạn;
18
Trang 27- Cải cách thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính nhà nước, các
ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước;
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tô chức về các quy địnhhành chính dé hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát
việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Những định hướng đó, có thể cụ thể hóa bới các nhiệm vụ cụ thể:
- Tiép tục rà soát don giản hóa thủ tục hành chính dé loại bỏ thủ tục phứctạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp;
- Thực hiện có hiệu quả những quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;
- Thực hiện công khai thủ tục hành chính;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan hành chính:
- Xây dựng, triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
cơ quan hành chính nhà nước;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc;
- Công khai dịch vụ hành chính công trên mang;
- Thống nhất biểu mẫu giao dịch điện tử;
- Từng bước cung cấp các dịch vụ hành chính công trên mạng
19
Trang 28Những việc làm trên nhằm đạt mục tiêu: xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành
chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân;
hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiệncho đối tượng phụ vụ
Thực tế cho thấy, cải cách thủ tục hành chính vừa liên quan đến nhiều mặt phải
giải quyết đồng bộ, vừa là công việc thực tiễn phức tạp, động chạm đến lợi ích của địa
phương, cá nhân Đây không chỉ là công việc của hệ thống hành chính nhà nước mà
phải có sự lãnh đạo của Đảng; phải có vai trò tích cực, gương mẫu của cán bộ, đảng
viên trong cơ quan hành chính; phải có sự tham gia tích cực của nhân dân Thực tế cho
thấy, việc bố sung các thủ tục, tổ chức tốt việc thực hiện các thủ tục cũng như kiểm tra
việc các cơ quan, công chức tuân thủ các thủ tục, quy định công vụ một cách thường
xuyên, nghiêm túc là rất cần thiết có thê phát huy tác dụng của nó
1.2 Những vấn đề lý luận và pháp luật về Trung tâm hành chính công1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của Trung tâm hành chính công
Trung tâm Hành chính công là đầu mối tập trung thực hiện hướng dẫn, tiếpnhận, thâm định, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩmquyền của các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh, huyện và các cơ quan ngành
dọc Trung ương đóng trên địa phương đó.
Trung tâm có nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ về TTHC cho cánhân, tô chức; luân chuyền hồ sơ đến các bộ phận chuyên môn thuộc các sở, ngành
và cơ quan, đơn vị liên quan xử lý, giải quyết theo quy định; theo dõi tình trạng xử
lý hồ sơ để đôn đốc và trả lời, cung cấp thông tin cho tổ chức, công dân liên quankhi được yêu cầu; nhận kết quả giải quyết từ các sở, ngành; trả kết quả và thu phí, lệphí (nếu có) theo quy định Bên cạnh đó, Trung tâm t6 chức khảo sát ý kiến củakhách hàng đối với các dịch vụ hành chính đã cung cấp; tiếp nhận và phối hợp giảiđáp các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến chất lượng giảiquyết dịch vụ hành chính công của các sở, ngành; phục vụ các dịch vụ hỗ trợ quátrình giao dịch TTHC của cá nhân, tổ chức; cung ứng dịch vụ hành chính công của
cơ quan quan lý nhà nước chuyên ngành; từng bước liên kết tối đa các giao dichhành chính từ các huyện, thành, thị và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
20
Trang 291.2.2 Lịch sử ra đời, phát triển của Trung tâm hành chính công ở Việt Nam
Do đặc điểm lịch sử, chính trị, hệ thống cơ quan hành chính của nước ta đã
trải qua nhiều thời kỳ Thời kỳ trước năm 1954, đơn vị cấp tỉnh cơ cấu hành chính
có khoảng 10 cơ quan và mỗi cơ quan chuyên môn quản lý nhiều lĩnh vực Tại HàNội, một số công trình quan trọng bồ trí tại khu vực trung tâm đô thị như khu vực
hồ Hoàn Kiếm, ngoài ra còn nằm rải rác tại các khu phố Pháp Đặc điểm chung của
các công trình hành chính thời kỳ này là chức năng độc lập, hình thức công trình
theo phong cách kiến trúc thực dân với quy mô vừa phải, nhà cao khoảng 2-5 tầng
có sân và tường rào Mỗi công trình có không gian để đảm bảo các chức năng làmviệc, họp, tiếp dân, khu phụ trợ
Giai đoạn sau năm 1954, sau khi hòa bình lập lại, chính quyền mới tiếp quản
hệ thông cơ quan hành chính của Pháp, tiếp tục cải tiến dé phù hợp với thực tế phat
triển của đất nước Các sở chuyên ngành được phân chia thành các lĩnh vực chuyên
sâu hơn để quản lý và số lượng cán bộ quản lý cũng tăng lên
Tại Hà Nội, trụ sở các cơ quan quản lý của thành phố những năm đầu giảiphóng tận dụng tir trụ sở các cơ quan cũ thời Pháp và xây thêm trụ sở cho một số cơquan mới Tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp lúc đó, các công trình này khôngđược xây dựng một cách đồng bộ và phải phân tán trong thành phố Cho đến naychất lượng, quy mô cũng như công năng sử dụng không đáp ứng được yêu cầu mới
Chính quyền thành phó Hà Nội đã sớm nhận thức được việc cần tô chức khu vực
hành chính tập trung dé thuận tiện cho công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý.Các dự án xây dựng khu Liên cơ Hoa Lư đã được đề xuất từ những năm 60 thế kỷ
20, tuy nhiên dự định này đã không thực hiện được Năm 2004, thành phố lại có chủ
trương xây dựng 02 khu liên cơ tại Hoa Lư và Lò Đúc nhưng cũng phải dừng lại vì
lý do khó khăn trong giải phóng mặt bằng Gần đây, thành phố Hà Nội đã quyếtđịnh xây dựng một khu TTHCC tại khu vực phát triển mới của thành phố phía Đông
- Nam đường Trần Duy Hưng
Giai đoạn từ 1985-2000, tại nhiều tỉnh thành đã hình thành xu hướng pháttriển các trục, các khu vực trung tâm hành chính, chính trị mới Các công trình hành
21
Trang 30chính, chính tri này được quy hoạch bố tri tại trung tâm mới, quy mô khoảng 20-30
ha, băng các giải pháp thiết kế và quy định về tổ chức không gian cảnh quan thống
nhất, các trung tâm này đã tạo được những khu vực có bộ mặt kiến trúc đô thị khang
trang Tuy nhiên, trên thực tế, giải pháp tô chức này mới chỉ là gom các cơ quan lạigần nhau về mặt khoảng cách địa lý, mà thực chất mỗi cơ quan vẫn là một thực thể
tách biệt Đất đai vẫn chưa được sử dụng đạt hiệu quả tối ưu, chưa tạo được quy
trình xử lý công việc đồng bộ thuận lợi Khả năng tiếp cận cho người dân chưa
được cải thiện nhiều so với cách tổ chức trước đây Ngoài ra, các khu vực hành
chính - chính trị này khi hết các hoạt động hành chính trong ngày hoặc trong cácngày nghỉ lễ thường có một hình ảnh buôn tẻ, thiếu sôi động, thiếu sức sống
Văn bản của Đảng:
Nghị quyết số 08-NQ/HNTW, ngày 23/1/1995 của BCHTW Đảng khoá VII
về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trọng tâm
là cải cách một bước nền hành chính;
Nghị quyết và các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XIII
Văn bản luật:
Luật số 76/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về tổ chức Chính phủ; Luật
số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội về tổ chức chính quyền địa phương;
Luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về ban hành văn bản quy phạmpháp luật; Luật số 48/2019/QH14 ngày 22/11/2019 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sungmột số điều của luật tổ chức chính phủ và luật chính quyền địa phương
Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận,
xử lý phan ánh, kiến nghị của cá nhân, tô chức về quy định hành chính;
Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát
thủ tục hành chính;
22
Trang 31Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định vềviệc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặccông thông tin điện tử;
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hànhChương trình tổng thé cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 201 1-2020;
Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP;
Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Chi thị số 07/2013/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về daymạnh thực hiện chương trình tổng thé cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2020;
Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ
chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương;
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định chứccác cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thi xã thành phố thuộc tỉnh;
Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương;
Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 17/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, thí
điểm thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh;
Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi bổsung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực
hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổchức, cá nhân;
Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực
hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ Ban hành Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
23
Trang 32Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2/9/2021 về việc đây mạnh thực hiện Chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030;
Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định vềviệc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi
trường mạng.
Văn bản của tỉnh Bắc Ninh:
Quyết định số 99/QD-UBND ngày 15/3/2017 của Chủ tịch UBND tinh Bắc
Ninh về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh
Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh Banhành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức năng của Trung tâmHành chính công tỉnh Bắc Ninh
Trong thời gian qua, Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận phương thức tô chức
không gian các cơ quan quản lý hành chính của các nước trên thế giới dé hạn chế
những nhược điểm, tôn tại trong cách tô chức không gian cũ Có thể kê đến một số
địa phương đi đầu trong việc phát triển các trung tâm hành chính tập trung như:
TTHCC tỉnh Quảng Ninh, TTHCC tỉnh Bình Dương, TTHCC tỉnh Ba Rịa - Vũng
Tàu, TTHCC thành phó Đà Nẵng, TTHCC tỉnh Bắc Ninh,
Như vậy, có thé thay rõ rang xu hướng gần đây của Việt Nam đã dan tiếp cậnvới mô hình tổ chức không gian khu hành chính của thế giới với các nguyên tắc tậptrung, người dân dễ dàng tiếp cận, tiết kiệm đất đai, thời gian, năng lượng Quacác bài học thành công về xây dựng và khai thác khu hành chính tập trung trongnước và quốc tế, có thé đưa ra bảy tiêu chí nỗi trội cần chú ý khi quy hoạch, thiết kế
và phát triển một khu hành chính tập trung Cụ thể như sau:
Ở trong mọi thé chế xã hội, cơ quan hành chính đều được hình thành bởicộng đồng và hoạt động để phục vụ cho cộng đồng Mô hình xây dựng trung tâm
hành chính tập trung là một xu hướng tất yêu mà các tỉnh/ thành phố Việt Nam sẽhướng tới Mô hình này không những là cơ hội dé thé hiện và nâng cao tính khoahọc trong tô chức quản lý hành chính nhà nước mà còn thé hiện tính nhân văn bang
việc nâng cao cơ hội kêt nôi giữa cộng đông người dân và chính quyên.
24
Trang 331.2.3 Cau trúc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền han của Trung tâm
hành chính công
1.2.3.1 Cơ cau tổ chức và biên chế của Trung tâm hành chính công
(i) Lãnh đạo Trung tâm
Trung tâm có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt độngcủa Trung tâm; đồng thời là chủ tài khoản của Trung tâm
Phó giám đốc Trung tâm là người giúp Giám đốc Trung tâm, được Giám đốcphân công theo dõi, phụ trách một số lĩnh vực công tac và chiu trách nhiệm trướcGiám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Trungtâm văng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc Ủy quyền điều hành các hoạt
động của Trung tâm.
Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyên, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của
pháp luật và Quy chế quản lý tổ chức và cán bộ của tỉnh
(ii) Cơ cấu tổ chức
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp;
- Phòng Hành chính - Quản tri;
- Phòng Kiểm tra - Giám sát;
- Phòng Tiếp nhận và Giải quyết thủ tục hành chính;
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm ban hành Quyết định quy định cụ thểchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trực thuộc và mối liên hệ công tác
giữa các phòng chuyên môn trực thuộc Trung tâm.
Bộ phận hoạt động dịch vụ của Trung tâm: do Giám đốc Trung tâm quyết
định (nếu có) trực thuộc Phòng Tiếp nhận và Giải quyết thủ tục hành chính
(iii) Biên chế
Biên chế chuyên trách
- Biên chế công chức của Trung tâm (Giám đốc, các Phó Giám đốc) do Ủy
25
Trang 34ban nhân dân tỉnh quyết định trong tông biên chế hành chính của tỉnh được Trung
Ương giao.
- Tổng số viên chức, số lượng người làm việc, hợp đồng lao động của Trung
tâm do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với
nhiệm vụ được giao.
Việc bố trí viên chức, số lượng người làm việc, hợp đồng lao động tại cácphòng thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định trong tổng số viên chức,
số lượng người làm việc, hợp đồng lao động đã được cấp có thâm quyền phê duyệt
Biên chế không chuyên trách
- Công chức, viên chức thuộc biên chế của các sở, ban, ngành (bao gồm các
tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địaphương) và cán bộ của đơn vị, doanh nghiệp có thủ tục hành chính thực hiện tiếpnhận, giải quyết tại Trung tâm được cử đến làm việc tại Trung tâm
- Công chức do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thanh tra tỉnh cử đến Trung tâm
làm việc tại Phòng Kiểm tra - Giám sát thuộc Trung tâm.
1.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyên han của Trung tâm hành chính côngTrung tâm có chức năng là cơ quan đầu mối tập trung thực hiện hướng dẫn,tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, tô chức giải quyết thủ tục hành chính và trả kếtquả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định; theo dõi,giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; tham
mưu các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hành chính.
(i) Nhiệm vu
- Bồ trí khoa học, hợp lý các khu vực cung cấp thông tin, giải quyết thủ tụchành chính, trang thiết bị phục vụ tô chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chínhtại Trung tâm Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn
bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Trung tâm; các nội dung thủ
tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tụchành chính và Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chínhphủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
26
Trang 35chính; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được
công khai bằng phương tiện điện tử;
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tụchành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giáviệc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tô chức, cá nhân; thuphí, lệ phí (nếu có) theo quy định đối với các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh công bó, quyết định thực hiện tiếp nhận, giải quyết tại Trung tâm;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giảiquyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyếtngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị trực tiếp giải quyết hoặc giao cho cấp phó hoặc ủy quyền cho cán bộ, công chức,
viên chức tại Trung tâm giải quyết theo nguyên tắc 4 tại chỗ “Tiếp nhận, thầm định,
phê duyệt, trả kết quả tại Trung tâm”; phối hợp với các địa phương trong giải quyết,trả kết quả giải quyết đối với các thủ tục hành chính liên thông và hướng dẫn côngtác nghiệp vụ đối với Trung tâm cấp huyện;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức cung cấp dịch vụ côngtrực tuyến theo quy định; hỗ trợ tô chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, mức độ 4;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu các quy định củanhà nước về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin dé báo cáo
dé xuất với Uy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung danh mục, quy trình
và các nội dung liên quan khác trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Trung
tâm; vận hành, đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng, tích hợp dữ
liệu hoạt động, thực hiện công tác an ninh mạng và một số nội dung khác trong
phạm vi hoạt động của Trung tâm;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vi, địa phương liên quan tổ chức tập huấn, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho cán bộ,công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kếtquả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
27
Trang 36- Tiếp nhận, xử lý kịp thời theo thâm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thâmquyền xử lý phan ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của t6 chức, cá nhân đối với cán
bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thâm quyền liên quan đến việc hướng dẫn,
tiếp nhận, giải quyết, chuyên hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hànhchính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thâm quyền về các phản ánh, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân; phối hợp với các cơ quan, đơn vị cử
cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc tại Trung tâm xem xét, xử lý hành vi vi
phạm của cán bộ, công chức, viên chức (nếu có) và công khai kết quả xử lý cho tổ
chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm của
cán bộ, công chức, viên chức được biết;
- Chủ trì kiểm soát, giám sát, đôn đốc việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tụchành chính của các sở, ban, ngành tại Trung tâm; Phối hợp với các cơ quan liênquan kiểm tra việc thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại các Trungtâm Hành chính công cấp huyện;
- Bồ trí trang thiết bị tại Trung tâm theo quy định và cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ cần thiết về pháp lý, tổng đài hỗ trợ, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoai, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dich vụ cần
thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thâm
quyền phê duyệt;
- Đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, môitrường làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin và các điều kiện cần thiết khác dé
các cơ quan, đơn vi, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tai Trung tâm thực hiện
tốt nhất việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhấtcho tổ chức, cá nhân khi đến Trung tâm liên hệ giải quyết thủ tục hành chính
- Quản lý tô chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức,
cơ cau viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Trungtâm; quản lý, sử dụng, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãingộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicông chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của phápluật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;
28
Trang 37- Tổng kết, sơ kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tiếp nhận,
giải quyết thủ tục hành chính và các nội dung khác có liên quan đối với Trung tâm
cấp huyện;
- Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo độtxuất với Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có thâm quyền theo quy định;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
(ii) Quyền han
- Đề nghị các cơ quan có thâm quyền và cơ quan, đơn vi có liên quan cungcấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;trực tiếp trao đối với các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính nhằm tháo
gỡ vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình giải quyết hồ so thủ tục hànhchính thuộc thâm quyền giải quyết cho các tổ chức, cá nhân
- Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, kiểm tra,giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hànhchính đã được cấp có thâm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thâm quyềnthông tin về việc tiếp nhận hồ sơ và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tô
chức, cá nhân; theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý hồ sơ đến hạn hoặc quá
thời hạn giải quyết, kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp xử lý đối vớicác trường hợp giải quyết hồ sơ quá hạn so với quy định
- Quản lý thời gian làm việc, tiến độ xử lý công việc được giao, thái độ, tácphong, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức cử đến làm việc tại Trung tâm; từchối tiếp nhận hoặc chủ động đề nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cử ngườithay cán bộ, công chức, viên chức không đúng tiêu chuẩn theo quy định chung và
yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, vi phạm kỷ luật lao động, có thái độ, tác phong,
cư xử không đúng quy chế văn hóa công sở, năng lực chuyên môn không đáp ứngđược nhiệm vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác; chủ động đề nghị với ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vi cử cán bộ, công chức, viên chức đến Trung tâm dé kip
thời tăng, giảm cán bộ, công chức, viên chức khi sô lượng tô chức, cá nhân đên thực
29
Trang 38hiện thủ tục hành chính có biến động tăng, giảm rõ rệt hoặc quá ít hoặc trường hợpcán bộ, công chức, viên chức được văng mặt, được nghỉ theo quy định.
- Theo đõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các
cơ quan, đơn vị cử đến làm việc tại Trung tâm về chất lượng giải quyết thủ tục hànhchính, việc chấp hành ky luật kỷ cương hành chính, thời gian làm việc, tinh thầntrách nhiệm, thái độ, tác phong làm việc, các quy định của pháp luật về chế độ công
vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan Đề nghị người đứng đầu cơ
quan, đơn vị chủ quản khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất, hoặc kỷ luật đối với cán
bộ, công chức, viên chức cử đến làm việc tại Trung tâm theo quy định
- Đề xuất việc đổi mới, cải tiễn, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công
vụ đúng thời hạn, nhanh chóng, thuận tiện cho tô chức, cá nhân; tô chức hoặc phối
hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính quyền điện tử, việc thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, hoạt động của
Trung tâm Phục vụ hành chính công các cấp và Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
hiện đại cấp xa
- Quan ly, dé xuất cấp có thầm quyên nâng cấp cơ sở vat chat, ha tang công nghệthông tin và phần mềm ứng dụng của các hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham giabảo đảm an toan thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các hệ thống này
- Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của phápluật và của Ủy ban nhân dân tỉnh
- Thực hiện các quyền hạn khác được Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1.3 Vai trò của Trung tâm hành chính công trong cải cách thủ tục hành chínhMoi quan hệ giữa TTHCC và TTHC: theo cách tiếp cận quản lý công, nền
hành chính hiện đại không đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống quy chế nghiêm ngặt,cứng nhắc mà thay vào đó là những cơ chế mềm dẻo, linh hoạt, thích nghi với nhữngbiến đồi của tình hình phát triển kinh tế - xã hội Đây chính là việc phi quy chế hoácác thể chế pháp luật, thủ tục hành chính đã trở nên rườm rà, phức tạp, khó áp dụng
Việt Nam đang tiên hành cai cach thủ tục hành chính, xoá bỏ cơ chê “xin - cho”, coi Lí v ° °
30
Trang 39đó là một bước đột phá trong cai cách hành chính để đơn giản hoá và loại bỏ thủ tục
hành chính gây khó khăn, phiền hà cho các hoạt động dân sự, sản xuất, kinh doanh.
Công khai quy trình giải quyết công việc và áp dụng cơ chế “một cửa” là một trong
những biện pháp nhằm đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan công quyền với công dân,
tổ chức; tạo sự liên thông giữa các cơ quan chức năng trong phối hợp công tác, xử lycông việc nhanh chóng, rõ trách nhiệm từng khâu; giúp cơ cấu lại tô chức bộ máy
hợp lý hơn Tuy cải cách thủ tục hành chính đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận
song chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới Thực tế đòi hỏi phải găn công táccải cách thủ tục hành chính với việc rà soát, xác định rõ thâm quyền, trách nhiệm của
cơ quan hành chính các cấp và đây mạnh phân cấp, mở rộng xã hội hoá nhăm phục
vụ nhân dân tốt hơn, thích ứng hơn với yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế thịtrường Cần luật hoá các quy định liên quan đến thủ tục hành chính Trường hợp thật
cần thiết, các bộ, ngành, địa phương mới ban hành thủ tục hành chính, nhưng phải
bảo đảm các tiêu chí như: đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, tạo thuận lợi tối đa cho tôchức, cá nhân Việc tạo dựng cơ sở pháp lý cho Trung tâm hành chính công để thựchiện thống nhất các quy trình, thủ tục hành chính trong giải quyết công việc giữa các
cơ quan với nhau và giữa co quan công quyền, công chức với công dân, tô chức sẽgóp phần thúc đây cải cách TTHC hiệu quả và thực chất hơn
1.3.1 Về tuân thú pháp luật
Tuân thủ pháp luật thể hiện thủ tục hành chính chỉ thuộc về những cơ quan,
tô chức, cá nhân được pháp luật trao cho thâm quyền thực hiện thủ tục hành chính;
việc thực hiện thủ tục hành chính phải nghiêm chỉnh tuân thủ theo đúng trình tự
cách thức và biện pháp đã được quy định Thông qua việc tuân thủ pháp luật để tìm
ra những tồn tại, hạn chế trong thực hiện cải cách hành chính và hoàn thiện thê chế
trong thời gian tới.
13.2 Về đơn giản hóa trong cải cách TTHC Trong quá trình theo dõi,giám sát quá trình giải quyết TTHC của người dân và doanh nghiệp, TTHCC nhậnthấy có sự bat cập trong quy trình xử lý hồ sơ của một don vị hay sự phối hợp của
nhiêu cơ quan, đơn vị Từ đó TTHCC có các đê xuât đê các cơ quan đơn vị hoặc
31
Trang 40báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu, xem xét đơn giản một hoặc nhiều thủ tục có sự
chồng chéo, lặp lại hoặc đối lập nhau Không yêu cầu người dân, doanh nghiệp di
lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục
1.3.3 VỀ công khai, minh bạch trong cải cách TTHC Việc trién khai, xâydựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Hành chính công là quyết tâm lớn của cả hệthống chính trị nhằm thực hiện bước đột phá quan trọng trong tiến trình hiện đại hóanền hành chính Nhà nước của các địa phương, trong đó trọng tâm là nâng cao hiệulực quản lý Nhà nước trong cải cách hành chính, xây dựng nên hành chính phục vụ,tăng tính công khai, minh bạch, đây mạnh thu hút đầu tư, hướng tới xây dựng chínhquyền điện tử, thông minh, góp phần thúc đây quá trình phát triển kinh tế - xã hộinhanh và bền vững
TTHCC được thành lập trên cơ sở giải thê bộ phận tiếp nhận và trả kết quảhiện nay đang thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơquan chuyên môn thuộc UBND các cấp Theo đó, Trung tâm Hành chính công là
đầu mối tập trung dé thực hiện việc tiếp nhận, tư vấn, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc
việc giải quyết TTHC và trả kết quả cho tô chức, cá nhân theo quy định
Trước đó, các địa phương đã triển khai việc giải quyết TTHC theo cơ chế
một cửa và một cửa liên thông, góp phần khắc phục được tình trạng chậm trễ, đùn
đây, né tránh và giảm được phiền hà, tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc
cho t6 chức, cá nhân Tuy nhiên, qua quá trình hoạt động, việc tổ chức giải quyếtTTHC theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông tại các cơ quan, đơn vị đã nảysinh những bắt cập, hạn chế, không đáp ứng đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới Qua khảo sát, đánh giá cho thấy, mức độ hài lòng của các tô chức, cá nhân
trong giải quyết TTHC chỉ đạt từ 70% đến 80%, vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu,nhiều ý kiến phản hồi của tổ chức, cá nhân không được giải quyết triệt dé Vì vậy,việc thành lập và đưa TTHCC di vào hoạt động sẽ kiểm soát được một cách toàndiện, bao quát việc giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành cấp tỉnh Việc giảiquyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp của các sở, ban, ngành sẽ được Trungtâm theo đõi chặt chẽ Nếu hồ sơ, thủ tục bị giải quyết quá hạn thì các sở, ban,
32